1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu ở công ty cổ phần may 19

69 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 154,71 KB

Cấu trúc

  • Chương I: Tổng quan về Công ty cổ phần May 19 (1)
    • 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần May 19 (1)
      • 1.1. Giới thiệu về Công ty (1)
      • 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty (1)
        • 1.2.1. Lịch sử hình thành (1)
        • 1.2.2. Quá trình phát triển (2)
      • 1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty (0)
        • 1.3.1. Cơ cấu bộ máy quản trị trong doanh nghiệp (5)
        • 1.3.2. Cơ cấu sản xuất (hệ thống sản xuất) (8)
    • 2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây (0)
    • 3. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần May 19 (14)
      • 3.1. Đặc điểm vế sản phẩm và thị trường cạnh tranh (14)
      • 3.2. Đặc điểm nguồn nhân lực (14)
      • 3.3. Tình hình tài chính của Công ty (16)
      • 3.4. Đặc điểm về công nghệ, máy móc thiết bị, cơ sở vật chất (17)
      • 3.5. Đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm (19)
      • 3.6. Đặc điểm về nguyên vật liệu (20)
      • 3.7. Hệ thống kho nguyên vật liệu, phương tiện vận chuyển (21)
    • 4. Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh tới công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu của Công ty (22)
  • Chương II: Thực trạng công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu ở (24)
    • 1. Sự cần thiết và ý nghĩa của quản trị cung ứng nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần (24)
    • May 19......................................................................................................................24 (0)
      • 2. Tình hình thực hiện công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần May 19 (25)
        • 2.1. Đặc điểm và phân loại nguyên vật liệu tại Công ty (25)
        • 2.2. Dự báo nhu cầu và lượng đặt hàng trong các thời kỳ (26)
        • 2.3. Tình hình nhà cung ứng nguyên vật liệu của Công ty (32)
        • 2.4. Quản trị hệ thống kho lưu trữ nguyên vật liệu (35)
          • 2.4.1. Đặc điểm hệ thống kho lưu trữ nguyên vật liệu của Công ty (36)
          • 2.4.2. Quản trị nguyên vật liệu trong kho của Công ty (37)
          • 2.4.3. Quản trị nguyên vật liệu tại các phân xưởng sản xuất (42)
          • 2.4.4. Quản lý nguyên vật liệu tồn kho (44)
        • 2.5. Tổ chức hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu (45)
      • 3. Đánh giá công tác quản trị của Công ty cổ phần May 19 (47)
        • 3.1. Những ưu điểm của hệ thống quản trị cung ứng nguyên vật liệu (47)
        • 3.2. Những hạn chế cần phải khắc phục và nguyên nhân chủ yếu (50)
  • Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu của Công ty cổ phần May 19 (52)
    • 1. Phương hướng, kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần May 19 trong thời gian tới (0)
      • 1.2. Định hướng phát triển (52)
    • 2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần May 19 (55)
      • 2.1. Củng cố quan hệ với những nhà cung ứng truyền thống, đẩy mạnh việc tìm kiếm những nhà cung ứng mới (55)
      • 2.2. Nâng cấp hệ thống kho tàng, và trình độ MMTB tại kho và các phân xưởng (56)
      • 2.3. Hoàn thiện công tác mua sắm dự trữ và cấp phát nguyên vật liệu (57)
        • 2.3.1. Mua sắm nguyên vật liệu (57)
        • 2.3.2. Công tác bảo quản, dự trữ nguyên vật liệu (58)
        • 2.3.4. Công tác cấp phát, sử dụng nguyên vật liệu (61)
      • 2.4. Xây dựng hệ thống thông tin về quản trị nguyên vật liệu, ứng dụng các phần mềm trong hoạch định nhu cầu và đo, cắt nguyên vật liệu (61)
      • 2.5. Giảm thiểu chi phí kinh doanh nguyên vật liệu (65)
      • 2.6. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ phục vụ công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu và thực hành ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu của công nhân sản xuất (66)
    • 3. Một số kiến nghị với Nhà nước và cơ quan cấp trên (67)

Nội dung

Tổng quan về Công ty cổ phần May 19

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần May 19

1.1 Giới thiệu về Công ty

Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần may 19

Tên tiếng Anh: 19 garment joint stock company Địa chỉ trụ sở chính: Số 311, Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại: 04.5653732 Fax: 04.8.530154

Tài khoản số 05122-630-01 Tại ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội- chi nhánh Điện Biên Phủ

Tài khoản ngoại tệ số: 361-111-055-083 tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Giấy phép kinh doanh số: 11519/GD do Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cấp ngày 21/11/1996

Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp số 1.12.1.058/GP do Bộ Thương mại cấp ngày 21/7/1997

Công ty cổ phần may 19 là một công ty có bề dày trong việc thiết kế, đo may và sản xuất các sản phẩm thuộc ngành may trong nước và xuất khẩu.

Thành lập ngày 01/04/1983 với hơn 24 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, hiện nay Công ty đã có một nguồn lực mạnh mẽ, một vị thế, uy tín trên thị trường hàng may mặc trong nước và nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo sản phẩm mới, may đo trang phục phục vụ các cơ quan ban ngành.

1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty cổ phần may 19 là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Quân chủngPhòng không- Không quân Tiền thân là xí nghiệp nghiệp may đo 19 được thành lập ngày 01/04/1983 theo quyết đinh số 890/QĐ-QP của Bộ trưởng Bộ Quốc phong,

2 định sự tồn tại của mình Công ty đã hoàn thành cổ phần hoá vào tháng 11/2005 trên cở sở công ty 247.

 Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm hàng may mặc, hàng thời trang, bông, vải, sợi, nguyên phụ liệu, thiết bị, máy móc ngành may;

 Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí, hàng điện, điện tử, điện lanh;

 Mua bán và cho thuê phương tiện vận tải;

 Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi;

 Xuất nhập khẩu các sản phẩm và hàng hoá Công ty kinh doanh;

 Cho thuê văn phòng, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi./.

Hoạt động chính của công ty ngày nay đó là sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng về may mặc trên thị trường trong nước và quốc tế như đồng phục ngành trong khối nội chính, complet, áo jắckét, áo sơ mi, quần Nam, Nữ, Jilê…

 Các cơ sở sản xuất:

 Công ty cổ phần may 19( TP Hà nội): Với hơn 1000 lao động là xí nghiệp chuyên sản xuất may đo trong nước và xuất khẩu, có kinh nghiệm nhiều năm trong việc thiết kế, chế tạo các mẫu trang phục mới cho khối cơ quan nội chính, đồng phục văn phòng, công sở…

 Xí nghiệp 247( TP Hồ Chí Minh): Với gần 400 lao động là xí nghiệp chuyên sản xuất hàng may đo, may gia công hàng xuất khẩu cho các khách hàng Bỉ, Nhật,Hàn quốc… và hàng xuất sang thị trường EU…

 Xí nghiệp may liên doanh với Công ty may Việt Tiến với hơn 1.500 lao động chuyên sản xuất hàng quần áo xuất khẩu.

Cùng với sự phát triển của đất nước, Công ty cổ phần may 19 không ngừng vận động và chuyển mình để khẳng định vị thế của mình trên thị trường Trên chặng đường 24 năm phát triển, công ty đã trải qua các dấu móc quan trọng, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, với chiến lược của công ty Gắn với

SV: Phạm Thị Lương QTKD Tổng hợp 46A điều quan trọng đó là sự tận dụng được tối đa các nội lực, nắm bắt được các cơ hội kinh doanh để khăng định vị thế của mình trên thị trường ngày nay Chính sự nhanh nhạy đó đã giúp công ty không ngừng phát trỉên về quy mô uy tín và chất lượng như ngày nay Ngày 01/07/2001,công ty đã được chứng nhận ISO 9001:2000 và triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện.

Các giai đoạn phát triển

Cuối năm 1982 Quân chủng Phòng không- Không quân thành lập trạm may đo

Ngày 1/4/1983 tram may đo 19 chính thức đi vào hoạt động và đây cũng là tiền thân của Công ty Cổ phần may 19 ngày nay( ngày 1/4/1983 được coi là ngày chính thức thành lập công ty và đó là ngày kỷ niệm hàng năm của công ty.)

Khi thành lập trạm có 12 người, cơ sở vật chất thô sơ nghèo nàn, lạc hậu với

15 máy may đạp chân của Sài Gòn và Trung Quốc, trình độ cán bộ quản lý còn thấp, quy mô còn nhỏ bé, sản phẩm chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu Quốc phòng và may quân phục K82 cho sỹ quan cấp tá của Quân chủng Phòng không.

Bằng sự đoàn kết, thống nhất trong toàn đơn vị, phát huy nội lực, sự quan tâm và giúp đỡ của cấp lãnh đạo trạm và có sự phát triển về số lượng và chất lượng.

Giai đoạn 1991-1993 Để đáp ứng nhiệm vụ và sự phát triển chung của trạm, 20/5/1991 Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập xí nghiệp May đo X19 Nhờ vậy mà xí nghiệp có cơ sở để xâm nhập thị trường mới, tận dụng nguồn nhân lực và cơ sở vật chất của xí nghiệp để đáp ứng nhu cầu may mặc động phục cho các ngành khác ngoài quốc phòng và xí nghiệp đã gặt hái đựoc nhiều thành công như đồng phục của Bộ công an, Kiểm lâm, Hải quan, Viện kiểm sát, Quản lý thị trường…

Cùng với sự chuyển đổi của kinh tế đất nước, thực hiện Nghị định của chính phủ ngày 22/7/1993 xí nghiệp chính thức là doanh nghiệp Nhà nứơc, thực hiện hoạch toán kinh tế độc lập Theo Quyết đinh của Bộ quốc phòng, 10/1996 xí nghiệp

4 trong việc năm bắt cơ hội thị trường, công ty đã không ngừng mở rộng thị trường.

Là một doanh nghiệp Nhà nước của Bộ Quốc phòng nhưng tỷ lệ hàng may đo của

Bộ Quốc phòng chỉ chiếm rất ít, khoảng 15%, còn lại doanh nghiệp chủ động tìm kiếm, khai thác các nguồn hàng bên ngoài, ký hợp đồng kinh tế về may đo trang phục cho các đơn vị, tổ chức cá nhân có nhu cầu để tăng doanh lợi bán hàng cho công ty cũng như các khoản đóng góp vào Ngân hàng Nhà nước, có điều kiện để nâng cao đời sống công nhân viên trong công ty Từ năm 1997, công ty đã tham gia nhiều Hội chợ Quốc tế Hàng công nghiệp Việt Nam, với những phần thưởng cao quý doanh nghiệp nhận được cũng động nghĩa với sự ghi nhận thành tích, chất lượng của công ty Đó là 18 huy chương các loại( trong đó 13 Huy chương vàng, 5 Huy chương bạc).

Năm 1999 Công ty đã mạnh dạn tìm kiếm khách hàng nước ngoài và sản phẩm của công ty đã có mặt tại một số nước như Cộng hoà Litva, Đức, Đài Loan… Tháng 7năm2001 Công ty đã áp dụng thành công hệ thôngs quản lý chất lượng toàn diện theo tiêu chuẩn ISO 9001, tháng 11/2001 tổ chức Quarcert cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 cho công ty, vị thế, uy tín của công ty ngày càng nâng cao.

Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần May 19

3.1 Đặc điểm vế sản phẩm và thị trường cạnh tranh

Công ty chuyên may quần tư trang cho các bộ, ban, ngành…trong cả nước. Hàng năm công ty có hợp đồng khá ổn định Công ty đã có những hợp đồng với một số nước như Bỉ, Đức, Nhật Bản,Hàn Quốc, EU…

- Thị trường quân đội: Công ty sản xuất hàng quân tư trang, cho cán bộ chiến sỹ Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ tư lênh, bộ đội Biên phòng, một số bệnh viện quân đội và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang khác

- Thị trường đồng phục các ngành: Bộ công an, Viện Kiểm sát, Kiếm lâm, Hải quan, Toà án, Thị hành án, Điện lực, Hàng không dân dụng, Đường sắt, Quản lý thị trường và các đơn vị trong khối nội chính khác.

- Thị trường may mặc dân sinh: Sản xuất và cung cấp sản phẩm cho thị trường may mặc dân sinh Hiện nay sản phẩm của công ty đã có mặt trên thị trường

64 tỉnh thành trong cả nước và cả thị trường nước ngoài.

Các đối thủ cạnh tranh hiện tại của công ty

Công ty đã tích cực tìm kiếm thị trường thông qua việc tham gia hội trợ triển lãm, hội nghị khách hàng, tăng cường mạng lưới tiêu thụ sản phẩm và một loạt các công cụ hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm Hiện tại các đối thủ cạnh tranh chính trong ngành của Công ty là Công ty Dệt may 7, Công ty 32, Công ty 3/2, Công ty 28, Công ty May 19/5…

3.2 Đặc điểm nguồn nhân lực

Tổng số lao động hiện nay có 3.010 công nhân ( trong đó công ty quản lý trực tiếp1.590 công nhân, liên doanh với Việt Tiến từ năm 1997 đến nay với 1.420 công nhân)

Trong lĩnh vực sản xuất: 2.790 công nhân, ngoài ra cán bộ chuyên môn 128 người và trong lĩnh vực kinh doanh 92 người

SV: Phạm Thị Lương QTKD Tổng hợp 46A

Bảng2:Cơ cấu lao động trong Công ty cổ phần May 19

Trụ sở chính Công ty cổ phần May 19 1.200

Công nhân kỹ thuật, công nhân có tay nghề (4/6) 370/1.200

Bình quân bực thợ toàn công ty 2,5/6

Nguồn: Phòng kế hoạch Công ty cổ phần May 19 - Bộ Quốc Phòng

Là một Công ty may nên lao động nữ trong Công ty chiếm tới 70% tổng số lao động trong Công ty và đa số trẻ về tuổi đời và tay nghề, Công ty luôn chú trọng tới việc đào tạo, giải quyết chế độ thai sản, ốm đau, điều kiện lao động…để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra lien tục và có hiệu quả.

Lao động gián tiếp trong Công ty chiếm 7,5% trên tổng số lao động, như vậy có thể nói Công ty có cơ cấu lao động hợp lý, cùng với cơ cấu trình độ như bảng trên tạo điều kiện cho quản lý nhân sự, tăng hiệu quả kinh doanh. Đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật của công ty có năng lực điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh Đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ thiết kế, khả năng chế tạo các mẫu mới phù hợp với yêu cầu khách hang và thị trường.

Công nhân lao động có tay nghề cao, có khả năng cắt may các sản phẩm cao cấp như: đồng phục các ngành, complê, veston, măngto, áo jắckét, jilê bán nội địa và xuất khẩu.

Có đựoc những kết quả đó có thể nói Công ty đã có những bước đi đúng đắn,

16 những giải pháp kịp thời sau khi cổ phần hoá.

- Công ty đã thực hiện tổ chức thi tay nghề để giảm biên chế, khuyến khích cán bộ công nhân viên sắp đến tuổi nghỉ hưu về hưu sớm Buộc thay nghề những người có tay nghề kém và không có tinh thần trách nhiệm trong công việc Công ty chủ động tuyển dụng những người có trình độ, năng lực và đạo đức tốt vào những vị trí phù hợp để họ phát huy hết những khả năng sáng tạo và cống hiến cho Công ty nhiều hơn.

- Công ty đã tổ chức lại bộ máy quản ký tinh gọn hơn, phù hợp với thời kỳ mới. Cán bộ quản lý được đề cử phải là người có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm và là người có cổ phần trong Công ty để nâng cao tinh thần làm chủ của họ hơn nữa. Cán bộ đoàn và ban kiểm soát nằm trong từng tổ, xưởng sản xuất và cả các phòng ban, giúp cho cán bộ công nhân viên giám sát lẫn nhau trong công việc nên các phòng ban luôn phải làm đúng công việc của mình.

- Chế độ thưởng phạt đựợc xác lập một cách cụ thể và do công đoàn đảm nhiệm nên cán bộ công nhân viên trong Công ty rất hào hứng và có tâm lý thoải mái,an tâm làm việc.

Với bộ máy Công ty thường xuyên kiện toàn, đến nay Công ty đủ mạnh để đáp ứng được yêu cầu trong công tác quản lý và phục vụ sản xuất kinh doanh, đem lại hiệu quả hoạt động cao cho doanh nghiệp.

3.3.Tình hình tài chính của Công ty

SV: Phạm Thị Lương QTKD Tổng hợp 46A

Bảng1: Cơ cấu vốn kinh doanh Đơn vị: 1000đ

Hàng năm công ty có hế hoạch thường xuyên bổ sung nguồn vốn thông qua nhiều nguồn vốn khác nhau: vốn tự có, vốn chiếm dụng khách hang, vốn vay ngân hàng Tổng số vốn kinh doanh hàng năm của công ty cũng tăng theo sự phát triển của công ty Sự phân bổ giữa vốn lưu động và cố định lệch nhau khá nhiều do công ty đã chú trọng nhiều đến việc đầu tư cho máy móc thiết bị, nhà xưởng Công ty đã thu hut được nhiều cổ đông tham gia góp vốn để phát triển kinh doanh Công việc kinh doanh của công ty đang trên đà phát triển, được thể hiện qua sự tăng lên của các chỉ tiêu: doanh thu, lợi nhuận, thu nhập bình quân của lao động… Qua bảng trên có thể thấy doanh thu của Công ty liên tục tăng qua các năm Số vòng quy vốn kinh doanh cung tăng chứng tỏ doanh nghiệp đã và đang sử dụng vốn một cách có hiệu quả hơn.

3.4.Đặc điểm về công nghệ, máy móc thiết bị, cơ sở vật chất

Công ty cổ phần May 19 với tổng diện tích mặt bằng là 10.500m 2 bao gồm một cửa hàng giới thiệu sản phẩm, một khu văn phòng 2 từng với các phòng ban hành chính,các phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng kế toán, được bố trí mở, giúp tiết kiệm diện tích, thuận lợi trong trao đổi thông tin 3 khu phân xưởng sản xuất, 2 kho nguyên vật liệu và thành phẩm Để đáp ứng tốt kế hoạch sản xuất, trong nhưng năm

Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh tới công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu của Công ty

Công ty cổ phần May 19 trực thuộc Bộ Quốc Phòng nên hoạt động của công ty vừa mang tính chất kinh tế vừa mang tính chất chính trị Doanh nghiệp cung đang phải đối mặt với tính chất cạnh tranh của thị trường, tuy nhiên mức độ thấp hơn so với các doanh nghiệp may khác Nhu cầu sản xuất của Công ty phụ thuộc vào yêu cầu trang bị trang phục cho của ngành hay số lượng cán bộ chiến sĩ tăng lên Công ty luôn nhận được sự quan tâm của Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không- Không quân Là một doanh nghiệp hoạch toán độc lập có tư cách pháp nhân, công ty mở tài khoản riêng và được pháp luật bảo vệ Công ty ngày đã tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường, sản phẩm của công ty ngày càng đa dạng, khách hàng đến với công ty cũng đa dạng hơn

Trong điều kiện hội nhập nền kinh tế Thế giới và khu vực tạo ra nhiều cơ hội, thời cơ thuận lợi cho Công ty có thể mở rộng thị trường, cạnh tranh với các sản phẩm dệt may của nhiều nứơc, có cơ hội phát triển, khẳng định mình Tuy nhiên nó cũng đem lại nhiều khó khăn, thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam và Công ty cổ phần May 19 nói riêng: việc xoá bỏ hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may vào

Mỹ, EU tạo ra áp lực cạnh tranh lớn về giá, cạnh tranh về quy mô, chất lượng với một số nước như Trung Quốc và một số nước Châu Á khác Do vậy mỗi doanh nghiệp trong nước cần chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua các phương tiện như: mạng Internet, đài, báo… để tìm kiếm thông tin về thị trường; tham gia các hội chợ; mở đại lý, có thể thông qua đội ngũ Việt Kiều để hợp tác, mở văn phòng thương mại, phòng trưng bầy sản phẩm tại các thị trường chủ lực như

Ngoài ra, trong môi trường hội nhập, mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên Thế giới, khách hàng quốc tế cũng đang ngày càng lớn và đang là mục

SV: Phạm Thị Lương QTKD Tổng hợp 46A tiêu phát triển của doanh nghiệp, nhưng với quy mô còn nhỏ thì việc đáp ứng các đơn hàng lớn, thời gian giao hàng gấp đang là một thách thức đối với doanh nghiệp, các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ chiếm ưu thế hơn.

Là một doanh nghiệp Nhà nước trong quân đội nhưng sau cổ phần Công ty không được bao cấp về yếu tố đầu vào, phải tự tìm kiếm káhch hàng và thị trường để tồn tại và phát triển Điều này cũng là thách thức rất lớn đối với Công ty trong việc tìm kiếm khách hàng, tổ chức sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả để đứng vững trên thị trường Công ty cũng phải chịu sự cạnh tranh và đối mặt với những thách thức mà thị trường dệt may nói chung đặt ra.

Thực tế trong những năm qua, do là Doanh nghiệp Quân đội, mọi hoạt động quảng cáo của Công ty đều phải thông qua yếu tố cấp trên và bị ràng buộc bởi yếu tố chính trị,quân sự nên việc quảng bá thương hiệu của Công ty chưa được thực hiện nhiều Do vậy, thương hiệu của Công ty mới chỉ dừng ở khối nội chính và thực tế còn hạn chế nhiều trên thị trường Việc tùng ra thị trường các sản phẩm mới còn nhiều khó khăn trong quá trình thông tin về sản phẩm, về doanh nghiệp. Đó là những thách thức mà môi trường kinh doanh đặt ra Công ty cần có những kiến nghị lên Nhà nước, Bộ quốc phòng, Bộ công nghiệp hay các tổ chức hành chính để có những giải pháp khắc phục những hạn chế trên, vượt qua những thách thức Đó là việc đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh cho Công ty, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh để doanh nghiệp yên tâm hoạt động, nắm lấy những cơ hội trên thị trường.

Thực trạng công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu ở

Sự cần thiết và ý nghĩa của quản trị cung ứng nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần

Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra một cách nhịp nhàng, đúng tiến độ, cân đối và đều đặn Do đó, quản trị cung ứng nguyên vật liệu là một khâu quan trọng của Công ty cổ phần May 19

Hoạt động cung ứng nguyên vật liệu bao gồm 2 nhiệm vụ chính là mua và lưu trữ bảo quản nguyên vật liệu Thực tế cho thấy việc cung ứng đầy đủ kịp thời chủng loại nguyên vật liệu với giá cả hợp lý, đảm bảo chất lượng, số lượng, mặt hàng đồng thời tiết kiệm trong quá trình sử dụng theo đúng định mức đã góp phần không nhỏ vào việc giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và tiết kiệm vốn lưu động cho Công ty, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Công ty

Thực hịên tốt công tác nghiên cứu thị trường, tìm ra những nhà cung ứng tốt và giữ mối quan hệ thường xuyên với họ là công việc mà quản trị cung ứng nguyên vật liệu đang phải làm Ngoài ra, Công ty cần thực hiện tốt công tác lưu trữ và bảo quản nguyên vật liệu, máy móc thiết bị theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đúng với kế hoạch sữa chữa đại tu, lắp mới, đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh diễn ra đúng tiến độ, tránh tình trạng ngừng máy đột ngột hoặc tắc nghẽn trong dây chuyền sản xuất. Đối với ngành may nói chung và Công ty cổ phần May 19 nói riêng thì công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu có vai trò đặc biệt quan trọng, đảm bảo cho việc sản xuất diễn ra một cách thông suốt, đáp ứng kịp các đơn hàng theo đúng chủng loại, thời gian và chất lượng Không những thế còn giúp Công ty giảm được chi phí sản xuất, tăng thêm lợi nhuận và hoàn thành nhiệm vụ kinh tế chính trị của công ty đối với khách hàng, với Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không- Không quân và nghĩa vụ đối với Nhà nước Điều đó còn góp phần nâng cao đời sống của cán bộ

SV: Phạm Thị Lương QTKD Tổng hợp 46A

2 Tình hình thực hiện công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần May 19

2.1 Đặc điểm và phân loại nguyên vật liệu tại Công ty:

Là một doanh nghiệp chuyên về lĩnh đo may đồng phục ngành, và các sản phẩm may mặc khác, do vậy vật liệu của công ty rất đa dạng và phong phú, tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau, chẳng hạn như: , vải,sợi, chỉ, ,kim may, các loại khoá, nẹp, dây mex, bao bì Mỗi số loại nguyên vật liệu đều có đặc điểm riêng. Một số loại nguyên vật liệu không có khả năng bảo quản được trong một thời gian dài, chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu Sự đa dạng của nguyên vật liệu kéo theo nhu cầu bảo quản chúng rất phức tạp Tính phức tạp của công việc bảo quản nguyên vật liệu của Công ty không chỉ do số lượng lớn của từng loại vật liệu mà còn do tính chất lý hoá của chúng

Thứ nhất phải kể đến nguyên vật liệu chính của Công ty bao gồm các loại vải.

Về mặt chi phí chúng chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và trong giá thành sản phẩm (70%) Vải thường được đóng thành kiện trong quá trình vận chuyển và bảo quản tại kho Loại nguyên vật liệu có đặc điểm là dễ hút ẩm khi để ngoài không khí nên trọng lượng của chúng phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và bảo quản Do đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật, Vải được nhập từ hai nguồn chính là nội địa và trong nước, nhưng chủ yếu là nội địa với những nhà cung ứng thường xuyên củaCông ty Việc nhập nguyên vật liệu của Công ty cũng tuy theo yêu cầu của khách hàng Vì vậy, vấn đề vận chuyển và bảo quản không tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và thông số kỹ thuật cho quá trình sản xuất sản phẩm Với đặc điểm này nguyên vật liệu đã được tính toán một cách chính xác khi nhập để phản ánh đúng giá trị thực nhập và thanh toán kết hợp với việc xây dựng kho thông thoáng khô ráo.Nguyên vật liệu cho ngành may mặc hiện nay của nước ta đang rất thiếu, mới chỉ đáp ứng đựơc hơn 20% cho nhu cầu trong nước, chủ yếu phải nhập khẩu, do đó nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may trong nước Nước ta đang phấn đấu trong tương lai gần có thể đáp ứng được 30% nhu

26 cầu Hy vọng rằng, nguồn nguyên liệu này sẽ giúp cho Doanh nghiệp dệt may nói chung và Công ty nói riêng có thể giảm được chi phí thu mua nguyên vật liệu của mình, và với chất lượng tốt hơn. Để giúp cho quá trình sản xuất được hoàn thiện phải kể đến các loại vật liệu gián tiếp bao gồm: chỉ, hoá chất, phụ liệu( cúc, khoá, mex, dây…), vật tư bao gói( Nẹp chữ U, vành chống bẹp, hòm carton, khuyên parafin…) Mỗi loại vật liệu đều có đặc điểm riêng, quyết định đến mức dự trữ và bảo quản Ví dụ như hoá chất được mua dự trữ trong một khoảng thời gian xác định để tránh việc mất mát, tránh ánh sáng trực tiếp

Do đặc điểm khác biệt cụ thể của từng loại nguyên vật liệu như đã nói ở trên,và dựa vào tình hình thực tế các hợp đồng ký kết với khách hàng, công ty có kế hoạch thu mua nguyên vật liệu một cách hợp lý để dự trữ cho sản xuất và vừa để hạn chế ứ đọng vốn, giảm tiền vay ngân hàng Công tác quản lý nguyên vật liệu được đặt ra là phải bảo quản và sử dụng tiết kiệm đạt hiệu quả tối đa đặc biệt là nguyên vật liệu chính Hiểu rõ được điều này công ty đã tổ chức hệ thống kho tàng trữ nguyên vật liệu hợp lý và gần các phân xưởng sản xuất để tạo điều kiện thuật lợi cho việc vận chuyển và cung ứng vật liệu cho sản xuất một cách nhanh nhất Hệ thống kho đều được trang bị khá đầy đủ: phương tiện cân đo, đong đếm để tạo điều kiện tiến hành chính xác khi giao nhận vật liệu.

2.2.Dự báo nhu cầu và lượng đặt hàng trong các thời kỳ

Nguyên vật liệu là yếu tố vật chất đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh hoàn thành nhiệm vụ Nên việc hoạch đinh nhu cầu nguyên vật liệu là khâu quan trọng trong công tác cung ứng nguyên vật liêu Căn cứ kế hoạch hoạt động sản xuất kinh, xây dựng đơn vị của Công ty được Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không- Không quân phê duyệt, căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây và tinh hình thực tế trong năm, hàng năm Công ty thường lập kế hoạch nhu cầu cho từng quý trong năm Tuy nhiên có thể nói, do Công ty sản xuất theo hợp đồng ký kết được nên lượng nhập khẩu của Công ty là thường xuyên và theo từng đơn hàng lớn, để đáp ứng đúng tiêu chuẩn về chủng loại và chất lượng.

SV: Phạm Thị Lương QTKD Tổng hợp 46A

Công ty có mối quan hệ thường xuyên với nhiều nhà cung ứng lớn, điều đó tạo thuận lợi cho Công ty có nguồn nguyên liệu thường xuyên và ổn định Tuy nhiên việc nhập nguyên vật liệu thường xuyên cũng có nhiều bất cập và có thể gây tốn kém cho Công ty nếu lượng đặt hàng là nhỏ, và có thể không đáp ứng tốt thời gian để Công ty hoàn thành đơn hàng Vì thế Công ty luôn có kế hoạch dự phòng nguyên vật liệu căn cứ vào tình hình thực tế và khả năng mở rộng sản xuất của Công ty. Căn cứ vào định mức sử dụng nguyên vật liệu của từng sản phẩm để đề ra kế hoạch nhập các loại nguyên vật liệu.

Ví dụ về định mức phụ liệu trên một sản phẩm áo jắcket của Công ty cổ phần May 19

Bảng 3: Định mức phụ liệu trên một sản phẩm Định mức phụ liệu / một sản phẩm:

TT TÊN PHỤ LIỆU ĐVT ĐỊNH MỨC GHI CHÚ

5 Lót nỉ - fleece rn tip m 0.48 0.47

23 Dây luồn chun Black/Red m 2.5 2.5

24 Chốt mũ + kẹp chốt mũ c 2+2 2+2

26 Thẻ bài Northmile sp c 1 1 Đối với các sản phẩm sản xuất toàn bộ như: Dầy, dây lưng, mũ…nguyên vật liệu chính của Công ty bao gồm các loại vải, da, mex , nguyên vật phụ: chỉ, đinh…

Cả hai loại nguyên vật liệu đều do Công ty đảm nhiệm mua dựa trên bảng kế hoạch sản xuất và định mức vật tư cho mỗi sản phẩm Ngoài ra do đặc điểm là sản xuất hàng may mặc đồng phục ngành nên có nhiều sản phẩm do số lượng nhỏ hoặc đặc biệt nên Công ty thuê gia công bên ngoài hoặc nhập nguyên chiếc từ các cơ sở khác để đảm bảo sản phẩm đồng bộ cho ngành đó.

 Phương pháp tính toán nhu cầu nguyên vật liệu

Công ty cổ phần May 19 với loại hình sản xuất hàng loạt và sản xuất với nhiều loại sản phẩm khác nhau Do đó có những sản phẩm được sản xuất bởi nhiều loại vật liệu khác nhau và mỗi loại vật liệu lại đựơc dùng để sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau Ở Công ty cổ phần May 19 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tham gia vào sản xuất bao gồm: nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế…dùng cho sản xuất trong kỳ được tập hợp theo từng sản phẩm sản xuất.

SV: Phạm Thị Lương QTKD Tổng hợp 46A

Giá trị vật liệu mua vào để sản xuất đựơc tính bằng giá mua vào( bao gồm cả thuế, vận chuyển) chưa có thuế giá trị gia tăng( Công ty tính theo phương pháp khấu trừ).

Các mặt hàng vật tư sẽ có đơn giá để tính thành tiền còn các mặt hàng của bên gia công cung cấo sẽ không có đơn giá Do đó khi kế toán nhập các chứng từ xuất kho vào máy tính xong, chương trình kế toán trên máy sẽ tính được giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền Đối với phụ liệu: do đặc điểm riêng của sản phẩm may nên vật liệu phụ ( cúc, chỉ, nhãn, mác,…) thường đi kèm với nguyên vật liệu chính để phục vụ từng loại sản phẩm cụ thể Vật liệu phụ của Công ty cũng chia làm 2 loại:

- Loại được cấp chỉ theo dõi về mặt số lượng nhập, xuất nguyên vật liệu chính.

- Loại do Công ty tự mua về theo dõi cả số lượng và giá trị được hoạch toán vào chi phí phụ liệu.

 Xác định lượng đặt hàng, thời gian đặt hàng

Khi ký kết được các hợp đồng đặt may của các ngành, hay có kế hoạch của cấp trên giao xuống mà có sẵn nguyên vật liệu chính trong kho, thì Công ty chỉ việc nhận lệnh, vật tư và thực hiện sản xuất.Còn trong trường hợp khác thì xác định lượng đặt hàng và là hoạt động gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm

Lập nhu cầu cung cấp vật tư

Nhập kho nguyên vật liệu

Lập dự toán sản xuất

Lựa chọn đơn vị cung ứng có trong danh sách

Kí kết hợp đồng và mua hàng

Duyệt Kiểm tra tồn kho

Nhập kho nguyên vật liệu

Kí kết hợp đồng và mua hàng

Sơ đồ 3: Quy trình mua nguyên vật liệu( thiếu)

Nhiệm vụ:- Phòng kế hoạch vật tư Đủ, xuất

- Phòng kế hoạch vật tư

- Phòng tài chính kế toán

- Phòng kế hoạch vật tư

- Phòng kế hoạch vật tư

- Phòng kế hoạch vật tư

- Phòng kế hoạch vật tư

- Phòng kế hoạch vật tư, Không đạt

Phòng kỹ thuật & Nhà cung ứng Xử lý Đạt

SV: Phạm Thị Lương QTKD Tổng hợp 46A

Không như các công ty may khác, dự báo nhu cầu trong năm và lập kế hoạch sản xuất, từ kế hoạch đó có thể dựa vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu để lập kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu cho từng thời kỳ Tại Công ty cổ phần May 19 lập kế hoạch sản xuất chỉ khi có đơn hàng hoặc có nhu cầu sản xuất sản phẩm Lượng nguyên vật liệu cần mua sắm thường được xác định bằng lượng nguyên vật liệu cần để sản xuất ra số sản phẩm theo đơn hàng hoặc theo kế hoạch sản xuất và đấy cũng là lượng dự trữ tối thiểu mà Công ty cần có Khi xuất hiện nhu cầu nguyên vật liệu, phòng Kế hoạch vật tư lập nhu cầu nguyên vật liệu đưa đến thủ kho kiểm tra vật liệu tồn trong kho nếu thấy đủ so với yêu cầu thì xuất nếu không đủ thì lập kế hoạch lựa chọn nhà cung ứng và làm thủ tục mua sắm thêm nguyên vật liệu Theo sơ đồ trên có thể thấy kế hoạch của Công ty khá hợp lý, khoa học, giúp Công ty giảm bớt được chi phí lưu kho, chi phí cho hoạt động bảo quản, chi phí hao hụt hao mòn, bảo quản Tuy nhiên, có thể nói cách làm này có thể dẫn đến tình trạng không đáp ứng kịp đơn hàng, vì đơn hàng thay đổi theo từng thời kỳ, nếu đơn hàng quá lớn mà thời điểm đó trong kho không có sẵn nguyên vật liệu cần thì đây sẽ là khó khăn lớn của doanh nghiệp Mặt khác, nhập nguyên vật liệu theo đơn hàng dẫn đến phức tạp, công việc chồng chéo, vì các đơn hàng là khác nhau với số lượng nhiều ít khác nhau, cần các loại nguyên vật liệu khác nhau Những khó khăn này dẫn đến có nhiều đơn hàng của Công ty không được thực hiện đúng kế hoạch mà thường chậm hơn một tuần đến nửa tháng, việc nguyên vật liệu không đáp ứng kịp còn có thể dẫn đến tăng thời gian máy móc ngừng hoạt động, lao động không có đủ việc để làm, chi phí vận chuyển tăng cao… Việc này đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của Công ty, uy tín đối với khách hàng việc nguyên vật liệu không đáp ứng kịp có thể dẫn đến tăng thời gian máy móc ngừng hoạt động, lao động không có đủ việc để làm…Do đó làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty

Ngoài những khó khăn trên thì thị trường nguyên vật liệu cũng rất bất ổn, chất lượng vải thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường trong nước,nguyên vật liệu thường phải nhập khẩu từ nước ngoài

 Quản trị chi phí nguyên vật liệu

Chi phí nguyên vật liệu là tổng chi phí bao gồm: chi phí mua tính theo đơn giá, chi phí liên quan đến công tác nghiên cứu thị trường và đàm phán, chi phí vận chuyển, bảo quản…Nhiệm vụ của nhà quản trị nguyên vật liệu là phải tính toán chi phí với độ chính xác càng cao càng tốt nhằm quản lý nguyên vật liệu sử dụng nguyên vật liệu một cách hiệu quả hơn nhằm tối thiểu hoá chi phí trên cơ sở các yêu cầu về mặt chất lượng, quy cách…đảm bảo tuân thủ chính sách mua sắm NVL, thực hiện tính toán, so sánh, phân tích, đánh giá chi phí này qua các thời kỳ khác nhau nhằm tìm ra những xu hướng thay đổi tích cực và tiêu cực, phát hiên nguyên nhân, khắc phục hậu quả.

2.3.Tình hình nhà cung ứng nguyên vật liệu của Công ty

Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu của Công ty cổ phần May 19

Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần May 19

ở Công ty cổ phần May 19

Nguyên vật liệu là yếu tố quyết định trong quá trình sản xuất, nó trực tiếp tạo ra thực thể sản phẩm và chiếm tới 70-80% giá trị của một sản phẩm.Tổ chức tốt công tác cung ứng nguyên vật liệu giúp các hoạt động của Công ty diễn ra liên tục và đạt hiệu quả cao Không chủ động trong hoạt động được nguyên vật liệu thì kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty đều phải ngừng so thiếu nguyên vật liệu hoặc phải mau với giá cao mà chất lượng chưa chắc đã đảm bảo, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Công ty Hiện nay trên thị trường, ngành may mặc đang phát triển rất mạnh, các công ty liên tiếp được thành lập tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, không những thế còn phải cạnh tranh với các công ty nước ngoài Trong tình hình đó, Công ty phải chủ động mua sắm dự trữ quản lý nguyên vật liệu một cách hợp lý Chính vì thế Công ty cần thực hiện:

2.1.Củng cố quan hệ với những nhà cung ứng truyền thống, đẩy mạnh việc tìm kiếm những nhà cung ứng mới

Giải pháp này nhằm mục đích ổn định hơn tình hình sản xuất của công ty, giảm thiểu ảnh hưởng của yếu tố bán động của thị trường, yếu tố cạnh tranh, giá cả tác động xấu đến nguồn nguyên liệu cho doanh nghiệp Việc củng cố quan hệ với các nhà cung ứng truyền thống là một trong những quan điểm trong quản trị chuỗi cung ứng hiện đại, đôi bên cùng có lợi Điều đó giúp công ty ổn định nguồn nguyên liệu Ngoài ra công ty cần quan tâm hơn trong việc nghiên cứu, tìm kiếm nhà cung ứng, giúp công ty chủ động trong việc lựa chọn nhà cung ứng, mức giá, tránh được rủi ro khi có biến động

Hiện nay có thể nói tình hình kinh doanh của Công ty chủ yếu nhờ vào uy tín lâu năm của mình, chủ yếu nhờ vào khách hàng truyền thống trực tiếp tìm đến hợp tác cùng Công ty trong khi Công ty hầu như chưa chú ý đến công tác nghiên cứu thị trườn, công tác tìm kiếm cũng nhu thu hút khách hàng mới cũng như nhà cung ứng

56 mới Điều này là nguyên nhân làm cho Công ty bị bị động chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, bị động trong công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong đó bao gồm kế hoạch nguyên vật liệu, làm giảm hiệu quả công tác quản trị nguyên vật liệu Trong khi hầu hết các các đối thủ cạnh tranh mới của Công ty đều tiến hành các biện pháp Marketing, xúc tiến bán hàng một các phong phú, bài bản và có quy mô Và kết quả đã thu hút được rất nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, đang dần đe doạ vị thế của Công ty cổ phần May 19 Hiện nay Công ty đã dung những phương tiện truyền thông hiện đại nhằm nghiên cứu thị trường đầu vào, chủ động cung cấp thông tin cho các nhà cung ứng nguyên vật liệu nhưng điều này thực sự được áp dụng với các khách hàng của mình, tuy vậy đây là một điều kiện tiền đề thuận lợi để Công ty sử dụng các biện pháp Marketing, xúc tiến bán hàng, quảng cáo về mình nhằm chủ động cung cấp thông tin không những chỉ cho các nhà cung ứng nguyên vật liệu mà cho cả những khách hàng mới có nhu cầu may mặc sản phẩm của công ty quan tâm Vì thế để trực tiếp tồn tại, phát triển ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm thiểu các tác động xấu đến công tác quản trị nguyên vật liệu nói riêng cũng như tăng vị thế của Công ty trên thị trường.

2.2 Nâng cấp hệ thống kho tàng, và trình độ MMTB tại kho và các phân xưởng

Hệ thống kho tàng của Công ty đã được xây dựng lâu nên có nhiều bất cập, thị trường của Công ty ngày càng mở rộng, nên nhu cầu về nguyên vật liệu ngày càng tăng Vì vậy đòi hỏi phải mở rộng năng lực hệ thống kho chính nhằm cân đối nhu cầu dự trữ với quy mô kho, cân đối giữ hệ thống kho tàng và quy mô sản xuất của các phân xưởng, đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra tục.

Việc nâng cấp quy mô hệ thống kho tàng sẽ có tác động lâu dài đến hoạt động dự trữ NVL Do đó xây dựng các phương án nâng cấp hệ thống kho tàng cần phải chú ý, đảm bảo các yêu cầu về sự phù hợp và sự linh hoạt trong điều chỉnh quy mô, yêu cầu về điều kiện bảo quản và điều kiện an toàn, cần tham khảo các mô hình kho tàng để lựa chọn mô hình hợp lý nhất cho Công ty mình cả về mặt kỹ thuật va chi phí Công ty phải xem xét chi phí mở rộng kho tàng và lợi ích mà nó mang lại trong tương lai

SV: Phạm Thị Lương QTKD Tổng hợp 46A

Song song với việc mở rộng, nâng cấp hệ thống kho tàng là việc đầu tư trang thiết bị kho tàng phụ đầy đủ, có chất lượng với chi phí đầu tư hơp lý, phù hợp vơi quy mô, đảm bảo phục vụ một cách hiệu quả công tác bảo quản, kiểm kê, phục vụ kho tàng và vận chuyển nội bộ Vì mỗi loại nguyên vật liệu sử dụng một loại trang thiết bị với phương thức bảo quản khác nhau nên việc mua sắm trang thiết bị phải dựa trên tỷ trọng dự trữ nguyên vật liệu thường xuyến, không thể mua sắm trang thiết bị một cách bừa bãi theo cảm tính mà phải nghiên cứu cụ thể các chỉ tiêu dự trữ kế hoạch của từng loại nguyên vật liệu để mua sắm các loại trang thiết bị kho như các giá đỡ, kệ, xe trượt vận chuyển nguyên vật liệu, xe nâng, quạt thông gió… một cách phù hợp nhất, tránh tình trạng có loại trang thiết bị thì dôi dư, không dùng đến…Nên ưu tiên các trang thiết bị đa năng dùng để bảo quản nhiều nguyên vật liệu, cũng như các loại trang thiết bị có thể sử dụng thuận tiện để vận chuyển nội bộ, nhu các loại xe kéo tay, các kệ có bánh di chuyển được dễ dàng…vừa tiện dụng, vừa tiết kiệm Trang thiết bị kho cần được sắp xếp hợp lý căn cứ vào những khu chứa nguyên vật liệu đã quy định và thường xuyên tu sửa, bảo quản trang thiết bị, kéo dài thời gian sử dung, phát huy hết công suất của chúng.

2.3 Hoàn thiện công tác mua sắm dự trữ và cấp phát nguyên vật liệu 2.3.1.Mua sắm nguyên vật liệu

Công tác tổ chức mua sắm nguyên vật liệu: của Công ty chủ yếu do phòng kế hoạch vật tư thực hiện và có sự liên hệ với bộ phận kỹ thuật và bộ phận KCS Công ty cần phân rõ quyền hạn và trách nhiệm đối với từng bộ phận để dễ theo dõi, xử lý sai sót, tránh để tình trạng chồng chéo, không rõ rang đến khi có sai sót không rõ nguyên nhân để quy trách nhiệm Bộ phận nào khi mua cũng cần kiểm tra, bám sát khâu mua, vận chuyển, nhận nguyên vật liệu Kiểm tra số lương, chất lượng, chủng loại của từng lô hàng xem có đúng theo hợp đồng không Nếu có kém phẩm chất,hoặc thời gian giao hàng không đúng kế hoạch thì Công ty có quyền đổi lại hoặc đền bù, tránh thiệt hại cho Công ty.Việc kiểm tra nguyên vật liệu được ban kiểm nghiệm gồm đại diện phòng Kế hoạch vật tư, nhân viên phòng KSC và thủ kho Ban kiểm nghiememj kiểm tra và lập 2 biên bản kiểm nghiệm và 1 giao cho phòng kế hoạch vật tư, 1 giao cho phòng tài chính kế toán Trường hợp nguyên vật liệu không

58 đúng theo hợp đồng, lập thêm một liên kèm theo chứng từ liên quan gủi cho đơn vị bán vật tư để giải quyết Còn nếu nguyên vật liệu không sai sót thì tiến hành nhập kho theo thủ tục.

Ban lãnh đạo Công ty nên có quy chế phạt đối với những cá nhân phân xưởng mua nguyên vật liệu không đạt yêu cầu cũng như kịp thời khen thưởng những cá nhân, đơn vị có công trong việc tìm nguồn nguyên liệu tốt, giảm được chi phí nguyên vật liệu hay có những sáng tạo mới liên quan đến việc quản lý sử dụng nguyên vật liệu một cách hiệu quả mà Công ty có thể ứng dụng

2.3.2.Công tác bảo quản, dự trữ nguyên vật liệu

Tất cả các nguyên liệu, hàng hóa doanh nghiệp mua được không phải đều có cùng một tầm quan trong như nhau: thiếu một số loại này thì làm tê liệt doanh nghiệp; một số khác lại quá đắt; một số khác lại khó mà có được (thời hạn chế tạo, giao hàng, số lượng người cung ứng hạn chế) Từ đó việc quản trị cung ứng cần phải được lựa chọn Doanh nghiệp cần phải chú ý nhiều vào những sản phẩm quan trọng, do vậy cần phải sắp xếp các mặt hàng dự trữ để xác định những phương pháp quản trị có hiệu quả nhất

Nguyên vật liệu của công ty gồm nhiều chủng loại khác nhau với số lượng, chất lượng và cần những phương thức bảo quản khác nhau Chính vì thế, để bảo quản tốt cần phân loại chúng một cách hợp lý, để có phương pháp bảo quản tốt, tránh mất mát, hao hụt, hư hỏng Hiện nay Công ty mới chỉ nhận nguyên vật liệu về, sắp xếp theo từng chủng loại tùy thuộc vào diện tích còn trống nên khả năng kiểm soát thấp, gây mất thời gian

Công ty có thể sử dụng phương pháp phân loai nguyên vật liệu theo phương pháp phân tích 20/80 hoặc phương pháp phân loại ABC.

+Phân tích 20/80: Nguyên tắc: doanh nghiệp thực hiện khoảng 80% doanh số chỉ với 20% lượng khách hàng của mình và ngược lại 80% số lượng khách hàng chỉ góp phần vào 20% doanh số Trong vấn đề dự trữ, người ta kiểm tra và nhận thấy rằng 20% số lượng các mặt hàng tạo ra 80% giá trị đầu tư cho dự trữ, hoặc là 80% tiêu dùng về giá trị hoặc còn là 80% giá trị mua Tất nhiên, những số liệu này là số trung bình, số liệu tỷ lệ này có thể là 15/85 hoặc là 25/75

SV: Phạm Thị Lương QTKD Tổng hợp 46A

+ Phương pháp A.B.C Nguyên tắc Phân tích A.B.C là thể loại nhuần nhuyễn của phương pháp phân tích 20/80, chia các loại vật tư hàng hóa thành 3 nhóm: Nhóm A: Bao gồm những hàng hóa có giá trị hàng năm chiếm từ 60-70% so với tổng giá trị tồn kho, khi đó số lượng chỉ chiếm khoảng 10%- 20% lượng hàng tồn kho.Nhóm B: Bao gồm những loại hàng tồn kho có giá trị hàng năm ở mức trung bình từ 20-30% ứng với số lượng khoảng 25- 30% tổng số hàng tồn kho. Nhóm C: Gồm những loại hàng có giá trị hàng năm nhỏ chiếm 5-15% nhưng số lượng chiếm khoảng 50-60% tổng số lượng hàng tồn kho

Kế hoạch quản trị nguyên vật liệu năm 2007

STT Xếp loại Tên nguyên vật liệu Giá trị(tr.đ) %

% Chủng loai = ( Tổng số NVL loại I Tổng số NVL) * 100%

% Giá trị = Tổng loại I /( Tổng loại A + Tổng loại B + Tổng loại C) * 100% Với i = A,B,C

Từ bảng trên có thể thấy 23.81% nguyên vật liêụ loại A đã chiếm tới 68.52% tổng giá trị nguyên vật liệu Vì thế mức tác động của nguyên vật liệu loại A đến chi phí sản xuất kinh là lớn nhất, vì vậy loại này cần được chú trọng nhiều nhất, quản lý, bảo quản tốt nhất, được kiểm kê và đánh giá lại thường xuyên Ngược lại các nguyên vật liệu loại C chiếm tỷ trọng về giá trị ít nhất nên ảnh hưởng của nó là không đáng kể, chỉ cần kiểm tra định kỳ và bảo quản, quản lý một cách hợp lý là được.

Một số kiến nghị với Nhà nước và cơ quan cấp trên

Hiện nay Nhà nước đã giao vốn cho các doanh nghiệp được quyền chủ động sản xuất kinh doanh đồng thời làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước Với chủ trương Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách để các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế hội nhập chuẩn bị gia nhập tổ chức thương mại thế giới việc kiểm tra tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp vẫn là cần thiết Việc kiểm tra tài chính có ý nghĩa quan trọng, nó vừa giúp Nhà nước thấy doanh nghiệp sử dụng vốn như thế nào, có hiệu quả không, có đạt mục đích không…Điều đó vừa giúp doanh nghiệp thấy được sự tồn tại, yếu kém trong khâu quản lý từ đó có biện pháp sửa chữa khắc phục, và kinh doanh hiệu quả hơn

Công ty cổ phần May 19 là một Công ty cổ phần Nhà nước chự sự quản lý trực tiếp của Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân, hàng năm được giao các chỉ tiêu kế hoạch về doanh thu, lợi nhuân, các khoản trích khấu hao, tiền lương…Tuy nhiên theo đánh giá của cán bộ quản lý Công ty thì các chỉ tiêu này chưa thực sự phù hợp với năng lực sản xuất và tình hình kinh doanh của Công ty Chính vì thế, Công ty cần thực hiện theo đúng nhiệm vụ kế hoạch được giao, đảm bảo mọi hoạt động của Công ty ổn định theo đúng quy đinh Nhà nước, Quân đội, đảm bảo hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Chương I: Tổng quan về Công ty cổ phần May 19 1

1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần May 19 1

1.1 Giới thiệu về Công ty 1

1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 1

1.3.Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty 5

1.3.1 Cơ cấu bộ máy quản trị trong doanh nghiệp 5

1.3.2 Cơ cấu sản xuất (hệ thống sản xuất) 8

2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây 10

3 Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần May 19 14

3.1 Đặc điểm vế sản phẩm và thị trường cạnh tranh 14

3.2 Đặc điểm nguồn nhân lực 14

3.3.Tình hình tài chính của Công ty 16

3.4.Đặc điểm về công nghệ, máy móc thiết bị, cơ sở vật chất 17

3.5 Đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm 19

3.6 Đặc điểm về nguyên vật liệu 20

3.7 Hệ thống kho nguyên vật liệu, phương tiện vận chuyển 21

4 Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh tới công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu của Công ty 22

Chương II: Thực trạng công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu ở 24

Công ty cổ phần May 19 24

1 Sự cần thiết và ý nghĩa của quản trị cung ứng nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần

2 Tình hình thực hiện công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần May 19 25

2.1 Đặc điểm và phân loại nguyên vật liệu tại Công ty: 25

2.2.Dự báo nhu cầu và lượng đặt hàng trong các thời kỳ 26

SV: Phạm Thị Lương QTKD Tổng hợp 46A

Ngày đăng: 05/07/2023, 16:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w