1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cong tac bao quan von tai lieu quy hiem o thu 163610

82 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công Tác Bảo Quản Vốn Tài Liệu Quý Hiếm Ở Thư Viện Quốc Gia Việt Nam
Trường học Thư viện Quốc gia Việt Nam
Thể loại báo cáo
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 276,15 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: VỐN TÀI LIỆU QUÝ HIẾM CỦA THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM (9)
    • 1.1 Định nghĩa vốn tài liệu quý hiếm (9)
    • 1.2. Các tiêu chí để xác định tài liệu quý hiếm (15)
      • 1.2.1 Nhóm tiêu chí về thời gian (15)
      • 1.2.2 Nhóm tiêu chí về nội dung của tài liệu (17)
      • 1.2.3 Nhóm tiêu chí về hình thức tài liệu (18)
    • 1.3 Ý nghĩa, tầm quan trọng của vốn tài liệu quý hiếm (20)
    • 1.4 Thực trạng vốn tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam (22)
      • 1.4.1 Cơ sở pháp lý của việc hình thành vốn tài liệu quý hiếm. 18 (22)
      • 1.4.2 Các loại tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam (26)
        • 1.4.2.1 Sách Hán Nôm (26)
        • 1.4.2.2 Sách Đông Dương (xuất bản trước 1954) (26)
        • 1.4.2.3 Báo, tạp chí Đông Dương (27)
        • 1.4.2.4 Luận án tiến sĩ, phó tiến sĩ (27)
      • 1.4.3 Giá trị của vốn tài liệu quý hiếm (28)
        • 1.4.3.1 Giá trị nội dung kho tài liệu quý hiếm (28)
        • 1.4.3.2 Giá trị theo loại hình (30)
  • CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC BẢO QUẢN VỐN TÀI LIỆU QUÝ HIẾM Ở THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM (38)
    • 2.1 Công tác bảo quản vốn tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam (38)
      • 2.1.1 Vấn đề nhân sự và cơ sở vật chất trong công tác bảo quản vốn tài liệu quý hiếm (38)
        • 2.1.1.1 Nhân sự (38)
        • 2.1.1.2 Cơ sở vật chất (40)
      • 2.1.2 Những nguyên nhân làm hủy hoại tài liệu (40)
        • 2.1.2.1 Nguyên nhân chủ quan (41)
        • 2.1.2.2 Nguyên nhân khách quan (42)
      • 2.1.3 Các phương pháp bảo quản vốn tài liệu quý hiếm (51)
        • 2.1.3.1 Phương pháp chung (51)
        • 2.1.3.2 Phương pháp bảo quản đặc thù (63)
    • 2.2 Nhận xét (67)
      • 2.2.1 Ưu điểm (67)
      • 2.2.2 Nhược điểm (70)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO QUẢN VỐN TÀI LIỆU QUÝ HIẾM Ở THƯ VIỆN QUỐC (72)
    • 3.1 Giải pháp chung (72)
    • 3.2 Giải pháp cụ thể (74)
    • 3.3 Kiến nghị (77)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

VỐN TÀI LIỆU QUÝ HIẾM CỦA THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM

Định nghĩa vốn tài liệu quý hiếm

Trong cuộc sống thường ngày, những từ như: “Quý”, “Hiếm” luôn được nhắc đến trong giao tiếp của con người Khi muốn diễn tả, đề cập tới những thứ, những vật có giá trị, hoặc những cái cần được coi trọng, cần được bảo vệ…trong cuộc sống, sinh hoạt và làm việc, con người thường dùng từ “Quý” để diễn tả Ví dụ như: “sức khoẻ là vốn quý”, “cuốn sách quý”, “kim loại quý”, “đồ trang sức quý”,…Từ “Quý” được nhắc tới ở mọi lúc, mọi nơi, mọi chỗ Thậm chí, khi đề cập đến những người thuộc tầng lớp trên, có nhiều quyền lực, có nhiều bổng lộc trong xã hội, người ta có thể gọi “quý bà, quý ông, quý ngài, quý cô, quý cậu…”để bày tỏ sự cung kính Trong thế giới động thực vật, con người ta cũng dùng từ “quý” để chỉ những loài động vật, thực vật có giá trị về mặt nghiên cứu khoa học cũng như trong đời sống con người như: “Động vật quý, thực vật quý, loài cây quý, loài thú quý…”.

Từ “Hiếm” cũng luôn được nhắc đến khi nói tới cái gì đó có ít, ít gặp, ít thấy Mặc dù, hai từ này thường đi ghép với nhau và thực tế chúng ta thấy có những thứ thực sự vừa quý, vừa hiếm nhưng có những thứ quý mà không hiếm, có cái hiếm mà không quý.

Tài liệu được coi là quý có nghĩa là tài liệu đó phải có giá trị thông tin cao Tuy nhiên, việc xem xét tài liệu quý, có giá trị thông tin hay không còn phụ thuộc vào từng lĩnh vực mà thông tin có trong tài liệu đề cập đến, và giá trị của tài liệu đã đáp ứng nhu cầu của người sử dụng ở mức độ nào.

Ví dụ: Đối với lĩnh vực văn học thì những tài liệu quý là những tác phẩm văn học có giá trị nhân văn, mang tính giáo dục cao, phản ánh được mặt trái của xã hội và giúp cho bạn đọc nhận thức đúng đắn hơn về cuộc sống xã hội xung quanh, luôn giúp con người ta hướng tới những cái thiện…

Trong lĩnh vực y học, những công trình nghiên cứu tìm ra cái mới trong điều trị, chẩn đoán bệnh, giúp con người tránh khỏi những bệnh hiểm nghèo, các phương thuốc giúp điều trị các bệnh vô phương cứu chữa…luôn là những tài liệu quý để thế hệ các nhà nghiên cứu tìm hiểu, học hỏi, kế thừa và lấy đó làm cơ sở để nghiên cứu ra những cái mới hơn, hữu hiệu hơn.

Trong ngành kinh tế, các tài liệu quý là những tài liệu luôn vạch ra được những phương hướng, hoạch định những chính sách khả thi giúp đẩy mạnh phát triển nền kinh tế nước nhà và đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin của các nhà kinh tế.

Như vậy, tài liệu sẽ chỉ là quý với nhóm người này mà có thể không được coi là quý với những nhóm người khác.

Tài liệu hiếm phải là những tài liệu có số lượng bản rất ít, không đủ đáp ứng nhu cầu của người đọc Hoặc có thể nói tài liệu hiếm là những tài liệu có thời gian xuất bản quá lâu, hiện nay không xuất bản thêm nữa hoặc xuất bản số lượng ít sẽ trở thành hiếm.

Tài liệu quý hiếm phải là những tài liệu vừa quý lại phải vừa hiếm Khi xem xét tài liệu quý hiếm chúng ta không chỉ xem xét ở mỗi góc độ quý vì nhiều tài liệu rất quý, rất có giá trị nhưng chúng không hiếm và ngược lại chỉ xem xét ở khía cạnh hiếm mà không đánh giá xem nội dung của nó có thực quý, có giá trị hay không thì vẫn chưa đủ Ở đây, chúng ta thấy có mối quan hệ biện chứng giữa quý và hiếm Một tài liệu được cho là quý hiếm mà được xuất bản với số lượng lớn trên thị trường thì không thể gọi là tài liệu quý hiếm, mặc dù tài liệu đó có giá trị nội dung cao, là kết tinh văn hoá, tri thức của nhân loại, là nền tảng cho sự phát triển của xã hội…,phục vụ đắc lực cho công tác nghiên cứu, học tập của một nhóm đối tượng nào đó Hoặc ngược lại, tài liệu đó xuất bản số lượng ít nhưng không chứa đựng những thông tin hữu ích, không đáp ứng được nhu cầu tin của người dùng tin thì cũng chỉ là một tài liệu hiếm, chứ không thể gọi là tài liệu quý được.

Tài liệu chỉ được xem là quý hiếm khi nó có mối quan hệ biện chứng giữa cái quý và cái hiếm Mối quan hệ này không thể tách rời vì đánh giá một tài liệu là quý hiếm phải bao hàm cả 2 yếu tố: quý về giá trị nội dung và hiếm vì số lượng bản ít, vì hình thức đặc biệt của tài liệu…

Hiện nay, có rất nhiều quan điểm được đưa ra khi đề cập tới vấn đề tài liệu quý hiếm:

* Quan điểm của những người làm việc ở thư viện trong và ngoài nước nhìn nhận về tài liệu quý hiếm:

- Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh đã coi vốn tài liệu bao gồm: sách, báo, tạp chí, bản đồ…đặc biệt có những loại sách được xuất bản từ thế kỷ XVI – XVIII… là vốn tài liệu quý hiếm như:

Dell’historria relta china, xuất bản năm 1586.

Có các sách chuyên khảo: Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của xuất bản năm 1875.

Bản đồ xưa: Annam đại quốc hoạ đồ; Villages delta Cochinchinois…

Tài liệu về Đông Dương: Souvenir d’Annam, xuất bản 1890; Un a de sejour en Cochinchine, xuất bản 1887…

- Thư viện Quốc gia Việt Nam phân loại vốn tài liệu như: sách HánNôm, sách báo từ thời Pháp thuộc cho đến 1954 (gọi chung là sách báo ĐôngDương), các luận án của các tiến sĩ, phó tiến sĩ của người Việt Nam được bảo vệ trong và ngoài nước và người nước ngoài bảo vệ tại Việt Nam là vốn tài liệu quý hiếm.

- Thư viện Viện Sử học Việt Nam cũng coi các tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học về lịch sử xuất bản từ thời Pháp thuộc đến năm 1954 là vốn tài liệu quý hiếm…

Thư viện Quốc gia Thái Lan coi vốn tài liệu quý hiếm gồm: các tài liệu viết tay (những bản khắc, sách truyền thống Thái Lan, bản thảo viết trên lá cọ), bộ sưu tập sách hiếm (Krommaphra Chanthaburi Naru, Pha Patiwet Wisit, Re Admiral Chan Patchusanon, bộ sưu tập sách hiếm của Ông Chalerm Yongbunkoet, bộ sưu tập về hoàng gia “Gazette”, bộ sưu tập tổng thể về tất cả các lĩnh vực, các sách được biên tập từ những bài báo về nhiệm vụ tới Thái Lan của những người nước ngoài, các hiệp ước lịch sử), bộ sưu tập báo, tạp chí từ năm 1844 - 1934.

Trên góc độ của những cán bộ thư viện, các cơ quan thông tin - thư viện nêu trên cũng đã nhìn nhận được bản chất giá trị cũng như mức độ quý hiếm của các loại hình tài liệu mà họ đang nắm giữ Họ cho là quý hiếm vì họ nhìn nhận được giá trị nghiên cứu khoa học, cũng như giá trị thực tiễn của các tài liệu trong một giai đoạn lịch sử nhất định Đồng thời mức độ hiếm của nó được đánh giá từ hình thức đến số lượng bản của tài liệu Như vậy, hiểu theo đúng nghĩa vốn tài liệu quý hiếm thì các nhà thư viện của chúng ta hoàn toàn có lý khi liệt kê những loại tài liệu trên vào diện tài liệu quý hiếm.

* Quan điểm của các nhà nghiên cứu trên thế giới:

- Trong tài liệu quy định về danh mục nhà nước những tài liệu quý, hiếm thuộc Phông Lưu trữ Liên bang Nga (Ban hành kèm theo Quyết định số 75 ngày 09/10/2001 của Cơ quan lưu trữ Liên bang Nga) đã đề cập đến khái niệm về vốn tài liệu quý hiếm: Là những tài liệu có những phẩm chất hay giá trị đặc sắc về tinh thần, thẩm mỹ hoặc về phương pháp tài liệu hoá; đem lại giá trị lịch sử và ý nghĩa văn hoá đặc biệt; là những sản phẩm duy nhất, độc đáo xét về phương diện nội dung và vị trí của chúng trong lịch sử của Nhà nước và xã hội Nga và là những thứ không thể bù đắp và thay thế được trong trường hợp bị tổn thất nếu xét từ góc độ ý nghĩa pháp lý, bút tích và các đặc trưng bên ngoài của chúng.

Các tiêu chí để xác định tài liệu quý hiếm

1.2.1 Nhóm tiêu chí về thời gian

Tài liệu sản sinh ra trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức và cá nhân con người Những tài liệu này không chỉ là công cụ phục vụ cho việc giải quyết công việc hàng ngày mà nó còn giúp cho việc nghiên cứu quá khứ, nghiên cứu lịch sử Để xem xét các vấn đề của xã hội đã qua, các nhà nghiên cứu phải sử dụng nhiều tư liệu đã được công bố từ trước tới nay.

Thực tế quá trình xây dựng và phát triển về mọi mặt của Việt Nam so với thế giới thường chậm hơn rất nhiều Chúng ta cần nhiều thông tin nhưng những thông tin đó phải phù hợp với từng giai đoạn lịch sử phát triển của đất nước Chúng ta không thể dùng những tài liệu của nước ngoài để đem áp dụng vào Việt Nam mà chỉ nên dùng với ý nghĩa tham khảo vì thực tế những thông tin chúng ta cần ở mức độ chưa cao, nhiều thông tin áp dụng vào hoàn cảnh xã hội Việt Nam chưa phù hợp.

Khi vận dụng tiêu chí về thời gian để xác định và xem xét giá trị quý, hiếm của tài liệu chúng ta cần quan tâm tới từng bối cảnh lịch sử của đất nước Mỗi thời kỳ lịch sử của đất nước sẽ là cái mốc giúp chúng ta đánh giá đúng đắn nhất về giá trị của tài liệu được phát hành trong thời gian đó Trong mỗi hoàn cảnh lịch sử, do các nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau nên các tài liệu sẽ được phát hành và lưu giữ, bảo quản trong các tình trạng khác nhau.

Lịch sử Việt Nam trải qua nhiều biến cố thăng trầm và việc lưu giữ,bảo quản các tài liệu của các thời kỳ lịch sử là rất khó khăn Hiện nay các tài liệu thời kỳ phong kiến Việt Nam (tài liệu Hán - Nôm) không lưu giữ được nhiều và hầu như vẫn tồn tại trong nhân dân mà chưa được thu thập về những nơi lưu giữ chung như: Viện Hán Nôm, Viện Sử học Việt Nam hoặc Thư việnQuốc gia Việt Nam Tài liệu thời kỳ Pháp thuộc hay tài liệu thuộc giai đoạn từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến 1954 cũng bị mất nhiều do chiến tranh,thiên tai xảy ra liên miên, và chúng ta cũng chưa có chế độ bảo quản tốt cho các tài liệu thuộc diện lưu trữ Các tài liệu từ những năm 1954 trở lại đây cũng “ chịu chung số phận” mà thất thoát và hỏng nhiều Chính vì thế những tài liệu trong các giai đoạn này số lượng còn rất ít Không những thế những giá trị lịch sử của những tài liệu này cũng rất cao vì chúng lưu dấu những sự kiện trọng đại của lịch sử Nhờ vào những tài liệu này mà con cháu chúng ta muôn đời sau muốn hiểu được cuộc sống, chiến đấu và xây dựng đất nước của cha ông đi trước, mới có cái để kế thừa và phát huy những tinh hoa của dân tộc Do đó những tài liệu này có thể phân loại vào những tài liệu quý hiếm.Theo các văn bản hướng dẫn của Cục lưu trữ Quốc gia Việt Nam, các tài liệu thuộc các giai đoạn lịch sử càng sớm thì có giá trị càng cao; các tài liệu xuất hiện cách ngày nay càng lâu càng được coi là quý hiếm.

Tài liệu quý hiếm của Thư viện Quốc gia Việt Nam có mốc thời gian từ những năm 1954 trở về trước đối với tài liệu Hán Nôm và sách báo Đông Dương và từ những năm 1970 trở lại đây đối với tài liệu luận án.

1.2.2 Nhóm tiêu chí về nội dung của tài liệu

Yếu tố quan trọng để đảm bảo tài liệu thuộc diện quý hiếm hay không thể hiện ở khía cạnh giá trị của nội dung tài liệu, những mối quan hệ với một thời kỳ (một hiện tượng, sự kiện, quá trình, đối tượng) lịch sử cụ thể đã tạo tiền đề cho sự xuất hiện của tài liệu đó Việc đánh giá giá trị về mặt nội dung của tài liệu là rất quan trọng, nhất là trong việc lựa chọn các tài liệu có giá trị đặc biệt. Ý nghĩa nội dung của tài liệu được xem xét trên cơ sở so sánh giá trị của tài liệu, được hình thành từ ba yếu tố chính:

- Ý nghĩa của sự kiện, hiện tượng, sự việc được phản ánh trong tài liệu.

- Ý nghĩa của nội dung thông tin về sự kiện, hiện tượng, sự việc đó hay giá trị của bản thân thông tin tài liệu phù hợp với tình hình nghiên cứu thời kỳ xuất hiện của tài liệu.

- Tính mới mẻ, không trùng lặp với các thông tin khác.

Với các yếu tố này thì các tài liệu thuộc diện quý hiếm phải là các tài liệu phản ánh các khía cạnh của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và khoa học kỹ thuật của đất nước như:

- Tài liệu phản ánh chế độ chính trị, kinh tế, sự phát triển của xã hội qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc; tài liệu phản ánh sự phát triển của phương thức và lực lượng sản xuất, môi trường sinh thái, điều kiện tự nhiên - xã hội, những phát minh, sáng chế.

- Tài liệu phản ánh quan hệ đối ngoại trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá - xã hội, khoa học và giáo dục.

- Tài liệu phản ánh sự phát triển của các dân tộc.

- Tài liệu phản ánh các sự kiện lịch sử tiêu biểu của dân tộc trong công cuộc phòng và chống giặc ngoại xâm cũng như sự đàn áp, bóc lột của các giai cấp thống trị đối với nhân dân lao động…

- Tài liệu về các nhà hoạt động chính trị, khoa học, quân sự, văn hoá, giáo dục, tôn giáo và văn học - nghệ thuật tiêu biểu qua các thời đại…

- Tài liệu về việc bảo vệ các di sản văn hoá, lịch sử, về việc lưu danh muôn thuở những nhân vật xuất chúng.

Sự kết hợp các tiêu chí về thời gian, nội dung và đặc điểm của tài liệu sẽ giúp cho việc đánh giá chính xác các tài liệu thuộc dạng đặc biệt Tiêu chí về nội dung, tác giả và thời gian tạo lập tài liệu mang ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên, việc kết hợp các tiêu chí này cũng cần có sự linh hoạt trong quá trình phân loại tài liệu để đưa chúng vào dạng tài liệu quý hiếm.

Bộ sưu tập vốn tài liệu quý hiếm của Thư viện Quốc gia Việt Nam đã phản ánh được nhiều mặt đời sống, kinh tế, xã hội, văn hoá…Việt Nam từ thời phong kiến đến ngày nay và rất ít được tái bản Đặc biệt những tài liệu luận án - các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam đã có những đóng góp tích cực vào thực tiễn sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

1.2.3 Nhóm tiêu chí về hình thức tài liệu

Trong lịch sử phát triển của nhân loại, chúng ta có thể thấy nhiều mốc quan trọng, đánh dấu những bước phát triển của nhân loại Một trong những mốc đó là tìm ra chữ viết và sau là việc sách ra đời Có lẽ đấy là một mốc quan trọng trong những mốc quan trọng Bởi vậy, nhà văn Macxim Goocky đã nhận xét: “Sách, có lẽ là một kỳ công phức tạp và vĩ đại nhất trong tất cả các kỳ công mà loài người đã tạo ra trên con đường đi tới hạnh phúc và tương lai hùng mạnh” [3, tr.45].

Ngày nay, trong thư viện, chúng ta thấy rất nhiều loại sách báo, sách về khoa học tự nhiên, sách về khoa học xã hội… Về hình thức, sách cũng đã xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau Chúng ta thấy bên cạnh những sách cổ được ghi chép trên đất, đá, đồng… là những cuốn sách thông dụng, hiện đại được in đúng quy cách quốc tế. Điểm lại sự xuất hiện của các kiểu sách gắn liền với những điều kiện cụ thể, giúp ta thấy quá trình xuất hiện sách từ đơn giản đến phức tạp, cũng không ngoài lí do yêu cầu của nền sản xuất xã hội.

Ý nghĩa, tầm quan trọng của vốn tài liệu quý hiếm

Vốn tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam là một kho tàng vô giá, không một thư viện nào của Việt Nam có được và không có gì có thể thay thế nổi vì nó là di sản văn hoá thành văn của dân tộc Chúng là những chiến tích lịch sử quý giá, là căn cứ cho phép chúng ta nghiên cứu về quá khứ đã qua, về những bước thăng trầm của lịch sử và văn hoá dân tộc; chúng là những thành tựu văn hoá được tích luỹ rất lâu đời trong dòng chảy của lịch sử dân tộc, như những lớp trầm tích đáng tin cậy để ta bóc tách các lớp thời gian mà cha ông ta đã đi qua và đã đạt được trên con đường đấu tranh gian khổ để sinh tồn.

Tiếng Việt - ngôn ngữ chủ đạo của nền văn hoá dân tộc cũng để lại trong di sản văn hoá thành văn những dấu tích rất thú vị của quá trình hình thành, phát triển của chính bản thân ngôn ngữ nói riêng và của văn hoá dân tộc nói chung Thời kỳ đầu, khi hình thành văn tự riêng, cha ông ta đã mượn chữ Hán để ghi âm tiếng Việt, do đó trong vốn tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam chúng ta thấy một mảng tài liệu quý hiếm có giá trị lịch sử và văn hoá rất cao đó là mảng tài liệu viết bằng chữ Nôm. Đây là mảng tài liệu thể hiện tính độc lập dân tộc và chủ quyền của cha ông ta Mặc dù trải qua gần 1000 năm Bắc thuộc nhưng nhân dân ta vẫn không bị đồng hoá mà trái lại nội lực của dân tộc đã tạo nên bước phát triển mới về văn hoá mà cụ thể ở đây sự xuất hiện chữ Nôm Nó phản ánh xác thực các mặt trong đời sống chính trị, văn hoá, văn hoá…của Việt Nam trong cả một giai đoạn lịch sử.

Bên cạnh ngôn ngữ dân tộc như tiếng Việt, vốn tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam còn có nhiều tài liệu được viết bằng ngoại ngữ. Trước hết phải kể đến tiếng Hán Tiếng Hán có một vị trí quan trọng hàng đầu trong nền văn hoá Việt Nam Đó là công cụ viết đầu tiên mà cha ông ta đã học được của nền văn hoá khổng lồ láng giềng: văn hoá Trung Quốc Nhiều tác phẩm nổi tiếng của nền văn hoá dân tộc đều được viết bằng tiếng Hán Các văn bản mang tính hành chính hoặc mang tính chính thống như các sắc phong, các đạo luật, các chiếu chỉ đều được viết bằng tiếng Hán.

Sau tiếng Hán phải kể đến tiếng Pháp, ngôn ngữ của một nền văn hoá khổng lồ thứ hai mà văn hoá Việt Nam có dịp được (bị) giao lưu Mối giao lưu này đã đem lại cho văn hóa Việt Nam một bước tiến đáng kể, nó đã giúp văn hoá Việt Nam từ một nền văn hoá nhỏ của khu vực Đông Nam Á trở thành một nền văn hoá thế giới (xét ở bình diện có đầy đủ những loại hình, thể loại văn hoá nghệ thuật như báo chí, kịch, phim, các thể loại văn học mới như phóng sự, thơ tự do, tiểu thuyết tâm lý…) Và bằng chứng của sự tiến bộ đó, của bước đột phá đó là mảng tài liệu quý hiếm bằng tiếng Pháp.

Mảng này gồm hai bộ phận, một (và chiếm đại đa số) là những tài liệu được in ấn trong thời Pháp thuộc, trong đó bao gồm cả những dạng tư liệu mới được xuất hiện ở Việt Nam (như các loại báo, tạp chí) Mảng tư liệu này là nguồn tư liệu quý để nghiên cứu những biến cố lịch sử về đầy đủ các phương diện như văn hoá, chính trị, xã hội thời thuộc Pháp Đặc biệt có giá trị là sách nghiên cứu về cải cách và phân chia địa chính, hành chính, các tư liệu dân tộc học về các dân tộc ít người cư trú trên địa bàn Việt Nam Đây là những tư liệu ban đầu, mang tính khởi nguyên của ngành dân tộc học Việt Nam, dù chủ yếu là do người Pháp tiến hành Các nghiên cứu, điều tra về tài nguyên và khoáng sản thời kỳ này cũng tạo một nền tảng mới cho khoa học địa chất của Việt Nam Hai là, những sách xuất bản bằng tiếng Pháp như một ngoại ngữ, bao gồm những tư liệu của nhà nước Việt Nam về các đường lối, chính sách, các sách về chủ đề Việt Nam học của Việt Nam.

Vốn tài liệu quý hiếm của dân tộc là những lớp phù sa văn hoá lắng đọng lại trong dòng sông lịch sử chảy theo thời gian, vì thế các lớp phù sa này luôn luôn có dấu tích của thời đại Những bước tiến của nền văn minh dân tộc cũng luôn để lại các dấu vết không mờ trên vốn tài liệu quý hiếm.

Thực trạng vốn tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam

1.4.1 Cơ sở pháp lý của việc hình thành vốn tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam Để các cơ quan thư viện có cơ sở pháp lý thu nhận xuất bản phẩm trong xã hội, người ta định ra chế độ lưu chiểu xuất bản phẩm Chúng ta có thể hiểu bản lưu chiểu xuất bản phẩm là bản của mỗi xuất bản phẩm của đất nước mà mỗi người xuất bản, nhà in hay cơ quan đứng ra xuất bản bắt buộc phải nộp cho cơ quan quản lý xuất bản, các thư viện lớn, được quy định chặt chẽ bằng các văn bản pháp luật của nhà nước.

Sở dĩ, chế độ lưu chiểu được coi là cơ sở pháp lý để bảo tồn di sản văn hóa chữ viết của dân tộc vì để thực hiện nó mỗi đất nước phải xây dựng một hệ thống các văn bản mang tính pháp luật, mọi cơ quan xuất bản phải tuân thủ nếu họ muốn tiếp tục hành nghề Đồng thời trong các văn bản đó có quy định những điều khoản giúp bảo quản lâu dài các bản lưu chiểu.

Sách lưu chiểu hiểu theo đúng nghĩa của nó chính là sách của các quốc gia độc lập, nó quy định mỗi khi xuất bản, trước khi phát hành đều phải nộp một số lượng bản nhất định cho các cơ quan nhà nước uỷ thác. Đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã ban hành chế độ lưu chiểu ở các xứ thuộc địa Ngoài mục đích là vơ vét của cải tinh thần của các dân tộc bị xâm lược, làm giàu cho chính quốc thì còn có mục đích nữa là để kiểm soát sách báo xuất bản đi ngược lại quyền lợi, chống đối sự thống trị của chúng.

Chính vì vậy, Nghị định ngày 31/01/1922 của Toàn quyền Đông Dương Albert Xaraut về việc nộp lưu chiểu chính thức cho ấn phẩm ra đời và quy định các nhà xuất bản, nhà in trên toàn cõi Đông Dương phải nộp lưu chiểu cho Thư viện Trung ương với hình thức không phải trả tiền, mỗi xuất bản phẩm phải nộp 02 bản: một giữ lại thư viện Trung ương Đông Dương Hà Nội, một bản mang về Pháp Ngay cả những năm chiến tranh ác liệt nhất, sách báo vẫn được gửi về Thư viện Quốc gia ở Paris Vì vậy, mà thư viện này có kho sách Đông Dương đầy đủ nhất.

Có thể nói Nghị định 31/01/1922 là văn bản pháp lý đóng góp phần tích cực vào việc thực hiện chế độ lưu chiểu ở Việt Nam nói riêng và trên toàn cõi Đông Dương nói chung Tuy rằng, người Pháp lúc đó chỉ coi việc xây dựng vốn tài liệu lưu chiểu Đông Dương tại thư viện Pháp là chủ yếu nên không quan tâm nhiều đến việc tổ chức kho tài liệu lưu chiểu tại thư viên Trung ương Đông Dương Hà Nội, nhưng những gì còn lại của kho tài liệu ĐôngDương tại thư viện Trung ương Đông Dương Hà Nội (nay là Thư viện Quốc gia Việt Nam) vẫn là nguồn tư liệu trở nên vô cùng quý hiếm để nghiên cứu Đông Dương về mọi mặt, và là vốn tài liệu quý hiếm cần được giữ gìn và bảo quản.

Ngày 29/01/1945, Toàn quyền Đông Dương lại ban hành Nghị định quy định lại chế độ nộp lưu chiểu và đặt ra Sở quản lý nộp bản lưu chiểu Cơ quan này đặt dưới quyền điều hành của Giám đốc Nha Lưu trữ và thư viện Đông Dương Sau khi tái chiếm Đông Dương, thực dân Pháp đã khôi phục Nha Văn khố và thư viện, đồng thời tiến hành chế độ lưu chiểu văn hoá phẩm theo sắc lệnh ngày 17/7/1946 của Thủ tướng Biraulr về điều kiện nộp bản tại các lãnh thổ hải ngoại Ngày 12/10/1946, Cao uỷ Pháp Bollaert tại Đông Dương ký hiệp định thành lập Ty nộp bản trực thuộc Nha Văn khố và thư viện phủ Cao uỷ với nhiệm vụ thu thập các xuất bản phẩm, phim và đĩa hát của năm xứ Đông Dương gửi về Pháp Các văn bản trên quy định tất cả các văn hoá phẩm (sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, bản đồ, nhạc phẩm, băng từ, đĩa hát…), trước khi phát hành, bán, cho thuê, phát không, hoặc nhượng quyền xuất bản đều phải nộp lưu chiểu.

Sau khi chính quyền cách mạng ra đời (31/01/1946), Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà xét thấy việc tàng trữ văn hoá phẩm là điều hết sức cần thiết cho quốc gia, dân tộc về phương diện văn hoá nên Chủ tịch

Hồ Chí Minh, chiểu theo lời đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục, đã ký Sắc lệnh số 18/SL đặt vấn đề lưu chiểu văn hóa phẩm trong nước Việt Nam Có thể nói Sắc lệnh này có giá trị hết sức to lớn, là công cụ pháp lý quan trọng đầu tiên cho sự nghiệp lưu chiểu nhằm thu thập, tàng trữ vốn xuất bản phẩm của đất nước Nét đáng chú ý là Sắc lệnh này được xây dựng trên cơ sở tham khảo, vận dụng những nét tinh hoa, ưu việt của các văn bản pháp lý của nước ngoài về chế độ lưu chiểu, đặc biệt là của Pháp.

Nhìn chung trong suốt thời gian gần 50 năm có hiệu lực (1946-1993), Sắc lệnh số 18/SL đã đóng một vai trò rất quan trọng là cơ sở pháp lý vững chắc cho Thư viện Quốc gia trong việc thu nhận, xây dựng vốn xuất bản phẩm lưu chiểu dân tộc để tàng trữ lâu dài cho thế hệ mai sau Sở dĩ ở đây chỉ lấy mốc hiệu lực của Sắc lệnh 18/SL đến năm 1993 vì đến tháng 7/1993 Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Xuất bản - đây là đỉnh cao về pháp luật xuất bản ở Việt Nam Luật xuất bản gồm 6 chương và 45 điều và Tại điều 21 của Luật xuất bản quy định rõ: “ ít nhất 07 ngày trước khi phát hành xuất bản phẩm, nhà xuất bản, tổ chức được phép xuất bản phải nộp lưu chiểu 04 bản cho Thư viện Quốc gia Việt Nam” [ 13].

Bên cạnh chức năng thu nhận các xuất bản phẩm do các nhà xuất bản trong nước xuất bản, trong Quyết định 401/TTg ngày 09/10/1976 “về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thư viện Quốc gia” quy định Thư viện Quốc gia Việt Nam là cơ quan duy nhất được nhận tất cả các bản luận án tiến sĩ, phó tiến sĩ của người Việt Nam bảo vệ trong và ngoài nước cũng như của người nước ngoài bảo vệ tại Việt Nam Trước năm 1976 vốn tài liệu đặc thù và rất quý này do nhiều cơ quan được quyền thu nhận Tuy không có văn bản chính thức nào hướng dẫn nhưng có 03 cơ quan thường thu nhận các bản luận án này (phụ thuộc vào sở thích của người nộp), đó là:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam thu nhận một phần các luận án, cả về khoa học xã hội - nhân văn và khoa học tự nhiên, kỹ thuật công nghệ.

- Thư viện Khoa học Kỹ thuật Trung ương thu nhận một phần luận án về khoa học tự nhiên, kỹ thuật công nghệ.

- Viện Thông tin Khoa học xã hội thu nhận một phần các luận án về khoa học xã hội - nhân văn.

Sau khi có Quyết định 401/TTg, kể từ năm 1976, Thư viện Quốc gia Việt Nam được tiếp nhận số luận án đã lưu giữ ở hai cơ quan: Viện Thông tin Khoa học xã hội và thư viện Khoa học Kỹ thuật Trung ương (nay là Trung tâm Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia) chuyển sang, đồng thời thu nhận toàn bộ số luận án được bảo vệ hàng năm từ đó đến nay.

1.4.2 Các loại tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam

Hiện nay ở Thư viện Quốc gia Việt Nam có 5.364 bản tài liệu Hán Nôm Đây là nguồn thư tịch cổ chứa đựng lượng thông tin phong phú, đa dạng, rất đáng tin cậy về các vấn đề địa lý, lịch sử, văn hoá, giáo dục, văn học nghệ thuật dân tộc trong diễn trình lịch sử Rất nhiều cuốn sách có giá trị, chứa đựng nhiều thông tin lịch sử đang được lưu giữ tại đây như: cuốn “Quốc triều thư khế” có niên hiệu Thống Nguyên (năm 1522 - 1527); tập “Mẫu văn khế”, khoán ước dùng trong giao dịch dân sự, đầu thời Lê - một bản sách in ván gỗ chữ Hán cổ; tập “Mộ Trạch Lê thị gia phả sự tích ký” - bản chép tay chữ Hán về gia phả họ Lê ở Mộ Trạch…nhiều sách của các tác giả nổi tiếng như: “Cung oán khúc ngâm” của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều bản chữ Nôm; cuốn từ điển Hán - Nôm cổ nhất “Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa” ra đời vào thế kỷ XVII - tương truyền do bà hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (Thời

Lê ) biên soạn, trong đó có 3.394 mục từ ngữ Hán được giải thích ra tiếng Việt (dưới dạng chữ Nôm), theo lối có vần, chủ yếu là thơ lục bát…

1.4.2.2 Sách Đông Dương (xuất bản trước 1954)

Sách Đông Dương ở Thư viện Quốc gia Việt Nam hiện nay có 67.600 bản Kho tài liệu gồm vốn sách tiếng Pháp và tiếng Việt xuất bản ở ĐôngDương, viết về Đông Dương và Việt Nam (thời Pháp thuộc), phong phú vào loại bậc nhất thế giới (riêng số sách viết về Đông Dương đã lên tới 54.000 bản; chỉ sau thư viện Quốc gia Paris) Kho tài liệu này có nhiều tài liệu quý hiếm - tiêu biểu là cuốn sách của Alexandrode, của Rabelais (xuất bản năm 1552); Marchand L’ Aricain của C Castelani (xuất bản năm 1603); Bayle (xuất bản năm 1740); Dictionaire Latino - Anamiticum (xuất bản năm 1886)

CÔNG TÁC BẢO QUẢN VỐN TÀI LIỆU QUÝ HIẾM Ở THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM

Công tác bảo quản vốn tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam

2.1.1 Vấn đề nhân sự và cơ sở vật chất trong công tác bảo quản vốn tài liệu quý hiếm

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và chiến tranh biên giới phía Bắc,công tác bảo quản tài liệu của Thư viện Quốc gia Việt Nam không được tập trung vì có nhiều kho sách phải chuyển đi sơ tán ở Việt Bắc và Thành phố Hồ

Chí Minh Đến năm 1987, các kho sách đi sơ tán mới được chuyển hết về Thư viện Lúc này, công việc bảo quản tài liệu do các phòng có kho sách chịu trách nhiệm Tổ bảo quản phân bổ cán bộ đến từng kho làm việc Mỗi kho tiếp nhận 1- 2 nhân viên bảo quản trong đó nhiều nhất là kho sách phòng đọc và kho báo, tạp chí Năm 1989, do tài liệu nhập về Thư viện ngày càng nhiều, nhu cầu bảo quản tài liệu cũng tăng lên nên Thư viện Quốc gia Việt Nam đã hình thành một phòng chức năng nữa là: “Phòng Microfilm - Bảo quản và tu sửa tài liệu” Đến năm 1992, phòng này chính thức gọi là: “Phòng bảo quản”. Đội ngũ cán bộ Phòng Bảo quản của Thư viện Quốc gia hiện nay gồm

24 cán bộ trong đó có: 1 Trưởng phòng (chịu trách nhiệm quản lý chung) và 1 Phó trưởng phòng có nhiệm vụ hỗ trợ Trưởng phòng trong công tác; Phòng được chia làm các tổ: in sao chụp, tổng kho, vệ sinh tài liệu, phục chế, đóng sách, chuyển dạng tài liệu.

Mặc dù, đội ngũ cán bộ này phần lớn chưa được đào tạo một cách bài bản về bảo quản tài liệu, song do tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm việc cùng với lòng nhiệt tình, yêu nghề, Phòng luôn hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch do Giám đốc Thư viện đề ra Mỗi năm, các cán bộ của Phòng Bảo quản đã tu sửa và đóng bìa cho khoảng 10.000 cuốn sách báo, tạp chí; tổ chức vệ sinh lần lượt cũng như định kỳ kiểm tra mối mọt và các loại côn trùng khác trong tất cả các kho của Thư viện Ngoài ra, Phòng Bảo quản còn phối hợp với Công ty Bảo quản Nông Lâm sản thành phố Hà Nội phun thuốc phòng chống sự phá hoại của các loại côn trùng cho tất cả các kho sách báo ở Thư viện Quốc gia Việt Nam.

Công tác bảo quản tài liệu luôn được Thư viện quan tâm Từ tháng 10 năm 2002, Phòng Bảo quản đảm nhận việc rút sách từ kho đưa ra các phòng phục vụ bạn đọc Biện pháp này sẽ giúp cho công tác bảo quản tài liệu được tốt hơn.

So với những năm trước đây, cơ sở vật chất dùng cho Phòng Bảo quản trong công tác bảo quản vốn tài liệu quý hiếm đã được trang bị hiện đại hơn. Tại các kho bảo quản đã được trang bị máy điều hoà không khí, máy hút ẩm, máy đo nhiệt độ, độ ẩm được hoạt động 24/24h Ở quy trình phục chế đã có các máy: khử axit, khử mùi, vệ sinh tài liệu, bồi nền tài liệu…quy trình chuyển dạng tài liệu có máy ảnh canon 10, máy scan với nhiều dạng cuốn, đứng…

Với phương châm lấy sức khoẻ con người làm trọng vì công việc làm vệ sinh kho sách chủ yếu tiến hành bằng phương thức đơn giản khi cán bộ thư viện tiếp xúc trực tiếp với tài liệu bằng bàn chải, khăn lau, máy hút bụi , nên Thư viện Quốc gia Việt Nam luôn chú ý trang bị đầy dủ phương tiện bảo hộ lao động cho nhân viên Phòng Bảo quản khi vào kho như: mũ, khẩu trang, áo khoác ngoài…

Sự thiếu sót ở khâu đào tạo cơ bản về bảo quản cho cán bộ Thư viện nói chung cũng như đào tạo chuyên sâu cho cán bộ Phòng Bảo quản nói riêng, cùng với cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại còn ít; trong khi vốn tài liệu quý hiếm ngày càng tự lão hoá dẫn đến nguy cơ tài liệu bị phá huỷ rất cao và dẫn đến vốn tài liệu này của Thư viện - những di sản quý giá của dân tộc sẽ dần bị mất đi Chính vì vậy, các cán bộ Phòng Bảo quản của Thư viện Quốc gia Việt Nam là những người có trách nhiệm cao nhất trong việc bảo quản cũng như tìm ra những giải pháp thiết thực nhất để ngăn chặn những nguyên nhân huỷ hoại tài liệu đang diễn ra hằng ngày.

2.1.2 Những nguyên nhân làm hủy hoại tài liệu

2.1.2.1 Nguyên nhân chủ quan Đó chính là sự lão hoá của tài liệu Lão hoá của tài liệu là một trong những nguyên nhân làm cho tài liệu bị hư hỏng nhiều, nhất là đối với tài liệu quý hiếm Nguyên nhân chính gây ra lão hoá tài liệu đó là do chất lượng của giấy, mực in kém và cùng với điều kiện bảo quản tài liệu Tài liệu bị lão hoá sẽ trở nên hư hỏng rất nhanh và rất khó để có thể bảo quản.

Tài liệu xuất bản trước năm 1954 đa phần làm bằng giấy Dó nhất là các tài liệu Hán - Nôm Đây là loại giấy được làm từ vỏ cây Dó và sản xuất hoàn toàn bằng phương pháp thủ công Giấy Dó chủ yếu được làm bằng cách giã vôi trong cối bằng đá, do vậy độ axit trong giấy không tăng cho độ bền trên

500 năm Tuy nhiên, với chất lượng tốt như vậy tài liệu Hán - Nôm của Thư viện vẫn bị hư hỏng, cũ nát rất nhiều theo thời gian Kho tài liệu Hán - Nôm hiện nay có tình trạng: một số tài liệu có phần bìa và gáy tách rời ra khởi các trang nội dung, một số các quyển sách khác thì các trang sách lại bị dính bết vào với nhau không thể nào tách ra mà không làm rách những trang này và hầu hết các tài liệu có phần chữ viết trong chính văn đã bị mờ rất khó đọc, thậm chí là không đọc được Đó là một thiệt thòi rất lớn cho bạn đọc thế hệ sau, sẽ không được biết đến một kho tàng sách Hán - Nôm quý giá đến như vậy.

Về phần kho sách Đông Dương cùng với kho báo, tạp chí xuất bản trước năm 1954 thì giấy làm nên các tài liệu đó được sản xuất bằng phương pháp cơ giới, giấy được ra đời trên dây truyền hiện đại hơn giấy Dó Nhưng những loại giấy này được sản xuất trên cơ sở sử dụng rất nhiều bột gỗ và nhiều hoá chất rẻ tiền nên giấy có độ axit cao làm cho tuổi thọ của tài liệu giảm đi đáng kể Kết quả là kho Đông Dương hiện nay rất nhiều tài liệu đã bị ố vàng, mục nát, mất độ bền dai, ngày càng hư hỏng nặng hơn mà chúng ta chỉ còn cách hạn chế dần chứ không thể ngăn lại sự lão hóa của vốn tài liệu này.

Viện công nghiệp giấy xenluylô đã đưa ra kết quả khảo sát kho sách của Thư viện là: Một số tài liệu Hán - Nôm sẽ có nguy cơ huỷ hoại hoàn toàn trong vòng 5 - 10 năm nữa Các tài liệu khác qua đo đạc (nhờ phương pháp lão hoá nhân tạo) cũng chỉ còn tuổi thọ không quá 50 năm Hiện nay, đã có rất nhiều tài liệu quý hiếm đã không còn đủ điều kiện độ bền, độ rõ nét của chữ trừ một số tài liệu được viết bằng giấy Dó nguyên chất. Đối với tài liệu luận án, sự lão hoá tài liệu đã được giảm đi đáng kể do sự cải tiến từ chất lượng giấy in: giấy trắng tinh, nhẵn, độ dày mỏng của tờ giấy vừa vặn, mực và kỹ thuật in sắc nét, rõ ràng nhưng độ axit trong giấy vẫn là một vấn đề làm đau đầu các nhà sản xuất Chính vì thế hiện nay không chỉ Thư viện Quốc gia Việt Nam mà hầu hết các Thư viện vẫn chưa có và chưa thể có một biện pháp tích cực nào để chống lại sự tự huỷ hoại tài liệu do những tác nhân nội tại của giấy.

- Tài liệu vận chuyển nhiều lần qua các cuộc chiến tranh, xây dựng cơ sở vật chất.

Cuộc đấu tranh với hai đế quốc sừng sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giành lại độc lập đã gây ra rất nhiều mất mát to lớn cho dân tộc ta cả về vật chất cũng như tinh thần Mặt tinh thần ở đây chính là vốn văn hoá của dân tộc đã bị huỷ hoại, mất mát rất lớn Trải qua những cuộc chiến tranh nói trên, vốn tài liệu quý hiếm của Thư viện Quốc gia Việt Nam đã bị thất thoát rất nhiều, làm cho vốn tài liệu hiện nay không còn được đầy đủ, một vấn đề mà Thư viện chưa thể khắc phục được.

Cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp của nhân dân ta đã thành công vang dội, quân Pháp thua trận và phải công nhận một nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Năm 1954, quân Pháp rút khỏi Hà Nội, chúng đã mang theo rất nhiều sách quý hiếm tạo lỗ hổng lớn cho kho sách Đông Dương của Thư viện Quốc gia, cũng là một mất mát to lớn cho dân tộc ta.

Nhận xét

Có thể nói, công tác bảo quản vốn tài liệu quý hiếm của Thư viện Quốc gia Việt Nam hiện nay đã có những bước tiến vượt bậc so với những năm trước kia Ngày nay, với điều kiện cơ sở vật chất tốt, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã giành rất nhiều thời gian và công sức cho công tác bảo quản vốn tài liệu quý hiếm của mình Có rất nhiều chương trình, dự án của thư viện cũng như của nước ngoài đặt ra nhằm khai thác và bảo quản vốn tài liệu quý hiếm một cách tốt nhất.

Có thể nói rằng trong những năm gần đây, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã có những bước chuyển mình trong công tác bảo tồn, bảo quản vốn tài liệu nói chung cũng như vốn tài liệu quý hiếm nói riêng của thư viện Và điều đó được thể hiện rõ:

- Nhiều dự án về bảo quản đã được thư viện hoàn tất, trong đó phải kể đến việc xây dựng xong khu nhà kho mới dùng để lưu trữ tài liệu Tại kho mới, môi trường được đảm bảo rất tốt cho việc bảo quản tài liệu: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thích hợp, không khí trong lành, thông thoáng và chưa có dấu hiệu tài liệu bị phá huỷ bởi vi sinh vật và các loại gặm nhấm Riêng về vốn tài liệu quý hiếm, đã có sự quan tâm thích đáng của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch với việc đầu tư dự án nâng cao năng lực bảo quản năm 2006 mà phần lớn dự án là trang bị máy móc cho việc tu bổ, phục chế tài liệu.

- Thư viện tiếp tục duy trì việc hạn chế sử dụng trực tiếp vốn tài liệu quý hiếm và tăng cường duy tu, bảo quản chúng bằng cách thực hiện phương án vi thể hoá tài liệu: chuyển nội dung tài liệu sang dạng vi phim, vi phiếu, số hoá và bảo quản bản gốc một cách nghiêm ngặt Ngoài ra, hoạt động tu bổ, phục chế tài liệu hư hỏng cũng được thư viện duy trì thường xuyên Cho đến nay đã có một lượng sách, báo không nhỏ được tu bổ, phục chế để tiếp tục phục vụ bạn đọc.

- Tại các kho sách của thư viện đã được trang bị giá sách phù hợp cho mỗi loại tài liệu và là giá nhôm hoặc giá bằng gỗ lim để tránh mối mọt xâm hại đến sách Đây là một cố gắng rất lớn trong công tác bảo quản tài liệu của Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Thư viện Quốc gia Việt Nam luôn đề cao công tác giáo dục ý thức bảo quản tài liệu cho toàn bộ đội ngũ cán bộ thư viện và độc giả Ở mỗi phòng đọc, thư viện đều bố trí bảng nội quy dán tại cửa phòng ghi rõ các hình thức kỷ luật nếu bạn đọc nào vi phạm và có cả nội quy bảo vệ kho tàng tại các phòng kho.

- Thư viện Quốc gia Việt Nam cũng đã chú trọng vào những chiến lược lâu dài bảo tồn tài liệu trên cả hai phương diện là công nghệ và tổ chức phối hợp, hợp tác với quy mô quốc gia và quốc tế nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ thư viện Điều này được chứng tỏ qua các hoạt động như: hợp tác với thư viện nghiên cứu Mỹ làm dự án vi phim; tham gia đầy đủ các hội thảo quốc tế về bảo quản; cử cán bộ đi học các khoá đào tạo về bảo quản tài liệu ở Thái Lan năm 2000; tham dự hội nghị thư viện trong đó đề cập đến vấn đề bảo quản ở Singapore năm 2001; dự án đưa một chuyên gia tình nguyện Australia về lĩnh vực bảo quản tài liệu giấy về làm việc tại Thư viện Quốc gia Việt Nam trong hai năm; Quỹ Ford đã tài trợ cho Thư viện 40.000 USD để dịch các tài liệu về bảo quản và tổ chức đào tạo cho các thư viện khoa học Việt Nam công tác bảo quản tài liệu; từ năm 2007- 2009 nhờ sự vận động của Hội bảo tồn di sản chữ Nôm(VNPF), trường đại học North Carolina đã tài trợ cho Thư viện Quốc gia Việt Nam một khối lượng lớn những trang thiết bị và vật tư để bảo quản tốt kho sách, nhằm hỗ trợ năng lực bảo quản vốn tài liệu quý hiếm cho cán bộ Thư viện Quốc gia Việt Nam và một số thư viện tỉnh tại HàNội, Thư viện Quốc gia Việt Nam và đại sứ quán Mỹ phối hợp tổ chức khoá đào tạo về tu bổ, phục chế và làm hộp bảo vệ tài liệu Hán - Nôm do chuyên gia bảo quản - Giám đốc trung tâm bảo quản đại học Cornel (Mỹ), ông JohnFrancis Dean trực tiếp giảng dạy;…Cũng từ sự hợp tác này, các cán bộ củaThư viện Quốc gia Việt Nam đặc biệt là các cán bộ Phòng Bảo quản đã nâng cao được trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tiếp cận được những quy trình và công nghệ hiện đại trên thế giới về công tác bảo quản để phục vụ bạn đọc tốt hơn Đồng thời, thành quả thu được qua sự hợp tác này là vốn tài liệu của Thư viện nói chung và vốn tài liệu quý hiếm nói riêng đã được bảo quản tốt hơn, lâu dài hơn.

Song song với những việc đã làm được thì công tác bảo quản và khai thác sử dụng vốn tài liệu quý hiếm vẫn còn những hạn chế nhất định.

- Kho bảo quản tài liệu Hán - Nôm được để chung với nhiều loại tài liệu khác nên diện tích kho hơi chật, khoảng cách giữa các tài liệu không đúng tiêu chuẩn làm cho tài liệu chóng bị huỷ hoại hơn

- Các biện pháp bảo quản vốn tài liệu quý hiếm như: khử bụi, diệt trừ nấm mốc, mối mọt, côn trùng, … bằng cách: xông thuốc, đặt bẫy giết chuột,

…nhưng cũng chỉ mang kết quả cục bộ, tạm thời không giải quyết được cơ bản vấn đề bảo quản tài liệu.

- Vấn đề nhân sự cũng là một hạn chế trong công tác bảo quản So với khối lượng sách, báo đồ sộ của Thư viện Quốc gia Việt Nam như hiện nay thì đội ngũ cán bộ làm công tác bảo quản, phục chế tài liệu còn rất mỏng, phần lớn chưa được đào tạo cơ bản về bảo quản và sử dụng các phương tiện kỹ thuật bảo quản tiên tiến nên hiệu quả công tác bảo quản chưa cao.

- Sự thiếu ý thức của độc giả là vấn đề nan giải nhất Mặc dù thư viện đã quy định nội quy tại các phòng đọc rất tỉ mỉ, rõ ràng với những hình phạt nghiêm khắc nhưng nhiều bạn đọc vẫn vi phạm và gây thiệt hại đáng kể cho vốn tài liệu quý hiếm của thư viện, làm cho những bạn đọc đến sau không có điều kiện để tham khảo tài liệu đó.

- Việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức và ý thức bảo quản tài liệu đối với cán bộ trong Thư viện và bạn đọc chưa được thực hiện thường xuyên, có hệ thống

- Kinh phí đầu tư cho việc bổ, sưu tầm, phục chế vốn tài liệu quý hiếm còn khó khăn nên làm chậm quá trình phát triển, mở rộng vốn tài liệu quý hiếm tại Thư viện Quốc gia Việt Nam

Nhìn ra các Thư viện trên thế giới như Thư viện Quốc gia Nga, Thư viện Alexander Turnbull của Thư viện Quốc gia New Zealand hoặc các thư viện trong khu vực như Thư viện Quốc gia Ấn Độ, Singapore, Indonexia, Thái Lan, có thể nói công tác bảo quản và lưu giữ vốn tài liệu mà đặc biệt là vốn tài liệu quý hiếm của họ được làm rất tốt và hiệu quả Ví dụ: Thư viện Quốc gia Indonexia rất quan tâm tới công tác bảo quản tài liệu Thư viện thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về công tác bảo quản giữa các đơn vị có liên quan như: Cục lưu trữ Quốc gia, Cục bảo tồn bảo tàng…để trao đổi, học tập kinh nghiệm về bảo quản tài liệu cũng như cổ vật quốc gia. Hoặc ở Thư viện Quốc gia Thái Lan có những bộ sưu tập vốn tài liệu quý hiếm gồm các tài liệu viết tay, các bản khắc, các tài liệu viết trên lá cọ…Công tác bảo quản những tài liệu này cũng được Thư viện Quốc gia Thái Lan quan tâm đặc biệt Các cán bộ của Thư viện đã xác định được các yếu tố gây hại ảnh hưởng tới tài liệu như: yếu tố thời gian, môi trường, côn trùng, điều kiện kho lưu giữ…hoặc chính từ quá trình cho ra đời tài liệu đó để áp dụng từng phương pháp bảo quản cụ thể Điều quan trọng nữa là họ đã xây dựng được cả một trung tâm bảo quản với đội ngũ cán bộ bảo quản được đào tạo chuyên sâu về bảo quản cùng các trang thiết bị bảo quản hiện đại Vì thế, vốn tài liệu quý hiếm của Thư viện Quốc gia Thái Lan mặc dù đã hình thành cách đây hơn

100 năm nhưng đến nay vẫn giữ được gần như nguyên vẹn…

So với các thư viện quốc gia trên thế giới, vốn tài liệu quý hiếm tại Thư viện Quốc gia Việt Nam còn có nhiều hạn chế và công tác bảo tồn, bảo quản tài liệu thư viện cũng vẫn còn yếu Chính vì vậy, các cán bộ Thư viện Quốc gia Việt Nam đang không ngừng nỗ lực học tập kinh nghiệm, áp dụng các phương thức bảo quản tiên tiến để bảo tồn vốn di sản văn hoá của dân tộc.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO QUẢN VỐN TÀI LIỆU QUÝ HIẾM Ở THƯ VIỆN QUỐC

Giải pháp chung

Xuất phát từ hiện trạng thực tế của vốn tài liệu quý hiếm ở Thư việnQuốc gia Việt Nam và chức năng, nhiệm vụ hiện nay, kho tài liệu quý hiếm của Thư viện Quốc gia Việt Nam đang cần có chế độ bảo quản đặc biệt.Muốn công việc bảo quản đạt hiệu quả cao cần có chương trình bảo quản cụ thể: từ kinh phí đầu tư, nhân lực, trang thiết bị, các biện pháp kỹ thuật cho tới thời gian tiến hành từng công việc Trên thực tế, khối lượng tài liệu của kho tài liệu quý hiếm là lớn, lại đang ở trong tình trạng bị rách nát, ố vàng, mờ chữ, giòn giấy, dễ mục nát…nên không thể tiến hành bảo quản đồng loạt được mà phải có kế hoạch chi tiết, ưu tiên theo tình trạng tài liệu Trong tương lai gần, giải pháp chung cho công tác bảo quản được đưa ra như sau:

- Tiếp tục thực hiện kế hoạch chuyển các tài liệu dạng giấy (sách, báo, tạp chí) sang vật mang tin khác: vi phim, vi phiếu và số hoá toàn văn các tài liệu quý hiếm để giúp bạn đọc tra cứu dễ dàng thuận tiện.

- Đào tạo cán bộ bảo quản, tạo điều kiện cho cán bộ bảo quản tham gia các cuộc hội thảo trong nước và quốc tế về bảo quản tài liệu đặc biệt là bảo quản tài liệu quý hiếm.

- Tuyên truyền về vấn đề bảo quản tài liệu cho bạn đọc và cán bộ thư viện để họ ý thức giữ gìn và bảo vệ tài liệu

- Ban hành các quy chế sử dụng, bảo quản tài liệu, đặc biệt là các tài liệu quý hiếm.

- Tăng cường kinh phí cho công tác bảo quản và phục chế tài liệu, đào tạo cán bộ bảo quản.

- Đặt quan hệ hợp tác với các trung tâm thông tin thư viện hoặc các cơ quan có những tài liệu quý hiếm để sao chụp những tài liệu mà Thư viện Quốc gia còn thiếu.

- Tiếp tục cử các nhóm cán bộ tới từng địa phương trong cả nước để sưu tầm những tài liệu quý được nhân dân cất giữ để làm giàu thêm vốn tài liệu quý hiếm cho kho sách của Thư viện Quốc gia.

- Dùng các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, giới thiệu về vốn tài liệu quý hiếm của thư viện và khuyến khích niềm đam mê đọc sách trong nhân dân, đồng thời giúp người dân hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo tồn, giữ gìn vốn di sản quý hiếm này Qua đó, người dân sẽ tự nguyện giúp đỡ

Thư viện Quốc gia Việt Nam trong việc sưu tầm, thu thập nguồn tài liệu quý hiếm trong nhân dân.

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị từ các dự án hợp tác trong nước và quốc tế.

- Kêu gọi sự đầu tư về mọi mặt trong công tác bảo quản tài liệu quý hiếm của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.

- Mở rộng quan hệ hợp tác với các thư viện quốc gia trên thế giới, các trung tâm nghiên cứu khoa học, đặc biệt là Thư viện Quốc gia Pháp để tiến hành trao đổi, bổ sung vốn tài liệu xuất bản trước năm 1954 mà Thư viện Quốc gia Việt Nam đã bị thiếu và hư hỏng.

- Cần phối hợp hơn nữa công tác bảo quản tài liệu quý hiếm với các thư viện quốc gia trên thế giới và các trung tâm nghiên cứu khoa học để tiếp cận nhanh, hiệu quả những công nghệ bảo quản tài liệu tiên tiến giúp cho công tác bảo quản tài liệu quý hiếm được thực hiện tốt hơn.

Giải pháp cụ thể

- Trang bị thêm các công cụ bảo quản hiện đại cho công tác bảo quản.

- Nhà kho phải luôn được đảm bảo các tiêu chuẩn về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, thông gió…

- Phục chế các tài liệu đã cũ, bị hư hỏng nhiều.

- Bảo đảm vệ sinh kho tài liệu và dùng các biện pháp hoá học để phòng chống côn trùng gây hại.

- Để có thể thực hiện được mọi công việc bảo quản trong tương lai,Thư viện Quốc gia Việt Nam cần nghiên cứu, đầu tư, xây dựng cơ sở bảo quản hiện đại như: buồng chân không, buồng đông lạnh, …để bảo dưỡng,phục chế tài liệu gốc được hiệu quả hơn.

- Thư viện Quốc gia Việt Nam cần trang bị những kiến thức hoá học cơ bản, những phương tiện chuyên dụng cho cán bộ bảo quản làm việc để Thư viện có thể tự thực hiện được các biện pháp sử dụng hoá chất ngăn ngừa sự xuất hiện trở lại của các vi sinh vật và động vật gặm nhấm, nhằm giảm bớt chi phí tốn kém không cần thiết cho Thư viện.

- Cần phải sớm tìm ra các nguyên vật liệu thay thế có ở trong nước để giảm chi phí cho Thư viện khi phải mua nguyên vật liệu từ nước ngoài.

- Giáo dục ý thức bảo quản tài liệu:

+ Đối với cán bộ thư viện: cán bộ thư viện là người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với tài liệu, lại là người được xã hội trao cho trách nhiệm bảo quản tài liệu của thư viện; do vậy đòi hỏi cán bộ thư viện phải có ý thức bảo quản tài liệu thật tốt, góp phần giúp thư viện hoàn thành tốt vai trò giữ gìn tài sản quốc gia và là tấm gương bảo quản tài liệu đối với bạn đọc Để làm được điều đó cán bộ thư viện cần phải thực hiện những yêu cầu sau: o Vận động toàn cán bộ thư viện thực hiện bảo quản tài liệu trong tất cả các khâu nghiệp vụ như xử lý tài liệu, phục vụ tài liệu,… o Phát động phong trào toàn thể cán bộ thư viện thực hiện tuần bảo quản, tháng bảo quản,…khen thưởng cán bộ thư viện có thành tích trong việc bảo quản tài liệu. o Phát động những cuộc thi tìm hiểu về kiến thức bảo quản tài liệu trong toàn thể cán bộ thư viện Hoặc tổ chức các buổi hội thảo về bảo quản tài liệu với sự tham gia của tất cả các cán bộ thư viện. o Việc đem đồ ăn và nấu trong Thư viện cần phải được nghiêm cấm, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt nặng.

+ Đối với bạn đọc: giáo dục bạn đọc về việc sử dụng tài liệu đúng cách là một công tác quan trọng trong thư viện Công tác giáo dục bạn đọc về bảo quản không dễ dàng, đơn giản nhưng vì lợi ích to lớn của công việc này nên cán bộ thư viện cần phải cố gắng Có nhiều hình thức giáo dục ý thức bảo quản: o Phát các sách mỏng, tờ buớm về bảo quản tài liệu In hình những trường hợp không nên làm và nên làm với những hình ảnh đẹp, vui mắt gây sự chú ý cho bạn đọc. o Các chương trình nghe nhìn cũng là một bộ phận trong các hoạt động giáo dục ý thức bảo quản Bạn đọc cũng cần được nghe, nhìn, xem tận mắt những điều cần bảo quản cho tài liệu khi sử dụng Bạn đọc được xem những hình ảnh về phục chế các tài liệu hư hỏng, đó là thông điệp để giúp bạn đọc thấy được việc bảo quản tốt tài liệu sẽ ít tốn kém hơn là phục chế lại tài liệu Hơn nữa, việc phục chế tài liệu cũng chỉ dừng ở mức độ nhất định, không thể khôi phục tài liệu trở về hiện trạng ban đầu Thư viện có thể nhờ đến sự hỗ trợ của đài phát thanh, truyền hình nhằm tạo dựng ý thức bảo quản tài liệu cho toàn xã hội. o Phát động tuần lễ bảo quản Động viên, khuyến khích bạn đọc phát hiện thường xuyên trường hợp tài liệu cần bảo quản. o Tổ chức hội thảo, diễn đàn để bạn đọc tham gia và thảo luận một cách cởi mở, tìm ra những phương pháp hữu hiệu trong việc bảo quản tài liệu. Bạn đọc trực tiếp nói về tầm quan trọng của việc bảo quản tài liệu sẽ tạo cho họ một nhận thức sâu sắc hơn, tích cực hơn, có hiệu quả hơn. o Tổ chức các buổi tham quan việc xử lý và bảo quản tài liệu của thư viện.

Khi thực hiện được việc giáo dục ý thức bảo quản tài liệu cho bạn đọc là thư viện đã tìm được những trợ thủ đắc lực cho công tác bảo quản tài liệu trong thư viện Đây là công việc rất khó, đòi hỏi cán bộ thư viện phải kiên trì trong quá trình thực hiện Ngoài ra, đối tượng đến với thư viện công cộng rất đa dạng, do vậy thư viện cần phải phân loại từng nhóm đối tượng để thực hiện giáo dục ý thức bảo quản.

Kiến nghị

Trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trên thế giới đều tạo lập và để lại những di sản văn hoá của dân tộc, quốc gia mình Tất cả di sản văn hoá đó thuộc về dân tộc nói riêng, nhân loại nói chung mà loài người có trách nhiệm giữ gìn, phát huy giá trị của nó Luật di sản văn hoá được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ IX thông qua ngày 29/6/2001 là một minh chứng của sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực bảo vệ Di sản văn hoá dân tộc Luật di sản văn hoá là định hướng, là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để chúng ta làm tốt hơn sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc trong hiện tại và trong tương lai.

Vốn tài liệu quý hiếm của Thư viện Quốc gia Việt Nam hiện nay vẫn đang bị huỷ hoại do các nguyên nhân đã nêu trên, và nó đe doạ làm mất đi nguồn tài liệu quý giá của dân tộc Đây là một vấn đề lớn buộc thư viện phải đối mặt.

Trong những năm gần đây, thư viện học hiện đại nhìn nhận vấn đề bảo tồn, bảo quản tài liệu một cách cấp bách và toàn diện hơn Công tác bảo tồn,bảo quản tài liệu của thư viện đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà thư viện học Các nước tư bản (Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nga…) đã thành lập các trung tâm, phòng nghiên cứu độc lập và chuyên nghiệp để bảo dưỡng, phục chế tài liệu Việc các nước Nga, Pháp đặt các trung tâm bảo quản tài liệu thuộc viện hàn lâm khoa học cũng đã nói lên tầm quan trọng của công tác này Liên hiệp quốc tế các hội thư viện (IFLA) đã đưa vấn đề bảo quản thành một trong 7 chương trình cốt lõi của các chương trình hoạt động của tổ chức này Chương trình bảo tồn, bảo quản ( Preservation and Conservation Programme - PAC) có trụ sở chính tại thư viện Quốc hội Mỹ và có các đại diện ở châu Á, châu Đại Dương, chuyên nghiên cứu và đề ra các phương án giải quyết các vấn đề bảo tồn và bảo quản tài liệu.

Vốn tài liệu quý hiếm của Thư viện Quốc gia Việt Nam là một loại di sản đặc biệt không có gì có thể thay thế được, vì vậy chúng ta cần phải bảo quản, bảo tồn vốn văn hoá quý giá này cho chúng ta và cho thế hệ mai sau. Xuất phát từ mục tiêu trên em xin phép được đưa ra một số kiến nghị sau:

- Cần nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của công tác bảo quản vốn tài liệu nói chung và vốn tài liệu quý hiếm nói riêng Trong nhiều năm ngành thư viện nói chung và Thư viện Quốc gia Việt Nam nói riêng chưa nhìn nhận vị trí quan trọng của công tác bảo quản tài liệu Thư viện mới chỉ quan tâm đến việc bổ sung vốn tài liệu, còn vốn tài liệu đó được chăm sóc ra sao, tình trạng như thế nào chưa mấy ai thực sự quan tâm Thời gian gần đây, công tác này có được mối quan tâm hơn nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ cứu chữa những gì đã hỏng, sắp mất vĩnh viễn.

Từ trong nhận thức, Thư viện phải đặt công tác bảo quản - phòng ngừa là trọng tâm của công tác bảo quản Thư viện nên đặt vấn đề so sánh giữa phòng bệnh và chữa bệnh thì hiệu quả kinh tế sẽ rất rõ bởi vì lâu nay Thư viện chưa có điều kiện để áp dụng công tác bảo quản phòng ngừa mà thậm chí có những loại tài liệu đã thực sự nhiễm bệnh rồi mà vẫn chưa có điều kiện cứu chữa.

- Cần có kế hoạch đào tạo cán bộ làm công tác bảo quản Hiện nay, trong chương trình giảng dạy của các trường Đại học Văn Hoá; khoa thư viện trường Đại học Khoa học và Nhân văn; trường Đại học Văn hoá Thành phố

Hồ Chí Minh… và một số cơ sở đào tạo khác chương trình dạy về công tác bảo quản đang bị xem nhẹ Đã đến lúc chúng ta phải coi vấn đề bảo tồn, bảo quản tài liệu là vấn đề cấp bách, sống còn trong việc bảo tồn di sản văn hoá dân tộc Để có được một đội ngũ những người làm công tác bảo quản tài liệu thì công tác đào tạo cần phải chú trọng các vấn đề sau:

+ Phải đặt nội dung bảo quản tài liệu là một trong những môn học chính của các cơ sở đào tạo cán bộ thông tin, thư viện.

+ Phải kết hợp học lý luận với thực hành trong công tác bảo quản Kết hợp giữa nhà trường là nơi đào tạo và các thư viện là nơi thực hành.

+ Phải có phòng thí nghiệm với các trang thiết bị tối thiểu cho những nghiên cứu, thử nghiệm trong công tác bảo quản, phục chế tài liệu.

- Cần sửa đổi, ban hành chế độ chính sách cho những người làm công tác bảo quản.

- Thành lập trung tâm bảo quản tài liệu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam Đến thời điểm này việc thành lập một trung tâm bản quản, phục chế tài liệu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam thành một trung tâm lớn nhất của cả nước là điều rất cấp thiết Trung tâm này sẽ có phòng thí nghiệm, các trang thiết bị tối cần thiết, để có thể triển khai từng bước nghiên cứu và thực hiện các công việc bảo quản chuyên sâu; phổ biến công nghệ, đào tạo cán bộ bảo quản cho hệ thống thư viện công cộng trong và ngoài nước.

- Tăng cường và đa dạng hoá các nguồn kinh phí cho công tác bảo quản vốn tài liệu quý hiếm tại Thư viện Quốc gia Việt Nam Trong công tác bảo quản tài liệu vấn đề kinh phí là rất quan trọng Không bao giờ có đủ kinh phí cho công tác này nhưng các nguồn kinh phí lại rất phong phú Thư viện Quốc gia Việt Nam có khoản kinh phí thường xuyên, có thể thêm kinh phí từ các chương trình nghiên cứu hoặc tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, các dự án bảo quản…Hàng năm từ kinh phí thường xuyên của thư viện có thể giành được từ 20 đến 25% cho công tác bảo quản và phải làm sao để kêu gọi được sự hỗ trợ kinh phí từ các nguồn ngoài ngân sách đó cũng là mục tiêu cần phải vươn tới của Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Cần xây dựng một chương trình bảo quản tài liệu đồng bộ, phù hợp với điều kiện của thư viện và có tính khả thi cao.

- Kiến nghị với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, với chính phủ để đầu tư kinh phí cho công tác bảo quản và phục chế tài liệu.

- Đào tạo cán bộ bảo quản trong và ngoài nước.

- Tranh thủ sự hỗ trợ của các chương trình bảo quản của quốc tế và của các nước trong khu vực ASEAN.

Mặc dù hiện nay đất nước chúng ta vẫn còn nhiều khó khăn, còn rất nhiều vấn đề quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc cần được ưu tiên, nhưng nếu chúng ta không quan tâm đúng mức tới việc bảo quản vốn tài liệu quý hiếm thì tới một giai đoạn nào đó chúng ta cũng sẽ gặp vô vàn khó khăn trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc như Nghị quyếtTrung ương V khoá VIII của Đảng đề ra.

Ngày đăng: 11/07/2023, 06:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w