Từ định nghĩa này, có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của pháp luật: Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị, tức là của giai cấp thực hiện quyền lãnh đạo của nhà nước đối với xã h
Trang 1L ỜI NÓI ĐẦU
Giáo trình “Pháp lý đại cương” được biên soạn để phục vụ cho chương trình đào tạo đại học đang được triển khai ở Trường Đại học Ngoại thương Đối tượng nghiên cứ của môn học “Pháp lý đại cương là những vấn đề cơ bản nhất về nhà nước và pháp luật; về pháp luật trong nước (pháp luật dân sự) và về pháp luật quốc tế (công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế) Khi nêu ra đối tượng nghiên cứu, các tác giả đã căn cứ vào mục tiêu về kiến thức pháp lý cần được trang bị cho sinh viên các trường đại học kinh tế với các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh và một số ngành học khác; căn cứ vào mục tiêu đào tạo cán bộ kinh tế đối ngoại nói chung và cán bộ quản trị kinh doanh quốc tế nói riêng của Trường Đại học Ngoại thương
Đối tượng phục vụ của giáo trình là sinh viên thuộc mọi loại hình đào tạo thuộc ngành kinh tế, ngành Quản trị kinh doanh với các chuyên ngành kinh tế đối ngoại, kinh doanh quốc tế, pháp luật kinh doanh quốc tế… đang học tập ở Trường Đại học Ngoại thương
Để đáp ứng nhu cầu học tập trong trong trường, kể từ lần xuất bản thứ nhất (năm 1990) cho đến nay, giáo trình đã được tái bản nhiều lần Trong lần tái bản thứ sau này, các tác giả có sửa chữa, bổ sung và chỉnh lí nội dung của giáo trình cho phù hợp với những đổi thay của pháp luật trong nước và quốc tế của môi trường kinh doanh cũng như của tiến trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
Giáo trình gồm 4 chương Nội dung các chương liên quan tới những kiến thức chung
về nhà nước và pháp luật, về bản chất và vai trò của pháp luật, về pháp luật dân sự, về Công pháp quốc tế và Tư pháp quốc tế Giáo trình cũng đề cập tới những nguyên lý chung về kí kết và thực hiện hợp đồng dân sự, về thời hiệu tố tụng, về quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngoài v.v Ngoài ra, còn có ba phụ lục kèm theo làm tài liệu tham khảo cho sinh viên trong quá trình học tập và nghiên cứu
Giáo trình do tập thể giáo viên Bộ môn Luật (Khoa Quản trị kinh doanh) Trường Đại
học Ngoại thương biên soạn:
Giáo sư, Tiến sĩ Luật, Nhà giáo Nhân dân NGUYỄN THỊ MƠ, Chủ biên, biên soạn Chương I, Chương III và chịu trách nhiệm sửa chữa toàn bộ cả 4 chương trong lần tái bản thứ sáu này
Trang 2Cố Phó giáo sư, Tiến sĩ Luật HOÀNG NGỌC THIẾT, biên soạn Chương II và Chương IV
Giáo trình “Pháp lý đại cương” đề cập tới những vấn đề pháp lý chủ yếu nhất liên quan tới các môn học ở giai đoạn chuyên ngành Những kiến thức có được từ môn học pháp lý đại cương góp phần làm phong phú thêm khối kiến thức về các môn học cơ bản, giúp cho sinh viên có hành trang cơ bản để tiến tới nghiên cứu các môn học
“Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại” hoặc môn học “Pháp luật thương mại quốc tế, môn học “Pháp luật doanh nghiệp”v.v ở giai đoạn giáo dục chuyên ngành
Đó là những vấn đề pháp lý chủ yếu có liên quan tới các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động kinh doanh quốc tế nói riêng Những vấn đề như vậy không thể chứa đựng hết trong khuôn khổ của một giáo trình, vì vậy giáo trình còn tồn tại những sai sót là không thể tránh khỏi Các tác giả rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của độc giả
Chúng tôi chân thành cảm ơn bạn đọc về những ý kiến đóng góp quý báu
T/M Các tác gi ả
Ch ủ biên
GS TS NGND NGUYỄN THỊ MƠ
Trang 3Lí luận về nhà nước và pháp luật là môn khoa học nhập môn đối với luật học Nó giới thiệu những khái niệm và phạm trù cơ bản về nhà nước và pháp luật, vì vậy nó mang tính chất triết học khái quát Đây là môn khoa học về phương pháp luật, có nhiệm vụ trình bày đặc thù của việc áp dụng phương pháp biện chứng Mác-xít vào các hiện tượng nhà nước và pháp luật Lí luận về nhà nước và pháp luật chiếm một
vị trí trung tâm trong hệ thống các môn khoa học chuyên nghiên cứu về những hiện tượng nhà nước và pháp luật Mác, Ănghen, Lênin là những người đặt cơ sở cho khoa học về lí luận nhà nước và pháp luật Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã nghiên cứu rất sâu những quy luật phát sinh và phát triển của nhà nước và pháp luật
II NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, vấn đề nhà nước là vấn đề chủ yếu, vấn đề then chốt trong toàn bộ hệ thống chính trị Đây cũng là “… vấn đề phức tạp nhất, khó khăn nhất… là vấn đề mà các học giả, các nhà văn, các nhà triết học tư sản đã làm cho rắc rối nhất”
Trang 4Để có sự hiểu biết đúng đắn về bản chất của nhà nước và pháp luật, theo lời dạy của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, chúng ta phải dựa trên quan điểm lịch sự, để nghiên cứu các hiện tượng nhà nước và pháp luật
Điều đó có nghĩa là phải bắt đầu bằng việc phân tích nguồn gốc lịch sử, điều kiện lịch sử làm xuất hiện nhà nước và pháp luật, phải nghiên cứu xem nhà nước và pháp luật đầu tiên ra như thế nào, do những nguyên nhân gì?
1 Quan điểm Mác – Lênin về nguồn gốc phát sinh nhà nước và pháp luật
Chủ nghĩa Mác – Lê nin coi nhà nước và pháp luật là những hiện tượng lịch sử, không cùng xuất hiện với loài người mà chỉ xuất hiện ở nơi nào, lúc nào mà xã hội đã phân chia thành giai cấp và mâu thuẫn giữa những giai cấp ấy không thể điều hòa được Trước đây, đã có một thời kì không có nhà nước và pháp luật
Đó là xã hội Cộng sản nguyên thủy
a Xã hội loài người thời kì Cộng sản nguyên thủy
Trong xã hội Cộng sản nguyên thủy, lúc đầu còn người sống thành từng bầy lưu động, không lớn và đi lang thang tìm kiếm hoa quả làm thức ăn Trải qua nhiều thế hệ, loài người đã biết dùng lửa, biết làm ra những công cụ bằng đá, biết tạo ra cung tên và biến nghề săn bắn thành nguồn cung cấp tư liệu sinh hoạt cho mình Vì trình độ sản xuất lúc đó còn rất thấp, công cụ sản xuất còn rất lạc hậu, thô sơ, người ta không thể đấu tranh riêng lẻ với thiên nhiên và thú dữ Muốn sống còn, những người cùng chung một huyết tộc tập hợp lại với nhau, cùng lao động tập thể và cùng nhau thừa hưởng những thành quả lao động đó Lối sống lao động tập thể này đã dẫn đến chế
độ công hữu về tư liệu sản xuất và sản phẩm đã sản xuất ra Mọi người đều bình đẳng đối với tư liệu sản xuất và địa vị của con người trong xã hội cũng bình đẳng với nhau Vì trình độ sản xuất còn quá thấp nên người ta không thể sản xuất ra một số sản phẩm nhiều hơn so với nhu cầu của bản thân con người, do đó giữa con người với nhau không có và không thể có sự phân chia giai cấp, không có và không thể có bóc lột Mọi người trong xã hội nguyên thủy đều làm chung, ăn chung, thậm chí ở chung với nhau không có
gì phân biệt nên thời kì này còn được gọi là thời kì “Cộng sản nguyên thủy” Hình thức cơ bản về cách tổ chức đời sống của người nguyên thủy là
Trang 5Thị tộc Thị tộc cũng là đơn vị sản xuất và là hình thức tổ chức kinh tế đầu tiên của loài người Thị tộc là tập hợp những người, gồm từ hàng chục đến hàng trăm người được tổ chức theo quan hệ huyết thống, có cùng một dòng máu Là hình thức tổ chức xã hội đầu tiên của loài người, Thị tộc là đặc trưng của chế độ Cộng sản nguyên thủy phát triền Về điều này, F Ăngghen
đã từng kết luận: Đây là “… một chế độ chung cho tất cả các người dã man mãi cho đến khi họ bước sáng thời đại văn minh, thậm chí còn sau hơn nữa”
Mỗi thị tộc đều có một Tộc trường đứng đầu, thời chiến còn có Thủ lĩnh quân sự Tộc trưởng và Thủ lĩnh quân sự do toàn thể thành viê trong Thị tộc bầu ra và có thể bị bãi miễn bất cứ lúc nào Tộc trường chỉ là người đại biểu
và chấp hành ý chí của toàn thể thành viên trong Thị tộc Họ không có bất
kì đặc quyền nào khác, họ cùng lao động và cùng sinh hoạt chung với các thành viên khác của Thị tộc Trong Thị tộc không có bất kì cơ quan cưỡng chế nào Quan hệ giữa các thành viên trong Thị tộc là quan hệ bình đẳng Nhiều Thị tộc thống nhất hợp lại với nhau thành Bộ lạc Mỗi Bộ lạc đều có lãnh thổ riêng, có tên gọi riêng Các Thị tộc hợp thành Bộ lạc cùng nói chung một ngôn ngữ, cùng có chung một loại thần thánh nhất định Đứng đầu Bộ lạc là một Thủ lĩnh do các thành viên Bộ lạc bầu ra Thủ lĩnh này cùng với các Tộc trưởng và các Thủ lĩnh quân sự của các Thị tộc thành viên hợp thành Hội đồng Bộ lạc để bàn bạc và giải quyết những vấn đề trong nội
bộ cũng như những vấn đề quan hệ với các Bộ lạc láng giềng Các cuộc họp của Hội đồng Bộ lạc được tiến hành công khai để cho bất kì thành viên nào của Bộ lạc cũng có thể tham dự và đóng góp ý kiến Khi Hội đồng đã ra quyết định thì mọi người đều tuân theo và chấp hành một cách tự giác trên
cơ sở tôn trọng các Thủ lĩnh Mọi sự tranh chấp hay xích mích đều do các bên hữu quan tự giải quyết, hoặc là do tập thể giải quyết một cách ổn thỏa theo phong tục, tập quán má không cần tới bất kì cơ quan bạo lực nào cả Như vậy, trong xã hội Cộng sản nguyên thủy, do sức lao động còn thấp kém, công cụ lao động còn thô sơ, cơ sở của lao động sản xuất là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, không có tài sản tư hữu, không có giai cấp nên
Trang 6không có mâu thuẫn giai cấp đối kháng Do đó mà không có nhà nước và pháp luật
b Sự tan rã của chế độ Cộng sản nguyên thủy và sự xuất hiện nhà nước và
pháp lu ật
Sức sản xuất trong xã hội nguyên thủy tuy rất chậm chạp những đã phát triển không ngừng Sự ngừng phát triển của sức sản xuất trong xã hội là nhân tố có tính chất quyết định làm phát sinh chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất: công cụ sản xuất được cải tiến, đặc biệt kĩ thuật luyện sắt được phát minh, người ta đã có thể chế tạo ra đồ sắt, năng suất lao động được nâng cao, của cải làm ra càng dồi dào hơn, có sự dư thừa so với trước
Cùng với sự phát triển của sức sản xuất, xã hội loài người đã trải qua ba lần phân công lao động Lần thứ nhất là giữa trồng trọt và chăn nuôi Lần thứ hai là giữa thủ công nghiệp và nông nghiệp Lần thứ ba là giữa sản xuất và những người chuyên làm nghề buôn bán (tức là khi thương nghiệp xuất hiện)
Ba lần phân công lao động lớn trong xã hội làm cho trao đổi ra đời và phát triển công cụ sản xuất được cải tiến, thúc đẩy sản xuất phát triển Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất ra đời dần dần thay thế cho độ công hữu về tư liệu sản xuất Công xã bắt đầu chia thành gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ Con người ngày xàng sản xuất ra nhiều hơn của cải để sống, tạo ra tài sản
dư thừa Hiện tượng chênh lệch về của cải đã đưa công xã đến tình trạng phân ra người giàu và người nghèo Chiến tranh trở thành phương tiện cướp bóc của cải để làm giàu và bắt tù binh làm nô lệ nhằm bóc lột sức lao động của họ Số người nghèo trong công xã cũng bị đẩy xuống là nô lệ Trong Thị tộc xuất hiện người giàu và người nghèo, xuất hiện những người bóc lột
và người bị bóc lột, xuất hiện giai cấp chủ nô và nô lệ Xung đột giữa những tập đoàn người này, giữa những giai cấp này ngày càng gay gắt đưa đến sự tan rã của xã hội Thị tộc Công xã nguyên thủy không có giai cấp đã bị xã hội có giai cấp (chế độ chiếm hữu nô lệ) thay thế Bắt đầu từ đấy lịch sử loài người là lịch sử đấu tranh giai cấp
Trang 7Lợi ích vật chất của hai giai cấp chủ nô và nô lệ căn bản đối lập nhau Chủ
nô là người chiếm hữu nô lệ, cưỡng bức nô lệ lao động một cách nặng nhọc, chiếm hữu sản phẩm lao động của nô lệ Còn nô lệ thì lao động quanh năm
mà không đủ nuôi thân, hàng loạt nô lệ bị hành hạ đến chết Nô lệ chẳng những không có quyền lợi nào về mặt kinh tế mà về mặt chính trị họ cũng không có chút đảm bảo và địa vị nào cả Chủ nô có quyền bắn hoặc thậm chí giết nô lệ Tình trạng đó tất nhiên dẫn đến sự phản kháng của nô lệ và như vậy giữa chủ nô và nô lệ đã diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp không thể điều hòa được
Muốn củng cố địa vị thống trị của chủ nô, cần phải có một cơ quan bạo lực đặc biệt, nếu không sẽ không thể trấn áp được sự phản kháng của nô lệ, không thể củng cố được sự thống trị của chủ nô Tổ chức Thị tộc không thể hoàn thành được nhiệm vụ này mà cần thiết phải xây dựng một tổ chức bạo lực mới để thay thế tổ chức Thị tộc Tổ chức bạo lực đó chính là nhà nước
V I Lênin đã trình bày lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về nguồn gốc của nhà nước trong một công thức ngắn gọn như sau: “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được Bất cứ ở đâu, lúc nào và chừng nào mà về mặt khách quan những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được thì nhà nước xuất hiện Và ngược lại, sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được
Như vậy, nguyên nhân căn bản, chủ yếu làm cho Công xã nguyên thủy tan
rã và nhà nước xuất hiện là:
Sự phát triển kinh tế trong nội bộ xã hội dẫn đến sự phát sinh và phát triển của chế độ tư hưu về tư liệu sản xuất
Sự phát sinh giai cấp và mâu thuẫn giữa những giai cấp đối kháng tới mức không thể điều hòa được
Nhà nước xuất hiện tức là xuất hiện một bộ máy thống trị tách ra khỏi xã hội và đứng trên xã hội, gồm một nhóm người đặc biệt chuyên làm công tác lãnh đạo, sử dụng bộ máy cưỡng bức đặc biệt gồm: hiến binh, quân đội, cảnh sát, tòa án, nhà tù… nhằm đàn áp các giai cấp đối lập Nhà nước xuất
Trang 8hiện để duy trì chế độ tư hữu, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị trong
xã hội và để duy trì mãi mãi địa vị của giai cấp thống trị đó Chính vì vậy, Lênin đã nêu một định nghĩa rằng: “Nhà nước là một bộ máy để duy trì sự thống trị của một giai cấp này đối với một giai cấp khác” Bản chất của nhà nước, bất kể là nhà nước của giai cấp nào cũng đều là công cụ, là cơ quan,
là bộ máy áp bức giai cấp, là chuyên chính giai cấp
Quyền của giai cấp thống trị thông qua nhà nước bắt buộc cả xã hội phải phục tùng gọi là quyền thống trị chính trị, tức là chuyên chính giai cấp Không có nhà nước, giai cấp thống trị không thể thực hiện được quyền lực của mình đối với xã hội Nhà nước là tổ chức chính trị của xã hội, của các giai cấp thống trị về mặt kinh tế Nhà nước là biểu hiện trực tiếp của chuyên chính giai cấp
Đặc trưng của nhà nước so với Thị tộc:
Dân cư được phân theo khu vực địa lí chứ không phân theo quan hệ huyết thống Dân cư sống trong khu vực địa lí do một nhà nước quả lí đều có quyền và có nghĩa vụ đối với nhà nước đó
Nhà nước là tổ chức quyền lực của giai cấp thống trị, gồm những người tách ra khỏi nhân dân, đứng trên nhân dân và thực hiện quyền lực tách khỏi dân cư Đó là quyền lực chính trị Nhà nước do đó vừa là công cụ
tổ chức giai cấp, vừa là hình thức thực hiện quyền lực xã hội công khai
Thuế xuất hiện, nhà nước chỉ có thể tồn tại nhờ có thuế do nhân dân lao động đóng góp
Cùng với sự ra đời của nhà nước, pháp luật cũng phát sinh Dưới chế độ Công xã nguyên thủy, quan hệ giữa người với người do phong tục, tập quán điều chỉnh Phong tục, tập quán nảy sinh ra từ trong lòng xã hội nguyên thủy, xác định cái gì có thể làm, cái gì không được làm, cái gì tốt, cái gì xấu Tập quán phản ánh ý chí của mọi thành viên trong xã hội, đại biểu cho lợi ích của tất cả mọi người Tập quán dựa vào sự tuân thủ tự giác của con người và được bảo đảm thực hiện bằng dư luận xã hội và sức mạnh truyền thống Nhưng khi xã hội đã nảy sinh ra hai giai cấp đối lập, khi cuộc đấu tranh giai cấp là không thể điều hòa được thì những tạp quán trước đây vốn
Trang 9tiêu biểu cho lợi ích của toàn thể thành viên trong xã hội sẽ không còn sức mạnh để điều chỉnh các quan hệ xã hội Để củng cố địa vị thống trị của mình, giai cấp bóc lột cần phải có những quy tắc điều chỉnh hành vi mới, những quy tắc này chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị Muốn làm cho giai cấp bị thống trị phục tùng những quy tắc này, thì những quy tắc điều chỉnh này phải được nhà nước chế định ra và được bảo đảm thực hiện bằng
sự cưỡng chế của nhà nước Những quy tắc điều chỉnh hành vi mới này chính là pháp luật
Pháp luật cũng như nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được Pháp luật thay thế tập quán nguyên thủy không phải trong một lúc mà phải trải qua một quá trình lâu dài và phức tạp Thoạt đầu, người ta sửa lại những tập quán cũ cho phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị và dần dần người ta quy định, ban hành thêm những quy tắc mới Pháp luật lúc đầu biểu hiện bằng tập quán pháp (bất thành văn) và thực tiển xét xử (tiền lệ pháp) Sau này, nhà nước mới chế định ra một số luật thành văn (văn bản pháp luật)
Pháp lu ật là những quy tắc điều chỉnh hành vi của con người, do nhà nước
ban hành và có tính cưỡng chế
Trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, Mác và Ăngghen đã định nghĩa: “Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị được đưa lên thành lên, ý chí đó do những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội quyết định”
Định nghĩa kinh điển này đã nói lên bản chất của pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị được để lên thành luật
Từ định nghĩa này, có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của pháp luật:
Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị, tức là của giai cấp thực hiện quyền lãnh đạo của nhà nước đối với xã hội, giai cấp nắm chính quyền;
Ý chí đó được đề lên thành pháp luật, tức là được quy định thành những quy tắc điều chỉnh hành vi của mọi người, có tính chất cưỡng chế, bắt buộc tất cả mọi người phải phục tùng;
Pháp luật là những quy tắc có tính chất cưỡng chế chung;
Trang 10 Ý chí nêu lên thành luật là do điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội quyết định, tức là do điều kiện kinh tế xã hội chi phối;
Pháp luật là một trong những công cụ quan trọng nhất để giai cấp thốn trị thực hiện chuyên chính giai cấp
2 Các học thuyết phản động, phản khoa học về nguồn gốc của nhà nước và pháp
mê hoặc quần chúng, làm cho quần chúng an phận thủ thường, tin vào định mệnh và từ bỏ cuộc đấu tranh chống lại nhà nước của giai cấp thống trị
Quan điểm phản khoa học thứ hai cho rằng: trong nhân dân có người này sẵn có ý thức phục tùng,còn người khác vốn có ý thức quản lí, lãnh đạo, và
sự kết hợp hai loại tâm lí này làm nảy sinh ra nhà nước và pháp luật (đại diện cho quan điểm này là A-ris-tot)
Khi chủ nghĩa tư bản bước vào giai đoạn tột cùng là chủ nghĩa đế quốc, học thuyết về ý thức phục tùng và ý thức lãnh đạo được truyền bá rất rộng rãi và được sử dụng làm cơ sở để bào chữa cho chính sách bành trướng xâm lược và
nô dịch của các nước đế quốc đối với các dân tộc ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ
- Latinh, bào chữa cho chính sách áp bức, bóc lột nhân dân lao động ở các nước
tư bản
Những học thuyết cơ bản nêu trên đều là phản khoa học, không dựa vào quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét các hiện tượng xã hội nhà nước và pháp luật
Trang 11III CÁC KIỂU, HÌNH THỨC, CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP
Kiểu nhà nước do kiểu quan hệ sản xuất và do bản chất giai cấp của nhà nước quyết định
Từ khi lịch sử xã hội loài người xuất hiện giai cấp và đấu tranh giai cấp đến nay, trong xã hội có bốn cơ sở kinh tế khác nhau, kế tiếp, thay thế nhau: cơ
sở kinh tế chiếm hữu nô lệ, cơ sở kinh tế phong kiến, cơ sở kinh tế tư bản chủ nghĩa và cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa (XHCN) Thích ứng với bốn cơ
sở kinh tế đó thì có bốn kiểu nhà nước: kiểu nhà nước chiếm hữu nô lệ, kiểu nhà nước phong kiến, kiểu nhà nước tư bản chủ nghĩa và kiểu nhà nước XHCN Các kiểu nhà nước này có bản chất giai cấp khác nhau
Kiểu nhà nước biểu lệ bản chất của nhà nước Nhà nước có bản chất tư bản thì nhà nước đó được tổ chức theo kiểu tư bản của nó Nó không thể sử dụng kiểu nhà nước phong kiến hay kiểu nhà nước XHCN
b Hình thức của nhà nước
Hình thức nhà nước cũng là vấn đề quan trọng trong lí luận về nhà nước và pháp luật của chủ nghĩa Mác-Lênin Bản chất của nhà nước là công cụ thống trị của một giai cấp, là quyền lực chính trị Nhưng quyền lực đó tồn tại dưới hình thức nào, được tổ chức như thế nào, được sắp xếp như thế nào thì lại là những vấn đề thược nội dung của lí luận về hình thức nhà nước Nhà nước có hai loại hình thức: Hình thức tổ chức và hình thức chính thể
Về hình thức tổ chức: nhà nước có hai loại là nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang Nhà nước đơn nhất là nhà nước trong đó chỉ có một hệ thống cơ quan quyền lực tối cao duy nhất thực hiện chủ quyền quốc gia (Việt Nam, Lào, Bun-ga-ri, Pháp, Nhật Bản, v.v…), còn nhà nước liên bang là nhà nước có nhiều hệ thống cơ quan quyền lực tối cao: cơ quan
Trang 12của liên bang và cơ quan của từng nước thành viên trong liên bang Mỗi
hệ thống cơ quan quyền lực tối cao thực hiện chủ quyền quốc gia của mình trong phạm vi thẩm quyền đã được phân chia (ví dụ: Liên Xô cũ, Tiệp Khắc cũ, Liên bang Đức và đặc biệt là Hợp chủng quốc Hoa Kì hiện nay…)
Về hình thức chính thể: người ta chia hình thức nhà nước ra làm hai loại
cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa Hình thức chính thể quân chủ có những đặc điểm như sau: người đứng đầu nhà nước và thống trị suốt đời là vua Vua lên ngôi theo thừa kế, cha truyền con nối Vua có toàn quyền định đoạt mọi công việc của quốc gia (quân chủ tuyệt đối) hoặc chỉ có danh vọng, không có thực quyền hay thực quyền
bị hạn chế trong một phạm vi nhất định (quân chủ lập hiến)
Hình thức chính thể cộng hòa là hình thức trong đó người đứng đầu nhà nước là cá nhân hay tập thể do bầu cử mà ra và chỉ thi hành quyền hạn của mình trong một thời hạn nhất định (nhiệm kì) Trong chính thể cộng hòa có cộng hòa quý tộc (La Mã, Hy Lạp cổ đại) và cộng hòa dân chủ Trong chính thể cộng hòa dân chủ có chính thể cộng hòa tổng thống (ví dụ: Hoa Kì) và cộng hòa đại nghị (ví dụ: Cộng hòa Pháp)
Hình thức nhà nước có liên quan chặt chẽ với kiểu nhà nước Cùng một kiểu nhà nước có thể có nhiều hình thức khác nhau và một hình thức có thể
áp dụng trong nhiều kiểu nhà nước khác nhau Nhưng, có những hình thức chỉ thích hợp với một kiểu nhà nước nào đó chứ không thể thích hợp với các kiểu khác Ví dụ: Hình thức chính thể quân chủ không thể có ở kiểu nhà nước XHCN v.v…
c Chức năng của nhà nước
Chức năng của nhà nước là phương hướng hoạt động cơ bản của nhà nước trong từng thời kí nhất định Nhà nước có hai chức năng cơ bản là chức năng đối nội và chức năng đối ngoại
Chức năng đối nội gồm:
Trấn áp sự phản kháng của giai cấp đối lập nhằm bảo vệ lợi ích và quyền thống trị của giai cấp thống trị;
Trang 13 Tổ chức xây dựng kinh tế phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị;
Tổ chức giáo dục văn hóa nhằm bảo đảm sự thống trị của hệ tư tưởng của giai cấp thống trị
Chức năng đối ngoại gồm:
Bảo vệ đất nước chống sự xâm lăng của nước ngoài;
Thi hành chính sách đối ngoại phục vụ quyền lực của giai cấp thống trị Tất cả những chức năng nêu trên đều liên quan chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau và biểu hiện bản chất của nhà nước
2 Các kiểu, hình thức, chức năng của pháp luật
a Kiểu pháp luật
Kiểu pháp luật là khái niệm gắn liền với kiểu nhà nước vì pháp luật do nhà nước chế định ra Nhà nước thuộc kiểu nào thì chế định ra pháp luật thuộc kiểu ấy Từ xưa đến nay có bốn kiểu nhà nước thì cũng có bốn kiểu pháp luật: kiểu pháp luật nô lệ, kiểu pháp luật phong kiến, kiểu pháp luật tư sản
và kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa
Kiểu pháp luật nói lên bản chất của pháp luật, tức là nói pháp luật đó phục
vụ cho giai cấp thống trị nào, thực hiện chuyên chính đối với giai cấp nào
b Hình thức của pháp luật
Pháp luật biểu hiện dưới nhiều hình thức như Hiến pháp, Luật, Nghị định, Quyết định, Mệnh lệnh, Chỉ thị v.v… Hình thức pháp luật còn bao gồm cả phong tục, tập quán được nhà nước thừa nhận và các tiền lệ xét xử (Án lệ) của các tòa án
c Chức năng của pháp luật
Chức năng của pháp luật gắn liền với chức năng của nhà nước và biểu hiện
cụ thể ở bốn chức năng chủ yếu sau đây:
Ấn định tổ chức của quốc gia, của xã hội;
Điều chỉnh các quan hệ xã hội quan trọng nhất như quan hệ giữa các cơ quan quyền lực với nhau, giữa các cơ quan chính quyền và nhân dân, quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp nhân dân với nhau;
Định ra những chuẩn mực, khuôn phép cho những hành động hoặc các
cư xử của nhân dân;
Trang 14 Xây dựng trật tự xã hội
d Các hệ thống pháp luật chủ yếu trên thế giới
Theo sự phân loại của Tòa án Quốc tế Liên hợp quốc (International Court of Justice), có sáu hệ thống pháp luật cơ bản là Common law, Islamic law, Indian law, Chinese law và Law inspired by Communism
Common law là hệ thống pháp luật hình thành ở Anh, sau đó là ở Hoa
Kì và các nước từng là thuộc địa của Anh, Mỹ
Đặc điểm của Common law là khi mới ra đời, các quy tắc pháp luật chủ yếu là bất thành văn Common law là tập hợp các quy tắc từ các tập quán và các án lệ (tiền lệ xét xử)
Ngày nay, những nước xây dựng hệ thống pháp luật theo Common law cũng đã và đang từng bước pháp điển hóa pháp luật dưới hình thức văn bản Tuy nhiên, án lệ và tập quán ở những nước này vẫn đóng vai trò quan trọng
Civil law là hệ thống pháp luật hình thành lần đầu tiên ở La Mã cổ đại, sau này là ở Pháp và các nước TBCN ở lục địa châu Âu
Đặc điểm của Civil law là hệ thống pháp luật được xây dựng dưới hình thức thành văn Các quy tắc pháp luật được xây dựng một cách có hệ thống, rõ ràng và được tập hợp trong các bộ luật, luật hoặc văn bản dưới luật
Ở những nước này, án lệ không đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng pháp luật
Islamic law là hệ thống pháp luật hình thành ở các nước hồi giáo
Đặc điểm của Islamic law là chịu nhiều ảnh hưởng của các đạo giáo, đặc
biệt là đạo Hồi Vì vậy, người ta gọi Islamic law là luật Hồi giáo
Indian law là hệ thống pháp luật của Ấn Độ
Đặc điểm của Indian law là chịu nhiều ảnh hưởng của các tập quán, phong tục, lễ nghi, văn hóa của Ấn Độ Indian law chịu nhiều ảnh hưởng của đạo Hindu
Chinese law là hệ thống pháp luật của Trung Quốc
Trang 15Chinese law chịu nhiều ảnh hưởng của đạo Khổng Tử cũng như nền văn hóa của Trung Quốc Ngày này, Chinese law chịu nhiều ảnh hưởng của một nước Trung Quốc hai chế độ
Law inspired by Communist (Hệ thống pháp luật XHCN) là hệ thống pháp luật tồn tại ở các nước XHCN như Liên Xô (cũ) và ở Việt Nam hiện nay
IV CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CỦA CÁC GIAI CẤP BÓC LỘT
1 Nhà nước và pháp luật Chiếm hữu nô lệ
a Cơ sở chính trị, kinh tế, xã hội của nhà nước và pháp luật Chiếm hữu nô lệ
Sau khi chế độ Cộng sản nguyên thủy tan rã, nhà nước và pháp luật chiếm hữu nô lệ ra đời Đây là kiểu nhà nước và pháp luật đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người Kiểu nhà nước và pháp luật này xuất hiện đầu tiên ở Ai Cập (năm 2000 trước Công nguyên) và Hy Lạp (năm 600 trước Công nguyên)
Cơ sở kinh tế của nhà nước và pháp luật của các giai cấp bóc lột là chế độ chiếm hữu tư nhận về tư liệu sản xuất Nhưng trong xã hội chiếm hữu nô lệ,
tư liệu sản xuất nói chung như hầm mỏ, ruộng đất chưa phải là đối tượng chiếm hữu chủ yếu, mà người nô lệ là đối tượng chiếm hữu chính của giai cấp chủ nô
Giai cấp chủ nô là giai cấp thống trị, bóc lột, có mọi quyền lực trong tay Giai cấp nô lệ là giai cấp bị bóc lột chỉ có nghĩa vụ mà không có bất kì quyền lợi gì Ngoài hai giai cấp chủ yếu này ra còn có bọn quý tộc, tăng lữ (thuộc giai cấp thống trị) và những người dân tư do (thược giai cấp bị trị)
Cơ sở chính trị của nhà nước và pháp luật chiếm hữu nô lệ là sự thống trị của giai cấp chủ nô đối với giai cấp nô lệ
b Nhà nước Chiếm hữu nô lệ
Bản chất của nhà nước chiếm hữu nô lệ là chuyên chính của giai cấp chủ
nô, là bộ máy thống trị, công cụ áp bức bóc lột và đàn áp của giai cấp chủ
nô đối với giai cấp nô lệ và các tầng lớp nhân dân lao động khác
Chức năng của nhà nước Chiếm hữu nô lệ
Về đối nội:
Trang 16 Bảo vệ quyền sở hữu của giai cấp chủ nô về tư liệu sản xuất, chủ yếu
là quyền sở hữu của giai cấp chủ nô về người nô lệ;
Tổ chức và bảo vệ địa vị thống trị, ách áp bức, bóc lột của chủ nô đối với nô lệ và những người lao động khác;
Đàn áp nô lệ và các tầng lớp lao động khác bằng các hình thức bao lực, tư tưởng và tôn giáo;
Củng cố sự thống nhất trong giai cấp thống trị nhằm củng cố nền chuyên chính của giai cấp chủ nô
Về đối ngoại:
Bảo vệ đất nước, chống nạn xâm lăng của nước ngoài;
Tiến hành chiến tranh để bắt nô lệ, chiếm đoạt đất đai của nước khác nhằm mở rộng lãnh thổ và vơ vét của cải
Hình thức chính thể của nhà nước chiếm hữu nô lệ:
Chính thể quân chủ là hình thức chính thể phổ biến trong thời kì chiếm hữu nô lệ;
Chính thể Cộng hòa dân chủ: ví dụ ở A-ten cổ đại, về hình thức, mọi người dân tự do đều có quyền bầu cử để bầu ra cơ quan quyền lực tối cao là Hội nghị nhân dân Song, trong thực tế nền dân chủ ở A-ten chủ yếu là nền dân chủ của bọn chủ nô;
Chính thể Cộng hòa quý tộc: ví dụ ở La mã và cộng hòa X-pat trước đây, chỉ có những chủ nô đặc quyền, đặc lợi mới có quyền tham gia quản lí nhà nước thông qua việc bầu cử và sử dụng Viện nguyên lão và đại hội công dân
c Pháp luật Chiếm hữu nô lệ
Bản chất của pháp luật Chiếm hữu nô lệ là ý chí của giai cấp chủ nô được nhà nước chiếm hữu nô lệ đề lên thành những quy tắc, bắt buộc nhân dân phải thi hành Pháp luật Chiếm hữu nô lệ bảo vệ chế độ chiếm hữu tư nhân
về người nô lệ, hợp pháp hóa chế độ chính trị bất bình đẳng Theo pháp luật, người nô lệ chỉ là đồ vật, là một thứ tư liệu sản xuất, là công cụ sản xuất “biết nói”, do đó họ không có quyền mà chỉ có nghĩa vụ
Trang 17Hình thức pháp luật Chiếm hữu nô lệ: pháp luật Chiếm hữu nô lệ biểu hiện chủ yếu dưới hình thức tập quán không thành văn Những tập quán này phần lớn do bọn thống trị đặt ra rồi thi hành lặp đi, lặp lại nhiều lần và trở thành những quy tắc chung cho xã hội Khi cần thiết, bọn thống trị vứt bỏ đi những tập quán cũ, không còn thích hợp với quyền lợi của chúng và đặt ra những tập quán mới bắt nhân dân phải tuân theo Khi những mối quan hệ torng xã hội Chiếm hữu nô lệ phát triển thì tập quán pháp không thể đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh những mối quan hệ đó, do đó, những quy phạm có tính chất tập quán dần dần được thay thế bằng luật thành văn Những bộ luật thành văn đầu tiên là Bộ luật 12 bảng ở La Mã cổ đại, Bộ luật Ma-nu ở Ấn Độ, Bộ luật Dra-côn ở A-ten v.v…
2 Kiểu nhà nước và pháp luật Phong kiến
a Nhà nước Phong kiến
Cơ sở kinh tế của nhà nước Phong kiến là quan hệ sản xuất phong kiến, cụ thể là chế độ chiếm hữu tư nhân của giai cấp địa chủ, phong kiến về tư liệu sản xuất (chủ yếu là ruộng đất) Bọn địa chủ phong kiến làm chủ ruộng đất, cho dân cày cấy để thu tô Nền kinh tế dưới chế độ phong kiến rất phân tán, mang tính chất tự nhiên, nhất là ở giai đoạn đầu của thời kì phong kiến Giai cấp địa chủ, phong kiến chiếm thiểu số trong xã hội là giai cấp thống trị, giai cấp bóc lột
Giai cấp nông nô (nông dân) chiếm tuyệt đại đa số trong xã hội là giai cấp
Trang 18 Đàn áp sự phản kháng của nông dân và các tầng lớp lao động khác bằng thủ đoạn chính trị, kinh tế, tư tưởng tôn giáo và bạo lực công khai
Về đối ngoại:
Bảo vệ đất nước chống ngoại xâm Tiến hành chiến tranh xâm lược khi
có điều kiện để chiếm đoạt lãnh thổ nước khác và biến dân cư nước này thành nông nô của mình
Hình thức chính thể của nhà nước Phong kiến:
Hình thức chính thể điển hình và phổ biến của nhà nước Phong kiến là chính thể quân chủ, trong đó chính thể quân chủ phong kiến cát cứ và chính thể quân chủ tập quyền là chủ yếu Ngoài ra, cón có hình thức chính thể cộng hòa phong kiến
b Pháp luật Phong kiến
Pháp luật Phong kiến là một công cụ chuyên chính của giai cấp phong kiến, địa chủ để củng cố và bảo vệ quan hệ sản xuất phong kiến và trật tự xã hội phong kiến nhằm duy trì sự thống trị và bóc lột của giai cấp phong kiến, địa chủ đối với nông dân và các tầng lớp lao động khác
Pháp luật Phong kiến xác lập một trật tự khắc nghiệt trong xã hội và gia đình; bảo vệ triệt để tôn giáo và lễ giáo phong kiến, không phân biệt ranh giới giữa quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức và quy phạm tôn giáo Pháp luật Phong kiến định ra những hình phạt tàn nhẫn và dã man như tùng xẻo, cho voi giày, bỏ vạc dầu, chu di tam tộc v.v…
Hình thức của pháp luật Phong kiến được biểu hiện dưới dạng tập quán pháp và luật thành văn, trong đó tập quán pháp là hình thức chủ yếu ở giai đoạn đầu của thời kì phong kiến
c Nhà nước và pháp luật Phong kiến Việt Nam
Do hoàn ảnh lịch sử, để đảm bảo nhu cầu dựng nước và giữ nước, ở Việt Nam về cơ bản, quốc gia thống nhất được thành lập sớm, vì vậy nền quân chủ trung ương tập quyền của giai cấp phong kiến Việt Nam cũng nảy nở khá sớm
Trang 19Nhà nước Phong kiến dưới các triều Lý Nam Đế, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê và Nguyễn là các hình thức phong kiến trung ương tập quyền Tính chất tập quyền của triều đại sau cao hơn triều đại trước Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương được tổ chức ngày một chặt chẽ và không ngừng được củng cố, có quân đội thường trực đủ mạnh để bảo vệ đất nước và đè bẹp cát cứ địa phương Triều Nguyễn là vương triều phong kiến cuối cùng So với các triều đại trước, tính chất tập quyền chuyên chế của nhà Nguyễn mạnh hơn Là vương triều hàn yếu, phản động, triều Nguyễn
đã bán rẻ chủ quyền nước ta cho thực dân Pháp để duy trì lợi ích giai cấp ích kỉ của họ
Pháp luật Phong kiến Việt Nam cũng sớm được hình thành Bắt đầu từ triều Tiền Lê (979) một số luật lệ đã được ban hành Đặc biệt năm 1042, Lý Thái
Tổ cho ban hành Bộ luật Hình thư Đến đời Trần, một Bộ luật Hình thư mới được công bố Triều Trần còn có Bộ Quốc triều thống chế, quy định việc tổ chức chính quyền và các quy chế hành chính Dưới triều Hậu Lê hoạt động tạp quán được đẩy mạnh và thể hiện ở nhiều mặt Các chế độ quản lí và thể chế của bộ máy nhà nước dần dần được quy định thành luật lệ hoàn chỉnh Đặc biệt, năm 1483, Lê Thánh Tông cho ban hành Bộ luật Hồng Đức gồm
721 điều, chia làm 6 quyển, 16 chương, bao gồm Luật Hình sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật dân sự và Luật Tố tụng dân sự Luật Hồng Đức được thi hành đến cuối thế kỉ XVIII
Có thể nói, Bộ luật Hồng Đức là một công trình lập pháp lớn, chứng tỏ bước phát triển mới rất quan trọng của lịch sử pháp luật Việt Nam
Pháp luật đời Lý, Trần và Hậu Lê bảo vệ lợi ích và đặc quyền của giai cấp thống trị phong kiến, củng cố chế độ quân chủ chuyên chế Các hình phạt
hà khắc còn duy trì, chế độ phân biệt các đẳng cấp trong xã hội thể hiện khá
rõ nét Song, các bộ luật trên, ở mức độ khác nhau cũng phản ánh và tôn trọng một số phong tục, tập quán của nhân dân và còn có tác dụng tích dực trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia và phát triển kinh tế
Năm 1915, Triều Nguyễn cho ban hành Bộ luật Gia Long Bộ luật này chỉ
là một bản sao chép gần như nguyên vẹn Bộ luật nhà Mãn Thanh Bộ luật
Trang 20này mang nhiều tính chất phản động và khắc nghiệt hơn so với các bộ luật trước đó
3 Nhà nước và pháp luật Tư bản chủ nghĩa
a Nhà nước Tư sản
Nhà nước Tư sản là tổ chức chính trị, là công cụ của giai cấp tư sản để đàn
áp bóc lột công nhân và nhân dân lao động Cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản là quyền sở hữu của giai cấp tư sản về tư liệu sản xuất Giai cấp vô sản không có tư liệu sản xuất nên phải bán sức lao động cho giai cấp tư sản Khi tiến hành cách mạng Tư sản để đánh đổ giai cấp phong kiến, giai cấp tư sản đã nêu ra những khẩu hiệu rất tiến bộ như: bình đẳng, tự do, bác ái Ví dụ: trong “Tuyên ngôn Nhân quyền và ân quyền của Pháp năm 1791” tuyên bố: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và bình đẳng về quyền lợi”
Giai cấp tư sản lúc đó đóng một vai trò lịch sử tiến bộ, đã xóa bỏ được chế
độ phong kiến bất công, kìm hãm bước tiến của loài người trong hàng nghìn năm Nền dân chủ tư sản được thiết lập đã chấm dứt đêm trường trung cổ là một thành quả to lớn của loài người trong quá trình đấu tranh giành tư do Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản không xóa bỏ áp bức bóc lột mà chỉ chuyển dịch quyền áp bức bóc lột xã hội từ tay giai cấp địa chủ, phong kiến sang tay giai cấp tư sản Vì vậy, nhà nước tư sản vẫn mang bản chất là một nhà nước bóc lột
Bản chất của nhà nước Tư sản là chuyên chính tư sản
Việc theo đuổi lợi nhuận tối đa bắt buộc giai cấp tư sản phải cải tiến và
mở rộng sản xuất Việc mở rộng sản xuất đó diễn ra trong tình trạng tư
do cạnh tranh Trong quá trình cạnh tranh, những xí nghiệp lớn thôn tính
những xí nghiệp nhỏ Việc tập trung và tích tụ tư bản dẫn đến sự hình thành chủ nghĩa tư bản lũng đoạn, tức là chủ nghĩa đế quốc Như vậy,
xã hội tư bản và nhà nước tư bản đã trải qua hai giai đoạn: giai đoạn tư
do cạnh tranh và giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Mặc dù trải qua hai giai đoạn đó, nhà nước Tư sản không thay đổi về bản chất mà ngày càng
Trang 21tăng trưởng sự bóc lột về kinh tế và sự áp bức về chính trị đối với giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động khác
Chức năng của nhà nước Tư sản
Về đối nội:
Bảo vệ quyền sở hữu tư bản chủ nghĩa và bóc lột nhân dân lao động;
Bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản chống lại các giai cấp bị bóc lột khác…
Về đối ngoại:
Đề phòng và chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của quốc gia;
Bành trướng, xâm lược, nô dịch các nước khác, các dân tộc khác đặc biệt là trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
Hình thức chính thể của nhà nước Tư sản:
Chính thể cộng hòa tư sản trong đó có công hòa đại nghị (Pháp) và
Pháp luật Tư sản trên giấy tờ, có xác nhận một số quyền tự do dân chủ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Song, những quy định này chỉ mang tính chất hình thức thậm chí phủ định lẫn nhau Trong thực tế, pháp luật tư sản thể hiện sự bất bình đẳng rõ rệt
Hình th ức của pháp luật Tư sản
Pháp luật Tư sản biểu hiện chủ yếu dưới hình thức luật thành văn Ngoài ra,
ở nhiều nước, pháp luật biểu hiện dưới hình thức luật tập quán (tập quán pháp) và tiền lệ pháp, ví dụ ở Anh, Mỹ So với luật pháp phong kiến, luật
Trang 22pháp tư sản phát triển hơn cả về cách thức quy định, ban bố và thi hành lẫn việc pháp điển hóa và phân loại Ví dụ: giai cấp tư sản phân loại pháp luật thành hai ngành lớn: công pháp và tư pháp Ngành công pháp bao gồm: luật hiến pháp, luật hành chính, luật tài chính, luật hình sự, luật tố tụng hình sự v.v… Ngành tư pháp bao gồm: luật dân sự, luật tố tụng dân sự, luật lao động, luật thương mại, tư pháp quốc tế v.v…
V NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1 Nhà nước Xã hội chủ nghĩa
a Nhà nước Xã hội chủ nghĩa
Năm 1917, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân Nga, mà chính đảng của
nó là Đảng Cộng sản Bôn-sê-vích, quần chúng cách mạng Nga đã dùng bạo lực cách mạng lật đổ chính quyền tư sản thành lập nhà nước chuyên chính vô sản
Xô Viết Sau khi giành chính quyền, xác lập nền chuyên chính vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Bôn-sê-vích, nhân dân lao động Nga thành lập Nhà nước Xô Viết (nhà nước của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân) Cùng với sự ra đời của Nhà nước Xô Viết, một loạt các nhà nước XHCN khác cũng xuất hiện ở châu Âu
Ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam mà chính đảng của nó là Đảng Cộng sản Đông Dương (sau này là Đảng Lao động Việt Nam,
và ngày nay là Đảng Cộng sản Việt Nam), nhân dân Việt Nam đã làm cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đánh đổ bộ máy nhà nước của bọn thực dân phong kiến, giành độc lập tự do cho Tổ quốc, thành lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Với việc hoàn thành thống nhất nước nhà về mặt nhà nước, năm 1975 trên cơ
sở chủ nghĩa xã hội, nhân dân ta đã có một nhà nước theo kiểu XHCN – Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam
Bản chất của nhà nước XHCN là chuyên chính vô sản
Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định rằng chuyên chính vô sản nghĩa là giai cấp
vô sản phải trở thành cấp thống trị, nghĩa là “chỉ có một giai cấp nhất định, tức
là giai cấp công nhân thành thị và nói chung là công nhân nhà máy, công nhân công nghiệp, mới có khả năng lãnh đạo toàn thể quần chúng lao động và những
Trang 23người bị bóc lột trong cuộc đấu tranh để lật đổ ách tư bản… trong cuộc đấu tranh để duy trì và củng cố thắng lợi, trong sự nghiệp sáng tạo một trật tự xã hội mới – trật tư xã hội chủ nghĩa, trong toàn bộ cuộc đấu tranh để hoàn toàn xóa bỏ giai cấp”
Chuyên chính vô sản là chuyên chính của giai cấp công nhân – giai cấp nắm quyền lãnh đạo nhân dân lao động trên cơ sở liên minh công nông, trấn áp sự phản kháng của giai cấp bóc lột đã bị lật đổ, xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và tàn dư của chế độ người bóc lột người, xóa dần sự phân chia xã hội thành giai cấp để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản
Từ những điểm trình bày trên, có thể rút ra các đặc trưng sau đây của chuyên chính vô sản:
Chuyên chính vô sản trước hết là bạo lực đối với giai cấp tư sản và các giai cấp bóc lột khác, là cuộc đấu tranh giai cấp tiếp tục dưới hình thức mới;
Chuyên chính vô sản là cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chiến thắng đã nắm được chính quyền trong tay chống lại giai cấp tư sản chiến bại nhưng chưa bị tiêu diệt, chưa thôi phản kháng mà ngược lại, còn tăng cường phản kháng mạnh hơn;
Liên minh công nông là nguyên tắc tối cao của chuyên chính vô sản;
Chuyên chính vô sản còn nhằm mục đích đặc biệt lớn lao là xây dựng một
xã hội mới tốt đẹp hơn chế độ xã hội cũ, trong đó không có người bóc lột người, một xã hội ấm no và hạnh phúc Ý nghĩa của vấn đề này đã được V.I Lênin khẳng định: “Chuyên chính vô sản,… không phải chỉ là bạo lực đối với bọn bóc lột và cũng không phải chủ yếu là bạo lực Cơ sở kinh tế
của bạo lực cách mạng đó, cái đảm bảo cho sức sống và sự thắng lợi của nó chính là việc giai cấp vô sản phải đưa ra và thực hiện được kiểu tổ chức xã hội có năng suất lao động cao hơn so với chủ nghĩa tư bản Đây là nội dung của vấn đề Do đó mà có lực lượng đảm bảo được thắng lợi hoàn toàn và tất nhiên của chủ nghĩa cộng sản”
b Chức năng của nhà nước XHCN
Về đối nội
Trang 24 Tổ chức xây dựng nền kinh tế XHCN;
Xây dựng nền văn hóa mới và con người XHCN;
Trấn áp giai cấp bóc lột, các phần tử phản động, ay sai đế quốc phá hoại, bảo vệ chế độ XHCN trên mọi lĩnh vực
Về đối ngoại
Sẳn sàng đập tan mọi hành động xâm lược và âm mưu gây chiến của chủ nghĩa đế quốc để bảo vệ đất nước, đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, bảo vệ nền hòa bình và an ninh thế giới;
Ủng hộ về mọi mặt phong trào đấu tranh của nhân dân các nước vì độc lập, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội;
Tổ chức hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước anh em XHCN, thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường với các nước có chế độ chính trị -
xã hội khác nhau trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập chủ quyền và hai bên cùng có lợi;
Tích cực tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc
Cộng hòa dân chủ nhân dân: tồn tại ở các nước XHCN ở châu Âu, châu
Á và châu Mỹ - Latinh (ví dụ ở Việt Nam từ 1945 đến 1975…)
Cộng hòa XHCN: tồn tại ở Liên Xô cũ, các nước XHCN ở Đông Âu cũ hoặc Cộng hòa XHCN Việt Nam hiện nay
d Hệ thống chuyên chính vô sản trong nhà nước XHCN
Hệ thống chuyên chính vô sản là “… một bộ máy mềm dẻo và tương đối
rộng rãi, vững mạnh, một bộ máy thông qua đó Đảng liên hệ chặt chẽ với giai cấp và quần chúng và thông qua đó chuyên chính của giai cấp được thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng” Hệ thống chuyên chính vô
Trang 25sản bao gồm ba loại tổ chức: tổ chức Đảng là lực lượng lãnh đạo, tổ chức nhà nước là lực lượng quản lí và tổ chức quần chúng là lực lượng trực tiếp thực hiện công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội
Đảng cộng sản: Đảng Cộng sản là Đảng của giai cấp công nhân, là đội tiên phong có tổ chức và là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân, là
bộ phận đầu não trong hệ thống chuyên chính vô sản, trong từng cơ quan nhà nước trong từng tổ chức quần chúng
Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản thể hiện trước hết ở chỗ Đảng là người vạch ra đường lối chính trị, chỉ ra mục tiêu và vạch ra phương hướng hành động cho toàn bộ hệ thống và từng tổ chức trong hệ thống chuyên chính vô sản Đảng giáo dục và động viên quần chúng tham gia phong trào cách mạnh, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho bộ máy nhà nước
và các đoàn thể quần chúng Do đó, không thể nói đến chuyên chính vô
sản nếu không có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Bộ máy nhà nước XHCN: Trong hệ thống chuyên chính vô sản, nhà nước là một bộ phận cấu thành rất quan trọng, là “biểu hiện trực tiếp của chuyên chính vô sản” Nhà nước XHCN là công cụ chủ yếu của nền chuyên chính vô sản Sự lãnh đạo của Đảng và quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động được thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động của nhà nước Do vậy, nhà nước phải là công cụ sắc bén nhất để tổ chức thực hiện đường lối chính sách của Đảng, thông qua nhà nước Đảng liên
hệ chặt chẽ với quần chúng, biến đường lối, chính sách của Đảng thành quyết định của bản thân quần chúng, thành hành động hằng ngày của bản thân quần chúng
Nguyên tắc của chuyên chính vô sản là Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ và nhà nước quản lí
Các tổ chức quần chúng: trong hệ thống chuyên chính vô sản, các đoàn thể quần chúng như: công đoàn, đoàn thanh niên cộng sản, hợp tác xã, hội liên hiệp phụ nữ, mặt trận tổ quốc v.v… giữ vai trò rất quan trọng Đây là những tổ chức tập hợp quần chúng một cách trực tiếp để nhân dân làm chủ, để thực hiện quyền tự do, là nơi rất tốt để tuyên truyền giáo
Trang 26dục quần chúng, là sợi dây nối liền Đảng với đông đảo quần chúng theo từng thành phần xã hội, từng giới, từng lứa tuổi Hoạt động của các tổ chức quần chúng tạo điều kiện cho Đảng và Nhà nước hiểu được những tâm tư và nguyện vọng của quần chúng để kịp thời đề ra những chủ trương và chính sách thiết thực phục vụ lợi ích của quần chúng
Tóm lại, trong hệ thống chuyên chính vô sản, Đảng Cộng sản là hạt nhân lãnh đạo Nhà nước là công cụ sắc bén để quản lí việc thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng về mọi mặt Các đoàn thể quần chúng là hậu thuẫn vững chắc của nhà nước, là sợi dây nối liền Đảng với quần chúng
2 Pháp luật Xã hội chủ nghĩa và những phạm trù thuộc về pháp luật Xã hội chủ nghĩa
a Bản chất của pháp luật Xã hội chủ nghĩa
Pháp luật XHCN là ý chí của giai cấp công nhân được đề lên thành luật và được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng tính cưỡng chế của pháp luật Nội dung của pháp luật XHCN do những điều kiện sinh hoạt vật chất của thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên XHCN quyết định
Pháp luật XHCN là công cụ trong tay nhà nước XHCN để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của chuyên chính vô sản Nhà nước XHCN là nhà nước kiểu mới, nhà nước của nhân dân lao động dựa trên sự liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thì pháp luật XHCN cũng mang đầy đủ những tính chất nói trên của nhà nước XHCN Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói một cách rất cô động về bản chất của pháp luật: “Nhà nước nào
có pháp luật ấy”
b Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Xã hội chủ nghĩa
Bảo vệ và củng cố chính quyền nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản
Bảo vệ và tăng cường chế độ sở hữu XHCN
Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật của mọi công dân Bảo đảm dân chủ thực sự cho công dân
Trang 27 Kết hợp quyền lợi cá nhân với quyền lợi tập thể trong đó quyền lợi của
xã hội là cơ sở bảo đảm quyền lợi cá nhân
Nguyên tắc chủ nghĩa quốc tế vô sản
Nguyên tắc nhân đạo XHCN
c Hình thức của pháp luật Xã hội chủ nghĩa
Khoa hoạc pháp luật XHCN chia các hình thức pháp luật cụ thể thành luật
và những văn bản dưới luật, tùy theo cơ quan và trình tự ban hành cũng như thủ tục thông qua chúng
Lu ật là hình thức pháp luật quan trọng nhất, do cơ quan quyền lực tối cao
của nhà nước thông qua và có hiệu lực pháp lí cao nhất Luật bao gồm luật hiến pháp (Hiến pháp) và luật thường (các đạo luật cụ thể) Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, là đạo luật có hiệu lực pháp lí cao nhất so với tất cả các văn bản luật pháp khác
Ở Việt Nam, việc ban hành Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp thuộc thẩm quyền riêng biệt của Quốc hội, cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước, với thủ tục thông qua đặc biệt Trên cơ sở Hiến pháp và nhằm thi hành Hiến pháp, Quốc hội ban hành các đạo luật – luật thường Như vậy, Quốc hội là
cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp (Điều 83, Đoạn 2 Hiến pháp Việt Nam năm 1992)
Các văn bản quy phạm dưới luật: các văn bản quy phạm dưới luật, hay còn
gọi là các văn bản dưới luật là những văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trên cơ sở và nhằm thi hành Hiến pháp và các đạo luật Hiệu lực pháp lí của các văn bản dưới luật không giống nhau và phụ thuộc vào vị trí của cơ quan đã ban hành ra các văn bản ấy trong hệ thống các cơ quan nhà nước
Các văn bản quy phạm dưới luật gồm có: Pháp lệnh, Lện, Nghị định, Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định, Điều lệ, Quy định, Quy tắc v.v…
Pháp l ệnh là văn bản quy phạm dưới luật Căn cứ Hiến pháp hiện hành của
Việt Nam năm 1992, đã được sửa đổi ngày 25/12/2001, Pháp lệnh do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Ví dụ: Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003, Pháp lệnh Chống bán phá giá năm 2004 v.v…
Trang 28L ệnh do Chủ tịch nước ban hành để thực hiện nhiệm vụ quyền hạn được
giao Ví dụ: Lệnh số 12/2003/L-CTN về việc công bố Luật Kế toán năm
2003 v.v…
Ngh ị định, Nghị quyết, Quyết định do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban
hành trên cơ sở và nhằm thi hành Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh Ví dụ: Quyết định số 139/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2004, Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 của Chính phủ quy định chi tiết về nhượng quyền thương mại
Thông tư, Chỉ thị do các bộ và cơ quan ngang bộ ban hành Ví dụ: Thông tư
số 73/2003/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 1/7/2003 hướng dẫn việc thực hiện công tác kiểm dịch thực vật nội địa; Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25/5/2006 của Bộ Thương mại (nay là
Bộ Công thương) hướng dẫn đăng kí hoạt động nhượng quyền thương mại; Chỉ thị số 08/2003/CT-BCN của Bộ Công nghiệp ngày 7/7/2003 về việc thực hiện tiết kiệm điện trong sản xuất và sinh hoạt v.v…
Ngh ị quyết của các cơ quan quyền lực ở địa phương: căn cứ vào luật và các
nghị định, nghị quyết của cơ quan cấp trên, Hội đồng nhân dân các cấp có thẩm quyền ra nghị quyết để thi hành trong phạm vi địa phương của mình
Quy ết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân các cấp về việc giải quyết các vấn
đề cụ thể trong phạm vi địa phương mình
d Hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa
Hệ thống pháp luật là khái niệm chỉ kết cấu của pháp luật trong một nhà nước, nó thể hiện mối liên hệ bên trong và bên ngoài của sự thống nhất giữa các quy phạm pháp luật, đồng thời là sự phân chia các quy phạm đó thành các ngành luật phù hợp với đặc điểm của các quan hệ xã hội mà chúng điều chỉnh
Pháp luật của nhà nước nào cũng vậy, đều hợp thành một hệ thống thống nhất Các giai cấp thống trị, muốn có sự thống nhất chặt chẽ trong hệ thống pháp luật của mình, vì vậy, họ đều rất chú ý xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất của mình nhằm thực hiện chuyên chính giai cấp một cách triệt
Trang 29để Tuy nhiên, mỗi nhà nước khác nhua đều xây dựng hệ thống pháp luật không giống nhau Có nước xây dựng hệ thống pháp luật theo nguyên tắc tam quyền phân lập với việc chia lĩnh vực pháp luật thành công pháp (public law) và tư pháp (private law) ví dụ: Pháp, Mỹ v.v… Có nước (như Việt Nam) lại không dựa vào nguyên tắc tam quyền phân lập và cũng không chia hệ thống pháp luật thành công pháp (public law) và tư pháp (private law)
Hệ thống pháp luật XHCN nói chung và hệ thống pháp luật của Việt Nam nói riêng, đều chia ra thành nhiều ngành luật Các ngành luật của các nhà nước XHCN, đặc biệt là các ngành luật của nước ta hiện nay đang trong quá trình hình thành, phát triển Giữa các ngành luật có sự phát triển không đều; một số ngành luật đã có phần hoàn chỉnh, một số ngành khác mới chỉ có một số quy định mang tính nguyên tắc mà chưa được cụ thể hóa thành luật Các quy phạm của một số ngành luật còn tản mạn, phân tán trong nhiều văn bản Song, do được xây dựng trên cơ sở XHCN, tất cả các ngành luật thuộc
hệ thống pháp luật XHCN đều nhằm phục vụ cho việc quản lí của nhà nước chuyên chính vô sản trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
Hệ thống pháp luật XHCN nói riêng và pháp luật một số nước nói chung thường được phân chia thành các ngành luật (hoặc các lĩnh vực pháp luật)
cụ thể sau đây:
Lu ật Nhà nước (Luật Hiến pháp): là ngành luật (lĩnh vực luật) chủ đạo
trong hệ thống luật nói chung và pháp luật XHCN nói riêng Nó quy định các nguyên tắc chung cho tất cả các ngành luật; quy định các nguyên tắc chủ yếu trong việc tổ chức và hoạt động cơ bản của các cơ quan nhà nước; quy định quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Lu ật Hành chính: là ngành luật (lĩnh vực luật) điều chỉnh các mối quan hệ
về mặt tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, điều chỉnh các mối quan hệ của các cơ quan nhà nước với nhau và với công dân
Lu ật Tài chính: bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh những mối
quan hệ phát sinh trong quá trình tiến hành hoạt động tài chính của nhà nước và các tổ chức kinh tế
Trang 30Lu ật Dân sự: là ngành luật điều chỉnh các quan hệ dan sự, thương mại, hôn
nhân và gia đình giữa công dân với nhau hoặc giữa công dân với các tổ chức trong nhà nước XHCN trên nguyên tắc các bên đều bình đẳng với nhau về mặt pháp lí
Lu ật Hình sự: bao gồm các quy phạm pháp luật quy định các hành vi phạm
tội và hình phạt đối với những người gây ra tội phạm
Lu ật Tố tụng dân sự: là ngành luật bao gồm các quy phạm pháp luật quy
định trình tự giải quyết các tranh chấp về dân sự
Lu ật Tố tụng hình sự: bao gồm những quy phạm pháp luật quy định trình tự
giải quyết các vụ án hình sự
Lu ật Lao động: là ngành luật điều chỉnh các quan hệ về đào tạo và sử dụng
lao động trong các cơ quan nhà nước, trong các doanh nghiệp quốc doanh
và ngoài quốc doanh, các quan hệ lao động giúp việc gia đình
Lu ật Hợp tác xã: bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ
xã hội có liên quan tới việc tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã với xã viên và gia đình xã viên
Lu ật Thương mại: là ngành luật điều chỉnh các quan hệ thương mại, các
quan hệ kinh tế, quan hệ kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi
Ở Việt Nam, trong thời kì phát triển nền kinh tế kế hoạch hóa, không có ngành luật thương mại Nhưng hiện nay, cùng với nền kinh tế thị trường, ngành luật thương mại cũng đã hình thành và phát triển nhằm điều tiết các hoạt động thương mại trong nền kinh tế thị trường
Ngoài các ngành luật trong nước như trên ở phạm vi quốc tế còn có ngành luật điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế như: Công pháp quốc tế là ngành luật điều chỉnh các mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau Tư pháp quốc
tế là ngành luật điều chỉnh các mối quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại, hôn nhân và gia đình nảy sinh trong đời sống quốc tế
Hệ thống pháp luật của một nhà nước không cố định mà cùng với sự phát triển của xã hội, nó cũng ngày càng phát triển và hoàn thiện không ngừng Nhiều ngành luật mới xuất hiện Mỗi ngành luật đều có những đặc điểm
Trang 31riêng, nhưng chúng cũng có những điểm chung và có mối quan hệ mật thiết với nhau
e Quy phạm pháp luật Xã hội chủ nghĩa
Quy phạm pháp luật XHCN là những quy tắc xử sự chung của con người,
do nhà nước XHCN đặt ra, được chấp nhận, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động, được nhà nước đảm bảo thi hành bằng các biện pháp thuyết phục và cưỡng chế
Pháp luật là tổng hợp các quy phạm pháp luật, còn quy phạm pháp luật là
bộ phận cấu thành, là tế bào của pháp luật Pháp luật của một nhà nước là
do nhiều quy phạm pháp luật của nước đó hợp thành
Khi nghiên cứ quy phạm pháp luật XHCN, cần chú ý những điểm sau:
Quy phạm pháp luật XHCN do nhà nước XHCN đặt ra, nhưng trong quá trình đặt ra các quy phạm pháp luật XHCN, nhà nước XHCN phải chú ý tới ý nghĩa to lớn của các hoạt động quần chúng nhân dân vì quy phạm pháp luật XHCN phản ánh những kinh nghiệm đấu tranh giai cấp và lao động sản xuất của nhân dân lao động Nếu tách rời kinh nghiệm, trí tuệ
và sự sáng tạo của quần chúng nhân dân thì sẽ không thể xây dựng được pháp luật XHCN
Quy phạm pháp luật XHCN phải có sự cưỡng chế của nhà nước để đảm
bảo thực hiện, nhưng sự cưỡng chế của nhà nước không phải là nhân tố duy nhất đảm bảo thực hiện các quy phạm pháp luật XHCN, mà bản thân sự cưỡng chế này cũng mang tính chất giáo dục nên nó khác về cơ bản với sự cưỡng chế của các quy phạm pháp luật ở các nhà nước bóc lột
Quy phạm pháp luật XHCN liên quan rất mật thiết với chính sách của Đảng Chính sách của Đảng là “linh hồn” của các quy phạm pháp luật XHCN
Cơ cấu của quy phạm pháp luật: mỗi quy phạm pháp luật có ba phần liên quan chặt chẽ với nhau là: phần giả định, phần quy định và phần chế tài
Trang 32 Giả định là phần nêu lên điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong cuộc sống để áp dụng quy phạm pháp luật
Quy định là phần ấn định rõ, chủ thể pháp luật tham gia quan hệ xã hội trong điều kiện, hoàn cảnh được nêu ở phần giả định trên phải làm gì
Chế tài là phần nêu lên những hình thức và mức độ hình phạt sẽ áp dụng đối với người vi phạm
f Quan hệ pháp luật Xã hội chủ nghĩa
Quan hệ pháp luật là những quan hệ xã hội nhất định do pháp luật điều chỉnh và được đảm bảo bằng sự thuyết phục, cưỡng chế của nhà nước Muốn có quan hệ pháp luật thì trước tiên phải có quan hệ xã hội phát sinh
và quan hệ xã hội đó phải được pháp luật điều chỉnh, tức là phải có quy phạm pháp luật quy định
Điều kiện thứ hai làm cho quan hệ pháp luật hình thành là phải có sự kiện pháp lý Sự kiện pháp lý là những sự kiện xảy ra trong đời sống và được quy phạm pháp luật giả định trước Có hai loại sự kiện pháp lý là hành vi và
sự biến
Hành vi là xử sự có ý chí của con người
Sự biến là những sự kiện phát sinh không phụ thuộc vào ý chí con người, ví dụ như chết, sinh đẻ, các hiện tượng tự nhiên như bão biển v.v…
Điều kiện thứ ba làm cho quan hệ pháp luật hình thành là phải có các yếu tố của quan hệ pháp luật Một quan hệ pháp luật có ba yếu tố hợp thành Đó là các yếu tố: chủ thể, nội dung và khách thể của quan hệ pháp luật
Chủ thể của quan hệ pháp luật là khái niệm dùng để chỉ những người, những bên tham gia vào quan hệ pháp luật Chủ thể của quan hệ pháp luật có thể là những con người cụ thể (tự nhiên nhân) hoặc là những tổ chức nhất định (pháp nhân) tùy theo sự quy định của từng ngành luật cụ thể Để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật, tự nhiên nhân và pháp nhân phải có năng lực pháp lý và năng lực hành vi Năng lực pháp lý là khả năng được hưởng quyền trong một mối quan hệ pháp luật nhất định
Trang 33Năng lực hành vi là khả năng thực hiện quyền lợi và gánh vác nghĩa vụ, thông qua chính hành vi của bản thân mình
Nội dung của quan hệ pháp luật là quyền và nghĩa vụ của chủ thể quan
hệ pháp luật Trong quan hệ pháp luật XHCN, quyền và nghĩa vụ của
chủ thể các quan hệ pháp luật luôn luôn tương xứng với nhau
Khách thể của quan hệ pháp luật là cái, là mục tiêu mà các chủ thể quan
hệ pháp luật nhằm vào Khách thể của quan hệ pháp luật có thể là vật, là hành vi hoặc là bất tác vi (những việc không được làm) tùy theo quy định của từng quy phạm pháp luật
g Pháp chế Xã hội chủ nghĩa
Pháp chế XHCN là chế độ quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, quản lí đời
sống xã hội theo pháp luật và bằng pháp luật XHCN Pháp luật được ban hành để quản lí nhà nước, quản lí xã hội, do đó mọi người sống trong xã hội đều phải tôn trọng, tự giác và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của nhà nước
Khái niệm pháp chế hình thành trong quá trình đấu tranh giai cấp, qua các nền chuyên chính giai cấp, nhưng chỉ đến chuyên chính vô sản với nhà nước XHCN thì pháp chế mới có cơ sở vững chắc và ta gọi đó là pháp chế XHCN
Pháp luật là cơ sở của pháp chế, không có pháp luật thì không có pháp chế
Do đó, muốn có pháp chế thì phải có pháp luật Phải có hệ thống pháp luật đầy đủ, hoàn chỉnh, không ngừng được bổ sung, sửa đổi cho hoàn thiện và phù hợp với ý chí, nguyên vọng của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động Nhưng có pháp luật mà pháp luật không được thi hành thì cũng coi như không có pháp chế Pháp chế đòi hỏi tất cả mọi người phải triệt để và nghiên chỉnh thi hành pháp luật, không một ai, không một tổ chức, một giai cấp nào có thể có địa vị đặc quyền đối với pháp luật Điều này chỉ có thể thực hiện được dưới một chế độ xã hội thật sự dân chủ Từ đó
có thể khẳng định pháp chế không thể tồn tại biệt lập đối với chế độ dân chủ thật sự Pháp chế XHCN không thể biệt lập với nền dân chủ XHCN thật sự
Trang 34Trong nhà nước XHCN, vấn đề tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh và triệt
để để pháp luật XHCN bao giờ cũng phải được coi là yêu cầu cơ bản của pháp chế XHCN Yêu cầu cơ bản này thể hiện thông qua hai nguyên tắc cơ bản sau đây:
Nguyên tắc nhà nước quản lí theo pháp luật Theo nguyên tắc này, tất cả mọi cơ quan nhà nước phải thi hành nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong phạm vi đã được pháp luật quy định Trong quan hệ với nahu và với công dân, các cơ quan nhà nước phải sử dụng đúng đắn quyền và làm đầy đủ nghĩa vụ của mình Nguyên tắc này thể hiện tính dân chủ thực sự của nhà nước XHCN;
Nguyên tắc mọi công dân phải xử sự theo đúng pháo luật Theo nguyên
tắc này, mọi công dân phải chấp hành triệt để tất cả những quy định của pháp luật XHCN, không có một ngoại lệ nào
Hai nguyên tắc này quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành nội dung của pháp chế XHCN
Pháp luật và pháp chế XHCN tồn tại và phát triển song song Pháp luật là
cơ sở của pháp chế Pháp chế XHCN lại bảo đảm cho pháp luật XHCN phát huy hiệu lực của mình
Vai trò c ủa pháp chế XHCN
Pháp chế XHCN là một trong những phương pháp cơ bản để thực hiện chuyên chính vô sản, một phương pháp quản lí nhà nước XHCN mà nội dung là nhà nước sử dụng tích cực và hợp lí công cụ pháp luật, kiên quyết bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng và tuân thủ triệt để trong mọi cơ quan, mọi tổ chức của nhà nước, của xã hội và trong nhân dân để quản lí xã hội, kinh tế, văn hóa, đời sống, bảo vệ trật tự trị an nhằm phát triển và đưa
ra mọi hoạt động của nhà nước, của xã hội vào quy củ, nề nếp
Nhìn lại tình hình pháp chế của nước ta trong thời gian vừa quan, có thể
khẳng định rằng pháp chế của nước ta đã thực hiện được vai trò của nó trong việc bảo vệ những thành quả của cách mạng, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng XHCN, góp phần giáo dục và xây dựng con người mới – con người Việt Nam XHCN Trong giai đoạn đổi mới của đất nước, pháp chế của nhà
Trang 35nước ta cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi tình trạng bao cấp để chuyển dần từng bước sang cơ chế thị trường, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế Song, nhìn chung, chúng ta chưa phát huy đầy đủ vai trò của nó trong mọi mặt quản lí nhà nước, quản lí xã hội và quản lí kinh tế, nhất là trong điều kiện Việt Nam đang chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia vào toàn cầu hóa Lý do:
Hệ thống pháp luật của nước ta chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của việc quản lí nhà nước, quản lí xã hội nhất là trong điều kiện của nền kinh tế mở cửa
Việc thi hành pháp luật của ta còn yếu: tình trạng tùy tiện, thiếu nghiêm chỉnh trong việc chấp hành pháp luật còn khá phổ biến trong quần chúng nhân dân và ngay cả trong hàng ngũ cán bộ, nhân viên của cơ quan nhà nước
Việc xử lí các trường hợp vi phạm pháp luật chưa nghiêm, chưa kết hợp đúng đắn biên pháp giáo dục, thuyết phục với các biện pháp cưỡng chế
Có những tồn tại trên là do nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân quan trọng nhất là do nhận thức về pháp luật của chúng ta chưa đầy đủ, ý thức pháp chế XHCN chưa cao
Để tăng cường hiệu lực quản lí nhà nước, quản lí xã hội và quản lí kinh tế,
để tăng cường vai trò của pháp chế XHCN, cần phải tăng cường pháp chế XHCN
Tăng cường pháp chế XHCN là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay Tăng cường pháp chế XHCN là tăng cường việc quản lí mọi mặt hoạt động bằng pháp luật, không để tình trạng có những lĩnh vực thiếu pháp luật, không được pháp luật điều chỉnh
Bi ện pháp cụ thể:
Cải tiến, tăng cường và đẩy mạnh công tác xây dựng ban hành pháp luật
Hệ thống pháp luật của Việt Nam cần phải được liên tục bổ sung và hoàn thiện hơn nữa;
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về pháp luật và ý thức pháp luật cho nhân dân;
Trang 36 Tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát các cơ quan nhà nước, các
tổ chức quần chúng và nhân dân trong việc thi hành pháp luật;
Phải quy định rõ trách nhiệm và xử lí nghiêm minh những vụ, những trường hợp vi phạm pháp luật
h Nhà nước pháp quyền
Là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong những năm gần đây, đặc biệt kể
từ khi Liên Xô (cũ) và các nhà nước XHCN Đông Âu sụp đổ
Nhà nước pháp quyền ban đầu là những tư tưởng triết học, là quan điểm chính trị, sau này dần dần trở thành một thực tế lịch sử, một học thuyết, một thực tiễn xây dựng nhà nước của nhiều nhà nước trên thế giới
Học thuyết nhà nước pháp quyền đã được các nhà triết học cổ đại như lông (thế kỉ VI tr C.N), Pla-ton, A-ris-tot… đề cập tới Ví dụ: Pla-ton trong cuốn “Các đạo luật” đã chỉ ra rằng nhà nước pháp quyền là nhà nước chỉ có
Sô-thể có được khi có pháp luật công bằng; hoặc Si-re-ron – Nhà tư tưởng La
Mã cổ đại – coi nhà nước pháp quyền là nhà nước của chung nhân dân, là một sự tập hợp của những người gắn bó với nhau bằng những khế ước trong các vấn đề pháp lí và bởi sự cộng đồng về lợi ích Những quan điểm này đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự ra đời và phát triển của các tư tưởng tiến bộ sau này về nhà nước pháp quyền Can-tơ – nhà triết học Đức thế kỉ XVIII – XIX, trong nhiều tác phẩm của mình đã quan niệm nhà nước pháp quyền là tập hợp của nhiều người cùng phục tùng các đạo luật pháp quyền, trong đó mọi hoạt động của mỗi thành viên đều hướng tới sự biểu thị tự do theo ý mình phù hợp với tự do của người khác, phù hợp với luật pháp chung Học thuyết nhà nước pháp quyền là thành quả tư duy của loài người về vai trò và giá trị của pháp luật trong mối quan hệ với nhà nước
Nhà nước pháp quyền là một tổ chức pháp lí nhằm thực hiện quyền lực của nhân dân Chức năng cơ bản của nó là bảo vệ con người, điều tiết kinh tế vì
lợi ích của cá nhân con người và của cộng đồng, duy trì trật tự vì lợi ích của con người
Nhà nước pháp quyền có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
Trang 37 Nhà nước pháp quyền là nhà nước tôn trọng và tuần thủ triệt để pháp luật Các đạo luật do đó phải mang nội dung tiến bộ phù hợp với sự phát triển kinh tế, sự tiến bộ của loài người;
Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà ở đó, sự phát triển của cá nhân con người là mục tiêu và có giá trị cao quý nhất Do đó, cần giải quyết
mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân Các quyền con người được Hiến pháp và pháp luật thừa nhận phải được thực thi nhằm đảm bảo trong thực tế;
Nhà nước pháp quyền với ý nghĩa là bộ máy quyền lực phải được phân công, phân nhiệm rạch ròi Phải làm rõ tính độc lập và mối quan hệ giữa lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp để tránh tình trạng lạm dụng quyền lực và xâm phạm quyền con người;
Nhà nước pháp quyền là nhà nước hòa đồng trong cộng đồng quốc tế, trong đó các quốc gia phải thực hiện các cam kết và các nghĩa vụ pháp lí của mình nhằm hội nhập vào xu tế chung của thời đại trong tiến trình tự
do hóa thương mại
Những nội dung cơ bản của một nhà nước pháp quyền nên trên cũng tìm thấy trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật Nhà nước, theo tư tưởng của Bác, là một nhà nước mang tính dân tộc, tính nhân dân, là “nhà nước của nhân dân, dựa trên nền tảng công – nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo” Đó là nhà nước của dân, một nhà nước chỉ có một mục đích là làm cho mọi người “ai cũng có cơm nó, áo ấm, ai cũng được học hành…”, một nhà nước trong đó “dân làm chủ, chính phủ là đầy tớ”
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước của nhân dân, do dân và
vì dân đang được Đảng và Nhà nước ta thực thi để xây dựng một nhà nước pháp quyền thực sự dân chủ Để đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới của đất nước, việc xây dựng một Nhà nước pháp quyền Việt Nam thật sự của dân, do dân
và vì dân được coi là một trong những mục tiêu quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhận kinh tế quốc tế
Trang 38Nhà nước pháp quyền Việt Nam là Nhà nước được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau đây:
Nhà nước Việt Nam là nhà nước của khối đại đoàn kết toàn dân, dựa trên nền tảng liên minh công nông và trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo;
Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực của nhà nước đều thuộc về nhân dân;
Quyền lực của nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp
Trang 39CHƯƠNG II
I KHÁI NIỆM CHUNG VỀ PHÁP LUẬT DÂN SỰ
1 Đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự
Pháp luật dân sự (còn gọi là Dân luật) là một ngành (một lĩnh vực) pháp luật trong hệ thống pháp luật của mỗi nước có đối tượng điều chỉnh riêng Vì vậy, đối tượng điều chỉnh của Dân luật là một nhóm quan hệ xã hội nhất định, chứ không phải tất cả các quan hệ xã hội Nhóm quan hệ xã hội do Dân luật điều chỉnh phát sinh chủ yếu giữa các công dân với nhau, giữa công dân với pháp nhân, giữa pháp nhân với pháp nhân nhằm thỏa mãn nhu cầu hằng ngày Nhóm quan hệ đó bao gồm: quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phi tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và thường được gọi là quan hệ dân sự (Điều 1 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005)
a Quan hệ tài sản
Qua hệ tài sản là quan hệ giữa người với người gắn liền với tài sản
Về mặt bản chất kinh tế - xã hội thì quan hệ tài sản luôn phát sinh từ việc phân chia sản phẩm do hoạt động sản xuất tạo ra Đồng thời, quan hệ tài sản trong xã hội cũng chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế như quy luật giá trị, quy luật phân chia theo lao động v.v… Vì vậy, theo nghĩa rộng, quan hệ tài sản là quan hệ kinh tế xã hội cụ thể được hình thành giữa người với người về việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản trong xã hội Trong xã hội có rất nhiều quan hệ tài sản, ví dụ: quan hệ sở hữu, quan hệ về mua bán hàng hóa, thuê mớn, tặng biếu, thừa kế v.v… Quan hệ tài sản có thể phát sinh giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, các hợp tác xã
và công dân với nhau Song, không phải tất cả các quan hệ tài sản đều do Dân luật điều chỉnh Những quan hệ tài sản do Dân luật điều chỉnh mang các đặc điểm sau:
Trang 40Thứ nhất, quan hệ giữa người với người gắn liền với tài sản Quan hệ tài sản, trước hết là quan hệ xã hội phát sinh giữa người này với người khác liên quan đến một tài sản nhất định Tài sản thuộc về ai thì người đó là chủ
sở hữu đối với tài sản, những người khác phải tôn trọng quyền sở hữu của chủ sở hữu ấy hoặc là tài sản được chuyển từ người này sang người khác Thứ hai, là quan hệ có ý chí Để đảm bảo phát triển sản xuất và nhu cầu cuộc sống, con người thường xuyên trao đổi, mua bán tài sản, hàng hóa với nhau Khi tham gia vào quan hệ trao đổi, mua bán đó, con người suy nghĩ tính toán lợi hại, tức là con người đã thể hiện ý chí của mình Do đó, quan
hệ tài sản thể hiện ý chí của các bên tham gia
Thứ ba, là quan hệ mang tính chất hàng hóa tiền tệ Đây là một đặc điểm chủ yếu để phân biệt quan hệ tài sản nào do Dân luật điều chỉnh Trong xã hội quan hệ tài sản được hình thành trong sự tồn tại của nền sản xuất hàng hóa và những quy luật kinh tế vốn có, cho nên quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa tiền tệ Ví dụ: các vật mang ra trao đổi, mua bán đều được coi
là hàng hóa mà giá trị được biểu hiện ra bằng tiền
Ở nước ta có những quan hệ tài sản không mang tính chất hàng hóa tiền tệ như quan hệ sở hữu thuộc quyền sở hữu của nhà nước đối với đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên trong lòng đất v.v… Theo Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (Điều 17) những tài sản này là của Nhà nước, thuộc quyền sở hữu toàn dân Do vậy, những quan
hệ tài sản không mang tính chất hàng hóa tiền tệ ấy do pháp luật hành chính điều chỉnh
Cần lưu ý rằng không phải tất cả các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa tiền tệ đều do Dân luật điều chỉnh Có những quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa tiền tệ do ngành luật khác điều chỉnh, ví dụ: quan hệ tài sản phát sinh liên quan đến việc thu và nộp thuế do pháp luật tài chính điều chỉnh v.v…
Tóm lại, quan hệ tài sản do Dân luật điều chỉnh là những quan hệ có ý chí phát sinh giữa người với người gắn liền với tài sản và mang tính chất hàng hóa tiền tệ Quan hệ tài sản đó bao gồm quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng,