1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty hà thành trong điều kiện việt nam là thành viên chính thức của wto

98 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Mở Rộng Thị Trường Xuất Khẩu Của Công Ty Hà Thành Trong Điều Kiện Việt Nam Là Thành Viên Chính Thức Của WTO
Tác giả Trần Thị Hà Phương
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Hường
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2008
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 334,6 KB

Cấu trúc

  • I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI (1)
  • II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI (3)
  • III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (3)
  • V. KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ (4)
  • CHƯƠNG I: (4)
    • I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU (5)
      • 1. Xuất khẩu (5)
      • 2. Thị trường xuất khẩu (6)
    • II. MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU (10)
      • 1. Khái niệm và các phương thức mở rộng thị trường xuất khẩu (10)
      • 2. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ mở rộng thị trường xuất khẩu (12)
      • 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu (14)
      • 4. Nội dung hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu (23)
      • 1. Sự cần thiết phải mở rộng thị trường XK đối với các DN nói chung (30)
      • 2. Sự cần thiết phải mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Hà Thành (33)
      • 3. Sự cần thiết phải mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Hà Thành trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO (34)
  • CHƯƠNG II: 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XK CỦA CÔNG TY HÀ THÀNH TRONG ĐIỀU KIỆN VN LÀ THÀNH VIÊN CHÍNH THỨC CỦA WTO (4)
    • I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY HÀ THÀNH (37)
      • 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Hà Thành (37)
      • 2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý (41)
      • 3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (45)

Nội dung

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Có thể thấy toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu khách quan chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Trước những tiến bộ hiện nay của nền kinh tế thế giới cùng sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, để có thể tồn tại và phát triển, mỗi quốc gia đều cần có sự chủ động, tích cực, sáng tạo tham gia vào hội nhập kinh tế với các nước khác trên thế giới Nhận thức được tầm quan trọng của việc hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã có những bước chuyển mình đáng kể trong những năm qua Bằng những nỗ lực của mình, Việt Nam đã ngày càng chiếm một vị thế quan trọng trên trường quốc tế.

Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO Đây là một trong những kết quả quan trọng của quá trình thực hiện chính sách chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế Gia nhập WTO mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội mới cũng như những thách thức mới. Để đối mặt với những thách thức đó và chiến thắng trong cạnh tranh hiện nay, các doanh nghiệp nước ta đã có những bước đi cụ thể và có rất nhiều doanh nghiệp đã đạt được thành công trên con đường hội nhập.

Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, trong những năm qua các doanh nghiệp đã không ngừng tăng cường mở rộng hoạt động xuất khẩu vì xuất khẩu có một vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển, tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện phát triển nhập khẩu và cơ sở hạ tầng… Các doanh nghiệp đã nhanh chóng nắm bắt các cơ hội để có thể mở rộng thị trường XK nhằm đem về lợi nhuận lớn nhất cho doanh nghiệp của mình.Công ty Hà Thành cũng không nằm ngoài số đó Là một doanh nghiệp thuộcQuân khu thủ đô, Bộ quốc phòng, công ty Hà Thành cũng chủ trương mở rộng thị trường xuất khẩu của mình nhằm đem về nhiều lợi nhuận hơn cho công ty.Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu, trong những năm qua công ty luôn chú trọng đến việc làm sao có thể làm tăng thị trường xuất khẩu của mình Vì xuất khẩu tăng nhanh sẽ tạo ra thị trường tiêu thụ của công ty, giúp công ty có thêm nhiều bạn hàng làm ăn… Đặc biệt với việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO nếu công ty không tự mình chủ động hội nhập,không có chiến lược phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu thì không thể kinh doanh thành công và hiệu quả được Tuy nhiên việc mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty còn gặp phải rất nhiều khó khăn do gia nhập WTO khiến cho mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng gia tăng Điều đó chứng tỏ rằng gia nhập WTO đem lại cho các công ty Việt Nam nói chung và công ty Hà Thành nói riêng rất nhiều cơ hội và thách thức Cơ hội thì cần nhanh chóng nắm bắt và không để thách thức làm cản trở sự phát triển của công ty Chính vì thế mà công ty Hà Thành đang tập trung vào việc làm thế nào để có thể mở rộng thị trường xuất khẩu của mình Trên ý nghĩa đó việc chọn đề tài “Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Hà Thành trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO” góp phần quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh của công ty Hà Thành trên trường quốc tế.

KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ

Ngoài mở đầu và kết luận, chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm 3 chương:

LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU

Trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, cùng với sự phát triển của phân công lao động quốc tế thì thị trường thế giới ngày càng trở nên thống nhất, ranh giới giữa các thị trường nội địa ngày càng trở nên mờ nhạt Sự xuất hiện của các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia khiến cho mức độ cạnh tranh trên thị trường thế giới càng trở nên gay gắt hơn Do đó, để có thể tồn tại và phát triển bền vững, các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau đều tìm cách vươn ra kinh doanh trên thị trường nước ngoài Và hình thức thông thường mà các doanh nghiệp lựa chọn để đem hàng hoá và dịch vụ của mình ra nước ngoài đó là thông qua xuất khẩu Vậy xuất khẩu là gì?

Theo các nhà kinh doanh quốc tế: “Xuất khẩu là hoạt động đưa các hàng hoá và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác để bán”.

Tuy nhiên hiện nay với sự xuất hiện của các khu chế xuất - đó là các khu công nghiệp đặc biệt chỉ dành riêng cho việc sản xuất, chế biến những sản phẩm để XK ra nước ngoài, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng XK và hoạt động XK, được thành lập tại những địa bàn có vị trí thuận tiện, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của chính phủ thì khái niệm XK là hoạt động đưa hàng hoá và dịch vụ ra khỏi biên giới quốc gia chỉ mang tính chất tương đối, hàng hoá chỉ cần đưa vào các KCX cũng được coi là XK rồi.

Do đó đã xuất hiện khái niệm:“XK hàng hoá là những sản phẩm hữu hình được sản xuất hoặc gia công tại các cơ sở sản xuất, cơ sở gia công và các KCX với mục đích để tiêu thụ tại thị trường nước ngoài và đi qua hải quan”.

Như vậy có thể định nghĩa một cách khái quát nhất về xuất khẩu như sau:

“Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh thu doanh lợi bằng cách bán sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài và sản phẩm hay dịch vụ ấy phải di chuyển ra khỏi biên giới một quốc gia hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt trên lãnh thổ quốc gia xuất khẩu được coi là khu vực hải quan”

1.2 Các hình thức xuất khẩu

Trong kinh doanh quốc tế hoạt động xuất khẩu được diễn ra dưới 2 hình thức đó là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp:

- XK trực tiếp: là hoạt động bán hàng trực tiếp của một công ty cho các khách hàng của mình ở thị trường nước ngoài Có 2 hình thức XK trực tiếp: + Đại diện bán hàng: là hình thức bán hàng không mang danh nghĩa của mình mà lấy danh nghĩa của người uỷ thác nhằm nhận lương và một phần hoa hồng trên cơ sở giá trị hàng hoá bán được

+ Đại lý phân phối: là người mua hàng hóa của công ty để bán theo kênh tiêu thụ ở khu vực mà công ty phân định, công ty khống chế phạm vi phân phối, kênh phân phối ở thị trường nước ngoài Đại lý phải chịu toàn bộ rủi ro liên quan đến việc bán hàng hóa ở thị trường đã phân định và thu lợi nhuận thông qua chênh lệch giữa giá mua và giá bán

- Xuất khẩu gián tiếp: là hình thức bán hàng hoá và dịch vụ của công ty ra nước ngoài thông qua trung gian tức thông qua người thứ 3 Có 4 trung gian mua bán chủ yếu trong kinh doanh XK:

+ Đại lý: là các cá nhân hay tổ chức đại diện cho nhà xuất khẩu thực hiện một hay một số hoạt động nào đó ở thị trường nước ngoài.

+ Công ty quản lý xuất khẩu: là các công ty nhận uỷ thác và quản lý công tác xuất khẩu hàng hoá.

+ Công ty kinh doanh xuất khẩu: là công ty hoạt động như nhà phân phối độc lập có chức năng kết nối các khách hàng nước ngoài với công ty xuất khẩu trong nước để đưa hàng hoá ra nước ngoài tiêu thụ.

+ Đại lý vận tải: là các công ty thực hiện dịch vụ thuê vận chuyển và những dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá như khai báo hải quan, áp biểu thuế quan, thực hiện giao nhận chuyên chở và bảo hiểm.

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về thị trường.

Theo góc độ tiếp cận kinh tế học cổ điển: “Thị trường là nơi diễn ra các quá trình trao đổi, mua bán, là tổng số và cơ cấu cung-cầu và điều kiện diễn ra tương tác cung-cầu thông qua mua bán hàng hoá bằng tiền tệ”.

T.Cannon khái niệm: “Thị trường là tập hợp người bán và người mua thoả thuận các điều kiện trao đổi hàng hoá và dịch vụ được tiến hành một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một mạng lưới trung gian phức hợp để kết nối người mua và người bán ở những vị trí không gian khác nhau”

Theo quan điểm của các nhà quản lý doanh nghiệp thì: “Thị trường là tập hợp những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp tức là những khách hàng đang mua hoặc có thể sẽ mua sản phẩm của doanh nghiệp”.

Dù xuất hiện rất nhiều quan điểm khác nhau về thị trường, tuy nhiên, khái niệm thị trường được định nghĩa một cách tổng quát và đã được các nhà kinh tế học thống nhất như sau: “Thị trường là một quá trình mà trong đó người bán và người mua tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và sản lượng của một hàng hoá hay dịch vụ nhất định”

2.2 Khái niệm thị trường xuất khẩu

Thị trường thế giới đang diễn ra ngày càng sôi nổi với những hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng đa dạng, phức tạp hơn trong đó thị trường xuất khẩu là một trong những thị trường chủ yếu, đóng vai trò hết sức quan trọng trong thương mại quốc tế, giúp các quốc gia tăng trưởng, phát huy được những lợi thế so sánh của quốc gia mình.

Thị trường xuất khẩu mang những đặc điểm của thị trường nói chung và những đặc điểm riêng có của nó.

Thị trường xuất khẩu được định nghĩa như sau: “Thị trường xuất khẩu là tập hợp người mua và người bán có quốc tịch khác nhau tác động với nhau để xác định giá cả, số lượng hàng hoá mua bán, chất lượng hàng hoá và các điều kiện mua bán khác theo hợp đồng, thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ mạnh và phải làm thủ tục hải quan qua biên giới”.

2.3 Phân loại thị trường xuất khẩu

3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XK CỦA CÔNG TY HÀ THÀNH TRONG ĐIỀU KIỆN VN LÀ THÀNH VIÊN CHÍNH THỨC CỦA WTO

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY HÀ THÀNH

1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Hà Thành

1.1 Giới thiệu chung về công ty

Tên gọi: Công ty Hà Thành - Bộ quốc phòng.

Tên giao dịch: Công ty Hà Thành.

Trụ sở chính: 99 Lê Duẩn - quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội.

Tên cơ quan sáng lập: Bộ quốc phòng.

Công ty Hà Thành được thành lập theo quyết định số 378 QĐ/CP cấp ngày 27/07/1993 và Quyết định thành lập lại số 460 cấp ngày 17/04/1996 do Bộ trưởng Bộ quốc phòng cấp căn cứ theo:

- Quy định 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ.

- Quy chế thành lập theo Nghị định 338/HĐBT ngày 28/11/1991.

- Thông báo 199/CP cấp ngày 13/07/1993 của văn phòng chính phủ về ý kiến của Thủ tướng cho phép thành lập doanh nghiệp nhà nước.

1.2 Các ngành nghề kinh doanh của công ty

- Xây dựng công nghiệp dân dụng, giao thông, thuỷ lợi.

- Sản xuất cơ khí tiêu dùng, phụ tùng xe gắn máy.

- Sản xuất kinh doanh gốm sứ, vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất, thiết bị văn phòng.

- Dịch vụ khách sạn và bán hàng tại khách sạn.

- Sản xuất, kinh doanh hàng may, đồ gỗ, lâm sản, hàng mỹ nghệ, các loại tinh dầu, các loại bao bì, hàng nhựa, thực phẩm.

- Đại lý bán xăng dầu và chất đốt.

- Vận tải đường bộ, đường thuỷ.

- Sản xuất, kinh doanh thiết bị tin học, đồ điện dân dụng, điện tử, điện lạnh.

- Sản xuất, kinh doanh thức ăn thuỷ hải sản, gia súc gia cầm.

- XNK phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty.

- XNK máy móc, vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng.

1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

1.3.1 Chức năng của công ty

Chức năng của công ty là thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do Quân khu thủ đô, Bộ quốc phòng giao cho trên cơ sở vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác, phát triển và mở rộng sản xuất đạt hiệu quả cao theo quy định của Nhà nước và Bộ quốc phòng dựa trên việc đầu tư, liên doanh, liên kết.

1.3.2 Nhiệm vụ của công ty

- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với nhiệm vụ và nhu cầu thị trường, đổi mới, hiện đại hoá công nghệ và phương thức quản lý.

- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ và báo cáo bất thường theo quy định và yêu cầu của cấp trên, chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo Thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ về kế toán, hạch toán và chế độ khác, chịu trách nhiệm về tính xác thực và các hoạt động tài chính của công ty.

- Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.

1.4 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Hà Thành

Công ty Hà Thành là một DN nhà nước thuộc quân khu thủ đô - Bộ quốc phòng được hình thành và phát triển trong giai đoạn đất nước đang bước vào thời kỳ đổi mới Thuở đầu tiên công ty chỉ là những binh trạm nhỏ bé như binh trạm 99, xưởng gốm mỹ nghệ, xưởng sản xuất ốc vít, cơ khí, đơn vị khai thác than Quảng Ninh, một số đơn vị tàu thuyền khác… Các đơn vị này đều là đơn vị kinh tế nhỏ lẻ của quân đội thời kỳ bao cấp hoạt động không có hiệu quả.

Từ khi có Nghị định 338/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ), ngày 28/11/1991, các đơn vị trên chuyển sang hình thức doanh nghiệp bao gồm: Xí nghiệp 99, xí nghiệp Thăng Long, xí nghiệp gốm mỹ nghệ 54, xí nghiệp 81, xí nghiệp 56, xí nghiệp dược Các xí nghiệp này hoạt động độc lập dưới sự quản lý của Bộ quốc phòng mà trực tiếp là Quân khu thủ đô.

Năm 1993, các xí nghiệp trên được tổ chức lại lấy tên là Công ty Thăng Long theo quyết định số 370/BQP tách các xí nghiệp trung tâm thành các phòng ban nhỏ: phòng hành chính, phòng tổng hợp, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu và các xí nghiệp thành viên.

Lúc mới thành lập, công ty chỉ có một cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, các văn phòng và kho tàng có vị trí không thuận lợi, xuống cấp, cũ nát Trong điều kiện đó công ty vẫn phải thực hiện đầy đủ các chế độ về khấu hao cơ bản, sửa chữa lớn, đánh giá lại tài sản của Nhà nước và phải nộp các khoản thuế theo quy định

Sau khi được tổ chức lại, công ty tiến hành các hoạt động XNK trực tiếp (trước đây chỉ thực hiện các hoạt động uỷ thác nhập khẩu), công ty được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số 1121023/CP ngày 17/04/1993.

Tính đến năm 1993 công ty đã có:

- Vốn điều lệ: 2.135.125.000đ trong đó:

+ Vốn cố định: 1.545.125.000đ + Vốn lưu động: 59.000.000đ

Giai đoạn II: từ năm 1996-2000

Năm 1996 có quyết định thành lập lại công ty - quyết định số 460 do Bộ quốc phòng cấp ngày 17/04/1996 Cũng trong năm này chính phủ đã ra Nghị định số 50/CP ngày 28/08/1996 về thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản các doanh nghiệp nhà nước đòi hỏi các doanh nghiệp nhà nước phải tiến hành đổi mới Trong giai đoạn này công ty gặp rất nhiều khó khăn Công ty thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, phải tự lo liệu vốn sản xuất kinh doanh, tự trang trải các khoản phí, chấp hành các quy định của Nhà nước và quân đội trong các hoạt jhđộng sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh có hiệu quả trong khi đó vốn nhà nước cấp quá ít ỏi, chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vốn kinh doanh. Đứng trước những khó khăn, thử thách, công ty đã cố gắng vận dụng những cải cách trong quản lý kinh tế Nhà nước, chủ động vay vốn để phục vụ cho sản xuất kinh doanh và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị và máy móc mới cho các phòng ban trong toàn công ty Chỉ tiêu lợi nhuận và doanh số ngày càng một tăng trưởng, tốc độ vòng quay vốn lưu động từ 4-5 vòng/năm Sản xuất được mở rộng tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động và các khoản nộp ngân sách nhà nước ngày càng cao, thuế sử dụng vốn hàng năm tăng nhanh góp phần đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Giai đoạn III: từ năm 2000 đến nay: công ty thực hiện biện pháp khoán chỉ tiêu kinh doanh đến từng xí nghiệp cũng như các phòng ban kinh doanh. Biện pháp này tạo ra động lực thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh Tuy nhiên khoán không có nghĩa là giao toàn quyền mà tạo ra tính chủ động cho các bộ phận kinh doanh dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc công ty. Đến tháng 1 năm 2004, công ty Thăng Long sát nhập với công ty Long Giang và đổi tên thành công ty Hà Thành để tránh trùng hợp tên thương hiệu của một số doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường Hà Nội, đồng thời cũng khẳng định vị trí ngày càng vững chắc của mình trên thị trường với quyết tâm kinh doanh ổn định phát triển và đúng pháp luật Từ đó đến nay công ty tiếp tục có những chính sách đổi mới để đưa công ty đi lên Cho đến nay vốn kinh doanh của công ty đã lên tới 332.721.000.000 đồng Với phương châm làm ăn có uy tín, chất lượng và hiệu quả, Hà Thành đang ngày càng phát triển và chiếm một vị thế quan trọng trên thị trường không chỉ trong nước mà còn trên các thị trường nước ngoài khác.

2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý

Công ty Hà Thành là doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng Vietcombank, BIDV, Eximbank, TMCP Quân đội và sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nước Bộ máy tổ chức, quản lý của công ty được xây dựng và hoạt động theo mô hình cơ cấu trực tuyến - chức năng Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty được thể hiện ở sơ đồ sau:

Công ty Hà Thành là đơn vị sản xuất kinh doanh được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty, bộ máy lãnh đạo chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan sáng lập Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng, ban được phân cấp một cách chặt chẽ:

* Ban giám đốc: bao gồm Giám đốc công ty và các Phó giám đốc giúp việc cho Giám đốc:

- Giám đốc: Là người đứng đầu bộ máy quản lý của công ty, chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn bộ bộ máy quản lý

+ Đại diện pháp nhân về pháp luật và là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty đồng thời là người chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

+ Làm việc theo chế độ phân công, phân cấp và uỷ quyền cho cấp dưới bằng văn bản, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

Ngày đăng: 10/07/2023, 14:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Kinh doanh quốc tế (tập1), PGS.TS Nguyễn Thị Hường, NXB lao động - xã hội, 2001 Khác
2. Giáo trình Kinh doanh quốc tế (tập 2), PGS.TS Nguyễn Thị Hường, NXB lao động - xã hội 2003 Khác
3. Kỹ thuật nghiên cứu thị trường xuất khẩu, TS. Dương Hữu Hạnh, NXB Thống kê 2006 Khác
4. Thương mại quốc tế và phát triển thị trường xuất khẩu, PGS.TS Nguyễn Duy Bột, NXB Thống kê 2003 Khác
5. Marketing quốc tế, PTS. Nguyễn Cao Văn, NXB Giáo dục Hà Nội – 1999 6. Các chiến lược và các kế hoạch Marketing xuất khẩu, TS. Dương HữuHạnh, NXB Thống kê, 2005 Khác
7. Những tư duy mới về thị trường, TS. Hoàng Thế Trụ, NXB Thống kê, 1997 Khác
8. Marketing thương mại tập 1, PTS.Nguyễn Bách Khoa, ĐH Thương mại Khác
9. Giáo trình Luật thương mại quốc tế, TS. Trần Thị Hòa Bình - TS. Trần Văn Nam, NXB Lao động - xã hội, 2006 Khác
10.Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty dệt len Mùa Đông, LV43-08 KTQT Khác
11.Mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm may và vải không dệt của công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội, LV44-44 KTQT Khác
12.Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế/ Lâm Thị Quỳnh Anh, Ths.1588 Khác
13.www.google.com.vn 14. www.export2global.com 15. www.mofa.gov.vn Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w