1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Các Hình Thức Trả Lương Tại Công Ty Xây Dựng Số 1.Docx

60 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Các Hình Thức Trả Lương Tại Công Ty Xây Dựng Số 1
Tác giả Hoàng Thị Thu Hằng
Người hướng dẫn Thầy Mai Xuân Được
Trường học Công Ty Xây Dựng Số 1
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 76,06 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP XÂY DỰNG SỐ 1 (3)
    • 1.1. Các giai đoạn phát triển của công ty (3)
    • 1.2. Nguyên tắc hoạt động, chức năng-nhiệm vụ của Công ty (4)
    • 1.3. Một số đặc điểm của công ty có liên quan đến tiền lương (5)
      • 1.3.1. Lĩnh vực vật tư (5)
      • 1.3.2. Nguồn lao động (7)
      • 1.3.3. Công nghệ và máy móc thiết bị (8)
        • 1.3.3.1 Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm (8)
      • 1.3.4. Lĩnh vực tiền lương-tiền thưởng (11)
      • 1.3.6. Các hình thức thù lao phí vật chất (14)
        • 1.3.6.1 Đào tao và phát triển người lao động (14)
        • 1.3.6.2. Xây dựng định mức lao động (14)
      • 1.3.7. Lĩnh vực tài chính kế toán (15)
      • 1.3.8. Vốn (15)
      • 1.3.9. Đặc điểm về thị trường (16)
      • 1.3.10. Công tác dự thầu của công ty (0)
    • 1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty (21)
  • CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 (23)
    • 2.1. Các hình thức trả lương tại công ty xây dựng số 1 (23)
      • 2.1.1. Qui chế trả lương (23)
      • 2.1.2. Các hình thức trả lương (24)
        • 2.1.2.1 Hình thức trả lương đối với bộ phận quản lý gián tiếp (24)
        • 2.1.2.2. Đối với bộ phận quản lý gián tiếp tại công trường (32)
        • 2.1.2.3. Hình thức trả lương đối với công nhân trực tiếp sản xuất (0)
  • CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 (44)
    • 3.1. Hoàn thiện hình thức trả lương đối với khối gián tiếp (44)
      • 3.1.1. Tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý (44)
      • 3.1.2. Hoàn thiện hình thức trả lương cho khối gián tiếp tại các phòng ban (45)
      • 3.1.3. Hoàn thiện hình thức trả lương cho khối quản lý gián tiếp tại Công ty (48)
    • 3.2. Hoàn thiện hình thức trả lương đối với khối sản phẩm gián tiếp (50)
      • 3.2.1. Hoàn thiện các điều kiện trả lương theo sản phẩm khoán (50)
        • 3.2.1.1. Hoàn thiện công tác định mức lao động (50)
        • 3.2.1.2. Hoàn thiện công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc (51)
        • 3.2.1.3. Hoàn thiện công tác kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm (52)
        • 3.2.1.4. Hoàn thiện công tác tổ chức, bố trí và quản lý lao động (53)
      • 3.2.2. Hoàn thiện các hình thức trả lương sản phẩm khoán (53)
      • 3.2.3. Hoàn thiện hình thức khoán công nhật (56)
  • KẾT LUẬN (57)

Nội dung

Lêi më ®Çu LỜI MỞ ĐẦU Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt của kinh tế thị trường, để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn có các biện pháp quản lý phù[.]

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP XÂY DỰNG SỐ 1

Các giai đoạn phát triển của công ty

Trụ sở chính tại: Nhà D9, đường Khuất Duy Tiến - Phường Thanh

Xuân Bắc - Quận Thanh Xuân – Thành phố Hà Nội.

* Các quyết định thành lập:

Công ty được thành lập năm 1973 với tên gọi ban đầu là công ty Mộc Châu - trực thuộc Bộ xây dựng, có nhiệm vụ xây dựng toàn bộ khu công nghiệp Mộc Châu - tỉnh Sơn La.

Từ năm 1977 đến 1981 được đổi tên là Công ty xây dựng số 11 trực thuộc Bộ xây dựng, trụ sở đóng tại Xuân Mai - Hà Sơn Bình, có nhiệm vụ xây dựng nhà máy bê tông Xuân Mai và tham gia xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.

Từ năm 1981 đến năm 1984 Công ty được chuyển trụ sở về Hà Nội và được Bộ xây dựng và Nhà nước giao nhiệm vụ xây dựng khu nhà lắp ghép tấm lớn Thanh Xuân - Hà Nội.

Năm 1984 chủ tịch Hội đồng bộ trưởng đã ký quyết định: 196/CT đổi tên Công ty xây dựng số 11 thành Liên hợp xây dựng nhà ở tấm lớn số I - trực thuộc Bộ xây dựng với nhiệm vụ chính là xây dựng nhà ở cho thủ đô Hà Nội.

Năm 1993 công ty đổi tên thành: Liên hiệp xây dựng số I trực thuộc Bộ xây dựng theo quyết định số 173A/BXD-TCLĐ ngày 05 tháng 05 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ xây dựng với nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.

Năm 1995 Bộ trưởng Bộ xây dựng ra quyết định số 704/BXD-TCLĐ ngày 19 tháng 7 năm 1995 sáp nhập Liên hợp xây dựng số 1 vào Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam - VINACONEX và mang tên là:

CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ I – VINACONCO - I.

Theo chủ trương đổi mới các doanh nghiệp nhà nước, ngày 29 tháng 08 năm 2003 Bộ xây dựng ra quyết định số 1173/QĐ-BXD về việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước là Công ty Xây dựng số 1 trực thuộc Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam thành công ty cổ phần và mang tên mới là: Công ty cổ phần xây dựng số 1 (VINACONEX-1).

Tên tiếng anh: Vietnam construction joint stock company No 1

Tên viết tắt : VINACONEX No 1.JSC

Số đăng ký kinh doanh: 0103002982 cấp lần đầu ngày 06 tháng 10 năm

2003 và cấp lại ngày 10 tháng 12 năm 2004 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp.

Nguyên tắc hoạt động, chức năng-nhiệm vụ của Công ty

Về hình thức hoạt động, công ty là một thành viên hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (VINACONEX).

Công ty xây dựng số I Hà Nội hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản sau đây :

+ Thực hiện hạch toán kinh tế và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo có lãi để tái sản xuất mở rộng, nhằm bảo toàn và phát triển nguồn vốn được giao, giải quyết thoả đáng lợi ích cá nhân của người lao động; của doanh nghiệp và Nhà nước theo quy định, khuôn khổ pháp luật.

+Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ thủ trưởng trong điều hành sản xuất kinh doanh trên cơ sở quyền làm chủ tập thể của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh theo đúng hướng phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước.

* Công ty xây dựng số I Hà Nội được UBND thành phố thành lập với các chức năng chủ yếu sau :

+ Xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp công cộng và xây dựng khác.

+ Sản xuất vật liệu xây dựng cầu hiện hiện bê tông Sản xuất ống cấp thoát nước phụ tăng phụ kiện.

+ Kinh doanh nhà ở khách sạn và vật liệu xây dựng

+ Xây dựng kênh mương đê kè trạm bơm thuỷ lợi loại vừa và nhỏ các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp.

+ Trang trí nội ngoại thất sân vườn

+ Xây dựng đường bộ tới cấp III cầu cảng sân bay loại vừa và nhỏ + Xây dựng các công trình xử lý chất thải loại vừa và nhỏ

+ Đại lý máy móc thiết bị cho các hãng trong và ngoài nước

+ Kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá.

Trong đó xây dựng các công trình công nghiệp, công cộng, nhà ở là chủ yếu và chiếm trên 80% doanh thu của công ty.

Một số đặc điểm của công ty có liên quan đến tiền lương

1.3.1.Lĩnh vực vật tư Đặc điểm về nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là yếu tố cấu thành sản phẩm đồng thời nó quyết định đến chất lượng sản phẩm Trong xây dưng, nguyên vật liệu có tính chất quyết định đối với chất lượng của công trình Công ty xây dựng số 1- Hà Nội với đặc thù về sản phẩm là đơn chiếc do vậy mà nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là những nguyên vật liệu phục vụ cho nghành xây dựng như: xi măng, sắt, cát, đá, sỏi Mặc dù công ty luôn đặt chất lượng của công trình lên hàng đầu nhưng không có nghĩa là phải sử dụng nguyên vật liệu đắt tiền để thi công mà còn phải xem xét đến yêu cầu, tính chất công trình như thế nào để từ đó sử dụng nguyên vật liệu nào cho phù hợp vừa đảm bảo được yêu cầu về kỹ thuật chất lượng và chi phí thấp làm tăng hiệu quả kinh tế Do trên thị trường vật liệu xây dựng hiện nay rất phong phú và đa dạng về chủng loại Vì thế đối với mỗi công trình công ty phải chọn lựa sử dụng các loại nguyên vật liệu với các thông số, chỉ tiêu kỹ thuật, số lượng khác nhau Để có được các loại nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng, công ty luôn có mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng như: Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Công ty TNHH Hưng Thịnh Bên cạnh đó công ty cũng thực hiện công tác quản lý, giám sát nguyên vật liệu từ khâu chuẩn bị cho đến thi công công trình nhằm tránh hao hụt do mất hay giảm chất lượng nguyên vật liệu để hạn chế tối đa những nguyên vật liệu kém chất lượng đưa vào quá trình sản xuất làm cho sản phẩm công ty co chất lượng thấp ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Công ty có trách nhiệm bảo đảm cân đối chỉ tiêu vật tư kỹ thuật và các điều kiện vật chất cần thiết do Nhà nước đảm bảo để thực hiện đơn đặt hàng của Nhà nước do các đơn vị trong và ngoài Công ty được giao thầu.

Công ty có quyền chủ động tìm nguồn vật tư để tự cân đối kế hoạch sản xuất kinh doanh chung của toàn đơn vị.

Về tiêu thụ sản phẩm : Đối với những sản phẩm do đơn vị tự sản xuất khai thác bằng nguồn vật tư tự cân đối hay gia công trên cơ sở hợp đồng với khách hàng thì đơn vị toàn quyền ký hợp đồng tiêu thụ với các tổ chức kinh doanh vật tư, thương nghiệp quốc doanh và các cơ sở kinh doanh khác.

Công ty được mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm mới, thực hiện các dịch vụ vật tư kỹ thuật hay tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở chấp hành đầy đủ quy định của Nhà nước về lưu thông hàng hoá và dịch vụ.

Việc bổ nhiệm các chức danh trong quản lý bộ máy công ty và các đơn vị trực thuộc công ty, việc sắp xếp chế độ tiền lương phải theo sự phân cấp của sở xây dựng.

* Biểu1: Bảng tổng hợp số lượng- Chất lượng LĐ tính đến 31 /1/ 2005.

Qua bảng tổng hợp số lượng lao động trong Công ty ta thấy :

- Xét về trình độ chuyên môn được đào tạo thì số lượng kỹ sư, cử nhân kinh tế chiếm 12,44% và số trung cấp chiếm 11,08% Công ty đã biết sử dụng và đưa vào bộ máy quản lý những người có năng lực, trình độ Số cán bộ được bố trí tương đối hợp lý giữa công việc với khả năng và độ phức tạp.

- Công ty đã tinh giảm bớt những cán bộ không đáp ứng kịp thời những yêu cầu của công việc Cụ thể năm1999, tổng số CBCNV của công ty là 927 người đếm năm 2002 còn 852 người chứng tỏ công tác sàng lọc CB CNV ở công ty khá kỹ càng Đồng thời công ty cũng có kế hoạch tuyển dụng thêm một số cán bộ có năng lực trình độ cao, tạo lớp cán bộ kế cận Công ty đã chủ động cử một số cán bộ đi học để nâng cao trình độ trong công tác, tổ chức thi nâng bậc cho công nhân nhằm từng bước đáp ứng kịp thời tốc độ phát triển công nghệ khoa học kỹ thuật trên thế giới.

-Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty đó là các bộ phận lao động quản lý chuyên môn hoá với trách nhiệm có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, cùng tham gia điều hành quản lý sản xuất.

-Tổ chức bộ máy quản lý, đi theo nó là tổ chức đôi ngũ cán bộ hoạt động bộ máy đó nhằm hoàn thành nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty.

-Trên cơ sở nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty xây dựng số 1 Hà Nội được xây dựng như sau :

Hiện nay đội ngũ cán bộ lãnh đạo của công ty gồm :

+Trưởng phòng công ty 5 người

+ Phó phòng công ty 8 người

+ Giám đốc Công ty 14 người

+ Đội trưởng sản xuất 1 người

+ Phó giám đốc Công ty 14 người

Công ty đã có văn bản phân công cụ thể nhiệm vụ của Giám đốc công ty và các Phó giám đốc công ty.

Công ty đã xây dựng đựơc chức năng nhiệm vụ quyền hạn, mối quan hệ làm việc của các phòng ban tham mưu giúp việc Giám đốc công ty và của các Công ty, đội, xưởng trực thuộc công ty.

Các quy chế quản lý các mặt hoạt động của Công ty được xây dựng phù hợp với tổ chức bộ máy.

1.3.3 Công nghệ và máy móc thiết bị

1.3.3.1 Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm

Ngành xây dựng là một ngành sản xuất có những sản phẩm đặc thù nên sản phẩm của công ty mang tính đơn chiếc, thiết kế kỹ thuật, chất lượng giá cả riêng biệt Bên cạnh đó sản phẩm của ngành xây dựng trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, quá trình sản xuất lại phức tạp, liên tục Do vậy các sản phẩm của công ty đòi hỏi phải có các quy trình công nghệ riêng, phù hợp với ngành xây dựng.

Gạch , cát, măn xi g,vôi.

Do đặc điểm của doanh nghiệp xây dựng cơ bản nên quá trình hoàn thành một sản phẩm dài hay ngắn tuỳ thuộc vào từng công trình, hạng mục công trình có quy mô lớn nhỏ khác nhau Đối với một số công trình đặc biệt, Công ty được Sở Xây dựng chỉ định thầu còn lại các công trình khác Công ty hay các Công ty, đội trực thuộc tự thực hiện đấu thầu, sau đó Công ty giao khoán cho các Công ty, đội Các đơn vị này sẽ huy động máy móc, con người san lấp và giải phóng mặt bằng chuẩn bị cho quá trình thi công Từ các loại nguyên vật liệu như sắt, thép, cát, đá, xi măng, gạch, phụ gia bê tông dưới sự tác động của máy móc và bàn tay con người sau một thời gian tiến hành tạo ra sản phẩm xây lắp thô Sau đó qua giai đoạn hoàn thiện dưới sự tác động của bàn tay tài hoa người thợ kết hợp với các loại máy móc như máy mài, máy cắt sản phẩm xây lắp thô sẽ được hoàn thiện thành sản phẩm xây lắp hoàn chỉnh Trong quá trình thi công, Công ty phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Sở Xây dựng về an toàn lao động và chất lượng công trình Sau khi công trình đã hoàn thành sẽ được tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình cho chủ đầu tư Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty có thể khái quát qua sơ đồ sau:

Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm

Máy ủi, máy xúc, máy đầ m

Mặt bằn xây g dựn g măng Xi , cát, đá, sắt

Máy trộn tông Bê thép cốt Sản phẩ m thô XD

1.3.3.2 - Đặc điểm về máy móc thiết bị của công ty:

Nói tới xây dựng thì không thể không nhắc tới máy móc Nó vừa là phương tiện hoạt động, vừa là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng công trình của công ty.

Nhận thức được vấn đề đó, mặc dù có nhiều khó khăn nhưng ban giám đốc công ty với tinh thần trách nhiệm và quan tâm cao đã sáng tạo tìm ra nguồn vốn bổ sung cho quỹ phát triển của công ty, đầu tư vào mua một số trang thiết bị mới phù hợp với yêu cầu sản xuất, đảm bảo tiến trình sản xuất thi công công trình.

Tuy nhiên do điều kiện công ty thực hiện chính sách mới của Đảng và Nhà nước là bước sang giai đoạn tự hạch toán kinh doanh độc lập trong khi tiếp quản toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị cũ kỹ, nhiều loại đã hết hạn sử dụng chờ thanh lý Những năm gần đây công ty đã chú trọng trong việc sắm mới, mua bổ sung một số máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình thi công xây lắp

Qua thống kê trên đây cho thấy, máy móc thiết bị của công ty phần lớn đã cũ, giá trị thực tế sử dụng còn lại là rất nhỏ.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Biểu 3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Biểu 5: Số liệu về kết quả tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ:

Biểu 6 : Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng năm 2005

Hơn 30 năm, từ khi thành lập đến nay, Công ty đã không ngừng phấn đấu, học hỏi và đến nay đã trở thành một công ty lớn mạnh Trong điều kiện kinh doanh mới, công ty đã thích nghi được với sự thay đổi của nền kinh tế thị trường và không ngừng mở rộng quy mô sản xuất.

Qua biểu 2 ta thấy hoạt động của công ty năm 2004 đạt kết quả tương đối cao so với năm 2003: doanh thu thuần tăng 29,3%; lợi nhuận sau thuế tăng 56,513% Tuy nhiên tỷ lệ này không thể giúp chúng ta kết luận một cách chính xác hiệu quả hoạt động của công ty Để có kết luận chính xác hiệu quả hoạt động của công ty thì ta cần phải đi sâu nghiên cứu về tình hình và hiệu quả hoạt động của công ty thông qua các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Năm 2003 doanh thu giảm so 2002 là 5.945 tr (6,8%), lợi nhuận giảm 62 tr (3,2%)

Mức doanh lợi /doanh thu của năm 2003 là 0,022, năm 2002 là 0,021. Như vậy là năm 2003 tuy doanh thu và lợi nhuận giảm so với 2002 nhưng hiệu quả kinh doanh lại tốt hơn Việc giảm doanh thu và lợi nhuận của năm

2003 là do công ty đầu tư tập trung xây dựng cơ sở hạ tâng, xây dựng trụ sở và mua sắm trang thiết bị máy móc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh

Năm 2004 doanh thu giảm so với 2003 là 9.401tr (1,16%) Lợi nhuận giảm 432tr (2,3%) Mức lợi nhuận /doanh thu năm 2004 là 0,019, năm 2003 là 0,022 Như vậy là năm 2004 doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả sản xuất kinh doanh đều kém 2003 Việc giảm doanh, thu lợi nhuận của năm 2004 so với

2003 là do công ty vừa tiếp tục sắp xếp lại cơ cấu tổ chức hoàn thiện hoạt động sản xuất kinh doanh , tiếp tục đầu tư xây dựng thêm một nhà máy sản xuất gạch cao cấp

Năm 2005 doanh thu tăng so với 2004 là 4.088 tr (5,7%) Mức doanh lợi /doanh thu là 0,021 tăng so với năm 2004

Việc doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh năm 2005 đều tăng là do công ty vừa tiếp tục ổn định giữ vững sản xuất kinh doanh vừa đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, liên doanh liên kết làm đại lý máy móc thiết bị cho các hãng trong nước và ngoài nước

Với đội ngũ cán bộ kỹ sư công nhân kỹ thuật có trình độ cao, lành nghề giàu kinh nghiệmvà luôn được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới nhất về kinh tế kỹ thuật và quản lý cùng trang thiết bị hiện đại.

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1

Các hình thức trả lương tại công ty xây dựng số 1

Căn cứ vào NĐ số 26/CP ngày 23/05/1993 qui định tạm thời về chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp Nhà nước.

Căn cứ NĐ số 28/CP ngày 28/03/1997 về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước.

Thông tư hướng dẫn số 13/LĐ- TBXH-Trả Lương ngày 29/12/1998 của

Hướng dẫn số 592/ CV- HĐQT ngày 1/1/2002 về việc xây dựng qui chế trả lương của Tổng Công Ty Xây Dựng Hà Nội.

Công ty xây dựng số 1 đã áp dụng qui chế trả lương với những nội dung chính như sau:

- Phù hợp với qui chế trả lương của Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội.

- Việc trả lương được thực hiện trên nguyên tắc phân phối theo lao động Mức độ hao phí lao động của từng người được thể hiện qua chức danh công việc mà họ đảm nhận và chế độ tiền lương do nhà nước qui định.

- Nguồn hình thành quĩ lương là từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của Công ty Quỹ lương được chia làm 2 phần là quỹ lương cho bộ máy quản lý gián tiếp và quỹ lương cho công nhân trực tiếp sản xuất.

- Quỹ lương của bộ máy quản lý được hình thành từ chi phí chung cấu thành trong giá bán sản phẩm Việc xác định tỷ lệ quỹ lương cho bộ phận quản lý tuỳ thuộc vào từng công trình thực hiện và mức độ chi phí chung của bộ phận quản lý.

- Quỹ lương của công nhân trực tiếp sản xuất được hình thành từ đơn giá nhân công cấu thành trong gía bán sản phẩm.

2.1.2 Các hình thức trả lương

2.1.2.1 Hình thức trả lương đối với bộ phận quản lý gián tiếp.

*Đối với bộ phận quản lý gián tiếp tại các phòng ban.

Bộ phận quản lý gián tiếp tại các phòng ban được áp dụng trả lương bằng hình thức lương thời gian Vì công việc của họ không thể tiến hành định mức một cách chặt chẽ và chính xác bởi tính chất công việc của đối tượng này là không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.

Tiền lương hàng tháng của người lao động bao gồm hai phần:

*Lương cơ bản( lương cứng) - L cb

*Lương chức danh( lương mềm) - L cd

L cb : Được trả theo hệ thống thang lương, bảng lương trong nghị định 26/CP đảm bảo đúng chế độ qui định, bao gồm cả phụ cấp trách nhiệm.

L cd : Được trả theo hệ thống chức danh công việc đảm nhận của từng cá nhân theo qui định của tổng công ty Xây Dựng Hà Nội Thể hiện qua:

Biểu 8: Hệ số lương chức danh công việc đối với cán bộ lãnh đạo.

Biểu 9: Hệ số lương chức danh công việc đối với cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và thừa hành phục vụ.

Căn cứ vào bảng chấm công thực tế của CBCNVC, các phụ cấp, hệ số lương theo chức danh công việc, hệ số phụ cấp trách nhiệm Hệ số phụ cấp trách nhiệm được qui định như sau:

Trưởng, phó phòng và các chức vụ khác tuỳ theo tính chất phức tạp của công việc mà áp dụng hệ số từ : 0,1- 0,2

B 1 Tính tiền lương cơ bản(Lcb)- lương cứng

H i : Bậc lương, bao gồm hệ số lương theo cấp bậc( căn cứ theo nghị định số 26/CP) và mực phụ cấp trách nhiệm.

L min : Mức lương tối thiểu theo qui định hiện hành của nhà nước.

26: số ngày làm việc trong tháng của Công ty theo qui định của nhà nước

N i : Số ngày công làm việc thực tế trong tháng của người thứ i

Việc chấm công do các trưởng phòng đảm nhiệm thông qua bảng chấm công Cuối tháng gửi đến cho phòng tổ chức lao động xét duyệt sau đó được chuyển qua cho phòng kế toán tính lương.

Dưới đây là mẫu bảng chấm công của Công ty

Biểu 10: Bảng chấm công tháng 3/2004

B2 Tiền lương chức danh(Lcd) – Lương mềm

L cd = HS M x ĐG LM/NC x N i

HS M : Hệ số lương theo chức danh đảm nhận, bao gồm cả phần phụ cấp trách nhiệm Hệ số này được xác định dựa trên chức danh công việc của từng người và trình độ chuyên môn của họ. ĐG LM/NC : Đơn giá ngày công tiền lương mềm.

Căn cứ vào giá trị sản lượng dự kiến năm kế hoạch, Công ty xác định quỹ lương gián tiếp , quỹ lương mềm từ đó xác định đơn giá tiền lương mềm làm căn cứ trả lương hàng tháng.

QL GTCQXN : Quỹ tiền lương của khối gián tiếp của các phòng ban xí ngiệp

TGTSL KH : Tổng giá trị sản lượng dự kiến năm kế hoặch

QL C : Quỹ tiền lương cứng theo định biên trong năm kế hoặch

QL M : Quỹ tiền lương mềm theo định biên trong năm kế hoặch

TL M : Quỹ tiền lương mềm hàng tháng để tính đơn giá tiền lương mềm

THS LM : Tổng hệ số tiền lương mềm( bao gồm cả phụ cấp trách nhiệm) Đơn giá tiền lương mềm của Công ty áp dụng trong 6 tháng đầu năm

THS LM = 98,42 ( Tổng hệ số lương chức danh của bộ phận quản lý Công ty được tính căn cứ vào bảng hệ số lương chức danh – Bảng 4+5 )

Như vậy 6 tháng đầu năm 2003 Công ty áp dụng đơn giá tiền lương mềm là 11.000 đồng Đây chỉ là đơn giá tạm tính Đến cuối kỳ sẽ dựa vào giá trị tổng sản lượng và quỹ lương thực tế để điều chỉnh đơn giá này cho phù hợp.

Tiền lương tháng của cán bộ QLGT tại các phòng ban được tính theo công thức sau:

TL= L cb + L cd + L TG + L LĐ + T AC - ( BHXH + BHYT )

L TG : Tiền lương làm thêm giờ

Do sự cần thiết của công việc, nhất là trong lĩnh vực xây dựng, có những lúc cần đến sự khẩn trương về tiến độ vì thế người lao động có thể phải làm thêm giờ Người làm thêm giờ sẽ được bố trí nghỉ bù và được hưởng lương thêm giờ.

L LĐ : Phụ cấp lưu động Tuỳ theo công việc của từng người trong từng tháng khác nhau mà tính phụ cấp lưu động phát sinh cho họ.

Ngoài ra, tiền lương tháng của cán bộ quản lý tại các phòng ban còn phụ thuộc vào sự bình bầu, xếp loại do trưởng phòng tổ chức tiền lương trực tiếp theo dõi và xếp loại.

Loại A: Được hưởng 100% tiền lương, với điều kiện sau:

- Đi làm và nghỉ làm đúng giờ, đi đầy đủ số ngày làm việc theo qui định(26 ngày trong 1 tháng).

- Chấp hành tốt nội qui, kỷ luật lao động trong Công ty.

- Hoàn thành tốt mọi công việc được giao.

- Có ý thức phấn đấu, vươn lên trong công việc, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè đồng nghiệp khi cần thiết.

Loại B: Được hưởng 90% tiền lương tháng

- Đảm bảo đi làm từ 24 ngày công trong tháng trở lên Đi muộn, nghỉ sớm không quá 2 lần.

- Chấp hành tốt mọi nội qui và kỷ luật lao động của Công ty.

- Hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

- Đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp.

- Đảm bảo đủ từ 20- 23 ngày công trong tháng Đi muộn về sớm quá 2 lần.

- Đôi lúc chưa hoàn thành nhiệm vụ.

- Không đảm bảo đủ 20 ngày công trong tháng Đi muộn về sớm quá 3 lần.

- Làm việc kém hiệu quả, vi phạm kỷ luật lao động, không có ý thức vươn lên trong công tác.

- Trưởng phòng đứng ra tổ chức bình bầu xếp loại dựa trên nguyên tắc công khai, dân chủ, bình đẳng và được sự đồng ý của đại đa số nhân viên. Mỗi tháng thực hiện việc bình bầu 1 lần vào cuối tháng.

Biểu 11: Bảng thanh toán lương tháng 3/2004.

( Bộ phận quản lý gián tiếp phòng ban Công ty)

Tính lương của Ông : Nguyễn Văn Chiến

Hệ số lương theo cấp bậc: 2,98

Hệ số lương theo chức danh: 4,24

Số ngày công trong tháng là 25 ngày

Công ty áp dụng mức đơn giá tiền lương mềm là 11.000 đồng/ ngày

Trong tháng này ông Chiến được xếp loại A, không làm thêm giờ và cũng không có phụ cấp lưu động Số tiền thực lĩnh kì 2 của anh là:

Còn lại lương của những người khác cũng được tính tương tự như thế

Qua phân tích cách trả lương của Công ty xây dựng số 1 đối với bộ phận quản lý gián tiếo tại các phòng ban ta thấy có những ưu điểm sau:

Công ty đã áp dụng đúng những qui định của nhà nước về chính sách tiền lương cho người lao động khuyến khích người lao động đi làm đầy đủ trong tháng để có được mức tiền lương cao.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1

Hoàn thiện hình thức trả lương đối với khối gián tiếp

3.1.1.Tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý

Công tác tiền lương chỉ được thực hiện đúng khi nó quán triệt nguyên tắc trả lương theo lao động, trả lương theo đúng năng lực của người lao động. Qua phân tích ở các phần trên ta thấy, Cách trả lương trong Công ty chưa thực sự gắn chặt chẽ với hiệu quả lao động của từng công nhân Việc phân công công việc cho từng người trong các phòng ban chưa thực sự rõ ràng và hợp lý.

Có người phải đảm nhiệm quá nhiều công việc, trong khi đó có người lại chỉ phải đảm nhiệm rất ít công việc, thậm chí có những công việc lại rất chung chung không có ai đảm nhiệm chính Điều này dẫn đến người lao động làm việc với hiệu suất không cao, lãng phí thời gian làm việc.

Công ty cần phải có sự sắp xếp lại bộ máy quản lý thật chặt chẽ, gọn gàng Phân công công việc một cách rõ ràng, cụ thể cho từng người phù hợp với khả năng, trình độ và cấp bậc công việc của họ Hàng tháng cần có sự kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành công việc cũng như sự cố gắng vươn lên trong công việc để làm cơ sở trả lương cho người lao động. Đối với đội ngũ cán bộ làm công tác lao động tiền lương phải thường xuyên được nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thông qua các khoá đào tạo bài bản Người làm công tác tiền lương phải hiểu biết sâu sắc nghiệp vụ của mình, biết phân định rõ ràng cấp bậc công việc của từng người trongCông ty để có thể trả lương một cách chính xác và công bằng cho người lao động.

3.1.2 Hoàn thiện hình thức trả lương cho khối gián tiếp tại các phòng ban Đối với khối quản lý gián tiếp tại các phòng ban Công ty đã có phương pháp trả lương tương đối phù hợp Phương pháp này không những phản ánh được trình độ của người lao đông qua tiền lương cơ bản mà còn phản ánh được tính chất công việc mà họ đảm nhận thông qua lương chức danh và phản anh hiệu quả làm việc của từng người thông qua xếp loại A,B,C.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao hơn và có thể khắc phục được tính bình quân trong phương pháp đang áp dụng, Công ty có thể áp dụng theo phương pháp sau:

- Tiến hành trả lương theo khối lượng công việc được giao gắn với mức độ phức tạp của công việc, tính trách nhiệm và mức độ hoàn thành công việc và số ngày công làm việc thực tế của người lao động.

- Tiền lương của người lao động được tính theo công thức sau:

TL: Tiền lương của người thứ i n i : Số ngày công thực tế trong kỳ của người thứ i

V T : Quỹ tiền lương tương ứng với mưc độ hoàn thành công việc của bộ phận làm lương thời gian.

V C : Quỹ tiền lương trực tiếp cho người lao động

V K : Quỹ tiền lương của bộ phận làm lương khoán

V SP : Quỹ tiền lương sản phẩm h i : Hệ số tiền lương của người thứ i ứng với mức độ phức tạp, tính trách nhiệm và mức độ hoàn thành công việc

K: Là hệ số mức dộ hoàn thành, được chia làm 3 mức:

D 1i : Số điểm mức độ phức tạp của công việc mà người thứ i đảm nhận

D 2i : Số điểm tính trách nhiệm của công việc người thứ i đảm nhận

D 1i chiếm tỷ lệ cao nhất là 70% D 2i chiếm tỷ lệ cao nhất là 30%.

Trình độ mà công việc đòi hỏi D 1i D 2i Đại học trở lên 45 -70 1 - 30

Cao đẳng và trung cấp 20 - 44 1 - 18

Không qua đào tạo 1 - 7 1 - 2 Để cho điểm D 1i người ta phải căn cứ vào tính sáng tạo, chủ động, mức độ hợp tác và thâm niên cao mà công việc đòi hỏi

Còn đối với D 2i lại căn cứ vào tính quan trọng của công việc, trách nhiệm của người lao động trong quá trình thực hiện, trách nhiệm đối với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phân chia tỷ trọng điểm trong khung theo cấp trình độ, lập bảng điểm và đánh giá cho điểm cụ thể.

D1 + D2 : Tổng số điểm mức độ phức tạp và tính trách nhiệm của công việc giản đơn trong Công ty. Để xác định được mức độ hoàn thành công việc dùng phương pháp chia điểm, Công ty nên sử dụng một bảng tính điểm cụ thể, xây dựng trên cơ sở bảng phân tích công việc Những công việc mà người lao động phải hoàn thành cần phải được liệt kê một cách cụ thể, kể cả những công việc mới phát sinh trong tháng Hàng tháng phải có kế hoạch xem xét các công việc trong tháng của nhân viên từ đó tiến hành điều chỉnh bổ sung bảng điểm cho phù hợp.

Hình thức trả lương này gắn thu nhập của người lao động với kết quả lao động của chính họ Tiền lương người lao động nhận được phản ánh đúng hao phí sức lao động mà họ bỏ ra, nó phản ánh được sự nỗ lục vươn lên trong công việc của người lao động Chính vì thế, nó khuyến khích được người lao động tích cực, chủ động , sáng tạo trong công việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình Nâng cao năng suất lao động của toàn Công ty.

Hình thức này đòi hỏi việc xây dựng bảng điểm rất công phu, mất nhiều thời gian và tâm huyết Người đánh giá cho điểm phải là người có hiểu biết chuyên môn sâu, có kinh nghiệm nếu không sẽ dẫn đến sự đánh giá sai lệch gây mất công bằng cho người lao động.

3.1.3 Hoàn thiện hình thức trả lương cho khối quản lý gián tiếp tại Công ty Đối với khối quản lý gián tiếp tại công trường, hình thức trả lương mà Công ty đang áp dụng là chưa thực sự phù hợp Mức lương của họ được xây dựng hoàn toàn mang tính chất chủ quan của chủ nhiệm công trình, không căn cứ vào hệ số cấp công việc cũng như hệ số lương chức danh Chính vì thế, cách trả lương này không khuyến khích được người lao động Để tiền lương thực sự trở thành đòn bẩy đối với khối này, Công ty có thể áp dụng phương pháp giống như đã trình bày ở phần giải pháp cho khối quản lý gián tiếp tại văn phòng Hoặc Công ty cũng có thể áp dụng theo phương pháp sau:

Chia tiền lương của cán bộ quản lý gián tiếp tại công trường ra làm hai phần Phần tiền lương cơ bản và phần tiền lương chức danh.

Phần tiền lương cơ bản tính theo công thức:

H i : Hệ số lương cấp bậc

L min : Mức lương tối thiểu theo qui định hiện hành của nhà nước

N i : Số ngày công làm việc thực tế của người thứ i Ni được xác định dựa vào bảng chấm công.

Tiền lương chức danh được tính như sau:

L cd = HS M x ĐG LM/NC x N i

HS M : Hệ số lương chức danh, bao gồm cả phụ cấp trách nhiệm Hệ số này được xác định dựa vào chức vụ mà người lao động đảm nhiệm và trình độ chuyên môn của họ. ĐG LM/NC : Đơn giá ngày công tiền lương chức danh

TL M : Quỹ tiền lương mềm hàng tháng để tính đơn giá tiền lương

THS LM : Tổng hệ số tiền lương chức danh.

QL M : Quỹ tiền lương mềm của toàn bộ công trình n : Số tháng thực hiện công trình

QL GTCT : Quỹ tiền lương của khối gián tiếp tại công trình

QL C : Quỹ tiền lương cơ bản của toàn bộ công trình

TGTSL KH : Tổng giá trị sản lượng kế hoạch của công trình

Các chế độ BHYT, BHXH được tính như khối quản lý gián tiếp tại các phòng ban.

Như vậy theo công thức tính trên ta có thể tính lại lương cho khối gián tiếp tại công trình nhà máy Cửu Long.

Biểu 20: Bảng thanh toán lương của CBQL công trình nhà máy Cửu Long

Như vậy trả lương theo hình thức này đã làm cho tiền lương của mỗi người có sự thay đổi Tiền lương có phần giảm bớt sự chênh lệch giữa những những người lao động với nhau Tiền lương phụ thuộc vào chính cấp bậc công việc và hệ số chức danh của họ, giúp cho mọi người có tinh thần trách nhiệm cao hơn trong công việc.

Hoàn thiện hình thức trả lương đối với khối sản phẩm gián tiếp

3.2.1.Hoàn thiện các điều kiện trả lương theo sản phẩm khoán

3.2.1.1 Hoàn thiện công tác định mức lao động. Định mức lao động là một việc không thể thiếu trong công tác trả lương sản phẩm khoán Nó là cơ sở chủ yếu để tính tiền lương.

Hiện nay công tác định mức của Công ty chưa thực sự được tốt Vẫn còn sự chênh lệch giữa các mức mà Công ty xây dựng với các mức áp dụng thực tế Sự chênh lệch này sẽ làm cho tiền lương không phát huy được hết tác dụng của nó. Để làm tốt công tác định mức lao động, cần phải thực hiện tốt những nguyên tắc sau:

- Định mức lao động được xây dựng trên cơ sở cấp bậc công việc, phù hợp với cấp bậc công nhân, đảm bảo cải thiện điều kiện làm việc, đổi mới kỹ thuật, công nghệ và đảm bảo các tiêu chuẩn lao động.

- Mức lao động là mức trung bình tiên tiến, bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài quá thời gian làm việc tiêu chuẩn theo qui định.

- Mức lao động mới hoặc sửa đổi, hoặc bổ sung phải được áp dụng thử tối đa không quá 3 tháng, sau đó mới ban hành chính thức. Để thực hiện những điều trên, người làm công tác định mức lao động, tiền lương phải thừơng xuyên được trang bị kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.

Vì thế, Công ty cần thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác lao động tiền lương.

Hiện nay, Công ty áp dụng định mức chủ yếu dựa tren kinh nghiệm của người làm công tác định mức, và dựa vào những số liệu đã làm từ những năm trước Vì thế làm cho định mức trở nên sai lệch so với thực tế Để khắc phục tình trạng này, Công ty cần xây dựng định mức có căn cứ khoa học, trên cơ sở phân tích một cách có khoa học những điều kiện tổ chức kỹ thuật hợp lý để thực hiện công việc Như vậy sẽ góp phần nâng cao tính tính chính xác trong quá trình thực hiện

3.2.1.2 Hoàn thiện công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc.

Tổ chức phục vụ nơi làm việc cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất lao động Nếu tổ chức phục vụ tốt, thời gian làm việc của công nhân sẽ được sử dụng một cách triệt để, công suất máy móc sẽ được sử dụng một cách tối đa, từ đó làm cho năng suất lao động tăng lên, chi phí sản suất sẽ giảm và làm cho tiền lương của người lao động tăng lên.

Nhìn chung, Công ty đã thực hiện khá tốt công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như:

Công nhân đôi lúc vẫn phải đi xa để lấy nguyên vật liệu, các trang bị cung cấp nguyên vật liệu còn thiếu Do đó để khắc phục tình trạng trên, Công ty cần thực hiện một biện pháp sau:

Cần lên kế hoặch về số lượng máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất Nếu phải di chuyển nhiều hoặc đi xa, thì cần phải xem xét bố trí cho phù hợp, máy móc, thiết bị nào cần trước, cái nào cần sau Làm như vậy sẽ đáp ứng được yêu cầu sản xuất, làm cho quá trình sản xuất được liên tục, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Ngoài ra, Công ty nên trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ cho người lao động, tránh những tai nạn đáng tiệc xảy ra.

3.2.1.3 Hoàn thiện công tác kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm. Để khuyến khích người lao động nâng cao năng suất mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm thì công tác kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm được được tiến hành một cách thường xuyên và chặt chẽ Về mặt này, Công ty đã thực hiện khá tốt Tuy nhiên, để hoàn thiện hơn nữa công tác kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm thì các cán bộ KCS cần phải thực hiện tích cực hơn nữa, chặt chẽ hơn nữa, đồng thời phải thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác này.

Quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm cần được thực hiện một cách nghiêm túc, có thưởng phạt rõ ràng đối với từng tổ đội và đối với từng cá nhân Cần biểu dương các cá nhân có thành tích suất sắc để làm gương cho các thành viên khác.

3.2.1.4 Hoàn thiện công tác tổ chức, bố trí và quản lý lao động. Đây là một công việc rất khó khăn và quan trọng nhằm làm cho quá trình lao động được diễn ra một cách thường xuyên, liên tục Biện pháp này nhằm củng cố lòng tin của người lao động đối với Công ty Đặc biệt là trong tình trạng hiện nay, mức lương của người công nhân không đựơc cao thì công tác này càng trở nên quan trọng Công ty cần thực hiện như sau:

- Làm cho người lao động hiểu tình hình thực tế của Công ty hiện nay, nguyên nhân dẫn đến mức lương chưa được cao.

- Yêu cầu đội ngũ cán bộ phải thường xuyên quan tâm đến người lao động dưới quyền mình.

- Thường xuyên tổ chức, đào tạo, nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động để họ có cơ hội làn những công việc có trình độ cao hơn để có thể hưởng mức lương cao hơn và thăng tiến cấp bậc, chức danh.

3.2.2 Hoàn thiện các hình thức trả lương sản phẩm khoán

Như đã phân tích ở phần thực trạng, hình thức trả lưong sản phẩm khoán của Công ty đang áp dụng có phần hạn chế trong việc xác định đơn giá tiền lương ngày công Việc xác định đơn giá ngày công hiện nay của Công ty hoàn toàn mang tính chất chủ quan của người quản lý Nó phụ thuộc rất lớn vào kinh nghiệm, trình độ cũng như sự công bằng của người quản lý, do đó không phải là mong muốn của đại bộ phận người lao động Điều này rất dễ dẫn đến sự bất đồng về lợi ích giữa nhân viên với cán bộ và giữa người lao động với nhau. Để khắc phục được tình trạng trên, Công ty có thể thực hiện tính đơn giá ngày công theo phương pháp sử dụng ngày công qui đổi căn cứ vào mức lương và số ngày công thực tế của người lao động.

Số ngày công qui đổi được tính như sau:

NCQĐ = N i x M i ĐG NC = TL / NCQĐ

Tiền lương thực lĩnh của người lao động sẽ được tính như sau:

NCQĐ: số ngày công qui đổi của cả tổ trong tháng

N i : Số ngày làm việc thực tế trong tháng của người thứ i

M i : Mức lương của người thứ i ĐG NC : Đơn giá ngày công áp dụng trong tháng của cả tổ

TL: Tổng tiền lương trong tháng của cat tổ

L i : Tiền lương khoán sản phẩm của người thứ i

Biêủ21: Bảng thanh toán tiền lương của tổ Nề- TT Trần Văn Hiệp

Theo hình thức trả lương cũ, đơn giá ngày công được tổ trưởng ước lượng dựa trên tiền lương thực tế của cả tổ, bảng chấm công của tổ và dựa trên kinh nghiệm của bản thân người tổ trưởng Với hình thức trả lương mới này đã có sự khác biệt rõ rệt Đơn giá ngày công được tính dựa trên ngày công qui đổi, ngày công qui đổi phụ thuộc vào vào mức lương và ngày công thực tế của mỗi người Do đó, tiền lương mà mỗi lao động nhận được sẽ gắn liền với tổng tiền lương mà cả tổ nhận được Và như thế đơn giá ngày công được tính chính xác theo kết quả lao động của cả tổ, tiền lương của mỗi người sẽ phụ thuộc chặt chẽ vào mức lương và số ngày công thực tế của họ Tuy nhiên để có sự công bằng thực sự cho người lao động thì việc xác định mức lương phải hết sức chính xác và công bằng, có như thế mới tạo được sự thống nhất và hài lòng trong cách trả lương này.

Ngoài cách trả lương trên, đối với hình thức trả lương sản phẩm khoán,Công ty có thể áp dụng theo phương pháp sau:

Công thức tính tiền lương cho mỗi cá nhân:

TL i : Tiền lương mà người thứ i nhận được

V sp : Quỹ lương sản phẩm khoán

N i : Số lượng lao động Công ty áp dụng hình thức trả lương này

T i : Mức lương ngày của người thứ i

H i : Hệ số trả lương theo mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người thứ i

D1i: Tổng số điểm đánh giá mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người thứ i theo chỉ tiêu j.

D2i: Tổng số điểm đánh giá mưc độ đóng góp để hoàn thành công việc của người thấp nhất trong tập thể theo chỉ tiêu j.

J : Chỉ tiêu đánh giá cho điểm mức độ đóng góp để hoàn thành công việc.

Ngày đăng: 11/07/2023, 23:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Công văn 4320/ Bộ LĐTBXH – TL“Về việc hướng dẫn xây dựng qui chế trả lương trong doanh nghiệp nhà nước” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về việc hướng dẫn xây dựng qui chế trả lương trong doanh nghiệpnhà nước
2. Điều lệ tổ chức hoạt động của xí ngiệp xây dựng số 1- công ty xây dựng số 4 Khác
3. Giáo trình Kinh tế lao động. Trường ĐHKTQD – NXBGD/ 1998 Khác
4. Giáo trình Quản Trị Nhân Lực – Trần Thị Kim Dung – NXBGD năm 2001 Khác
5. Các tài liệu của Công ty xây dựng số 1 cùng một số văn bản, thông tư, nghị định khác Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w