1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoan thien cong tac ke toan nguyen vat lieu tai 164361

66 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Nguyên Vật Liệu
Tác giả Vũ Thị Dương
Trường học Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Xây Dựng Số 4.4
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2008
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 107,4 KB

Cấu trúc

  • Bẳng 1.2: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 9 tháng năm 2008 (0)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SỐ 4.4 Chứng từ 2.1, 2.6: Hoá đơn..................................................................................24,29 Chứng từ 2.2,2.7: Biên bản nghiệm thu nguyên vật liệu.....................................25,30 Chứng từ 2.3,2.8: Phiếu nhập kho........................................................................26,31 Chứng từ 2.4,2.9: Phiếu yêu cầu cấp vật tư.........................................................27,32 Chứng từ 2.5,2.10: Phiếu xuất kho......................................................................28,33 Chứng từ 2.11: Thẻ kho (0)
    • Chứngtừ 2.16: Bảng kê tổng hợp nhập xuất tồn (23)
      • 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty (3)
      • 1.2. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty (5)
      • 1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý (8)
      • 1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán của Công ty (13)
        • 1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty (13)
        • 1.4.2. Chế độ, chính sách kế toán của Công ty (0)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG (1)
    • 2.1. Đặc điểm nguyên vật liệu, phân loại và đánh giá nguyên vật liệu (18)
    • 2.2. Chứng từ kế toán và hạch toán ban đầu nguyên vật liệu (22)
    • 2.3. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu (33)
    • 2.4. Hạch toán tổng hợp Nguyên vật liệu tại Công ty (42)
  • CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SỐ 4.4 (1)
    • 3.1. Đánh giá thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty (55)
      • 3.1.1. Những ưu điểm (0)
      • 3.1.2. Những nhược điểm (0)
    • 3.2. Hoàn thiện kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty (58)
    • 3.3. Giải pháp tăng cường quản lý Nguyên vật liệu tại Công ty (59)

Nội dung

THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SỐ 4.4 Chứng từ 2.1, 2.6: Hoá đơn 24,29 Chứng từ 2.2,2.7: Biên bản nghiệm thu nguyên vật liệu 25,30 Chứng từ 2.3,2.8: Phiếu nhập kho 26,31 Chứng từ 2.4,2.9: Phiếu yêu cầu cấp vật tư .27,32 Chứng từ 2.5,2.10: Phiếu xuất kho 28,33 Chứng từ 2.11: Thẻ kho

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG

Đặc điểm nguyên vật liệu, phân loại và đánh giá nguyên vật liệu

Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4.4

2.1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu

Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết

Bảng cân đối số phát sinh

Ghi hàng ngàyGhi cuối thángQuan hệ đối chiếuGhi chú:

Là một doanh nghiệp xây lắp nên nguyên vật liệu có rất nhiều loại, đơn giản như cọc tre, gỗ, nứa cho tới những nguyên vật liệu chỉ chuyên dùng trong ngành xây lắp như, xi măng, thép, gạch, Việc quản lý và lưu kho nguyên vật liệu đối với Công ty là hết sức quan trọng và cần thiết, Nguyên vật liệu của Công ty được quản lý từ khâu thu mua cho tới khi xuất kho thi công Vì đặc thù của doanh nghiệp nên vật liệu được mua về thông qua yêu cầu của các đội, công trường sau đó được chuyển thẳng tới chân công trình Tại công trình chỉ có những nguyên vật liệu cần che đạy và bảo quản cẩn thận cũng như với số lượng không nhiều và không chiếm quá nhiều diện tích mới được bảo quản trong kho, những nguyên vật liệu như cát, đá, gạch, … thì được đổ tại bãi tập kết vật liệu và được thủ kho và bảo vệ của công trình kiểm tra quản lý và bảo quản.

2.1.2 Phân loại nguyên vật liệu

Trong các doanh nghiệp xây lắp nguyên vật liệu bao gồm nhiều loại, thứ, với nội dung kinh tế, công dụng, tính năng lý hoá và yêu cầu quản lý khác nhau Vì vậy, để quản lý từng loại, thứ nguyên vật liệu phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp cần phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu, vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất để cấu thành thực thể vật chất của sản phẩm xây lắp như

Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu thành thực thể chính của sản phẩm, mà nó có thể kết hợp với nguyên liệu, vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài của sản phẩm như:

SV: Vũ Thị Dương – KTA-K37-BXD

Nhiên liệu: gồm các loại ở thể lỏng như:

Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết bộ phận dùng để thay thế sửa chữa máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải

Phế liệu: là các vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất sản phẩm như gỗ, thép, sắt vụn hoặc phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý TSCĐ

2.1.3 Đánh giá nguyên vật liệu

Tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4.4, NVL được sử dụng bao gồm nhiều chủng loại khác nhau, có tính năng công dụng khác nhau Do vậy, tổ chức thu mua, xuất dùng và hạch toán chi phí NVL luôn luôn phải gắn chặt với nhau.

Do xác định được tầm quan trọng như vậy, công ty luôn chú trọng tới việc quản lý, sử dụng nguyên vật liệu từ khâu thu mua, vận chuyển cho tới khi đưa vào sử dụng và cả trong quá trình lưu thông.

Căn cứ vào tiến độ thi công các công trình tìm nguồn cung cấp rồi liên hệ với các khách hàng để làm hợp đồng cung cấp hàng hoá đúng chủng loại, chất lượng theo yêu cầu.

Hiện nay, các công trình chủ yếu sử dụng phương thức mua chuyển thẳng NVL tới chân công trình theo tiến độ thi công thực tế tại công trường Giá vật liệu sử dụng cho việc tính chi phí vật liệu trực tiếp của các công trình là giá thực tế của vật liệu.

2.1.3.1 Nguyên vật liệu xuất thẳng cho công trình: Đối với nguyên vật liệu do các công trình thi công mua xuất thẳng cho công trình, giá nguyên vật liệu được tính như sau:

Giá vật liệu xuất dùng sử dụng cho công trình = Giá mua theo hoá đơn + Chi phí thu mua vận chuyển

VD: Tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4.4: Xuất kho xi măng PCB cho công trình là 20 tấn theo phiếu xuất số 306 với giá nhập vào là 1.200.000đ/tấn và chi phí vận chuyển là 2.000.000 đồng.

Với số liệu như trên của công ty ta tính được giá xuất dùng xi măng PCB cho công trình như sau:

Giá xuất thẳng xi măng cho công trình = 24.000.000 + 2.000.000 = 26.000.000

2.1.3.2 Giá thực tế nhập kho.

Tuỳ theo từng nguồn nhập mà cấu thành giá thực tế nhập kho của nguyên vật liệu, cụ thể: Đối với nguyên vật liệu mua ngoài: dùng vào hoạt động xây lắp thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ:

Trị giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ

Trị giá mua ghi trên hoá đơn (không bao gồm thuế GTGT)

Thuế nhập khẩu (nếu có)

Chi phí trực tiếp phát sinh trong khâu mua

Các khoản giảm giá và trị giá hàng mua trả lại

VD: Tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4.4 Nhập kho Thép D22 là 20 tấn với trị giá 386.660.000đ, thuế VAT 5%, chi phí vận chuyển 3.000.000đ, giảm giá

5% và chiết khấu 5% (nếu công ty trả tiền ngay) theo hoá đơn số 0023567 ngày

17/8/2008 và phiếu nhập kho số 98 ngày 17/8/2008

Từ số liệu trên của công ty ta tính được giá nhập kho thực tế trong kỳ như sau: Đơn vị: đồng.

Trị giá thực tế của gạch lát nhập trong kỳ = 386.660.000 + 3000.000 - 19.333.000 - 19.333.000 = 350.994.000 Đối với nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến

SV: Vũ Thị Dương – KTA-K37-BXD

Trị giá thực tế của nguyên vật liệu gia công nhập kho trong kỳ

Trị giá thực tế của vật liệu xuất gia công chế biến

+ Chi phí giao nhận + Tiền công gia công

VD: Tại Công ty CP Đầu tư và Xây dựng số 4.4 nhập lại kho 5tấn thép D22 đã được xuất để thuê ngoài mạ kẽm thép nhúng với giá trị là 28.000.000đ chưa có VAT5%, đã bao gồm chi phí vận chuyển HĐGTGT số 0015369 ngày 27/8/2008.

Từ số liệu trên của công ty ta tính được giá nhập kho thực tế trong kỳ như sau: Đơn vị: đồng.

Trị giá thực tế của nguyên vật liệu gia công nhập kho trong kỳ = 87.748.500 + 28.000.000 = 115.748.500

2.1.3.3 Giá thực tế xuất kho.

Công ty sử dụng giá thực tế và phương pháp giá thực tế đích danh để hạch toán nguyên vật liệu Theo phương pháp này giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho được tính trên cơ sở số lượng nguyên vật liệu xuất kho và đơn giá thực tế nhập kho của chính lô nguyên vật liệu xuất kho đó Do đặc thù của doanh nghiệp xây lắp các nguyên vật liệu thường được thu mua và đem thẳng đến chân công trình và nhập vào kho hoặc bãi tập kết vật liệu của công trình, các vật liệu phần lớn được xuất thẳng cho công trình và đơn vị hạch toán giá thực tế xuất kho theo đơn giá nhập vào của từng lô hàng để phù hợp với thủ tục chứng từ.

Trị giá thực tế của

NVL xuất kho = Số lượng nguyên vật liệu xuất kho x Đơn giá thực tế của từng lô hàng xuất kho

Chứng từ kế toán và hạch toán ban đầu nguyên vật liệu

Để phản ánh tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu phòng kế toán của công ty thực hiện và xử lý đầy đủ những chứng từ sau:

- Hóa đơn bán hàng (mẫu 02/GTGT-3LL)

- Giấy đề nghị thanh toán

Hạch toán ban đầu tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4.4 được tiến hành cơ bản như sau:

Xuất phát từ nhu cầu về vật tư phục vụ cho tiến độ thi công công trình, khi đó công việc thu mua nguyên vật liệu được tiến hành và chứng từ đi kèm là hoá đơn giá trị gia tăng (Chứng từ 2.1):

HOÁ ĐƠN Mẫu số: 01 GTKT-3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG LK/2008

Ngày 17 tháng 8 năm 2008 Đơn vị bán hàng: HTX vận tải ô tô Tân phú Địa chỉ: Số 32 sóc sơn – Hà nội

SV: Vũ Thị Dương – KTA-K37-BXD

Số tài khoản: Điện thoại: MST: 0100125346

Họ tên người mua hàng: Đơn vị: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4.4 Địa chỉ: 243A Đê La Thành – Đống Đa – Hà Nội

Hình thức thanh toán : Tiền mặt / Chuyển khoản MS: 0102630875

Tên, nhãn hiệu,quy cáchphẩm chất vật tư

(sản phẩm, hàng hoá) Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền

Cộng tiền hàng : 350.994.000 Thuế suất GTGT 05% Tiền thuế GTGT : 17.549.700 Tổng cộng tiền thanh toán : 368.543.700

Số tiền bằng chữ: Ba trăm sáu mươi tám triệu, năm trăm bốn ba nghìn, bẩy trăm đồng /.

Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký,ghi rõ họ tên ) (Ký, ghi rõ hị tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Khi hàng về kho căn cứ vào hoá đơn thủ kho cùng các bộ phận liên quan tiến hành kiểm nghiệm vật tư cả về chất lượng và số lượng theo mẫu sau (Chứng từ 2.2):

Biên bản nghiệm thu nguyên vật liệu nhập kho

Hà nội, ngày 17 tháng 8 năm 2008

Tại Công trình Sở Chỉ Huy và Doanh Trại Bộ Tư Lệnh Cảnh Vệ,192 Quán Thánh – Ba Đình – Hà Nội.

Chúng tôi gồm có: Đại diện bên A: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4.4

1 Ông Nguyễn Văn Hoàn – Chỉ huy trưởng Công trình.

2 Ông Trịnh Văn Bình – Trưởng phòng kỹ thuật KCS.

3 Ông Nguyễn Công Nghĩa- Thủ kho nguyên vật liệu. Đại diện bên B: Công ty TNHH Anh Tùng

1 Ông: Hoàng Thế Trung – Nhân viên kinh doanh

2 Ông: Đặng Văn Thái - Nhân viên lái xe – giao hàng

Sau khi kiểm tra số lượng và chất lượng nguyên vật liệu nhập kho do công ty TNHH Anh Tùng cung cấp trong tháng 8 năm 2008 theo các chứng từ kèm theo sau:

Hoá đơn số 0023567 ngày 17 tháng 8 năm 2008.

Bản kết quả phân tích thành phần hoá.

Bản theo dõi kết quả về độ uốn, nguyên vật liệu nhập kho.

Các chứng chỉ vật liệu đi kèm

Kết luận: Số lượng đủ, chất lượng tốt

Sau khi đã thống nhất nghiệm thu nguyên vật liệu, thủ kho tiến hành nhập kho vật liệu và viết phiếu kho căn cứ vào hoá đơn giá trị gia tăng và biên bản nghiệm thu, thủ kho tiến hành nhập kho và vào phiếu như sau(Chứng từ 2.3):

Chứng từ 2.3: Đơn vị: CTCPĐT và XD Số 4.4

Mẫu số 01-VT Theo QĐ:15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm2006

SV: Vũ Thị Dương – KTA-K37-BXD

Số: 98 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính

- Họ, tên người giao hàng: Nguyễn Duy Khang

- Theo HĐGTGT số 0023567 ngày 17 tháng 8 năm 2005 của HTX vận tải ô tô Tân Phú

Nhập tại kho: Công trình Sở Chỉ Huy và Doanh Trại Bộ Tư Lệnh Cảnh Vệ,

192 Quán Thánh – Ba Đình – Hà Nội

Tên, nhãn hiệu,quy cách phẩm chất vật tư

Mã số Đơn vị tính

Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo

Tổng số tiền (viết bằng chữ): Ba trăm năm mươi triệu, chín trăm chín tư nghìn đồng chẵn

Khi có nhu cầu về xuất vật tư cho thi công, tổ trưởng các tổ thợ làm phiếu yêu cầu vật tư trình lên kỹ thuật phụ trách và được duyệt khối lượng (Chứng từ 2.4):

Biểu mẫu số Lần ban hành 01 B09-05-00-02

Phiếu Yêu Cầu Cấp Vật Tư - Phụ Tùng

Tôi tên là : Nguyễn Văn Hùng.

Thuộc bộ phận: Tổ trưởng tổ thép - Công trình Sở Chỉ Huy và Doanh Trại Bộ TưLệnh Cảnh Vệ Đề nghị cấp một số vật tư với chủng loại và số lượng như sau:

TT Tên, ký hiệu Đơn vị tính Số lượng Ngày cần

Hà nội, ngày 18 tháng 8 năm 2008

Phụ trách bộ phận Cán bộ phụ trách Người đề nghị

Sau khi phiếu yêu cầu được duyệt chuyển cho thủ kho để thủ kho căn cứ lập phiếu xuất kho(Chứng từ 2.5):

Chứng từ 2.5: Đơn vị: CTCPĐT và XD Số 4.4

Mẫu số 02-VT Theo QĐ:15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính

- Họ, tên người nhận hàng: Nguyễn Văn Hùng

- Địa chỉ( Bộ phận ) Tổ trưởng Tổ thép

SV: Vũ Thị Dương – KTA-K37-BXD

- Lý do xuất kho: Thi công công trình

- Xuất tại kho: Công trình Sở Chỉ Huy và Doanh Trại Bộ Tư Lệnh Cảnh Vệ,

192 Quán Thánh – Ba Đình – Hà Nội

Tên, nhãn hiệu,quy cách phẩm chất vật tư

Mã số Đơn vị tính

Số lượng Đơn giá Thành tiền

Tổng số tiền (viết bằng chữ): Hai mươi sáu triệu, ba trăm hai mươi tư nghìn, năm trăm năm mươi đồng.

Ngày 25 tháng 8 năm 2008 Công trình Sở Chỉ Huy và Doanh Trại Bộ Tư Lệnh Cảnh Vệ,192 Quán Thánh – Ba Đình – Hà Nội, có mua một số vật tư: thép, cát, đá trình tự thu mua như sau:(Hoá đơn, Biên bản nghiệm thu NVL, Phiếu nhập kho, Yêu cầu cấp vật tư, Phiếu xuất kho)

HOÁ ĐƠN Mẫu số: 01 GTKT-3LL

GIÁ TRỊ GIA TĂNG LB/2008

Ngày 25 tháng 8 năm 2008 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Anh Tùng Địa chỉ: Số 24 Ngõ 462 Đường Bưởi – Ba Đình - Hà nội

Số TK: Điện thoại: MST: 0101058246

Họ tên người mua hàng: Đơn vị: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4.4 Địa chỉ: 243A Đê La Thành – Đống Đa – Hà Nội

HTTT: Tiền mặt/chuyển khoản MS: 0102630875

Tên, nhãn hiệu,quy cáchphẩm chất vật tư

(sản phẩm, hàng hoá) Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền

Cộng tiền hàng : 353.884.190 Thuế suất GTGT 05% Tiền thuế GTGT : 17.694.210 Tổng cộng tiền thanh toán : 371.578.400

Số tiền bằng chữ: Ba trăm bẩy mươi mốt triệu năm trăm bẩy mươi tám nghìn bốn trăm đồng chẵn./

Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký,ghi rõ họ tên ) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu)

Khi hàng về kho căn cứ vào hoá đơn thủ kho cùng các bộ phận liên quan tiến hành kiểm nghiệm vật tư cả về chất lượng và số lượng (Chứng từ 2.7):

Biên bản nghiệm thu nguyên vật liệu nhập kho

Hà nội, ngày 25 tháng 8 năm 2008 Tại Công trình Sở Chỉ Huy và Doanh Trại Bộ Tư Lệnh Cảnh Vệ,192 Quán Thánh – Ba Đình – Hà Nội.

Chúng tôi gồm có: Đại diện bên A: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4.4

1 Ông Nguyễn Văn Hoàn – Chỉ huy trưởng Công trình.

2 Ông Trịnh Văn Bình – Trưởng phòng kỹ thuật KCS.

SV: Vũ Thị Dương – KTA-K37-BXD

3 Ông Nguyễn Công Nghĩa- Thủ kho nguyên vật liệu. Đại diện bên B: Công ty TNHH Anh Tùng

1 Ông: Hoàng Thế Trung – Nhân viên kinh doanh

2 Ông: Đặng Văn Thái - Nhân viên lái xe – giao hàng

Sau khi kiểm tra số lượng và chất lượng nguyên vật liệu nhập kho do công ty TNHH Anh Tùng cung cấp trong tháng 8 năm 2008 theo các chứng từ kèm theo sau:

Hoá đơn số 053624 ngày 25 tháng 8 năm 2008.

Bản kết quả phân tích thành phần hoá.

Bản theo dõi kết quả về độ uốn, nguyên vật liệu nhập kho.

Các chứng chỉ vật liệu đi kèm

Kết luận: Số lượng đủ, chất lượng tốt

(Ký, họ tên) Sau khi đã thống nhất nghiệm thu nguyên vật liệu, thủ kho tiến hành nhập kho vật liệu và viết phiếu nhập kho căn cứ vào hoá đơn giá trị gia tăng và biên bản nghiệm thu theo phiếu nhập kho số 121 ngày 25/8/2005 (Chứng từ 2.8):

Chứng từ 2.8: Đơn vị: CTCPĐT và XD Số 4.4

Mẫu số 01-VT Theo QĐ:15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính

- Họ, tên người giao hàng: Nguyễn Văn Thi

- Theo HĐGTGT số 053624 ngày 25 tháng 8 năm 2008 Của Công ty TNHH Anh Tùng

Nhập tại kho: Công trình Sở Chỉ Huy và Doanh Trại Bộ Tư Lệnh Cảnh Vệ,

192 Quán Thánh – Ba Đình – Hà Nội

Tên, nhãn hiệu,quy cách phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá)

Mã số Đơn vị tính

Số lượng Đơn giá Thành tiền

(viết bằng chữ):Ba trăm năm mươi ba triệu, tám trăm bốn mươi tư nghìn, một trăm chín mươi đồng \

Phụ trách Cung tiêu (Ký, họ tên)

Người giao hàng (Ký, họ tên)

Kế toán trưởng (Ký, họ tên)

Thủ kho (Ký, họ tên)

Khi có yêu cầu về xuất vật tư cho thi công, Tổ trưởng các tổ thợ làm phiếu yêu cầu vật tư trình lên kỹ thuật phụ trách và được duyệt về khối lượng(Chứng từ 2.9):

Biểu mẫu số Lần ban hành 01 B09-05-00-02

Phiếu Yêu Cầu Cấp Vật Tư - Phụ Tùng

Tôi tên là : Nguyễn Văn Hùng.

Thuộc bộ phận: Tổ trưởng tổ thợ - Công trình Sở Chỉ Huy và Doanh Trại Bộ Tư Lệnh Cảnh Vệ Đề nghị cấp một số vật tư sau:

Người nhận: Nguyễn Văn Hùng.

TT Tên, ký hiệu Đơn vị tính Số lượng Ngày cần

Hà nội, ngày 26 tháng 8 năm 2008 SV: Vũ Thị Dương – KTA-K37-BXD

Phụ trách bộ phận Cán bộ phụ trách Người đề nghị

Sau khi phiếu yêu cầu được duyệt chuyển cho thủ kho để thủ kho căn cứ lập phiếu xuất kho (Chứng từ 2.10):

Chứng từ 2.10: Đơn vị: CTCPĐT và XD Số 4.4

Mẫu số 02-VT Theo QĐ:15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính

- Họ, tên người nhận hàng: Nguyễn Văn Hùng

- Địa chỉ ( Bộ phận công tác)

- Lý do xuất kho: Thi công công trình

Xuất tại kho: Công trình Sở Chỉ Huy và Doanh Trại Bộ Tư Lệnh Cảnh Vệ,

192 Quán Thánh – Ba Đình – Hà Nội STT

Tên, nhãn hiệu,quy cách phẩm chất vật tư

Mã số Đơn vị tính

Số lượng Đơn giá Thành tiền yêu cầu

(viết bằng chữ): Ba trăm năm mươi ba triệu, tám trăm bốn mươi tư nghìn, một trăm chín mươi đồng \

Phụ trách Cung tiêu (Ký, họ tên)

Người nhận hàng (Ký, họ tên)

Kế toán trưởng (Ký, họ tên)

Thủ kho(Ký, họ tên)

Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu

Công việc hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song song ở Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4.4 tại kho và phòng kế toán như sau:

2.3.1 Tại kho của công trình

Do đặc thù của ngành xây lắp hầu hết các nguyên vật liệu được mua và nhập về tại kho của các công trình để thuận tiện cho việc theo dõi cũng như giao nhận để tiến hành việc thi công công trình một cách nhanh nhất Từng công trình có một kho và vật liệu mua về được bảo quản trong các kho theo từng loại Tại mỗi kho, thủ kho sử dụng thẻ kho để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn của từng thứ vật liệu theo chỉ tiêu số lượng Thẻ kho được lập theo từng vật tư vật liệu cùng nhãn hiệu, qui cách ở cùng một kho Hàng ngày thủ kho căn cứ vào phiếu nhập kho, xuất kho ghi vào các cột tương ứng trong thẻ kho, mỗi chứng từ ghi một dòng và cuối ngày tính số tồn kho

Cuối tháng thủ kho cộng tổng nhập, tổng xuất vật liệu trong tháng và số tồn cuối tháng của từng danh điểm vật liệu để đối chiếu với bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn, nếu có sự chênh lệch sẽ tìm nguyên nhân để xử lý ngay Vì vậy, mặc dù Công

SV: Vũ Thị Dương – KTA-K37-BXD ty chỉ tiến hành tổng kiểm kê xác định số vật liệu thực tế tồn kho vào cuối năm nhưng chưa có trường hợp thừa thiếu vật liệu xảy ra

Thẻ kho được mở cho từng loại vật liệu (Chứng từ 2.11)

Chứng từ 2.11: Đơn vị: Cty CPĐT và XD số 4.4

Tên kho:Công trình BTLCV

Mẫu số 06-VT Theo QĐ:15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính

- Tên nhãn hiệu quy cách vật tư: Thép D22

Số lượng Ký xác nhận của KT

Số NT Nhập Xuất Tồn

Cộng 30/8/08 35,78 17,28 18,5 Đối với cát, đá 1x2 cũng vào thẻ kho tương tự

Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp nhập trước xuất trước(Chứng từ 2.12):

SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU Tài khoản 152.1 Tên vật liệu: Vật liệu chính Thép Đvt: đồng chứng từ diễn giải sht kđư đơn gía nhập xuất tồn stt ngày sl tt sl tt sl tt

SV: Vũ Thị Dương – KTA-K37-BXD

Sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu

CT Diễn giải TKĐƯ PS Nợ PS Có

Cộng phát sinh Kết chuyển

Cứ theo định kỳ 2-3 ngày kế toán vật tư nhận phiếu nhập xuất kho của thủ kho làm căn cứ để tiến hành lập bảng kê nhập kho, xuất kho và bảng tổng hợp nhập

– xuất – tồn. Đối với phiếu nhập kho kế toán vật tư tiến hành lập bảng kê phiếu nhập kho vật tư tổng hợp theo từng tháng, Phiếu nhập kho số 98 , 121 được kế toán vào bảng kê phiếu nhập kho trong tháng 8/2008 như sau (Chứng từ 2.14):

Số lượng Đơn giá Thành tiền Ngày Số

Công ty TNHH Anh Tùng

Cát vàng (NLC 1002) m3 250 128.571 32.142.750 Đá 1x2 (NLC 1003) m3 100 166.667 16.666.700

Tổng Cộng 13.271.698.433 Đối với các phiếu xuất kho 215, 271 kế toán vật tư tập hợp phiếu xuất kho vào bảng kê xuất kho vật tư như sau (Chứng từ 2.15):

Chứng từ Diễn giải ĐV

Số lượng Đơn giá Thành tiền Ngày Số

18/8 PX215 Xuất CT: Bộ Tư Lệnh Cảnh

27/8 PX271 Xuất CT: Bộ Tư Lệnh Cảnh

Cát vàng (NLC 1002) m3 250 128.571 32.142.750 Đá 1x2 (NLC 1003) m3 100 166.667 16.666.700

Các bảng kê này được lập cho tất cả các loại vật liệu theo trình tự thời gian và kẹp cùng với các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho Các bảng kê này có tác dụng liệt kê một cách có hệ thống các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho phát sinh trong kỳ và tính ra tổng giá trị vật liệu nhập, tổng giá trị vật liệu xuất trong kỳ, đối chiếu với bảng kê tổng hợp nhập- xuất-tồn (về tổng giá trị nhập kho, xuất kho trong kỳ) và đối chiếu

SV: Vũ Thị Dương – KTA-K37-BXD với sổ cái TK152 (về tổng phát sinh nợ và tổng phát sinh có) (nhưng chỉ đối chiếu được số tổng cộng, không đối chiếu theo từng danh điểm vật liệu được)

Ngoài hai bảng kê trên, cuối kỳ (tháng, quý, năm) kế toán vật liệu lập bảng kê tổng hợp nhập-xuất-tồn Bảng kê này lập cho tất cả các vật liệu nhưng có chia ra thành từng nhóm

Việc lập các bảng kê này như sau:

Tháng đầu tiên của năm kế toán vật liệu vào số dư đầu kỳ với tất cả các danh điểm vật liệu, việc này chỉ thực hiện một lần, các tháng tiếp theo máy sẽ tự kết chuyển từ số dư cuối tháng trước đó

Khi phát sinh nghiệp vụ nhập xuất, đồng thời với việc lập các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, số lượng và giá trị nhập kho, xuất kho của từng danh điểm vật liệu sẽ được lưu vào máy tính

Cuối kỳ, khi nhập mã vật liệu ta sẽ có số liệu về tổng số lượng và giá trị nhập kho, xuất kho trong kỳ của loại vật liệu đó Căn cứ vào đó kế toán lập bảng kê tổng hợp nhập, xuất, tồn

Bảng kê tổng hợp nhập, xuất, tồn là căn cứ để đối chiếu với thẻ kho về số lượng vật liệu nhập xuất trong tháng, trong quý và đối chiếu với sổ cái tài khoản 152 cuối quý, đồng thời có thể đối chiếu với các bảng kê phiếu nhập kho, bảng kê phiếu xuất kho khi cần thiết

Từ các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho phát sinh trong tháng, kế toán lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn cuối tháng như sau:

SV: Vũ Thị Dương – KTA-K37-BXD

Bảng Kê tổng hợp Nhập-Xuất-Tồn

Từ ngày 01/8/2008 đến ngày 31/8/2008 Kho: Tất cả các kho

Stt Mã VT Tên Vật tư ĐV

T Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ

SL TT SL TT SL TT SL TT

NLC Nhóm VL chính Kg 10.310.513.520 3.121.427.200 3.061.244.000 10.370696720

Kế toán vào sổ chi tiết thanh toán với khách hàng(nhà cung cấp)như sau :

Sổ chi tiết thanh toán với người bán

Mã khách: AT-Công ty TNHH Anh Tùng

Diễn giải TK ĐƯ PS nợ PS có

20.02.004 54545.455 30/8 Thanh toán cho người bán

Tóm lại, hạch toán chi tiết nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4.4 có thể khái quát qua sơ đồ sau: (Sơ đồ 2.1)

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Đầu tư và

Nhập – Xuất – Tồn Kế toán tổng hợp

Bảng kê phiếu xuất kho

Bảng kê phiếu nhập kho

Ghi chó: ghi hàng ngày

Ghi cuối kỳ Đối chiếu

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SỐ 4.4

Đánh giá thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty

Một trong những nguyên nhân tạo nên sự thành công đó là công tác hạch toán kế toán tại công ty ngày càng được hoàn thiện mà trong đó phải kể đến là hạch toán nguyên vật liệu.

Sau thời gian thực tập tại phòng Kế toán- Tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư và ãây dựng số 4.4, đi sâu tìm hiểu về công tác hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty, em nhận thấy công tác hạch toán kế toán nói chung, công tác hạch toán vật liệu nói riêng có những điểm nổi bật sau đây:

Về công tác hạch toán nói chung: Công ty có đội ngũ kế toán giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, sử dụng thành thạo phần mềm kế toán, đảm bảo cho việc hạch toán đúng chế độ, cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo và các phòng ban liên quan kịp thời, chính xác Việc tổ chức hệ thống chứng từ, vận dụng hệ thống tài khoản đúng với chế độ, biểu mẫu do bộ tài chính ban hành; phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kế toán phát sinh; được xắp xếp phân loại phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh. Hình thức ghi sổ nhật ký chung Công ty áp dụng thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán, phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và điều kiện áp dụng máy vi tính.

Về hạch toán nguyên vật liệu: Hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty nhìn chung được tổ chức chặt chẽ, hiệu quả phù hợp với yêu cầu quản lý và chỉ đạo tập trung của Công ty.

- Việc quản lý vật tư hiện nay ở Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4.4 là tương đối chặt chẽ và đảm bảo nguyên tắc nhập xuất vật liệu.

- Hệ thống kho vật liệu được bố trí một cách khoa học, hợp lý, luôn được đầu tư nâng cao hệ thống thiết bị bảo quản, bảo vệ Đội ngũ thủ kho là cán bộ có trình độ, kinh nghiệm nên công tác bảo quản, tiếp nhận và cấp phát vật tư cũng như hạch toán tại kho được tiến hành trôi chảy.

- Phân loại và tính giá vật liệu:

Phân loại nguyên vật liệu của Công ty theo công dụng của từng loại rõ ràng, rành mạch được mã hoá tương ứng trên máy tính.

Công ty lựa chọn phương án tính giá vật liệu đảm bảo yêu cầu chính xác, kịp thời. Giá vật liệu nhập kho được tính theo giá thực tế, mọi trường hợp nhập kho vật liệu được tính toán đầy đủ các yếu tố liên quan đến giá thực tế vật liệu nhập kho Giá xuất kho vật liệu là giá thực tế và phương pháp giá thực tế đích danh vừa chính xác, kịp thời, cập nhật.

- Hạch toán nguyên vật liệu :

Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu của công ty theo phương pháp thẻ song song đảm bảo thống nhất về phạm vi, phương pháp tính toán, số liệu, thuận tiện cho việc sử dụng kế toán máy.

Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, kịp thời có thể xác định số lượng và giá trị nhập, xuất, tồn vật liệu ở bất kỳ thời điểm nào Hầu hết các nghiệp vụ nhập, xuất vật liệu được kế toán định khoản đầy đủ, chính xác theo chế độ

Số liệu kế toán được ghi chép rõ ràng, trung thực, chính xác tình hình hiện có, tăng giảm nguyên vật liệu trong kỳ.

Công việc đối chiếu số liệu giữa kế toán và kho; giữa kế toán vật liệu và kế toán tổng hợp đảm bảo tính cân đối, chính xác về số lượng giá trị nguyên vật liệu. 3.1.2 Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên, do quy mô sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng; nguyên vật liệu của công ty ngày càng đa dạng, phong phú về số lượng, chủng loại, nên công tác hạch toán nguyên vật liệu của công ty còn có một số tồn tại sau cần tiếp tục được hoàn thiện:

- Trong công tác thu mua vật liệu công trình tìm nguồn cung cấp rồi liên hệ với khách hàng để làm hợp đồng cung cấp hàng hoá tại chân công trình, đây cũng là mặt tốt giảm bớt khối lượng công việc của cán bộ làm công tác tiếp liệu, tuy nhiên về giá cả có thể không thống nhất,

- Công tác hạch toán chi tiết vật liệu

Tại Công trình Các vật tư mua được chuyển thẳng tới chân công trình như: gạch, cát, đá, để thuân tiện cho việc xuất sử dụng Chỗ để vật liệu thường xuyên chuyển đổi, việc giao nhận các vật tư này thường không được cân đong đo đếm kỹ lưỡng, nên dẫn đến thất thoát một lượng vật tư tương đối lớn, đây là sự thất thoát vô ý không ai chịu trách nhiệm.

Tại phòng kế toán công việc hạch toán chi tiết vật liệu hiện nay tập trung chủ yếu vào cuối tháng từ việc lập bảng kê phiếu nhập kho, bảng kê phiếu xuất kho đến việc lập bảng kê tổng hợp nhập-xuất-tồn Hơn nữa việc tính tổng nhập, tổng xuất, tổng tồn trên máy để lập bảng kê tổng hợp nhập, xuất, tồn sẽ không theo dõi được việc kết chuyển số liệu.

- Hạch toán tổng hợp vật liệu

Hiện nay công ty đang thực hiện hạch toán theo hình thức nhật ký chung nhưng không mở các sổ nhật ký đặc biệt Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ đều được ghi vào nhật ký chung, trong khi số lượng các nghiệp vụ phát sinh củaCông ty rất lớn Công ty chưa thực hiện lập dự phòng giảm giá hàng tôn kho.Một số loại chứng từ thuận tiện cho công tác hạch toán, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty nhưng chưa được sử dụng (các sổ nhật ký đặc biệt )

Hoàn thiện kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty

Hạch toán chi tiết vật liệu ở Công ty theo phương pháp thẻ song song, nhưng thay vì mở thẻ kế toán chi tiết vật liệu, Công ty lập bảng kê phiếu nhập kho, bảng kê phiếu xuất kho Cuối tháng, cuối quý kế toán lập bảng kê tổng hợp nhập-xuất-tồn, trong đó kế toán chỉ phải cập nhật số dư đầu kỳ của từng danh điểm vật liệu, còn số lượng và giá trị nhập xuất trong tháng sẽ do máy tính tự luỹ kế cộng dồn cho từng danh điểm vật liệu

Việc ghi chép như vậy tuy đơn giản nhưng có một số nhược điểm sau:

- Công việc kế toán của Công ty dồn vào cuối tháng bao gồm việc lập bảng kê phiếu nhập kho, bảng kê phiếu xuất kho, bảng kê tổng hợp nhập-xuất-tồn vật liệu

- Công ty không mở thẻ chi tiết vật liệu, nên thẻ kho cuối tháng sẽ được đối chiếu với bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn vật liệu Trong trường hợp kiểm tra đối chiếu nếu có sự chênh lệch số liệu thì việc tìm kiếm tra cứu sẽ phức tạp, kế toán vật tư sẽ phải lật lại từng phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.

- Vì bảng kê phiếu nhập kho, bảng kê phiếu xuất kho của Công ty lập cho tất cả các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho theo trình tự thời gian của chứng từ nên khi muốn theo dõi tình hình nhập xuất của một vật liệu nào đó thì sổ kế toán không đáp ứng được. Đối với doanh nghiệp xây lắp sau khi kết thúc hay thi công xong một công trình thường có rất nhiều vật tư, hàng hoá tồn kho bị kém phẩm chất, không đảm bảo việc thi công hoặc bị giảm giá hay phải thanh lý Vì vậy việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là hết sức cần thiết

Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do vật tư, hàng hó bị giảm giá và đồng thời cũng để phản ánh đúng giá trị thuần hàng tồn kho của Công ty khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch toán.

Công ty phải lập hội đồng để thẩm định mức độ giảm giá vật tư, hàng hoá tồn kho gồm có: Giám đốc, kế toán trưởng, chủ nhiệm công trình

Công ty phải căn cứ vào tình hình giảm giá, số lượng hàng tồn kho thực tế của từng loại vật tư, hàng hoá để xác định mức dự phòng theo công thức:

Mức dự phòng giảm giá vật tư hàng hoá cho năm KH

Số lượng vật tư hàng hoá tồn kho có giảm giá tại thời điểm cuối năm báo cáo

Giá ghi trên sổ kế toán

Giá thực tế trên trị trường tại thời điểm cuối năm báo cáo

Tài khoản sử dụng: TK 1591 – Dự phòng giảm giá nguyên vật liệu, CCDC

- Kế toán một số ngiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu:

Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.

Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước, thì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm là:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán ( chi tiết )

Có TK159: dự phòng giảm giá hàng tồn kho Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước, thì số chênh lệch nhỏ hơn được lập hoàn nhập là.

Nợ TK 159: dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Có TK632: Giá vốn hàng bán ( chi tiết )

Giải pháp tăng cường quản lý Nguyên vật liệu tại Công ty

Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp, tạo cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân Trong điều kiện Việt Nam vừa gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, cả nền kinh tế nước ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức lớn Tự hoàn thiện để đứng vững và phát triển trong môi trường hội nhập là nhu cầu tất yếu của mọi ngành nghề Ngành xây dựng cũng không nằm ngoài quy luật ấy Hơn nữa, trong thời gian vừa qua, thị trường vật liệu xây dựng có sự biến động phức tạp đã khiến các doanh nghiệp xây lắp gặp rất nhiều khó khăn Vì thế yêu cầu tự hoàn thiện về mọi mặt của các doanh nghiệp xây lắp là nhu cầu tất yếu.

Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Số 4.4 em đã được tiếp xúc với những kiến thức thực tế và được sự giúp đỡ của các anh chị trong Công ty, kết hợp với kiến thức đã được học trong nhà trường, em xin đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty.

- Về công tác thu mua nguyên vật liệu công trình tìm nguồn cung cấp rồi liên hệ với khách hàng để làm hợp đồng cung cấp hàng hoá tại chân công trình, đây cũng là mặt tốt giảm bớt khối lượng công việc của cán bộ làm công tác tiếp liệu, tuy nhiên về giá cả có thể không thống nhất cần phải được tham khảo kỹ, cố gắng khai thác các nguồn cung cấp có giá trị hợp lý, chất lượng, khối lượng đảm bảo và chọn nhà cung cấp có khả năng dồi dào, cung cấp vật tư cho công trình với thời hạn thanh toán sau Đảm bảo cho việc thi công trên công trình không bị gián đoạn do thiếu vật tư Đông thời phòng kế toán Công ty tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra giám sát tới từng công trình về việc dự toán thi công, lập kế hoạch mua sắm, dự trữ nguyên vật liệu, kiểm tra sổ sách, kiểm tra các báo cáo nguyên vật liệu, tránh trường hợp vật tư nhập kho lại không đủ chứng từ ngốc.

- Về công tác hạch toán Công ty nên mở thẻ kế toán chi tiết vật liệu.

Thẻ kế toán chi tiết vật liệu phản ánh từng biến động nhập xuất theo từng danh điểm vật liệu tương ứng với thẻ kho mở kho chỉ khác là theo dõi về giá trị của nguyên vật liệu Việc ghi chép trên thẻ này như sau:

Hàng ngày hoặc định kỳ (từ 2 đến 3 ngày) khi nhận được các chứng từ nhập xuất do thủ kho chuyển lên, kế toán vật liệu kiểm tra, đối chiếu với các chứng từ liên quan, ghi vào thẻ kế toán chi tiết vật liệu Trình tự ghi thẻ kế toán vật liệu giống như trình tự ghi trên thẻ kho nhưng có thêm cột giá trị nhập, xuất, tồn.

Cuối tháng kế toán vật liệu cộng thẻ tính ra tổng nhập, tổng xuất, tổng tồn của từng danh diểm vật liệu, đối chiếu với thẻ kho và lập bảng tổng hợp nhập-xuất- tồn.

Việc lập thẻ kế toán chi tiết vật liệu có nhiều thuận lợi cho công việc hạch toán vật liệu hiện nay của công ty:

- Thẻ kế toán chi tiết vật liệu sẽ dễ dàng cho việc theo dõi tình hình nhập-xuất- tồn của một vật liệu bất kỳ trong tháng.

- Công việc hạch toán chi tiết vật liệu ở phòng kế toán hiện nay tập trung chủ yếu vào cuối tháng từ việc lập bảng kê phiếu nhập kho, bảng kê phiếu xuất kho đến việc lập bảng kê tổng hợp nhập-xuất-tồn Hơn nữa việc tính tổng nhập, tổng xuất, tổng tồn trên máy để lập bảng kê tổng hợp nhập, xuất, tồn sẽ không theo dõi được việc kết chuyển số liệu Việc lập thẻ chi tiết kế toán vật liệu vừa có tác dụng giảm bớt công việc cuối tháng tại phòng kế toán, vừa thuận tiện cho việc lập bảng kê tổng hợp nhập-xuất-tồn cuối tháng.

Hiện nay công ty đang thực hiện hạch toán theo hình thức nhật ký chung nhưng không mở các sổ nhật ký đặc biệt Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ đều được ghi vào nhật ký chung, trong khi số lượng các nghiệp vụ phát sinh của Công ty rất lớn Để đơn giản và giảm bớt khối lượng ghi sổ cái công ty nên mở các sổ nhật ký đặc biệt trong đó có nhật ký mua hàng Sổ nhật ký mua hàng dùng để ghi chép các nghiệp vụ mua hàng theo hình thức trả tiền sau ( kể cả trường hợp ứng trước tiền hàng cho người bán) Cuối kỳ, từ sổ nhật ký mua hàng kế toán vào sổ cái TK 152. Cách ghi sổ nhật ký mua hàng như sau:

Hàng ngày nhận được các chứng từ nhập, xuất vật liệu, kế toán cập nhật vào máy đồng thời ghi sổ nhật ký mua hàng Cuối kỳ từ các sổ nhật ký này ghi vào sổ cái TK

152 Sổ nhật ký mua hàng có mẫu như sau(Chứng từ 3.1):

Chứng từ Diễn giải Phải trả người bán (ghi có)

Mang sang Mua VL HTXTPhú MuaVL Cty TNHH Anh Tùng

Cộng chuyển sang trang sau

Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị

Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Số 4.4, em đã được tiếp xúc với thực tế để hiểu rõ về bộ máy quản lý, cách tổ chức sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp xây lắp, được áp dụng kiến thức đã học vào công tác hạch toán kế toán, đặc biệt là về hạch toán nguyên vật liệu Đồng thời em cũng nhận thấy vai trò quan trọng của nguyên vật liệu và hạch toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp xây lắp Đó chính là lý do em chọn cho mình chuyên đề thực tập chuyên ngành là “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu” tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4.4.

Với những kiến thức và hiểu biết của bản thân và sự giúp đỡ của các cán bộ trong phòng Kế toán- tài chính em đã phần nào hiểu về thực trạng hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Qua đó em nhận thấy công tác hạch toán nguyên vật liệu của

Công ty có những ưu điểm nổi bật, góp phần không nhỏ vào sự thành công của

Công ty, bên cạnh đó vẫn có một số thiếu xót cần được Công ty xem xét, khắc phục sao cho hợp lý, đúng theo chế độ Những kiến nghị em đưa ra là những suy nghĩ của bản thân, với mong muốn góp phần vào hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán Tuy nhiên, do thời gian thực tập có hạn nên bài viết không tránh khỏi những chỗ chưa thực sự hợp lý Em rất mong nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo của cô giáo hướng dẫn, của các thầy cô trong khoa và của các cán bộ trong phòng Kế toán- tài chính Công ty

Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn - PGS.TS Nguyễn Thị Đông, các thầy cô giáo trong khoa kế toán và các anh chị trong Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4.4 đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập chuyên ngành này.

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP:

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Hồ sơ giới thiệu năng lực của Công ty

2 Quyết định của Hội đồng Quản trị Công ty

3 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty

4 Báo cáo tài chính của Công ty trong những năm gần đây

5 Báo cáo tổng kết quý III năm 2008 của Công ty

6 Quyết định số 1864/1998/QĐ-BTC ngày 16/12/1998 của Bộ tài chính

7 Sổ sách kế toán của Công trình, Công ty

8 Chế độ kế toán Doanh nghiệp – Nhà xuất bản tài chính

9 Giáo trình Hạch toán kế toán

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 3

1.2 Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty 5

1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 8

1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán của Công ty 13

1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 13

1.4.2 Chế độ, chính sách kế toán của Công ty 14

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SỐ 4.4 19

2.1 Đặc điểm nguyên vật liệu, phân loại và đánh giá nguyên vật liệu 19

2.2 Chứng từ kế toán và hạch toán ban đầu nguyên vật liệu 23

2.3 Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu 34

Ngày đăng: 11/07/2023, 05:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w