1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học thương mại

68 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Khởi Nghiệp Của Sinh Viên Đại Học Thương Mại
Tác giả Nguyễn Thị Thư, Chu Thị Thương, Trần Lương Thủy, Nguyễn Văn Tiến, Lê Thị Thùy Trang, Phạm Hoàng Trang, Trần Thu Trang, Dương Thị Thu Uyên, Đào Thế Vĩnh, Đàm Triệu Vy, Chu Thị Hải Yến
Người hướng dẫn Vũ Thị Thùy Linh
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Thể loại bài thảo luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 556,06 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU (7)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (7)
    • 1.2. Mục đích nghiên cứu (0)
    • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu (0)
    • 1.4. Câu hỏi nghiên cứu (0)
    • 1.5. Ý nghĩa nghiên cứu (0)
    • 1.6. Thiết kế nghiên cứu (0)
  • CHƯƠNG II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (11)
    • 2.1. Một số nghiên cứu trong nước (11)
    • 2.2. Một số nghiên cứu ngoài nước (13)
  • CHƯƠNG III: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (15)
    • 3.1. Cơ sở lý thuyết (15)
      • 3.1.1. Khái niệm về khởi nghiệp (15)
      • 3.1.2. Ý định khởi nghiệp (16)
      • 3.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp và giả thuyết nghiên cứu 16 3.2. Mô hình nghiên cứu (16)
    • 3.3. Phương pháp nghiên cứu (19)
      • 3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu (19)
      • 3.3.2. Quy trình nghiên cứu định tính (20)
      • 3.3.3. Quy trình nghiên cứu định lượng (20)
      • 3.4.1. Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát (22)
      • 3.4.2. Xây dựng thang đo nghiên cứu (22)
  • CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (26)
    • 4.1. Kết quả nghiên cứu định lượng (26)
      • 4.1.1 Thống kê mô tả mẫu (26)
      • 4.1.2. Thống kê mô tả thang đo (30)
      • 4.1.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha (35)
      • 4.1.4. Phân tích nhân tố khám phá – EFA (40)
      • 4.1.5. Tương quan pearson (43)
      • 4.1.6. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến (44)
    • 4.2. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu (49)
    • 4.3. Kết quả nghiên cứu định tính (50)
      • 4.3.1. Đặc điểm tính cách (50)
      • 4.3.2. Môi trường giáo dục (51)
      • 4.3.3. Nguồn vốn (52)
      • 4.3.4. Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp (0)
      • 4.3.5. Rủi ro (55)
  • CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (57)
    • 1. Kết luận (57)
    • 2. Kiến nghị (57)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (59)
  • PHỤ LỤC (62)
    • II. Bảng câu hỏi phỏng vấn (0)

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

tăng lên về số lượng và chất lượng của các doanh nghiêp ̣ Chính vì vậy có thể nói xu hướng khởi nghiệp là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển các sản phẩm công nghệ sáng tạo đáp ứng yêu cầu của đời sống xã hội Tuy nhiên, ý định khởi nghiệp ở sinh viên Việt Nam còn thấp, phần lớn sinh viên ra trường đều có xu hướng đăng ký tuyển dụng ở các doanh nghiệp đang hoạt động, rất ít người có ý định khởi nghiệp Đặc biệt, khi tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp, nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ phá sản; chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế bị đứt gãy do các đợt giãn cách liên tiếp, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đã có sự sụt giảm nghiêm trọng cả về số lượng và số vốn đăng ký. Để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, nhiều chính sách khuyến khích khởi nghiệp đối với thanh niên đã được Chính phủ ban hành Trong số đó, những đề án phát huy tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên luôn được chú trọng, mà điển hình là đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (gọi tắt là Đề án 1665) được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành ngày 30/10/2017 Có thể nói, sinh viên với sự trẻ trung, năng động và nguồn ý tưởng khởi nghiệp đa dạng sẽ là những nhà khởi nghiệp tiềm năng sau này.

Trường Đại học Thương Mại là một trong những ngôi trường đại học hàng đầu trong các trường đào tạo về kinh tế ở khu vực miền Bắc với số lượng sinh viên đông đảo Vì vậy, việc tạo ra những sinh viên có ý định khởi nghiệp từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cũng như sau khi tốt nghiệp có ý nghĩa quan trọng mà công tác đào tạo của nhà trường đóng góp cho xã hội Hơn nữa, tình trạng việc làm trong giai đoạn suy thoái kinh tế gây nhiều khó khăn cho sinh viên khi gia nhập thị trường lao động Trong những năm qua, tỷ lệ thất nghiệp của những người trẻ tuổi ở Việt Nam là rất cao, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15 - 24 tuổi) năm 2021 là 8,48%, tăng 0,52 điểm phần trăm so với năm trước (Tổng Cục Thống kê, 2021), do đó thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp kinh doanh và tư duy làm chủ trong sinh viên có ý nghĩa cấp bách hơn bao giờ hết.

Khởi nghiệp là một quá trình nắm bắt các cơ hội và giữa ý định khởi nghiệp và khởi nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Vì vậy, nhằm nâng cao tinh thần kinh doanh của sinh viên khi còn đang học ở giảng đường đại học thì cần xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Do đó, nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Thương Mại” nhằm giúp các nhà giáo khơi dậy và khuyến khích tinh thần, cũng như sự tự tin khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên Trường Đại học Thương Mại.

Thông qua nghiên cứu này nhằm xác định và phân tích được những yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên nói chung và sinh viên đại học Thương Mại nói riêng; đánh giá mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố đến vấn đề Từ kết quả nghiên cứu đưa ra giải pháp cụ thể cho vấn đề Nghiên cứu phục vụ cho việc định hướng rõ ràng cho sinh viên về những vấn đề cần quan tâm và giải quyết trước khi bắt đầu quá trình khởi nghiệp Từ đó tăng kiến thức cho sinh viên; góp phần hạn chế tỷ lệ thất bại, rủi ro xảy ra trong quá trình khởi nghiệp của cá nhân.

- Mục tiêu chung: tìm ra mức độ tác động của các nhân tố tới ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Thương Mại

• Xác định được vấn đề nghiên cứu

• Tìm và chọn lọc nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài

• Làm rõ những lý luận cơ bản về ý định khởi nghiệp

• Vận dụng kiến thức để xây dựng môn hình của đề tài nghiên cứu

• Xác định phương pháp nghiên cứu, phương pháp thu thập và xử lý số liệu.

• Tiến hành thu thập và phân tích dữ liệu trên thực tế

• Trình bày kết quả nghiên cứu

• Rút ra những kết luận và giải pháp cụ thể cho vấn đề

- Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học thương mại là gì

- Thái độ của sinh viên đại học thương mại ảnh hưởng như thế nào đến ý định khởi nghiệp?

- Môi trường xã hội sẽ có định hướng ra sao đến ý định khởi nghiệp?

- Giáo dục có tác động ra sao đến ý định khởi nghiệp của sinh viên thương mại ?

- Nguồn vốn, Tài chính có ảnh hưởng ra sao đến ý định khởi nghiệp của sinh viên?

- Đặc điểm cá tính liệu có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên?

- Rủi ro có thể ảnh hưởng xấu đến ý định khởi nghiệp của sinh viên hay không?

- Đối với sinh viên : Góp phần đưa ra những định hướng đúng đắn về khởi nghiệp, khơi dậy cũng như khuyến khích tinh thần, sự tự tin khởi nghiệp khi còn đang ngồi trên giảng đường.

• Xác định, nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên

• Nhận biết được tình hình chung về ý định khởi nghiệp ở sinh viên, từ đó đưa ra những định hướng, cải thiện giáo dục để phát huy tinh thần khởi nghiệp.

- Đối tượng nghiên cứu : Ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học Thương Mại

• Về không gian : Trường Đại học Thương Mại

• Về khách thể nghiên cứu : Sinh viên Đại học Thương mại

Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp: Tham khảo các tài liệu, sách báo, tạp chí nghiên cứu khoa học nhằm tìm chọn những khái niệm, cơ sở lý luận cho đề tài, hình thành giả thuyết, rút ra mô hình nghiên cứu.

Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp:

• Nghiên cứu định tính : Lập bảng câu hỏi phỏng vấn, tiến hành chọn mẫu và phỏng vấn chuyên sâu sinh viên ĐH Thương Mại, thu thập dữ liệu, mã hóa và đưa ra kết quả.

+ Xây dựng thang đo, thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

+ Phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS

Thiết kế nghiên cứu

2.1 Một số nghiên cứu trong nước

- Tác giả Võ Văn Hiền(2021) và cộng sự đã nghiên cứu các nhân tố tảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của 1035 sinh viên năm cuối Trường Đại học Tiền Giang Kết quả khảo sát cho thấy 5 nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp Trong đó, thành phần tác động mạnh nhất là đặc điểm tính cách, thứ hai là giáo dục khởi nghiệp, thứ ba là kinh nghiệm, thứ tư là nhận thức kiểm soát hành vi, cuối cùng là quy chuẩn chủ quan.

- Nguyễn Văn Định(2022) và cộng sự đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường ĐH Nam Cần Thơ Dữ liệu được thu thập từ 310 sinh viên năm ba, năm tư của Khoa Kinh tế và Khoa Kiến trúc -Xây dựng và Môi trường cho thấy có 5 nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên theo mức độ giảm dần là: đặc điểm tính cách; thái độ đối với hành vi khởi nghiệp; môi trường giáo dục; nhận thức kiểm soát hành vi và nguồn vốn.

- Mai Ngoc Khuong(2016) và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của sinh viên bằng cách thu thập dữ liệu từ 401 sinh viên từ 18-24 tuổi tại ĐHQGHN Kết quả là kinh nghiệm kinh doanh, môi trường bên ngoài, nhận thức tính khả thi là 3 biến độc lập ảnh hưởng đáng kể nhất tới ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐHQGHN.

- Tác giả Nguyễn Ngọc Thị Kim Loan đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học Lạc Hồng Kết quả kiểm định cho thấy có 4 yếu tố tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trong đó, thành phần tác động mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên là Kiểm soát hành vi, thứ hai là Thái độ khởi nghiệp, thứ ba là Kỳ vọng bản thân và cuối cùng là Giáo dục khởi nghiệp.

- Nguyễn Xuân Hiệp và cộng sự đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành kinh tế các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh Kết quả kiểm định cho thấy có 5 yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên Trong đó, yếu tố tác động mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên là Giáo dục kinh doanh, thứ hai là Chuẩn chủ quan, thứ ba là Môi trường khởi nghiệp, thứ tư là Đặc điểm tính cách và cuối cùng là Nhận thức tính khả thi.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Một số nghiên cứu trong nước

- Tác giả Võ Văn Hiền(2021) và cộng sự đã nghiên cứu các nhân tố tảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của 1035 sinh viên năm cuối Trường Đại học Tiền Giang Kết quả khảo sát cho thấy 5 nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp Trong đó, thành phần tác động mạnh nhất là đặc điểm tính cách, thứ hai là giáo dục khởi nghiệp, thứ ba là kinh nghiệm, thứ tư là nhận thức kiểm soát hành vi, cuối cùng là quy chuẩn chủ quan.

- Nguyễn Văn Định(2022) và cộng sự đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường ĐH Nam Cần Thơ Dữ liệu được thu thập từ 310 sinh viên năm ba, năm tư của Khoa Kinh tế và Khoa Kiến trúc -Xây dựng và Môi trường cho thấy có 5 nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên theo mức độ giảm dần là: đặc điểm tính cách; thái độ đối với hành vi khởi nghiệp; môi trường giáo dục; nhận thức kiểm soát hành vi và nguồn vốn.

- Mai Ngoc Khuong(2016) và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của sinh viên bằng cách thu thập dữ liệu từ 401 sinh viên từ 18-24 tuổi tại ĐHQGHN Kết quả là kinh nghiệm kinh doanh, môi trường bên ngoài, nhận thức tính khả thi là 3 biến độc lập ảnh hưởng đáng kể nhất tới ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐHQGHN.

- Tác giả Nguyễn Ngọc Thị Kim Loan đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học Lạc Hồng Kết quả kiểm định cho thấy có 4 yếu tố tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trong đó, thành phần tác động mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên là Kiểm soát hành vi, thứ hai là Thái độ khởi nghiệp, thứ ba là Kỳ vọng bản thân và cuối cùng là Giáo dục khởi nghiệp.

- Nguyễn Xuân Hiệp và cộng sự đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành kinh tế các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh Kết quả kiểm định cho thấy có 5 yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên Trong đó, yếu tố tác động mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên là Giáo dục kinh doanh, thứ hai là Chuẩn chủ quan, thứ ba là Môi trường khởi nghiệp, thứ tư là Đặc điểm tính cách và cuối cùng là Nhận thức tính khả thi.

- Theo như Thạc sĩ Vũ Quỳnh Nam đã nghiên cứu (2019), đưa ra được có 6 yếu tố ản hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Thái Nguyên Theo mức độ ảnh hưởng từ lớn đến nhỏ lần lượt là: Vốn tri thức; chuẩn mực niềm tin; vốn tài chính; năng lực cá nhân; kỳ vọng bản thân và thái độ cá nhân với khởi nghiệp.

- Đoàn Thị Thu Trang và cộng sự xây dựng mô hình khảo sát và nghiên cứu cá nhân tố ảnh hưởng với ý định khởi nghiệp của sinh viên thuộc ngành Kỹ thuật thuộc Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã kiểm định được; thái độ với khởi nghiệp; năng lực bản thân cảm nhận; tính khả thi cảm nhận có ảnh hưởng trực tiếp và mức độ ảnh hưởng lớn đến ý định khởi nghiệp Bên cạnh đó: kỳ vọng bản thân và chuẩn mực niềm tin chỉ có ảnh ảnh hưởng nhỏ.

- Theo như Bùi Thị Thu Loan và cộng sự xây dựng mô hình nghiên cứu và thang đo, đã đánh giá được sự ảnh hưởng của các nhân tố tới ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội, bao gồm 7 yếu tố ảnh hưởng: thái độ; chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi; rủi ro; cơ hội trải nghiệm; môi trường giáo dục; ngành học và giới tính Trong đó đã kiểm chứng những tác nhân có ảnh hưởng mạnh mẽ: thái độ; chuẩn chủ quan; nhận thức kiểm soát hành vi.

- NCS Huỳnh Thúc Hiếu(2019) và cộng sự đã nghiên cứu về các yếu tố thúc đẩy khởi nghiệp của sinh viên đang học tài các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết cho thấy 7 yếu tố tác động đến quyết định khởi nghiệp của sinh viên Trong đó 4 yếu tố tác động mạnh nhất là tư duy khởi nghiệp, động cơ, tính cách, môi trường kinh doanh.

- Nguyễn Ngọc Thị Kim Loan (2019) và cộng sự đã nghiên cứu về các yếu tố thúc đẩy khởi nghiệp của sinh viên trường đại học Lạc Hồng Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết cho thấy 7 yếu tố tác động đến quyết định khởi nghiệp của sinh viên Trong đó 4 yếu tố tác động mạnh nhất là Kiểm soát hành vi; Thái độ khởi nghiệp; Kỳ vọng bản thân; Giáo dục khởi nghiệp

- Tác giả Đỗ Thị Hoa Liên nghiên cứu về CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP KINH DOANH CỦA SINH VIÊN QUẢN TRỊ KINHDOANH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI Thông qua việc nghiên cứu sơ ộ về lý thuyết và khảo sát 315 sinh viên đã cho kết quả rằng: có 5 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng KNKD của sinh viên, đó là (1) Giáo dục và đào tạo tại trường đại học, (2) Kinh nghiệm và trải nghiệm của bản thân, (3) Gia đình và bạn bè, (4) Tính cách cá nhân, (5) Nguồn vốn Từ đó mà tác giả đã kiến nghị giải pháp : Tăng cường giáo dục tinh thần kinh doanh cho sinh viên, Thiết kế chương trình giảng dạy định hướng kinh doanh và KNKD, Sử dụng phương pháp giảng dạy tiếp cận thực tiễn.

- Đoàn Thị Thu Trang (2018) đã thông qua nghiên cứu trường hợp sinh viên các ngành kỹ thuật để đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy có 2 yếu tố tác động trực tiếp và

5 yếu tố tác động gián tiếp tới ý định khởi nghiệp của sinh viên Hai yếu tố chính tác động mạnh nhất và có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên là (1) thái độ với việc khởi nghiệp và (2) nhận thức kiểm soát hành vi Năm yếu tố tác động gián tiếp tới ý định khởi nghiệp và ở mức độ tác động yếu hơn, xếp theo chiều giảm dần như sau: (1) cảm nhận về năng lực bản thân, (2) giá trị mong đợi của cá nhân, (3) niềm tin về chuẩn mực xã hội, (4) chuẩn chủ quan và

(5) cảm nhận về may mắn.

Một số nghiên cứu ngoài nước

- Tác giả Ambad và Damit (2015) đã nghiên cứu các yếu tố quyết định kinh doanh của 351 sinh viên đại học ở Malaysia.Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 yếu tố tác động cùng chiều đến ý định kinh doanh của sinh viên đại học ở Malaysia Trong đó, yếu tố tác động mạnh nhất đến ý định kinh doanh của sinh viên là quy chuẩn chủ quan, tiếp theo là nhận thức kiểm soát hành vi và cuối cùng là sự ủng hộ từ mọi người Hạn chế của nghiên cứu là mẫu khảo sát nhỏ với 351 sinh viên.

- Tác giả Pingying Zhang cùng cộng sự (2015) đã có một nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của 275 sinh viên tại một trường đại học lớn ở miền Nam Hoa Kỳ với việc vận dụng lý thuyết hành vi Ajzen (1991) cùng với dữ liệu khảo sát từ sinh viên nghiên cứu cho ra kết quả ba yếu tố tác động mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên là: thái độ, chuẩn mực xã hội và hành vi được kiểm soát Hạn chế của nghiên cứu là chưa bao quát nhiều đối tượng, mẫu khảo sát còn nhỏ.

- Nghiờn cứu của Liủỏn và cộng sự (2011) tại Trường đại học Pablo Olavide và Seville (Tây Ban Nha) xác định giáo dục khởi nghiệp, thái độ cá nhân, quy chuẩn xã hội và nhận thức tính khả thi đều có sự tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Nghiên cứu có hạn chế là chỉ khảo sát trên đối tượng sinh viên thuộc các chuyên ngành kinh tế (kinh doanh và kinh tế học) mà bỏ qua sinh viên các nhóm ngành văn hóa hay xã hội.

- Tong X.F và cộng sự (2011) đã nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp của sinh viên Nghiên cứu được thực hiện dựa trên khảo sát từ

196 sinh viên từ các trường Multimedia University (MMU), University UtaraMalaysia (UUM), INTI International University và University Putra Malaysia(UPM) Kết quả cho thấy 3 nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp của sinh viên là nhu cầu thành tựu, nền tảng kinh tế gia đình và nhận thức chủ quan Hạn chế của nghiên cứu là mẫu khảo sát nhỏ và bỏ qua việc xem xét yếu tố thái độ hành vi, có ảnh hưởng thế nào đến ý định khởi nghiệp.

KHUNG LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết

3.1.1 Khái niệm về khởi nghiệp

- Lý thuyết dự định hành vi (TPB) của Ajzen (1991) cho rằng, hành vi của con người được xuất phát từ thái độ của họ trước phản ứng về hành vi đó, có thể được hiểu là sự tán thành của người đó với hành vi đó Nếu thái độ tích cực ủng hộ một hành vi nào đó con người sẽ xem xét đến những yếu tố như áp lực xã hội, của người thân xem họ ủng hộ hay không ủng hộ hành vi đó và được gọi là quy chuẩn chủ quan sẽ tạo nên ý định thực hiện hành vi của con người, và được thể hiện bằng kế hoạch hay khả năng một người nào đó, trong bối cảnh nhất định nào đó sẽ thực hiện hành vi, từ đó nhận thức kiểm soát hành vi Trong đó, thái độ được khái niệm như là sự đánh giá tích cực hay tiêu cực về hành vi thực hiện, còn quy chuẩn chủ quan là ảnh hưởng bởi sức ép xã hội được cảm nhận để thực hiện hay không hành vi đó, còn nhận thức kiểm soát hành vi là việc phản ánh cá nhân cảm thấy dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi, điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi.

- Vận dụng lý thuyết hành vi, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu về ý định khởi nghiệp trong và ngoài nước như Sokol và cộng sự (1982), đã đề xuất lý thuyết sự kiện khởi nghiệp (EEM) Lý thuyết này cho rằng khởi nghiệp sẽ xuất hiện khi một cá nhân phát hiện ra một cơ hội khởi nghiệp và kỳ vọng vào nó; Mariani và cộng sự

(2013), cho rằng ý định khởi nghiệp là quá trình nhận dạng, đánh giá và khai thác các cơ hội kinh doanh đến với mỗi cá nhân; Wenjun Wang và cộng sự (2011) cho rằng ý định khởi nghiệp là khát khao đạt được mục tiêu mong muốn thông qua việc tận dụng cơ hội kinh doanh để làm giàu; Theo Austin (2006) thì khởi sự kinh doanh là việc tận dụng cơ hội kinh doanh để làm giàu bằng cách khởi xướng các phương thức hoạt động sáng tạo trong điều kiện môi trường hạn chế về nguồn lực.

- Tại Việt Nam, trên tinh thần Quyết định 1665/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về “ Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, Quyết định 1230/QĐ- BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 30/03/2018 về kế hoạch triển khai Đề án trên và Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành năm 2017 Trong nghiên cứu này, Khởi nghiệp được hiểu là việc một cá nhân (cụ thể là sinh viên trường Đại học Thương Mại) đứng ra thành lập doanh nghiệp mới dựa trên áp dụng hoặc sáng tạo khoa học công nghệ để mang lại sự đổi mới sáng tạo và các doanh nghiệp này thì được gọi là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Khởi nghiệp sáng tạo là thành lập doanh nghiệp mới để khai thác một ý tưởng sáng tạo Các ý tưởng sáng tạo có thể là tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh ở sản phẩm, quy trình sản xuất - kinh doanh, tổ chức hay tiếp thị (Hay còn gọi Startup, tức là doanh nghiệp đang trong quá trình hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ, có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ hoặc mô hình kinh doanh mới).

- Theo TPB (Lý thuyết hành vi có kế hoạch) của Ajzen (1991,2011), “Ý định thể hiện mức độ sẵn sàng của cá nhân và là tiền đề trực tiếp để thực hiện hành vi ”.

Theo Bird (1988) “Ý định khởi nghiệp là một thái độ làm việc đề cao tính độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn đổi mới và chấp nhận rủi ro để tạo ra giá trị mới trong doanh nghiệp hiện tại”; Hay theo Thompson, (2009) “Ý định khởi nghiệp là sự khẳng định của cá nhân về dự định làm chủ doanh nghiệp mới và xây dựng kế hoạch hành động tại một thời điểm nhất định trong tương lai”; Hay theo Fayolle (2013)

“Ý định khởi nghiệp là động lực thiết lập kế hoạch hành động để tạo mới một doanh nghiệp”.

- Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi định nghĩa ý định khởi nghiệp của sinh viên là những ý tưởng và dự định của sinh viên trong việc tạo lập một doanh nghiệp cho mình trong tương lai.

3.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp và giả thuyết nghiên cứu a Đặc điểm tính cách

Theo Nga và Shamuganathan (2010), đặc điểm tính cách của một cá nhân được định nghĩa là mô thức thường xuyên của hành vi, suy nghĩ hay cảm xúc Đây là những đặc điểm bền vững, giải thích cho sự khác biệt của hành vi trong những tình huống tương tự nhau Kickul và Gundry (2002) khi nghiên cứu về đặc điểm tính cách đã đo lường yếu tố này với các biến quan sát liên quan đến sự đối mặt và vượt qua trở ngại, giỏi xác định cơ hội và thích được thử thách với hiện trạng.Trong đề tài này, đặc điểm tính cách sẽ được đo lường theo hướng tính cách chủ động dựa trên quan điểm của Kickul và Gundry (2002) Nghiên cứu của Suan và cộng sự (2011) khẳng định rằng có một sự ảnh hưởng tích cực mạnh mẽ của đặc điểm tính cách lên ý định khởi nghiệp Còn

Karabulut (2016) cũng đưa ra mối quan hệ cùng chiều về tác động của đặc điểm tính cách cá nhân đối với ý định khởi nghiệp Dựa vào những luận điểm trên, nghiên cứu đề xuất giả thuyết H1 như sau:

Giả thuyết H1: Đặc điểm tính cách có ảnh hưởng tích cực tới ý định khởi nghiệp. b Môi trường giáo dục

Có nhiều nghiên cứu đã khẳng định môi trường giáo dục có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên (Vojak, Griffin, Price, & Perlov, 2006) Giáo dục sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng và thái độ để theo đuổi sự nghiệp kinh doanh (Ooi, Selvarajah, & Meyer, 2011) Môi trường giáo dục được cho là đóng vai trò trong bồi dưỡng tinh thần kinh doanh cùng hoạt động trải nghiệm của sinh viên để tự tin để khởi nghiệp Việc tham gia các chương trình đào tạo về khởi nghiệp đóng góp rất nhiều đến sự hình thành và phát triển ý định khởi nghiệp của sinh viên (Koe,

2016) DNC khuyến khích các hoạt động khởi nghiệp thông qua các chính sách có nhiệm vụ là tập trung thay đổi tư duy, hướng tới việc đưa sinh viên nghĩ về việc tạo ra giá trị hơn là tìm kiếm một việc làm Các chính sách, chương trình đào tạo của nhà trường đều nhằm khuyến khích, là nền tảng, tạo cho sinh viên sự tự tin khởi nghiệp. Môi trường giáo dục đã được khẳng định có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trong các nghiên cứu của (Chau & Huynh, 2020; T N D.Le & Nguyen, 2019; Ngo & Cao, 2016) Từ những luận điểm trên, nghiên cứu đề xuất giả thuyết H2 như sau:

Giả thuyết H2: Môi trường giáo dục có ảnh hưởng tích cực tới ý định khởi nghiệp. c Nguồn vốn

Nhân tố được cho là quan trọng trong việc hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh để cá nhân triển khai hoạt động kinh doanh vào trong thực tiễn đó là nguồn vốn Quá trình để tiếp cận được với ưu đãi tài chính vẫn là một hành trình vô cùng gian nan đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp (Dong Nghi & Thien Minh, 2018) Khi khởi nghiệp kinh doanh, chỉ có một số ít người có đủ vốn để mở doanh nghiệp, còn đa số cần phải huy động vốn từ các nguồn khác nhau để khởi nghiệp Hầu hết các doanh nhân trẻ đều sử dụng tài trợ của cha mẹ, anh em và bạn bè trong giai đoạn đầu khởi nghiệp, đây là nguồn tài chính quan trọng nhất (Q Le, 2007).Nguồn vốn kinh doanh đã được khẳng định có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trong các nghiên cứu của ( L K Le, 2018; T N D.Le & Nguyen,2019; Truong & Nguyen, 2019) Nghiên cứu đề xuất giả thuyết H3 như sau:

Giả thuyết H3: Nguồn vốn có ảnh hưởng tích cực tới ý định khởi nghiệp. d Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp

Theo Ajzen (1991), thái độ đối với hành vi khởi nghiệp thể hiện sự đánh giá tích cực hay tiêu cực, ủng hộ hay phản đối của một cá nhân về hành vi dự định thực hiện Khi sinh viên có thái độ hứng thú với việc khởi nghiệp kinh doanh, nhận thấy lợi ích và khi có cơ hội và nguồn lực sẽ tiến hành khởi nghiệp Các yếu tố khác ảnh hưởng đến thái độ đối với hành vi kinh doanh như tâm thế chấp nhận rủi ro, sự tự do, độc lập (Krueger, Reilly, & Carsrud, 2000) Trong nghiên cứu này, đó là sự đánh giá tích cực hay tiêu cực, ủng hộ hay phản đối của một người có dự định đối với hành vi kinh doanh mà họ hướng tới Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp đã được khẳng định có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trong các nghiên cứu của ( D.

T T Le Nguyen, 2016; T N D.Le & Nguyen, 2019; T A.Phan & Tran, 2017; V Q. Phan & Trac, 2020; Truong & Nguyen, 2019) Từ những luận điểm trên, nghiên cứu đề xuất giả thuyết H6:

Giả thuyết H4: Thái độ với hành vi khởi nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp. e Rủi ro

Khuynh hướng tinh thần doanh nhân (EO) được đề cập trong nghiên cứu của: Keh và cộng sự (2007), Covin và Sevin (1989), Miller và Friesen (1982), theo đó, dám chấp nhận rủi ro là một khía cạnh đại diện cho các lựa chọn của cá nhân trong điều kiện có các yếu tố không chắc chắn Moriano (2012), cho rằng quyết định để trở thành doanh nhân là một quyết định có cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng tuy nhiên, đối với giới trẻ, nhu cầu khám phá các giới hạn của bản thân trong lĩnh vực tự doanh có thể vượt qua các cân nhắc dựa trên các kinh nghiệm sẵn có Trên thực tế, sinh viên được thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp dựa trên sự đam mê và nắm bắt các cơ hội hơn là dựa trên kinh nghiệm làm việc và các kỹ năng khởi nghiệp trước đó, bởi, trên thực tế họ vẫn đang trong thời gian học tập và tích lũy kiến thức, kinh nghiệm Do vậy, những cá nhân có động lực khởi nghiệp sớm hơn với quyết tâm làm chủ cao hơn được xem như là một khía cạnh về khuynh hướng tinh thần doanh nhân trong giới trẻ và ngược lại, những sinh viên lo sợ thất bại là những cá nhân ngại rủi ro, vì vậy, nhận thức nguy cơ thất bại trở thành yếu tố quan trọng trong quyết định tạo lập một doanh nghiệp mới Vấn đề này liên quan đến tài trợ vốn và khám phá nhu cầu thị trường David và cộng sự

(2016), cho rằng việc khởi sự kinh doanh là rủi ro, vì vậy trong một giới hạn nhất định,ngại rủi ro ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân Những cá nhân ngại rủi ro nhất sẽ giảm sự ưa thích và động cơ khởi nghiệp bởi hạn chế về khả năng đánh giá và phát hiện các cơ hội Adewale (2016), cũng đã cho thấy, cơ hội trải nghiệm và đào tạo là tiến trình giúp cá nhân đạt được các kỹ năng cần thiết để có thể tạo lập sự tự tin, tính độc lập Sinh viên có thể tận dụng và phát triển các ý tưởng kinh doanh và nắm bắt các cơ hội thị trường đối với những sản phẩm và dịch vụ nhất định, đây là những yếu tố góp phần quan trọng đối với sự tồn tại và tăng trưởng của các doanh nghiệp non trẻ có quy mô nhỏ (Hellriegel và cộng sự, 2008) Trên cơ sở đó, giả thuyết được đề xuất như sau:

Giả thuyết H5: Ngại rủi ro có ảnh hưởng tiêu cực tới ý định khởi nghiệp

Nhóm đã kế thừa các nghiên cứu trước đó và đề xuất ra mô hình nghiên cứu như sau :

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

- Thu thập dữ liệu thứ cấp : là thu thập những dữ liệu đã có sẵn thông qua internet, giáo trình, các bài báo cáo, tạp chí nghiên cứu khoa học của các tác giả trước đó về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp

- Thu thập dữ liệu sơ cấp: là thu thập những dữ liệu chưa có sẵn, được thu thập lần đầu do chính người thực hiện nghiên cứu.

- NC định lượng : Sử dụng bảng câu hỏi khảo sát để tiến hành điều tra, thu thập dữ liệu Bảng khảo sát được thiết kế bằng google form và được các thành viên seeding tới các nhóm, trang học tập của các khoa, trường ĐH Thương Mại trên các nền tảng mạng xã hội Facebook, Zalo, Instagram,

- NC định tính : Phỏng vấn chuyên sâu ngẫu nhiên sinh viên trong trường ĐH Thương Mại.

3.3.2 Quy trình nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính được thực hiện qua hình thức phỏng vấn chuyên sâu ngẫu nhiên

5 bạn sinh viên của ĐH Thương Mại Câu hỏi phỏng vấn được xây dựng dựa trên các biến quan sát của thang đo nghiên cứu Các cuộc phỏng vấn diễn ra theo hai hình thức là offline và online qua phần mềm Google meet Trong quá trình phỏng vấn, người thực hiện phỏng vấn sẽ tiến hành ghi âm lại đoạn hội thoại để thuận tiện cho việc nghiên cứu Sau đó tiến hành bóc băng, xử lý, mã hóa dữ liệu. Đối tượng phỏng vấn

Giới tính Nữ Nam Nữ Nữ Nữ

Sinh viên năm Năm 2 Năm nhất Năm nhất Năm nhất Năm nhất

Bảng 3.3: Đặc điểm mẫu phỏng vấn định tính

3.3.3 Quy trình nghiên cứu định lượng a Tổng quan mẫu

- Tổng thể nghiên cứu : khoảng 15000 sinh viên chính quy trường Đại học Thương Mại

- Năm học : từ năm nhất đến năm 4

- Khoa : 11 khoa/viện đào tạo ( Quản trị kinh doanh, Marketing, Kế toán - Kiểm toán, Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Kinh tế - Luật, Tài chính - Ngân hàng, HTTTKT & TMĐT, Khách sạn - Du lịch, Tiếng Anh, Quản trị nhân lực, Viện đào tạo quốc tế). b Phương pháp chọn mẫu và kích thước mẫu

Do không thể điều tra tổng thể với quy mô lớn nên nhóm quyết định điều tra chọn mẫu Nhóm lựa chọn phương pháp chọn mẫu phi xác suất, thuận tiện Để nghiên cứu đạt được hiệu quả toàn diện, nhóm đã lựa chọn mẫu ở nhiều khoa khác nhau trong trường.

- T D Nguyen (2011) cho rằng để thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA, kích thước mẫu sẽ được tính bởi công thức: n = k*số biến quan sát (trong đó, k là tỷ lệ quan sát/biến quan sát, k thường là 5/1) Với số biến quan sát của mô hình nghiên cứu là 37 và hệ số k là 5/1 thì kích thước mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu là 185.

- Cũng theo T D Nguyen(2011), để thực hiện phân tích hồi quy bội, kích thước mẫu thường được tính theo công thức: n >= 50 + 8k (trong đó, k là số biến độc lập của mô hình) Với số biến độc lập của mô hình nghiên cứu là 5 thì kích thước mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu là 90

Vậy, xét các yêu cầu của phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy bội, mẫu của nhóm 207 là hợp lý. c Thu thập dữ liệu

Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát theo hình thức google form. Thang đo Likert 5 mức độ, trong đó 1 = rất không đồng ý, 2 = không đồng ý, 3 = trung lập, 4 = đồng ý và 5 = rất đồng ý, được dùng để đo lường mức độ đồng ý của người được khảo sát cho từng phát biểu. d Phân tích dữ liệu

Sau khi thu thập được dữ liệu bắt đầu loại bỏ các các phiếu điều tra không đạt yêu cầu, mã hóa các phiếu khảo sát về dạng số và tiến hành nhập dữ liệu.

Dữ liệu sẽ được nhập, mã hoá, làm sạch, xử lý qua phần mềm SPSS với các bước : B1: Thống kê mô tả mẫu trung bình, độ lệch chuẩn, tần số

B2: Kiểm định độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha

B3: Phân tích nhân tố khám phá –EFA

B4: Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến, Tương quan pearson, phương trình hồi quy tuyến tính đa biến

3.4.1 Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát

Bảng câu hỏi khảo sát gồm :

• Phần giới thiệu : Đưa ra tên phiếu khảo sát, nêu lên mục đích, ý nghĩa nghiên cứu, lời mời, lời cảm ơn của nhóm tới người nhận phiếu khảo sát, khẳng định tính bảo mật của nghiên cứu.

• Phần I : Đưa ra câu hỏi thu thập thông tin cá nhân, câu hỏi chung về ý định khởi nghiệp.

• Phần II : Đưa ra các câu hỏi chuyên sâu về từng nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp, các biến độc lập và các biến phụ thuộc để khách thể nghiên cứu có thể đưa ra mức độ đánh giá Đánh giá theo thang đo Likert 5 cấp độ.

• Phần III : Gửi lời cảm ơn tới khách thể nghiên cứu, quà tặng vì tham gia nghiên cứu.

3.4.2 Xây dựng thang đo nghiên cứu

Thang đo chính thức gồm có 5 biến độc lập, 1 biến phụ thuộc với 37 biến quan sát là các nhân tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học Thương mại. Thang đo được sử dụng trong mô hình là thang đo Likert 5 bậc được sử dụng cho nghiên cứu với mức độ đồng ý giảm dần từ 1 đến 5.

1- Hoàn toàn không đồng ý 4- Đồng ý

2- Không đồng ý 5- Hoàn toàn đồng ý

MÃ HÓA BIẾN QUAN SÁT NGUỒN Đặc điểm tính cách

TC1 Bạn muốn được mọi người tôn trọng và biết đến

TC2 Bạn luôn thích trải nghiệm cái mới TC3 Bạn sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong kinh doanh TC4 Bạn luôn cố gắng để làm tốt hơn những người khác TC5 Bạn có tính cách phù hợp với ngành nghề khởi nghiệp TC6 Bạn dám đối mặt với trở ngại/thách thức TC7 Bạn có tố chất của nhà lãnh đạo TC8 Bạn rất tự tin TC9 Bạn nhạy bén trong mọi tình huống TC10 Bạn rất cương quyết và kiên trì Môi trường giáo dục(GD)

GD1 Giáo dục trong trường cung cấp những kỹ năng và năng lực cần thiết để bạn khởi nghiệp

GD2 Nhà trường khuyến khích phát triển ý tưởng sáng tạo để khởi nghiệp GD3 Giáo dục trong trường cung cấp những kiến thức cần thiết về kinh doanh để bạn khởi nghiệp

GD4 Giáo dục trong trường khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa về khởi nghiệp

GD5 Trường, khoa có các chương trình đào tạo khởi nghiệp cho sinh viên

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả nghiên cứu định lượng

4.1.1 Thống kê mô tả mẫu a Thống kê theo giới tính

Biểu đồ 4.1.1a: Thống kê giới tính

Dựa vào biểu đồ cho thấy, số lượng nữ tham gia khảo sát là 149 chiếm 71,98%, trong khi đó số lượng nam tham gia khảo sát thì ít hơn với 58 mẫu khảo sát chiếm 28,02% b Thống kê theo năm học

Biểu đồ 4.1.1b: Thống kê năm học

Qua biểu đồ này thì phần lớn sinh viên tham gia khảo sát là sinh viên năm nhất (110 phiếu) Và còn lại những sinh viên tham gia cuộc khảo sát là: năm hai (64 phiếu), năm ba (21 phiếu), năm bốn (11 phiếu ) và một số ít những sinh viên đã ra trường (1 phiếu). c Thống kê khoa sinh viên theo học

Theo bảng thống kê, hầu hết các khoa và viện đào tạo đều có sinh viên tham gia khảo sát Nhiều nhất là Khoa Marketing (38,2%) và Quản trị kinh doanh (15,5%), ít nhất là Viện đào tạo quốc tế (0,9%) Như vậy nghiên cứu đã đạt được tính toàn diện, khách quan.

Khoa Số lượng sinh viên Tỷ lệ

Khoa Quản trị kinh doanh 32 15,5%

Khoa Khách sạn - Du lịch 17 8,2%

Khoa Kế toán - Kiểm toán 9 4,3%

Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế

Khoa Tài chính - Ngân hàng 10 4,8%

Khoa Quản trị nhân lực 10 4,8%

Viện đào tạo quốc tế 2 0,9%

Bảng 4.1.1c Bảng thống kê khoa sinh viên đang theo học d Thống kê ý định khởi nghiệp

Căn cứ vào biểu đồ, phần lớn sinh viên (72,46%) đều đã từng có ý định khởi nghiệp, còn lại (27,54%) là chưa từng.

Thống kê ý định khởi nghiệp e Thống kê tỷ lệ tham gia chương trình hoặc học phần khởi nghiệp.

Biểu đồ 4.1.1e: Thống kê tỷ lệ tham gia chương trình hoặc học phần khởi nghiệp.

Thống kê cho thấy, có 30,92% sinh viên đã từng tham gia chương trình hoặc học phần đào tạo khởi nghiệp, còn lại 69,08% sinh viên chưa từng tham gia Do phần lớn mẫu là sinh viên năm nhất, tình hình dịch bệnh phức tạp nên sinh viên tập trung muộn hơn so với mọi năm vì vậy cũng ảnh hưởng đến việc tổ chức các chương trình cũng như học phần về khởi nghiệp cho sinh viên.

4.1.2 Thống kê mô tả thang đo

Bảng 4.1.2: Thống kê mô tả các biến quan sát

(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 20.0)

Từ bảng trên ta có nhận xét: Tất cả biến quan sát của 5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc đều có điểm đánh giá nhỏ nhất là 1; điểm đánh giá cao nhất là 5; điểm đánh giá trung tình dao động từ 3.3-3.9; độ lệch chuẩn nhỏ hơn 1 điều này cho thấy các câu trả lời của sinh viên không có sự chện lệch nhau nhiều a Thống kê mô tả biến “ Đặc điểm tính cách “

Biểu đồ 4.1.2a: Thống kê mô tả biến “Đặc điểm tính cách”

Nhận xét: Các yếu tố ảnh hưởng từ đặc điểm tính cách có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Thương Mại nhưng ở mức độ không lớn (dưới

4) Trong đó yếu tố “Bạn muốn được mọi người tôn trọng và biết đến” là lớn nhất (giá trị trung bình 3.84) Và yếu tố “Bạn nhạy bén trong mọi tình huống” là thấp nhất (giá trị trung bình 3.42) Như vậy qua quá trình tìm hiểu thì mong muốn được mọi người tôn trọng và biết đến có ảnh hưởng nhiều nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. b Thống kê mô tả biến “ Môi trường giáo dục”

Biểu đồ 4.1.2b: Thống kê mô tả biến “ Môi trường giáo dục”

Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ nhóm nghiên cứu thấy tiêu chí “Môn khởi sự doanh nghiệp được đưa vào chương trình đào tạo của trường” (GD8) có mức ảnh hưởng cao nhất ( giá trị trung bình 3,65) trong khi tiêu chí “Trường, khoa có tổ chức cuộc thi khởi nghiệp cho sinh viên” (GD6) có mức ảnh hưởng thấp nhất ( 3,45) Điều này có nghĩa là các ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Thương Mại bị ảnh hưởng bởi lý do môi trường giáo dục dưới mức 4. c Thống kê mô tả biến “Nguồn vốn” lOMoARcPSD|27827034

Biểu đồ 4.1.2c: Thống kê mô tả biến “ Nguồn vốn”

Nhận xét: nhìn vào biểu đồ nhóm nghiên cứu thấy tiêu chí “Có thể huy động vốn từ gia đình, người thân và bạn bè để khởi nghiệp” ( NV1) có mức ảnh hưởng cao nhất ( giá trị trung bình là 3,58 ) trong khi đó tiêu chí “Có thể vay vốn từ các gói vay dành riêng cho sinh viên khởi nghiệp” (NV4) có mức ảnh hưởng thấp nhất ( giá trị trung bình là 3,46) Điều này cho thấy ý định khởi nghiệp của sinh viên bị ràng buộc bởi nguồn vốn. d Thống kê mô tả biến “ Thái độ với hành vi khởi nghiệp” lOMoARcPSD|27827034

Biểu đồ 4.1.2d: Thống kê mô tả biến “Thái độ với hành vi khởi nghiệp”

Nhận xét: Biểu đồ cho thấy “Bạn rất ngưỡng mộ những người khởi nghiệp” có vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên (giá trị trung bình là 3,82) Và “Bạn thích thử thách bản thân” là thấp nhất với giá trị 3,57. e Thống kê mô tả biến “Rủi ro”

Biểu đồ 4.1.2e: Thống kê mô tả biến “Rủi ro”

Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ “Do đặc điểm của môi trường kinh doanh làm chủ nhiều rủi ro, bạn cần thời gian để tích lũy thêm nhiều kiến thức để học việc trước khi nghĩ đến ý định khởi nghiệp” ( RR4) có mức ảnh hưởng cao nhất ( giá trị trung bình là 3,7) trong khi đó tiêu chí “Lo sợ không đủ vốn và mất vốn làm giảm quyết tâm khởi nghiệp của bạn” (RR2) có mức ảnh hưởng thấp nhất ( giá trị trung bình là 3.41). f Thống kê mô tả biến “Ý định khởi nghiệp”

4.1.2 f: Biểu đồ thống kê mô tả biến “ Ý định khởi nghiệp”

Nhận xét: Nhìn vào đồ thị “Muốn được tự làm chủ doanh nghiệp” ( KN1) có mức ảnh hưởng cao nhất ( giá trị trung bình là 3,73) trong khi đó tiêu chí KN4 (3,39) có mức ảnh hưởng thấp nhất ( giá trị trung bình là 3,51).Điều này cho thấy nhiều sinh viên chưa muốn làm chủ doanh nghiệp khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường.

4.1.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha

Các thang đo đạt độ tin cậy vì có kết quả hệ số Cronbach’s Alpha > 0.6; hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.5 Như vậy, thang đo phù hợp sử dụng cho bước phân tích nhân tố khám phá (Hoang & Chu, 2008) a Kiểm định độ tin cậy đối với yếu tố đặc điểm tính cách

Tiến hành kiểm định độ tin cậy đối với yếu tố đặc điểm tính cách lần đầu tiên thông qua hệ số Cronbach’s alpha, ta thu được kết quả như sau:

Scale Variance if Item Deleted

Bảng 4.1.3a: Kiểm định độ tin cậy đối với yếu tố đặc điểm tính cách

(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 20.0)

Hệ số Cronbach’s alpha lần đầu đối với yếu tố đặc điểm tính cách đạt giá trị 0,844 và các hệ số tương quan với biến tổng đều lớn hơn không Điều này đảm bảo tính đúng đắn cho việc đưa ra các biến của yếu tố đặc điểm tính cách, bao gồm: TC1, TC2, TC3, TC4, TC5, TC6, TC7, TC8, TC9, TC10 vào tiến hành các bước phân tích tiếp theo. b Kiểm định độ tin cậy đối với yếu tố môi trường giáo dục:

Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết H1 cho rằng “Đặc điểm tính cách” có ảnh hưởng tích cực tới “ý định khởi nghiệp của sinh viên trường ĐH Thương Mại” Căn cứ vào kết quả hồi quy với hệ số Beta = 0.267 với mức ý nghĩa sig = 0.000 < 0.05 Vậy giả thuyết H1 được chấp nhận hay nói cách khác yếu tố đặc điểm tính cách ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐHTM.

Giả thuyết H2 cho rằng “ Môi trường giáo dục” có ảnh hưởng tích cực tới “ ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐH Thương Mại” Căn cứ và kết quả hồi quy với hệ số Beta = 0.009 với mức ý nghĩa sig = 0.903 > 0.05 Vật giả thuyết H2 bị bác bỏ hay nói cách khác, yếu tố môi trường giáo dục không ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐH Thương Mại.

Giả thuyết H3 cho rằng “ Nguồn vốn “ có ảnh hưởng tích cực tới “ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐH Thương Mại” Căn cứ vào kết quả hồi quy với hệ số Beta 0.116 với mức ý nghĩa sig = 0.064 > 0.05 Vậy giả thuyết H3 bị bác bỏ hay nói cách khác, yếu tố nguồn vốn không ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐH Thương Mại.

Giả thuyết H4 cho rằng “ Thái độ với hành vi khởi nghiệp” có ảnh hưởng tích cực tới”ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐH Thương Mại” Căn cứ vào kết quả hồi quy với hệ số Beta = 0.522 với mức ý nghĩa sig = 0.000 < 0.05 Vậy giả thuyết H4 được chấp nhận hay nói cách khác, yếu tố thái độ với hành vi khởi nghiệp ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐH Thương Mại.

Giả thuyết H5 cho rằng “ Rủi ro” có ảnh hưởng tiêu cực tới “ ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐH Thương Mại” Căn cứ vào kết quả hồi quy với hệ số Beta-0.083 với mức ý nghĩa sig = 0.216 >0.05 Vậy giả thuyết H5 bị bác bỏ hay nói cách khác, yếu tố rủi ro không ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐH ThươngMại.

Kết quả nghiên cứu định tính

Yếu tố về tính cách có ảnh hưởng khá lớn tới ý định khởi nghiệp của các bạn sinh viên Hầu hết ở các bạn đều thế mạnh về khả năng lãnh đạo và sự trải nghiệm.

Các bạn sẵn sàng lắng nghe các ý kiến của đồng nghiệp:

“mình sẽ nghe ý kiến của các bạn trong nhóm và sẽ đưa ra những đưa ra các quyết định đúng đắn nhất để vừa đúng với ý kiến của mình và có thể là thỏa mãn được ý kiến của các bạn trong nhóm.”-PV1

“Trong trường hợp này mình sẽ lắng lại để nghe quan điểm của mọi người về định hướng mọi người đưa ra có phù hợp hay không và mình sẽ xem xét lại quan điểm của mình có đúng và phù hợp hay không từ đấy đưa ra quyết định”- PV3

Và chọn lọc, phân tích ý tưởng:

“Trong trường hợp bất đồng quan điểm trong nhóm, mình sẽ phân tích rõ ý tưởng của mình mọi người không đồng ý lúc đó mình sẽ tham khảo và theo ý kiến mọi

50 người nếu như ý kiến của ai hợp lý hơn mình nhất trí theo bởi vì 1 nhóm làm việc chug mọi việc phải được quyết định theo sự đồng nhất của cả nhóm”-PV4

Các bạn đều thích trải nghiệm, tìm tòi, khám phá trong cuộc sống:

” mình rất thích tham gia những hoạt động mới để trải nghiệm, để thử thách bản thân hơn, để có những cái kinh nghiệm và những kỹ năng hoặc là mình có thể học tập, học hỏi từ những người mà đi cùng mình”-PV1

“Tất nhiên là có rồi vì mình rất thích những trải nghiệm mới.”- PV4

Ngoài ra còn có sự cương quyết, kiên trì,nhạy bén, tự tin :

“mình sẽ cố gắng để có thể làm tốt cái công việc đấy bằng mọi giá”-PV1

“theo mình thì đầu tiên khi mà có khó khăn thì bản thân phải bình tĩnh để suy nghĩ nguyên nhân dẫn đến khó khăn đó và sau đấy thì mình sẽ xây dựng lên những cái kế hoạch và những giải pháp để có thể khắc phục được những khó khăn đó”-PV5

“theo mình để trở thành một doanh nhân thì đầu tiên bản thân phải là một cái người có tầm nhìn”-PV5

4.3.2 Môi trường giáo dục: Đa số các bạn sinh viên đều cho rằng nhà trường đã đưa các môn học phù hợp, cung cấp đầy đủ kiến thức giúp các bạn có định hướng về ý định khởi nghiệp:

“Môn quản trị học cho mình biết về những cách quản lý nhân viên như thế nào, đạo đức kinh doanh và các kỹ năng làm việc nhóm và môn khởi sự kinh doanh thì cho mình những kỹ năng và những kiến thức về bắt đầu khởi nghiệp”-PV1

“Mình nghĩ là có như những môn về kinh tế hay marketing, kiến thức những môn đó đều có thể áp dụng được”- PV2

“Một số môn học như Kinh tế vi mô vĩ mô hoặc Marketing căn bản quản trị thương hiệu sẽ giúp mình có kiến thức và có định hướng về kinh doanh khởi nghiệp trong tương lai”-PV4

Việc khuyến khích tham gia các hoạt động ngoại khóa cũng cho các bạn có những kiến thức nhất định:

“ở trong trường mình đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh ngày nay thì khi mà thầy cô khá là thoải mái trong việc gợi ý cho bọn mình khởi nghiệp tại vì là bọn mình học online cho nên thời gian rảnh cũng nhiều vì vậy các thầy cô hay bảo bọn mình đi làm thêm hoặc là khởi nghiệp”- PV5

Hay việc tổ chức các buổi tọa đàm giao lưu kinh nghiệm:

“CLB của mình cũng từng tổ chức những buổi tọa đàm để giúp cho các thành viên hiểu biết sâu hơn về các chủ đề và cũng từng có về khởi nghiệp rồi”- PV2

“từ khi mình ở trong môi trường của cấp 3 thì trường mình cũng tổ chức khá là nhiều buổi workshop về khởi nghiệp”-PV5

Một yếu tố khá là quan trọng ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp là nguồn vốn Việc tích lũy vốn khởi nghiệp không phải dễ dàng với các bạn sinh viên bởi lẽ việc chính của các bạn vẫn là tập trung học tập trên trường Tuy nhiên các bạn sinh viên khá năng động, nhanh nhẹn, nhiệt huyết khi tự bản thân tích lũy vốn từ các việc đi làm thêm bên ngoài:

“Hiện tại thì mình có đi làm thêm và bán hàng online.”-PV1

“Từ việc làm thêm, gia sư và mình tiết kiệm”-PV3

“Từ việc làm thêm tiết kiệm và đầu tư”-PV4

Các bạn ấy sẽ tích lũy từ việc tiết kiệm chi tiêu hàng ngày:

“mình sẽ kết hợp đi học với đi làm thêm mỗi tháng mình sẽ tổng kết chi tiêu và để ra 1 khoản thu nhập để có thể tích cóp vốn kinh doanh”-PV5

“Đầu tiên là xin gia đình, ngoài ra là sinh viên thì còn một số nguồn thu nhập khác như đi làm thêm hoặc kiếm học bổng Đó là những cách để sinh viên có thể tích lũy vốn để cho việc khởi nghiệp”-PV2

Ngoài ra nhiều bạn cũng có sự hỗ trợ từ gia đình, người thân:

“chắc chắn là mình sẽ nghĩ đến việc huy động vốn từ gia đình, bạn bè và người thân đầu tiên”- PV1

“Mình nghĩ gia đình là chắc chắn, còn bạn bè cũng như người thân cũng không có nhiều vốn để cho mình vay”-PV2

Ngoài ra các bạn sinh viên còn có các nguồn vay vốn từ ngân hàng:

“mình chắc chắn sẽ có thể vay vốn ở ngân hàng”-PV1

Ngày đăng: 11/07/2023, 15:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w