1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoat động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phẩn ngoại thương việt nam

79 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 228,64 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ (6)
    • I. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ (6)
      • 1.1 Khái niệm (6)
      • 1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế (7)
        • 1.2.1 Đối với nền kinh tế (7)
        • 1.2.2 Đối với ngân hàng thương mại (9)
    • II. THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (11)
      • 2.1 Khái niệm (11)
      • 2.2 Phân loại thư tín dụng (11)
        • 2.2.1 Các loại thư tín dụng cơ bản (11)
      • 2.3 Luật và các tập quán quốc tế trong thanh toán L/C (15)
      • 2.5 Những nội dung chủ yếu của thư tín dụng (0)
        • 2.5.2 Tên và địa chỉ những người có liên quan đến L/C (18)
        • 2.5.7 Những chứng từ mà Người hưởng lợi phải xuất trình (20)
        • 2.5.8 Sự cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành L/C (20)
        • 2.5.9 Những điều khoản đặc biệt khác (21)
      • 2.6 Quy trình thanh toán thư tín dụng (21)
        • 2.6.1 Trường hợp L/C có giá trị tại NHPH (21)
        • 2.6.2 Trường hợp L/C có giá trị tại NHđCĐ (23)
      • 2.7 Ưu, nhược điểm của thanh toán bằng thư tín dụng (24)
        • 2.7.1 Ưu điểm (24)
        • 2.7.2 Nhược điểm (25)
  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK) (28)
    • I. KHÁI QUÁT VỀ VIETCOMBANK (28)
      • 1.1 Quá trình hình thành và phát triển (28)
      • 2.2 Thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại (48)
        • 2.2.1 Các thị trường của Vietcombank (48)
        • 2.2.2 Các mặt hàng xuất khẩu được thanh toán bằng thư tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (0)
      • 2.3 Thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại (54)
      • 3.1 Những thành tựu đạt được (56)
      • 3.2 Những mặt còn hạn chế (58)
      • 3.3 Nguyên nhân (59)
        • 3.3.1 Nguyên nhân khách quan (59)
        • 3.3.2 Nguyên nhân chủ quan (61)
      • 1.2 Định hướng (63)
    • II. KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG (64)

Nội dung

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ

Thanh toán quốc tế (TTQT) là việc thực hiện các nghĩa vụ về tiền tệ phát sinh trên cở sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thường được thông qua ngân hàng.

Từ khái niệm trên cho thấy TTQT phục vụ cho cả hai loại hình hoạt động là kinh tế và phi kinh tế Tuy nhiên, trong thực tế, giữa hai lĩnh vực hoạt động này thường giao thoa với nhau, không có một ranh giới rõ rệt Hơn nữa hoạt động TTQT được hình thành trên cơ sở hoạt động ngoại thương và phục vụ chủ yếu cho hoạt động ngoại thương, chính vì vậy, trong các qui chế về thanh toán tại các ngân hàng thương mại (NHTM), người ta thường phân hoạt động TTQT thành hai lĩnh vực rõ ràng là: Thanh toán trong ngoại thương

(thanh toán mậu dịch) và Thanh toán phi ngoại thương (thanh toán phi mậu dịch)

Thanh toán trong ngoại thương (thanh toán mậu dịch) là việc thực hiện các nghĩa vụ về tiền tệ phát sinh trên cơ sở hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa và các dịch vụ thương mại.

Thanh toán phi ngoại thương(thanh toán phi mậu dịch) là việc thực hiện các nghĩa vụ về tiền tệ phát sinh trên cơ sở không liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như cung ứng dịch vụ cho nước ngoài, nghĩa là thanh toán cho các hoạt động không mang tính chất thương mại Ví dụ như: việc chi

9 trả các chi phí của các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài, các chi phí đi lại ăn ở của các đoàn khách nhà nước, tổ chức và cá nhân; các nguồn tiền quà biếu, trợ cấp của cá nhân người nước ngoài cho cá nhân người trong nước, các nguồn trợ cấp của một tổ chức từ thiện nước ngoài cho tổ chức, đoàn thể trong nước…

1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế

1.2.1 Đối với nền kinh tế

Ngày nay trong xu hướng toàn cầu hóa, các quốc gia ra sức mở rộng thị trường, hợp tác và hội nhập Hoạt động thương mại quốc tế ngày càng phát triển, trong đó TTQT đóng vai trò hết sức quan trọng, là cầu nối giữa người xuất khẩu và nhập khẩu, là chất kích thích bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu Trong hợp đồng ngoại thương điều khoản thanh toán là điềukhoản rất quan trọng, nó liên quan đến quyền lợi của người mua và người bán Trong hợp đồng cần quy định rõ nội dung của các điều khoản thanh toán như phương thức thanh toán, đồng tiền thanh toán, thời hạn thanh toán… nếu quy định điều khoản thanh toán hợp lý có thể tránh được rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và mang lại lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Thêm vào đó, việc TTQT được tổ chức một cách chính xác, nhanh chóng và an toàn sẽ giảm được thời gian chu chuyển vốn, góp phần tạo nên sự liên tục trong quá trình tái sản xuất, và thúc đẩy lưu thông hàng hóa.

TTQT cũng là một chất xúc tác nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động đầu tư nước ngoài Khi hoạt động TTQT còn chưa phát triển, các phương thức thanh toán, chuyển tiền còn sơ khai và tiềm ẩn nhiều rủi ro dẫn tới ngoài việc cân nhắc khả năng sinh lời từ các dự án đầu tư, các nhà đầu tư còn phải cân nhắc rất nhiều vấn đề như: họ sẽ luân chuyển vốn giữa các quốc

10 gia như thế nào? Chuyển lợi nhuận về sau hoạt động đầu tư ra sao? Khi các ngân hàng phát triển và liên kết với nhau, tạo nên mạng lưới TTQT sâu rộng, tạo điều kiện cho hoạt động luân chuyển vốn và lợi nhuận giữa các quốc gia, và từ đó thúc đẩy hoạt động đầu tư quốc tế.

Ngoài hai hoạt động là đầu tư nước ngoài và xuất nhập khẩu hàng hóa

TTQT còn tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành thương mại dịch vụ phát triển, thu hút kiều hối, và thúc đẩy thị trường tài chính hội nhập quốc tế.

Từ kết quả của hoạt động TTQT chúng ta có thể thấy được một phần nào đó sự phát triển của một nền kinh tế Qua tình hình thanh toán xuất nhập khẩu được ghi chép lại, phản ánh trên cán cân thanh toán của nền kinh tế đó, chính phủ có thể quản lí được lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, xác định được mặt hàng chủ lực, từ đó sẽ có những chính sách ngoại thương phù hợp Đặc biệt, qua hoạt động TTQT, chính phủ có thể đưa ra những điều chỉnh cho những điểm bất hợp lí trong các chính sách liên quan đến TTQT, đặc biệt là các quan điểm thay đổi trong hệ thống pháp lí cho phù hợp với những thay đổi theo đúng thông lệ quốc tế.

1.2.2 Đối với ngân hàng thương mại

Ngày nay, hoạt động TTQT chiếm vị trí quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của Ngân hàng thương mại.

TTQT là hoạt động trực tiếp tạo ra một khoản lợi nhuận không nhỏ đóng góp vào lợi nhuận chung của ngân hàng Thông qua cung cấp dịch vụ

TTQT cho khách hàng, các NHTM thu được phí dịch vụ chuyển tiền, phí thanh toán L/C, phí bảo lãnh… Thực tế cho thấy, đối với các NHTM hiện đại, thu nhập từ phí dịch vụ có xu hướng ngày một tăng cả về số lượng và tỷ trọng

11trong tổng thu nhập của ngân hàng Đây cũng là mục tiêu mà các NHTM luôn hướng tới.

TTQT không chỉ là một nghiệp vụ mang lại lợi nhuận cao cho các NHTM mà còn bổ sung và hỗ trợ các nghiệp vụ khác của ngân hàng Nhờ đẩy mạnh hoạt động TTQT, các NHTM có thể tăng cường khả năng thu hút vốn ngoại tệ từ việc thực hiện thanh toán thu tiền về cho khách hàng đến việc quản lý nguồn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi trên tài khoản tiền gửi của khách hàng, từ đó đáp ứng được nhu cầu cho vay và thanh toán bằng ngoại tệ của khách hàng Với vai trò là trung gian thanh toán, TTQT góp phần phát triển và đẩy mạnh hoạt động tín dụng, tài trợ ngoại thương, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh và các dịch vụ khác, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước, từ đó tăng qui mô hoạt động và mở rộng thị phần của ngân hàng.

Hoạt động TTQT làm tăng tính thanh khoản của ngân hàng.Khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán cho khách hàng, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng ký quỹ với một tỷ lệ nhất định so với số tiền mà ngân hàng bảo lãnh hoặc sẽ thanh toán Nguồn tiền này tương đối ổn định và phát sinh thường xuyên trong hoạt động tín dụng nhập khẩu, đồng thời khi kỳ hạn thanh toán cho nước ngoài chưa đến tạo tính thanh khoản cho Ngân hàng.

Hoạt động TTQT mang lại một nguồn thu lớn cho các ngân hàng nhưng hoạt động này yêu cầu tính nghiệp vụ cao: cán bộ TTQT chuyên môn giỏi, ngoại ngữ tốt, nắm chắc luật trong nước và quốc tế trong TTQT, do đó đòi hỏi cán bộ phải trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ để phù hợp với yêu cầu của nghiệp vụ Bên cạnh đó, TTQT tạo điều kiện và môi trường để ứng dụng công nghệ ngân hàng Hệ thống ngân hàng phát triển cần có đẩy đủ các trang thiết bị hiện đại ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông để xử lý dữ liệu cho hoạt động TTQT được diễn ra một cách nhanh chóng, kịp thời, và chính xác.

THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu phát triển không ngừng của hoạt động thương mại quốc tế, đã có nhiều phương thức thanh toán quốc tế xuất hiện như phương thức ứng trước, ghi sổ, chuyển tiền, nhờ thu và nổi bật hơn cả là phương thức tín dụng chứng từ - phương thức được sử dụng phổ biến nhấthiện nay.

Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó một ngân hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (Người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (Người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nhưng quy định đề ra trong thư tín dụng.

Theo điều 2 UCP 600: Tín dụng là mộ thỏa thuận, dù cho được mô tả hoặc đặt tên thế nào, nhưng không thể hủy bỏ và do đó là một cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành về việc thanh toán cho một xuất trình phù hợp.

2.2 Phân loại thư tín dụng

2.2.1 Các loại thư tín dụng cơ bản

2.2.1.1 Thư tín dụng không hủy ngang (Irrevocable L/C)

Là loại L/C sau khi đã được phát hành thì Ngân hàng phát hành L/C không được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ toàn phần hay từng phần nội dung trong thời hạn hiệu lực của nó L/C không thể hủy ngang là một sự cam kết trả tiền chắc chắn của Ngân hàng phát hành đối với Người hưởng lợi L/C, vì vậy

L/C này được áp dụng rất phổ biến trong thanh toán quốc tế.

2.2.1.2 Thư tín dụng xác nhận (Confirmed L/C)

Là loại thư tín dụng không thể hủy ngang được một Ngân hàng khác xác nhận trả tiền theo yêu cầu của Ngân hàng phát hành L/C L/C loại này đã được hai Ngân hàng cùng cam kết trả tiền cho Người hưởng lợi, do vậy độ an toàn của nó rất cao.

2.2.1.3 Thư tín dụng miễn truy đòi (Irrevocable without recourse)

Là loại L/C mà sau khi Người hưởng lợi đã được trả tiền thì Ngân hàng phát hành L/C không còn quyền đòi lại tiền Người hưởng lợi L/C trong bất cứ trường hợp nào.

Khi dùng loại L/C này Người hưởng lợi phải ghi trên hối phiếu câu

“Miễn truy đòi lại người kí phát”, (without recourse to drawer) và trong L/C cũng phải ghi như vậy L/C miễn truy đòi cũng được sử dụng rộng rãi trong

2.2.1.4 Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C)

Là loại L/C mà sau khi được phát hành thì Ngân hàng phát hành có quyền sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nó mà không cần có sự đồng ý của Người hưởng lợi Loại L/C này là một lời hứa trả tiền không chắc chắn cho Người hưởng lợi, do đó ít được sử dụng.

2.2.2 Các loại thư tín dụng đặc biệt

2.2.2.1 Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C)

Là loại L/C trong đó quy định quyền của Người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu Ngân hàng phát hành L/C hoặc là Ngân hàng được chỉ định chuyển nhương toàn bộ hay một phần quyền thực hiện L/C cho một hay nhiều người khác L/C chuyern nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần Chi phí chuyển nhượng do Người hưởng lợi chịu.

2.2.2.2 Thư tín dụng tuần hoàn (Revoling L/C)

Là loại L/C không thể hủy bỏ, sau khi sử dụng xong thì nó lại tự động có giá trị như cũ, và cứ như vậy nó cứ tuần hoàn cho đến khi nào tổng trị giá hợp đồng được thực hiện.

15L/C tuần hoàn cần ghi rõ ngày hết hiệu lực cuối cùng và số lần tuần hoàn căn cứ vào thời hạn hiệu lực trong mỗi lần tuần hoàn thì phải ghi rõ có cho phép số dư của L/C trước cộng dồn vào những L/C kế tiếp hay không, nếu không cho phép thì gọi nó là L/C tuần hoàn không tích lũy

(non.Cumulative revoling L/C), nếu cho phép thì gọi là L/C tuần hoàn tích lũy

Có ba cách tuần hoàn:

- Tuần hoàn tự động: tức là nó tự động có giá trị như cũ, không cần có sự thông báo của Ngân hàng phát hành L/C cho Ngườ hưởng lợi.

- Tuần hoàn hạn chế: Tức là chỉ khi nào Ngân hàn phát hành L/C thông báo cho Người hưởng lợi thì L/C kế tiếp mới có giá trị hiệu lực

- Tuần hoàn bán tự động: Tức là sau khi L/C trước sử dụng xong nếu saumột vài ngày mà Ngân hàng phát hành L/C không có ý kiến gì về L/C kế tiếp thì nó lại tự động có giá trị như cũ.

2.2.2.3 Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C)

Người hưởng lợi một L/C dùng L/C này như một tài sản thế chấp để yêu cầu phát hành một L/C khác cho Người hưởng lợi khác hưởng, L/

C phát hành sau gọi là L/C giáp lưng.

L/C giáp lưng dùng trong mua bán trung gian khi mà người trung gian không muốn sử dụng L/C chuyển nhượng, bởi vì họ không muốn lộ bí mật khách hàng của mình Cần phân biệt L/C gốc và L/C giáp lưng qua những điểm sau:

- Hai L/C gốc và L/C giáp lưng là hoàn toàn độc lập với nhau.

- Số chứng từ của L/C giáp lưng phải nhiều hơn L/C gốc.

16- Kim ngạch L/C giáp lưng phải nhỏ hơn L/C gốc, khoản chênh lệch này do người trung gian hưởng dùng để chi trả phí mở L/C giáp lưng và phần hoa hồng của họ.

- Thời hạn giao hàng của L/C giáp lưng phải sớm hơn L/C gốc.

2.2.2.4 Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)

Là loại thư tín dụng chỉ bắt đầu có hiệu lực khi thư tín dụng kia đối ứng với nó đã mở ra Trong L/C ban đầu thường phải ghi: “ L/C này chỉ có giá trị khi Người hưởng lợi đã mở lại một L/C khác đối ứng với nó để cho Người mở L/C này hưởng” và trong L/C đối ứng phải có câu “L/C này đối ứng với

L/C số … mở ngày … qua Ngân hàng…”

Thư tín dụng đối ứng thường được sử dụng trong phương thức mua bánhàng đổi hàng, ngoài ra không loại trừ khả năng dùng trong phương thức gia công xuất khẩu Tuy nhiên việc sử dụng trong gia công có nhiều phức tạp.

2.2.2.5 Thư tín dụng thanh toán trả chậm (Deferred payment L/C)

Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ, trong đó Ngân hàng phát hành

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK)

KHÁI QUÁT VỀ VIETCOMBANK

1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, tên giao dịchlà Vietcombank, được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thông qua việc bán đấu giá cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 26/12/2007 tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Được thành lập ngày 01-04-1963, tiền thân là Cục ngoại hối của Ngânhàng Nhà nước, NHNT là Ngân hàng phục vụ đối ngoại đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, thanh toán quốc tế, cho vay ngoại thương và tham gia quản lý ngoại hôi, bảo vệ tiền tệ và tài sản Nhà nước, tăng cường và mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa với nước ngoài, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh, chi trả kiều hối, thanh toán quốc tế với các nước trong và ngoài XHCN Vị thế của NHNT đã được xây dựng ngay từ những ngày đầu thành lập và sự phát triển cả về bề rộng lẫn bề sâu ngày càng khẳng định uy tín của Ngân hàng

Ngoại thương, một đơn vị dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam 1.1.1 Giai đoạn 1963 – 1990

Sau khi đi vào hoạt động, tất cả các NHNT của các nước xã hội chủ nghĩa và nhiều NHTM của các nước Trung Đông, Ấn Độ, Tây Bắc Âu, Hồng

Kông, Singapore, Nhật Bản và cả một số nước châu Phi như Mali, Ghine,

Madagasca… đã thiết lập quan hệ đại lý với NHNT Việt nam Trong giai

34 đoạn này, hoạt động của Ngân hàng được tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ sau:

Là trung tâm quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước: Với nhiệm vụ này,

NHNT đã mở các tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại các Ngân hàng đại lý ở nước ngoài để sử dụng thanh toán hàng ngày, đảm bảo an toàn vốn ngoại hối của

Nhà nước trong hoàn cảnh bị bao vây cấm vận của Mỹ và các nước đế quốc đồng minh.

Là trung tâm thanh toán quốc tế: Là Ngân hàng duy nhất ở Việt Nam kinh doanh đối ngoại, NHNT được Nhà nước giao tập trung thống nhất thanh toán giữa nước ta với các nước và trở thành trung tâm thanh toán quốc tế, là đại lý cho vay Chính phủ trong quan hệ thanh toán vay nợ viện trợ Để thực thi được các nhiệm vụ trên, NHNT đã thiết lập quan hệ đại lý với hàng trăm ngân hàng ở khắp các thị trường trên thế giới Những kinh nghiệm hoạt động tích lúy từ các năm trước của thời kỳ Cục ngoại hối là cơ quan tham mưu, chính sách và quản lí, kiêm nhiệm chức năng của NHNT, đã giúp ngân hàng đủ điều kiện để phân loại các đối tác ngân hàng đại lý trong khu vực và từng nước.

Là trung tâm cấp tín dụng và bảo lãnh xuất nhập khẩu: NHNT đã không những đầu tư vốn ngoại tệ giúp các ngành, các địa phương phát triển kinh tế mà còn cấp tín dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo chỉ định của Chính phủ Triển khai các Hiệp định tín dụng Nhà nước, tín dụng

Ngân hàng, tín dụng các tổ chức quốc tế và tín dụng thương mại giữa Việt

Nam với các nước trong và ngoài phe XHCN.

Ngoài ra, NHNT đã hoàn thành một nhiệm vụ riêng có của mình vào thời kỳ này đó là công tác ngoại hối đặc biệt nhằm tiếp nhận viện trợ và tiền ủng hộ bằng ngoại tệ mạnh để chi đặc biệt theo kế hoạch của Trung ương và

35 chi viện kịp thời cho các chiến trường trong cuộc kháng chiến chống

1.1.2 Giai đoạn 1990 – 2007 (thời kỳ kinh tế mở cửa)

Từ năm 1990, theo quyết định số 403-CT của chủ tịch hội đồng Bộ trưởng ra ngày 14-11-1990, NHNT bắt đầu hoạt động theo pháp lệnh Ngânhàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính, với chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán quốc tế và dịch vụ Ngân hàng với các thành phần kinh tế chủ yếu trong lĩnh vực đối ngoại của Việt Nam Ngày 21-09-1996, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký quyết định 286 QĐ-NH5 thành lập lại NHNTtheo mô hình tổng công ty Nhà nước Hoạt động trong nền kinh tế, NHNT đã từng bước thay đổi và thích nghi dần với cơ chế thị trường và đã có nhiều đóng góp tích cực trong quá trình phát triển kinh tế, thực thi chính sách tiền tệ theo định hướng của Nhà nước.

Trong giai đoạn này, NHNT đã chú trọng hoàn thiện mình, có nhiều đổi mới để ngày càng mở rộng và phát triển Cụ thể là:

- Mở rộng mạng lưới các chi nhánh một cách hợp lý, phù hợp với yêu cầu khai thác các tiềm năng xuất khẩu, hợp tác đầu tư, mở rộng dịch vụ đối ngoại.

- Đổi mới chính sách huy động vốn và trở thành NHTM có nguồn vốn vào loại lớn nhất ở Việt nam.

- Không ngừng tăng trưởng tín dụng, thay đổi cơ cấu đầu tư theo hướng tăng tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn.

- Mở rộng quan hệ đối ngoại và không ngừng phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế.

- Đổi mới công nghệ và phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại. 36

Cùng với sự khởi sắc của đất nươc, đổi mới đã đem lại cho NHNT một vị thế cao trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng.

Sau một thời gian dài chuẩn bị, ngày 26-12-2007, NHNT đã chính thức phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh với tổng sổ cổ phần chào bán là 6,5% vốn điều lệ, tương đương 97.500.000 cổ phiếu và trở thành Ngân hàng thương mại cổ phầnNgoại thương Việt Nam (Vietcombank) Đây được đánh giá là sự kiện quan trọng nhất của ngành tài chính ngân hàng năm 2007 khi

Vietcombank là ngân hàng thương mại quốc doanh đầu tiên được cổ phần hóa và trở thành ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ và tổng tài sản lớn nhất Việt Nam. Đối với Vietcombank, đây là sự kiện có ý nghĩa vô cùng to lớn, mở ra một chương mới trong lịch sử phát triển của ngân hàng, hướng tới tầm nhìn phát triển Vietcombank thành một tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng trên cơ sở áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất, duy trì vai trò chủ đạo ở Vietj

Nam và trở thành 1 trong 70 định chế tài chính hàng đầu châu Á (ngoài Nhật

Từ một ngân hàng chuyên phục vụ trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã có mạng lưới chi nhanh vươn rộng ra hầu khắp các tỉnh thành lớn trên cả nước với các sản phẩm ngân hàng đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng Hệ thống Vietcombank đến hết năm 2010 bao gồm: một (1) Hội sở chính, một (1) Sở giao dịch, bảy mươi mốt (71) Chi nhánh, hai trăm năm mươi (250) Phòng giao dịch trên toàn quốc, một (1) trung tâm đào tạo, ba (3) công ty con tại Việt Nam, hai

(2) công ty con tại nước ngoài, bốn (4) công ty liên doanh, hai (2) công ty liên kết và một (1) văn phòng đại diện tại Singapore Bên cạnh đó, VCB còn phát triển một hệ thống Autobank với 11.183 máy ATM và điểm chấp nhận thanh toán

37 thẻ (POS) trên toàn quốc Hoạt động của ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất trong số các ngân hàng Việt Nam với trên

1350 ngân hàng đại lý tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nghiệp vụ và mở rộng mạng lưới các chi nhánh, số lượng cùng chất lượng cán bộ công nhân viên

Vietcombank đã tăng lên không ngừng Năm 2009, Vietcombank có 10.401 nhân viên, và đến ngày 31 tháng 12 năm 2010, Vietcombank có 11.415 nhân viên Bên cạnhnhững cán bộ thâm niên, giàu kinh nghiệm là đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo bài bản, sớm tiếp cận với cái mới, có thể đảm đương được các nhiệm vụ khó khăn trong thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm hơn 80% Đây thực sự là nguồn vốn quý báu của Vietcombank trong quá trình hội nhập.

Về quản trị và điều hành, Ngân hàng được đặt dưới sự quản trị của Hộiđồng quản trị và sự điều hành của Tổng giám đốc Hội đồng quản trị thành lập

KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG

THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG L/C TẠI VIETCOMBANK

2.1 Kiến nghị các giải pháp đối với Vietcombank

2.1.1 Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ

2.1.1.1 Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ chuyên môn cho Ngân hàng

Con người luôn là yếu tố then chốt, đóng vai trò quyết định đối với mọisự phát triển Thực tế đã chứng minh sự yếu kém trong năng lực điều hành và năng lực chuyên môn của các nhà quản trị cũng như của đội ngũ nhân viên là nguyên nhân làm giảm hiệu quả của hoạt động kinh doanh Mặc khác, trong xu thế hội nhập của mọi hoạt động kinh doanh NH mà đi đầu là các nghiệp vụ

NH đối ngoại trong đó có nghiệp vụ TTQT bằng thư tín dụng,

Vietcombank cần phải xây dựng một chiến lược nhân sự đảm bảo rằng đội ngũ cán bộ

TTQT luôn là những người ưu tú nhất, luôn cập nhật những thay đổi trong hoạt động TTQT… Để làm được điều đó Vietcombank cần phải chú trọng công tác đào tạocả về kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm khác Cụ thể, về chuyên môn, cần tăng cường tổ chức các khóa học ngắn hạn, các lớp huấnluyện về thanh toán quốc tế, tổ chức trao đổi kinh nghiệp với các đối tác ngân hàng khác trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho các cán bộ nghiệp vụ gặp gỡ, đưa ra các tình hướng khó khăn trong công việc để cùng giải quyết, rút kinh nghiệm… Đồng thời, cần có những khó học các kỹ năng phù hợp với từng cấp nhân viên (ví dụ như các khóa học kỹ năng giao tiếp, xử lý tìnhhuống với khách hàng, quan hệ đồng nghiệp cho những nhân viên mới, các khóa học về cách quản lý, lãnh đạo, ra quyết định cho cấp quản lý…) Đặc biệt là cần tổ chức các khóa học ngắn hạn để giúp các nhân viên cập nhật kiến thức mới như khóa học về các điều kiện giao hàng Incoterms 2010… Bên cạnh đó, nên tổ chức cho cán bộ học tập, làm việc cộng tác ở nước ngoài, những nước đã có kinh nghiệm về Ngân hàng lâu năm để xây dựng đội ngũ cán bộ nguồn về truyền đạt kinh nghiệm cho đồng nghiệp hoặc tham gia xây dựng quy trình Tổ chức đào tạo trên các lĩnh vực chuyên môn khác, có những buổi trao đổi kinh nghiệm về các ngành nghề đặc thùm nâng cao hiểu biết của cán bộ TTQT trong những lĩnh vực cụ thể.

Cần đặc biệt quan tâm đào tạo cán bộ thanh toán cho các chi nhánh mới, và luân chuyển cán bộ giữa các chi nhánh để trao đổi kiến thức và kinh nghiệm Ngoài ra, hàng năm tổ chức sát hạch trình độ cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao chất lượng và chọn lọc những cán bộ có năng lực làm hạt nhân của Ngân hàng, mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ có năng lực, sắp xếp đúng người đúng việc theo trình độ và yêu cầu công việc.

2.1.1.2 Xây dựng hệ thống thông tin nhằm nâng cao chất lượng phục vụ trong giao dịch tín dụng chứng từ

Chất lượng phục vụ là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ của khách hàng (chính là việc quyết định sử dụng dịch vụ TTQT của Vietcombank) Một bộ phận quan trọng trong việc đánh giá chất lượng dịch vụ TTQT chính là tư vấn cho khách hàng Trong những năm qua Vietcombank đã luôn có những biện pháp để ngày càng nâng cao chất lượng của việc tư vấn này nhưng hầu như tất cả những biện pháp chỉ dừng lại ở cấp độ chi nhánh; các chi nhánh hoạt động một cách khá riêng lẻ và có rất ít sự liên kết Mỗi khi có một L/C được mở, hầu hết những thông tin mà thanh toán viên cung cấp cho khách hàng về phía Ngân hàng thanh toán, khách hàng… đều do thanh toán viên tự tìm kiếm trên mạng internet… ví dụ như biểu phí sửa đổi L/C, phí thông báo sửa đổi L/C v.v là các loại phí mà các Ngân hàng nước ngoài lấy khá cao Việc tìm kiếm thông tin để cung cấp cho khách hàng như vậy nhiều lúc tồn nhiều thời gian mà không mang lại hiệu quả mong muốn Thiết nghĩ đã đến lúc Vietcombank xây dựng một hệ thống thông tin chuyên phục vụ cho hoạt động tư vấn khách hàng.Các thông tin mà hệ thống thông tin này cung cấp bao gồm: thông tin về biểu phí của các Ngân hàng trên thế giới, thông tin giá cả thị trường, thông tin về các doanh nghiệp….

76Bước 1: Khách hàng cung cấp các thông tin về sản phẩm, người mua, người bán, ngân hàng thanh toán…

Bước 2: Thanh toán viên nhập thông tin vào Hệ thống thông tin Ngân hàng

Bước 3: Hệ thống thông tin gửi trả thông tin về giá cả sản phẩm trên thịtrường quốc tế, biểu phí của ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng khác trong cùng 1 khu vực với ngân hàng thanh toán, những thông tin về đối tác của khách hàng…

Bước 4: Thanh toán viên dựa vào những thông tin nhận được này để tư vấn cho khách hàng.

Lợi ích của hệ thống thông tin này là làm giảm thời gian và khó khăn cho thanh toán viên trong việc tiếp cận thông tin về các thị trường, ngân hàng… tất cả những việc đó đã được hệ thống thông tin thu thập xử lý và sẵn sàng cung cấp cho thanh toán viên khi được yêu cầu

2.1.2 Các giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán L/C

2.1.2.1 Tích cực mở rộng và phát triển quan hệ đại lý trong nước và các khu vực tiềm năng

Chủ trương của Nhà nước là mở rộng thị trường xuất khẩu, thúc đẩy hoạt động thương mại Đặc biệt trong thời gian tới sẽ xúc tiến thương mại sang các khu vực còn nhiều tiềm năng chưa khai thác hết là Châu Phi, Trung Đông và Châu Mỹ La tinh Vietcombank vì vậy cũng không thể bỏ qua cơ hội này, phải tích cực mở rộng quan hệ đại lý ở những khu vực này để đáp ứng kịp thời chủ trương của Nhà nước cũng như xu thế phát triển thị trường Với khoảng 1350 ngân hàng đại lý ở gần 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới,

Vietcombank trở thành ngân hàng Việt Nam có mạng lưới Ngân hàng đại lý lớn nhất, rộng nhất Cùng với ưu thế là thành viên SWIFT lớn nhất tại Việt

Nam với 90% giao dịch đi đến nước ngoài được thanh toán qua mạng SWIFT

(trung bình khoảng 900.000 bức điện đi đến trong một năm),

Vietcombank được coi là trung tâm thanh toán ngoại tệ của các ngân hàng Việt Nam.

Chính vì vậy, phải có chính sách quan hệ đại lý phù hợp để nâng cao uy tín quốc tế, tạo điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện các giao dịch, mở rộng thị trường, qua đó hỗ trợ công tác đào tạo, tận dụng kinh nghiệm quản lý kinh doanh của các ngân hàng nước ngoài Phải thường xuyên rà soát hoạt động của các ngân hàng Ngân hàng đại lý nhằm kịp thời điều chỉnh quan hệ với các đại lý không có giao dịch thực tế cũng như bổ sung các ngân hàng chưa có quan hệ đại lý nhưng lại thường xuyên có giao dịch Cần phải cập nhật thông tin về ngân hàng đại lý trên mạng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động

TTQT. Đồng thời Vietcombank cần đẩy mạnh, tập trung khai thác các quan hệ đại lý đã ký, chủ động hơn trong việc đưa ra các yêu cầu dịch vụ cụ thể phù hợp với định hướng phát triển của Vietcombank, tránh tình trạng chỉ thụ động tiếp nhận và xem xét các đề xuất dịch vụ do phía ngân hàng bạn đưa ra Cần

78 sử dụng ngân hàng đại lý để cung cấp cá dịch vụ của mình và ngược lại chủ động chào giao dịch với họ, sử dụng hệ thống Vietcombank để cung ứng sản phẩm cho họ, qua đó mở rộng thị phần, tăng khách hàng đến giao dịch tại

Vietcombank Thông qua hệ thống các ngân hàng đại lý để giới thiệu về hoạt động và vị trí của Vietcombank đến khách hàng các nước.

Bên cạnh đó, cần phân loại kỹ lưỡng các ngân hàng đại lý để có phương án kinh doanh phù hợp với từng địa bàn Tăng cường phối hợp hoạt động với các ngân hàng quốc doanh trên nguyên tắc hòa nhập và tương hỗ, có quan hệ hợp tác tài trợ, quan hệ tài khoản, trao đổi các thông tin cần thiết Từ sự liên kết này, củng cố và nâng cao uy tín của hệ thống ngân hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế Với hệ thống ngân hàng đại lý mở rộng và hoạt động hiệu quả, công tác thanh toán sẽ vô cùng nhanh chóng và an toàn.

2.1.2.2 Xây dựng chính sách khách hàng tổng thể

Khách hàng chính là người quyết định thất bại hay thành công của công tác TTQT hay thanh toán bằng tín dụng chứng từ Chính vì vậy cần có sự phối hợp giữa các bộ phần chức năng để nghiên cứu đưa ra chinh sách khách hàng tổng thể, hợp lý.

Cần chủ động tìm kiếm khách hàng, có chiến lược marketing hợp lý đểthu hút khách hàng mới Chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ và đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ để thuận lợi cho khách hàng Từ đó, tiến hành phân loại khách hàng, đưa ra những chính sách ưu đãi cụ thể cho từng nhóm khách.

Ví dụ, đối với những khách hàng mới có thể có chính sách giảm phí trong thời gian lần đầu khách hàng đến giao dịch. Đối với khách hàng lâu năm, việc tạo mối quan hệ tốt với những khách hàng này là rất quan trọng vì ngân hàng đã biết rõ được tình hình doanh nghiệp Do vậy, cần có chính sách ưu đãi với các khách hàng lớn, truyền thống như về phí thanh toán, chênh lệch tỷ giá mua bán ngoại tệ, giảm lãi suất cho vay ứng trước… một mặt khuyến khích khách hàng hướng tới uy tín doanh nghiệp mình, một mặt hướng đến tạo quan hệ tốt, giữ chân khách hàng.

Ngày đăng: 06/07/2023, 11:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w