1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một Số Giải Pháp Phát Triển Nguồn Khách Du Lịch Đến Tỉnh Hoà Bình.docx

64 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Phát Triển Nguồn Khách Du Lịch Đến Tỉnh Hoà Bình
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2003
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 96,79 KB

Cấu trúc

  • Chơng I: Khách du lịch và những nhân tố ảnh hởng đến khả năng hấp dẫn, (3)
    • 1.1. Tổng quan về du lịch và khách du lịch (3)
      • 1.1.1. Khái niệm du lịch (3)
      • 1.1.2. Khách du lịch (3)
      • 1.1.3. Sản phẩm du lịch (7)
    • 1.2. Những nhân tố ảnh hởng đến khả năng hấp dẫn thu hút khách du lịch (7)
      • 1.2.1. Nh÷ng nh©n tè chung (7)
      • 1.2.2. Những nhân tố thuộc về các doanh nghiệp kinh doanh du lịch (10)
  • Chơng II: Thực trạng kinh doanh du lịch và hoạt động phát triển nguồn khách của tỉnh Hoà Bình trong thời gian vừa qua ( 1992 – y 2002) (0)
    • 2.1. Khái quát về Sở Thơng mại và du lịch Hoà Bình (13)
      • 2.1.1. Lịch sử hình thành (13)
      • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức (14)
    • 2.2. Các điều kiện để phát triển kinh doanh du lịch của tỉnh Hoà Bình (15)
      • 2.2.1. Tài nguyên du lịch và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch của tỉnh Hoà Bình (15)
      • 2.2.2. Các cơ sở hạ tầng xã hội liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch 22 2.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thụât của ngành du lịch Hoà Bình (18)
      • 2.2.4 Nguồn dân c xã hội và lao động trong ngành du lịch Hoà Bình (27)
    • 2.3. Tình hình khách du lịch đến Hoà Bình và kết quả kinh doanh du lịch (29)
      • 2.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của tỉnh Hoà Bình trong thời gian vừa qua (35)
    • 2.4. Đánh giá các giải pháp phát triển nguồn khách du lịch của tỉnh Hoà Bình (39)
      • 2.4.1. Các chính sách phát triển du lịch của tỉnh Hoà Bình (39)
      • 2.4.3. Công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch (41)
      • 2.4.4. Chính sách giá (41)
      • 2.4.5. Việc đào tạo nguồn nhân lực trong ngành du lịch Hoà Bình (42)
      • 2.4.6. Đánh gía tổng quát về tình hình kinh doanh và các giải pháp phát triển nguồn khách du lịch của tỉnh Hoà Bình trong giai đoạn 1999 - 2002 (0)
  • Chơng III: Những giải pháp phát triển nguồn khách du lịch của tỉnh Hoà bình trong giai đoạn 2003-2010 (0)
    • 3.1 Quan điểm phát triển du lịch của tỉnh Hoà Bình (47)
    • 3.2. Định hớng phát triển du lịch của tỉnh Hoà Bình (47)
    • 3.3. Các mục tiêu của ngành du lịch Hoà Bình trong giai đoạn 2003-2010 (48)
    • 3.4. Xác định thị trờng mục tiêu của du lịch Hoà Bình trong giai đoạn từ năm (49)
      • 3.4.1. Khách du lịch quốc tế (50)
      • 3.4.2. Khách du lịch nội địa (50)
      • 3.5.1. Các giải pháp thuộc cơ quan quản lý Nhà nớc của tỉnh Hoà Bình (50)
      • 3.5.2. Các giải pháp thuộc phạm vi doanh nghiệp du lịch (55)
    • 3.6. Một số kiến nghị nhằm phát triển nguồn khách du lịch đến tỉnh Hoà Bình (59)
      • 3.6.1. Kiến nghị đối với UBND tỉnh Hoà Bình (59)
      • 3.6.2. Kiến nghị với Sở Thơng mại - Du lịch Hoà Bình (59)
      • 3.6.3. Kiến nghị với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh (59)
  • Tài liệu tham khảo (61)

Nội dung

Ch­ng I 1 PhÇn më ®Çu I TÝnh cÊp thiÕt cña ®Ò tµi Hoµ B×nh mét tØnh miÒn nói cã khÝ hËu trong lµnh, phong c¶nh ngo¹n môc Nói rõng Hoµ B×nh lµ n¬i giao lu gi÷a nh÷ng b¶n s¾c d©n téc ®éc ®¸o cña "V¨n ho[.]

Khách du lịch và những nhân tố ảnh hởng đến khả năng hấp dẫn,

Tổng quan về du lịch và khách du lịch

Ngày nay, du lịch đã trở thành một hoạt động kinh tế, xã hội phổ biến không chỉ ở các nớc phát triển mà còn ở các nớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Theo quan điểm tổng hợp: Du lịch là một hiện tợng kinh tế-xã hội ngày càng phổ biến, phát sinh các mối quan hệ kinh tế và phi kinh tế; bao gồm 4 nhóm nhân tố tơng tác với nhau: khách du lịch,nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cộng đồng c dân và chính quyền nơi đến du lịch.

Các chủ thể trên tác động qua lại lẫn nhau trong mối quan hệ của họ đối với hoạt động du lịch.

- Đối với khách du lịch: du lịch mang lại cho họ sự hài lòng vì đợc thởng thức một khoảng thời gian thú vị, đáp ứng nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi, thăm viếng tham quan.

- Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch: họ xem khách du lịch nh một cơ hội kinh doanh để thu lợi nhuận qua việc cung ứng các loại hàng hoá và dịch vụ du lịch cho du khách.

- Đối với chính quyền sở tại: du lịch đợc xem nh là một nhân tố thuận lợi đối với nền kinh tế địa phơng Chính quyền quan tâm đến số công ăn việc làm mà du lịch tạo ra, thu nhập dân c, các khoản thuế thu đợc tế hoạt động kinh doanh du lịch.

- Đối với cộng đồng c dân địa phơng: du lịch đợc xem nh là một cơ hội để tìm việc làm, tạo thu nhập, đồng thời họ cũng là nhân tố tạo ra sự hấp dẫn đối với khách du lịch bởi lòng hiếu khách và những nét văn hoá đặc trng của địa phơng.

1.1.2.1 Khái niệm khách du lịch

Có không ít khái niệm về khách du lịch, mỗi nớc, mỗi học giả có một khái niệm khác nhau Có thể cụ thể hoá khái niệm về khách du lịch nh sau: Khách du lịch là những ngời rời khỏi nơi c trú thờng xuyên của mình đến một nơi nào đó, - quay trở lại với mục đích khác nhau, loại trừ mục đích làm công và nhận thù lao ở nơi đến; có thời gian lu lại ở nơI đến từ 24 giờ trở lên (hoặc sử dụng dịch vụ lu trú qua đêm) và không quá một khoảng thời gian quy định của từng quốc gia. Cần phân biệt hai loại khách du lịch cơ bản:

- Những ngời mà chuyến đi của họ có mục đích chính là nâng cao hiểu biết tại nơi đến về các điều kiện, tài nguyên tự nhiên, kinh tế, văn hoá đợc gọi là khách du lịch thuần tuý.

- Những ngời thực hiện chuyến đi vì một mục đích khác nh công tác, tìm kiếm cơ hội làm ăn, hội họp Trên đờng đi hay tại nơi đến những ngời này sắp xếp thời gian cho việc tham quan nghỉ ngơi Để nói lên đợc sự kết hợp đó, chuyến đi của họ gọi là du lịch công vụ, du lịch thể thao, du lịch thăm thân

1.1.2.2 Phân loại khách du lịch

Tại nhiều nớc trên thế giới thờng có sự phân biệt giữa khách du lịch trong nớc và khách du lịch quốc tế ở nớc ta việc phân chia khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa theo Pháp lệnh du lịch.

- Khách du lịch quốc tế: theo điều 20, chơng IV Pháp lệnh du lịch thì ngời đợc thống kê là khách du lịch quốc tế phải có các đặc trng cơ bản sau đây:

+ Là ngời nớc ngoài hoặc ngời Việt Nam định c tại nớc ngoài vào Việt Nam du lịch.

+ Là công dân Việt Nam, ngời nớc ngoài c trú tại Việt Nam ra nớc ngoài du lịch.

Mục đích chuyến đi của họ là tham quan, thăm thân, tham dự hội nghị, khảo sát thị trờng, chữa bệnh, thể thao.

- Khách du lịch trong nớc: là công dân Việt Nam, ngời nớc ngoài c trú tại

Việt Nam tạm thời rời nơi c trú thờng xuyên của mình với mục đích tham quan du lịch, sử dụng dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.

1.1.2.3 Nhu cầu của khách du lịch

Nhu cầu du lịch đợc chia làm 3 loại:

- Nhu cầu thiết yếu: là nhu cầu cần thiết, bắt buộc đối với tất cả mọi ngời -

Nhu cầu này không phải là động cơ, mục đích của chuyến đi Trong kinh doanh du lịch phải chú ý đến nhu cầu này để đáp ứng cho khách du lịch cụ thể là nhu cÇu vËn chuyÓn, lu tró, ¨n uèng.

- Nhu cầu đặc trng: là mục đích của chuyến đi, chúng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch cũng nh việc lựa chọn sản phẩm du lịch Đó là những nhu cầu về việc tham quan, nghỉ dỡng, giải trí, chữa bệnh

- Nhu cầu bổ sung: nhu cầu nảy sinh trong quá trình đi du lịch Nhu cầu này không phải là thiết yếu nhng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện một chuyến hành trình hấp dẫn và thuận lợi.

1.1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá sự biến động của nguồn khách du lịch

Những nhân tố ảnh hởng đến khả năng hấp dẫn thu hút khách du lịch

1.2.1 Nh÷ng nh©n tè chung

1.2.1.1 Sự phong phú và hấp dẫn của tài nguyên du lịch Điều kiện đầu tiên để hình thành và phát triển ngành du lịch là tài nguyên du lịch Theo Pháp lệnh du lịch, tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn công trình lao động sáng tạo của con ngời có thể đợc sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch.

Các tài nguyên này tạo nên những yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch mà thiếu nó không thể tạo ra sự hấp dẫn du lịch và đơng nhiên không thể hình thành và phát triển ngành kinh tế du lịch.

Khung cảnh thiên nhiên độc đáo, khí hậu mát mẻ trong lành, thế giới động thực vật đa dạng là những yếu tố rất quan trọng để hấp dẫn và thu hút du khách.Con ngời thờng phấn đấu để cuộc sống của mình ngày càng đầy đủ về tiện nghi, để đạt đợc mục đích ấy họ đã làm cho cuộc sống của mình ngày càng xa rời - thiên nhiên Trong khi đó với t cách là một thành tạo của thiên nhiên, con ngời lại muốn quay về gần với thiên nhiên Do vậy du lịch trở về với thiên nhiên đang trở thành một xu thế và nhu cầu phổ biến.

Bên cạnh đó, các tài nguyên có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá cũng có sức thu hút đặc biệt đối với du khách, những tài nguyên này phục vụ một cách đắc lực cho nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu ham hiểu biết của con ngời. Điều rõ ràng là tính đa dạng, trình độ phát triển và chất lợng tài nguyên du lịch càng cao là một trong những điều kiện tiêu chuẩn trớc tiên tạo nên sự hấp dẫn và thu hút khách của một quốc gia và một vùng.

Khi đánh giá các điều kiện tài nguyên du lịch, không nên đánh giá ở trạng thái tĩnh mà phải nhìn nhận tài nguyên du lịch ở khả năng phát triển của nó Hơn nữa, cũng không nên nhìn nhận tài nguyên du lịch theo kiểu khép kín ở từng địa phơng mà phải đặt tài nguyên du lịch của địa phơng đó trong mối quan hệ với các địa phơng khác.

1.2.1.2 Sự ổn định chính trị, an ninh, an toàn cho khách du lịch

Không khí chính trị ổn định đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế, khoa học, kỹ thuật văn hoá và chính trị giữa các dân tộc Trong phạm vi các mối quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng phát triển và mở rộng Du lịch nói chung, du lịch quốc tế nói riêng chỉ có thể phát triển trong bầu không khí hoà bình, ổn định trong tình hữu nghị giữa các dân tộc.

Về phơng diện quốc gia có thể dễ dàng nhận thấy, những đất nớc ít xảy ra các biến cố chính trị, quân sự thờng có sức hấp dẫn đối với đông đảo quần chúng nhân dân, các du khách tiềm năng Du khách thích đến những đất nớc và vùng du lịch có không khí chính trị ổn định, họ cảm thấy an toàn cho tính mạng và tài sản của mình Tại những nơi này, du khách có thể đi lại tự do mà không có sự chú ý đặc biệt nào Những điểm du lịch mà tại đó không có sự phân biệt chủng tộc, tôn giáo, không có khủng bố giao tranh, du khách có thể gặp gỡ dân bản xứ, giao tiếp và làm quen với phong tục tập quán của địa phơng sẽ thu hút đợc nhiều du khách hơn những nơi họ bị cô lập với các dân c sở tại.

Sự phát triển của du lịch sẽ gặp phải những khó khăn nếu ở đất nớc xảy ra những sự kiện làm xấu đi tình hình chính trị ổn định hoà bình, trực tiếp hoặc gián tiếp đe doạ đến sự an toàn của du khách An ninh và an toàn xã hội không - đảm bảo là những nhân tố ảnh hởng rất xấu đến số lợng khách du lịch. Đất nớc ta trong suốt những năm qua, tình hình chính trị luôn ổn định, đ- ờng lối chính trị và phát triển kinh tế của Việt Nam là muốn làm bạn với tất cả các nớc trên tinh thần hoà bình và hữu nghị Mặc dù trên thế giới đang xảy ra chiến tranh, khủng bố ở nhiều nớc, nhng Việt Nam vẫn là điểm đến thân thiện và an toàn Đây là những yếu tố rất thuận lợi đã góp phần hấp dẫn, thu hút một lợng khách du lịch đáng kể trong thời gian vừa qua, trong đó khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng.

1.2.1.3 Chính sách của Nhà nớc

Chính sách của chính quyền có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển của du lịch nói chung, thu hút khách du lịch nói riêng Một đất nớc, một khu vực có tài nguyên du lịch phong phú Mức sống của ngời dân không thấp nhng chính quyền địa phơng không yểm trợ cho các hoạt động du lịch thì hoạt động này cũng không thể phát triển đợc.

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nớc ta rất quan tâm đến sự phát triển của ngành du lịch, điều này đợc thể hiện tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

IX đã các định đa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Trên quan điểm chung này, Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo một cách xác thực: ban hành một loạt các văn bản quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hành lang pháp lý cho du lịch phát triển, thành lập Ban chỉ đạo Nhà nớc về du lịch ở Trung ơng, chủ trơng tập trung đầu t cơ sở hạ tầng ở các khu du lịch quốc gia và khu du lịch ở các tỉnh Tổng cục du lịch đã phối hợp với các Bộ, ngành Trung ơng và chính quyền địa phơng tháo gỡ các khó khăn vớng mắc, chỉ đạo các Sở du lịch, Sở th- ơng mại - du lịch và các doanh nghiệp du lịch triển khai đồng bộ, khẩn trơng ch- ơng trình hành động quốc gia về du lịch trên tất cả các mặt, tuyên truyền quảng bá du lịch, gắn hoạt động du lịch với các hoạt đông văn hoá, làng nghề truyền thống, nâng cao chất lợng an toàn, an ninh ở các điểm, khu du lịch, giải quyết các thủ tục tạo thuận lợi cho các hoạt động du lịch.

1.2.1.4 Hệ thống cơ sở hạ tầng của địa phơng phục vụ cho du lịch

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó hệ thống cơ sở hạ tầng là một trong những điều cần thiết, có quan hệ chặt chẽ với các hoạt đông kinh doanh du lịch Trình độ cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch hiện đại hay lạc hậu có ảnh hởng tích cực hay tiêu cực đến sự phát triển

0 của du lịch Một điểm đến du lịch, nếu có cơ sở hạ tầng tốt, sẽ góp phần tích cực - trong việc hấp dẫn và thu hút khách Sớm ý thức đợc điều đó nhiều nớc trên thế giới đã thực hiện chính sách u tiên, đầu t vốn cho việc xây dựng sân bay, bến cảng, điện, nớc cùng với kết cấu hạ tầng khác theo hớng ngày một hiện đại, phục vụ trực tiếp hay gián tiếp cho hoạt động du lịch, nhờ đó tăng nhanh doanh thu và thu nhập ngoại tệ từ du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển và thu hút ngày càng nhiều du khách.

1.2.1.5 Cộng đồng c dân địa phơng

Ngoài các yếu tố trên, thì cộng đồng c dân cũng có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc hấp dẫn và thu hút khách Trình độ dân trí, truyền thống văn hoá, phong tục tập quán của các c dân địa phơng luôn là mục tiêu muốn khám phá của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.

Tại những nơi có truyền thống văn hoá độc đáo, phong tục tập quán cổ xa, du khách có thể dễ dàng hoà mình, gặp gỡ, giao tiếp với c dân địa phơng và đợc đón tiếp một cách thân thiện, hiếu khách, những nơi mà thái độ c xử của dân chúng đối với du khách văn minh, lịch sự Tất cả những điều tốt đẹp của cộng đồng c dân địa phơng sẽ là một thông điệp có sức hấp dẫn rất lớn trong việc thu hút và lu giữ khách.

1.2.2 Những nhân tố thuộc về các doanh nghiệp kinh doanh du lịch

1.2.2.1 Chất lợng phục vụ du lịch

Thực trạng kinh doanh du lịch và hoạt động phát triển nguồn khách của tỉnh Hoà Bình trong thời gian vừa qua ( 1992 – y 2002)

Khái quát về Sở Thơng mại và du lịch Hoà Bình

Cùng với sự ra đời của thơng mại cả nớc, thơng nghiệp Hoà Bình đợc thành lập từ tháng 8-1951 theo hệ thống ngành dọc dới sự lãnh đạo của phân sở mậu dịch liên khu 3 Ban đầu chỉ là chi sở mậu dịch Hoà Bình đóng ở xóm Gừng, Mớ Đá thuộc châu Lơng Sơn cũ, nay là Mớ Đá, xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi, Hoà Bình.

Ngành thơng nghiệp Hoà Bình, trong giai đoạn đầu đã đóng góp vai trò hết sức quan trọng đối với việc cung cấp nhu yếu phẩm cho quân đội, cán bộ nhân dân không những ở địa phơng mà cả ở các tỉnh khác sơ tán đến nh Hà Tây,

Hà Nam …ThThơng nghiệp Hoà Bình còn là mắt xích quan trọng nối liền huyết mạch cung cấp nhu yếu phẩm cho Tây Bắc, Việt Bắc Bên cạch những tổ chức trên còn một loạt các kho dự trữ ở Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn để đảm bảo cung cấp nhu cầu khi cần thiết, điều hoà cung cầu, bình ổn giá cả thị trờng, giúp đỡ sản xuất phát triển.

Thời kỳ chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nớc (1965-1975): Thơng nghiệp Hoà Bình đã chuyển hớng kinh doanh sang phục vụ, lấy phục vụ cán bộ và nhân dân là mục tiêu chính, tổ chức tốt nguồn hàng của địa phơng và Trung ơng, nguồn hàng viện trợ để tăng thêm nguồn hàng cho tỉnh

Thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1976-1985): Thơng nghiệp Hoà Bình hoạt động trong vị trí mới, ngoài nhiệm vụ phục vụ nhân dân các dân tộc miền núi còn phục vụ cho đội ngũ trên 3 vạn công nhân về xây dựng công trình thủy điện Hoà Bình.

Thời kỳ đổi mới (1986- ngày nay): Đây là thời kỳ nền kinh tế đất nớc chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá quan liêu bao cấp sang vận hành theo cơ chế thị trờng có sự điều tiết của Nhà nớc theo định hớng XHCN Thơng nghiệp cả nớc nói chung và Hoà Bình nói riêng đứng trớc nhiều thách thức lớn Song đợc sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Thơng mại, Tổng cục Du lịch

4 và cơ chế chính sách của Nhà nớc ngày càng thông thoáng và phù hợp, cùng với - sự đồng lòng của cán bộ công nhân viên, toàn ngành phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đợc giao, do đó ngành Thơng mại - Du lịch đã đạt đợc những kết quả đáng khích lệ

Các điều kiện để phát triển kinh doanh du lịch của tỉnh Hoà Bình

2.2.1 Tài nguyên du lịch và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch của tỉnh Hoà Bình

Hoà Bình là cửa ngõ Tây Bắc cách thủ đô Hà Nội không xa, có vị trí địa lý giao lu thuận tiện cả đờng bộ và đờng thuỷ với các tỉnh lân cận và các tỉnh đồng bằng Sông Hồng Hoà Bình còn nằm trong tiểu vùng khu du lịch trung tâm bao gồm: thủ đô Hà Nội và 17 tỉnh xung quanh vùng trung tâm du lịch của cả nớc

Thiên nhiên u đãi, tài nguyên du lịch có tiềm năng lớn cả về cảnh quan khí hậu, đồng thời có nền văn hoá Hoà Bình nổi tiếng

2.2.1 1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Có vị trí địa lý thuận lợi, vùng khí hậu phong phú đã tạo cho Hoà Bình những tài nguyên thiên nhiên hết sức phong phú, đa dạng và đặc thù phục vụ cho du lịch

Với địa hình tơng đối phức tạp có nhiều đồi núi xen kẽ nhau do đó đã hình thành các thác nớc, hang động đẹp có cả giá trị về khảo cổ học, nhiều hồ nối tiếp nhau hết sức hùng vĩ và thơ mộng Khu Liên hồ Phú Lão huyện Lạc Thuỷ; động Tiên Phi thị xã Hoà Bình; động Hoa Tiên, thác Lũng Vân huyện Tân Lạc

Tài nguyên rừng, động thực vật thảm che phủ thực vật ở Hoà Bình cũng hết sức phong phú, cùng với nhiều khoáng sản quý, quặng màu đặc biệt là nguồn nớc khoáng Kim Bôi …Th phục vụ đắc lực cho du lịch địa phơng.

Những rừng có giá trị khai thác phục vụ cho du lịch có thể kể đến đó là rừng lim, rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ. Điều đặc biệt ở Hoà Bình đó là hồ nớc sông Đà mênh mông với hàng trăm hòn đảo nhỏ kết hợp với đập thuỷ điện tạo thành một cảnh quan và mô hình kinh tế thuỷ năng – y thuỷ sản – y lâm sản có đầy đủ thu hút khách du lịch trên mọi phơng diện

2.2.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

Nền văn hoá Hoà Bình nổi tiếng có nhiều di tích chỉ khảo cổ, có nhiều truyền thuyết độc đáo, hấp dẫn nh: Sử thi đẻ đất, đẻ nớc; truyền thuyết ông Đùng bà Đùng…Th và cả các di tích lịch sử văn hoá, lịch sử cách mạng đợc xếp hạng tiêu biÓu nh :

- Di tích khảo cổ: Động Phú Lão huyện Lạc Thuỷ thuộc niên đại tầng văn - hoá cách đây 10 vạn năm có nhiều xơng răng động vật đã hoá thạch nằm trong trầm tích Hang Muối huyện Tân Lạc là nơi c trú của ngời nguyên thuỷ vào thời đại đá giữa thuộc nền văn hoá Hoà Bình có niên đại cách đây 10 nghìn đến 7 nghìn năm Hang Khoài thuộc huyện Mai Châu là di tích chỉ khảo cổ thuộc thời đại đá giữa cách đây 11.000 đến 14.000 năm và các khu mộ cổ ở Kim Bôi, Mai Châu nh khu mộ cổ Đống Thếch, Kim Truy

- Di tích lịch sử văn hoá: Đền, miếu Trung Báo huyện Kim Bôi thờ các danh thần thiên tớng Đại Vơng Tản Viên Sơn Th Vơng, Hiền Thánh Khuông Quốc Hiểu ứng Vơng, Mẫu Thiên Tiên Bảo Hoa công chúa, Chùa Hang (Yên Thuỷ) trong hang đá các tợng phật tạc từ thế kỷ XVIII là di sản độc đáo thể hiện nhân bản hiếm khi của dân tộc Mờng, cũng ở huyện này có hang Chùa là nơi c trú của ngời nguyên thuỷ - thuộc nền văn hoá Hoà Bình Động Mờng Chiềng thuộc huyện Tân Lạc có chính, tả, hữu, hậu cung với nhiều nhũ đá, mang đá, cột đá kỳ thú Ngoài ra còn động Tiên Phi (thị xã Hoà Bình); động Đá Bạc, Mãn Nguyện (Lơng Sơn); hang Nớc, động Thiên Tôn (Yên Thuỷ): hang Mỏ Luông (Mai Châu)…Th là những hang động mang nhiều dấu ấn thần tiên kỳ thù

- Di tích lịch sử cách mạng: nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình đã nhất tề đứng lên làm cách mạng đã góp phần cùng cả nớc đánh đổ thực dân đế quốc và phong kiến các di tích lịch sử âm vang mãi với những chiến công nh:

+ Chiến khu Mờng Khói – y thuộc huyện Lạc Sơn đã kéo cờ khởi nghĩa 8/1945 giành chính quyền ở châu Lạc Sơn

+ Khu căn cứ Hiền Lơng huyện Đà Bắc nơi phong trào cách mạng huấn luyện cán bộ quân sự Ngày 22/8/1945 lực lợng tự vệ đã phối hợp với quân chính quy giành chính quyền

+ Di tích Dốc Tra xã Toàn Sơn huyện Đà Bắc nơi lu giữ chiến công của Đội du kích Toàn Sơn và anh hùng liệt sĩ Triệu Phúc Lịch.

Ngoài ra khu căn cứ cách mạng Mờng Diềm (Đà Bắc), khu căn cứ cách mạng Cao Phong, đài tởng niệm anh hùng liệt sĩ Cù Chính Lan ở Giang Mỗ Bình Thanh và nhà tù Hoà Bình

Hoà Bình còn là cái nôi của nhiều dân tộc sinh sống ( Mờng – y Kinh -Thái- Dao- H’mông…Th) chứa đựng đầy ắp nguồn gốc bản sắc văn hoá và những

7 làng nghề truyền thống nh: dệt thổ cẩm, đan, thêu cùng với trang phục hấp dẫn - của ngời Mờng, ngời Thái, ngời H’mông vẫn giữ đợc nét đặc săc riêng, đợc phân biệt rõ nhất là trang phục của ngời phụ nữ từ kiểu dáng, màu sắc, họa tiết hoa văn Ngoài ra, còn có các nguồn ẩm thực với các món ăn phong phú dân tộc nh cơm Lam, rợu cần, rợu sữa…Th

Lễ hội ở Hoà Bình cũng đa dạng và mang đậm bản sắc văn hoá của các dân tộc Lễ hội Cồng chiêng cầu phúc của bản Mờng, lễ hội Chá Chiêng cầu ma của dân tộc Tày, Thái…Th Âm nhạc và múa ở Hoà Bình tiềm ẩn một khả năng lớn để phát triển về múa ngời Mờng đặc trng với múa xoè bùa, múa chuông, múa đắm đuống Ngời Thái múa xoè, nhảy sạp Ngời H’mông múa khèn bè, múa ô Về âm nhạc, ngời Mờng có hát mời trầu, hát vè Ngời Thái còn hát gọi bạn, gọi ngời yêu Ngời H’mông thể hiện qua khèn, đàn môi Ngoài ra, còn có nhiều điệu hát ru, hát giao duyên của ngời H’mông và các dân tộc khác Còn nhiều những nhạc cụ, đạo cụ khác nếu biết khi khai thác và phát triển thì chắc chắn sẽ hấp dẫn đối với khách du lịch đến với Hoà Bình

Ngoài những tài nguyên nhân văn thuộc nền văn hoá Hoà Bình còn có tài nguyên là các công trình kiến trúc do con ngời xây dựng và đặc biệt đó là thuỷ điện Hoà Bình – y công trình thuỷ điện lớn nhất Đông Nam á với các đờng hầm, tổ máy, mặt đập và tợng Bác Hồ Đây là công trình không những mang lại lợi ích về thuỷ điện mà còn có lợi ích về thuỷ lợi và điều hoà ma lũ và là một trong những điểm thu hút khách đến Hoà Bình, đặc biệt là khách đi với mục đích nghiên cứu.

Tình hình khách du lịch đến Hoà Bình và kết quả kinh doanh du lịch

2.3.1 Tình hình khách du lịch đến Hoà Bình trong thời gian vừa qua

Khách du lịch đến Hoà Bình là yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của ngành du lịch, bởi vì họ vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của hoạt động kinh doanh tại nơi đến du lịch Họ là đối tợng mà ngành du lịch hớng tới nhằm tăng doanh thu của mình Mục tiêu của phần này là xem xét khách du lịch đến Hoà Bình rất phong phú và đa dạng Tuy nhiên ngời khách đến Hoà Bình có thể xem xét theo góc độ gồm :

+ Khách du lịch quốc tế

+ Khách du lich nội địa

Biểu 7: Hiện trạng số lợng khách đến du lịch Hoà Bình Đơn vị : Lợt ngời

Năm Tổng số Trong đó

Nguồn : Sở Thơng mại du lịch Hoà Bình

Quý I năm 2002, tổng khách tham quan du lịch: 60.400 lợt khách, so với cùng kỳ năm trớc 7,7%, so với kế hoạch năm 20,6%.

Trong đó: + Khách quốc tế 10.523 lợt khách.

+ Khách nội địa 49.877 lợt khách.

Qua quí I cho thấy hoạt động du lịch Hoà Bình vẫn duy trì và có bớc phát triển đáng kể so với năm 2002 Nguyên nhân là do kết quả đầu t cơ sở vật chất và quảng bá du lịch các năm trớc mang lại, tuy nhiên kết quả vẫn cha đạt kế hoạch năm đề ra.

Nguyên nhân cha đạt đợc kế hoạch năm là do những biến động về chiến tranh Iraq và dịch bệnh viêm đờng hô hấp cấp đã gây tâm lý không đợc an toàn cho khách đi tham quan du lịch, có nhiều đoàn khách quốc tế và trong nớc bỏ hợp đồng đã ký với các công ty du lịch của tỉnh.

2.3.1.1 Nguồn khách du lịch quốc tế đến Hoà Bình

Do có sự mở cửa kinh tế của Nhà nớc Việt Nam, các thủ tục nhập cảnh cho khách du lịch quốc tế đã giảm hơn nên số lợng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam nói chung và Hoà Bình nói riêng ngày càng tăng

Chỉ tiêu cơ bản nhất để phản ánh thực trạng và tiềm năng phát triển của

“cung” du lịch là quy mô của “cầu” du lịch Qui mô “cầu” du lịch là số lợng khách du lịch do đó mọi biến động của “cung” du lịch có thể đợc đánh giá thông qua việc phân tích nguồn khách đến Hoà Bình trong giai đoạn 1992 – y 2002

- Phân tích sự biến động của nguồn khách du lịch đến Hoà Bình qua các năm từ 1992 – y 2002 để vạch rõ xu hớng mà qui luật phát triển của nguồn khách này

- Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến du lịch Hoà Bình để tìm ra thị trờng khách cũng nh xu hớng biến động của nó

- Một số đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch quốc tế đến Hoà Bình

* Sự biến động của nguồn khách du lịch Quốc tế đến Hoà Bình -

Biểu 8: Mức độ biến động số lợng khách du lịch quốc tế đến Hoà Bình

Năm Khách du lịch quốc tế

Tỷ lệ tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn

Tốc độ phát triển liên hoàn %

Bằng cách sử dụng công thức trong Chơng I kết quả tính toán các chỉ tiêu về lợng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc, tốc độ phát triển định gốc của nguồn khách du lịch quốc tế đến Hoà Bình trong giai đoạn 1992 – y 2002

Từ kết quả tính toán trên có thể nhận xét và đánh giá sự biến động của nguồn khách du lịch quốc tế đến Hoà Bình trong giai đoạn 1992 – y 2002 nh sau:

- Lợng khách du lịch quốc tế đến Hoà Bình tăng cao Năm 2002 so với năm 1992 tăng 28.154 lợt khách vì xuất phát điểm của nguồn thấp

- Lợng khách tăng (giảm) qua các năm không ổn định, lợng khách tăng không đều thậm trí có một số năm lợng khách giảm nh năm 1999 giảm 5.511 lợt khách

Nguyên nhân của việc tăng (giảm) lợng khách không đồng đều nh vậy là do cơ cấu sản phẩm du lịch Hoà Bình còn nghèo nàn, đơn điệu cha tạo đợc bản sắc độc đáo, riêng biệt, công tác quảng bá du lịch Hoà Bình cha thực sự mạnh còn nhỏ lẻ, hình ảnh du lịch Hoà Bình cha đợc tuyên truyền rộng trên các phơng tiện thông tin đại chúng Trên các trang báo và tờ rơi, thái độ của c dân địa ph- ơng đối với du lịch và khách du lịch không thân thiện nên không đem lại sự hài lòng cho khách hàng và một phần cũng do sự ảnh hởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tiền tệ trong khu vực

- Tốc độ tăng trởng trung bình hàng năm là: 132 %

Sự tăng ( giảm ) đợc nhìn thấy rõ hơn qua Biểu đồ số 2: -

Biểu đồ 2 : Thực trạng lợng khách quốc tế đến Hoà Bình trong các năm qua

L ợng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn

* Một số đặc điểm tiêu dùng của Khách du lịch quốc tế đến Hoà Bình

- Thời gian lu trú bình quân 1,5 đến 1,7 ngày Kết quả này còn quá thấp so với một số tỉnh có ngành du lịch phát triển và so với cả nớc Điều này phản ánh một thực trạng là thị trờng du lịch Hoà bình cha thực sự hấp dẫn khách kéo chân du khách ở lại lâu hơn Riêng năm 2002 số ngày lu trú bình quân là 2,15 ngày, tăng rất nhiều so với năm 1992 ( 0,75 ngày) Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với ngành du lịch Hoà Bình điều này có đợc là do một số tour du lịch đợc mở rộng thêm điểm du lịch Một số tour mới đợc dựa vào kinh doanh và các dịch vụ vui chơi giải trí cũng đợc tăng lên Điều này không những làm tăng thêm số ngày lu trú của khách mà còn làm tăng doanh thu cho ngành du lịch, bán đợc nhiều sản phẩm du lịch

- Về khả năng chi tiêu của khách trung bình 30 USD cơ cấu chi tiêu chủ yếu cho lu trú, ăn uống và mua đồ lu niệm Chi tiêu cho dịch vụ vận chuyển và dịch vụ bổ sung tơng đối thấp là do :

+ Khi khách đến Hoà Bình chủ yếu là sử dụng dịch vụ vận chuyển của Công ty lữ hành gửi khách Chỉ chi tiêu cho vận chuyển đờng thuỷ khi đi tham quan hồ Sông Đà do đó chi phí cho vận chuyển thấp.

+ Do các cơ sở vui chơi giải trí của tỉnh còn đơn điệu nên khách đến đây chủ yếu đi tham quan các danh lam thắng cảnh tham dự một số lễ hội của ngời dân tộc, xem biểu diễn ca nhạc dân tộc nên chỉ cho vui chơi giải trí thấp chủ yếu là vé tham quan và vé xem ca nhạc

+ Mục đích chuyến đi của khách du lịch quốc tế đến Hoà Bình chủ yếu là - du lịch thuần tuý, nghỉ ngơi, tìm hiểu bản sắc dân tộc và chữa bệnh, số lợng khách đi với những mục đích trên chiếm hơn 95% còn lại khách đi dự hội thảo, hội nghị, nghiên cứu thị trờng đầu t và các mục đích khác

* Cơ cấu quốc tịch của khách du lịch quốc tế đến Hòa Bình

Theo thống kế khách du lịch quốc tế đến Hoà Bình rất đa dạng về quốc tịch nhng do số lợng không đến nhiều nên chia cơ cấu khách du lịch theo khu vùc:

Đánh giá các giải pháp phát triển nguồn khách du lịch của tỉnh Hoà Bình

2.4.1 Các chính sách phát triển du lịch của tỉnh Hoà Bình

Ngành du lịch Hoà Bình trong những năm qua đã có những đóng góp đáng kể cho quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Sự phát triển của ngành du lịch đã có những tác động tích cực đến sự phát triển của một số ngành nghề truyền thống và các ngành nghề khác trong tỉnh Xuất phát từ vị trí, vai trò của ngành du lịch Hoà Bình nh vậy nên du lịch đợc xem là ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Từ quan điểm đó, trong những năm qua, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, đề án, đề ra các chính sách cơ chế thông thoáng và u đãi tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho du lịch phát triển, cụ thể: khuyến khích các tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nớc hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Hoà Bình đợc hởng u đãi theo quy định của Nhà nớc và u đãi do Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình ban hành trong quy chế khuyến khích đầu t với những nội dung cụ thể sau:

- Về giá thuê đất: Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình là cơ quan trực tiếp cho thuê đất, các tổ chức, cá nhân đợc tuỳ chọn vị trí để xây dựng cơ sở kinh doanh du lịch nhng phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Mức giá theo quy định của tỉnh.

- Miễn giảm giá thuê đất: các nhà đầu t trong nớc và nớc ngoài đợc miễn tiền thuê đất trong thời gian dự án xây dựng cơ bản và miễn 11 năm tiền thuê đất kể từ ngày xây dựng cơ bản hoàn thành đa dự án vào xây dựng Miễn toàn bộ

0 tiền thuê đất cho các dự án lớn sử dụng nhiều lao động địa phơng, đem lại lợi ích - kinh tế - xã hội cho tỉnh

- Miễn giảm thuế thu nhập: các doanh nghiệp trong nớc đầu t kinh doanh du lịch tại tỉnh Hoà Bình đợc miễn thuế doanh nghiệp trong 5 năm và giảm 50% trong 5 năm tiếp theo Dự án đầu t bằng vốn đầu t trực tiếp nớc ngoài căn cứ mức nộp ngân sách cho tỉnh để Uỷ ban nhân dân tỉnh tăng hay miễn giảm thuế.

- Về vốn: các chủ đầu t, các doanh nghiệp trong và ngoài nớc tham gia đầu t kinh doanh tại Hoà Bình đợc vay vốn tín dụng u đãi hỗ trợ lãi xuất, bảo lãnh vay theo quy định của Nhà nớc

Bằng những chính sách này, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Hoà Bình đợc tạo điều kiện và đợc hởng những u đãi nhất định trong việc thuê đất, giải phóng mặt bằng hỗ trợ tín dụng và có những u đãi mở rộng để đón các nhà đầu t về Hoà Bình Tuy nhiên, so với yêu cầu thì những chính sách, cơ chế ban hành trong thời gian qua cha đủ mạnh, cha trở thành những động lực để thu hút nguồn lực đầu t cho phát triển du lịch

2.4.2 Đầu t xây dựng cơ sở vật chất kỹ thụât phục vụ cho ngành du lịch

Kết cấu của cơ sở vật chất kỹ thụât hiện đại hay lạc hậu sẽ có tác động tích cực hay tiêu cực đến quá trình phát triển và khả năng thu hút khách của ngành du lịch Trong thời gian vừa qua tỉnh Hoà Bình đã đầu t vào hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sở vật chất kỹ thụât của ngành du lịch để đảm bảo những điều kiện cần thiết cho du lịch phát triển, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến Hoà Bình

Về cơ sở hạ tầng xã hội: nhìn chung trong những năm gần đây cơ sở hạ tầng xã hội đợc nâng cấp phục vụ tốt cho các hoạt động kinh tế xã hội nói chung trong đó có ngành du lịch chuyển biến rõ nhất đó là hệ thống đờng giao thông vận tải đờng bộ Các tuyến đờng quốc lộ và tỉnh lộ đã và đang đợc sửa chữa, mở rộng Các tuyến đờng vào các điểm du lịch mặc dù đã đợc sửa chữa, dải nhựa nh- ng cha thực sự đạt yêu cầu.

Về cơ sở vật chất kỹ thụât của ngành du lịch: cũng có những bớc phát triển đáng kể, tỉnh đã có những biện pháp để hỗ trợ đầu t phát triển hệ thống cơ sở vật chất kinh tế khuyến khích các ngành điện lực, bu chính có kế hoạch đầu t đến các khu du lịch.

Hạn chế lớn nhất của ngành du lịch Hoà Bình hiện nay về cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ ngành du lịch, đó là không có các cơ sở vui chơi giải trí tổng hợp có tầm cỡ quốc gia Chính vì vậy đã hạn chế tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch của tỉnh và han chế khả năng thu hút khách của tỉnh Hoà Bình.

2.4.3 Công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch

Trong năm 2002 Tổng cục du lịch đã đầu t 100 triệu đồng cho công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch của tỉnh trong chơng trình hành động quốc gia về du lịch Trong đó đầu t 50 triệu đồng cho biển quảng cáo “Việt Nam điểm đến của thiên niên kỷ mới” đặt tại thị trấn Chi Nê huyện Lạc Thuỷ và 50 triệu đồng hỗ trợ xây dựng các tiết mục văn hoá cho đội văn nghệ xóm Giang Mỗ xã Bình Thanh huyện Cao Phong Các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Hoà Bình đã tiến hành một số hoạt động tuyên truyền quảng bá nh tham gia các hội chợ du lịch trong nớc, quảng cáo trên tạp chí, báo của Trung ơng và địa phơng và in các ấn phẩm quảng cáo…Th

Tuy bớc đầu t đạt đợc những kết quả nhất định nhìn chung công tác tuyên truyền quảng bá du lịch của tỉnh cha mạnh mẽ, cha đợc đầu t nhiều nên hiệu quả mang lại không cao, các hình thức quảng bá còn đơn điệu: ít tham gia vào các hội chợ du lịch việc in ấn các tập gấp đang đợc tiến hành Do hạn chế về tài chính và thiếu kinh nghiệm nên cha doanh nghiệp nào của tỉnh đặt chi nhánh ở các tỉnh khác để thu hút nguồn khách.

Giá cả là một trong những điều mà khách du lịch quan tâm để lựa chọn chơng trình du lịch tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ du lịch Xuất phát từ đặc điểm tiêu dùng của khách, các doanh nghiệp du lịch ở Hoà Bình đã đa ra các mức giá khác nhau, giá phân biệt theo từng đối tợng khách nh giảm giá cho khách đi theo đoàn, khách lu trú dài ngày, khách hàng của các cơ quan xí nghiệp nên đã tăng c

…Th ờng đợc khả năng thu hút khách

Các doanh nghiệp lữ hành đã sử dụng chính sách giá linh hoạt tuỳ thuộc vào đối tợng khách có giá u tiên cho học sinh, sinh viên, khách đi theo đoàn, do đó đã thắt chặt đợc mối quan hệ giữa doanh nghiệp lữ hành với nguồn khách

Những giải pháp phát triển nguồn khách du lịch của tỉnh Hoà bình trong giai đoạn 2003-2010

Quan điểm phát triển du lịch của tỉnh Hoà Bình

Tiếp tục quán triệt và thực hiện Pháp lệnh du lịch và Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII về phát triển du lịch, kinh tế du lịch là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, quan tâm phát triển du lịch dựa trên những u thế của tỉnh nh: du lịch văn hoá, du lịch sinh thái và các danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Hoàn thành qui hoạch tổng thể phát triển Du lịch đến năm 2010, hoàn thành các dự án huy động vốn đầu t cho du lịch tập trung vào các trọng điểm du lịch tỉnh nh: thị xã Hoà Bình, huyện Mai Châu, huyện Lơng Sơn, huyện Kim Bôi và các vùng phụ cận.

Các hoạt động du lịch phải đạt hiệu quả kinh tế xã hội, giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trờng sinh thái và giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch, tăng cờng mở rộng dịch vụ trong các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh, góp phần giải quyết việc làm cho ngời lao động ở địa phơng, tạo nguồn thu nhập ngân sách, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh đến năm 2010.

Định hớng phát triển du lịch của tỉnh Hoà Bình

Những định hớng phát triển của ngành du lịch Hoà Bình

Những định hớng cụ thể nh sau:

- Phát triển ngành du lịch theo chính sách mở cửa của nhà nớc và đảm bảo sau năm 2010 ngành du lịch Hoà Bình trở thành ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh

- Phát triển ngành du lịch thành một ngành công nghiệp trong chiến lợc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc, sự phát triển này càng cần đảm bảo tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển một cách bình đẳng, ổn định và có hiệu quả Trong quá trình phát triển trú trọng đến việc đa dạng hoá các sản phẩm du lịch đảm bảo sự phát triển lâu dài và kinh doanh có hiệu quả.

- Tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch gắn liền với tổ chức quản lý đảm - bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội Đặc biệt phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trờng sinh thái.

- Du lịch Hoà Bình cần phải phát triển mạnh mẽ hơn để xứng đáng với sự phát triển du lịch ở Việt nam nói chung và với một số vùng có ngành du lịch phát triÓn.

Hiện nay Uỷ ban nhân dân tỉnh có kế hoạch sẽ kêu gọi thu hút vốn đầu t của các nhà đầu t trong và ngoài nớc vào các khu du lịch trọng điểm.

+ Khu du lịch Ngòi Hoa: đầu t xây dựng khách sạn nhằm phục vụ khách tham quan sinh thái, thắng cảnh, hang động, văn hoá dân tộc, là nơi để khách chơi những môn thể thao nh leo núi, bơi lội, đua thuyền, câu cá

+ Tổ hợp sân gôn Lâm Sơn-Lơng Sơn: khu tổ hợp sân gôn, khu thể thao, khách sạn, phòng họp, các cửa hàng ăn uống, giải khát, công viên, sân tập đánh golf, bãi đỗ xe, khu thơng mại và các hạng mục công trình khác.

+ Khu du lịch hồ Sông Đà: khách sạn nghỉ cuối tuần, nhà nghỉ dỡng, khu vui chơi giả trí trên hồ, khu săn bắn thể thao.

+ Khu du lịch Liên hồ Phú Lão: xây dựng khách sạn nhà sàn, khu vui chơi thuyền, nhà nổi, công viên vui chơi giải trí, nhà hàng, tôn tạo hang động, bãi đỗ xe, bÕn thuyÒn.

+ Khu du lịch Kim Bôi: nâng cấp, cải tạo thành khách sạn khu luyện tập thể thao, bơi lội bóng chuyền, khu điều dỡng chữa bệnh nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nớc khoáng nóng trong thiên nhiên.

+ Khu du lịch sinh thái khách sạn đa năng Hoà Bình: xây dựng công viên nớc khu vui chơi giải trí cảm giác mạnh, nhà nghỉ, hội họp.

Các mục tiêu của ngành du lịch Hoà Bình trong giai đoạn 2003-2010

Trong những năm tới cần đẩy nhanh tốc độ phát triển Du lịch đa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Mục tiêu cụ thể của du lịch Hoà Bình trong giai đoạn này nh sau:

+ Sử dụng nhiều biện pháp để tăng cờng thu hút khách du lịch phấn đấu - đạt nhịp độ tăng trởng bình quân hàng năm về lợng khách từ 10% -15% Đến năm 2005 thu hút đợc 335.000 lợt khách du lịch.

+ Tạo ra các sản phẩm du lịch mang tính truyền thống mang đặc trng văn hoá của địa phơng đã đợc xác định ở các vùng du lịch trọng điểm trong qui hoạch phát triển du lịch Hoà Bình.

+ Đầu t nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng và đầu t phát triển cơ sở lu trú, vận chuyển và các dịch vụ vui chơi giải trí.

+ Xây dựng các tour du lịch, tuyến du lịch gắn liền với các di tích lịch sử, lễ hội, làng nghề, làng cổ.

+ Nâng cao chất lợng các hoạt động du lịch, dịch vụ.

+ Tạo đợc sản phẩm thủ công đặc trng làm hàng lu niệm cho khách du lịch, tổ chức các cơ sở sản xuất hàng thủ công gắn với các khu điểm du lịch.

+ Phấn đấu đến năm 2005 đa thời gian lu trú bình quân lên đến 2,5 ngày và công suất sử dụng phòng trên 60%.

+ Nâng cao chất lợng quản lý Nhà nớc về du lịch, làm rõ chức năng giữa ngành với cấp, tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành với chính quyền và c dân địa phơng.

+ Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho lực lợng lao động trong doanh nghiệp kinh doanh du lịch phấn đấu đến năm 2005 thu hút thêm 200 lao động vào lĩnh vực này, số lao động đợc đào tạo đúng ngành chiếm trên 80%.

Xác định thị trờng mục tiêu của du lịch Hoà Bình trong giai đoạn từ năm

Trong những năm gần đây, khách du lịch đến Hoà Bình tuy có tăng nhng tốc độ chậm năng suất sử dụng phóng ở các khách sạn thấp, doanh thu lợi nhuận,nộp ngân sách và các chỉ tiêu kinh tế khác còn kém Trong tình hình này các doanh nghiệp cần phải xác định đúng thị trờng mục tiêu, thị trờng tiềm năng phù hợp với điều kiện thực tế của mình, đa ra những sản phẩm, dịch vụ phù hợp và giá cả hợp lý.

Xuất phát từ những lợi thế, thực trạng và nguyên nhân của tình hình phát - triển du lịch Hoà Bình trong giai đoạn vừa qua cũng nh định hớng và mục tiêu phát triển du lịch Hoà Bình trong thời gian tới có thể nói rằng du lịch Hoà Bình gồm cả thị trờng khách du lịch quốc tế và thị trờng khách du lịch nội địa.

3.4.1 Khách du lịch quốc tế

Khách du lịch châu Âu: chủ yếu khách Pháp đi theo đoàn.

Khách Nhật đi theo đoàn.

Khách du lịch thuần tuý ở một số nớc (chủ yếu học sinh, sinh viên)

3.4.2 Khách du lịch nội địa

Học sinh, sinh viên từ Hà Nội và các tỉnh phụ cận đến Hoà Bình tham quan trong các dịp lễ Tết, nghỉ cuối tuần hoặc đi thực tế ở công trình thuỷ điện Sông Đà.

Các đoàn khách du lịch thuần tuý từ các doanh nghiệp, cơ quan của các tỉnh đến Hoà Bình, đặc biệt là công nhân.

Các đoàn khách đến từ các cơ quan trong tỉnh.

Tuỳ thuộc vào các điều kiện cụ thể của mình mà các doanh nghiệp du lịch lựa chọn thị trờng mục tiêu cho phù hợp nhằm khai thác có hiệu quả.

Từ những định hớng và các thị trờng mục tiêu trên có thể đa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn khách du lịch đến Hoà Bình trong giai đoạn tíi.

3.5 Những giải pháp phát triển nguồn khách du lịch đến Hoà Bình trong gia đoạn 2003-2010 Để phát triển nguồn khách du lịch quốc tế cũng nh nội địa đến Hoà Bình, kinh doanh ngày càng có hiệu quả, làm cho du lịch có một vị thế xứng đáng trong sự phát triển kinh tế xã hội của Hoà Bình, cần thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ bao gồm các giả pháp ở tầm vĩ mô của các cơ quan quản lý Nhà nớc và các giải pháp vi mô của các doanh nghiệp.

3.5.1 Các giải pháp thuộc cơ quan quản lý Nhà nớc của tỉnh Hoà Bình

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có liên quan đến nhiều lĩnh vực,nhiều ngành nghề khác nhau trong đời sống kinh tế xã hội Vì vậy chúng ta chỉ

1 có thể phát triển du lịch khi có sự liên kết, giúp đỡ của các ngành các cấp và toàn - xã hội, góp phần tạo môi trờng kinh doanh thuận lợi cho du lịch phát triển, đồng thời góp phần giữ gìn môi trờng tự nhiên, môi trờng xã hội an toàn, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, có nh thế mới thu hút đợc nguồn khách du lịch đến Hoà B×nh.

Các giải pháp ở tầm vĩ mô có vị trí rất quan trọng, thậm chí có những giải pháp giữ vị trí quyết định Vấn đề là cần phải đựơc thực hiện một cách đồng bộ.

3.5.1.1 Sự phối hợp liên ngành

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, do vậy nhiều vấn đề cần có sự phối hợp của nhiều ngành để giải quyết nh công an, văn hoá, tài chính, giao thông, bu điện

- Ngành giao thông vận tải: cần đẩy mạnh đầu t để mở rộng quốc lộ 6, đặc biệt đoạn đờng từ Hoà bình đi Sơn La, Lai Châu, quốc lộ 12, quốc lộ 21, một số đờng tỉnh lộ và đờng vào các điểm du lịch nhằm rút ngắn khoảng cách và thời gian di chuyển cho du khách, mở rộng thêm tour, tuyến mới: cải tạo nâng cấp đ- ờng lên động Tiên Phi, đờng vào khu công viên bảo tàng văn hoá Hoà Bình, đ- ờng vào bản Poom Coong, bản Chiềng Sại, đờng vào rừng nguyên sinh Pù Họoc (Mai châu), đờng vào khu du lịch Suối Ngọc Vua Bà và rất nhiều tuyến đờng vào khu du lịch và từ khu du lịch đến một số điểm trong khu.

- Sở Thơng mại - Du lịch Hoà Bình: chủ trì, phối hợp với các Sở Văn hoá thông tin, công an, y tế, khoa học công nghệ và môi trờng cùng với chính quyền địa phơng chấn chỉnh các hoạt động kinh doanh du lịch, sắp sếp lại việc tham quan, bán vé Tăng cờng công tác quản lý thị trờng, kiên quyết thực hiện bán đúng giá đặc biệt đối với những phơng tiện vận chuyển t nhân và khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ t nhân xoá bỏ tình trạng ép giá đối với khách, gây phiền hà cho khách.

- Sở Văn hoá thông tin: chủ trì, phối hợp với Sở Thơng mại - Du lịch xây dựng qui chế bảo vệ, tôn tạo, khai thác các công trình văn hoá, tổ chức các lễ hội văn hoá truyền thống của các dân tộc bản địa để phục vụ cho nhu cầu giải trí, tìm hiểu của du khách Biên soạn các truyền thuyết về các danh lam thắng cảnh, sử thi của các dân tộc để giới thiệu và quảng bá du lịch Xây dựng đề án qui hoạch,bảo vệ và trùng tu khu mộ cổ Đống Thếch, Kim Truy Xây dựng phòng trng bày các cổ vật khai quật đợc ở bảo tàng Hoà Bình để phục vụ nhu cầu tham quan,nghiên cứu của du khách.

3.5.1.2 Phát triển mạnh các khu vui chơi giả trí, khu du lịch, bảo vệ cảnh - quan môi trờng sinh thái phục vụ du lịch Để thu hút đợc khách du lịch đến Hoà Bình, tỉnh cần đầu t để triển khai sớm các dự án trong lĩnh vực du lịch dịch vụ theo hớng đa dạng, phù hợp với đặc điểm của từng vùng, u tiên đầu t vào địa bàn trọng điểm đó là thị xã Hoà Bình, huyện Mai châu, huyện Lơng Sơn, huyện Kim Bôi và phụ cận.

- Cần u tiên vốn cho các dự án quốc gia, hàng năm dành một phần vốn nhất định để đầu t cơ sở hạ tầng vào các điểm du lịch theo thứ tự u tiên.

Một số kiến nghị nhằm phát triển nguồn khách du lịch đến tỉnh Hoà Bình

đến tỉnh Hoà Bình trong giai đoạn 2003 - 2010

3.6.1 Kiến nghị đối với UBND tỉnh Hoà Bình

- Hàng năm dành nguồn kinh phí nhất định để đầu t cho công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, xúc tiến đầu t cho du lịch Hoà Bình, khôi phục bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá dân tộc nh: tổ chức các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc nh lễ hội Chá Chiêng, lễ hội cồng chiêng, lễ hội cơm mới ; xây dựng các đội văn nghệ tại các điểm tham quan du lịch

- Cần tập trung đẩy mạnh đầu t xây dựng các cụm du lịch trọng điểm nh: cụm thị xã Hoà Bình, Mai Châu, Lơng Sơn, Kim Bôi để khai thác có hiệu quả về mặt du lịch và di tích lịch sử, di tích văn hoá, danh lam thắng cảnh nhằm nâng cao hình ảnh nền văn hoá Hoà Bình và dân tộc Hoà Bình trong nớc và quốc tế.

- Cần cung cấp nhiều hơn nữa những thông tin giới thiệu tiềm năng du lịch Hoà Bình để thu hút khách du lịch và các nhà đầu t, nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp và c dân địa phơng về du lịch, đa du lịch trở thành sự nghiệp của toàn dân.

- Cấp kinh phí hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt mở các lớp học lấy thẻ hớng dẫn viên du lịch.

3.6.2 Kiến nghị với Sở Thơng mại - Du lịch Hoà Bình

- Cần xây dựng các kế hoạch, đề án cụ thể để xin kinh phí của UBND tỉnh.

- Tăng cờng hơn nữa công tác quản lý chuyên môn đối với các doanh nghiệp du lịch để đảm bảo chất lợng của sản phẩm du lịch khi phục vụ khách đặc biệt tăng cờng công tác kiểm tra, thanh tra.

3.6.3 Kiến nghị với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh

- Đầu t xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, nâng cao chất lợng các dịch vụ, tuyên truyền quảng cáo trên mọi phơng tiện: báo, đài, tập gấp

- Các doanh nghiệp cần tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ kinh phí cho cán bộ công nhân viên của đơn vị học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vô

- Mỗi doanh nghiệp cần có quy định chung trong trang phục của nhân viên tạo bản sắc riêng của doanh nghiệp.

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch: tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng – y xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch và điều kiện về an ninh, an toàn Ngành du lịch Hoà Bình vẫn còn có nhiều những khó khăn và thử thách mới Khó khăn lớn nhất của tỉnh Hoà Bình đó là việc thu hút đầu t vào ngành kinh tế này Kết quả của ngành đạt đợc trong thời gian qua là đáng khích lệ: doanh thu từ du lịch tăng lên đáng kể, công suất sử dụng phòng tăng và số lợng khách đến Hoà Bình ngày càng nhiều Tuy nhiên, so với yêu cầu tiềm năng du lịch thì còn nhỏ bé, cha thật vững chắc Chính vì vậy việc tăng c- ờng các biện pháp để thu hút khách du lịch đến với Hoà Bình là rất cần thiết. Mặc dù tỉnh và ngành đã sử dụng nhiều biện pháp để thúc đẩy du lịch phát triển, tăng tính hấp dẫn của du lịch Hoà Bình, song bên cạnh những kết quả đạt đợc vẫn còn tồn tại những hạn chế mà nguyên nhân là do nhận thức về du lịch của chính quyền và nhân dân còn hạn chế, nguồn ngân sách đầu t cho du lịch còn thấp Vấn đề đặt ra là UBND tỉnh, Sở Thơng mại - Du lịch Hoà Bình và các ngành hữu quan của tỉnh cần phải có những biện pháp cụ thể đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh để đạt đợc những mục tiêu đặt ra theo đúng quan điểm chỉ đạo của Tỉnh uỷ.

Dựa vào những điều kiện phát triển ngành du lịch của tỉnh, các biện pháp để phát triển nguồn khách du lịch đến Hoà Bình trong thời gian qua, những kết quả đạt đợc, những yếu kém còn tồn tại và những nguyên nhân kết hợp với nhiệm vụ và phơng hớng của ngành du lịch Hoà Bình, luận văn này đã đa ra những giải pháp để phát triển nguồn khách du lịch đến tỉnh Hoà Bình trong giai đoạn tới (2003-2010) Việc đa ra các biện pháp còn mang tính chủ quan của cá nhân, do đó tôi rất mong nhận đợc những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và Sở Thơng mại - Du lịch Hoà Bình để luận văn của tôi đợc hoàn thiện.

Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Sở Thơng mại - Du lịch Hoà Bình, phòng Du lịch của Sở Thơng mại - du lịch Hoà Bình, thầy giáo hớng dẫn đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn

Hà Nội ngày tháng năm Sinh viên

Ngày đăng: 19/06/2023, 11:22

w