TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI
Các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam có liên quan đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
1.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Carmen Stoian [19] với bài viết “Extending Dunning’s Investment Development Path: The role of home country institutional determinants in explaining outward foreign direct investment” đã sử dụng lý thuyết con đường phát triển của đầu tư IDP của Dunning làm cơ sở để tiến hành mở rộng bằng các nhân tố mới Ngoài ba nhân tố điển hình của mô hình IPD là sự phát triển của nền kinh tế nước đi đầu tư được đo bằng GDP bình quân trên đầu người; Yếu tố phát triển khoa học công nghệ và dòng vốn đầu tư trực tiếp vào trong nước; thì tác giả đã bổ sung thêm năm biến khác là: (i) Mức độ mở cửa của nền kinh tế: bao gồm hoạt động ngoại thương và tỷ giá hối đoái; (ii) Mở rộng của cải cách tư nhân hóa ở quy mô lớn; (iii) Tái cấu trúc các doanh nghiệp trong nước; (iv) Cải cách thể chế tổng thể; (v) Cải cách sức cạnh tranh tại quốc gia đầu tư Bằng việc lấy số liệu trong 15 năm đến năm 2011 của 20 quốc gia Trung và Đông Âu, cùng với đó đưa thêm những biến mới vào tác giả đã lý giải được hoạt động đầu tư ra nước ngoài tại các nước đang phát triển và chuyển đổi, tác giả đã tìm ra được nhiều mối quan hệ giữa OFDI với các biến mới dựa trên mô hình IDP Trong nghiên cứu này Carmen Stoian đã chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế được đo lường bằng GDP bình quân trên đầu người tăng, cải cách thể chế, tái cấu trúc các doanh nghiệp và cải cách, nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia đầu tư sẽ tác động tích cực lên dòng vốn OFDI, tuy nhiên việc tăng chi ngân sách cho khoa học và công nghệ lại không có tác động tích cực lên dòng vốn OFDI – đây là một phát hiện khá thú vị của Stoian, nó cũng phù hợp với bối cảnh tại các nước đang phát triển và chuyển đổi, bởi lẽ tại các nước này tỷ lệ chi ngân sách cho nghiên cứu khoa học là rất hạn chế, phần lớn đầu tư ra bên nước ngoài của các quốc gia này là vào các nước có trình độ sản xuất tương đương hoặc thấp hơn, do đó các công nghệ lỗi thời phù hợp hơn để chuyển giao Hơn nữa OFDI từ các quốc gia này để phục vụ cho các ngành lĩnh vực chính và OFDI mục tiêu tìm kiếm tài sản, tài nguyên hơn là dựa vào khoa học công nghệ như các công ty đa quốc gia tại các nước phát triển như một lợi thế cạnh tranh
Nghiên cứu về dòng vốn OFDI của Trung Quốc, Liu (2011) trên cở sở đánh giá dòng vốn OFDI của Trung Quốc vào các quốc gia đang phát triển ở Châu Phi và một số nước tại Châu Á, khẳng định hỗ trợ của chính phủ và cấu trúc ngành của quốc gia đi đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện OFDI, trong khi đó, yếu tố công nghệ và quảng cáo tỏ ra ít quan trọng hơn Wong (2011) nghiên cứu về dòng vốn OFDI của các công ty tư nhân Trung Quốc, đánh giá lợi thế và bất lợi của hoạt động OFDI so với đầu tư trong nước Wong khẳng định mặc dù khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã từng bước được cởi trói, xong hoạt động OFDI của Trung Quốc vẫn chịu sự ảnh hưởng nặng nề của các doanh nghiệp nhà nước Trong nghiên cứu của Lan Gao và cộng sự (2012) khẳng định một lần nữa về vai trò của tăng trưởng kinh tế trong nước (được đo bằng sự gia tăng của GDP bình quân trên đầu người) có vài trò tích cực trong thúc đẩy OFDI của Trung Quốc, tuy nhiên xuất khẩu không có mối quan hệ thuận chiều với OFDI Cũng trong nghiên cứu này tác giả đã tìm ra mối liên hệ giữa di chuyển nguồn nhân lực của Trung Quốc thông qua sinh viên du học tại các quốc gia và nguồn nhân lực của Trung Quốc từ nước ngoài về trong nước, lại là yếu tố thúc đẩy OFDI của Trung Quốc và nhóm tác giả khẳng định OFDI, về lâu dài, phần lớn được thúc đẩy bởi lợi thế sở hữu được tích lũy trong tài chính và nguồn nhân lực, cũng như các khuyến khích chiến lược để thay thế xuất khẩu của chính phủ Trung Quốc.
Trong nghiên cứu mới gần đây Paulo Reis Mourao (2018) cũng đánh giá FDI của Trung Quốc vào các nước ở Châu Phi với dữ liệu từ 48 nước, nghiên cứu này cho rằng tài nguyên rừng, quy mô dân số và thị trường năng động tại các nước Châu Phi có xu hướng thu hút lượng vốn FDI lớn từ Trung Quốc, cùng với đó là sự ổn định trong chính trị, hiệu quả trong điều hành của các chính phủ cũng là động lực để thu hút vốn FDI từ các DN Trung Quốc
Trong bài nghiên cứu về các công ty đa quốc gia có trụ sở tại 26 nền kinh tế chuyển đổi, Wladimir Andreff, Madeleine Andreff[37] chỉ ra rằng, dòng OFDI của các công ty tại những quốc gia này đã bùng nổ mạnh mẽ từ năm 2000 đến 2007 nhưng sau đó bị “vùi dập” trong cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế lớn Bằng dữ liệu từ năm 2000 – 2015 từ 15 quốc gia chuyển đổi, hầu hết các quốc gia đang chuyển dần từ giai đoạn thứ hai sang giai đoạn thứ ba trong năm giai đoạn của con đường phát triển (IDP) mà Dunning đã chỉ ra và các MNCs chủ yếu áp dụng chiến lược OFDI tìm kiếm thị trường Bằng nghiên cứu thực nghiệm, bài viết cũng chỉ ra rằng OFDI được quyết định bởi mức độ phát triển kinh tế của đất nước, quy mô thị trường nước đầu tư và tốc độ tăng trưởng cũng như các biến số công.
Nghiên cứu dòng vốn OFDI của Malaysia, Soo Khoon Goh, Koi Nyen Wong
(2012) khẳng định mối quan hệ dài hạn giữa dòng vốn OFDI của Malaysia với các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu: Quy mô thị trường nước nhận đầu tư, tỷ giá thực hiệu lực, độ mở của nền kinh tế,… đặc biệt các tác giả đưa ra khuyến nghị chính phủ Malaysia nên có những chính sách thông thoáng hơn nhằm hỗ trợ đối với dòng vốn OFDI của các doanh nghiệp
Cũng nghiên cứu về các nhân tố thúc đẩy dòng vốn OFDI của Malaysia, Rosfadzimi Mat Saad, Abd Halim Mohd Noor, Abu Hassan Shaari Md Norb [73], lại có những nghiên cứu tập trung vào các yếu tố quyết định OFDI của Malaysia bằng lý thuyết Yếu tố đẩy của Dunning Phân tích hồi quy được thực hiện trên dữ liệu chuỗi thời gian bắt đầu tư 1981 đến năm 2011 Nghiên cứu cho thấy GDP, mức FDI tiếp nhận vào quốc gia đó, năng suất, tỷ giá hối đoái, mức xuất khẩu và bằng sáng chế chính là các nhân tố thúc đẩy dòng OFDI của Malaysia
Amal, M (2016), Pages 153-184, Chapter 5: Evolution and Determinants of OFDI, Foreign Direct Investment in Brazil Chương sách nghiên cứu về sự phát triển và mô hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài từ Brazil Cụ thể, nghiên cứu chỉ ra các động lực của OFDI từ góc độ kép Đầu tiên, tác giả đánh giá vai trò của hiệu quả kinh tế của thị trường thuộc về bên nước đầu tư, điển hình là nghiên cứu trường hợp các công ty đa quốc gia mới nổi Thứ hai, tác giả nghiên cứu các tác động của nước nhận đầu tư đối với dòng vốn OFDI bằng cách ước tính vai trò của phát triển kinh tế và khoảng cách địa lý; thông qua đánh giá định tính và thực nghiệm về các yếu tố kinh tế và thể chế đối với các mô hình của OFDI qua nghiên cứu các nước châu Mỹ La Tinh và Brazil.
Yanmin Shao, Yan Shang [94] cho rằng các công ty đa quốc gia đã đưa ra quyết định liên quan tới hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tuỳ thuộc vào nhân tố năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) Cụ thể, bài viết xem xét với TFP của một công ty riêng biệt ở ngưỡng nào thì có tương tác với các yếu tố của nước nhân đầu tư và tác động gián tiếp của nó đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư Bài viết sử dụng nguồn dữ liệu hàng năm giai đoạn 2008 – 2013 của các công ty đa quốc gia được niêm yết công khai ở Trung Quốc để nghiên cứu Các kết quả thực nghiệm cho thấy, trước tiên, TFP có thể kích thích sự tham gia củ OFDI của một công ty Thứ hai, ảnh hưởng của TFP của một công ty là nhất quán giữa các công ty với các tổ chức khác Thứ ba, TFP của công ty giảm tầm quan trọng của thị trường tiềm năng của nước nhận đầu tư về khả năng thâm nhập của các công ty vào những nước này.
Còn trong bài nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế vĩ mô của nước chủ đầu tư và các chính sách của chính phủ nước đó đối với dòng chảy OFDI từ Ấn Độ trong giai đoạn 1984 – 2015, Rishika Nayyar, Jaydeep Mukherjee
[72] qua mô hình nghiên cứu thực nghiệm của mình đã cho ra kết quả cho thấy sự tồn tại của mối quan hệ mật thiết giữa các luồng vốn OFDI và chính sách kinh tế vĩ mô của nước chủ đầu tư Các chính sách đó liên quan đến ngoại thương, đầu tư và phát triển ngành tài chính được coi là những yếu tố quyết định quan trọng
Yu Zhou, Jingjing Jiang, Bin Ye, Bọun Hou [95] với bài viết “Green spillovers of outward foreign direct investment on home countries: Eviden from China’s province – level data”, đã xem xét thực nghiệm tác động lan toả ngược của OFDI của Trung Quốc tới phát triển xanh trong nước Dựa trên bộ dữ liệu bảng liên quan đến 30 tỉnh trong giai đoạn 2006 - 2015, nghiên cứu chỉ ra rằng năng suất yếu tố tổng hợp xanh (green TFP) của tỉnh được tính toán và mối quan hệ của nó với OFDI nhưng không đồng đều giữa các tỉnh
Như vậy, có thể thấy được việc nghiên cứu dòng vốn OFDI đã nhận được nhiều sự quan tâm của các học giả trên toàn thế giới Đã có nhiều nghiên cứu tập trung vào các quốc gia đang phát triển và chuyển đổi, rất phù hợp với các yếu tố thực tại tại Việt Nam Bằng nhiều nghiên cứu định tính và định lượng, các tác giả đã phần nào làm rõ những yếu tố thúc đẩy cũng như kìm hãm sự phát triển của hoạt động OFDI tại các quốc gia này Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện về dòng vốn OFDI của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như dòng vốn OFDI của các doanh nghiệp vào thị trường các quốc gia trong cộng đồng kinh tế ASEAN
1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến Luận án được tác giả phân chia thành hai nhóm: Các nghiên cứu liên quan đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các quốc gia và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam bởi vì (i)Đây là mảng nội dung trực tiếp liên quan tới luận án (đầu tư trực tiếp ra nước ngoài) và (ii)tác giả muốn tiếp cận từ góc nhìn chung về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến góc độ cụ thể là OFDI của Việt Nam Nhìn chung, các nghiên cứu chủ yếu được thực hiện thời gian gần đây và sau năm 2006 - sau khi chính phủ ban hành Nghị định 78/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Cụ thể như sau:
1.1.2.1 Các nghiên cứu liên quan đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các quốc gia
Cấn Thị Thu Hương [12] trong nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc đối với một số nước Đông Nam Á, tác giả đã xây dựng lý luận chung về tác động của FDI Trung Quốc trên ba góc độ: Tác động đến tăng trưởng kinh tế; tác động đến môi trường và các vấn đề xã hội, tác động đến an ninh, chủ quyền quốc gia Tuy nhiên, giữa lý luận và thực tiễn đánh giá với trường hợp tác động đến một số nước Đông Nam Á chưa đảm bảo tính logic nhất định Cụ thể, thực tiễn thì tiếp cận theo hai góc độ: tác động tích cực và tác động tiêu cực thì ở phần lý luận tác giả chỉ đi phân tích khá chung chung Ngoài ra, có thể do khó khăn về mặt tiếp cận dữ liệu nên nguồn dữ liệu đối với FDI cũng như tác động của FDI Trung Quốc đối với các nước khu vực Đông Nam Á còn rời rạc. Đào Phương Nam [16] đã nghiên cứu kinh nghiệm thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài từ Trung Quốc và Hàn Quốc Trong nghiên cứu của mình, tác giả khẳng định, OFDI là hoạt động quan trọng giúp cho doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường thế giới, tìm kiếm cơ hội đầu tư và đẩy nhanh tiến độ hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế Bài viết tập trung nghiên cứu kinh nghiệm của hai quốc gia là Trung Quốc và Hàn Quốc Theo đó, Trung Quốc đã thực hiện trợ cấp lớn cho doanh nghiệp OFDI Mục tiêu của các doanh nghiệp OFDI là đầu tư để khai thác tài nguyên, đầu tư nhằm mở rộng thị trường và cải thiện hiệu quả đầu tư, đầu tư nhằm tiếp cận tài sản và khoa học, công nghệ, và đặc biệt, nhằm mục tiêu chính trị Trong khi đó, Hàn Quốc lại theo hướng để thị trường điều tiết Chính phủ Hàn Quốc không xây dựng các chính sách, định hướng cụ thể cho các doanh nghiệp OFDI mà để thị trường tự động điều tiết các hoạt động đầu tư, kinh doanh của khối doanh nghiệp tư nhân Ngoài ra, nhằm khuyến khích và hỗ trợ việc OFDI tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng một số chính sách lớn nhằm hỗ trợ như hỗ trợ về tài chính, chủ yếu thông qua ngân hàng xuất – nhập khẩu; hỗ trợ cho vay; hỗ trợ về thuế và thúc đẩy ký các hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và bảo hộ đầu tư; hỗ trợ xúc tiến đầu tư Trên cơ sở đó, bài viết rút ra bốn bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Tuy nhiên, tác giả chưa làm rõ được bối cảnh vận dụng và cơ sở vận dụng các bài học kinh nghiệm đó là gì.
Nguyễn Ngọc Mai [15] trong bài viết nghiên cứu kinh nghiệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Malaysia, tác giả nhận định rằng, trước đây hoạt động OFDI chủ yếu được thực hiện bởi các nước phát triển nhưng hiện nay các nước đang phát triển cũng tích cực tham gia vào hoạt động này Nghiên cứu chỉ ra các nhân tố thúc đẩy OFDI của Malaysia gồm các yếu tố như kích thước thị trường, thể chế, xuất khẩu Từ đó, đề xuất ba giải pháp cho OFDI của Việt Nam Tuy nhiên, bài viết cũng chưa phân tích được cơ sở để đưa ra các giải pháp đó và liệu rằng Việt Nam có phù hợp hay có đủ điều kiện để thực hiện như đối với Malaysia hay không.
1.1.2.2 Các nghiên cứu liên quan đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
Những vấn đề còn trống cần tiếp tục nghiên cứu
Qua nghiên cứu, kế thừa những kết quả và khắc phục những nhược điểm của các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan, luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề chưa được giải quyết Đó là nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cũng như thực trạng thực hiện OFDI của Việt Nam, tìm ra những nhân tố chính hưởng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy dòng vốn OFDI của Việt Nam sang các nước trong cộng đồng kinh tế ASEAN dựa trên bộ dữ liệu chính thống được theo dõi bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền và báo cáo của các doanh nghiệp thực hiện OFDI.
Về góc độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn
Luận án tập trung làm rõ những vấn đề OFDI cụ thể:
- Làm sáng tỏ các vấn đề về OFDI, mối quan hệ giữa OFDI và IFDI, sự khác biệt giữa OFDI của nước đang phát triển, quốc gia mới nổi với các nước phát triển;
- Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến quyết định OFDI của nước đang phát triển;
- Phân tích kinh nghiệm về thực hiện OFDI của một số nước khác (tập trung vào các nước có những nét tương đồng với Việt Nam) để rút ra bài học có giá trị tham khảo cho Việt Nam.
Về góc độ thực tiễn
- Luận án phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện OFDI của Việt Nam sang các nước AEC trên cơ sở thu thập, sử dụng dữ liệu từ các doanh nghiệp có hoạt động OFDI, từ đó phân tích những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong thực hiện OFDI Đặc biệt, luận án sẽ tiếp cận từ góc độ số liệu đăng ký và số liệu thực hiện để thấy được hoạt động thực chất của OFDI của doanh nghiệp Việt Nam.
- Luận án nghiên cứu các yếu tố quyết định OFDI sẽ được tác giả xem xét toàn diện hơn theo 2 góc độ: (i) Xem xét cả yếu tố vĩ mô và vi mô; (ii) xem xét các yếu tố thuộc nước đầu tư và nước nhận đầu tư (hay nói cách khác dựa vào lý thuyết lợi thế sở hữu và lý thuyết điểm đến).
- Luận án đã xây dựng hệ thống các quan điểm và đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy OFDI của Việt Nam sang các nước AEC Các giải pháp đề xuất là những giải pháp trực tiếp mang tính đặc thù riêng cho Việt Nam.
Tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau từ quá trình thu thập số liệu đến quá trình phân tích Trong đó, để phục vụ cho việc phân tích yếu tố quyết định dòng OFDI của Việt Nam sang các nước AEC, tác giả tiến hành thu thập số liệu từ doanh nghiệp thông qua khảo sát định tính được thực hiện bằng bảng hỏi và dùng mô hình IDP mở rộng (mô hình con đường phát triển) để hội tụ thành các nhóm nhân tố nhằm đảm bảo thuận tiện trong phân tích mà vẫn tính tới tất cả yếu tố, ngay cả những yếu tố khó hoặc không thể định lượng được.
Qua việc nghiên cứu và hệ thống hóa các công trình nghiên cứu có liên quan đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, chương tổng quan đã đánh giá được những thành công trong các nghiên cứu trên, nhận dạng được khoảng trống có thể tiếp tục nghiên cứu; từ đó xác định, phân tích sự khác biệt trong mục tiêu nghiên cứu của luận án so với các công trình nghiên cứu trước đây Trên cơ sở đó, NCS có được những định hướng mới mà nghiên cứu sinh phải đạt được trong luận án và trả lời được các câu hỏi nghiên cứu của luận án để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu của mình.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI
Lý luận về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
2.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Đầu tư quốc tế là một phạm trù kinh tế phổ biến, được sử dụng để phản ánh mối quan hệ kinh tế được thực hiện giữa chủ thể của các quốc gia khác nhau Với xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế, đầu tư quốc tế ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống kinh tế của cả các quốc gia phát triển và đang phát triển Các quốc gia đều có những bước đi mạnh mẽ nhằm thúc đẩy dòng vốn đầu tư ra nước ngoài, qua đó nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, mở rộng thị trường, vượt qua các rào cản thương mại và góp phần cơ cấu lại nền kinh tế trong nước
Căn cứ vào tính chất sử dụng vốn, đầu tư quốc tế bao gồm hai hình thức: Đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài Đầu tư gián tiếp (FPI: Foreign Porfolio Investment) là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư nước ngoài góp một phần vốn dưới hình thức đầu tư vào chứng khoán quốc tế hoặc cho vay thương mại quốc tế để thu lãi mà không trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) là một hình thức di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng các thiết lập cơ sở sản xuất kinh doanh tại quốc gia nhận đầu tư Đứng trên góc độ quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư, chúng ta gọi đó là hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài, còn trên góc độ của quốc gia đi đầu tư, chúng ta gọi đó là hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Trong phạm vi của Luận án này, chỉ đề cập đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mà cụ thể là hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường các nước AEC
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài:
WTO [93] đã đưa ra định nghĩa như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước tiếp nhận đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó”.Phương diện quản lý là thứ để phân biệt OFDI với các hình thức đầu tư khác.Trong phần lớn các trường hợp, nhà đầu tư và tài sản họ quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong trường hợp này, nhà đầu tư thường được gọi là
“công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”. Ủy ban thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) [84] cũng đưa ra định nghĩa “Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là hoạt động đầu tư bao gồm mối quan hệ dài hạn, phản ánh lợi ích và quyền kiểm soát lâu dài của một thực thể thường trú ở một nền kinh tế (nhà đầu tư nước ngoài hoặc công ty mẹ nước ngoài) đối với một doanh nghiệp thường trú ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài”.
Theo Luật đầu tư được Quốc hội nước ta ban hành theo quyết định số
67/2014/QH13 có hiệu lực thi hành vào ngày 01/07/2015 quy định:
- Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế, đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư
- Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Trong Luật đầu tư không phân biệt rõ ràng giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp mà gọi chung đó là đầu tư nước ngoài, vậy có thể hiểu đầu tư nước ngoài ở đây là việc nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư để hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế, các tổ chức kinh tế này được gọi là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, hoặc đầu tư theo hình thức hợp đồng hay thực hiện dự án.
Theo giáo trình Quản trị Đầu tư quốc tế và Quản trị Tài chính quốc tế của Học viện tài chính xuất bản năm 2011 đưa ra khái niệm về đầu tư quốc tế trực tiếp như sau: “Đầu tư quốc tế trực tiếp đó là việc nhà đầu tư đưa tiền và các nguồn lực cần thiết từ một quốc gia sang quốc gia khác và chuyển hóa chúng thành vốn để tổ chức hoạt động kinh doanh nhằm mục đích thu lời tối đa Trong đầu tư quốc tế trực tiếp nhà đầu tư trực tiếp tham gia vào việc tổ chức điều hành, quản lý và sử dụng vốn đầu tư Nói chung, các hoạt động đầu tư này chủ yếu được diễn ra trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, bao gồm cả sản xuất, thương mại và dịch vụ”. Đầu tư quốc tế và đầu tư nước ngoài là hai thuật ngữ có cách hiểu khác nhau, chính vì vậy đầu tư quốc tế trực tiếp đề cập tới dòng vốn đầu tư trực tiếp giữa các quốc gia trên thế giới còn đầu tư trực tiếp nước ngoài muốn hướng đến sự lưu chuyển dòng vốn đầu tư trực tiếp vào từng nước, nhóm nước
Tóm lại, “Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn vào các dự án nhằm giành quyền điều hành và trực tiếp điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn”. 2.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Xu hướng chung của các nhà đầu tư khi đầu tư ra nước ngoài là tìm kiếm thị trường đầu tư hấp dẫn, thuận lợi và an toàn nhằm thu được lợi nhuận cao và nâng cao uy tín của công ty trên thị trường nước sở tại Tùy từng thời điểm và chiến lược kinh doanh của từng nhà đầu tư nước ngoài mà mỗi nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư nhằm các mục tiêu khác nhau, tuy nhiên đầu tư trực tiếp nước ngoài thường có đặc điểm chung như sau:
Thứ nhất, OFDI gắn liền với việc di chuyển tiền và tài sản giữa các quốc gia. Đây là đặc trưng nổi bật và rõ nét nhất của dòng vốn OFDI, luồng vốn OFDI thông thường được chảy từ nước thừa tư bản sang nước thiếu tư bản, do đó làm tăng lượng tiền và tài sản của nền kinh tế nước tiếp nhận, làm giảm lượng tiền và tài sản của nước đi đầu tư Tài sản ở đây không chỉ là máy móc thiết bị, nguyên vật liệu mà còn bao gồm cả tài sản vô hình như phát minh, sáng chế, nhãn hiệu, bí quyết kĩ thuật, kỹ năng quản lý…OFDI không di chuyển vốn thuần túy mà còn bao gồm chuyển giao công nghệ, cơ chế bảo hộ quyền sở hữu của nhà đầu tư về các đối tượng sở hữu.
Do gắn với việc di chuyển tài sản nên mỗi loại tài sản đòi hỏi nước tiếp nhận có cơ chế, chính sách bảo hộ quyền của chủ đầu tư phù hợp với tính chất đặc thù của từng loại.
Dưới góc độ cán cân thanh toán quốc tế, OFDI cải thiện cán cân thanh toán của nước tiếp nhận do tăng lượng vốn chuyển vào nước đó dưới dạng ngoại tệ, vật tư, thiết bị Đây cũng là đặc điểm để phân biệt đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, do đầu tư gián tiếp chỉ gắn với việc mua bán các loại cổ phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá…
Thứ hai, OFDI được thực hiện bằng vốn tư nhân: các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh với mục tiêu cơ bản là thu lợi nhuận.
Các nhân tố ảnh hưởng đến thúc đẩy đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài của các doanh nghiệp
2.2.1 Các nhân tố đến từ nước tiếp nhận vốn Để phân tích được các yếu tố đến từ nước tiếp nhận vốn, NCS sử dụng phân tích PEST, một trong những mô hình phổ biến được ứng dụng trong nghiên cứu môi trường kinh tế vĩ mô của Michael Porter và được phát triển bởi Tanya S.B Mô hình PEST được sử dụng để phân tích và nghiên cứu các tác động của các yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Mô hình PEST đề cập đến các yếu tố bao gồm: P – Political factors, các yếu tố thể chế - chính trị; E – Economic factors, các yếu tố kinh tế; S – Social factors, các yếu tố văn hóa, xã hội và T – Technological factors, các yếu tố công nghệ (cụ thể xem tại hình 2.1)
Nguồn: tổng hợp của tác giả
Yếu tố thể chế - chính trị (Political factors – P) Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh doanh trên một khu vực lãnh thổ do đặc điểm về thể chế - chính trị tại một quốc gia sẽ ảnh hưởng đến khả năng tồn tại, phát triển cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh của bất cứ ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp tại một quốc gia Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải buộc tuân thủ theo các yếu tố thể chế chính trị tại khu vực đó Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh của các pháp nhân kinh doanh Ngược lại, các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu đến các hoạt động kinh doanh của mọi chủ thể trên lãnh thổ [75].
Yếu tố kinh tế (Economic factors – E)
Nhóm yếu tố về kinh tế phản ánh các điều kiện vốn có tại thị trường nước nhận đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm Các doanh nghiệp sẽ cân nhắc đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế Thông thường, các nhà đầu tư sẽ dựa trên các phân tích về yếu tố kinh tế như sau để tiến hành ra quyết định đầu tư:
- Tình trạng của nền kinh tế
- Các chỉ số kinh tế vĩ mô phản ánh tình trạng sức khỏe của nền kinh tế như tăng trưởng, lãi suất, lạm phát, tỷ giá…
- Triển vọng kinh tế trong tương lai: bao gồm tốc độ tăng trường, mức gia tăng GDP, tỷ suất GDP trên vốn đầu tư…
Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng tìm kiếm các lợi thế của những địa điểm đầu tư mang lại cho họ hiệu quả kinh doanh, cắt giảm chi phí Hiệu quả có liên quan đến chi phí không chỉ là việc giảm chi phí nhân công và các nguyên liệu đầu vào, giảm chi phí vận chuyển, liên lạc cùng các sản phẩm trung gian… mà còn là việc mở rộng mạng lưới kinh doanh và khả năng tiếp cận thị trường thông qua tư cách thành viên của các hiệp định, liên kết kinh tế quốc tế
Yếu tố xã hội (Social factors – S)
Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng và những yếu tố này là đặc điểm của người lao động và người tiêu dùng tại khu vực đó Những yếu tố xã hội sẽ chia cộng đồng thành các nhóm khách hàng, mỗi nhóm có những đặc điểm tâm lý, thu nhập … khác nhau như:Tuổi thọ trung bình, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, ăn uống; Thu nhập trung bình, phân phối thu nhập; Lối sống, học thức, các quan điểm về thẩm mỹ,tâm lý sống; Điều kiện sống
Yếu tố công nghệ (Technology factors – T) Đối với doanh nghiệp và ngành, việc cải thiện trình độ công nghệ, máy móc thiết bị, trình độ lao động trong các doanh nghiệp và môi trường kinh doanh sẽ tạo động lực cho nền kinh tế Như vậy, ở cả khía cạnh vĩ mô và vi mô, công nghệ đều được xem là một yếu tố quan trọng, là động cơ cho hoạt động thu hút FDI.
Mặt khác, khoa học công nghệ là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh thu hút FDI khi các rào cản đầu tư bị xóa bỏ theo cam kết trong FTA Khi đưa ra quyết định đầu tư, các nhà đầu tư FDI sẽ đánh giá trình độ công nghệ của nước nhận đầu tư để có giải pháp lựa chọn mức độ công nghệ phù hợp để tiến hành sản xuất kinh doanh Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ trình độ cao cho phép sản xuất sản phẩm, dịch vụ với giá thành hợp lý hơn, chất lượng tốt hơn và giúp rút ngắn khoảng cách địa lý và kinh tế với các quốc gia khác, do đó, được các nhà đầu tư ưu thích lựa chọn cho các dự án cần sử dụng đến trình độ khoa học công nghệ cao Nếu quốc gia nhận đầu tư chỉ có lợi thế ở gia công các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp và khả năng hấp thụ các công nghệ cao thông qua các dây chuyền hiện đại còn hạn chế, thì nhà đầu tư FDI sẽ chỉ chọn các giải pháp ở mức độ trung bình, trung bình thấp để tận dụng lợi thế nhân công phổ thông tại nước nhận đầu tư.
Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế khu vực và thế giới có tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế, trong đó có hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, hoạt động thu hút FDI của một quốc gia sẽ bị tác động bởi nhiều yếu tố khác ngoài PEST Có thể kể đến các nhân tố khác như:
Yếu tố môi trường ( Environment factors – E)
Môi trường tự nhiên gồm các yếu tố như thời tiết, biến đổi mùa, vị trí địa lý, cảnh quan thiên nhiên … có tác động trực tiếp đến các ngành như du lịch, chăn nuôi, bảo hiểm …Hơn nữa, nhận thức về tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới hoạt động của công ty và các sản phẩm mà họ cung cấp.
Mặt khác, một vấn đề quan trọng và thường xuyên được nêu ra về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là những hậu quả tiêu cực tiềm ẩn đối với môi trường Chi phí dành cho bảo vệ môi trường hàng năm mà các quốc gia đang phải gánh chịu là rất lớn do lượng khí thải tăng, điều này có thể làm suy yếu lợi ích kinh tế liên quan đến sự gia tăng của dòng vốn FDI Nhưng cũng có khả năng FDI có thể đóng góp cho môi trường sạch hơn, đặc biệt, nếu FDI đi kèm với công nghệ xanh và điều này tạo ra sức lan tỏa cho các ngành công nghiệp trong nước Do đó, yếu tố môi trường hiện nay đều được các quốc gia cân nhắc rất nhiều khi quyết định có cho các doanh nghiệp FDI vào quốc gia mình hay không? Vì vậy, việc quan tâm đến vấn đề môi trường như là một điều kiện cứng khi quyết định đầu tư vào quốc gia nào đó nếu muốn phát triển lâu dài
Yếu tố chính sách pháp luật (Legal factors – L)
Chính sách điều hành kinh tế nói chung và khung chính sách FDI của một quốc gia nói riêng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư Khung chính sách FDI bao gồm các nguyên tắc và những quy định điều chỉnh việc gia nhập thị trường, hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài, các nguyên tắc đối xử với nhà đầu tư nước ngoài Khung chính sách về FDI được sử dụng hướng đến nhiều mục tiêu khác nhau: giảm hoặc tăng FDI, tác động đến thành phần ngành hoặc FDI theo nhà đầu tư, khuyến khích những đóng góp cụ thể của FDI cho nền kinh tế và cách thức để đạt được những đóng góp này Để đạt được các mục tiêu nói trên, khung chính sách FDI thường được thực hiện phối hợp với các chính sách bổ sung khác nhằm tạo ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư.
Sự nới lỏng các quy định mở cửa thị trường đối với đầu tư FDI nhờ xu hướng toàn cầu hóa, biểu hiện qua việc ký kết các hiệp định thương mại tự do và hiệp định đầu tư song phương, đa phương và khu vực, cũng như các biện pháp tự do hóa đầu tư, tư nhân hóa nền kinh tế nước nhận đầu tư, tăng cường cạnh tranh… đã gia tăng làn sóng FDI từ các nước phát triển vào các nước đang phát triển, các nước chuyển đổi và có xu hướng gia tăng dòng vốn FDI trong lĩnh vực dịch vụ Ngoài ra, nhóm yếu tố về chính sách này còn bao gồm các khuyến khích và ưu đãi đầu tư, giảm thiểu chi phí thủ tục hành chính, chi phí không chính thức, cung cấp các dịch vụ xã hội cho nhà đầu tư, dịch vụ sau đầu tư và cung cấp các dịch vụ một cửa hỗ trợ tối đa cho nhà đầu tư Các khuyến khích và ưu đãi trên đều có vai trò quan trọng trong thu hút FDI Với các đặc điểm về thuận lợi hóa kinh doanh này, các nước nhỏ cũng có cơ hội cạnh tranh với nước lớn trong cuộc đua thu hút FDI Trong bối cảnh gia tăng tự do hóa thương mại, thế giới chứng kiến sự bùng nổ các khuyến khích và ưu đãi đầu tư trên khắp các khu vực, từ đầu 1990, đã có hơn 100 nước đưa ra những khuyến khích đầu tư FDI và từ đó đến nay đã có thêm nhiều quốc gia tham gia vào cuộc đua FDI này, có rất ít các nước cạnh tranh thu hút FDI mà không đưa ra một khuyến khích đầu tư nào.
Yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế (Integration factors – I)
Toàn cầu hóa là động lực lớn nhất làm thay đổi thế giới trong thời đại ngày nay Trong quá trình toàn cầu hóa, các hoạt động tài chính và đầu tư quốc tế được đẩy mạnh Toàn cầu hóa trong lĩnh vực tài chính được đẩy mạnh thông qua việc tự do hóa rộng rãi các giao dịch tài chính quốc gia và phát triển các thị trường tài chính quốc tế, hướng tới một thị trường tài chính toàn cầu Toàn cầu hóa cũng giúp các nước đang phát triển nhanh chóng tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, từ đó hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả, sức cạnh tranh cao, rút ngắn được tiến trình hiện đại hóa Toàn cầu hóa tạo ra sự cạnh tranh, cọ xát lẫn nhau giữa các nước trong việc thu hút vốn FDI Quá trình này đã thúc đẩy nhiều quốc gia ban hành Luật Đầu tư, giảm bớt hoặc sửa đổi quy chế đầu tư nước ngoài theo hướng thông thoáng hơn Ngoài ra, toàn cầu hóa còn thúc đẩy thị trường tài chính quốc tế phát triển, qua đó cũng tác động mạnh đến dòng vốn đầu tư nước ngoài Tác động này thể hiện qua các khía cạnh: Giảm bớt các định chế tài chính đối với lưu chuyển vốn quốc tế, các phương tiện hiện đại để tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng và chính xác trong các giao dịch nghiệp vụ của thị trường tài chính, đa dạng hóa các hình thức đầu tư trên thị trường vốn và cung cấp kịp thời các tín hiệu thị trường trên phạm vi toàn cầu cho các nhà đầu tư.
2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến từ nước đi đầu tư
2.2.2.1 Các nhân tố từ phía Chính phủ nước đi đầu tư
Chính sách của Chính phủ nước đi đầu tư cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Chính sách của Chính phủ nước đi đầu tư gồm chính sách tỷ giá hối đoái của nước đi đầu tư, chính sách thuế, bảo đảm/bảo hiểm đầu tư và chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư ra nước ngoài, chính sách thương mại nói chung.
Thứ nhất, Chính sách tài chính, tiền tệ, xuất nhập khẩu và quản lý ngoại hối.
Các chính sách này có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn, khả năng luân chuyển vốn của nhà đầu tư Chính sách tỷ giá cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của nhà đầu tư Khi đồng nội tệ được định giá cao sẽ khuyến khích các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu vốn ra nước ngoài để tìm kiếm lợi nhuận, còn khi đồng nội tệ bị mất giá sẽ gây khó khăn cho việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài….
Thứ hai, các hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vào các quốc gia trong một cộng đồng kinh tế phải thể hiện tổng thể tình hình đầu tư như:
Số dự án đầu tư, quy mô vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư và xu hướng thay đổi của dòng vốn này, bao gồm cả số tuyệt đối và số tương đối đặt trong tương quan so sánh với các đại lượng tương tự của cả quốc gia a Nhóm chỉ tiêu về quy mô vốn và số dự án OFDI
(1) Tổng số vốn OFDI vào các quốc gia trong cộng đồng kinh tế ASEAN
Chỉ tiêu này có thể xem xét là tổng vốn OFDI vào cộng đồng kinh tế này tính lũy kế đến một thời điểm nhất định hoặc tổng vốn OFDI vào cộng đồng của từng năm. Ý nghĩa của chỉ tiêu: Chỉ tiêu này cho biết số lượng tuyệt đối vốn OFDI vào
CĐKT ASEAN lũy kế đến thời điểm cụ thể hoặc theo năm Dựa trên số liệu này, có thể tính được các số liệu thứ sinh khác để phục vụ cho việc so sánh, đánh giá về tình hình đầu tư.
(2) Tổng số dự án OFDI vào các quốc gia trong cộng đồng kinh tế ASEAN
Chỉ tiêu này cũng có thể xem xét là tổng số dự án OFDI của quốc gia vào các quốc gia trong cộng đồng kinh tế ASEAN tính lũy kế đến một thời điểm nhất định hoặc có thể là tổng số dự án của từng năm. Ý nghĩa của chỉ tiêu: Chỉ tiêu này cho biết số lượng tuyệt đối dự án OFDI vào các quốc gia trong cộng đồng kinh tế ASEAN lũy kế đến thời điểm cụ thể hoặc theo năm Dựa trên số liệu này ta có thể tính được các số liệu thứ sinh khác để phục vụ cho việc so sánh, đánh giá về tình hình đầu tư.
(3) Tỷ trọng vốn OFDI vào các quốc gia trong cộng đồng kinh tế ASEAN so với tổng vốn OFDI của quốc gia d AEC = K K AEC
Trong đó: dAEC: Tỷ trọng vốn OFDI của quốc gia vào AEC so với tổng vốn OFDI của quốc gia
KAEC : số vốn OFDI của quốc gia vào các quốc gia AEC
KOFDI : Tổng vốn OFDI của quốc gia Ý nghĩa của chỉ tiêu: Chỉ tiêu này cho biết vốn OFDI vào các quốc gia AEC chiếm bao nhiêu % trong tổng vốn OFDI của quốc gia Chỉ tiêu này có thể được tính toán theo từng năm, giai đoạn cụ thể Chỉ tiêu thể hiện quy mô vốn OFDI đầu tư vào các quốc gia AEC trong tổng thể vốn OFDI của quốc gia trên toàn thế giới.
(4) Tốc độ phát triển liên hoàn về vốn OFDI vào các quốc gia AEC
Tốc độ phát triển liên hoàn về vốn OFDI là chỉ tiêu phản ánh xu hướng phát triển của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau Như vậy, Ti được tính như sau:
Trong đó: Ti: Tốc độ phát triển liên hoàn về vốn OFDI vào các quốc gia AEC
KAECi Vốn OFDI đầu tư vào các quốc gia AEC năm thứ i
KAECi-1 Vốn OFDI đầu tư vào các quốc gia AEC năm thứ i-1 Ý nghĩa của chỉ tiêu: Tốc độ phát triển liên hoàn phản ánh sự phát triển của vốn OFDI đầu tư vào các quốc gia AEC giữa hai năm liên tiếp
(5) Số lượng dự án OFDI vào các quốc gia AEC bình quân một năm (N)
Trong đó: N:Số lượng dự án OFDI vào AEC bình quân một năm
DAAEC : Tổng số dự án OFDI vào các quốc gia AEC
NAEC : Số năm đầu tư vào AEC Ý nghĩa của chỉ tiêu: Chỉ tiêu này cho biết số dự án OFDI của quốc gia trung bình 1 năm vào các nước AEC Việc xem xét b tiêu này so sánh với chỉ tiêu tương đương OFDI vào các khu vực khác trên thế giới, có thể thấy được tương quan về số dự án OFDI đầu tư vào các nước AEC của quốc gia với các khu vực khác là cao hay thấp.
(6) Số vốn OFDI của quốc gia vào các nước AEC bình quân một năm (K 1 )
Trong đó: K1: Số vốn OFDI vào các nước AEC bình quân một năm
KAEC: Tổng số vốn OFDI vào các nước AEC
NAEC: Số năm đầu tư vào các nước AEC Ý nghĩa của chỉ tiêu: Chỉ tiêu này cho biết quy mô vốn OFDI trung bình 1 năm vào các nước AEC của quốc gia Việc xem xét chỉ tiêu này so sánh với chỉ tiêu tương đương OFDI vào các khu vực khác trên thế giới, có thể thấy được tương quan về quy mô vốn OFDI đầu tư vào các nước AEC với các khu vực khác là cao hay thấp.
(7) Số vốn OFDI vào các nước AEC bình quân một dự án (K 2 )
Trong đó: K2: Số vốn OFDI vào các nước AEC bình quân một dự án
KAEC: Tổng số vốn OFDI vào các nước AEC
DAAEC: Số dự án vào các nước AEC Ý nghĩa của chỉ tiêu: Chỉ tiêu cho biết quy mô vốn trung bình 1 dự án OFDI đầu tư vào các nước AEC Có thể so sánh chỉ tiêu này với các khu vực khác, hoặc với quy mô trung bình 1 dự án OFDI, kết quả so sánh cho biết quy mô trung bình 1 dự án FDI vào các nước AEC là cao hay thấp Hoặc có thể so sánh chỉ tiêu này của quốc gia với lượng vốn FDI vào trong nước từ chính các nước AEC hoặc các nước khác trên thế giới, để biết quy mô trung bình 1 dự án OFDI của quốc gia vào các nước AEC là cao hay thấp so với các khu vực khác, hay toàn bộ vốn OFDI của quốc gia hay so với lượng vốn FDI vào trong nước. b Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu vốn OFDI
(8) Tỷ trọng vốn OFDI theo từng lĩnh vực đầu tư trên tổng vốn OFDI vào các nước
Trong đó: T1: Tỷ trọng vốn OFDI theo từng lĩnh vực vào AEC
KAEC: Tổng số vốn OFDI vào các nước AEC
KAECLV: Số vốn OFDI của từng lĩnh vực trong vốn OFDI vào các nước AEC Ý nghĩa của chỉ tiêu: Chỉ tiêu này cho biết vốn OFDI đầu tư vào từng lĩnh vực tại các nước AEC chiếm bao nhiều %, qua đó cho biết cơ cấu vốn OFDI theo lĩnh vực, ngành nào được chú trọng đầu tư nhiều vốn hơn, ngành nào ít hơn.
(9) Tỷ trọng vốn OFDI theo các quốc gia đối tác đầu tư (ĐTĐT) trong
Trong đó: T2: Tỷ trọng vốn OFDI theo ĐTĐT vào AEC
KAEC: Tổng số vốn OFDI vào các nước AEC
KAECĐT: Số vốn OFDI theo ĐTĐT trong vốn OFDI vào các nước AEC Ý nghĩa của chỉ tiêu: Chỉ tiêu này cho biết vốn OFDI của từng đối tác đầu tư chiếm bao nhiêu % trong tổng số vốn đầu tư vào các nước AEC Qua đó cho biết cơ cấu vốn OFDI đầu tư vào theo đối tác đầu tư và đối tác đầu tư nào là đối tác lớn, đối tác nào đầu tư còn “khiêm tốn”.
(10) Tỷ trọng các hình thức OFDI vào các nước AEC (T 3 )
AEC x 100 % Trong đó: T3: Tỷ trọng vốn OFDI theo từng hình thức ĐT vào AEC
KAEC: Tổng số vốn OFDI vào các nước AEC
KAECHTi: Số vốn OFDI theo từng hình thức đầu tư trong vốn OFDI vào các nước AEC Ý nghĩa của chỉ tiêu: Chỉ tiêu này cho biết vốn OFDI theo từng hình thức đầu tư chiếm bao nhiêu % trong tổng số vốn OFDI vào CĐKT Qua đó cho biết cơ cấu vốn OFDI đầu tư theo hình thức đầu tư, hình thức đầu tư nào được thực hiện chủ yếu, hình thức nào ít được nhà đầu tư ưa chuộng.
(11) Tỷ trọng vốn OFDI vào các nước AEC so với tổng số vốn OFDI vào các nước trên thế giới (T 4 )
T 4 = K AEC Số vốn OFDI vào các nước AEC
K TG Tổng số vốn OFDI vào các nước trên thế giới x 100%
Trong đó: T4: Tỷ trọng vốn OFDI theo từng hình thức ĐT vào AEC
KAEC: Tổng số vốn OFDI vào các nước AEC
KTG: Tổng số vốn OFDI vào các nước trên thế giới Ý nghĩa của chỉ tiêu: Chỉ tiêu cho biết tỷ trọng vốn OFDI vào các nước AEC trong tổng số vốn OFDI vào các nước trên thế giới Khi nghiên cứu chỉ tiêu này, có thể so sánh tỷ trọng vốn OFDI vào các nước AEC trong tổng số vốn OFDI, để thấy được tỷ trọng vốn OFDI vào các nước AEC trong tổng vốn OFDI là cao hay thấp.
Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Là một quốc gia đang phát triển, mới hội nhập với nền kinh tế thế giới, có thể nói Việt Nam là quốc gia đi sau trong việc thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Đây là hoạt động có tính chất đặc thù, tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với đầu tư tại thị trường trong nước Chính vì vậy việc học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia đi trước trong việc thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là hết sức cần thiết.
2.4.1 Kinh nghiệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của một số quốc gia trên thế giới
2.4.1.1 Kinh nghiệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc
Nền kinh tế Trung Quốc trong khoảng thời gian 15 năm trở lại đây đã vươn lên mạnh mẽ trở thành nên kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia rất tích cực đi đầu tư ra bên nước ngoài, và đã đạt được những thành công nhất định Với Việt Nam, Trung Quốc là nước láng giềng, có nền văn hóa gần gũi và tương đồng, do đó học hỏi kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc sẽ rất phù hợp với tình hình của Việt Nam hiện nay
Sự phát triển hoạt động OFDI của Trung Quốc chủ yếu được thúc đẩy bởi sự thay đổi nhận thức của Chính phủ Trung Quốc đối với các tập đoàn đa quốc gia và môi trường chính sách cho các công ty Trung Quốc hoạt động xuyên quốc gia Sự phát triển như vậy có thể được chia thành ba giai đoạn thay đổi về nhận thức quan trọng đối với các công ty đa quốc gia của Trung Quốc và vốn đầu tư ra nước ngoài, vì vậy qua từng giai đoạn có sự tăng trưởng mạnh mẽ về số vốn và các dự án đầu tư ra nước ngoài của các DN Trung Quốc Giai đoạn đầu tiên, từ 1978 đến 1991, chứng kiến sự phản đối mạnh mẽ đối với các công ty đa quốc gia, và các cuộc tranh luận sôi nổi về chiến lược phát triển tổng thể của Trung Quốc và Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài.Giai đoạn thứ hai, từ năm 1992 đến năm 2000, sự phản đối lắng xuống, dần đi vào chấp nhận việc phát triển các doanh nghiệp xuyên quốc gia của Trung Quốc và chính thức đi vào giai đoạn khuyến khích đầu tư và hoạt động ở nước ngoài Giai đoạn cuối cùng, từ năm 2001 trở đi, Trung Quốc đã thiết lập một hệ thống chính sách chiến lược phù hợp và chặt chẽ đối với đầu tư ra nước ngoài, nhằm thúc đẩy tích cực hoạt động OFDI như một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế tổng thể của Trung Quốc và để đối phó với các tác động cạnh tranh ngày càng gay gắt của toàn cầu hóa
Chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc có thể bắt nguồn từ năm 1985 khi Bộ Quan hệ Kinh tế đối ngoại và Thương mại Trung Quốc (MOFERT) ban hành quy định kiểm soát và thủ tục phê duyệt để mở các doanh nghiệp phi thương mại ở nước ngoài, đó là chính sách đầu tiên của chính quyền trung ương nhằm điều chỉnh các hoạt động và đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc Đây là lần đầu tiên Chính phủ quy định rõ ràng rằng tất cả các thực thể kinh tế, không chỉ các công ty thương mại và một số công ty được chỉ định đặc biệt, có thể áp dụng để đầu tư và thành lập liên doanh ở nước ngoài Ngoài ra, quy định này quy định rõ ràng các yêu cầu đối với việc phê duyệt các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc và các yêu cầu cụ thể này đặt ra động lực thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc Năm yêu cầu này là:
• Đầu tư ra nước ngoài phải giúp nhập khẩu công nghệ và thiết bị tiên tiến, hoặc khó nhập khẩu qua các kênh khác (công nghệ thu được vốn FDI).
• Đầu tư ra nước ngoài phải giúp cung cấp nguồn cung cấp nguyên liệu thô đáng tin cậy lâu dài cho sự phát triển kinh tế trong nước (tìm kiếm nguồn lực FDI).
• Gắn với việc tạo thu nhập ngoại tệ cho Trung Quốc (FDI tạo ra ngoại tệ).
• Có lợi cho việc xuất khẩu máy móc và vật liệu của Trung Quốc và mở rộng dịch vụ kỹ thuật và lao động của Trung Quốc ở nước ngoài (mở rộng thị trường FDI).
• Nó giúp phục vụ thị trường nội địa Trung Quốc và kiếm thu nhập bằng ngoại tệ (tạo ra vốn ngoại tệ).
Những yêu cầu hay lý do này rõ ràng nhắm vào bốn loại vốn đầu tư nước ngoài và ba trong số đó là FDI công nghệ, tài nguyên và tìm kiếm thị trường, hoàn toàn phù hợp với các động lực phổ biến hiện nay của FDI từ các nước đang phát triển.
Khẳng định vai trò tích cực của FDI ra nước ngoài của Trung Quốc cũng được củng cố bởi chiến lược phát triển dựa vào xuất khẩu định hướng vùng ven biển của Trung Quốc Dựa trên kết quả của các cuộc tranh luận về việc áp dụng chiến lược thay thế nhập khẩu hoặc xúc tiến xuất khẩu, Trung Quốc đã thông qua và mở ra 14 thành phố ven biển vào năm 1988 cùng với bốn đặc khu kinh tế (SEZ) trước đó để tham gia vào cạnh tranh quốc tế Do đó, các hoạt động quốc tế hóa của các công ty Trung Quốc là cần thiết để tận dụng lợi thế trong hợp tác quốc tế và phân công lao động quốc tế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở khu vực vùng ven biển Trung Quốc Do đó, lần đầu tiên các hoạt động quốc tế của các doanh nghiệp nhà nước lớn của Trung Quốc đã được đưa vào chương trình cải cách kinh tế của Trung Quốc Tuy nhiên, trong giai đoạn này, chỉ có các tập đoàn thương mại thuộc MOFERT được ủy quyền đầu tư ra nước ngoài và các hoạt động đầu tư ở nước ngoài của họ được liên kết chặt chẽ với những cân nhắc chính trị của chính phủ trong việc tăng cường ảnh hưởng chính trị và kinh tế của Trung Quốc, và mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của Trung Quốc.
Tóm lại, các cuộc tranh luận sôi nổi đã diễn ra trong giai đoạn này tập trung vào sự tương thích giữa các công ty đa quốc gia với học thuyết xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc và sự phù hợp giữa hoạt động quốc tế của các công ty Trung Quốc và chiến lược phát triển cơ bản của quốc gia Sự đồng thuận nảy sinh khi Trung Quốc quay trở lại Liên Hợp Quốc và lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế hướng vào xuất khẩu tại các vùng ven biển, nghĩa là Trung Quốc hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và sửa đổi chính sách cho các hoạt động kinh tế quốc tế nhằm bổ sung cho chiến lược cải cách kinh tế và thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc Tuy nhiên, những cuộc tranh luận như vậy đã không nói rõ vai trò của FDI Trung Quốc nên đóng vai trò gì trong cải cách kinh tế của Trung Quốc. Đến giai đoạn thứ 2 1992 – 2000: đây là giai đoạn nới lỏng chính sách và sự bùng nổ sớm của các doanh nghiệp Trung Quốc Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Chuyến đi của Đặng Tiểu Bình tới các tỉnh và thành phố phía nam Trung Quốc năm 1992 đã mở ra quyết định ủng hộ và khuyến khích đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc Mục đích chính của chuyến đi là để tái khẳng định tính trung tâm của chiến lược phát triển ven biển định hướng xuất khẩu và hướng tới FDI ra nước ngoài trong kế hoạch cải cách kinh tế tổng thể của Trung Quốc Vào tháng 9 năm
1992, tại Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thưGiang Trạch Dân đã chính thức tuyên bố và khẳng định nên khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng đầu tư ra nước ngoài và các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia Kể từ đó, các hoạt động xuyên quốc gia của các công ty Trung Quốc đã chính thức được đưa vào chiến lược phát triển quốc gia của Trung Quốc và được coi là một trong những lực đẩy trong hội nhập kinh tế Trung Quốc vào nền kinh tế toàn cầu Ngoài ra, thời điểm đó Trung Quốc chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO), việc tự do hóa các chế độ thương mại, đầu tư và tài chính của Trung Quốc ngày càng ở một mức độ lớn hơn, điều đó đã đẩy nhanh hoạt động xuyên quốc gia của các công ty Trung Quốc Hỗ trợ cấp quốc gia cho vốn đầu tư nước ngoài được tăng lên rất nhiều ở cấp tỉnh và thành phố, dưới sự hỗ trợ và khuyến khích của Bộ Ngoại thương và Hợp tác Kinh tế (MOFTEC), của các tổ chức Quan hệ kinh tế đối ngoại và các hiệp hội thương mại.
Thời kỳ này chứng kiến sự gia tăng lớn trong các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động ở nước ngoài do các chính sách đã nới lỏng hơn, đặc biệt là các hoạt động ở Hồng Kông với sự tham gia vào đầu cơ bất động sản và chứng khoán Tuy nhiên tệ nạn tham nhũng và gia đình trị tràn lan ở nước ngoài đã khiến nhiều doanh nghiệp chịu tổn thất nặng nề, đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 Do đó, chính phủ Trung Quốc, cụ thể là MOFTEC, thắt chặt các yêu cầu và thủ tục phê duyệt cho các dự án FDI ra bên ngoài Sự thắt chặt này đến một mức độ lớn dẫn đến sự sụt giảm mạnh về vốn đầu tư nước ngoài của Trung Quốc vào cuối những năm 1990.
Giai đoạn thứ 3 từ 2001 đến nay: Sự thúc đẩy của chính sách và sự mở rộng nhanh chóng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc.
Mặc dù có sự điều chỉnh tạm thời và thắt chặt các yêu cầu phê duyệt vốn đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc, song việc Trung Quốc gia nhập WTO vào năm
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CÁC NƯỚC TRONG CỘNG ĐỒNG
Tổng quan về môi trường đầu tư tại các quốc gia trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
3.1.1 Khái quát về cộng đồng kinh tế ASEAN
3.1.1.1 Quá trình hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN
Lịch sử hình thành AEC
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) 2015 là kết quả của quá trình hội nhập kinh tế khu vực giữa 10 nước thành viên ASEAN từ năm 1967 (đối với Việt Nam là
20 năm tham gia từ năm 1995)
AEC 2015 bao gồm bốn trụ cột chính:
- Một thị trường và cơ sở sản xuất chung: Xóa bỏ rào cản đối với thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, tạo thuận lợi hóa cho đầu tư, dòng vốn và lao động có tay nghề nội khối, thiết lập các ngành thuộc danh mục ưu tiên trong hội nhập như thực phẩm, nông nghiệp, lâm nghiệp.
- Một khu vực kinh tế cạnh tranh cao: Cạnh tranh công bằng, nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực và mỗi thành viên Thể chế, luật lệ cho phép các doanh nghiệp cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng Trụ cột này sẽ được hiện thực hóa thông qua các chính sách cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời, các hoạt động hướng tới phát triển cơ sở hạ tầng trong cộng đồng cũng được thực thi.
- Một khu vực phát triển kinh tế đồng đều: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên ASEAN, đặc biệt là nhóm nước Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam với 6 nước còn lại.
- Một khu vực hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu: Trụ cột này hướng tới thống nhất các mối quan hệ kinh tế ngoại khối và nâng cao sự tham gia trong mạng lưới cung ứng toàn cầu Mục tiêu này được thực hiện thông qua các sáng kiến hợp tác kinh tế với các đối tác thương mại, đầu tư khu vực hay các hiệp định khu vực thương mại tự do giữa ASEAN với 6 đối tác lớn, bao gồm Trung Quốc, NhậtBản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand.
Hình 3.1 Lộ trình hình thành AEC
Mặc dù được gọi “Cộng đồng kinh tế”, AEC thực chất chưa thể được coi là một cộng đồng kinh tế gắn kết như cộng đồng châu Âu (EC) do AEC không có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và những điều lệ, quy định có tính chất rằng buộc cao như EC. AEC thực chất là đích hướng tới của các nước ASEAN thông qua việc hiện thực hóa từng bước bốn mục tiêu kể trên, trong đó chỉ mục tiêu thứ nhất là được thực hiện tương đối toàn diện và đầy đủ thông qua các Hiệp định và thỏa thuận rằng buộc đã ký kết, các mục tiêu còn lại mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng lộ trình, khuôn khổ, thực hiện một số chương trình và sáng kiến khu vực [31].
AEC là một tiến trình hội nhập kinh tế khu vực chứ không phải là một Thỏa thuận hay Hiệp định với các cam kết rằng buộc thực chất Tham gia vào các mục tiêu của AEC là hàng loạt các Hiệp định, thỏa thuận, chương trình, sáng kiến, tuyên bố… giữa các nước ASEAN có liên quan đến các mục tiêu này Những văn bản này có thể bao gồm những cam kết có tính rằng buộc thực thi, cũng có những văn bản mang tính tuyên bố, mục tiêu hướng tới (không bắt buộc) của các nước ASEAN.
Việc hiện thực hóa AEC đã được triển khai trong cả quá trình dài trước đây (thông qua việc thực hiện các cam kết tại các Hiệp định cụ thể về thương mại đã ký kết giữa các nước ASEAN và sẽ được tiếp tục thực hiện trong thời gian tới (tiếp tục thực hiện theo các lộ trình các Hiệp định, thỏa thuận đã có và các vấn đề mới nếu có)
3.1.1.2 Hiệp định đầu tư toàn diện và chính sách đầu tư chung của Cộng đồng kinh tế ASEAN
Hiệp định đầu tư toàn diện trong ASEAN (ACIA), Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN (AFAS) và Hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân (MNP) là một số cam kết chính, tạo nên đặc trưng của liên kết kinh tế cấp độ khu vực trong AEC Một số nội dung của các cam kết trong Hiệp định đầu tư toàn diện trong ASEAN được tóm lược như sau:
Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) được kí kết vào ngày 26/02/2009, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 29/3/2012 với mục đích thúc đẩy tiến trình xây dựng một khu vực đầu tư tự do, mở cửa, minh bạch và hội nhập trong ASEAN nhằm đạt được mục tiêu thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015.
ACIA là sự kế thừa và điều chỉnh từ hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư ASEAN 1987 (AIGA) và hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (AIA) năm 1998 nhằm phù hợp với điều kiện mới và nhu cầu hội nhập trong tầm nhìn ASEAN 2020 Đây là hiệp định được coi là có ảnh hưởng nhiều nhất đến đầu tư trong nội khối ASEAN Với ACIA bao gồm 49 điều khoản, kèm theo 2 phụ lục và một danh sách bảo lưu của các quốc gia thành viên ASEAN ACIA là một hiệp định đầu tư khá toàn diện, theo đó hợp tác đầu tư trong ASEAN diễn ra trên bốn trụ cột là (1) Tự do hóa đầu tư, (2) Bảo hộ đầu tư, (3) Thuận lợi hóa đầu tư và (4) Xúc tiến đầu tư.
Về nghĩa vụ liên quan đến đầu tư, ACIC điều chỉnh các biện pháp của các nước thành viên áp dụng đối với các nhà đầu tư và các khoản đầu tư hiện tại hoặc tương lai (tính từ thời điểm ACIA có hiệu lực) của các nhà đầu tư của các nước thành viên.
ACIA không áp dụng với các biện pháp liên quan đến thuế, các khoản tài trợ hay trợ cấp của một nước thành viên, mua sắm công, các dịch vụ cung cấp nhằm thực hiện thẩm quyền của nhà nước bởi một cơ quan hoặc một đơn vị của nước thành viên, các biện pháp tác động đến thương mại dịch vụ theo hiệp định khung về dịch vụ ASEAN (AFAS) trừ một số biện pháp liên quan đến phương thức cung cấp dịch vụ hiện diện thương mại.
Về tự do hóa đầu tư, ACIA chỉ có các cam kết về tự do hóa đầu tư trong các lĩnh vực: chế tạo, nông nghiệp, nghề cá, lâm nghiệp, khai mỏ, các dịch vụ phụ trợ cho các ngành trên và bất kỳ lĩnh vực nào khác nếu các thành viên đồng ý.
Các nguyên tắc trong ACIA
Các nguyên tắc được sử dụng trong Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) bao gồm:
- Thúc đẩy tự do hóa, bảo vệ, xúc tiến và thuận lợi hóa đầu tư
- Đem lại lợi ích cho cả nhà đầu tư ASEAN và nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại ASEAN.
- Tiếp tục duy trì quy tắc đối xử tối huệ quốc và đối xử ưu đãi giữa các thành viên.
- Không hồi tố các cam kết đã đạt được trong AIA và AIGA
- Dành sự đối xử đặc biệt cho các nước thành viên mới (nhóm CLMV)
- Dành sự linh hoạt cho các nước thành viên trong các vấn đề nhạy cảm.
- Có sự đối xử nhân nhượng lẫn nhau giữa các nước thành viên
- Cho phép Hiệp định mở rộng phạm vi đối tượng sang các lĩnh vực khác trong tương lai.
Bảng 3.1 So sánh hiệp định ACIA với hiệp định AIA/AIGA
So sánh ACIA AIA/AIGA
ACIA, AIA và AIGA cùng thống nhất một mục tiêu chung là phát triển môi trường đầu tư ASEAN để thu hút đầu tư nội khối và đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chính sách quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Chính phủ Việt Nam
3.2.1 Các văn bản qui phạm pháp luật về hoạt động đầu tư ra nước ngoài đối với các doanh nghiệp Việt Nam
Từ cuối những năm 1980, Việt Nam đã bắt đầu có những dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Tuy nhiên, các dự án này đều nhỏ lẻ, mang tính chất tự phát, chủ yếu là hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp tư nhân vào các quốc gia láng giềng như Lào, Campuchia,… Từ năm 1989 đến 1998, Việt Nam chỉ có 18 dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, quy mô vốn bình quân chỉ đạt 0,76 triệu USD/ dự án Năm 1999, trước nhu cầu ngày càng tăng về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước, Chính phủ Việt Nam đã ban hànhNghị định 22/1999/NĐ-CP ngày 14/04/1999 quy định về việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Tiếp theo Nghị định 22, các văn bản pháp lý khác đã ra đời góp phần bổ sung khuôn khổ pháp lý cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, đó là:
- Thông tư số 01/2001/TT-NHNN ngày 19/01/2001 của NHNN Việt Nam về hướng dẫn quản lý ngoại hối đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam.
- Thông tư số 05/2001/TT-BKH ngày 30/8/2001 của Bộ Kế hoạch và đầu tư hướng dẫn hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam
- Quyết định số 116/2001/QĐ-TTg ngày 02/8/2001 của Thủ tướng Chính Phủ về một số quy định đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí.
- Thông tư 97/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Các văn bản pháp lý này đã góp phần quan trọng định hướng và thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Tuy nhiên, đây là hoạt động khá mới mẻ, thực tế hoạt động của các doanh nghiệp đã cho thấy những quy định này còn nhiều bất cập Do đó, đòi hỏi phải có những điều chỉnh phù hợp
Năm 2005, đáp ứng nhu cầu trên, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư ( có hiệu lực từ ngày 01/7/2006) Trong đó, chương VIII của Luật này quy định về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam.
Năm 2006, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 78/2006/NĐ-CP quy định về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Nghị định này đã đáp ứng được những yêu cầu bức thiết của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động đầu tư ra nước ngoài Theo Nghị định này, các doanh nghiệp có vốn FDI cũng có thể tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, thời gian kể từ khi doanh nghiệp cung cấp bộ hồ sơ hợp lệ đến khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư tối đa là 15 ngày làm việc Đây là nét mới của Nghị định 78/2006 so với Nghị định 22/1999, đã góp phần quan trọng thúc đẩy dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam.
Năm 2007, khi mà chúng ta đã tham gia WTO, hệ thống văn bản pháp luật nói chung của Việt Nam ngày càng hoàn thiện sát với các thông lệ quốc tế hơn, thì pháp luật chính sách về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với các doanh nghiệp cũng tiếp tục được hoàn thiện với việc Chính phủ ban hành Nghị định121/2007/NĐ-CP ngày 25/7/2007 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí – một lĩnh vực đặc thù mà các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài
Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “ Thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài”, trong đó xác định các lĩnh vực ưu tiên, các địa bàn trọng điểm, cũng như các giải pháp hỗ trợ nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của dòng vốn OFDI của các doanh nghiệp Việt Nam Đến tháng 4/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 482/QĐ-TTg ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đối ngoại vùng biên giới Việt Nam – Lào và Việt Nam – Campuchia Trong đó có nhiều ưu đãi ở mức tối đa về vay vốn và bảo lãnh giành cho các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư tại các tỉnh biên giới Việt Nam
Năm 2014, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Đầu tư mới, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2015, thay thế cho luật đầu tư năm 2005 Trong đó, chương V của Luật này quy định về hoạt động đầu tư ra nước ngoài So với các văn bản trước đây, luật đầu tư 2014 và Nghị định 83/2015/NĐ-CP quy định về đầu tư nước ngoài ( Nghị định này được ban hành vào ngày 25/9/2015) đã có nhiều thay đổi theo hướng thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện OFDI
Các văn bản mới này đã thể hiện rõ tinh thần tôn trọng quyền tự do đầu tư, kinh doanh của nhà đầu tư (NĐT) theo hướng Nhà nước chỉ xác nhận các hoạt động đầu tư, kinh doanh ra nước ngoài (không phải là cấp phép) của NĐT thông qua việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài (thay thế cho Giấy phép đầu tư đã từng được sử dụng và Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài đang sử dụng); Nhà nước quy định rõ một số ngành nghề cấm đầu tư ra nước ngoài; quy định rõ hơn về điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để NĐT lựa chọn ngành nghề đầu tư phù hợp với khả năng của mình. Đáng chú ý là quy định về chuyển tiền ra nước ngoài của các doanh nghiệp thực hiện OFDI đã có những sự thay đổi đáng kể Cụ thể, các doanh nghiệp được phép chuyển tiền, hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài để phục vụ cho hoạt động khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường và thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác theo quy định của Chính phủ
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, sau 5 năm áp dụng Nghị định số 83/2015/NĐ-CP, đến nay, hoạt động đầu tư ra nước ngoài cũng đang tồn tại một số vướng mắc, bất cập, đòi hỏi phải được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển.
Thứ nhất, vốn đầu tư ra nước ngoài chưa được định nghĩa một cách thống nhất và rõ ràng về thành phần, ý nghĩa sử dụng mặc dù đây là khái niệm quan trọng làm cơ sở phân biệt các quy trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài (GCNĐK ĐTRNN).
Thứ hai, pháp luật hiện hành không có hạn chế đối với cá nhân đầu tư ra nước ngoài, tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết phải hạn chế để đảm bảo tính thống nhất của pháp luật Việt Nam, cũng như đảm bảo hạn chế rủi ro về pháp lý, an ninh.
Thứ ba, một số vấn đề phát sinh mới như hoạt động cho vay ra nước ngoài, bảo lãnh cho người không cư trú gắn với hoạt động đầu tư ra nước ngoài đặt ra nhu cầu xem xét việc phân công quản lý nhà nước và quy trình, thủ tục, điều kiện thực hiện.
Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam vào các nước trong AEC giai đoạn 2006-2019
3.3.1 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của DN Việt Nam theo số vốn và số dự án đầu tư
Bảng 3.23 Đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào AEC phân theo năm
(giai đoạn 2006 – 2019) Đơn vị tính: Triệu USD
Số dự án Tổng vốn đăng ký
Số dự án vào AEC
Tổng dự án OFDI Tỷ trọng
Tổng số vốn đăng ký vào AEC
Tổng vốn đăng ký OFDI
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT và tính toán, tổng hợp của tác giả, 2019
Theo số liệu mới nhất từ Bộ KH&ĐT luỹ kế đến hết năm 2019, các doanh nghiệp Việt có 1.321 dự án đầu tư tại nước ngoài, tổng vốn đăng ký gần 21 tỷ USD. Trong đó số vốn đầu tư vào các nước AEC đạt xấp xỉ 10,22 tỷ USD chiếm 48,7% tổng số vốn đầu tư ra bên nước ngoài, với 654 dự án hiện còn hiệu lực
Qua bảng số liệu 3.23 cho thấy, qua các năm số dự án mà các DN Việt đầu tư vào các nước AEC khá cao luôn chiếm tỷ trọng trên 40% trừ 2 năm gần đây2018,2019 trong toàn bộ dự án đầu tư ra nước ngoài Tuy nhiên, số vốn lại có sự biến động mạnh qua các năm, cao nhất là năm 2016 chiếm tới 73,5%, thấp nhất là năm 2017 chỉ với 15,3% trên tổng số vốn đầu tư ra bên nước ngoài của DN Việt, với chỉ 53,62 triệu USD Trong đó, giai đoạn 2006 – 2011 cho thấy số vốn đầu tư áp đảo vào các nước AEC, tuy nhiên các năm sau cho đến 2015 các DN Việt lại dành một phần vốn đầu tư khá thấp vào AEC, khi bình quân số vốn chỉ chiếm khoảng 23% trong toàn bộ số vốn đầu tư ra bên ngoài Nhưng kể từ khi cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập cho đến những năm gần đây, số dự án cũng như số vốn đầu tư đã được cải thiện đáng kể trong tổng vốn đầu tư ra bên ngoài, tuy nhiên số vốn còn thấp hơn nhiều so với chính nó đầu tư vào AEC ở những năm trước đó
Có thể thấy qua các năm từ 2006 số dự án tăng lên liên tục, tuy số vốn đăng ký có sự biến động Có thể chia thành các giai đoạn sau:
Số dự án và vốn đăng ký vào các nước AEC của các DN Việt Nam
Số dự án vào ASEAN Tổng số vốn đăng ký vào ASEAN
Biểu đồ 3.20 Số dự án và vốn đăng ký vào các nước AEC của các
DN Việt Nam giai đoạn 2006-2019
Giai đoạn 2006 – 2015, giai đoạn trước khi thành lập AEC
Trong giai đoạn này qua biểu đồ 3.20 cho thấy: hàng năm các dự án đăng ký không có sự biến động quá nhiều, tuy nhiên lượng vốn đăng ký thì biến động mạnh.
Trong vòng 10 năm này, đã có 523 dự án được đầu tư, với số vốn đăng ký trên 7,4 tỷ USD, bình quân đạt trên 14,21 triệu USD/dự án Trong đó, năm 2009 và
2011 là các năm có số vốn đầu tư lớn nhất, đều trên 1,8 tỷ USD và chiếm xấp xỉ 70% tổng số vốn đăng ký đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, với bình quân vốn/dự án đạt xấp xỉ 37 triệu USD Có thể thấy những năm đầu của giai đoạn này là giai đoạn bùng nổ trong đầu tư của các DN Việt sang các nước AEC, khi mà Chính phủ ban hành Nghị định
78/2006/NĐ-CP ngày 09/09/2006 quy định về hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam, với nhiều điểm thuận lợi trong việc chuyển giao vốn và thanh toán quốc tế đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài Điểm tích cực trong giai đoạn này là hàng loạt dự án lớn được cấp phép đầu tư, tập trung chủ yếu tại Lào, Campuchia với các dự án xây dựng thủy điện và kinh doanh dịch vụ Có thể kể đến dự án phát triên 20.000 ha cao su tại tỉnh Champassak của Lào với số vốn đầu tư trên 81 triệu USD của công ty cao su Dầu tiếng Việt Lào được cấp phép đầu tư vào năm 2007, hiện nay dự án này vẫn còn hiệu lực, và vào ngày 19/10/2018, tại Bản Khampeang, Huyện Xanasunbun, tỉnh Chămpasak, nước CHDCND Lào, Công ty đã tổ chức lễ khánh thành và đi vào hoạt động nhà máy sản xuất chén hứng mủ bằng công nghệ lò đốt gas với công suất 10.000 cái trong 24 giờ
Hay dự án “Đặc khu kinh tế Long Thành - Viên Chăn” của CTCP Đầu tư và Kinh doanh Golf Long Thành với tổng số vốn đăng ký lên tới 1 tỷ USD Gần đây là dự án 400 triệu USD đầu tư vào lĩnh vực cung cấp tầu chứa và xử lý dầu thô (FPSO) cho mỏ Chim sáo và Dừa của Tổng công ty vận tải dầu khí Việt Nam (PVT) vào Singapore năm 2010 Một dự án lớn khác đầu tư vào lĩnh vực thủy điện, đó là dự án thủy điện Thủy điện Hạ Sê San 2 với tổng vốn đầu tư là 806 triệu USD vào Campuchia của Công ty cổ phần EVN Quốc tế,… Đây có thể coi là những thành công đáng kể của các doanh nghiệp Việt Nam khi mà điều kiện của nền kinh tế trong nước nói chung và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế, quy mô hoạt động và tiềm lực về vốn vẫn còn nhỏ bé so với nhiều doanh nghiệp ở quốc gia khác
Sự bùng nổ trong OFDI có thể đến từ một số nguyên nhân:
- Cơ chế chính sách của Chính phủ đã thông thoáng, hoàn thiện và đầy đủ hơn so với giai đoạn trước đó, mang tính công khai ( thủ tục đầu tư được Bộ Kế hoạch và đầu tư đăng tải công khai trên trang web của Bộ: www.mpi.gov.vn)
- Tiến trình hội nhập của Việt Nam ngày càng sâu và rộng hơn, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài.Việt Nam đã thực hiện xong chương trình cắt giảm thuế quan của ASEAN (CEPT) vào năm 2006, gia nhập WTO 2007, là thành viên tích cực của diễn đàn Châu Á – Thái Bình Dương ( APEC), tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại tự do mới,…
- Các doanh nghiệp Việt Nam đã vững mạnh hơn, tích lũy được nhiều vốn và kinh nghiệm hơn
- Đã có sự tham gia nhiều hơn của các tập đoàn kinh tế tư nhân, khi mà các tập đoàn kinh tế nhà nước có dấu hiệu suy yếu và không đạt hiệu quả khi đầu tư ra nước ngoài Năm 2019, 100% số lượng dự án mới đầu tư ra nước ngoài do các doanh nghiệp tư nhân đầu tư, trong khi không có dự án nào của khối doanh nghiệp nhà nước.
Tuy nhiên, sự bùng nổ trong đầu tư của các DN Việt không còn được duy trì vào cuối giai đoạn này, khi mà số vốn đăng ký dần ít đi và có dấu hiệu suy yếu rõ rệt, khi trong hai năm 2014, 2015 tổng số vốn đăng ký chỉ đạt trên 650 triệu USD, ít hơn rất nhiều so với các năm trước đó
Giai đoạn 2016 – 2019, giai đoạn sau khi thành lập AEC, có dấu hiện suy yếu
Trong giai đoạn này, mặc dù với sự hỗ trợ của chính sách mới là Nghị định 83/2015/NĐ-CP hướng dẫn về đầu tư ra nước ngoài, với các quy định tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, NĐT Việt Nam mở rộng phạm vi đầu tư, kinh doanh ở nước ngoài, cùng với đó là sự hình thành của cộng đồng kinh tế ASEAN – AEC, tuy có gia tăng về số dự án, nhưng số vốn đầu tư thì rất nhỏ lẻ, có dấu hiệu thuyên giảm so với giai đoạn trước đó, bình quân trên 1 dự án chỉ đạt 6,38 triệu USD, bằng một nửa so với giai đoạn trước, đáng chú ý là các dự án có vốn đầu tư lớn sụt giảm mạnh, chỉ có 1 dự án lớn của TCTCP Đầu tư Quốc tế Viettel đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ viễn thông tại Myanmar với số vốn giải ngân lên tới xấp xỉ 860 triệu USD. Trong giai đoạn này cũng có sự khác biệt khi không tập trung vào các thị trường truyền thống như Lào, Campuchia mà mở rộng hơn sang các thị trường lớn hơn là Singapore, Myanmar, Malaysia
So sánh giữa vốn đầu tư của các DN Việt vào các nước AEC với số vốn FDI từ các nước AEC vào Việt Nam
Bảng 3.24 So sánh về đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang các nước AEC với đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước AEC vào Việt Nam giai đoạn 2006-2019 Đơn vị tính: Triệu USD
Số dự án ra các nước AEC Số dự án vào từ các nước AEC
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ KH&ĐT,2019
Từ bảng 3.24 có thể sự chênh lệch khá rõ ràng, khi số vốn và số dự án đầu tư từ các nước AEC vào Việt Nam lớn hơn rất nhiều so với Việt Nam đầu tư vào AEC ( gấp 3 lần) Nguyên nhân của sự chênh lệch này:
Đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào các nước trong cộng đồng kinh tế ASEAN
3.4.1 Những kết quả đạt được
Thứ nhất: Số lượng dự án, quy mô vốn và quy mô bình quân một dự án ngày càng tăng
Qua việc phân tích các số liệu, có thể thấy các dự án đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào các quốc gia trong CĐKT ASEAN liên tục tăng qua các năm, nhất là những năm gần đây Từ một vài dự án ở Lào năm 1993 và 1998 thì đến năm 2007 các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư sang 6 quốc gia thuộc AEC với 154 dự án với quy mô trung bình một dự án khoảng 11,3 triệu USD Tính lũy kế đến hết năm 2019, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư sang các nước AEC
730 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký là 8,94 tỷ USD, bình quân trên 1 dự án đạt 12,24 triệu USD
Hiện nay, ngày càng có các dự án với quy mô lớn được các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào khu vực AEC, có những dự án số vốn đầu tư đã chạm mốc 1 tỷ USD Qua đó ta có thể thấy hoạt động đầu tư ra nước ngoài nói chung và đầu tư ra khu vực AEC của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng ngày càng sôi động.Trước hết đó là do các doanh nghiệp trong nước sau một thời gian phát triển đã có khả năng tài chính và quan tâm hơn đến mở rộng địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh bằng việc đầu tư ra nước ngoài, tiết kiệm chi phí đầu tư sản xuất, chi phí vận chuyển, và khai thác những lợi thế của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Bên cạnh số lượng các dự án đầu tư ngày càng tăng thì tốc độ đầu tư ra các nước thuộc AEC của các DN Việt Nam cũng tăng lên một cách nhanh chóng trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là giai đoạn 2006 đến nay Điều này chứng tỏ hoạt động đầu tư trực tiếp ra các quốc gia này đang rất triển vọng và nhiều hứa hẹn. Lượng vốn các DN đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng có xu hướng tăng do các DN đã xác định được sự cần thiết phát đầu tư ra nước ngoài khi nền kinh tế mở của để đón nhận nhưng cơ hội đầu tư tốt hơn từ bên ngoài.
Thứ hai: Số lượng các thị trường đầu tư có xu hướng mở rộng.
Trong giai đoạn đầu 1989 - 1998, các DN Việt Nam mới chỉ đầu tư ra 8 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó chỉ có 2 quốc gia AEC (Lào và Singapore) Nhưng qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích, các nhà đầu tư đã mạnh dạn đầu tư khai thác ở một số thị trường khác trong khu vực và trên thế giới Trong giai đoạn
1999 - 2008, các DN Việt Nam đã đầu tư ra 6 quốc gia thuộc khu vực ASEAN (Lào, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Singapore và Thái Lan) Đến nay các DN Việt Nam đã đầu tư ra cả 9 quốc gia AEC Các DN Việt Nam không chỉ đầu tư ở những nước có nền kinh tế bằng hoặc yếu hơn Việt Nam như Lào và Campuchia, mà còn tiến hành đầu tư ở những nước có nền kinh tế phát triển hơn để học hỏi trình độ quản lý của nước bạn và có cơ hội tiếp cận khoa học kĩ thuật hiện đại như Singapore, Malaysia.
Thứ ba: Kinh nghiệm khai thác thị trường, trình độ quản lý đang dần được nâng cao, đầu tư bài bản và mang tính chất dài hạn hơn
Qua hơn 20 năm tiến hành đầu tư ra khu vực ASEAN, các DN Việt Nam đã gặp phải không ít những khó khăn do thiếu kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư nước ngoài và kinh nghiệm khai thác tìm hiểu thị trường quốc tế còn hạn chế, đặc biệt các dự án còn mang tính chất ngắn hạn, chưa có những dự định mang tính bền vững hơn Nhưng cũng chính vì những khó khăn đó đã giúp cho các DN Việt Nam dần tích lũy được những kinh nghiệm khai thác và tìm hiểu thị trường khu vực này và hoạt động có hiệu quả hơn Bên cạnh đó, trình độ quản lý dự án đầu tư ra nước ngoài cũng dần được nâng cao hơn.
Do hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nói chung đều chi phối bởi nhiều hệ thống luật pháp và có tính đa quốc tịch, đa ngôn ngữ nên hoạt động đầu tư ra nước ngoài phức tạp hơn nhiều lần so với đầu tư trong nước Điều này đòi hỏi các DN Việt Nam khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài cần phải có những kinh nghiệm khai thác tìm hiểu thị trường thế giới, khu vực đầu tư để hạn chế rủi ro trong quá trình đầu tư Đồng thời khi đầu tư ra các quốc gia khu vực ASEAN các
DN Việt Nam không chỉ chú trọng đầu tư vào các quốc gia quen thuộc như Lào và Campuchia, mà phải tìm hiểu thị hiếu tiêu dùng khó tính ở các quốc gia khác trong khu vực nên đòi hỏi các DN Việt Nam có trình độ quản lý dự án đầu tư ra nước ngoài Cũng chính những đòi hỏi này giúp cho các DN Việt Nam ngày càng nâng cao trình độ quản lý và kinh nghiệm khai thác thị trường bên ngoài quốc gia
Thứ tư: Góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc của Việt Nam, nâng cao vị thế của một số doanh nghiệp đã được khẳng định trong khu vực ASEAN nói riêng và trên thị trường quốc tế nói chung.
Với những gì đã làm được ở khu vực ASEAN cùng với việc tích cực tham gia các quan hệ kinh tế quốc tế bằng chứng là Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mai thế giới WTO, đã tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam -
EU (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu (VCUFTA) Có thể khẳng định hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài khu vực ASEAN của các DN Việt Nam là nền tảng cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài, và đã phần nào đóng góp những thắng lợi to lớn của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam nói riêng và đẩy mạnh quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam nói chung.
Nhiều DN Việt Nam đầu tư vào khu vực ASEAN đã hoạt động sản xuất kinh doanh có lợi nhuận, bước đầu có hiệu quả kinh doanh và dần khẳng định được tên tuổi của mình trên thị trường khu vực cũng như trên thế giới như: dự án đầu tư sang Lào của công ty cao su Đăklăk, của tổng công ty Cao su Việt Nam, rồi dự án đầu tư mạng Viễn thông của Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, hay đơn giản là dự án làm nên thương hiệu café Việt Nam của công ty Trung Nguyên; đối với Campuchia có một số dự án lớn như trồng cao su của CTCP Cao su Tây Ninh và CTCP Dầu Tiếng – Kratie; đối với Myanmar có các dự án lớn như dự án bất động sản của Hoàng Anh Gia Lai, dự án công nghệ thông tin của FPT Trong số các DN Việt Nam đầu tư ra nước ngoài thì đầu tư của DN tư nhân vẫn trội hơn DN Nhà nước (DN tư nhân chiếm 73,02% số dự án, chiếm chiếm 56,15% số vốn đầu tư so với các DN Nhà nước chiếm 26,98% số dự án và 43,85% số vốn đầu tư) Điều này cho thấy các DN tư nhân đã thể hiện sự chủ động hội nhập kinh tế quốc tế bằng việc tham gia ĐTRNN.
Nhờ những thành công nhất định khi đầu tư sang AEC mà tên tuổi của một số DN Việt Nam đã được nhiều người biết đến Các doanh nghiệp này đã thể hiện được tầm vóc của mình không chỉ vì kinh tế mà còn thể hiện đươc vị thế, thương hiệu của mình trên trường quốc tế đồng thời thiết lập mối quan hệ làm ăn khăng khít với một số nhà đầu tư trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường đầu tư sang nước khác.
Hoạt động đầu tư trực tiếp ra các quốc gia khu vực ASEAN của các DN Việt Nam thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ và cần phát huy những ưu điểm trên tốt hơn nữa Kết quả này mới chỉ là những khởi sắc ban đầu nhưng cũng đã góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam tuy chưa mạnh như các quốc gia khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan Để hoạt động đầu tư ra khu vực này ngày càng đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao, các doanh nghiệp và Chính phủ Việt Nam phải cùng nhau tận dụng những thành quả đạt được và nghiên cứu những mặt hạn chế để tìm ra các giải pháp để đầu tư trực tiếp ra khu vực ASEAN cũng như đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Thứ năm: bước đầu đã có những đóng góp đáng ghi nhận cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam và kinh tế nước nhận đầu tư
Phần lớn các dự án đầu tư ra nước ngoài quy mô lớn của Việt Nam hiện đang trong giai đoạn đầu của quá trình đầu tư nên hiệu quả kinh tế tức thì của đầu tư ra nước ngoài là chưa lớn và chưa có những đóng góp đáng kể cho việc phát triển kinh tế- xã hội trong nước thời gian qua Tuy nhiên, các dự án nêu trên thuộc lĩnh vực Việt Nam đang cần như: khai thác khoáng sản; trồng cây công nghiệp; thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra bên ngoài; dịch vụ viễn thông, hàng không, ngân hàng Các lĩnh vực này hiện Việt Nam đã và đang chiếm lĩnh được đáng kể và đang phát triển tích cực tại thị trường một số địa bàn đầu tư trọng điểm trong AEC, do vậy tương lai gần khi các dự án này đi vào hoạt động hiệu quả sẽ có đóng góp vào ngân sách nhà nước, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam, bảo đảm an ninh năng lượng lâu dài cho quốc gia.
Đánh giá các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam vào các nước trong Cộng đồng
3.5.1 Giới thiệu mô hình Đầu tư trực tiếp ra của các doanh nghiệp Việt Nam vào các quốc gia trong cộng đồng kinh tế ASEAN đã có những thành công nhất định trong giai đoạn 2006 – 2019, tuy nhiên trong những năm gần đây dòng vốn này có những dấu hiệu thay đổi, đặc biệt kể từ sau khi thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 Tuy có nhiều hơn về số dự án, nhưng số vốn đăng ký đầu tư lại chững lại Do đó, để xem xét kỹ hơn các yếu tố vĩ mô của Việt Nam có tác động như thế nào tới hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam vào các nước thành viên AEC, luận án sử dụng mô hình IDP (Investment development path – mô hình con đường phát triển của đầu tư) được xây dựng đầu tiên bởi Dunning (1981,1988), và có sự phối hợp cùng với Rajneesh Narula (1993) Đây là mô hình được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu, đặc biệt phù hợp với các nước đang phát triển và chuyển đổi như Việt Nam, dùng để đánh giá sự phát triển tại nước xuất khẩu vốn có ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động OFDI của nước đó Mô hình IDP cũng được nhiều nhà nghiên cứu phân tích và đưa thêm các biến về thể chế [65],[66] Mô hình IDP đưa thêm các biến thể chế được ứng dụng trong nghiên cứu các nhân tố tác động tới OFDI tại các nước mới nổi và các nước từng đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, do hoạt động OFDI của các quốc gia này thường phụ thuộc vào hoạch định chính sách của nhà nước [43].
Mô hình IDP đưa thêm các biến này vào chủ yếu để xem xét tới các nhân tố tác động tới OFDI tại các nước mới nổi, các nước từng đi theo còn đường xã hội chủ nghĩa và đang phát triển, do hoạt động OFDI của các nước này phụ thuộc vào hoạch định chính sách của nhà nước
Tổng hợp các nghiên cứu đáng chú ý có sử dụng mô hình IDP về OFDI như sau:
Bảng 3.28 Tổng hợp các nghiên cứu đáng chú ý có sử dụng mô hình
Tác giả Nội dung chính Phương pháp nghiên cứu và số liệu Kết luận
Xác định các yếu tố vĩ mô tác động tới OFDI tại các nước phát triển, các nước có nền kinh tế chuyển đổi và các nước đang phát triển;
Dựa trên mô hình IDP không có biến thể chế; sử dụng phương pháp hồi quy số liệu hỗn hợp từ OFDI của 25 quốc gia chia thành 03 nhóm là nước phát triển, chuyển đổi và đang phát triển từ năm 1976 - 1999
Các yếu tố vĩ mô tác động tới OFDI là khác nhau tại các nước có phát triển, các nước có nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển
Nghiên cứu các yếu tố vĩ mô tác động đến OFDI của Trung Quốc: Các biến xuất khẩu, vốn nhân lực, GDP bình quân trên đầu người, FDI vào Trung Quốc
Mô hình IDP có thêm biến thể chế; sử dụng phương pháp hồi quy số liệu hỗn hợp bằng cách sử dụng OFDI từ năm 1976 đến năm
Không cần thiết phải đưa thêm biến mở rộng IDP vào nghiên cứu OFDI của Trung Quốc
Các yếu tố quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của các công ty Trung Quốc ở Đông Á và Đông Nam Á
Nghiên cứu các yếu tố truyền thống như: tìm kiếm thị trường, nguồn tài nguyên, động cơ tìm kiếm tài sản, văn hóa tương đồng và thể chế chính trị Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy số liệu hỗn hợp
Sự khác biệt về thể chế liên quan đến tự do kinh tế, ảnh hưởng chính trị hoặc hạn chế dòng vốn FDI ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm đầu tư
Các yếu tố vĩ mô quyết định đến OFDI ở các nước đang phát
Mô hình IDP không sử dụng biến thể chế, sử dụng các biến: sự
Cơ cấu kinh tế,GDP trên đầu người, biến động triển và chuyển đổi phát triển kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, biến động tỷ giá Mô hình lấy số liệu OFDI tại các nước từng đi theo con đường XHCN, các nước đang phát triển năm 1988 tỷ giá ảnh hưởng đến OFDI, tăng trưởng GDP và mức độ công nghệ không ảnh hưởng trực tiếp đến OFDI
(2005) Nghiên cứu các mô hình OFDI và các yếu tố quyết định đến phát triển OFDI, sử dụng các biến liên quan chính sách chính phủ và việc gia nhập EU tại các nước Trung và Đông Âu
Mô hình IDP có sử dụng biến thể chế Mô hình sử dụng số liệu tại các nước Trung và Đông Âu nằm trong Liên Xô cũ trước đây
Việc gia nhập EU thúc đẩy OFDI tại các quốc gia trên nếu có chính sách phù hợp
Nghiên cứu đến các yếu tố liên quan đến tư nhân, sự cạnh tranh các tầng lớp trong nhà nước, chính sách của chính phủ
Kết hợp nhiều lý thuyết bao gồm các lý thuyết chung về FDI, mô hình chiết trung (OLI), IDP và lý thuyết thể chế
Dữ liệu lấy ở cấp độ quốc gia và ở các cấp độ doanh nghiệp tại Nga Đưa ra gợi ý mở rộng mô hình OLI bao gồm thể chế nhà nước, sở hữu nhà nước và khoảng cách giữa các quốc gia
Nghiên cứu mở rộng mô hình IDP có sử dụng thêm các biến thể chế: chính sách tỷ giá, tư nhân hóa, cơ cấu kinh tế, đổi mới thể chế nói chung và tính cạnh tranh
Mô hình IDP mở rộng thêm các biến thể chế với dữ liệu được lấy tại 20 nước Đông và Trung Âu
Trong các biến thể chế, biến đổi mới thể chế là nhân tố quan trọng tác động đến OFDI
Nguồn: tổng hợp của tác giả
Vì con đường phát triển của mỗi một nước có những đặc trưng riêng [41],nên GDP trên đầu người không phải là thước đo hoàn chỉnh cho sự phát triển của nền kinh tế Chính vì vậy, một số biến khác ngoài GDP trên đầu người được sử dụng như khối lượng dòng vốn FDI vào [41], khối lượng thương mại [51], thể chế quốc gia [42],[65],[66], trình độ khoa học công nghệ, độ mở của nền kinh tế[43],… Trong bài nghiên cứu này, các biến vĩ mô được sử dụng để đánh giá các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng tới dòng vốn OFDI của Việt Nam vào các nước AEC (ký hiệu: OFDIA) là: GDPCAP (thu nhập quốc nội bình quân trên đầu người), RDSB (phần trăm chi tiêu ngân sách nhà nước cho khoa học công nghệ), IFDI (dòng FDI vào Việt Nam), ER (tỷ giá hối đoái), IE (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP) và EFS ( chỉ số tự do kinh tế) Các giả thuyết của mô hình được đưa ra như sau:
Giả thuyết H1: Sự phát triển của nền kinh tế, được đo bằng thu nhập bình quân quốc dân trên đầu người có tác động tích cực tới dòng vốn OFDI của các DN Việt vào các nước AEC
Mô hình IDP cũng nêu mối quan hệ thuận chiều giữa trình độ khoa học công nghệ và lượng vốn OFDI Khoa học công nghệ sẽ giúp các công ty tư nhân và nhà nước gia tăng năng suất lao động, tạo ra các lợi thế cạnh tranh và quy mô; từ đó, gia tăng lượng vốn OFDI Chính vì vậy, một giả thuyết nữa được đưa ra:
Một số giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam vào các nước trong cộng đồng
4.2.1 Giải pháp từ phía Chính phủ Việt Nam
4.2.1.1 Về cơ chế pháp lý và chính sách quản lý của nhà nước
Thứ nhất, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách linh hoạt liên quan đến thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài… theo hướng tiệm cận dần với các thông lệ, pháp luật quốc tế, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho DN Việt trong quá trình đầu tư ra nước ngoài.
Mặc dù hoạt động ĐTRNN liên tục có sự khởi sắc trong những năm gần đây (chủ yếu gia tăng về số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư) nhưng điểm dễ thấy nhất vẫn là cơ chế chính sách và khuôn khổ pháp lý cho hoạt động ĐTRNN vẫn chưa hoàn thiện Tham gia vào WTO, đòi hỏi các quốc gia phải có hệ thống pháp luật rõ ràng, minh bạch và phù hợp với các nguyên tắc hoạt động của WTO Tuy nhiên hệ thống pháp luật của Việt Nam vẫn còn lạc hậu, có nhiều điểm bất cập, vừa cứng nhắc vừa không đầy đủ Vì vậy, ở đâu đó, các doanh nghiệp vẫn gặp phải những khó khăn nhất định về cơ chế và chính sách Mục tiêu hướng tới của khuôn khổ pháp lý và chính sách là nhằm quản lý hiệu quả, chặt chẽ nhưng không can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp và có tính định hướng, dẫn dắt hoạt động của doanh nghiệp Sau khi đánh giá thực trạng hoạt động ĐTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam, những điểm cần tiếp tục hoàn thiện trong khuôn khổ pháp lý và chính sách có thể chỉ ra như sau:
- Đơn giản hoá, giảm bớt thủ tục hành chính từ khâu đăng ký và cấp giấy phép ĐTRNN, tiến tới bỏ hình thức cấp phép chuyển sang hình thức đăng ký đầu tư cho thuận tiện mà vẫn không giảm tính chất quản lý nhà nước.
* Giai đoạn cấp phép đầu tư
Cấp phép đầu tư rất quan trọng đối với bất cứ dự án đầu tư nào Thời gian và thủ tục cấp phép cần nhanh và đơn giản, không gây phiền hà cho nhà đầu tư thì nhà đầu tư mới nhanh chóng tận dụng được cơ hội, tìm kiếm lợi nhuận ở nước nhận đầu tư Theo Nghị định 83/2015/NĐ-CP trước đây, và dự thảo mới gần đây được Chính phủ lấy ý kiến vào tháng 9 năm 2020 vừa qua, việc cấp phép đầu tư vẫn được phân biệt với hai loại dự án: dự án thuộc diện có quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài và dự án không thuộc diện có quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài.
Cho dù là dự án thuộc diện nào thì việc phải qua nhiều cơ quan bộ ngành cũng sẽ gây phiền hà cho doanh nghiệp Dự án thuộc thẩm quyền của Quốc hội thì mất tối đa 90 ngày mới được cấp phép, dự án thuộc thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ thời gian tối đa 30 ngày, dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài thì thời gian ngắn hơn là 15 ngày Dự án có thời gian càng ít thì việc thẩm định qua các cơ quan chức năng ít hơn Như dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư thì hồ sơ qua thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ngân hàng nhà nước Còn dự án thuộc thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thì hồ sơ qua thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ngân hàng nhà nước; Bộ Tài chính; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Quản lý ngành, Thủ tướng Chính phủ.
Trong khi đó, ở nước nhận đầu tư, việc cấp phép dự án đầu tư cũng qua các khâu thẩm định tương tự, bởi giống như dòng vốn đầu tư trực tiếp vào trong nước, hoạt động đầu tư sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, con người, lợi ích của nước nhận đầu tư Khi đó, một dự án phải qua rất nhiều thủ tục ở cả nước đi đầu tư và nước nhận đầu tư mới được đi vào hoạt động, điều này sẽ mất nhiều thời gian và cơ hội của nhà đầu tư Khi mà ở nước đi đầu tư chỉ cần kiểm soát ngoại tệ và lợi nhuận của dự án đầu tư để thu thuế thì việc dự án qua thẩm định của nhiều bộ ngành là không cần thiết Do đó, để thúc đẩy dự án đầu tư ra nước ngoài, trình tự thủ tục đầu tư không nên phân biệt đối với dự án có chủ trương đầu tư hay không có chủ trương mà nên đối xử như nhau với hai loại dự án này, nếu có sự khác biệt thì sẽ là khác biệt ở ưu đãi đầu tư Thủ tục trình tự cấp giấy chứng nhận đầu tư nên thẩm định qua Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng nhà nước và Bộ Tài chính
Thời gian để được cấp phép đối với mỗi dự án tối đa không quá 15 ngày Sau khi được cấp phép, nhà đầu tư phải kê khai trực tuyến thông tin về dự án đầu tư tại hệ thống thông tin quốc gia Bộ Kế hoạch và Đầu tư sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo thời hạn quy định thì cần sao gửi Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ quản lý ngành, Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh trực thuộc Trung ương nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.
* Giai đoạn sau khi cấp phép đầu tư
Vấn đề đầu tiên sau khi cấp phép đầu tư có ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư ra nước ngoài là vấn đề ngoại tệ Năm 2015, để hạn chế việc thiếu hụt ngoại hối, Việt Nam có thêm quy định về hạn mức chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trong Nghị định số 83/2015/NĐ-CP và dự thảo Nghị định mới cho Luật Đầu tư 2020, theo đó, hạn mức chuyển ngoại tệ trước để đáp ứng các chi phí hoạt động hình thành dự án đầu tư không vượt quá 5% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài và không quá 300.000 đô la Mỹ, được tính vào tổng vốn đầu tư ra nước ngoài Đây cũng là một hình thức hạn chế dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của Chính phủ Việt Nam, tuy nhiên nó chỉ phù hợp trong thời gian đầu, khi mà dòng đầu tư ra nước ngoài chưa lớn, dòng đầu tư vào trong nước chưa suy giảm Trong thời gian tới, để thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài, Chính phủ cần dỡ bỏ hạn ngạch này, doanh nghiệp mới có thể nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.
Vấn đề thứ hai, đó là giám sát kiểm tra hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Thực trạng hiện nay ở Việt Nam là việc giám sát, kiểm tra hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và chế độ báo cáo đầu tư chưa được thực hiện triệt để, dẫn đến việc cơ quan quản lý không nắm được tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp,không có được số liệu thống kê về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để cho các nhà đầu tư sau rút ra được kinh nghiệm đầu tư Cơ quan quản lý thực hiện giám sát, kiểm tra gồm toàn bộ các cơ quan quản lý như hình dưới đây:
Hình 4.1 Mô hình quản lý nhà nước đối với dự án OFDI tại Việt Nam
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các văn bản pháp luật về OFDI tại Việt Nam
Hình 4.1 thấy có tám cơ quan quản lý giám sát một dự án, ở nước nhận đầu tư, dự án đó sẽ bị giám sát bởi các cơ quan quản lý tương tự Việc này khiến nhà đầu tư mất nhiều thời gian giải trình cả trong nước và cả ở nước nhận đầu tư, gây nản lòng nhà đầu tư Do vậy, việc giám sát đầu tư nên để Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước thực hiện Trong trường hợp nhà đầu tư không thực hiện báo cáo theo định kỳ, cần có quy định xử phạt đối với những trường hợp không báo cáo, mức xử phạt tăng theo thời gian chậm trễ mà nhà đầu tư không báo cáo
- Thực hiện phân cấp trong hoạt động đăng ký và cấp phép ĐTRNN, không tập trung toàn bộ về một đầu mối là Bộ KH&ĐT như hiện nay mà giao dần cho UBND các tỉnh/thành phố xem xét cấp phép hoặc cho đăng ký đầu tư Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý trong quá trình thực hiện phân cấp là cần có những bước đi và tính toán cẩn trọng Hoạt động phân cấp phải song hành với trách nhiệm và chế độ báo cáo rõ ràng, không dừng lại “nửa vời”, tránh việc sau khi đã thực hiện phân cấp rồi mà đơn vị được phân cấp vẫn phải báo cáo cấp trên rồi mới quyết định được gây khó khăn cho các doanh nghiệp.
- Bổ sung, chỉnh sửa các văn bản pháp lý, quy định, chính sách và cơ chế theo hướng rõ ràng, cụ thể và ngắn gọn hơn, tránh hiểu sai các quy định quản lý của Nhà nước Yêu cầu các cá nhân và doanh nghiệp báo cáo kịp thời tình hình ĐTRNN của mình Đồng thời, có chế tài đủ mạnh đối với các doanh nghiệp không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, không kịp thời tình hình hoạt động ở nước ngoài.
Thứ hai, hoàn thiện công tác quản lý về ĐTRNN
Bên cạnh các quy định về khung pháp lý và chính sách cho hoạt động ĐTRNN, điểm quan trọng tiếp theo là cần phải đảm bảo cho các quy định, chính sách được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tính chất của hoạt động quản lý và trình độ của cán bộ quản lý Định hướng thay đổi phải hướng tới thay thế hình thức quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài từ biện pháp hành chính (như cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, thẩm tra, thẩm định cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài…) sang phương thức quản lý nhà nước về đầu tư ra nước ngoài theo cơ chế thị trường như thông qua chính sách về ngoại hối (quản lý dòng tiền) và chính sách tiền tệ, tài khóa (lãi suất, chính sách đồng tiền yếu, đồng tiền mạnh, chính sách ưu đãi về thuế…). Để có thể quản lý tốt và nắm được nhiều thông tin nhất về hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước cần lưu ý những vấn đề sau:
- Tăng cường quản lý và có chế tài mạnh hơn trong việc bắt buộc thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ của các doanh nghiệp ĐTRNN để có cơ sở đánh giá tình hình thực hiện các dự án ĐTRNN.
- Tiến hành phân tích các thông tin, báo cáo về hoạt động ĐTRNN của các doanh nghiệp để xây dựng chính sách và chiến lược ĐTRNN trong từng thời kỳ phù hợp với thực tế khách quan của hoạt động ĐTRNN.