Nhóm quan hệ khác do tư pháp điều chỉnh là những quan hệ phát sinh từ những hợp đồng dân sự hoặc thương mại được kí kết giữa công dân và pháp nhân của các nước khác nhau với nhau như hợp
Trang 1Trong đời sống quốc tế không chỉ phát sinh các mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau mà còn phát sinh những mối quan hệ giữa công dân và pháp nhân của nước này với công dân và pháp nhân của nước khác Nhóm quan hệ phát sinh giữa các quốc gia với nhau do công pháp quốc tế điều chỉnh Nhóm quan hệ phát sinh giữa công dân, pháp nhân của các nước khác nhau với nhau do tư pháp quốc tế điều chỉnh Như vậy đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là những quan hệ phát sinh trong đời sống giữa công dân và pháp nhân của các nước khác nhau với nhau
Trước hết tư pháp quốc tế điều chỉnh nhưng mối quan hệ liên quan tới địa vị pháp lí của người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài Đó là năng lực pháp lí
và năng lực hành vi của người nước ngoài, của pháp nhân nước ngoài, quyền
và nghĩa vụ của người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài khi họ sống, làm việc ở nước sở tại, bao gồm cả quyền tác giả của học đối với tác phẩm, phát minh sáng chế được công bố ở nước sở tại
Nhóm quan hệ khác do tư pháp điều chỉnh là những quan hệ phát sinh từ những hợp đồng dân sự hoặc thương mại được kí kết giữa công dân và pháp nhân của các nước khác nhau với nhau như hợp đồng mua bán, hợp đồng đại lí, hợp đồng chuyên chở v.v… Ngoài ra, tư pháp quốc tế cũng điều chỉnh quan hệ thừa
kế có yếu tố nước ngoài, quan hệ phát sinh trong lĩnh vực tố tụng dân sự quốc
tế v.v…
Tóm lại, đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế rất rộng, bao gồm cả những quan hệ phát sinh từ những lĩnh vực khác nhau trong đời sống quốc tế giữa công dân và pháp nhân mang quốc tịch khác nhau với nhau Đó là những quan
hệ dân sự, hôn nhân gia đình, tố tụng dân sự v.v… có yếu tố nước ngoài Yếu
tố nước ngoài của quan hệ do tư pháp quốc tế điều chỉnh được thể hiện ở chỗ là một bên tham gia vào các mối quan hệ này là người mang quốc tịch nước ngoài hay có nơi cư trú đóng ở các nước khác nhau hoặc khác thể của quan hệ này là
Trang 2hệ pháp luật nói chung, quan hệ tư pháp quốc tế gồm ba yếu tố: chủ thể, khách thể và nội dung
Chủ thể của quan hệ tư pháp quốc tế là công dân, pháp nhân thuộc các nước khác nhau, nhà nước là chủ thể đặc biệt Công dân, pháp nhân của các nước khác nhau là chủ thể chủ yếu của tư pháp quốc tế Để trở thành chủ thể của tư pháp quốc tế, công dân, pháp nhân phải có năng lực pháp lí và năng lực hành
vi Năng lực pháp lí và năng lực hành vi của công dân và pháp nhân thường được xác định theo Luật Quốc tịch của họ Khi một người nước ngoài sống ở nước sở tại thì họ có quốc tịch nước ngoài Theo pháp luật Việt Nam, quốc tịch nước ngoài là quốc tịch của nước khác không phải là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Điều 2 Khoản 1 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998)
Khách thể của quan hệ tư pháp quốc tế có thể là vật trong quan hệ mua bán, quan hệ thừa kế, hành vi trong quan hệ chuyên chở, dịch vụ, quyền tác giả, danh dự, uy tín trng quan hệ nhân thân phi tài sản
Nội dung của quan hệ tư pháp quốc tế là quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể được quy định trong quan hệ đó Quyền của chủ thể này tương đương với nghĩa
vụ của chủ thể kia
2 Phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế
Cũng như các lĩnh vực pháp luật trong nước có liên quan như Dân luật, Luật Thương mại, Luật Hình sự v.v… phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế
là biện pháp tác động đến cách cư xử của các chủ thể, nhằm hướng các hành vi, các quan hệ của họ phát triển theo một chiều hướng nhất định
Trước hết, để tác động đến cách cư xử của các chủ thể, tư pháp quốc tế các quy phạm luật điều chỉnh quyền lợi và nghĩa vụ của các bên đương sự Điều này có
ý nghĩa là dùng các quy phạm pháp luật để ấn định quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự trong một quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của tư pháp quốc tế
Trang 3nhận sự bình đẳng giữa các bên đương sự trước pháp luật Các bên đương sự khi tham gia vào các mối quan hệ của tư pháp quốc tế đều bình đẳng với nhau trong quá trình đàm phán, thỏa thuận, kí kết, thực hiện các giao dịch, hợp đồng, cũng như trong việc kiện tụng và theo kiện trước tòa án (ở nước ngoài hoặc ở nước sở tại)
Như vậy, dựa trên nguyên tắc bình đẳng giữa các bên đương sự, phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế là việc thông qua các quy phạm pháp luật ấn định quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự, cũng như các hình thức chế tài
áp dụng trong những trường hợp vi phạm
Qua việc tìm hiểu đối tượng và phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế có
thể định nghĩa tư pháp quốc tế là một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự, thương mại, hôn nhân gia đình, tố tụng dân sự v.v… giữa công dân và pháp nhân của các nước khác nhau với nhau
3 Mối quan hệ giữa tư pháp quốc tế và công pháp quốc tế
a Mối quan hệ giữ những nguyên tắc cơ bản củ tư pháp quốc tế và công pháp quốc tế
Sự phân định giới hạn giữa tư pháp quốc tế và công pháp quốc tế không mang tính chất tuyệt đối Tuy công pháp quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau, còn tư pháp quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa công dân và pháp nhận của các nước với nhau, song tất cả các mối quan hệ này đều phát sinh trong đời sống quốc tế: trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, văn hóa, khoa học, kĩ thuật, buôn bán quốc tế v.v… Mặt khác, mối quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, tố tụng dân sự v.v… giữa công dân và pháp nhân của các nước khác nhau không được thực hiện nghiêm chỉnh thì có ảnh hưởng đến mối quan hệ, sự hợp tác giữa các quốc gia tương ứng Vì thế, các chủ thể của tư pháp quốc tế còn phải tôn trọng và thực hiện những nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế
Trang 4b Mối quan hệ giữa tư pháp quốc tế và công pháp quốc tế trong lĩnh vực ngoại thương
Mối qun hệ giữa tư pháp quốc tế và công pháp quốc tế được thể hiện cụ thể
ở mối quan hệ giữa luật thương mại quốc tế (International Trade Law) với pháp luật kinh doanh quốc tế (International Business Law)
Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, giữa công pháp quốc tế và tư pháp quốc
tế có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau Trên cơ sở mối quan hệ thương mại giữa các nước với nhau – thuộc sự điều chỉnh của công pháp quốc tế, hình thành mối quan hệ về mua bán, chuyên chở v.v… giữa công dân và pháp nhân của các nước – thuộc sự điều chỉnh của tư pháp quốc tế Ngược lại, có thực hiện được các hợp đồng thương mại được kí kết giữa công dân và pháp nhân của các nước khác nhau với nhau thì nghĩa vụ do các nước cam kết với nhau về thương mại mới được thi hành
Một số điều ước quốc tế về thương mại do chính phủ các nước kí kết là nguồn luật của công pháp quốc tế (cũng là nguồn luật của pháp luật thương mại quốc tế) nhưng có tác dụng chỉ đạo đối với sự hình thành và phát triển quan hệ thương mại của công dân và pháp nhân các nước hữu quan Ví dụ:
Trang 5tế vừa là nguồn của tư pháp quốc tế (cũng là nguồn của pháp luật kinh doanh quốc tế) và điều chỉnh trực tiếp các hợp đồng thương mại được kí kết giữa công dân và pháp nhân của các nước kí kết điều ước Ví dụ: Công ước Vienna của Liên hợp quốc năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế điều chỉnh trực tiếp quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua và bên bán trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Mặt khác, khi những quan hệ phát sinh từ các hợp đồng thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh của tư pháp quốc tế (pháp luật kin doanh quốc tế) được thực hiện tốt sẽ có ảnh hưởng tích cực tới việc mở rộng và phát triển quan
hệ thương mại giữa các nước – thuộc phạm vi điều chỉnh của công pháp quốc tế (pháp luật thương mại quốc tế)
c Sự khác nhau giữa tư pháp quốc tế và công pháp quốc tế
Tuy có sự liên quan với nhau song tư pháp quốc tế và công pháp quốc tế có
sự khác nhau rõ ràng vì đó là hai ngành luật độc lập với nhau
Nếu chủ thể của công pháp quốc tế là quốc gia (hoặc các loại chủ thể khác) thì chủ thể của tư pháp quốc tế chủ yếu là công dân và pháp nhận của các nước khác nhau
Đối tượng điều chỉnh của hai lĩnh vực pháp luật này cũng khác nhau Đối tượng điều chỉnh của công pháp quốc tế là các quan hệ phát sinh giữa các quốc gia trong lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa v.v… Ngược lại, tư pháp quốc tế điều chỉnh những mối quan hệ và dân sự, thừa kế, kinh doanh, hôn nhân gia đình, tố tụng dân sự v.v… giữa công dân và pháp nhân của các nước khác nhau với nhau
Giữa công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế còn có sự khác nhau về biện pháp cưỡng chế Công pháp quốc tế dùng chế tài đạo đức, dư luận tiến bộ, còn đường ngoại giao, sử dụng quyền báo phục, dùng biện pháp trục xuất ra khỏi tổ chức quốc tế v.v… Trong lĩnh vực thương mại ở phạm vi quốc gia,
Trang 6được thực hiện thông qua tòa án hoặc trọng tài với các hình thức như phạt
vi phạm, bồi thường thiệt hại v.v…
4 Nguồn luật của tư pháp quốc tế
Nguồn luật của tư pháp quốc tế là những văn bản pháp luật điều chỉnh của tư pháp quốc tế Các văn bản đó bao gồm các điều ước quốc tế, các đạo luật quốc gia Ngoài ra, nguồn của tư pháp quốc tế còn bao gồm cả tập quán quốc tế
a Điều ước quốc tế
Do có sự phát sinh và phát triển mối quan hệ dân sự, tố tụng dân sự v.v… giữa công dân và pháp nhân của các nước khác nhau mà đặt ra yêu cầu phải
có quy phạm pháp luật để điều chỉnh Để có các quy phạm luật đó, hai hay nhiều nước đã kí kết các điều ước quốc tế với nhau Nhìn từ góc độ tư pháp quốc tế thì điều ước quốc tế là văn kiện do hai hay nhiều nước kí kết, trong
đó gồm các quy phạm luật điều chỉnh một hoặc một số lĩnh vực quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của tư pháp quốc tế
Các quy phạm luật của điều ước quốc tế là những quy phạm luật thống nhất Tính thống nhất này được thể hiện ở chỗ các quy phạm pháp luật ấy do hai hay nhiều nước đàm phán thỏa thuận đặt ra và được áp dụng chung cho mối quan hệ giữa công dân và pháp nhân của các nước kí kết
Hiện nay có nhiều điều ước quốc tế là nguồn luật của tư pháp quốc tế đã được kí kết và có hiệu lực
Công ước Vienna của Liên hợp quốc năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế điều chỉnh quyền lợi và nghĩa vụ của bên bán, bên mua trong mua bán quốc tế
Trong lĩnh vực vận tải quốc tế, điển hình là Công ước quốc tế thống nhất một số thể lệ về vận đơn đường biển được kí kết năm 1924 tại Brussels (gọi tắt là “Công ước Brussels 1924”) và Nghị định thư sửa đổi Công ước
Trang 7Trong lĩnh vực công nghệ giữa các nước đã kí kết Công ước Paris năm
1983 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp Công ước này cho đến nay đã qua nhiều lần bổ sung và sửa đổi
Về vấn đề tố tụng dân sự giữa các nước thành viên Công ước Lahay năm
1954 về tố tụng dân sự điều chỉnh một loạt các vấn đề về dân sự như: trao tài liệu tư pháp, ủy nhiệm tư pháp, đơn giản các yêu cầu về nộp phí tư pháp của người nước ngoài khi phát đơn kiện v.v…
Công ước New York năm 1958 về việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài là điều ước quốc tế nhiều bên đầu tiên về trọng tài thương mại Việt Nam đã gia nhập Công ước này năm 1995 Ngoài ra trong phạm vi châu Âu còn có Công ước của châu Âu năm 1961 về thừa nhận và thi hành phán quyết của trọng tài thương mại Đa số các nước ở châu Âu đã tham gia công ước này
Vấn đề hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được điều chỉnh một phần trong điều ước quốc tế hau bên về tương trợ tư pháp trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình và hình sự
Bộ luật Bustamante là một văn kiện luật thuộc nguồn của tư pháp quốc tế
Bộ luật do Bustamante soạn thảo và được thông qua năm 1928, sau đó các nước châu Mỹ Latinh gia nhập và phê chuẩn Vì vậy Bộ luật Bustamante thực chất là một điều ước quốc tế Bộ luật gồm phần mở đầu, quyển 1 điều chỉnh các vấn đề tư pháp quốc tế liên quan đến công dân, tài sản, bao gồm
cả vấn đề hôn nhân gia đình, vấn đề thừa kế; quyển 2 điều chỉnh các vấn đề xung đôt về luật thương mại; quyển 3 về luật hình sự; quyển 4 về tố tụng quốc tế
Ngoài ra, còn những điều ước quốc tế nhiều bên và hai bên điều chỉnh từng nhóm quan hệ cụ thể thuộc phạm vi tư pháp quốc tế đã được các nước kí kết
và đã có hiệu lực
Trang 8điều ước quốc tế điều chỉnh hoặc điều chỉnh không đầy đủ Khi các bên đương sự chọn luật của một nước nào đó thì luật quốc gia đó trở thành nguồn luật của tư pháp quốc tế
Mặt khác, trong luật quốc gia của các nước đều có những quy phạm điều chỉnh các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, tố tụng dân sự v.v… có yếu tố nước ngoài Ví dụ: các quy phạm điều chỉnh địa vị pháp lí của người nước ngoài, vấn đề thừa kế của người nước ngoài v.v…
Khi nói luật quốc gia là nguồn cũa tư pháp quốc tế không có nghĩa là toàn
bộ hệ thống luật quốc gia đều được áp dụng, mà chỉ áp dụng những ngành luật nào có liên quan, tức là những ngành luật điều chỉnh mối quan hệ dân
sự, hôn nhân gia đình, tố tụng dân sự… cụ thể: Dân luật, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Tố tụng dân sự… là các ngành luật quốc gia, đồng thời cũng
là nguồn luật của tư pháp quốc tế Ví dụ: khi các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa, quốc tế chọn luật nước người bán để áp dụng cho hợp đồng thì phải áp dụng ngành luật nào của nước nước người bán có liên quan đến hợp đồng mua bán, tức là phải áp dụng Luật Thương mại (nếu có) hoặc Dân luật của nước người bán đó
Mặt khác, khi áp dụng luật quốc gia để điều chỉnh các quan hệ thuộc phạm
vi điều chỉnh của tư pháp quốc tế thì phải áp dụng cả văn kiện luật của quốc gia đó (bao gồm các điều khoản có liên quan của hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền)
Hiện nay, theo quan điểm chung thì luật quốc gia là nguồn quan trọng nhất của tư pháp quốc tế, vì điều ước quốc tế được kí kết nhiều những không phải tất cả các nước đều kí hoặc gia nhập và các điều ước này không điều chỉnh hết các mối quan hệ phát sinh giữa công dân và pháp nhân của các nước với nhau Mặt khác, trong thực tế, luật quốc gia vẫn được áp dụng một
Trang 9của tư pháp quốc tế thì sẽ áp dụng nguồn luật nào Nhìn chung theo luật pháp của các nước thì trong trường hợp này sẽ áp dụng quy phạm của điều ước quốc tế
Luật quốc gia của các nước – nguồn của tư pháp quốc tế được ban hành bằng những văn kiện luật khác nhau Nhiều nước có Bộ luật Tư pháp quốc
tế riêng Ví dụ: Ba Lan có Bộ luật Tư pháp quốc tế năm 1965 điều chỉnh các quan hệ dân sự, lao động, hôn nhân gia đình Các quan hệ về tố tụng dân sự quốc tế thì được điều chỉnh trong Bộ luật Tố tụng Ba Lan năm 1964
Ở đa số các nước chưa có đạo luật riêng về tư pháp quốc tế thì có các bộ luật liên quan Ví dụ: ở Nhật Bản có Bộ luật Dân sự năm 1898 sửa đổi năm
2000, Bộ luật Thương mại năm 1899; ở Pháp có Bộ luật Dân sự năm 1804 (gọi là Bộ luật Napoléon) đến nay vẫn còn hiệu lực Đây là Bộ luật Dân sự hoàn chỉnh đầu tiên ở các nước tư bản chủ nghĩa Bộ luật Napoléon được nước Bỉ áp dụng giống như Bộ luật Dân sự của nước mình Ngoài ra, Bộ luật Napoléon còn là kiểu mẫu cho nhiều Bộ luật Dân sự của các nước khác như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Argentina v.v…
Ở Việt Nam, các văn bản luật sau đây là nguồn của tư pháp quốc tế
Luật Quốc tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1998, Luật Hôn nhân
và gia đình năm 1986, Luật Đầu tư năm 2005, Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005, Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005, Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 v.v…
c Tập quán quốc tế
Tập quán quốc tế là một trong những nguồn luật của tư pháp quốc tế, vì khi điều ước quốc tế cũng như trong luật quốc gia không có quy định việc giải quyết một mối quan hệ cụ thể thuộc phạm vi tư pháp quốc tế thì tập quán quốc tế sẽ áp dụng để giải quyết mối quan hệ đó
Trang 10Trong đời sống quốc tế có rất nhiều thói quen nhưng không phải thói quen nào cũng được coi là tập quán quốc tế Muốn được công nhận là tập quán quốc tế, thói quen phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:
Một là, thói quen phổ biến được lặp đi, lặp lại nhiều lần, được nhiều nước
Các loại tập quán quốc tế
Thông thường tập quán quốc tế được chia thành tập quán quốc tế có tính chất nguyên tắc và tập quán quốc tế cụ thể
Tập quán quốc tế có tính chất nguyên tắc là những tập quán cơ bản, bao trùm, được hình thành trên cơ sở nguyên tắc chủ quyền quốc gia và bình đẳng giữa các dân tộc
Ví dụ: tòa án nước nào thì dùng luật tố tụng của nước đó để điều chỉnh các vấn đề của một vụ kiện hoặc là tập quán theo “Luật quốc tịch”- công dân hay pháp nhân mang quốc tịch nước nào thì địa vị pháp lí được xác nhận theo luật nước đó v.v…
Tập quán quốc tế cụ thể là những tập quán quốc tế về từng lĩnh vực riêng biệt mà thông dụng nhất là tập quán thương mại quốc tế, ví dụ: các điều kiện cơ sở giao hàng do Phòng Thương mại quốc tế ban hành – Incoterms 1953/1980/1990/2000, những quy tắc Yook – Antwers năm 1974 về tổn thất chung v.v…
Ngoài tập quán quốc tế còn có tập quán địa phương Tập quán địa phương
là tập quán được áp dụng ở một khu vực, một nước hay một cảng nhất định
Ví dụ: ở Thụy Sĩ có tập quán FOB cảng đến (FOB Shipment to
Trang 11Hiện tại có các quan điểm khác nhau về giá trị pháp lí của tập quán quốc tế Các nước tư bản chủ nghĩa coi tập quán quốc tế là nguồn luật đương nhiên của tư pháp quốc tế, tức có giá trị pháp lí như những quy phạm của các văn kiện luật Khi một tập quán quốc tế được hình thành thì tòa án tư sản có thể
áp dụng nó để giải quyết tranh chấp, không cần phải có sự công nhận của nhà nước tư sản
Ở các nước xã hội chủ nghĩa, tập quán quốc tế chỉ có thể được coi là nguồn của tư pháp quốc tế khi mà nhà nước xã hội chủ nghĩa công nhân tập quán
đó Nhà nước công nhân tập quán bằng các hình thức khác nhau, hoặc là ghi nhận trực tiếp tập quán trong các văn kiện luật quốc gia hay trong các văn kiện luật quốc tế, hoặc là áp dụng tập quán trong thực tế
Tuy có các quan điểm khác nhau, song nhìn chung tập quán quốc tế chỉ có giá trị pháp lí giống như những quy phạm pháp luật tùy ý Tập quán sẽ được
áp dụng khi điều ước quốc tế, luật quốc gia không có các quy phạm điều chỉnh mối quan hệ cụ thể thuộc phạm vi tư pháp quốc tế
Cách áp dụng tập quán
Tập quán quốc tế và tập quán địa phương sẽ được áp dụng trong các trường hợp; khi được quy định trong các điều ước quốc tế, khi được quy định trong hợp đồng; khi trong hợp đồng, trong điều ước quốc tế, trong luật quốc gia được đem áp dụng cho các hợp đồng không có quy định về nguồn luật nào được sử dụng để điều chỉnh Khi trong hợp đồng quy định áp dụng tập quán
mà không ghi cụ thể là tập quán quốc tế hay tập quán địa phương thì sẽ áp dụng tập quán quốc tế
Ví dụ: trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quy định điều kiện FOB (Free on board – giao lên tàu) thì phải áp dụng FOB Incoterms 1990
Nếu có tập quán chung cho một số mặt hàng và tập quán riêng cho một mặt hàng cụ thể thì sẽ áp dụng tập quán riêng
Trang 12quyết định sử dụng bằng chứng về nội dung của tập quán do các bên đưa ra hay không
Ngoài ba nguồn luật, các nước tư bản chủ nghĩa coi thực tiễn cũng như pháp thuyết (học thuyết pháp luật) là nguồn của pháp luật nói chung cũng như của tư pháp quốc tế nói riêng
Theo khoa học pháp lí xã hội chủ nghĩa, thực tiễn tư pháp, pháp thuyết không thể là nguồn của tư pháp quốc tế, tức không có giá trị pháp lí giống như các quy phạm pháp luật vì tòa án chỉ là cơ quan giải thích và áp dụng luật, chứ không phải cơ quan ban hành luật
Chủ thể chủ yếu của tư pháp quốc tế là công dân, pháp nhân các nước, còn nhà nước là chủ thể đặc biệt
1 Công dân – chủ thể chủ yếu của tư pháp quốc tế
a Địa vị pháp lí của công dân
Công dân của bất kì nước nào, kể cả công dân sống ở trong nước cũng như công dân sống ở nước ngoài, đều có thể trở thành chủ thể của tư pháp quốc
tế Song, chủ thể trực tiếp của tư pháp quốc tế là những công dân trực tiếp tham gia vào quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, tố tụng dân sự v.v… có yếu tố nước ngoài, Ví dụ: một công dân tham gia vào quan hệ thừa kế tài sản nằm ở Pháp, một thương nhân Nhật Bản kí hợp đồng mau bán hàng hóa với một thương nhân Philippines
Tư pháp quốc tế chưa có một văn kiện luật thống nhất nào quy định địa vị pháp lí của công dân tất cả các nước Vấn đề này được điều chỉnh theo luật quốc gia của từng nước Nhìn chung theo luật của từng nước, địa vị pháp lí của công dân do luật quốc tịch quy định – công dân mang quốc tịch nước nào thì địa vị pháp lí được quy định theo luật của nhà nước đó Song, năng lực pháp lí và năng lực hành vi của các nước khác nhau được quy định khác
Trang 13đó
Tuy địa vị pháp lí của công dân do luật quốc tịch quy định nhưng một khi công dân ra nước ngoài sinh sống thì phải tuân thủ luật nước ngoài đó, tức
là luật nước sở tại
b Địa vị pháp lí của người nước ngoài
Người nước ngoài theo nghĩa hẹp được hiểu là công dân nước ngoài Công dân nước ngoài là những người cư trú tại một nước nhưng không mang quốc tịch của nước đó mà mang quốc tịch của một nước khác
Người nước ngoài ở một nước sở tại bao gồm công dân mang quốc tịch nước ngoài đến cư trú, sinh sống: học sinh nước ngoài, nhà báo nước ngoài, nhà ngoại giao, nhà buôn nước ngoài, người du lịch nước ngoài v.v…
Về nguyên tắc, khi sống ở nước sở tại, người nước ngoài phải tuân thủ hai
hệ thống pháp luật: Pháp luật của nước mà người mang quốc tịch và pháp luật của nước sở tại
Theo nguyên tắc chung, năng lực hành vi của người nước ngoài do luật quốc tịch quy định Một người nước ngoài có năng lực hành vi theo luật quốc tịch thì năng lực hành vi đó được công nhận tại nước sở tại Song, điều
cơ bản mà người nước ngoài thường quan tâm không phải là năng lực hành
vi mà là năng lực pháp lí của họ - tức là những quyền lợi, nghĩa vụ mà người nước ngoài được hưởng và phải gánh vác Do đó, theo nghĩa hẹp khi nói đến địa vị pháp lí của người nước ngoài tức là nói đến năng lực pháp lí của họ ở nước sở tại
Những quyền lợi và nghĩa vụ của người nước ngoài ở nước sở tại thường được quy định theo các chế độ: chế độ đãi ngộ quốc dân, chế độ tối huệ quốc, chế ngộ đãi ngộ đặc biệt (nội dung của mỗi chế độ đã được đề cập ở chương công pháp quốc tế) Trên thực tế, các chế độ này thường được áp dụng với nguyên tắc có đi, có lại, nghĩa là một nước chỉ dành cho công dân
Trang 14Nhìn chung, người nước ngoài ở các nước tư bản chủ nghĩa được hưởng chế
độ đãi ngộ quốc dân cùng với nguyên tắc có đi, có lại trừ những ngoại lệ do luật của từng nước quy định Trong lĩnh vực thương mại hàng hải, người ngoại quốc được hưởng chế độ tối huệ quốc
Ví dụ: địa vị pháp lí của người nước ngoài ở Pháp được quy định như sau: người nước ngoài được công nhận có năng lực pháp lí dân sự giống như công dân Pháp trên cơ sở có đi, có lại – tức được hưởng chế độ đãi ngộ quốc dân trên nguyên tắc có đi, có lại Tuy nhiên, người nước ngoài ở Pháp không được hưởng tất cả các quyền lợi mà luật Pháp quy định cho công dân Pháp được hưởng Người nước ngoài không thể trở thàn bác sĩ, luật sư bào chữa, người bán thuốc, công chứng viên, kế toán thường xuyên, giảng viên các trường đại học quốc gia, người đứng đầu các trường học tư, nhà xuất bản, nhà hát, xưởng phim Người nước ngoài cũng không được làm các nghề khai thác mỏ, nghề cá, nghề hàng hải và hàng không v.v… Ngoài ra, người nước ngoài ở Pháp được chia thành ba loại:loại cư trú tạm thời (du lịch, sinh viên) loại có thời hạn cư trú đến ba năm, loại được phép cư trú dài hạn Quyền lợi của những người nước ngoài này cũng khác nhau
Ở Việt Nam, địa vị pháp lí của người nước ngoài được quy định trong Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 (phần thứ 7, từ Điều 758 đến Điều 777) và Nghị định số 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (xem Phụ lục số 1)
Theo Bộ luật này, người nước ngoài ở Việt Nam có nghĩa vụ tuân thủ theo pháp luật Việt Nam, tôn trọng phong tục, tập quán của nhân dân Việt Nam, không được làm phương hại đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam Về quyền lợi, người nước ngoài được nhà nước Việt Nam bảo hộ
Trang 15xã hội v.v… Tuy nhiên, cũng có những hạn chế nhất định đối với người nước ngoài Những hạn chế này do các văn bản luật quy định
Trong lĩnh vực thương mại, hàng hải, người nước ngoài thường được hưởng chế độ tối huệ quốc Chế độ tối huệ quốc được quy định trong các điều ước quốc tế do các nước kí kết
Cần lưu ý rằng trong điều ước quốc tế hai bên hay nhiều bên có những quy định khác về quyền lợi của người nước ngoài so với quy định của luật quốc gia thì trong thực tế sẽ áp dụng các quy định của điều ước quốc tế (Điều 6 Khoản 1 Luật Kí kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam năm 2005, xem Phụ lục số 2)
2 Pháp nhân – chủ thể chủ yếu của tư pháp quốc tế
a Địa vị pháp lí của pháp nhân
Nói pháp nhân là chủ thể của tư pháp quốc tế nghĩa là bất kì pháp nhân của nước nào cũng có thể tham gia vào quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của tư pháp quốc tế Song, thực tế trong một nước không phải bất kì pháp nhân nào cũng là chủ thể thực sự của tư pháp quốc tế Chỉ những pháp nhân được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tham gia vào quan hệ với pháp nhân hoặc công dân nước ngoài mới là chủ thể thực sự của tư pháp quốc tế Điều kiện để công nhận pháp nhân do luật của từng nước quy định Do đó, một tổ chức, xí nghiệp, công ty khi thành lập, muốn được công nhận là pháp nhân phải đáp ứng các điều kiện đã được quy định trong luật của nước mà trong đó tổ chức, xí nghiệp hay công ty ấy được thành lập và xin đăng kí hay phê duyệt
Địa vị pháp lí của pháp nhân – chủ thể của tư pháp quốc tế theo quy tắc chung, do luật quốc tịch quy định Pháp nhân mang quốc tịch nước nào thì năng lực pháp lí và năng lực hành vi do luật nước đó điều chỉnh Do luật của các nước không giống nhau nên địa vi pháp lí của các pháp nhân mang
Trang 16lực pháp lí và năng lực hành vu của pháp nhân do luật quốc tịch quy định nhưng khi ra nước ngoài hoạt dộng, pháp nhân còn phải tuân thủ luật của nước sở tại
Một vấn đề phức tạp trong tư pháp quốc tế là việc xác định của pháp nhân, điều đó được thể hiện ở chỗ là do hiện nay có nhiều hình thức đầu tư của nước ngoài và hợp tác kinh tế mà hình thành các công ty, xí nghiệp có các yếu tố nước ngoài khác nhau Một công ty có trụ sở chính ở một nước, điều
lệ lại đăng kí ở nước khác, hoạt động kinh doanh được tiến hành ở nước thứ
ba, các cổ đông lại là những người có quốc tịch khác nhau, hoặc cư trú ở những nước khác nhau Do tư pháp quốc tế chưa có một văn bản luật thống nhất xác định quốc tịch của pháp nhân nên vấn đề được giải quyết theo luật của các nước Theo luật của Anh – Mỹ, quốc tịch của pháp nhân được xác định theo luật của nước nơi thành lập pháp nhân (đăng kí điều lệ), theo luật của Pháp, Tây Đức – luật nơi đóng trụ sở chính, theo luật của các nước đang phát triển – luật nơi hoạt động kinh doanh
Theo Luật Đầu tư Việt Nam năm 2005 thì các doanh nghiệp liên doanh được thành lập ở Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh là pháp nhân Việt Nam Do vậy, năng lực pháp lí và năng lực hành vi của các xí nghiệp liên doanh ở Việt Nam do luật Việt Nam quy định
b Địa vị pháp lí của pháp nhân nước ngoài ở nước sở tại
Nói đến địa vị pháp lí của pháp nhân nước ngoài ở nước sở tại tức là đề cập đến phạm vi năng lực pháp lí và năng lực hành vi của pháp nhân ấy ở nước
sở tại được thể hiện như thế nào, do luật nào điều chỉnh Cụ thể hơn khi đề cập đến địa vị pháp lí của pháp nhân nước ngoài ở nước sở tại là muốn tìm hiểu xem pháp nhân nước ngoài được hưởng và phải gánh vác những quyền
và nghĩa vụ gì ở nước sở tại
Trang 17Ngược lại, năng lực pháp lí của pháp nhân nước ngoài ở nước sở tại do luật nước sở tại và điều ước quốc tế quy định Do đó, muốn biết một pháp nhân nước ngoài có những quyến hạn gì và phải gánh vác những nghĩa vụ gì thì phải căn cứ vào luật của nước sở tại và điều ước quốc tế được kí kết giữa nước sở tại và nước mà pháp nhân đó mang quốc tịch
Trước hết địa vị pháp lí của pháp nhân nước ngoài được quy định trọng điều ước quốc tế Theo các điều ước quốc tế được kí kết giữa các nước với nhau, pháp nhân nước ngoài ở nước sở tại thường được hưởng chế độ tối huệ quốc, hoặc là chế độ đãi ngộ đặc biệt trên cơ sở có đi, có lại, ví dụ: Cộng hòa XHCN Việt Nam và Singapores đã kí kết hiệp định hàng hải trong đó cho nhau hưởng chế độ tối huệ quốc
Ngoài ra, địa vị pháp lí của pháp nhân nước ngoài còn được quy định trong luật của nước sở tại Ở các nước có những quy định khác nhau về địa vị pháp lí của pháp nhân nước ngoài Nguyên nhân của sự quy định khác nhau
đó là do điều kiện kinh tế, chính trị, mức độ độc lập về kinh tế, vai trò của
tư bản nước ngoài v.v… ở nước sở tại quyết định Có những nước cho phép pháp nhân nước ngoài đến đóng trụ sở và tiến hành hoạt động thường xuyên Những nước khác chỉ cho pháp nhân nước ngoài đến nước mình hoạt động với thời gian ngắn
Theo luật của các nước tư bản chủ nghĩa cũng như các nước xã hội chủ nghĩa, pháp nhân nước ngoài muốn vào hoạt động ở một nước thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước đó Cơ quan nhà nước
có thẩm quyền của nước sở tại căn cứ vào điều ước quốc tế có liên quan, luật của nước mình để cấp giấy phép cho pháp nhân nước ngoài vào hoạt động Mọi quyền hạn của pháp nhân nước ngoài ở nước sở tại được quy định một cách cụ thể trong giấy phép đó Như vậy, xét đến cùng địa vị pháp
lí của pháp nhân nước ngoài ở nước sở tại được quy định trong giấy phép
Trang 18đơn kiện tới tòa án hay trọng tài của nước sở tại để thông qua tòa án, trọng tài bảo vệ quyền lợi của mình Năng lực tố tụng dân sự của pháp nhân nước ngoài được quy định trong điều ước quốc tế, trong luật của nước sở tại Địa vị pháp lí của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam được quy định trong các điều ước quốc tế do Việt Nam kí kết và trong luật của Việt Nam Trên
cơ sở những điều ước quốc tế đó và những quy định của pháp luật Việt Nam, Bộ Thương mại ( nay là Bộ Công thương) cấp giấy phép cho pháp nhân nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán kí kết hợp đồng hoặc tiến hành những hoạt động cần thiết Những quyền hạn, phạm vi, thời gian hoạt động v.v… của pháp nhân nước ngoài được quy định trong giấy phép mà pháp nhân đó được cấp Ngoài ra, pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam cũng được hưởng năng lực tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam
3 Nhà nước – chủ thể đặc biệt của tư pháp quốc tế
Nhà nước là chủ thể của tư pháp quốc tế vì nhà nước có quyền tham gia vào quan hệ dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của tư pháp quốc tế Nhà nước là chủ thể đặc biệt vì nhà nước chỉ tham gia vào một ít quan hệ dân sự hoặc tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài Cụ thể, nhà nước có thể tham gia vào quan hệ thừa kế tài sản nằm ở nước ngoài, hưởng quyền sở hữu đối với tài sản của mình nằm ở nước ngoài hoặc kí hợp đồng mua bán, trao đổi hàng hóa với pháp nhân hoặc công dân nước ngoài Việc kí kết hợp đồng có thể được thực hiện thông quan cơ quan đại diện thương mại hoặc bất kì một cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào khác
Khác với công dân và pháp nhân, khi tham gia vào quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, nhà nước vẫn hưởng quyền đặc miễn tư pháp Những tranh chấp phát sinh từ mối quan hệ do nhà nước tham gia không thuộc quyền tài phán của bất kì tòa án nước nào Cũng như tòa án trong nước, tòa án nước ngoài không
có quyền thụ lí đơn kiện mà nhà nước là bị cáo, mặc dù đơn kiện đó do công
Trang 19quyền đòi bồi thường, đòi trang trải nợ từ tài sản của nhà nước
Tóm lại, khi tham gia vào quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của tư pháp quốc
tế, nhà nước hưởng quyền đặc miễn tư pháp một cách tuyệt đối Tuy nhiên, trong thực tiễn tư pháp quốc tế có những trường hợp để đạt được mục đích nhất định nào đó quốc gia nước ngoài có thể từ bỏ quyền đặc miễn tư pháp đối với tài sản này hay tài sản khác của nhà nước Việc từ bỏ này hoàn toàn xuất phát
từ lợi ích chung của nhà nước và là tự nguyện Việc từ bỏ đặc miễn tư pháp đối với tài sản nào đó phải được thể hiện cụ thể trong văn kiện quốc tế hoặc trong văn kiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Đối với những tài sản mà nhà nước đã tự nguyện từ bỏ đặc miễn tư pháp thì công dân hoặc pháp nhân nước ngoài có quyền kiện đòi thỏa mãn yêu cầu và tòa án nước ngoài có quyền xét
xử vụ kiện có liên quan tới tài sản đó
1 Khái niệm và nguyên nhân của xung đột pháp luật
Như phần trên đã nêu, đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là những quan
hệ dân sự, kinh doanh, hôn nhân gia đình, tố tụng dân sự v.v… có yếu tố nước ngoài Quan hệ có yếu tố nước ngoài là quan hệ liên quan tới hai nước trở lên Nếu quan hệ có yếu tố nước ngoài không được các quy phạm của điều ước quốc tế (tức là những quy phạm thống nhất do các nước cùng đề ra) điều chỉnh thì phát sinh vấn đề là căn cứ vào hệ thống luật của nước hữu quan nào để xác định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia vào quan hệ ấy
Ví dụ: một công ty xuất nhập khẩu Việt Nam kí hợp đồng mua xe máy của một công ty Nhật Bản Do giữa Việt Nam và Nhật Bản chưa kí kết điều ước quốc tế
để điều chỉnh quan hệ mua bán này nên cả luật Việt Nam và luật của Nhật đều
có thể đem áp dụng để giải quyết các vấn đề phát sinh từ hợp đồng đó Hoặc là một nam thanh niện Thụy Điển kết hôn với một thiếu nữ Nga mà Nga và Thụy Điển chưa kí kết điều ước quốc tế điều chỉnh vấn đề hôn nhân và gia đình trong
Trang 20thích, áp dụng các quy phạm luật ở các nước này là hoàn toàn giống nhau thì vấn đề chọn luật để áp dụng không phải đặt ra, vì áp dụng luật của nước nào cũng mang lại kết quả như nhau Song, trên thực tế nội dung luật của các nước không hề giống nhau, kể cả các nước có cùng một chế độ chính trị, kinh tế, xã hội Ví dụ: theo luật của các nước xã hội chủ nghĩa, còn đẻ cũng như con nuôi, nam nữ đều có quyền bình đẳng với nhau trong quan hệ thừa kế Ngược lại, ở các nước tư bản chủ nghĩa luật quy định con đẻ được hưởng quyền ưu đãi hơn con nuôi, nữ không được hưởng quyền thừa kế bình đẳng với nam giới Điều kiện tuổi tác để kết hôn của các nước cũng quy định khác nhau Theo Điều 114
Bộ luật Dân sự Pháp tuổi kết hôn của nam là 18, nữ là 15; theo luật của Anh tuổi kết hôn của cả nam và nữ là 16 Kể cả khi hai nước sử dụng cùng một bộ luật, ví dụ: Bỉ áp dụng nguyên Bộ luật Dân sự Pháp năm 1804 không hề có sửa đổi, nhưng do cách giải thích và áp dụng các quy phạm của bộ luật này ở Pháp
và Bỉ không giống nhau nên kết quả mang lại hoàn toàn khác nhau
Có sự khác nhau về nội dung pháp luật cũng như cách giải thích và áp dụng luật ở các nước là vì những lí do sau đây:
Một là, do trên thế giới tồn tại những chế độ chính trị, xã hội khác nhau dẫn đến sự hình thành các hệ thống luật khác nhau Trong xã hội tư bản, giai cấp thống trị là giai cấp tư sản, còn trong xã hội xã hội chủ nghĩa, giai cấp thống trị
là giai cấp công nhân đại diện cho quyền lợi của nhân dân lao động Lợi ích, ý chí của các giai cấp này đối lập nhau, mâu thuẫn nhau Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị được đưa lên thành luật nên từ đó hình thành hai hệ thống pháp luật khác nhau
Hai là, do sự phát triển không đồng đều về chính trị, kinh tế, xã hội ở các nước Pháp luật phản ánh tình hình chính trị, kinh tế, xã hội v.v…, do điều kiện kinh
tế quyết định mà điều kiện kinh tế, chính trị ở các nước khác nhau dẫn đến việc ban hành các quy phạm luật ở các nước không giống nhau
Trang 21sự v.v… giữa công dân và pháp nhân của các nước không được quy phạm pháp luật thống nhất điều chỉnh thì pháp luật của các nước đều có thể được áp dụng
để điều chỉnh các quan hệ đó và vì thế phát sinh vấn đề chọn hệ thống luật của nước nào để điều chỉnh Hiện tượng này trong tư pháp quốc tế gọi là xung đột pháp luật Vậy, xung đột pháp luật là hiện tượng khi có hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể áp dụng để điều chỉnh mộ quan hệ có yếu tố nước ngoài và cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành chọn một hệ thống pháp luật để áp dụng cho quan hệ đó
Từ những đặc điểm nêu trên, rút ra các nguyên nhân sau đây của xung đột pháp luật:
Thứ nhât, do không có quy phạm luật thống nhất điều chỉnh quan hệ dân sự, kinh doanh, hôn nhân gia đình, tố tụng dân sự v.v… có yếu tố nước ngoài, nếu một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh mà có quy phạm luật thống nhất do các nước hữu quan điều chỉnh thì sẽ không có xung đột pháp luật; Thứ hai, khi phải áp dụng luật quốc gia thì nội dung luật quốc gia của các nước lại khác nhau Khi không có quy phạm luật thống nhất mà nội dung luật của các nước và cách áp dụng luật ở mỗi nước giống hệt nhau thì không làm phát sinh vấn đề phải chọn luật của nước nào và do vậy không có xung đột pháp luật
2 Các mặt biểu hiện của xung đột pháp luật
Xung đột pháp luật không thể hiện trong các mối quan hệ về hình sự, hành chính, thuế quan v.v…, bởi vì quan hệ này không chịu sự điều chỉnh của tư pháp quốc tế Xung đột pháp luật biểu hiện chủ yếu trong các quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngoài Bên cạnh đó, xung đột pháp luật còn được thể hiện trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài
a Xung đột pháp luật về cách hợp đồng thương mại quốc tế
Trang 22Thứ nhất, xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng Luật của các nước quy định khác nhau về hình thứ hợp đồng Theo luật của các nước tư bản chủ nghĩa, hợp đồng có thể được giao kết bằng hình thức viết hoặc miệng, trừ hợp đồng mua bán bất động sản Trong khi đó theo luật của các nước xã hội chủ nghĩa (cụ thể là theo Điều 27 Khoản 2 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005), hợp đồng thương mại quốc tế phải được kí kết bằng hình thức viết, nếu như bằng miệng thì sẽ không có hiệu lực;
Thứ hai, xung đột pháp luật về địa vị pháp lí của các bên đương sự trong hợp đồng Các bên đương sự trong hợp đồng là những người có năng lực hành vi Năng lực hành vi ở các nước khác nhau được quy định khác nhau Luật của Nhật Bản quy định công dân từ 20 tuổi trở lên mới có năng lực hành vi đầy đủ, trong khi đó luật của Pháp quy định là 18 tuổi, của Mỹ quy định 18 tuổi đối với nữ, 21 tuổi đối với nam, luật Việt Nam và luật Lào quy định 18 tuổi đối với cả nam và nữ;
Thứ ba, xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng Nói đến nội dung của hợp đồng ngoại thương là đề cập đến nhiều vấn đề phức tạp khác nhau như quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự, các điều khoản cơ bản của hợp đồng, việc hủy hợp đồng v.v… Luật của các nước quy định về vấn đề này không giống nhau Ví dụ: theo luật của Pháp, Tây Đức, Nhật Bản thì điều khoản chủ yếu bao gồm hai điều khoản là đối tượng và giá cả Theo luật của Anh: chỉ có một điều khoản là đối tượng; theo luật Việt Nam: không có điều khoản chủ yếu
b Xung đột pháp luật về quyền thừa kế
Có xung đột pháp luật về quyền thừa kế vì khi phát sinh một quan hệ thừa
kế có yếu tố nước ngoài thì nảy sinh vấn đề chọn luật nào trong số các luật liên quan để áp dụng Sở dĩ có việc chọn luật vì các hệ thống luật liên quan
có nội dung khác nhau về vấn đề thừa kế Sự khác nhau đó trước hết được
Trang 23đẳng với nam giới trong quan hệ thừa kế, con đẻ có quyền ưu tiên hơn con nuôi trong việc thừa kế Mặt khác, trong pháp luật của các nước có cùng chế độ kinh tế - xã hội cũng có những quy định khác nhau về vấn đề thừa
kế Ví dụ: ở Anh vợ góa được hưởng thừa kế ngang hàng với con cái của người để lại thừa kế Ở các nước lục địa châu Âu, vợ góa có thể được hưởng thừa kế nhưng xếp vào hàng thứ hai sau con cái của người để lại thừa kế
Luật được áp dụng cho quan hệ thừa kế ở các nước cũng khác nhau Theo luật của Đứa, Italia, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Ai Cập và Ba Lan việc thừa kế bất động sản, động sản do luật quốc tịch của người để lại thừa kế điều chỉnh Theo luật của Anh, Mông Cổ lại có quy định khác: việc thừa kế bất động sản do luật nơi nơi có bất động sản điều chỉnh, còn việc thừa kế động sản được điều chỉnh theo luật nơi cư trú chính thức cuối cùng của người để lại thừa kế
c Xung đột pháp luật về hôn nhân và gia đình
Luật pháp về hôn nhân và gia đình của các nước có quy định khác nhau vế quan hệ hôn nhân và gia đình Trước hết, là sự khác nhau về độ tuổi kết hôn Ở Đức, độ tuổi kết hôn của nam từ 21 tuổi, nữ từ 16 tuổi, ở Nhật Bản nam từ 18, nữ từ 16 v.v… việc đăng kí kết hôn ở các nước cũng không giống nhau Theo luật của Pháp, Việt Nam, việc đăng kí kết hôn phải được tiến hành ở cơ quan chính quyền địa phương nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn Luật của Anh, Ba Lan thừa nhận tính hợp pháp của các cuộc kết hôn theo nghi thức nhà thờ
Chính vì có sự khác nhau trong nội dung của luật hôn nhân và gia đình của các nước nên khi phát sinh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài thì đặt ra vấn đề chọn luật nào để áp dụng, do đó dẫn đến xung đột pháp luật về hôn nhân và gia đình
Trang 243 Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật
Xung đột pháp luật được giải quyết bằng hai phương pháp chủ yếu, đó là phương pháp thống nhất luật thực chất và phương pháp áp dụng quy phạm xung đột
a Phương pháp thống nhất luật thực chất
Luật thực chết là luật được đem áp dụng để giải quyết một mối quan hệ cụ thể, dựa vào luật thực chết mà giải đáp được quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự
Thống nhất luật thực chất là việc các nước cùng nhau thảo luận xây dựng những quy phạm pháp luật để điều chỉnh từng nhóm quan hệ thuộc phạm vi của tư pháp quốc tế Thống nhất luật thực chất được tiến hành bằng cách kí kết các điều ước quốc tế nhiều bên hoặc hai bên Điều ước quốc tế được kí kết có hiệu lực đối với những nước kí kết và những nước phê chuẩn
Hiện nay trong lĩnh vực tư phap quốc tế các quốc gia đã kí được một số điều ước quốc tế bao gồm các quy phạm pháp luật thực chất thống để giải quyết xung đột pháp luật
Về lĩnh vực thừa kế, hôn nhân và gia đình các nước đã kí kết Công ước Lahay năm 1961 quy định về hình thức của di chúc, các hiệp định lãnh sự, hiệp định tương trợ tư pháp hai bên
Về lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, các nước đã kí Công ước Vienna năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Theo đó, công ước đã xây dựng hệ thống các quy phạm pháp luật thống nhất về kí kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng quốc tế
Nhìn chung, mỗi lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của tư pháp quốc tế có một số điều ước quốc tế được coi là pháp luật thực chất điều chỉnh Song, không phải tất cả các nước đều là thành viên của các điều ước quốc tế đó
Vì vậy, việc thống nhất luật thực chất chưa giải quyết triệt để vấn đề xung đột pháp luật
Phương pháp thống nhất luật thực chất có tác dụng ngăn ngừa xung đột pháp luật xảy ra bởi vì khi có một quan hệ có yếu tố nước ngoài phát sinh
đã được luật thực chất thống nhất điều chỉnh, không cần chọn luật của bất kì
Trang 25nước nào Hơn nữa, khi dùng luật thực chất thống nhất điều chỉnh một mối quan hệ thì cách quy phạm luật quốc gia có liên quan không có giá trị đối với mối quan hệ đó
b Phương pháp dùng quy phạm xung đột
Quy phạm xung đột là quy phạm pháp luật trong đó chỉ ra luật nào trong số các luật xung đột được đem áp dụng để giải quyết một loại quan hệ cụ thể
Ví dụ: Điều 33 Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự, gia đình và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và Bungary quy định: “Quyền thừa kế bất động sản áp dụng pháp luật của nước kí kết nơi nào có bất động sản”
Về mặt cấu trúc, quy phạm xung đột gồm hai phần: phần phạm vi và phần
hệ thuộc phạm vi của tư pháp quốc tế Mặt khác, đối với một nhóm quan hệ
cụ thể có điều ước quốc tế điều chỉnh thì điều ước quốc tế này cũng không thể quy định hết cách giải quyết mọi quan hệ xã hội Vì vậy, vẫn phải sử dụng luật quốc gia để điều chỉnh các quan hệ giữa công dân, pháp nhân của các nước khác nhau với nhau Để biết cụ thể luật nước nào được đem áp dụng thì phải dựa vào quy phạm xung đột Do đó, dùng quy phạm xung đột
là một phương pháp giải quyết xung đột pháp luật
Quy phạm xung đột trước hết được quy định trong điều ước quốc tế Ví dụ: Mục 1 D(iều 8 Công ước Lahay năm 1985 về luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quy định: luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được xác định theo luật của nước người bán có trụ sở kinh doanh vào lúc kí hợp đồng
Quy phạm xung đột còn được quy định trong luật quốc gia của mỗi nước
Ví dụ: trong Bộ luật Tư pháp quốc tế năm 1965 của Ba Lan có quy phạm xung đột chỉ ra luật quốc tịch của người để lại thừa kế là luật điều chỉnh
Trang 26quan hệ thừa kế (Điều 34) Hiện này luật quốc gia của các nước đều có quy phạm xung đột về các lĩnh vực thừa kế, hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, về quan hệ hợp đồng trong ngoại thương Ví dụ như các quy định tại Điều 761, 762, 767, 769, 770 v.v… của Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005
Cần lưu ý rằng về cùng một mối quan hệ, các quy phạm xung đột của các nước quy định không giống nhau Ví dụ: về điều kiện kết hôn, quy phạm xung đột của luật Ba Lan, Bungary chỉ ra luật quốc tịch của các bên đương
sự là luật áp dụng, quy phạm xung đột của Anh chỉ ra luật nơi cư trú của các bên đương sự là luật áp dụng
Phương pháp dùng quy phạm xung đột có tác dụng giải quyết xung đột đã xảy ra, tức là khi một mối quan hệ xã hội có liên quan đến hai hệ thống pháp luật trở lên không biết áp dụng hệ thống pháp luật nào thì dùng quy phạm xung đột sẽ biết được hệ thống pháp luật được áp dụng cho mối quan
hệ đó Khi dùng quy phạm xung đột thì luật quốc gia do quy phạm xung đột chỉ ra sẽ có giá trị hiệu lực đối với mối quan hệ cần giải quyết
4 Những quy phạm xung đột thường dùng trong tư pháp quốc tế
Hiện nay trong tư pháp quốc tế sử dụng nhiều quy phạm xung đột để giải quyết xung đột pháp luật
Để giải quyết xung đột pháp luật về địa vị pháp lí của các bên đương sự thường
sử dụng các quy phạm “luật quốc tịch”, “luật nơi cư trú” của các bên đương sự
là cá nhân Ví dụ: Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 quy định năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch (Điều 761 Khoản 1)
Quy phạm “luật quốc tịch” được áp dụng để điều chỉnh địa vị pháp lí của các pháp nhân Quy phạm xung đột này cũng được các nước Italia, Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan, Phần Lan, Thụy Điển, Ba Lan, Bungary ap dụng để điều chỉnh địa vị pháp lí của công dân
Quy phạm “luật nơi cư trú” được các nước Anh, Mỹ, Argentina, Brazil áp dụng
để điều chỉnh địa vị pháp lí của công dân
Trang 27Theo Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập, trừ trường hợp pháp đó xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam (Điều 765)
Để tìm ra luật điều chỉnh quan hệ thừa kế tài sản, trong tư pháp quốc tế thường dùng các quy phạm xung đột sau đây:
Quy phạm “luật nơi có tài sản” được các nước Anh, Pháp, Mỹ, Áo áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế bất động sàn
Quy phạm “luật quốc tịch của người để lại thừa kế được áp dụng để tìm ra luật điều chỉnh quan hệ thừa kế bất động sản Những nước áp dụng quy phạm xung đột này là Ba Lan, Italia, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Ai Cập, Đức Trong khi đó để điều chỉnh quan hệ thừa kế đối với bất động sản của các nước Anh, Mỹ, Mông
Cổ lại áp dụng quy phạm “luật nơi cư trú cuối cùng” của người để lại thừa kế
Để giải quyết xung đột luật về hôn nhân và gia đình, các quy phạm xung đột sau đây hay được áp dụng:
Quy phạm “luật quốc tịch” của đương sự được áp dụng để điều chỉnh quan hệ
về điều kiện kết hôn (luật của Pháp, Đức, Bungary, Ba Lan v.v…)
Cùng điều chỉnh mối quan hệ này nước Anh lại dùng quy phạm “luật nơi cư trú” của đương sự
Quy phạm “luật nơi tiến hành kết hôn” được đại đa số các nước áp dụng để giải quyết vấn đề nghi thức kết hôn
Để giải quyết vấn đề xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng trong ngoại thương thường sử dụng các quy phạm xung đột như: quy phạm “luật nơi kí hợp đồng”, “luật nước người bán”, “luật nơi thực hiện nghĩa vụ”, “luật cờ tầu”,
“luật nước người chuyên chở”, “luật nước cảng đến”, “luật nước tòa án” v.v…
5 Hiện tượng phản chí trong tư pháp quốc tế
Phản chí trong tư pháp quốc tế là hiện tượng khi luật của một nước dẫn chiếu một quan hệ cụ thể tới luật nước ngoài để giải quyết nhưng quy phạm xung đột của luật nước ngoài đó lại dẫn chiếu trở lại luật của nước ban đầu Ví dụ: một công dân mang quốc tịch Anh sống ở Pháp để lại di sản thừa kế là động sản Theo luật của Pháp, vấn đề thừa kế động sản giải quyết theo luật quốc tịch của
Trang 28người để lại thừa kế, nghĩa là trong trường hợp này phải áp dụng luật của Anh Nhưng quy phạm xung đột của luật Anh lại quy định vấn đề thừa kế động sản
do luật nơi cư trú cuối cùng của người để lại thừa kế điều chỉnh, tức là áp dụng luật của Pháp Trong trường hợp này để giải quyết vấn đề thừa kế động sản, luật của Pháp dẫn chiếu đến luật của Anh, nhưng luật của Anh lại dẫn chiếu trở lại luật của Pháp
Hiện tượng phản chí được chấp nhận ở đa số các nước Việc chấp nhận phản chí được quy định thành một quy phạm trong luật hoặc được áp dụng trong thực tiễn tư pháp của các nước Ví dụ: Điều 759 Khoản 3 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 quy định Việt Nam chấp nhận hiện tượng phản chí trong tư pháp quốc tế Điều 27 của luật giới thiệu Bộ luật Dân sự Đức năm 1986, Điều
29 Bộ Dân luật Nhật Bản năm 1989, Điều 4 Bộ luật Tư pháp quốc tế năm 1965 của Ba Lan v.v… cũng chấp nhận hiện tượng phản chí mặc dù trong luật của các nước này chưa có quy định cụ thể
Bên cạnh đó, cũng có một số nước như Italia, Brazil, Hy Lạp, Syria… phủ nhận hiện tượng phản chí (Điều 30 Bộ Dân luật Italia năm 1942, Điều 16 Bộ Dân luật Brazil năm 1942, Điều 32 Bộ Dân luật Hy Lạp năm 1940, Điều 29 Bộ Dân luật Syria năm 1949)
Ngoài hiện tượng phản chí còn có hiện tượng chuyển chí tới luật của nước thứ
ba Chuyển chí tới luật của nước thứ ba là hiện tượng khi luật của nước thứ nhất dẫn chiếu tới luật của nước thứ hai, quy phạm xung đột của luật nước thứ hai lại dẫn chiếu tới luật của nước thứ ba Hiện tượng chuyển chí tới luật của nước thứ ba chỉ được một số nước như Pháp, Nhật Bản, Đức công nhận
Nếu tòa án, trọng tài của một nước chỉ áp dụng luật nước mình để điều chỉnh mọi quan hệ có yếu tố nước ngoài hoặc bằng một cách mở rộng phạm vi hiệu lực của luật nước mình đối với các quan hệ đó mà không tính được rằng trong những trường hợp cụ thể, việc áp dụng luật nước ngoài là hợp lí và không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước mình thì việc giải quyết các tranh chấp nhiều khi mang lại kết quả không công bằng Vì thế, để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng và
Trang 29hợp lí cho các bên tham gia vào quan hệ tư pháp quốc tế, các nước đều thừa nhận
và cho phép áp dụng luật nước ngoài
Việc các nước áp dụng luật nước ngoài có nghĩa lả các nước thừa nhận rằng luật nước ngoài có thể và trong những trường hợp nhất định cần phải được áp dụng để điều chỉnh những quan hệ có yếu tố nước ngoài Việc áp dụng luật nước ngoài theo
sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột là một đặc thù của tư pháp quốc tế Thực tiễn
tư pháp quốc tế chứng minh rằng việc áp dụng luật nước ngoài là một điều tất nhiên do có sự phát sinh và phát triển quan hệ giữa công dân, pháp nhân của các nước với nhau
Khi luật nước ngoài được dẫn chiếu tới để giải quyết một mối quan hệ pháp lí thì đặt ra vấn đề là tòa án hay trọng tài phải áp dụng luật đó như thế nào, luật nước ngoài có được coi là luật, ai sẽ xác định nội dung của luật nước ngoài Cách thức giải quyết các vấn đề này ở các nước không giống nhau
1 Việc áp dụng luật nước ngoài của các nước tư bản chủ nghĩa (TBCN)
Nhìn chung, việc áp dụng luật nước ngoài ở các nước TBCN được tiến hành một cách khắt khe và tòa án tư sản giải thích, áp dụng luật nước ngoài không giống như các nước đã ban hành luật đó Tòa án tư sản coi luật nước ngoài không phải là luật, mà chỉ là một sự kiện, cho nên các bên đương sự phải có nghĩa vụ chứng minh các sự kiện đó, tức là chứng minh nội dung luật nước ngoài, Tuy vậy, ở các nước TBCN, việc áp dụng luật nước ngoài cũng không giống nhau
Các tòa án thuộc hệ thống luật chung (common law) như ở Anh, Mỹ, các nước thuộc địa cũ của Anh đứng trên nguyên tắc luật nước ngoài không được coi là luật, mà chỉ được coi là một sự kiện (fact)
Tòa án của Anh trong mọi trường hợp đều coi luật nước ngoài là một sự kiện chứ không phải là luật Hơn nữa, nội dung của luật nước ngoài là một sự kiện
mà tòa án và mọi người không biết rõ cho nên các bên đương sự phải có nghĩa
vụ chứng minh nội dung của luật nước ngoài đó Tòa án đánh giá bằng chứng
về nội dung luật nước ngoài theo những nguyên tắc chung của luật chứng cứ Anh
Trang 30Tòa án Anh chỉ giải quyết trên cơ sở các bằng chứng về nội dung luật nước ngoài do các bên chứng minh Tòa án không sử dụng kiến thức của mình về luật nước ngoài, cũng như những bằng chứng về nội dung luật nước ngoài đã được xác định trong các vụ kiện trước đó để giải quyết tranh chấp
Nếu luật nước ngoài không được các bên đương sự chứng minh thì tòa án Anh
sẽ xuất phát từ nguyên tắc suy đoán nội dung của luật nước ngoài tương tư nội dung của luật Anh để giải quyết
Tòa án của Mỹ áp dụng luật nước ngoài cũng giống như tòa án của Anh, nhưng
có điểm khác là tòa án sẽ từ chối giải quyết vụ kiện nếu ác bên đương sự không chứng minh được nội dung luật nước ngoài đó là luật của những nước mà tòa
án Mỹ không thể suy đoán giống như luật chung được
Thực tiễn xét xử ở Pháp coi luật nước ngoài được tòa án Pháp áp dụng chỉ là một sự kiện mà các bên đương sự có nghĩa vụ chứng minh Nếu tòa án của Pháp đã biết rõ luật nước ngoài thì tòa án sẽ áp dụng luật đó để xét xử, mặc dù các bên chưa chứng minh được hoặc không chứng minh được nội dungn của luật đó Trong trường hợp này, sai sót trong việc áp dụng luật nước ngoài không phải là lí do để kháng cáo
Tòa án các nước châu Mỹ - Latinh về nguyên tắc áp dụng luật nước ngoài để giải quyết tranh chấp Các bên đương sự có nghĩa vụ chứng nội dung luật nước ngoài và chứng minh bằng mọi cách, kể cả thông qua con đường ngoại giao Việc áp dụng sai luật nước ngoài là nguyên cớ cho việc kháng cáo
2 Việc áp dụng luật nước ngoài ở các nước Xã hội Chủ nghĩa (XHCN)
Nếu một quan hệ có yếu tố nước ngoài chịu sự điều chỉnh của luật nước ngoài thì tòa án của các nước XHCN sẽ áp dụng luật nước ngoài để giải quyết tranh chấp Khi áp dụng, luật nước ngoài được coi là luật chứ không phải là một sự kiện
Tòa án có nhiệm vụ giải thích và áp dụng luật nước ngoài đúng như nội của nó, tức là giống như việc giải thích và áp dụng của tòa án ở nước ngoài ở nước đã ban hành ra luật đó Bên cạnh đó, pháp luật các nước XHCN cũng đặt ra yêu cầu đối với bên đương sự về nghĩa vụ chứng minh nội dung luật nước ngoài
Trang 31Ví dụ: Điều 5 Nghị định số 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật Dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài quy định: “Trong trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài… thì đương sự có nghĩa vụ chứng minh trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về mối quan hệ gắn bó nhất của mình về quyền và nghĩa vụ công dân với hệ thống pháp luật của nước được yêu cầu áp dụng Trong trường hợp đương sự không chứng minh được… thì sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam” (xem Phụ lục số 1)
Điều này có nghĩa là pháp luật các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam, đề cao ý chí của các bên khi giải quyết vấn đề này
Khi đã áp dụng mọi biện pháp mà không thể xác định được nội dung luật nước ngoài thì tòa án sẽ áp dụng luật của nước mình để giải quyết tranh chấp
3 Việc hạn chế áp dụng luật nước ngoài – bảo lưu “trật tự công cộng”
Nhìn chung, bất kì một nước nào khi áp dụng luật nước ngoài cũng không áp dụng một cách máy móc mà phải tính tới hậu quả của việc áp dụng luật đó Theo luật của tất cả các nước, luật nước ngoài do quy phạm xung đột dẫn chiếu tới sẽ không được áp dụng nếu như việc áp dụng luật đó trái với “trật tự công cộng” (public policy) của nước mình Như vậy, bảo lưu trật tự công cộng là một lí do để gạt bỏ việc áp dụng luật nước ngoài, nhưng như thế nào là trật tự công cộng thì luật pháp và thực tiễn tư pháp của các nước quy định, giải thích không giống nhau
Ví dụ: Điều 30 Luật giới thiệu Bộ luật Dân sự Đức năm 1986 quy định: “việc
áp dụng luật nước goài sẽ bị loại trừ nếu việc áp dụng luật đó trái với những đức tính tốt hoặc mục đích của luật Đức” Điều 6 Bộ luật Tư pháp quốc tế năm
1965 của Ba Lan quy định rằng: “không được áp dụng luật nước ngoài, nếu việc áp dụng luật đó đưa đến hậu quả trái với những nguyên tắc cơ bản của trật
tự pháp luật Ba Lan” Điều 759 Khoản 3 đoạn 1 của Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 cũng quy định tương tự
Như vậy, pháp luật của các nước quy định một cách rất chung chung về bảo lưu trật tự công cộng, còn thực tế việc giải thích khái niệm này thuộc quyền hạn của tòa án Thực tiễn giải thích khái niệm “bảo lưu trật tự công cộng” của
Trang 32tòa án các nước khác nhau là khác nhau, phụ thuộc vào quy định pháp luật của mỗi nước, vào quyền lợi của giai cấp mà tòa án đại diện, vào quan điểm của chính tòa án v.v…
Tóm lại, bảo lưu trật tự công cộng là một khái niệm, một phạm trù mang tính kĩ thuật pháp lí nhằm loại bỏ hoặc hạn chế việc áp dụng luật nước ngoài Tất cả các nước đều áp dụng bảo lưu trật tư công cộng, song ở các mức độ bảo lưu có khác nhau
Trang 33PHỤ LỤC SỐ 1
NGHỊ ĐỊNH SỐ 138/2006/NĐ-CP NGÀY 15-11-2006 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ
VỀ QUAN HỆ DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị quyết số 45/2005/QH 11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự;
Xét đề nghị của của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
NGHỊ ĐỊNH Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1 Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật Dân sự về việc áp dụng pháp luật Việt Nam, pháp luật nước ngoài, điều ước quốc tế và tập quán quốc tế đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Điều 2 Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân Việt Nam; cơ quan, tổ chức và cá nhân nước ngoài tham gia vào các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Điều 3 Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1 “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” là:
a Các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động có
ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
b Các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động mà các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam, nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt theo pháp luật nước ngoài, phát sinh ở nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài
Trang 342 “Người nước ngoài” là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch
3 “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài” là người có quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam đang cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài
4 “Cơ quan, tổ chức nước ngoài” là cơ quan, tổ chức không phải là cơ quan, tổ chức Việt Nam được thành lập theo pháp luật nước ngoài, bao gồm cả cơ quan, tổ chức quốc tế được thành lập theo pháp luật quốc tế
5 “Pháp nhân nước ngoài” là pháp nhân được thành lập theo pháp luật nước ngoài
6 “Giao kết hợp đồng dân sự vắng mặt” là việc giao kết hợp đồng dân sự thông qua phương tiện điện tư hoặc các phương tiện khác mà các bên giao kết hợp đồng không có mặt tại cùng một địa điểm để kí kết hợp đồng
Điều 4 Áp dụng pháp luật dân sự Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, điều ước
quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế
1 Việc áp dụng pháp luật dân sự Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế tuân theo quy định tại D(iều 759 của Bộ luật Dân sự
2 Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định tại Phần thứ bảy của Bộ luật Dân
sự và quy định của luật chuyên ngành khác về cùng một nội dung, thì áp dụng quy định của luật chuyên ngành
3 Trong trường hợp việc lựa chọn hoặc viễn dẫn áp dụng pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, thì đương sự có quyền yêu cầu áp dụng hệ thống pháp luật có mối quan hệ gắn bó nhất với đương sự về quyền và nghĩa vụ công dân
Điều 5 Nghĩa vụ chứng minh của đương sự đối với yêu cầu áp dụng pháp luật
Trong trường hợp áp dụng pháp luật đối với người không quốc tịch, người nước ngoài
có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài theo quy định tại Điều 760 của Bộ luật Dân sự hoặc áp dụng pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật khác nhau theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định này thì đương sự có nghĩa vụ chứng minh trước cơ quan
có thẩm quyền của Việt Nam về mối quan hệ gắn bó nhất của mình về quyền và nghĩa
vụ công dân với hệ thống pháp luật của nước được yêu cầu áp dụng Trong trường hợp đương sự không chứng minh được về mối quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ
Trang 35công dân của mình đối với hệ thống pháp luật được yêu cầu thì pháp luật Việt Nam được áp dụng
Chương II QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 6 Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài
1 Việc áp dụng pháp luật để xác định năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo Điều 761 của Bộ luật Dân sự
Trong trường hợp cá nhân là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân đó được xác định theo các quy định từ Điều 14 đến Điều 16 của Bộ luật Dân sự
2 Trong trường hợp người nước ngoài không có quốc tịch hoặc có hai hay nhiều quốc tịch, thì việc áp dụng pháp luật để xác định năng lực pháp luật dân sự của người đó tuân theo quy định tại Điều 760 của Bộ luật Dân sự, Điều 5 và Khoản 1 Điều 6 Nghị định này
Điều 7 Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài
1 Việc áp dụng pháp luật để xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo Điều 762 của Bộ luật Dân sự
Trong trường hợp cá nhân là người nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam, thì năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài đó được xác định theo quy định từ Điều 17 đến Điều 23 của Bộ luật Dân sự
2 Trong trường hợp người nước ngoài không có quốc tịch hoặc có hai hay nhiều quốc tịch, thì việc áp dụng pháp luật để xác định năng lực hành vi dân sự của người đó tuân theo quy định tại Điều 760 của Bộ luật Dân sự, Điều 5 và Khoản 1 Điều 7 Nghị định này
Điều 8 Xác định người không có năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân
sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
1 Việc áp dụng pháp luật để xác định người không có năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tuân theo quy định tại Điều 763 của Bộ luật Dân sự
Trong trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, thì việc xác định người
đó không có năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chết
Trang 36năng lực hành vi dân sự tuân theo các quy định từ Điều 21 đến Điều 23 của Bộ luật Dân sự
2 Trong trường hợp người nước ngoài không có quốc tịch hoặc có hai hay nhiều quốc tịch, thì việc áp dụng pháp luật để xác định người đó không có năng lực hành
vi dân sự, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tuân theo quy định tại Điều 760 của Bộ luật Dân sự, Điều 5 và Khoản 1 Điều 8 Nghị định này
Điều 9 Xác định người bị mất tích hoặc chết
1 Việc áp dụng pháp luật để xác định một người bị mất tích hoặc chết tuân theoo quy định tại Điều 764 của Bộ luật Dân sự
Trong trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, thì việc xác định người
đó mất tích hoặc chết tuân theo các quy định từ Điều 78 đến Điều 83 của Bộ luật Dân sự
2 Trong trường hợp người bị mất tích hoặc bị coi là chết không có quốc tịch hoặc có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài, thì việc áp dụng pháp luật để xác định người
đó bị mất tích hoặc bị chết tuân theo quy định tại Điều 760 của Bộ luật Dân sự, Điều 5 và Khoản 1 Điều 9 Nghị định này
Điều 10 Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài
1 Việc áp dụng pháp luật để xác định năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài tuân theo quy định tại Điều 765 của Bộ luật Dân sự
2 Trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam, thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo quy định tại Điều 86 của Bộ luật Dân sự
Điều 11 Quyền sở hữu tài sản
1 Việc áp dụng pháp luật về quyền sở hữu tài sản tuân theo quy định tại Điều 766 của Bộ luật Dân sự
2 Trong trường hợp xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu tài sản, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được áp dụng theo pháp luật Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì tuân theo các quy định tại Phần thứ hai của Bộ luật Dân
sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan
Điều 12 Thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
Trang 371 Việc áp dụng pháp luật về thừa kế theo pháp luật tuân theo quy định tại Điều 767 của Bộ luật Dân sự
2 Việc xác định mộ tài sản thuộc di sản thừa kế là bất động sản hoặc động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có di sản thừa kế đó
3 Trong trường hợp người để lại di sản thừa kế không có quốc tịch hoặc có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài, thì việc xác định pháp luật áp dụng về thừa kế tuân theo quy định tại Điều 760 của Bộ luật Dân sự, Điều 5 và Khoản 1, Khoản 2 Điều
12 Nghị định này
Điều 13 Thừa kế theo di chúc
1 Năng lực lập, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc được xác định theo phép luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch Trong trường hợp người lập di chúc không có quốc tịch hoặc có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài thì việc xác định pháp luật áp dụng về thừa kế theo di chúc tuân theo quy định tại Điều 760 của
Bộ luật Dân sự và Nghị định này
2 Hình thức của di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc Di chúc của người Việt Nam lập ở nước ngoài được công nhân là hợp thức tại Việt Nam, nếu tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức của di chúc
Điều 14 Địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng dân sự vắng mặt
1 Việc áp dụng pháp luật về địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng dân sự vắng mặt tuân theo quy định tại Điều 771 của Bộ luật Dân sự
2 Địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng thông qua phương tiện điện tử mà bên đề nghị giao kết hợp đồng là cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam được xác định theo Luật Giao dịch điện tử và các văn bản pháp luật khác có liên quan của Việt Nam
Điều 15 Hợp đồng dân sự
1 Việc áp dụng pháp luật về nội dung của hợp đồng dân sự tuân theo quy định tại Điều 769 của Bộ luật Dân sự
2 Việc áp dụng pháp luật về hình thức của hợp đồng dân sự theo quy định tại Điều
770 của Bộ luật Dân sự
3 Trong trường hợp áp dụng pháp luật Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam về nội dung và hình thức hợp đồng dân sự thì tuân theo các quy định tại Mục 7 Chương
Trang 38XVII và Chương XVIII Phần thứ ba của Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan
Điều 16 Giao dịch dân sự đơn phương
Nội dung và hình thức của giao dịch dân sự đơn phương được xác định theo pháp luật của nước nơi bên tự nguyện thực hiện quan hệ giao dịch dân sự đơn phương đó cư trú hoặc nơi người đó có hoạt động kinh doanh chính
Điều 17 Bồi thường thiệt hai ngoài hợp đồng
1 Việc áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tuân theo quy định tại Điều 773 của Bộ luật Dân sự
2 Trong trường hợp áp dụng pháp luật Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì tuân theo các quy định tại Chương XXI Phần thứ ba của Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan
Điều 18 Quyền tác giả và quyền liên quan
1 Quyền tác giả của cá nhân là người nước ngoài, tổ chức nước ngoài được bảo hộ tại Việt Nam theo các quy định từ Điều 736 đến Điều 743 của Bộ luật Dân sự, các quy định liên quan của Luật Sở hữu trí tuệ, các văn bản pháp luật khác có liên quan của Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
2 Quyền liên quan đến quyền tác giả của cá nhân, tổ chức nước ngoài được bảo hộ tại Việt Nam theo các quy định tại Điều 744 đến Điều 749 của Bộ luật Dân sự, các quy định liên quan của Luật Sở hữu trí tuệ, các văn bản pháp luật khác có liên quan của Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
Điều 19 Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng
Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam tuân theo các quy định tại các Điều
750 đến Điều 753 của Bộ luật Dân sự, các quy định liên quan của Luật Sở hữu trí tuệ, các văn bản pháp luật khác có liên quan của Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
Điều 20 Chuyển giao công nghệ có yếu tố nước ngoài
Trong trường hợp các bên không thỏa thuận trong hợp đồng về việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên không có quy định điều chỉnh việc chuyển giao công nghệ, thì việc chuyển giao công nghệ giữa các nhân,
Trang 39pháp nhân Việt Nam với cá nhân, pháp nhân nước ngoài, việc chuyển giao công nghệ
từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài phải tuân theo các quy định từ Điều 754 đến Điều 757 của Bộ luật Dân sự, các quy định có liên quan của Luật Chuyển giao công nghệ và các văn bản pháp luật khác có liên quan của Việt Nam
Điều 21 Thời hiệu khởi kiện
Việc áp dụng pháp luật về thời hiệu khởi kiện tuân theo quy định tại Điều 777 của Bộ luật Dân sự
Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 22 Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện
1 Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 60/CP ngày 06 tháng 6 năm 1997 của Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995 về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
2 Theo yêu cầu của tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các việc hoặc các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư Pháp có trách nhiệm hỗ trợ các cơ quan có yêu cầu trong việc xác định pháp luật được áp dụng và cung cấp các văn bản pháp luật nước ngoài được áp dụng
3 Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này
TM CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG (đã kí) Nguyễn Tấn Dũng
Trang 40Luật này quy định về việc kí kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1 Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về việc kí kết, gia nhập, bảo lưu, lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, công
bố, đăng kí, thực hiện, giải thích, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế được kí kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước và nhân danh Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Điều 2 Giải thích từ ngữ
Trong Luật này những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1 Điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kí kết hoặc gia nhập là thỏa thuận bằng văn bản được kí kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác
2 Giấy ủy quyền là văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định một hoặc nhiều người đại diện cho nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thực hiện một hoặc nhiều hành vi pháp lí liên quan đến việc đàm phán, kí điều ước quốc tế
3 Giấy ủy nhiệm là văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định một hoặc nhiều người đại diện cho nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tham dự hội nghị quốc tế để thực hiện một hoặc nhiều hành vi pháp lí liên quan đến việc đàm