1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tín dụng đầu tư phát triển thực trạng và giải pháp

69 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tín Dụng Đầu Tư Phát Triển Thực Trạng Và Giải Pháp
Tác giả Lê Thị Xuân, Nguyễn Huy Hùng, Dương Thị Hằng, Nguyễn Duy Thành, Phạm Văn Tường
Người hướng dẫn PGS-TS Từ Quang Phương
Trường học Kinh tế
Thể loại đề tài
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 488 KB

Cấu trúc

  • Chương I. Những vấn đề lý thuyết về tín dụng đầu tư (8)
    • 1.1. Khái niệm (8)
    • 1.2. Bản chất (8)
    • 1.3. Các nguồn huy động vốn (10)
    • 2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của tín dụng đầu tư (11)
      • 2.1. Khái niệm tín dụng đầu tư (11)
      • 2.2. Đặc điểm của tín dụng đầu tư (12)
      • 2.3. Tổ chức thực hiện tín dụng ĐTPT của Nhà nước (14)
      • 2.4. Huy động các nguồn vốn cho hoạt động tín dụng đầu tư phát triển (15)
      • 2.5. Đối tượng chủ yếu của hoạt động tín dụng đầu tư (16)
      • 2.6. Mục đích và vai trò của tín dụng đầu tư đối với sự phát triển kinh tế xã hội (18)
    • 3. Quá trình phát triển của tín dụng đầu tư (20)
      • 3.1. Vài nét chính về hoạt động tín dụng đầu tư của một số nước trên thế giới sau năm 1945 đến nay (20)
      • 3.2. Sự hình thành hoạt động tín dụng đầu tư tại Việt Nam (23)
  • Chương II. Thực trạng của hoạt động tín dụng đầu tư (31)
    • 1. Thực trạng của hoạt động tín dụng đầu tư tại Việt Nam (31)
      • 1.1. Thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư tại Tổng cục Đầu tư phát triển Việt Nam và quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia (Từ năm 1990-1999) (31)
      • 1.3. Ghi nhận hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Ngân hàng phát triển Việt Nam (Sau năm 2006 cho tới nay) (37)
    • 2. Đánh giá hoạt động tín dụng đầu tư tại Việt Nam (44)
      • 3.1. Kết quả đạt được (44)
      • 3.2. Những hạn chế (47)
    • 3. Các nguyên nhân cho những tồn tại về hoạt động đầu tư tín dụng tại Việt Nam (52)
      • 3.1. Nguyên nhân từ chính sách và môi trường triển khai hoạt động đầu tư tín dụng phát triển (52)
      • 3.2. Nguyên nhân từ cơ quan tổ chức thực hiện (Ngân hàng phát triển Việt Nam) (54)
      • 3.3. Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp (55)
  • Chương III. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tới năm 2020 (56)
    • 1. Tầm nhìn của Đảng và Nhà nước trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Quốc gia (0)
      • 1.1. Định hướng phát triển KT-XH của đất nước (0)
      • 1.2. Mục tiêu, yêu cầu phát triển tín dụng ĐTPT của Nhà nước (0)
      • 1.3. Định hướng phát triển tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPTVN (0)
    • 2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT đến năm 2020 (0)
    • 3. Kiến nghị (0)
      • 3.1. Kiến nghị với Chính phủ (0)
      • 3.2. Kiến nghị với các Bộ, Ngành, địa phương (0)
  • KẾT LUẬN (0)

Nội dung

Những vấn đề lý thuyết về tín dụng đầu tư

Khái niệm

Nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tích lũy được thể hiện dưới dạng giá trị được chuyển hóa thành vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội Đây chính là thuật ngữ để chỉ các nguồn tập trung và phân phối vốn cho đầu tư phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của Nhà nước và của xã hội.

Bản chất

Nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay tích lũy mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội Điều này được cả kinh tế học cổ điển, kinh tế chính trị Mác-Lênin và kinh tế học hiện đại chứng minh.

- Theo quan điểm kinh tế học cổ điển về bản chất của nguồn vốn đầu tư, đại diện điển hình Adam Smith khẳng định “Tiết kiệm là nguyên nhân trực tiếp gia tăng vốn Lao động tạo ra sản phẩm để tích lũy cho quá trình tiết kiệm Nhưng dù có tạo ra bao nhiêu chăng nữa,nhưng không có tiết kiệm thì vốn không bao giờ tăng lên” Khi nghiên cứu về cân đối kinh tế, về các vấn đề có liên quan trực tiếp đến tích lũy,C.Mac đã chứng minh rằng: Trong một nền kinh tế với hai khu vực, khu vực I sản xuất tư liệu sản xuất và khu vực II sản xuất tư liệu tiêu dung Cơ cấu tổng giá trị của từng khu vực đều bao gồm (c+v+m) trong đó c là phần tiêu hao vật chất, (v+m) là phần giá trị mới sáng tạo ra Khi đó, điều kiện để đảm bảo tái sản xuất mở rộng không ngừng thì nền sản xuất xã hội phải đảm bảo (v+m) của khu vực I lớn hơn tiêu hao vật chất (c) của khu vực II Tức là :

(v+m)> c II hay (c+v+m) > c II +c I Điều này có nghĩa rằng, tư liệu sản xuất được tạo ra ở khu vực I không chỉ bồi hoàn toàn tiêu hao vật chất của toàn bộ nền kinh tế mà còn phải dư thừa để đầu tư làm tăng qui mô tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất tiếp theo. Đối với khu vực II, yêu cầu phải đảm bảo:

Có nghĩa là toàn bộ giá trị mới của cả hai khu vực phải lớn hơn giá trị sản phẩm sản xuất ra của khu vực II Chỉ khi điều kiện này được thỏa mãn, nền kinh tế mới có thể dành một phần thu nhập để tái sản xuất mở rộng Từ đó quy mô vốn đầu tư cũng sẽ gia tăng.

-Theo quan điểm kinh tế học hiện đại về bản chất nguồn vốn đầu tư John Maynard Keynes đã chứng minh được rằng: đầu tư chính bằng phần thu nhập mà không chuyển vào tiêu dung Tiết kiệm chính là phần dôi ra của thu nhập vào tiêu dùng Tức là:

Thu nhập= Tiêu dụng + Đầu tư

Tiết kiệm= Thu nhập – Tiêu dung

Như vậy: Đầu tư = Tiết kiệm hay I=S

Trong nền kinh tế đóng đầu tư chính là phần thu nhập không chuyển vào tiêu dung (I=S) Trong nền kinh tế mở,nếu nhu cầu đầu tư lớn hơn tích lũy nội bộ của nền kinh tế vài tài khoản vãng lai (CA=S-I,CA là tài khoản vãng lai) bị thâm hụt thì có thể huy động vốn đầu tư từ nước ngoài Khi đó, đầu tư nước ngoài hoặc vay nợ có thể trở thành một trong những nguồn vốn đầu tư quan trọng của nền kinh tế Nếu tích lũy của nền kinh tế lớn hơn nhu cầu đầu tư trong nước trong điều kiện thặng dư tài khoản vãng lai thì quốc gia đó có thể đầu tư vốn ra nước ngoài hoặc cho vay vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế.

Các nguồn huy động vốn

1.3.1 Phân loại nguồn vốn trên góc độ vĩ mô ( toàn bộ nền kinh tế):

1.3.1.1 Các nguồn vốn huy động từ trong nước:

Bao gồm các nguồn sau:

-Nguồn vốn của Nhà nước:

 Nguồn vốn của ngân sách Nhà Nước: Đây là nguồn chi của NSNN cho đầu tư Đó chính là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội.

 Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà Nước: Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ngày càng đóng vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Nếu như trước năm

1990, vốn đầu tư phát triển của Nhà nước chưa được sử dụng như một công cụ quản lý và điều tiết nền kinh tế thì trong giai đoạn 1991-2000, nguồn vốn này đã có mức tăng trưởng đáng kể và bắt đầu có vị trí quan trọng trong chính sách đầu tư của Nhà nước

 Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhà Nước: Nguồn vốn này chủ yếu bao gồm từ khấu hao tài sản cố định và thu nhập giữ lại tại doanh nghiệp Nhà nước.

-Nguồn vốn của dân cư và tư nhân: gồm phần tích kiệm của dân cư, phần tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh,các hợp tác xã.

1.3.1.2 Các nguồn vốn huy động từ nước ngoài:

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm toàn bộ phần tích lũy của cá nhân,các doanh nghiệp,các tổ chức kinh tế và chính phủ nước ngoài có thể huy động vào quá trình đầu tư phát triển của nước sở tại.Theo tính chất luân chuyển vốn,có thể phân loại các nguồn vốn nước ngoài như sau:

-Tài trợ phát triển chính thức(ODF): Nguồn này bao gồm Viện trợ phát triển chính thức (ODA) và các hình thức tài trợ khác Trong đó ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn ODF

-Nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế.

-Đầu tư trực tiếp nước ngoài.(FDI)

-Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế.

1.3.2 Phân loại nguồn vốn dựa trên góc độ vi mô ( các doanh nghiệp)

- Các nguồn vốn bên trong: Hình thành từ phần tích lũy từ nội bộ doanh nghiệp (Góp vốn ban đầu ,thu nhập giữ lại) và phần khấu hao hằng năm.

- Các nguồn vốn huy động từ bên ngoài doanh nghiệp:Có thể hình thành từ việc vay nợ hoặc phát hành chứng khoán ra công chúng (public offering).Nguồn vốn tín dụng đầu tư là một trong những nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động bên ngoài cho đầu tư phát triển của mình.

Khái niệm, đặc điểm và vai trò của tín dụng đầu tư

2.1 Khái niệm tín dụng đầu tư

Tín dụng đầu tư phát triển là một hình thức nhằm thực hiện chính sách đầu tư phát triển của Nhà nước, thể hiện mối quan hệ vay - trả giữa Nhà nước (hiện nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam đại diện cho Nhà nước) với các pháp nhân và thể nhân hoạt động trong nền kinh tế, được Nhà nước hỗ trợ với chính sách ưu đãi cho từng đối tượng cụ thể nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ nhất định theo định hướng của Nhà nước

Tín dụng đầu tư phát triển ra đời khi việc sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển chuyển từ việc cấp phát không hoàn lại sang hình thức cho vay có hoàn lại là chủ yếu Cùng mục đích như các hình thức tín dụng khác, tín dụng đầu tư phát triển không chỉ giúp cho nền kinh tế tập trung được lượng vốn cần thiết mà còn có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển được nguồn vốn cho đầu tư phát triển.

Hiện nay, tín dụng ĐTPT của Nhà nước bao gồm các hình thức sau:

 Nghiệp vụ cho vay đầu tư với điều kiện ưu đãi.

(Về lãi suất,thời hạn trả nợ,thời hạn ân hạn…).

 Bảo lãnh tín dụng đầu tư là cam kết của Nhà nước (Ở đây Ngân hàng Phát triển Việt Nam là tổ chức được ủy thác thực hiện tín dụng đầu tư) với tổ chức cho vay vốn về việc sẽ trả nợ thay cho chủ đầu tư, trong trường hợp chủ đầu tư không trả hoặc trả nợ không đủ cho bên nhận bảo lãnh.

(Khoản 11-Điều 3, nghị định 151/2006/NĐ-CP )

 Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là việc Nhà nước hỗ trợ một phần lãi suất cho chủ đầu tư vay vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tư dự án, sau khi dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng và trả được nợ vay

(Khoản 14-Điều 3, nghị định 151/2006/NĐ-CP)

Trong đó, hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư chỉ có duy nhất tại Việt Nam

2.2 Đặc điểm của tín dụng đầu tư:

Tín dụng đầu tư phát triển có các đặc điểm chủ yếu sau:

- Nguyên tắc cơ bản : Chỉ tài trợ cho các dự án có khả năng thu hồi vốn,có hiệu quả về kinh tế xã hội, phù hợp với quy hoạch và mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ Hoạt động này được thực hiện theo nguyên tắc không cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại,đảm bảo sự phối hợp bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, phù hợp với nguyên tắc thị trường và thông lệ quốc tế

- Là hình thức tín dụng trung và dài hạn, đầu tư nhằm mục đích hướng đến việc xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng cho nền kinh tế.

- Một chủ thể trong hoạt động tín dụng đầu tư luôn là Nhà nước Hiện nay,Nhà nước ủy thác cho một tổ chức thực hiện tín dụng đầu tư là Ngân hàng phát triển Việt Nam.

- Tín dụng đầu tư phát triển có chức năng phân phối và phân bổ các nguồn lực tài chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Không vì mục đích sinh lời: Tín dụng đầu tư phát triển gắn với việc điều tiết kinh tế vĩ mô và vấn đề quản lý hành chính theo chủ trương của Nhà nước Do đó tổ chức làm nhiệm vụ quản lý, cho vay là các đơn vị, cơ quan chuyên môn của Nhà nước (hiện nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam), được Nhà nước cấp vồn pháp định, cấp bù lãi suất, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nhưng phải đảm bảo thu hồi đủ vốn đầu tư và phải tuân thủ theo những quy định của Nhà nước.

Hộp1: Phát biểu của Tổng giám đốc VDB Nguyễn Quang Dũng

VDB: “Chúng tôi cho vay theo chỉ đạo”

- Tính chất ưu đãi của tín dụng đầu tư phát triển thể hiện ở một số điểm cụ thể như: lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường, quy mô cho vay lớn, thời gian cho vay dài, điều kiện đảm bảo nợ vay ưu đãi hơn

Các quy định về cơ chế, chính sách của tín dụng đầu tư phát triển:

 Lãi suất cho vay do Chính phủ quy định phù hợp với yêu cầu, mục tiêu và đặc điểm của phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển của đất nước.

 Đối tượng cho vay: theo quy định của Chính phủ, giới hạn chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực then chốt, cần thiết có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế hoặc các lĩnh vực mà các thành phần kinh tế tư nhân không có khả năng hoặc không muốn tham gia đầu tư do hiệu quả thấp, vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài Về nguyên tắc, tín dụng đầu tư phát triển chỉ cho vay đối với các dự án đầu tư theo định hướng phát triển của Nhà nước và phải nằm trong kế hoạch đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển hàng năm của Nhà nước Danh sách đối tượng cho vay được quy định rõ tại mục lục của nghị định 106/2008/NĐ-CP của Chính phủ.

 Nguồn vốn cho vay: là vốn ngân sách của Nhà nước được cân đối để cho vay đầu tư; nguồn vốn huy động theo kế hoạch của Nhà nước để phục vụ cho đầu tư phát triển theo chủ trương của Nhà nước.

- Đặc điểm cuối cùng : tín dụng đầu tư phát triển có tính lịch sử, nó chi tồn tại và phát triển trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế đất nước Khi nền kinh tế phát triển, chuyển sang kinh tế thị trường, các nhà đầu tư quen với hoạt động trong môi trường cạnh tranh thì phạm vi của tín dụng đầu tư phát triển thu hẹp lại và chuyển đổi sang các hình thức tín dụng khác.

2.3.Tổ chức thực hiện tín dụng ĐTPT của Nhà nước:

Với đặc điểm quan trọng là công cụ nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH của Nhà nước, tín dụng ĐTPT của Nhà nước được giao cho một tổ chức cụ thể để triển khai nhằm đảm bảo sự quản lý, giám sát và thực thi một cách có hiệu quả để đạt được mục tiêu đề ra Đa số các nước trên thế giới đều thành lập một tổ chức trung gian tài chính để thực hiện nhiệm vụ này với tên gọi phổ biến là

“Ngân hàng phát triển” Ngân hàng phát triển khác với Ngân hàng thương mại và Ngân hàng đầu tư ở một số điểm cơ bản sau:

-Do Chính phủ thành lập và thuộc sở hữu của Chính phủ hoặc Chính phủ nắm giữ lượng vốn chi phối rất mạnh nhằm đảm bảo hoạt động của NHPT theo đúng mục tiêu đề ra đáp ứng nhu cầu ĐTPT đất nước.

Quá trình phát triển của tín dụng đầu tư

3.1.Vài nét chính về hoạt động tín dụng đầu tư của một số nước trên thế giới sau năm 1945 đến nay Để tăng cường hoạt động tín dụng ĐTPT các nước trên thế giới đã chú trọng xây dựng và phát triển mô hình tổ chức thực hiện để tổ chức này phát huy tốt hơn vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô của Chính phủ trong việc thực hiện chính sách tín dụng ĐTPT Nhà nước Các mô hình tổ chức thực hiện này đã đem lại những hiệu quả cao trong hoạt động tín dụng ĐTPT và phù hợp với diễn biến thực tế Việt Nam là nước đi sau sẽ có nhiều thuận lợi trong việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và phát triển tổ chức thực hiện tài trợ phát triển của Chính phủ Sau đây là một số nét về hoạt động tín dụng ĐTPT của Đức và Trung Quốc.

3.1.1.Ngân hàng phát triển Đức (KFW)

KFW là một tổ chức công được thành lập vào tháng 11 năm 1948 theo luật KFW về khuyến khích tái thiết nền kinh tế của Tây Đức sau chiến tranh.

Phần lớn nguồn vốn của KFW là tự huy động thông qua phát hành trái phiếu và các khoản vay trên hối phiếu nhận nợ, hoặc các khoản vay của các quỹ xã hội Nguồn vốn chính dành cho tài trợ đầu tư là từ vốn tự có của KFW Đối với các chương trình ổn định ngân hàng duy trì lãi suất thấp bằng cách phối hợp các nguồn vốn từ các quỹ công cộng Ngoài ra để có đủ nguồn vốn cần thiết, KFW dùng vốn vay với lãi suất thấp từ quỹ đặc biệt chương trình khôi phục Châu Âu hoặc phát hành trái phiếu huy động vốn trực tiếp từ thị trường vốn và cũng nhận vốn ủy thác từ Chính phủ liên bang

KFW rất chú trọng trong công tác quản lý rủi ro tín dụng Để phòng ngừa rủi ro phát sinh do thay đổi lãi suất và tỷ giá, KFW tham gia vào một số các giao dịch có kỳ hạn tương lai KFW đã tiến hành một số bước để cải thiện khả năng cải thiện tài sản nợ của mình, và những bước này đã góp phần tăng khả năng sinh lời và ổn định tài chính của ngân hàng.

Về lãi suất cho vay: Thời gian đầu thực hiện KFW cấp tín dụng với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường nhưng sau đó lãi suất sẽ được điều chỉnh sát với lãi suất thị trường để giảm sự bao cấp của Nhà nước Bên cạnh việc giảm ưu đãi về lãi suất là mở rộng thời hạn cho vay, chất lượng dịch vụ, điều kiện vay vốn…

Hệ thống kế toán kiểm toán của KFW được quy định tại Luật KFW, trong đó quy định rằng báo cáo kế toán hàng năm do hội đồng quản trị soạn thảo, có sự tham gia ý kiến của cơ quan kiểm toán Chính phủ Các báo cáo tài chính của KFW phải được lập phù hợp với các quy định của kế toán ngân hàng

3.1.2.Ngân hàng phát triển Trung Quốc (CDB)

CDB được thành lập vào tháng 3 năm 1994 Là tổ chức chịu sự điều hành trực tiếp từ Quốc vụ viện, CDB phải trình báo các hoạt động lên Quốc vụ viện theo quy định Hội đồng quản lý được thành lập như một đơn vị điều hành nội bộ; bao gồm các thành viên đại diện cho: Ủy ban kế hoạch Nhà nước, Ủy ban thương mại và kinh tế Nhà nước, Bộ ngoại thương và hợp tác kinh tế, Kiểm toán.

Mỗi năm CDB được kiểm tra tổng thể một lần xem các chính sách hoạt động của CDB có phù hợp với chính sách quốc gia hay không, không hề có việc kiểm tra nhỏ lẻ ở tầm vi mô và Hội đồng quản lý không được phép can thiệp tùy tiện vào các hoạt động hàng ngày của CDB.

Nguồn vốn của CDB phần lớn từ phát hành trái phiếu Trái phiếu của CDB phát hành trong nước được Chính phủ bảo lãnh Phần lớn các trái phiếu 5 năm được các ngân hàng thương mại và trái phiếu 8 năm do tiết kiệm bưu điện mua.

Lãi suất do ngân hàng nhân dân quyết định và có cân nhắc tới lãi suất của các công cụ tài chính khác có cùng thời hạn Từ năm 1998, CDB đưa ra một phần hệ thống đấu thầu thông qua việc kết hợp một nhóm các ngân hàng thương mại để quyết định lãi suất của trái phiếu, do vậy mà huy động được vốn với lãi suất thấp.

Các hình thức hỗ trợ của CDB ngày càng được đa dạng hơn Đặc biệt là việc mở rộng hình thức tư vấn đầu tư cho các dự án Đây là hình thức mới nhưng lại mang lại hiệu quả cao đối với các dự án đầu tư Hiện nay CDB đã tư vấn cho các dự án mới của Nhà nước trước khi nó được trình lên nội các

Ngoài ra, chúng tôi cũng đã thu thập thông tin về những chính sách cụ thể của các nước châu Á hỗ trợ cho quá trình Công nghiệp hóa, hầu hết các nước đều đưa ra các chính sách về tín dụng đầu tư: Đây là phần đầu của một bảng tư liệu trong tài liệu được nhóm thu nhập được:

Bảng 1:.Chính sách CN và công cụ được các nước châu Á vận dụng trong

Loại biện pháp Mal Phil Thl H

1.Các biện pháp ảnh hưởng đến sản xuất

Chính sách phát triên công nghiệp.

Chính sách chung. Ưu tiên ngành cụ thể.

Tín dụng và trợ cấp. Đào tạo nhân lực.

C:Có ; K:Không Nguồn:Theo Pangestu(2002).

3.2.Sự hình thành hoạt động tín dụng đầu tư tại Việt Nam

Giai đoạn những năm 60 cho tới đầu những năm 90 của thế kỷ XX Ở Việt

Nam, sự tài trợ của Nhà nước trong thời gian được thực hiện dưới dạng cấp phát vốn Từ những năm 1990-1995 manh múm hình thành hình thức tài trợ có thu hồi vốn Lý do chính là Nhà nước ta trong giai đoạn “Mở cửa” thực hiện chuyển đổi hình thức cấp phát vốn sang cơ chế tự hạch toán. Để thấy được ưu đãi tín dụng của Nhà nước, ta chỉ xem xét ba thời kỳ của quá trình hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước, thời kỳ chuyển tiếp 1995-1999, thời kỳ đi vào hoạt động theo cơ chế thị trường 2000-2006 và thời kỳ 2006-nay, khi các thể chế thực hiện tín dụng đầu tư đi vào chuyên nghiệp hơn Các giai đoạn này gắn với sự hình thành và phát triển của ba tổ chức thực hiện tín dụng đầu tư là

Tổng cục ĐTPT và quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia trong giai đoạn 1995-1999, quỹ hỗ trợ phát triển (DAF) giai đoạn 2000-2005, Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) giai đoạn 2006-nay.

3.2.1.Chính sách tín dụng của Nhà Nước giai đoạn 1995-1999:

Trước nhu cầu nâng cao hiệu quả tín dụng ĐTPT Nhà nước, thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội cho ĐTPT đồng thời tách bạch dần hoạt động cho vay chính sách ra khỏi vay thương mại Chính phủ đã thành lập Tổng cục Đầu tư phát triển, trực thuộc Bộ Tài chính, với nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Tài chính ĐTPT, tổ chức việc thực hiện việc cấp phát vốn Ngân sách Nhà nước đầu tư và vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với các dự án, mục tiêu, chương trình theo danh mục do Chính phủ quyết định hàng năm.

Cũng trong thời gian này, Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia được thành lập ngày 9/12/1995 theo quyết định 808/TTg của Thủ tướng chính phủ, để huy động vốn và cho vay đối với các dự án đầu tư phát triển các ngành, nghề, thuộc diện ưu đãi và các vùng kinh tế khó khăn theo quy định của Chính phủ Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia là một tổ chức tài chính Nhà nước, hoạt động theo điều lệ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ tài chính.

Thực trạng của hoạt động tín dụng đầu tư

Thực trạng của hoạt động tín dụng đầu tư tại Việt Nam

1.1 Thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư tại Tổng cục Đầu tư phát triển Việt Nam và quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia (Từ năm 1990-1999) Đây là những năm ghi nhận sự ra đời và hoạt động của “Tổng cục đầu tư phát triển ” và sau đó có thêm “Quỹ hỗ trợ quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia” (1995), tín dụng đầu tư phát triển được thực hiện theo kế hoạch chỉ định với lãi suất ưu đãi bằng nguồn ngân sách chuyển hàng năm Tổ chức cho vay không có sự độc lập và tự chủ về tài chính cũng như quyết định tài trợ dự án Kế hoạch trả nợ dựa trên đặc điểm của dự án, việc thẩm định tính khả thi và khả năng trả nợ của dự án còn rất sơ khai, hầu như chỉ dừng lại ở tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thủ tục do việc cho vay dựa trên kế hoạch chỉ định hàng năm, sự khác biệt so với trước đó chỉ thể hiện ở việc cho vay có tính lãi suất, có thu hồi vốn.

Bảng 2: TỶ TRỌNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TOÀN XÃ HỘI GIAI ĐOẠN

1996-2000 PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đơn vị: %

1 Vốn Ngân sách Nhà nước 19,9 20,8 21,3 22,9 26,0 23,2

2.Vốn tín dụng ưu đãi 4,5 10,4 13,1 10,4 18,1 20,5

II.Vốn của khu vực tư nhân 29,4 26,2 20,6 21,0 20,0 19,5

III.Vốn đầu tư trực tiếp Nhà nước

Trong vòng 5 năm từ 1995 đến 2000, vốn tín dụng ưu đãi tăng nhanh và chiếm tỷ trọng rất lớn Nếu như năm 1995 nguồn vốn này mới chiếm 4,5% thì năm

2001 chiếm tới 20,5% bằng 1/3 vốn của khu vực Nhà nước và lớn hơn vốn của khu vực kinh tế tư nhân trong nước

Hộp 6:Trích “Báo cáo phát triển VN-2006”-Trang 125 Nội dung:”Sự hỗ trợ của Nhà nước có tác động như thế nào?”

“…Về sự trợ giúp của chính phủ, nghiên cứu cho thấy tác động của chính phủ thực sự là một yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng của Doanh nghiệp. Tuy nhiên, xem xét kỹ hơn thì thấy có sự khác biệt quan trọng theo thời gian.

Tác động của chính phủ có liên quan tích cực đến sự tăng trưởng của DN ở giai đoạn 1990-đến trước năm 2000 hơn là giai đoạn năm 2002 (Trong cuộc điều tra với DN trong các năm này.)…”

1.2.Thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Quỹ Hỗ trợ đầu tư (DAF) từ năm 2000 đến năm 2006

Trong hơn 6 năm qua (Giai đoạn 2000-2005), không kể số thu hồi nợ vay đưa vào vay mới, quỹ HTPT đã huy động thêm tổng số vốn gần 75.000 tỷ đồng, bằng 6,7 % tổng vốn đầu tư trong nước của toàn xã hội, tương đương 5,6% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn này Tính chung số vốn giải ngân tăng trưởng bình quân 21,2%/năm, trong đó giải ngân từ nguồn thu hồi nợ vay chiếm trung bình 19% Đặc biệt riêng giai đoạn 2002-2004, số vốn được giải ngân hàng năm tăng bình quân 50%/năm, số huy động mới tăng bình quân 45%/năm.

- Quỹ HTPT đã cho vay vốn trong nước để đầu tư trên 8000 dự án (Trong đó có 90 dự án nhóm A), với tổng số vốn theo hợp đồng tín dụng đã ký đạt gần 83.000 tỷ đồng, đã giải ngân trên 56.000 tỷ đồng, dư nợ tại thời điểm 30/06/2006 là gần 42.150 tỷ đồng, các dự án nhóm A chiếm 30% tổng số dư nợ

-Quỹ HTPT cũng bảo lãnh tín dụng đầu tư cho 5 dự án với số vốn 32,5 tỷ đồng.

-Quỹ HTPT cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư gần 2300 dự án với tổng số vốn theo hợp đồng là 3250 tỷ đồng, thực tế đã cấp 430 tỷ.

Bảng 3:Quy mô tương đối của các định chế tài chính.

Nguồn:”Báo cáo PTVN-2006”-Trang 65.

Vốn điều lệ Số dư nợ.

Như vậy, trong năm 2004 - năm ghi dấu những con số ấn tượng của hoạt động tín dụng đầu tư tại quỹ HTPT, khi quỹ có vốn điều lệ là 4,98 nghìn tỷ đồng, tổng dư nợ là 76.93 nghìn tỷ, chỉ đứng sau duy nhất NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.Tại năm 2004, ước tính dư nợ tín dụng này bằng 11% GDP

Bảng 4: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội 2000-2005 (%)

Nguồn :(CIEM-Kinh tế Việt Nam 2005.Trang 19.

(CIEM-Kinh tế Việt Nam 2004.Trang 16).

Vốn tín dụng Nhà nước.

Vốn đầu tư của DNNN.

Nhìn nhận bảng số liệu trên, chúng ta nhận thấy nguồn vốn từ Quỹ HTPT đóng góp đáng kể trong tổng nguồn vốn xã hội huy động cho đầu tư phát triển, giai đoạn 2001-2005, tỷ trọng đóng góp của nguồn tín dụng đầu tư là tương đối ổn định.Vốn TD ĐT chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu vốn của Nhà nước dành cho phát triển và trên mặt bằng tổng Vốn Đầu tư toàn Xã hội giai đoạn này.

“…Theo nhận định của IFM, Quỹ HTPT là một trong những định chế tài chính lớn nhất của VN (IMF-2006), có ảnh hưởng đến phân bổ vốn và lãi suất trên thị trường tài chính…”(Trích “Báo cáo PT VN-2006”, Trang 202)

Bảng 5 :Thống kê hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển.(2000-2006)

I Vốn trong nước hàng năm

II Vốn ODA hằng năm

III Số dư bảo lãnh tín dụng đầu tư

Trong giai đoạn này, nhìn nhận hoạt động tín dụng đầu tư đối với các ngành kinh tế quốc dân , chúng ta thấy sự thay đổi đáng kể đối tượng được Nhà nước ưu tiên hỗ trợ trong từng năm.

Bảng 6: Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế quốc dân Đơn vị: tỷ đồng

STT Ngành Số vốn và tỷ trọng phân theo ngành kinh tế

Số vốn tt (%) Số vốn tt (%) Số vốn tt (%)

Số vốn tt (%) Số vốn tt (%)

2 Nông lâm thủy hải sản

Cơ cấu cho vay đầu tư của Quỹ thay đổi dần qua từng năm theo xu hướng tăng tỷ trọng vốn đầu tư cho các dự án thuộc ngành công nghiệp xây dựng, giao thông vận tải (từ 66% năm 2000 lên 83% năm 2005) và giảm dần đối với các dự án thuộc ngành nông nghiệp, các ngành sản xuất vật chất khác (từ 34% năm

2000 xuống còn 17% năm 2004) góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy kinh tế bền vững. Đối với hoạt động tín dụng đầu tư phát triển phân theo vùng kinh tế , giai đoạn này cho thấy sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc Nhà nước hỗ trợ cho các vùng, địa bàn trên cả nước.

Bảng 7: Cơ cấu cho vay theo vùng kinh tế giai đoạn 2000 – 2005 Đơn vị: tỷ đồng

STT Vùng Các chỉ tiêu theo vùng kinh tế

Số vốn vay theo H ĐTD Dư nợ

Số DA Số vốn vay

Cơ cấu cho vay cho thấy sự phát triển tương đối nhanh của vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đông Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long So với các vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên Cơ cấu cho vay đã cho thấy sự phù hợp với chiến lược phát triển của đất nước là phát triển các vùng kinh tế trọng điểm để kéo theo sự phát triển các vùng khác Tuy nhiên tỷ trọng vốn vay với các vùng Tây Bắc và Tây Nguyên còn quá nhỏ, dư nợ của các dự án còn cao cho thấy công tác tín dụng ĐTPT chưa thực sự chú trọng vào các vùng khó khăn.

Tính đến thời điểm bàn giao từ quỹ HTPT sang NHPTVN 1/7/2006 có

5308 dự án còn quan hệ tín dụng, trong đó có 1207 dự án là nhận bàn giao từ tổng cục đầu tư PT và quỹ HTĐT quốc gia trước đây với tổng dư nợ gần 5000 tỷ đồng, chiếm 11,7% tổng dư nợ, nợ gốc quá hạn 1247 tỷ,chiếm 30% tổng số nợ gốc quá hạn.

1.3 Ghi nhận hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Ngân hàng phát triển Việt Nam (Sau năm 2006 cho tới nay)

Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, tức là đến giữa năm 2010, chúng tôi đã có những con số ghi nhận hoạt động tín dụng đầu tư của VDB.

Dưới đây là những con số ghi nhận hoạt động tín dụng đầu tư từ khi VDB được thành lập đến thời gian gần đây nhất mà chúng tôi ghi nhận được từ các nguồn thông thông tin sẵn có, chủ yếu dựa trên các báo cáo của VDB cho chính phủ, đồng thời là các phát ngôn chính thức từ các lãnh đạo của VDB về giai đoạn hoạt động 2006-2009 và 1 vài con số, sự kiện ghi nhận năm 2010 Thực tế, chưa có một báo cáo thống kê chi tiết nào của chính phủ hoặc của chính VDB ghi nhận hoạt động tín dụng đầu tư của VDB giai đoạn 2006-2009 Ngày 17/3/2011, tại Hà Nội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Kiểm toán Nhà nước đã phối hợp tổ chức Hội nghị công bố Quyết định kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2010 của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT).

Hộp 7 :Báo cáo của giám đốc VDB cho thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.

(Nguồn : Bài viết “Đ/c Nguyễn Tấn Dũng, UV Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đến thăm và làm việc tại NH Phát triển VN” của NHPT)

Ngày 11/8/2009, tổng Giám đốc NHPT Nguyễn Quang Dũng đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ kết quả hoạt động trong 3 năm (2006 - 2009), trong đó nêu rõ:

- Tổng tài sản của NHPT hiện nay trên 170.000 tỷ đồng, tăng hơn 63% so với thời điểm mới thành lập

-NHPT Việt Nam đã huy động mới gần 120.000 tỷ đồng, bằng 7% vốn đầu tư toàn xã hội cùng kỳ, gấp 1,84 lần so với thời kỳ Quỹ Hỗ trợ phát triển.

(Trong đó, vốn phát hành TPCP đạt trên 77.000 tỷ, bình quân 3 năm chiếm 55% tổng nguồn huy động của NHPT.)

Đánh giá hoạt động tín dụng đầu tư tại Việt Nam

-Góp phần đáp ứng vốn ĐTPT nền kinh tế :Giai đoạn 1991-1995, vốn tín dụng Nhà nước chiếm 5,6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội Giai đoạn 2001-2005 đã chiếm 14% tổng vốn đầu tư toàn xã hội Giai đoạn 2006-2009, vốn đầu tư phát triển chỉ chiếm 7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trong những năm tới vốn tín dụng đầu tư có xu hướng ổn định, hướng tới các dự án trọng điểm quốc gia, các chương trình phúc lợi xã hội, an sinh xã hội góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu vùng của đất nước.

-Góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính:

Một là, nghiệp vụ tín dụng đầu tư là một trong những kênh huy động vốn quan trọng cho các doanh nghiệp thể hiện tập trung ở 3 loại chính:cho vay với các công trình trọng điểm quốc gia có vốn đầu tư lớn,cho vay với chính sách ưu đãi với các vùng kinh tế khó khăn nơi mà lợi nhuận từ đầu tư thấp,hoạt động tín dụng cho các doanh nghiệp để đầu tư vào sản xuất khi nền kinh tế có khó khăn cần sự hỗ trợ của Nhà nước như các gói kích cầu của chính phủ năm 2009 vừa qua.

Hai là, thông qua hoạt động bảo lãnh đầu tư,tín dụng đầu tư đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn của các ngân hàng thương mại.

Ba là, trên thị trường chứng khoán, Trái Phiếu Chính Phủ do NHPT phát hành chiếm 29% tổng giá trị niêm yết toàn thị trường, góp phần đa dạng hóa các công cụ nợ và tăng lượng hàng hóa trên thị trường chứng khoán.

-Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNN-HĐH, đồng thời tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế: Nhìn nhận về số lượng các công trình lớn mang tính bước ngoạt của quốc gia như thủy điện Sơn La, khu lọc hóa dầu Dung Quất, đường cao tốc Hải Phòng - Hà Nội…VDB đã cho vay khoảng hơn 3.200 dự án, trong đó có 127 dự án trọng điểm của Chính phủ với số vốn cam kết theo hợp đồng tín dụng khoảng 146.000 tỷ đồng, đã minh chứng rõ ràng nhất cho những gì VDB làm được trong việc đóng góp vào quá trình CNH-HĐH đất nước Không những vậy, chiến lược của VDB thông qua tín dụng đầu tư còn hướng tới đi sâu phát triển mặt chất trong quá trình CNH - HĐH khi VDB tham gia thực hiện cho vay với các chương trình - dự án nâng cao chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế như ngày 24/2/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ và giao cho VDB là một trong số các thành viên thẩm định dự án và cho vay vốn, hay chương trình VDB cho vay ưu đãi dự án thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2457/

-Góp phần tăng doanh thu, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, tăng thu cho NSNN: Nhờ các điều kiện ưu đãi mà tín dụng đầu tư mang lại đã giúp cho các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho chính mình Từ đó tăng thu cho ngân sách thông qua các khoản thu từ thuế cho quốc gia.

-Góp phần sử dụng hiệu quả vốn ODA: Hiện vốn ODA chiếm khoảng hơn 40% trong tổng nguồn vốn của VDB và nó cũng chiếm gần 1/2 trong tổng vốn ODA của cả nền kinh tế, khoảng 9 tỷ USD (Số liệu tháng 6/2010, nguồn : http://www.tinkinhte.com/viet-nam/phong-van-yeu-nhan/vdb-chung-toi-cho-vay- theo-chi-dao.nd5-dt.106707.113209.html ) Với việc thẩm định dự án đầu tư cùng với việc cho vay lại theo chỉ đạo vốn ODA đã góp phần không nhỏ trong việc giúp giải ngân tốt nguồn vốn này.

3.1.2.Hiệu quả về mặt xã hội:

-Tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, đào tạo nguồn nhân lực , bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khỏe và nâng cao mức sống cho người dân, đặc biệt ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bằng song Cửu Long.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống cho nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, ổn định xã hội: một trong những mục tiêu của hoạt động tín dụng đầu tư là hướng tới cả các vùng miền kinh tế còn khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, dự án an sinh xã hội, hướng tới các đối tượng dễ tổn thương trong quá trình tăng trưởng kinh tế… đã góp phần tạo ra sự ổn định về mặt xã hội, thể hiện rõ ràng chính sách của Nhà nước ta tăng trưởng phải đi kèm an sinh xã hội

3.2.1.Đối với nền kinh tế:

-Tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao: Trong thực tế hoạt động của chính mình, VDB luôn than phiền không đủ vốn cho khách hàng vay, song những năm gần đây ICOR của chúng ta xấp xỉ 8 Như vậy rõ ràng chất lượng các khoản vay chưa thật sự là tốt, rồi việc VDB cũng góp phần đưa các khoản vay theo chỉ đạo đến các tổng công ty, tập đoàn kinh tế Nhà nước có nhiều dự án đầu tư không đúng lĩnh vực có thế mạnh kinh doanh Do vậy, đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng tăng trưởng của quốc gia Cùng với đó, nhiều chương trình dự án lớn của quốc gia bị đổ bể, không đạt được kết quả như mong đợi, gây lãng phí nguồn lực quốc gia.

Hoặc ngày 28/11/2008 Thủ tướng Chính Phủ có Công văn số 2081/TTg- KTTH, giao cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT) thực hiện bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) khi vay vốn của các tổ chức tín dụng để sản xuất kinh doanh Kết quả sau 7 năm thực hiện chính sách trợ giúp phát triển DNNVV, chỉ có 7/63 tỉnh (thành phố) thành lập Quỹ bảo lãnh DNNVV là: Đồng Tháp, Tp Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Bình Thuận, Bắc Ninh, Hà Giang, Kiên Giang, với mức vốn điều lệ mỗi Quỹ là 30 tỷ đồng (riêng Thành phố Hồ Chí Minh - Quỹ đầu tư phát triển đô thị có tổng vốn là 50 tỷ đồng). Điều đáng nói ở đây là mục đích hoạt động các Quỹ này là bảo lãnh cho doanh nghiệp là không đáng kể.

Hộp 11:VDB cho VRG vay vốn đầu tư dự án không thuộc lĩnh vực kinh doanh chính.

Thực tế cho chúng ta thấy rằng, việc các tổng công ty Nhà nước tham gia đầu tư ra khỏi ngành, lĩnh vực hoạt động của chính mình có sự tham gia cho vay của chính VDB.

Ngày 1/10/2010, tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) vừa ký bản hợp đồng tài trợ vốn xây khu đô thị tại tỉnh Tây Ninh.

Theo đó, VRG với đại diện của mình là Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG sẽ đứng ra nhận khoản vay của VDB trị giá 1.176 tỷ đồng, với thời hạn 6 năm để đầu tư dự án khu công nghiệp - đô thị, dịch vụ Phước Đông tại tỉnh Tây Ninh

Dự án có tổng vốn mức đầu tư giai đoạn 1 gần 5.000 tỷ đồng với quy mô 2.190 ha thuộc địa phận các xã Phước Đông, Bàu Đồn thuộc huyện Gò Dầu và Đôn Thuận. http://vneconomy.vn/20101001111159946P0C17/tap-doan-cao-su-xay- khu-do-thi-tai-tay-ninh.htm

Các nguyên nhân cho những tồn tại về hoạt động đầu tư tín dụng tại Việt Nam

3.1 Nguyên nhân từ chính sách và môi trường triển khai hoạt động đầu tư tín dụng phát triển

- Chính sách chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và chưa hợp lý:

+ Hệ thống các văn bản pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, tính pháp chế chưa cao.

+ Chất lượng các quy hoạch phát triển chưa cao, khả năng hoạch định chính sách của các cơ qua chức năng còn hạn chế, chưa mang tính chiến lược dài hạn, không ổn định.

+ Chính sách hỗ trợ đầu tư trong giai đoạn 2000-2005 còn chưa nhất quán, còn dàn trải, đối tượng hỗ trợ không thể hiện rõ trọng tâm trọng điểm, dẫn đến không tập trung được nguồn lực thích đáng cho các mục tiêu chiến lược và gây lãng phí vốn, một số đối tượng không phù hợp vì thuộc diện trợ cấp “ đèn đỏ” theo quy định của WTO, dẫn đến tác động không tích cực tới quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Việc quy định lãi suất ưu đãi ở mức quá thấp so với lãi suất thị trường trong một thời gian dài đã gây căng thằng về vốn và tác động không tốt tới thị trường tài chính.

+ Chính sách tín dụng Nhà nước theo các quy định trước đây thiếu chặt chẽ, không đầy đủ; thủ tục hành chính còn phiền phức, chịu sự can thiệp của quá nhiều cấp, bộ, ngành khác nhau.

+ Các quy định hiện nay về bảo đảm tiền vay, trích phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro, chế độ kế toán không hợp lý đang tiếp tục làm gia tăng các nguy cơ rủi ro về thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro tài chính.

+ Chính phủ chưa xác định rõ vai trò và định hướng phát triển dài hạn cho hoạt động ĐTPT của Nhà nước; mô hình tổ chức của Quỹ Hỗ trợ phát triển không hợp lý, chưa xây dựng được cơ chế bắt buộc Quỹ HTPT/ NHPTVN phải tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động.

- Môi trường triển khai còn chứa đựng nhiều yếu tố bất lợi:

+ Thị trường tiềm ẩn nhiều nhân tố không ổn định: lãi suất, tỷ giá, giá cả, biến động mạnh theo chiều hướng tăng liên tục, nhiều dự án rất khó huy động thêm vốn để đầu tư.

+ Năng lực về tài chính và kỹ thuật của các nhà thầu/ đơn vị thi công trong nước còn hạn chế, dẫn đến chất lượng công trình, tiến độ thi công bị ảnh hưởng,đặc biệt việc chậm tiến độ.

+ Tổ chức bộ máy gồm chủ đầu tư, tư vấn, thẩm định, thi công, giám sát thi công, kiểm tra, thanh tra, quyết toán đều nằm trong một Bộ đã tạo ra “ đường dây khép kín”, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, giám sát.

+ Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, tổ chức và phê duyệt kết quả đấu thầu kéo dài.

+ Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành quản lý lĩnh vực đầu tư và xây dựng, năng lực hạn chế của chủ đầu tư và đại diện chủ đầu tư ( ban quản lý dự án); khó khăn về tài chính của các nhà thầu…

+ Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đầu tư và xử lý vi phạm chưa thường xuyên và chưa nghiêm, ảnh hưởng đến chất lượng đầu tư, gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.

3.2 Nguyên nhân từ cơ quan tổ chức thực hiện (Ngân hàng phát triển Việt Nam)

- Chính sách quản trị rủi ro tín dụng còn nhiều điểm chưa hợp lý:

+ Việc thẩm định mới chỉ thực hiện theo dự án chứ không phải thẩm định theo chủ đầu tư/doanh nghiệp trong khi hệ thống thông tin không liên kết, thống nhất và phân cấp thẩm quyền trong việc thẩm định và duyệt vay đối với các Chi nhánh khá nhiều.

+ Năng lực thẩm định yếu.

+ Chưa xây dựng được hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, chưa có chế tài kiểm tra gắt gao và xử lý nghiêm việc triển khai thực hiện quy chế, quy trình thẩm định và quyết định phân cấp Công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng còn hạn chế. Quỹ HTPT chưa có hệ thống cảnh báo rủi ro tín dụng để có những biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng phù hợp Hệ thống hạn mức và hạn chế tín dụng chưa được nghiên cứu và thiết lập phù hợp với những đặc thù hoạt động của mình (theo ngành, khách hàng, nhóm khách hàng, )

+ Hệ thống phân loại nợ vay chưa phù hợp, chưa bao quát được hết khả năng thu hồi nợ và khả năng rủi ro của món vay Chưa chú ý đúng mức đến việc đánh giá năng lực của khách hàng trong phân loại nợ, vay Chưa tách bạch giữa quản lý nợ vay tốt và nợ vay xấu Việc xử lý rủi ro chưa tách bạch với quản lý tín dụng Việc theo dõi quản lý, đánh giá lại tài sản đảm bảo tiền vay chưa sát sao. Phân tích, xử lý tài sản bảo đảm nợ vay đối với các khoản nợ xấu chưa được quy định cụ thể.

- Hệ thống thông tin còn yếu kém.

- Tổ chức bộ máy quản trị không hợp lý và chất lượng nguồn nhân lực tổ chức thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu:

+ Cùng với hệ thống ứng dụng thông tin kém, tổ chức bộ máy nội bộ của Quỹ HTPT cũng không phù hợp: sự phân định chức năng / nhiệm vụ giữa các đơn vị còn lỏng lẻo và chủ yếu mang tính hành chính Hệ thống các chi nhánh rộng rãi trên toàn quốc nhưng do hệ thống thông tin yếu kém nên việc theo dõi, quản lý các chi nhánh đạt chất lượng rất thấp Nhiều đầu mối chi nhánh không phát huy được vai trò của mình do không có dự án để hỗ trợ, dẫn đến tốn kém chi phí hoạt động.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tới năm 2020

Ngày đăng: 04/07/2023, 21:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w