LOI MO DAU
Một công ty hay một tổ chức nào chỉ có một nguồn tài nguyên đồi dào,
một nguồn tài chính phong phú với một hệ thống máy móc thiết bị hiện đại kèm
theo khoa học kỹ thuật thuần tuý đi chăng nữa cũng sẽ trở nên vô ích nêu không
biết quản trị nhân sự
Thực tế cho thấy con người là nguồn lực quan trọng nhất đối với bat ky tô chức nào để nó hoạt động hiệu quả
Sự thành công của doanh nghiệp lớn hay nhỏ phụ thuộc chủ yếu vào năng
lực và hiệu suất của người lao động Vì vậy quản trị nhân sự là công việc quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay Là một nhà máy sửa chữa các đầu
máy xe lửa, toa xe thuộc Liên hiệp Đường sắt Việt Nam, trong những năm gần đây nhà máy đã đạt được những thành tựu đáng ké
Thành công này là nhờ họ đã biết giải quyết tốt vẫn đề cốt lõi của mọi vấn
đề - vấn đề nhân sự - kinh nghiệm của nhà máy sẽ là bài học bố ích đối với
nhiều doanh nghiệp vì thế em lựa chọn vấn đề này đề viết chuyên đề thực tập Dựa trên cơ sở lý luận, đề tài đi vào khảo sát phân tích và đánh giá, tìm hiểu
thực tế hoạt động quản trị nhân sự của Nhà máy Xe lửa Gia Lâm trong thời gian
qua Từ đó, đề tài sẽ đưa ra một số ý kiến cá nhân về công tác quản trị nhân sự tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm
Bài viết gồm những nội dung chính sau đây:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VE QUAN TRI NHAN SU CHUONG 2: THUC TRANG VE CONG TAC QUAN TRI NHAN
SU
Trang 2CHUONG 1: CO SO LY LUAN CHUNG VE QUAN TRI NHAN SU’ 1 QUAN TRI NHAN SU
1.1 Khai niém:
Quản trị nhân sự là lĩnh vực theo dõi, hướng dẫn, điều hành, kiểm tra mối quan hệ qua lại giữa con người với các yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất - kinh doanh của một doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp dé
ra
Hay nói cách khác thực chất quản trị nhân sự là công tác quản lý con
người trong phạm vi một tổ chức và đó là sự đối xử của tổ chức đó với con
người Trong đó, chủ thể quản trị (là những người lãnh đạo) tác động nên khách thể nhằm mục đích tạo ra lợi ích chung của tô chức
1.2 Vai trò của quản trị nhân sự
Nhiệm vụ của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp là phải điều hành chính xác, trọn vẹn các mối quan hệ giữa người và người để đảm bảo cho sản
xuất được tiến hành nhịp nhàng, liên hoàn đem lại hiệu quả cao
Vì vậy vai trò của quản trị nhân sự đối với các doanh nghiệp là rất quan
trọng Bởi lẽ, quản trị nhân sự là bộ phận không thể thiếu được của quản trị sản
xuất kinh doanh, nó nhằm củng cô và duy trì đầy đủ số và chất lượng người lao
động cần thiết cho doanh nghiệp để thực hiện được mục tiêu đề ra.Tìm hiểu và
phát triển những hình thức, những phương pháp tốt nhất để con người có thé đóng góp nhiều sức lực cho các mục tiêu của doanh nghiệp Đồng thời tạo cơ
hội để phát triển chính bản thân con người Một điều nhận ra rằng, quản trị nhân sự chính là để nhằm nâng cao sự đóng góp có hiệu suất của người lao động với tổ chức (thúc day người lao động làm việc tốt hơn) nhằm hai mục đích cu thé:
+ Sử dụng hiệu quả nhất lực lượng lao động trong tổ chức
+ Đáp ứng được mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trước mắt và tương lai
Trang 3Nói tóm lai, quản trị nhân sự đóng góp một vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp Nó là động lực thúc đây quá trình phát triển của bắt kỳ một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ nếu quá trình quản trị nhân sự là tốt và ngược lại
2 NOI DUNG CONG TAC QUAN TRI NHAN SU TRONG DOANH
NGHIEP
2.1 Công tác quản trị nhân sự làm việc gì?
Đi cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và kinh tế nội dung công tác quản trị nhân sự càng ngày càng trở nên phong phú hơn Trong khu vực doanh nghiệp, người ta bắt đầu thấy xuất hiện ngày càng nhiều mô hình tổ chức
mới, các hình thức kiểm tra, kiểm soát quản trị nhân sự mới
Trong đó, nội dung của công tác quản trị nhân sự lúc đầu chỉ tập trung
vào việc kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện nhiệm vụ từng cá nhân nhưng càng
về sau càng được mở rộng sang cả lĩnh vực tâm lý, tình cảm, sinh hoạt và phong
thái làm việc của mỗi người Về cơ bản, quản trị nhân sự cần có những nội dung
chính sau:
- Phân tích công việc, tuyển chọn người lao động phù hợp với yêu cầu
tính chất công việc Đó là việc định rõ tính chất, đặc điểm của công việc qua quan sát, theo dõi và nghiên cứu Xác định những nhiệm vụ, những chức năng, năng lực và trách nhiệm đòi hỏi để thực hiện công việc có hiệu quả Trên cơ sở
đó người ta xây dựng các nguyên tắc, bước đi và phương pháp tuyển chọn lao động thích hợp theo từng công việc, ngành nghề Bên cạnh đó việc tuyên mộ và
tuyến chọn lao động phải gắn liền với mục tiêu và nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh
- Bố trí sử đụng lao động, theo dõi, đánh giá kết quả công việc, điều chính
sử dụng (thuyên chuyền, dé bat, cho thôi viéc) Van dé quan trong dau tién 1a phải xác định đúng trình độ lành nghề của người lao động và bồ trí họ đảm nhận công việc phù hợp Việc bố trí phù hợp đó sẽ dẫn đến khai thác được tiềm năng
Trang 4công việc Đánh giá đúng hiệu quả công việc sẽ giúp cho việc trả công được hợp
lý, xác định được chế độ thưởng phạt phù hợp Thực hiện việc thuyên chuyến,
đề bạt, kích thích khả năng làm việc của người lao động làm cho họ có trách
nhiệm hơn đối với công việc Mục đích của việc điều chỉnh này nhằm nâng cao tính hiệu quả trong công việc đạt tới các mục tiêu
- Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá chuyên môn
cho cán bộ, công nhân viên tạo ra khả năng thích ứng của con người với công việc trước mắt cũng như lau dai Những thay đổi về mặt khoa hoạc - kỹ thuật - công nghệ sản xuất đòi hỏi phải luôn nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên
môn của người lao động thông qua việc đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực - Xây dựng các đòn bẩy, các kích thích vật chất, tinh thần, các phúc lợi và dịch vụ, các đảm bảo về mặt Nhà nước và xã hội cho người lao động và sử dụng
lao động Các hiệu pháp trên nhằm tạo động lực trong lao động, phát huy, nâng
cao tính tích cực, sáng tạo của người lao động
- Bồi dưỡng tay nghề kết hợp với khen thưởng người lao động đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ
- Tổ chức hệ thống quản trị nhân sự: phòng ban quản trị nhân sự và quản trị viên nhân sự, thông tin, hạch toán, đánh giá hiệu quả quản trị nhân sự trong
doanh nghiệp
Các nội dung trên có quan hệ và tác động qua lại với nhau Mỗi nội dung
đòi hỏi những hình thức, phương pháp tiếp cận khoa học linh hoạt Tổng thể đó
làm thành hệ thống, cơ chế đảm bảo mối quan hệ qua lại giữa những người làm
việc trong tổ chức tạo nên các đòn bẩy kích thích phát triển tài năng, sáng tạo
của từng người Liên kết những có gắng của từng người thành những cố gắng chung cho mục tiêu chất lượng và hiệu quả công tác của doanh nghiệp Ngoài ra, bất kỳ một nhà quản trị nào cũng cần chú ý tới vấn đề đánh giá thực hiện công
việc, đào tạo và phát triển nguồn lực, quan hệ lao động Đây cũng là những nội
Trang 52.2 Những phương pháp quản trị nhân sự
* Phương pháp kinh tế:
Trong quản trị nhân sự, công cụ kinh tế được sử dụng một cách rộng rãi,
đặc biệt với công tác quản lý lao động Chắng hạn người ta có thể củng có đội
ngũ lao động của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả lao động bằng cách tăng quyền lợi vật chất cho họ, cũng có thể thu hút lao động có trình độ tay nghề cao
bằng hình thức tăng lương, trả lương xứng đáng cho người lao động Đối với
một tô chức, công cụ kinh tế cũng là công cụ tốt nhất Người ta có thế củng cố một tổ chức nào đó bằng việc đầu tư vào điều kiện vật chất hoạt động của tổ chức, có các hình thức khuyến khích vật chất cho những người làm việc trong tô
chức một cách hợp lý
* Phương pháp hành chính:
Đó là việc sử dụng nguyên tắc giữa cấp trên và cấp dưới, giữa người quản
lý và người bị quản lý để thực hiện các nội dung quản trị Nhà quản trị có thé
dùng mệnh lệnh hay các biện pháp cách chức, giáng chức để gây áp lực buộc
người nào đó chuyên vị trí công tác hoặc thôi làm một phận sự nào đó Sử dụng quyền lực hành chính trong công tác quản trị nhân sự có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng giúp cho công tác quản trị được thực hiện hiệu quả trong thời gian nhất định
* Phwong phap tâm lý:
Bên cạnh hai công cụ trên, trong quản trị nhân sự người ta còn sử dung
công cụ tâm lý Đây là công cụ nhìn chung rất hiệu quả Trong một số trường
hợp công cụ tâm lý rất có ý nghĩa để giải quyết vấn đề Việc dùng uy tín, dùng
Trang 6* Phương pháp phap ly:
Đây là một trong những công cụ quan trọng nhất để quản trị nhân sự
Người quản trị muốn thành lập hay giải thé một tổ chức nào đó thì phải dựa trên cơ sở pháp luật hiện hành chứ không thể tuỳ tiện theo ý muốn
Nắm được nguyên tắc trên đây, trong công tác quản trị nhân sự, nhà quản trị phải luôn luôn có ý thức khai thác công cụ này, mọi hành động có liên quan đến nhân sự phải được dựa trên cơ sở pháp lý đề vừa bảo hộ lợi ích của mình, lại
vừa đảm bảo lợi ích chung cho người lao động
Tóm lại, để đảm bảo công tác quản trị nhân sự có hiệu quả từ đó thúc đây sản xuất kinh đoanh phát triển thì phải biết áp dụng đồng bộ các công cụ, mỗi
Trang 7CHUONG 2: THUC TRANG VE CONG TAC QUAN TRI NHAN SU TAI
NHA MAY XE LUA GIA LAM
1 KHAI QUAT VE SU RA DOI VA PHAT TRIEN CUA NHA MAY
1.1 Lich sir hinh thanh cia Nha may Xe lira Gia Lam
Năm 1905 thực dân Pháp xây dựng Nhà máy Xe lửa Gia Lâm nhằm phục
vụ vận chuyên và khi cần thiết thì sửa chữa chế tạo vũ khí phục vụ chiến tranh
Diện tích của nhà máy là 50ha, diện tích xây dựng nhà xưởng khoảng 4.402m” có 14 chỗ láp đầu máy, công nhân nhà máy lúc bấy giờ gồm 2 loại công nhân:
người Hoa kiều và người Việt
1.2 Quá trình phát triển nhà máy
Từ năm 1919-1929 quy mô nhà máy được mở rộng, số lượng công nhân
tăng lên, máy móc được bổ sung, một số công nhân được đào tạo tại các trường
kỹ nghệ
Từ năm 1939-1945: Đây là thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhà
máy lại phải chịu thêm một tầng áp bức nữa đó chính là bọn phát xít Nhật
Ngày 13-8-1945 tự vệ nhà máy đã chiến đấu dũng cảm với bọn phát xít Nhật và đã giành lại được nhà máy
Từ năm 1946-1954 mặc dù bộ phận địch thường xuyên quấy phá và khiêu khích nhưng nhà máy vẫn được an toàn và tiếp tục sản xuất phục vụ yêu cầu của cách mạng
Ngày 20-11-1946: Pháp nổ súng chiếm Hải Phòng và khiêu khích ở Hà Nội Trước tình hình đó công nhân nhà máy phải rút khỏi nhà máy Năm 1949
Pháp tiến hành phục hồi lại nhà máy đề sửa chữa đầu máy toa xe phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương
Ngày 20-7-1954 Hiệp định Giơnevơ được ký kết vì thế quân địch muốn di chuyên máy móc và vật liệu đưa vào Nam Nhưng được sự lãnh đạo của Đảng
Trang 8tranh phá hoại của đế quốc Mỹ lại ập vào Việt Nam nhà máy lại phải chịu thêm
một cuộc chiến tranh nữa
Khi Hiệp định Paris được ký kết Mỹ buộc phải rút quân về nước, đến năm 1973 nhà máy bước vào khôi phục lại nhà xưởng đưa máy móc về tập trung sản
xuất Và nhà máy đã đứng vững trên đôi chân của mình đến ngày nay 1.3 Một số đặc điểm cúa nhà máy
Là một nhà máy sửa chữa đầu máy, toa xe trực thuộc Liên hiệp Đường sắt
Việt Nam Với một lệ thế rất to lớn hơn các nhà máy khác là nhà máy được ra đời khá lâu và chịu sự quản lý khá khắt khe của Liên hiệp Đường sắt
Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu nhà máy xe lửa Gia Lâm là đóng mới và sửa chữa các loại đầu máy, toa xe nhằm phục vụ công tác vận chuyển hành
khách, hàng hoá, giữa các vùng trên mọi miễn tổ quốc với nhau * Bộ máy tô chức quản lý
Nhà máy được phân chia ra những phòng ban và phân xưởng
SO DO BO MAY TO CHUC QUAN LY CUA NHA MAY Giỏm đốc Phú Giỏm đốc L_TTL TL _T _nÌ ma Phũng | | Phũng || Phũng | | Phũng | | Phũng Phũng | | Phũng | | Phũng | | Phiing TC-CPB | | KH-ĐT| | TC-KT | |KD-XNKI | TK-TH KT-CN | | AN-AT| |B Dang| |D.Ngoail PX Trung PX PX PX gia PX PX PX PX dau tom cơ khớ giỏ cụng đúng | |xe hàng xe cơ điện
Trang 9Tổng số CBCNV của công ty là 667 người (đến 12/1999) được chia thành
9 phòng ban và 8 phân xưởng và I trung tâm dịch vụ * Chức năng các phòng ban:
Để đáp ứng yêu cầu chun mơn hố sản xuất ngày càng cao cho việc
hạch toán kinh tế, nhà máy đã tổ chức cơ cấu hoạt động của mình theo mô hình
trực tuyến thành những phòng ban với các chức năng chuyên ngành riêng biệt
dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc
Cơ cấu này tạo ra sự quản lý chặt chẽ các hoạt động bằng việc sử dụng các bộ phận chức năng và bằng sự thừa hành công việc các đơn vị cơ sở
Nhà máy gồm 667 người (đến 12/1999 được chia ra thành 9 phòng ban
Ban giám đốc gầm: 01 giám đốc và 01 phó giám đốc Tắt cả các phòng ban, các văn phòng đại diện đều trực thuộc quyền quản lý của giám đốc Giám
đốc là đại diện pháp nhân của nhà máy, là người chịu trách nhiệm trước Liên hiệp Đường sắt Việt Nam theo đúng qui định hiện hành về mọi hoạt động sản
xuất sửa chữa của nhà máy Là người quyết định và tổ chức thực hiện quyết định
một cách có hiệu quả
* Các phòng ban trực thuộc nhà máy: - Phòng tổ chức cán bộ: gồm 05 người
Có trách nhiệm, giúp đỡ và tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức, cán bộ và tiền lương trong đó trưởng phòng và phó phòng chịu trách nhiệm cao nhất và những công việc ở trên
Còn 03 người còn lại chịu trách nhiệm giúp đỡ trưởng phòng và phó phòng thực hiện những ý định và phương hướng sản xuất kinh doanh Tham gia, góp ý và có trách nhiệm giúp đỡ trưởng ban và phó ban hoàn thành tốt công việc mà ban giám đốc đề ra
- Phòng kế hoạch đầu tư: gồm 04 người
Trang 10máy Xây dựng chiến lược ngắn hạn, dài hạn, nghiên cứu cải tiến bổ sung dây truyền công nghệ
+ Hai người còn lại có trách nhiệm giúp đỡ, tham gia góp ý, thực hiện những phương hướng ý định của trưởng phòng và phó phòng
- Phòng tài chính kế toán: 07 người
+ Trưởng phòng và phó phòng có nhiệm vụ giúp đỡ và tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý tiền, vốn, tài sản của nhà máy Trong đó:
e Có I kế toán trưởng chuyên chịu trách nhiệm về số sách kế hoạch của nhà máy, là người phụ trách chung tổng hợp số liệu và lập báo cáo kế toán định
kỳ
e Có 1 phó phòng kế toán: làm báo cáo tổng hợp toàn nhà máy và quản lý một số tài khoản không phân cấp cho các đơn vị cơ sở
+ 05 kế toán viên còn lại bao gồm thủ quỹ, kế toán chỉ phí, kế toán thanh
toán ngân sách, kế toán thanh toán nội bộ, kế toán bảo hiểm, lương và quản lý
chứng từ, hoá đơn tài chính toàn nhà máy
- Phòng kinh doanh - xuất nhập khẩu: gồm 06 người
Gồm có trưởng phòng và phó phòng có chức năng nghiên cứu tô chức tốt hợp lý và thực hiện tốt việc ký kết hợp đồng và các bạn hàng, đánh giá thông tin
về thị trường
Còn 04 thành viên còn lại trực tiếp điều hành công tác xuất nhập các đầu,
toa xe đề đưa vào sửa chữa
- Phòng thống kê - tin học: gồm 03 người
Trưởng phòng đứng ra thống kê tổng hợp lượng tài sản hiện có của nhà
máy và đưa hệ thống quản lý mọi mặt bằng vi tính
Còn 02 người có nhiệm vụ thực hiện những công việc trên trong máy vi
tính
- Phòng kỹ thuật - công nghệ: gồm 04 người
Trang 11Còn 02 nhân viên còn lại chịu trách nhiệm trực tiếp giám sát việc sử dụng
các công nghệ mới ở các phân xưởng - Phòng an nỉnh - an tồn: 02 người Chịu cơng tác đảm bảo an ninh, an toàn, phòng cháy nổ trong nhà máy là trưởng phòng Còn 02 nhân viên còn lại thay phiên nhau túc trực bảo vệ tài sản của nhà máy - Phòng Đảng - Đoàn: gồm 03 người
Chủ tịch cơng đồn có chức năng tham mưu cho Đảng uỷ và Giám đốc nhà máy về công tác Đảng, công tác chính trị, tổ chức các phong trào thi đua văn hoá, văn nghệ trong toàn nhà máy Bảo vệ quyền lợi của anh chị em công nhân trong sản xuất cũng như đời sống tinh thần
Còn 02 người còn lại chịu trách nhiệm giúp đỡ, góp ý, thi hành các biện pháp đề ra
- Phòng đối ngoại: gồm 10 người
Trưởng phòng và phó phòng tham mưu giúp đỡ Giám đốc về công tác
quản lý hành chính văn phòng
Còn 08 thành viên còn lại bố trí công tác lịch làm việc: tiếp đón khách và
làm các thủ tục quản lý đoàn ra đoàn vào
Để phát triển và sản xuất kinh doanh nhà máy cũng như bất kế 1 doanh
nghiệp nào cũng cần đến 1 số lượng vốn nhất định, để hoạt động nhà máy là một
doanh nghiệp thuộc ngành cơ khí do vậy nhu cầu vốn để kinh doanh là khá lớn BANG CO CÁU VÀ NGUÒN VÓN
Trang 121996 19997 1998 1999 Chi tiéu ` Tr.đồn Tr.đồn Tr.đồn Tr.dong | % % % % 5 g 5 Tổng số vốn 37.643| 100%| 37.643| 100%| 38.640| 100% 39.727| 100% ¬ 22.585, 30.525, 19.863, -Vơn cô định | 18.821,58| 50% 8 60% 6 79% 5 50% - Vốn lưu 15.057, 19.863, 18.821,5| 50% 40%| 8.114,4 21% 50% dong 2 5 Nguồn vốn 37.643| 100%| 37.643| 100%| 38.640| 100% 39.727| 100% - Vôn ngân 18.469, 19.466, 17.504|46,5%| 17.504|46,5% 47,8% 49% sách 9 2 - Vôn tự có bô 2.110| 5,ó%[ 2.110 5,6%|2.241,1 5,8% 2.343,8| 5,9% sung - Vôn khác 18.029|47,9%| 18.029| 47,9%| 3.455,2| 46.4% 17.917|45,1%
Tổng số vốn của nhà máy hàng năm được tăng lên từ 37.643 triệu đồng lên
39.727 triệu đồng năm 1999 trong đó vốn có định từ 18.821,5 triệu đồng năm
1996, tăng lên 22.585,8 triệu đồng năm 1997 và cao nhất vào năm 1998 là
30.525,6 triệu đồng rồi hạ xuống còn 19.863,5 triệu đồng vào năm 1999 Điều đó
chứng tỏ nhà máy đã có thời gian (năm 97,98) không đầu tư nhiều vào các phương tiện sản xuất kinh doanh nhưng sau nhà máy đã chắn chỉnh lại cách phân
phối vốn đề đầu tư nhiều vào lĩnh vực như khoa học kỹ thuật, nâng cao tay nghề, đầu tư vào kho tàng, hạ tầng cơ sở làm việc và điều kiện cho việc phát triển sản xuất nhà máy Do vậy vốn lưu động tăng từ 8.1144 năm 1998 lên 19.863,5 năm
1999,
Doanh thu hàng năm của nhà máy đều tăng lên theo chiều thuận của từng năm Tổng nộp ngân sách cũng tăng lên Đặc biệt lương bình quân một nhân
viên cũng tăng lên đáng kể
Trang 13BANG KET QUA KINH DOANH Chí tiêu 1996 1997 1998 1999 Vốn kinh doanh 24.075 31.963 37.643 38.440 Tổng doanh thu 35.813 38.244 52.752 53.200 Thué phai nop 1.920 2.325 2.427 2.435 Lai rong 1.986 2.000 2.043 2.050 Tổng số lao động 630 638 633 667 Thu nhập bình quân 1,006 1,106 1,278 1,300 + Von kinh doanh tang dan từ 24.075 năm 1996 tăng lên 38.440 nam 1999
+ Tổng doanh thu năm 1997 tăng lên 2.431 triệu đồng so với năm 1996 và
tổng doanh thu năm 1998 tăng 14.508 triệu đồng so với năm 1997, và năm 1999
tăng 448 triệu đồng so với năm 1998
+ Tổng các khoản ngân sách phải nộp tăng 5 triệu đồng năm 1996 so với nam 1997, tăng 102 triệu đồng giữa năm 1998 so với năm 1997 và tăng § tỉ đồng năm 1999 so với năm 1998
+ Lợi nhuận ròng từ 1.986 triệu đồng năm 1996 tăng lên 2.050 năm 1999,
+ Thu nhập bình quan cia CNV Nha may Xe lua Gia Lam tir 1.006.000
đồng lên 1.300.000 vao nam 1999
Như vậy là từ những con số cụ thể về thu nhập bình quân của từng công nhân được tăng lên theo từng năm cũng như tổng doanh thu tăng cho thấy Nhà máy Xe lửa Gia Lâm đã đi đúng hướng phát triển và trong những năm qua Nhà
máy Xe lửa Gia Lâm ln ln hồn thành vượt mức % kế hoạch Nhà nước giao
cho nhà máy
* Môi trường tác nghiệp của nhà máy
Trang 14ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực sẵn có trong nhà máy như vốn, lao động, uy tín, chất lượng thì mới có thể tổn tại và phát triển được
2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI NHÀ MÁY XE LỬA
GIA LAM
2.1 Cơ cấu nhân sự
+ Lực lượng lao động hay nguồn nhân lực của nhà máy là một trong
những nhân tố quan trọng quyết định quá trình hoạt động sản xuất
Khi còn trong thời kỳ cơ chế kinh tế bao cấp, các nhà máy đều có bộ máy
công kênh, hoạt động kém hiệu quả Bởi vậy, khi chuyên sang nền kinh tế thị trường nhiệm vụ đầu tiên và đặc biệt quan trọng của nhà máy là cố gắng xếp lại bộ máy tổ chức và lực lượng lao động sao cho hoạt động sản xuất có hiệu quả
cao nhất Một vài năm gần đây cùng với sự phát triển qui mô hoạt động và sự
đối mới thiết bị công nghệ, người lao động tại nhà máy đòi hỏi phải có tay nghé,
có trình độ văn hoá ngày càng cao để đáp ứng phục vụ một khối lượng khách hàng lớn trong việc đi lại cũng như vận chuyền hàng hoá Xuất phát từ công việc nhà máy đã để các công nhân viên được học thêm các lớp để nâng cao trình độ
nghiệp vụ như các phòng ban và kế hoạch - đầu tư hay tổ chức cán bộ thì được cử đi học các lớp tại chức kinh tế nâng cao trình độ về tổ chức hay về
phương hướng phát triển của nhà máy Còn các công nhân các phân xưởng thì được học thêm các khoá học để nâng cao tay nghề trong việc sửa chữa hay chế
tạo máy,
Năm 1999, tổng số lao động của nhà máy là 667 người Trong đó lao
động nữ chiếm 202 người chiếm tỉ lệ 30,3% Xét dưới góc độ thời hạn hợp đồng bao gồm:
+ Lao động dài hạn : 420 người chiếm tỉ lệ 63%
Trang 15Lao động nữ 202 người chiếm 30,3%
Lao động nam 465 người chiếm 69,7% Xét về lứa tuổi:
Từ I8 tuổi - 50 : 557 người chiếm 83,5% trong đó: Lao động nữ 182 người chiếm 27,2%
Lao động nam 375 người chiếm 56,3%
Từ 50-55: 110 người chiếm 16,5%, trong đó:
Lao động nữ 20 người chiếm 3% Lao động nam 90 người chiếm 13,5%
Trình độ học vân của cán bộ công nhân viên trong nhà máy: + Thạc sỹ : 0T người chiếm tỉlệ :0,1% + Phó tiến sỹ : 01 người chiếm tỉ lệ : 0,1% + Đại học : 40 người chiếm tilệ : 6%
+ Cao dang : 63 ngudi chiém tilé : 9,5% + Trung cấp : 200 người chiếm tỉ lệ : 30% + Sơ cấp : 155 người chiếm tỉ lệ: 23,3%
+ Công nhân kỹ thuật : 160 người chiếm tilệ : 24% + Chưa đào tạo : 47 người chiếm tilệ : 7%
Hầu hết, những cán bộ công nhân viên có trình độ được đào tạo tại các
trường kỹ thuật chuyên ngành và chuyên môn nghiệp vụ khác như: kế toán,
quản trị kinh doanh, thương mại xuất nhập khẩu Họ thường được bố trí vào
các phòng ban thuộc khối quản lý trong nhà máy họ là những đối tượng lao động
dài hạn Và một đội ngũ những công nhân viên làm ở phân xưởng là những đối
Trang 162.2 Phân bố lược lượng lao động của nhà máy 1998 1999 Chênh lệch 99/98 Số | Tỉ | Số | Tí Cac chi tiéu So Ti trong ngư | trọng | ngư | trọng người (%) ời (%) oi (%) Tổng sô lao động 633| 100 |667| 100 34 5,1 Phòng Tô chức cán bộ 3 0,4 5 0,7 2 166 Phòng kê hoạch đâu tư 3 0,4 4 0,6 1 133 Phòng tài chính kế toán 5 0,8 7 | 1,05 2 140 Phòng kinh doanh xuât nhập 4 0,6 6 0,9 2 150 khau Phong kỹ thuật công nghệ 4 0,6 4 0,6 0 100 Phòng an ninh an toàn 2 0,3 3 0,45 1 150
Phong Dang - Doan thé 3 0,4 3 0,45 0 100
Phong đôi ngoại 4 1,1 10 1,5 3 143
Phong thong ké tin hoc 3 0,4 3 0,45 0 100
Trung tâm dịch vụ 9 1,4 11 1,65 2 122
8 phân xưởng trực thuộc 213| 33,6 |224| 33,1 11 105,1
Lao động trực tiêp 377 60 | 387) 58,1 10 102,6
Đối với các phòng ban chức năng, các xí nghiệp, văn phòng thì số
lượng lao động chiếm tỉ lệ thấp trong tông số lao động xắp xỉ khoảng 40,5% Cụ thé trong năm 1998 tổng số lao động đó là 256 người chiếm 40,5%, đến năm
1999 tổng số lao động đó là 280 người chiếm 41%
Thời gian làm việc của công nhân viên là 8h/ngày, một tuần 44 giờ
Số giờ làm việc thực tế 2 giờ/ngày
Trang 17- Tổ chức làm ca: 3 ca đối với trực trạm điện và bảo vệ tuần tra (5 người)
- Thời gian nghỉ giữa ca: thực hiện như chế độ qui định
2.3 Công tác đào tạo và bồi dưỡng tay nghề đối với công nhân trong
nhà máy
Giống như nhiều doanh nghiệp nhà máy hiện nay, Nhà máy Xe lửa Gia
Lâm đã sớm nhận thức được vấn đề này một cách đúng đắn Họ đã tô chức được một số lớp đào tạo ngay tại nhà máy cho một số công nhân trong các phân xưởng để tiếp tục thêm những công nghệ tiên tiến, kỹ thuật mới để áp dụng vào công việc sản xuất và sửa chữa trực tiếp ở mỗi phân xưởng Điền hình như công
nhân của phân xưởng đầu máy, phân xưởng cơ điện, phân xưởng gia công nóng
được đào tạo ngắn hạn 2-3 tháng Và lệ phí được trích trong quỹ phúc lợi bình quân của nhà máy Và số tiền bình quân của một cán bộ công nhân viên theo khoá học khoảng 250.000đ-300.000đ/khoá
- Năm 1999 nhà máy đã cử 10 cán bộ theo học ở các trường đại học có khối liên quan đến công việc kinh doanh của nhà máy Với hình thức này thì
thời gian theo học ở các trường là dài khoảng từ 3 năm trở lên chi phí cho khoá
học này là cao khoảng | triệu đồng/năm
Nhà máy áp dụng những biện pháp tích cực để đảm bảo chất lượng của việc đào tạo như: cần có những hình thức khen thưởng xứng đáng, hợp lý cho những cán bộ công nhân viên có thái độ nghiêm túc và đạt những thành tích cao trong lao động cũng như trong học tập Đồng thời có biện pháp xử lý thích đáng đối với những vi phạm sai trái
* Công tác tuyển dụng, tuyến chọn nhân viên
Công tác tuyển chọn nhân lực được giao cho phòng tổ chức cán bộ đảm nhận Các phòng ban xí nghiệp, phân xưởng nếu cần thêm lao động thì phải báo cáo với phòng tô chức cán bộ đề phòng có kế hoạch tuyên chọn và phân phối lao động về nơi có nhu cầu
Trang 18Quá trình tuyên chọn được qua 2 lần sát hạch:
- Lần thứ nhất: sát hạch về tay nghề
- Lần thứ hai: sát hạch bằng những câu hỏi lý thuyết có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn mà họ đăng ký
+ Đến năm 1999 nhà máy tuyển thêm 50 người trong đó có 5 người về trình độ đại học vào các phòng như: kế hoạch đầu tư, phòng đối ngoại, phòng tài
chính kế toán Và 45 người vào các phân xưởng trực thuộc nhà máy
Đối với những cán bộ phải đòi hỏi có trình độ Đại học, Cao dang, có
chuyên môn kỹ thuật cao Đối với công nhân đòi hỏi tay nghề không quá cao nhưng phái có được yêu cầu chung sau:
+ Có sức khoẻ tốt đảm bảo làm việc lâu dài trong nhà máy với nhiệm vụ
được giao
+ Có kỷ luật, trung thực, gắn bó với công việc của nhà máy + Có lý lịch rõ ràng
Nhà máy có chính sách ưu tiên cho con em cán bộ công nhân viên đã tốt nghiệp phô thông trung học
2.4 Trả lương và các biện pháp kích thích vat chat
Trang 19Chénh lệch Chénh léch 98/97 99/98 Don z Chi tiéu 1997 |1998/1999| So vi So tuyét % tuyệt % đôi x doi Tong chi phi tién| tr.don | 8.282,| 8.78) 9.07 +506.4| 106,1) +282] 103,2 luong g 6 9 1
Lao động bình quân | người 638| 633| 667 -5 99,2 +34) 105,4 Tién luong binh `
tr.don 1.27} 1.30
quân một nhân 1.006 g 0 +0,172} 115,6 +0,022| 101,7
vién/thang h
Qua số liệu bảng biểu trên ta thấy được tình hình trả lương của nhà máy năm 1999: 1998 so với năm 1997 có xu hướng tăng tốt
Cụ thể tiền lương bình quân 1 tháng của nhân viên năm 1998 tăng 172 nghìn đồng tăng 15,6% Năm 1999 tăng lên 22 nghìn đồng so với năm 1998
* Về hình thức trả lương:
Nhà máy áp dụng hình thức trả lương theo ngày công, phương thức phân
phối tiền lương được xác định theo 2 kỳ:
- Lương kỳ I:
Căn cứ vào hệ số lương theo Nghị định 26/CP (kế cả phụ cấp chức vụ, phụ cấp độc hại và giờ làm thêm)
Cách tính lương kỳ I như sau:
Luong;ky I = Error! x Er
Trang 20Trong do:
- TL : tiền lương năng suất kỳ II của 1 ngudi trong | thang
- Kị : hệ số trách nhiệm cá nhân -K, :hé số bổ sung Kị
- K; : hệ số tiền lương, tiền công (đơn giá 1 điểm)
- K¿ : hệ số phân loại chất lượng công tác A,B,C - NT: ngày công làm việc thực tế trong tháng
Năm 1999, nhà máy có 49 CN được nâng bậc và 33 CBCNV được nâng lương
Cách sắp xếp bậc lương dựa theo trình độ của mỗi người công nhân qua
từng đợt thi tay nghề lên bậc
- Lương công nhân viên lao động trực tiếp có trình độ kỹ thuật thấp: lương cơ bản 350.000đ
- Lương công nhân bậc5 : 550.000đ - Lương công nhân bậc6 : 650.500đ - Lương công nhân bậc7 : 780.000đ - Lương kỹ sư : 1.050.000đ
Nếu công nhân viên làm việc ở môi trường độc hại sẽ được hưởng thêm
phụ cấp độc hại tuỳ từng mức độ khác nhau
Cơ sở tăng lương được dựa vào những đọt thi nâng bậc và những cơng
nhân viên đã hồn thành tốt vượt mức kế hoạch được giao Và đặc biệt những nhân viên có sáng kiến sáng tạo trong lao động sản xuất Ngoài việc trả lương
nhà máy còn thường xuyên tổ chức các hoạt động phong trào như: tham quan,
du lịch, nghỉ mát, hay các hoạt động văn hoá khác Tổ chức văn hoá văn nghệ
quần chúng giữa các phân xưởng nhà máy
Trang 21CHUONG 3: PHUONG HUONG PHAT TRIEN CUA NHA MAY
vA CAC GIAI PHAP THUC HIEN
1 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIÊN VÀ MỘT SÓ MỤC TIÊU CỤ THẺ
Để duy trì tốt những thành tích mà nhà máy đã đạt được trong những năm qua, năm 2000 và những năm tới bên cạnh đầu tư chiều sâu, mua sắm thêm tài
sản cố định nhằm đổi mới các trang thiết bị, nhà máy còn chú trọng tới việc nâng cao hiệu quả quản trị nhân sự của đơn vị mình, tạo điều kiện để thúc đây các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển Mở rộng thêm địa bàn, đất xưởng
rộng rãi để công nhân có chỗ làm việc rộng rãi và nghỉ ngơi thoáng mát
Năm 2000, nhà máy phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu về sản xuất - kinh doanh năm 2000 đã đề nghị ngành giao:
Doanh thu đạt : 45.000.000.0000đ
Các khoản phải nộp : 3.000.000.000đ Và kế hoạch nâng cao mức thu nhập lên:
Thu nhập bình quân: 1.500.000đ
Năm 2000 nhà máy đề ra kế hoạch tuyển thêm 70 lao động chiếm khoảng 10% lao động có tay nghề vững dé thay thế những cán bộ CNV về hưu, mất sức Không những thế nhà máy phấn đấu đạt tỉ trọng khai thác tiềm năng trên 20%
doanh thu, đảm bảo lo đủ việc làm cho CNVC, duy trì thường xuyên các hoạt
động tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết cho người lao
động có tinh thần khắc phục khó khăn, lao động có kỷ cương chất lượng và hiệu
quả làm ra sản phẩm ngày càng đẹp, đáp ứng đòi hỏi của khách hàng và xã hội
* Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện quản trị nhân sự tại Nhà máy
Xe lứa Gia Lâm
- Tiép tục hoàn thiện bộ máy, tuyến dụng thêm một số cán bộ, nhân viên cho một số bộ phận, giảm bớt biên chế dư thừa khoảng 110 người chiếm 16,4%
Trang 22doanh Năm 2000 dự kiến của nhà máy sẽ tuyển thêm 70 người chiếm khoảng 10% số công nhân có chuyên môn và thay thế những CNV đến tuổi về hưu và những người làm việc không có hiệu quả cao
Nếu phân bổ, bố trí lao động hợp lý, đúng chức năng sẽ thúc đây hoạt
động kinh doanh ở nhà máy và ngược lại
- Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi đưỡng trình độ cho nhân viên Năm 2000 kế hoạch của nhà máy sẽ cử đi học và nâng cao tay nghề cho 6% CNV trong nhà máy (trong đó 2% CNV theo học các trường đại học có khối ngành có liên quan đến công việc các phòng, ban và 4% CN được học những
khoá ngắn ngày để nâng cao chuyên môn và tay nghề
Nhà máy vẫn tiếp tục tổ chức tốt phong trào ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi:
+ Tổ chức hội thi “Thợ hàn giỏi, thợ øÒ giỏi, thợ mộc giỏi”
+ Hội thảo chuyên đề nâng cao chất lượng sửa chữa đầu máy, đóng mới toa xe
- Cải thiện hệ thống tiền lương, trả lương tương xứng với công hiến của
người lao động, đáp ứng nhu cầu cuộc sống và nâng cao mức sống của CNV
trong nhà máy Năm 1999 mức bình quân thu nhập của CNV là: 1.300.000đ dự kiến năm 2000 sẽ tăng lên 1.500.000đ và phụ cấp cho các công việc nặng, độc hại, phụ cấp làm thêm giờ, cũng được tăng lên Năm 1999, nhà máy tiến hành công khai tài chính, thực hiện phát huy quyền làm chủ trực tiếp của CNV nhằm xây dựng và đưa nhà máy đi lên đúng hướng với chính sách của Nhà nước
- Có chế độ thưởng phạt rõ ràng, chính sách thưởng phạt được phổ biến
tới từng nhân viên dé họ phan dau trong công tác và các hạn chế vi phạm
- Xây dựng phương pháp đánh giá lao động hợp lý, áp dụng chế độ khen thưởng kịp thời nhằm kích thích người lao động sáng tạo trong quá trình làm việc
- Khám sức khoẻ định kỳ cho CNV để giảm được mức độ độc hại cho
người lao động và đảm bảo cho nhà máy có đội ngũ CNV khoẻ mạnh
Trang 232 MOT SO GIAI PHAP VA KIEN NGHI
Mặc dù thời gian qua Nhà máy Xe lửa Gia Lâm có nhiều cố gắng và đã
đạt được một số thành công nhất định nhưng vẫn còn một số tồn tại cần khắc
phục:
- Chất lượng sản phẩm có tiến bộ hơn năm trước nhưng kiểu đáng công nghiệp của sản phẩm và trình độ tay nghề của một số công nhân chưa tương xứng với đòi hỏi của xã hội
- Một số đơn vị trong nhà máy chưa quan tâm phát huy sáng kiến
- Nhà xưởng, máy móc thiết bị vẫn còn bân, số ít công nhân vẫn chưa
nghiêm túc mang đầy đủ trang bị bảo hộ lao động khi làm việc
Vì vậy, để góp phần nâng cao hiệu quả quản trị nhân sự của nhà máy, em xin nêu một số kiến nghị đối với ban giám đốc của nhà máy:
+ Hàng năm theo định kỳ kiểm tra trình độ tay nghề của người lao động thông qua các cuộc thi tay nghề, nâng bậc lương hàng năm, từ đó có đánh giá
chính xác về năng lực của họ
+ Đào tạo chuyên sâu tay nghề cho công nhân, cử cán bộ ở các phòng kỹ
thuật đi học tập thể nâng cao trình độ quản lý và sản xuất
+ Cải thiện hệ thống lương, trả lương tương xứng
+ Xây dựng các quỹ khen thưởng, trích từ các hoạt động sản xuất - kinh doanh để khen thưởng cho CNV có sáng kiến, có thành tích cao trong công việc
+ Tỉnh giản bộ máy quản lý gọn nhẹ bớt cồng kềnh, chồng chéo trong phòng ban
Điều quan trọng là từ cán bộ quản lý đến công nhân phải có ý thức làm việc
với tinh thần - trách nhiệm nhằm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất trong nhà máy
Trang 24KET LUAN
Qua việc nghiên cứu và khảo sát tình hình thực tế công tác quản trị nhân
sự tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm cho thấy công tác quản trị nhân sự trong một
doanh nghiệp rất là quan trọng bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất - kinh doanh của một doanh nghiệp
Vì thế Nhà máy Xe lửa Gia Lâm đã rất quan tâm đến công tác này và chính những thành công trong công tác quản trị nhân sự là nguyên nhân quan trọng làm cho Nhà máy Xe lửa Gia Lâm trở thành một nhà máy sửa chữa toa xe
có uy tín trong ngành
Trang 25MUC LUC
10) 0\) (0.5 5).0 ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED
CHUONG 1: CO SO LY LUAN CHUNG VE QUAN TRI NHAN SU’
Ôs91090090009009999096990009090090990099900090000099908086806 ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED
1 QUẢN TRỊ NHÂN SỰ ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED 1.1 Khái niệm: « «<-+ Error! Bookmark not defined
1.2 Vai trò của quản trị nhân SỰ c c Error! Bookmark not defined 2 NOI DUNG CONG TAC QUAN TRI NHAN SU TRONG DOANH
) 6000 1 ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED
2.1 Công tác quản trị nhân sự làm việc gì? Error! Bookmark not defined
2.2 Những phương pháp quản trị nhân sự .Error! Bookmark not defined
CHƯƠNG 2: THUC TRANG VE CONG TAC QUAN TRI NHAN SU TAI
NHA MAY XE LUA GIA LAM ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED
1 KHAI QUÁT VÈ SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIÊN CỦA NHÀ MÁY
ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED
1.1 Lịch ‹ sử hình thành của Nhà máy Xe lửa Gia Lâm Error! Bookmark
not defined
1.2 Quá trình phát triển nhà máy Error! Bookmark not defined
1.3 Một số đặc điểm của nhà máy .Error! Bookmark not defined 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI NHÀ MÁY XE LỬA GIA
LÂM 2 5c 222 2E 2EEEEerrrrrrres ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED 2.1 Cơ cấu nhân sự Error! Bookmark not defined
2.2 Phân bó lược lượng lao động của nhà máy Error! Bookmark not
defined
2.3 Công tác đào tạo và bồi đưỡng tay nghề đối với công nhân trong nhà máy Error! Bookmark not defined iện pháp kích thích vật chât Error! Bookmark not
2 4 Tra lương và các defined
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIÊN CUA NHÀ MÁY VÀ
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED
1 PHUONG HUONG PHAT TRIEN VA MOT SO MUC TIEU CU THE 2 MỘT SÓ GIẢI PHÁP VÀ KIÊN NGHỊ ERROR! BOOKMARK NOT
DEFINED