Lịch sử vấn đề
Xung quanh vấn đề người Hoa ở Việt Nam nói chung, vùng đất Nam Bộ nói riêng đã thu hút đông đảo học giả trong và ngoài nước nghiên cứu Có rất nhiều công trình chuyên biệt đề cập đến vai trò của người Hoa. Trong đó có thể kể đến:
Cuốn "Vai trò người Hoa trong nền kinh tế các nước Đông Nam Á",
(1992), NXB Đà Nẵng của tác giả Trần Khánh đã trình bày về đặc điểm tình hình cộng đồng người Hoa và các hoạt động kinh tế ở Đông Nam Á trước thời kỳ nô dịch và thuộc địa của chủ nghĩa thực dân Các hoạt động kinh tế của người Hoa trong điều kiện xâm nhập và bành trướng của tư bản phương Tây Vai trò của người Hoa trong nền kinh tế các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
Cuốn "Xứ Đàng Trong, lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ
XVII – XVIII" của Li Tana, do Nguyễn Nghị dịch, (1999), NXB trẻ đã nghiên cứu về lịch sử kinh tế - xã hội xứ Đàng Trong (miền Nam ViệtNam) thế kỷ XVII-XVIII Khắc họa một vương quốc phía Nam dưới triều Nguyễn, kinh tế, thương mại, hệ thống tiền tệ…Đặc biệt là về vai trò của các thương nhân đối với sự phát triển của xứ này, trong đó có các thương nhân người Hoa
Cuốn "Định cư của người Hoa trên đất Nam Bộ (từ thế kỷ XVII đến năm 1945", (1995), NXB Khoa học xã hội) của tác giả Nguyễn Cẩm Thuý trình bày về làn sóng di cư, tổ chức chính trị, xã hội của người Hoa cũng như hoạt động kinh tế của người Hoa ở Nam Bộ.
Cuốn "Người Hoa ở Nam Bộ", (2005), NXB Khoa học xã hội của tác giả Phan An đã trình bày tổng quan về người Hoa ở Nam Bộ: dân cư, hiện trạng, nguồn nhân lực, lối sống, tín ngương, tôn giáo, chùa Hoa.
Cuốn "Người Hoa Việt Nam và Đông Nam Á- hình ảnh hôm qua và vị thế hôm nay", (2006), NXB Khoa học xã hội của tác giả Châu Thị Hải giới thiệu tên gọi, khái niệm và quá trình hình thành các nhóm cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á Lịch sử hiện trạng và xu hướng phát triển các loại hình liên kết truyền thống của người Hoa Các mối liên kết của người Hoa với cộng đồng cư dân bản địa Vai trò và vị trí kinh tế của người Hoa ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Cuốn "Việt sử xứ Đàng Trong (1558-1777) cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam" (2001), NXB Văn học của tác giả Phan Khoang đã trình bày lịch sử cư trú và hoạt động kinh tế của người Hoa tại Nam Bộ, tình hình kinh tế - xã hội của người dân Nam Bộ trong thời gian này.
Luận án phó Tiến sĩ sử học "Tìm hiểu sự hình thành các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam trong bối cảnh lịch sử Đông Nam Á” đã trình bày về làn sóng di cư đến Việt Nam trong bối cảnh lịch sử chung của các nước Đông Nam Á Những loại hình liên kết của các nhóm cộng đông ngườiHoa ở Việt Nam Vai trò, vị trí của người Hoa trong đời sống kinh tế, xã hội ởViệt Nam và Đông Nam Á.
Cuốn "Người Hoa trong xã hội Việt Nam ( thời Pháp thuộc và dưới chế độ Sài Gòn)", (2002), NXB Khoa học xã hội của tac giả Nguyễn Cảm Thuý đa trình báy vê quá trình di dân, tổ chức xã hội và hoạt đông kinh tế của người Hoa ở Việt Nam, trong đó có Nam Bộ.
Ngoài ra còn có rất nhiều bài báo, tạp chí nghiên cứu về vấn đề người Hoa ở xứ Đàng Trong như: Sự xâm chiếm Nam Kỳ bởi nhà Nguyễn và vai trò của người Hoa di cư (Boudet, Hà Nội, 1943); Mạc Cửu và đất
Hà Tiên (Anh Nguyễn văn hoá nguyệt san Sài Gòn năm 1957); Họ Mạc và chúa Nguyễn tại Hà Tiên (Trần Kính Hoà, Văn hoá Á Châu, Sài Gòn
1957); Lịch sử Hoa Kiều tại Việt Nam (Tân Việt Điển, Văn hoá nguyệt san, Sài Gòn 1961); Cổ điển học Trung Hoa ở Việt Nam xưa (Nguyễn Khắc
Phạm, Việt Nam khảo cổ tập san, Sài Gòn,năm 1971); Chính sách đối với dân Trung Hoa di cư của các triều đại Việt Nam (Fuzuwana Riichirô, Việt
Nam khảo cổ tập san, Sài Gòn, 1979) và hàng loạt các công trình nghiên cứu khác có đề cập đến vai trò của người Hoa ở xứ Đàng Trong ở những khía cạnh khác nhau.
Tuy nhiên, nhìn chung phần lớn tài liệu nghiên cứu vấn đề này mới chỉ đề cập một cách lẻ tẻ, phân tán Nhiều tài liệu tham khảo nếu so sánh đối chiếu dễ nhận ra sự so le, thiếu nhất quán, thậm chí khó hiểu và mâu thuẫn Trên cơ sở những nguồn tài liệu quan trọng đó, người viết muốn đưa ra một cái nhìn hệ thống, toàn diện và cụ thể về vai trò của người Hoa đối với sự phát triển kinh tế, chính trị văn hoá - xã hội ở vùng đất Nam Bộ này.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, người viết đứng trên quan điểm Mác xit, vận dụng đường lối của Đảng ta về đường lối đối ngoại và những vấn đề quốc tế để làm cơ sở phương pháp luận cho việc tiếp cận, phân tích, đánh giá vấn đề.
Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là những phương pháp cơ bản được vận dụng để nghiên cứu đề tài này Trên cơ sở những sự kiện cụ thể và hoạt động của người Hoa trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội, người viết rút ra những đánh giá kết luận về vấn đề nghiên cứu.
Ngoài ra, người viết còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp để làm rõ những vấn đề nội dung của khoá luận.
Đóng góp của khoá luận
Qua khoá luận này, người viết mong muốn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề sau:
- Vai trò của người Hoa đối với sự phát triển của vùng đất Nam Bộ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX.
- Mối quan hệ của người Hoa đối với người Việt trong quá khứ.
Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận có hai chương : Chương 1: Khái quát quá trình hình thành và phát triển của người Hoa ở Việt Nam
Chương 2: Vai trò của người Hoa đối với sự phát triển của vùng đất Nam Bộ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Cuối cùng là phần danh mục và tài liệu tham khảo
KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM
Quá trình di cư của người Hoa vào Việt Nam
Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại xảy ra một hiện tượng vừa mang tính xã hội, vừa thể hiện quá trình phát triển tộc người của các dân tộc, đó là hiện tượng di dân Có lẽ trong quá trình phát triển của mình, không một quốc gia nào trên thế giới lại không xảy ra quá trình di dân với những nguyên nhân chính trị - kinh tế - xã hội hết sức khác nhau. Những đợt di dân thường xuyên với những thời gian và cường độ khác nhau đã làm thay đổi lãnh thổ tộc người và cơ cấu dân cư, bức tranh văn hoá cũng xuất hiện những gam màu khác nhau, một khi xảy ra những cuộc di dân lớn có thể làm nảy sinh ra những cộng đồng tộc người mới với những lãnh thổ tộc người cũng được tổ hợp lại Cuộc di dân của người Hoa về phương Nam đã làm thay đổi cơ cấu tộc người và địa bàn cư trú của dân bản địa Giữa cư dân bản địa và cư dân mới đến đã diễn ra một quá trình giao lưu kinh tế, văn hoá với nhiều nét đặc sắc
Việt Nam - một đất nước liền kề với Trung Quốc có đất đai phì nhiêu, tài nguyên thiên nhiên phong phú Thật khó xác định chính xác những người Hoa đầu tiên đã đến Việt Nam từ bao giờ, nhưng sự hiện diện của họ trên mảnh đất này đã ghi nhận cách đây trên 2000 năm Đúng nhưRaymon S de Seaghet trong sách” Người Hoa tại Việt Nam” đã viết: “Thật khó xác định những người Hoa đầu tiên đến Việt Nam khi nào, nhưng tối thiểu là từ hai nghìn năm nay rồi”[37; 3] Vào thế kỷ thứ II TCN, một nhà cai trị người Hoa đã thiết lập vương quốc Nam Việt Khi vương quốc này sụp đổ vào năm 111 TCN, vùng đất này trở thành một tỉnh của đế quốc
Trung Hoa Tình trạng này kéo dài một ngàn năm, cũng theo Raymon S de Seaghet “Người Hoa tiếp tục di dân xuống phía Nam ngay cả khi Việt Nam giành được độc lập vào năm 939, một nền độc lập được kéo dài liên tục, ngoại trừ một giai đoạn ngắn dưới quyền cai trị của người Trung Hoa trong những năm 1400, cho tới khi Pháp xâm chiếm nước này vào thập niên 1860”[37; 3] Các đợt di dân lớn của người Hoa sang Việt Nam đã được ghi lại trong sử sách của Trung Quốc và Việt Nam như “Sử kí Tư Mã Thiên”, “Hậu Hán thư”, “Hoài Nam Tử”, “Tam Quốc chí”, “Ngô Việt Xuân Thu”, “Minh thực lục”, “ Ức Trai thi tập”, “Đại Việt sử kí toàn thư”,
“Lịch triều hiến chương loại chí”, ”An Nam chí lược”, “Đại Nam thực lục tiền biên”
Cuộc di dân lớn đầu tiên của người Hoa xuống phương Nam được bắt đầu từ chính sách Nam tiến của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
“Năm thứ 33 (214 TCN) Tần Thuỷ Hoàng sai tất cả bọn lang thang, vô thừa nhận, bọn ăn không ngồi rồi và bọn con buôn đi chiếm đất Lục Lương. Ông lập ra các quận Quế Lâm (Quảng Tây), Nam Hải (Quảng Đông) và Quận Tượng (An Nam) và đầy những kẻ có tội đến ở đó để giữ Khi Tần Thuỷ Hoàng đã thôn tính thiên hạ và dẹp yên Dương Việt thì lập ra các quận Quế Lâm, Nam Hải và Quận Tượng Trong mười ba năm ông bắt bọn côn đồ tù tội đem đến các nơi ở với dân Việt”[37; 4] Hai đoạn trích trên trong ”Sử ký Tư Mã Thiên” cho thấy đoàn quân viễn chinh này không chỉ có nhiệm vụ đánh chiếm đất, mà với thành phần cấu tạo của nó, nhà nước phong kiến Trung Quốc đã có ý định chuẩn bị cho họ ở lại lâu dài trên vùng đất mới chiếm.
Tiếp đó, vào cuối thế kỷ II TCN (năm 111 TCN), nước Âu Lạc của người Việt bị nhà Hán chinh phục và bị sát nhập, trở thành quận, huyện của đế quốc Hán Từ thời điểm đó cho đến tận thế kỷ X, miền Bắc Việt Nam ngày nảy trở thành một trong những nơi dừng chân trú ngụ của dân tị nạn, những người di cư tự do và lính đồn trú Trung Hoa từ phương Bắc xuống. Trong số những người di cư xuống phương Nam có cả tầng lớp thương gia giàu có, quan lại, nho sĩ bất mãn với triều đình trong đó có cả nhà sư Qua nhiều thế hệ, một bộ phận trong số người di cư này đã kết hôn với người bản địa và trở thành người địa phương thực thụ.
Theo các tài liệu lịch sử thì số người có gốc Hán cư trú trên đất Việt Nam lúc đó lên tới hàng chục vạn người Để dễ bề cai trị và phòng ngừa bất trắc có thể làm tổn hại đến an ninh quốc gia, Ngô Quyền sau khi giành được độc lập cho dân tộc ( thế kỷ X) đã đưa trở lại Trung Hoa 87 ngàn người Hán Phần lớn trong số này là quan lại cai trị, binh lính và gia đình của họ Mặc dầu vậy, ở Việt Nam lúc đó có rất nhiều người Trung Hoa tự nguyện ở lại Việt Nam sinh sống Những người này được ghi vào sổ đinh như những cư dân bản địa.
Từ thế kỷ X trở đi, dòng người Trung Hoa tiếp tục vào Việt Nam. Giống như trước đây, dòng người Trung Hoa di cư rất đa dạng về thành phần xã hội Nhưng khác với giai đoạn hơn một nghìn năm Bắc thuộc, từ thế kỷ thứ X Việt Nam ngày càng tiếp nhận nhiều hơn, quy mô lớn hơn dòng người tị nạn Trung Hoa (đặc biệt là tị nạn chính trị) và dân di cư tự do, trong đó có các thương nhân Các nguồn thư tịch cổ Việt Nam ghi lại rằng thời kỳ quân Nguyên Mông, tiến đánh Nam Tống và thiết lập ách cai trị tại Trung Quốc (1279 – 1368) có hàng chục vạn người Hán phải chạy lánh nạn ra nước ngoài Chẳng hạn vào năm 1257, khi quân Nguyên tiến vào Nam Tống, nhiều quan lại và binh lính Trung Hoa bỏ chạy sang nước Đại Việt, trong số đó có Hoàng Vĩnh Mạc - một quan lại cấp cao của Nam Tống Vua Đại Việt lúc đó là Trần Thánh Tông đã cho phép các người tị nạn này định cư tại Thăng Long.
Tương tự, vào năm 1276 khi Hàng Châu - thủ đô của Nam Tống thất thủ thì làn sóng di cư của người Trung Hoa ra nước ngoài tăng cao hơn, trong đó có 30 chiến thuyền của Nam Tống vượt biên bỏ chạy sang các nước Đông Nam Á Có nhiều tàu chiến đến Việt Nam để xin tị nạn, trong đó thuyền của Đỗ Tôn, Trọng Trung và Tăng Uyên Tử Nhà Trần đã chấp nhận lời thỉnh cầu xin tị nạn của những người này và họ được phép định cư tại kinh thành Thăng Long Những người tị nạn Trung Hoa xuất thân từ thành phần quan lại, tầng lớp trí thức được chính quyền nhà Tần đối đãi tử tế và nhiều người trong số họ được trọng dụng, làm quan trong triều Yếu tố này đã làm cho một bộ phận người Trung Hoa di trú có điều kiện thuận lợi để hội nhập hoàn toàn vào xã hội Việt Nam.
Cuộc chiến tranh xâm lược do nhà Minh phát động đối với Đại Việt và sự chiếm đóng của họ tại đây trong những năm 1418 – 1428 cũng tạo ra đợt di cư mới của người Trung Hoa Cũng giống như các cuộc hành quân cướp bóc và thôn tính trước đây, quân đồn trú Trung Hoa được triển khai đông đảo ở những nơi chúng chiếm được và thực hiện chính sách đồng hoá cao độ trong đó có việc tiêu huỷ các di sản văn hoá của Đại Việt, gia tăng truyền bá văn hoá Hán và khuyến khích binh lính kết hôn với người địa phương.
Sử sách có ghi lại rằng, sau khi ĐạiViệt đánh đuổi được quân Minh xâm lược có rất nhiều binh lính Trung Hoa bị bắt làm tù binh không muốn về nước, xin ở lại Việt Nam sinh sống Một số khác thì không được phép trở về Trung Hoa, những người này bị kiểm soát một cách gắt gao Họ không được thay đổi chỗ ở hoặc tự do đi lại nếu như không được phép của chính quyền sở tại, và phải ăn mặc, sinh hoạt theo tập quán của ngườiViệt Đối với những người Trung Hoa nhập cư nhưng là tầng lớp thương gia thì chính quyền Lê Sơ lúc đó (1428 – 1592) cũng rất dè dặt với họ.Những người này bị đánh thuế rất cao đối với các mặt hàng buôn bán của mình và không được phép kinh doanh những mặt hàng như sách báo và các loại văn hoá phẩm khác có xuất xứ từ Trung Quốc Lê lợi, sau đó là
Lê Thánh Tông, với mong muốn củng cố nền độc lập chính trị với Trung Quốc, ngăn ngừa sự phá hoại từ bên trong và củng cố bản sắc quốc gia, dân tộc Đại Việt nên đã đưa ra một số chính sách khá khắt khe với người Trung Hoa di trú Chính sách kiểm duyệt gắt gao đối với kiều dân Trung Hoa dưới thời Hậu Lê dã góp phần hạn chế dòng người Hoa di cư đổ vào Việt Nam, làm chậm qúa trình hình thành cộng đồng người Hoa di trú như một thực thể tương đối ổn định, thường xuyên trong cơ cấu xã hội ở Việt Nam ở thế kỷ XV – XVI.
Vào thế kỷ XVII, sự gia tăng một cách dòng người Trung Hoa di cư ra nước ngoài đã tạo ra một bước ngoặt trong sự hình thành cộng đồng này tại tại Việt Nam Đó là sự sụp đổ của nhà Minh (Mãn Thanh lật đổ vào năm
1644) Nhằm đè bẹp những lực lượng chống đối trung thành với nhà Minh và bình định những vùng đất còn lại, nhà Thanh trong những năm 70 – 80 của thế kỷ XVII đã mở những cuộc hành quân lớn vào các tỉnh phía Nam Trung Quốc, nơi ẩn náu phần lớn toàn quân của nhà Minh Để thoát khỏi bị tiêu diệt, một bộ phận khá lớn quân trung thành với nhà Minh đã chạy sang các nước Đông Nam Á xin tị nạn, trong đó có Việt Nam.
Các thư tịch cổ Việt Nam đã ghi lại rằng vào tháng giêng năm 1679 có một bộ phận khá lớn quân trung thành với nhà Minh gần 3000 người với
50 chiến thuyền do Dương Ngạn Dịch và Trần Thượng Xuyên chỉ huy vượt biển chạy sang vùng đất Đàng Trong xin tị nạn Chúa Nguyễn (lúc đó là Nguyễn Phúc Tần) muốn sử dụng những người Trung Hoa di cư này để khai khẩn đất hoang ở vùng đất phía Nam, nên đã đồng ý cho họ vào vùng đất Đông Phố (ngày nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai) sinh cơ lập nghiệp Sau khi được phép định cư tại những địa phương trên, họ đã lập nên những làng, phố kiểu Trung Hoa Các chùa chiền, hội quán, cơ sở chữa bệnh, giáo dục của họ lần lượt ra đời Trong sử sách thường gọi những người Trung Hoa di cư thế kỷ XVI – XVIII là Minh Hương Nhờ môi trường làm ăn thuận lợi nên khu vực này không những thu hút nhiều người Trung Hoa di cư mới đến vùng Đông Phố, mà còn cả những khách buôn người Arập, Nhật Bản, Ấn Độ và Châu Âu.
Từ cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII trở đi càng có thêm nhiều người Trung Hoa nhập cư vào Việt Nam Một trong số đó có nhóm dân tị nạn chiến tranh do Mạc Cửu dẫn đầu gồm 400 người đến vùng đất Hà Tiên.
Quá trình di cư của người Hoa vào Nam Bộ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
1.2.1 Các giai đoạn của quá trình di cư
1.2.1.1 Giai đoạn I (từ cuối thế kỷ XVI đến trước năm 1645)
Giai đoạn này có hai sự kiện chính: năm 1567, Minh Mục Tông xuống lệnh cho phép thương nhân được xuất dương buôn bán sau gần 200 năm duy trì lệnh hải chỉ; Sự kiện thứ hai: năm 1600, Nguyễn Hoàng về lại Thuận Quảng, bắt đầu thực hiện ý đồ li khai, cát cứ, đã mở cửa từ để người Hoa có thể đi lại hợp pháp Các cảng biển ở Thuận Quảng cũng mở cửa đón người Hoa đến vì chúa Nguyễn đang cố gắng phát triển ngoại thương để thoả mãn các nhu cầu ở Đàng Trong Nhiều thương thuyền ở Trung Hoa đã đến buôn bán với Thuận Quảng, nhiều người trong số họ đã ở lại Nam
Bộ làm ăn lâu dài, nhất là ở hai trung tâm Hội An và Thanh Hà.
1.2.1.2 Giai đoạn II (từ 1645 đến 1678)
Giai đoạn này được bắt đầu từ khi người Mãn Thanh chiếm được Trung Hoa, cơ bản thiết lập chế độ cai trị đến năm 1678, khi nhà Thanh hạ lệnh “Thiên giới” buộc dân duyên hải phải rời vào nội địa và cấm giao thương hải ngoại Sự kiện đáng lưu ý là trong thời gian này là tháng 8 năm
1645, triều đình Mãn Thanh lệnh “chi phát nghiêm chỉ” bắt dân cắt tóc và theo tục người Thanh bím tóc đuôi sam, đồng thời thi hành các chính sách cai trị độc đoán, hà khắc Nhiều người Hoa xem lệnh cắt tóc là biến động xúc phạm đến văn hoá Trung Hoa, đồng thời bất mãn với chế độ cai trị
Mãn Thanh đã rời bỏ đất nước ra đi, tìm đất sống ở các nơi khác, trong đó có Nam Bộ Tiêu biểu cho các nạn dân di cư này là trường hợp của mạc Cửu và Trịnh Hội (là ông nội của Trịnh Hoài Đức sau này).
1.2.1.3 Giai đoạn III (từ 1678 đến trước năm 1685)
Bối cảnh của giai đoạn này là cuộc kháng chiến “phản Thanh phục Minh” của Trịnh Thành Công ở Đài Loan và “Loạn Tam Phiên” do Mãn Thanh cấm dân duyên hải ra biển nhằm cô lập, cấm vận quân kháng chiến Đài Loan nên Trịnh Thành Công phải đưa thương thuyền đến nhiều nước ở Đông Nam Á, trong đó có Nam Bộ để mua lương thực, khí tài Một số người Hoa trong số họ đã ở lại nơi đây Đến khi phong trào kháng chiến ở Đài Loan tan vỡ năm 1683, các di thần nhà Minh đã kéo nhau ra đi, đến Đàng Trong định cư lâu dài Tiêu biểu là đoàn người 3000 binh lính với trên 50 chiến thuyền của Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch.
1.2.1.4 Giai đoạn IV (từ năm 1685 trở đi)
Sự kiện đáng lưu ý là năm 1685, Thanh Thánh Tổ đã ban hành
“Triển hải lệnh” cho phép nhân dân được vượt biển đi các nước buôn bán. Đông đảo người Hoa đã đến định cư ở Đàng Trong trong giai đoạn này Họ chủ yếu là dân thường di cư vì kế sinh nhai và các lí do khác.
Nói tóm lại, trong 4 giai đoạn trên, giai đoạn III đáng được chú ý với cuộc di cư có quy mô lớn của các di thần nhà Minh Tuy nhiên giai đoạn từ
1865 trở đi có ý nghĩa rất quan trọng, cuộc chiến tranh dai dẳng hơn 40 năm giữa Trịnh - Nguyễn đã chấm dứt với thế cân bằng, tình hình chính trị, xã hội Đại Việt dần tương đối ổn định trở lại Cả một vùng lãnh thổ rộng lớn trải dài từ Thuận Quảng đến Cà Mau đang chờ đợi bàn tay lao động của con người đến từ mọi miền, trong đó có một bộ phận lớn người Hoa.
1.1.2 Nguyên nhân của các cuộc di cư của người Hoa đến Nam Bộ
Nếu như trước thế kỷ XVI phần lớn người Hoa sang Việt Nam vì mục đích kinh tế (các thương nhân buôn bán làm ăn, nông dân sang khai khẩn đất đai) thì thời kỳ này, bên cạnh nguyên nhân kinh tế, nguyên nhân chính trị xã hội đóng vai trò chủ đạo Đương nhiên xứ Nam Bộ là vùng đất mới khai khẩn, đất rộng, người thưa, sản vật tự nhiên dồi dào, phong phú. Thêm vào đó, khu vực này có hệ thống sông dày đặc, thuận tiện cho việc đi lại bằng thuyền bè, là cơ sở cho việc phát triển quan hệ hàng hóa - tiền tệ.
Vì thế di dân người Hoa đến đây, ai giỏi buôn bán thì đi vào hoạt động buôn bán Ai không có tài buôn bán thì làm ruộng, khai hoang, thu nhặt lâm sản…Cuộc sống có phần dễ chịu hơn rất nhiều so với ở Trung Hoa.
Thêm vào đó, vào thế kỷ thứ XVII - XVIII, ở Trung Hoa đã xảy ra bạo loạn và biến động lớn Đặc biệt là vào năm 1644 triều Minh bị triều Mãn Thanh lật đổ Đây là một triều đại ngoại tộc nên vấp phải nhiều sự phản đối của nhân dân Trung Hoa mà đại đa phần là người Hán Sau khi chiếm đoạt Bắc Kinh quân Mãn Thanh đã mở những cuộc hành quân càn quét với quy mô lớn kéo dài nhiều năm để bình định các tỉnh phía Nam Trung Quốc,nơi cố thủ cuối cùng của một lực lượng khá lớn quân nhà Minh.Phải vất vả lắm, sau gần bốn thập kỷ (1644 - 1683) phong kiến Mãn Thanh mới chinh phục được ổ kháng cự cuối cùng trên đảo Đài Loan do tướng Trịnh Thành Công chỉ huy.
Vì thế những võ quan quân đội, những người có tư tưởng chung thành với nhà Minh đã lần lượt di cư ra nước ngoài, đặc biệt là đến khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam nhằm tránh sự trả thù của chính phủMãn Thanh Rồi loạn Tam Quế ở miền Nam Trung Hoa gây bao loạn lạc.
Có lẽ đây là nguyên nhân chủ yếu trong công cuộc di cư của người Hoa. Cũng có thể vì nguyên nhân chính trị nên hình thức di dân lần này có mang tính chất tập đoàn quy mô lớn Trong khi nếu chỉ vì nguyên nhân kinh tế, hình thức chủ yếu là các nhóm nhỏ, số lượng ít hơn nhiều.
Mặt khác, giũa người Việt và người Hoa vốn đã có lắm điểm tương đồng về chủng tộc Thêm vào đó, tôn giáo và văn hóa, lối sống nói chung của người Hoa di trú và người Việt hầu như không có khác biệt lớn với người bản địa Điều này có nghĩa là người Trung Hoa khi đến Đại Việt, đặc biệt là vùng Nam Bộ, không cần phải thay đổi hay điều chỉnh nhiều về lối sống của mình có thể dễ dàng hòa nhập vào đời sống xã hội của nhân dân nơi đây
Chúng ta, thử so sánh người Hoa với người Nhật Rõ ràng người Hoa có thể di cư tới nhiều nơi trên đất nước Việt Nam và làm nhiều việc để sinh sống cũng như sống xen kẽ với người Việt Còn người Nhật có rất ít, tập trung ở khu vực Hội An và có lẽ ít tiếp xúc với những vùng nông thôn dù là vùng lân cận về phương diễn văn hóa, tâm lý… Người ta chỉ biết đến các thương nhân người Nhật đến buôn bán, Hội An đã hưng thịnh trước tiên bởi các thương nhân Nhật Bản, chứ không có sử sách nào ghi kĩ về nếp sống hay phong tục của người Nhật.
VAI TRÒ CỦA NGƯỜI HOA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở NAM BỘ TỪ THẾ KỶ THỨ XVI – XIX
Vai trò của người Hoa trong hoạt động kinh tế
2.1.1 Trong hoạt động buôn bán
Nam Bộ đã ra đời đúng thời đúng thời đại thương nghiệp Chúng ta có thể nói một cách hoàn toàn đảm bảo rằng chính thương nghiệp đã làm cho vương quốc mới của Việt Nam, chỉ trong vòng ít thập niên, trở nên giàu có và đủ mạnh để có thể duy trì được nền độc lập của mình đối với phía Bắc và mở rộng về phía Nam Không có thương mại, Đàng Trong khó có thể tồn tại nổi, cho dù tài nguyên thiên nhiên có dồi dào, vì những khó khăn này vương quốc này phải đối đầu Thiếu nhân lực, thiếu tiền của, không có sẵn quan hệ với bên ngoài và nhiều khó khăn khác, nhất là khi lại phải xây dựng trên một vùng đất mới Ngoại thương đã trở thành yếu tố quyết định trong tốc độ phát triển của Đàng Trong, giúp họ Nguyễn xây dựng một cách nhanh chóng vùng đất ít nhân lực này để có thể đứng đầu nổi với một vùng đất có số tiềm lực nhiều gấp đôi, gấp ba Đàng trong về mọi mặt Đối với các nước khác ở Đông Nam Á châu Á, vấn đề ngoại thương có thể chỉ là vấn đề làm giàu, nhưng đối với Đàng Trong vào buổi đầu, đây là một vấn đề sống còn.
Do hoàn cảnh lịch sử - địa lý – đặc thù lãnh thổ của hai nước, đã từ lâu Việt Nam và Trung Quốc đã có quan hệ buôn bán với nhau Đây là mối quan hệ buôn bán chủ yếu và thường xuyên Trong “Bách khoa toàn thư” có viết “Ngoài chủng tộc người Việt Nam chiếm đa số ở phía Nam có nhiều người Trung Hoa đã ở đây từ lâu đời Ở Nam Bộ, người Trung Hoa đi theo người Việt Nam từ thế kỷ XVI Họ chiếm vị trí hàng đầu trong ngành thương mại, bán buôn và bán lẻ ở Nam Việt Nam”[ 32;49]. Đó không chỉ là lời nhận xét cho thời cận đại và về sau mà còn hoàn toàn đúng đắn trong thời gian từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX Trong khi người Việt di cư từ các tỉnh miền Trung vào Nam Bộ chỉ có một số rất ít làm nghề buôn bán nhỏ Sử sách nhà Nguyễn cũng không ghi chép gì những người này Người Khơ me vốn định cư lâu đời ở đây dường như không tham gia buôn bán (có lẽ người Khơ me trước khi lên các gò cao, rừng sâu cũng có buôn bán song không mạnh, hình thức buôn bán có lẽ còn sơ khai chẳng hạn như vật đổi vật hoặc dùng một loại tiền riêng), người Hoa đến đây đã giành độc quyền giao thương gần như tuyệt đối
Thương nhân người Hoa với số lượng đông đảo, năng động nhạy bén kinh doanh nắm bắt thị trường, biết chiều khách hàng luôn coi trọng và giữ chữ tín đã khiến họ vươn lên giữ vai trò quan trọng, tham gia vào nhiều ngành kinh tế và chi phối khá mạnh mẽ đến thương nghiệp Việt Nam cũng như các quốc gia khác trong vùng
Thêm vào đó, do quen thuộc địa hình phong thổ, lại có hiểu biết sâu về con người và tình hình đất nước, người Hoa đã tỏ ra khôn khéo và tháo vát nên các lái buôn phương Tây phải thán phục và nhờ cậy họ làm môi giới, nhưng chính vai trò đứng ở khâu trung gian đó mà họ trở nên giàu có một cách nhanh chóng (đặc biệt là khi các lái buôn phương Tây thất bại trong công cuộc buôn bán ở đây thì địa vị của các Hoa kiều lại càng nổi rõ).
Chỉ với khoảng 5% dân số, nhưng các Hoa kiều đã nắm trong tay gần 80% các ngành hoạt động thương mại ở Nam Bộ, họ đã “làm biến đổi kinh tế tự cấp tự túc và thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa”[3; 53], góp phần làm chuyển biến quan niệm “trọng nông ức thương” đã ăn sâu vào tiềm thức của cư dân Việt Nam.
Từ xưa, truyền thống “trọng nông ức thương” đã ăn sâu trong quan niệm của người Việt Thân phận những người buôn bán bị xã hội coi thường, họ bị xếp vào nấc thương cuối của bậc thang xã hội: sĩ, nông, công, thương Khi di cư vào vùng Nam Bộ, người Việt vẫn giữ truyền thống ấy Trong khi nhu cầu tiêu dùng rất lớn mà số thương nhân người Việt lại quá ít nên đương nhiên người Hoa nắm đặc quyền và có điều kiện hoạt động thương nghiệp Hơn nữa, người Việt bị ràng buộc rất nhiều về quê hương, bán quán, mồ mả tổ tiên Việc đi khỏi làng của người Việt cũng là một điều bất đắc dĩ và họ gắn bó mật thiết với làng của mình. Còn người Hoa họ có gì ràng buộc khi đã rời bỏ Trung Hoa Sang đến đây, họ tự do đi lại buôn bán.
Nhìn chung, có nhiều điều kiện thuận lợi cho người Hoa tham gia việc buôn bán Nam Bộ Song điều kiện cốt yếu có lẽ là khả năng và truyền thống kinh doanh của họ mà đến tất cả thế giới còn phải khâm phục“ Có những dân tộc tỏ ra có tài năng hơn những dân tộc khác trong một số hoạt động nào đó, như người Trung Quốc di cư ở Đông Nam Á Họ đã thành công trong lĩnh vực thương mại” [17; 65] Bên cạnh đó, phần lớn người Hoa đến xứ này đều có nguồn gốc xuất thân từ vùng Hoa Nam giáp biển – nơi đất rộng, người đông, buôn bán phát triển Quá nửa cư khu vực này buôn bán, sinh sống ở các tỉnh khác hoặc mua gạo ở các nước phía Nam.
Khi người Hoa đến đây, họ đã nhạy bén nắm bắt được đặc điểm cư dân bản xứ, đặc điểm thị trường cũng như nhanh chóng nhận ra thế mạnh của từng vùng để có kế hoạch kinh doanh thích hợp Người Hoa không chỉ buôn bán giữa các vùng mà còn mở rộng buôn bán với nhiều nước.
Năm 1965, Bowyear tính có ít là 10 tới 12 thuyền Trung Hoa từ Nhật, Quảng Đông, Xiêm, Cao Miên, Manila và Batavia Shotuku, số thuyền Trung Hoa buôn bán với Đàng Trong trong các thập niên 1740 –
1750 đã tăng 80% mỗi năm, không kể các tàu từ Macao, Batavia và Pháp. Các con số này chứng tỏ là khoảng nửa hay hơn số thuyền Trung Hoa không được vào Nhật đã quay sang Hội An.
Hàng hóa phong phú của xứ Quảng Nam chắc chắn đã cuốn hút các thương gia người Hoa Theo một người Quảng Đông họ Trần sống vào thế kỷ XIII thì:
“Từ phủ Quảng Châu do đường biển đến trấn Thuận Hóa được gió thuận thì chỉ ba ngày ba đêm, vào cửa Eo, đến phố Thanh Hà ở Phú Xuân, vào cửa Đại Chiêm, đến phố Hội An ở Quảng Nam cũng thế Từ Quảng Châu đến trấn Sơn Nam (cảng chính của xứ Đàng Ngoài) lại gần hơn, chỉ một ngày hai đêm Nhưng thuyền từ Sơn Nam về thì chỉ có một thứ hồ tiêu; còn từ Quảng Nam về thì các hàng không món gì không có, các nước phiên không kịp được Phàm hóa vật sản xuất ở các phủ Thăng Hoa, Điện Bàn, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Bình Khang và dinh Nha Trang, đường thủy, đường bộ, đi thuyền, đi ngựa, đều hội tập ở phố Hội An, vì thế người khách phương Bắc đều đến tụ tập ở đấy để mua về nước Trước đây hàng hóa nhiều lắm, dù trăm chiếc tàu to chở cùng một lúc cũng không hết được”[27; 104]
Có sự khác biệt trong buôn bán giữa các thương gia người Âu bà các con buôn người Hoa ở Nam Bộ Hàng hóa phương Tây thường quá đắt so với người dân thường, do đo lợi chính họ thu được là do mua vào hơn là bán ra Trong đó, theo thương gia họ Trần, hàng Trung Hoa “được tiêu thụ rất nhanh, hết sạch” [27; 105] Tình hình này hẳn đã lôi cuốn nhiều con buôn người Hoa tới Đàng Trong hơn nữa.
Người Hoa còn lập những kho hàng quan trọng và tập trung về đấy những sản phẩm của các vùng chung quanh để bán lại cho các thuyền buôn phương Bắc cũng như các nước khác đến hàng năm theo gió mùa, đồng thời mua lại của những thuyền ấy những sản phẩm của nước họ để bán lại cho dân địa phương. Để làm được việc đó, họ lại có hệ thống thương nhân cỡ nhỏ hơn dùng thuyền bè đi dọc các sông, đi sâu vào làng mạc ven sông để thu mua nông sản của nông dân rồi đem bán cho họ những nhu yếu phẩm mà họ cần Hệ thống bán buôn bán lẻ mà người Hoa thiết lập ở xứ Đàng Trong khá hoàn chỉnh Vì thế hàng hóa lưu thông dễ dàng tới tận các vùng quê xa thành thị Mạng lưới buôn bán với sự có mặt của người Hoa trở nên chằng chịt và rộng mở hơn, Không chỉ ở thành thị mà cả “ở các nơi xa xôi hẻo lánh, các bờ sông, cửa biển, hễ chỗ nào có chợ búa là có phố xá buôn bán của họ Như ở bờ phía Tây sông Bát Chiên, thuộc thượng lưu sông Hưng Hòa (Trấn Định Tường) cách ly sở đạo phủ Tuyên Úy độ nửa dặm vẫn có người Hoa sinh sống, chuyên giao dịch nhưng thổ sản trong núi rừng, chằm, ao” [ 9;46]
Nhìn chung, ở thời kỳ này công việc mua bán của người Hoa mang đậm tính chất “trung chuyển” Họ không tự mình sản xuất ra hàng hóa để bán mà phải mua của người này, bán cho người khác nhằm thu lợi nhuận.Điều này khác hẳn giai đoạn sau (thương nhân kiểm soát) Cũng từ chỗ kinh doanh thương nghiệp, những thương nhân người Hoa này dần có vị thế về vốn, về thị trường và nắm độc quyền về nghề này Họ giàu nên một cách nhanh chóng và trở thành những đại thương gia có số vốn kếch xù.Trịnh Hoài Đức trong “Gia Định thành thông chí” có chép ” Người mà trong nước đều biết danh như ông tổ ngoại tộc tôi là Lâm tổ Quan, tên tự của ông người Tàu gọi là Nhái, cho nên tục xưng là ông Nhái Ông là người huyện Tấn Giang, phủ Triều Châu, tỉnh Phúc Kiến, gặp lúc vua Thế tôn Võ Vương (1738- 1765) đổi phục sắc, vì thấy kiểu áo mão đương cải cách ấy thực là vinh diệu, nên ba cha con đồng nhất dâng vàng xin làm nộ viện thị hàn, vua nghe danh tính của ba người khen là nhà phú hào” [9;113] Ông nội của Trịnh Hoài Đức là Trịnh Hội cũng được xã hội đương thời công nhận là “cự phách “ của giới thương gia giàu có.
Vai trò của người Hoa trong lĩnh vực văn hoá – xã hội
2.2.1 Tổ chức xã hội của người Hoa
So với các nước trong khu vực và trên thế giới, quá trình hình thành và phát triển các tổ chức hội đoàn người Hoa ở Việt Nam về cơ bản giống với quá trình hình thành các tổ chức xã hội ở Đông Nam Á Tuy nhiên do đặc thù của lịch sử Việt Nam, quá trình hình thành và hoạt động của các tổ chức này cũng có một số khác biệt đáng kể.
Sự khác biệt đó, theo nguồn tài liệu của Trung Quốc cũng như nguồn tài liệu của Việt Nam thì hình thức liên kết của những người Trung Hoa di cư xuất hiện ở Việt Nam sớm hơn so với một số nước trong khu vực Đó là các tổ chức “Minh hương xã” và về sau là các bang Hoa kiều.
Trước hết, là các Minh Hương xã Trịnh Hoài Đức có viết: “Từ đó ở Trấn Biên thì lập ra xã Thanh Hà rồi ghép vào sổ hộ tịch Hiện nay xã Minh Hương thuộc Quận 5 Cụ thể là địa phận nằm giữa đường Marins (Trần Hưng Đạo ngày nay) với mé rạch Chợ Lớn là nơi trú ngụ của người Minh Hương Họ là Tàu lai ăn mặc theo lối ta và hợp thành một xã đặc ân” [9; 12].
Có nhiều ý kiến về xã Minh Hương, Gustare Huê cho rằng: “MinhHương xã là những người trung thành với nhà Minh đến Việt Nam ngay từ rằng “Minh Hương là sự thông hôn giữa đàn bà Việt Namvà di dân nhà Minh chạy sang Giao Chỉ vào cuối thế kỉ XVIII” [37; 13] Đào Minh Nhất lại có cách nói hết sức dễ hiểu: số là người Tàu sang làm ăn bên nước ta không mấy đem theo vợ con, sang bên này mới lấy vợ An Nam thường triều đình ta định lệ rằng hễ người nào do bố khách (Trung Hoa) mẹ An Nam đẻ ra thì tức đấy là dân An Nam, bắt đầu tụ họp thành ra làng riêng gọi là Minh Hương – làng của người nhà Minh bất cứ dân lai khách ở chỗ nào cũng có thể lập thành làng Minh Hương được cả, hễ ở đâu thì lập thành làng ở đó.
Tựu chung lại, có thể hiểu dân Minh Hương thời kì này là người Hoa còn trung thành với nhà Minh phải đi lánh nạn nhà Thanh nên đến Việt Nam Việt Nam là quê hương thứ hai của họ Họ định cư và nhập tỉnh vào Việt Nam song vẫn còn giữ nhiều phong tục, tập quán, văn hoá Trung Hoa. Cộng đồng này tương đối ổn định và đã hội nhập vào cộng đồng người Việt Nam được chính quyền phong kiến Đàng Trong xem là thần dân của mình.
Làng Minh Hương về cơ bản cũng giống như các làng khác ở Việt Nam, là một tổ chức hành chính, cơ sở của phong kiến Việt Nam Song có một số tên gọi các chức sắc trong làng khác với làng người Việt Theo tài liệu Hán Nôm tỉnh Vĩnh Long, năm Thái Đức thứ 6 (1783) người đứng đầu xã Minh Hương ở Vĩnh Long được gọi là Trùm Ví dụ Trùm Mạc Tu Thịnh, Trùm Liên Tiến Phương Tới năm Minh Mệnh thứ tư (1823) người đứng đầu xã mới gọi là xã trưởng Các viên chức trong xã có: xã phó, hương thủ, trị sự, tri khách, dịch mục Hương chức gồm hương chủ, hương lễ Trong đó, hương chủ là những người có uy tín nhất trong xã, thường làm xã trưởng vài ba khoá tới lúc cao tuổi được dân xã tín nhiệm bầu vào chức này với tư cách là một cố vấn cho xã Hương lễ cũng là một người cao tuổi được xã tín nhiệm trong việc điều hành hoạt động của các đình chùa, hội quán Nhận thấy rằng dù tên gọi các viên chức trong xã Minh Hương không hoàn toàn giống với tên gọi các viên chức trong các làng xã ở Nam
Bộ bấy giờ song điều đó không làm ảnh hưởng tới tính chất cộng đồng của cơ cấu làng xã Việt Nam Nó cũng là đơn vị dân cư tương đối độc lập, tự trị về kinh tế và văn hoá Mối liên hệ chủ yếu với chính quyền sở tại là hàng năm phải thống kê dân số, nộp thuế và thi hành nghiêm chỉnh các yêu cầu sưu dịch.
Có thể thấy, xã Minh Hương được coi là một trong những làng xã Việt Nam song lại đậm tính cổ truyền Trung Hoa Ở đây có sự hội nhập văn hoá Việt – Hoa một cách tương đối.
Về sau, năm 1787 nhà Nguyễn cho thành lập các bang của người Hoa (Hoa Kiều) Trên thực tế và ngay cả về mặt tâm lý, rất khó phân biệt hai loại người Hoa này vì đặc điểm chung của họ là một mặt thì đã xâm nhập vào Việt Nam và sống hoà lẫn với nhân dân nơi họ sinh cơ lập nghiệp Mặt khác họ vẫn giữ hầu hết các truyền thống, phong tục tập quán lâu đời riêng biệt của họ.
Các bang Hoa kiều ra đời trên cơ sở tập trung những người Hoa có cùng ngôn ngữ địa phương như: bang Quảng Châu, bang Phúc Kiến, bangTriều Châu, bang Hải Nam Thực chất, bang là một tổ chức quản lý ngườiHoa mang tính chất tự quản, độc lập với nền hành chính địa phương Nếu như người Minh Hương là những người Hoa đã nhập quốc tịch Việt, đôi khi buộc phải ăn mặc theo người Việt thì bang vẫn được hưởng nhiều đặc quyền trong sinh hoạt, thủ tục hành chính đơn giản, bãi miễn việc kiểm soát cư trú, thuế khoá giảm nhẹ hơn Tính tự trị của các bang được đề cao.Bên cạnh cơ sở ngôn ngữ, nguồn gốc địa phương, các bang có khi được thiết lập theo nhu cầu về quan hệ thân tộc và huyết thống Đây là mối quan hệ xã hội truyền thống khá bền chặt và sâu sắc Ban đầu Nguyễn Ánh lập ra bốn bang Về sau số lượng các bang có sự thay đổi, tăng giảm chút ít, có khi lên tới 7 bang, có khi xuống còn 5 bang: Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và He (gồm những người Hoa không thuộc các nhóm ngôn ngữ trên).
Về phương thức quản lý của bang: Khá đặc biệt, khác hẳn với xã Minh Hương Đứng đầu mối bang là một bang trưởng và một bang phó. Thường bang trưởng phải là người có tài sản, có sự am hiểu và biết cách giao du rộng rãi Bang trưởng có khá nhiều quyền hành đối với cộng đồng bang và vị trí lãnh đạo của ông được chính quyền chấp nhận Bang trưởng có quyền giải quyết những tranh chấp bất đồng trong nội bộ thành viên bang mà chủ yếu là dàn xếp Ông cũng được quyền chế tài về hành chính như trục xuất một người bất hảo ra khỏi bang và đại diện cho những người nhập cư trong bang thương thuyết với chính quyền cho phép anh ta được quyền cư trú, làm việc Ông phải bảo lãnh những người này bằng cách cung cấp những nhận xét về phẩm hạnh và đạo đức của họ Điều đó có nghĩa là so với xã Minh Hương các bang Hoa kiều có tính tự trị cao hơn rất nhiều Vì thế mà các bang trở nên khép kín và biệt lập hơn trong mối giao lưu với cộng đồng cư dân bản xứ.
Mặt khác, từ bộ máy hành chính của bang ta có thể thấy đây là một tổ chức hành chính khá nghiêm ngặt, vừa dân chủ lại vừa quân phiệt, vừa muốn cởi mở lại vừa đóng kín Điều đó khiến ta liên tưởng tới một bang chư hầu Hay nói đúng hơn, nó có cấu trúc của một đất nước thu nhỏ - một cấu trúc độc đáo khác hẳn với làng Việt.
Do tính chất khác nhau giữa xã Minh Hương và bang Hoa Kiều nên những ưu ái mà chính quyền các chúa Nguyễn và vua Nguyễn dành cho cũng được phân biệt Người Minh Hương được coi như là dân Việt, được quyền ưu ái hơn, đóng thuế nhẹ hơn Sách Đại Nam hội điển sự lệ có quy định rằng: “Người Minh Hương ở 6 tỉnh Nam Kỳ từ nay phàm lệ nộp thuế bạc, nhưng nếu nộp thay bằng tiền cũng cho, lấy một lạng bạc chiết thu 9 quan làm mốc để nhân dân dễ nộp” [36; 24].
Bên cạnh đó, nhà Nguyễn cũng cho thực hiện chính sách khai khẩn đất hoang, tôn trọng truyền thống sinh hoạt cổ truyền của người Hoa, khuyến khích học hành thi cử của người Hoa Việc người Hoa ra nhập Minh Hương cũng khá dễ dàng, cứ 5 người gốc Hoa trở nên thì cho lập riêng thành xã Minh Hương Những điều này làm cho Minh Hương ngày càng gắn bó với quê hương thứ hai của mình, có ý niệm trung thành với nhà Nguyễn.
Nhìn chung, xã Minh Hương và bang là những tổ chức được quy định của chính quyền nhà Nguyễn Các bang này có đóng góp không nhỏ trong quá trình khai phá và phát triển xứ Đàng Trong Ngoài hai hình thức liên kết trên, còn có các hình thức liên kết kinh tế với những nét tương đồng về nghề nghiệp, sự gần gũi về tâm lí được gọi là các hiệp hội Cơ cấu liên kết và tổ chức này khá đa dạng phức tạp giống như xã hội Trung Quốc thu nhỏ lại và liên tục biến thiên Tuy nhiên, nó lại khá chặt chẽ, vừa tách biệt lại vừa hoà đồng với cư dân Việt, Vừa tuân theo luật lệ Việt lại vừa bảo lưu luật lệ Trung Hoa
Vai trò của người Hoa trong hoạt động chính trị
Người Hoa di cư vào Nam Bộ thế kỷ XVI là nhằm tìm một nơi đất lành để sinh sống Họ không hề có ý định là hoạt động chính trị ở vùng này Tuy nhiên, những gi họ làm được thực sự là chính trị.
2.3.1 Khai phá và mở rộng đất đai
Mạc Cửu khi đến Phương Thành (Hà Tiên) đã chiêu dân lập ra bảy xã ở Hà Tiên theo một dải đất từ CongpongSoon về Cà Mau Có lẽ đây là bảy xã thôn đầu tiên ở vùng Hà Tiên này được tổ chức quy củ, có chính quyền Trước đây lưu dân đến Hà Tiên nhiều song sống lẻ tẻ, chưa có chính quyền nắm giữ Về sau, năm 1708 Mạc Cửu xin thuộc chúa Nguyễn thì bảy xã thôn này cũng thuộc chúa Nguyễn Nghĩa là đất đai của Đàng Trong có thêm khu vực Hà Tiên mà không dùng chiến tranh hoặc đổ một giọt máu nào.
Nhóm di dân người Hoa của Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên cũng ra sức mở rộng đất đai ở khu vực Mỹ Tho, Biên Hòa, Gia Định Từ những trung tâm buôn bán lớn mà ta đã biết - nơi tụ cư của đa số người Hoa thì họ còn tỏa ra xung quanh khai phả đất mới và trồng trọt cùng cư dân bản xứ Vì thế, sau hơn một thế kỷ di dân, riêng tại miền Đông Nam
Bộ đã có tới hơn bốn vạn hộ (khoảng 200000 dân) sinh sống trên một địa bàn rộng trên ngàn dặm Người Hoa chiếm khá đông chỉ sau người Việt. Đó là cơ sở cho chúa Nguyễn Phước Chu cử thống soái Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam, lập phủ Gia Định gồm huyện Phước Long với dinh Trấn Biên ở Đồng Nai và huyện Tân Bình với dinh Phiên Trấn ở Sài Gòn Ở trong hai huyện ấy chúa Nguyễn còn lập xã Thanh Hà và Minh Hương của người Hoa Lúc này, thì vùng Gia Định, Đồng Nai đã chính thức thuộc đất chúa Nguyễn, có chính quyền quản lý hẳn hoi Nghĩa là người Hoa góp phần mở rộng đất đai cho chúa Nguyễn.
Chẳng những chỉ giới hạn như vậy, Mạc Thiên Tứ còn dùng quân đội của mình giúp đỡ các vương Chân Lạp Khi Mạc Nguyên lánh sang Hà Tiên được Mạc Thiên Tư giúp đỡ bèn tâu với chúa Nguyễn xin cắt hai vùng Tầm Bôn (Long An) và Soài Rạp (Gò Công) cho chính quyền Đàng Trong. Khi Nặc Nhuận bị Nặc Ninh giết để cướp ngôi, cháu của Nặc Nhuận là Nặc Tôn chạy sang Hà Tiên, nhờ Mặc Thiên Tứ cầu cứu chúa Nguyễn Phước Khoát gửi quân sang giúp Sau khi lên ngôi năm 1759, Nặc Tôn hiến đất Phsan Đênh (Sa Đéc) và Meat Chrouk (Châu Đốc) để trả ơn Ngoài ra, Năc Tôn tạ ơn Mạc Thiên Tứ(vì chính Mạc Thiên Tứ lãnh đạo quân đội bảo vệ và dành ngôi vua cho Nặc Tôn) bằng cách cắt năm vùng Kompom (Vũng Thơm), Kan pot (Cần Bột), Chưng Rùm (phía Nam tỉnh Treang)….Thiên
Tứ dâng đất này cho chúa Nguyễn và được chúa Nguyễn cho thuộc về đất
Hà Tiên do Mạc Thiên Tứ cai quản Tuy nhiên, năm 1847 triều đình Huế trả vùng đất này cho Campuchia.
Như thế Mạc Thiên Tứ, Mạc Cửu, Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên là những người có công mở rộng đất Đàng Trong cùng với bao người Hoa vô danh khác.Vì thế, mà Nam Bộ mở rộng như ngày nay Cho nên, không thể phủ nhận công lao khai phá và mở rộng đất đai của người Hoa Dẫu là mục đích khai phá lúc đầu của họ chỉ là để kiêm miếng ăn, hay để củng cố quyền thống binh của mình trên vùng đất được chúa Nguyễn giao Có thể, đó là động lực để cho người Hoa khai phá mạnh hơn và liên tục hơn
2.3.2 Góp phần bảo vệ chủ quyền vùng đất Nam Bộ.
Nhiều người Hoa khi đến Nam Bộ đã đóng góp tích cực trong việc bảo vệ chủ quyền vùng đất này Tiêu biểu như cha con Mạc Cửu, cha con Trần Thượng Xuyên.
Mạc Cửu từng chống lại sự xâm lược của Xiêm La năm 1715 khi
Nặc Thâm ở Chân Lạp dẫn quân Xiêm tới xâm lấn Hà Tiên Mạc Cửu chống lại không được bèn chạy ra giữa Trung Kỳ Nặc Thâm bèn cướp hết của cải rồi đi Sau đó Mạc Cửu trở về Hà Tiên xây đồn bảo vệ ngoài xa, canh phòng nghiêm ngặt làm kế phòng thủ Có thể nói, Mạc Cửu gắn bó sâu sắc với đất Hà Tiên, dù có lúc quân Xiêm đã dụ dỗ, đã bắt buộc ông về Xiêm nhưng ông đã trốn thoát về xây dựng Hà Tiên.
Con trai Mặc Cửu là Mặc Thiên Tứ, kế tục cha xây dựng và bảo vệ đất Hà Tiên ngày càng phồn thịnh Từ khi cha làm thống binh ở Hà Tiên, Mặc Thiên Tứ lo củng cố thành lũy tuyển lựa binh lính, đắp thêm thành bao, biến nơi đây thành tiền đồn canh giữ cả đất Gia Định, ông đã nhiều lần chống trả lại quân Xiêm và quân Chân Lạp vào cướp phá Hà Tiên trong suốt thời gian từ 1739 đến 1773 Bằng chứng là năm 1772, ngụy vương Xiêm La là Phi Mã Tôn đem quân cướp Hà Tiên, quyết san phẳng thành lũy Mặc Thiên Tứ lúc đó đang trấn giữ Trấn Giang, đã chiêu tập binh mã chiến đấu với kẻ thù Thực ra, trước đó năm 1766, Thiên Tứ đã cảnh giác trước sự chuẩn bị chiến thuyền tới xâm lấn Hà Tiên của Xiêm La Năm
1771 ông đã cho người dò xét được việc Xiêm La sắp sửa đánh úp Hà Tiên, xin Tống Văn Khôi đang trấn giữ Gia Định cho quân tới giúp nhưng Khôi chần chừ phát binh Vì thế, mới có việc năm 1772 Hà Tiên bị thất thủ Cả cuộc đời Mặc Thiên Tứ đã dốc sức bảo vệ miền đất này.
Về Trần Thượng Xuyên, ông nhiều lần đánh Cao Miên sang xâm phạm (1699 đến 1700) Năm 1717, Trần Thượng Xuyên khi hạ thành LaBích của Nặc Thâm thuộc Xiêm Ông đã gởi gắm phần đời còn lại của mình nơi này và yêu nó như đất Trung Hoa của mình Khi mất người đời sau nhớ công đức lập đền thờ Trong niên hiệu Minh Mệnh và Thiệu Trị đều phong làm thượng đẳng thần đến nay xã Dân Rần còn phụng tự hương hỏa Ngày nay, đền thờ Trần tướng quân ở địa phận thôn Tòng Chính huyện Bình Dương.
Trần Đại Đinh cũng là tấm gương chiến đấu hết mình bảo vệ lãnh thổ Ông tham gia chinh chiến, xông pha trận mạc bao phen thắng lợi Năm
1731, ông cùng tướng Long Môn đánh quân Chân Lạp ở Phù Viên (Vườn Trầu _Khúc Mụn) lập công lớn Ông lại cùng Trương Quốc Vĩnh, Nguyễn Cửu Chiêm chia quân làm 3 đường truy kích địch đến tận Ba Nam thắng lớn Năm 1732, Trần Đại Định lại một lần nữa mang quân sang Lò Việt tiếp tục đánh thắng quân Chân Lạp khiến giặc không còn dám lấn biên Sau đó, ông bị nghi oan và bị chết ở trong ngục, chúa Nguyễn Phước Chú thương xót ông cho truy tặng hàm đô đốc đồng tri.
Song song với việc có công lao trong việc đánh đuổi ngoai xâm, di dân người Hoa còn có công dẹp bọn phản loạn, cướp biển, bảo vệ trị an cho vùng đất Nam Bộ Năm 1767, Mạc Thiên Tứ cho quân vây bắt Hoắc Nhiên vốn là người Triêu Châu am thông võ nghệ, thường tụ tập đồng lõa để cướp bóc Vào khoảng năm 1767, Hoắc Nhiên thấy đảo Cổ Công là nơi hiểm trở hẻo lánh bèn chiếm cứ làm sào huyệt, chúng tiến hành đón cướp thuyền buôn Nam Bắc ra vào dọc biển, cướ đoạt của cải của dân Tiêm La tị nạn Chúng hoành hành ngang ngược và miêu toan chiếm đoạt trấn Hà Tiên nhưng thất bại. Đến năm 1770, Hà Tiên lại bị âm mưu đánh úp một lần nữa Một lính đảo ngũ là Phạm Lai họp đảng ở Vũng Thơm, Cần Vọt cùng Viên Ly
Ma Lư ( người Bồ Đà), Ốc Nha Kê (Chân Lạp), họp bọn có hơn 800 quân và mười năm chiến thuyền chia làm hai đường thủy bộ tới cướp Hà Tiên. Mạc Thiên Tứ đánh phá được, đâm chết Lâm Pha trên sông, bắt được Kê
Hà Tiên - vốn là xứ xa triều đình, gần đó lại có nhiều đảo nhỏ cho bọn cướp, bọn phản loạn cư trú nên Hà Tiên liên tiếp gặp phải âm mưu đánh phá. Năm 1771, bọn Trần Thái (người Triêu Châu ) liên kết với người họ Mạc là Mạc Sủng, Mạc Khoan làm nội ứng song thất bại, Trần Thái dẫn hai vạn quân thủy bộ Xiêm đánh phá trấn Hà Tiên nhưng bị Thiên Tứ dẹp loạn.