1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường liên kết trong hoạt động du lịch của các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền trung

97 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 120,44 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH (3)
    • 1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DU LỊCH (3)
      • 1.1.1 Các định nghĩa về du lịch (3)
      • 1.1.2 Bản chất du lịch (4)
    • 1.2 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI ĐẾN DU LỊCH (5)
      • 1.2.1 Mối quan hệ giữa du lịch và tài nguyên thiên nhiên (5)
      • 1.2.2 Duy trì tính đa dạng của các loại hình du lịch (5)
      • 1.2.3 Hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch (7)
    • 1.3 LIÊN KẾT KINH TẾ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG (8)
      • 1.3.1 Liên kết kinh tế (8)
        • 1.3.1.1 Khái niệm (9)
        • 1.3.1.2 Các loại hình liên kết (10)
      • 1.3.2 Liên kết kinh tế trong hoạt động du lịch (10)
        • 1.3.2.1 Khái niệm (10)
        • 1.3.2.2 Các loại hình liên kết (11)
    • 1.4 SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT HOẠT ĐỘNG DU LỊCH (11)
    • 1.5 BÀI HỌC KINH NGHIỆM LIÊN KẾT HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ (12)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ LIÊN KẾT HOẠT ĐỘNG DU LỊCH (15)
    • 2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG KTTĐ MIỀN (15)
      • 2.1.1 Điều kiện tự nhiên (15)
        • 2.1.1.1 Vị trí địa lý (15)
        • 2.1.1.2 Địa hình (16)
        • 2.1.1.3 Khí hậu (16)
        • 2.1.1.4 Thủy văn (17)
        • 2.1.1.5 Tài nguyên du lịch nhân văn (17)
        • 2.1.1.6 Tài nguyên du lịch tự nhiên (18)
      • 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội (19)
    • 2.2 NHỮNG LỢI THẾ VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỦA VÙNG KTTĐ MIỀN TRUNG (28)
      • 2.2.1 Những lợi thế trong hoạt động du lịch của vùng (0)
      • 2.2.2 Những vấn đề vướng mắc của hoạt động du lịch (38)
    • 2.3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG CÁC NĂM QUA (39)
      • 2.3.1. Thực trạng hoạt động du lịch trong những năm qua (39)
      • 2.3.2 Thực trạng của một số loại hình du lịch (50)
        • 2.3.2.1 Du lịch biển (50)
        • 2.3.2.2 Du lịch sinh thái (52)
        • 2.3.2.3 Du lịch văn hóa (55)
    • 2.4 THỰC TRẠNG LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH (56)
      • 2.4.1 Nội dung các hoạt động liên kết (56)
        • 2.4.1.1 Liên kết trong việc xác lập các tour du lịch (56)
        • 2.4.1.2 Liên kết giữa lữ hành và lưu trú (59)
        • 2.4.1.3 Liên kết trong hoạt động quản lý, marketing (61)
        • 2.4.1.4 Liên kết trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực (64)
        • 2.4.1.5 Liên kết trong xây dựng, khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật (67)
  • CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH (69)
    • 3.1 BỐI CẢNH CHUNG VỀ DU LỊCH VÙNG KTTĐ MIỀN TRUNG (69)
      • 3.1.1 Cơ hội phát triển (69)
      • 3.2.1 Đối với vùng KTTĐ miền Trung (70)
        • 3.2.1.1 Mục tiêu tổng quát (70)
        • 3.2.1.2 Mục tiêu cụ thể (70)
      • 3.2.2 Đối với các tỉnh thuộc vùng KTTĐ miền Trung (71)
        • 3.2.2.1 Đà Nẵng (71)
        • 3.2.2.2 Thừa Thiên – Huế (75)
        • 3.2.2.3 Quảng Nam (77)
        • 3.2.2.4 Quảng Ngãi (78)
        • 3.2.2.5 Bình Định (78)
    • 3.3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG KTTĐ MIỀN TRUNG (80)
      • 3.3.1 Định hướng phát triển du lịch (80)
      • 3.3.2 Giải pháp tăng cường liên kết kinh tế trong du lịch (81)
    • 3.4 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG KTTĐ MIỀN (88)
  • KẾT LUẬN (90)

Nội dung

SỰ CẦN THIẾT TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DU LỊCH

1.1.1 Các định nghĩa về du lịch

Theo Liên hiệp các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống

Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma _ Italia (21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghiã về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.

Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì: họat động du lịch là tổng hoà hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện.

Theo I.I Pirôgionic, 1985 thì: Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian nhàn rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá.

Theo nhà kinh tế học người Áo Josep Stander nhìn từ góc độ du khách thì: khách du lịch là loại khách đi theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả mãn sinh họat cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế.

Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một

Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác

Theo phân loại của WTO, dịch vụ du lịch là một trong 12 nhóm ngành dịch vụ. Dịch vụ du lịch có vị trí, vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu các ngành sản xuất và dịch vụ, phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển các ngành kinh tế khác cùng phát triển Sự tăng trưởng của ngành là động lực cho sự phát triển kinh tế chung Giá trị dịch vụ trong một sản phẩm chiếm tới 60% giá trị của hàng hoá và tỷ lệ này ngày càng có xu hướng gia tăng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự xuất hiện các phương thức kinh doanh mới Đối với du lịch, ngoài lợi nhuận thu được về vật chất còn phải kể đến những lợi ích khác về văn hóa, chính trị và xã hội khác Du lịch tạo ra nhiều cơ hội việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động của vùng và địa phương.

- Nhìn từ góc độ nhu cầu của du khách : Du lịch là một sản phẩm tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người đến một giai đoạn phát triển nhất định. Chỉ trong hoàn cảnh kinh tế thị trường phát triển, gia tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng thời gian nhàn rỗi do tiến bộ của khoa học – công nghệ, phương tiện giao thông và thông tin ngày càng phát triển, làm phát sinh nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan du lịch của con người Bản chất đích thực của du lịch là du ngoạn để cảm nhận những giá trị vật chất và tinh thần có tính văn hoá cao

- Xét từ góc độ các quốc sách phát triển du lịch : Dựa trên nền tảng của tài nguyên du lịch để hoạch định chiến lược phát triển du lịch, định hướng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn Lựa chọn các sản phẩm du lịch độc đáo và đặc trưng từ nguồn nguyên liệu trên, đồng thời xác định phương hướng qui hoạch xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch tương ứng

- Xét từ góc độ sản phẩm du lịch : Sản phẩm đặc trưng của du lịch là các chương trình du lịch, nội dung chủ yếu của nó là sự liên kết những di tích lịch sử, di

- Xét từ góc độ thị trường du lịch : Mục đích chủ yếu của các nhà tiếp thị du lịch là tìm kiếm thị trường du lịch, tìm kiếm nhu cầu của du khách để “mua chương trình du lịch”

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI ĐẾN DU LỊCH

1.2.1 Mối quan hệ giữa du lịch và tài nguyên thiên nhiên

+ Du lịch tạo nên động lực mạnh đối với việc bảo tồn và bảo vệ môi trường, đặc biệt là sự phát triển và mở rộng mạng lưới các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên Ngày nay trên thế giới hiện có hơn 5.000 khu bảo tồn thiên nhiên, riêng ở Việt Nam có 105 khu rừng đặc dụng ( trong đó có 16 vường quốc gia ).

+ Công nghiệp du lịch đang tăng cường áp dụng các chính sách môi trường Ví dụ công viên Disney ở Florida, tập đoàn khách sạn Sheraton and Intercontinental đang nêu ra các vấn đề xử lý chất thải, tái chế và bảo vệ nguồn nước Tổng cục du lịch Thái Lan nhấn mạnh sự cần thiết phải giáo dục cho du khách và cư dân địa phương về “Sự hiểu biết và sự cần thiết phải bảo vệ các tài nguyên du lịch”.

+ Gây ô nhiễm không khí do chất phát thải do các phương tiện giao thông và thiết bị.

+ Việc quy hoạch cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật không hợp lý cũng gây tác hại đến cảnh quan của các điểm tham quan du lịch.

+ Việc xác định sức chứa của các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên không hợp lý cũng gây tác hại quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái.

1.2.2 Duy trì tính đa dạng của các loại hình du lịch

Việc duy trì và tăng cường tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa xã hội là hết sức quan trọng cho du lịch bền vững và cũng là chỗ dựa sinh tồn của ngành công nghiệp du lịch.

+ Sự đa dạng của môi trường tự nhiên, văn hóa và xã hội là một thế mạnh, mang lại khả năng phục hồi cho những đột biến và áp lực, và đồng thời tránh việc quá phụ thuộc vào một hay một vài nguồn hỗ trợ sinh tồn.

+ Môi trường thiên nhiên được đặc trưng bởi tính đa dạng nhưng việc phát triển kinh tế và du lịch đã phá hủy sinh thái trên phương diện rộng.

+ Có tính toán cho rằng trong vòng 50 năm tới, có khoảng 25% các loài động vật sẽ bị hủy diệt Ngày nay, ở nhiều vùng đất ngập nước có 80% các rạn san hô và 50% các khu rừng nguyên sinh trên hành tinh đã bị mất đi.

+ Phát triển du lịch bền vững phải để lại cho các thế hệ tương lai một gia tài đa dạng về thiên nhiên và nhân văn không ít hơn những gì được thừa hưởng của thế hệ trước đa dạng.

+ Đa dạng văn hóa là một trong những tài sản hàng đầu của ngành du lịch, do vậy, nó cần phải được giữ gìn, bảo vệ Sự đa dạng văn hóa bản địa sẽ mất đi khi nó bị xuống cấp, bởi cư dân biến nó thành một món hàng hóa đem bán cho du khách. Các biện pháp để duy trì tính đa dạng :

+ Trân trọng giữ gìn tính đa dạng của thiên nhiên và nhân văn.

+ Đảm bảo nhịp độ, qui mô và lọai hình phát triển để bảo vệ tính đa dạng của văn hóa bản địa.

+ Ngăn ngừa sự phá hủy đa dạng sinh thái thiên nhiên bằng cách tôn trọng sức chứa của mỗi vùng, áp dụng phương pháp tính tón sức chứa và nguyên tắc phòng ngừa trước.

+ Giám sát tác động của du lịch đồi với hệ sinh thái, đặc biệt đối với các loài động thực vật.

+ Khuyến khích đa dạng kinh tế, xã hội bằng cách lồng ghép du lịch vào các hoạt động của cộng đồng địa phương.

+ Ngăn ngừa sự thay thế các ngành nghề truyền thống lâu đời bằng chuyên môn phục vụ du lịch.

+ Khai thác tốt các đặc trưng đặc thù của vùng hơn là áp đặt các chuẩn mực

+ Đảm bảo qui mô, nhịp độ và loại hình du lịch nhằm khích lệ lòng yêu mến khách và sự hiểu biết lẫn nhau.

+ Phát triển du lịch phù hợp với văn hóa bản địa, phúc lợi và nhu cầu phát triển.

1.2.3 Hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch

Hợp nhất phát triển du lịch vào trong khuôn khổ hoạch định chiến lược cấp quốc gia và địa phương, tiến hành đánh giá tác động môi trường, làm tăng khả năng tồn tại lâu dài của ngành du lịch Việc phát triển hợp nhất dựa trên hai quy tắc sau: + Du lịch và hoạch định chiến lược phát triển

Khi sự phát triển du lịch là một bộ phận hợp nhất của một kế hoạch cấp quốc gia, nó xem việc phát triển và quản lý môi trường là một tổng thể thì sẽ mang lại lợi ích tối đa và dài hạn cho nền kinh tế, quốc gia va địa phương (trong đó có ngành du lịch).

+ Du lịch và đánh giá tác động môi trường

Trong việc thiết kế các sơ đồ dự án qui hoạch du lịch, đánh giá tác động môi trường là bắt buộc để xem qui mô hay loại hình phát triển du lịch đó có phù hợp hay không và cân nhắc xem nó đem lại lợi ích thật sự gì cho khu vực, cho vùng hay quốc gia hay không?

Các biện pháp cụ thể :

+ Phải tính tới các nhu cầu trước mắt của cả cư dân địa phương và cả du khách. + Hợp nhất tất cả các mặt kinh tế môi trường xã hội và văn hóa địa phương vào trong việc quy hoạch.

+ Tôn trọng chính sách địa phương, khu vực và quốc gia các ngành công nghiệp, nông nghiệp, nhà cửa đất đai, nhà cửa và phúc lợi.

+ Giảm thiểu các tổn hại về môi trường, xã hội và văn hóa với cộng đồng địa phương bằng cách thực hiện đánh giá tác đọng môi trường toàn diện có sự tham gia cua cư dân địa phương và tất cả các cấp chính quyền có liên quan.

LIÊN KẾT KINH TẾ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG

Trong điều kiện kinh tế hiện nay khi nền kinh tế của các quốc gia có xu hướng ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, yêu cầu phát triển vùng càng trở nên bức thiết Hội nhập kinh tế thế giới vừa mở ra nhiều cơ hội thuận lợi bao gồm :

- Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra thị trường thế giới.

- Cơ hội thu hút nguồn lực từ bên ngoài nhất là vốn đầu tư, tiến bộ khoa học công nghệ.

- Mở rộng khả năng liên kết kinh tế giữa các quốc gia, khai thác hiệu quả hơn các nguồn lực trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh trên các phương diện như : quốc gia, ngành và sản phẩm.

- Tăng cường được vị thế và tiếng nói của quốc gia trên trường quốc tế, được tham gia thảo luận và quyết định các vấn đề quốc tế nẩy sinh nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho quốc gia mình.

Bên cạnh những cơ hội thuận lợi đó, hội nhập kinh tế thế giới cũng làm nẩy sinh những thách thức to lớn :

- Cạnh tranh trên thị trường quốc tế ngày càng quyết liệt hơn.

- Cơ chế chính sách trong nước còn nhiều bất cập so với yêu cầu của hội nhập thế giới.

- Nền kinh tế quốc gia sẽ chịu tác động mạnh bởi những biến động mạnh của nền kinh tế thế giới. Đặc trưng lớn nhất của hội nhập kinh tế thế giới là tính mở cửa của nền kinh tế ngày càng sâu rộng Nền kinh tế của các nước thực sự tham gia tích cực vào phân công lao động quốc tế, trở thành một bộ phận hữa cơ của nền kinh tế thế giới Trong mối quan hệ phân công lao động quốc tế đó, mỗi quốc gia đều có cơ hội phá huy đầy đủ lợi thế so sánh của mình đồng thời phải biết chủ động đối phó với những khó khăn nẩy sinh do những hạn chế và bất lợi của nền kinh tế dân tộc gây ra Để đảm cần phải tăng cường mối quan hệ liên kết với các quốc gia khác về nhiều mặt, trong đó quan trọng nhất là mối liên kết kinh tế Quan hệ liên kết kinh tế sẽ cho phép phát huy tốt nhất những lợi thế của quốc gia, tạo khả năng huy động hiệu quả hơn các nguồn lực của nền kinh tế, đồng thời có thể bổ sung những yếu kém của mình Việc thực hiện liên kết kinh tế giữa các quốc gia, đặt ra yêu cầu bắt buộc các vùng kinh tế trong nước, các ngành và các chủ thể kinh tế cũng phải biết tận dụng các mối quan hệ liên kết vì bản thân nền kinh tế quốc gia là một hệ thống kinh tế thống nhất. Không thể có liên kết kinh tế giữa các quốc gia nếu các bộ phận cấu thành nền kinh tế không thực hiện mối quan hệ liên kết và ngược lại, nếu quốc gia không thực hiện liên kết kinh tế thì các bộ phận cấu thành của nó như các vùng kinh tế, các ngành, các chủ thể kinh tế cũng không thể thực hiện tốt liên kết kinh tế, nhất là liên kết với nước ngoài Điều đó giải thích vì sao, trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới cần tăng cường các mối quan hệ liên kết giữa các vùng kinh tế trong nước.

Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác với nhau giữa các chủ thể kinh tế trong quá trình hoạt động kinh tế Hợp tác là hình thức đã có từ lâu đời và có thể nói là ra đời ngay từ khi con người biết hoạt động săn bắn và hái lượm Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng cao thì hợp tác kinh tế cũng ngày càng phát triển cả về hình thức và nội dung của nó. Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới, liên kết kinh tế càng trở nên bức thiết và ngày càng thu hút sự quan tâm của các chủ thể kinh tể. Hiểu một cách chung nhất, liên kết kinh tế là hình thức hợp tác giữa hai hay nhiều chủ thể quản lý kinh tế trong quá trình hoạt động kinh tế nhằm mang lại lợi ích nhiều hơn cho tất cả các bên tham gia Mục tiêu của liên kết kinh tế là nhằm phát huy các lợi thế, đồng thời bù đắp những hạn chế, thiếu hụt của các bên tham gia thông qua việc phối hợp hoạt động giữa các đối tác.

Liên kết kinh tế diễn ra giữa các chủ thể quản lý kinh tế Chủ thể quản lý ở đây có thể hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm các quốc gia, các vùng kinh tế, các địa phương, các ngành kinh tế hay các doanh nghiệp, không cần phân biệt chế độ chính trị, hình thức sở hữu hoặc quy mô lớn hay nhỏ Có thể cho rằng, dù ở đâu và bất cứ lúc nào nếu có sự khác biệt nhau về lợi thế so sánh giữa các đối tác thì ở đó xuất hiện nhu cầu và khả năng của sự liên kết kinh tế.

Như vậy, liên kết giữa các vùng kinh tế hay giữa các địa phương là thiết lập các mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa các vùng (hay địa phương) với nhau trên nguyên tắc các bên cùng tăng cường được lợi ích kinh tế của mình thông qua việc phối hợp hoạt độnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.

1.3.1.2 Các loại hình liên kết

Liên kết kinh tế bao gồm 2 loại :

- Liên kết ngoại vùng : Là thiết lập mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa một vùng với một hay nhiều vùng khác nhau trong nước hay nước ngoài Liên kết ngoại vùng đặc biệt phát huy được thế mạnh của mỗi vùng về nguồn lực, về thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ do các vùng khác biệt nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, trình độ khoa học và công nghệ.

- Liên kết nội vùng : Đó là liên kết giữa các địa phương, các doanh nghiệp trong mỗi vùng với nhau nhằm phát huy tốt nhất lợi thế riêng biệt của mỗi vùng đồng thời các địa phương có thể bổ sung cho nhau những hạn chế nhất định. Liên kết nội vùng đặc biệt quan trọng đối với vùng kinh tế tổng hợp bởi vì các địa phương trong vùng có những lợi thế khác biệt nhau Liên kết nội vùng sẽ cho phép phát huy sức mạnh tổng hợp của vùng trên cơ sở các nguồn lực đã được khai thác và sử dụng hợp lý nhất Trong mỗi vùng, liên kết kinh tế giữa các địa phương cũng dễ dàng thực hiện hơn vì giữa các địa phương có nhiều điểm tương đồng nhau về cơ sở hạ tầng, đặc điểm tự nhiên, nguồn nhân lực, đặc điểm văn hóa và truyền thống, cơ chế quản lý vùng

1.3.2 Liên kết kinh tế trong hoạt động du lịch

Là hình thức liên kết kinh tế của các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực như: việc xây dựng, khai thác cơ sở vật chất, nhân lực của hoạt động du lịch nhằm tạo nên sự thống nhất về mặt hiệu quả trong việc phát triển du lịch.

1.3.2.2 Các loại hình liên kết

- Liên kết nội vùng : là sự liên kết giữa các tỉnh với nhau nhằm phát huy những tiềm năng du lịch của từng vùng đồng thời khắc phục những hạn chế của nhau.

- Liên kết ngoại vùng : là sự liên kết, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của các vùng bên ngoài hoặc của các nước trên thế giới có điều kiện như nhau.

- Liên kết các loại hình đặc trưng của du lịch : là sự liên kết nhằm bổ sung cho nhau, giúp đỡ nhau trong việc phát triển du lịch của cả vùng Gây ra hiệu ứng tốt trong quá trình quảng bá du lịch của từng tỉnh, thành phố cũng như của cả một vùng trọng điểm Nhằm tránh được những lãng phí về chi phí đào tạo nhân lực cũng như tránh sự trùng lặp về sản phẩm du lịch và tạo cho khách du lịch một sự hấp dẫn, tò mò muốn khám phá du lịch của vùng đó.

SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

Có lẽ ai cũng nhận thấy tầm quan trọng của việc liên kết phát triển, nhưng những việc làm thực tế để đẩy mạnh sự hợp tác giữa các địa phương của vùng KTTĐ miền Trung vẫn còn rất hạn chế Thể hiện trên rất nhiều lĩnh vực: phát triển du lịch, xúc tiến đầu tư, triển khai các dự án qui hoạch, phát triển cảng biển, sân bay, khu công nghiệp, khu kinh tế Nguyên nhân không chỉ từ phía các địa phương mà còn từ phía các cơ quan Trung ương trong việc triển khai xây dựng các cơ chế chính sách chung hoặc kết nối qui hoạch giao thông, kinh tế - xã hội. Đứng trước thực trạng đó,Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 159/ 2007/QĐ-TTg ngày 10/10/2007 về việc tăng cường phối hợp của các Bộ, ngành và các địa phương trong các vùng KTTĐ (Bắc Bộ, Miền Trung, Phía Nam) trong tất cả các lĩnh vực then chốt, trong đó hoạt động du lịch là một trong những lịch vực cần sự phối hợp của các Bộ, ngành và địa phưong.

Vùng KTTĐ miền Trung được xem là đầu mối giao lưu kinh tế quốc tế quan trọng.Theo quy hoạch, vùng nằm ở vị trí trung độ của đất nước (vùng Trung Trung bộ), là cầu nối của hai miền Nam, Bắc - giữ vai trò trọng yếu về an ninh quốc phòng, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển kinh tế toàn vùng Duyên hải miền Trung và vùng Tây Nguyên Đây là nơi tập trung đủ các loại hình giao thông (đường thủy, đường không, đường bộ; đường sắt), nằm gần đường hàng hải quốc tế, là cửa ngõ ra biển của các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (Lào, Campuchia, Thái Lan và Myanma) thông qua các tuyến QL9, QL1A, QL14B, QL24, QL19, có khả năng trở thành đầu mối giao lưu kinh tế quốc tế quan trọng với các nước trên thế giới và trong khu vực Vùng KTTĐMT có chiều dài hơn 600km đường bờ biển, đây là vùng có giá trị quan trọng nhất về phát triển kinh tế biển như: Hình thành hệ thống cảng biển, cảng nước sâu gắn với việc hình thành hành lang thương mại quốc tế; là nơi hội tụ nhiều giá trị lịch sử - văn hoá, di sản thế giới, giá trị cảnh quan, danh thắng nổi bật trong cả nước, có vị thế đặc biệt trong phát triển du lịch là cơ sở cho việc hình thành những trung tâm du lịch biển mang tầm vóc quốc gia và quốc tế Chính phủ đang có chiến lược tập trung phát triển các tỉnh ven biển, nhưng bờ biển ở mỗi tỉnh vùng KTTĐ miền Trung tương đối ngắn nên rất cần sự liên kết với nhau Không thể mỗi tỉnh một cảng lớn được mà phải có sự chọn lựa, chỉ cần có 1-2 cảng thật lớn để giải quyết tất cả vấn đề quan trọng về vận tải, xuất nhập khẩu hàng hóa cho các tàu có công suất lớn Tương tự, mỗi tỉnh không thể có một sân bay mà phải làm sân bay lớn cho cả vùng để thu hút nhiều hãng hàng không nước ngoài vào đầu tư.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM LIÊN KẾT HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

Trong những năm qua, giữa Hà Nội và các tỉnh Tây Bắc đã có sự hợp tác trên một số lĩnh vực như mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm du lịch, trao đổi học tập kinh nghiệm quản lý, phát triển du lịch Những hoạt động này bước đầu tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của du lịch Hà Nội và các địa phương Hà Nội trở thành trung tâm phân phối, trung chuyển khách du lịch cho cả nước, trong đó có các tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh Tây Bắc Hà Nội sẽ đảm nhận việc đào tạo cho tiến hành rà soát, đánh giá lại nguồn nhân lực du lịch của mình, từ đó xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực trên địa phương mình và phối hợp với Hà Nội tiến hành thực hiện.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực như hiện nay, ngành du lịch của vùng KTTĐ miền Trung không thể tiếp tục “ đóng cửa dạy nhau ” mà cần phải mở cửa ra bên ngoài để tích cực học hỏi Việc học các “ láng giềng gần ” như Thái Lan, Malaysia - đó là các quốc gia có điểm tương đồng với Việt Nam, là một cách làm thông minh và tiết kiệm Đây là gợi ý sát sườn và hoàn toàn khả thi, với việc mở đường bay trực tiếp Bangkok – Đà Nẵng và khai thông tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây, hiện vùng KTTĐ miền Trung đang là điểm đến rất hấp dẫn không chỉ với du khách Lào, Thái mà cả du khách Malaysia, nhất là đối tượng khách ưa thích mạo hiểm theo các tour caravan Do vậy, việc học hỏi kinh nghiệm làm du lịch từ các nước này càng trở nên thuận lợi hơn và đang từng bước được các địa phương vùng KTTĐ miền Trung biến thành hiện thực Điển hình như tỉnh Quảng Trị cùng Savannakhet (Lào) và Mukdahan (Thái Lan) luân phiên hàng năm tổ chức hội nghị hợp tác du lịch để bàn biện pháp phối hợp hành động, xử lý các vướng mắc, thúc đẩy du lịch mỗi bên cùng phát triển Theo giám đốc Tiếp thị vàPhát triển kinh doanh của Thái Lan tuy hình thức liên kết này không mới đối với đất nước Thái Lan song vẫn là cảnh báo rất cần thiết đối với ngành du lịch Việt Nam nói chung và vùng KTTĐ miền Trung nói riêng : “Khi ngành du lịch Thái Lan mới bắt đầu bùng nổ, lượng khách du lịch từ các nơi dồn tới nhưng nguồn nhân lực tại chỗ không đáp ứng nổi nên hàng loạt nhân viên nhà hàng, khách sạn phút chốc trở thành các nhà quản lý với kiến thức rất thấp Đến nay, khi đã trở thành một trong những nước có nền “công nghiệp không khói” hàng đầu Đông Nam Á thì nguồn nhân vẫn đang là một trong những vấn đề đặt ra đối với ngành du lịch Thái Lan”Hiện nay, Đà Nẵng có hàng loạt dự án du lịch sẽ hoàn thành trong 2 – 3 năm nữa.Khi đó vấn đề về con người, vấn đề ngôn ngữ sẽ rất quan trọng Do vậy, ngay từ bây giờ cần phải chú trọng đến việc đào tạo nguồn nhân lực nhiều hơn, nhiều hơn nữa Tuy nhiên đây không phải là nhiệm vụ riêng của nhà chức trách mà phải là trách nhiệm chung của mọi doanh nghiệp du lịch Với kinh nghiệm học được từ các nước láng giềng có nền kinh tế du lịch phát triển hơn, việc mở các tour kết nối giữa du lịch văn hóa, hoặc các tour nông – lâm nghiệp trọn gói và đặc sản hoàn toàn nằm trong tầm tay ngành du lịch các tỉnh thuộc vùng KTTĐ miền Trung. Chẳng hạn, với Quảng Ngãi, đảo Lý Sơn có một thứ đặc sản cực kỳ nổi tiếng Đó là tỏi, không chỉ làm gia vị mà còn có thể chế biến nhiều loại thuốc chữa bệnh hữu hiệu Một tour du lịch ra thăm cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử của biển, đảo

Lý Sơn và trở về với sản vật là những phương thuốc chữa bệnh được chế biến từ tỏi hẳn sẽ đem lại cho khách nhiều trải nghiệm kỳ thú.

Thực tế trên đã chỉ ra, việc liên kết du lịch giữa các vùng miền sẽ cho phép phát huy được tốt nhất lợi thế của mỗi vùng, tạo khả năng huy động các yếu tố nguồn lực vào phát triển du lịch được hiệu quả hơn, tạo đà phát triển kinh tế, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động trong vùng và thu hút lao động của vùng khác Do đặc thù của ngành du lịch - một ngành dịch vụ nhưng mang lại lợi nhuận ngang ngửa với ngành công nghiệp, nên được đầu tư thì càng mang lại nhiều lợi ích Điều này đã đặt ra yêu cầu về trình độ của cấp tổ chức quản lý, đòi hỏi trình độ cao hơn ở lao động – lao động phổ thông đã qua đào tạo, nhu cầu về vốn đầu tư để nâng cấp và xây mới cơ sở hạ tầng, quảng bá hình ảnh Để đạt được những yếu tố đó, việc liên kết du lịch giữa các vùng miền được xem là giải pháp tối ưu.

THỰC TRẠNG VÀ LIÊN KẾT HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG KTTĐ MIỀN

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm 5 tỉnh : Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định Tổng diện tích tự nhiên là 27.879,5 km chiếm khoảng 29,1% diện tích tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ và chiếm khoảng 8,4% diện tích tự nhiên của cả nước.

Dân số trung bình năm 2005 là 6,2 triệu người bằng 7,5% dân số cả nước Dân số đô thị chiếm 29% dân số của vùng (tỷ lệ này của cả nước là 27%)

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh KonTum và nước CHDCND Lào và phía giáp biển Đông Các tỉnh trong vùng có vị trí giao lưu thuận lợi với các địa phương khác trong cả nước và quốc tế Khoảng cách từ vùng KTTĐ miền Trung đến các trung tâm kinh tế lớn của đất nước chỉ khoảng 1 giờ bay (đường hàng không) và 12 giờ đồng hồ đi bộ hoặc đường sắt nên việc đi lại, vận chuyển hàng hóa tới các vùng khác trong cả nước rất thuận lợi Hệ thống giao thông trong vùng rất đa dạng và thuận tiện, có tuyến đường sắt Bắc – Nam đi qua, cùng với các hệ thống quốc lộ như QL 1A, QL 24, QL 19, có cảng hàng không trong nước và quốc tế như sân bayHuế, Đà Nẵng, Chu Lai, Phù Cát, có cảng biển Chân Mây, Kỳ Hà, Đà Nẵng, DungQuất, Quy Nhơn Với các điều kiện về giao thông như vậy tạo những ưu thế trong giao lưu kinh tế với các vùng lớn như Hà Nội, địa bàn trọng điểm Bắc Bộ và Tp HồChí Minh, địa bàn trọng điểm phía Nam, tây Nguyên và cũng như giao lưu quốc tế.Với vị trí như vậy, vùng KTTĐ miền Trung còn có nhiều lợi thế giao lưu kinh Đông Bắc Campuchia, qua các hành lang Đông – Tây và tương lai không xa là cho cả vùng Đông Bắc Thái Lan và Myamar Khi tuyến đường xuyên á ra biển nối với đường hàng hải quốc tế được hình thành, nơi đây sẽ trở thành đầu mối giao lưu kinh tế quốc tế quan trọng với các nước trong khu vực và trên thế giới.

2.1.1.2 Địa hình Địa hình đa dạng bao gồm cả khu vực núi đồi, đồng bằng, biển và đảo trong đó 4/5 diện tích tự nhiên lãnh thổ là đồi núi và các cồn cát Địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, hướng chung thấp dần từ Tây sang Đông Phía Tây là sườn Đông của dãy Trường Sơn Nam Địa hình đồng bằng là nơi phân bổ các khu vực kinh tế chủ yếu của tỉnh, đặc biệt đối với ngành nông nghiệp Dải ven biển bao gồm nhiều bãi cát và cồn cát lớn ven biển, các khu vực sinh lầy, bãi bồi và các đầm phá, ở đây có nhiều tiềm năng về du lịch có thể khai thác để phát triển kinh tế - xã hội Chính sự đa dạng này của địa hình khu vực là tiền đề cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch.

Nét nổi bật của khí hậu vùng là tính chất ẩm, mưa nhiều Đây là vùng có nhiều lượng mưa lớn nhất toàn quốc (trung bình năm 2500 – 3000mm) Độ ẩm trung bình năm đạt 85 – 88% Là vùng chịu ảnh hưởng khá nặng nề của các hiệ tượng thời tiết đặc biệt như gió Tây Nam khô nóng thường hoạt động khá mạnh vào nửa đầu mùa hạ và chịu ảnh hưởng trực tiếp nặng nề của bão thường đổ bộ vào khu vực này nhiều nhất vào hai tháng 9 – 10 kéo theo lũ lụt và úng ngập trầm trọng không thuận lợi cho hoạt động du lịch Nhìn chung, khí hậu vùng KTTĐ miền Trung thuận lợi cho việc sản xuất nông – lâm nghiệp, tuy nhiên cần bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp với từng kiểu vùng sinh thái cụ thể nhằm hạn chế thiên tai và khai thác triệt để những thuận lợi của chế độ khí hậu, đặc biệt là chế độ nhiệt và mưa.

Hệ thống sông ngòi khá phong phú, nước mặt dồi dào, đa số các dòng sông ngắn, dốc, được bắt nguồn từ Trường Sơn Đông và đổ ra biển, khả năng tập trung nước nhanh về mùa mưa và khô cạn vào mùa khô, trong khi nguồn nước ngầm thường không ổn định, khó khai thác Do vậy, nếu được đầu tư thích đáng về thủy lợi (xây dựng các đập, hồ chứa) thì sẽ tránh được tình trạng thiếu nước vào mùa khô, nhất là đối với các xã miền núi, cũng như giảm được tác hại của lũ lụt vào mùa mưa, góp phần cung cấp nước ổn định phục vụ sản xuất cà sinh hoạt của người dân. Song song với biện pháp xây dựng các công trình thủy lợi, cần tích cực bảo vệ rừng đầu nguồn, trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc toàn vùng, nhằm giữ nước, điều tiết các dòng chảy của các dòng sông.

2.1.1.5 Tài nguyên du lịch nhân văn

Các di tích lịch sử văn hóa nghệ thuật, khảo cổ, kiến trúc : Các di sản thế giới như : Cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế, Phố cổ Hội An và di tích Mỹ Sơn, các di tích văn hóa lịch sử như : tháp Chàm, tháp Dương Long, tháp Đôi của văn hóa Chăm, thành Đồ Bàn và quần thể di tích lịch sử Tây Sơn – Quang Trung, các di tích lịch sử cách mạng như đường mòn Hồ Chí Minh, di tích núi Thành, Sơn Mỹ, Vạn Tường, Ba Tơ thu hút được sự quan tâm của khách du lịch quốc tế và có giá trị đặc biệt trong hoạt động du lịch gắn với giáo dục truyền thống dân tộc.

Lễ hội và văn hóa dân gian : Các lễ hội văn hóa dân gian như lễ hội Cầu ngư, hội thả diều, lễ hội Tây Sơn nền văn hóa, nghệ thuật dân gian đặc sắc vẫn được bảo tồn của các địa phương như hát tuồng, múa hát cung đình, hát bội, hát chòi, một số món ăn dân gian và đặc sản địa phương nổi tiếng như bún bò Huế, cá bống sông Trà, bánh gương Quảng Ngãi, gà Quảng Nam luôn hấp dẫn du khách.

Nghề thủ công truyền thống : Các làng nghề truyền thống nổi tiếng như chạm khắc đá Quan Khái – Hòa Khê khu vực Ngũ Hành Sơn, đúc đồng ở phường Đúc(Huế), Phước Kiều (Quảng Nam), làng gốm Thanh Hà (Hội An), làng mộc KimBồng (Quảng Nam), nghề làm nón nổi tiếng ở Huế

Các bảo tàng và cơ sở văn hóa nghệ thuật : Bảo tàng cổ vật cung đình Huế , bảo tàng Chăm, bảo tàng di tích chiến tranh chống Mỹ ở Đà Nẵng, bảo tàng chứng tích Sơn Mỹ ở Quảng Ngãi, bảo tàng Quang Trung ở Bình Định.

Yếu tố con nguời và bản săc văn hóa dân tộc : Vùng KTTĐ miền Trung có nhiều nền văn hóa khác nhau mang đậm bản sắc dân gian như văn hóa cung đình Huế, văn hóa Chăm, văn hóa dân tộc ít người.

2.1.1.6 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch biển : Vùng KTTĐ miền Trung có một thế mạnh, có chiều dài bờ biển lớn, đây là điều kiện thuận lợi của vùng trong việc phát triển kinh tế của mỗi địa phương trong vùng nói riêng và toàn vùng nói chung (với hàng trăm nghìn ha mặt nước để nuôi trồng và phát triển nguồn lợi thủy sản) Ngoài điều kiện thuận lợi về nguồn hải sản, vùng KTTĐ miền Trung có bờ biển dài với nhiều vùng vịnh, các bãi tắm thoai thoải, nước ấm đã tạo ra những bãi tắm đẹp Do vậy, hàng năm thu hút hàng triệu du khách cả trong nước và nước ngoài đến du lịch, tham quan và nghỉ dưỡng Các bãi biển tiêu biểu : Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô, Non Nước, Mỹ Khê, Cửa Đại, Tam Thanh, Quy Nhơn Các vùng vịnh, đầm, phá với cảnh quan đặc sắc như : phá Tam Giang, vịnh Xuân Đài, đầm Ô Loan , hệ thống các đảo ven bờ như Lý Sơn, Cù Lao Chàm có giá trị đặc biệt để phát triển du lịch Bờ biển của vùng với hệ thống cảng biển phát triển sẽ là cửa ngõ giao lưu kinh tế với bên ngoài, đồng thời cũng là đầu mối ra biển của nước CHDCND Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan thông qua các tuyến hành lang Đông Tây Do vậy ngoài tầm quan trọng về phát triển kinh tế thì biển của vùng KTTĐ miền Trung còn có vị trí chiến lược về quốc phòng và an ninh.

Tài nguyên du lịch núi : Các khu vực cảnh quan, núi cao trên 1000m, khí hậu mát mẻ như Bạch Mã, Bà Nà, Sơn Trà, Cà Đăm, Ba Tơ, Núi Bà.

Tài nguyên hang động : Hang động ở Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng).

Tài nguyên du lịch về sông, hồ, suối nước nóng, nước khoáng : Hệ thống sông với nhiều cảnh đẹp, lòng sông dốc, nhiều ghềnh đá thích hợp với loại hình du lịch mạo hiểm, các hồ Phú Ninh, Thạch Lam có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái hồ, nước khoáng Mỹ An, Thạch Bích, Hội Vân, Long Mỹ - Tuy Phước.

Tài nguyên du lịch của các khu bảo tồn thiên nhiên : bao gồm các hệ sinh thái đầm phá, rừng khô hạn (rừng khộp), vùng cát và san hô.

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã hình thành một hệ thống đô thị, trong đó có các đô thị lớn (thành phố Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn), các khu kinh tế quan trọng (khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất, Nhơn Hội) Hệ thống đô thị cùng với các khu công nghiệp, khu du lịch, các di sản văn hóa thế giới, là những nhân tố tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của vùng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nhân dân trong vùng có truyền thống cách mạng, hiếu học và năng động, nguồn lao động dồi dào, một bộ phận có tay nghề cao, là nòng cốt để tiếp cận khoa học – công nghệ tiên tiến.

Bên cạnh những lợi thế, vùng KTTĐ miền Trung cũng có nhiều khó khăn Đó là hậu quả của chiến tranh để lại rất nặng nề, kinh tế - xã hội còn kém phát triển, khí hậu thời tiết khắc nghiệt, hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra Đây là những yếu tố làm hạn chế sự thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển vào vùng Những năm qua, vùng KTTĐ miền Trung đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, nổi bật là tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 2001 – 2005 đạt 10,5%/năm, trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp và xây dựng là 15,1%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước (14,2%), ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 7%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước (5,8%), ngành dịch vụ tăng bình quân 9,8%/năm, thấp hơn mức tăng bình quân của cả nước (11,8%) GDP bình quân đầu người tăng từ 3,8 triệu đồng/người năm 2000 lên 7,6 triệu đồng/người năm

NHỮNG LỢI THẾ VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỦA VÙNG KTTĐ MIỀN TRUNG

Vùng KTTĐ miền Trung có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển lịch như : điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch thiên nhiên của vùng hết sức đa dạng và phong phú với nhiều cảnh quan đẹp, bãi biển hấp dẫn, tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị cao Điển hình là nơi tập trung nhiều di sản văn hóa thế giới như đô thị cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) đã được UNESCO công nhận Với những di tích lịch sử, di tích chiến tranh chống Mỹ, hệ thống cơ sở hạ tầng, sự phát triển của các ngành kinh tế, môi trường văn hóa xã hội, nguồn nhân lực lao động, đời sống nhân dân đang từng bước được cải thiện Hệ thống cơ chế chính sách của chính quyền các tỉnh thuộc vùng KTTĐ miền Trung thông thoáng, tạo thuận lợi trong việc thu hút đầu tư nhằm phát triển du lịch cũng như kinh tế vùng Cụ thể :

Từ xa xưa Thừa Thiên Huế là nơi hội tụ và giao thoa các yếu tố văn hoá phương Đông và sau này là phương Tây Do đó, “Vùng văn hoá Huế” đã xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo ra một nét độc đáo, đa dạng và phong phú, góp phần làm nên bản sắc văn hoá Việt Nam Nằm trên trục giao thông đường bộ và đường sắt xuyên Việt, có đường thông sang Lào và đông - bắc Thái Lan cùng sân bay quốc tế Phú Bài, cảng biển Chân Mây, lại cận kề những trung tâm du lịch lớn ở hai đầu nam và bắc Trung Bộ, có thể nói, Thừa Thiên- Huế có điều kiện khá thuận lợi để phát triển du lịch Trong tương lai, đây sẽ là một trong những điểm thu hút và trung chuyển du khách của miền trung và cả nước Trung tâm của vùng du lịch quan trọng này là thành phố Huế, một trong năm thành phố du lịch lớn của quốc gia.

Huế là kinh đô Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn, các giá trị di sản văn hóa nơi đây vừa hội tụ những đặc trưng và tinh hoa của văn hóa dân tộc, vừa thể hiện nét riêng hấp dẫn của một vùng văn hóa Cùng với quần thể di tích cố đô là di sản văn hóa thế giới, Huế cũng là nơi duy nhất ở nước ta còn lưu giữ được loại hình âm nhạc truyền thống nhã nhạc cung đình Huế, một kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vừa được UNESCO công nhận Gần đây nhất, Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO đã đề nghị tỉnh Thừa Thiên- Huế lập hồ sơ đệ trình sông Hương và cảnh quan đôi bờ sông là Di sản văn hóa thế giới Có độ dài 80 km, dòng sông trong xanh uốn lượn giữa những cánh rừng, đồi núi, đồng lúa và chảy qua thành phố để rồi đổ ra biển qua cửa Thuận An Ðôi bờ sông là hệ thống lăng tẩm của các đời vua chúa cùng các đền, chùa cổ kính và những nhà vườn truyền thống độc đáo Cạnh sông Hương là núi Ngự Bình, đồi Vọng Cảnh và xa hơn có dãy Trường Sơn hùng vĩ, trùng điệp một mầu xanh thẫm ẩn hiện trong mây trắng Ðến Huế, du khách sẽ có dịp nghỉ ngơi, thư giãn tại những bãi biển đẹp như Lăng Cô, Cảnh Dương, Thuận An hoặc thực hiện một tua du lịch thăm Vườn quốc gia Bạch Mã, một khu rừng nguyên sinh rộng hơn 22 nghìn ha với khí hậu mát mẻ, trong lành cùng nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm Bên cạnh thế mạnh cảnh quan thiên nhiên, Huế còn lôi cuốn du khách bởi những giá trị văn hóa đặc sắc khác như thú vui ngồi thuyền thưởng thức những điệu ca, giọng hò sâu lắng, trữ tình của những cô gái Huế dịu dàng trong tà áo dài tím và vành nón trắng che nghiêng Vùng đất này cũng nổi tiếng với nghệ thuật ẩm thực, các sản phẩm làng nghề và lễ hội dân gian mang đậm bản sắc dân tộc như lễ hội Cầu Ngư, Ðiện Hòn Chén, hội đua thuyền sông Hương và đặc biệt là Liên hoan (Festival) Huế tổ chức định kỳ hai năm một lần, hội tụ những nét văn hóa tiêu biểu của Huế, Việt Nam và các nước, thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch trong nước và ngoài nước Đây là một lễ hội lớn mang tầm quốc tế và không đơn thuần là một lễ hội văn hoá mà thông qua đó hình ảnh một địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế được giới thiệu Tất nhiên không thể nói rằng nhờ có Festival mà du lịch – dịch vụ Thừa Thiên Huế phát triển, bởi lẽ du lịch – dịch vụ là một ngành kinh tế tổng hợp Tuy nhiên có một thực tế dễ nhận ra là qua các kỳ Festival du lịch – dịch vụ Thừa Thiên Huế có thêm một động lực,một đòn bẩy thúc đẩy kinh tế tăng trưởng Nếu như Festival 2000 có khoảng 50.000 lượt khách đến Huế, trong đó có 20.000 lượt khách nước ngoài đến tham dự lễ hội thì đến Festival 2004, 2006, 2008 đã có trên 100.000 lượt khách, trong đó có hơn30.000 lượt khách nước ngoài Nhiều tour tuyến mới được hình thành, như tour du lịch nhà vườn, du lịch xanh, du lịch trở về cội nguồn, tìm hiểu nghệ thuật sống, du lịch thăm làng quê đã tạo ra một hướng mới cho du lịch Thừa Thiên Huế- người mạnh tiềm năng đã tạo điều kiện giúp Thừa Thiên- Huế phát triển nhiều loại hình du lịch văn hóa chất lượng cao kết hợp du lịch biển, du lịch sinh thái, thể thao mạo hiểm, nghỉ dưỡng, v.v. Đà Nẵng là thành phố cửa ngõ của miền Trung, cửa ngõ Quốc tế thứ 3 của Việt Nam, Đà Nẵng có lợi thế về vị trí địa lý, giao thông liên lạc, đặc biệt là cảng biển và sân bay quốc tế, với nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, dải bờ biển dài với những bãi cát mịn, môi trường tốt, cảnh quan thiên nhiên đẹp, là trung tâm của con đường di sản văn hóa thế giới, là vùng đất có bề dày về lịch sử, văn hóa đã tạo cho Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách gần xa Đến với Đà Nẵng, du khách sẽ có dịp tìm hiểu nền văn hóa Sa Hùynh, thăm các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng, tham dự các lễ hội truyền thống Không chỉ có thế, nơi đây còn lưu giữ một kho tàng văn hóa dân gian phong phú với những làn điệu dân ca miền Trung đặc sắc

Trải qua thời gian, vùng đất mới Hàn Thị năm xưa giờ đã trở thành thành phố Đà Nẵng trẻ trung, đầy năng động, là một trong những thành phố loại 1 trực thuộc Trung ương Trong một tương lai không xa, Đà Nẵng sẽ là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của miền Trung Việt Nam Một tương lai mới, một vị thế mới đang chờ đón thành phố bên dòng sông Hàn thơ mộng Ánh hào quang của quá khứ và khoảng sáng rực rỡ của hiện tại đã tạo nên sức hấp dẫn mãnh liệt cho Đà Nẵng. Kinh doanh du lịch đường biển là ưu thế nổi bật của thành phố, mỗi năm đón 50 lượt tàu với 30 ngàn khách tàu biển/năm Khách nội địa phát triển nhanh cùng với nhịp độ phát triển kinh tế Khách đến tham quan, nghỉ dưỡng kết hợp làm ăn tại Đà Nẵng ngày càng tăng Sân bay Đà Nẵng nối với 4 sân bay khu vực Đặc biệt các tuyến Hà Nội

- Đà Nẵng, TP HCM - Đà Nẵng mỗi ngày có 4-5 chuyến bay với các loại máy bay lớn A320, Boeing 737 do Vietnam Airlines và Pacific Airlines khai thác Sân bay quốc tế Đà Nẵng hiện có 3 tuyến bay trực tiếp với 3 chuyến/tuần/tuyến đến Hong Kong, Bangkok và Angkor (Siem Reap-Campuchia) Trong tương lai không xa, sẽ tiến hành mở rộng các tuyến bay quốc tế đến Đà Nẵng trước hết là các nước trong khu vực như Singapore,Nhật, Đài Loan, Trung Quốc Cảng Đà Nẵng (gồm cảng Tiên Sa, cảng Sông Hàn và cảng Liên Chiểu) là cảng thương mại lớn thứ 3 ở Việt Nam sau cảng Sài Gòn và cảng Hải Phòng Cảng Tiên Sa có thể tiếp nhận loại tàu hàng có trọng tải 33.000DWT, các tàu chuyên dùng khác và sẽ trở thành nhà ga đón khách du lịch đuờng biển đến từ khắp nơi trên thế giới.

Các điểm tham quan chính của thành phố Đà Nẵng : khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn, các làng nghề, làng quê (làng đá Hòa Hải, làng chiếu Yến Nê, Phong Nam, Phú Thượng), các khu du lịch sinh thái Bà Nà, Sơn Trà,Hải Vân Các di tích lịch sử: Thành Điện Hải, Nghĩa trũng Khuê Trung, khu di tích K20 hệ thống Bảo tàng: Bảo tàng Chàm, Bảo tàng Quân khu V, Bảo tàng Tổng hợp Đà Nẵng Một nét đặc sắc nữa của thành phố Đà Nẵng là các di sản văn hóa phi vật thể phong phú như hát tuồng, ca múa nhạc dân tộc, văn hóa dân tộc Chăm và dân tộc Cơtu rất độc đáo và có sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước Đặc biệt từ Đà Nẵng có thể đến thăm 3 di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, Hội An và cố đô Huế trong ngày rất thuận tiện và dễ dàng.

Thành phố chủ trương phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, bao gồm phát triển các điểm tham quan, vui chơi giải trí, dịch vụ du lịch như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng núi và chú trọng đến du lịch nghỉ dưỡng biển Các bãi biển Đà Nẵng nằm gần trung tâm thành phố, cơ sở hạ tầng thuận lợi nhưng cũng tương đối biệt lập Bãi biển dài 60km, diện tích khai thác lớn, cát trắng, mịn sạch, nguyên sơ, môi trường cảnh quan đẹp nên thuận tiện cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển Hiện nay, ngành Du lịch Đà Nẵng đang có nhiều dự án xây dựng dọc theo bờ biển với những khu du lich biển đầy đủ các dịch vụ nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, hoạt động thể thao hiện đại tầm cỡ Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Tỉnh Quảng Nam nằm ở trung độ của Việt Nam, cách Hà Nội 860 km về phía Bắc, cách TP Hồ Chí Minh 865 km về phía Nam Với vị trí trung độ của cả nước, giao điểm giữa 2 vùng kiến tạo địa lý, giao thoa 2 miền khí hậu Bắc - Nam, địa hình đa dạng với núi, trung du, đồng bằng ven biển cùng với những ưu thế về bề dày lịch sử, văn hóa, con người, danh thắng tạo cho Quảng Nam tiềm năng lớn để phát hóa miền Trung Điều đặc biệt là Quảng Nam vẫn còn lưu giữ được những công trình văn hóa vật thể và phi vật thể, có giá trị cao, được thế giới công nhận Có thể nói đây là một vùng đất giàu giá trị văn hóa Đến với Quảng Nam, chúng ta được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những công trình kiến trúc cổ đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật, chứa đựng biết bao giá trị văn hoá nhân văn - văn hoá lịch sử được kết tinh và thăng hoa từ sự giao lưu của nhiều nền văn hoá khác nhau trên nền tảng văn hoá mang đậm bản sắc Việt Nam

Qua bao thăng trầm biến cố, Quảng Nam vẫn lưu giữ được những tài nguyên văn hóa vô cùng độc đáo, có giá trị nhân văn sâu sắc, tiêu biểu là 2 Di sản văn hoá thế giới được UNESCO công nhận đó là phố cổ Hội An và khu di tích thánh địa Mỹ Sơn với những giá trị văn hóa tiêu biểu Trên 260 di tích văn hóa, lịch sử cách mạng, trong đó có 15 di tích xếp hạng quốc gia sẽ mãi mãi là niềm tự hào, là những trang sử hào hùng minh chứng cho truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường của người xứ Quảng trong lịch sử giữ nước, dựng nước của dân tộc Giá trị văn hóa của Quảng Nam không chỉ tỏa sáng từ những công trình kiến trúc cổ mà còn được tạo nên bởi những sắc màu văn hóa độc đáo ẩn chứa trong các phong tục, tập quán, lễ hội của các dân tộc sinh sống trên quê hương nặng nghĩa tình này Đây chính là tài sản vô giá, là niềm tự hào của cộng đồng các dân tộc Quảng Nam Chiều sâu của nền văn hóa Quảng Nam còn được thể hiện ở sức sống, sức sáng tạo của người dân nơi đây Người Quảng Nam có tố chất thông minh, sáng tạo, cứng cỏi và có truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất Đất Quảng Nam được coi là vùng “đất học”,

“đất khoa bảng” Nơi đây là quê hương của nhiều nhân tài học rộng, đỗ cao, quê hương của nhiều vị anh hùng dân tộc qua các thời kỳ, những con người làm rạng danh đất Quảng như: Phạm Phú Thứ, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Phan ChuTrinh, Hoàng Diệu, Nguyễn Duy Hiệu, Trần Cao Vân… Bên cạnh đó, thiên nhiên còn ưu đãi và hào phóng dành cho Quảng Nam những tài nguyên tự nhiên, tài nguyên biển vô cùng quý giá Đó là 125 km bờ biển kéo dài từ Điện Ngọc đến giáp vịnh Dung Quất hoang sơ và sạch đẹp cùng với Hồ Phú Ninh, thủy điện Duy Sơn,khu rừng nguyên sinh phía Tây Quảng Nam, sông Trường Giang và xứ đảo Cù Lao

Chàm là những điểm du lịch sinh thái lý tưởng, ngày nay trở thành điểm dừng chân của bao du khách Ngoài ra, tinh hoa văn hóa của cộng đồng các dân tộc anh em: Kinh, Hoa, Cơ Tu, Xê Đăng, Giẻ Triêng, Cor cũng góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú và hấp dẫn của du lịch Quảng Nam Các yếu tố tự nhiên kết hợp với các di sản văn hóa, truyền thống lịch sử của Quảng Nam là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mạnh ngành du lịch.

Quảng Ngãi là một tỉnh duyên hải miền Trung với tổng diện tích tự nhiên là 5131km 2 Phía Bắc giáp Quảng Nam, Nam giáp Bình Định, Tây Nam giáp tỉnh KonTum Phía Đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 130km, có đường QL1A và đường sắt Bắc- Nam đi qua, nằm kề với sân bay Chu Lai rất thuận lợi đón khách du lịch bằng đường thuỷ, đường bộ, đường sắt và kể cả đường hàng không.

Và nơi đây hình thành khu kinh tế Dung Quất và nhà máy lọc dầu số 1 Với vị trí này Quảng Ngãi được chú trọng trong phát triển kinh tế xã hội của miền Trung - Tây Nguyên cũng như của đất nước Quảng Ngãi có 1,3 triệu người, trong đó 1/10 số dân thuộc các dân tộc H’re, Cor, Cadong phân bố rộng khắp trên 1 thành phố và

13 huyện, người dân nơi đây cần cù, sáng tạo, giàu kinh nghiệm đã để lại những đặc trưng riêng có : bờ xe nước, nghề đúc, nghề gốm, nghề dệt thổ cẩm, nghề dệt chiếu… và còn là quê hương của nhiều danh nhân dân tộc mà tiêu biểu là Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định…

Quảng Ngãi là sự hoà hợp của những dòng sông xen lẫn núi đồi, ghềnh thác cùng nhiều di tích, kiến trúc cổ: di chỉ văn hoá Sa Huỳnh, chùa Thiên Ấn, thành cổChâu Sa, chứng tích Sơn Mỹ, địa đạo Đám Toái… và với nhều danh lam thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và hữu tình như : Thiên Ấn niêm hà, Cổ luỹ Cô thôn….Quảng Ngãi còn được nhắc đến với các bãi biển sạch, đẹp và giá trị để phát triển thành khu du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn như Mỹ Khê (Sơn Tịnh), Sa Huỳnh (ĐứcPhổ), Khe Hai - Dung Quất (Bình Sơn), Minh Tân, Đức Minh, Tân Định (Mộ Đức).Nếu như núi Ấn sông Trà, Thiên Bút Phê Vân là biểu tượng của một vùng đất địa linh nhân kiệt, thì các di tích lịch sử khởi nghĩa Ba Tơ, Ba Gia, Vạn Tường, địa hùng cách mạng nhưng cũng không ít đau thương của nhân dân Quảng Ngãi Đến nay Quảng Ngãi đã có 24 di tích được xếp hang di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia và hơn 100 di tích cấp tỉnh.

Một nét hấp dẫn khác của Quảng Ngãi là những món ăn không giống bất cứ ở vùng nào trên cả nước, đó là cá bống sông Trà, chim mía, kẹo gương, mạch nha, đường phổi và món don… tất cả rất đậm đà hương vị của một miền quê, những lễ hội cầu ngư, đua thuyền của ngư dân vùng biển, những phong tục độc đáo của dân tộc H’rê, Cor, Cadong mang đậm sắc thái của Quảng Ngãi…Hiện nay ngành du lịch Quảng Ngãi đang tìm kiếm các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư vào các khu du lịch sinh thái biển và rừng đã được lập quy hoạch như : Khu du lịch Mỹ Khê, khu du lịch Sa Huỳnh, khu du lịch Vạn Tường, khu du lịch Cà Đam… nhằm khai thác tiềm năng phong phú và đa dạng này.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG CÁC NĂM QUA

2.3.1 Thực trạng hoạt động du lịch trong những năm qua

Thời gian vừa qua ngành du lịch vùng KTTĐ miền Trung đã đạt được những kết quả khả quan, tốc độ tăng trưởng khá cùng với sự hình thành một số địa bàn du lịch trọng điểm quốc gia, một số đô thị du lịch, khu du lịch quốc gia, tạo tiền đề cho du lịch của vùng tăng trưởng nhanh, xứng đáng với vị trí vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch chung của cả nước.

Năm 2000 ngành du lịch vùng KTTĐ miền Trung mới chỉ đón được trên 1 triệu khách du lịch thì đến năm 2005 lượng khách du lịch đến khu vực này đã vượt 2,1 triệu lượt khách Lượng khách trên chiếm tỷ lệ bình quân 6,6% tổng số lượng khách du lịch trong cả nước Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16%/năm giai đoạn

Năm 2005, số lượng khách du lịch quốc tế đến với vùng đạt 3.596 nghìn người, chiếm 43% tổng số lượt khách du lịch đến vùng và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 12,9%/năm giai đoạn 2001 – 2005 Mặc dù đạt được những kết quả như vậy nhưng năm 2003, dịch cúm gà và đại dịch SARS… đã ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch dẫn đến lượng khách du lịch quốc tế đến vùng KTTĐ miền Trung cúng giảm sút đáng kể Nhưng với nỗ lực của toàn ngành và từng địa phương trong vùng,năm 2004 và 2005 đánh dấu sự tăng trưởng trở lại của ngành du lịch.

Năm 2006, lượng khách du lịch Quốc tế đến các tỉnh miền Trung du lịch đạt 3.596 nghìn người, năm 2007 con số này là 4.171,6 nghìn người và năm 2008 là 4.253,7 nghìn người, trong đó lượng khách đến TP Huế và Đà Nẵng luôn chiếm phần nhiều do Huế và Đà Nẵng là hai đô thị phát triển nhất vùng KTTĐ miền Trung, có nhiều địa điểm du lịch được khai thác và đầu tư hơn hẳn Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

Bảng 1 : Số lượng khách quốc tế đến các tỉnh thuộc vùng KTTĐ miền Trung giai đoạn 2007 – 2008 Đơn vị tính : lượt khách

(Nguồn : Viện NCPT- Du Lịch)

Thị trường khách quốc tế đến vùng KTTĐ miền Trung trong những năm qua cũng có những chuyển biến, trong đó đáng chú ý là việc một số địa phương trong vùng cho phép khách du lịch Caravan (khách du lịch đi bằng ô tô, trong đó có cả những xe tay lái nghịch) nhập cảnh qua các cửa khẩu đường bộ như Cầu Treo (Hà Tĩnh), Lao Bảo (Quảng Trị) Ngoài ra, trong mấy năm gần đây vựng KTTĐ miền Trung còn đón một lượng đáng kể khách du lịch quốc tế đến bằng đường biển qua các cảng biển Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn Đây là hướng tiếp cận đến khu vực có nhiều hứa hẹn để thu hút khách du lịch quốc tế, qua đó tạo sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu khách đến vùng Những trung tâm, khu du lịch này hàng năm thu hút khoảng từ 60 - 70% lượng khách du lịch quốc tế đến khu vực Miền Trung và khoảng 10% lượng khách quốc tế của cả nước Lượng khách du lịch Quốc tế đến các tỉnh thuộc vùng KTTĐ miền Trung tăng từ 4.171.564 lượt khách năm 2007 lên4.253.740 lượt khách năm 2008 (tăng 1,9%) trong đó lượng khách đến TP Huế tăng0,9%, Đà Nẵng tăng 0,22%, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định lượng

Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện dần từng bước nên khách du lịch nội địa trong cả nước nói chung và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói riêng ngày càng gia tăng Khách du lịch nội địa có nhiều loại khác nhau, nhưng chủ yếu là khách đi theo các lễ hội - tín ngưỡng, khách tham quan - nghỉ dưỡng Tốc độ tăng trưởng về khách du lịch nội địa giai đoạn 2007 - 2008 đạt 19,4%/năm.

Khách du lịch nội địa đến vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thường lựa chọn Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam đây là những địa phương có những tài nguyên du lịch đặc biệt nổi trội, hấp dẫn không chỉ với du khách quốc tế mà cả du khách trong nước như cố đô Huế, bãi biển Lăng Cô, Hội An đến nay vẫn là những điểm du lịch thu hút khách du lịch nội địa nhất là vào các dịp hè

Bảng 2 : Số lượng khách nội địa đến các tỉnh thuộc vùng KTTĐ miền Trung giai đoạn 2007-2008

( Nguồn : Sở du lịch và thương mại các tỉnh )

Trong thời gian qua, đặc biệt từ sau năm 2000 trở lại đây do nhu cầu phát triển của hoạt động du lịch nên song song với việc khai thác các điểm tài nguyên du lịch truyền thống của vùng như bãi biển Nhật Lệ, bãi biển Cửa Tùng, các di tích lịch sử - văn hoá ở cố đô Huế, cảnh quan đèo Hải Vân, bảo tàng Chàm, bãi biển Non Nước, Ngũ Hành Sơn nhiều tiềm năng tài nguyên du lịch có giá trị của khu vực Miền Trung đã được đưa vào khai thác như động Phong Nha, địa đạo Vĩnh Mốc, đường mòn Hồ Chí Minh, bãi biển Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô, Tam Thanh,

Mỹ Khê, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, kinh đô Trà Kiệu, vườn quốc gia Bạch

Mã, khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm Năm 2008, lượng khách du lịch nội địa đến Huế tăng 0,16% so với năm 2007, đến Đà Nẵng tăng 0.19%, các tỉnh còn lại giảm 0.085%

Bảng 3: Thống kê một số thị trường khách trọng diểm đến vùng KTTĐ miền Trung Đơn vị : Lượt khách

Lượt khách Tỷ lệ (%) Lượt khách Tỷ lệ (%)

(Nguồn : Viện NCPT Du Lịch.)

Một số thị trường khách du lịch tăng lên mạnh như Trung Quốc tăng 14,7%, Singapore tăng 14,3%, Malaysia tăng 13,5%, Thái Lan tăng 14%, úc tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2007 Bên cạnh các nước tăng như trên thì một số nước có xu hướng giảm như Nhật giảm 5,9%, Hàn Quốc giảm 3,5%, Đài Loan giảm 3,1%, Pháp giảm 1,6% so với cùng kỳ 2007.

Doanh thu từ du lịch bao gồm tất cả các khoản thu do khách du lịch chi trả, đó là doanh thu từ lưu trú và ăn uống; từ vận chuyển khách du lịch; mua sắm hàng hóa; từ các dịch vụ khác như vui chơi giải trí, dịch vụ y tế, ngân hàng, bưu điện, phim ảnh, giao thông công cộng, bảo hiểm Tuy nhiên trên thực tế, tất cả các khoản thu này không phải chỉ do ngành du lịch trực tiếp thu mà còn do nhiều ngành khác thu. Chính vì lẽ đó mà theo thống kê sự đóng góp của ngành du lịch trong nền kinh tế nói chung còn thấp, chưa phản ánh đúng thực trạng của ngành du lịch trong vùng.

Bảng 4 : Doanh thu du lịch vùng KTTĐ miền Trung năm 2007- 2008 Đơn vị : Tỷ đồng

(Nguồn : Sở du lịch và thương mại các tỉnh.)

So sánh với cả nước, doanh thu du lịch khu vực KTTĐ miền Trung trong thời gian qua vẫn chiếm một tỷ lệ khiếm tốn (trung bình khoảng 11% tổng doanh thu du lịch cả nước) Tuy nhiên, khu vực này lại là khu vực có tốc độ tăng trưởng khá nhanh 21,85%/năm, chỉ xếp sau vựng Đồng Bằng Sụng Cửu Long và vùng Miền Nỳi – Trung Du Bắc Bộ - hai khu vực phát triển có những sản phẩm du lịch đặc thù (du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm) Doanh thu từ du lịch tăng từ 9,8% đến 12,5% từ năm 2006 đến 2008 Trong đó doanh thu của TP Huế luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu, tăng từ 34% lên 37% từ năm 2007 đến năm 2008, xếp sau đó là Đà Nẵng tăng từ 32% lên 35%, các tỉnh còn lại tăng nhẹ Điều này cho thấy sức hấp dẫn cũng như triển vọng phát triển du lịch của khu vực, đặc biệt là TP Huế và Đà Nẵng.

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và hệ thống các doanh nghiệp du lịch ở vùng kinh tế trọng điẻm miền Trung thời gian gần đây đã từng bước được cải thiện, phát triển Nếu như năm 2007 toàn khu vực có 3.075 cơ sở lưu trú với tổng số 68.972 phòng thỡ đến năm 2008 số cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn đã được đầu tư đáng kể và đã đạt 5.965 cơ sở lưu trú, số lượng phòng năm 2008 đạt 112.350 phòng và cùng tăng gấp 1,63 lần so với năm 2007 Cùng với việc tăng về số lượng các cơ sở du lịch và phòng nghỉ thì chất lượng các cơ sở lưu trú của vùng cũng được nâng lên đáng kể với khoảng 12,4% số cơ sở lưu trú, 28,2% số phòng được xếp hạng, một số khu lưu trú chất lượng cao đã có thương hiệu tốt như Furama (Đà Nẵng), Lăng

Bảng 5 : Cơ sở du lịch lưu trú vùng kinh tế trọng điểm miền

Trung Đơn vị: Cơ sở; Buồng

(Nguồn: Viện NCPT Du Lịch)

Hệ thống doanh nghiệp du lịch ở khu vực Miền Trung hiện có khoảng 36 doanh nghiệp lữ hành quốc tế (23 doanh nghiệp nhà nước) chiếm 22,5% số doanh nghiệp lữ hành quốc tế của cả nước Một vài doanh nghiệp lữ hành tại Huế, Đà Nẵng đã có khả năng tiếp cận với một số thị trường ở châu Âu, châu á và bước đầu đã tạo được nguồn khách Đặc biệt có một số doanh nghiệp đã làm chủ được việc thu hút khách từ Thái Lan qua Lào vào bằng đường bộ (loại hình CARAVAN). Trong những năm qua, Chính phủ đã có sự quan tâm đặc biệt trong hỗ trợ đầu tư nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng du lịch ở khu vực Miền Trung Trong giai đoạn 2007-2008, nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho cơ sở hạ tầng du lịch miền Trung là 3.939.650,958 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 50,57% tổng số vốn ngân sách nhà nước cho CSHT du lịch, và đã tạo được “cú hích” hiệu quả để thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch của các thành phần kinh tế khác, nhất là khối tư nhân Với việc đầu tư phát triển các khu du lịch trọng điểm, nhiều loại hình du lịch mới được triển khai như du lịch lặn biển, du lịch câu cá trên biển, mô tô nước, và đặc biệt là các địa phương trong vùng đã có sự phối hợp chặt chẽ nhằm khai thác có hiệu quả “Tuyến đường di sản Miền Trung”, “Hành trình du lịch biển đảo, sông nước Miền Trung”

Cụ thể Đà Nẵng : Số lượng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn ngày càng tăng Hiện có 120 doanh nghiệp kinh doanh du lịch, trong đó có

THỰC TRẠNG LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

2.4.1.1 Liên kết trong việc xác lập các tour du lịch

Du lịch là một ngành kinh tế mang tính đa ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, mọi suy nghĩ về tăng tốc du lịch trong không gian bó hẹp mang tính hành chính là hết sức đáng tiếc và không thực tế Sự phụ thuộc lan tỏa và du lịch giữa các nước trong cùng khu vực, giữa các địa phương trong vùng là một tất yếu Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Tổng cục du lịch, công tác liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong xây dựng sản phẩm liên vùng và xúc tiến quảng bá đã được các ngành, các cấp, địa phương quan tâm thúc đẩy Để tăng cường công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh, tiềm năng thế mạnh của du lịch vùng KTTĐ miền Trung, ba sở

Du lịch Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng đã ký kết biên bản hợp tác liên kết phát triển du lịch Mở đầu là việc ba địa phương đã có những hành động hưởng ứng chuỗi sự kiện : “Đà nẵng biển gọi”, “Hành trình di sản”- Quảng Nam, “Lăng cô lịch ba địa phương và sự hôc trợ, phối hợp chặt chẽ qua các chương trình lễ hội, xây dựng sản phẩm du lịch Du lịch Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam đang nâng dần tính chuyên nghiệp của sự liên kết, hướng tới việc phát triển du lịch một cách bền vững

Trong xu thế phát triển chung, du lịch Đà Nẵng đã có bước tiến vượt bậc là : năm đầu tiên du lịch thành phố đạt ngưỡng một triệu khách du lịc, với doanh thu

606 tỷ đồng tăng 39% so với năm 2006 Kết quả đạt được ở trên là do thành phố Đà Nẵng đã có sự khơi động mạnh mẽ các dự án đầu tư du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, cải thiện đáng kể môi trường du lịch, đồng thời đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch đổi mới việc tổ chức các sự kiện du lịch tạo sức thu hút khách. Ngành du lịch Đà Nẵng năm 2008 là năm “Sản phẩm và môi trường du lịch” Đây là bước đệm để Đà Nẵng xây dựng môi trường du lịch, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm, xác định thế mạnh của du lịch Đà Nẵng trong mối liên hệ với Huế, Quảng Nam Đà Nẵng có sứ mệnh to lớn trong việc tiếp tục duy trì con đường di sản miền Trung và nối dài tới không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Hơn thế nữa, chủ động kết nối du lịch miền Trung – Tây Nguyên với những điểm đến nổi tiếng của ba nước Đông Dương và tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tâu sẽ mở ra những vận hội mới cho du lịch trong vùng Hội nhập và liên kết đang là một xu thế tất yếu và du lịch Đà Nẵng quyết không đứng ngoài mà sẽ đóng góp sinh động vào tiến trình này.

Còn ngành du lịch Quảng Nam luôn quan tâm đến sự liên kết vùng, xem đó là một trong những giải pháp phát triển của chính mình Vấn đề đặt ra là phối hợp như thế nào để đạt hiệu quả và tiếp cận thị trường tốt hơn Phối hợp đón các đoàn Famtrip và kết hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến tại các thị trường nước ngoài (Hàn Quốc, Nga) đang là định hướng chung của ba địa phương Trong hoạt động này, ba Sở Du lịch sẽ cùng phát hành một số ấn phẩm chung về du lịch như sách hướng dẫn, bản đồ, brochure Đồng thời, các Sở sẽ tăng cường phối hợp trong việc tổ chức các sự kiện du lịch để tránh sự trùng lặp về thời gian, hỗ trợ nhau trong công tác tổ chức và quảng bá cho các sự kiện du lịch ở mỗi địa phương một cách thiết thực, tạo điều kiện cho các công ty lữ hành trong việc đặt văn phòng, chi nhánh, vận chuyển khách trên địa bàn của mình.Với tốc độ đầu tư các khu du lịch hiện nay ở Quảng Nam, Đà Nẵng và Huế thì vấn đề hạ tầng là rất bức thiết Do đó, du lịch vùng KTTĐ miền Trung luôn quan tâm đến việc nâng cấp sân bay và mở nhiều tuyến đường bay quốc tế đến Đà Nẵng, nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông đường thuỷ phục vụ du lịch của ba địa phương Cần có nhiều chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch tổng thế của 3 địa phương nói riêng, của miền Trung và cả nước nói chung tại các thị trường trọng điểm

Du lịch Thừa Thiên - Huế từ lâu đã là một điểm dừng chân quan trọng trong các chương trình du lịch đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ giữa các địa phương Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam Đặc biệt, khai thông con đường Xuyên Á trên tuyến hành lang Đông Tây, các chương trình du lịch “Ba quốc gia - Một điểm đến”;

“Một ngày ăn cơm ba nước”, là những minh chứng cho thành quả của việc liên kết, hợp tác xây dựng sản phẩm và xúc tiến quảng bá cho ngành du lịch ba địa phương.Vừa qua, thành phố Huế được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án xây dựng trở thành thành phố Festival của Việt Nam Theo đó, thành phố sẽ tổ chức chuyên nghiệp Festival 2 năm một lần Đây là điều kiện phát huy vai trò to lớn của sự liên kết nhằm khai thác tiềm năng phát triển du lịch của cả ba địa phương Sự liên kết sẽ hướng tới những mục tiêu chủ yếu như: Đẩy mạnh công tác hợp tác quản lý chất lượng sản phẩm ; xây dựng các thương hiệu sản phẩm liên vùng, miền ; phối hợp tổ chức các hoạt động chung ; khai thác các loại hình sản phẩm du lịch lễ hội, sự kiện

Từ những kết quả đạt được trong thời gian qua, ngành du lịch ba địa phương đang cùng nhau tháo gỡ những rào cản, đề ra những biện pháp hữu hiệu trong liên kết giữa các địa phương trên Hành lang Kinh tế Đông Tây đặc biệt là trong xây dựng sản phẩm và xúc tiến quảng bá điểm đến trong quá trình hội nhập và phát triển

Với tiểm năng du lịch phong phú của Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam; sự quan lịch, sự quyết tâm của toàn ngành du lịch của 3 địa phương, chúng ta tin tưởng hoạt động liên kết hợp tác phát triển du lịch của 3 địa phương nói riêng và miền Trung nói chung trong thời gian tới sẽ đem lại những thành quả tốt đẹp.

2.4.1.2 Liên kết giữa lữ hành và lưu trú

Làm sao thu hút được du khách và níu giữ họ tại Đà Nẵng quá 3 ngày là một bài toán khó và đầy thách thức với các DN du lịch Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay khi du lịch là ngành chịu ảnh hưởng rõ nhất của sự suy thoái kinh tế toàn cầu, vấn đề liên kết lại được đặt ra Có lẽ các doanh nghiệp ngành du lịch là những người cảm nhận rõ hơn, nhiều hơn những khó khăn đang chờ đón họ ở phía trước. Đứng trước thực trạng đó, các DN đã “chịu” ngồi lại với nhau để bàn cách liên kết nhau vượt khó Và các DN du lịch đã lần lượt đưa ra nhiều ý kiến, đánh giá nghiêm túc về thực trạng liên kết phát triển giữa hai khối lữ hành – lưu trú trên địa bàn thành phố suốt nhiều năm qua Và nguyên nhân của vấn đề trên đó là sự thiếu tin cậy, thiếu trung thực với nhau giữa các DN du lịch lữ hành và lưu trú trong ý đồ liên kết chung Trong bối cảnh hiện tại, các DN khách sạn sẽ cố gắng giảm mọi khoản phí để giảm giá, giúp các DN lữ hành thêm điều kiện mời gọi khách hàng với giá rẻ hơn Song, DN nào sẽ làm như vậy, một khi thái độ thiếu công khai, chia sẻ với nhau vẫn còn tồn tại lẩn khuất trong tư duy mỗi lãnh đạo DN? Khi khó khăn cùng ngồi hội đàm, khi thuận lợi liệu có bao nhiêu DN cùng vui vẻ phân bổ nguồn lợi của nhau để cùng phát đạt ? Những phân tích của các DN cho thấy, dường như bối cảnh khó khăn chung chỉ là một phần nỗi lo của họ Thực trạng áp lực khó khăn đa số các

DN phải đối đầu hóa ra lại nằm ở sự liên kết với nhau Tại sao ai cũng nhận thấy tiềm năng du lịch Đà Nẵng là rất lớn nhưng cho đến nay thành phố vẫn chưa giải xong bài toán tổ chức hệ thống tour tuyến, lưu trú hấp dẫn, đủ sức níu giữ chân du khách ở lại trên 3 ngày Thực trạng mà DN du lịch nào cũng thấy, là mọi luồng khách đến Đà Nẵng đều chỉ ở lại không quá 2 ngày, nếu vào mùa đông thậm chí chỉ còn 1 ngày Phản hồi của du khách là không biết mình nên đi đâu, mua sắm gì, giải trí nơi nào giữa thành phố này, nhất là vào buổi tối Rõ ràng sản phẩm du lịch của Đà Nẵng trong mắt du khách quá nghèo nàn, quá cũ kỹ, đòi hỏi các DN, các chủ thể khai thác tiềm năng địa phương phải gấp rút thay đổi, sáng tạo cái mới Nhưng một khi các DN cứ ngồi nhìn nhau, lo ngại mình đưa ra sáng kiến này chỉ làm lợi cho người khác, rồi đổ lỗi cho chính sách, cho cơ chế quản lý và đủ lý do khách quan thì cơ hội thay đổi chẳng bao giờ thực hiện được trên thực tế. Để làm sáng tỏ tình hình mà tất cả các DN du lịch đang cùng phải quan tâm bằng việc đưa ra hai câu chuyện ngụ ngôn về loài gấu ngủ đông và một người đi bắt thú quý Bối cảnh kinh tế suy thoái toàn cầu đang tác động mạnh đến hoạt động lữ hành, tour tuyến khắp nơi và Đà Nẵng không thoát khỏi phạm vi ảnh hưởng đó. Vậy, các DN “nên như loài gấu ngủ đông, nằm im chờ qua giai đoạn căng thẳng”, hay nên đối mặt với khó khăn, chấp nhận miệt mài kiếm từng đồng doanh thu, tìm cơ hội mặc dù khả năng đó rất hạn hữu? Nếu đã chấp nhận không nằm yên “bó tay thúc thủ” , các DN cũng cần nhìn nhận lại đích xác của giải pháp là gì ? Bài học người muốn bắt thú quý phải dùng mồi ngon dụ nhử từng ngày, cuối cùng quây lưới bắt được nhiều hơn là giải pháp cần thiết để các DN thay đổi cách nhìn nhận về nội lực của mình Thay vì rút giảm mọi chi phí, các DN có nên tăng cường đãi ngộ thêm cho đội nguc nhân lực trong tay và có thêm nhiều chính sách hấp dẫn với khách hàng để lôi kéo họ đến ? Hơn nữa, không nên chỉ biết lợi thế riêng mình, các

DN đã đến lúc nhìn về một hướng, cùng tranh thủ tạo cộng đồng liên kết chặt chẽ,

“anh giảm giá cho tôi, tôi hỗ trợ cho anh”, “ hãy trung thực với nhau hơn nữa,mạnh dạn chấp nhận chia sẻ khó khăn và cơ hội, đưa ra ý tưởng để cùng suy nghĩ và triển khai ” là diều mà mọi DN du lịch nên làm vào lúc này để tăng cường sức mạnh khẳng định cho ngành du lịch Đà Nẵng trong thời gian tới Vậy chỉ có cách các DN du lịch ngay từ bây giờ phải thay đổi thái độ, dám câu thị với nhau, cùng chia sẻ tiềm lực, chấp nhận san sẻ rủi ro, chi phí để kéo khách hàng đến Tiếp đó, các DN cần xem xét lại thực sự các tour tuyến, các tài nguyên hiện trạng đang nắm giữ để nhanh chóng đưa ra sản phẩm mới, có thể “ngắn ngày” nhưng rất trực quan và bổ ích để thuyết phục khách hàng Cộng hưởng vào đó, các DN có thể mở rộng thêm quan hệ liên kết với các đơn vị thương mại để đa dạng hóa các sản phẩmhoox trợ phép ngành du lịch Đà Nẵng không phải tính đến chuyện giảm giá ở mỗi DN như thế nào mà là cùng nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng lên để tốt hơn.

Một số DN lữ hành cũng cho rằng, nếu chỉ trọn gói không gian du lịch cho du khách bằng những sản phẩm, dịch vụ trong khách sạn, nhà nghỉ, chất lượng các tour sẽ không thể đổi mới Vậy tại sao không thể thử nghiệm, chính các cơ sở lưu trú hãy cùng lữ hành bước ra ngoài tìm kiếm cơ hội khai thác trong xã hội, như tạo thêm điểm tham quan mới trong chính các ngôi nhà cư dân Đà Nẵng, các điểm văn hóa địa phương, những khu chợ vốn có, những làng xã trăm năm Đà Nẵng thực sự không thiếu những bất ngờ ở từng ngõ xóm, từng địa danh và cuộc sống thương mại mỗi ngày Nếu các DN cùng nhìn lại để bắt tay và nhận thêm hỗ trợ từ các cấp quản lý, cộng hưởng của các ngành hữu quan để biến những tour tuyến tưởng chừng đơn giản nhất dạng này thành ra hấp dẫn thì tình hình sẽ khác hẳn đi Thực tế kinh nghiệm khai thác du lịch dạng này xung quanh không thiếu, nhất là những nơi như Thái Lan, có nhiều điểm du lịch thực sự chỉ nhờ vào dịch vụ khéo khai thác mà có. Vậy các DN du lịch Việt Nam nên học hỏi và năm bắt được các ý tưởng của nhau để làm mới mình hơn, rồi tiến đến bắt tay nhau tạo nên bối cảnh mới cho du lịch địa phương.

2.4.1.3 Liên kết trong hoạt động quản lý, marketing

Cùng với sự bùng nổ thông tin truyền thông tiếp thị của các hãng lữ hành,khách du lịch cũng ngày càng trở nên khó tính trong việc chọn lựa điểm đến cho kỳ nghỉ của mình khiến cho việc cạnh tranh giữa các điểm đến trở nên gay gắt hơn bao giờ hết Chỉ riêng tại khu vực Đông Nam Á, nơi các quốc gia có nhiều nét tương đồng về văn hóa và địa lý, đã có những cuộc chạy đua quyết liệt giữa những khu du lịch với nhau nhằm thu hút khách tham quan với những địa danh nổi tiếng nhưSentosa của Singapore, Phuket của Thái Lan, Bali của Indonesia và Borocay củaPhilippines Vậy du lịch miền Trung nói chung và vùng KTTĐ miền Trung nói riêng có gì thu hút được khách du lịch quốc tế và đối tượng để vùng hướng đến là ai? Nói theo quan điểm của các nhà làm marketing thì lợi thế cạnh tranh nổi bật nhất của du lịch vùng KTTĐ miền Trung là gì so với các điểm du lịch khác tại các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và đâu là thị trường cho đầu ra của sản phẩm? Xét trên quan điểm du lịch 5S lấy từ năm chữ cái đầu tiên trong các từ tiếng Anh: Sea (biển), Sun (ánh nắng chói chang), Smile (sự thân thiện của người dân bản địa), Sand (những bãi biển đẹp) và Stomach (thức ăn ngon), dường như du lịch vùng KTTĐ miền Trung đều đáp ứng được với những bãi biển đẹp đầy nắng gió chạy dài từ Huế đến Bình Định, những món ăn mang đặc trưng hương vị biển và những con người miền Trung hiền hòa mến khách Đây đúng là thế mạnh của vùng này nhưng chưa phải là lợi thế cạnh tranh lớn nhất để làm nên sự khác biệt so với các điểm du lịch trong khu vực, vì không phải chỉ mỗi vùng KTTĐ miền Trung được ban tặng những thế mạnh này mà cả ở Indonesia, Thái Lan, Singapore và Philippines cũng có và có thể nói các quốc gia này đã đi trước chúng ta trong việc quảng bá hình ảnh của họ ra bên ngoài thế giới Chúng ta tự hào Đà Nẵng có bãi biển Bắc Mỹ An nằm trong top 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh do tạp chí Forbes bình chọn Đây là những kết quả bước đầu đáng ghi nhận của du lịch vùng trong việc quảng bá hình ảnh của mình ra thế giới, nhưng nếu có dịp ra nước ngoài và nói chuyện về các bãi biển hấp dẫn đáng đến với bất kỳ khách du lịch nào, bạn sẽ nghe họ nói nhiều về Bali của Indonesia hay Phuket của Thái Lan chứ không phải bất kỳ bãi biển nào của Việt Nam Như vậy, du lịch 5S đúng là thế mạnh vùng KTTĐ miền Trung cần phát triển nhưng đó không phải là lợi thế cạnh tranh để làm nên sự khác biệt so với các quốc gia láng giềng, ít nhất là trong tương lai gần.

Gần đây thêm một tiêu chí du lịch khác được giới thiệu là du lịch 5H bao gồmHospitablity (thân thiện), Hotel (chỗ lưu trú, cơ sở hạ tầng), History (lịch sử),Health (lành mạnh, sức khỏe) và Humanity (nhân văn) Nếu xét riêng từng chữ H thì rõ ràng tại thời điểm hiện tại du lịch của vùng KTTĐ miền Trung khó cạnh tranh được với các điểm đến nổi tiếng trong khu vực vì cơ sở hạ tầng du lịch nơi đây chưa được hoàn chỉnh, yếu tố lịch sử không được đề cao và tính nhân văn thì gần như quên hẳn Cả một dải đất hơn mấy tỉnh thành nằm trên nền văn hóa Sa Huỳnh, lượng bảo tàng thu hút được khách du lịch đến tham quan hằng năm có thể đếm trên đầu ngón tay Trong khi đó nhìn ra thế giới, các viện bảo tàng luôn là một điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách khi đến bất kỳ thành phố du lịch nào Tuy nhiên nếu phải tìm ra lợi thế so sánh để cạnh tranh và tạo nên sự khác biệt cho du lịch của vùng thì 5H sẽ là hướng để ngành du lịch ở khu vực này nhắm đến Bỏ qua hai chữ

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

BỐI CẢNH CHUNG VỀ DU LỊCH VÙNG KTTĐ MIỀN TRUNG

Với tiềm năng tài nguyên du lịch đặc thù, trong bối cảnh phát triển du lịch chung của cả nước và khu vực, vùng KTTĐ miền Trung có nhiều cơ hội phát triển du lịch :

 Khu vực vùng KTTĐ miền Trung đang được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước trong việc đầu tư phát triển cơ sơ hạ tầng.

 Nhu cầu đối với du lịch văn hóa, sinh thái và nghỉ dưỡng (là những thế mạnh của vùng) vẫn có xu hướng phát triển mạnh cả trong nước và quốc tế.

 Nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về du lịch được từng bước nâng cao.

 Có vị trí đặc biệt quan trọng trong Chương trình hợp tác phát triển du lịch tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng thông qua dự án phát triển du lịch tuyến hành lang Đông – Tây.

3.1.2 Những thách thức chủ yếu

 Vùng KTTĐ miền Trung là mảnh đất chịu ảnh hưởng nặng nề của 2 cuộc chiến tranh, kinh tế của nhiều địa phương trong khu vực còn khó khăn.

 Cơ sở hạ tầng mặc dù được cải thiện nhưng nhìn chung còn yếu kém.

 Yêu cầu bảo vệ an ninh, quốc phòng kết hợp với phát triển du lịch cần được giải quyết hợp lý, đặc biệt là ở những địa bàn nhảy cảm.

 Các chính sách khuyến khích phát triển du lịch còn thiếu và chưa đồng bộ

 Quỹ đất dành cho phát triển du lịch còn hạn chế.

 Nhận thức của các cấp ngành và cộng đồng địa phương chưa đáp ứng kịp với yêu cầu phát triển du lịch.

 Là địa bàn thường xuyên chịu ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, khí hậu như : bão, lụt, gió Lào ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch của vùng KTTĐ miền Trung

3.2 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG KTTĐ MIỀN TRUNG

3.2.1 Đối với vùng KTTĐ miền Trung

Phát triển du lịch ngang tầm với tiềm năng, thế mạnh theo hướng du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch sinh thái, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển du lịch quốc tế và du lịch nội địa, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội Phấn đấu sau năm 2010 du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và vùng KTTĐ miền Trung trở thành một địa bàn động lực để đẩy mạnh phát triển du lịch cả nước.

- Khách du lịch : Dự kiến đến năm 2010 vùng KTTĐ miền Trung thu hút được 1,5 triệu khách du lịch quốc tế và 4 triệu khách du lịch nội địa, các chỉ số về ngày lưu trú bình quân tương ứng là 2,4 và 1,8 ngày Năm 2020 dự kiến đón 3 triệu lượt khách quốc tế và 8 triệu lượt khách nội địa tăng gấp 2 lần so với năm 2010.

- Thu nhập du lịch : Thu nhập du lịch của vùng KTTĐ miền Trung vào năm 2010 đạt 532,8 triệu USD ( 360 triệu USD từ khách quốc tế và 172,8 triệu USD từ khách nội địa) chiếm 11,5% thu nhập du lịch của cả nước và tăng 1,5 lần so với năm 2000, năm 2020 đạt 1.966 triệu USD tăng gấp khoảng 3,7 lần so với năm 2010.

- Về cơ sở lưu trú : Công suất sử dụng buồng phòng 60% năm 2010 và 70% năm 2020, hệ số sử dụng chung phòng của khách du lịch quốc tế là 1,6 năm

2010 và 1,5 năm 2020, của khách nội địa tương ứng là 2 và 1,8 ; nhu cầu phòng lưu trú của khu vực này sẽ là 27.083 phòng vào năm 2010 và 62.610 năm 2020 tăng hơn 2 lần so với năm 2010.

- Về lao động : Tới năm 2010 vùng KTTĐ miền Trung có 123.500 lao động trực tiếp và 222.300 lao động gián tiếp ( 1 lao động trực tiếp kéo theo 1,8 lao động gián tiếp ) tăng 3 lần so với năm 2000, năm 2020 là 494.000 lao động gián tiếp, tăng 4 lần so với năm 2010.

- Giá trị GDP và mức vốn đầu tư : GDP du lịch của vùng KTTĐ miền

Trung đạt 348,98 triệu USD năm 2010 và đạt 1.277,9 triệu USD năm 2020 ( bằng 3,7 lần so với năm 2010) Mức vốn đầu tư cho du lịch vùng KTTĐ miền Trung đến

2010 là 1.147,45 triệu USD, thời kỳ này cần tiếp tục đầu tư cho hạ tầng du lịch, đầu tư đồng bộ hoàn thành các khu du lịch trọng điểm, tạo sản phẩm du lịch đặc thù, đào tạo nhân lực, quảng bá xúc tiến, tôn tạo cảng quang, bảo vệ môi trường Giai đoạn 2010 – 2020 cần 8.303,81 triệu USD.

3.2.2 Đối với các tỉnh thuộc vùng KTTĐ miền Trung

- Sức hấp dẫn của du lịch Đà Nẵng trên thị trường du lịch quốc tế còn hạn chế Du lịch biển là thế mạnh, nhưng mới hình thành và chưa đủ mạnh để cạnh tranh trong vùng và quốc tế Việc xác định sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng của Đà Nẵng còn chậm Các di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng chưa được đầu tư, tôn tạo đúng mức để tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn.

- Các dịch vụ vui chơi, giải trí còn thiếu và kém chất lượng Các cơ sở hiện có chỉ phục vụ được khách nội địa là chủ yếu Điều này ảnh hưởng đến nỗ lực kéo dài thời gian lưu trú của khách.

- Hàng lưu niệm còn đơn điệu chỉ với một mặt hàng chủ lực là đá mỹ nghệ Non Nước Các mặt hàng khác chưa có thương hiệu trên thị trường và chưa được du khách quan tâm nhiều.

- Các dự án đầu tư về du lịch đăng ký nhiều, nhưng triển khai chậm Một số dự án bị rút giấy phép đầu tư.

- Thành phố còn thiếu các khách sạn có quy mô lớn, chất lượng cao, Các khách sạn từ 2 sao trở xuống chiếm 71% tổng số khách sạn trên địa bàn thành phố nên chỉ đón khách chi trả thấp và phát triển du lịch hội nghị, hội thảo cũng gặp khó khăn Sức cạnh tranh của doanh nghiệp lữ hành không cao, chủ yếu là nối tour cho các Hãng lữ hành tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.

- Công tác xúc tiến du lịch còn hạn chế.

- Môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên bị ô nhiễm; tình hình chèo kéo khách, vệ sinh môi trường tại các bãi biển và điểm tham quan có tiến bộ nhưng chưa được đảm bảo thường xuyên.

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG KTTĐ MIỀN TRUNG

3.3.1 Định hướng phát triển du lịch

Vùng KTTĐ miền Trung có ý nghĩa rất đặc biệt quan trọng trong phân bố các hoạt động kinh tế nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng trên phạm vi lãnh thổ cả nước Đây là khu vực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt an ninh quốc phòng, đảm bảo sự phát triển hài hòa, đồng đều giữa các khu vực, các ngành kinh tế.

Về mặt kinh tế - xã hội, khu vực này là cầu nối giữa hai cực phát triển ở miền Nam và miền Bắc Khu vực này có những tiềm năng nổi trội, hứa hẹn trở thành một trung tâm phát triển kinh tế chiến lược của quốc gia trong tương lai. Đối với phát triển du lịch, khu vực miền Trung trong đó bao gồm lãnh thổ vùng KTTĐ miền Trung có tiềm năng du lịch nổi trội, đặc sắc và phong phú nhất bố tương đối đều khắp trên địa bàn các tỉnh thành, tuy nhiên tại mỗi địa phương tài nguyên du lịch có những đặc thù riêng biệt Thành phố Huế là trung tâm du lịch văn hóa lịch sử, đào tạo công nghệ cao Thành phố Đã Nẵng là trung tâm dịch vụ tổng hợp cao, đầu mối liên hệ giữa du lịch đối nội và đối ngoại của vùng Điều này kết hợp với vị trí phân bố tài nguyên tạo nên bức tranh phong phú đa dạng của phát triển du lịch trong tương lai.

Phát triển các sản phẩm du lịch lợi thế

 Sản phẩm du lịch gắn với khai thác các giá trị văn hóa, tài nguyên nhân văn

 Sản phẩm du lịch gắn với thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng biển

 Sản phẩm du lịch tham quan, nghiên cứu về sinh thái

 Sản phẩm du lịch tham quan di tích chiến tranh, di tích cách mạng

 Sản phẩm du lịch gắn với các sự kiện đặc biệt

Phát triển không gian du lịch

Phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

Xúc tiến quảng bá du lịch Đào tạo nhân lực chất lượng cao

3.3.2 Giải pháp tăng cường liên kết kinh tế trong du lịch

Tập trung khai thác các di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt là các di sản văn hóa thế giới, tạo điều kiện cho khách tham quan làng nghề truyền thống, tìm hiểu lối sống cộng đồng (tập tục văn hóa, thưởng thức âm nhạc, ẩm thực ) đặc trưng của các dân tộc còn giữ gìn được bản sắc. Đẩy mạnh việc bán hàn lưu niệm cho khách du lịch, đồng thời gắn kết xây dựng được hệ thống các làng nghề truyền thống với các tuyến du lịch nhằm đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng hàng lưu niệm bán cho khách du lịch.Theo đó các hàng lưu niệm phải gắn kết với đặc trưng nổi bật của văn hóa mỗi địa phương.Giữ gìn sự đa dạng và phong phú của các bãi biển miền Trung, tránh sự trùng lặp và đơn điệu của các bãi biển, quan tâm tới các loại hình vui chơi giải trí gắn với biển ( lướt ván, đua thuyền, lặn biển ) đặc biệt lưu ý các bãi biển có khả năng thu hút khách du lịch quốc tế và khách nghỉ cuối tuần từ các đô thị lớn Hình thành các bãi tắm có thương hiệu lớn như Thiên Cầm(Hà Tĩnh), Đồng Hới (Quảng Bình), Mỹ Khê (Đà Nẵng), Lăng Cô (Huế), Phương Mai – Núi Bà (Bình Định).

Tạo điều kiện cho khách du lịch tham quan, nghiên cứu những đặc điểm du lịch sinh thái nổi trội như vườn quốc gia Bạch Mã, Bà Nà thông qua việc tổ chức các tuyến du lịch sinh thái.

Chọn lọc và bảo tồn các di tích có giá trị tôn vinh cuộc kháng chiến giải phóng và bảo vệ đât nước của dân tộc như Đường mòn Hồ Chí Minh, chứng tích Sơn Mỹ, chiến thắng Vạn Tường, khởi nghĩa Ba Tơ

Từng bước phát triển loại hình du lịch công vụ, hội nghị, hội thảo, nghiên cứu, hội chợ (MICE), Festival tập trung tại một số thành phố lớn như : Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn

Tổ chức không gian phát triển du lịch vùng KTTĐ miền Trung cần được xây dựng dựa trên

 Các mục tiêu chiến lược

- Tạo nên thế mạnh tổng hợp của tiềm năng du lịch phong phú của khu vực.

- Tạo sự liên kết giữa phát triển du lịch khu vực với vùng phụ cận.

- Xác định những địa bàn trọng điểm phát triển du lịch làm nơi triển khai đột phá tạo đà thúc đẩy phát triển du lịch chung.

- Tổ chức không gian du lịch hợp lý đảm bảo mục tiêu phát triển, khai thác du lịch bền vững.

- Không gian du lịch văn hóa – lịch sử : bao gồm các khu vực : Thành phố Huế và phụ cận(Thừa Thiên Huế), Đô thị cổ Hội An (Quảng Nam), Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam), Khu vực Tây Sơn Thượng đạo (Bình Định).

- Không gian du lịch sinh thái biển đảo : Dải ven biển thuộc Đà Nẵng, TamThanh (Tam Kỳ, Quảng Nam), Mỹ Khê, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình

- Không gian du lịch sinh thái rừng : Vườn Quốc gia Bạch Mã, Núi Bà Nà, Dải Đông Trường Sơn (phía Tây các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định).

- Không gian du lịch lịch sử cách mạng : Khu vực A Sầu – A Lưới (Thừa Thiên Huế), Khu vực Núi Thành (Quảng Nam).

Nâng cấp một số tuyến đường xương cá nối giữa khu vực lên Tây Nguyên có ý nghĩa cho việc phát triển các tuyến du lịch như đường quốc lộ 24 đi Quảng Ngãi lên Kon Tum, đảm bảo giao thông thuận tiện nối Tây Nguyên với tiểu vùng Sông Mekong mở rộng (GMS) với các nước Lào, Campuchia và Đông bắc Thái Lan

Tập trung xây dựng hoàn thành sớm tuyến đường cao tốc Đà Nẵng – Chu Lai – Dung Quất, Đà Nẵng – Huế - Quảng Trị (trong đường cao tốc Bắc Nam) nối các khu du lịch của khu vực nhằm tạo điều kiện để Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam trở thành địa bàn động lực cho phát triển du lịch khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Xây dựng trạm dịch vụ cho khách du lịch bên đường (bãi đỗ, bảo dưỡng xe kết hợp với ăn nhanh, giải khát, vệ sinh cho khách, bán các sản phẩm lưu niệm…) dọc theo các quốc lộ chính nối các tỉnh trong vùng miền Trung – Tây Nguyên, trong đó vùng KTTĐ miền Trung sẽ sớm xây dựng xong các trạm dọc tuyến QL 1A trên địa bàn.

Mở các tuyến bay quốc tế thẳng đến các sân bay Đà Nẵng, Phú Bài (Huế), Chu Lai (Quảng Nam), Phù Cát (Bình Định), cải tạo nâng cấp các cơ sở vật chất kỹ thuật cho các sân bay vùng KTTĐ miền Trung để có khả năng tiếp nhận các tuyến bay nội địa trực tiếp từ các thành phố lớn Cải tạo nâng cấp, mở rộng sân bay Đà Nẵng trở thành cửa ngõ cho khách du lịch đến khu vực miền Trung – Tây Nguyên, tăng cường các trang thiết bị tạo một số sân bay như Phú Bài (Huế), Phù Cát (Quy Nhơn) để tạo điều kiện thuận lợi đón và đưa khách tại sân bay.

Sớm đầu tư đưa vào khai thác sử dụng một số khu du lịch mang tầm Quốc gia và Quốc tế có khả năng thu khách cao theo hướng Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, nhằm thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế đầu tư vào các khu, điểm du lịch (Huế, Phố cổ Hội An, Mỹ Sơn, Phương Mai) Việc đầu tư trên phải tuân thủ theo quy hoạch được duyệt, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, môi trường văn hóa và gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng.

Cơ sở lưu trú : nâng cao chất lượng dịch vụ tại các khách sạn, khuyến khích xây dựng các khách sạn từ 3-5 sao Trong đó tại các khu du lịch Quốc gia và đô thị du lịch khuyến khích xây dựng khách sạn 4-5 sao, tới năm 2010 số phòng khách sạn 3-5 sao chiếm tỷ trọng bình quân 25-30% trong tổng số khách sạn từ 1-5 sao Riêng các khu du lịch quốc gia và những địa bàn trọng điểm tỷ lệ này là 30-35%.

Vui chơi giải trí : hình thành các cụm vui chơi giải trí phong phú, quy mô lớn tại các khu trọng điểm phát triển du lịch như du lịch tổng hợp giải trí thể thao biển Cảnh Dương – Hải Vân – Non Nước (Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng), Phương Mai (Bình Định).

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG KTTĐ MIỀN

Để tới năm 2010, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng KTTĐ miền Trung và vùng KTTĐ miền Trung trở thành một trung tâm du lịch có tính động lực đẩy mạnh phát triển du lịch miền Trung – Tây Nguyên và cả nước thì các

Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố của vùng nên thực hiện một số nhiệm vụ như sau :

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch : Xây dựng chương trình hành động tăng cường phát triển du lịch vùng KTTĐ miền Trung, phối hợp với các tỉnh, thành phố và các Bộ, ngành liên quan xây dựng chương trình hành động cụ thể, phải làm rõ về nội dung, thời gian hoàn thành các công việc, trách nhiệm của các cơ quan (chủ trì và phối hợp), tổ chức thực hiện, kiểm tra và đôn đốc Đầu tư bảo tồn các di tích gắn với đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch vào các điểm tham quan du lịch các di tích văn hóa – lịch sử Đồng thời hướng dẫn các địa phương xác định sản phẩm đặc thù về các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể để lập kế hoạch bảo tồn tôn tạo và khai thác phục vụ phát triển văn hóa gắn với du lịch.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư : Hướng dẫn và phối hợp với Bộ VH – TT –

DL (Tổng cục Du lịch) tổ chức hội nghị xúc tiến hỗ trợ vốn đầu tư để khôi phục và phát triển cho các làng nghề truyền thống của vùng Vận động, tranh thủ nguồn vốn ODA, đặc biệt là từ 3 nhà tài trợ lớn là WB, ADB, Chính phủ Nhật Bản để đầu tư cho cơ sở hạ tầng phát triển du lịch gắn với phát triển dân sinh, xóa đói giảm nghèo của vùng KTTĐ miền Trung.

- Áp dụng hoàn trả thuế giá trị gia tăng cho khách quốc tế mua hàng của Việt Nam nhằm khuyến khích khách mua hàng hóa, thực hiện xuất khẩu tại chỗ, tăng tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm và nguồn thu Đẩy mạnh hình thức thanh toán bằng thẻ cho khách du lịch quốc tế.

- Đối với UBND các tỉnh, thành phố : Tiến hành điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch của địa phương, quản lý chặt chẽ việc đầu tư các dự án phát triển du lịch theo quy hoạch, xác định các sản phẩm đặc thù phục vụ phát triển du lịch của địa phương và lập kế hoạch bảo tồn, tôn tạo nguồn tài nguyên du lịch, xây dựng lộ trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước về du lịch trực thuộc tỉnh, thành phố cho mỗi năm và tới năm 2010, bố trí nguồn vốn đầu tư, quảng bá và xúc tiến du lịch tương xứng tiềm năng phát triển du lịch của địa phương.

- Nghiên cứu để tới năm 2010, thành lập mới trường trung học nghiệp vụ du lịch tại Đà Nẵng, hướng dẫn giúp đõ các trường Đại học trên địa bàn hình thành các khoa đào tạo sinh viên có trình độ đại học du lịch Đồng thời, nghiên cứu tăng cường năng lực quản lý cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch các tỉnh,thành phố trong vùng, để các Sở du lịch, Thương mại du lịch vùng KTTĐ miềnTrung có biên chế hợp lý số cán bộ hoạt động quản lý về du lịch cho phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch của từng địa phương theo hướng tăng cường phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của vùng.

Ngày đăng: 05/07/2023, 20:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Kinh tế phát triển - Nhà xuất bản Lao động - Xã hội - GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng - xuất bản năm 2005 Khác
2. Giáo trình du lịch - Nhà xuất bản Thống kê 1997, T84-110, T151 – 165 Khác
3. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 của tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Huế Khác
4. Niên giám thống kê về du lịch của các tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung giai đoạn 2001- 2005 và các năm 2006, 2007,2008 Khác
5. Quy hoạch và mục tiêu phát triển du lịch năm 2006 - 2010 của tỉnh Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định Khác
6. Http://www.thuathienhue.vn 7.Http://www.quangnam.vn 8.Http://www.quangngai.vn 9.Http://www.binhdinh.vn 10.Http://www.gov.vn Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w