Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
Khái niệm, đặc điểm, vai trò của FD
1.1 Khái niệm về đầu tư
Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm chính thức và thống nhất về đầu tư Do vậy cũng có nhiều khái niệm về đầu tư khác nhau, không có sự thống nhất chung Nhưng chúng ta có thể hiểu đầu tư là quá trình một cá nhân hay một tổ chức bỏ tiền của, công sức, trí tuệ của mình ra để kinh doanh nhằm những mục tiêu riêng của họ mục tiêu này có thể là vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận.
Và cũng dựa vào nguồn gốc của nhà đầu tư người ta chia thành đầu tư trong nước nếu nhà đầu tư là người trong nước và đầu tư nước ngoài nếu nhà đầu tư là người nước ngoài Đồng thời dựa vào mục đích và cách thức góp vốn mà người ta chia ra làm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
1.2 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
Trước khi nêu lên khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, Chúng ta hãy cần phân biệt sơ lược giữa đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu tư trong nước là quá trình người trong nước hay việt kiều dùng tài chính của họ hay công sức, trí tuệ của mình để đầu tư, kinh doanh trong nước các tài sản tài chính này có thể là nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị… do vậy nhà đầu tư là người trong nước hay là đầu tư trong nước.
Khoa khoa học quản lý Trờng đại học kinh tế quốc dân Đầu tư trực tiếp nước ngoài – foreign direct investment là quá trình nhà đầu tư nước ngoài sử dụng tiền bạc, tài sản, công sức, công nghệ,… của họ vào nước bản địa nhằm mục đích vì lợi nhuận hay vô vị lợi và đúng pháp luật của nước bản địa do vậy nhà đầu tư là người nước ngoài và tiền đầu tư là tiền từ nước ngoài đầu tư vào nước bản địa (Việt Nam).
Dựa vào các khái niệm nêu trên ta có thể thấy rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI có những đặc điểm chính như sau:
2.1 FDI là hình thức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
Theo cách phân loại đã nêu ở trên thì đầu tư được chia làm đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài Đồng thời đây là quá trình nhà đầu tư nước ngoài dùng tiền bạc, công nghệ để đầu tư vào việt nam do vậy đây là hình thức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, và là hình thức bắt buộc phải thực hiện.
2.2 FDI là hình thức đầu tư tư nhân Để trở thành đối tượng của các chính sách thu hút đầu tư FDI của nước ta, nhà đầu tư phải thỏa mãn các điều kiện như: nhà đầu tư phải là người nước ngoài hay có quốc tịch nước ngoài đồng thời thực hiện hành động đầu tư sang các nước khác nhằm mục đích nào đó Đó có thể là vì mục đích lợi nhuận hay vô vị lợi nhưng phải có mục đích cụ thể về hành động, mục đích cụ thể về hành động đầu tư đó Do vậy vì những mục đích cụ thể nên quá trình đầu tư phải được thực hiện bởi những cá nhân cụ thể nhằm thu những mục tiêu cụ thể cho các cá nhân đó.
Xét trên một số lĩnh vực hay một số mặt nào đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và đầu tư gián tiếp nước ngoài FII có một số đặc điểm giống nhau Tuy nhiên người ta chia ra làm đầu tư trực tiếp nước ngoàiFDI và đầu tư gian tiếp nước ngoài FII là để phân biệt mục đích của nó.
FII thường mang tính chất chính trị - văn hóa – Xã hội nhiều hơn là mang tính chất lợi nhuận và đặc biệt hơn nữa là FII thường là các quốc gia đầu tư sang nhau để đổi lấy một sô dặc quyền nào đó mang tính chất chiến lược quốc gia.
2.3 Người nước ngoài có sự tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
Bên nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài là người góp đa phần hay toàn bộ số vốn nên họ sẽ tham gia vào quá trình điều hành trực tiếp mọi hoạt động của doanh nghiệp và sẽ trên nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận và đưa ra các quyết định có lợi nhất cho việc đầu tư Do vậy hiệu quả của các mô hình này thường khá cao, đặc biệt trong các khâu cạnh tranh về giá cả, tính năng, và khả năng tiếp cận thị trường.
Các chủ đầu tư tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và người điều hành sẽ chịu trách nhiệm dựa trên số vốn góp của mình Số vốn góp này sẽ căn cứ vào luật của từng quốc gia, tuy nhiên có một thực tế rằng đa phần đay là các doanh nghiệp 100 % vốn nước ngoài và chịu sự điều hành trực tiếp từ các cá nhân, chủ đầu tư nước ngoài
2.4 Trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, bên nước ngoài có thể sử dụng công nghệ của họ do vậy hoạt động này gắn với quá trình chuyển giao công nghệ.
Quyền sở hữu và các yếu tố khác như vị trí địa lý, tài nguyên, trình độ dân trí,… là những yếu tố chính dẫn đến sự khác biệt cho mỗi quốc gia Từ đó sẽ dẫn đến những sự khác biệt về kinh tế, công nghệ,… do vậy thông qua những hoạt động đầu tư mà đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI sẽ dẫn đến một tất yếu là có sự san bằng về mặt công nghê giữa các quốc gia theo thời gian Cũng chính về sự khác biệt này lại dẫn
Khoa khoa học quản lý Trờng đại học kinh tế quốc dân đến sự kích thích đầu tư sang nước khác có nền kinh tế kém phát triển hơn và có nền công nghệ lạc hậu hơn để tìm kiếm lợi nhuận và các yếu tố khác.
Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước bản địa nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận nhưng cũng chính vì những hoạt động đầu tư này cũng mang lại lợi ích đáng kể cho nước bản địa do vậy đây là hoạt động mang lại lợi ích cho cả hai bên ở đây ta cũng cần nói thêm rằng hoạt động đầu tư nước ngoài có thể mang lại lợi ích cho cả các quốc gia khác ngoài hai quốc gia này.
3.1 Góp phần tăng ngân sách quốc gia
Cho đến hiện tại, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vẫn là một kênh dùng để tăng ngân sách cho quốc gia khá lớn thông qua các chương trình, dự án đầu tư mà nhà nước ta có thể thu thuế, lệ phí và các khoản thu khác Các dự án này còn góp phần thúc đẩy nền kinh tế, tăng thu cho ngân sách quốc gia Thông qua các chương trình dự án mà cơ sở vật chất của quốc gia tăng trưởng, tạo những bước đà mới, sức sống mới cho nền kinh tế phát triển năng động hơn Cho đến ngày nay, các công ty, tập đoàn ngoại quốc đã và đang tham gia vào các dự án cốt lõi của nền kinh tế như: dầu khí, giáo dục, giao thông vận tải, điện tư viễn thông…
3.2 Giải quyết các vấn đề việc làm cho người lao động
Tổng quan về thu hút FDI
Có nhiều cách hiểu khác nhau về thu hút FDI và phương thức thu hút FDI Nhưng có thể hiểu cụ thể nhất thu hút FDI như sau:
Thu hút FDI là quá trình, là các phương thức mà chính phủ sử dụng các công cụ kinh tế, chính sách của mình để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm của nước ta nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo những con đường, mục tiêu mà nước ta đã chọn trước.
Theo như cách hiểu này thì thu hút FDI là tổng hợp của những công cụ chính sách nhằm tạo ra các lực đẩy cho nền kinh tế theo hướng đã định.
2 Các loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài chính ở Việt Nam hiện nay Ở việt nam hiên nay có sáu hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài chính Đó là:
Khoa khoa học quản lý Trờng đại học kinh tế quốc dân
2.1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Là văn bản được kí kết giữa hai hay nhiều bên để tiến hành cùng nhau tiến hành một hay nhiều hợp đồng kinh doanh chung được gọi chung là các bên hợp doanh trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không cần thành lập một hay nhiều pháp nhân mới.
Xí nghiệp liên doanh là phương thức doanh nghiệp được thành lập ở viêt nam trên cơ sở hợp đồng kinh doanh giữa các bên mà các chủ thể ở đây là một bên tham gia có tư cách pháp nhân là doanh nghiệp hay cá nhân trong nước với một bên là các cá nhân hay doanh nghiệp nước ngoài Hay cũng có thể là giữa chính phủ việt nam với một chính phủ khác nhằm hợp tác kinh doanh trên lãnh thổ việt nam.
2.3 Xí nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài Đây là hình thức doanh nghiệp mang phong cách tiêu biểu cho phương thức FDI Hình thức doanh nghiệp này là doanh nghiệp có vốn đầu tư ban đầu mang toàn bộ số vốn là của các cá nhân, tổ chức nước ngoài Được thành lập ở việt nam nhằm thu lợi nhuận, toàn bộ lợi nhuận thu dược họ sẽ đem lại quốc gia của họ hay đầu tư tiếp do vậy họ sẽ tự chịu trách nhiệm với mọi hoạt động kinh doanh của họ.
2.4 Hợp đồng đầu tư tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao Đây là phương thức tiêu biểu cho loại hình đầu tư đặc biệt của hình thức FDI Các khu chế xuất, khu công nghệ cao là những khu đặc khu về kinh tế do chính phủ trực tiếp ban hành thành lập nhằm sản xuất các mặt hàng để phục vụ cho công tác xuất khẩu hay nhằm nghiên cứu ,triển khai,đào tạo các cán bộ phục vụ cho công tác chiến lược quốc gia Nhưng
1 2 chúng cùng có một điêm chung là do chính phủ quyết định thành lập và mang những mục tiêu chiến lược cho từng thời kỳ của quốc gia.
2.5 Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (B.T.O) Đây là hình thức kinh doanh mà văn bản kinh doanh được kí kết giữa chính phử, nhà nước việt nam với các nhà đầu tư có năng lực của nước ngoài nhằm xây dựng các kết cấu hạ tầng sau khi hoàn tất, nhà đầu tư đó có trách nhiệm chuyển giao công trình đó cùng toàn bộ công nghệ sử dụng ( nếu có) Đồng thời chính phủ việt nam có trách nhiệm tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thu lợi nhuận và vốn thông qua các chương trình dự án khác một cách hợp lý và hợp pháp.
2.6 Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (B.O.T)
Là hình thức kinh doanh mà văn bản kinh doanh được kí kết giữa chính phủ việt nam với các nhà đầu tư nước ngoài có năng lực để thực hiện các chương trình dự án xây dưng kết cấu hạ tầng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiến hành khai thác và kinh doanh trong một thời gian nhất định Khi hết hạn kinh doanh thì nhà đầu tư này sẽ chuyển giao lại công trình đó cho chính phủ việt nam mà không cần thu chí hay bồi hoàn lại.
3 Các tiêu chí đánh giá
3.1 Cơ cấu FDI theo ngành
Trong giai đoạn đầu thu hút FDI (1988-1990), vốn FDI thực hiện rất nhỏ, hầu như không đáng kể Đến giai đoạn 1991- 1996, cùng với việc tăng vốn đầu tư thu hút vào Việt Nam tăng thì vốn FDI thực hiện cũng tăng theo, trong giai đoạn này FDI thực hiện đã có mặt ở hầu hết các ngành kinh tế nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào ngành công nghiệp Giai đoạn tiếp theo (1997-1999), vốn thực hiện tập trung vào ngành công nghiệp, đặc biệt là khai thác dầu thô, sản xuất lắp ráp ô tô, thiết bị văn phòng, hàng điện tử Các doanh nghiệp FDI chiếm tới 35% giá trị sảnKhoa khoa học quản lý Trờng đại học kinh tế quốc dân xuất toàn ngành công nghiệp Cơ cấu vốn FDI thực hiện trong giai đoạn
2000 - 2005 chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỷ trọng cả ngành công nghiệp và dịch vụ Trong đó công nghiệp và xây dựng chiếm 69% tổng vốn thực hiện, dịch vụ chiếm 24,7% và nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 6,3% tổng vốn thực hiện cả nước.
Về tình hình các dự án giải thể trước thời hạn xét theo ngành kinh tế, tính đến hết năm 2005, ngành công nghiệp và xây dựng có nhiều dự án bị giải thể nhất và tỷ lệ vốn đầu tư bị giải thể cũng cao nhất, chiếm tới 43% Trong đó, ngành công nghiệp là 570 dự án (chiếm 53% tổng số dự án cấp phép) với tổng số vốn đầu tư 5,4 tỷ USD (chiếm 43% tổng vốn đăng ký) Lĩnh vực dịch vụ có 54 dự án (chiếm tỷ lệ 5% tổng số dự án cấp giấy phép) với 10% tổng số vốn bị giải thể.
Còn về tình hình các dự án buộc phải chuyển đổi hình thức đầu tư phân theo ngành kinh tế, trong các dự án chuyển đổi hình thức đầu tư thì ngành công nghiệp có nhiều dự án nhất với 102 dự án (chiếm 62% tổng số dự án chuyển đổi) và 68% tổng vốn đăng ký Đứng sau công nghiệp là dịch vụ với 39 dự án chuyển đổi hình thức đầu tư, chiếm 24% số dự án và 24% trong tổng số vốn đầu tư chuyển đổi.
Tính đến tháng 4 năm 2007, vốn FDI đạt 2,86 tỷ USD, vượt cùng kỳ năm ngoái gần 1 tỷ USD Trong số này, có tới 146 dự án công nghiệp với giá trị hơn 1,6 tỷ USD, tiếp theo là lĩnh vực khách sạn, du lịch với số vốn gần 390 triệu USD đổ vào 8 dự án và thứ ba là dịch vụ, với 99 dự án trị giá 318 triệu USD. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành 1988-2006
(tính tới ngày 18/12/2006 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
Số dự án Tổng vốn đầu tư Đầu tư thực hiện
XD khu đô thị mới
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư
Riêng trong năm 2009, do xu hướng biến động của nền kinh tế và suy thoái kinh tế thế giới nhu cầu đầu tư có sự thay đổi tương đối khác.
Tỷ trọng đầu tư FDI chủ yếu tập chung vào 2 ngành là dịch vụ lưu trú và
Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI
1 Các yếu tố về môi trường đầu tư
Môi trường đầu tư là các yếu tố như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tình hình chính trị, pháp luật ,văn hóa - xã hội… của quốc gia mà nhà đầu tư có ý định cần đầu tư Đây là vấn đề mà nhà đầu tư cần xem xet kĩ các vấn đề có liên quan bởi lẽ các vấn đề này là những vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến việc sinh lãi hay thua lỗ của các chương trình dự án đầu tư.
Do vậy đây là yếu tố tác động lớn nhất đến các quyết định đầu tư của các nhà kinh doanh nước ngoài.
1.1 Tình hình chính trị của nước được đầu tư
Tình hình chính trị là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới dòng vốn FDI Sự ổn định về mặt chính trị là yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo sự an toàn cho số vốn FDI được đầu tư Đảm bảo sự phát triển bền vững của các kết quả đầu tư làm cho nhà đầu tư trong và ngoài nước yên tâm đầu tư để có kết quả tốt. Ổn định chính trị là cơ sở quan trọng nhất đối với đầu tư và các nhà đầu tư Đặc biệt đối với nhà đầu tư nước ngoài lại càng quan trọng chỉ có ổn định về chính trị thì pháp luật mới có hiệu lực và đảm bảo thực thi đúng, từ đó việc đảm bảo về quyền sở hữu vốn đầu tư được thực thi tốt hơn, những cam kết của chính phủ đối với các nhà đầu tư và các định hướng phát triển của quốc gia đó được đảm bảo.
1.2 Môi trường kinh tế vĩ mô của nước nhận đầu tư
Sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô của nước được đầu tư cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng tác động đến quyết định của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài Nó được thể hiện thông qua các mặt như năng lực quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ, độ lớn và
Khoa khoa học quản lý Trờng đại học kinh tế quốc dân mức độ biến động của các biến số vĩ mô như : tốc độ tăng trưởng GDP, tỉ lệ lạm phát hàng năm, cán cân thương mại, tỉ giá hối đoái của đồng nội tệ so với các ngoại tệ mạnh khác, lãi suất, tỉ lệ thất nghiệp hàng năm, tỉ lệ lao động có trình độ… Ví dụ như biến số giá cả chính phủ cần áp dụng các biện pháp nhằm ổn định giá cả bởi lẽ, Việc thay đổi đột biến giá cả đầu vào hoặc đầu ra đều ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án Nếu giá cả thay đổi thất thường cũng có thể dẫn đến các thất bại của các dự án Vì thế nhà nước cần kiểm soát tốt các mặt hàng nhạy cảm có thể tác động đến thị trường như xăng dầu, điện, than… các biến số kinh tế vĩ mô nói trên là thước đo sự ổn định của kinh tế vĩ mô và sự phát triển của quốc gia trong tương lai Sự ổn định của các biến số vĩ mô thể hiện năng lực quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước, ngoài ra nó sẽ giảm bớt rủi ro, chi phí cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, và trực tiếp tác động tới mức độ hiệu quả của dự án đầu tư FDI.
Trong quá trình đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải liên quan đến rất nhiều vấn đề pháp luật vì thế chỉ có một hệ thống pháp luật ổn định mới đảm bảo được tính hiệu lực của các chính sách Một quốc gia có tính hiệu lực của pháp luật cao là một nước có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài Ngoài ra đây là cơ sở để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài.
Môi trường pháp lý đầy đủ và nghiêm minh sẽ là yếu tố quan trọng đảm bảo quá trình đầu tư của các nhà đầu tư diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Trong hoạt động đầu tư, môi trường pháp lý là các chính sách, luật như thuế, luật đầu tư, luật sở hữu…
Cơ sở hạ tầng là các yếu tố cần thiết, cơ bản và là cơ sở cho hoạt động đầu tư trong và ngoài nước Cơ sở hạ tầng đồng bộ, thống nhất và đầy đủ sẽ góp phần làm giảm chi phí đầu tư, thúc đẩy quá trình thực hiện đầu tư xây dựng nhanh chóng Thu hút nhà đầu tư nước ngoài có hiệu quả cao.
Ngoài ra, thông qua hệ thống cơ sở hạ tầng còn thể hiện được trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia Thực tế đã chứng minh rằng ở các nước có nền kinh tế phát triển khi đầu tư sẽ đem lại hiệu quả cao hơn các nước kém phát triển do đó đây cũng là yếu tố mà nhà đầu tư cũng rất quan tâm.
1.5 Đặc điểm văn hóa xã hội
Văn hóa xã hội là yếu tố quan trọng quyết định đến nhu cầu đầu tư nước ngoài Nếu văn hóa xã hội của nước được đầu tư mà phù hợp với nước đầu tư sẽ giúp nhà đầu tư nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng xã hội nước sở tại tạo điều kiện nhanh chóng cho các doanh nghiệp nước ngoài hòa nhập và phát triển đối với nước nhận được đầu tư FDI.
1.6 Số lượng và chất lượng nguồn lao động Đối với các doanh nghiệp và nước đi đầu tư sang các nước khác. Lao động là yếu tố rất khó di chuyển do vậy lao động là yếu tố được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hàng đầu nếu quốc gia nào có số lượng nguồn lao động dồi dào, trình độ lao động có tay nghề cao thì sẽ được các nhà đầu tư ưu tiên nhất. Ở Việt Nam hiện nay, lao động giá rẻ và nguồn lao động dồi dào là yếu tố khá hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Khi chi phí lao động thấp sẽ là cơ sở để cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư giảm chi phí hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư.
2 Công tác xúc tiến đầu tư
Khoa khoa học quản lý Trờng đại học kinh tế quốc dân
Có thể hiểu Xúc tiến đầu tư là những công cụ để làm năng động và gây ảnh hưởng định hướng giữa các nhà đầu tư, và là hình thức tuyên truyền nhằm mục tiêu tạo ra sự chú ý và chỉ ra được những lợi ích của các các nhà đầu tư khi đầu tư vào một địa bàn đối với các nhà đầu tư tiềm năng.
2.1 Xây dựng các chương trình, kế hoạch, danh mục các dự án kêu gọi đầu tư và tổ chức thực hiện xúc tiến đầu tư phát triển kinh tế xã hội
Trong công tác xúc tiến đầu tư, xây dựng các chương trình – kế hoạch, kêu gọi đầu tư là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc thu hút đầu tư, gây ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư.
Về xây dựng các chương trình kế hoạch, chính phủ cần tiếp tục nhanh chóng hoàn thiện các danh mục được phép và khuyến khích đầu tư nhằm tạo phương hướng cho các nhà đầu tư Tạo cho họ sự chủ động trong lĩnh vực đầu tư mà họ quan tâm, nhanh chóng giúp họ triển khai các dự án nhằm tạo cho họ nhanh chóng đưa dự án của mình vào sản xuất, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm đầu tư và sẽ đầu tư trong tương lai.
Quá trình xúc tiến đầu tư cần làm nhanh chóng, chính xác và áp dụng các công cụ chính sách hợp lý nhằm giúp đỡ các nhà đầu tư xây dựng các chương trình mục tiêu của mình nhằm tạo cho các dự án của họ nhanh chóng tạo ra hiệu quả kinh tế tạo tiền đề cho các nhà đầu tư tiềm năng có ấn tượng tốt và yên tâm khi đầu tư vào việt nam.
Thực trạng thu hút FDI vào thành phố Hà Nội
Quá trình thu hút FDI của thành phố Hà Nội
Trong thời kỳ từ năm 1988-2009, hoạt động đầu tư nước ngoài của thành phố Hà Nội trải qua những giai đoạn cụ thể sau:
Từ năm 1988-1990: Đây là giai đoạn khởi đầu của đầu tư nước ngoài Hoạt động đầu tư nước ngoài chưa có tác động rõ rệt đến tình hình kinh tế -xã hội nước ta Khi đó, ngoài việc có được một luật đầu tư nước ngoài khá hấp dẫn và môi trường kinh doanh tự do thì các cơ quan nhà nước còn rất hạn chế trong việc thu hút đầu tư nước ngoài Trong 3 năm này trên cả nước chỉ có 214 dự án được cấp phép với vốn đăng ký là 1,58 tỷ USD Vốn thực hiện hầu như không đáng kể vì các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sau khi được cấp phép còn phải làm nhiều thủ tục cần thiết mới đưa được vốn vào nước ta Trong thời kỳ này, thành phố Hà Nội tuy là trung tâm kinh tế của cả nước nhưng cũng chỉ thu hút được số lượng dự án rất khiêm tốn.
Giai đoạn 1991-1997: Đây là giai đoạn đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh và góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam và các tỉnh thành trong cả nước Giai đoạn 1991-1995 có 16,244 tỷ USD vốn đăng ký với mức tăng trưởng hàng năm rất ngoạn mục Năm
1991 là 1,275 tỷ USD thì năm 1995 là 6,6 tỷ USD, gấp 5,3 lần năm 1991. Vốn thực hiện trong cả 5 năm là 7,175 tỷ USD trong đó vốn nước ngoài là 6,08 tỷ USD, bằng 32% tổng vốn đầu tư của cả nước Hai năm tiếp theo đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng trưởng, thêm 13,29 tỷ USD vốn đăng ký và 6,129tỷ USD vốn thực hiện
Khoa khoa học quản lý Trờng đại học kinh tế quốc dân Đây là giai đoạn đầu tư nước ngoài sôi động với hàng chục dự án được cấp mới Bản đồ đầu tư nước ngoài thay đổi một cách nhanh chóng trên địa bàn Tuy nhiên, có không ít dự án do đầu tư theo phong trào nên khi gặp khủng hoảng trong khu vực đã không thể triển khai được Do đó, số lượng dự án bị rút giấy phép trong giai đoạn này khá cao.
Giai đoạn 1997-2000: Đây là giai đoạn suy thoái đầu tư nước ngoài Vốn đăng ký bắt đầu giảm từ năm 1998 và giảm mạnh trong 2 năm tiếp theo Có thể nói rằng trong những năm này đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hà Nội có những biến động tương đối lớn.
Nguyên nhân chính của sự giảm sút FDI là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực làm suy giảm dòng đầu tư mới vào khu vực và các nhà đầu tư có một cách nhìn thực tế hơn và làm cho nhiều dự án đã cấp phép nhưng không thể triển khai được.
Từ năm 2001 đến nay: Từ năm 2001 dòng vốn FDI có xu hướng phục hồi chậm và bắt đầu từ năm 2004 đến nay dòng vốn FDI lại bắt đầu tăng trở lại Nguyên nhân của dòng vốn FDI tăng mạnh tại Hà Nội và các tỉnh khác là do Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO với những điều kiện thuận lợi cho thu hút FDI như: cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, giảm thuế suất thuế nhập khẩu, giảm bảo hộ và xoá bỏ phân biệt đối xử quốc gia Tuy nhiên trong năm 2008 khủng hoảng kinh tế đã làm mức đầu tư FDI vào Hà Nội giảm nghiêm trọng nhưng sang quý đầu của năm 2010 đã có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng nhanh.
Kết quả thu hút FDI trong những năm gần đây của thành phố Hà Nội
1 Quy mô và tốc độ tăng nguồn vốn FDI
Nói về kết quả của FDI thì đầu tiên ta cần phải nhắc đến qui mô và tốc độ tăng của nó vì đấy chính là những biểu hiện rõ nét nhất về thực trạng thu hút và sử dụng FDI của địa bàn sở tại Số lượng dự án được cấp phép, tổng vốn đầu tư, tổng vốn pháp định là những chỉ tiêu để xác định về qui mô của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một địa bàn Thành phố.
Trong những năm gần đây, quy mô và tốc độ tăng nguồn vốn FDI ngày càng tăng trên địa bàn thành phố Hà Nội Ước tính 6 tháng đầu năm
2008 Hà Nội thu hút được 160 dự án cả cấp mới và tăng vốn với tổng vốn đăng ký là 1.200 triệu USD, trong đó:
1) Dự án cấp mới là 145 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 842 triệu USD, trong đó gồm:
+ Một số dự án đầu tư lớn đã cấp GCNĐT: Công ty đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghệ sinh học Hà Nội- 250 triệu USD (Irland), Công ty TNHH Khách sạn 5 sao Hoa Sen - 250 triệu USD (X2- Riviera/CSK); Công ty TNHH Honda Trading Việt nam với vốn đầu tư 5 triệu USD;
+ Và một số dự án đang hoàn chỉnh dự kiến sẽ cấp GCNĐT: Liên doanh Làng giáo dục quốc tế- 68 triệu USD (British Virgin Islands); Trường Đại học Apollo- khoảng 15,5 triệu USD (Anh); Cty CP Nhà Daewon Phong Phú- 94,3 triệu USD (liên doanh với Hàn Quốc);
2) Dự án tăng vốn là 15 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 358 triệu USD; trong đó gồm:
+ Có 3 dự án đã điều chỉnh tăng vốn nhiều nhất là Công ty cổ phần Vina Power –tăng 15,6 triệu USD, Công ty bảo hiểm nhân thọ Prevoir Việt nam- tăng 13 triệu USD, Công ty TNHH dịch vụ xây dựng và phát triển phần mềm Okada Harmony- tăng 4 triệu USD,
Khoa khoa học quản lý Trờng đại học kinh tế quốc dân
+ Và một số dự án dự kiến sẽ điều chỉnh GCNĐT tăng vốn như Tổ hợp khách sạn-thương mại-văn phòng-căn hộ Công viên Thiên niên kỷ Keangnam-Hà nội tăng vốn 300 triệu USD (Hàn quốc)…
So sánh với 6 tháng đầu năm 2007, số dự án ước bằng tương đương cùng kỳ năm trước (160/160), còn số vốn đầu tư tăng 20% (1.200/996,5).
Tính đến ngày 22/02/2008 Hà nội thu hút được tổng cộng 44 dự án cả cấp mới và tăng vốn với vốn đầu tư đăng ký là 46,9 triệu USD, trong đó:
- Dự án cấp mới là 39 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 14,1 triệu USD; trong đó dự án có vốn đầu tư lớn nhất là Công ty TNHH Honda Trading Việt nam với vốn đầu tư 5 triệu USD;
- Dự án tăng vốn là 5 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 32,8 triệu USD; trong đó có 3 dự án tăng vốn nhiều nhất là Công ty cổ phần Vina Power – tăng 15,6 triệu USD, Công ty bảo hiểm nhân thọ Prevoir Việt nam- tăng
13 triệu USD, Công ty TNHH dịch vụ xây dựng và phát triển phần mềm
Okada Harmony- tăng 4 triệu USD. Ước tính đến hết tháng 2/2008 Hà Nội sẽ thu hút được 46 dự án cả cấp mới và tăng vốn với tổng vốn đăng ký là 546,9 triệu USD, trong đó sẽ cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 02 dự án mới là Công ty đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghệ sinh học Hà Nội- 250 triệu USD (Irland- Anh), Công ty TNHH Khách sạn 5 sao Hoa Sen - 250 triệu USD (X2- Riviera/CSK) So với cùng kỳ năm trước số dự án tăng 59% (46/29), còn số vốn đầu tư tăng gấp 4,1 lần (546,9/130,9).
Trong 6 tháng đầu năm 2009 Hà Nội có thêm 120 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) mới và tăng vốn; trong đó có 10 dự án điều chỉnh tăng vốn với vốn đăng ký là 12 triệu đô la Mỹ, 110 dự án mới có tổng số vốn đăng ký đầu tư là 500 triệu đô la Mỹ.
Các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội thu hút 152 triệu USD. Trong tổng số 152 triệu USD, có 8 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 42,4 triệu USD Còn lại 108 triệu USD là của 25 dự án đầu tư tăng vốn.Tuy nhiên, tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án cấp mới lại giảm 40% so với năm ngoái.
Hà Nội hiện tại có 5 khu công nghiệp tập trung và 18 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 1400 ha.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội 11 tháng đầu năm 2009 đã thu hút
281 dự án cả cấp mới và tăng vốn với vốn đầu tư đăng ký là 439,17 triệu USD Trong đó:
- Dự án cấp mới là 248 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 187,75 triệu USD, trong đó có hai dự án có vốn đầu tư lớn là Công ty TNHH truyền hình số vệ tinh Việt Nam (Liên doanh của Trung tâm kỹ thuật truyền hình cáp Việt Nam với Pháp – vốn đăng ký 54 triệu USD); công ty cổ phần Vipour-Togi (vốn đăng ký 14,705 triệu USD)
- Dự án tăng vốn là 33 dự án với vốn đầu tư đăng ký tăng thêm là 251,42 triệu USD, trong đó có dự án tăng vốn lớn nhất là dự án của Công ty Coralis Việt Nam với tổng vốn tăng là 186 triệu USD, nâng tổng vốn đầu tư sau khi tăng là 300 triệu USD.
Vốn đầu tư thực hiện 11 tháng đầu năm ước đạt 600 triệu USD, bằng khoảng 60% so cùng kỳ năm trước. Ước cả năm 2009, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký đạt 700 triệu USD, bằng 16,3% so với năm 2008 và vốn đầu tư thực hiện bằng 45% so với năm trước.
Tháng 1/2010 Hà Nội thu hút được 14 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 8,96 triệu USD, trong đó thành phố Hồ Chí Minh 10 dự án đạt 3,13 triệu USD Tuy nhiên, con số
Khoa khoa học quản lý Trờng đại học kinh tế quốc dân này vẫn hạn chế so với tỉnh dẫn đầu là Bình Dương với 10 dự án đạt 211,985 tr USD (Cục đầu tư nước ngoài).
Thực trạng thu hút FDI vào thành phố Hà Nội
1 Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI của TP Hà Nội
Có thể nói Việt nam kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay Nền kinh tế của nước ta luôn tiến lên và không ngừng phát triển, bắt kịp với các nước có nền kinh tế phát triển trong khu vực và trên thế giới.Trong những chuyển biến đáng chú ý của thời kỳ đổi mới đất nước phải nói đến việc thực hiện chính sách mở cửa, tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ từ đó các nền công nghiệp, dịch vụ bắt đầu phát
3 8 triển, hội nhập khu vực, đất nước thoát khỏi sự cấm vận kinh tế, được cộng đồng Quốc tế nối lại nguồn vốn ODA … đưa đất nước tiến vào thời kỳ thực hiện chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Hà nội là thủ đô của nước ta, là một trong ba trung tâm kinh tế lớn của cả nước càng cần phải có những biến chuyển lớn trong khâu công tác thực hiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, nguồn vốn FDI đang chứng tỏ là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất để phát triển kinh tê Trong những năm qua tình hình thu hút nguồn vốn này của thủ đô Hà Nội có những điểm đáng chú ý như sau:
1.1 Về hình thức thu hút đầu tư FDI
Các hình thức thu hút vốn FDI của thành phố Hà Nội khá đa dạng. với các hình thức chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư là 100% vốn nước ngoài, các hợp đồng hợp tác kinh doanh, các doanh nghiệp góp vốn kinh doanh… nhưng trong đó hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là chiếm tỉ trọng cao nhất khoảng gần 60% Tiếp đến là hình thức công ty liên doanh, sau đó đến các hình thức khác.
Các hình thức đầu tư FDI tại hà nội cho đến thời điểm hiện tại đa phần là các hình thức đầu tư vốn 100% vốn nước ngoài, hợp tác kinh doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư phát triển kinh doanh trên các lĩnh vực bất động sản, du lịch, xây dựng …, mua cổ phần hay góp vốn tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư mua lại cổ phần hay sáp nhập, và một số hình thức khác.
Kể từ những năm 1988 trở lại đây, Hà Nội luôn là khu vực có mức đầu tư trực tiếp nước ngoài cao nhất Việt Nam Tính đến thời điểm hiện tại Hà nội luôn là trung tâm kinh tê – xã hội của cả nước đồng thời cũng
Khoa khoa học quản lý Trờng đại học kinh tế quốc dân là địa phương có tổng số lượng các dự án lớn thứ 2 cả nước chỉ sau có thành phố Hồ Chí Minh Là trung tâm kinh tế và thu hút FDI của khu vực châu thổ sông hồng và khu vực phía bắc.
Với vai trò là trung tâm kinh tế chính trị - văn hóa – xã hội của khu vực và trong cả nước, Hà nội đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài Nhờ các chính sách phù hợp mà các dự án kinh doanh có vốn FDI ngày càng trở nên hiệu quả từ đó lại càng hấp dẫn với các nhà đầu tư hơn.
Trong năm 2006, Hà nội đã thu hút được khoảng 250 dự án đầu tư nước ngoài FDI Trong đó có tới hơn 210 dự án là được cấp mới với tổng số vốn khoảng hơn 1.5 tỉ USD Với hơn 40 dự án xin cấp phép tăng vốn với tổng số vốn tăng thêm là khoảng hơn 100 triệu USD Theo báo cáo của phòng đầu tư nước ngoài – sở kế hoạch và đầu tư thành phố, Hà Nội trong quý I và quý II năm 2007 đã thu hút được thêm khoảng 125 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI với tổng số vốn đăng kí lên đến 950 triệu USD Trong đó tập trung chính vào xây dựng các khu đô thị, các trung tâm kinh tế của thành phố Cuối tháng 9 năm 2007, trong tổng số 26 dự án xin đăng kí tăng vốn với tổng số vốn là khoảng 190 triệu USD So với cùng kỳ năm 2006 đã tăng khoảng 40% về tổng số vốn đầu tư và 80% tông số dự án.
Tính đến hết quý I năm 2008, Hà nội đã tăng thêm được 72 dự án đăng kí mới và tăng vốn với tổng số vốn đăng kí là hơn 600 triệu USD. Cũng như các dự án trước, các dự án này tập chung đầu tư vào các nghành bất động sản, xây dựng và các khu công nghiệp – khu đô thị mới.
Các dự án đầu tư nước ngoài FDI của Hà Nội chủ yếu tập chung vào các lĩnh vực như bất động sản, khu công nghiệp, khu đô thị cao cấp, công nghệ thông tin và viễn thông Trong đó các dự án mới được đầu tư là các dự án mới có quy mô và mục đích chiến lược cho sự phát triển kinh
4 0 tế nói chung và của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài FDI nói riêng. Doanh thu của các doanh nghiệp trong khối FDI tăng không ngừng và đạt 2,1 triệu USD và bình quân hàng năm tăng khoảng 24% và đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 40 triệu USD trong năm 2007 sang năm
2008 các khu công nghiệp của địa bàn Hà Nội đã thu hút thêm được một khoản FDI cũng tương đối lớn.
Sang năm 2008, do sự tác động của cuộc khung hoảng kinh tế - tài chính thế giới các dự án đầu tư FDI của thành phố tuy có sụt giảm. nhưng do có những chính sách ưu tiên hợp lý, do niềm tin của các nhà đầu tư Tính trong khoảng 9 tháng đầu năm, tổng số vốn đăng kí đầu tư nước ngoài của Hà Nội vẫn lên đến khoảng 4,5 tỉ USD Với hơn 4 tỉ USD là các dự án thuộc dạng cấp phép đầu tư mới
Sau khi địa giới hành chính của thành phố Hà Nội được mở rộng, diện tích quỹ đất dành cho đầu tư phát triển kinh tế được tăng lên đáng kể Thành phố đã trở thành một thành phố có diện tích và dân số lớn của thế giới Cùng với sự bổ xung của các yếu tố khác như nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, thị trường tiêu thụ… đã càng làm cho Hà Nội có thêm sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài khác Với lợi thế mới này chắc chắn sẽ giúp Hà Nội thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng trong tương lai.
Qua các dự án đã đầu tư từ những năm trước cho thấy những kết quả tích cực của các dự án và khả năng thu hút FDI trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội qua các năm, số lượng các dự án đang không ngừng tăng lên và đặc biệt là chất lượng của các dự án không ngừng được cải thiện Hà nội là trung tâm kinh tế của cả nước nên càng phải tích cực tham gia xây dựng các chính sách hỗ trợ và thu hút FDI sao cho xứng tầm với một thủ đô – trung tâm của cả nước.
1.3 Các lĩnh vực thu hút FDI
Khoa khoa học quản lý Trờng đại học kinh tế quốc dân
Định hướng và một số giải pháp thu hút FDI vào thành phố Hà Nội
Định hướng
Nhằm tiếp tục phát huy các lợi thế sẵn có của một thành phố lớn, trung tâm kinh tế của cả nước, đồng thời tạo ra những lợi thế mới trong việc thu hút nguồn FDI mới Hà nội cần phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ hơn nữa đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao như công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, giáo dục đào tạo, y tế, cơ sở hạ tầng kĩ thuật, các ngahnhf công nghiệp trọng điểm, phát triển các nghành dịch vụ
- giải trí, phát triển mạnh hơn nũa các nghành thương mại…
Hạ tầng – kĩ thuật: tiếp tục thúc đẩy công tác phát triển đường giao thông như khu đường vành đai 3, xây dựng tuyến đường xe bus tốc độ cao, đường xe điện ngầm đoạn ga HN – Nhổn, khu đường cao tốc láng – hòa lac… Đồng thời tiếp tục xây dựng các công trình mới như mở rộng, nâng cấp cụm sân bay nội bài, xây dựng các khu chế xuất mới, các khu xử lý chất thải tập chung, khu đô thị mới, thúc đẩy hợp tác vùng tam giác kinh tế HN – Hải phòng – quảng ninh….
Giáo dục – đào tạo: tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển đào tạo – giáo dục cho thành phố Bởi giáo dục đào tào là yếu tố cuốn hút nhà đầu tư mạnh nhất ngoài việc tiếp tục mở rộng nghành nghề đào tạo cho các trường đồng thời tạo điều kiện cho các trường đại học mới thành lập trên cơ sở có quản lý chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền tích cực hướng mục tiêu đào tạo đến các nghành tương lai như đào tạo các kĩ thuật viên tin học, lập trình phần mềm, công nhân các nghành điện tử viễn thông, cơ khí có tay nghề Tiếp tục thúc đẩy và khuyến khích các trường đại học kĩ thuật có khả năng, có uy tín xây dựng cơ sở ở HN để đào tạo các cấp đại học và sau đại học tiếp tục tổ chức các cuộc thi đua sáng tạo khoa học,nâng cao trình độ cho người dân mà đặc biệt là các sinh viên và nghiên
4 6 cứu sinh – người lao động chính, nhà quản lý chính của thành phố trong tương lai.
Y tế: tiếp tục xây dựng mới các bệnh viện mới, nâng cao chất lượng phục vụ của các bệnh viện đã có nhằm bảo đảm sức khỏe tốt cho người lao động và người dân Tiếp tục phát triển các loại hình bảo hiểm cho người lao động như BHYT, BHXH… trên cơ sở các bệnh viện đã có như bệnh viên bạch mai, bệnh viện da liễu, bệnh viện nhi, tiếp tục tăng cường chất lượng và hạn chế những khuyết điểm đang là vấn đề bức xúc của người dân.
Phát triển các khu đô thị, trung tâm công nghiệp vệ tinh cho thành phố: trên cơ sơ định hướng phát triển công nghiệp của thành phố Xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị vệ tinh của HN chia đều về các hướng của thành phố nhằm hỗ trợ cho thành phố phát triển một nền kinh tế bền vững xây dựng các khu công nghiệp nặng tách riêng ra khỏi khu dân cư Xây dựng các khu công nghiệp liên hoàn hỗ trợ nhau phát triển. như xây dựng các khu công nghiệp nặng gần các khu công nghiệp nhẹ, xây dựng các khu công nghiệp gần đường giao thông, … tiếp tục xây dựng các nghành công nghiệp thế mạnh và sẵn có như: nghành công nghiệp điện tử, lắp ráp kĩ thuật, viễn thông, in ấn, báo chí, sản xuất các sản phẩm cấp cao phục vụ xuất khẩu, các sản phẩm công nghệ cao như thẻ thông minh, xây dựng các làng nghề truyền thống sản xuất theo phương thức công nghiệp… đồng thời tăng cường vai trò của các trường đại học khối kĩ thuật vào công tác nghiên cứu phục vụ công tác phát triển của thành phố.
Xây dựng các khu thương mại, trung tâm giải trí, du lịch: tăng cường xây dựng các trung tâm thương mại tập trung như VCT, các làng nghề thương mại, khu thương mại tập trung.
Một số giải pháp thu hút FDI tại Hà Nội
Khoa khoa học quản lý Trờng đại học kinh tế quốc dân
1 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về đầu tư
Ngoài những yếu tố mang tính ràng buộc về khuôn khổ, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đảng và nhà nước ta HN cần tiếp tục hoàn thiện những cơ chế chính sách riêng mang đặc thù của từng tỉnh, thành trên cả nước đây là những yếu tố bắt buộc chung cho các tỉnh, thành Tuy nhiên với riêng thành phố HN cần quan tâm đến các vấn đề sau: Đa dạng hóa các hình thức đầu tư nước ngoài Đây không chỉ là nhiệm vụ của đất nước mà còn là nhiệm vụ của các tỉnh, các địa phương. Đa dạng hóa các hình thức đầu tư nhằm thu hút thêm các dự án đầu tư mới, các kênh đầu tư mới để từng bước tăng thu cho ngân sách và phát triển kinh tế địa phương Đồng thời tiến hành thử nghiệm các hình thức đầu tư mới hay tạo ra các hình thức đầu tư mới bằng các hình thức đầu tư cũ trên cơ sở sử dụng tối đa các ưu điểm và hạn chế các nhược điểm của chúng Hiện nay có rất nhiều các hình thức mới thể hiện được những mặt tích cực của nó như thí điểm thực hiện chuyển đổi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang các doanh nghiệp kinh doanh đầu tư theo hình thức cổ phần, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán tạo cho họ có hướng thu hút nguồn vốn để hoạt động tốt hơn Hay cho phép các công ty nước ngoài thành lập các công ty tài chính, công ty đa mục tiêu, công ty kinh doanh trên nhiều hình thức khác nhau Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, việt kiều tham gia vào quá trình đầu tư sản xuất trên địa bàn, tranh thủ tiềm năng về khoa học kĩ thuật của nhà đầu tư nước ngoài để tăng tính cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế từ đó mở rộng và tăng khả năng hợp tác đầu tư với các tỉnh khác trên những lĩnh vực còn là tiềm năng đối vơi HN.
Giải quyết kịp thời các vướng mắc về đất đai, mặt bằng để đẩy nhanh công tác triển khai thực hiện các dự án Thực tế cho thấy, vấn đề đất đai và giải phóng mặt bằng là những vấn đề nhạy cảm và khó khăn nhất cho các doanh nghiệp do vậy trong quá trinh giải phóng mặt bằng,
HN cần giúp đỡ các doanh nghiệp nhanh chóng hoàn tất, xây dựng và đi vào sản xuất mặt khác cần cho các doanh nghiệp trong nước và đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê đất để sản xuất kinh doanh trong một thời gian dài hạn đồng thời tạo cho họ sự ổn định trong việc sử dụng nguồn đất này, tránh tình trạng bất ổn như ở một số địa phương khác trong cả nước.
Giải quyết các vướng mắc của các doanh nghiệp về vấn đề đầu tư vào thành phố HN Khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang triển khai xây dựng, do những bất đồng về văn hóa, lợi ích nên việc gặp khó khăn trong công tác thực thi, xây dựng là hoàn toàn có thể xảy ra Vì thế, chính quyền thành phố HN cần tích cực tìm và giúp đỡ các doanh nghiệp giải quyết các bất đồng, khó khăn đê nhanh chóng đưa các dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh Những khó khăn ở đây có thể là khó khăn về mặt thủ tục pháp lý hay những khó khăn vể giải tỏa mặt bằng sản xuất kinh doanh Đối với các dự án chưa tiến hành triển khai được cần giúp đỡ cho các doanh nghiệp nhanh chóng ổn định, nhanh chóng giải quyết các vấn đề bức xúc nhằm nhanh chóng hoàn tất thủ tục để có thể đi vào sản xuất kinh doanh Và đặc biệt với các dự án không có tính khả thi cần nghiêm khắc thu hồi giấy phép, tránh tình trạng tì trệ trong công tác thu hồi, tạo điều kiện về mặt bằng và pháp lý cho các nhà đầu tư khác.
2 Thống nhất trong định hướng – thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI
Khoa khoa học quản lý Trờng đại học kinh tế quốc dân
Việc xây dựng đường hướng cho các chính sách thu hút FDI không thể tách khỏi định hướng chung của quốc gia Từ định hướng chung, dựa trên những thế mạnh sẵn có của mình, các nhà lãnh đạo xây dựng chiến lược cho HCM một cách cụ thể, thống nhất Sự thống nhất định hướng còn thể hiện ở việc thống nhất giữa các ngành hữu quan về thu hút cũng như quản lý việc sử dụng vốn đầu tư nước ngoài sao cho đồng bộ và không chồng chéo lên nhau Sức mạnh của một tổ chức thể hiện ở sự đồng bộ và gắn kết giữa các bộ phận của tổ chức đó.
3 Tăng cường các chính sách ưu đãi, khuyến khích về FDI
Có thể nói rằng các chính sách về ưu đãi – khuyến khích sẽ là yếu tố quan trọng hàng đầu tác động đến quyết định đầu tư hay không cho một địa phương của các nhà đầu tư Do vậy để có được những dự án đầu tư tốt cần trú trọng đến các vấn đề sau:
Hỗ trợ quá trình đền bù, giải phóng mặt bằng cho các doanh nghiệp đầu tư trong tỉnh – thành phố thông qua những chính sách cụ thể và thiết thực có thể thông qua các kênh về thuế và các kênh khác mà ưu tiên cho các doanh nghiệp một cách công bằng và minh bạch Có thể giảm trừ thuế cho các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng sản xuất vào các khu kinh tế
- khu chế xuất mà đã được thành phố quy hoạch Hay các doanh nghiệp đầu tư vào các địa phương có cơ sở vật chất khó khăn cũng nên được ưu tiên và khuyến khích trên một số mặt nhất định.
Hỗ trợ kinh phí đào tạo cho các doanh nghiệp kinh doanh trên các lĩnh vực mới có tiềm năng, hay các nghành nghề mà địa phương đó có trình độ của người lao động thấp thực hiện được các bước này sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp FDI có đủ nguồn lao động, đủ nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh được thuận lợi đồng thời có thể giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động mà không làm hao phí chi phí của doanh nghiệp cho công tác bồi dưỡng, đào tạo người lao
5 0 động, đảm bảo được lợi ích của doanh nghiệp FDI Từ đó tạo được động lực cho nhà đầu tư đầu tư phát triển lâu dài trên địa bàn đó Trong trường hợp doanh nghiệp tự đào tạo nguồn nhân lực thì thông qua các chính sách như thuế hay các chương trình dự án khác có phương án hỗ trợ thích hợp. cũng có thể thông qua các kênh hỗ trợ trục tiếp bằng tiền cho doanh nghiệp các khoản hỗ trợ này sẽ được thông qua và nằm trong các gói chi thường xuyên của thành phố hà nội.
Xây dựng các chính sách hỗ trợ thị trường và tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Thành phố cần chủ động trong công tác tăng chi ngân sách nàh nước, phục vụ công tác giảm hay trợ gia cho các hoạt động khuyến khích xuất khẩu và xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp, đặc biêt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Mức ưu đãi lớn nên thuộc về các nghành xuất khẩu các sản phẩm thế mạnh của thành phố và đặc biệt là mang thương hiệu của thành phố - mang thương hiệu của việt nam Trong thời kì kinh tế thị trường phát triển mạnh như hiện nay, dịch vụ và thương mại là các nghành phát triển mạnh mẽ nhất nhưng do trình độ quản lý còn yếu kém nên hiện tượng kinh doanh trài phép còn diễn ra phổ biến tràn lan Làm ảnh hưởng lớn đén tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp do đó cần có các biện pháp nhanh chóng giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả Luôn nghiêm khắc với các doanh nghiệp làm ăn thiếu minh bạch, trốn thuế hay các vấn đề khác Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chân chính phát triển.
Thành phố Hà Nội cũng cần sửa đổi hệ thống mã thuế tương ứng với hệ thống mã hàng quốc tế, tránh việc tuỳ tiện áp mã thuế xuất nhập khẩu Rút ngắn qui trình khai, kiểm hoá và tính thuế Nghiên cứu xây dựng mẫu khai cho nhiều loại hàng trong một số lô hàng và nghiên cứu phương thức chỉ mở tờ khai một lần cho nhiều lần nhập khẩu một mặt
Khoa khoa học quản lý Trờng đại học kinh tế quốc dân hàng để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Cần tiến hành xử phạt hợp lý khi chủ hàng tính thuế sai do các văn bản thuế hay thay đổi và loại bỏ tình trạng thiếu tính minh bạch, rõ ràng trong công tác thực thiện các qui định về thuế.
Các chính sách ưu đãi, khuyến khích khác Ngoài các chính sách hỗ trợ kể trên, thành phố có thể thông qua các chương trình, dự án khác mà có những ưu đãi nhất định cho phù hợp với các doanh nghiệp FDI Ví dụ như các ưu đãi về an ninh, giá cả các sản phẩm phụ trợ, giá cả các nguyên – nhiên vật liệu và một số các ưu đãi khác thuộc thẩm quyền của thành phố…
4 Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính
Yếu tố quan trọng hàng đầu trong môi trường đầu tư là cải cách hệ thống hành chính của thành phố Nếu không cải cách hành chính sẽ làm cho chi phí của các doanh nghiệp gia tăng, phiền hà trong khâu thủ tục, làm chậm quá trình xây dựng và đưa vào hoạt động của các công trình – nhà xưởng thực tế đã chứng minh rằng trên một mặt bằng pháp lý chung và thống nhất, nếu địa phương nào có công tác cải cách hành chính tốt, có môi trường đầu tư thông thoáng thì sẽ tạo hứng thú cho nhà đầu tư và sẽ thu hút được khối lượng vốn đầu tư rất lớn qua đây cũng chứng tỏ rằng trên cùng một mặt bằng pháp lý, có nơi thu hút được nhiều vốn đàu tư cũng có những nơi thu hút được ít vốn đầu tư qua đó ta có thể thấy rằng thủ tục hành chính đóng vai trò quyết định đến khối lượng và chất lượng của các dự án đầu tư cho các địa phương.