Luận văn Nhu cầu tin và khả năng đáp ứng thông tin cho người dùng tin tại thư viện trường Đại học Hà Nội nghiên cứu thực trạng và đưa ra một số giải pháp kích thích nhu cầu tin, nâng cao năng lực đáp ứng thông tin cho người dùng tin tại Thư viện Đại học Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Trang 1CUNG THỊ THUÝ HÀNG
NHU CAU TIN VA KHA NANG DAP UNG THONG TIN CHO NGUOI DUNG TIN TAI THU’
VIEN TRUONG DAI HQC HA NOI
Chuyên ngành: Khoa học thư viện
Mã số: 60.32.20
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS VŨ VĂN NHẬT
Trang 2
Bảng 1: Thống kê số lượng tài liệu ngoại văn
Bang 2:Bảng số lượng của các nhóm NDT tại Thư viện Đại học Hà Nội
Bảng 3: Số sinh viên và học viên đang theo học tại các khoa
Bang 4: Dac diém về độ tuổi của các nhóm người dùng tin Bảng 5: Đề tài khoa học các nhóm người dùng tin tham gia Bảng 6: Trình độ học vấn của các nhóm người dùng tin
Bảng 7: Đặc điểm giới tính của các nhóm người dùng tin Bảng 8: Nguồn thu nhập chính của các nhóm người dùng tin
Bảng 9; Người dùng tin tham gia các hoạt động ngoài giờ
Bang 10 : Nhu cầu tin về các lĩnh vực khoa học
Bang 11 : Nhu cầu sử dụng tài liệu theo ngôn ngữ của người dùng tin Bảng 12: Nhu cầu về loại hình tài liệu
Bảng 13: Nhu cầu về thời gian xuất bản của tài liệu
Bảng 14: Nhu cầu về thời gian xuất bản của tài liệu theo ngành đào tạo
Bảng 15 : Thời gian thu thập thông tin mỗi ngày của các nhóm NDT
Bang 16 : Địa điểm khai thác Thông tin của các nhóm NDT Bảng 17 : Các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Thư viện Bảng 18 : Nguồn lực thông tin theo ngành đào tạo
Bảng 19 : Nguồn lực thông tin theo ngôn ngữ tài liệu
Trang 3Bang 23 Bang 24 Bang 25 Bang 26: Bảng 27: Bảng 28: Bảng 29: Bảng 30 Bang 31 Bang 32 Bang 33 Biểu đồ 1: Thống kê
Nội dung tài liệu mà NDT mong muốn Thư viện bổ sung Ngôn ngữ tài liệu và nhu cầu tin của người dùng,
Loại hình tài liệu và nhu cầu của NDT
Thời gian xuất bản tài liệu và nhu cầu của NDT
Đánh giá của NDT về chất lượng các sản phẩm, dịch vụ thông tin
Lí đo NDT bị từ chối khi mượn tai liệu tại Thư viện
Đánh giá của NDT về mức độ tìm tài liệu tại Thư viện
Lí đo NDT đến với Thư viện ĐHHN
Ý kiến của NDT về giờ mở cửa của Thư viện
Thai độ phục vụ của cán bộ thư viện
Ảnh hưởng của tỉnh thần và thái độ phục vụ của cán bộ Thư viện đối với hứng thú và nhu cầu tin
ấn phẩm theo dạng tài liệu
Biểu đồ 2: Lượt người dùng tin từ năm học 2005 đến năm 201 1
Hình 1: Giao diện cửa số tra cứu tài liệu trên các CSDL của Thư viện
Trang 5
VA MOT SO VAN DE CO BAN VE NHU CAU TIN 10
1.1 Khái quát về Trường Đại học Hà Nội 10
1.2 Quá trình hình thành và phát triển Thư viện trường Đại học Hà Nội15
1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ 16
1.2.2 Cơ cấu tô chức 7
1.2.3 Đội ngũ cán bội 20
1.2.4 Cơ sở vật chất và trang thiết bị 20 1.2.5 Đặc điểm nguồn lực thông tin của Thư viện
Trường Đại học Hà Nội 21
1.3 Một số vấn đề cơ bản về nhu cầu tin và vai trò của nhu cầu tin đối với
hoạt động thông tin tại Thư viện Trường Đại học Hà Nội 23
1.3.1 Khái niệm về nhu cầu tin 2
1.3.1.1 Định nghĩa về nhu cầu tin 23
1.3.1.2 Các loại nhu cầu tin 24
1.3.2 Nhân tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến sự phát triển
nhu cầu tin 26
1.3.2.1 Nhân tố khách quan 26
1.3.2.2 Nhân tố chủ quan 28
1.3.2.3 Một số khái niệm khác liên quan đến nhu cầu tin 29
1.3.3 Vai trò của nhu cầu tin đối với hoạt động thông tin tại
Thư viện Trường Đại học Hà Nội 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRANG NHU CAU TIN VA KHA NANG DAP UNG THONG TIN CHO NGUOI DUNG TIN TAI THU VIEN TRUONG DAI
HỌC HÀ NỘI 33
2.1 Thực trạng nhu cầu tin tại Thư viện Trường Đại học Hà Nội — 33
Trang 62.1.1.2 Nhóm người dùng tin là cán bộ nghiên cứu
và giảng dạy, 36
2.1.1.3 Nhóm người dùng tin là cán bộ quản lý 38 2.1.1.4 Nhóm người dùng tin là cán bộ hưu trí 40
2.1.2 Nội dung nhu cầu tin 4I
2.1.2.1 Nhu cầu tin theo lĩnh vực khoa học 4
2.1.2.2 Nhu cầu tin theo ngôn ngữ tài liệu 43
2.1.2.3 Nhu cau tin theo loại hình tai liệu 45
2.1.2.4 Nhu cầu tin theo thời gian xuất bản tài liệu 47
2.1.3 Tập quán sử dụng thông tin của cdc nhom ngudi ding tin 49
2.1.3.1 Thời gian thu thập thông tin 49
2.1.3.2 Địa điểm khai thác thông tin 51
2.1.3.3 Các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin 34 2.2 Khả năng đáp ứng thong tin cho ngwoi ding tin tai
Thư viện Trường Đại học Hà Nội 38
2.2.1 Khả năng đáp ứng về nguồn thông tin 58 2.2.2 Khả năng đáp ứng về chất lượng của các sản phẩm và
dich vụ thông tin 70
2.2.3 Khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất và trang thiết bị 77 2.2.4 Khả năng đáp ứng về nhân lực 79
2.3 Nhận xét chung 82
CHUONG 3: CAC GIAI PHAP KiCH THICH NHU CAU TIN VA NANG
CAO NANG LUC DAP UNG THONG TIN CHO NGUOI DUNG TIN TAI
THU VIEN TRUONG DAI HOC HÀ NỘI 85
3.1 Các giải pháp kích thích nhu cầu tin $5
Trang 7
3.2 Các giải pháp nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu tin 91 3.2.1 Thay đổi quan điểm và chính sách đầu tư của
lãnh đạo Nhà trường 91
3.2.2 Đa dạng hố nguồn thơng tin 92
3.2.3 Phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ
thông tin thư viện 95
3.2.4 Cũng cố các nguồn lực tại Thư viện 99
3.2.4.1 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bi
cho hoạt động Thông tin - Thư viện 99
3.2.4.2 Nâng cao trình độ nghiệp vụ và đổi mới tư duy
của cán bộ Thông tin - Thư viện 100
3.2.5 Dao tạo người ding tin 103
KẾT LUẬN 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
Trang 8Nâng cao chất lượng giáo dục đã, đang và sẽ là mối quan tâm của toàn xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu “xám” ngày càng cao của đất nước đang phát triển Đổi mới giáo dục là sự thay đổi một cách toàn diện từ cấp quản lý đến đối tượng, giáo dục Sự thay đổi này đòi hỏi ở mỗi cấp giáo dục những yêu cầu riêng, nhưng có sự đòi hỏi đặc biệt ở giáo dục đại học, vì đây là cấp học tạo nguồn
“xám” lớn nhất cho đất nước
Từ phương pháp giáo dục truyền thống giảng viên đọc, sinh viên ghỉ chép
sang phương pháp giảng dạy tích cực - lấy sinh viên là trung tâm Phương pháp giảng đạy mới này đòi hỏi cả giảng viên và sinh viên tính tích cực trong học tập và nghiên cứu Giảng viên phải không ngừng trau dồi khả năng chuyên môn, thường xuyên cập nhật thông tin, nghiên cứu phương pháp giảng dạy mới Sinh viên phải nâng cao tính độc lập, rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu
Với xu thế đó, tắt yếu đòi hỏi mọi đối tượng học tập, nghiên cứu và giảng
dạy đều phải tìm cho mình những nguồn thông tin mới để nhanh chóng tiếp cận
với mục tiêu họ đã đẻ ra Nhu cầu có thêm nhiều thông tin là bức thiết và đòi hỏi phải được thoả mãn của mọi đối tượng
Nhu cầu tin rất đa dạng và không ngừng tăng lên vì đây là một dạng nhu cầu tỉnh thân, là đòi hỏi khách quan của đối tượng NDT với việc tiếp nhận và sử
dụng thông tin nhằm thực hiện được mục tiêu đã đề ra
'Việc nghiên cứu nhu cầu tin tại Trường sẽ là cơ sở khoa học để tô chức và phát triển hoạt động thông tin theo đúng hướng, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của Nhà trường trong tương lai
Trường Đại học Ngoại Ngữ Hà nội (nay là Đại học Hà Nội (ĐHHN)) là
Trang 9Trường, đặc biệt khi Nhà trường đổi tên mang địa danh lịch sử Hà Nội, theo Quyết định ngày 02 tháng 11 năm 2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường
'ĐHHN đã không ngừng đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy và học tập, thực hiện chức năng đào tạo ngoại ngữ và đào tạo đa ngành nhằm
đáp ứng nhu cầu của xã hội, tạo dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất
nước
Là một bộ phận cấu thành của Trường Đại học Hà Nội, Thư viện là trung
tâm phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của cán bộ, sinh viên trong toàn Trường Thư viện Trường
DHHN cé nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, mở rộng tri thức,
đáp ứng nhu cầu thông tin kinh tế xã hội và khoa học công nghệ cho cán bộ,
giảng viên và sinh viên
Với xu thế đào tạo đa ngành của Trường, Thư viện cũng đã có những biến đối to lớn về cả chất và lượng Nhu cầu thông tin cần được đáp ứng cho người dùng tin ngày càng lớn, đòi hỏi về sự đa dạng, cập nhật thông tin ngày càng cấp
thiết Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có sự nghiên cứu, đánh giá một cách có hệ
thống về thực trạng nhu cầu tin và khả năng đáp ứng thông tin cho người ding
tin tại Thư viện Trường ĐHHN
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và tâm huyết nghề nghiệp muốn góp phần vào sự phát triển chung của Nhà trường trong giai đoạn đổi mới giáo dục, tôi đã chọn đề tài “Như câu tin và khả năng đáp ứng thông tin cho người dùng tin tại
Thư viện Trường Đại học Hà Nội ° làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên
Trang 10'Nhu cầu tin và khả năng đáp ứng thông tin là vấn đề đã được rất nhiều cơ
quan thư viện quan tâm và cũng đã có khá nhiều công trình khoa học tập trung
nghiên cứu vấn đẻ này như:
- Dương Thị Vân (2003), Nghiên cứu nhu cầu tin tại Trường Đại học Cần
Thơ
- Đào Thị Thanh Xuân (2007), Nghiên cứu nhu cầu tin và đảm bảo thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong giai đoạn mới
- Nguyễn Việt Tiến (2009), Nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin
trong hoạt động Thông tin ~ Thư viện tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Các công trình nghiên cứu trên đều tập trung làm rõ đặc điểm nhu cầu tin của một số nhóm người dùng tin tại một đơn vị cụ thể Bên cạnh việc nghiên cứu đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin, các tác giả của các công trình này cũng
đã nêu lên một số những kiến nghị dé tăng cường hoạt động nhằm đảm bảo
thông tin cho nhu cầu tin của người dùng tin Song mỗi trung tâm lại có những
đặc điểm khác nhau, cơ chế chính sách cũng như định hướng phát triển khác nhau, do vậy đề tài “Như câu tin và khả năng đáp ứng thông tin cho người dùng
tin tại Thư việnTiường Đại học Hà Nội” là đề tài mới, không trùng với các đề
tài trước
Tại Thư viện Trường ĐHHN cũng đã và đang có rất nhiều các đẻ tài được
nghiên cứu như: Nguồn tín nội sinh, Số hố tài liệu tồn văn, áp dụng các chuẩn
nghiệp vụ trong xứ lý thông tin, Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào nghiên cứu về nhu cầu tin và khả năng đáp ứng thông tin cho người dùng tin tại Thư viện
Trường Đại học Hà Nội
3 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trang 11của người dùng tin và khả năng đáp ứng thông tin cho các nhu cầu đó
* Phạm vỉ nghiên cứu: Đề tài được thực hiện với phạm vi tại Thư viện
Trường Đại học Hà Nội trong giai đoạn từ 2005 đến nay
4 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU * Mục đích nghiên cứu:
Khảo sát, phân tích, đánh giá nhu cầu tin và khả năng đáp ứng thông tin cho người dùng tin tại Thư viện Trường ĐHHN Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kích thích nhu cầu tin và nâng cao chất lượng đáp ứng thông tin cho người
dùng tin tại Trường
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, đề tài sẽ phải giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Trinh bay một số lý luận cơ bản về nhu cầu tin và vai trò của nhu cầu tin
đối với hoạt động thông tin tai Thư viện Trường Đại học Hà Nội
- Nghiên cứu đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin của người dùng tin
tại Thư viện Trường ĐHHN
- Khảo sát mức độ thoả mãn nhu cầu tin tại Thư viện Trường ĐHHN
~ Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu tin tại Thư viện Trường ĐHHN
- Để xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm kích thích nhu cầu tin và
tăng cường khả năng đáp ứng thông tin cho người dùng tin tại Trường
5 Ý NGHĨA CUA LUẬN VĂN
- Luận văn làm rõ bản chất nhu cầu tin cũng như tập quán sử dụng thông
Trang 12- Luận văn mạnh dạn đưa ra những đề xuất, giải pháp có tính khả thi để đảm bảo đáp ứng nhu cầu tin ngày càng cao và đa dạng của người dùng tin tại Trường, góp phần định hướng và nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu của
các đối tượng trong Trường ĐHHN
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * Phương pháp chung:
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phương pháp duy vật
biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, dựa vào các tài liệu chỉ đạo của Đảng
và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đổi mới giáo dục đào tạo đại học trong thời kỳ mới Đề tài cũng bám sát kế hoạch, định hướng, chỉ đạo của Nhà trường về phát triển Nhà
trường giai đoạn 2005 2015 * Phương pháp cụ thễ:
- Quan sát: Quan sát trực tiếp tại Thư viện và các tủ sách khoa, phòng ban - Phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp (qua website, email, điện thoại của Thư
viện)
- Điều tra bằng phiếu : Phiếu được phát ngẫu nhiên cho tất cả các đối
tượng là người dùng tin tại Thư viện Trường ĐHHN - Thống kê số liệu
- Phan tích - tổng hợp, so sánh, nghiên cứu tải liệu 7 KET CAU LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Trang 13Chương 2: Thục trạng nhu cầu tin và khả năng đáp ứng thông tin cho
người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Hà Nội
Chương 3: Các giải pháp nhằm kích thích nhu cầu tin và nâng cao năng
Trang 14CHƯƠNG 1
KHÁI QUAT VE THU VIEN TRUONG ĐẠI HỌC HÀ NỘI VA MOT SO VAN DE CO BAN VE NHU CAU TIN 1.1 KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HA NỘI
Trường Đại học Hà Nội được thành lập ngày 16/07/1959 theo Nghị định số 376/NĐ - BGD do thứ trưởng Nguyễn Khánh Toàn ký Hơn 50 năm xây dựng
và phát triển , trường Đại học Hà Nội đã trải qua 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1959 - 1966: Trường bổ túc Ngoại ngữ - Xây dựng quy trình tối wu về chuyên tu ngoại ngữ cấp tốc và đặt cơ sở phương pháp đào tạo ngoại ngữ cho
người Liệt
~ Giai đoạn 1966 ~ 2000: Trường Đại học Ngoại ngữ - Quá trình phần đầu bên bi đạt chất lượng cao vẻ đào tạo chuyên ngành ngoại ngữ
~ Giai đoạn từ 2000 đến nay: Trường Đại học Hà Nội - Từ đại học đơn ngành
tiến lên xây dựng đại học đa ngành trên thế mạnh vẻ ngoại ngữ
Trường Đại học Hà Nội là cơ sở đảo tạo và cung cấp nguồn nhân lực
trình độ đại học, sau đại học đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước Ngoài ra, Trường Đại học Hà Nội được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo ngoại ngữ cho lưu học sinh, nghiên cứu sinh, thực tập sinh đi học nước ngoài; bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý của các bộ, ban, ngành trung ương và địa phương trong cả nước
Trường Đại học Hà Nội có khả năng giảng dạy các ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia, Hàn Quốc, Bungari,
Trung Quố
Trang 15Trường Đại học Hà Nội đã triển khai đào tạo cử nhân các chuyên ngành
khác dạy bằng ngoại ngữ từ năm 2002: ngành Quản trị kinh doanh, Du lịch,
Quốc tế học, Khoa học máy tính, Tài chính-ngân hàng, Kế toán (giảng dạy bằng tiếng Anh); ngành Khoa học máy tính (giảng dạy bằng tiếng Nhật) Ngoài ra,
Trường còn đào tạo cử nhân ngành Việt Nam học cho người nước ngoài Trong
tương lai sẽ mở thêm những chuyên ngành đào tạo khác bằng ngoại ngữ mà thị trường lao động trong và ngoài nước đang có nhu cầu cao
Thực hiện phương châm mở rộng quy mô, đa dạng hóa loại hình đào tạo đi đôi với nâng cao chất lượng đào tạo Mục tiêu dao tao của Nhà trường không
chỉ cung cấp kiến thức mà còn coi trọng định hướng phát triển năng lực làm việc cho sinh viên
Trường Đại học Hà Nội từng bước hội nhập giáo dục quốc tế, tăng cường
ứng dụng công nghệ tiên tiến, cải tiến nội dung và phương pháp đào tạo nhằm
trang bị cho người hoc kỹ năng làm việc, kỹ năng vận dụng sáng tạo kiến thức
chuyên môn và khả năng thích ứng với môi trường hoạt động nghề nghiệp trong tương lai
Trường Đại học Hà Nội phấn đấu trở thành trường đại học nghiên cứu ngang tầm các nước có nên giáo dục phát triển trong khu vực và trên thế giới Nghiên cứu ứng dụng là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường Thế mạnh về
nghiên cứu khoa học ngoại ngữ, trong đó có phương pháp giảng dạy ngoại ngữ cho các trường chuyên ngữ, nghiên cứu giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành,
nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ, văn hóa-văn minh vv đã được khẳng định
Nhà trường là cơ quan chủ quản của “Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ” - tạp chi
chuyên ngành duy nhất của Việt Nam nghiên cứu về khoa học ngoại ngữ
Nhà trường có các trung tâm đảo tạo, viện nghiên cứu đáp ứng nhu cầu
Trang 16và Tiếng Anh Chuyên ngành;Trung tâm Đào tạo Từ xa; Trung tâm Dịch thuật;
“Trung tâm Công nghệ-Thông tin; Viện Nghiên cứu Xã hội và Phát triển
Trường Đại học Hà Nội đã ký kết hợp tác đào tạo với trên 30 trường đại học nước ngoài; có quan hệ đối ngoại với trên 60 tô chức, cơ sở giáo dục quốc tế; có quan hệ trực tiếp với hầu hết các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam; tham gia các hoạt động văn hóa đối ngoại, giao lưu ngôn ngữ-văn hóa với nhiều tô chức, cá nhân nước ngoài tại Việt nam và quốc tế
Van dung phương châm đổi mới của Đảng và Nhà nước về hiện đại hoá,
hội nhập để phat tri
kinh nghiệm chuyên môn của đội ngũ cán bộ lão thành kết hợp với phát huy tính
,, đồng thời bảo tồn được bản sắc riêng Tận dụng trí tuệ và
năng động, sáng tạo của lực lượng chuyên môn trẻ Đảng uỷ và Ban giám hiệu đã xây dựng được một chiến lược phát triển Nhà trường từ năm 2000 đến 2020
với những đường nét chính là:
“Xây dựng Trường Đại học Hà Nội thành một trường trọng điểm quốc gia về ngoại ngữ - xã hội nhân văn có hệ thống chương trình, chất lượng đào tạo,
nghiên cứu khoa học và tư vấn đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, đằng thời từng, bước phát triển theo hướng một trường đại học đa ngành trên cơ sở tận dụng tối
đa thế mạnh vốn có về ngoại ngữ [I, tr 50] Những thành tích đã đạt được
~ Thành tích trong đào tạo: trong hơn 50 năm Trường Đại học Hà Nội đã bồi
dưỡng ngoại ngữ cho trên 30.000 lưu học sinh, 10.000 thực tập sinh và nghiên cứu sinh, 40.000 cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật; dao tao trên 30.000 cán bộ phiên dịch, giáo viên ngoại ngữ hệ chính quy; dao tạo 40.000 cử nhân ngoại ngữ hệ tại chức và từ xa
~ Thành tích trong nghiên cứu khoa học: Nhà trường đã biên soạn trên 80 chương
Trang 17lý 150 giáo trình; triển khai trên 90 dé tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, 920 đề
tài cấp Trường; tô chức hàng trăm Hội nghị khoa học quốc tế, Hội nghị khoa học ngành và Hội nghị khoa học cấp Trường; đã ra 65 số “Nội san Ngoại ngữ” và “Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ” với hàng trăm bài viết, công trình nghiên cứu về
phương pháp giảng dạy ngoại ngữ, đối chiếu ngôn ngữ dịch thuật,
~ Thành tích trong hợp tác quốc tế: Trường có quan hệ, hợp tác trong đào tạo và
nghiên cứu khoa học với trên 60 trường đại học, viên nghiên cứu và các tổ chức
quốc tế
~ Thành tích trong xây dựng cơ sở vật chất: Từ trường Bồi dưỡng ngoại ngữ với cơ sở vật chất nghèo nàn, nhiều lần đi sơ tán trong chiến tranh, trải qua hơn 50
năm phần đấu không ngừng với sự nỗ lực to lớn của nhiều thế hệ cán bộ giáo
viên, sinh viên đến nay Trường Đại học Hà Nội đã trở thành cơ sở đào tạo khang
trang với 7 khu giảng đường, khu làm việc, ký túc xá, hội trường, sân vận động, nhà ăn tập thể, với nhiều trang thiết bị hiện đại và cảnh quan xanh - sạch - đẹp tạo môi trường thân thiện mang tính văn hóa sư phạm cao
Chức năng và nhiệm vụ:
~ Dao tạo cử nhân ngoại ngữ chuyên ngành I và II
~ Đảo tạo cử nhân Quản trị kinh doanh, Quốc tế học, Du lịch, Tài chính - Ngân hàng, Kế tốn, Cơng nghệ thơng tin (dạy bằng ngoại ngữ)
~ Đảo tạo thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành ngoại ngữ
- Đào tạo cử nhân Việt Nam học và tiếng Việt cho người nước ngoài
~ Đào tạo chuyên tu đại học, văn bằng 2
Trang 18Cơ cấu tỗ chức:
Cơ cấu tô chức của Trường Đại học Hà Nội bao gồm Đảng uỷ, Ban giám
hiệu, Cơng đồn, Đồn TNCSHCM, Hội sinh viên, Ban thanh tra giáo dục, Ban thanh tra nhân dân, 18 khoa, 03 bộ môn chung, 09 phòng,ban chức năng, 10 trung tâm, dự án và 02 đơn vị phục vụ, 01 viện nghiên cứu và các Hội đồng gồm
- Hội đồng Trường,
~ Hội đồng Khoa học Trường,
~ Các hội đồng chuyên môn
* Các phòng, ban chức năng: Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Hành chính tông
hợp; Phòng Đào tạo; Phòng Quản lý khoa học; Phòng Tài vụ; Phòng Thiết bị -
Kỹ thuật; Phòng Quan hệ quốc tế; Phòng Quản trị; Ban bảo vệ; * Các Khoa:
Khoa tiếng Anh; Tiếng Nga; Tiếng Trung Quốc; Tiếng Pháp; Tiếng Nhật, Tiếng Đức; Tiếng Hàn Quốc; Tiếng Italia; Tiếng Tây Ban Nha; Tiếng Bồ Đào
Nha; Khoa Sau dai học; Dao tao tai chức; Giáo dục chính trị; Việt Nam học; Đại Cương; Quản trị kinh doanh và du lịch; Quốc tế học và Công nghệ thông tin (Khoa học máy tính) * Các bộ môn chung: Bộ môn Ngữ văn Việt Nam; Bộ môn Tin học; Bộ môn Giáo dục Thể chất - Quốc Phòng * Cac Trung tâm và cơ sở phục vụ:
Thư viện; TT tư vấn sinh viên; TT tiếng Việt thực hành; TT tiếng Anh chuyên ngành; TT dịch thuật; TT đào tạo từ xa; TT kiểm tra - kiềm định chất
lượng; TT ngôn ngữ và văn hoá Thái Lan; TT giáo dục quốc tế; Viện xã hội và
Trang 19* Các tổ chức đoàn thể:
Đảng uỷ; Cơng đồn; Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội sinh
viên
* Các ban công tác:
Thanh tra Nhân dân; Thanh tra giáo dục; Công tác Học sinh - sinh viên;
Phòng chống Ma tuý, tội phạm, HIV-AIDS, An tồn giao thơng, Dân số - kế
hoạch hoá gia đình, Bảo hộ lao động
1.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIÊN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI
Thư viện Trường Đại học Hà Nội ra đời vào năm 1949 cùng với sự ra đời
của trường Dai học Hà Nội Thư viện là một trong 10 Trung tâm góp phan co bản tạo nên cơ cấu tô chức của Nhà trường và nằm dưới sự điều hành trực tiếp
của Ban giam hiệu trường Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành Thư
viện Trường Đại học Hà Nội đã có những bước chuyển mình đáng kể nhằm từng bước phục vụ tốt hơn nhu cầu tin của cán bộ, giảng viên và sinh viên toàn Trường Năm 2003, Thư viện chun đơi hồn tồn từ một thư viện truyền thống
sang hoạt động theo mô hình thư viện mở hướng tới một thư viện điện tử, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong việc tổ chức quản lý và khai thác
nguồn lực thông tin cũng như phương thức tô chức phục vụ Trong quá trình xây
dựng và phát triển, Thư viện không ngừng cải tiến phương thức hoạt động nhằm
từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu tin cũng như tạo dựng một môi trường học
tập nghiên cứu thuận lợi cho các đối tượng người dùng tin
Thư viện Trường Đại học Hà Nội lấy khoa học công nghệ tiên tiến làm nên tảng; lấy mục tiêu, chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học, Trường
Đại học Hà Nội định hướng nội dung hoạt động; lấy thông tin và tư liệu làm
Trang 201.2.1 Chức năng và nhiệm vụ
Thư viện Trường Dai học Hà Nội có chức năng nghiên cứu, thu thập, bổ
sung, xử lý, cung cấp tài liệu về các lĩnh vực khoa học ngôn ngữ, khoa học giáo
dục và ứng dụng khoa học công nghệ Tổ chức phục vụ bằng những hình thức tốt nhất nhằm giúp cho cán bộ giảng viên và sinh viên khai thác hiệu quả nhất tài nguyên của Thư viện, góp phần phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa
học của Trường Đại học Hà Nội trong thời kỳ mới
Để hoàn thành tốt các chức năng trên Thư viện Trường Đại học Hà Nội
thực hiện tốt những nhiệm vụ cụ thể sau
~ Tham mưu lập kế hoạch về các công tác thông tin tư liệu, nâng
sung các phương tiện, tài liệu trên cơ sở kế hoạch đảo tạo và nghiên cứu khoa học của Trường
- Thu nhận các tài liệu nộp lưu chiều từ các nguồn của Nhà trường: Tạp chí Khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, khoá luận tốt nghiệp, các kỷ yếu
hội nghị, hội thảo, các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp,
- Thu thập và xử lý tài liệu nhanh chóng, chính xác nhằm cung cấp thông tin cần thiết phục vụ nhu cầu tra cứu tìm tin của bạn đọc
- Tổ chức, sắp xếp, lưu trữ và bảo quản tốt mọi nguồn tài liệu của Trường, bao gồm các loại hình ấn phẩm và các vật mang tin khác
- Xây dựng hệ thống tra cứu, tìm tin hiện đại, hiệu quả, làm tốt công tác
phục vụ và phổ biến thông tin
- Nghiên cứu các vấn đề về khoa học thư viện, ứng dụng thành tựu khoa
học kỹ thuật mới vào xử lý tài liệu, thông tin phục vụ nhu cầu thông tin ngày cảng cao của người dùng tỉn
- Tổ chức các lớp trang bị kỹ năng khai thác thông tin cho các đối tượng
Trang 21- Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động nhằm quản lý tốt nhất nguồn tài
nguyên của Thư viện
- Duy trì và phát triển các mối quan hệ với các trường đại học, tô chức, cá
nhân nhằm trao đổi kinh nghiệm và chia sẻ nguồn lực thông tin
Góp phần không nhỏ vào việc đôi mới phương pháp giảng dạy của Nhà
trường, Thư viện đã từng bước trở thành “Giảng đường thứ hai” theo đúng nghĩa, thực hiện tốt sứ mệnh của mình là đảm bảo thông tin cho sự nghiệp đảo tạo, nghiên cứu khoa học với đa bậc, da ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao và
phát triển bền vững của Nhà trường
1.2.2 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu của Thư viện Trường ĐHHN được tổ chức theo hình cây Mọi bộ phận tại Thư viện đều được phân bố và quản lý theo cấp bậc giúp cho Ban lãnh đạo ln kiểm sốt tốt nhất mọi hoạt động của Thư viện
Trang 22Ban giám đốc: Gồm có Giám đốc phụ trách chung và phó giám đốc phụ trách
nghiệp vụ, công nghệ và phục vụ bạn đọc
* Tổ thư viện: Đây là mảng hoạt động chuyên môn nghiệp vụ vẻ lĩnh vực thư
viện Mảng hoạt động này bao gồm các phòng:
- Phòng nghiệp vụ: Chịu sự chỉ đạo và điều hành trực tiếp của Ban giám đốc bao gồm các phần việc sau:
+ Lập kế hoạch và tham mưu cho Ban giám đốc về bô sung tài liệu mới
+ Xây dựng các cơ sở dữ liệu và mục lục tra cứu điện tử
+ Biên mục tài liệu mới tại Thư viện và các khoa, phòng ban trong toàn
trường
+ Tổ chức hệ thống kho cho các phòng tài liệu + Kiểm tra, hiệu đính các cơ sở dữ liệu của Thư viện
+ Biên tập các bản tin Luyện dịch, các Thư mục chuyên ngành, chuyên
đề, thông báo sách mới
~ Phòng Dich vu: Đây là bộ phận có vai trò là tiền tuyến trong công tác phục vụ
bạn đọc Phòng dịch vụ có trách nhiệm phụ trách các kho tài liệu và tổ chức phục vụ bạn đọc theo yêu cầu và theo quy định của Thư viện
Phong dich vu bao gồm các kho tài liệu chính sau:
+ Kho tài liệu chuyên ngành + Kho tài liệu tiếng Việt + Kho tài liệu ngoại văn
+ Kho tài liệu Nghiên cứu khoa học + Kho tài liệu báo, tạp chí
Trang 23+ Tổ chức mượn, trả sách cho NDT có nhu cầu
+ Tiếp nhận các yêu câu vẻ in, sao tài liệu
~ Phòng tiếp nhận và trả lời thông tin: Đây là bộ phân chuyên trách hướng dẫn,
giải quyết các thủ tục hành chính tại Thư viện đồng thời tiếp nhận và trả lới các yêu cầu về tìm kiếm thông tin của NDT Bên cạnh đó lên lịch và tổ chức giảng dạy các lớp học hướng dẫn sử dụng thư viện, hướng dẫn thực hành kỹ năng thông tin cho mọi đối tượng NDT tại Thư viện
~ Phòng Marketing: Hoạt động chính của phòng là tổ chức các sự kiện, quảng bá
hình ảnh của thư viện và tìm đối tác cho hoạt động thư viện
* Tổ kỹ thuật mạng máy tính: Hỗ trợ cho công tác thư viện trong việc ứng dung
công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện, đồng thời cung cấp các dịch vụ sử
dụng mạng có phí và miễn phí cho NDT Tổ này bao gồm các phòng:
- Phòng tra cứu thông tin mạng: Với tổng số trên 100 máy tính được kết
nối mạng LAN và Internet cho phép NDT sử dụng và truy cập mạng miễn phí
- Phòng tập huấn: Được trang bị 80 máy tính, màn chiếu và hệ thống âm
thanh hiện đại cho phép NDT sử dụng học tập như một phòng đa năng, đồng thời
cũng là nơi Thư viện tô chức các lớp đào tạo NDT sử dụng thư viện
- Phong Quản trị hệ thống: Quản lý hoạt động của phòng máy chủ (sever) và đảm bảo mạng liên tục và thông suốt
- Phòng hỗ trợ kỹ thuật: Khắc phục lỗi của toàn bộ hệ thống máy tính tại thư viện và hỗ trợ NDT sử dụng máy tính
Trang 241.2.3 Đội ngũ cán bộ
Thư viện Trường ĐHHN hiện nay đang có đội ngũ cán bộ mạnh với tổng
số 21 người, tuôi đời rất trẻ, trung bình khoảng 30 tuôi Họ đều là những cán bộ
có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học đáp ứng tốt yêu cầu phát
triển của Thư viện Trong đó có 03 thạc sĩ thư viện, 13 cán bộ tốt nghiệp đại học thư viện và các đại học khác, 05 cán bộ có trình độ cao đẳng và trung cấp
1.2.4 Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Năm 2003 nhận được dự án của Ngân hàng thế giới (World Bank), Thư
viện đã được xây mới khang trang là toà nhà 4 tầng với tổng diên tích sử dụng
lên tới 4000m vng Tồn bộ hệ thống trang thiết bi duoc dau tư mới đảm bảo
cho Thư viện chuyển đổi phương thức hoạt động từ thư viện truyền thống với hệ
thống kho đóng sang thư viện hiện đại với hệ thống kho mở tiện dụng
Tổng số máy tính hiện có trong Thư viện lên tới 300 máy được kết nối
mạng Lan và Internet hoạt động thông suốt 24/24 giờ, nhằm hiện đại hoá cho
việc tra cứu và tìm kiếm thông tin Hệ thống máy chủ thường xuyên được nâng cấp đảm bảo tốc độ đường truyền cho hệ thống máy tính tại Thư viện Đặc biệt
để đảm bảo cho hệ thống thiết bị và tạo mơi trường thống mát, Thư viện đã
được trang bị hệ thống điều hoà toàn bộ toà nhà Bên cạnh đó Thư viện còn được trang bị hệ hệ thống máy in (03 chiếc) máy photocopy (02 máy) và hệ thống máy in mã vạch (01 máy), tay quét mã vạch (04 máy), hệ thống công từ (02 công), máy đọc và khử từ (02 máy).Ngoài hệ thống máy tính, Thư viện còn lắp đặt một
hệ thống camera an ninh để kiểm soát việc ra vào Thư viện và việc tìm kiếm, sử
dụng tài liệu tại các kho mở, sử dụng trang thiết bị tại các phòng máy tính,
Tur nam 2003, Thư viện đã sử dụng phần mềm quản lý thư viện điện tử
Libol của Công ty Công nghệ Tin học Tỉnh Vân để tin học hoá hầu hết các hoạt
Trang 25lên tới 6.0
Với trang thiết bị như hiện nay, Thư viện Trường ĐHHN đang là một
trong những thư viện mẫu về mô hình thư viện đại học hiện đại được rất nhiều thư viện bạn thăm quan học tập
1.2.5 Đặc điểm nguồn lực thông tin của Thư viện Trường ĐHHN “Nguồn lực thông tin gồm các dữ liệu thể hiện dưới dạng văn bản, số,
hình ảnh hoặc âm thanh được ghi lại trên phương tiện theo quy ước và không
theo quy ước các sưu tập, những kiến thức của con người, những kiến thức của tô chức có thể truy cập và có giá trị cho người sử dụng”[6, tr.240-241)
“Trong hoạt động thư viện, nguồn lực thông tin hay tài nguyên thong tin li
yếu tố quan trọng làm nên mọi hoạt động thông tin của nó, là cơ sở để phát triển các sản phâm dịch vụ thông tin nhằm thoả mãn nhu câu thông tin của NDT
Thư viện Trường ĐHHN có nguồn tài nguyên thông tin khá phong phú, đa dạng về nội dung và hình thức
Về nội dung tài liệu: Đa phần các tải liệu tại Thư viện Trường ĐHHN là tài liệu ngôn ngữ hoặc hỗ trợ giảng dạy ngôn ngữ, vì giảng dạy và học tập ngoại ngữ là hoạt động đặc thù của Trường Từ khi Trường có quyết định chuyển sang đào tạo đa ngành thì lượng tài liệu chuyên ngành cũng được bỗ sung nhiều hơn, tuy nhiên đa phần các tài liệu này lại là các tài liệu được viết bằng tiếng nước
ngoài
Tài liệu tại đây bao gồm các thứ tiếng: Việt, Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Theo số liệu thống kê tháng 6/201 1, Thư viện có 30.930 tên sách và có số bản lên tới 46.908 bản Lượng tài liệu này được phân bỗ về các loại ngôn ngữ
Trang 26Bao gồm: Bang 1: Thống kê số lượng tài liệu ngoại văn Ngôn ngữ Số bản sách Tiếng Anh 19.138 Tiếng Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, 11479 Thái
Tiếng Đức, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào 6.357
Nha, Phap, Nga
Tong cộng 36.974
Về hình thức: Tài nguyên Thư viện hiện nay chiếm phần lớn vẫn là tài liệu giấy bao gồm Báo, tạp chí, sách truyền thống Bên cạnh đó, Thư viện cũng
có một số lượng các tài liệu dưới các dạng khác được gọi là tài liệu điện tử bao
Băng cassete: 375 chiếc; Đĩa CD — ROM: 108 chỉ và các CSDL với tông cộng 30.930 biểu ghi gồm:
gồm: Băng video: 40 chỉ
+CSDL sách với 21.993 biểu ghỉ + CSDL bio, tạp chí với: 299 biéu ghi + CSDL bai trích: 1.003 biéu ghi + CSDL dé tai nghién citu: 41 biéu ghi + CSDL Luan 4n, luan van voi : 704 biéu ghi + CSDL sich dién tir( ebook): 5.824 biéu ghi
Trang 27Biéu dé 1: Thống kê đầu ấn phẩm theo dạng tài liệu
BàIuien
.BNghiên cứu khoa học "Luận án Luận văn ‘Ebook 8Bäosạp chỉ tách "Bkhac
So với số liệu thống kê năm 2008 là 23.850 bản tài liệu, thì hiện nay tổng số
vốn tài liệu tại Thư viện ĐHHN đã tăng gần gắp đôi là 46.908 bản Đây là sự cố gắng không ngừng của cả Thư viện và Nhà trường nhằm tăng vốn tài nguyên thư viện, đáp ứng nhu cầu phát triển của nhà trường và xã hội
1.3 MOT SO VAN DE CO BAN VE NHU CAU TIN VÀ VAI TRÒ CỦA NHU CAU TIN DOI VOI HOAT ĐỘNG THONG TIN TAI THU VIEN TRUONG ĐẠI HỌC HÀ NỘI
1.3.1 Khái niệm chung về nhu cầu tin 1.3.1.1 Định nghĩa về Nhu cầu tin
~ Theo quan điểm tâm lý học Mác xít có thể coi NCT là đòi hỏi khách quan của
con người (cá nhân, xã hội, nhóm) đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin, nhằm duy trì hoạt động sống của con người”.{ 10, tr 5]
~ Nhu cầu tin là một dạng nhu cầu tỉnh thần, nhu cầu bậc cao của con người
Nhu cầu nảy sinh trong quá trình thực hiện các loại hoạt động khác nhau của con người [10, tr 16]
~ Nhu cầu tin còn là nhu cầu về sự hiểu biết thế giới khách quan đề con người có thể tồn tại và phát triển với tư cách là một con người thực sự và làm tròn
chức năng, nhiệm vụ xã hội giao cho [1 1, tr ]
Trang 28tinh thần đặc biệt đòi hỏi khách quan của con người (cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng xã hội) đối với sự tiếp nhận và sử dụng thông tin nhằm duy trì hoạt động
sống của con người [12, tr 4]
- Nhu cầu tin là đòi hỏi về thông tin cần được thoả mãn, xã hội càng phát triển thì nhu cầu tin ngày càng cao hơn
Trong hoạt động học tập, nghiên cứu và giảng dạy, nhu cầu tin là sự thể hiện mong muốn có thêm nhiều kiến thức đề giúp cho người dùng tin hoàn thành
và đạt hiệu quả cao nhất hoạt động mà họ đang theo đuổi Mỗi đối tượng có một nhu cầu tin riêng, nhưng tựu chung lại thì đó đều là những nhu cầu để hướng tới
sự phát triển
1.3.1.2 Các loại nhu cầu tin
* Theo cách hiểu thông thường, Nhu cầu tin được chia làm ba loại chính: nhu cầu tin cá nhân; nhu cầu tin tập thể và nhu cầu tin cộng đồng xã hội
- Nhu cầu tin cá nhân: Là nhu cầu tin của một con người cụ thể trong xã hội về những vấn đề cá nhân đó quan tâm Thí dụ như: Nhu cầu tin của nhà khoa
học, nhà quản lý
Mỗi con người được xã hội giao cho làm một việc nào đó để tạo ra sản
phẩm tốt tương ứng với sự phát triển của xã hội Công việc của mỗi người đều
có liên quan đến các công việc khác, với cá nhân khác trong xã hội Chính vì vậy, mỗi con người phải luôn cập nhật thông tin về các mối quan hệ xã hội đó thì
mới làm tốt được công việc của mình
- Nhu cầu tin tập thể: Là nhu câu tin của một tô chức hay nhóm người cụ
thể trong xã hội đòi hỏi cần được thoả mãn nhằm thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm
vụ do tô chức, nhóm đã đề ra Thí dụ như: Nhu cầu tin của viện nghiên cứu khoa
học, trường Đại học, Doanh nghiệp
Trang 29đích điều hành hay quản lý một công việc nào đó Một tô chức hay nhóm người còn là một sự sắp đặt mang tính chất xã hội nhằm theo đuôi nững mục đích tập thể, kiểm soát những thành quả làm được và tạo nên một ranh giới giữa bản thân tập thể đó và môi trường chung quanh
- Nhu cầu tin cộng đồng xã hội: Là nhu cầu tin của một quốc gia, một dân
tộc Tuy nhiên nhu cầu tin cộng đồng xã hội không phải là tập hợp máy móc của
các nhu cầu tin cá nhân hoặc nhu cầu tin tap thé
* Theo chức năng và nhiệm vụ của người dùng tin, Nhu cầu tin được chia làm ba loại gồm: Nhu cầu tin của các nhà quản lí ; Nhu cầu tin của các nhà nghiên cứu khoa học và Nhu cầu tin của các nhà sản xuất - kinh doanh
- Nhu cầu tin của các nhà quản lí: Là nhu cầu của người đảm nhận trách
nhiệm dẫn dắt, lãnh đạo, hướng dẫn hoạt động quản lý cho một tổ chức hay một
nhóm đối tượng quản lý nhất định thông qua việc sử dụng các nguồn tài nguyên khác nhau về nhân lực, tài chính, vật tư, tri thức và giá trị vô hình làm cho tô chức ấy hoàn thành được những mục tiêu nhất định Đây là một dạng nhu cầu
mang tính chiến lược và đòi hỏi độ chính xác, tin cậy và cập nhật của thông tin
cần đáp ứng
~ Nhu cầu tin của các nhà nghiên cứu khoa học: Nhà nghiên cứu khoa học là những người hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khám phá ra những kiến
thức mới, các vấn đề được xã hội quy định
Trong môi trường giáo dục - đảo tạo, người nghiên cứu chính là các nhà
giáo Bên cạnh việc tìm hiểu mọi vấn đề về lĩnh vực đào tạo, họ còn đồng thời là những người thầy/cô trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy các vấn để họ cũng như những đồng nghiệp nghiên cứu Giáo viên là người đưa đến cho người học những vấn đề đòi hỏi người học phải tư duy trên cơ sở những gới ý của người dạy Chính vì tính chất đó đã tạo nên những tầng nhu cầu tin đa dạng theo các
Trang 30- Nhu cầu của các nhà sản xuất — kinh doanh: Là nhu cầu tin của những
người làm công việc thiết kế chế tạo sản phẩm hay trực tiếp sản xuất, kinh doanh thương mại trên thị trường
1.3.2 Nhân tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến sự phát triển nhu
cầu tin
Nhu cầu tin là nhu cầu tỉnh thần đặc
là loại nhu cầu mang tính khách
quan (không lệ thuộc vào ý thức chủ quan của con người) đòi hỏi phải được đáp
ứng, thoả mãn để con người sống tồn tại và phát triển với tư cách là con người
xã hội, thực hiện chức năng lao động xã hội do xã hội phân công
Cũng giống như các loại nhu cầu khác của con người, nhu cầu tin chịu sự
tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan khác nhau 1.3.2.1 Nhân tố khách quan
Từ xa xưa để tồn tại con người đã có nhu cầu nắm bắt các quy luật tự nhiên để hoạt động phục vụ cho sự sống như mùa nào thì có cây gì, quả gì, các
thói quen của động vật ra sao để dễ tìm kiếm và săn bắn, đó là những nhu cầu
thông tin sơ khai cơ bản nhất về thế giới bên ngoài Ngày nay cùng với sự phát triển vượt bậc của các hoạt động sống và sáng tạo, con người ngày càng có những nhu cầu cao hơn về cả chất là lượng
Với sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của khoa học và công nghệ, đặc biệt
là công nghệ thông tin và truyền thông mới (new information and
communication technology - NICT), nhân loại đang bước đầu quá độ sang nền
kinh tế tri thức Từ trên nền tảng đó, cùng với những biến đổi lớn lao về chính trị xã hội vào các thập niên vừa qua, xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ đang diễn ra trên
thể giới Ở nước ta, sau gần hai thập niên thực hiện đường lối “Đổi mới”, chuyển dịch từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa và
Trang 31Trong bối cảnh quốc tế nêu trên, ở nước ta không chỉ có sự “Đổi mới”, chuyển sang nên kinh tế thị trường, mà còn có xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa Có thể nói bối cảnh quốc tế và trong nước nêu trên đã tạo nên một thời kỳ mới đối với đất nước Với xu thế đó nhu cầu về thông tin ngày cảng là đòi hỏi tất yếu Biết
thông tin để định hướng hoạt động và chọn lọc những gì tốt nhất cho sự phát
triển của xã hội
Việt Nam kiên trì đi theo con đường của chủ nghĩa xã hội Với Dang dẫn đường và Tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của đất nước Yếu tố chính trị này là một trong những nhân tố khách quan có ảnh hưởng,
lớn tới sự phát triển nhu cầu tin trong xã hội, nó quy định tính chất nhu cầu tin và các hình thức đáp ứng thông tin phù hợp Mọi nhu cầu và đáp ứng thông tin đều phải nằm dưới sự quản lý của thê chế chính trị đó
Xã hội phát triển đồng thời đời sống xã hội cũng được nâng cao Được sống và làm việc trong môi trường văn minh, ôn định cũng là một trong những yếu tố thúc đây nhu cầu tin phát triển
Dân số tăng nhanh cùng sự gia tăng về chất lượng dân số cũng là yếu tố
thúc đẩy nhu cầu tin mạnh mẽ, Theo thống kê của cục dân số điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình năm 2010 tỉ lệ dân số đang trong độ tuổi học tập
và lao động chiếm 74.5% Việt Nam đang được đánh giá là nước có cơ cấu dân số vàng, đó là yếu tố giúp Việt Nam có khả năng tiến kịp đà phát triển của thế giới khi được đáp ứng tốt về thông tin và kiến thức
Đứng trước bối cảnh tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế, khoa học
công nghệ đã có những bước tiến nhảy vọt, công cuộc cải cách giáo dục đang
diễn ra trên quy mơ tồn cầu, giáo dục Việt Nam phải tiếp cận trình độ phát triển về giáo dục của các nước tiên tiến để phục vụ tốt hơn sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tô quốc Đảng và Nhà nước đã khăng định cần phải: “Phát triển giáo dục là
Trang 32
Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, tiến bộ khoa
học, công nghệ [22, tr.67] Cùng với sự ra tăng không ngừng của các loại hình
đào tạo đặc biệt là số lượng các trường đại học, cao đăng ngày càng lớn giúp cho nhiều đối tượng có cơ hội tiếp xúc với những phương thức học tập và tiếp thu kiến thức mới Đề đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh kinh tế đất nước đang đà phát triển, đòi hỏi các cơ sở giáo dục, đặc biệt là giáo dục
đại học phải luôn nghiên cứu, đổi mới phương pháp và chương trình giảng dạy sao cho phù hợp Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào giảng dạy là một đòi
hỏi tắt yếu Chương trình và phương pháp giảng dạy mới là yếu tố chính trong việc thay đôi cách thức học tập và thu thập thông tin của các đối tượng người
dùng tin Từ những thông tin có sẵn người dùng tin phải biết lựa chon, phân tích,
tông hợp đề tạo ra những thông tin mới đáp ứng cho nhu cầu của mình Phuong pháp dạy và học này sẽ đưa đến một nền giáo dục có tính sưu tầm, nghiên cứu,
phat minh va sang tạo
1.3.2.2 Nhân tổ chủ quan
Nghề nghiệp: Hoạt động nghề nghiệp là hoạt động chủ đạo trong mỗi giai
đoạn rất dài của cuộc đời, từ khi trưởng thành cho đến hết tuổi lao động Tính
chất hoạt động nghề nghiệp như thế nào sẽ đòi hỏi nhu cầu thông tin tương ứng Mỗi nghề nghiệp có một đặc thù và chính đặc thù đó sẽ quy định nội dung nhu
cầu tin, tập quán sử dụng thông tin Chính nhờ sự đa dạng của các ngành nghề là yếu tố tạo nên sự phong phú các nguồn tin các dạng tin và các nhu cầu tin Trong
hoạt động nghề nghiệp, người nghiên cứu phải theo sát những đặc thù của ngành
mình để nghiên cứu Trong giáo dục và đào tạo người cán bộ nghiên cứu và
giảng dạy vừa thực hiện chức năng là nhà giáo dục đồng thời cũng là nhà khoa hoe
Trang 33tố tâm lý có ảnh hưởng trực tiếp và chỉ phối mạnh mẽ đến nhu cầu tin của người
dùng tin Mỗi cá nhân đều có một đời sống nội tâm riêng biệt, không giống ai
Do đó nhu cầu tin của họ cũng khác hẳn nhau mặc dù họ có thê sinh sống và làm
việc trong cùng một thời điểm, cùng một ngành nghề, cùng một không gian xã
hội - chính trị hoặc cùng một giai tầng xã hội, thậm chí trong cùng một gia đình, dòng họ [11, tr.9]
Trình độ văn hoá của NDT tại Thư viện Trường ĐHHN khá cao, trình độ đại học và trên đại học chiếm đa số Nhu cẩu tin của họ rất đa dạng, phong phú với nhiều lĩnh vực khác nhau: khoa học công nghệ, chính trị - xã hội, kinh tế,
văn hoá, nhưng mục đích cuối cùng là nghiên cứu về vấn đề ngôn ngữ và ứng dụng ngôn ngữ trong các ngành nghề khác nhau của xã hội Người dùng tin có
trình độ cao thường sử dụng các phương tiện tìm kiếm thông tin hiện đại, sử
dụng nhnững nguồn khai thác thông tin có chất lượng cao
Bên trong mỗi cá nhân tổn tại những nhân cách Nhân cách là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lý của cá nhân, quy định hành vi xã hội và giá trị xã hội của họ Nhân cách tồn tại và phát triển trong hoạt động [5, tr.25-26] 'Nhân cách càng phát triển, dẫn đến hoạt động càng phong phú, nhu cầu tin vì thế
sẽ ngày cảng cao, cảng nhạy cảm
Trong môi trường xã hội phát triển, mỗi người đều có cơ hội nâng cao
chất lượng cuộc sống của mình Chất lượng sống cũng là nhân tố thúc đây nhu cầu tin phát triển Điều kiện vật chất đầy đủ giúp cho con người có cơ hội tiếp cận với những thông tin mới bằng nhiều hình thức và phương pháp Chính điều đó đã tạo nên sự đa dạng của các nguồn thông tin
1.3.2.3 Một số khái niệm khác liên quan đến nhu cầu tin
~ Sở thích tin: Là nhu cầu tin duge biéu thi dưới sắc thái tình cảm (hứng thú với một loại thông tin nào đó) Sở thích tin có vai trò quan trọng trong quá trình tiếp
Trang 34tìm kiếm và là chất xúc tác nâng cao hiệu quả lĩnh hội thông tin cho mỗi chủ thể
(11, tr.16-17)
Sở thích tin thể hiện qua ý thức chủ quan của con người Nhu cầu tin và sở thích tin có sự tương đồng nhau nhưng không đồng nhất Quá trình chuyển hoá từ nhu cầu tin thành sở thích tin có sự tham gia chế định của ý thức chủ quan của con người Mối quan hệ giữa nhu cầu tin và sở thích tin có thể diễn ra hai tình huống:
Một là Nhu cầu tin hoàn toàn trùng khớp với sở thích tin (nhu cầu tin và
sở thích tin là một)
Hai là Nhu cầu tin không trùng hợp hoàn toàn với sở thích tin (sở thích
chỉ biểu đạt một phần nhu cầu tin)
Như vậy, nếu con người có sở thích tin thì chắc chắn con người đó có nhu cầu tin và ngược lại, nếu con người có nhu câu tin thì chưa chắc người đó có sở
thích tin (12, tr7)
~ Yêu cầu tin: Là biểu hiện cụ thể của nhu cầu tin dưới dạng một loại thông tin
nhất định Người có nhu cầu tin thường hướng tới thoả mãn nhu cầu tin bằng
hàng loạt các yêu cầu tin cu thể Tuy nhiên đôi khi yêu cầu tin cu thé cũng chỉ phản ánh một yêu cầu công việc nhất thời mà chủ thể phải thực hiện trong một thời gian ngắn
'Yêu cầu tin là sự thể hiện bằng lới nói hoặc bằng văn bản một phần nhu cầu tin của người dùng tin đối với một hệ thống thông tin nào đó tại một thời
điểm nhất định
Mối quan hệ giữa nhu cầu tin và yêu cầu tin cũng có thể sảy ra hai trường hợp Một là Nhu cầu tin hoàn toàn trùng khớp với yêu cầu tin (người dùng tin có khả năng diễn đạt đầy đủ nhu cầu tin trong yêu cầu tin)
Trang 35quan nào đó người dùng tin không có khả năng diễn đạt hết nhu cầu tin của họ trong yêu cầu tin)
Nhu cầu tin, sở thích tin và yêu cầu tin luôn có mối quan hệ mật thiết tương tác nhau để hướng tới mục tiêu cao nhất là đặt ra câu hỏi, tìm câu trả lời
nhằm tăng thêm sự hiểu biết cho con người
1.3.3 Vai trò của nhu cầu tin đối với hoạt động thông tin tại Thư viện
Trường Đại học Hà Nội
Từ những lý luận cơ bản trên cho thấy nhu cầu tin là một yếu tố vô cùng
quan trọng đối với hoạt động phục vụ thông tin nhất là tại các cơ quan thông tin
như viện nghiên cứu, trung tâm thông tin, thư viện
Nắm vững nhu cầu tin giúp cho các cơ quan phục vụ thông tin định hướng,
chính xác hoạt động của mình Tại Thư viện Trường ĐHHN tìm hiểu và đánh
giá đúng nhu cầu tin của người dùng tin sẽ là điều kiện tốt (về cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của Nhà trường) cho sự phát triển của hoạt động thông tin - thư viện Bên cạnh đó, cũng là cơ sở để xây dựng chính sách, chiến lược và hoạch
định kế hoạch hoạt động thông tin khoa học - công nghệ tại Trường
Trên cơ sở nắm bắt NCT này, Thư viện sẽ có cơ sở để quyết định chính
sách xây dựng nguồn lực thông tin phù hợp (với trình độ, khả năng, tập quán của NDT, chuong trình đào tạo, mục tiêu đào tạo cũng như phương pháp giáo dục
của Nhà trường) tại Thư viện nhằm gia tăng nguồn tài nguyên thông tin Đây chính là phần cốt yếu nhất đảm bảo cho mọi hoạt động của Thư viện hiệu quả
Hiện nay với sự quan tâm của Ban lãnh đạo Nhà trường và do nhu cầu thực tế của chương trình và phương pháp nghiên cứu, giảng dạy và học tập Nguồn tài nguyên thông tin của Thư viện đang ngày càng gia tăng với tông kinh phí đầu tư
hàng năm khoảng 300 triệu đồng Ngoài ra cùng chính sách ngoại giao hiệu quả
Trang 36Nắm bắt rõ nhu cầu tin của NDT, còn giúp cho Thư viện xác định chính
xác các phương pháp xử lý thông tin trong hoạt động Thư viện Đó là các hoạt động chuyên môn Thư viện như: lưu trữ tải liệu, tra cứu tài liệu, bảo quản và phân phối thông tin,
Nguồn tài nguyên thông tin dồi dào cũng chính là cơ sở cho việc xây dựng, hoàn thiện, định hướng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin của Thư viện Thư viện Trường ĐHHN hiện nay đang tận dụng tối đa nguồn tài nguyên này để tạo ra những dịch vụ và sản phẩm thông tin tiện ích bao gồm cả những sản phẩm và dịch vụ miễn phí và có phí phục vụ cho nhu cầu ngày cảng
cao của người dùng tin,
Từ những hiểu biết về NCT, Thư viện sẽ thực hiện những chính sách quảng bá, tiếp thị thông tin chính xác và kịp thời NDT là người trực tiếp sử dụng thông tin nhằm thoả mãn nhu cầu của mình Vì vậy, NDT là đối tác, là
khách hàng của mọi hoạt động thông tỉn - thư viện Hoạt động quảng bá thông
tin đem lại nhiều lợi ích cho Thư viện từ việc giới thiệu Thư viện đến NDT cho tới việc đưa thông tin đến NDT nhanh chóng hơn
NDT - đối tượng phục vụ của hoạt động thông tin tại Thư viện NDT vừa là đối tượng sử dụng thông tin cũng đồng thời là đối tượng sản sinh ra những thông tin mới Nắm bắt chính xác NCT của NDT là cơ sở của việc đào tạo NDT,
giúp cho NDT tiếp cận nhanh và hiệu quả với những tài nguyên tại Thư viện,
đồng thời tăng thêm các nguồn thông tin mới thông qua những nghiên cứu, đánh
giá của NDT
Ngoài ra việc nghiên cứu, đánh giá nhu cầu tin của người dùng tin còn là
căn cứ để Thư viện điều chỉnh mọi hoạt động thông tin Hoạt động thông tin hiệu
Trang 37CHƯƠNG 2
'THỰC TRẠNG NHU CAU TIN VA KHA NANG DAP UNG THONG TIN CHO NGUOI DUNG TIN TAI THU VIEN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI
2.1 THỰC TRẠNG NHU C
HANOI
TIN TAI THU VIEN TRUONG DAI HOC 2.1.1 Đặc điểm người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Hà Nội
Người dùng tin là đối tượng trung tâm của hoạt động thư viện, là thành
phan không thê thiếu trong bất kỳ hoạt động của một cơ quan thông tin - thư
viện nào Nhu cầu thông tin của họ chính là cơ sở, định hướng cho toàn bộ hoạt
động thông tin của cơ quan thông tin thư viện Nắm vững nhu cầu tin và đáp ứng kịp thời, đầy đủ, chính xác nhu cầu tin là một trong những nhiệm vụ quan
trọng của các cơ quan thông tin trong đó có thư viện các trường đại học
“Trường ĐHHN hiện nay có tông số 580 người bao gồm: cán bộ quản lý,
giảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa học, cán bộ phòng ban và cán bộ các đơn vị
phục vụ của Nhà trường Bên cạnh đó còn phải kế đến một khối lượng rất lớn sinh viên, học viên đang theo học các hệ đào tạo tại Trường với tông số 18.531 người Một bộ phận người dùng tin nữa mà phải kể đến chính là các cán bộ đã nghỉ hưu của Trường nhưng vẫn tham gia vào công tác có vấn, giảng dạy của Nhà trường với số lượng khoảng 50 người
Căn cứ theo số liệu trên ta có thể chia người dùng tin trên vào 4 nhóm chính
gồm:
~ Nhóm người dùng tin là sinh viên, học viên (học tập)
Trang 38Bảng 2:Bảng số lượng của các nhóm NDT tai Thue vién Dai hoc Ha Noi
Nhóm người dùng tin Số lượng Tỷ lệ (%) Nhóm NDT học tập 18.531 96.7 Nhóm NDT cán bộ NCGD 510 27 Nhóm NDT cán bộ quản lý 70 04 Nhóm NDT cán bộ hưu trí 50 02 Tổng số 19.161 100%
Các nhóm người dùng tin trên có những đặc điểm tâm lý và hoạt động nghề nghiệp đặc thù Nhu cầu tin của các nhóm người dùng tin này hồn tồn
khơng giống nhau về nội dung thông tin, mức độ chuyên sâu của thông tin và mỗi nhóm người dùng tin lại đòi hỏi có những sản phẩm dịch vụ thông tin phù hợp
2.1.1.1 Nhóm người dùng tì là sinh viên, học viên (NDT học tập) Sinh viên, học viên là đối tượng sử dụng Thư viện chủ yếu nhất Đối tượng này bao gồm: sinh viên hệ đào tạo chính quy, văn bằng 2, sinh viên học tiếng Việt, sinh viên liên kết đào tạo, sinh viên hệ 2+2, học viên cao học, học viên chương trình BAP và sinh viên hệ không chính quy (đào tạo từ xa, vừa học vừa làm)
Đây là nhóm người dùng tin đông đảo nhất, năng động và nhu cầu tìm tòi cái mới rất cao Đặc biệt nhu câu tin của họ có sự biến đổi tương đối nhiều theo
Trang 39Bảng 3: Số sinh viên và học viên đang theo học tại các khoa
Khoa đào tạo Số sinh viên
Khoa Tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga, Italia, 1434
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,
Khoa tiếng Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật 2.878
Ban
Khoa Quan tri kinh doanh va Du lich 1369
Khoa Quốc tế học 892
Khoa Đảo tạo sau đại học 1.431
Khoa Việt Nam học 1173
Khoa Công nghệ thông tin 94
Khoa đào tạo tại chức, từ xa 2.080
ng số 18.531
Sinh viên là lực lượng được quan tâm nhiều nhất trong các hoạt động phụ vụ tại Thư viện Chịu ảnh hưởng của phương pháp giáo dục mới và tư tưởng
hướng ngoại do được tiếp xúc với nhiều nền văn hoá tiên tiến, nên đối tượng này rất nhanh nhạy, tự tin và có nhu câu tìm tòi, khám phá cái mới Cũng do yêu cầu của phương pháp học tập mới và chỉ phải tập chung chủ yếu vào công
việc học tập, nên đây là đối tượng dành nhiều thời gian học tập và nghiên cứu
tại Thư viện nhất Do đặc thù về đào tạo ngôn ngữ là thế mạnh của giới nữ nên đối tượng học tập tại Trường có số lượng nữ giới cao hơn hãn là 13.622 chiếm
88.7%
Vé đời sống vật chất va tỉnh thần thì đa phần đều rất phong phú Được đào tạo bài bản về ngoại ngữ, nên đối tượng này có nhiều khả năng làm thêm (dạy thêm) để tăng thu nhập bên cạnh sự chu cấp từ gia đình (93.1%) Theo yêu cầu cũng như được Nhà trường khuyến khích và tự bản thân có nhu cầu học tập thêm mà đa phần sinh viên tại Trường có khả năng sử dụng tốt từ hai ngoại ngữ
trở lên Đây chính là nhân tố thúc đẩy nhu cầu sử dụng cao gấp đôi vốn tài liệu
Trang 40Bang 5: Dac diém vé d6 mdi ctia céc nhém người dùng tin Nhóm Tổng % 18 % 26- % 4l % 50 % >60 % NDT phiếu lế +5 40 50 60 CBQL 4U 95 2 1 20 11 15 288 3 213 00 cB 6 29 35 246 35 246 6 43 2 25 Negp 84-200 Họctập 285 678 196 961 87 612 2 38 0 0 0 0 Ci n 27 0 00000 5 35⁄2 6 75
Trong tổng số trên có một phần nhỏ là nhóm học viên cao học gồm: 1.431 người Thành phần chủ yếu của nhóm này là giáo viên có tuổi đời từ 26 —
40 chiếm đến 60.9% số lượng nhóm người dùng tin ở độ tuổi này, hiện đang,
giảng dạy ngoại ngữ tại các trường học, trung cấp, cao đẳng, đại học, trên địa
bàn Hà Nội và các địa phương khác Đây là đối tượng khá bận rộn vì phải thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ học tập và giảng dạy Chính vì eo hẹp về thời gian
nên thời lượng đối tượng người dùng tin này lên Thư viện nghiên cứu là rất ít Đa phần họ có nhu cầu tìm tài liệu qua các cở sở dữ liệu của Thư viện và đặt
dịch vụ tìm tin theo yêu cầu Tuy nhiên, nhu cầu thông tin của đối tượng này lại
khá lớn bao gồm các tài liệu về giáo trình nước ngoài, tài liệu về phương pháp giảng dạy mới và kiến thức lý luận về ngôn ngữ cũng như phương pháp thực hiện nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học ngôn ngữ Đối tượng này có đời sống vật chất, tỉnh thần ôn định và phong phú Thời gian nghiên cứu tìm tòi đa phần
được thực hiện tại nhà và tại cơ quan làm việc
2.1.1.2 Nhóm người dùng tin là cán bộ nghiên cứu và giảng dạy
Cán bộ NCGD là lực lượng nòng cốt của Nhà trường, có vai trò quan trọng đối với chất lượng giáo dục đào tạo của Trường cũng như của toàn hệ thống giáo dục Họ được ví như người đưa đò, là người chuyên giao tri thức cho