1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp phát triển ngành thủy sản nam định đến năm

80 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Phát Triển Ngành Thủy Sản Nam Định Đến Năm
Trường học Khoa Kế Hoạch Và Phát Triển
Chuyên ngành Thủy Sản
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 149,41 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH NAM ĐỊNH (8)
    • I.V AI TRÒ CỦA NGÀNH THỦY SẢN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI (8)
      • 3.1 Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho mọi người (12)
      • 3.2 Đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm (13)
      • 3.3 Xóa đói giảm nghèo (13)
      • 3.4 Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn (14)
      • 3.5 Tạo nghề nghiệp mới, tăng hiệu quả sử dụng đất đai (14)
      • 3.6 Nguồn xuất khẩu quan trọng (15)
      • 3.7 Đảm bảo chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa, nhất là ở vùng biển và hải đảo (15)
      • 4.1. Nuôi trồng thủy sản (16)
        • 4.1.1. Nuôi thủy sản nước ngọt (16)
        • 4.1.2. Nuôi thủy sản nước lợ (17)
        • 4.1.3. Nuôi, trồng động, thực vật nước mặn (17)
      • 4.2 Khai thác thủy sản (17)
        • 4.2.1. Khai thác hải sản (17)
        • 4.2.2. Khai thác thủy sản nội địa (18)
      • 4.3 Chế biến thủy sản (19)
      • 4.4 Tiêu thụ sản phẩm (19)
        • 4.4.1. Thị trường nước ngoài (19)
        • 4.4.2. Thị trường trong nước (20)
      • 4.5 Dịch vụ hậu cần thủy sản (20)
        • 4.5.1 Hoạt động dịch vụ phục vụ khai thác hải sản (20)
        • 4.5.2. Các dịch vụ cho nuôi trồng thủy sản (21)
    • II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN (22)
      • 1.1. Nhân tố nguồn lực con người (22)
      • 1.2. Nhân tố vốn đầu tư cho ngành thủy sản (22)
      • 1.3. Nhân tố công nghệ cho ngành thủy sản (22)
      • 1.4 Thị trường tiêu thụ (23)
      • 2.1 Điều kiện tự nhiên (23)
      • 2.2 Các yếu tố về kinh tế (24)
      • 2.3 Tình hình chính trị và pháp luật (25)
      • 2.4 Quá trình hội nhập quốc tế (25)
    • III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH (26)
      • 1.1. Vị trí địa lí kinh tế của tỉnh trong vùng (26)
      • 1.2. Địa hình (27)
      • 1.3. Khí hậu, thủy văn (28)
        • 1.3.1. Khí hậu (28)
        • 1.3.2. Thuỷ văn (29)
      • 1.4. Tài nguyên đất (29)
      • 1.5. Tài nguyên thủy sản (30)
        • 1.5.1 Vùng nước ngọt (0)
        • 1.5.2. Vùng biển và vùng ven biển (31)
        • 1.5.3 Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản (34)
      • 1.6 Nguồn nhân lực (35)
      • 2. Những thuận lợi để phát triển ngành thủy sản Nam Định (36)
  • CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN NAM ĐỊNH (37)
    • I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH (37)
      • 1.1. Tăng trưởng kinh tế (37)
      • 1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (38)
        • 1.2.1 Cơ cấu kinh tế theo ngành (38)
        • 1.2.2 Cơ cấu thành phần kinh tế (38)
      • 2.1 Thu chi ngân sách (39)
        • 2.1.1 Thu ngân sách (39)
        • 2.1.2 Chi ngân sách (40)
      • 2.2. Đầu tư phát triển (40)
      • 3. Kết cấu hạ tầng và hậu cần dịch vụ (41)
    • II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN NAM ĐỊNH37 (42)
      • 2. Thực trạng ngành kinh tế thủy sản tỉnh Nam Định hiện nay (45)
        • 2.1 Đánh giá kết quả trong các lĩnh vực chủ yếu (45)
          • 2.1.1. Về khai thác thủy sản (45)
          • 2.1.2 Về nuôi trồng thủy sản (47)
          • 2.1.3 Chế biến, xuất khẩu và dịch vụ thủy sản (52)
        • 2.2 Đánh giá chung (54)
          • 2.2.1 Những kết quả đạt được (54)
  • CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 (58)
    • II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH (59)
      • 1.1. Quan điểm phát triển (59)
      • 1.2. Mục tiêu phát triển (59)
      • 2.1. Nuôi trồng thuỷ sản (60)
      • 2.2. Khai thác hải sản (63)
      • 2.3. Chế biến xuất khẩu và dịch vụ thủy sản (63)
    • III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỂ TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH NAM ĐỊNH (64)
      • 1. Về qui hoạch và kế hoạch (64)
      • 2. Về thu hút vốn (65)
      • 3. Chính sách phát triển thị trường (67)
      • 4. Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần (68)
      • 5. Chính sách phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm (69)
      • 6. Chính sách khoa học công nghệ và môi trường (70)
      • 8. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản (72)
      • 9. Công tác văn hóa – xã hội (73)
      • 10. Kết hợp kinh tế với quốc phòng (73)
  • KẾT LUẬN (75)

Nội dung

SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH NAM ĐỊNH

AI TRÒ CỦA NGÀNH THỦY SẢN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

1.Khái quát sự hình thành và phát triển ngành thủy sản Việt Nam.

Dẫu ra đời từ rất sớm, nghề cá Việt Nam cho đến những năm giữa thế kỷ trước vẫn mang đậm dấu ấn của một loại hình hoạt động kinh tế tự nhiên theo kiểu “hái, lượm”, tự cấp tự túc với trình độ hết sức lạc hậu Hoạt động nghề cá được xem như một nghề phụ trong sản xuất nông nghiệp.

Từ sau những năm 1950, đánh giá được vị trí ngày càng đáng kể và sự đóng góp mà nghề cá có thể mang lại cho nền kinh tế quốc dân, cùng với quá trình khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã bắt đầu quan tâm phát triển nghề cá và hình thành các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này Từ đó, nghề cá - ngành Thủy sản - đã dần hình thành và phát triển như một ngành kinh tế - kỹ thuật có vai trò và đóng góp ngày càng lớn cho đất nước Quá trình ấy có thể phân chia một cách tương đối thành 3 giai đoạn chủ yếu :

Giai đoạn 1954 - 1960 là thời kỳ kinh tế thủy sản bắt đầu được chăm lo phát triển để manh nha một ngành kinh tế kỹ thuật Đây là thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc Điểm mới của thời kỳ này là sự hình thành các tổ chức nghề cá công nghiệp như các tập đoàn đánh cá với đoàn tàu đánh cá Hạ Long, Việt - Đức, Việt - Trung, nhà máy cá hộp Hạ Long Đặc biệt phong trào hợp tác hoá được triển khai rộng khắp trong nghề cá.

Trong những năm 1960 - 1980, thủy sản có những giai đoạn phát triển khác nhau với diễn biến của lịch sử đất nước Những năm 1960 - 1975, đất nước có chiến tranh, cán bộ và ngư dân ngành thủy sản “vững tay lưới, chắc tay súng”, hăng hái thi đua lao động sản xuất với tinh thần “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, cùng cả nước thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược “Xây dựng CNXH ở miền Bắc và đánh thắng giặc Mỹ, giải phóng miền Nam”, Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển có công sức lớn của ngư dân Thực hiện 10 năm

Di chúc Bác Hồ, ngành đã phát động thành công phong trào “Ao cá Bác Hồ” rộng khắp trong cả nước, đem lại tác dụng rất lớn Mặc dù tổ chức quản lý ngành được thành lập (Tổng cục thủy sản năm 1960, Bộ Hải sản năm 1976,

Bộ Thủy sản năm 1981), nhưng do đất nước có chiến tranh và sau đó là những năm khôi phục hậu quả nặng nề của chiến tranh và phần nào hậu quả cơ chế quản lý chưa phù hợp nên vào cuối giai đoạn này, kinh tế thủy sản lâm vào sa sút nghiêm trọng.

Năm 1981, với sự ra đời của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Seaprdex Việt Nam, ngành đã chủ động đề xuất và được nhà nước cho phép áp dụng thử nghiệm cơ chế gắn sản xuất với thị trường, được gọi là cơ chế “tự cân đối, tự trạng trải” Ngành thủy sản đã vận dụng sáng tạo, có hiệu quả cơ chế này mà tiêu biểu là thành công của mô hình Seaprdex lúc đó Việc áp dụng thành công cơ chế mới gắn sản xuất với thị trường đã tạo ra bước ngoặt quyết định cho sự phát triển của kinh tế thủy sản, mở đường cho sự tăng trưởng liên tục suốt hơn 23 năm qua.

Qua thành công bước đầu của cơ chế mới, năm 1993, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khoá VII đã xác định xây dựng thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Triển khai thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nhà nước, phát huy các nguồn lực, đổi mới để phát triển, trong xu thế mở cửa và hội nhập đất nước, ngành luôn coi xuất khẩu là động lực và ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực này Thế mạnh của nghề cá nhân dân được phát triển mạnh qua các mô hình kinh tế ngoài quốc doanh, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư để phát triển Việc ngành thủy sản chú trọng đầu tư ngày một nhiều hơn và đúng hướng đã hình thành tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế thủy sản, tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho lao động nghề cá cả nước, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước Thời kỳ này, trong chiến lược phát triển của ngành, các lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản được định hướng phát triển phục vụ xuất khẩu. Ngành đã chủ động đi trước trong hội nhập quốc tế, đẩy mạnh việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu Đặc biệt, từ giữa những năm 1990 đã tập trung đổi mới phương thức quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm, tiếp cận để đáp ứng những đòi hỏi cao nhất về lĩnh vực này của các thị trường lớn, nhờ đó đứng vững được trên các thị trường thủy sản lớn nhất trên thế giới Từ các giải pháp đúng đắn đó, trong những năm cuối thế kỳ XX, ngành thủy sản đã thu được những kết quả quan trọng Đến năm

2000, tổng sản lượng thủy sản đã vượt qua mức 2 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu 1,475 tỷ USD, đến năm 2002 xuất khẩu thủy sản vượt qua mốc 2 tỷ USD (đạt 2,014 tỷ USD) Năm 2005, ngành thủy sản bằng sự nỗ lực phấn đấu liên tục, không mệt mỏi, vượt qua những khó khăn khách quan và chủ quan, đã hoàn thành một cách vẻ vang các chỉ tiêu kế hoạch cơ bản mà ngành đã xây dựng và được Đại hội Đảng toàn quốc lần thư IX ghi nhận trong kế hoạch kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2005 : Tổng sản lượng đạt 3,43 triệu tấn,tăng 9,24% so với năm 2004 Kim ngạch xuất khẩu đạt 2,74 tỉ USD, đi qua mốc 2,5 tỉ USD, tăng 13% so với năm 2004 và bằng 185% so với năm 2000.Tính chung năm năm 2001 - 2005, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt trên 11 tỉ USD, chiếm khoảng 9% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước Đặc biệt cơ cấu sản phẩm của kinh tế thủy sản cũng được thay đổi mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng, tăng tỷ trọng sản phẩm có giá trị cao, đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu.

Từ những chặng đường trưởng thành, phát triển đã qua, có thể thấy ngành thủy sản đã liên tục phấn đấu, phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn, để lại dấu ấn đậm nét trong nền kinh tế - xã hội nói chung của đất nước Đó là những thuận lợi cơ bản, tạo nên tiền đề vững chắc cho ngành tiếp tục đi lên trong tương lai.

2.Đặc điểm của ngành thủy sản.

Với tư cách là một ngành kinh tế nằm trong cơ cấu kinh tế nói chung, ngành thủy sản ngoài những đặc trưng chung như các ngành khác hoạt động trong cơ chế thị trường còn có những đặc trưng riêng chủ yếu sau đây :

Một là, ngành thủy sản Nam định là ngành kinh tế đa dạng bao gồm các lĩnh vực chủ yếu : khai thác hải sản, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản và hậu cần dịch vụ Địa bàn hoạt động rất rộng, trải ra từ vùng biển khơi, vùng nước ngập mặn ven biển và vùng nước ngọt trong phạm vi toàn tỉnh.

Hai là, sản phẩm do ngành thủy sản làm ra rất đa dạng phong phú về chủng loại Sản phẩm thủy sản được tiêu dùng ở các dạng mặt hàng tươi sống, dạng khô, dạng lỏng và dạng bảo quản bằng đông lạnh Động vật thủy sản có đặc thù mau ươn, chóng bị phân hủy; do vậy sản phẩm sau thu hoạch, việc bảo quản, vận chuyển đưa nguyên liệu vào chế biến và tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi phải thực hiện quy trình, quy phạm kỹ thuật chặt chẽ và nghiêm ngặt mới đảm bảo yêu cầu về chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm; đặc biệt là đối với sản phẩm xuất khẩu.

Ba là, sản xuất thủy sản có đặc trưng vừa mang tính chất công nghiệp vừa mang tính chất nông nghiệp Trong nuôi trồng thủy sản có sự đan xen giữa sản xuất nông nghiệp và thủy sản trên quy mô diện tích nhất định, điển hình là mô hình VAC Trong khai thác hải sản thì ngư trường sản xuất trên biển không phân rõ địa giới hành chính; mọi thành phần kinh tế, mọi chủng loại phương tiện, nghề nghiệp cùng hoạt động trên một ngư trường Sản xuất thuỷ sản gắn liền với việc giữ gìn môi trường môi sinh, bảo vệ và phát triển nguồn lợi và đảm bảo trật tự an ninh, giữ vững chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN

1.Các nhân tố chủ quan.

1.1.Nhân tố nguồn lực con người

Trong tất cả các nguồn lực để phát triển ngành thủy sản nói riêng và các ngành khác nói chung thị yếu tố nguồn lực con người vẫn là yếu tố chiếm vị trí quan trọng nhất Nguồn lực con người để phát triển ngành thủy sản có nghĩa là nói đến những con người có kiến thức, kinh nghiệm về nuôi trồng, chế biến, am hiểu về đánh bắt… đồng thời đó là những con người có trình độ quản lý giỏi, có tư cách, phẩm chất của một cán bộ quản lý Vì vậy để có được nguồn lực con người có chất lượng thì công tác đào tạo phải được coi trọng và đầu tư thích đáng.

1.2 Nhân tố vốn đầu tư cho ngành thủy sản

Mặc dù ngành thủy sản có nhiều nét tương đồng với ngành nông nghiệp xong yêu cầu về vốn đầu tư cho phát triển ngành thủy sản lại cao hơn rất nhiều so với ngành nông nghiệp Bởi ngành nông nghiệp mang tính chất thuần nông, còn ngành thủy sản lại vừa mang những nét của nông nghiệp, vờa mang những đặc điểm của công nghiệp Đất nước ta còn nghèo, vì vây trong những năm qua mặc dù đã cố gắng rất nhiều xong lượng vốn đầu tư cho ngành thủy sản vẫn còn rất hạn chế Vì vậy chúng ta gặp rất nhiều khó khăn trong công tác đào tạo nhân lực, công tác nghiên cứu, nuôi trồng và đánh bắt xa bờ,…Do vậy trong những năm tới chúng ta phải tăng cường thu hút vôn đầu tư từ bên ngoài như ODA, FDI để năng cao năng lực, phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của ngành thủy sản nước nhà.

1.3 Nhân tố công nghệ cho ngành thủy sản Đi lên từ một đất nước nghèo khó, thiếu vốn, thiếu nhân lực,… ngành thủy sản nước ta vãn còn sở hữu những công nghệ manh tính chất truyền thống và lạc hậu Trong nuôi trồng thủy sản thì vẫn dựa vào kinh nghiệm là chính, trong đánh bắt thì chỉ chủ yếu đánh bắt gần bờ, trong chế biến thì chủ yếu là sơ chế vì vậy giá trị gia tăng làm ra là rất thấp Một dặc điểm quan trọng của các loại thủy sản là chúng rất dễ bị hỏng Do công nghệ bảo quản của ta lạc hậu nên thời gian bảo quản ngắn gây ra khó khăn trong việc vận chuyển và đánh bắt xa bờ Vì vậy trong thời gian tới, cùng với quá trình hội nhập, chúng ta phải tăng cường nghiên cứu,học hỏi kinh nghiệm và nhập khẩu công nghệ để năng cao năng lực công nghệ trong nước, làm tăng giá trị sản phẩm từ đó tăng thu vốn và ngoại tệ cho đất nước

Thị trường tiêu thụ cũng là một nhân tố vô cùng quan trọng, tác động trực tiếp tới sự phát triển của ngành thủy sản Bởi sản phẩm làm ra mà không có chỗ tiêu thụ thì như vậy là chúng ta đã làm một việc vô ích Trong những năm vừa qua, ngoài thị trường trong nước với hơn 84 triệu dân thì chúng ta cũng đã đẩy mạnh tìm kiếm thị trường xuất khẩu Các bạn hàng truyền thống của ta là Mỹ, Nhật, EU,…thông qua việc thị trường xuất khẩu này hàng năm đã thu về cho đất nước một lượng ngoại tệ rất lớn Ngày nay với quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng càng tạo điều kiện cho nước ta mở rộng thị trường tiêu thụ nhưng chúng ta cũng vấp phải sự cạnh tranh ngày cành khốc liệt từ các đối thủ cạnh tranh của các nước khác Vì vậy trước hết chúng ta phải tìm các biện pháp hữu hiệu để giữ vững được các bạn hàng truyền thống và sau đó tìm kiếm thêm các thị trường tiềm năng khác.

2.Các nhân tố khách quan.

Cũng như trong sản xuất nông nghiệp, các hoạt động của ngành thủy sản phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tư nhiên Đất nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ quanh năm cao, lượng mưa lớn, bờ biển kéo dài…điều này đã tạo điều kiện cho nguồn lợi thủy sản nước ta vô cùng phong phú Từ các loại thủy sản nước ngọt, nước lợ đến nước mặn, loại nào cũng đa dạng Điều này đã tạo những điều kiện thuận lợi để chúng ta sớm phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản Nhưng cùng với những gì mà thiên nhiên ưu đãi thì nước ta lại phải thường xuyên gánh chịu những trận thiên tai lớn như lũ lụt, hạn hán và đặc biệt là trung bình mỗi năm nước ta phải đối phó với hơn 10 trận bão, đã phá hủy cơ sở hạ tầng, làm ảnh hưởng đến việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản Một thực tế là môi trường sinh sống của các loài thủy sản đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng bởi sự khai thác một cách kiệt quệ, thiếu khoa học,… điều này đã làm cho trữ lượng thủy sản của nước ta có nguy cơ giảm sút Vì vậy chúng ta phải có một chiên lược đầu tư và khai thác hợp lý để bảo vệ nguồn lợi thủy sản một cách bền vững

2.2 Các yếu tố về kinh tế

Các yếu tố cơ bản về kinh tế bao gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái,….Nhìn chung khi tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, tỷ lệ lạm phát gia tăng, lãi suất tăng,…thì dươi góc độ người tiêu dùng, thì họ sẽ tiêu dùng ít đi bởi tăng trưởng kinh tế chậm lại hay suy thoái sẽ làm cho thu nhâp thực tế của họ bị giảm đáng kể, tỷ lệ lạm phát gia tăng làm cho giá trị đồng tiền bị giảm, lãi suất tăng khiến họ thích gửi ngân hàng hơn là cho việc tiêu dùng nhiều hơn,… điều đó làm cho thị trường tiêu thụ bị thu hẹp đàng kể Còn dưới góc độ của người sản xuất thì khi tăng trưởng kinh tế chậm lại, tỷ lệ lạm phát gia tăng thì thị trường bị thu hẹp dẫn đến phải giảm quy mô, khi lãi suất tăng thì chi phí sản xuất sẽ trở lên tốn kém hơn điều đó cũng sẽ làm nhà sản xuất phải thu hẹp quy mô của mình để tránh bị thua lỗ.

Có thể nói, các yếu tố về knh tế là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của tất cả các ngành, lĩnh vực Vì vậy các ngành có thể dựa vào các nhân tố ấy để điều chỉnh hoật động của mình cho phù hợp.

2.3 Tình hình chính trị và pháp luật

Chính trị và pháp luật cũng là những nhân tố ảnh hưởng trực tiép đến sự phát triển của ngành thủy sản noi riêng và các ngành khác nói chung Nhìn chung tình hình chính trị nước ta là khá ổn định, các chính sách và pháp luật của ta ngày càng được hoàn thiện, điều đó đã tạo ra sự tin tưởng vững chắc cho việc đầu tư lâu dài, ổn định vào nước ta của cá nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời cũng làm gia tăng hình ảnh, vị thế của đất nước trên trường quốc tế, điều này đã giúp cho chung ta ngày càng thu hút được nhiều vốn đầu tư.

2.4 Quá trình hội nhập quốc tế

Ngày nay khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thứccủa tổ chức thương mại thế giới WTO đã mở ra vô vàn cơ hội để phát triển ngành thủy sản Việt Nam Đó là khi chung ta là thành viên của WTO chúng ta sẽ được đối xử một cách bình đẳng hơn, thuế nhập khẩu sẽ được cắt giảm, điều đó sẽ làm tăng sức cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam Đồng thời khi gia nhập WTO thì chúng ta sẽ có nhiều cơ hội để thu hút vốn đầu tư, nhập khẩu công nghệ, và học hỏi kinh nghiệm của các nước khác trong việc nuôi trồng và chế biến thủy hải sản Nhưng mặt khác chúng ta cũng gặp phải rất nhiều thách thức, đó là sự cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt hơn, sự kiểm tra chất lượng hàng hóa sẽ ngày càng khăt khe hơn Vì vậy chúng ta phải tranh thủ tận dụng những lợi thế, những cơ hội để khắc phục, sửa chữa những khuyết tật, sự yếu kém của sản phẩm để nhanh chóng đưa ngành thủy sản Việt Nam sẽ là một ngành kinh tế mũi nhọn.

SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH

1.Những tiềm năng phát triển ngành thủy sản tỉnh Nam Định.

1.1.Vị trí địa lí kinh tế của tỉnh trong vùng

Nam Định là một tỉnh đồng bằng ven biển với 72 km đường bờ biển, thuộc bộ phận phía nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, phần đất liền kéo dài từ vĩ tuyến 19 0 55’B đến 20 0 16’B và từ 106 0 00 Đ đến 106 0 33 Đ Phía bắc Nam Định tiếp giáp Hà Nam, phía đông bắc giáp Thái Bình, phía tây giáp Ninh Bình, phía đông và đông nam trông ra vịnh Bắc Bộ, vùng biển lớn giàu tiềm năng kinh tế của đất nước Nam Định ở vào vị trí trung chuyển giữa các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng và các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Tỉnh có một thành phố và 9 huyện với 11 thị trấn, 15 phường và 202 xã, tổng diện tích là 1669,36 km 2 bằng khoảng 0,5% diện tích tự nhiên toàn quốc, đứng thứ 50 về diện tích trong 64 tỉnh, thành của cả nước Dân số Nam Định tính đến năm 2007 là 2.075.451 người, bằng khoảng 2,5% dân số toàn quốc và đứng hàng thứ 8 về dân số trong 64 tỉnh thành của cả nước.

Với vị trí cách thủ đô Hà Nội 90 km (theo quốc lộ 1A, qua Phủ Lý) và cách Hải Phòng 80 km, Nam Định nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Nam Định có mạng lưới giao thông gồm cả đường sắt, đường bộ, đường biển thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng, cũng như trong cả nước Hà Nội, Hải Phòng đã, đang và sẽ là những thị trường tiêu thụ lớn, những trung tâm hỗ trợ đầu tư kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, chuyển giao công nghệ và thông tin cho Nam Định.

Sự xuất hiện thêm các cảng biển (ngoài cảng Hải Phòng, Cái Lân sẽ xây dựng thêm các cảng Ninh Bình, Ninh Cơ, Nghi Sơn) và những thay đổi về hướng vận chuyển trong vùng nhất là tuyến Đồng Văn - phà Yên Lệnh - thị xã Hưng Yên nối về quốc lộ 5 đi Hải Phòng, cảng Cái Lân sẽ ảnh hưởng tới phương hướng phát triển lâu dài của tỉnh Nam Định.

Vị trí địa lý như trên đã tạo điều kiện để Nam Định phát triển kinh tế nói chung, ngành thủy sản nói riêng và mở rộng giao lưu kinh tế xã hội với các địa phương trong cả nước và quốc tế Song mặt khác, đây cũng là một thách thức lớn đối với Nam Định trong điều kiện cạnh tranh, thu hút vốn đầu tư nước ngoài bởi sức ép gay gắt do công nghệ lạc hậu, kết cấu hạ tầng yếu kém so với yêu cầu phát triển và so với các đô thị mới nằm liền kề trong địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Phát triển trong môi trường có tính cạnh tranh cao đòi hỏi tỉnh và ngành thủy sản phải có sự chuẩn bị xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, lựa chọn hướng đi thích hợp để tạo ra bước phát triển vượt bậc, mau chóng trưởng thành để khai thác các lợi thế và nhân tố mới nhằm hoà nhập vào sự phát triển chung của đất nước.

Có thể nói, vị trí và tiềm năng của các tỉnh ven biển hiện nay cũng như trong tương lai là một lợi thế đối với phát triển các ngành kinh tế Ngành thủy sản có nhiều ưu thế phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

1.2.Địa hình Địa hình của Nam Định tương đối bằng phẳng, có 2 vùng chính là vùng đồng bằng thấp trũng và vùng đồng bằng ven biển, ở phía Tây Bắc tỉnh có một số ít đồi núi thấp Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, chỗ cao nhất từ đỉnh núi Gôi cao 122 m, chỗ thấp nhất -3 m (so với mặt biển) ở vùng đồng bằng trũng huyện ý Yên.

Vùng ven biển có bờ biển dài khoảng 72 km, địa hình khá bằng phẳng.Một số nơi có bãi cát thoải mịn thích hợp với phát triển du lịch nghỉ mát tắm biển như Thịnh Long (Hải Hậu), Quất Lâm (Giao Thuỷ), Rạng Đông (NghĩaHưng) Nam Định có 3 sông lớn là sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ.Ngoài ra có sông Đào nối liền sông Hồng và sông Đáy cùng với nhiều sông nhỏ khác giúp cho giao thông đường thủy thuận lợi và bồi đắp phù sa, tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp

Nam Định mang đầy đủ những đặc điểm khí hậu của khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông.

- Nhiệt độ: nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 23 o - 24 o C Mùa đông nhiệt độ trung bình là 18,9 o C, tháng lạnh nhất là vào tháng 1 và tháng 2. Mùa hạ, có nhiệt độ trung bình là 27 o C, tháng nóng nhất là tháng 7 với nhiệt độ trung bình là 29,4 o C (nhiệt độ nóng nhất có thể lên tới hơn 40 o C).

- Độ ẩm: độ ẩm không khí ở Nam Định tương đối cao, trung bình năm

80 - 85%, tháng có độ ẩm cao nhất là 90%, thấp nhất là 81% (tháng 11).

- Nắng: hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng Tổng số giờ nắng trong năm dao động trong khoảng 1.650 - 1.700 giờ Mùa hạ, mùa thu có số giờ nắng cao khoảng 1.100 - 1.200 giờ và chiếm 70% số giờ nắng trong năm.

- Mưa: lượng mưa trung bình năm từ 1.750 - 1.800 mm phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ tỉnh Lượng mưa phân bổ không đều trong năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa của cả năm, các tháng mưa nhiều là tháng 7, 8, 9 Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm 20% lượng mưa cả năm Tháng ít mưa nhất là tháng 12, tháng 1, tháng 2, có tháng hầu như không có mưa.

- Bão: Nam Định nằm ở phía Tây vịnh Bắc Bộ, nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân 4 - 6 cơn bão/năm(khoảng từ tháng 7 đến tháng 10).

Nhìn chung khí hậu của Nam Định thuận lợi cho môi trường sống của con người, sự phát triển của hệ sinh thái động, thực vật, mùa đông cho phép phát triển nhiều loại rau màu có giá trị kinh tế cao.

Do đặc điểm của địa hình, các dòng chảy ở các sông lớn như sông Hồng, sông Đáy chảy qua Nam Định đều theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và thuộc phần hạ lưu nên lòng sông thường rộng và không sâu lắm, tốc độ dòng chảy chậm hơn phía thượng lưu Chế độ nước của hệ thống sông ngòi ở đây được chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa lũ (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa cạn (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau).

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN NAM ĐỊNH

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH

1.Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Trong những năm qua nhìn chung nền kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, một số ngành có mức tăng trưởng nhanh và toàn diện

Bảng 1 Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2005

Nhịp độ tăng trưởng 2001-2005 (%) Tổng GDP (giá 1994), tỷ đồng 4500,4 6395,4 7,3

Nguồn: Xử lý số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2005.

Trong giai đoạn 1996-2000 nền kinh tế của tỉnh Nam Định tăng bình quân 6,9%/năm và giai đoạn 2001-2005 tăng 7,3%/năm, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước (7,5%/năm)

GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đã tăng từ 2,88 triệu đồng năm 2000 lên 5,14 triệu đồng năm 2005, tuy nhiên mới bằng 51% bình quân cả nước và 55,7% bình quân của vùng Đồng bằng sông Hồng (nếu tính theo giá cố định 1994 thì GDP/người của tỉnh Nam Định bằng 68,9% bình quân cả nước và bằng 55,8% bình quân của đồng bằng sông Hồng).

1.2.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.2.1Cơ cấu kinh tế theo ngành.

Cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch theo hướng tiến bộ tăng dần tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm tương đối các ngành nông nghiệp.

Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP tăng từ 19,7% năm 1995 lên 20,9% năm 2000 và đạt 31,5% năm 2005 Khu vực nông lâm ngư nghiệp giảm dần về tỷ trọng từ 45,9% năm 1995 xuống 35,5% năm 2000 và đến năm

2005 là 42,27% Tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng nhưng không ổn định, từ 34,4% năm 1995 lên 38,2% năm 2000 và giảm xuống 37,1% năm 2005.(Xem phụ lục)

1.2.2Cơ cấu thành phần kinh tế.

Khu vực kinh tế Nhà nước chiếm khoảng 23-25% trong GDP của tỉnh nhưng đã nắm giữ và chi phối các ngành kinh tế then chốt Tỉnh đã hoàn thành sắp xếp, đổi mới trên 130 doanh nghiệp Nhà nước để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Bảng 2 Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế Đơn vị: %

Chỉ tiêu Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005

2 Kinh tế tập thể, dân doanh 77,0 73,0 75,4

3 Kinh tế có vốn ĐTNN - 0,1 0,5

4 Thuế NK hàng hoá và dịch vụ - 1,2 0,3

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2005.

Khu vực kinh tế dân doanh ngày càng phát triển và có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết thêm nhiều việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài quy mô nhỏ bé do tỉnh chưa thu hút được nhiều dự án đầu tư, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp chưa cao, tuy nhiên khu vực này bước đầu là những cầu nối quan trọng trong chuyển giao công nghệ và giao thương quốc tế.

2.Thu chi ngân sách và đầu tư phát triển

Tổng thu ngân sách nhà nước tỉnh Nam Định 5 năm 2001-2005 là 8.279,8 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương phải bổ sung cho ngân sách tỉnh 4469,8 tỷ đồng, bằng 54% thu ngân sách nhà nước tỉnh Nam Định.

Tỷ lệ thu ngân sách trên địa bàn so với GDP hàng năm dao động trong khoảng 4-7% GDP

Tuy thu ngân sách trên địa bàn tăng, nhưng các nguồn thu cho ngân sách chưa thực sự vững chắc.

Bảng 3 Thu chi ngân sách tỉnh Nam Định Đơn vị: tỷ đồng

Giai đoạn 2001-2005 Tổng số Cơ cấu (%)

I Thu ngân sách Nhà nước 955,3 2.154,4 8.279,8 100,0

1 Thu từ KT Trung ương 29,7 96,8 302,1 3,65

2 Thu từ KT địa phương 337,9 438,9 1.985,1 23,98

3 Thu từ DN có vốn ĐTNN 0,1 1,2 4,2 0,05

4 NS Trung ương bổ sung 461,7 1.119,9 4.469,8 53,98

II Chi ngân sách trên địa bàn 740,2 2.059,8 7.198,7 100,0

1 Chi đầu tư phát triển 166,7 734,7 1.910,8 26,5

Nguồn: Xử lý số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2005.

Tổng chi ngân sách địa phương 5 năm 2001-2005 khoảng 6.126,5 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển cả thời kì là 1.431,2 tỷ đồng, chi thường xuyên là 3.560,8 tỷ đồng.

Hiện nay thu ngân sách tren địa bàn tỉnh mới đáp ứng được khoảng 34,1% chi ngân sách địa phương.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm 2001-2005 đạt khoảng 111,268 tỷ đồng, chiếm khoảng 30% so với GDP.

Nguồn vốn đã được tập trung cho các dự án quy mô lớn, các khu, cụm công nghiệp, nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ, các bệnh viện, trường học, triển khai xây dựng một só trương trình có quy mô lớn như Bệnh viện

700 giường, các khu đo thị mới, khu tưởng niệm Cố Tổng bí thư Trường Chinh…Đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình trọng điểm như: tường kè thành phố Nam Định, kè PAM đê biển Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, kè sông của Mỹ Lộc, trạm bơm Vĩnh Trị 2, hệ thống tưới tiêu Bình Hải 2,…; Đầu tư kiên cố hóa 471km kênh mương; nâng cấp hệ thống đê điều, xây dựng nhiều công trình nước sạch nông thôn, các trạm trại giống cây, con, nhà máy chế biến nông sản… Đầu tư phát triển đã góp phần vào tăng năng lực sản xuất của các ngành và lĩnh vực nhất là trong công nghiệp, góp phần cải thiện một bước cơ sở hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông, hạ tầng đo thị và các công trình văn hóa,phúc lợi xã hội

Bảng 4 Đầu tư toàn xã hội tỉnh Nam Định Đơn vị: Tỷ đồng

Giai đoạn 2001-2005 Tổng vốn Cơ cấu %

1 Vốn ngân sách nhà nước 500,4 1340,7 3.932,6 34,9

- Trong đó: NS địa phương 622,7 1.715,2 15,2

3 Vốn tự có của DNNN 200,0 20,0 343,7 3,1

5 Đầu tư trực tiếp nước ngoài 0,5 40,6 87,70 0,8

Nguồn: Xử lý số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2005.

3 Kết cấu hạ tầng và hậu cần dịch vụ

Hệ thống kết cấu hạ tầng ở Nam Định đã phát triển đáng kể Giao thông vận tải và thông tin liên lạc đã đảm bảo được yêu cầu cơ bản cho hoạt động kinh tế xã hội nói chung và sự phát triển của ngành thủy sản nói riêng.

Các loại hình giao thông vận tải ở Nam Định khá phong phú bao gồm cả đường biển, đường sông, đường sắt và đường bộ.

Hệ thống đường bộ của tỉnh dài 5.460 km, trong đó có 43,6% là đường nhựa tốt Các tuyến đường bộ quan trọng là quốc lộ 10, quốc lộ 21, đường 55 và đường 38 100% các tuyến đường do tỉnh quản lý đã được nhựa hoá Các tuyến đường giao thông nông thôn cũng được bê tông hoá.

Tuyến đường sắt Bắc Nam có 45 km chạy qua Nam Định, ga Nam Định là một ga chính trong hệ thống các nhà ga toàn quốc.

Ngoài đường sắt và đường bộ, Nam Định còn có nhiều thuận lợi trong việc sử dụng, khai thác, vận chuyển đường thủy (cả đường sông và đường biển).

Nhiều tuyến đường sông, đường biển đi qua các địa phương khác như Ninh Bình, Phủ Lý, Kim Sơn, Gò Đầm, Quy Nhật, Quế, Vũ Điệu, Cống Múc đã đang được khai thác tốt.

Toàn tỉnh có 3 cửa sông chính có cảng biển Hải Thịnh (công suất 30 vạn tấn/năm) và các bến đậu:

- Bến cá Hải Tiến trên cửa sông Sò (huyện Giao Thủy);

- Bến cá cống Doanh Châu (huyện Hải Hậu);

- Bến cá cống Quần Vinh 1, Quần Vinh 2 (huyện Nghĩa Hưng);

- Các cửa cống số 8, số 9 (huyện Giao Thủy).

Thông tin liên lạc cũng có bước phát triển mới Mật độ điện thoại là 70 chiếc trên một vạn dân Tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại là 1,5% Việc liên lạc bưu chính viễn thông giữa Nam Định với các vùng khác trong cả nước và với các nước trên thế giới đã trở nên dễ dàng hơn, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Nam Định là một trong những tỉnh của cả nước có hệ thống giao thông và đường điện tương đối hoàn chỉnh Đường trải nhựa đến tận cấp xã và đường cấp phối tới tận đê quốc gia Đường đi tới đâu thì điện tới đó, điện đi tới tất các hợp tác xã, các hộ gia đình và tới vùng nuôi tập trung.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN NAM ĐỊNH37

1 Quá trình phát triển của ngành thủy sản Nam Định

Vượt qua thời kỳ chao đảo khi chuyển sang cơ chế thị trường (từ 1979 đến 1990), năm 1991 ngành thủy sản Nam Định mới có điểm dừng và từ năm

1994 bước đầu có những khởi sắc, nhất là từ năm 1996 đến nay có những chuyển biến tích cực: tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế vùng ven biển bắt đầu có những chuyển dịch đúng hướng giữa khai thác và nuôi trồng thủy sản Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt

Sản lượng thủy sản không ngừng gia tăng với tốc độ ngày một lớn. Năm 1991 mới chỉ dừng lại ở mức 9.500 tấn Sau 5 năm, đến năm 1996, đã tăng lên 19.193 tấn, trung bình mỗi năm tăng 1.615,5 tấn Những năm tiếp theo (1996-2003), sản lượng thủy sản tăng thêm 37.757 tấn và bình quân mỗi năm tăng 5.393 tấn

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ngày càng rõ nét và đúng hướng, song song với phát triển khai thác hải sản xa bờ, nuôi trồng thủy sản ở cả 3 vùng nước: nước ngọt, nước mặn và nước lợ ngày càng được quan tâm phát triển mạnh mẽ đã trở thành phong trào của nhân dân vùng nội đồng cũng như ven biển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân bổ lại lao động vùng ven biển Những vùng bãi bồi ven biển, vùng đất nhiễm mặn đã được chuyển từ trồng cói, làm muối, trồng lúa hiệu quả kém sang nuôi trồng thủy sản Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản năm 2007 là 16.700 ha, trong đó nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ là 7.400 ha

Xuất khẩu thủy sản dần dần có bước đột phá trong ngành thủy sản, là khâu tiêu thụ nhiều sản phẩm thủy sản có giá trị kinh tế cao đã kích thích cho khai thác và nhất là nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân vùng ven biển Nhiều vùng bãi bồi ven biển từ những năm 80 về trước, việc khai hoang lấn biển mở rộng diện tích chủ yếu là di dân làm muối, sản xuất nông nghiệp đất chua mặn, năng suất thấp, đời sống khó khăn Nay chuyển sang nuôi trồng thủy hải sản tạo ra nguồn hàng hóa xuất khẩu đã giàu lên nhanh chóng, hình thành nhiều vùng trù phú, văn minh Kinh tế nhiều thành phần có bước phát triển mới, nhiều hình thức hợp tác kinh tế kiểu mới được khuyến khích hình thành và phát triển nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, đầu tư khai thác mọi tiềm năng thủy hải sản vùng nội đồng và vùng ven biển.

Xuất khẩu thủy sản có bước phát triển khá Năm 1996 mới sản xuất được 2,8 triệu USD đến năm 2003 là 27 triệu USD gấp 9,6 lần năm 1996, bình quân mỗi năm tăng khoảng 3,5 triệu USD

Kinh tế cá thể, hộ, nhóm hộ gia đình trong khai thác, chế biến, dịch vụ và nhất là trong nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh mẽ đã góp phần quan trọng vào thành tựu kinh tế của ngành thủy sản.

Về lao động trong nghề cá, mặc dù chỉ chiếm 4,2% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế nhưng so với lao động của các ngành kinh tế khác trong tỉnh thì bình quân thu nhập tương đối khá Thu nhập bình quân cho lao động khai thác hải sản từ 7 đến 12 triệu/ năm Lao động nuôi trồng thủy sản mặn lợ từ 5 - 7 triệu đồng/năm

Bộ mặt nông thôn vùng ven biển dần được đổi mới, các lĩnh vực văn hoá- xã hội có nhiều chuyển biến tích cực Công tác quốc phòng an ninh ngày càng được giữ vững nhất là việc bảo vệ chủ quyền an ninh trên tuyến biển. Đời sống nhân dân đã có bước cải thiện.

Ngành thủy sản đã cung cấp thực phẩm cho nhân dân toàn tỉnh Năm

1996 bình quân 10 kg/ người/năm Năm 2007 tăng lên 40 kg/người/năm Khai thác và nuôi trồng thủy hải sản đã cung cấp trên 80% nguyên liệu cho các công ty chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Sản phẩm nước ngọt đã đáp ứng được những nhu cầu cơ bản về thực phẩm cho nhân dân vùng nông nghiệp.

2 Thực trạng ngành kinh tế thủy sản tỉnh Nam Định hiện nay

2.1 Đánh giá kết quả trong các lĩnh vực chủ yếu

2.1.1.Về khai thác thủy sản

Hiện nay số lượng tàu thuyền đánh bắt thủy sản ổn định trên 1.800 chiếc, với tổng công suất tăng 47.000 CV, trong đó:

+ Tàu thuyền đánh bắt ven bờ : 1.744 chiếc, công suất 28.690 CV + Tàu thuyền đánh bắt xa bờ: 56 chiếc, công suất 18.310 CV.

Từ năm 1997 thực hiện chương trình ĐBHSXB, nghề cá Nam định đã được Nhà nước đầu tư bằng vốn tín dụng ưu đãi 85,3 tỷ đồng, đóng mới đưa vào hoạt động 56 chiếc tàu ĐBHSXB và 2 tàu dịch vụ hậu cần Các tàu ĐBHSXB đã góp phần rất lớn vào tăng sản lượng khai thác thủy sản của Tỉnh Tính đến năm 2007 đã đánh bắt được hơn 250.000 tấn, riêng năm 2007 đánh bắt được 32.200 tấn thủy sản, chiếm 45% sản lượng khai thác thủy sản toàn Tỉnh. Đội tàu đánh cá xa bờ được bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, bổ sung trang bị ngư lưới cụ, thiết bị kỹ thuật khai thác và được khoán quản chặt chẽ, do đó năng suất đánh bắt tăng Đội ngũ thuyền, máy trưởng được đào tạo, bồi dưỡng đã sử dụng tốt các thiết bị hiện đại và kỹ thuật khai thác mới, có thêm kinh nghiệm, kiến thức tìm kiếm ngư trường Do vậy, sản xuất trên biển ngày một an toàn và hiệu quả hơn, trên 50% số cơ sở đánh cá làm ăn ổn định như: Xí nghiệp quốc doanh cá biển Nam Định, Tổ hợp đánh cá Tiền Phong (Giao Thủy), các HTX: Tân Hải, Đại Thành, Minh Hải, Hưng Thành (Hải Hậu), Nghĩa Thắng, Hưng Hải (Nghĩa Hưng) đã trang trải được chi phí sản xuất.

Nghề đánh cá ven bờ được củng cố, duy trì Các tàu thuyền nhỏ được ngư dân bố trí sản xuất kiêm nghề, hoạt động thường xuyên theo hướng khai thác chọn lọc những sản phẩm có giá trị kinh tế Nghề lưới rê, chụp mực, đánh tôm được phát triển mạnh Do đó hiệu quả khai thác ven bờ được nâng lên, sản lượng tăng đáng kể, các nhóm sản phẩm xuất khẩu có tỷ lệ cao hơn, thu nhập tăng, đời sống của ngư dân từng bước được cải thiện, góp phần làm thay đổi bộ mặt vùng ven biển.

Công tác tổ chức quản lý HTX đã đi vào nề nếp, không còn hiện tượng ghi sổ chợ trong công tác kế toán thống kê Các phương án khoán, quản, phân phối ăn chia theo mô hình HTX đánh cá Tân Hải (Hải Hậu) được áp dụng ở hầu hết các HTX trong tỉnh Ngành thủy sản và UBND các huyện đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo, đồng thời có biện pháp tháo gỡ vướng mắc, kiên quyết xử lý những vi phạm quy chế của Nhà nước nên tiếp tục duy trì sản xuất, hạn chế rủi ro ở các HTX đánh cá

Bảng 5 Sản lượng khai thác qua các năm chỉ tiêu sản lượng(tấn) tốc độ tăng %

Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của sở thủy sản Nam Định

Sản lượng đánh bắt thủy sản tăng nhanh từ năm 2001 đến năm 2004 là do thời tiết khí hậu thuận lợi, số lượng tàu thuyền đánh bắt xa bờ tăng và só ngày đi biển cũng tăng Nhưng từ năm 2005 đến năm 2007, sản lượng khai thác, đánh bắt hải sản có giảm là do thời tiết không thuân lợi, năm 2006 có tới

3 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp tới tỉnh, trong khi đó chi phí xăng dầu, vật tư tăng cao, làm cho thời gian đi biển của các tàu bị giảm, vì vậy một số tàu đánh bắt xa bờ không đạt hiệu quả đã phải chuyển đến ngư trường khác hoặc phải bán đấu giá, chuyển đổi hình thức đánh bắt.

Mặc dù khai thác thủy sản gặp rất nhiều khó khăn xong khai thác thủy sản đã tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động đánh cá và hàng ngàn lao động khác làm chế biến, kinh doanh, dịch vụ Bên cạnh hiệu quả về kinh tế – xã hội, đoàn tàu đánh cá khơi của tỉnh đã đóng góp lớn trong việc giãn các tàu nước ngoài ra khơi xa, góp phần giữ gìn trật tự an ninh và bảo vệ chủ quyền vùng biển của Tổ quốc.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH

1.Quan điểm và mục tiêu phát triển ngành thủy sản tỉnh Nam Định.

Tập trung khai thác tốt tiềm năng về lao động, đất đai và nguồn lợi biển…Tiếp tục phát triển kinh tế thủy sản trên các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến dịch vụ, xuất khẩu Nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, giá trị xuất khẩu, tạo việc làm tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân, kết hợp kinh tế với an ninh, quốc phòng.

Phấn đấu giá trị sản xuát ngành thủy sản tăng 15% /năm giai đoạn2006-2010, tăng 9%/năm giai đoạn 2011-2015 và đạt 6.5% giai đoạn 2016-

2020 Đưa tỷ trọng của thủy sản ngày càng cao trong cơ cấu nông lâm ngư nghiệp của tỉnh.

Bảng 8 Chỉ tiêu tăng trưởng và cơ cấu ngành thuỷ sản

Giá trị sản xuất (tỷ đồng) Nhịp độ tăng trưởng

2.Phương hướng phát triển ngành thủy sản tỉnh Nam Định.

Tập trung phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hoá, đảm bảo có hiệu quả cao và bền vững Cùng với nuôi trồng thủy sản, tiếp tục tăng cường năng lực và hiệu quả khai thác hải sản, phát triển hậu cần dịch vụ, chế biến và xuất khẩu thủy sản

Mở rộng quy mô các cơ sở sản xuất giống thủy sản, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng, phát triển các cơ sở sản xuất giống.

Trong sản xuất giống thủy sản chú trọng sản xuất tôm sú, cua, ngao, cá bớp và cá rô phi đơn tính.

Phát triển các vùng nuôi thủy sản có quy mô lớn để tạo thành nguyên liệu chế biến cho công nghiệp và xuất khẩu Thực hiện việc huy động mọi nguồn vốn, xã hội hoá công tác đầu tư vào lĩnh vực phát triển nuôi trồng thủy sản. Đẩy mạnh chế biến, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm thủy sản. Tiếp tục đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản ở vùng nước mặn, lợ; tăng cường chuyển diện tích làm muối kém hiệu quả, diện tích cấy lúa ở các vùng đất úng trũng sang nuôi thủy sản Trong nuôi trồng thủy sản tập trung cao cho nuôi tôm sú, cua, ngao, cá bớp và cá rô phi đơn tính thương phẩm Dự kiến diện tích nuôi trồng thủy sản tăng lên 15.700 ha vào năm 2010 và khoảng 18.400 ha vào năm 2020.

Bảng 9: Một số chỉ tiêu phát triển thủy sản

2.Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản

- Sản xuất tôm sú giống và nuôi tôm thương phẩm

+ Sản xuất, cung ứng giống:

Tiếp tục đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, chủ động chuẩn bị đủ tôm bố mẹ chất lượng tốt, kiểm dịch chặt chẽ, cho sinh sản sớm, kịp thời vụ, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế tiếp tục đầu tư xây dựng mới các trại giống Hoàn thiện và làm chủ công nghệ sản xuất giống hiện có Tiếp nhận, ứng dụng công nghệ sản xuất giống tôm sạch Quản lý chặt chẽ hệ thống cung ứng giống từ các địa phương khác về tỉnh, đảm bảo kiểm dịch 100% tôm sú giống trước khi nuôi thả.

+ Nuôi tôm sú thương phẩm:

Tăng dần diện tích nuôi công nghiệp, nuôi bán công nghiệp, giảm diện tích nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến Phấn đấu năm 2020 diện tích nuôi tôm sú khoảng 7.500 ha, sản lượng đạt 8.000 tấn.

Khuyến khích các hộ nuôi tôm theo công nghệ nuôi tôm sạch Tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học, hạn chế sử dụng hoá chất, thuốc kháng sinh, đặc biệt là cấm sử dụng các loại hoá chất, thuốc kháng sinh đã cấm sử dụng Chú trọng công tác phòng bệnh là chính Khuyến khích sử dụng thức ăn công nghiệp để cho năng suất cao và tránh ô nhiễm nguồn nước

Phát triển nuôi tôm công nghiệp ở những vùng đã được quy hoạch tập trung, được đầu tư đồng bộ hệ thống tưới tiêu riêng biệt, hệ thống điện, đường giao thông

- Sản xuất giống và nuôi cua thương phẩm Đẩy mạnh sản xuất giống và nuôi cua thương phẩm, diện tích nuôi cua biển đến năm 2020 khoảng 700 ha

- Nuôi cá rô phi đơn tính

Tiếp tục phát triển nuôi cá rô phi đơn tính, là đối tượng nuôi chủ lực trong vùng nội đồng Phấn đấu đến năm 2020 diện tích nuôi đạt 3.000 ha, sản lượng đạt 15.000 tấn.

Phát triển mạnh nuôi thả ở cả hai vùng nước ngọt, nước lợ, hình thành các vùng nuôi tập trung ở các vùng dự án chuyển đổi Khuyến khích phát triển mô hình trang trại tập trung, với quy mô mỗi trang trại diện tích từ 1-2 ha, nuôi trồng thủy sản kết hợp với mô hình VAC nhằm tạo nguồn nguyên liệu lớn để xuất khẩu Vùng nước lợ nuôi luân canh sau khi thu hoạch tôm sú nhằm cải tạo môi trường và tăng thu nhập.

- Nuôi ngao và nhuyễn thể hai mảnh vỏ

Mở rộng diện tích nuôi lên 1.500 ha tại hai vùng Giao Thủy và Nghĩa Hưng vào năm 2020, sản lượng đạt 19.000 tấn.

Ngoài ra cần tiếp tục duy trì phát triển các đối tượng nuôi khác ở vùng mặn lợ nuôi các loài bống, bớp, cá song, cá vược, rong câu ở vùng nội đồng nuôi cá truyền thống, tôm càng xanh và các con nuôi đặc sản khác

Tiếp tục tăng cường năng lực khai thác hải sản, trước hết tăng cường công tác quản lý, tìm chọn phương thức khoán quản tốt nhất với các dự án khai thác hải sản xa bờ Quản lý sử dụng có hiệu quả đội tàu đánh bắt hải sản xa bờ hiện có, tăng cường sửa chữa, bảo dưỡng thuyền máy, ngư cụ, bám biển và tổ chức tốt sản xuất. Ổn định khai thác hải sản ven bờ, hướng dẫn cho ngư dân đổi mới, thay thế dần các phương tiện nhỏ bằng thuyền nghề mới để đánh bắt các loại hải sản có giá trị kinh tế cao, vừa sản xuất vừa bảo vệ được nguồn lợi thủy sản.

Xây dựng cảng cá và khu neo đậu trú bão ở cửa sông Ninh Cơ Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng bến cá, xưởng chế biến hải sản, máy sản xuất nước đá, cung cấp nước ngọt, xăng dầu tạo thành trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá tại khu vực cửa sông Ninh Cơ

2.3 Chế biến xuất khẩu và dịch vụ thủy sản

Trong xu thế hội nhập hiện nay, chế biến và xuất khẩu thủy sản có vị trí rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và tăng cường lưu thông hàng hoá Trong những năm tới tập trung tạo điều kiện giúp

Xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Xuân Thủy khai thác tốt các dây chuyền sản xuất mới đầu tư, tạo điều kiện để khởi công xây dựng nhà máy chế biến nông hải sản xuất khẩu của tập đoàn Shelfish Hà Lan, công suất 300-

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỂ TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH NAM ĐỊNH

Trên cơ sở phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển ngành thủy sản của tỉnh Nam Định cho thấy mặc dù trong thời gian qua ngành đã đạt được những kết quả nhất định trên các lĩnh vực : khai thác, nuôi trồng và chế biến, song sự phát triển đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh Nhằm phát huy thế mạnh của biển, tiềm năng của các nguồn nước, nguồn nội lực dồi dào về lao động và sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế và nghề cá nhân dân, sớm đưa ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian từ nay đến năm 2020 cần quan tâm đến các giải pháp sau:

1 Về qui hoạch và kế hoạch

Xây dựng, bổ sung, điều chỉnh qui hoạch phát triển kinh tế thuỷ sản của tỉnh đến năm 2010, có tính đến năm 2020, trình UBND tỉnh phê duyệt Hướng chủ yếu là qui hoạch phát triển nuôi trồng, khai thác, chế biến xuất khẩu thủy sản, dịch vụ và kết cấu hạ tầng Hướng qui hoạch tập trung phát triển sản xuất các sản phẩm hàng hoá có năng suất, chất lượng cao Qui hoạch sản xuất phải đảm bảo vệ sinh môi trường, nguồn nước và sức khoẻ cộng đồng Gắn qui hoạch phát triển sản xuất với qui hoạch chế biến tiêu thụ các sản phẩm thủy sản Gắn qui hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp với phục vụ nuôi trồng thủy sản Các huyện điều chỉnh bổ sung qui hoạch phát triển kinh tế thủy sản của huyện cho phù hợp với qui hoạch chung của tỉnh

- Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của các ngành, các doanh nghiệp, kỹ thuật sản xuất cho nông, ngư dân.

Tổ chức tốt việc chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài.

Nguồn vốn có khả năng huy động bao gồm: vốn vay tín dụng trung và dài hạn thông qua các chương trình, dự án, vốn tự đóng góp của nhân dân bằng tiền, ngày công và hiện vật, vốn Nhà nước cấp từ nguồn ngân sách, vốn đầu tư nước ngoài. Đối với vốn ngân sách cấp: Đề nghị Nhà nước cấp vốn ngân sách cho các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng, quai đê lấn biển, các công trình thủy lợi lớn: Cống qua đê quốc gia, kênh tưới tiêu cấp 1 bờ khoanh vùng, các cầu, đường giao thông trục chính ra vùng dự án, các trung tâm giống thủy sản, các công trình phúc lợi công cộng và văn hoá xã hội: nước sinh hoạt, trường học, trụ sở ủy ban Nhân dân xã, trạm xá, trồng rừng phong hộ, sự nghiệp chuyển dân.

Các chương trình sự nghiệp kinh tế của ngành thủy sản: cầu cảng, chợ cá, bến cá nhân dân, khuyến ngư, đăng kiểm và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật, thuyền máy trưởng và kế toán cho nghề cá Trong dự án nguồn vốn cấp chiếm 10 %

Nguồn vốn tự có rất lớn và phong phú gồm nguồn vốn tự có của địa phương, của doanh nghiệp và của dân, cần huy động tốt nguồn vốn này bằng các cơ chế, chính sách phù hợp. Đối với địa phương cần huy động quỹ đất, huy động ngày công nghĩa vụ, quỹ phúc lợi của các xã, huyện cho quai đê, lấn biển, làm các công trình giao thông, thủy lợi, các công trình văn hoá xã : điện - đường - trường - trạm

Khuyến khích các hộ, nhóm hộ và các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư khai thác cá khơi, xây dựng các trại sản xuất và ương giống, các đầm hồ nuôi trồng thuỷ sản, các cơ sở chế biến và dịch vụ thuỷ sản

Khuyến khích các xí nghiệp bỏ vốn đầu tư chiều sâu mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh, phát hành trái phiếu với lãi suất thoả thuận, cổ phần hoá các doanh nghiệp mà Nhà nước không nhất thiết phải nắm 100% vốn. Các doanh nghiệp làm xuất khẩu cần góp vốn đầu tư cho phát triển sản xuất ở các vùng nguyên liệu, xây dựng vùng nguyên liệu ổn định lâu dài cho sản xuất Trong dự án nguồn vốn tự có, cần áp dụng tỷ lệ khoảng 15 - 20 % nguồn vốn vay tín dụng.

Nguồn vốn vay tín dụng:

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển thủy sản rất lớn, bản thân các doanh nghiệp, HTX và dân không đủ khả năng có đầy đủ vốn để bỏ ra mua sắm các thiết bị máy móc, tàu thuyền, lưới các vùng đầu tư lớn nuôi tôm công nghiệp mà chủ yếu phải dựa vào Nhà nước cho vay thông qua các chương trình dự án từ 70 - 75% Với cơ chế chính sách thông thoáng cho vay, nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi trung và dài hạn có thời gian ân hạn nhất định cho từng nghề nghiệp trong các lĩnh vực sau: Đóng mới và cải hoán tàu thuyền phát triển khai thác hải sản xa bờ. Xây dựng các cơ sở đóng mới, cải hoán tàu thuyền cho nghề cá. Đầu tư chiều sâu nâng cấp, mở rộng các nhà máy chế biến hàng thủy sản xuất khẩu, các trạm thu mua chế biến thủy sản nội địa.

Nâng cấp và mở rộng các trại giống thủy sản.

Mở rộng các hình thức cho vay tín chấp thông qua các tổ chức chính trị xã hội, hoặc tín chấp từ các sản phẩm hình thành từ nguồn vốn vay.

Nguồn vốn nước ngoài: Đề nghị Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ thủy sản, UBND tỉnh cho ngành thủy sản được hưởng vốn vay dài hạn với lãi suất ưu đãi bằng nguồn vốn ODA của các nước, các tổ chức có quan hệ với Việt Nam.

Khai thác các nguồn vốn trợ giúp hoặc cho vay ưu đãi của các tổ chức phi Chính phủ : Liên minh các HTX quốc tế, Châu á, hiệp hội các nước để đầu tư cho phát triển thủy sản.

Liên kết với các công ty nước ngoài nhận vay hoặc liên kết đầu tư bằng trang thiết bị, chuyển giao công nghệ mới , mẫu mã theo yêu cầu của họ và bao tiêu sản phẩm cho phía Việt Nam.

Khuyến khích các gia đình có người nhà ở nước ngoài gửi tiền đầu tư các lĩnh vực chế biến xuất khẩu, đóng tàu, nuôi trồng và xây dựng kết cấu hạ tầng cho ngành thủy sản. Đồng thời với thu hút các nguồn vốn này, cần coi trọng việc lập và thực thi các dự án đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, cam kết trả nợ đúng hạn Chỉ như vậy mới mở rộng được việc thu hút nguồn vốn từ bên ngoài và tránh phụ thuộc.

3 Chính sách phát triển thị trường Điều kiện để phát huy tiềm năng và lợi thế của ngành Thủy sản là phải coi trọng việc mở rộng thị trường nội địa và thị trường ngoài nước Phát triển thủy sản phải xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng và thoả mãn nhu cầu của người tiêu thụ, lấy đó làm cơ sở để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh, doanh của mình Hoạt động xuất khẩu phải vừa coi trọng mở rộng thị trường truyền thống, vừa tích cực tìm kiếm thị trường mới Tăng cường công tác nghiên cứu đổi công nghệ, cải tiến mẫu mã bao bì, giá thành để nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu của vùng trên thị trường Thường xuyên tổ chức tốt việc cung cấp các thông tin cần thiết về kinh tế của ngành, giới thiệu cho bên ngoài đồng thời với việc thu nhập cung cấp cho ngành những thông tin kinh tế trong và ngoài nước để có những quyết sách, ứng phó kịp thời trong mọi tình huống.

Ngày đăng: 06/07/2023, 11:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình kinh tế thủy sản – NXB Lao Động Xã Hội Khác
2. Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020 Khác
3. Tạp chí thủy sản số 8/2005 Khác
4. Báo cáo tổng kết năm 2003, 2004, 2005, 2006,2007 của Sở thủy sản tỉnh Nam Định Khác
5. Báo cáo tổng kết 5 năm 2001-2005 của Sở thủy sản tỉnh Nam Định Khác
6. Niên giám thống kê 2005 Khác
7. Văn kiện Đại Hội Đảng lần thứ IX 8. Internet Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w