1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện: Vốn tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam

88 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 20,82 MB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài Vốn tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam là trình bày, đánh giá thực trạng hoạt động tổ chức và khai thác vốn tài liệu quý hiểm ở thư viện Quốc gia Việt Nam đồng thời đưa ra những giải pháp giúp việc tổ chức, bổ sung và khai thác vốn tài liệu này một cách hiệu quả nhất.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BO VAN HOA THONG TIN

TRUONG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

Tran Thi Phuong Lan

VON TAI LIEU QUY HIEM 6 THU VIEN QUOC GIA VIET NAM

Chuyên ngành: Khoa học thư viện

60 32 20

Luận văn thạc sĩ khoa học thư

Trang 2

Xin chân thành cảm ơn !

Trang 3

4, Phương pháp luận và phương pháp nại

5 Những đóng góp của luận văn

6 Cấu trúc của luận vải

Chương L 10

1.1 Khái quát chung về tài

1.1.1 Khái ni

13.2

THUC TRANG VON TAI LIEU QUi HIEM 6 THU VIEN QUOC GIA VIET NAM 35

2.1.2 Các nguồn bổ sung t:

2.2 Giá trị von ti

2.2.1 Giá trị nội dung kho tài liệu quý hiếm 42 2.2.2 Theo loại hình 46

eu 53 2.3 Tổ chức, lưu trữ và bảo quản vốn

2.3.1 Tổ chứ

2.2.3 Theo ngôn ngữ t

c, lưu trữ vốn tài

u quý hiếm 54 2.3.2 Công tác bảo quản vốn tài liệu quý hiếm 5s 2.4 Khải thác vốn tài liệu quý

2.4.1 Các hình thức khai thác vốn tài

Trang 4

2.5 Nhận xét

2.5.1 Ưu điểm 65 2.5.2 Những mặt hạn chế 67 Chương 3 69

PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP KHAI THÁC VỐN TÀI

3.1 Phuong huéng chung

3.2 Hoan thién cơ sở pháp

3.3 Tang cudng von tai ligu

3.3.1 Tăng cường chia sé ti

3.3.2 Nâng cao hiệu quả công tác bảo quản 76

3.4 Nang cao và mở rộng chất lượng khai thác vốn tài

3.4.1 Cong tae xử lý kỹ thuật tài liệu

3.4.2 Cong tic t6 chức kho 7 3.4.3 Công tác xây dựng bộ máy tra cứu 78 3.4.4 Nâng cao chất lượng phục vụ khai thác nguồn tài liệu quý hiếm 79

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của dé tài

Hiện nay, ở Thư viện Quốc gia Việt Nam — Trung tâm thông tin văn hoá lớn của cả nước, công tác phục vụ thông tin - tư liệu luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm nhằm cung cấp cho người đọc những tài liệu và thông tin cần thiết Với vốn tài liệu phong phú, lại ở vị trí rất thuận tiện giữa trung tâm thủ đô Hà Nội, từ lâu Thư viện Quốc gia Việt Nam đã là địa chỉ quen thuộc, tin cậy của nhiều nhà nghiên cứu khoa học, các nhà giáo, giáo sư, giới trí thức thủ đô, sinh viên các trường đại học Đối với nhiều bạn đọc lâu năm của thư viện thì cùng với các cơ quan nghiên cứu, Thư viện Quốc gia Việt Nam thực sự là cơ sở nghiên cứu thứ hai, là trường đại học thứ hai của họ Hoạt động của thư viện đã góp phần không nhỏ trong sự nghiệp khoa học của các nhà nghiên cứu nói riêng

và sự phát triển khoa học của đất nước nói chung, và từ đây nó cũng gián tiếp góp phân đẩy mạnh công cuộc “công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, xây dựng một nên văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đúng như những điều đã được nêu ra trong Pháp lệnh Thư viện do uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá IX - Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28.12.2000: “Thư viện có chức năng, nhiệm vụ giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc; thu thập tàng trữ, tổ chức việc khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong

xã hội nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân; góp phân nâng cao dan tri, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hoá, phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” Thư viện Quốc gia Việt Nam là một kho tàng trỉ thức lớn của cả nước Gần một thế kỷ qua, Thư viện Quốc gia Việt Nam, trên cơ sở những quyền hạn được pháp luật quy định, đã tiến hành những biện pháp khác nhau nhằm thu thập

các

trong nước và nước ngoài trong đó có nhiều tài liệu hiện có thể xếp

vào loại quý hiếm: Luận án tiến sĩ, tài liệu Hán-Nôm, tài liệu xuất bản từ thời

Pháp thuộc hay sách báo nước ngoài viết vẻ Việt Nam Những cố gắng không

Trang 6

mệt mỏi của Thư viện Quốc gia Việt Nam trong thời gian qua đã góp phần gìn giữ được một kho tàng di sản văn hoá chữ viết của dân tộc từ năm 1922 tới nay,

đồng thời cũng thu thập được một lượng đáng kể các tài liệu của các dân tộc

khác trên thế

Tuy vậy, việc thu thập tổ chức các tài liệu này vẫn còn nhiều

tôn tại:

~ _ Số lượng nhiều loại tài liệu quý hiếm hiện nay bị thiếu

~ _ Số lượng tài liệu Hán-Nôm cũng chưa nhiều và chưa tập trung vì hầu hết những tài liệu loại này được lưu giữ một cách hệ thống ở Viện Hán-Nôm;

~ _ Các loại sách, báo, tạp chí Đông Dương đã bị cũ và rách nát nhiều;

~_ Việc sao lưu những tài liệu trên giấy sang một loại hình lưu trữ khác như Microfilm, Mierofiche để bảo quản vẫn còn hạn chế và với số lượng ít;

~_ Số hoá tài liệu tiến hành chưa được nhiều tại Thư viện Quốc gia Việt Nam

Để phát huy giá trị của vốn tài liệu đã thu thập được, Thư viện Quốc gia

Việt Nam đã tổ chức nhiều hình thức và phương pháp đưa chúng tới tay người sử dụng: Tổ chức các phòng đọc, biên soạn các tài liệu thư mục, phục vụ tra cứu — tìm tin, mượn giữa các thư viện Những năm gần đây, với phương châm từng bước đổi mới phương thức phục vụ bạn đọc, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã triển khai và mở rộng các hoạt động tra cứu thong tin, tao điều kiện thuận lợi để người đọc có thể tiếp cận, khai thác tốt nhất vốn tài liệu của Thư viện Quán triệt tỉnh thân cơ bản của Pháp lệnh Thư viện, Thư viện Quốc gia Việt Nam lấy việc nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc làm thước đo hiệu quả công tác phục vụ xã hội của mình Nhưng để đáp ứng tối đa những nhu cầu đọc và thông tin của

người sử dụng, để bạn đọc có thể khai thác triệt để vốn tài

iệu quý hiếm như đã liệt kê ở trên, cẩn phải xem xét đến eu có trong thư viện,

đặc biệt là nguồn tài

một số vấn để sau:

- _ Số lượng cần bộ nghiên cứu là bạn đọc còn hạn chế

~ _ Người dùng ở xa Hà Nội khó tiếp cận tới vốn tài liệu quý hiếm này;

Trang 7

~_ Việc phục vụ các loại hình tài liệu này còn hạn chế ở từng đối tượng người dùng

Việc nghiên cứu quá trình hình thành và khai thác nguồn tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam sao cho vừa thu thập và giữ gìn đây đủ nhất

di sản văn hoá chữ viết của dân tộc vừa đáp ứng tốt nhu cầu đọc và nghiên cứu tài liệu của độc giả trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vừa chia sé, hội nhập với kho tàng tri thức của nhân loại là một vấn đẻ rất cần thiết, cần được xem xét và đưa ra những giải pháp thích hợp Vì lý do trên nên tôi chọn đẻ tài "Vốn tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam” làm để tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Thông tin — Thư viện của mình

Tình hình nghiên cứu đẻ

Thư viện Quốc Gia Việt Nam là một thư viện có số lượng cán bộ rất đông

và rất nhiều cử nhân, thạc sĩ của Thư viện Quốc gia Việt Nam và các sinh viên của thuộc các trường Đại học chuyên ngành thư viện đã luôn lấy tiêu điểm là các hoạt động nghiệp vụ, vốn tài liệu của Thư viện Quốc gia Việt Nam làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình Riêng việc nghiên cứu tổng thể vốn tài liệu quý hiếm của thư viện thì chưa có luận văn tốt nghiệp đại học cũng như luận văn thạc sĩ nào đẻ cập đến Tuy nhiên năm 2003, luận văn của thạc sĩ Phan Thị Kim Dung có chọn để tài: Quản lý và khai thác vốn tài liệu Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc đến trước năm 1945 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” Trong luận văn này thác sĩ Phan Thị Kim Dung chủ yếu tập trung nghiên cứu, khảo sát thực trạng giá trị vốn tài liệu Việt Nam thời kỳ pháp thuộc

và đặc biệt là từ khi có Nghị định về lưu chiểu xuất bản phẩm ở Đông Dương năm 1922 đến trước cách mạng tháng tám năm 1945 Năm 2004, luận văn của thạc sĩ Trần Mỹ Dung với để tài "Tăng cường nguồn lực thông tin tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” có đẻ cập đến khía cạnh vốn tài liệu quý hiếm nhưng chỉ là một ý nhỏ trong việc nghiên cứu nguồn lực thông tỉn của Thư viện Quốc gia Viet Nam

Luận văn *Vốn tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam”, tác giả

có cách phân tích và giải quyết vấn đẻ riêng như: cơ cấu luận văn sẽ phân tích

Trang 8

các khái niệm quý và hiếm; phân tích thế nào là tài liệu quý hiếm: quá trình hình thành và tổ chức kho tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam, phương hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tài liệu quý hiếm trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

-_ Đối tượng nghiên ci

hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam

: Đối tượng nghiên cứu chính là Vốn tài liệu quý

~_ Phạm vỉ nghiên cứu: Bao gồm quá trình hình thành và khai thác vốn tài

liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Muc dich: Trinh bay, đánh giá thực trạng hoạt động tổ chức và khai thác

vốn tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam đồng thời đưa ra những gi

~_ Nhiệm vụ Nghiên cứu:

+ Nghiên cứu vai trò của Vốn tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam, đối tượng sử dụng nguồn tài liệu này và nhu cầu đọc, nhu cầu thông tin của họ

+ Trình bày thực trạng hoạt động tổ chức khai thác nguồn tài liệu quý hiếm nhằm xác định những điểm mạnh và điểm yếu để tìm cách khắc phục, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng vốn tài liệu này

+ Để xuất các giải pháp phát triển nguồn, lưu trữ và bảo quản, nâng

cao hiệu quả sử dụng vốn tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình trình bày và giải quyết các vấn đẻ của luận văn tác giả đã vận dụng phương pháp luận và hệ phương pháp nghiên cứu sau:

a Phương pháp luận:

Trang 9

- _ Chủ nghĩa Mác Lênin với phương pháp luận duy vật biện chứng; Tư tưởng,

Hồ Chí Minh về văn hoá, tư tưởng

~ Các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam

b Hệ phương pháp:

-_ Phương pháp thống kê

- _ Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu

- _ Phương pháp điều tra xã hội học

5 Những đóng góp của luận văn

~_ Luận giải về các tiêu chí của tài liệu quý hiếm, một vấn để ít được đẻ cập tới trong thực tiễn thư viện nước ta

~ _ Nghiên cứu qúa trình và phương cách hình thành vốn tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam

~_ Nêu các giải pháp để khác phục những hạn chế trong việc thu thập, khai

thác nguồn tài liệu này, đảm bảo đáp ứng tối đa nhu câu tin của người sử

tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam

Trang 10

Chương I

DAC DIEM, VI TRI CUA TÀI LIỆU QUÝ HIẾM

1.1.1 Khái niệm tài liệu quý hiếm

Tài liệu là phương tiện bảo đảm thông tin cho quản lý và sản xuất Theo nghĩa rộng, tài liệu cân thiết cho mọi lĩnh vực hoạt động xã hội loài người, giúp loài người ghi nhớ những tri thức và kinh nghiệm trong quá trình sống, làm việc

và đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình Tài liệu hình thành khi các ký tự, chữ viết xuất hiện

Trong xã hội nô lệ, khi nhà nước đầu tiên của giai cấp chủ nô ra đời, lúc

'Việc ghi chép của xã hội loài người nối tiếp vào các thời kỳ sau, phát triển cùng với sự phân ngành sản xuất trong xã hội và cải tiến kỹ thuật văn phòng

Những ký tự ban đâu thường được thể hiện dưới dạng biểu tượng trên cát, trên

vỏ, lá cây Dân dân loài người sản xuất ra các vật mang tin mới, như thạch cao, đất nung Hiện nay loài người còn lưu giữ được các kho tài liệu đất nung

khổng lồ tại các triển sông Lưỡng Hà vùng Trung Cận Đông Nhưng nói chung,

ngoài tài liệu có vật mang tin như vậy, hiện nay hầu như các nước không còn lưu giữ được tài liệu thời kỳ nô lệ, mà phổ biến chỉ còn tài liệu thời kỳ phong kiến Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau được đưa ra để định nghĩa vẻ tài liệu Nhưng chung quy tài liệu được hiểu như một vật mang tin có chứa thông tin và các thông tin có trong tài liệu được mã hoá dưới dạng vật chất nhất định.

Trang 11

Hai yếu tố vật mang tin và thong tin trong tài liệu có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó nội dung của thông tin có trong tài liệu đó đóng vai trò quyết

định tới giá trị của tài liệu

Theo ngành khoa học lưu trữ, giá trị của tài liệu là khả năng đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng thông tin tài liệu của con người đối với các mặt hoạt động xã hội Trong xã hội có rất nhiều lĩnh vực hoạt động, do vay giá trị của tài liệu căng

đa dạng và được tổ hợp thành các nhóm khác nhau Về mặt lý luận cũng như trong thực tiễn công tác lưu trữ, người ta chia gid trị tài liệu ra làm hai nhóm chính là: Giá trị thực tiễn và giá trị lịch sử

Giá trị thực tiễn của tài liệu là khả năng phục vụ sử dụng thông tin của tài liệu cho các hoạt động hiện hành trong xã hội như: hoạt động về chính trị, quân

sự, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, kỹ thuật ở nhiều nước, giá trị thực tiễn của tài liệu được gọi là giá trị hiện hành, tức giá trị phục vụ thông tin cho các hoạt động đang diễn ra trong xã hội

Giá trị lịch sử của tài li:

Như vậy chúng ta thấy rõ rằng bản chất của tài liệu chính là kết quả của quá trình lao động sáng tạo của con người tạo ra Nó là nhân tố quan trọng để thúc đẩy xã hội tiến lên thông qua sự kế thừa những trỉ thức hay kinh nghiệm từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này, sang thế hệ khác Và con người muốn xây dựng xã hội mới phải biết tiếp thu những tri thức đã tích luỹ trong sách báo và

áp dụng một cách sáng tạo vào thực tại

Trang 12

trong cuộc sống, sinh hoạt và làm việc, con người thường dùng từ *Quý” để diễn

tả Ví dụ như: "sức khoẻ là vốn quý”, "cuốn sách quý”, "kim loại quý”, "đồ trang sức quý”, Từ *Quý” được nhắc tới ở mọi lúc, mọi nơi, mọi chỗ Thậm chí khi đẻ cập đến những người thuộc tầng lớp trên, có nhiều quyển lực, có nhiều bổng lộc trong xã hội, người ta có thể gọi "quý bà, quý ông, quý ngài, quý

cô, quý cậu” dé bay tỏ sự cung kính Trong thế giới động thực vật, con người

ta cũng dùng từ "quý” để chỉ những loài động vật, thực vật có giá trị vẻ mặt nghiên cứu khoa học cũng như trong đời sống của con người như: "Động vật quý, thực vật quý, loài cây quý, loài thú quý ”

Từ *Hiếm” cũng luôn được nhắc đến khi nói tới cái gì đó có ít, ít gặp, ít thấy Mặc dù hai từ này thường đi ghép với nhau, thực tế chúng ta cũng thấy có những thứ thực sự vừa quý vừa hiếm, nhưng có những thứ quý mà không hiếm,

có cái hiếm mà không quý

Tài liệu được coi là quý có nghĩa là tài liệu đó phải có giá trị thong tin cao Tuy nhiên việc xem xét tài liệu quý, có giá trị thông tin hay không còn phụ thuộc vào từng lĩnh vue ma thong tin có trong tài liệu đẻ cập đến, và giá trị của tài liệu đã đáp ứng nhu cầu của người sử dụng ở mức độ nào

Ví dụ: Đối với lĩnh vực văn học thì những tài liệu quý là những tác phẩm

văn học có giá trị nhân văn, mang tính giáo dục cao, phản ánh được mặt trái của

xã hội và giúp cho bạn đọc nhân thức đúng đắn hơn vẻ cuộc sống xã hội xung quanh, luôn giúp con người ta hướng tới những cái thiện

Trong lĩnh vực y học, những công trình nghiên cứu tìm ra cái mới trong điều trị, chẩn đoán bệnh, giúp con người tránh khỏi những bệnh hiểm nghèo, các phương thuốc giúp điều trị các bệnh vô phương cứu chữa luôn là những tài liệu quý để thế hệ các nhà nghiên cứu tìm hiểu, học hỏi, kế thừa và lấy đó làm

cơ sở để nghiên cứu ra những cái mới hơn, hữu hiệu hơn

Trong ngành kinh tế, các tài liệu quý là những tài liệu luôn vạch ra được những phương hướng, hoạch định những chính sách khả thi giúp đẩy mạnh phát

triển nên kinh kế nước nhà và đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin của các nhà

kinh tế.

Trang 13

Như vậy tài liệu sẽ chỉ quý với nhóm người này mà có thé khong duge coi

là quý với những nhóm người khác

Tài liệu hiếm là những tài liệu có số lượng bản rất ít, không đủ đáp ứng nhu cầu của người đọc Hoặc có thể nị

hiếm là những tài liệu có thời gian xuất bản quá lâu, hiện nay không xuất bản thêm nữa hoặc xuất bản số lượng ít sẽ trở thành hiếm

Tài liệu quý hiếm phải là những tài liệu vừa quý lại phải vừa hiếm Khi xem xét tài liệu quý hiếm chúng ta không chỉ xem xét ở mỗi góc độ quý vì nhiều tài liệu rất quý, rất có giá trị nhưng chúng không hiếm và ngược lại chỉ xem xét ở khía cạnh hiếm mà không đánh giá xem nội dung của nó có thực sự quý, có giá trị hay không thì vẫn chưa đủ ở đây chúng ta thấy có mối quan hệ biện chứng giữa quý và hiếm Một tài liệu được cho là quý hiếm mà được xuất bản với số lượng lớn trên thị trường thì không thể gọi là tài liệu quý hiếm, mặc

dù tài liệu đó có giá trị nội dung cao, là kết tỉnh văn hoá, trí thức của nhân loại,

là nên tảng cho sự phát triển của xã hội , phục vu đắc lực cho công tác nghiên học tập của một nhóm đối tượng nào đó Hoặc ngược lại, tài liệu đó xuất

bản số lượng ít nhưng không chứa đựng những thông tin hữu ích, không đáp ứng được nhu cầu tin của người dùng tin thì cũng chỉ là một tài liệu hiếm, chứ không thể gọi là tài liệu quý hiếm được

Tài liệu chỉ được xem là quý hiếm khi nó có mối quan hệ biện chứng giữa cái quý và cái hiếm Mối quan hệ này không thể tách rời vì đánh giá một tài liệu

là quý hiếm phải bao hàm cả 2 yếu tố: quý vẻ giá tri nội dung và hiếm vì số lượng bản ít, vì hình thức đặc biệt của tài liệu

Hiện nay có rất nhiều quan điểm được đưa ra khi dé cập tới vấn để tài liệu quý hiếm:

Trang 14

Dell’historria delta china, xuat ban nam 1586

Dictinarium annamiticum Lusitanum / Alexandre de Rhodes, xuất bản

nam 1651

Có các sách chuyên khảo: Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của, xuất bản 1875

Bản đồ xưa: Annam đại quốc hoa dé; Villages delta Cochinchinois

Tai liu vé Dong Duong: Souvenir d’Annam, xudt bin 1890; Un a de séjour en Cochinchine, xuất bản 1887

~ Thư viện Quốc gia Việt Nam phân loại vốn tài liệu như: Sách Hán Nôm, sách báo từ thời Pháp thuộc cho đến năm 1954 (gọi chung là sách báo Đông

là những tài liệu quý hiếm

~ Thư viện Quốc gia nước cộng hoà Kazakhstan giới thiệu một phông lưu trữ sách, tư liệu quý hiếm Đây là phông lưu trữ lịch sử duy nhất của toàn nước Kazakhstan, hiện đang lưu trữ những thông tin ở dạng viết tay, in ấn; nội dung của chúng là mô tả lịch sử đất nước, con người Kazakhstan Chúng được thu thập từ khắp nơi trên thế giới Phông lưu trữ này có chứa hơn 5.5 triệu đơn vị mang tin & dang in, trong số đó có tới 25 nghìn cảo bản viết tay Trong số chúng

có nhiều tác phẩm của các nhà xuất bản ở Kazakhstan, Nga và các nước Châu

Âu, các cảo bản Phương Đông, những cuốn sách cổ in bằng các thứ tiếng thuộc

nhóm Xlavơ, thậm chí bằng cả tiếng Triều Tiên Ví dụ: Cuốn bách khoa toàn thư của thế kỷ 18, những cuốn sách do các Nhà xuất bản nổi tiếng xuất bản như Abaja, Zhambula, Auzzova, những cảo bản cổ viết tay là những viên ngọc quý giá nhất của phông lưu trữ lịch sử Kazakhstan

Trên góc độ của những cán bộ thư viện, các cơ quan thông tin — thư viện nêu trên cũng đã nhìn nhận được bản chất giá trị cũng như mức độ quý hiếm

Trang 15

của các loại hình tài liệu mà họ đang nắm giữ Họ cho là quý hiếm vì họ nhìn nhận được giá trị nghiên cứu khoa học, cũng như giá trị thực tiễn của các tài liệu

trong một giai đoạn lịch sử nhất định Đồng thời mức độ hiếm của nó được đánh

giá từ hình thức đến số lượng bản của tài liệu Như vậy hiểu theo đúng nghĩa tài

liệu quý hiếm thì các nhà thư viện của chúng ta hoàn toàn có lý khi liệt kê những loại tài liệu trên vào diện tài liệu quý hiếm

* Quan điểm của những nhà báo khi đẻ cập đến cụm từ *Tài liệu quý hiếm”:

~ Trong cuộc thỉ "Những cuốn sách vàng” do Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lần 2, đã nhắc đến những quyển sách quý hiếm Quyển đầu tiên là tập ảnh "Annam Tonkin” của tác giả P Dieulefils (người Đức), viết bằng 3 ngôn ngữ: Pháp, Anh, Đức, 76 trang, khổ 39x29em Sách này được xuất bản tại Hà Nội từ đầu thế kỷ 20, năm 1908 Nhà tổ chức và Ban giám

liếm

khảo cuộc thỉ đã chấm giải cho cuốn sách vì nó gồm 76 hình ảnh rất quý

vẻ đất nước, con người Việt Nam từ triểu đình Huế đến các địa phương “Bạn đọc đến với Hội sách lần này còn có thể thấy những quyền sách thuộc hàng cổ, hiếm Chẳng hạn có một bản truyện Lục Vân Tiên in từ năm 1901 tại Sài Gòn

Sách này do Trương Vĩnh Ký chuyển ngữ từ Nôm sang quốc ngữ Một tác phẩm

truyện dài ít người biết của Nguyễn Tuân tên là Việt, sách dày 509 trang khổ 13x21 in nam 1943” [27] Trên trang web của Tuổi trẻ Online có bài viết vẻ anh bán thịt ở Hải Dương, tác giả bài viết đã dùng từ quý hiếm để chỉ những cuốn sách xuất hiện trong kho sách của một người “nông dân chính hiệu” nhưng yêu sách này “Những cuốn anh tâm đắc nhất lại là Từ điển bách khoa Trung Quốc

— trọn bộ 120 tập, trong đó hiện anh đang sở hữu 70 tập Đây là bộ sách quý hiếm của Trung Quốc [28]

Trong bài “Tìm sách quý ? Hay gõ cửa nhà tư nhân”(30] có đoạn: “Ông

Hồ Tấn Phan còn có một tủ sách đặc biệt quý vẻ Huế Ông khiêm nhường nói rằng mình chỉ có chừng một vạn cuốn, bao gồm sách Hán Nôm, tiếng Pháp, Anh, Latin, Việt Nam là những cuốn vào loại quý hiếm thật sự”, hoặc một đoạn khác trong bài này cũng đẻ cập đến từ quý hiếm: “Hơn 10.000 cuốn, chủ yếu là

Trang 16

sách lâm học, mỹ thuật, khoa học nhân văn và vẻ Huế bằng đủ thứ tiếng, trong

đó có những bộ sách quý như bộ hồi ký của các toàn quyền Đông Dương ” Tất cả những cuốn sách được mô tả trên đây là những cuốn sách ít được xuất hiện, ít được công chúng biết tới Nó rất quý vì đã phản ánh được các lĩnh

vực đời sống xã hội tại thời điểm mà những cuốn sách đó đẻ cập đến, hiếm vì không phải các nhà sách, hay mỗi cá nhân nào cũng có được, một phần vì thời gian xuất bản đã lâu, phân vì đến thời điểm hiện tại, không nhiều người còn lưu giữ, thêm nữa việc tái bản những cuốn sách như thế này còn hạn chế

* Quan điểm của các nhà nghiên cứu trên thế giới:

Hiện nay khái niệm tài liệu quý hiếm cũng được các nhà nghiên cứu đẻ cập tới trong nhiều tài liệu và cũng có nhiều cách hiểu vẻ tài liệu quý hiếm Trong tài liệu Quy định vẻ danh mục nhà nước những tài liệu quý, hiếm thuộc Phông Lưu trữ Liên bang Nga (Ban hành kèm theo Quyết định số 75 ngày 9/10/2001 của Cơ quan Lưu trữ Liên bang Nga) đã đẻ cập đến khái niệm vẻ tài

liệu quý, hiếm: Là những tài liệu có những phẩm chất hay giá trị đặc sắc vẻ tỉnh thân, thẩm mỹ hoặc vẻ phương pháp tài liệu hoá; đem lại giá trị lịch sử và ý nghĩa văn hoá đặc biệt; là những sản phẩm duy nhất, độc đáo xét vẻ phương diện nội dung và vị trí của chúng trong lịch sử của Nhà nước và xã hội Nga và là những thứ không thể bù đắp và thay thế được trong trường hợp bị tổn thất nếu xét từ góc độ ý nghĩa pháp lý, bút tích và các đặc trưng bên ngoài của chúng

Từ điển thuật ngữ vẻ Công tác thư viện của Nga, xuất bản năm 1986 -

Định nghĩa vẻ Sách quý hiết

: là cuốn sách được bảo quản hoặc xuất bản với số lượng tương đối nhỏ và giữ được giá trị nghệ thuật, khoa học, thư mục và cá giá trị khác Là một bản của xuất bản phẩm có những dấu hiệu khác thường giúp phân biệt nó với những số bản còn lại của xuất bản phẩm, trang trí đặc biệt bằng tay, có thủ bút của tác giả và đóng bìa cứng đặc biệt

Trong cuốn Từ điển giải nghĩa Thư viện học và Tin học Anh - Việt (ALA) được dịch từ nguyên bản tiếng Anh do nhà xuất bản Galen Press Lid (Mỹ) phát hành đã định nghĩa vẻ sách hiếm (Race book) như sau: Một quyển sách được ao ước nhưng khó tìm, ít khi hay đôi khi xuất hiện trên thị trường sách cổ, theo

Trang 17

truyền thống được liệt kê vào loại sách hiếm là các loại sách như là các sách in

cổ ở thế kỷ thứ 15, các sách xuất bản ở Hoa Kỳ trước năm 1800, các ấn bản đầu

tiên của các văn bản hay tác phẩm văn học quan trọng, các loại sách đóng bìa

quý, các bản duy nhất, các sách quan trọng đối với các hội đoàn; tuy nhiên các mức độ vẻ tính hiếm thì vô số tuỳ theo nhu cầu của thị trường sách cổ, và từ này càng ngày càng được các thư viện và các trạm ký thác khác dùng một cách dễ dai hon Nhiều cơ sở thuộc loại này thích sử dụng các từ như sưu tập đặc biệt, sưu tập khảo cứu hơn là sưu tập sách hiếm

Cũng trong cuốn từ điển giải nghĩa Thư viện học và tin hoc Anh - Viet này đã định nghĩa vẻ Sưu tập sách hiếm như sau: Một sưu tập đặc biệt các tài liệu thư viện được tách rời ra khỏi sưu tập tổng quát vì tính hiếm của nó và thông thường vì tính dễ hư hỏng của nó hay vì giá trị hiện kim hay khảo cứu hiển

nhiên của nó Từ này càng ngày càng được các thư viện hay các trạm ký thác khác sử dụng một cách dễ dãi hơn Nhiều cơ sở thuộc loại này thích sử dụng tir sưu tập đặc biệt hay nếu sưu tập có đủ chiều sâu để có thể hỗ trợ các công tác khảo cứu sâu rộng trong một hay nhiều lĩnh vực, từ được dùng là Sưu tập khảo cứu

ở Việt Nam, khái niệm hay định nghĩa vẻ sách hoặc tài liệu quý hiếm thì chưa thấy một tài liệu nào đẻ cập đến, nhưng trong Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia

đã nêu: Tài liệu lưu trữ Quốc gia là di sản của dân tộc, có giá trị đặc biệt đối với

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Tài liệu lưu trữ Quốc gia là tài liệu có giá tri vé chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, ngoại giao, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ được hình thành trong các thời

kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam, trong quá trình hoạt động của các cơ quan nhà

nước, tổ chức chính trị — xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội

nghề nghiệp,

tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và các nhân vật lịch sử, tiêu biểu phục

vụ việc nghiên cứu lịch sử, khoa học và hoạt động thực tiễn Mặc dù ở đây Pháp lệnh chỉ đẻ cập đến các loại hình tài liệu được đưa vào lưu trữ, nhưng thực sự những tài liệu này cũng mang những giá trị đặc biệt, có tâm cỡ quốc gia và cần

được lưu trữ lâu dài

Trang 18

Theo văn bản hướng dẫn của Cục Văn thư, lưu trữ Quốc gia Việt Nam quy

định việc lựa chọn và thống kê tài liệu lưu trữ thuộc diện bảo hiểm đã đưa ra tiêu chí vẻ tài liệu quý (Còn gọi là tài liệu có giá trị cao): Là những tài liệu chứa

thông tin về các sự kiện, biến cố và hiện tượng đặc biệt của tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy, có ý nghĩa nền tẳng đối với quản lý nhà nước, kinh tế quốc dân, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, trong quan hệ đối ngoại, nghiên cứu khoa học lich sử và không thể bổ khuyết được nếu như bị mất hoặc hư hỏng, xét

vẻ ý nghĩa pháp lý và bút tích của chúng

Tài liệu hiếm: là những tài liệu có giá trị đặc biệt song chỉ có duy nhất một bản, không có bản thứ hai giống nó vẻ nội dung thong tin, phương thức ghi tin và các đặc điểm bể ngoài

Tóm lại: Mặc dù với cách trình bày riêng trong mỗi tài liệu nhưng vấn đẻ cốt lõi để có một cái nhìn khái quát nhất vẻ tài liệu quý hiếm chúng ta cần xem xét ở các góc độ sau:

+Gi trị của thông tỉn có trong t

+Số lượng bản ít và khó bổ khuyết được nếu như bị mất hoặc hư hỏng, xét

vẻ ý nghĩa pháp lý và bút tích của chúng Hoặc là những tài liệu có niên đại cổ

và trên những vật mang tin đặc biệt như: trên lá cây, trên đa, trên đất sét

Qua những phân tích và gợi ý trên, có thể hiểu khái quát Tài liệu quý

ác về các vấn để lịch sử, văn hoá xã hội, khoa

hiếm là tài liệu có giá trị da

học, nội dung thông tin bao quát được các sự kiện, biến cố và hiện tượng

đặc biệt quan trọng trong cuộc sống; số lượng bản ít, hình thức đặc biệt và khó bổ khuyết được nếu như bị mất hoặc hư hỏng, xét vẻ ý nghĩa pháp lý và bút tích của chúng

Trang 19

Tài liệu sản sinh ra trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức và cá nhân con người Những tài liệu này không chỉ công cụ phục vụ cho việc giải quyết công việc hàng ngày mà nó còn giúp cho việc nghiên cứu quá khứ, nghiên cứu lịch sử Để xem xét các vấn để của xã hội đã qua, các nhà nghiên cứu phải

sử dụng nhiều tư liệu đã được công bố từ trước tới nay

Thực tế quá trình xây dựng và phát triển của Việt Nam so với thế giới thường chậm hơn rất nhiều Chúng ta cần nhiều thông tin nhưng những thông tin

đó phải phù hợp với từng giai đoạn lịch sử phát triển của đất nước Chúng ta không thể dùng những tài liệu của nước ngoài để đem áp dụng vào Việt Nam mà chỉ nên dùng với nghĩa tham khảo vì thực tế những thông tin chúng ta cần ở mức độ chưa cao, nhiều thông tin áp dụng vào hoàn cảnh xã hội Việt Nam chưa phù hợp

Khi vận dụng tiêu chí vẻ thời gian để xác định và xem xét giá trị quý, hiếm của tài liệu chúng ta cần quan tâm tới từng bối cảnh lịch sử của đất nước Mỗi thời kỳ lịch sử của đất nước sẽ là cái mốc giúp chúng ta đánh giá đúng đắn nhất vẻ giá trị của tài liệu được phát hành trong thời gian đó Trong mỗi hoàn cảnh lịch sử, do các nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau nên các tài liệu sẽ được phát hành và lưu giữ, bảo quản trong các tình trạng khác nhau Lịch sử Việt Nam trải qua nhiều biến cố thăng trầm và việc lưu giữ và bảo quản các tài liệu của các thời kỳ lịch sử là rất khó khăn Hiện nay các tài liệu thời kỳ phong kiến Việt Nam (Tài liệu Hán — Nôm) không lưu giữ được nhiều

và hầu như vẫn tồn tại trong nhân dân chứ chưa được thu thập vẻ những nơi lưu giữ chung như: Viện Hán Nôm, Viện Sử học Việt Nam hoặc Thư viện Quốc gia Việt Nam Tài liệu thời kỳ thuộc Pháp hay tài liệu giai đoạn từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến 1954 cũng bị mất rất nhiều do chiến tranh, thiên tai xảy ra liên miên, và chúng ta cũng chưa có chế độ bảo quản tốt cho các loại tài liệu thuộc diện lưu trữ Các t

từ những năm 1954 trở lại đây cũng “chịu chung số phận” mà thất thoát và hỏng nhiều Chính vì thế những tài liệu trong

Trang 20

các giai đoạn này số lượng còn rất ít, có thể phân loại vào những tài liệu hiếm Không những thế giá trị lịch sử của những tài liệu này cũng rất cao vì chúng ghi dấu những sự kiện trọng đại của lịch sử Nhờ vào những tài liệu như thế này mà con cháu chúng ta muôn đời sau mới hiểu được cuộc sống, chiến đấu và xây dựng đất nước của cha ông di trước, mới có cái để kế thừa và phát huy những tỉnh hoa của dân tộc Theo các văn bản hướng dẫn của Cục Lưu trữ Quốc gia Việt Nam, các tài liệu thuộc các giai đoạn lịch sử càng sớm thì có giá trị càng cao; các tài liệu xuất hiện cách ngày nay càng lâu càng được coi là quý hiếm 1.1.2.1 Nhóm tiêu chí về nội dung của tài liệu

'Yếu tố quan trọng để đảm bảo tài liệu thuộc diện quý hiếm hay không thể hiện ở khía cạnh giá trị của nội dung tài liệu, những mối quan hệ với một thời kỳ (một hiện tượng, sự kiện, qúa trình, đối tượng) lịch sử cụ thể đã tạo tiền đẻ cho

sự xuất hiện của tài liệu đó Việc đánh giá giá trị vẻ mặt nội dung của tài liệu là

rất quan trọng, nhất là trong vi

- Tai liệu phản ánh chế độ chính trị, kinh tế, sự phát triển của xã hội qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc; Tài liệu phản ánh sự phát triển của phương thức

và lực lượng sản xuất, môi trường sinh thái, điều kiện tự nhiên — xã hội, những phát minh, sáng chế

~ Tài liệu phản ánh quan hệ đối ngoại trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá - xã hội, khoa học và giáo dục

~ Tài liệu phản ánh sự phát triển của các dân tộc.

Trang 21

- Tai liệu phản ánh các sự kiện lich sử, tiêu biểu của dân tộc trong công cuộc phòng và chống ngoại xâm cũng như sự đàn áp, bóc lột của các giai cấp thống trị đối với nhân dân lao động

~ Tài liệu về các nhà hoạt động chính trị, khoa học, quân sự, văn hoá, giáo dục, tôn giáo và văn học — nghệ thuật tiêu biểu qua các thời đại

- Tài liệu vẻ việc bảo vệ các di sản lịch sử và văn hoá, vẻ việc lưu danh muôn thủa những nhân vật xuất chúng

Sự kết hợp các tiêu chí về thời gian, nội dung và đặc điểm bể ngoài của tài liệu sẽ giúp cho việc đánh giá chính xác các tài liệu thuộc dạng đặc biệt, tiêu chí

vẻ nội dung, tác giả và thời gian tạo lập tài liệu mang ý nghĩa rất quan trọng Tuy nhiên việc kết hợp các tiêu chí này cũng cần có sự linh hoạt trong quá trình phân loại tài liệu để đưa chúng vào dạng tài liệu quý hiếm

Sách là kết quả của xã hội đã phát triển, nhưng sau khi ra đời, sách lại thúc đẩy xã hội không ngừng tiến lên Nhà văn cách mạng Pháp Rômanh Rôläng (1866-1944) đã nhận thấy sức mạnh to lớn của cuốn sách trong cuộc đấu tranh vì tương lai tươi sáng của nhân loại Người chiến sĩ cách mạng ấy đã nhận định: *Với cuốn sách là vũ khí tỉnh thản va vat chất sáng người trong tay, chúng ta chiến đấu cho tự do và hạnh phúc của loài người [8, tr.45]

Ngày nay trong kho thư viện chúng ta thấy rất nhiều loại sách báo, sách

vẻ khoa học tự nhiên, sách vẻ khoa học xã hội Vẻ hình thức sách cũng đã xuất hiện nhiều kiểu sách khác nhau Chúng ta thấy bên cạnh những sách cổ được ghi chép trên đất, đá là những cuốn sách thông dụng được in đúng quy cách quốc tế;

Trang 22

bên cạnh những cuốn sách được khắc trên đá, trên đồng là những cuốn sách hiện đại được thể hiện bằng các băng đĩa ghi âm, các màng chấm bán dẫn

Điểm lại sự xuất hiện các kiểu sách gắn liên với những điều kiện cụ thể, giúp ta thấy quá trình xuất hiện sách từ đơn giản đến phức tạp, cũng không

ngoài lí do yêu cầu của nên sản xuất xã hội

Vat ligu tạo nên sách là điều kiện vật chất để cuốn sách hình thành Tuỳ từng hoàn cảnh lịch sử khác nhau, tuỳ vào sự phát triển của công nghiệp in ấn nên xuất hiện những loại vật liệu khác nhau được dùng vào việc ghi chép Việc ghi chép, viết chữ có thể được thực hiện trên đất sét, trên vỏ cây Papirut, tren

đá, trên da động vật, trên mai rùa hay xương thú, trên lụa, trên giấy và trên một

số vật liệu khác Nhìn vào hình thức của các loại hình tài liệu người ta có thể đánh giá được phần nào niên đại ra đời của nó Ngày nay với sự phát triển của khoa học và công nghệ, tài liệu chủ yếu được in bằng giấy công nghiệp và không có sự khác biệt lớn giữa loại tài liệu này với các loại tài liệu khác Chính

đặc biệt thì rất hiếm Tính chất quý, hiếm được hiểu là ý nghĩa lịch sử văn hoá độc lập và sự thống nhất,

1.2 Các loại hình tài liệu quý hiếm

Các loại tài liệu quý, hiếm xuất hiện trên thế giới rất đa dạng và phong

phú Các loại tài liệu được viết trên đất sét, trên đá, trên da, trên lá cây, vỏ cây, trên các kim loại như đồng, vàng thuộc các loại đặc biệt và hiếm gặp và có niên đại rất cổ, đồng thời nhiều tài liệu còn là những “nhân chứng”, "vật chứng”

Trang 23

vẻ quá trình phát triển của lịch sử Việc sở hữu một trong những loại hình tài liệu nói trên đồng nghĩa với việc được sở hữu một vật báu hay món đồ quý

Có thể kể đến rất nhiều loại tài liệu được xếp vào loại quý và hiếm trên

thế giới và ở Việt Nam:

~_ Sách bằng đất sét nung: Đất sét là loại nguyên liệu có ở hầu hết các nơi trên trái đất Cùng với kỹ thuật làm đỏ gốm có vẽ hoa văn, ngươi ta đã nghĩ đến việc viết chữ trên đất sét đem nung

Tại các quốc gia cổ đại vùng Lưỡng Hà, nơi hàng năm có nạn lụt, phù sa san phẳng các ranh giới ruộng đất của mọi người Bởi vậy người ta cần ghỉ chép, cần đo đạc, tính toán Những miếng đất sét được viết chữ lên, phơi khô đem nung như người ta nung ngói Trong các đợt khảo cổ người ta đã tìm thấy trên

7000 tấm đất nung hình vuông hoặc tam giác của Thư viện nhà vua Atxuabanipan (667-630 trước công nguyên) Những tấm đất ấy có chiều cao 0,125em viết bằng nét mác, đánh số thứ tự lần lượt ở đầu mỗi tấm thường ghi

¡ tấm trước đó để dễ tìm Những tấm đất ấy được xếp vào các hộp bằng

- Sách bằng vỏ cây Papirút: ở bên bờ sông Nin có những cây giống như cây sậy, gọi là Papirút Khoảng 2000 năm trước công nguyên, người dân vùng nay đã lấy cây đó vẻ, bóc lấy lớp vỏ đặc biệt, phơi khô, ghép lại bào nhãn

Những tấm vỏ papirút trở thành giấy viết khá tốt

Người Ai cập thường dùng loại Papirút này để ghi các tri thức toán học, ghỉ chép sinh hoạt trong xã hội, các cuộc khởi nghĩa, và cả những bói toán, thân chú Hiện nay người ta còn lưu được một cuộn papirút viết từ 2000 năm trước công nguyên, viết bằng chữ tượng hình

- Sách bằng lá:

Ngoài việc dùng vỏ cây để ghỉ chép, loài người còn dùng những lá cây có

độ dai, dây và bản to để viết ở Việt Nam: Thư viện Nghệ An là nơi lưu giữ hai

Trang 24

cuốn sách bằng lá cây của người Thái, sách lá là loại hình cổ, hiếm thấy ở nước

ta Những cuốn sách này khá nặng, bìa sách được làm bằng gỗ, mặt ngoài có sống lưng rát cạnh hình tam giác có hoa văn ở hai đầu bìa sách có hai lỗ để xâu dây, trong trang sách có chữ ghỉ ở trên cả hai mặt lá Ngoài ra đồng bào Khơme miễn Tây Nam bộ có cuốn sách về Mác-Anghen khổ nhỏ 3.5x5em trên lá buông

[27]

- Sách bằng da: Cùng thời với nền văn minh Ai Cập, tại thành phố Aten (Hy Lạp) theo chế độ dân chủ chủ nô, có nền khoa học kỹ thuật phát triển cao ở

đó tập trung nhiều nhà bác học, triết học, nhà văn Sợ nên văn minh ở đây lấn

át nên vua Ai Cập ra lệnh cấm chuyên chở Papirút từ Ai Cập sang Aten để khắc phục tình trạng thiếu giấy viết, người Hy Lạp đã chế nguyên liệu khác thay thế Người Hy Lạp ở Pergame đã dùng da thay thế Papirút Họ lấy da bò, da cừu bào nhẫn và viết chữ lên đó Cuốn sách chế từ da có tên là *Parchemin” xuất phát từ tên thành phố đầu tiên đã nghĩ ra cách làm này Giấy từ da rất tốt, bền, nhưng

giá quá đắt Có khi người ta phải giết cả một đàn cừu mới đủ da để viết một cuốn sách Một số nơi người ta đã thây da bò, cừu bằng da súc vật khác Hiện nay, người ta còn lưu tập Iliát Ôđixê trên da tại thư viện Hoàng Gia Anh

- Sách bằng xương thú, mai rùa: Tại một số nơi người ta đã dùng xương thú, mai rùa để làm nguyên liệu viết sách Dân vùng lưu vực sông Hoàng cuối đời Thương (thế kỷ XVII- 11 trước Công nguyên ) đã dùng loại vật liệu này Họ đem những mảnh xương thường là xương ống chân súc vật, và mai rùa gia công theo ý định rồi dùng vật nhọn khắc vào

~ Sách bằng đồng: Trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ, khái niệm tư hữu “của tôi, của anh” ra đời — từ đấy đã thấy xuất hiện những tấm đồng ghi tài sản của người nào đó Công cụ lao động, vũ khí thường được mang tên chủ nhân, hoặc

kể lại chiến công của chủ nhân

Trong những công trình kiến trúc lớn, các chùa chiền người ta cũng khắc những bài văn, ba, hoặc trên khánh, trên chuông đồng tên những người xây dựng, công đức các nhà sư

Trang 25

ở Việt Nam, trên các chuông đồng thời Lý, Trân, Lê thường có khắc chữ

~ Sách bằng đá: Đá là một nguyên liệu có sẵn ở nhiều nơi trên trái đất đá lại có ưu điểm là dễ khắc hơn (so với kim loại cứng) Chữ khác trên đá có khả năng bảo quản được lâu

Người ấn Độ cổ đại, Ai Cập cổ đại đã có văn tự ghi trên đá ở lưu vực

sông Hoàng vào thời Xuân thu (770-475 trước công nguyên) đã có văn tự khắc

đá đến nhà Tân (221-207 trước công nguyên) có nhiều trống đá khắc chữ (hiện còn hơn 10 cái) đến đời nhà Hán, nhất là Đông-Hán, việc khắc chữ trên đá rất thịnh hành Người ta thường khắc tiểu sử nhân vật, chiến công các trận đánh Tại vùng Trung cận đông, Nam á cũng có nhiều công trình đá trên đó khác chữ Tại tường nhà thờ Phíp (Hy Lạp) người ta đã khắc cuốn sử biên niên từ thời cổ đại trên những phiến đá, mỗi phiến 40m” Tại con đường dẫn đến nhà thờ Mãăngđalay (Miến Điện) đã đặt 728 phiến đá, mỗi phiến nặng 1 tấn, trên đó khắc nội dung bộ kinh phật

ở Việt Nam chúng ta có nhiều đá, trong đó có nhiều đá quý Bởi vay, vi khác chữ trên đá chắc đã có từ lâu Năm Quý Dậu 973, Định Liễn, con trai cả của Đinh Bộ Lĩnh đã cho khắc bộ kinh đại Tạng trên 100 cây cột đá ở tại kinh thành Hoa Lư Đến đời Lý có nhiều bia đá, minh, ké khắc trên đá

Trong các triểu đại tiếp theo, người ta đã sử dụng đá để khắc chữ một cách phổ biến Tấm bia Vĩnh Lăng do Nguyễn Trãi cho khắc dựng ở Lam Sơn (Thanh Hoá) là một trong những trang sách quý Bộ bia đá trong Quốc Từ Giám

là những trang sách ghi lại lịch sử khoa cử của dân tộc ta từ 1442-1779

Năm 1998 trong khi đánh đất dọn con đường lớn chạy qua xã Dĩnh Trì (Tỉnh Bắc Giang) những người thợ làm đường đã phát hiện ra một "hòm đá”

hình chữ nhật to gần bằng nửa chiếc bàn uống nước thường dùng Qua nghiên cứu thì đó là một cuốn sách bằng đá do trạng nguyên Giáp Hải (triều vua Cảnh Lịch thứ 2 năm 1549) Cuốn sách gồm 2 trang có chữ khảm vào đá úp lại với

nhau và được yểm xuống mộ của cụ Khánh Sơn tiên sinh (cha của trạng nguyên

Giáp Hải) [29]

Trang 26

'Vậy là chúng ta thấy, sách đá thực sự tồn tại ở Việt Nam từ rất lâu và hiện nay chúng được coi là những tài liệu cổ cần được bảo quản, lưu giữ và có những giá trị nghiên cứu khoa học nhất định

là trong vòng 14, 15 thế kỷ, nhân dân vùng này sử dụng loại vật liệu tre là chính Người ta gọi nó là Giản sách - Giản đó là những thanh tre đài 30-40 em Mỗi Giản viết 1 hàng chữ với số chữ là 8 - cũng có Giản viết đến 22, 25 chữ Những Giản sách được đánh số, dùng dây xuyên lại hoặc bó thành từng bó

ở Việt Nam, trong một thời gian dài, các nhà nho vẫn dùng Giản sách để

gỗ còn được gọi là phương sách

Trong dân gian, chúng ta thấy xuất hiện nhiều hình thức ghỉ chép trên gỗ

~ đó là hoành phi, câu đối ghi chép những lý tưởng sống, những ước nguyện

mong mỏi đạt được Đó là các biểu trên các kiến trúc đình chùa Ngoài van tự,

có một số bản khắc hình ảnh mô tả cuộc sống, sinh hoạt xã hội, miêu tả sinh hoạt văn hoá của nhân dân ta có giá trị nghệ thuật cao, có giá trị lịch sử quý

~ Sách bằng lụa:

Trang 27

Lua là một loại vật liệu quý, đẹp, bền dễ viết, dễ vẽ Lụa có thể cuộn lại thành từng cuộc một cách dễ dàng Bởi vậy người ta đã sử dụng nó làm sách Tuy nhiên, vì lụa quá đắt nên chỉ vua chúa, hoặc người giầu có mới dám dùng làm sách mà thôi ở Việt Nam, lụa còn được dùng làm nền để vẽ tranh — loại tranh ấy có tên là tranh lụa

~ Giấy

Tất cả các loại vật liệu trên, loại có nhược điểm này, loại có nhược điểm kia Loài người cuối cùng đã tìm ra một vật liệu để làm sách thích hợp, đó là giấy Khi nên công nghiệp giấy chưa phát triển thì giấy dùng để viết còn được làm rất thô sơ và thủ công từ những võ cây, rẻ rách, lưới đánh cá cũ nghiền nát và tráng thành giấy Tờ giấy rất dày và thô ráp Sau này nhờ khoa học kỹ thuật hiện đại tiên tiến nên giấy được sản xuất ra, mỏng, dai và trắng, do đó sách được in bằng những loại giấy này có chất lượng cao hơn, kỹ thuật trình cũng đẹp hơn

Trên đây là những loại sách đặc biệt vì chúng được làm ra từ những nguyên vật liệu đặc biệt và rất kỳ công, gắn với sự hình thành và phát triển của lịch sử sách Bên cạnh những loại sách nói trên, còn có nhiều loại tài liệu thuộc diện quý hiếm vì chúng không những là những bản tài liệu cổ, đặc biệt về chất liệu mà chính là từ hoàn cảnh ra đời cũng như nội dung mà tài liệu đó đẻ cập đến Đó là:

~ Tài liệu chép tay, bản thảo

~ Bút tích của những nhân vật nổi tiếng trong một tài liệu nào đó

1.3.1 Đặc điểm vốn tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam

* Các loại tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam:

Trang 28

Thư viện Quốc gia Việt Nam có các bộ sưu tập tài liệu quý hiếm gồm: + Sách Hán Nôm: 900 tên

+ Sách Đông Dương (xuất bản trước năm 1954): 53.000 tên

+ Báo, tạp chí Đông Dương: 1642 tên

+ Luận án tiến sĩ, phó tiến sĩ: 12.000 luận (của người Việt Nam bảo vệ trong và ngoài nước và của người nước ngoài bảo vệ tại Việt Nam)

* Các tiêu chí để xác định tài quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam:

+ Nội dung của tài liệu: Các bộ sưu tập tài liệu quý hiếm của Thư viện Quốc gia Việt Nam đã phản ánh được nhiều mặt đời sống, kinh tế, xã hội, văn hoá Việt Nam từ thời kỳ phong kiến đến ngày nay và rất ít được tái bản Đặc biệt những tài liệu luận án — các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam đã có những đóng góp tích cực vào thực tiễn việc xây dựng phát triển

đất nước

+ Hình thức của tài liệu: Các bộ sưu tập tài liệu quý hiếm của Thư viện

liệ

Quốc gia chủ yếu là t

in trên giấy Riêng bộ sưu tập tài liệu Hán Nôm

sử dụng giấy Dó viết sách đã tạo điều kiện cho việc

duy trì, phát triển nghề làm giấy cổ truyền ở một số làng quê Việt Nam Một

điều thuận lợi nữa là sách giấy Dó có độ dai, và chịu nhiệt tốt và khả năng hạn chế côn trùng tấn công nên có thể kéo dài được “tuổi thọ” của sách

+ Thời gian của tài liệu: Tài liệu quý hiếm của Thư viện Quốc gia Việt Nam có mốc thời gian từ những năm 1954 trở vẻ trước đối với tài liệu Hán Nom

và Sách báo Đông Dương và từ những năm 1970 trở lại đây với tài liệu luận án

1.3.2 Tm quan trọng của vốn tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam

Thư viện Quốc gia Việt Nam là Thư viện trung tâm và là thư viện đứng đâu trong hệ thống thư viện công cộng của Việt Nam Thư viện Quốc gia Việt Nam cũng là nơi tàng trữ một kho tàng văn hoá đồ sộ của dân tộc với số lượng tài liệu khá lớn và phong phú bậc nhất trong cả nước, trong đó có sự tồn tại của các bộ sưu tập tài liệu quý hiếm như:

Bộ sưu tập luận án tiến

Trang 29

Kho luận án ở Thư viện Quốc gia Việt Nam rất phong phú vẻ ngôn ngữ (vì có hơn 40% số luận án được bảo vệ ở nước ngoài, tập trung ở những nước có nên khoa học tiên tiến và học thuật cao như: Liên Xô (cñ), Đức, Hunggari, Pháp,

Mỹ, Anh, Nhật ) rất đa dạng vẻ các ngành khoa học, là một trong những nguồn tài liệu quý hiếm của hệ thống kho tàng tài liệu khoa học nước ta Xét vẻ mặt giá trị thì vốn tài liệu luận án mà Thư viện Quốc gia Việt Nam đang lưu trữ

là cả một kho tàng tri thức khoa học của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học của Việt Nam muốn gửi gắm vào đó, đây cũng là nguồn “chất xám” quan trọng

đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước

Kho tài liệu luận án, tuy do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan

mà số luận án được lưu trữ chưa đây đủ, nhưng kho tài liệu luận án khoa học vẫn

là một nét riêng biệt, là một trong những thế mạnh của Thư viện quốc gia Việt Nam, có sức thu hút các nhà khoa học

ộ sưu tập tài liệu Đông Dương:

Kho tài liệu này bao gồm vốn sách tiếng Pháp và tiếng Việt xuất bản ở Đông Dương, viết về Đông Dương và Việt Nam (thời Pháp thuộc), phong phú vào loại bậc nhất thế giới (riêng số sách viết vẻ Đông Dương đã lên tới 54.000 bản; chỉ sau Thư viện Quốc gia Paris) Kho tài liệu này có nhiều tài liệu quý hiếm — tiêu biểu là cuốn sách của Alexandrode, của Rabelais xuất bản tir nam 1552; Marchand L`Aricain của C.Castellani xuất bản năm 1603; Bayle xuất bản năm 1740; Dicionaire Latino-Anamiticum xuất bản năm 1886 Có những cuốn mặc dù xuất bản muộn hơn nhưng hiện nay còn rất ít bản và những nhà

nghiên cứu về Việt Nam, về Đông Dương không thể bỏ qua như cuốn:

LẺIndochine của Henri Gourdon (năm 1931), cuốn Les paysans du delta Tonkinois của Pierre Gourou (năm 1936) Ngoài ra thư viện Quốc gia Việt Nam cũng là thư viện duy nhất ở Việt Nam có bộ sưu tập đây đủ nhất vẻ các loại báo, tạp chí về Đông Dương được xuất bản tại Việt Nam, trong đó có hàng loạt báo, tạp chí thuộc hàng xuất bản sớm ở nước ta như tờ Gia Định báo, tờ Le Courrier de Haiphong xuất bản năm 1886, tờ Revue Indochinoise Illustre xuất bản tại Hà Nội năm 1894, tờ Journal officiel de L`Indochine Francaise xuất bản

Trang 30

tại Sài Gòn năm 1896 Nhiều tên báo, tạp chí dù đã xuất bản cách đây gần một thế kỷ nhưng vẫn rất quen thuộc với nhiều nhà nghiên cứu như: Revue indochine, Bullentin des études indochinoise, L’Eveil économique de L’Indochine, Tonkin

Bộ sưu tập tài liệu Hán Nôm:

Đây là nguồn thư tịch cổ chứa đựng lượng thông tin phong phú, đa dạng,

rất ding tin cậy v các vấn để địa lý, lịch sử, văn hoá, giáo dục, văn học nghệ thuật dân tộc trong diễn trình lịch sử Rất nhiêu cuốn sách có giá trị, chứa đựng nhiều thông tin lịch sử đang được lưu giữ tại đây như: cuốn “Quốc triều thư khế”

có niên hiệu Thống Nguyên (năm 1522-1527); tập mẫu văn khế, khoán ước dùng trong giao dịch dân sự, đâu thời Lê - một bản sách in ván gỗ chữ Hán cổ; tập “Mộ Trạch Lê thị gia phả sự tích ký" — bản chép tay chữ Hán về gia phả họ

Lê ở Mộ Trạch Nhiều sách của tác giả nổi tiếng như “Cung oán ngâm khúc”

của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiểu bản chữ Nôm, in ván gỗ; cuốn từ điển Hán-

Nôm cổ nhất “Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa” ra đời vào khoảng thế kỷ 17 — tương truyền do bà hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (thời Lê) biên soạn, trong đó

có 3394 mục từ ngữ Hán được giải thích ra tiếng Việt (dưới dạng chữ Nôm),

theo lối có vần, chủ yếu là thơ lục bát đều có mặt tại kho sách Hán Nôm của

'Thư viện Quốc gia Việt Nam

1.3.3 Đối tượng người sử dụng,

'Với chức nang là trung tâm văn hoá lớn, nơi tàng trữ kho tàng trí thức đồ

cố gắng đổi mới cách thức phục vụ, tăng cường bổ sung nguồn lực thông tin để kịp thời đáp ứng nhu cầu của bạn đọc Trong những năm gần đây lượng bạn đọc

Trang 31

đến thư viện tăng lên đáng kể Năm 2003 số bạn đọc đăng ký làm thẻ đọc là 23.000 thì đến năm 2004 là 28.000 Chính vì lý do này mà thư viện cũng đã mở thêm nhiều phòng đọc sách giúp bạn đọc thuận tiện trong quá tìm kiếm thông tin cần thiết

Phòng đọc sách quý hiếm ra đời đáp ứng nhu cầu đọc của một đối tượng lớn bạn đọc quan tâm đến loại hình tài liệu quý hiếm của thư viện, đồng thời mong muốn phục vụ bạn đọc tốt hơn, tập trung hơn, giúp bạn đọc tiếp cận nhanh nhất loại tài liệu cẩn thiết Sau một thời gian mở cửa, Phòng đọc tài liệu quý hiếm của Thư viện Quốc gia Việt Nam đã thu hút được nhiều đối tượng bạn đọc

ở mọi trình độ khác nhau như: Tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, sinh viên

Việc tìm hiểu vẻ đối tượng bạn đọc đến với phòng đọc tài liệu quý hiếm của Thư viện Quốc gia Việt Nam và xác định nhu cầu vẻ các loại tài liệu mà họ thường xuyên sử dụng được nghiên cứu thông qua phiếu điều tra nhu cầu tỉn tại các phòng đọc tự chọn, phòng đọc theo phiếu yêu cầu, phòng báo, tạp chí (kết quả điều tra với tổng số phiếu phát ra là 300, số phiếu thu vẻ là 250), cũng như thông qua báo cáo quản lý bạn đọc và sổ thống kê lượt bạn đọc sử dụng phòng đọc quý hiếm

Các phương pháp nghiên cứu đã giúp xác định được đối tượng người đọc tại Phòng đọc quý hiếm, trình độ học vấn, lĩnh vực chuyên môn, loại hình tài liệu và ngôn ngữ họ thường sử dụng, đồng thời cũng xác định được mức độ thoả mãn nhu câu thông tin của người đọc tại Thư viện, từ đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhất giúp đáp ứng tốt nhu cầu thông tin, tài liệu mà người đọc cần Qua thống kê đối tượng người đọc đến đọc và nghiên cứu tại Phòng đọc quý hiếm của Thư viện Quốc gia bao gồm cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy tại các trường học, trường đại học, cao đẳng, các cán bộ đang nghiên cứu tại các đơn vị hành chính sự nghiệp và sản xuất kinh doanh, sinh viên năm thứ 3 trở lên thuộc các trường đại học và cao đẳng trong toàn quốc Trong số các đối tượng trên số lượng sinh viên sử dụng kho tài liệu này để phục vụ cho công việc học tập, làm khoá luận tốt nghiệp chiếm tỷ lệ cao (76%); số lượng cán bộ chiếm 18%; thạc sĩ (5%); tiến sĩ (1%)

Trang 32

Vì đặc thù phòng đọc này chủ yếu tập trung các tài liệu dạng đặc biệt phục vụ công việc nghiên cứu khoa học chuyên ngành sâu như tài liệu Luận án hay nghiên cứu về lịch sử, xã hội (những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20) như

tài liệu Đông Dương hoặc tài liệu Hán Nôm, do đó đối tượng độc giả vào phòng đọc này tìm tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu chiếm đa số (450); giảng dạy (10.4%): công tác quản lý (6%); sản xuất kinh doanh (41); hành chính sự nghiệp (7,3); các ngành nghẻ khác (27,2%) Điều hạn chế lượng độc giả đến

sử dụng kho tài liệu này là các loại tài liệu ở đây được phục vụ theo tính chất kho đóng: tài liệu chỉ được đọc tại chỗ và không được phép photo khi chưa có ý kiến của trưởng phòng đọc ; với loại tài liệu luận án thì nghiên cứu chuyên ngành sâu vì thế phải thực sự hiểu vé những ngành khoa học đó thì mới có thể khai thác được

1.3.4 Nhu cầu sử dụng vốn tài liệu quý hiếm

Như đã để cập ở các phẩn trên, phòng đọc quý hiếm do đặc thù vốn tài liệu ở đây đặc biệt hơn so với các phòng đọc khác nên số lượng bạn đọc tới sử dụng loại tài liệu này cũng chọn lọc hơn Theo báo cáo thống kê thì số lượt bạn đọc vào sử dụng tài liệu trong phòng đọc này là 160lượt/ngày so với các phòng đọc khác trung bình là 470lượựngày Qua thống kê tần xuất thường xuyên sử dụng phòng đọc này của độc giả so với sử dụng các phòng đọc khác chỉ chiếm

tỷ lệ 21%

Nhu cfu cu thể của độc giả đối với vốn tài liệu quý hiếm như sau:

Bảng 1: Nhu cầu sử dụng các loại hình tài liệu tại Phòng đọc quý hiếm

Trang 33

các nhà nghiên cứu, các bạn sinh viên trong quá trình học tập và nghiên cứu của

đã để lãng phí một số lượng lớn loại hình tài liệu quý hiếm này Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: 1/ Lượng độc giả nghiên cứu vẻ tài liệu Đông Dương chưa nhiều ; 2/ Tâm lý ngại sử dụng những trang thiết bị đặc biệt; 3/ $6 lugng may doc microfilm, microfiche cdn han ché va hay true tric kỹ thuật; 4/ S6 lung microfilm, microfiche bi hư hỏng nhiều do khâu bảo quản chưa tốt

Mức độ đáp ứng của các tài liệu thuộc Phòng đọc Quý hiếm được xét trên

do đặc thù về nội dung, ngôn ngữ có thể là những rào cản hạn chế bạn đọc tiếp cận với những loại tài liệu này

Bảng 2: Thống kê ngôn ngữ bạn đọc sử dụng tại Phòng đọc quý hiếm

[ Ngôn ngữ I Số phiếu I Ty le %

Trang 34

được khai thác nhiều

Có thể khẳng định rằng: Vốn tài liệu quý, hiếm trên có vai trò rất quan

liệu Đông Dương và Hán Nôm chưa

trọng trong việc đáp ứng nhu cầu đọc, nghiên cứu của đông đảo độc giả đến thư viện và nếu biết khai thác tốt, sẽ giúp chúng ta giải đáp được nhiều câu hỏi vẻ lich sử, xã hội, văn hoá, nghệ thuật, quân sự, khoa học của Việt Nam Chúng giúp cho thế hệ trẻ Việt Nam sau này biết đến lịch sử, truyền thống của cha ông trên tất cả các phương diện văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội

Trang 35

Chương 2

THU'C TRANG VON TAI LIỆU QUÝ HIẾM Ở THƯ VIỆN QUỐC GIA VIET NAM

Quốc gia Việt Nam

Để các cơ quan thư viện có cơ sở pháp lý thu nhận xuất bản phẩm trong

xã hội, người ta định ra chế độ lưu chiều xuất bản phẩm Chúng ta có thể hiểu bản lưu chiểu xuất bản phẩm là bản của mỗi xuất bản phẩm của đất nước mà mỗi nhà xuất bản, nhà in hay cơ quan đứng ra xuất bản bắt buộc phải nộp cho các cơ quan quản lý xuất bản, các thư viện lớn được qui định chặt chẽ bằng các văn bản pháp luật của nhà nước

Lưu chiểu xuất bản phẩm là quốc sách của mỗi quốc gia Tất cả các tài liệu được xuất bản trên một lãnh thổ hoặc một phần đất nước đều phải nộp một

số bản nhất định cho các cơ quan lưu trữ, các thư viện trung tâm của đất nước Nộp lưu chiểu bất buộc được coi là trách nhiệm và nghĩa vụ của các nhà xuất bản Đây là cơ sở để sưu tập đầy đủ vốn văn hoá chữ viết của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, giúp cho việc bảo tồn, nghiên cứu lịch sử phát triển nền văn minh, văn

hoá của mỗi miền, mỗi dân tộc Kho tàng quí giá đó chính là một kho lưu trữ bảo tàng vốn sách báo và tài liệu của dân tộc, lưu truyền qua các thế hệ, phản ánh bộ mặt văn hoá của đất nước, tình hình xuất bản, kỹ thuật in ấn, bản quyền tác giả cùng với những thăng trấm lịch sử của mỗi đất nước, mỗi dân tộc

Sở di chế độ lưu chiểu được coi là cơ sở pháp lý để bảo tồn di sản văn hoá chữ viết của mỗi dân tộc, vì để thực hiện nó, mỗi nước phải xây dựng một hệ thống các văn bản mang tính pháp luật, mọi cơ quan xuất bản phải tuân thủ nếu

họ muốn tiếp tục hành nghề Đồng thời trong các văn bản đó có quy định những điều khoản giúp bảo quản lâu dài các bản lưu chiều

Có thể nói rằng, chế độ lưu chiểu tạo nguồn bổ sung ấn phẩm đều đặn, kịp thời (nộp lưu chiều theo thời gian quy định) và các xuất bản phẩm in ra được nộp tương đối đây đủ,mặc dù số lượng không nhiều

Trang 36

Sách lưu chiểu hiểu theo đúng nghĩa của nó chính là sách của các quốc gia độc lập, nó quy định mỗi khi xuất bản, trước khi phát hành đều phải nộp một

số lượng bản nhất định cho các cơ quan nhà nước uỷ thác

Đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã ban hành chế độ lưu chiểu ở các xứ thuộc địa Ngoài mục đích là vơ vét của cải tỉnh thân của các dân tộc bị xâm lược làm giẩu cho chính quốc và cũng là để kiểm soát sách báo xuất bản đi ngược lại quyền lợi, chống đối sự thống trị của chúng

Chính vì vậy Nghị định ngày 31/1/1922 của Toàn quyền Đông Dương Albert Xaraut vé việc nạp lưu chiểu chính thức cho ấn phẩm ra đời và quy định các nhà xuất bản, nhà in trên toàn cõi Đông Dương phải nộp lưu chiểu cho Thư viện Trung ương với hình thức không phải trả tiền, mỗi xuất bản phẩm phải nộp

2 bản: Một giữ lại Thư viện Trung ương Đông Dương Hà Nội; một bản mang vẻ Pháp Ngay cả những năm chiến tranh ác liệt nhất, sách báo vẫn được gửi vẻ Thư viện Quốc gia ở Paris Vì vậy mà thư viện này có kho sách Đông Dương đây đủ nhất

Có thể nói Nghị định 31/1/1922 là văn bản pháp lý đóng góp phần tích cực vào việc thực hiện chế độ lưu chiểu ở Việt Nam nói riêng và trên toàn cõi Đông Dương nói chung Tuy rằng người Pháp lúc đó chỉ coi việc xây dựng vốn tài liệu lưu chiểu Đông Dương tại Thư viện Quốc gia Pháp là chủ yếu nên không quan tâm nhiều đến việc tổ chức kho tài liệu lưu chiếu tại Thư viện Trung ương Đông Dương Hà Nội, nhưng những gì còn lại của kho tài liệu Đông Dương tại Thư viện Trung ương Đông Dương Hà Nội (nay là Thư viện Quốc gia Việt Nam)

vẫn là nguồn tư liệu trở nên vô cùng quí hiếm để nghiên cứu Đông Dương về

mọi mặt, và là vốn tài liệu quý hiếm cần được gìn giữ và bảo quản

Ngày 29/1/1945, Toàn quyền Đông Dương lại ban hành Nghị định qui định lại chế độ nộp lưu chiểu và đặt ra Sở quản lý nạp bản lưu chiểu Cơ quan này đặt dưới quyền điều hành của Giám đốc Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương

Sau khi tái chiếm Đông Dương, thực dân Pháp đã khôi phục Nha Văn khố và 'Thư viện, đồng thời tiến hành chế độ lưu chiều văn hoá phẩm theo sắc lệnh ngày

Trang 37

17/7/1946 của Thủ tướng Bidauld về điêu kiện nạp bản tại các lãnh thổ hải ngoại

Ngày 12/10/1946, Cao uỷ Pháp Bollaert tại Đông Dương ký hiệp định thành lập

Ty nạp bản trực thuộc Nha văn khố và Thư viện phủ Cao uỷ với nhiệm vụ thu thập các xuất bản phẩm, phim và đĩa hát của năm xứ Đông Dương gửi vẻ Pháp

Các văn bản trên quy định tất cả các văn hoá phẩm (sách, báo, tạp chí, tranh,

ảnh, bản đồ, nhạc phẩm, băng từ, đĩa hát ) trước khi phát hành, bán, cho thuê, phát không, hoặc nhượng quyền xuất bản đêu phải nộp lưu chiều

Sau khi chính quyển cách mạng ra đời (31/1/1946), Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà xét thấy việc tàng trữ văn hoá phẩm là điều hết sức cần thiết cho quốc gia, đân tộc vẻ phương diện văn hoá nên Chủ tịch Hồ Chí Minh, chiểu theo lời để nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục, đã ký Sắc

lệnh số 18/SL đặt vấn đề lưu chiểu văn hoá phẩm trong nước Việt Nam Có thể

nói Sắc lệnh này có giá trị hết sức to lớn, là công cụ pháp lý quan trọng đầu tiên

nhằm thu thập, tàng trữ vốn xuất bản phẩm của đất

nước Nét đáng chú ý là Sắc lệnh này được xây dựng trên cơ sở tham khảo, vận dụng những nét tỉnh hoa, ưu việt của các văn bản pháp lý của nước ngoài vẻ chế

độ lưu chiều, đặc biệt là của Pháp

Nhìn chung trong suốt thời gian gần 50 năm có hiệu lực (từ 1946-1993), Sắc lệnh số 18/SL đã đóng một vai trò rất quan trọng là cơ sở pháp lý vững chắc cho thư viện Quốc gia trong việc thu nhận, xây dựng vốn xuất bản phẩm lưu chiểu dân tộc để tàng trữ lâu dài cho thế hệ mai sau Sở dĩ ở day tác giả chỉ lấy mốc hiệu lực của sắc lệnh 18/SL đến năm 1993 vì đến tháng 7/1993 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Xuất bản - đây là đỉnh cao về pháp luật xuất bản ở Việt Nam Luật xuất bản gồm 6 chương và 45 điều và tại điều 21 của bộ "Luật xuất bản” quy định rõ "ít nhất 7 ngày trước khi phát hành xuất bản phẩm, nhà xuất bản, tổ chức được phép xuất bản phải nộp lưu chiều 4 bản cho Thư viện Quốc gia”[21]

Bên cạnh chức năng thu nhận các xuất bản phẩm do các nhà xuất bản trong nước xuất bản, trong Quyết định 401/Ttg ngày 9/10/1976 *Vẻ chức năng,

Trang 38

nhiệm vụ và quyền hạn của Thư viện Quốc gia” quy định Thư viện Quốc gia Việt Nam là cơ quan duy nhất được nhận tất cả các bản luận án tiến sĩ, phó tiến

sĩ ° của người Việt Nam bảo vệ trong và ngoài nước cũng như của người nước ngoài bảo vệ tại Việt Nam Trước năm 1976 vốn tài liệu đặc thù và rất quý này

do nhiều cơ quan được quyền thu nhận Tuy không có văn bản chính thức nào hướng dẫn nhưng có 3 cơ quan thường thu nhận các bản luận án này (phụ thuộc vào sở thích của người nộp), đó là:

~ _ Thư viện Quốc gia Việt Nam thu nhận một phần các luận án, cả về khoa học xã hội — nhân văn và khoa học tự nhiên, kỹ thuật công nghệ

-_ Thư viện Khoa học Kỹ thuật Trung ương thu nhận một phần luận án vẻ Khoa học tự nhiên, kỹ thuật công nghệ

~ _ Viện Thông tin Khoa học xã hội thu nhận một phần các luận án về khoa học xã hội - nhân văn

vise vb pha tin sO nay ®-ic gi ly hac vb On sO T6 sau gai lun ,n tin sO, pha tiÖn sŨ lụ luÊn ,n iÖn sŨ —

* Nguồn lưu chiểu: ệu quý hiếm

Vốn tài liệu của một thư viện được hình thành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của thư viện để nhằm đáp ứng nhu cầu đọc của đối tượng độc giả chủ yếu mà thư viện hướng tới Thư viện Trung ương Đông Dương Hà Nội ngay từ khi mới thành lập đã xác định được nhiệm vụ trọng tâm và chủ yếu là truyền bá trí thức cho mọi ting lớp công chúng trong xã hội Vì vậy, Thư viện đã rất quan tâm tới chính sách phát triển vốn tài liệu trong thư viện

Nguồn tài liệu thu nhận được qua chế độ lưu chiểu văn hoá phẩm luôn được coi là nguồn bổ sung chính cho kho tài liệu của thư viện Lưu chiểu văn hoá phẩm là quốc sách của mỗi quốc gia Chế độ lưu chiểu được coi như trách

Trang 39

nhiệm và nghĩa vụ đã được ghi thành các điều luật mà các nhà xuất bản phải tuân theo

Chế độ lưu chiểu văn hoá phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam có một

quá trình lịch sử lâu đài gần một thế kỷ và đã có nhiều văn bản được ban hành dưới dạng đạo luật, sắc lệnh, nghị định từ thời Pháp thuộc cũng như trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay Nhờ có các luật lệ, các sắc lệnh

vẻ lưu chiểu văn hoá phẩm mà vốn tài liệu của thư viện ngày càng phong phú và

da dang

Nhờ có chính sách vẻ lưu chiểu nên phần lớn vốn tài liệu trước năm 1954

đã được hình thành và tồn tại trong Thư viện Quốc gia Việt Nam cho đến ngày nay Tuy rằng do hoàn cảnh chiến tranh, do điều kiện các nhà xuất bản ở tại các tỉnh xa và chưa triệt để thi hành đúng chế độ lưu chiểu văn hoá phẩm, nộp thiếu,

hoặc cách quãng không nộp liên tục, hoặc không nộp với lý do quan niệm sách

báo không phổ biến, chỉ lưu hành nội bộ, nên các loại sách báo tiền khởi nghĩa, sách báo sau khi chính quyền nhân dân được thành lập, sách báo thời kháng chiến còn thiếu nhiều trong kho tàng văn hoá Việt Nam

Kho Luận án của Thư viện Quốc gia Việt Nam được hình thành trên cơ sở quyết định 401-TTg ngày 9/10/1976 của Thủ tướng chính phủ vẻ “Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thư viện Quốc gia Việt Nam” Quyết định này giao cho Thư viện Quốc gia Việt Nam thu nhận Luận án tiến sĩ của người Việt Nam bảo vệ trong nước và nước ngoài Vì vậy Thư viện Quốc gia Việt Nam đã thành lập kho Luận án bao gồm toàn bộ số luận án đã nộp tại Thư viện Khoa học kỹ thuật Trung ương trước đây và Viện Thông tin Khoa học xã hội kết hợp với số luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam

Để sưu tầm, thu thập được đẩy đủ thêm vốn tài liệu loại này không chỉ trông chờ vào chính sách lưu chiều, Thư viện Quốc gia Việt Nam cũng áp dụng nhiều hình thức bổ sung khác nhau để làm giàu vốn tài sản văn hoá quý báu của dân tộc Việt Nam

* Các nguồn khác tạo nên vốn tài u quý hiếm ở Thư viện Quốc gia

Trang 40

Bên cạnh nguồn lưu chiểu, vốn tài liệu quý hiếm của Thư viện được xây dựng và duy trì dựa trên các nguồn:

~ Nguồn mưa (Đối với loại tài liệu Đông Dương) Việc hình thành vốn tài liệu của Thư viện Trung ương Đông Dương ngay từ đâu đã có định hướng khá rõ ràng: từng bước xây dựng một thư viện bách khoa nhằm cung cấp cho người đọc những tư liệu đây đủ vẻ các lĩnh vực như văn học, nghệ thuật, khoa học và kỹ thuật mà họ quan tâm Chính vì vậy mà ngoài nguồn thu nhận từ chế độ lưu chiểu văn hoá phẩm, thư viện cũng đã thu mua được thêm nhiều tài liệu góp phân làm phong phú thêm, đây đủ thêm vốn tài liệu Đông Dương Cụ thể khi mới thành lập Thư viện Trung ương đông Dương mới có gân 5000 bản sách nhưng đến năm 1943 đã có 80.921 bản sách Tính đến cuối năm 1953 thư viện

có hơn 100.000 bản sách, trong đó có hơn 17.000 tên sách bằng tiếng Việt, trên

1500 tên báo, tạp chí, tập san bằng tiếng Việt, tiếng Pháp và các thứ tiếng nước ngoài khác; gần 1300 bản đồ

~ Nguồn biếu, tặng: Ngoài các nguồn bổ sung trên, Thư viện Trung ương

Đông Dương còn được các cơ quan, cá nhân biếu tặng tài liệu Số lượng sách

ít và thiếu cán bộ chuyên trách, nên đến năm 1961 mới được tiến hành đưa lên giá và đến năm 1963 bắt đâu công

dụng Cũng thời gian này thư viện đã tiến hành thông báo thu mua sưu tập sách

biên mục để chuẩn bị cho bạn đọc sử

Hán Nom, tổ chức cho những nhóm nhỏ, những người làm nghề mua bán sách

cũ đi mua, gom trong nhân dân và đem đến cho thư viện chọn mua Việc thu

Ngày đăng: 18/10/2022, 18:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w