1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của công ty xây dựng công trình 545

141 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGÔ TẤN HƯNG

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH 545

Chun ngành: Quản trị kinh doanhMã số: 60.34.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:TS Lâm Chí Dũng

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được côngbố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Trang 3

MỤC LỤC

Trang phụ bìa 01

Lời cam đoan 02

Mục lục 03

Mở đầu 08

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về đấu thầu xây dựng và cạnh tranh trongđấu thầu xây dựng của các doanh nghiệp

11

1.1 Những vấn đề cơ bản về đấu thầu 11

1.1.1 Khái niệm đấu thầu và đấu thầu xây dựng 11

1.1.1.1 Khái niệm đấu thầu 11

1.1.1.2 Khái niệm đấu thầu xây dựng 11

1.1.1.3 Các khái niệm liên quan trong đấu thầu 11 1.1.1.4 Các nguyên tắc cơ bản trong công tác đấu thầu xây dựng 12

1.1.2 Các hình thức đấu thầu 14

1.1.2.1 Đấu thầu rộng rãi 14

1.1.2.2 Đấu thầu hạn chế 15

1.1.2.3 Chỉ định thầu 15

1.1.3 Các phương thức đấu thầu 16

1.1.3.1 Đấu thầu một túi hồ sơ 16

1.1.3.2 Đấu thầu hai túi hồ sơ 16

1.1.3.3 Đấu thầu hai giai đoạn 17

1.1.4 Vai trò của đấu thầu 17

1.1.4.1 Đối với chủ đầu tư 17

1.1.4.2 Đối với các nhà thầu 18

1.1.4.3 Đối với Nhà nước 18

1.2 Các khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xâydựng

18

1.2.1 Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng 18

1.2.2 Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng 201.3 Các công cụ cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng 20

1.3.1 Cạnh tranh bằng giá dự thầu 21

1.3.2 Cạnh tranh bằng chất lượng cơng trình 22

1.3.3 Cạnh tranh bằng tiến độ thi công 22

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh cạnh tranh trong đấu thầu xâydựng của doanh nghiệp

23

1.4.1 Các nhân tố bên trong 23

1.4.1.1 Nguồn lực tài chính 24

1.4.1.2 Máy móc thiết bị, công nghệ thi công 25

1.4.1.3 Nguồn nhân lực 26

1.4.1.4 Tổ chức quản lý và công tác đào tạo, đào tạo lại 27

Trang 4

1.4.1.6 Khả năng liên danh 29 1.4.1.7 Trình độ và cơng tác tổ chức lập hồ sơ dự thầu 30

1.4.2 Các nhân tố bên ngồi 31

1.4.2.1 Mơi trường pháp lý 31

1.4.2.2 Chủ đầu tư 32

1.4.2.3 Cơ quan tư vấn 33

1.4.2.4 Các đối thủ cạnh tranh 34

1.4.2.5 Các nhà cung cấp vật tư 35

1.5 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng 35 1.5.1 Kết quả đấu thầu qua các năm của doanh nghiệp 35

1.5.2 Lợi nhuận đạt được 36

1.5.3 Chất lượng sản phẩm 36

1.5.4 Cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ 37

1.5.5 Kinh nghiệm và năng lực thi công 38

1.5.6 Năng lực tài chính 38

1.6 Ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng 40

Kết luận chương 1 41

Chương 2: Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh trongđấu thầu xây dựngcủa Công ty Xây dựng cơng trình 545

422.1 Giới thiệu về Cơng ty Xây dựng cơng trình 545 42 2.1.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển 42

2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh 43

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty xây dựng cơng trình 545 43 2.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh trong thời gian vừa qua (2001-2004) 45

2.1.5 Tình hình đấu thầu 46

2.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh hiện tại của Công ty Xây dựng cơng trình545

48

2.2.1 Về kinh nghiệm, năng lực thi công 48

2.2.2 Về chất lượng, kỹ thuật - cơng nghệ xây dựng cơng trình 49

2.2.3 Về tiến độ thi công 50

2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Cơng tyXây dựng cơng trình 545

50

2.3.1 Nhóm các nhân tố bên trong 51

2.3.1.1 Tài chính 51

2.3.1.2 Máy móc, thiết bị và công nghệ thi công 60

2.3.1.3 Nguồn nhân lực 63

2.3.1.4 Tổ chức quản lý doanh nghiệp 65

2.3.1.5 Thị phần, sản phẩm của doanh nghiệp 66

2.3.1.6 Khả năng liên kết, liên danh 68

2.3.1.7 Chiến lược Marketing 68

2.3.1.8 Công tác tổ chức đấu thầu 69

Trang 5

2.3.2 Nhóm các nhân tố bên ngồi 75

2.3.2.1 Cơ chế, chính sách 75

2.3.2.2 Chủ đầu tư 76

2.3.2.3 Cơ quan tư vấn 77

2.3.2.4 Các đối thủ cạnh tranh 78

2.3.2.5 Các nhà cung cấp 79

Kết luận chương 2 81

Chương 3: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Xây dựngcông trình 545 trong thời gian tới

823.1 Các cơ sở dùng làm căn cứ để đề xuất giải pháp 82 3.1.1 Dự báo về thị trường xây dựng hạ tầng và giao thông đường bộ ViệtNam

82 3.1.1.1 Hiện trạng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam 82 3.1.1.2 Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ giai đoạn từnay đến năm 2020

82 3.1.1.3 Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng TPĐN đến năm 2010 85 3.1.2 Định hướng phát triển của Cơng ty Xây dựng cơng trình 545 trong giaiđoạn 2005 -2010

85 3.1.3 Nghiên cứu xác định các điểm mạnh, yếu, cơ hội, nguy cơ, định hướngchiến lược cạnh tranh

863.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công tyXây dựng cơng trình 545 trong đấu thầu xây dựng

88 3.2.1 Sắp xếp tổ chức lại bộ máy tinh gọn, hiệu quả 89

3.2.1.1 Đối với bộ phận lao động gián tiếp 89

3.2.1.2 Đối với bộ phận lao động trực tiếp 90

3.2.2 Nâng cao năng lực thi công cơ giới trên cơ sở sử dụng các thiết bị hiệncó kết hợp với đầu tư mới và tranh thủ triệt để mọi nguồn từ Tổng công ty

90 3.2.3 Xây dựng và áp dụng hệ quản trị chất lượng trong tồn Cơng ty Xâydựng cơng trình 545

94

3.2.4 Nhóm các giải pháp về tài chính 98

3.2.4.1 Mở rộng thu hút vốn đầu tư 98

3.2.4.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 102

3.2.5 Nhóm các giải pháp nhằm hồn thiện kỹ năng xây dựng hồ sơ đấu thầuvà tham gia đấu thầu

104

3.2.6 Nhóm các giải pháp hỗ trợ khác 116

3.2.6.1 Tích cực thực hiện các hoạt động quảng cáo 117 3.2.6.2 Xây dựng thương hiệu cho công ty XDCT 545 117

3.3 Một số kiến nghị với Nhà nước 121

Trang 6

3.3.2 Hồn chính các chính sách về quản lý đầu tư xây dựng 122 3.3.3 Chính sách ưu đãi với Cơng ty Xây dựng cơng trình 545 124

Kết luận chương 3 125

Kết luận 126

Tài liệu tham khảo 127

Phụ lục 1 129Phụ lục 2 132Phụ lục 3 135Phụ lục 4 138Phụ lục 5 141MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Trải qua 20 năm tiến hành đổi mới và phát triển nền kinh tế thị trường đãmang lại nhiều thành tựu to lớn đối với đất nước và con người Việt Nam Bộ mặtđất nước thay đổi rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừngđược cải thiện.

Trang 7

xếp, cổ phần hóa Ngồi ra, cơng tác quản lý, giám sát của các chủ đầu tư và các cơquan quản lý nhà nước về xây dựng được tăng cường và xiết chặt sau một thời giandài bị buông lỏng Các yêu cầu về kỹ thuật, các tiêu chuẩn chất lượng cũng đượcnâng cao hơn.

Tất cả những sự kiện trên dự báo mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệpxây dựng sẽ quyết liệt hơn nữa Do đó, để tồn tại và phát triển thì địi hỏi các doanhnghiệp xây dựng phải khơng ngừng tìm tịi các giải pháp để nâng cao năng lực cạnhtranh để từ đó nâng cao khả năng thắng lợi trong đấu thầu Đây là phương thức cạnhtranh đặc trưng được sử dụng rộng rãi và gần như bắt buộc trong lĩnh vực xây dựngcơ bản.

Cơng ty Xây dựng cơng trình 545 là đơn vị trực thuộc Tổng cơng ty Xâydựng cơng trình giao thơng 5, có chức năng chính là xây dựng các cơng trình giaothơng, dân dụng, thủy lợi và thủy điện Là một doanh nghiệp non trẻ, mới đượcthành lập và đi vào hoạt động được 5 năm nhưng đã đạt được một số kết quả nhấtđịnh Trong những năm vừa qua Công ty đã tham gia đấu thầu và giành được mộtsố cơng trình lớn, có hiệu quả kinh tế cao Tuy nhiên, cũng như mọi doanh nghiệpxây dựng khác, công ty cũng phải chịu sức ép cạnh tranh ghê gớm từ các đối thủcạnh tranh khác đến từ trong nước cũng như ngồi nước Vì vậy, để tồn tại và pháttriển trong điều kiện như vậy Công ty Xây dựng cơng trình 545 cần phải có giảipháp để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, rút ngắn thời gian thi cơng, Để từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng, tăng khả năngchiến thắng khi tham gia đấu thầu.

Từ cách đặt vấn đề đó, với tư cách là cán bộ hiện cơng tác tại Cơng ty Xây

dựng cơng trình 545, tơi chọn đề tài “ Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấuthầu xây dựng của Cơng ty Xây dựng cơng trình 545” làm luận văn thạc sĩ quản

trị kinh doanh.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 8

dựng, kết hợp với các nghiên cứu lý thuyết, đề tài đề xuất các giải pháp nâng caonăng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Cơng ty xây dựng cơng trình 545.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các giải pháp nâng caonăng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Cơng ty xây dựng cơng trình 545.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu những vấn đề về nâng cao năng lựccạnh tranh của cơng ty xây dựng cơng trình 545 giới hạn trong phạm vi đấu thầuxây dựng.

+ Về thời gian: Luận văn nghiên cứu kết quả hoạt động đấu thầu từ năm2002 đến nay và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng tổng hợp các phương phápphân tích kinh tế - xã hội, so sánh, thu thập và xử lý thơng tin, thống kê, mơ hìnhhố và các phương pháp nghiên cứu khoa học khác trên cơ sở phép duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử.

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về đấu thầu xây dựng và cạnh tranh trong đấu thầuxây dựng của các doanh nghiệp.

Chương 2: Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng củaCông ty Xây dựng cơng trình 545

Trang 9

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẤU XÂY DỰNG VÀ CẠNH TRANHTRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP1.1 Những vấn đề cơ bản về đấu thầu

1.1.1 Khái niệm đấu thầu và đấu thầu xây dựng

1.1.1.1 Khái niệm đấu thầu

Trang 10

Đây là phương thức mua bán khá thơng dụng và có hiệu quả được sử dụngphổ biến trong nền kinh tế thị trường

Theo Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 thì:” Đấu thầu là quá trình lựa chọn

nhà thầu đáp ứng các điều kiện của bên mời thầu để thực hiện các gói thầu về muasắm hàng hóa, xây lắp, dịch vụ tư vấn ” [17, tr 2].

1.1.1.2 Khái niệm đấu thầu xây dựng

Đấu thầu xây dựng (hay còn gọi là đấu thầu thi công xây lắp) là phương thứccạnh tranh được áp dụng rộng rãi đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực xây dựngcơ bản Đấu thầu xây dựng là cuộc cạnh tranh công khai giữa các nhà thầu với cùngmột điều kiện nhằm dành được cơng trình (hay dự án) xây dựng do chủ đầu tư mờithầu, xét thầu và chọn thầu theo các quy định về đấu thầu của nhà nước.

1.1.1.3 Các khái niệm liên quan trong đấu thầua Nhà thầu

Nhà thầu là tổ chức, cá nhân có đủ tư cách hợp lệ theo quy định của phápluật tham gia đấu thầu Nhà thầu có thể là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp, nhàcung cấp trong đấu thầu mua sắm, nhà tư vấn trong đấu thầu cung cấp dịch vụ,

b Gói thầu

Là tồn bộ dự án hoặc một phần công việc của dự án được phân chia theotính chất kỹ thuật hoặc trình tự thực hiện dự án, có quy mơ hợp lý nhằm đảm bảotính đồng bộ của dự án Trong trường hợp mua sắm thì gói thầu có thể là một loạiđồ dùng, trang thiết bị hoặc phương tiện.

c Dự án

Trang 11

d Chủ đầu tư

Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sởhữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện dự án theo quy định của pháp luật

e Bên mời thầu

Bên mời thầu là chủ đầu tư hoặc tổ chức chun mơn có đủ năng lực và kinhnghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định của phápluật về đấu thầu.

1.1.1.4 Các nguyên tắc cơ bản trong công tác đấu thầu xây dựng

Cũng như bất kỳ phương thức kinh doanh nào, đấu thầu cũng có nhữngnguyên tắc nhất định cần được tuân thủ để đảm bảo tính khách quan, cơng bằng vàhiệu quả Các nguyên tắc này đều áp dụng chung cho bên mời thầu và bên dự thầu,đó là những nguyên tắc sau:

a Nguyên tắc công bằng

Đây là nguyên tắc rất quan trọng đối với các nhà thầu Theo nguyên tắc nàythì các nhà thầu phải được bình đẳng trong việc cung cấp thơng tin từ chủ đầu tư,được trình bày một cách khách quan các ý kiến của mình trong quá trình chuẩn bịhồ sơ cũng như trong buổi mở thầu Các hồ sơ đấu thầu phải được hội đồng xét thầucó đủ năng lực, phẩm chất đánh giá một cách khách quan, công bằng theo đúng quyđịnh Việc tuân thủ thực hiện nguyên tắc này sẽ giúp chủ đầu tư lựa chọn được nhàthầu đáp ứng được tốt nhất các u cầu của mình.

b Ngun tắc cơng khai

Đây là ngun tắc bắt buộc, chỉ trừ những cơng trình đặc biệt thuộc bí mậtquốc gia, những cơng trình cịn lại đều phải bảo đảm công khai các thông tin cầnthiết trong các giai đoạn mời thầu và mở thầu Việc thực hiện nguyên tắc này sẽ thuhút được nhiều hơn nhà thầu tham gia, qua đó nâng cao chất lượng cơng tác đấuthầu.

c Ngun tắc bí mật

Trang 12

thầu trong quá trình chuẩn bị Các hồ sơ dự thầu phải được niêm phong trước khiđóng thầu, đến giờ mở thầu trước sự chứng kiến của hội đồng và các nhà thầu thamgia đấu thầu mới được mở niêm phong Mục đích của nguyên tắc này là nhằm bảođảm tính khách quan và cơng bằng, tránh thiệt hại cho chủ đầu tư trong trường hợpgiá dự thầu thấp hơn giá dự kiến hoặc gây thiệt hại cho bên dự thầu nào đó do thơngtin bị lộ ra ngồi.

d Nguyên tắc bảo đảm cơ sở pháp lý

Theo nguyên tắc này thì các nhà thầu khi tham gia đấu thầu phải nghiêm túctuân thủ các quy định của nhà nước về đấu thầu như Luật đấu thầu, Luật xây dựng,Luật cạnh tranh, cũng như các cam kết đã được ghi nhận trong hợp đồng giao nhậnthầu Cơ quan quản lý chủ đầu tư có quyền yêu cầu huỷ bỏ kết quả đấu thầu nếunguyên tắc này không được đảm bảo và đồng thời đề nghị các cơ quan chức năngtiến hành xử lý các nhà thầu vi phạm các quy định, luật

e Nguyên tắc bảo đảm cạnh tranh độc lập

Nhà thầu khi tham gia đấu thầu phải bảo đảm các yêu cầu về tính cạnh tranhsau đây:

- Nhà thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi không được tham gia đấuthầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập thiết kế kỹ thuật của dự án, nhà thầu tư vấn đãtham gia thiết kế kỹ thuật của dự án không được tham gia đấu thầu các bước tiếptheo, trừ trường hợp đối với gói thầu EPC.

- Nhà thầu tham gia đấu thầu phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộcvào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mờithầu, đánh giá hồ sơ dự thầu.

- Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về tổ chức,không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với nhà thầuthực hiện hợp đồng.

Trang 13

f Ngun tắc có đủ năng lực, trình độ

Ngun tắc này đòi hỏi chủ đầu tư và các nhà thầu phải có năng lực về kinhtế, kỹ thuật để đảm bảo thực hiện đầy đủ những cam kết khi đấu thầu Mục đích củanguyên tắc này là nhằm tránh những thiệt hại do chủ đầu tư hay nhà thầu không cóđủ năng lực để thực hiện những cam kết của mình sau khi đấu thầu

1.1.2 Các hình thức đấu thầu

Theo Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 thì có các hình thức đấu thầu sau [17,tr10]:

1.1.2.1 Đấu thầu rộng rãi

Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu khơng hạn chế số lượng nhà thầutham dự Trước khi phát hành hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo mờithầu theo quy định tại điều 5 của Luật đấu thầu để các nhà thầu có thơng tin thamdự Bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu thamgia đấu thầu Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạnchế sự tham gia của các nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhàthầu gây ra sự cạnh tranh khơng bình đẳng.

1.1.2.2 Đấu thầu hạn chế

Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu phải mời tối thiểunăm nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu.Hình thức này được áp dụng trong các trường hợp sau:

+ Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng chogói thầu.

Trang 14

Trường hợp thực tế có ít hơn năm nhà thầu tham dự thì chủ đầu tư phải trìnhngười có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạnchế hoặc áp dụng hình thức khác.

1.1.2.3 Chỉ định thầu

Chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của góithầu để đàm phán ký kết hợp đồng, đây là trường hợp đặc biệt được áp dụng trongcác trường sau:

+ Sự cố bất khả kháng do thiên tai địch họa, sự cố cần khắc phục ngay thìchủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý cơng trình, tài sản đó được chỉđịnh ngay nhà thầu để thực hiện; trong trường hợp này chủ đầu tư được chỉ địnhtiến hành thủ tục chỉ định thầu theo quy định trong thời hạn không quá mười lămngày kể từ ngày chỉ định thầu

+ Gói thầu do u cầu của nhà tài trợ nước ngồi

+ Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia, dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia,an ninh an tồn năng lượng do Thủ tướng quyết định khi thấy cần thiết

+ Gói thầu mua sắm các loại vật tư, thiết bị để phục hồi, duy tu, mở rộngcông suất của thiết bị, dây chuyền cơng nghệ mà trước đó đã được mua từ một nhàthầu cung cấp và không thể mua từ các nhà thầu khác do phải đảm bảo tính tươngthích của thiết bị, cơng nghệ

+ Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá trị dưới năm trăm triệu đồng, gói thầu muasắm hàng hóa, xây lắp có giá trị dưới một tỷ đồng thuộc dự án phát triển; gói thầumua sắm hàng hóa có giá trị dưới một trăm triệu đồng thuộc dự án hoặc dự toánmua sắm thường xuyên; trường hợp thấy cần thiết thì tổ chức đấu thầu.

Khi thực hiện chỉ định thầu, phải lựa chọn được nhà thầu được xác định là cóđủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và phải tuân thủ quytrình thực hiện chỉ định thầu do Chính phủ quy định Trước khi thực hiện chỉ địnhthầu thì dự tốn đối với gói thầu đó phải được phê duyệt theo quy định.

Trang 15

chọn một nhà thầu nào đó thơng qua uy tín, thương hiệu hoặc nhà thầu đó đã từngthi cơng dự án, cơng trình của họ trước đó để thực hiện dự án của mình mà khơngcần tổ chức đấu thầu Đây thực chất cũng là một kiểu cạnh tranh trong xây dựng,mà trong đó nhà thầu giành chiến thắng nhờ sự áp đảo mọi mặt được tích lũy quathương hiệu, uy tín của mình.

1.1.3 Các phương thức đấu thầu

Thơng thường khi tiến hành tổ chức đấu thầu thì chủ đầu tư có thể áp dụngmột trong các phương thức sau quy định trong Luật đấu thầu

1.1.3.1 Đấu thầu một túi hồ sơ

Phương thức đấu thầu một túi hồ sơ được áp dụng đối với hình thức đấu thầurộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC.Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theoyêu cầu của hồ sơ mời thầu Việc mở thầu được tiến hành một lần.

1.1.3.2 Đấu thầu hai túi hồ sơ

Phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãivà đấu thầu hạn chế trong đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn Nhà thầu nộp đề xuấtvề kỹ thuật và đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu Việcmở thầu được tiến hành hai lần; trong đó, đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước đểđánh giá, đề xuất về tài chính của tất cả các nhà thầu có đề xuất kỹ thuật được đánhgiá là đáp ứng yêu cầu mở sau để đánh giá tổng hợp Trường hợp gói thầu có ucầu kỹ thuật cao thì đề xuất về tài chính của nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật cao nhấtsẽ được mở ra để xem xét thương thảo.

1.1.3.3 Đấu thầu hai giai đoạn

Phương thức đấu thầu hai giai đoạn được áp dụng đối với các hình thức đấuthầu rộng rãi và hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC cókỹ thuật, công nghệ mới phức tạp, đa dạng và được thực hiện theo trình tự sau:

Trang 16

đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạnhai.

+ Trong giai đoạn hai, hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, các nhà thầu tham giagiai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn hai bao gồm: đề xuất về kỹthuật, đề xuất về tài chính (trong đó có giá dự thầu), biện pháp bảo đảm dự thầu.

1.1.4 Vai trị của đấu thầu

Có thể nói đấu thầu nói chung và đấu thầu xây dựng nói riêng là một trongnhững phương thức kinh doanh có hiệu quả cao, điều này đã được khẳng địnhkhơng chỉ ở Việt Nam mà cịn ở nhiều nước trên thế giới Nó góp phần thúc đẩy sảnxuất phát triển, đặc biệt là trong ngành xây dựng, mang lại nhiều lợi ích to lớn chocác nhà thầu, chủ đầu tư và nền kinh tế quốc dân.

1.1.4.1 Đối với chủ đầu tư

Thông qua đấu thầu chủ đầu tư sẽ lựa chọn được nhà thầu có khả năng đápứng cao nhất các yêu cầu đề ra, tiết kiệm vốn, đúng tiến độ cơng trình Việc áp dụngđấu thầu trong xây dựng sẽ giúp cho công tác quản lý vốn đầu tư được hiệu quảhơn, hạn chế và khắc phục tình trạng thất thốt vốn đầu tư ở các khâu trong quátrình thực hiện dự án.

Mặt khác đấu thầu sẽ giúp chủ đầu tư chủ động trong việc lựa chọn đối tác,tránh lệ thuộc vào một nhà thầu duy nhất, dễ dẫn đến tình trạng độc quyền Ngồi ratrong quá trình đấu thầu, từ khâu chuẩn bị tổ chức, xét thầu, thương thảo ký kết hợpđồng, giám sát thi cơng, đều địi hỏi đơi ngũ cán bộ của chủ đầu tư phải có trìnhđộ chun mơn, quản lý cao để lựa chọn được nhà thầu tốt nhất và tổ chức giám sátnhà thầu trong suốt quá trình thực hiện dự án đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ.Điều này đòi hỏi các cán bộ của chủ đầu tư bắt buộc phải tự nâng cao trình độ củamình để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc

1.1.4.2 Đối với các nhà thầu

Trang 17

nâng cao trình độ mọi mặt như tổ chức quản lý, đào tạo nâng cao tay nghề đội ngũcán bộ, đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị, từ đó góp phần nâng cao nănglực cạnh tranh của nhà thầu Đồng thời thông qua các cuộc đấu thầu dù thắng haytrượt cũng sẽ giúp nhà thầu tích luỹ được kinh nghiệm cạnh tranh, tiếp thu đượcnhững kiến thức, công nghệ mới, tiên tiến hiện đại.

1.1.4.3 Đối với Nhà nước

Thông qua đấu thầu, công tác quản lý trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng cơbản của nhà nước ngày càng được nâng cao, nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả,hạn chế được thất thốt, lãng phí Khi đấu thầu các doanh nghiệp phải sử dụng mọibiện pháp cạnh tranh để thắng thầu, trong đó có biện pháp giảm giá Vì vậy nhànước phải bỏ ra một khoản tiền ít hơn dự tốn để xây dựng cơng trình.

Đấu thầu giúp nhà nước tạo ra được mơi trường cạnh tranh lành mạnh, đồngthời qua đó có đủ thơng tin thực tế và khoa học để đánh giá đúng năng lực thực sựcủa chủ đầu tư, của nhà thầu.

1.2 Các khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xâydựng

1.2.1 Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng

Hiện nay đấu thầu xây dựng và các vấn đề liên quan đến nó được rất nhiềusách, báo, tài liệu và các văn bản của nhà nước đề cập đến nhưng chưa thấy tài liệunào đưa ra một định nghĩa cụ thể về cạnh tranh trong đấu thầu nói chung và cạnhtranh trong đấu thầu xây dựng nói riêng Chúng ta có thể hiểu cạnh tranh trong đấuthầu theo hai cách sau:

Trang 18

nhau trong những thời điểm và địa điểm khác nhau, do đó theo định nghĩa như trênthì các vấn đề cạnh tranh trong đấu thầu khơng thể xác định một cách tồn diện vàđầy đủ vì vậy ta có thể hiểu cạnh tranh theo một nghĩa khác

- Theo nghĩa rộng: Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng là quá trình đấu tranhquyết liệt giữa các doanh nghiệp xây dựng kể từ khi bắt đầu tìm kiếm thơng tin, đưara các giải pháp tham gia đấu thầu, bảo đảm trúng thầu, ký kết và thực hiện hợpđồng cho tới khi hoàn thành cơng trình bàn giao cho chủ đầu tư Có thể mơ tả qtrình cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng bằng sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 1.1 : Quá trình cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng

Doanh nghiệp tìm kiếm các thơng tin về đấu thầu (về chủ đầu tư, đặc điểmdự án, nguồn vốn, các đối thủ có thể tham gia, ) nghiên cứu quyết định có tham giahay khơng, nếu có thì tiếp tục tiến hành các bước tiếp theo là tiến hành khảo sátthực tế kết hợp với phân tích tài liệu tìm ra các giải pháp hợp lý nhất để trúng thầu.Nếu thắng thầu thì tiến hành thương thảo với bên mời thầu để ký kết hợp đồng giaonhận thầu, tổ chức thi công, nghiệm thu, bàn giao Ngược lại, nếu trượt thầu thì tìmkiếm các thơng tin về các cơng trình khác.

1.2.2 Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng

Trang 19

Khi nói đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là nói đến nội lực bêntrong của doanh nghiệp, đó là các năng lực về tài chính, kỹ thuật công nghệ,marketing, tổ chức quản lý, nguồn nhân lực, của doanh nghiệp Trong quá trìnhcạnh tranh, doanh nghiệp sử dụng tổng hợp tồn bộ các năng lực đó để tạo ra lợi thếcủa mình so với các đối thủ cạnh tranh khác nhằm thoả mãn tối đa đòi hỏi của thịtrường.

Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp là toàn bộnhững năng lực về tài chính, thiết bị cơng nghệ, marketing, nguồn nhân lực, tổ chứcquản lý mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tạo ra lợi thế của mình so với doanhnghiệp khác trong quá trình dự thầu.

Hiện nay yêu cầu của khách hàng ngày càng cao và đa dạng, sự cạnh tranhcủa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt, khốc liệt vì vậy, để tồn tại và pháttriển bền vững thì doanh nghiệp phải khơng ngừng nâng cao năng lực của mìnhnhằm tạo ra ưu thế về mọi mặt như giá cả, chất lượng cơng trình, tiến độ thi cơng,biện pháp thi công,

1.3 Các công cụ cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng

Trong lĩnh vực xây dựng, thông thường để đánh giá, chấm điểm, lựa chọnnhà thầu thì chủ đầu tư thường căn cứ vào các chỉ tiêu chủ yếu như giá dự thầu, chấtlượng cơng trình, mức độ kỹ thuật, tiến độ thi cơng Vì vậy, trong đấu thầu xâydựng các nhà thầu thường sử dụng những công cụ cạnh tranh sau:

1.3.1 Cạnh tranh bằng giá dự thầu

Đây là chỉ tiêu quan trọng, nó quyết định việc doanh nghiệp có trúng thầuhay khơng Nếu xây dựng được mức giá bỏ thầu tốt sẽ đảm bảo cho doanh nghiệpcó khả năng trúng thầu cao đồng thời cũng bảo đảm được hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp.

Trang 20

cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại và các yếu tố khác nhằm sosánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu Phương pháp xác định giá phải được nêu trongtiêu chí đánh giá Việc xác định giá thực hiện theo trình tự sau:

- Xác định giá dự thầu; - Sửa lỗi;

- Hiệu chỉnh các sai lệch.

- Đưa các chi phí về cùng một mặt bằng để xác định giá, bao gồm:

+ Các điều kiện về mặt kỹ thuật như: tiến độ; chi phí quản lý, vận hành, duytu, bảo dưỡng, tuổi thọ cơng trình và các yếu tố kỹ thuật khác tùy gói thầu cụ thể.

+ Điều kiện tài chính, thương mại

+ Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế (nếu có) và các yếu tố khác.

Tùy theo tính chất của từng gói thầu mà chủ đầu tư quy định các yếu tố để xácđịnh giá đánh giá cho phù hợp Hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất sẽ được xếpthứ nhất Vì vậy, để giá bỏ thầu có ưu thế cạnh tranh thì địi hỏi doanh nghiệp phảicó chính sách giá linh hoạt dựa trên cơ sở: năng lực thực sự của doanh nghiệp; mụctiêu tham gia đấu thầu; quy mô, đặc điểm, địa điểm của dự án, các phong tục tậpquán của địa phương có dự án thi cơng,

Thơng thường thì việc xây dựng giá bỏ thầu phụ thuộc lớn vào mục tiêu đấuthầu của nhà thầu như: kiếm lợi nhuận, tạo công ăn việc làm hay mở cửa thị trườngmới Tuỳ theo những mục tiêu cụ thể mà nhà thầu xây dựng những mức giá phù hợpđể đạt được mục tiêu.

1.3.2 Cạnh tranh bằng chất lượng công trình

Trang 21

doanh nghiệp Việc nâng cao chất lượng cơng trình có ý nghĩa hết sức quan trọng,nó được thể hiện trên các mặt:

+ Nếu chất lượng cơng trình tốt sẽ góp phần tăng uy tín, thương hiệu củadoanh nghiệp qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường.

+ Khi chất lượng cơng trình được nâng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanhtăng, doanh thu, lợi nhuận tăng theo, đời sống của công nhân viên được nâng lên,kích thích mọi người làm việc nhiều hơn.

Khi cạnh tranh bằng phương thức này, các nhà thầu cạnh tranh với nhaukhông chỉ bằng chất lượng cam kết trong cơng trình đang tổ chức đấu thầu mà cịncạnh tranh thơng qua chất lượng các cơng trình khác đã xây và đang xây dựng.

Trên thực tế cho thấy hậu quả của cơng trình xây dựng kém chất lượng để lạithường là rất nghiêm trọng, gây thiệt hại không chỉ là tiền bạc mà còn là con người.Hiện nay Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định rõ trách nhiệm của chủ đầutư, do đó mà các chủ đầu tư ngày càng xem trọng chất lượng công trình vì vậy màchất lượng cơng trình được xem là công cụ mạnh trong đấu thầu xây dựng.

1.3.3 Cạnh tranh bằng tiến độ thi công

Tiến độ thi công là bảng kế hoạch tổng hợp việc thực hiện các bước côngviệc trong cơng tác thi cơng cơng trình của nhà thầu Tiến độ thi công thể hiệnnhững cam kết của doanh nghiệp về các mặt chất lượng, an toàn lao động, thời hạnbàn giao cơng trình Bảng tiến độ thi cơng giúp chủ đầu tư đánh giá được năng lựccủa nhà thầu trên các mặt như trình độ quản lý, kỹ thuật thi cơng, năng lực máy mócthiết bị, nhân lực.

Trang 22

Vì vậy hiện nay khi xem xét, chấm thầu thì chủ đầu tư chú trọng nhiều hơnđến chất lượng, tiến độ Giá bỏ thầu tuy vẫn là yếu tố quan trọng nhưng khơng cịntình trạng bỏ giá thấp hơn giá sàn đến hai ba mươi phần trăm, thậm chí đến bốnmươi phần trăm như trước kia Giá bỏ thầu hiện nay thường được quy định khôngđược chênh lệch mười phần trăm so với giá dự toán và cơ cấu giá phải hợp lý, khoahọc và phù hợp với giá cả thị trường địa phương nơi đặt dự án.

Ngồi các tiêu chí trên, hiện nay các chủ đầu tư trước khi ra quyết định cònxem xét đến khả năng ứng vốn thi công và khả năng huy động vốn của nhà thầu.Thực tế vừa qua cho thấy trong rất nhiều dự án, các nhà thầu đã trúng thầu nhờ cónăng lực tài chính tốt

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh cạnh tranh trong đấu thầu xâydựng của doanh nghiệp

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là điềukiện tiên quyết quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường, để có đượcnăng lực cạnh tranh thì doanh nghiệp phải trải qua một quá trình xây dựng bộ máytổ chức, xây dựng chiến lược kinh doanh (trong đó bao gồm các chiến lược về sảnphẩm, thị trường, nhân lực, công nghệ, cạnh tranh) Việc tạo dựng môi trường bêntrong và thích ứng với mơi trường bên ngồi tốt sẽ làm cơ sở cho vững chắc chodoanh nghiệp hoạt động Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp có thể chia làm hai nhóm:

1.4.1 Các nhân tố bên trong

Các nhân tố bên trong là các nhân tố phát sinh từ trong lịng doanh nghiệp có ảnh hưởng đến việc củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp,đó là:

1.4.1.1 Nguồn lực tài chính

Trang 23

lực tài chính để thực hiện được hoạt động sản xuất kinh doanh Với nguồn lực tàichính này doanh nghiệp sẽ chi cho các hoạt động như đầu tư mới, mua nguyên vậtliệu, trả lương cho cơng nhân.

Năng lực tài chính của một doanh nghiệp được thể hiện ở quy mơ nguồn vốntự có, khả năng huy động và hiệu quả sử dụng (thông qua cơ cấu giữa vốn lưu độngvà vốn cố định) Với nguồn lực tài chính mạnh doanh nghiệp sẽ có được một lợi thếlớn trong cạnh tranh Trong lĩnh vực xây dựng, nếu doanh nghiệp có năng lực tàichính dồi dào có thể tham gia đấu thầu nhiều cơng trình trong một năm, có nhiều cơhội để đầu tư tăng cường năng lực của máy móc thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu thicơng và quy trình cơng nghệ hiện đại, đồng thời ln giữ được uy tín đối với cácnhà cung cấp vật tư và các tổ chức tín dụng Trong đấu thầu xây dựng năng lực tàichính được xét trên hai phương diện:

- Năng lực tài chính mạnh giúp doanh nghiệp hồn thành nhiệm vụ thi cơng,bảo đảm chất lượng, tiến độ và tạo niềm tin cho chủ đầu tư đồng thời nâng cao uytín, thương hiệu của nhà thầu.

- Trong đấu thầu với khả năng tài chính mạnh sẽ được chủ đầu tư đánh giácao vì nếu như trước đây sau khi trúng thầu nhà thầu sẽ được chủ đầu tư ứng chomột khoản vốn (thường là 10%) để thi công, nhưng hiện nay hầu như trong các hồsơ mời thầu chủ đầu tư thường yêu cầu nhà thầu tự ứng vốn trước thi cơng cho đếnkhi có khối lượng nghiệm thu rồi mới thanh tốn, do đó chỉ có những doanh nghiệpcó năng lực tài chính mạnh mới đáp ứng được Mặt khác, với nguồn lực tài chínhmạnh sẽ cho phép doanh nghiệp quyết định ra giá bỏ thầu một cách sáng suốt vàhợp lý.

Thực tế cho thấy trong các lần đấu thầu quốc tế hay đấu thầu trong nước códoanh nghiệp nước ngồi tham gia thì các nhà thầu Việt Nam thường mất ưu thế sovới nhà thầu nước ngồi vì năng lực tài chính của các nhà thầu Việt Nam yếu hơncác nhà thầu nước ngồi, do đó muốn thắng thầu thì các nhà thầu trong nước thườngphải liên danh với các nhà thầu nước ngoài.

Trang 24

Đối với doanh nghiệp xây dựng, máy móc thiết bị được xem là bộ phận chủyếu và quan trọng nhất trong tài sản cố định của doanh nghiệp Nó là thước đo trìnhđộ kỹ thuật, là thể hiện năng lực hiện có đồng thời là nhân tố quan trọng góp phầntăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu.

Trong quá trình chấm thầu năng lực về máy móc thiết bị được chủ đầu tưxem xét rất kỹ, bởi vì nó có tác động rất lớn đến chất lượng và tiến độ thi công Khiđánh giá năng lực về máy móc thiết bị và công nghệ chủ đầu tư thường đánh giá cácmặt sau:

- Tính hiện đại của thiết bị, cơng nghệ, biểu hiện ở các thông số như tên nhàsản xuất, nước sản xuất, năm sản xuất, model, cơng suất, giá trị cịn lại của thiết bị.

- Tính trạng đồng bộ của thiết bị, cơng nghệ, vì nếu thiết bị đồng bộ sẽ đảmbảo sự phù hợp gữa thiết bị, công nghệ với phương pháp sản xuất; giữa chất lượng,độ phức tạp của sản phẩm do cơng nghệ đó sản xuất ra.

- Tính hiệu quả: Thể hiện qua việc sử dụng máy móc thiết bị sẽ tác động nhưthế nào đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng huy động và phát huy tối đanguồn lực về máy móc thiết bị sẵn có phục vụ cho mục đích cạnh tranh của nhàthầu.

- Tính đổi mới: là khả năng đáp ứng mọi yêu cầu của hoạt động sản xuấtkinh doanh và đồng thời cũng là yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp Trong q trình thi cơng yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp quyết định sự lựachọn, tính toán đưa ra các giải pháp hợp lý nhất Trong đấu thầu xây dựng, năng lựcmáy móc thiết bị là một trong những tiêu chuẩn đánh giá của chủ đầu tư, vì vậy nếunăng lực máy móc thiết bị của nhà thầu càng mạnh sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh,tăng cơ hội trúng thầu.

1.4.1.3 Nguồn nhân lực

Trang 25

(i) Cán bộ quản trị cấp cao (ban giám đốc) là những người có vai trị quantrọng trong việc xây dựng chiến lược, điều hành và quản lý mọi hoạt động củadoanh nghiệp Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp phụ thuộc vào cácquyết định của họ Khi đánh giá bộ máy lãnh đạo chủ đầu tư thường quan tâm đếncác tiêu thức như kinh nghiệm lãnh đạo, trình độ quản lý doanh nghiệp, phẩm chấtkinh doanh và các mối quan hệ và xa hơn nữa là khả năng xây dựng một tập thểđoàn kết, vững mạnh, thúc đẩy mọi người hết mình cho cơng việc Điều này sẽ giúpdoanh nghiệp tăng thêm sức mạnh, tăng thêm năng lực cạnh tranh

(ii) Cán bộ quản trị cấp trung gian là những người đứng dưới quản trị viêncao cấp và đứng trên quản trị viên cấp cơ sở Ở vị trí này họ vừa quản trị các quảntrị viên cấp cơ sở thuộc quyền, vừa điều khiển các nhân viên khác Chức năng củahọ là thực hiện các kế hoạch và chính sách của doanh nghiệp bằng cách phối hợpthực hiện các công việc nhằm dẫn đến hồn thành mục tiêu chung Để đánh giánăng lực trình độ của đội ngũ cán bộ cấp này chủ đầu tư thường xem xét trên cácmặt:

+ Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, thâm niên nghề nghiệp, tácphong làm việc, sự am hiểu về kinh doanh và pháp luật.

+ Cơ cấu về các chuyên ngành đào tạo phân theo trình độ qua đó cho biếttrình độ chun mơn hố và khả năng đa dạng hóa của doanh nghiệp Thường thìđội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản trị và cơng nhân lành nghề có chun mơn vềlĩnh vực chính của doanh nghiệp phải chiếm tỷ trọng ít nhất là 60%.

Trang 26

(iv) Cán bộ quản trị cấp cơ sở, công nhân là đội ngũ các nhà quản trị ở cấpcuối cùng trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản trị một doanh nghiệp Thôngthường họ là những đốc công, tổ trưởng, trưởng ca Nhiệm vụ của họ là hướng dẫn,đôn đốc, điều khiển cơng nhân hồn thành các cơng việc hàng ngày theo tiến độ kếhoạch để đưa đến hoàn thành mục tiêu chung của cả doanh nghiệp Đây là đội ngũquản trị viên lãnh đạo lực lượng lao động trực tiếp, tạo nên sức mạnh tổng hợp củadoanh nghiệp qua khía cạnh như chất lượng, tiến độ thi công Và cuối cùng là là độingũ lao động với trình độ tay nghề cao, có khả năng sáng tạo trong cơng việc, họchính là những người thực hiện những ý tưởng, chiến lược của các quản trị cấp cao,tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

(v) Một vấn đề mà chủ đầu tư quan tâm là khả năng huy động lực lượng côngnhân kịp thời về số lượng và chất lượng để phục vụ cho q trình thi cơng cơngtrình Đây là việc rất khó vì khác với các ngành sản xuất khác trong ngành xâydựng, nhu cầu sử dụng công nhân tuỳ thuộc vào tiến độ thi công, số lượng khơng ổnđịnh, có khi chỉ cần vài chục cơng nhân nhưng có khi phải huy động hàng trăm,thậm chí hàng ngàn công nhân vào phục vụ dự án.

1.4.1.4 Tổ chức quản lý và công tác đào tạo, đào tạo lại

Trang 27

dựng nói riêng thường xây dựng và áp dụng chính sách quản lý chất lượng theo tiêuchuẩn ISO 9001: 2000 Hiện nay nhiều chủ đầu tư cũng cho rằng đây cũng là mộttrong những yếu tố cần lưu ý khi xét thầu.

Công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân viên cũng là vấn đềđược coi trọng, nhờ những thành tựu của khoa học kỹ thuật, nhiều máy móc thiết bịhiện đại chuyên dụng được chế tạo, nhiều phương pháp, công nghệ thi cơng đượcphát minh, vì vậy để làm tốt đòi hỏi phải thường xuyên thực hiện việc đào tạo vàđào tạo lại để nâng cao kỹ năng của người lao động, từ đó góp phần nâng cao năngsuất, chất lượng cơng trình.

1.4.1.5 Hoạt động Marketing

Trong q trình sản xuất kinh doanh, Marketing là một cơng cụ cạnh tranhđóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, tăng doanh thu, hiệu quả củadoanh nghiệp Một doanh nghiệp nếu xây dựng được chiến lược marketing và biếtcách sử dụng nó trong những tình huống, thời điểm thích hợp thì sẽ giúp doanhnghiệp đó giữ được ưu thế trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh.

Trang 28

hỗ trợ, triển khai các chương trình hành động cụ thể, các tiêu chuẩn kiểm tra và tiếnhành điều chỉnh cần thiết nhằm đảm bảo thành công các mục tiêu.

Trong lĩnh vực xây dựng, do đặc thù sản phẩm của các doanh nghiệp ngànhnày là không thể đưa sản phẩm ra thị trường cho khách hàng lựa chọn như cácngành công nghiệp khác được mà chủ yếu dựa vào danh tiếng, thương hiệu, chấtlượng của của những công trình đã thi cơng để khách hàng xem xét và tìm đến yêucầu sản xuất sản phẩm Sự cạnh tranh trực tiếp giữa các doanh nghiệp xây dựng chủyếu là sự so sánh về thành tích, về thương hiệu Thành tích và thương hiệu củadoanh nghiệp càng lớn thì khả năng trúng thầu của doanh nghiệp càng cao Do đótrước khi đấu thầu cần phải làm tốt cơng tác quảng cáo, tiếp thị để nâng cao mức độtin cậy của chủ đầu tư với doanh nghiệp, từ đó góp phần vào việc nâng cao khảnăng trúng thầu.

1.4.1.6 Khả năng liên danh

Khả năng liên danh, liên kết là sự kết hợp giữa hai hay nhiều pháp nhân kinhtế để tạo thành một pháp nhân mới nhằm tăng sức mạnh tổng hợp về năng lực kinhnghiệm, tài chính và thiết bị công nghệ, giúp doanh nghiệp phát huy điểm mạnh,khắc phục điểm yếu nâng cao năng lực cạnh tranh.

Đối với những dự án, cơng trình có quy mơ lớn, những u cầu kỹ thuật đôikhi vượt quá khả năng của doanh nghiệp thì để tăng khả năng trúng thầu các doanhnghiệp thường liên danh, liên kết với nhau để tăng năng lực của mình trên thịtrường Đây là một trong những giải pháp quan trọng và phù hợp nhất, qua đódoanh nghiệp có khả năng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về công nghệ, mức độ phứctạp cũng như quy mơ của cơng trình, của dự án

Có rất nhiều hình thức liên danh, liên kết trong dự thầu xây dựng, mỗi hìnhthức đều có những ưu điểm, những thuận lợi khác nhau Nhưng các hình thức trênđều dựa trên ngun tắc tự nguyện, bình đằng và cùng có lợi Các hình thức màchúng ta thường thấy là:

Trang 29

hợp của các nhà thầu tham gia liên danh Điều này sẽ làm tăng sức mạnh về tàichính, nhân lực, kỹ thuật đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của chủ đầu tư.

- Tập đoàn xây dựng: là hình thức liên kết giữa các chủ thể kinh tế, nhằmnâng cao việc tập trung nguồn vốn trong ngành xây dựng Tập đồn xây dựng có thểhoạt động trên tất cả các lĩnh vực xây dựng từ công nghiệp, dân dụng, cầu đườngcho đến thuỷ lợi, thuỷ điện, sản xuất vật liệu xây dựng, tiềm năng về tài chính, kỹthuật của tập đồn xây dựng càng cao thì khả năng cạnh tranh trên thị trường xâydựng càng lớn.

Trong công tác đấu thầu xây dựng hiện nay, thì việc tăng cường và mở rộngcác hình thức liên danh liên kết được xem là một giải pháp quan trọng trong việcgóp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng Ngoài ra,việc liên kết kinh tế sẽ giúp cho doanh nghiệp có điều kiện nâng cao trình độchun môn, tiếp cận và ứng dụng được những thành tựu mới nhất của khoa họccông nghệ, phát huy hết công suất những mặt mạnh và khắc phục được những điểmyếu, tăng khả năng thích ứng với cơ chế thị trường.

1.4.1.7 Trình độ và cơng tác tổ chức lập hồ sơ dự thầu

Đây là cơng việc hết sức quan trọng vì khả năng cạnh tranh trong đấu thầuphụ thuộc trực tiếp vào trình độ lập hồ sơ dự thầu Nhà thầu có thể bị loại ngay từvịng đầu do hồ sơ khơng đảm bảo u cầu Do đó chất lượng hồ sơ thầu là mộttrong những tiêu chí cơ bản quyết định nhà thầu có trúng hay khơng Việc tổ chứclập hồ sơ dự thầu đòi hỏi phải trải qua các bước sau:

Trước tiên là nghiên cứu hồ sơ mời thầu, đây là bước quan trọng nhất quyếtđịnh sự thành công hay thất bại của nhà thầu khi tham gia đấu thầu, vì vậy cơngviệc này địi hỏi phải tiến hành một cách tỷ mỷ, nghiêm túc, đầy đủ các nội dung tronghồ sơ mời thầu Yêu cầu phải nắm được tính chất, quy mơ, phạm vi đấu thầu, mức độphức tạp về kỹ thuật, các yêu cầu về tiến độ thi cơng, thời hạn hồn thành, nguồn vốnđầu tư, phương thức thanh tốn, các thơng tin về cơ quan tư vấn, giám sát,

Trang 30

trường đấu thầu bao gồm việc tìm hiểu các điều kiện về thi cơng, vị trí địa lý, điềukiện địa hình địa chất, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điều kiện cung ứng vậttư, nguyên liệu, giá cả thị trường, khả năng khai thác nguyên vật liệu tại chỗ, laođộng phổ thông, khả năng về cung cấp lương thực, thực phẩm, môi trường thiênnhiên và các điều kiện kinh tế xã hội của dự án những điều kiện này ảnh hưởngtrực tiếp đến phương án thi công và giá thành cơng trình Vì thời gian chuẩn bị hồsơ dự thầu rất ngắn nên để khảo sát và xử lý hàng loạt số liệu, thơng tin nói trên địihỏi nhà thầu phải có một đội ngũ cán bộ lập hồ sơ dự thầu có trình độ chun mơn,có kinh nghiệm và am hiểu kỹ càng tất cả các lĩnh vực.

Công việc cuối cùng, sau khi tiến hành điều tra, khảo sát, xử lý tất cả các vấnđề có liên quan là công tác xác định giá dự thầu, đây là công việc quan trọng, phứctạp quyết định đến việc trúng thầu, do đó cơng việc này địi hỏi phải do một bộ phậnchuyên nghiệp thực hiện với sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng và kịp thời của các bộphận chuyên mơn khác.

1.4.2 Các nhân tố bên ngồi

Cùng với các nhân tố bên trong như đã phân tích ở phần trên, thì các yếu tốbên ngồi cũng có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.Các nhân tố bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp rất nhiều,nhưng trong khuôn khổ luận văn này chỉ xét những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp,đó là các nhân tố sau:

1.4.2.1 Mơi trường pháp lý

Trang 31

sẽ ra cơ hội cho doanh nghiệp này nhưng đồng thời cũng sẽ tăng nguy cơ cho doanhnghiệp khác.

Sự ổn định của môi trường pháp lý cũng như sự ổn định chính trị sẽ là mộtnhân tố thuận lợi tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, làm tăng khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp đồng thời góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của quốcgia Ngược lại, doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều khó khăn khi phải đối diện vớinhững thay đổi liên tục của pháp luật, dẫn đến suy yếu năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp.

1.4.2.2 Chủ đầu tư

Chủ đầu tư (hay còn gọi là bên mời thầu) là người sở hữu vốn hoặc đượcgiao trách nhiệm thay mặt chủ sở hữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiệndự án Vì vậy có thể xem chủ đầu tư là cơ quan chịu trách nhiệm toàn diện các vấnđề liên quan đến dự án trước pháp luật, là người trực tiếp quyết định và lựa chọn hồsơ dự thầu của doanh nghiệp Do vậy, chủ đầu tư có ảnh hưởng rất lớn đến cácdoanh nghiệp tham gia đấu thầu xây dựng.

Theo Luật đấu thầu thì bên mời thầu có quyền lựa chọn nhà thầu trúng hoặchuỷ bỏ kết quả lựa chọn theo quy định của pháp luật về đấu thầu Việc bên mời thầutự thực hiện hay lựa chọn tư vấn lập hồ sơ mời thầu, chọn tư vấn đánh giá hồ sơ dựthầu có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thắng thầu của doanh nghiệp Họ có thể đưara những yêu cầu mà chỉ có một vài doanh nghiệp định trước mới thắng thầu được

Trong quá trình đấu thầu, bên mời thầu có quyền yêu cầu các các bên dự thầucung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc lựa chọn nhà thầu Nếu bên mờithầu có tinh thần trách nhiệm cao, trình độ chun mơn nghiệp vụ tốt sẽ tạo nêncạnh tranh lành mạnh trong đấu thầu và từ đó sẽ lựa chọn ra được nhà thầu tốt nhất,ngược lại dễ tạo ra sự quan liêu, tiêu cực trong đấu thầu.

Trang 32

thầu Căn cứ vào nguồn gốc vốn đầu tư của dự án mà có thể phân loại chủ đầu tưtheo các nhóm chính như sau:

- Vốn ngân sách Nhà nước, đây là nhóm chịu sự điều chỉnh của Luật đấuthầu

- Vốn nước ngồi, trong đó nếu các doanh nghiệp nước ngồi vào đầu tư xâydựng trực tiếp thì họ khơng chịu sự điều chỉnh của Luật đấu thầu Còn nguồn vốnđầu tư gián tiếp thơng qua chính phủ Việt Nam (như vốn ODA) thì vẫn chịu sự điềuchỉnh của Luật đấu thầu.

- Vốn của các cá nhân, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế khác, đây lànhóm khơng chịu sự điều chỉnh của Luật đấu thầu.

Việc phân loại như trên nhằm mục đích để nhà thầu có sách lược cụ thể đểcạnh tranh trong quá trình đấu thầu.

1.4.2.3 Cơ quan tư vấn

Công tác tư vấn bao gồm các khâu: tư vấn thiết kế, tư vấn đấu thầu và tư vấngiám sát Các khâu này có thể do một hoặc nhiều đơn vị tư vấn thực hiện.

- Tư vấn thiết kế: Là tổ chức chịu trách nhiệm khảo sát, thí nghiệm, thiết kế,lập dự tốn cơng trình Nếu hồ sơ thiết kế khơng chính xác thì sẽ dẫn đến việc lậpdự tốn khơng chính xác và sẽ rất khó khăn trong việc phê duyệt giá gói thầu cơngtrình Đối với nhà thầu nếu trong q trình thi cơng cơng trình đã trúng thầu mà bịphát sinh khối lượng do thiết kế khơng chính xác thì tiến độ thi cơng của cơng trìnhđó sẽ bị kéo dài do phải chờ điều chỉnh thiết kế và dự toán dẫn tới ảnh hưởng đếntoàn bộ kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là khi doanh nghiệpđó đang triển khai thi cơng nhiều cơng trình.

- Tư vấn đấu thầu: Là tổ chức giúp chủ đầu tư làm công tác đấu thầu, baogồm các công việc: Chuẩn bị các văn bản tài liệu pháp lý, soạn thảo hồ sơ mời thầu,tiếp nhận và quản lý hồ sơ mời thầu, phân tích, đánh giá, so sánh, xếp hạng, đề xuấtxét chọn nhà thầu, lập báo cáo xét thầu.

Trang 33

hai nhà thầu có năng lực tương đương với nhau Do đó yêu cầu đặt ra là đội ngũ tưvấn xét thầu phải có trình độ, kinh nghiệm và khách quan vô tư.

- Tư vấn giám sát thi công: Là bộ phận có trách nhiệm theo dõi kế hoạch tiếnđộ thi công của nhà thầu, kiểm tra giám sát tiến độ thi cơng, chất lượng thi cơng,nghiệm thu cơng trình.

Tóm lại, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tư vấn là hết sức nặng nề, phảigiám sát toàn bộ hoạt động của nhà thầu từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của dựán do đó cần phải tăng cường vai trò trách nhiệm của đội ngũ giám sát.

Mối quan hệ giữa cơ quan tư vấn và nhà thầu là mối quan hệ độc lập, thựchiện theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà mỗi bên đã ký hợp đồng với chủđầu tư Là mối quan hệ có tính hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi bên thựchiện tốt nhiệm vụ chung và nhiệm vụ riêng.

1.4.2.4 Các đối thủ cạnh tranh

Khi doanh nghiệp tham gia dự thầu cũng có nghĩa là doanh nghiệp phải thamgia vào cuộc cạnh tranh cơng khai trên thị trường, trong đó các đối thủ cạnh tranh lànhân tố ảnh hưởng trực tiếp nhất đến khả năng trúng thầu của doanh nghiệp Mứcđộ cạnh tranh quyết liệt hay không phụ thuộc vào năng lực và số lượng nhà thầutham gia Để giành chiến thắng thì doanh nghiệp bắt buộc phải vượt qua được tất cảcác đối thủ trong tham dự cuộc đấu thầu, muốn vậy doanh nghiệp phải đảm bảo cónăng lực vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh Do đó, yêu cầu doanh nghiệpphải coi trọng công tác thu thập thông tin và tiến hành nghiên cứu các đối thủ cạnhtranh trong quá trình đấu thầu, tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu để có biện pháp đốiphó.

1.4.2.5 Các nhà cung cấp vật tư

Trang 34

kiện là người cung ứng phải giao hàng đúng hẹn, đúng chủng loại, đảm bảo yêu cầuvề chất lượng và giá cả phải ổn định trong thời gian dài Nếu các nhà cung cấp tănggiá hoặc giao vật liệu kém phẩm chất thì chất lượng và giá thành cơng trình sẽ bịảnh hưởng, dẫn đến lợi nhuận và uy tín của doanh nghiệp sẽ giảm, điều này đồngnghĩa với việc năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút và cơ hội thắngthầu cũng giảm đi.

Vì vậy, để việc cung cấp vật tư, nguyên liệu đúng hạn và đảm bảo yêu cầuchất lượng thì doanh nghiệp cần phải tiến hành lựa chọn nhà cung cấp một cách cẩnthận Tức là phải điều tra các điều kiện và hoạt động sản xuất kinh doanh của nhàcung cấp đó có phù hợp với mình hay khơng, mặt khác khơng ngừng củng cố mốiquan hệ tốt đẹp với các nhà cung ứng, cùng nhau giải quyết những khó khăn trongq trình thực hiện hợp đồng, tạo niềm tin cho nhau Ngồi ra, nếu có điều kiện cácdoanh nghiệp xây dựng đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựngnhư gạch, đá, xi măng như vậy doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong q trình thicơng và hiệu quả mang lại sẽ lớn hơn.

1.5 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng

Hiện nay chưa thấy có tài liệu nào đưa ra các tiêu chí để đánh giá năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp Qua nghiên cứu hồ sơ mời thầucủa các chủ đầu tư thì thường nhận thấy chủ đầu tư thường căn cứ vào các chỉ tiêucơ bản sau đây để đánh giá năng lực của doanh nghiệp trong đấu thầu xây dựng:

1.5.1 Kết quả đấu thầu qua các năm của doanh nghiệp

Chỉ tiêu này phản ánh một cách khái quát tình hình dự thầu và kết quả đạtđược của doanh nghiệp bằng cách đánh giá được hiệu quả, chất lượng của việc dựthầu trong năm, quy mô và giá trị hợp đồng trúng thầu thơng qua đó có thể đánh giánăng lực của doanh nghiệp đó, việc đánh giá được tính bằng các cơng thức sau:- Theo số lượng: TA = dtttDADAx100% (1.1)

Trang 35

- DA dt: là số lượng dự án (hay số gói thầu) dự thầu trong năm- Theo giá trị dự án (hay gói thầu): TB =

dtttGG x 100% (1.2)

Trong đó: - TB: là tỷ lệ trúng thầu theo số lần tham gia đấu thầu - Gtt: là giá trị của dự án (hay số gói thầu) trúng thầu trong năm

- G dt: là giá trị của dự án (hay số gói thầu) dự thầu trong năm (tính theogiá bỏ thầu).

1.5.2 Lợi nhuận đạt được

Đây là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh kết quả kinh doanh của doanhnghiệp nhưng đồng thời nó cũng phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpđó Khi đánh giá chỉ tiêu này thơng thường chủ đầu tư xem xét lợi nhuận của doanhnghiệp qua nhiều năm (từ 3 - 5 năm), tính tốc độ tăng trưởng lợi nhuận hàng nămđồng thời kết hợp với việc đánh giá chỉ tiêu về giá trị sản lượng xây lắp hoàn thànhtrong năm Nếu giá trị xây lắp hồn thành tăng mà lợi nhuận khơng tăng thì có thểlà hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa đạt yêu cầu hoặc cũng cóthể là doanh nghiệp vận dụng chiến lược giá thấp để đạt mục tiêu giải quyết công ănviệc làm hay mở rộng thị trường Do đó, các doanh nghiệp cần lưu ý thuyết minh,giải thích rõ thêm phần này trong các hồ sơ năng lực của mình.

1.5.3 Chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là yếu tố cấu thành quan trọng hàng đầu của năng lựccạnh tranh của sản phẩm, mà năng lực cạnh tranh của sản phẩm là yếu tố cấu thànhnăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Chính vì lẽ đó mà chất lượng sản phẩm làtiêu chí để xem xét năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Chất lượng của sản phẩmlà tổng hợp các đặc tính của nó theo yêu cầu của sản phẩm, của quá trình xây dựnghoặc tiện nghi phục vụ, vì vậy chất lượng sản phẩm vừa phải tuân theo các quyphạm kỹ thuật vừa phải thoả mãn nhu cầu mong muốn của con người.

Trang 36

dựng không thể sản xuất ra sẵn để bán cho khách hàng được nên để đánh giá chấtlượng sản phẩm của nhà thầu thì chủ đầu tư thường căn cứ vào những cơng trìnhnhà thầu đã thi cơng (thơng qua bảng danh mục những cơng trình đã thực hiện mànhà thầu thống kê theo yêu cầu bắt buộc trong hồ sơ năng lực của mình).

1.5.4 Cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ

Cơ sở vật chất, kỹ thuật là yếu tố cơ bản góp phần tạo nên năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp Nhóm này bao gồm nhà xưởng, hệ thống kho tàng, hệthống cung cấp năng lượng, kỹ thuật cơng nghệ thi cơng Tóm lại, đây là chỉ tiêutổng hợp của các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, biện pháp thi công và tiến độ thicơng cơng trình Nó đóng vai trị quan trọng trong công tác đấu thầu, là yếu tố quyếtđịnh đến chất lượng cơng trình, giúp giảm chi phí nâng cao hiệu quả kinh tế nóđược thể hiện qua mức độ đáp ứng các yêu cầu sau:

- Về mặt kỹ thuật, nó địi hỏi nhà thầu phải đưa ra các giải pháp và biện phápthi cơng, sử dụng máy móc thiết bị một cách hợp lý và khả thi nhất (được nêu cụ thểtrong hồ sơ mời thầu), từ đó đưa ra được sơ đồ tổ chức hiện trường, bố trí nhân lực,các biện pháp về bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

Trang 37

1.5.5 Kinh nghiệm và năng lực thi công

Đây cũng là một trong những chỉ tiêu xác định điều kiện đảm bảo nhà thầuđược tham gia cạnh tranh đấu thầu trong mỗi dự án, hầu như các chủ đầu tư khi pháthành hồ sơ mời thầu đều có yêu cầu về tiêu chuẩn này Tiêu chuẩn này được thểhiện năng lực hiện có của nhà thầu trên các mặt:

- Kinh nghiệm đã thực hiện các dự án có yêu cầu kỹ thuật ở vùng địa lý vàhiện trường tương tự Ví dụ doanh nghiệp có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong lĩnhvực xây dựng dân dụng? Bao nhiêu năm trong lĩnh vực cầu đường, thủy lợi, thuỷđiện, hay kinh nghiệm thi cơng ở miền núi, đồng bằng, nơi có địa chất phức tạp.

- Số lượng và trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trựctiếp thực hiện dự án

1.5.6 Năng lực tài chính

Năng lực tài chính là yếu tố rất quan trọng để xem xét tiềm lực của doanhnghệp mạnh yếu như thế nào Trong lĩnh vực xây dựng, để đánh giá về năng lực tàichính của nhà thầu chủ đầu tư thường đánh giá thông qua một số các chỉ tiêu cơ bảnsau đây:

- Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (Current Ratio) = Tổng tài sản lưu

động/Tổng nợ ngắn hạn (1.3)

Hệ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu tàisản lưu động Hệ số này quá nhỏ doanh nghiệp có khả năng rơi vào tình trạng mấtkhả năng thanh toán Hệ số này quá cao tức doanh nghiệp đã đầu tư vào tài sản lưuđộng quá nhiều, không mang lại hiệu quả lâu dài Tùy theo ngành nghề và quy mơcủa doanh nghiệp mà có những mức quy định cụ thể Trong ngành xây dựng thìmức tối thiểu phải là 0,9 Đây là mức bắt buộc để các ngân hàng xem xét cho vayvốn.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Quick Ratio) = (tổng tài sản lưu động

-Hàng tồn kho)/ Tổng nợ ngắn hạn (1.4)

Trang 38

phải xem xét kỹ các khoản phải thu (nợ khó địi) có ảnh hưởng tới khả năng thanhtoán của doanh nghiệp Yêu cầu tối thiểu đối với doanh nghiệp xây dựng là 0,4.

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời (Immediate Ratio) = Vốn bằng tiền /

tổng nợ ngắn hạn (1.5)

Vốn bằng tiền (bao gồm tiền mặt và tiền gởi ngân hàng) là khả năng thanhtốn cao nhất, nó được sử dụng ngay khi cần trả nợ Hệ số này cho thấy khả năngdoanh nghiệp thanh toán được nợ ngắn hạn ngay Nếu hệ số này càng cao, doanhnghiệp có khả năng lớn, nhưng cao q thì khơng có hiệu quả vì tiền không sinh lời.

- Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nguồn vốn:

Tỷ lệ nợ (The Debt Ratio) = Tổng nợ phải trả/Tổng vốn (%) (1.6)Tỷ lệ này càng thấp doanh nghiệp càng ít phụ thuộc, các khoản nợ càng đảmbảo thanh tốn Tỷ lệ này cần duy trì ở mức trung bình là hợp lý.

- Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn:

+ Tỉ lệ vốn cố định = Vốn cố định/Tổng tài sản (%) (1.7)+ Tỉ lệ vốn lưu động = Vốn lưu động/Tổng tài sản (%) (1.8)Các tỷ lệ này cho biết cơ cấu vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay khơng vàcó phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình hay khơng.

- Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản hay tổng

đầu tư (1.9)

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận/Doanh thu (%) (1.10)Chỉ tiêu này phản ánh trong 1 đồng hay 100 đồng doanh thu thì có bao nhiêuđồng lợi nhuận thu được Chỉ tính lợi nhuận do hoạt động sản xuất kinh doanh đemlại, tức là phần lợi nhuận có được từ doanh thu bán hàng Chỉ số này càng caochứng tỏ giá thành sản phẩm càng tốt.

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư = Lợi nhuận/Tổng vốn đầu tư (%) (1.11)Chỉ số này phản ánh 1 đồng hay 100 đồng vốn đem vào đầu tư thì sinh đượcbao nhiêu lợi nhuận.

Trang 39

Ngày nay, đấu thầu được áp dụng trên nhiều lĩnh vực nhưng nhiều nhất vẫnlà trong lĩnh vực xây lắp Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, phương thức đấuthầu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản có vai trị to lớn đối với chủ đầu tư, nhà thầuvà nhà nước.

Đối với doanh nghiệp, vì mục tiêu khi tham gia đấu thầu là phải giành đượcchiến thắng nên việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu có ý nghĩa rấtquan trọng Chính mục tiêu này sẽ là động lực để doanh nghiệp phát huy được tínhnăng động, sáng tạo trong đấu thầu, tích cực tìm kiếm thơng tin, xây dựng các mốiquan hệ, tìm mọi cách nâng cao uy tín, thương hiệu trên thị trường Và trong quatrình thực hiện dự án, với yêu cầu phải đảm bảo đúng tiến độ và hoàn thành càngsớm càng tốt đã thúc đẩy doanh nghiệp tìm mọi cách nâng cao năng lực về kỹ thuậtcông nghệ tiên tiến để rút ngắn thời hạn thi cơng, điều này sẽ giúp ích rất nhiều chodoanh nghiệp trong các cuộc đấu thầu sau này.

Việc thắng thầu sẽ giúp doanh nghiệp tạo được công ăn việc làm và thu nhậpcho người lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,ngược lại nếu doanh nghiệp trượt thầu thì sẽ khơng có việc làm, khơng tạo được thunhập cho người lao động, hiệu quả kinh doanh giảm sút, nếu kéo dài thì sẽ dẫn đếnthua lỗ, phá sản.

Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, khi thị trường xây dựng đang sôi động vàcạnh tranh quyết liệt thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựnglà một yêu cầu tất yếu khách quan mà mỗi doanh nghiệp phải thực hiện để tồn tại vàphát triển.

Kết luận chương 1

Trang 40

các nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá đến năng lực cạnh tranh trong đấuthầu xây dựng của doanh nghiệp,

Những nội dung nói trên là tiền đề dùng để tiến hành phân tích và đánh giánăng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty Xây dựng cơng trình 545trong chương II và là cơ sở để đề xuất giải pháp trong chương 3.

CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤUTHẦU XÂY DỰNG CỦA CƠNG TY XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH 5452.1 Giới thiệu về Cơng ty Xây dựng cơng trình 545

Ngày đăng: 06/07/2023, 22:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w