ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH DỊU NHÓM ĐỒ ĐỒNG THỜI ĐẠI KIM KHÍ Ở ĐÔNG ANH (HÀ NỘI) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Khảo cổ học Mã số 60220317 Người[.]
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG, QUÁ TRÌNH PHÁT HIỆN VÀ NGHIÊN CỨU
Vị trí địa lý, cảnh quan và môi trường
1.1.1 Giới hạn địa lý, điều kiện sinh thái vùng Đông Anh
Huyện Đông Anh thời Pháp thuộc có tên là huyện Đông Khê, khi đó và trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ huyện Đông Anh thuộc tỉnh Phúc Yên (Vĩnh Phúc) Đến năm 1961, huyện Đông Anh trực thuộc Hà Nội, là một huyện ngoại thành, phía Bắc giáp với huyện Sóc Sơn, phía Nam giáp với sông Hồng, phía Tây giáp với tỉnh huyện Mê Linh, phía Đông giáp với huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh Đông Anh nằm ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, có tổng diện tích tự nhiên: 18.230 ha, có 23 xã và 1 thị trấn (Bản đồ 01, 02).
1.1.2 Đặc điểm địa chất, địa hình
Bản vẽ 01: Sơ đồ địa văn hóa – chính trị Châu thổ Sông Hồng [131]
3 Đặc điểm địa hình: Đông Anh nằm ở vị trí khá đặc biệt Nếu phân chia tam giác châu sông Hồng thành 3 vùng với giới hạn một bên là dãy Ba Vì, một bên là dãy Tam Đảo và trục chính là sông Hồng: vùng cao (thượng), vùng giữa (trung), vùng thấp (hạ) ứng với 3 đỉnh tam giác châu thì Vĩnh Phú là vùng đỉnh xưa nhất của tam giác châu sông Hồng, ngã ba sông Hồng, sông Đuống gần Cổ Loa là đỉnh thứ hai và thị xã Hưng Yên là đỉnh thứ ba mà cạnh đáy nằm ven biển từ Yên Lập (Quảng Ninh) tới Nho Quan rìa Ninh Bình. Như vậy, Đông Anh gần như nằm trên trục chính của tam giác châu sông Hồng, là miền giáp ranh trung du – đồng bằng Do nằm trong vùng đất cao Tây Bắc nên Đông Anh có địa hình nghiêng từ Tây Bắc (Cổ Loa: cốt 11 – 12m) xuống Đông Nam (Liên Hà: cốt 5 – 6m) [6: tr.3].
Theo chiều từ Bắc xuống Nam, có thể dễ dàng nhận thấy sự giảm độ cao đáng kể từ các dải đồi núi thấp ở khu vực Sóc Sơn với địa hình bóc mòn chiếm ưu thế xuống khu vực Phù Lỗ - Đông Anh được hình thành bởi hoạt động tích tụ của sông và biển trong kỷ Đệ tứ Các dải đồi núi cao 200 – 300m tại Sóc Sơn với sườn dốc trên 20 o , về phía Nam, chúng được chuyển tiếp nhanh xuống các đồi thoải ở độ cao 40 – 60m rồi đến bề mặt gò đồi lượn sóng với độ cao 12 – 20m Điều đáng chú ý là dải gò đồi này đều có dạng vòng cung với bán kính cong rộng như ôm lấy vùng đồi núi Sóc Sơn Qua sông Cà
Lồ dải gò đồi có độ cao tuyệt đối khoảng 8 – 15m, song mức độ phân cắt lại lớn hơn.
Việc phân tích địa hình của các dải gò đồi này cho thấy sự khác biệt đáng kể theo chiều từ Bắc xuống Nam Phía Bắc sông Cà Lồ, thuộc phạm vi khu vực sân bay Nội Bài và lân cận, các dải nổi cao phân bố rộng, xen kẽ là các dải trũng thoải có dạng vòng cung với chiều lồi quay về phía Nam, phù hợp với dạng vòng cung của sông Cà Lồ Trong khi đó, ở phía Nam sông Cà
Lồ, thuộc phạm vi Đông Anh – Cổ Loa, các dải gờ cao và các dải trũng giữa chúng thường được định hướng gần song song, và thường có dạng cánh cung, phù hợp với các dải cao, có phương chung là Tây Bắc – Đông Nam, chọc vào
4 dải gờ cao phía Bắc Tại đây, các dải trũng có độ sâu lớn hơn, là sự phát triển kế thừa các rãnh trũng cắt vào các bậc thềm cổ Tại phần rìa phía Nam, Đông Nam, nơi có sự chuyển tiếp của diện phân bố tam giác châu thứ nhất và thứ hai, các dải gò đồi bị phân, cắt mạnh hơn Nhiều mạng xâm thực phân cắt tạo nên các dải trũng có dạng như các ngón tay lồng vào phần địa hình cao Đó chính là hình thái địa hình đặc trưng cho khu vực Đông Anh Phía Nam – Đông gờ cao cuối cùng – dấu vết thế hệ tam giác châu thứ nhất này là bề mặt châu thổ thấp xen kẽ các ô trũng hoặc các gò cao ven lòng được hình thành do các thế hệ dòng sông dịch chuyển tạo thành.
Theo chiều Đông - Tây, từ Việt Trì đến Cổ Loa vẫn thấy có sự xen kẽ giữa các dãy địa hình gò đồi cao 8 – 20m với địa hình đồng bằng cao dưới 8m Phân tích hình thái các dải địa hình cao trên 8m, tương đương với thềm bậc I, có thể thấy sự phân dị khá độc đáo như sau: Tại khu vực Việt Trì, địa hình I có độ cao tuyệt đối đến 20m, bị phân cách đáng kể, tạo địa hình gò thoải đẳng thước Từ đó về phía Đông – Đông Nam, các thành tạo này có sự phân dị, song được lặp lại có tính quy luật Các khu vực có địa hình phân cắt mạnh gồm các dải cao và trũng xen kẽ song song, trên bình đồ có dạng phân bố hình chữ S, thể hiện khá rõ của các khúc uốn lòng sông cổ, phân bố ở Yên Lạc và Cổ Loa Trong khi đó, đoạn giữa hai khu vực này với hai bộ: phía Đông sông Phó Đáy và đoạn từ Mê Linh đến tây Cổ Loa, bậc địa hình cao 10 – 15m lại tương đối bằng phẳng, phương của các gờ cao và dải trũng thoải là Tây Bắc – Đông Nam hoặc các vĩ tuyến [65, tr.2-26].
Các lỗ khoan thăm dò cho thấy đây là vùng địa hình đá gốc có bề mặt mấp mô kiểu đồi gò sót, nhưng do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng đã làm cho địa hình bằng phẳng hơn Ngoài các đồi gò, thềm cổ, Đông Anh còn là vùng đất bồi cao của sông, suối Như vậy, do vị trí nằm rìa đồng bằng, nên khu vực Đông Anh mang cả hai chế độ phù sa khác nhau: phù sa cổ và phù sa hiện đại.
Hình 01: Mặt cắt địa chất kỷ Đệ Tứ theo tuyến khoan ở phía tây Cổ Loa
Bảng 01: Các tầng đất đá (địa tầng) ở huyện Đông Anh
Stt Tên Phân bố ở huyện Đông Anh
(>65 triệu năm cách ngày nay)
Ngoài ra, Đông Anh là gạch nối giữa miền trung du và miền đồng bằng Bắc bộ nên tính chất giáp ranh này thể hiện rõ về mặt thổ nhưỡng từ một vùng đất Feralitic vàng đỏ phát triển trên nền phù sa cổ đến một vùng bãi và phù sa trên bãi ngoài đê, từ một vùng đất bạc màu đến một vùng cát pha, đến một vùng đất thịt Đông Anh là gờ cuối cùng của một miền Bắc thềm cổ nhìn ra một vùng lõm võng của đồng bằng. Đặc điểm địa chất, địa mạo (Bản đồ 03): Dòng người đầu tiên đến Hà
Nội vào thời kỳ mà các nhà địa chất gọi là hậu kỳ thế Cánh tân (Pleistocene) cách đây hàng vạn năm Khi đó, cảnh quan Đông Anh cổ là một vùng đồi gò
1 Vật liệu xây dựng thành Cổ Loa và những tảng đá cuội kết được ghép để tạo nên tượng Mỵ Châu đều được lấy về từ vùng đồi núi phía Bắc - Tây bắc Cổ Loa, đó là các đá trầm tích lục nguyên thuộc đại Trung sinh (Mesozoi).
6 có nhiều rừng rậm, khô ráo, nhiều sông suối rất thuận tiện cho con người thời nguyên thủy thuộc văn hóa Sơn Vi từ vùng trung du tràn xuống vùng Đông Anh và dùng đá cuội ven sông, suối ghè đẽo làm công cụ săn bắt, hái lượm Ở giai đoạn muộn hơn, Hà Nội hoàn toàn khô ráo, biển lui ra xa, đây là điều kiện để các nhóm cư dân cổ có thể di cư và dần trở thành những chủ nhân của châu thổ Bắc Bộ. Đến thời kỳ Toàn tân (Holocene) giữa và muộn (từ 6000 năm – 3000 năm cách ngày nay), các yếu tố địa chất tác động rất mạnh đến sự hình thành châu thổ Bắc Bộ, và ảnh hưởng đến kinh tế xã hội của cư dân cổ Theo các nhà địa chất, cảnh quan Đông Anh đã biến đổi qua nhiều nấc thang như sau:
Khoảng 6000 - 5000 năm cách ngày nay, nước biển bao trùm toàn bộ vùng Hà Nội Biển ăn sâu vào đất liền, Hà Nội trởi thành vịnh – vịnh Hà Nội. Đông Anh chắc chắn cũng không nằm ngoài tác động của sự kiện địa chất đó. Địa mạo cổ Hà Nội biến đổi theo quy luật chung của thế giới là có lúc là vùng đất bị nhấn chìm trong nước biển do biển tiến, lúc thì trở thành vùng lục địa bằng phẳng do biển lùi Các nhà nghiên cứu địa chất cho rằng biển tiến Flandrian khiến Hà Nội ngập trong biển cả và trở thành bồn trầm tích tương đối rộng lớn… Đông Anh không thể có người cư trú vì còn là biển. Sau đợt biển tiến này là một đợt biển thoái – biển rút dần ra khỏi địa bàn Đông Anh, hoạt động của sông ngòi dần hình thành [65].
Vào đầu thời kỳ Holocene muộn (khoảng 4000 – 3000 năm cách ngày nay) là giai đoạn mà môi trường thời kỳ biển thoái khu vực Đông Anh không chịu tác động trực tiếp (vì biển đã lùi xa về phía Đông) mà xảy ra quá trình đầm lầy hóa Khu vực Đông Anh lúc đó được nâng cao so với mức xâm thực, là cở sở tạo điều kiện cho con người ở các vùng cao xuống sinh sống Sự xuất hiện của con người được xem như tác nhân, hoạt động của con người tới tự nhiên cũng được xem như một quá trình tác động tới hoạt động địa chất Điều này khiến châu thổ Bắc Bộ có lẽ là châu thổ duy nhất ở Đông Nam Á chưa hình thành xong một cách tự nhiên, đã được/bị con người chiếm lĩnh và bằng
7 các hành động nhân vi – nhân tác (đào kênh, khơi ngòi, đào ao, lấp trũng, đắp đê sông, đê biển…) đã chặn đứng quá trình hình thành tự nhiên của một tam giác châu và đã để lại nhiều vùng trũng [nguồn].
Chính thời kỳ này là lúc Đông Anh có những cuộc khai phá của cư dân thời đại Kim khí.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.2.1 Quá trình phát hiện và nghiên cứu các di chỉ thuộc thời đại kim khí ở huyện Đông Anh
Từ những năm 1960, khảo cổ học ở Đông Anh đã được chú trọng nghiên cứu Đặc biệt, sau những phát hiện tình cờ kho mũi tên ở Cầu Vực năm 1959 Từ đó, khảo cổ học Đông Anh được đặt trong bối cảnh nghiên cứu chung về thời kỳ dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng Một loạt các di tích khảo cổ học thuộc thời đại Kim khí được phát hiện và khai quật và được nghiên cứu nhiều lần Ngoài những cuộc khai quật quy mô, ở khu vực Đông Anh còn nhiều phát hiện lẻ tẻ các di vật thuộc thời đại Kim khí như ở Xóm Nhồi, Xóm Thượng, Lỗ Khê, Hội Phụ… Kết quả khai quật khảo cổ học ở khu vực này ngày càng sáng tỏ tiến trình phát triển Tiền Đông Sơn, Đông Sơn. Nói một cách khác, hệ thống 4 giai đoạn Phùng Nguyên – Đồng Đậu – Gò Mun – Đông Sơn đã được phân tách cơ bản ở đây.
Dựa trên hệ thống tư liệu trên, những năm đầu 1970 đã có một loạt các ấn hành được xuất bản Trong đó, công trình cố GS Trần Quốc Vượng: Cổ Loa những kết quả nghiên cứu vừa qua và những triển vọng tới (1969), Trên mảnh đất Cổ Loa lịch sử (1970), ngoài ra trên các tạp chí chuyên ngành của nhiều lĩnh vực đã có những bài nghiên cứu về Đông Anh nói chung, Cổ Loa nói riêng Đây là những công trình đầu tiên tổng kết và giới thiệu những thành tựu bước đầu của nghiên cứu Tiền – Sơ sử khu vực Đông Anh Trên cơ sở đó Đông Anh được xác định là một trong những trung tâm quan trọng của thời đại Kim khí, đặc biệt thành Cổ Loa chính là kinh đô của nước Âu Lạc. Đến những năm 80, khảo cổ học Đông Anh nói chung, giai đoạn kim khí nói riêng đã có những phát hiện lớn lao tại các di tích Mả Tre và Đình Tràng Càng khẳng định hơn nữa vấn đề vai trò kinh đô của Cổ Loa.
Trước hết phải kể đến cuốn Hà Nội thời đại đồng và sắt sớm của Trịnh Cao Tưởng và Trịnh Sinh.
Tiếp đó năm 1983, Sở văn hóa Thông tin Hà Nội xuất bản cuốn Phát hiện Cổ Loa 1982 nhằm giới thiệu và nghiên cứu bộ sưu tập hiện vật trong trống đồng Cổ Loa tìm thấy ở Mả Tre.
Năm năm sau, cố giáo sư Trần Quốc Vượng viết về lịch sử xã Cổ Loa từ cổ đại đến hiện đại do Đảng ủy xã Cổ Loa xuất bản vào năm 1988 với tựa đề Cổ Loa truyền thống và cách mạng.
Góp phần vào công tác chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội, các nhà khảo cổ học đã có nhiều đề tài nghiên cứu và xuất bản gồm: Một là, Các di tích đồng thau và sắt sớm khu vực Cổ Loa trong bối cảnh thời đại kim khí Cổ Loa trong bối cảnh thời đại kim khí đồng bằng bắc bộ đề tài Tiến sĩ của Lại Văn Tới Hai năm sau, Ts Lại Văn Tới hợp tác cùng PGS Hoàng Văn Khoán xuất bản Cổ Loa trung tâm hội tụ văn minh sông hồng, cả hai đề tài đã đề cập toàn bộ hệ thống di tích từ thời đại đá cũ đến thời kỳ lịch sử, cho người đọc có cái nhìn tổng quát cơ bản về toàn bộ hệ thống di tích tiền sơ sử và lịch sử ở đây Do vậy, đề tài mang tính chất tổng quát chưa đi sâu vào từng khía cạnh, đặc biệt là mảng luyện kim, trong cuốn
Cổ Loa trung tâm hội tụ văn minh sông hồng tr.278 nhóm tác giả có viết
“Nghiên cứu luyện kim cổ ở Cổ Loa cần tiếp tục mới mong hiểu được thấy đáo những gì mà tổ tiên ta đã để lại”.
Từ những năm 2011, các cán bộ khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, viện Việt Nam học và khoa học phát triển đã và đang biên soạn cuốn Địa chí Cổ Loa và Địa chí Đông Anh, trong hai cuốn sách đó tiếp tục đề cập vấn đề khảo cổ học Tuy nhiên, cũng không vượt qua khuôn khổ nêu khai quát chung về các di tích, các nền văn hóa khảo cổ học ở nơi đây.
Nhìn chung, về khảo cổ học Đông Anh đã được nhiều nhà khảo cổ học nghiên cứu và đã làm rõ tiến trình phát triển lịch sử Tuy nhiên, các nghiên cứu đó dừng lại ở việc nghiên cứu vĩ mô, chưa đi sâu, chi tiết vào từng lĩnh
14 vực Chỉ nói riêng về mảng luyện kim ở đây, về mặt nguồn gốc các loại quặng, sự bằng chứng của sự đúc đồng tại chỗ, thành hợp kim, cũng sự phát triển của các loại hình của hiện vật đồng hãy còn bỏ ngỏ chưa có lời giải đáp thấu đáo.
1.2.2 Quá trình nghiên cứu đồ đồng thuộc thời đại Kim khí ở huyện Đông Anh
Tình hình phát hiện và nghiên cứu đồ đồng ở huyện Đông Anh gắn liền với quá trình phát hiện và nghiên cứu các di tích thời đại đồng thau ở đây từ năm 60, nhóm đồ đồng thời đại Kim khí đã được đề cập trong một số bài nghiên cứu nhưng chưa thực sự được nghiên cứu thành hệ thống theo giai đoạn.
Sau năm 1959, một loạt các di tích Kim khí ở đây được nghiên cứu một cách cụ thể Đồ đồng thu được qua các cuộc khai quật và phát hiện ngẫu nhiên bước đầu được khảo tả khá kỹ về loại hình và chất liệu trong các báo cáo khai quật và một số bài nghiên cứu đăng trên tạp chí khảo cổ học, bước đầu đem lại nhận thức mới về đồ đồng Đông Anh và vai trò của chúng trong việc nghiên cứu kinh tế xã hội.
Các công trình nghiên cứu về đồ đồng giai đoạn này được chia làm 2 nhóm chính:
Nhóm 1: Tìm hiểu đặc trưng đồ đồng trên các phương diện chất liệu, loại hình, kỹ thuật sản xuất là đối tượng nghiên cứu chính của nhiều khóa luận cử nhân và bài viết công bố trên tạp chí khảo cổ học Ví dụ như: khóa luận cử nhân của Nguyễn Thanh Phong với tiêu đề “Đồ đồng thau Đông Sơn tại Xóm
Nhồi”; Khóa luận tốt nghiệp Trần Trác “Các di vật đồng và đá địa điểm khảo cổ học Đình Tràng Hà Nội” Các tác giải đã mô tả, phân loại, so sánh các loại hình đồ đồng ở địa điểm quật với các di tích đồng đại và lịch đại khác Các cuộc khai quật sau này đã cung cấp tư liệu càng ngày càng phong phú chứng minh chắc chắn quá trình đúc đồng tại chỗ trên quy mô lớn ở Đông Anh thời đại Kim khí Với tư liệu Báo cáo khai quật Đình Tràng lần thứ VII, TS Lại
Văn Tới đã khẳng định rằng: “Với hệ thống lò nấu đồng với 47 chiếc trong hố
15 khai quật, được sắp xếp thành hai dãy theo hướng tây bắc – đông nam, cùng nhiều hiện vật liên quan đến kỹ thuật luyện kim, đúc đồng, như: nồi nấu đồng, khuôn đúc, nhiều xỉ đồng, khối lượng lớn cục đất nung với các loại hiện vật đồng đa dạng, phong phú phát hiện được trong hố khai quật cho thấy, ngoài tính chất là nơi cư trú – mộ táng, Đình Tràng còn là xưởng đúc và chế tác đồ đồng thau quy mô lớn” Như vậy dựa trên các tư liệu của các cuộc khai quật các di tích Tiền Đông Sơn ở Đông Anh, cư dân cổ đã luyện kim tại chỗ. Người Phùng Nguyên vừa làm quen với kỹ thuật luyện kim nên chúng ta chưa phát hiện được hiện vật đồng Nhưng ở chặng tiếp theo, chủ nhân của Tiên Hội, Xuân Kiều, Đình Tràng, đã có nghề luyện kim thực sự phát triển. Đông Anh ở giai đoạn Văn hóa Đông Sơn với sự phát hiện ngẫu nhiên, thám sát và khai quật các di tích Bãi Mèn (lớp trên), Đường Mây, Mả Tre, Cầu Vực với số lượng đồ đồng khổng lồ đã giúp các nhà nghiên cứu khẳng định thời kỳ này kỹ thuật luyện kim đồng thau đến mực cực thịnh [110, tr.191].
Nhóm 2: Bao gồm nhiều công trình, bài viết chuyên sâu tìm hiểu vấn đề luyện kim, vấn đề nông nghiệp, vấn đề thành lập nhà nước sớm dựa trên tư liệu đồ đồng Tiểu biểu nhất với những nghiên cứu sau đây:
Với sự phát hiện vang dội năm 1982 ở Cổ Loa, các nhà nghiên cứu trong nước đã có những bài nghiên cứu cụ thể từng loại hình hiện vật, ngoài ra còn đưa ra đánh giá vai trò các hiện vật đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
NHÓM ĐỒ ĐỒNG THỜI ĐẠI KIM KHÍ Ở HUYỆN ĐÔNG ANH (HÀ NỘI)
Đồ đồng giai đoạn Tiền Đông Sơn ở Đông Anh
Giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên: Văn hóa Phùng Nguyên là giai đoạn mở đầu của thời đại Kim khí ở Bắc Bộ Việt Nam Nghiên cứu niên đại học và khu vực phân bố cho thấy ban đầu cư dân Phùng Nguyên định cư tại vùng
20 trung du sau đó dần dần tràn xuống chiếm lĩnh vùng đồng bằng cao của châu thổ sông Hồng Tại khu vực này, họ đã chọn những doi đất cao (đó là những doi đất Đồng Vông, Bãi Mèn và Đình Chiền) bên cạnh Hoàng Giang để cư trú Đây là những con người đầu tiên xây dựng cơ sở vật chất cho sự phát triển thời đại Kim khí ở Đông Anh (Bản đồ 04)
Về loại hình và phân bố di tích, 04 di chỉ này được phân bố ở tại các gò đất cao bên cạnh con sông Hoàng Giang và các đầm lớn như đầm Vân Trì…(Di chỉ Bãi Mèn và Đình Chiền nằm cạnh sông Hoàng Giang, riêng di chỉ Đồng Vông - một doi đất cao nổi giữa sông Hoàng Giang và đầm Vân Trì) đều là di tích di chỉ cư trú ngoài trời Tuy nhiên, tính chất di tích có sự khác nhau nếu như Đồng Vông là di chỉ cư trú kết hợp với xưởng thì Bãi Mèn và Đình Chiền là di chỉ cư trú và là các di tích có tầng văn hóa dàn trải không đều [8, tr.93].
Giai đoạn văn hóa Đồng Đậu: ở khu vực Đông Anh các cư dân thuộc văn hóa Đồng Đậu tiếp tục sinh sống trên các địa bàn của cư dân Phùng Nguyên và di chuyển xuống rìa các gò Hiện nay, các nhà khảo cổ học mới phát hiện ở Đông Anh có 03 di tích thuộc giai đoạn văn hóa Đồng Đậu, đó là: Tiên Hội, Xuân Kiều và Đình Tràng (lớp giữa) (Bảng 2.17) (Bản đồ 04).
Nếu như ở giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên – cư dân Phùng Nguyên chủ yếu định cư ở vùng đồi gò thấp thì đến giai đoạn cuối văn hóa Phùng Nguyên – đầu văn hóa Đồng Đậu khu vực lầy trũng của Hà Nội đã tương đối ổn định, điều kiện canh tác thuận lợi hơn, con cháu người Phùng Nguyên bắt đầu di chuyển về xuôi, chiếm lĩnh những vùng đất màu mỡ để định cư lập nghiệp, ban đầu là đồi gò ở khu vực xung quanh Hà Nội, trong đó ở huyện Đông Anh có 2 di chỉ: Tiên Hội, Xuân Kiều Hai di chỉ này thuộc vào giai đoạn thứ nhất (giai đoạn cuối văn hóa Phùng Nguyên – Đồng Đậu sớm).
Như chúng ta đã biết, văn hóa Gò Mun hình thành trong lòng văn hóa Đồng Đậu Cho tới nay một trong những đặc trưng của di tích Đồng Đậu là hầu hết những lớp văn hóa trên cùng đều có dấu tích của những yếu tố Gò
Mun sớm hay nói cách khác là những yếu tố chuyển tiếp từ Đồng Đậu sang
Gò Mun Các địa điểm thuộc Văn hóa Gò Mun được phát hiện ở huyện Đông Anh cũng có hiện tượng như vậy, tiêu biểu lớp văn hóa II của di tích Đình Tràng (theo lần khai quật thứ IV, VI và VII)
Trong giai đoạn Tiền Đông Sơn: Ở khu vực Đông Anh, chưa phát hiện được hiện vật đồng trong các di tích văn hóa Phùng Nguyên Sang giai đoạn văn hóa Đồng Đậu: ở di chỉ Xuân Kiều và Tiên Hội, hiện vật đồng phát hiện được là những mảnh chưa xác định được chức năng, tại di chỉ Đình Tràng phát hiện được 36 hiện vật Đến giai đoạn văn hóa Gò Mun, hiện vật đồng tăng về số lượng với nhiều loại hình khác nhau, tại di chỉ Đình Tràng phát hiện 46 hiện vật đồng.
Di chỉ Xuân Kiều nằm trên khu đất cao giữa vòng thành Trung và thành Ngoại thuộc thôn Lương Quan, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh – Hà Nội, nơi giáp ranh 3 xã: Cổ Loa, Dục Tú và Việt Hùng Di chỉ Xuân Kiều phát hiện năm 1975, đến nay qua 2 lần khai quật với tổng diện tích 333m 2 Trong hai lần khai quật, lần khai quật thứ nhất 1997 không phát hiện được hiện vật đồng, đến lần khai quật thứ hai, năm 1978 phát hiện 4 hiện vật đồng (Bảng 2.19).
Di chỉ Tiên Hội nằm ở vùng bãi Giềng, một khu ruộng cao và lan vào cả trong xóm Bằng, phía Đông Bắc của thôn Tiên Hội, xã Đông Hội, huyện Đông Anh thành phố Hà Nội Di chỉ Tiên Hội phát hiện năm 1970, đến nay di chỉ Tiên Hội đã được đào thám sát và khai quật 197m 2 Trong đó, chỉ có lần khai quật thứ hai phát hiện 3 hiện vật đồng (Bảng 2.18).
Di chỉ Đình Tràng thuộc thôn Đình Tràng, xã Dục Tú, nằm liền kề phía Đông Bắc vòng thành Ngoại Cổ Loa Di tích được phát hiện 1969, đến nay đã được khai quật 8 lần với tổng diện tích 723,75m 2 Nghiên cứu các di tích, di vật phát hiện trong các đợt khai quật các nhà khảo cổ học đều nhất trí phân chia tầng văn hóa di tích Đình Tràng thành 4 lớp, tương ứng với 4 giai đoạn văn hóa khảo cổ trong phổ hệ 4 giai đoạn phát triển thời đại Kim
22 khí văn minh sông Hồng, là Phùng Nguyên – Đồng Đậu – Gò Mun – Đông Sơn (Bảng 2.20). Ở Đông Anh trong số những di tích thuộc giai đoạn văn hóa Đồng Đậu thì chỉ có 3 di tích phát hiện được đồ đồng (Xuân Kiều, Tiên Hội và Đình Tràng (lớp văn hóa 3) Tuy nhiên, đồ đồng trong chỉ Xuân Kiều hiện vật vụn nát, không nhận dạng được chức năng công cụ Hai di chỉ còn lại đã phát hiện được 35 hiện vật đồng, trong số hiện vật, có 18 mảnh đồng không xác định,
Mũi tên: Phát hiện 5 chiếc (trong đó 2 chiếc Tiên Hội và 3 chiếc ở Đình
Tràng) và căn cứ vào hình dáng chúng tôi phân loại thành 2 loại:
Loại 1: Mũi tên hình lá, có đặc trưng là cánh nhọn, giữa phần chuôi tên và cánh tên có khoảng lõm hình tam giác Loại này phát hiện 2 chiếc ở Tiên Hội, mũi tên này đặc trưng cho giai đoạn Đồng Đậu; ở giai đoạn Gò Mun, Đông Sơn không thấy xuất hiện loại tên đồng này nữa Mũi tên hình lá phát hiện được ở một số địa điểm Đồng Đậu ở khu vực khác như: Đại Trạch, Đồng Dền, Thành Dền.
Loại 2: Mũi tên hình cánh én (chủ yếu phát hiện ở di chỉ Đình Tràng giai đoạn văn hóa Đồng Đậu) Loại này rất phổ biến trong các di chỉ thuộc giai đoạn văn hóa Đồng Đậu và trong giai đoạn văn hóa Gò Mun và Đông Sơn Có lẽ đây là truyền thống chế tác và sử dụng của cư dân trung và hậu kỳ thời đại Đồng thau ở Đình Tràng nói riêng và khu vực sông Hồng nói chung.
Lao đồng: 3 chiếc phát hiện năm 2010 ở di chỉ Đình Tràng, đều là lao mũi nhọn, có cấu tạo và hình dáng như lao mũi nhọn ở các lớp văn hóa Gò Mun, chỉ khác là phần mũi nhọn đặc, có mặt cắt ngang hình vuông, các mũi lao Gò Mun và Đông Sơn phần này đều có mặt cắt hình tròn.
Đồ đồng giai đoạn văn hóa Đông Sơn ở Đông Anh
2.2.1 Các di tích văn hóa Đông Sơn
Cho đến nay, các di tích thuộc văn hóa Đông Sơn phát hiện ở khu vực Đông Anh 14 di tích (Bản đồ 05, 06, 07, 08; Bảng: 2.15) Phân theo đơn vị hành chính: xã Cổ Loa 10 di tích, xã Dục Tú: 1 di tích; xã Hải Bối: 1 di tích và xã Liên Hà: 2 di tích.
Theo tính chất di tích, có 01 di chỉ cư trú: Đường Mây, 02 di chỉ cư trú – mộ táng: Mả Tre và Đình Tràng, 01 di chỉ cư trú – xưởng: Đền Thượng; 03 nơi chôn giấu tài sản: Xóm Nhồi, Cầu Vực, Mả Trẻ; 01 công trình quân sự: di chỉ Cổ Loa, còn lại 03 di tích phát hiện trống đồng.
Các di tích này phân bố dọc 2 bên bờ sông Hoàng Giang, về cơ bản trùng với địa bàn phân bố của các di tích giai đoạn trước, có sự mở rộng đến những địa hình phức tạp hơn Đến giai đoạn này, cư dân cổ Đông Anh không chỉ chọn nơi sinh sống ở những gò đất cao cạnh nguồn nước mà đã tiến xuống khai phá những vùng đồng bằng thấp trũng hoặc những vùng đồi núi cao….
Do nhu cầu mở rộng khu vực cư trú và phát triển sản xuất.
So với các giai đoạn tiền Đông Sơn, giai đoạn này cư dân cổ Đông Anh mở rộng cư trú trên địa bàn rộng hơn, ở nhiều địa hình khác nhau và tính chất cũng đa dạng hơn nhiều Điều đó thể hiện sự phát triển toàn diện, đa dạng của kinh tế - xã hội tại khu vực Cổ Loa Đồng thời, phản ánh những thay đổi của xã hội đương thời.
Di chỉ Đường Mây nằm ngay chân vòng thành ngoại thuộc trại xóm Vang, xã Cổ Loa, chạy dài từ của Nam đến cửa Đông thành Cổ Loa Di chỉ Đường Mây nằm về phía tả ngạn sông Hoàng Giang Trại xóm Vang hiện nay là một bộ phận của xóm Vang cũ Độ cao từ di chỉ so với mặt ruộng chênh lệch nhau 0,80 – 0,88m Phía bắc của di chỉ cách ga Cổ Loa 4km Phía Nam của di chỉ cách sông Hoàng Giang 500m, cách di chỉ Đồng Vông 800m Phía Đông, di chỉ cách đường xe lửa Hà Nội – Thái Nguyên 1km900.
Di chỉ Đường Mây được phát hiện năm 1967 và đã được trường đại học Tổng hợp Hà Nội khai quật 4 lần vào các năm 1969, 1970, 1971, 1983 với tổng diện tích 4 lần khai quật là 364m 2 [3]
Di tích có tầng văn hóa dày 0,45m – 0,50m Trong số hiện vật thu được có 58 hiện vật đồng thau (8 mũi tên, 1 giáo, 1 dao, 1 đục, 1 lưỡi câu, 1 tấm che ngực…)
27 Đường Mây là di chỉ cư trú có 1 tầng văn hóa, thuộc giai đoạn muộn của văn hóa Đông Sơn, niên đại khoảng 2500 – 2200 năm cách ngày nay.
- Di chỉ cư trú – mộ táng
Cho đến nay, ở Đông Anh phát hiện 02 di tích thuộc loại di chỉ cư trú – mộ táng: di chỉ Đình Tràng và di chỉ Bãi Mèn Tuy nhiên tính chất cư trú trội hơn chức năng mộ táng.
Di chỉ Đình Tràng: Cho đến nay đã phát hiện được 47 mộ thuộc giai đoạn văn hóa Đông Sơn Mộ Đông Sơn ở Đình Tràng đều là mộ đất, các mộ có hướng ổn định Tây Bắc – Đông Nam hay ngược lại Tình trạng xương cốt mủn nát, một số còn lại giữ được hộp sọ Đa số các mộ đều có đồ tùy táng là hiện vật đặc trưng cho văn hóa Đông Sơn như đồ đồng, đồ gốm, và đồ đá.
Trong lớp văn hóa cư trú Đông Sơn ở Đình Tràng còn phát hiện được các di tích bếp lò Trong hố khai quật lần thứ 7, năm 2010 đã phát hiện 47 di tích bếp lò, cùng với nhiều di vật liên quan đến kỹ thuật đúc như khuôn đúc bằng đá, nồi nấu đồng, xỉ đồng và nhiều di vật đồng, vì vậy các nhà khảo cổ học cho rằng, Đình Tràng là một di tích đa chức năng: vừa là nơi cư trú, vừa là nơi chôn người chết, đồng thời cũng là xưởng luyện kim, đúc đồng lớn. Đình Tràng là di chỉ cư trú – mộ táng – xưởng, có thể nhận thấy diện mạo của 4 giai đoạn văn hóa nối tiếp nhau trong khung niên đại thời đại Đồng thau Việt Nam: Phùng Nguyên – Đồng Đậu – Gò Mun – Đông Sơn Kết quả nghiên cứu đã cho thấy Đình Tràng là một di tích đặc biệt quan trọng của thời đại Kim khí ở lưu vực sông Hồng nói chung và trên địa bàn Đông Anh nói riêng.
Di chỉ Bãi Mèn thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, được phát hiện vào năm 1959 Đến nay, Bãi Mèn được thám sát 01 lần (1997) và khai quật 04 lần (năm 1968, 1978, 1997 và 2002 – 2003) do Viện Khảo cổ học, Khoa Lịch sử - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, cùng Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội thực hiện, với tổng diện tích 850,50m 2
Diễn biến tầng văn hóa của Bãi Mèn khá phức tạp và được nhận thức qua từng đợt khai quật Đến nay, các nhà khảo cổ học đã thống nhất phân lập
28 tầng văn hóa di chỉ Bãi Mèn gồm 02 lớp: Lớp văn hóa Phùng Nguyên muộn – Đồng Đậu sớm ở dưới và lớp văn hóa Đông Sơn muộn ở trên.
Hiện vật đồng thu được qua 3 lần khai quật là 38 hiện vật như rìu đồng, mũi tên, tiền đồng…
- Di chỉ cư trú – xưởng Ở Đông Anh, cho đến nay phát hiện 01 di chỉ xưởng: di chỉ Đền Thượng Ngoài ra, di chỉ Đình Tràng cũng mang tính chất này.
Di tích Đền Thượng là một trường hợp đặc biệt Đền Thượng được khai quật 3 lần vào các năm 2005, 2006 và 2007, với tổng diện tích 311,5m 2
Tầng văn hóa ở Đền Thượng khá ổn định, gồm 3 lớp, trong đó lớp văn hóa giai đoạn Đông Sơn muộn nằm dưới cùng Trong các hố khai quật năm
2005, 2007 và 2007 – 2008, các nhà khảo cổ học đều phát hiện trong lớp văn hóa Đông Sơn (ở dưới cùng) một hệ thống dấu tích lò đúc mũi tên đồng tại đây Cùng với dấu tích lò, qua 3 lần khai quật, các nhà khảo cổ học còn phát hiện tổng số 147 mang khuôn bằng đá trên có khắc hình vật đúc là mũi tên đồng ba cạnh Cổ Loa cùng vô van khuôn vỡ, phác vật, phế vật khuôn và sản phẩm là những mũi tên đồng “Đền Thượng là di tích văn hóa Đông Sơn phát hiện được nhiều khuôn đúc bằng đá nhất ở nước ta [112].
Nơi cất giấu tài sản
Xóm Nhồi (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh), nằm giữa hai tòa thành Nội và thành Trung của tòa thành Cổ Loa.
Tháng 11/1965, trong khi đào hầm đến độ sâu 1,20 – 1,7m, anh Nguyễn Khả Đạt (Xóm Nhồi dưới) đã phát hiện được 2 lưỡi cày đồng hình tim Tháng 12/1976, ông Hoàng Văn Hường (Xóm Nhồi Trên) khi đào đất đắp nền nhà đã phát hiện được 51 hiện vật đồng thau ở độ sâu khoảng 1m trong vùng đất rộng 0,7 – 0,8m.
Cả hai đợt phát hiện ở Xóm Nhồi được 53 hiện vật bao gồm: mũi tên
20 chiếc, rìu các loại 5 chiếc, giáo 4 chiếc, lao 1 chiếc, dao găm 4 chiếc, lưỡi cày 6 chiếc và 4 mảnh, thạp 3 mảnh, trống đồng 5 mảnh, lục lạc 1 chiếc Đa
29 số hiện vật ở Xóm Nhồi không còn nguyên vẹn bị han gỉ nhiều Niên đại bộ hiện vật Xóm Nhồi khoảng thế kỷ II TCN. Địa điểm Cầu Vực (xã Cổ Loa, Đông Anh) phát hiện 1959, di tích là 1 hố hình vuông mỗi cạnh khoảng 1m, sâu khoảng 1,20m trong chứa mũi tên đồng.
ột số đặc điểm cơ bản của đồ đồng ở Đông Anh
ĐỒNG TRONG THỜI ĐẠI KIM KHÍ Ở ĐÔNG ANH
3.1 Đồ đồng thời đại kim khí ở Đông Anh trong các mối quan hệ đồng đại
Giai đoạn Tiền Đông Sơn ở Đông Anh tập hợp đồ đồng chưa phong phú và chưa có tính địa phương sâu sắc Nhóm hiện vật đồng ở đây, giai đoạn này mang đặc trưng chung của nhóm hiện đồng của lưu vực sông Hồng như liềm, giáo, mũi tên….
Giai đoạn văn hóa Đông Sơn: Để tìm hiểu mối quan hệ đồng đại giữa đồ đồng ở Đông Anh với các khu vực đồng bằng sông Hồng, vùng thượng lưu sông Hồng, vùng Sông Mã, sông Cả, chúng tôi dựa trên những hiện vật chỉ thấy ở loại hình này mà không thấy ở loại hình khác, từ đó có thể khẳng định sự có mặt của chúng ở loại hình nào đó là do được mang từ loại hình gốc đến, còn có sự khác biệt về tỷ lệ của những hiện vật cùng loại được thể hiện ra bằng sự trội hơn hay yếu hơn ở các loại hình Những sự khác biệt rõ rệt hay tế nhị này tạo nên đặc trưng hiện vật của từng loại hình.
Với các di tích vùng đồng bằng sông Hồng
Cho đến nay, trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng đã phát hiện khoảng hơn 100 di tích, không kể một số di tích phát hiện lẻ tẻ Sự phân bố các di tích văn hóa Đông Sơn trùng khớp với địa bàn của giai đoạn văn hóa
Gò Mun Yếu tố nguồn gốc cũng đóng một vai trò quan trọng nhất định trong sự khác biệt giữa các loại hình văn hóa địa phương. Đông Anh nằm trong hệ thống này, vì vậy Đông Anh cũng mang dáng dấp của đặc trưng sông Hồng Tuy nhiên, Đông Anh vẫn có bản sắc riêng không hòa vào làm một với loại hình sông Hồng.
Về công cụ sản xuất: Trong nhóm rìu tứ giác, rìu hình chữ nhật chỉ tìm thấy trong vùng sông Hồng với số lượng không nhiều: ở Vinh Quang (2
MỐI QUAN HỆ VĂN HÓA VÀ VAI TRÒ CỦA ĐỒ ĐỒNG TRONG THỜI ĐẠI KIM KHÍ Ở ĐÔNG ANH
Đồ đồng thời đại kim khí ở Đông Anh trong các mối quan hệ đồng đại
Giai đoạn Tiền Đông Sơn ở Đông Anh tập hợp đồ đồng chưa phong phú và chưa có tính địa phương sâu sắc Nhóm hiện vật đồng ở đây, giai đoạn này mang đặc trưng chung của nhóm hiện đồng của lưu vực sông Hồng như liềm, giáo, mũi tên….
Giai đoạn văn hóa Đông Sơn: Để tìm hiểu mối quan hệ đồng đại giữa đồ đồng ở Đông Anh với các khu vực đồng bằng sông Hồng, vùng thượng lưu sông Hồng, vùng Sông Mã, sông Cả, chúng tôi dựa trên những hiện vật chỉ thấy ở loại hình này mà không thấy ở loại hình khác, từ đó có thể khẳng định sự có mặt của chúng ở loại hình nào đó là do được mang từ loại hình gốc đến, còn có sự khác biệt về tỷ lệ của những hiện vật cùng loại được thể hiện ra bằng sự trội hơn hay yếu hơn ở các loại hình Những sự khác biệt rõ rệt hay tế nhị này tạo nên đặc trưng hiện vật của từng loại hình.
Với các di tích vùng đồng bằng sông Hồng
Cho đến nay, trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng đã phát hiện khoảng hơn 100 di tích, không kể một số di tích phát hiện lẻ tẻ Sự phân bố các di tích văn hóa Đông Sơn trùng khớp với địa bàn của giai đoạn văn hóa
Gò Mun Yếu tố nguồn gốc cũng đóng một vai trò quan trọng nhất định trong sự khác biệt giữa các loại hình văn hóa địa phương. Đông Anh nằm trong hệ thống này, vì vậy Đông Anh cũng mang dáng dấp của đặc trưng sông Hồng Tuy nhiên, Đông Anh vẫn có bản sắc riêng không hòa vào làm một với loại hình sông Hồng.
Về công cụ sản xuất: Trong nhóm rìu tứ giác, rìu hình chữ nhật chỉ tìm thấy trong vùng sông Hồng với số lượng không nhiều: ở Vinh Quang (2
75 chiếc), Bắc Ninh (1 chiếc), ở Xóm Chợ (Cổ Loa) cũng phát hiện được 1 chiếc khá đặc biệt Rìu có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng, cách gờ họng 1,5cm, có một đường gờ nổi rộng 2mm viền xung quanh rì Bên cạnh đó, loại rìu xòe cân họng thấp, người vùng sông Hồng ưa dùng kiểu họng có mặt cắt hình tứ giác hay lục giác, phát hiện ở khu vực Cổ Loa 20 chiếc.
Cuốc có vai phát hiện được không nhiều, tập trung ở vùng đồng bằng cao của Hà Tây, Hà Nội như Mả Tre (6 chiếc), Phú Lương (5 chiếc), Núi Voi
Cuốc chữ U bằng đồng thau phân bố rộng hơn cuốc có vai, chúng có mặt ở vùng đồng bằng thấp của sông Hồng Loại cuốc này đến nay mới phát hiện được 6 chiếc, trong đó Mả Tre (2 chiếc), Xóm Nhồi (1 chiếc), Núi Đèo
(1 chiếc), Bắc Ninh (1 chiếc), Quỳnh Xá (1 chiếc).
Những công cụ thu hoạch, gọi là nhíp, dao cắt mới chỉ tìm thấy được trong các di tích ở đồng bằng Bắc Bộ như: Vinh Quang, Đường Mây, Đình Tràng, Đường Cồ, Phú Lương, Ngoại Độ, Quả Cảm.
Những lưỡi cày của loại hình sông Hồng có 2 kiểu: Kiều hình tam giác: kiểu hình tim Kiểu hình tam giác số lượng còn ít ỏi, nhưng kiểu hình tim đã có hơn trăm chiếc Phát hiện Cổ Loa năm 1982 đã chỉ ra được trung tâm sản xuất ra kiểu lưỡi cày này là ở thủ đô của vua An Dương Vương, cung cấp cho một thị trường tiêu thụ rộng dọc theo sông Hồng, từ Lào Cai qua Vĩnh Phú tới vùng đồng bằng.
Những chiếc xẻng thực sự chỉ mới thấy ở Đông Anh: 4 chiếc, tìm được trong trống đồng Cổ Loa, phát hiện ở Mả Tre Có thể khẳng định lưỡi xẻng là sản phẩm của văn hóa Đông Sơn Đông Anh.
Về vũ khí: Giáo có họng tra cán và giáo họng lõm là đặc trưng của loại hình Sông Hồng cũng được tìm thấy Vinh Quang, Làng Cả và Đình Tràng, loại giáo có họng tra cán chiếm tỷ lệ độc tôn Có thể nói, chúng là sản phẩm của một lò đúc nào đó, trong khu vực của những di tích này.
Loại lao có chuôi tra cán mới chỉ thấy xuất hiện trong một số di tích vùng sông Hồng, đó là các di tích: Gò Chùa Thông, Chiền Vậy, Việt Khê và
Mũi tên Cổ Loa đã phát hiện được ở nhiều di tích thuộc đồng bằng sông Hồng
Với các di tích vùng thượng lưu sông Hồng
Các di tích Đông Sơn vùng núi phía Bắc thường phân bố đậm đặc dọc theo các dòng sông như sông Đà, sông Hồng hoặc các chi lưu của sông Hồng hay trên các cao nguyên, các bồn địa lớn như Mộc Châu, Cao Bằng, Nghĩa
Lộ Đây là những vị trí thấp trong khu vực, thuận lợi cho việc canh tác và đi lại Những di tích thuộc nhóm này là những đồ đồng đơn lẻ được phát hiện ngẫu nhiên Bên cạnh đó cũng có những khu mộ táng đã được phát hiện.
Vùng núi và trung du Bắc Bộ gồm các tỉnh miền núi phía Bắc như Sơn
La, Lào Cai, Yên Bái và các di tích ở vùng trung du Phú Thọ, Vĩnh Phúc Phần lớn các di tích của văn hóa Tiền Đông Sơn đã được phát hiện trực tiếp lên văn hóa Đông Sơn Nhiều loại hình di vật trong văn hóa Đông Sơn vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng mang dáng dấp của các di vật của văn hóa Gò Mun.
Nằm trong sự thống nhất của nền tảng văn hóa Đông Sơn loại hình sông Hồng Giữa đặc trưng của văn hóa Đông Sơn vùng Đông Anh và vùng trung du và miền núi phía Bắc cũng có những sắc thái riêng Mối quan hệ chặt chẽ giữa hai vùng thể hiện qua sự tồn tại của một số loại hình hiện vật là đặc trưng của Đông Anh trong vùng miền núi và trung du phía Bắc và ngược lại.
Vai trò của hiện vật đồng đối với đời sống kinh tế - xã hội thời đại Kim khí ở huyện Đông Anh
Giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên đồ đồng chỉ “dạo chơi” trong hệ thống công cụ chưa yếu tố tác động đến kinh tế và xã hội Tuy nhiên, đến giai đoạn văn hóa Đồng Đậu, đồ đồng bắt đầu công kích vào một số lĩnh vực như công cụ sản xuất và vũ khí, bắt đầu dẫn đến sự chuyển biến xã hội Đến giai đoạn văn hóa Gò Mun với công dụng hữu hiệu, vượt trội về mọi mặt so với đồ đá, đồ đồng mở rộng về mặt loại hình, thâm nhập sâu hơn nữa loại hình công cụ sản xuất và vũ khí, bắt đầu đi vào loại hình đồ trang sức Trên đà phát triển đó, đến văn hóa Đông Sơn, đồ đồng phát triển đến đỉnh cao về mọi mặt, tạo động lực phát triển kinh tế và xã hội dẫn đến sự hình thành nhà nước sơ khai Như vậy, vai trò của đồ đồng từ “khan hiếm tuyệt đối” sang “khan hiếm tương đối”, sự tác động của nó đối với xã hội mang tính “động”, từ không
79 quan trọng thành quan trọng Mỗi giai đoạn có sự tác động khác nhau, tuy nhiên nhìn xuyên suốt cả quá trình, có thể nói, nghề luyện kim chính là nhân tố đóng vai trò quyết định dẫn tới sự biến đổi mang tính bứt phá của nền kinh tế giai đoạn Kim khí, đồng thời tạo nên những biến chuyển sâu sắc trong đời sống văn hóa xã hội Dưới đây bước đầu phân tích sự tác động của đồ đồng từng giai đoạn văn hóa ở huyện Đông Anh.
Giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên Ở giai đoạn này đồ đồng hầu như chưa tác động đến đời sống của cư dân Phùng Nguyên, đồ đá vẫn chiếm một vai trò quan trọng Bởi vì, luyện kim đồng và đồng mới bắt đầu xuất hiện Các di tích Phùng Nguyên ở Đông Anh chỉ tìm thấy rải rác trong tầng văn hóa những cục xỉ đồng ở Đồng Vông, Bãi Mèn (lớp dưới), Đình Tràng (lớp văn hóa IV) Điều đó cho thấy, cư dân Phùng Nguyên Đông Anh đã biết nấu và luyện đồng, nhưng chưa tìm thấy công cụ đồng.
Giai đoạn văn hóa Đồng Đậu
Từ bình tuyến Phùng Nguyên, từ cơ cở chung đó, tạo lập lên một diện mạo bình tuyến Đồng Đậu ở Đông Anh như Xuân Kiều, Tiên Hội, Đình Tràng (lớp văn hóa III) Trong đó, Xuân Kiều, Tiên Hội thuộc giai đoạn sớm, Đình Tràng (lớp văn hóa III) thuộc giai đoạn phát triển của văn hóa Đồng Đậu Ở giai đoạn này, sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật luyện kim với một loạt công cụ, vũ khí mới ra đời có loại hình ổn định… đã tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, xã hội của cư dân Đồng Đậu Đông Anh.
Giai đoạn văn hóa Đồng Đậu nghề luyện kim tác động đến nông nghiệp một cách sâu sắc với loại hình công cụ bằng đồng, thay thế công cụ đá, cho năng xuất lao động cao hơn, mở rộng diện tích cách tác, từ làm đất đến bảo quản lương thực thực phẩm.
Trong nghề đan, đóng góp nồi bật của nghề đúc đồng là chế tạo ra các loại công cụ chuyên dụng cho các công đoạn khác nhau trong quy trình chế tạo đồ đan như dao để chặt tre mây, dao dùng để pha, vót nan, chẻ dây, đục có
80 thể dùng để xâu lỗ khi cạp miệng đồ đan (phát hiện ở văn hóa Đồng Đậu ở di chỉ Đình Tràng: Đục (năm 2008: 1; năm 2010: 1); Dao (năm 2010: 1); mũi nhọn (năm 1998: 1 chiếc; năm 2008: 1 chiếc và năm 2010: 3 chiếc) Nhờ có công cụ đồng sắc bén, con người đã pha được các loại nan vừa mỏng, vừa đều chẳng kém gì ngày nay Có thể nói, việc cải tiến công cụ đã giúp cho công việc đan lát được nhanh hơn, hiệu quả mang lại cao hơn, nhờ đó ở giai đoạn này đã phát triển nghề đan thành một nghề chính trong nền kinh tế bên cạnh các nghề thủ công khác. Đối với nghề mộc với sự ra đời của những đục đồng với chức năng chuyên dụng đục đinh, đục vũm tác động không nhỏ đến nghề làm gỗ ở giai đoạn Đồng Đậu Theo nhà nghiên cứu Trịnh Sinh, có thể sự có mặt của những lưỡi đục đồng sắc bén đã phần nào loại dần những đục đá ra khỏi nghề mộc, vì lưỡi đục đá có năng suất kém hơn hẳn Ở Đông Anh thời kỳ này gỗ bao phủ khắp mọi nơi với sự ra đời của Đục (phát hiện ở Đình Tràng) thúc đẩy nghề làm gốc phát triển mạnh mẽ.
Với sự ra đời của các công cụ sản xuất bằng đồng như dao và kim khâu đã tác động không nhỏ đến nghề xe sợi và dệt vải Các loại dao xéo bằng đồng đã hỗ trợ hiệu quả cho việc cắt, xẻ các tấm da thú, hay các loại vỏ cây rừng để làm quần áo Các loại kim khâu, hay dùi bằng đồng được sử dụng trong việc khâu vá quần áo hay đan lưới.
Nghề đánh săn bắn và đánh cá
Luyện kim đồng có một vai trò vô cùng to lớn đến sự phát triển nghề săn bắn với sự xuất hiện mũi tên và giáo, lao Các loại hình này đều có khả năng sát thương cao hơn hẳn so với công cụ đồ đá Bằng chứng ở di chỉ ở Đông Anh phát hiện nhiều xương, răng động vật (Bảng 2.26).
Bên cạnh việc săn thú rừng, thì bắt cá và thu hoạch các sản vật tự nhiên dưới nước cũng đóng một vai trò quan trọng Bao quanh các khu cư trú của người Đồng Đậu ở Đông Anh là những ruộng đồng, sông ngòi, ao… Đó là
81 những “kho” thực phẩm tự nhiên cung cấp nguồn thức ăn thường xuyên vô cùng phong phú cho cư dân Đông Anh Với nhưng công cụ như lưỡi câu, những chiếc lưới được đan bằng những kim đồng làm cho công việc bắt cá càng thêm dễ dàng hơn Hơn nữa, ở giai đoạn này, các công cụ đồng ra đời thúc đẩy đan lát phát triển, chắc chẳn cư dân Đồng Đậu ở đây đã sử dụng nhưng đơm, đó và úp đánh bắt Tuy nhiên, do khí hậu nước ta không thể bảo quản được dụng cụ bằng tre nứa trong lòng đất một thời gian dài, nhưng những vết văn đan trên đáy đồ gốm cũng như những tài liệu dân tộc học cho biết một cách gián tiếp về nghề đan lát và sử dụng đồ đan lát cư dân.
Lưỡi câu đồng có mặt trong giai đoạn văn hóa Đồng Đậu ở Đông Anh tạo nên bức tranh mới trong nghề đánh bắt cá Năng suất hơn, hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, những chiếc kim đồng tạo ra những chiếc lưới đánh bắt cá có một không hai.
Tóm lại, sự phát triển của nghề luyện kim trong giai đoạn văn hóa Đồng Đậu ở Đông Anh đã góp phần để cải tiến tư liệu sản xuất, mà trực tiếp nhất là công cụ lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển nội tại của xã hội Tuy nhiên, các hiện vật đồ đồng ở giai đoạn này mới chỉ mô phỏng lại từ công cụ đá Hiện vật đồng giai đoạn này bắt đầu len lỏi, chen lấn vào từng hoạt động sản xuất Tạo nên sự thay đổi xã hội căn bản vì mất đi vai trò chủ đạo nghề chế tác đá, sự lên ngôi của nghề thủ công khác.
Vai trò của nghề luyện kim với sự phát triển xã hội
Với sự xuất hiện của nghề luyện kim và gia công kim loại (đồng), trong sự phân công lao động xã hội đã xuất hiện một thợ thủ công chuyên môn hóa, độc quyền về kiến thức và kinh nghiệm Luyện kim trở thành một nghề thủ công riêng biệt do một nhóm người tiến hành Sự phát triển nghề luyện kim tác động mạnh mẽ đến nghề thủ công khác, dẫn tới sự thay đổi giữa các thành phần lao động trong các nghề thủ công Đây có thể coi là sự phân công lao động lần thứ nhất Tuy nhiên, sự phân công này vẫn chưa rõ ràng, các nghề thủ công vẫn không tách khỏi nông nghiệp.
Giai đoạn văn hóa Gò Mun
Nghề luyện kim tác động đến sự phát triển kinh tế
Nghề luyện và đúc đồng trong giai đoạn văn hóa Gò Mun đặc biệt phát triển Đây là thời kỳ tiếp thu, đúc rút kinh nghiệm chế luyện đồng đã có bước nhảy vọt từ thời giai đoạn văn hóa Đồng Đậu, đồng thời sáng tạo và nâng dần số lượng, chất lượng và thẩm mỹ sản phẩm lên một bước mới Tại di chỉ Đình Tràng theo thống kê 3 cuộc khai quật 1998, 2008 và 2010, lớp văn hóa Gò Mun phát hiện 33 hiện vật đồng (trong đó 18 công cụ sản xuất và 15 hiện vật vũ khí), lớp văn hóa Đồng Đậu xuất lộ 14 hiện vật đồng (công cụ sản xuất:
Sự hình thành nhà nước sơ khai
Từ thời kỳ Phùng Nguyên trải qua giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun đến Đông Sơn, do kỹ thuật luyện kim ngày càng phát triển đến hoàn hảo, nên công cụ bằng đồng thau dần dần thay thế hẳn công cụ bằng đá Ở giai đoạn đầu, giai đoạn Phùng Nguyên, công cụ bằng đá còn chiếm ưu thế, nền kinh tế còn mang tính chất nguyên thủy Đến giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun và nhất là Đông Sơn, nhiều loại hình công cụ bằng đồng ra đời và ngày càng phong phú, đa dạng như lưỡi cuốc, lưỡi cày, lưỡi thuổng, xẻng, rìu…Sự tiến bộ của công cụ sản xuất bằng đồng đã có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển, đạt đến một trình độ khá cao Nền kinh tế bao gồm nhiều ngành, nghề trong đó nông nghiệp trồng lúa nước chiếm địa vị chủ đạo, phổ biến rộng rãi.
Với việc chế tạo ra lưỡi cày, đánh dấu bước phát triển mới, mạnh mẽ trong nền nông nghiệp Đông Sơn, nông nghiệp dùng cày là nguồn cung cấp lương thực chính nuôi sống xã hội, trở thành cơ sở chủ yếu của mọi hoạt động khác.
Sự phát triển của trình độ kỹ thuật luyện kim nói riêng và nghề luyện kim nói chung thời Đông Sơn không những đã làm thay đổi về chất và nâng cao hiệu quả của công cụ sản xuất, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế mà còn tạo nên bước chuyển biến quan trọng trong quan hệ sản xuất – xã hội, đưa đến sự phân công lao động trong xã hội.
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi tăng nguồn của cải xã hội Sản phẩm dư thừa ngày càng nhiều dẫn đến sự phân hóa xã hội Những của cải chung dần dần bị một số người tìm cách chiếm đoạt, biến thành của riêng Chế độ tư hữu tài sản ra đời và ngày càng phát triển theo sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng dẫn đến một chuyển biến xã hội quan trọng, đó là sự phân hóa thành kẻ giàu người nghèo, bằng chứng qua các mộ táng Đình Tràng, sự phát hiện Mả Tre năm 1982 Đây là một trong những tiền đề đầu tiên, cần thiết cho sự hình thành nhà nước sơ khai vào giai đoạn Đông Sơn đã xuất hiện Sự ra đời của công xã nông thôn do yêu cầu tự vệ chống đối các mối đe dọa từ bên ngoài (bằng chứng số lượng vũ khí, tình trạng vũ khí tìm thấy… ), yêu cầu thủy lợi của nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã thúc đẩy nhanh và mạnh quá trình hình thành nhà nước nói chung, ở khu vực Đông Anh nói riêng Đây là một trong những tiên đề, An Dương Vương thay đổi vị trí kinh đô từ ngã ba Bạch Hạc (Phú Thọ) về Cổ Loa Việc chuyển trung tâm từ vùng thượng lưu sông Hồng tiến về khu vực
Cổ Loa “tỏ rõ cách nhìn sáng suốt của ông cha ta, kiên quyết từ bỏ vùng trung du đất hẹp, trở về đồng bằng đông dân, giàu của, thuận tiện giao thông, quyết tâm xây dựng thể chế vững chắc cho đất nước” [106] Tại Cổ Loa, An Dương Vương cho xây dựng thành Cổ Loa kiên cố, trở thành trung tâm của nước Âu Lạc và là một căn cứ quân sự vững chắc, lợi hại Bằng chứng chúng ta tìm các loại vũ khí đồng đa dạng về chủng loại và đặc biệt phát hiện hơn 1 vạn mũi tên ở khu vực này Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc tồn tại trên dưới 500 năm TCN Bằng sức lao động sáng tạo và đấu tranh kiên cường, bền bỉ, người Việt cổ đã xây dựng được cho mình một đất nước phát triển với nhiều thành tựu
93 kinh tế và văn hóa làm nền tảng cho một nền văn minh bản địa đậm đà bản sắc dân tộc.
Như vậy, luyện kim đồng là một thành tố quan trọng làm Cổ Loa trở thành thủ đô, trung tâm chính trị, quân sự của nước Âu Lạc xưa, một trung tâm kinh tế có nghề luyện kim phát đạt, nông nghiệp phát triển mạnh mẽ ở thời cổ.