1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ quản lý đào tạo cử nhân ngành an toàn thông tin ở các trường đại học việt nam đáp ứng nhu cầu xã hội

242 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

- -NGUYỄN TÂN ĐĂNG

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH AN TỒNTHƠNG TIN

Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAMĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI

Chuyên ngành: Quản lý giáo dụcMã số: 9.14.01.14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS Nguyễn Công Giáp

PGS.TS Nguyễn Thị Tình

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quảnghiên cứu đề tài Luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳcơng trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận án

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Bằng tất cả sự kính trọng, tác giả luận án xin bày tỏ lòng biết ơn sâu

sắc tới PGS.TS Nguyễn Công Giáp, PGS.TS Nguyễn Thị Tình đã

hướng dẫn tận tình, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoànthành luận án.

Trân trọng cảm ơn quý thầy, cô Học viện Quản lý giáo dục đã quan tâm,tạo điều kiện tốt nhất để tác giả được học tập, nghiên cứu và bảo vệ luận án.

Trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, cán bộ quản lý, giảng viên và sinhviên Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng; Học viện Kỹ thuật mật mã;Trường Đại học công nghệ - ĐHQG Tp.HCM đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ tácgiả trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án.

Xin gửi những tình cảm và lời cảm ơn chân thành tới bạn bè, đồngnghiệp, người thân và gia đình đã luôn ở bên, giúp sức, động viên, cổ vũ đểtác giả hoàn thành Luận án này.

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận án

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắtChữ viết đủ

ATTT An toàn thông tin

CBQL Cán bộ quản lý

CBQLGD Cán bộ quản lý giáo dục

CTĐT Chương trình đào tạo

CNTT Cơng nghệ thơng tin

CSDL Cơ sở dữ liệuCSVC, KT Cơ sở vật chất, kỹ thuậtCSVC, TB Cơ sở vật chất, thiết bịĐT Đào tạoĐTB Điểm trung bìnhGD Giáo dục

GDĐT Giáo dục và đào tạo

GV Giảng viên

ISO Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế

KTMM Kỹ thuật mật mã

LMS Learning Management Systems

NCKH Nghiên cứu khoa học

PTGD Phát triển giáo dục

TB Trung bình

TQM Quản lý chất lượng tổng thể

TT-TT Thông tin-truyền thông

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii

MỤC LỤC v

DANH MỤC BẢNG x

DANH MỤC HÌNH xi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ xi

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỬ NHÂNNGÀNH AN TỒN THƠNG TIN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÁPỨNG NHU CẦU XÃ HỘI 11

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề .11

1.1.1 Nghiên cứu về đào tạo ngành An tồn thơng tin 11

1.1.2 Nghiên cứu về quản lý đào tạo ngành An tồn thơng tin 18

1.1.3 Đánh giá chung và hướng nghiên cứu tiếp theo 27

1.2 Ngành an tồn thơng tin 29

1.2.1 Khái niệm an tồn thơng tin 29

1.2.2 Vai trị của an tồn thơng tin .30

1.2.3 Đặc thù ngành An tồn thơng tin 31

1.3 Đào tạo cử nhân ngành An tồn thơng tin đáp ứng nhu cầu xã hội 33

1.3.1 Nhu cầu xã hội và đáp ứng nhu cầu xã hội 33

1.3.2 Đào tạo cử nhân ngành an tồn thơng tin đáp ứng nhu cầu xã hội .35

1.4 Một số mơ hình quản lý đào tạo 41

Trang 6

1.4.2 Mơ hình CIPO .43

1.5 Quản lý đào tạo ngành An tồn thơng tin tại các trường đại học đápứng nhu cầu xã hội 44

1.5.1 Khái niệm Quản lý, quản lý đào tạo cử nhân ngành an toàn thông tinđáp ứng nhu cầu xã hội 44

1.5.2 Nội dung quản lý đào tạo cử nhân ngành an tồn thơng tin theo tiếp cậnphối hợp CIPO và chức năng quản lý 50

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo cử nhân ngành An tồnthơng tin tại các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội 63

1.6.1 Nhận thức về cơng tác đào tạo ngành An tồn thơng tin 64

1.6.2 Năng lực, trình độ của đội ngũ quản lý .65

1.6.3 Ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo 67

1.6.4 Cơ cấu tổ chức đào tạo ngành An tồn thơng tin 68

Kết luận chương 1 .70

Chương 2 THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNHAN TỒN THƠNG TIN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAMĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI 71

2.1 Khái quát về đào tạo ngành An tồn thơng tin ở Việt Nam .71

2.1.1 Nhu cầu xã hội về nhân lực chuyên ngành An toàn thơng tin 71

2.1.2 Các loại hình và chương trình đào tạo nhân lực chun ngành An tồnthơng tin 73

2.2 Mơ tả tổ chức và phương pháp xử lý kết quả khảo sát thực trạng 76

2.2.1 Giới thiệu khách thể khảo sát 76

2.2.2 Tổ chức khảo sát 81

2.3 Thực trạng đào tạo cử nhân ngành An tồn thơng tin tại các trườngđại học 84

Trang 7

trường đại học 84

2.3.2 Thực trạng hạ tầng công nghệ đào tạo ngành ATTT ở các trường đạihọc đáp ứng nhu cầu xã hội 86

2.3.3 Thực trạng về học liệu đào tạo ngành ATTT ở trường đại học 91

2.3.4 Thực trạng đội ngũ giảng viên giảng dạy ngành ATTT ở các trường đạihọc 96

2.3.5 Thực trạng hình thức tổ chức và ban hành văn bản đào tạo ngành ATTTđáp ứng nhu cầu xã hội ở các trường đại học 102

2.3.6 Thực trạng quá trình dạy học ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội ởcác trường đại học .104

2.3.7 Thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá trong đào tạo ngành ATTT đápứng nhu cầu xã hội ở các trường đại học 108

2.3.8 Thực trạng khó khăn trong đào tạo ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xãhội ở các trường đại học 112

2.4 Thực trạng quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT tại các trường đạihọc đáp ứng nhu cầu xã hội 114

2.4.1 Thực trạng quản lý các yếu tố đầu vào 114

2.4.2 Thực trạng quản lý các yếu tố quá trình đào tạo .119

2.4.3 Thực trạng quản lý các yếu tố đầu ra 125

2.4.4 Thực trạng bối cảnh đào tạo cử nhân ngành ATTT ở các trường đại họcđáp ứng nhu cầu xã hội .132

2.5 Nhận xét chung thực trạng quản lý đào tạo cử nhân ngành An tồnthơng tin ở các trường đại học Việt Nam đáp ứng nhu cầu xã hội .133

2.5.1 Ưu điểm .133

2.5.2 Hạn chế 135

2.5.3 Nguyên nhân của hạn chế 136

Trang 8

Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNHAN TỒN THƠNG TIN ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Ở CÁC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM 139

3.1 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp .139

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 139

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 139

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ .140

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý 141

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và hiệu quả 142

3.2 Đề xuất các giải pháp quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứngnhu cầu xã hội tại các trường đại học Việt Nam 142

3.2.1 Giải pháp 1: Tổ chức quán triệt cho đội ngũ cán bộ quản lý và giảngviên nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của hoạt động đào tạo cử nhânngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay 143

3.2.2 Giải pháp 2: Tổ chức khảo sát nhu cầu xã hội về đào tạo cử nhân ngànhAn tồn thơng tin 146

3.2.3 Giải pháp 3: Chỉ đạo thực hiện điều chỉnh chương trình đào tạo cử nhânngành An tồn thơng tin theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội 151

3.2.4 Giải pháp 4: Phát triển đội ngũ giảng viên giảng dạy cử nhân ngành Antoàn thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội 155

3.2.5 Giải pháp 5: Tổ chức phát triển và cung ứng đầy đủ học liệu và phươngtiện CNTT phục vụ đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội.1583.2.6 Giải pháp 6: Tổ chức hoạt động hỗ trợ và tư vấn cho sinh viên trongquá trình đào tạo 162

3.3 Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp quản lýđào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội trong các trườngđại học ở Việt Nam 167

Trang 9

3.3.2 Nội dung khảo nghiệm 167

3.3.3 Phương pháp khảo nghiệm 168

3.3.4 Khách thể khảo nghiệm .168

3.3.5 Kết quả khảo nghiệm 168

3.4 Thử nghiệm một giải pháp 172

Kết luận chương 3 .180

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 181

1 Kết luận 181

2 Khuyến nghị 182

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃCƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .185

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Ma trận các chức năng quản lý và nội dung quản lý theo mơ hình

CIPO trong ĐTcả nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội 60

Bảng 2.1: Tổng hợp thông tin của 3 trường đại học đào tạo ngành An tồnthơng tin 81

Bảng 2.2: Thang đánh giá thực trạng .83

Bảng 2.3: Qui mô đào tạo sinh viên ngành ATTT tại các trường đại học 84

Bảng 2.4: Đánh giá về thực hiện tư vấn tuyển sinh ở các trường đại học 85

Bảng 2.5: Đánh giá về đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng CNTT trong đàotạo ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội ở các trường đại học .86

Bảng 2.6: Đánh giá về mức độ đáp ứng của hạ tầng công nghệ thông tin vàhệ thống thiết bị đối với hoạt động dạy học .87

Bảng 2.7: Đánh giá về mức độ hiện đại của hạ tầng công nghệ thông tin vàhệ thống trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy - học 89

Bảng 2.8: Đánh giá về sự đáp ứng hệ thống học liệu đào tạo ngành ATTTđáp ứng nhu cầu xã hội ở các trường đại học 91

Bảng 2.9: Đánh giá về mức độ đáp ứng hệ thống học liệu đối với hoạt độngdạy - học 93

Bảng 2.10: Đánh giá về mức độ thực hiện đầu tư cải tiến, nâng cấp hạ tầngCNTT đáp ứng hoạt động dạy học 95

Bảng 2.11: Đánh giá về mức độ đáp ứng của đội ngũ giảng viên giảng dạyngành ATTT đối với yêu cầu đào tạo .96

Bảng 2.12: Đánh giá về mức độ đáp ứng của đội ngũ nhân lực hỗ trợ đào tạongành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội 99

Bảng 2.13: Đánh giá về mức độ đáp ứng của đội ngũ nhân lực thiết kếchương trình đào tạo ngành ATTT 100

Bảng 2.14: Đánh giá về hình thức tổ chức đào tạo ngành ATTT đáp ứng nhucầu xã hội tại các trường đại học 102

Bảng 2.15: Đánh giá về ban hành các văn bản trong đào tạo ATTT đáp ứngnhu cầu xã hội tại các trường đại học .102

Bảng 2.16: Đánh giá mức độ thực hiện quá trình dạy học ngành ATTT đápứng nhu cầu xã hội ở các trường đại học 104

Trang 11

Bảng 2.18: Đánh giá mức độ vận dụng các hình thức học tập ngành ATTT

đáp ứng nhu cầu xã hội ở các trường đại học 106

Bảng 2.19: Đánh giá mức độ thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá trongđào tạo ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội ở các trường đạihọc 109

Bảng 2.20: Đánh giá về sự tham gia của các lực lượng đánh giá kết quả họctập và xét tốt nghiệp của sinh viên 111

Bảng 2.21: Đánh giá về khó khăn trong đào tạo ngành ATTT đáp ứng nhucầu xã hội ở các trường đại học 112

Bảng 2.22: Đánh giá mức độ quản lý công tác tuyển sinh ngành ATTT tạicác trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội 115

Bảng 2.23: Đánh giá mức độ quản lý các điều kiện triển khai đào tạo cửnhân ngành ATTT tại trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội .118

Bảng 2.24: Đánh giá mức độ quản lý tổ chức đào tạo cử nhân ngành ATTTở các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội 120

Bảng 2.25: Đánh giá mức độ quản lý quá trình dạy học cử nhân ngànhATTT tại các trường đại học 121

Bảng 2.26: Đánh giá mức độ thực hiện quản lý kết quả tốt nghiệp của cửnhân ngành ATTT tại các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội 125

Bảng 2.27: Đánh giá mức độ thực hiện quản lý thông tin đầu ra ngành ATTTtại các trường đại học .128

Bảng 2.28: Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTTđáp ứng nhu cầu xã hội ở các trường đại học 132

Bảng 3.1: Đề xuất danh mục các tài liệu cung cấp hỗ trợ sinh viên .166

Bảng 3.2: Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính cần thiết của các giải pháp 168

Bảng 3.3: Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính khả thi của các giải pháp 170

Bảng 3.4 Ý kiến đánh giá mức độ đáp ứng của Chuẩn đầu ra .174

Bảng 3.5: Tỷ lệ ý kiến đánh giá các môn học góp phần đạt chuẩn đầu ra 174

Bảng 3.6: Ý kiến đánh giá mức độ hợp lý chuẩn đầu ra ngoại ngữ 175

Bảng 3.7: Ý kiến đánh giá về thời gian đào tạo 176

Bảng 3.8: Ý kiến đánh giá về số lượng môn học tự chọn .176

Bảng 3.9: Đánh giá cấu trúc kiến thức của Chương trình đào tạo cử nhânngành An tồn thơng tin 177

Trang 12

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Mơ hình quản lý đào tạo theo q trình 42Hình 1.2: Mơ hình quản lý đào tạo CIPP 43Hình 1.3: Hoạt động đào tạo theo mơ hình CIPO 44Hình 1.4: Mơ hình CIPO trong quản lý ĐT ngành ATTT đáp ứng nhu cầu

xã hội .51Hình 3.1: Qui trình phát triển đội ngũ giảng viên giảng dạy cử nhân ngành

An tồn thơng tin 156Hình 3.2: Quy trình tổ chức phát triển học liệu và phương tiện CNTT phục

vụ đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội 161Hình 3.3: Qui trình quản lý các hoạt động hỗ trợ sinh viên 163

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ cán bộ chuyên trách ATTT trong các đơn vị 71Biểu đồ 2.2: Đánh giá về mức độ thực hiện quản lý công tác tuyển sinh ngành

ATTT tại các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội 115Biểu đồ 2.3: Đánh giá về quản lý quá trình dạy học ngành ATTT .123Biểu đồ 2.4: Đánh giá về mức độ thực hiện quản lý kết quả tốt nghiệp cử

Trang 13

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Từ lý luận và thực tế đã chứng minh: Giáo dục và Đào tạo có vai trò tolớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của một đất nước Giáo dục - đào tạolà một động lực, là đòn bẩy, là mục tiêu của mọi sự phát triển Trong xu thếtồn cầu hố về chính trị và kinh tế, Việt Nam đã và đang bước vào hội nhậpvới khu vực và quốc tế Trong bối cảnh đó, nền giáo dục - đào tạo Việt Namđang từng bước đẩy mạnh tiến trình đổi mới để rút ngắn khoảng cách về trìnhđộ phát triển với các nước trong khu vực và thế giới Từ Nghị quyết Đại hộiĐảng lần thứ XI đã xác định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dântrí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng pháttriển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam Phát triển giáodục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàngđầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển”.Việc phát triểnhợp lý quy mô đào tạo phải được thực hiện gắn chặt với yêu cầu phát triểnKT- XH, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ CNH- HĐH, phát huy nội lực, chủđộng hội nhập, phát triển bền vững và thực hiện công bằng xã hội trong giáodục và đào tạo [2] Quan điểm này xuất phát từ chức năng của giáo dục phụcvụ xã hội và đào tạo nguồn nhân lực đắp ứng với nhu cầu phát triển xã hội

Để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng những đòi hỏi cụ thể của các quátrình phát triển KT - XH hiện nay, việc đảm bảo chất lượng theo nhu cầu xãhội được coi là mục tiêu, một yêu cầu mang tính tất yếu của ngành giáo dục.Thực hiện mục tiêu này, một trong những phương hướng cơ bản mà các Nghịquyết của Đảng đã đề ra là: Đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, phươngpháp giáo dục - đào tạo theo hướng “chuẩn hố, hiện đại hóa, xã hội hoá”nâng cao chất lượng dạy và học

Trang 14

công của phát triển giáo dục Vì thơng qua quản lý hoạt động đào tạo, việcthực hiện mục tiêu đào tạo, các chủ trương chính sách giáo dục quốc gia, nângcao hiệu quả đầu tư cho giáo dục-đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục-đàotạo … mới được triển khai có hiệu quả.

Quản lý hoạt động đào tạo nhân lực thuộc các lĩnh vực khác nhau đãđược nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học, luận án đề cập Tuy nhiên thực tếcho thấy cách tiếp cận trong nghiên cứu quản lý đào tạo ở các trường đại họcnói chung và trong từng ngành nghề, lĩnh vực nói riêng ở các cơng trìnhnghiên cứu có khác nhau Nhìn chung kết quả đạt được trong quản lý đào tạoở các trường đại học đáp ứng mục tiêu đào tạo đã đặt ra Song bên cạnh đóq trình quản lý hoạt động đào tạo ở các trường đại học nói chung, trướcnhững biến đổi của nền kinh tế, chính trị - xã hội cần phải được đổi mới, tăngcường các biện pháp cho phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực hiệnnay của xã hội

Việc nâng cao chất lượng trong phát triển nguồn nhân lực ngành CNTTluôn là một vấn đề cấp thiết Đặc biệt trong bối cảnh chất lượng nhân lực cầnđáp ứng phù hợp với nhu cầu phát triển thị trường hiện nay Tuy nhiên, nhữngnăm gần đây, bài toán về phương thức và quản lý nhằm phát triển nguồn nhânlực này còn gặp nhiều bất cập trong mối quan hệ không đồng nhất giữa yêucầu thị trường với thực tế triển khai phát triển.

Trang 15

đào tạo nguồn nhân lực không được đảm bảo theo tham chiếu của chuẩn kỹnăng nhân lực Việc thiết lập mối liên kết giữa các mơ hình triển khai đào tạonhân lực CNTT và ATTT gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do chưa đồng bộ,thống nhất về mặt kiến thức cũng như cơ sở lý luận.

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của công nghệ thôngtin, tội phạm an ninh mạng trở nên hiện hữu thì vấn đề bảo mật, an tồn mạngđã và đang đặt ra nhiều thử thách Làm thế nào để bảo mật được hệ thốngmạng, làm thế nào để tránh trường hợp phá hỏng mạng để đảm bảo mạng lướithơng tin thơng suốt, giữ được an tồn quốc gia Đây là những vấn đề có tínhcấp bách đối với những người làm công tác an ninh thông tin để đảm bảo anninh quốc gia Đáp ứng được yêu cầu này cần phải nâng cao chất lượng đàotạo ngành An tồn thơng tin tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội.Song song với sự phát triển của đào tạo ngành An tồn thơng tin thì việc quảnlý đào tạo được xác định là khâu quan trọng quyết định chất lượng đào tạohiện nay của các nhà trường

Trang 16

Trong Báo cáo tổng kết tại Hội thảo quốc gia về đào tạo ngành ATTT đãnêu về chất lượng đào tạo chuyên ngành ATTT ở Việt Nam còn thấp, “chưachú trọng xây dựng học liệu điện tử,… đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật,giảng viên chuyên môn và phương pháp sư phạm đào tạo ATTT chưa đượcquan tâm đúng mức,…chưa xây dựng được Bộ tiêu chuẩn và hệ thống kiểmđịnh chất lượng dành riêng cho đào tạo ATTT,… các trường khơng có cơ sởtự đánh giá những hoạt động của họ dẫn tới mỗi trường làm một kiểu, thiếu sựnhất quán, đồng bộ”

Trong thời gian qua, các trường đại học có đào tạo cử nhân ngành ATTTcó chú ý mở rộng quy mô đào tạo, nhưng chất lượng đào tạo ngành ATTT vàchất lượng quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT theo hướng đáp ứng nhu cầuxã hội còn nhiều hạn chế và bất cập, địi hỏi phải có những giải pháp quản lýhiệu quả để hướng hoạt động đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầuxã hội

Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý đào tạo cử nhân ngànhATTT ở các trường đại học Việt Nam đáp ứng nhu cầu xã hội” nhằm

nghiên cứu và tìm ra những giải pháp quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT ởcác trường đại học Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích và đánh giá thực trạng quảnlý đào tạo cử nhân ngành ATTT ở các trường đại học Việt Nam, luận án đềxuất các giải pháp quản lý nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cửnhân ngành ATTT tại các trường đại học hiện nay theo hướng đáp ứng nhucầu xã hội.

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Đào tạo cử nhân ngành ATTT tại các trường

Trang 17

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT tại

các trường đại học Việt Nam đáp ứng nhu cầu xã hội

4 Câu hỏi nghiên cứu

4.1 Quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội nêndựa theo mơ hình quản lý nào cho phù hợp với bối cảnh hiện nay ở Việt Nam?

4.2 Hoạt động đào tạo cũng như quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTTở các trường đại học Việt Nam hiện nay đang được thực hiện như thế nào? Đãbám sát nhu cầu xã hội hay chưa?

4.3 Bằng cách nào để quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứngtốt nhu cầu xã hội về số lượng và chất lượng?

5 Giả thuyết khoa học

Hiện nay, đào tạo cử nhân ngành ATTT đang được nhiều trường đại họctriển khai đào tạo với quy mô ngày càng tăng về số lượng Tuy nhiên, quản lýđào tạo cử nhân ngành ATTT đang tồn tại nhiều hạn chế ảnh hưởng đến chấtlượng đào tạo của nhà trường và do đó chưa đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội.Nếu tiếp cận quản lý đào tạo ngành ATTT tại các trường đại học theo mơhình CIPO, từ đó xác định các giải pháp quản lý đào tạo cử nhân ngànhATTT thì sẽ khắc phục được những hạn chế hiện nay, tạo ra sự đổi mới trongquản lý đầu vào, q trình, đầu ra và bối cảnh, góp phần nâng cao chất lượngđào tạo cử nhân ngành ATTT tại các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội.

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT tại cáctrường đại học theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTTtại các trường đại học Việt Nam

Trang 18

7 Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu được thực hiện tại 03 trường đại học Việt Nam thực hiệnđào tạo chính quy trình độ đại học, cấp bằng cử nhân ngành ATTT.

- Có nhiều chủ thể tham gia quản lý đào tạo ngành ATTT tại trường đạihọc Tuy nhiên, luận án xác định chủ thể chính quản lý hoạt động này là hiệutrưởng các trường đại học, các chủ thể khác là chủ thể phối hợp.

- Số liệu thứ cấp được tác giả tiến hành thu thập giai đoạn 2017 - 2019.Số liệu sơ cấp được tác giả phỏng vấn phát phiếu khảo sát các cán bộ và nhânviên đang làm việc tại các trường đại học của Việt Nam triển khai đào tạo cửnhân ngành ATTT cấp bằng đại học hệ chính quy Số liệu thu thập thơng quakhảo sát được thực hiện từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 11 năm 2019.

8 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

Để thực hiện nghiên cứu luận án, tác giả sử dụng các tiếp cận và phươngpháp nghiên cứu sau:

8.1 Phương pháp luận

Để triển khai nghiên cứu quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT tại cáctrường đại học theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội, luận án sử dụng các cáchtiếp cận sau đây:

- Tiếp cận hệ thống: Luận án nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa

Trang 19

- Tiếp cận CIPO kết hợp với chức năng quản lý: Đào tạo cử nhân

ngành ATTT tại trường đại học là một quá trình diễn ra liên tục dưới sự tácđộng của các yếu tố đầu vào, các yếu tố quá trình, các yếu tố đầu ra và cácyếu tố bối cảnh Để quản lý được hoạt động đào tạo cử nhân ngành ATTT tạitrường đại học cần phải quản lý các yếu tố đầu vào, các yếu tố quá trình, cácyếu tố đầu ra và các yếu tố bối cảnh thông qua việc thực hiện tốt các chứcnăng của quản lý giáo dục (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá)sẽ đảm bảo đào tạo cử nhân ngành ATTT tại các trường đại học đạt được mụcđích đã đặt ra

- Tiếp cận thực tiễn: Trong luận án, việc nghiên cứu quản lý đào tạo cử

nhân ngành ATTT tại các trường đại học hiện nay cần phải được nghiên cứu,đánh giá trong thực tiễn Căn cứ vào mức độ thực hiện hoạt động đào tạo cửnhân ngành ATTT và quản lý hoạt động đào tạo ngành ATTT tại các trườngđại học hiện nay trong thực tiễn như thế nào mới có cơ sở xác thực để đề xuấtcác giải pháp quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT tại các trường đại họcViệt Nam hiện nay

- Tiếp cận cung-cầu: Trong cơ chế thị trường hiện nay ở Việt Nam, hoạt

Trang 20

8.2 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, tác giả luận án sử dụngchủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau:

8.2.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết thơng qua các tài liệukhoa học có liên quan; Các tài liệu, văn kiện của Đảng (Bộ Chính trị, Ban Bí

thư, Ban Chấp hành Trung ương) và Nhà nước (Quốc hội, Chính phủ, các Bộ- Ngành) về phát triển GD, về phát triển ngành công nghệ thông tin và đào tạo

nguồn nhân lực ngành An tồn thơng tin để xây dựng cơ sở lý luận quản lýcác hoạt động đào tạo cử nhân ngành An tồn thơng tin ở các trường đại họcđáp ứng nhu cầu xã hội.

- Phương pháp phân loại, hệ thống lý thuyết nhằm sắp xếp các thơng tinthành những đơn vị kiến thức có cùng dấu hiệu bản chất, cho phép thấy đượcbức tranh toàn cảnh vấn đề nghiên cứu.

8.2.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra:

Xây dựng các bảng điều tra phù hợp với nội dung đề tài luận án, thốngkê, phân tích các dữ liệu để có những nhận xét, đánh giá chính xác về đào tạovà quản lý đào tạo cử nhân ngành An tồn thơng tin; đánh giá tính cần thiết vàtính khả thi của các giải pháp đề xuất.

- Phương pháp chuyên gia:

Thông qua hội thảo, hội nghị khoa học, qua hỏi ý kiến các chuyên giaGD, chuyên gia ATTT, CBQLGD các cấp có nhiều kinh nghiệm để phân tíchtình hình đào tạo và quản lý đào tạo cử nhân ngành An tồn thơng tin và cácgiải pháp đề xuất

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:

Trang 21

nhân lực chuyên ngành ATTT để lấy ý kiến đóng góp thiết thực, hiệu quả choviệc đề xuất của tác giả về các giải pháp quản lý đào tạo cử nhân ngành Antồn thơng tin đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn trực tiếp CBQL, GV vềmột số vấn đề chuyên sâu trong quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT ở cáctrường đại học.

- Phương pháp thử nghiệm:

Áp dụng thử vào thực tiễn một giải pháp quản lý đào tạo cử nhân ngànhAn tồn thơng tin đã được đề xuất trong luận án để đánh giá hiệu quả của giảipháp trên thực tế.

8.2.3 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng thống kê toán học và phần mềm SPSS để xử lý các kết quảnghiên cứu.

9 Luận điểm bảo vệ

1 Đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội là xu thế tất yếutrong bối cảnh phát triển khoa học-cơng nghệ nói chung và phát triển giáodục-đào tạo hiện nay nói riêng ở Việt Nam

2 Quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT dựa trên quản lý tốt các thànhtố của quá trình đào tạo theo mơ hình CIPO là cách tiếp cận phù hợp, tác độngtích cực đến chất lượng đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội.3 Chất lượng đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hộikhông thể dựa vào các giải pháp đơn lẻ độc lập mà phải có hệ thống giải phápquản lý đồng bộ, tác động đến các khâu của quá trình đào tạo, phân cấp rõràng và đảm bảo triệt để tính chịu trách nhiệm của các trường đại học trongđào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay.

10 Đóng góp mới của luận án

Trang 22

quản lý đào tạo cử nhân ngành An tồn thơng tin tại các trường đại học ở ViệtNam, thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục đại học và nâng cao chất lượng đàotạo Luận án đã xây dựng được 02 giải pháp có sự tác động nhiều nhất đếnngười học, đó là: 1) Tổ chức phát triển và cung ứng đầy đủ học liệu đào tạocử nhân ngành ATTT, 2) Tổ chức hoạt động hỗ trợ và tư vấn cho sinh viêntrong quá trình đào tạo.

10.2 Kết quả nghiên cứu lý luận có thể làm tài liệu tham khảo chonhững nghiên cứu về quản lý đào tạo ngành An tồn thơng tin và là tài liệucho cán bộ quản lý các cấp, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học vàsinh viên nghiên cứu về quản lý đào tạo ngành An tồn thơng tin theo hướngứng dụng.

10.3 Kết quả nghiên cứu thực tiễn là những bài học kinh nghiệm quígiá trong việc tổ chức hoạt động đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin ởtrường đại học, đáp ứng nhu cầu xã hội; Các giải pháp của luận án là nhữngchỉ dẫn cụ thể để cán bộ quản lý giáo dục các cấp, giảng viên, nghiên cứusinh, học viên cao học và sinh viên vận dụng trong các trường đại học có đàotạo ngành An tồn thơng tin.

11 Cấu trúc luận án

Ngồi phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận án gồm 03 chương vàcác phụ lục:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT tại cáctrường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội

Chương 2: Thực tiễn quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT tại cáctrường đại học ở Việt Nam đáp ứng nhu cầu xã hội.

Trang 23

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH AN TỒN THƠNG TIN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Nghiên cứu về đào tạo ngành An tồn thơng tin

Thuật ngữ an tồn thơng tin được sử dụng để diễn đạt sự an toàn của cáchệ thống CNTT Ý tưởng dạy các kiến thức an toàn không phải mới, nhưngbắt đầu trở nên phổ biến hơn trong những năm 1980 Trong năm 1988, KarenForcht [82] lưu ý một số vấn đề về giáo dục và ngành cơng nghiệp nơi cácvấn đề về an tồn thơng tin được quan tâm Khi các ngành cơng nghệ và máytính phát triển, các cơng trình nghiên cứu về an tồn thơng tin đã ngày càngnhiều hơn.

Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã công bố tiêu chuẩn ISO27002về kiểm sốt hệ thống an tồn thơng tin [78] Những tiêu chuẩn này đã gópphần thay đổi định hướng trong chính sách quốc tế và quốc gia về an toàn, anninh mạng Do đó đặt ra các yêu cầu về việc đào tạo nguồn nhân lực an tồnthơng tin (Papanikolaou và cộng sự 2011).

Trang 24

thông tin, điều tra số, an toàn cơ sở dữ liệu, mã độc, giám sát an toàn mạng Đào tạo ngắn hạn về ATTT thường cung cấp các khóa học mang tính bổ sungkiến thức các cán bộ đã có nền tảng về an tồn thơng tin để thực hiện các tácnghiệp cụ thể nhằm đảm bảo an toàn cho các hệ thống thơng tin.

Một số đặc điểm quan trọng của chương trình cử nhân và thạc sĩ ATTTthông tin là: Các chương trình liên ngành với các lĩnh vực khác nhau, nhưngcó liên quan với nhau, đặc biệt là khoa học máy tính, kỹ thuật và quản lý;Chương trình giải quyết cả các vấn đề kỹ thuật và lý thuyết trong an tồnthơng tin; Mơi trường học tập thực hành nơi sinh viên và giảng viên cùng làmviệc trong các dự án giải quyết các mối đe dọa an ninh mạng thực tế; Cáckhóa học về quản lý, chính sách an tồn thông tin và các chủ đề liên quankhác cần thiết cho việc quản trị hiệu quả các hệ thống thông tin an tồn; Sinhviên tốt nghiệp các chương trình có thể làm việc cho nhà nước hoặc cácdoanh nghiệp.

Trang 25

dụng thường xuyên Sinh viên cần được hỗ trợ bởi các phương pháp huấnluyện và tài liệu học tập đa dạng để giúp họ học tập hiệu quả Sách, các loạisổ tay hướng dẫn, làm mẫu và hướng dẫn, trợ giúp kỹ thuật trực tiếp hoặc trựctuyến, hướng dẫn gián tiếp qua băng hình… sẽ giúp sinh viên lựa chọnphương pháp học tập tốt nhất đáp ứng nhu cầu học tập của họ Điều này rấtquan trọng nhằm giúp sinh viên đạt được bằng cấp đại học dù cho kỹ năngCNTT của họ đã được trang bị ở mức độ nào từ các cấp học phổ thông.

Về cách thức và quá trình tổ chức đào tạo, các điều kiện triển khai đàotạo an tồn thơng tin như hạ tầng cơng nghệ, nội dung, đội ngũ,…, hoạt độnghỗ trợ người học và những tình huống để người học được trải nghiệm và cậpnhật với sự phát triển tiến bộ về CNTT và sự tinh vi của CNTT trên thế giới.

Đào tạo ngành An tồn thơng tin trong thời kỳ đầu chủ yếu thực hànhchủ yếu trên phần mềm mô phỏng Ngày nay, với việc ứng dụng CNTT vàtruyền thông đã làm cho hình thức đào tạo ngành An tồn thơng tin trở nênlinh hoạt hơn, có tính tương tác hơn, sinh viên được thực hành trên thiết bịthực tế và có hệ thống phòng thực hành chuyên dụng, đem lại hiệu quả hơntrong q trình đào tạo Từ mơ hình đào tạo ngành An tồn thơng tin với mơhình đơn giản thơng tin một chiều đã chuyển sang mơ hình thơng tin hai chiềuhiệu quả giữa người dạy và người học, giữa người học với hệ thống học liệuvà giữa người học với cơ sở quản lý đào tạo Sự tương tác hai chiều kết hợpvới hệ thống học liệu chuẩn sẽ giúp sinh viên đạt được hiệu quả của khóa học.Sự thiếu vắng thông tin phản hồi đối với sinh viên có thể gây ảnh hưởng đếnkết quả học tập, bởi sinh viên ln có những nhu cầu khác nhau mà học liệukhơng thể đáp ứng được, do vậy cần có sự hỗ trợ của đội ngũ giảng viênhướng dẫn và đội ngũ nhân viên hỗ trợ quản lý học tập Thực tế cho thấy hiệuquả học tập nâng cao rõ rệt khi có sự hỗ trợ với tư cách chuyên mơn củangười thầy và sự hỗ trợ hành chính của đội ngũ cán bộ quản lý.

Trang 26

tin, Moore và Kearsley (1996) cho rằng có ba mối tương tác quan trọng, đó là:(i) học viên – nội dung học; (ii) học viên – giảng viên; (iii) học viên – họcviên Khóa học đào tạo ATTT cần tạo điều kiện cho tất cả các mối tương tácnày được phát huy hiệu quả và đạt được mong muốn của học viên một cáchtốt nhất Người học theo phương thức đào tạo trực tuyến có thể cảm thấy bị cơlập, thất vọng và lo lắng ở mức độ cao nếu thiếu các giao tiếp và tương tácgiữa các đối tượng trong chương trình đào tạo Một cách để giải quyết vấn đềnày chính là thiết lập ý thức cộng đồng cho người học ngay từ đầu bằng cáchtạo cho họ một khoảng thời gian khởi động khơng chính thức cùng với việc sửdụng các bài tập cấu trúc Các công cụ tương tác trên Internet cho phép ngườihọc làm việc theo nhóm và phản hồi ngay tức thì, người học có thể chia sẻ vàthảo luận về quan điểm với nhau một cách trực tuyến Do đó, loại mơi trườngtương tác xã hội này có thể tạo điều kiện mang lại những trải nghiệm học tậptích cực [90]

Theo lý thuyết tương tác và giao tiếp của Garrison (2011), trong quátrình tự học một cách chủ động của người học thì tầm quan trọng của dịchvụ hỗ trợ quản lý, tư vấn, giảng dạy, tuyển sinh, làm việc theo nhóm đượcthể hiện rõ rệt Sự tương tác và mối quan hệ giữa người học với người dạy,cán bộ quản lý, hỗ trợ vận hành được xem như là sự giao tiếp có địnhhướng thơng tin, do đó sự giao tiếp hai chiều là rất quan trọng và là đặc thùcủa ngành cơng nghệ thơng tin hiện nay, dù đó là giao tiếp trực tiếp haygián tiếp [63]

Trang 27

Wagner và cộng sự (2005) chỉ ra rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hàilịng của sinh viên trong chương trình đào tạo gồm: chất lượng tài liệu họctập, nội dung chương trình học, chất lượng và tương tác giữa sinh viên vàngười dạy, giữa sinh viên với sinh viên, cấu trúc và cách trình bày của khóahọc… Parsad và Lewis (2008) xác định sự hiểu biết chuyên môn sâu, khảnăng sử dụng công nghệ giảng dạy của giảng viên là nhân tố tác động trựctiếp đến sự hài lòng của sinh viên Sự thiếu tự tin cũng như mức độ hiểu biếtkém của giảng viên trong việc sử dụng cơng nghệ mới có khả năng dẫn đếnhiệu quả giảng dạy thấp hoặc thậm chí có thể coi là thất bại cho cả giảng viênvà sinh viên, điều này dẫn đến sự hài lòng gần như khơng có Moore vàKearsley (1996) nhấn mạnh sự hiểu biết tinh thông và kinh nghiệm trong việctiếp cận với môi trường giảng dạy mới sẽ là nhân tố đóng vai trị quan trọngtrong q trình tiếp cận với mơi trường học tập trực tuyến của giảng viên [93].Reinhart và Schneider (2001) khẳng định, hiểu được các yếu tố quyết định sựhài lòng của sinh viên trong phương thức đào tạo sẽ là cơ sở cho các nhà quảnlý, các tổ chức giáo dục phát triển chương trình, thiết kế nội dung khóa họctốt hơn [101].

Trong những năm gần đây, cùng với xu hướng chung của thế giới, đàotạo ngành An tồn thơng tin đã trở thành xu hướng tất yếu cần phát triểncủa giáo dục đại học tại Việt Nam Với mạng lưới Internet ngày càng pháttriển và tốc độ truy cập có thể chấp nhận được, đào tạo ngành An tồnthơng tin đã phát triển mạnh mẽ từ quy mơ số lượng đến chất lượng đào tạođể có được đội ngũ kỹ sư đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước vàhội nhập quốc tế

Trang 28

Theo tác giả Trần Thu Giang, xây dựng mơ hình Khung chương trìnhđào tạo cử nhân ngành An tồn thơng tin theo phương pháp tiếp cận mớiCDIO hướng theo chuẩn kiểm định ABET nhằm nâng cao các chương trìnhđào tạo hiện nay Các khái niệm được xác định và đề cập đến trong khóa họcdành cho các cử nhân ngành ATTT Cách tiếp cận theo phương pháp CDIOnày được xây dựng đến cấp độ 3 và có áp dụng các cuộc khảo sát tham khảo ýkiến từ các bên liên quan như sinh viên, cựu sinh viên, giảng viên, doanhnghiệp, chuyên gia CNTT… về nhu cầu lực lượng lao động trong an ninhthông tin cũng như xem xét đánh giá phát triển chương trình giảng dạy mới.Từ kết quả thu về, tác giả xác định một chương trình An tồn thơng tin mới sẽgiải quyết tốt nhất những thách thức về an ninh thông tin hiện nay [20] TheoQuy định Chuẩn kỹ năng An tồn thơng tin (Mã SCSS) gồm các yêu cầu vềkiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện những công việc liên quan đến cáchoạt động xây dựng chính sách an tồn thông tin của tổ chức, áp dụng tiêuchuẩn về an tồn thơng tin; thiết kế hệ thống, cài đặt, thử nghiệm, quản lýviệc vận hành hệ thống an tồn thơng tin; phân tích, xem xét chính sách antồn thơng tin [40].

Bàn về nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực an ninh mạng, Vũ Trà My(2018) chỉ rõ bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, bảo đảm anninh mạng, an tồn thơng tin (ATTT) trở thành vấn đề cấp bách, sống còn liênquan đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Trong đó, đào tạo nguồn nhân lựcan ninh mạng chất lượng cao, chuyên sâu, đủ khả năng đối phó với các nguycơ và rủi ro trong bảo mật thông tin là vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu [28].

Trang 29

nguồn nhân lực cơng nghệ thơng tin, góp phần bảo đảm thực hiện thành côngĐề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin vàtruyền thông; Phối hợp linh hoạt, hiệu quả giữa các hình thức đào tạo ngắnhạn cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng và đào tạo chính quy dài hạn nhằmbảo đảm năng lực quốc gia về an tồn, an ninh thơng tin.

Theo đánh giá Lê Trung Thành và cộng sự (2015), xét trên nhiều phươngdiện khác nhau, phát triển đào tạo ngành An tồn thơng tin là điều tất yếutrong sự phát triển nền giáo dục quốc gia, bởi: Thứ nhất, đứng trên góc độ củanhà quản lý, đào tạo ngành An tồn thơng tin đáp ứng một phần mục tiêu pháttriển nền giáo dục quốc gia, đó là “nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lựcchất lượng cao ”, tạo sự an tâm cho người sự dụng mạng ; Thứ hai, đào tạongành An tồn thơng tin phù hợp với nhu cầu xã hội và đảm bảo an ninhmạng và yên tâm cho người sử dụng; Thứ ba, định hướng đào tạo ngành Antồn thơng tin là tính ứng dụng hơn tính khoa học thuần túy, yêu cầu của mọingười trong xã hội khi CNTT phát triển không chỉ là bằng cấp mà còn là kiếnthức để phục vụ cơng việc và để tự hồn thiện bản thân Do đó, các tác giả nhấnmạnh phát triển đào tạo ngành An tồn thơng tin là một xu thế tất yếu của giáodục hiện đại [34].

Trang 30

giữa sinh viên và giảng viên; thường xuyên cập nhật nội dung bài học, bàigiảng đồng thời cũng cần phải có cơ chế bảo mật thông tin phù hợp [30].

Đề cập đến các hoạt động tổ chức đào tạo theo phương thức trực tuyến,theo Bùi Kiên Trung và Lê Trung Thành (2015), hiện nay hầu hết các đơn vịtổ chức đào tạo ở Việt Nam đã dần chuyển sang mơ hình đào tạo kết hợp, đốivới mỗi lớp học hiện nay gồm bốn hoạt động chính của sinh viên: (i) Tự học,tự nghiên cứu: Sinh viên học qua tài liệu hướng dẫn tự học (dạng text), bàigiảng đa phương tiện (slide, video, audio) Việc theo dõi bài giảng của sinhviên sẽ được hệ thống ghi nhận và được tính vào phần đánh giá điểm chuyêncần của sinh viên (ii) Trao đổi, thảo luận, giải đáp: Bao gồm các hoạt độngtương tác qua hệ thống CNTT hỗ trợ, email, điện thoại, diễn đàn trao đổi…(iii) Luyện tập: Sinh viên sẽ có bài luyện tập dưới dạng trắc nghiệm, tự luận,tự luận có giải thích… để ơn tập, kiểm tra lại phần kiến thức đã học (iv)Kiểm tra, đánh giá: Trong thời gian diễn ra lớp học, ln có một hệ thốngkiểm tra, đánh giá cho cả người dạy và sinh viên Sinh viên sẽ có các bài kiểmtra tính điểm dưới dạng trắc nghiệm, tự luận, bài tập nhóm…, kết quả đượctổng hợp để tính điểm điều kiện cho sinh viên [34]

1.1.2 Nghiên cứu về quản lý đào tạo ngành An tồn thơng tin

1.1.2.1 Nghiên cứu quản lý đào tạo ở trường đại học, cao đẳng

Trong Luận án “Quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng nghề giao

thông vận tải trung ương đáp ứng nhu cầu thị trường lao động”, tác giả Đỗ

Trang 31

(4) quản lý hoạt động tổ chức đào tạo; (5) quản lý mối quan hệ giữa nhàtrường và doanh nghiệp Luận án đã chỉ ra 3 yếu tố ảnh hưởng đến quản lýđào tạo nghề đáp ứng thị trường lao động Luận án đã khảo sát và phân tíchthực trạng đào tạo nghề và công tác quản lý đào tạo nghề tại các trường caođẳng nghề giao thông vận tải trung ương về xác định nhu cầu, về quản lý mụctiêu, nội dung, chương trình đào tạo, về phương pháp, phương tiện dạy học,về kiểm tra, đánh giá, bồi dưỡng đội ngũ và quan hệ giữa nhà trường vớidoanh nghiệp …

Tác giả Nguyễn Đức Tuấn trong luận án của mình “Quản lý đào tạo

nguồn nhân lực công nghệ kỹ thuật điện, điện tử đáp ứng nhu cầu thị trườnglao động tại các trường cao đẳng” đã làm sáng tỏ khái niệm và nội dung

nguồn nhân lực, thị trường lao động cũng như quá trình đào tạo và quản lýquá trình đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu thị trường lao động Luận áncũng đã chỉ ra 6 yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo nguồn nhân lực kỹthuật điện và điện tử Luận án đã phân tích và đánh giá được thực trạng côngtác quản lý đào tạo nguồn nhân lực công nghệ kỹ thuật điện, điện tử đáp ứngnhu cầu của thị trường lao động tại các trường cao đẳng Luận án đã chỉ ranhững điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của công tác quản lý đào tạonguồn nhân lực công nghệ kỹ thuật điện, điện tử đáp ứng nhu cầu của thịtrường lao động.

Tác giả Ngô Xuân Bình trong Luận án của mình “Quản lý chất lượng

đào tạo ngành công nghệ thông tin trong các trường cao đẳng tại thành phốHồ Chí Minh theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể” đã nêu được những

Trang 32

giảng viên; (3) Cơ sở vật chất Luận án đã đề xuất được hệ thống quản lý chấtlượng đào tạo ngành CNTT theo tiếp cận TQM và 5 giải pháp triển khai hệthống Mơ hình này có giá trị lý luận lẫn giá trị thực tiễn, thể hiện ý tưởngmới của tác giả luận án về quản lý hoạt động đào tạo ngành CNTT tại cáctrường cao đẳng thành phố Hồ Chí Minh.

Tác giả Nguyễn Thu Hà trong Luận án “Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ

chuyên ngành Quản lý giáo dục ở các trường đại học Việt Nam hiện nay” đã

trình bày các nội dung hoạt động quản lý đào tạo theo tiếp cận các thành tốquá trình đào tạo, bao gồm: (1) quản lý mục tiêu đào tạo; (2) quản lý việc thựchiện nội dung chương trình đào tạo; (3) quản lý phương pháp, phương tiệnđào tạo; (4) quản lý hoạt động tổ chức đào tạo Luận án đã khảo sát và phântích thực trạng đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục vàcông tác quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục tạicác trường đại học Việt Nam về quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình đàotạo, về phương pháp, phương tiện dạy học, về kiểm tra, đánh giá, bồi dưỡngđội ngũ giảng viên.

Thơng qua cơng trình Luận án “Quản lý đào tạo của các trường cao

đẳng du lịch đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp khu vực Đồngbằng Bắc bộ”, tác giả Trần Văn Long đã vận dụng mơ hình CIPO trong quản

Trang 33

cơng tác tuyển sinh, phát triển chương trình đào tạo, phát triển đội ngũ giảngviên, cơ sở vật chất và phương tiện dạy học Luận án đã chỉ những điểmmạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức

Quản lý đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng được tác giả Nguyễn

Thị Kim Nhung nghiên cứu trong Luận án “Quản lý đào tạo theo hướng đảm

bảo chất lượng ở các trường cao đảng khu vực Tây Bắc” Luận án đã trình

bày khá tường minh những vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề quản lý chấtlượng đào tạo, tập trung vào đảm bảo chất lượng đào tạo của trường cao đẳngtheo mơ hình CIPO, các thành tố và nội dung hoạt động quản lý đào tạo theohướng đảm bảo chất lượng Luận án đã khảo sát và mô tả được ý kiến đánhgiá của các đối tượng được hỏi về các thành tố của quá trình đào tạo theohướng đảm bảo chất lượng và công tác quản lý đào tạo tại các trường caođẳng khu vực Tây Bắc về các mặt như đội ngũ CBQL, GV, về CSVC và thiếtbị phục vụ đào tạo, về quản lý chương trình, quản lý công tác đánh giá đào tạo… Luận án là đã đề xuất 8 biện pháp quản lý đào tạo của các trường cao đẳngkhu vực Tây Bắc theo tiếp cận đảm bảo chất lượng Trong đó biện pháp “Tổchức thu thập thông tin phản hồi và theo dõi việc làm của sinh viên” là biệnpháp có ý nghĩa thực tiễn rất lớn và có giá trị trong việc nâng cao chất lượngđào tạo ở nhà trường.

Trong Luận án “Quản lý đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền

thông ở các trường đại học tư thục khu vực miền trung Việt Nam”, tác giả

Trang 34

trung Việt Nam, nhận thức cũng như năng lực của cán bộ, giảng viên vềCNTT và TT, mức độ ứng dụng CNTT và TT vào quản lý đào tạo, các điềukiện về CSVC phục vụ cho ứng dụng CNTT và TT của các trường

Còn tác giả Đào Thị Thanh Thủy, qua cơng trình Luận án của mình

“Quản lý đào tạo nhân lực kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển các khu công

nghiệp vùng kinh tế trọng điểm miền trung” đã trình bày một cách tường minh

các yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo, bao gồm: (1) Mục tiêu, nội dungchương trình đào tạo; (2) Đội ngũ giáo viên; (3) Cơ sở vật chất, trang thiết bịdạy học; (4) Tổ chức quá trình đào tạo Luận án đã khảo sát được thực trạngchất lượng nguồn nhân lực tại các vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và xácđịnh được nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực phục vụ phát triển các khucông nghiệp trong vùng Luận án đã phân tích và đánh giá được thực trạngcơng tác quản lý đào tạo nhân lực kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển các khucông nghiệp của một số tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm miềntrung trên các mặt quy hoạch đào tạo nhân lực, phát triển mạng lưới cơ sở dạynghề, sự phối hợp giữa các doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo trong công tácđào tạo, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, nội dung chương trình đào tạo.Luận án đã chỉ những bất cập, hạn chế và các nguyên nhân.

1.1.2.2 Nghiên cứu quản lý đào tạo ngành An tồn thơng tin

Hiện tại trên thế giới có nhiều cơng trình nghiên cứu trong lĩnh vực đàotạo an tồn thơng tin, tuy nhiên hầu hết các cơng trình nghiên cứu tập trungvào các vấn đề như phát triển và quản lý các chương trình đào tạo an tồnthơng tin, quản lý các hoạt động học và giảng dạy thực hành an tồn thơng tin,hệ thống quản lý học an tồn thơng tin.

Trang 35

thông tin cũng gặp phải những bất cập về nội dung chương trình như kỹ năngtriển khai trong thực tiễn chưa cao, đào tạo trên nhiều chuẩn khác nhau, kiếnthức đào tạo ở mức cơ bản Sau đó các chương trình đào tạo được thống nhấtdần theo một chuẩn hóa, kiến thức sát thực tế hơn, các tiêu chí đánh giá kỹthuật về an tồn thơng tin được thiết lập

Tại Mỹ, từ năm 2000 đến nay, có nhiều chương trình đào tạo được kiểmđịnh và đạt chuẩn hóa các tiêu chí về an tồn thơng tin theo chuẩn chất lượngkhối kỹ thuật ABET như: chuyên gia INFOSEC, quản trị bảo mật hệ thốngthông tin, nhân viên an tồn hệ thống thơng tin, chun gia phân tích rủi ro,kỹ sư an toàn hệ thống, các vấn đề về pháp lý và sinh trắc học …

Tại Hàn Quốc, nghiên cứu liên quan đến chương trình đào tạo an tồnthơng tin bắt đầu từ cuối những năm 1990, với nghiên cứu của Chul Kim(2001) về quản lý phát triển chương trình giảng dạy an tồn thơng tin ở cáctrường đại học Tiếp theo đó là Chang (2003) [60], Tae Chyung và các cộngsự (2004) [61] Chiu, Lui (2001) [59] đã nghiên cứu về phát triển chươngtrình giảng dạy ngành An tồn thơng tin tại Hàn Quốc và các chương trìnhgiảng dạy an tồn thơng tin trên thế giới Jung-Duk Kim và Tae-suk Baek chorằng nguồn cung cấp kiến thức về an tồn thơng tin tại các trường đại học cósự chênh lệch trong khu vực và nguồn cung cấp mới về kiến thức an tồnthơng tin khơng đủ để đáp ứng nhu cầu hiện nay Tae Sung Kim và các cộngsự phân tích tổ chức đào tạo ngành An tồn thơng tin: đào tạo đại học niênhạn 04 năm, bậc thạc sĩ và tiến sĩ giúp cung cấp một lực lượng nhân lực về antồn thơng tin sau tốt nghiệp cho Hàn Quốc.

Trang 36

viên xây dựng và định hình khả năng về lĩnh vực an tồn thơng tin trongtương lai Loại hình đào tạo khơng chính quy là đào tạo nghề và cấp chứngchỉ thơng qua các tổ chức

Ngoài ra, báo cáo của Liên minh Châu Âu về đào tạo an tồn thơng tincịn đề cập một cách tiếp cận phổ biến rộng rãi là các khóa học trực tuyếntheo hướng mở (OOC – Open online courses) nhắm tới thành phần tham gia ởdiện rộng và truy cập mở dựa trên Internet Bất kỳ ai chỉ với kết nối Internetcó thể truy cập các khóa học OOC về đào tạo an tồn thơng tin.

Theo NSTSC (2003) [97], chương trình đào tạo ngành An tồn thơng tinsẽ là khóa học liên ngành bao gồm các thành phần luật pháp, chính sách, yếutố con người, đạo đức, quản lý nguy cơ và phần căn bản dựa trên ngành côngnghệ thông tin

Nghiên cứu của Crowley [62] tập trung vào phát triển chương trình đàotạo đảm bảo an tồn thơng tin Nghiên cứu xác định bản chất của đảm bảo antồn thơng tin, vai trị tiềm năng của sinh viên trong nghề nghiệp, các bên liênquan trong giáo dục an tồn thơng tin và nỗ lực phát triển một nhóm kiến thứcchung Quan điểm của tác giả là vấn đề an toàn phụ thuộc phần lớn vào ngữcảnh mà chúng xảy ra, và từ góc độ kỹ thuật, nó rất đa dạng và ln thay đổitừ việc phát hiện ra các lỗ hổng an toàn, đưa ra các bản khai thác đến các loạibiện pháp phòng chống cần thiết Tác giả cũng nêu ra là việc đảm bảo an tồnthơng tin phụ thuộc vào rất nhiều ngành khác nhau Đặc biệt, vấn đề an tồnthơng tin cịn liên quan đến các khía cạnh của tâm lý học, xã hội học, luậtpháp, khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính và quản lý Điều này có nghĩa làan tồn thơng tin là một ngành đa lĩnh vực liên quan đến chuyên môn từ nhiềulĩnh vực khác nhau Từ đó việc xây dựng các chương trình đảm bảo an tồnthơng tin được thực hiện bằng sự kết hợp nhiều khối kiến thức từ các lĩnh vựcphù hợp.

Trang 37

mơ hình đào tạo phát triển tồn diện của sinh viên an tồn thơng tin Mơ hìnhKuzmina-BespalkoPopovsky hoặc KBP, đưa ra một cách tiếp cận để thựchiện một chương trình đào tạo an tồn thơng tin dựa trên các yếu tố về mụctiêu, nội dung, quy trình đào tạo, giảng viên, thị trường việc làm, xu hướngphát triển,…

Trong [34], các tác giả đã sử dụng các chương trình đào tạo ATTT ởNhật Bản như một trường hợp nghiên cứu chi tiết để phân tích các thực tiễnvà phương pháp tốt nhất trong lĩnh vực đào tạo ATTT Dựa trên phân tích nàycác tác giả đã xác định các yêu cầu phải đáp ứng để đảm bảo việc đào tạoATTT hiệu quả Cuối cùng, các tác giả cũng đưa ra một khung chương trìnhđào tạo đáp ứng các yêu cầu này, để tạo điều kiện cho việc đào tạo ATTT cóhiệu quả.

Một trong những lĩnh vực nghiên cứu lớn liên quan đến đào tạo an tồnthơng tin là phát triển và quản lý các bài học thực hành thực tế Các khóa họcvề an tồn, an ninh mạng là một chủ đề đặc biệt cho việc thực hành trênphòng thí nghiệm để thực hiện nhiều giải pháp chính xác Theo Abler và cáccộng sự [50], việc thực hành là cần thiết cho đào tạo an tồn thơng tin TheoAnderson và Krathwohl [51], yêu cầu này cần dành cho các sinh viên ở bậccao nhất, điều này cần để họ thực hành việc phân tích, đánh giá và tạo các giảipháp Kinh nghiệm trong lĩnh vực này giúp sinh viên chuẩn bị tốt hơn để sửdụng các kỹ năng trong thực tế.

Trang 38

tập test và tổng hợp các bài tập hoặc báo cáo

Các nghiên cứu về việc phát triển và quản lý chương trình đào tạo antồn thơng tin: Rất nhiều nghiên cứu đã được cơng bố về việc đưa các kiếnthức an tồn thơng tin vào chương trình giảng dạy cơng nghệ thơng tin và làmthế nào chúng có thể được thực hiện có hiệu quả Một số mơ hình đã được đềxuất, và các nghiên cứu đã được công bố tập trung vào các khía cạnh pháttriển chương trình đào tạo an tồn thơng tin có hiệu quả.

Trang 39

1.1.3 Đánh giá chung và hướng nghiên cứu tiếp theo

1.1.3.1 Đánh giá chung

Như vậy, từ việc tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và thếgiới về quản lý ĐT ngành An tồn thơng tin đáp ứng nhu cầu xã hội, có thểđi đến một số nhận xét chính sau:

- Những thay đổi trong môi trường kinh tế - xã hội đặc biệt là sự bùng nổ

của mạng xã hội thì đặt ra vấn đề phải đáp ứng được yêu cầu về bảo mật và antồn thơng tin cho người dùng, qua đó đã thúc đẩy các trường đại học đầu tưngày càng mạnh vào hệ thống đào tạo ngành An tồn thơng tin Tuy nhiên, sựthành cơng của một hệ thống đào tạo ngành An tồn thơng tin phụ thuộc rấtlớn vào vai trò quản lý cũng như nhiều yếu tố khác như cá nhân, xã hội, vănhóa, cơng nghệ, tổ chức và môi trường…

- Hầu hết các công trình nghiên cứu đã đi vào nghiên cứu cụ thể, các

Trang 40

- Hiện nay các trường đại học ở Việt Nam đã từng bước tiếp cận được

với chương trình đào tạo an tồn thơng tin của một số nước có nền khoa họcphát triển trên thế giới Mặc dù vẫn cịn gặp nhiều khó khăn trong việc triểnkhai và quản lý hoạt động đào tạo ngành An tồn thơng tin song với sự chỉđạo và qn triệt định hướng về quản lý đào tạo ngành An tồn thơng tin củaChính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học được giao nhiệmvụ đào tạo về lĩnh vực an tồn thơng tin đã nghiên cứu ứng dụng phương thứcđào tạo hiện đại vào hoạt động đào tạo của nhà trường với nhiều giải pháp vềquản lý ở tầm vĩ mô và vi mô, tập trung vào các vấn đề về nhận thức của lãnhđạo, năng lực giảng viên, đầu tư công nghệ, quản lý sự thay đổi, đổi mới cơchế chính sách và hoạt động đào tạo

1.1.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo

Xác định được vai trị của đào tạo ngành An tồn thơng tin và quản lýđào tạo ngành An tồn thơng tin trên thế giới và ở Việt Nam trong những nămgần đây đã được quan tâm từ nghiên cứu về lý luận lẫn thực tiễn Mặc dùđược được quan tâm, nhưng tính chất phức tạp và hậu quả nghiêm trọng khixảy ra, do đó địi hỏi cần có nhiều cơng trình nghiên cứu hơn nữa Đối vớiViệt Nam, một đất nước mà công nghệ thông tin chưa được phát triển như cácnước tiên tiến trên thế giới, vì vậy địi hỏi phải nghiên cứu nghiêm túc, đặcbiệt là gắn với trách nhiệm quản lý đào tạo ngành An tồn thơng tin để chấtlượng đào tạo ngày càng nâng cao Vì vậy, luận án cần tiếp tục đi sâu nghiêncứu theo các hướng sau đây:

1 Trên cơ sở nghiên cứu các mô hình quản lý đào tạo ở trong nước vàngồi nước, luận án sẽ phân tích, xem xét ưu nhược điểm của các mơ hình đóvà lựa chọn một mơ hình phù hợp nhất để vận dụng vào quản lý đào tạo cửnhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội ở Việt Nam.

Ngày đăng: 05/07/2023, 17:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w