1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo xây dựng và phát triển nguồn nhân lực thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH từ năm 1996 đến năm 2011

39 1,9K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 464 KB

Nội dung

Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo xây dựng và phát triển nguồn nhân lực thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH từ năm 1996 đến năm 2011

Trang 1

MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

Trong thời đại hiện nay, khi toàn cầu hóa đã trở thành xu thế khách quan, tấtyếu; hội nhập quốc tế đã trở thành xu thế phổ biến, thành đòi hỏi bức thiết; thì mộtđất nước muốn phát triển cần phải có các nguồn lực: Vốn, khoa học - công nghệ,tài nguyên và con người – nhân lực Trong các nguồn lực cần thiết đó thì nguồnnhân lực là quan trọng nhất, có tính chất quyết định giữ vị trí trung tâm và quantrọng nhất Điều này cũng đã được C.Mác khẳng định rằng: Dù ở thời đại nào,hay hình thái kinh tế xã hội nào thì con người cũng luôn giữ vai trò quyết định,tác động trực tiếp đến tiến trình phát triển của lịch sử xã hội Con người chính làyếu tố số một của lực lượng sản xuất Con người – nguồn nhân lực luôn chiếm vịtrí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực

Trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì mụctiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Đảng ta đã nhiều lầnkhẳng định: phát triển con người Việt Nam toàn diện vừa là mục tiêu, vừa là độnglực; chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phồnvinh, thịnh vượng của đất nước; đầu tư cho con người là đầu tư mang tính chiếnlược, đầu tư cho phát triển là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững; pháttriển nguồn nhân lực là nguồn lực nội sinh quan trọng nhất, là yếu tố cơ bản cho sựphát triển nhanh và bền vững

Để có sự phát triển nhanh và bền vững, phát triển nhanh gắn kết chặt chẽ vớiphát triển bền vững, phát triển bền vững là chiến lược thì một lần nữa Đảng ta lạikhẳng định khi thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020: “Pháttriển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vàoviệc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ pháttriển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ” là một trong

ba “đột phá chiến lược”

Nằm ở phía Đông Bắc của Tổ Quốc có vị trí địa lý, chính trị đặc biệt quantrọng, có điều kiện tự nhiên nhiều ưu đãi, những năm qua, cùng với sự phát triểncủa đất nước, Quảng Ninh đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xãhội Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Quảng Ninh ngày

Trang 2

càng khẳng định vị thế của địa bàn động lực trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.Trước đòi hỏi của một tỉnh trọng điểm kinh tế, trọng điểm công nghiệp, yêu cầuxây dựng và phát triển nguồn nhân lực ở địa phương là hết sức bức thiết Bởi vì,nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bềnvững, là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa,hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế Trước những yêu cầu đó, Đảng bộ tỉnhQuảng Ninh đã tập trung xây dựng, phát triển nguồn nhân lực và đã thu đượcnhiều kết quả Song cũng còn một số hạn chế và nảy sinh những vấn đề mới.Việc nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về xây dựng, pháttriển nguồn nhân lực trong những năm đẩy mạnh CNH, HĐH nhằm làm rõ sựđúng đắn, sáng tạo của Đảng bộ Tỉnh Quảng Ninh vận dụng chủ trương của Đảng

về xây dựng, phát triển nguồn nhân lực vào thực tiễn địa phương, đánh giá kết quả,

đúc rút kinh nghiệm vận dụng vào hiện thực Do đó tôi chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo xây dựng và phát triển nguồn nhân lực thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH từ năm 1996 đến năm 2011” làm luận án Tiến sĩ lịch sử, chuyên

- Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Làm rõ yêu cầu khách quan xây dựng, phát triển nguồn nhân lực ở QuảngNinh trong những năm 1996 – 2011

+ Phân tích, luận giải làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh vận dụngđường lối, chủ trương của Đảng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực vào thựctiễn Quảng Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ năm

1996 đến năm 2011

+ Đánh giá kết quả quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện xây dựng và pháttriển nguồn nhân lực của Đảng bộ Tỉnh Quảng Ninh

Trang 3

+ Đúc rút những kinh nghiệm trong lãnh đạo xây dựng và phát triển nguồnnhân lực của Đảng bộ Tỉnh Quảng Ninh vận dụng vào hiện thực.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Nghiên cứ hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng

Ninh về xây dựng và phát triển nguồn nhân lực

- Phạm vi:

+ Về nội dung: Nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ TỉnhQuảng Ninh xây dựng, phát triển nguồn nhân lực, đánh giá kết quả, đúc rút kinhnghiệm

+ Về thời gian: Từ năm 1996 đến năm 2011

+ Không gian: Trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

* Đóng góp mới của đề tài

- Luận án hệ thống hoá chủ trương, đường lối, giải pháp của Đảng bộ tỉnhQuảng Ninh trong lãnh đạo xây dựng và phát triển nguồn nhân lực ở địa phương,

từ 1996 đến 2011

- Phân tích đánh giá một cách khách quan, khoa học thành tựu và hạn chếtrong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ về xây dựng và phát triển nguồn nhân lực,góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Quảng Ninh, từ 1996 đến

2011

* Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Luận án góp phần tổng kết hoạt động lãnh đạo phát triển nguồn nhânlực của Đảng bộ địa phương; tổng kết một số kinh nghiệm trong việc xây dựng

và phát triển nguồn nhân lực thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước

Kết quả nghiên cứu của luận án góp thêm những căn cứ để bổ sung, hoànthiện đường lối, chủ trương, chính sách nhằm xây dựng và phát triển nguồn nhânlực trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước

- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng tham khảo trong nghiên cứu

và giảng dạy lịch sử Đảng ở các trường Đại học, Cao đẳng

Trang 4

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Vấn đề nguồn nhân lực, nguồn nội lực của sự nghiệp phát triển kinh tế - xãhội trong thời kỳ đổi mới được nhiều nhà khoa học và quản lý trong, ngoài nướcquan tâm, nghiên cứu, tổng kết, rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu dưới cácgóc độ khác nhau, tiêu biểu là các nhóm nghiên cứu sau:

1.1 Nhóm những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực trong nước và quốc tế.

GS.PTS Phạm Tất Dong (chủ nhiệm đề tài Khoa học xã hội - 0309)

(1999), CNH, HĐH và tầng lớp trí thức Những định hướng chính sách đã làm rõ

những vấn đề đặt ra của đội ngũ trí thức Việt Nam với tư cách là một nguồn lựcquan trọng, cơ bản của nguồn nhân lực; vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức ViệtNam trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; thực trạ ng đội ngũ trí thức và chínhsách của Đảng đối với đội ngũ trí thức Trên cơ sở đó, có chính sách chiến lượcphát triển đối với đội ngũ trí thức Việt Nam để họ xứng đáng với vai trò là lựclượng trụ cột, bộ phận tinh túy nhất của nguồn nhân lực

Nguyễn Thanh, “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước” của, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, đã luận giải nhằm

làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quanđiểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người, về vai tròcủa giáo dục - đào tạo trong chiến lược phát triển con người; phân tích về nguồnnhân lực có chất lượng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước tahiện nay trên cơ sở phát triển giáo dục – đào tạo với tính cách “quốc sách hàngđầu”, coi đó là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới nóichung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói riêng

TS Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở

Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội Cuốn sách đã trình bày hệ thống một

số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến phát triển, phân bố và sử dụngnguồn lực con người trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ởViệt Nam; đánh giá thực trạng 15 năm đổi mới lĩnh vực nguồn nhân lực; giớithiệu kinh nghiệm của Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc về vấn đề này; từ đó đề xuất

Trang 5

các giải pháp nhằm phát triển, phân bố hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực conngười trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta tới năm 2010.

Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân (chủ biên) (2004), Quản lý nguồn

nhân lực ở Việt Nam một số vấn đề l ý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà

Nội Cuốn sách là tập hợp các bài nghiên cứu, bài viết, bài tham luận tại Hội thảocủa Đề tài KX.05.11 thuộc Chương trình khoa học - công nghệ cấp Nhà nướcKX.05 (giai đoạn 2001 - 2005), với các vấn đề lý luận, kinh nghiệm và nhữngkhuyến nghị chính yếu trong quản lý nguồn nhân lực Việt Nam Công trình có ýnghĩa quan trọng để Nhà nước ta quản lý hiệu quả nguồn nhân lực ViệtNam, góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH và thực hiện công cuộc đổi mới đất nướctheo định hướng xã hội chủ nghĩa

TS Đoàn Văn Khái (2005), Nguồn lực con người trong quá trình CNH,

HĐH ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội Tác giả đã làm rõ một số vấn đề

chung về CNH, HĐH như: Khái lược quá trình công nghiệp hóa trên thế giới; nộidung, bản chất, tính tất yếu và đặc đ iểm của CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay;đồng thời làm rõ vai trò của nguồn lực con người đó là yếu tố quyết định sựnghiệp CNH, HĐH; thực trạng nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay vànhững vấn đề đặt ra trước yêu cầu CNH, HĐH Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ranhững phương hướng, quan điểm chỉ đạo và những giải pháp cơ bản: nhóm giảipháp về khai thác hợp lý, có hiệu quả nguồn lực con người; nhóm giải pháp về pháttriển nguồn lực con người; nhóm giải pháp xây dựng môi trường xã hội thuận lợinhằm khai thác và phát triển hiệu quả nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu CNH,HĐH ở Việt Nam

Phạm Thành Nghị (Chủ biên) (2006), Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân

lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nhà xuất bản Khoa

học xã hội, Hà Nội Các tác giả đã trình bày: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơbản, những nhận thức mới và hiện đại về quản lý nguồn nhân lực như vấn đề vốncon người và phát triển vốn con người; các mô hình quản lý nguồn nhân lực; cácyếu tố tác động đến quản lý nguồn nhân lực và các chính sách vĩ mô tác độ ng đếnquản lý nguồn nhân lực; Các tác giả trình bày những kinh nghiệm quản lý nguồnnhân lực của các nước phát triển như Hoa Kỳ, Thụy Điển, kinh nghiệm của các

Trang 6

nước Đông Á và các nước có nền kinh tế chuyển đổi; Những tư liệu thu thập được

từ các cơ quan quản lý cũng như số liệ u điều tra thực tiễn phong phú, có hệ thống

và có độ tin cậy cao là những tư liệu có giá trị đánh giá hiện trạng và pháttriển những vấn đề trong quản lý nguồn nhân lực ở nước ta Đặc biệt, các tác giả đãphân tích những khác biệt trong quản lý nguồn nhân lực ở một số lĩnh vực: hànhchính nhà nước, sự nghiệp và sản xuất kinh doanh qua kết quả điều tra xãhội học Đây là những số liệu khá lý thú, phản ánh những khác biệt về tuyểndụng, sử dụng, đánh giá và phát triển nguồn nhân lực trong các khu vực khác nhaucủa nền kinh tế; Các tác giả đã kiến nghị áp dụng những mô hình quản lý nguồnnhân lực phù hợp thay thế cho các mô hình đã lạc hậu Đồng thời cuốn sáchcũng đề xuất hệ thống những quan điểm và giải pháp đồng bộ nhằm nâng caohiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong ba khu vực: hành chính nhà nước, sự nghiệp

và sản xuất kinh doanh Các đề xuất này khá toàn diện, đồng bộ, có cơ sở khoa học

và có tính khả thi

Nhiều bài viết đăng trên các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành cũng đã cónhững nghiên cứu sâu về xây dựng và phát triển nguồn nhân lực nói chung như:PGS.TS.Đặng Hữu Toàn (2012) “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao – Mộtđột phá chiến lược” trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở Việt Nam giai đoạn

2011 – 2020”, Tạp chí Triết học (số 8),tr24-27; Nguyễn Trọng Bảo (1997), “Con

người nguồn nhân lực, sự nghiệp giáo dục đào tạo với quá trình công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Đại học và giáo dục chuyên nghiệp (số 3), 33; Nguyễn Thị Hằng (1997), “Phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam đến năm 2010”, Tạp chí cộng sản (số 7),tr27-29; GS.VS Phạm Minh Hạc (2003), “Đi vào

tr31-thế kỷ XXI phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước” ,Tạp chí Nghiên cứu (số 2); Mạc Văn Tiến (2006), “Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa”, Tạp chí Lao động xã hội (số 264)…

Các công trình này đã đề cập đến đặc điểm, vai trò của nguồn nhân lực trên cácphương diện là động lực quan trọng cho sự phát triển, khảo sát thực trạng và đềxuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH,HĐH đất nước Tuy nhiên các công trình đó nghiên cứu trên một địa bàn lớn, đềxuất những vấn đề ở tầm vĩ mô, không mang tính đặc thù chuyên ngành Lịch sửĐảng Cộng sản Việt Nam

Trang 7

Vấn đề con người và NLCN cũng là đề tài nghiên cứu của một số luận văn,luận án, đáng chú ý như: Luận án tiến sĩ: “Nguồn lực con người trong quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của tác giả Đoàn Văn Khái (2000); Luận

án tiến sĩ: “Phát huy nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện

đại hóa ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Tú Oanh (1999); Luận án

tiến sĩ “Chiến lược con người của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc xây

dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta từ năm 1975 đến nay” (1995), của Hoàng Thị

Hằng Nhìn chung, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu làm rõ các vấn đề về NLCN,nguồn lực thanh niên, nguồn nhân lực chất lượng cao và vai trò của những nguồnlực này trong sự nghiệp CNH, HĐH Qua phân tích thực trạng, các tác giả đã đềxuất nhiều giải pháp để phát huy, phát triển những nguồn lực này trong thời giantới Tác giả đã đưa ra những phương hướng, chiến lược, quan điểm của Đảng vềviệc phát triển vai trò con người trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước

ta “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc phát huy nhân tố con người

trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt nam hiện nay” (2001), luận án

tiến sĩ của Lê Quang Hoan Tác giả đã đưa ra những quan điểm của Chủ tịch HồChí Minh về việc phát huy nguồn lực con người trong thời kỳ CNH, HĐHđất nước

Tuy nhiên, các công trình này chỉ dừng lại ở những vấn đề lớn, phạm vi rộngcủa xây dựng và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam, chưa đi sâu vào từng địaphương cụ thể Song, đây là cơ sở và là nguồn tư liệu quý giúp tác giả định hướngnội dung trong quá trình nghiên cứu đề tài

Bên cạnh những công trình nghiên cứu về vấn đề nguồn nhân lực trongnước, một số nhà nghiên cứu cũng đã tiếp cận nguồn nhân lực dưới góc độ tiếp cậnnghiên cứu quá trình xây dựng và phát triển nguồn nhân lực ở nhiều nước trên thếgiới để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng

phát triển nguồn nhân lực như: Luận án tiến sĩ kinh tế của Lê Thị Ái Lâm “Phát

triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo ở một số nước Đông Á : Kinh nghiệm đối với Việt Nam”; Trần Văn Tùng, Lê ái Lâm, “Phát triển nguồn nhân lực : Kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta”, Nxb Chính trị quốc gia, H.1996;

Đặng Thị Thanh Huyền, “Giáo dục phổ thông với phát triển chất lượng nguồn

nhân lực - Những bài học thực tiễn từ Nhật Bản / NXB Khoa học xã hội, H.2001;

Trang 8

Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo : Kinh nghiệm Đông Á,

NXB Khoa học xã hội năm 2003; Đào Quang Vinh (2009),“Một số kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực ở châu Á trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế”,Tạp chí Lao

động và Xã hội (Số 364), tr 22-23 Vũ Thuỳ Dương (2009), “Xây dựng nguồn nhân

lực, bồi dưỡng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân tài - Kinh nghiệm từ Đài Loan”,

Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (Số 6 (94)), tr 64-72; Phạm Thành Nghị (2009),

“Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở những quốc gia và vùng lãnh thổ Đông

Á” , Tạp chí Nghiên cứu con người Số 2(41), tr 39-45; Trương Thị Thúy Hằng (2009), “Về phát triển nguồn nhân lực đối với sự phát triển bền vững ở một số

nước Đông Á trong quá trình hội nhập”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc Số 3 (91),

tr 75-8; Nguyễn Duy Dũng (2004), “Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở Nhật

Bản những năm gần đây”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản & Đông Bắc á (Số 5), Tr.3-10; Nguyễn Thị Thu Phương (2009), “Phát triển nhân lực, nhân tài - Lựa chọn của Trung Quốc trong chiến lược phát triển bền vững”, Tạp chí Nghiên cứu Đông

Bắc Á, Số 3 (97), tr 36-45.

1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về xây dựng, phát triển nguồn nhân

lực ở các địa phương: Luận án tiến sĩ kinh tế của Bùi Sĩ Lợi (2002), “Phát triển

nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa đến năm 2010”; Vũ Minh Hùng (2004),“Về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực

phục vụ cho sự phát triển công nghiệp ở tỉnh Bình Dương”, Tạp chí Giáo dục (Số

82), Tr.15-16; Đào Hoàng Nam (2004), “Về phát triển nguồn nhân lực cho sự

nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh Bạc Liêu”, Tạp chí Giáo dục (Số 84) Tr.15,17; Nguyễn Thị Mỹ Hương (2009), “Phát triển nguồn nhân lực ở Nghệ An trong bối cảnh hội nhập: những vấn đề đáng lưu tâm”, Tạp chí Kinh tế Châu Á -

Thái Bình Dương (Số 274-275), tr 32-38; Trần Thị Minh Ngọc (2009), “Đào tạo

nguồn nhân lực khoa học cho Hà Nội trong thời kỳ hội nhập”, Tạp chí Giáo dục lý

luận Số 2 (143), tr 43-49; Thanh Tùng (2004), “Giải pháp về đào tạo nguồn nhân

lực cho các khu chế xuất, khu công nghiệp Tp Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lao động và

Xã hội (Số 248), Tr 35-37; Nguyễn Ngọc Thạch (2005), “Hà Tây nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng tỉnh công nghiệp”, Tạp chí Lao

động và xã hội (Số 274), tr.14-15; Phan Sỹ Giản (2006), “Một số giải pháp nâng cao

chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình

Trang 9

Phước”, Tạp chí giáo dục (Số 129), tr.46-47; Vũ Thị Vinh (2005), “Phát triển nguồn nhân lực ở Bình Thuận”, Tạp chí Lý luận chính trị (Số 11), Tr 79-83; Đỗ Văn Thông (2005), “Chuyển dịch cơ cấu lao động và công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Ninh Thuận”, Tạp chí Lý luận chính trị (Số 12), Tr 75-78; Nguyễn Thị Mỹ Dung, Cung Thị Tuyết Mai (2009), “Đào tạo nguồn nhân lực có

trình độ cao đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội của Đồng bằng Sông Cửu Long trong

xu thế hội nhập”, Tạp chí Ngân hàng (Số 8), tr 33-37; Trần Hải Sơn (2005), “Tổ chức phát triển nguồn nhân lực du lịch Khánh Hoà trong thời kỳ hội nhập”, Tạp chí

Du lịch Việt Nam (Số 8), Tr.12-13; Luận án tiến sĩ kinh tế “Phát triển nguồn nhân

lực vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020” của Bùi Thị Thanh

Những công trình trên đi sâu vào nghiên cứu một số vấn đề lí luận về đào tạonguồn nhân lực, đồng thời xuất phát từ thực trạng nguồn nhân lực của các địaphương đã đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh

1.3 Nhóm các công trình nghiên cứu về xây dựng và phát triển nguồn nhân lực ở Quảng Ninh như: Luận văn thạc sĩ Triết học của Vũ Thị Phương Mai

(2004) “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp

hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay”; Nguyễn Thị Mai Linh (2006),

“Phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh trong quá trình hội nhập”, Tạp chí

Du lịch Việt Nam (Số 12), tr.82-84; Vũ Hồng Phong (2007), “Định hướng và giải

pháp giải quyết việc làm tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006-2010”, Tạp chí lao động

và xã hội, Số 306, tr.28-29; Nguyễn Duy Hưng (2009), “Xây dựng Quảng Ninh

giàu mạnh, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của cả nước”, Tạp chí Kinh tế

và Phát triển (Số 143), tr 49-54 Luận văn thạc sĩ du lịch của Vũ Thị Hạnh (2011)

“Phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015”; Vũ Trọng

Hoàng (2011), “Quảng Ninh trên đường hội nhập, Nxb Công thương”;

Các công trình nghiên cứu liên quan là những tư liệu quý để tác giả tiếp thu, kếthừa trong quá trình thực hiện luận văn

2 Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết

Bước đầu nghiên cứu, nghiên cứu sinh nhận thấy các công trình nghiên cứu vềxây dựng và phát triển nguồn nhân lực là một nội dung rất phong phú Tuynhiên, cho đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống chủ trương,

Trang 10

sự chỉ đạo xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninhtrong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, dưới góc độ Lịch sử Đảng Đây là vấn đề đặt

ra mà NCS nhận thấy cần phải đi sâu nghiên cứu Thông qua các Báo cáo chính trịcủa đại hội Đảng bộ, HĐND và UBND tỉnh Quảng Ninh, các báo cáo tổng kết của

Sở, ban ngành, NCS tìm hiểu quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đốivới lãnh đạo xây dựng và phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnhCNH,HĐH trên các mặt: đề ra chủ trương, đường lối, tổ chức thực hiện, kết quả,trong giai đoạn (1996- 2011)

3 Mục tiêu của đề tài

Từ tổng quan tình hình nghiên cứu trên đây, nghiên cứu sinh thấy có một số vấn

đề mới cần được tiếp tục nghiên cứu như:

- Luận án hệ thống hoá chủ trương, đường lối, giải pháp của Đảng bộ tỉnhQuảng Ninh trong lãnh đạo xây dựng và phát triển nguồn nhân lực ở địa phương,

từ 1996 đến 2011

- Phân tích đánh giá một cách khách quan, khoa học thành tựu và hạn chếtrong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ về xây dựng và phát triển nguồn nhân lực,góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Quảng Ninh, từ 1996 đến

2011

- Nhận xét và rút ra những bài học kinh nghiệm chủ yếu của quá trình Đảng lãnhđạo xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá ở Quảng Ninh, từ 1996 đến 2011

- Luận án góp phần tổng kết hoạt động lãnh đạo phát triển nguồn nhânlực của Đảng bộ địa phương; tổng kết một số kinh nghiệm trong việc xây dựng

và phát triển nguồn nhân lực thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước

4 Nội dung nghiên cứu của đề tài

Làm rõ yêu cầu khách quan xây dựng, phát triển nguồn nhân lực ở QuảngNinh Hệ thống hóa và phân tích sáng tỏ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnhQuảng Ninh trong lãnh đạo xây dựng và phát triển nguồn nhân lực ở địa phương,

từ năm 1996 đến năm 2011

Trang 11

- Nhận xét và rút ra những bài học kinh nghiệm chủ yếu của quá trình Đảng lãnhđạo xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá ở Quảng Ninh, từ năm 1996 đến năm 2011.

5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

- Cơ sở lý luận nghiên cứu

Luận văn trình bày dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề nguồn nhânlực với sự phát triển của xã hội

- Phương pháp nghiên cứu

+ Dựa trên cơ sở phương pháp luận sử học mácxít Luận án sử dụng phươngpháp logic và phương pháp lịch sử là chủ yếu Ngoài ra, luận văn còn sử dụngphương pháp thống kê, so sánh, điều tra xã hội học để trình bày làm rõ nội dung.+ Nguồn tư liệu, luận văn chủ yếu dựa vào các văn kiện, nghị quyết của các

kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban Chấp hànhĐảng bộ tỉnh Quảng Ninh và các báo cáo hàng quý, hàng năm của các Sở, ban,ngành, đặc biệt là của Sở Giáo dục và đào tạo và Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh;một số sách, công trình nghiên cứu, tài liệu tham khảo chuyên ngành liên quan tớivấn đề nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trang 12

Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH

QUẢNG NINH VỀ XÂY DỰNG NGUỒN NHÂN LỰC (1996 – 2001)

1.1 Những nhân tố tác động đến xây dựng, phát triển nguồn nhân lực ở Quảng Ninh.

1.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở Quảng Ninh tác động đến xây dựng, phát triển nguồn nhân lực.

1.1.1.1 Điều kiện tự nhiên của Quảng Ninh

Quảng Ninh được thành lập năm 1963 với nền tảng là khu Hồng Quảng vàtỉnh Hải Ninh Tên tỉnh là ghép tên của hai tỉnh Quảng Yên và Hải Ninh cũ Diệntích của toàn tỉnh Quảng Ninh là 8.239,243 km2, Trong đó diện tích đất liền là 5.938

km2, vùng đảo, vịnh, biển (nội thuỷ) là 2.448,853 km2 Quảng Ninh là một trong 28tỉnh, thành có biển, với đường bờ biển dài 250 km, trong đó có 40.000 hecta bãitriều và trên 20.000 hecta eo vịnh, có 2/12 huyện đảo của cả nước Tỉnh có 2.077hòn đảo, và diện tích các đảo chiếm 11,5% diện tích đất tự nhiên

Phía Tây giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ,phía Tây Nam giáp tỉnh Hải Dương và tỉnh Hải Phòng, phía Bắc giáp Sùng Tả vàPhòng Thành Cảng, Quảng Tây, (Trung Quốc) với cửa khẩu Móng Cái và TrinhTường

Về phía biển ngoài có các đảo như đảo Trần và quần đảo Cô Tô (thuộc huyện

Cô Tô) Vùng nội thuỷ từ Bắc xuống Nam có những đảo chính như đảo Đầu Tán,đảo Vĩnh Thực, đảo Miễu, đảo Cái Chiên, đảo Thoi Xanh, đảo Vạn Vược, đảo ThoiĐây, đảo Sậu Nam, đảo Cái Bầu, đảo Trà Ngọ, đảo Cao Lô, đảo Trà Bàn, đảo Chén,đảo Thẻ Vàng, đảo Cảnh Cước, đảo Vạn Cảnh, đảo Cống Tây, đảo Phượng Hoàng,đảo Nấc Đất, đảo Thượng Mai và đảo Hạ Mai cùng vô số những đảo nhỏ trong vịnhBái Tử Long và Hạ Long Duyên hải Quảng Ninh chạy dài gần 200 hải lý từ lãnhhải Trung Quốc ở phía Đông đến địa giới thành phố Hải Phòng Cực đông của tỉnh,cũng là điểm đầu tiên của hình chữ S của nước Việt Nam, là mũi Sa Vĩ, thuộcphường Trà cổ, thị xã Móng Cái 4/5 diện tích Quảng Ninh là địa hình đồi núi, tập

Trang 13

trung ở phía Bắc Một phần năm diện tích ở phía Đông Nam tỉnh thuộc đồng bằngsông Hồng Quảng Ninh còn có rất nhiều đảo ven biển.

1.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của Quảng Ninh

Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hộiquan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Là một tỉnh cónguồn tài nguyên khoáng sản,(Về trữ lượng than trên toàn Việt Nam thì riêngQuảng Ninh đã chiếm tới 90%.) nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấpvật tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, đóng góp quantrọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninhvới di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long 2 lần được Tổ chức UNESCO tônvinh Với di tích văn hóa Yên Tử, bãi cọc Bạch Đằng, Đền Cửa Ông, Đình QuanLạn, Đình Trà Cổ, núi Bài Thơ thuận lợi cho phát triển du lịch biển, du lịch sinhthái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa tâm linh Quảng Ninh được xác định là 1 điểmcủa vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế HàNội-Hải Phòng-Quảng Ninh Có hệ thống cảng biển, cảng nước sâu có năng lực bốcxếp cho tàu hàng vạn tấn, tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành vận tải đường biểngiữa nước ta với các nước trên thế giới Quảng Ninh có hệ thống cửa khẩu phân bốtrên dọc tuyến biên giới, đặc biệt cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ giao lưuthương mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tư; Là cửa ngõ giao dịch xuấtnhập khẩu với Trung Quốc và các nước trong khu vực

Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Quảng Ninh đạt gần 1.163.700 người,mật độ dân số đạt 191 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần606.700 người, dân số sống tại nông thôn đạt 557.000 người Dân số nam đạt597.100 người, trong khi đó nữ đạt 566.600 người Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phântheo địa phương tăng 9,2 ‰

Trải qua mấy nghìn năm lịch sử của dân tộc, cùng với sự thay đổi về tổ chứchành chính của cả nước, Quảng Ninh đã nhiều lần thay đổi địa giới và tên gọi Hiệnnay, Quảng Ninh có các đơn vị hành chính: 4 thành phố ( Hạ Long, Móng Cái,Uông Bí, Cẩm Phả), 1 thị xã (Quảng Yên ), 9 huyện (Vân Đồn, Yên Phong, Hoành

Bồ, Đầm Hà, Cô Tô, Đông Triều, Tiên Yên, Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ); có 186đơn vị hành chính cấp xã và tương đương bao gồm 115 xã, 61 phường, 10 thị trấn.Quảng Ninh là tỉnh có nhiều thành phố trực thuộc nhất của Việt Nam

Trang 14

Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 01 tháng

4 năm 2009, toàn tỉnh Quảng Ninh có 34 dân tộc và người nước ngoài cùng sinhsống Trong đó, người Kinh đông nhất với 1.011.794 người, tiếp sau đó là ngườiDao đông thứ hai với 59.156 người, người Tày 35.010 người, Sán Dìu có 17.946người, người Sán Chay có 13.786 người, người Hoa có 4.375 người, ngoài ra còn

có các dân tộc ít người như người Nùng, người Mường, người Thái

Quảng Ninh có các đặc điểm riêng về kinh tế và xã hội Trong những năm đổimới, sau khi đón nhận chính sách mở cửa của Đảng , bình thường hoá quan hệ vớinước láng giềng Trung Quốc, các ngành kinh tế thương mại của tỉnh có những bướcphát triển nhanh chóng Quảng Ninh được xếp một trong tám tỉnh vùng kinh tế pháttriển trọng điểm Bắc Bộ gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phú,Hải Dương , Bắc Ninh, Hưng Yên có ý nghĩa liên kết, làm đầu tầu thúc đẩy kinh tếcho các tỉnh Bắc Bộ Quảng Ninh là một khu vực phát triển năng động Những nămgần đây GDP bình quân tăng 12%/năm GDP bình quân đầu người năm 2013 đạt

2660 USD Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng CNH, HĐH;hoạt động văn hóa, thông tin và thể dục thể thao có bước phát triển; hoạt động y tế,bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt được nhiều thành tựu quan trọng; khoa họccông nghệ tiếp tục phát triển; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được củng

cố và giữ vững

Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Ninh có 421 trường học ở cấp phổthông trong đó Trung học phổ thông có 46 trường, Trung học cơ sở có 146trường, Tiểu học có 177 trường, có 45 trường phổ thông cơ sở, bên cạnh đó còn có

205 trường mẫu giáo Với hệ thống trường học như vậy, nềngiáo dục trong địa bànTỉnh Quảng Ninh góp phần đạt phổ cập giáo dục các cấp bậc học trong những nămtới

Quảng Ninh có hệ thống cơ sở vật chất của ngành y tế được đầu tư đáp ứngyêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân và các du khách trong và ngoài nước Tínhđến năm 2010, toàn tỉnh Quảng Ninh có 15 bệnh viện, 09 phòng khám đa khoa khuvực, 10 trung tâm y tế tuyến tỉnh, 14 trung tâm y tế tuyến huyện, 186 trạm y tế xã,phường Trong đó, Đội ngũ bác sỹ, y sỹ rất chuyên nghiệp với 02 tiến sỹ y học, 53thạc sỹ y học, 24 bác sỹ chuyên khoa II, 218 bác sỹ chuyên khoa I, 437 bác sỹ, 478

y sỹ, 109 kỹ thuật viên, 960 điều dưỡng viên, 225 nữ hộ sinh, 43 dược sỹ đại học,

Trang 15

99 dược sỹ trung học và 982 cán bộ chuyên môn khác đạt tỷ lệ 30 giường bệnh trên10.000 dân, đạt tỷ lệ 8 bác sỹ trên 10.000 dân.

Hệ thống giao thông của Tỉnh Quảng Ninh rất phong phú bao gồm giaothông đường bộ, đường thuỷ nội địa, đường sắt, đường biển, và các cảng hàngkhông Trong đó, hệ thông đường bộ có có 5 tuyến Quốc lộ với 381 km, đường tỉnh

có 12 tuyến với 301 km, 764 km đường huyện và 2.233 km đường xã, toàn tỉnh có

16 bến xe trong đó 6 bến xe liên tỉnh hỗn hợp Đối với hệ thốngĐường thuỷ nội địatoàn tỉnh có 96 bến thuỷ nội địa, 5 cảng biển (9 khu bến) thuộc Danh mục cảngbiển trong Quy hoạch phát triển cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đếnnăm 2030 Các cảng biển như Cảng Cái Lân, Cảng Vạn Gia, Cảng Cửa Ông, CảngHòn Nét và Cảng Mũi Chùa Ngoài ra tỉnh còn có 65 km đường sắt quốc gia thuộctuyến Kép-Hạ Long, và hệ thốngđường sắt chuyên dùng ngành than Trong tươnglai tại huyện đảo Vân Đồn sẽ xây dựng cảng hàng không Quảng Ninh(sân bay VânĐồn) đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương và thăm quan du lịch cho người dân vàkhánh du lịch tới đây

Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Quảng Ninh ngàycàng khẳng định vị thế của địa bàn động lực trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.Trước đòi hỏi của một tỉnh trọng điểm kinh tế, trọng điểm công nghiệp, yêu cầuxây dựng và phát triển nguồn nhân lực ở địa phương là hết sức bức thiết

1.1.2 Thực trạng xây dựng, phát triển nguồn nhân lực ở Quảng Ninh trước năm 1996.

1.1.2.1 Khái niệm về nguồn nhân lực, xây dựng nguồn nhân lực

Xung quanh khái niệm nguồn nhân lực, hiện vẫn còn nhiều quan niệm khácnhau, cả theo nghĩa rộng lẫn nghĩa hẹp Các quan niệm đó tuy có sự khác nhau vềngôn từ, cách thể hiện, nhưng nhìn chung, đều đề cập đến yếu tố thể chất và tinhthần của con người, phản ánh thể lực, trí lực, tâm lực… ở con người, nhờ đó tạo rađược sức mạnh với tư cách một nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội đó là:

Nguồn nhân lực là tổng hòa các yếu tố thể chất và tinh thần của con người, cáchoạt động vật chất và tinh thần của con người đã, đang và sẽ tạo ra năng lực, sứcmạnh thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Nguồn nhân lực được hiểu là nguồn tàinguyên nhân sự và các vấn đề nhân sự trong một tổ chức cụ thể Nguồn nhân lực

Trang 16

chính là nguồn lực con người, nhân tố con người trong một tổ chức cụ thể.

Như vậy, nguồn nhân lực được xác định bằng số lượng và chất lượng của bộphận dân số trong độ tuổi quy định đang có việc làm và chưa có việc làm nhưng cókhả năng làm việc Số lượng nguồn nhân lực ở nước ta được biểu hiện bằng sốngười từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và những người trên độ tuổi laođộng đang tham gia vào hoạt động kinh tế Chất lượng nguồn nhân lực được thểhiện bằng các chỉ tiêu về thực trạng phát triển thể lực, trình độ học vấn, kiến thức,tay nghề, tác phong nghề nghiệp, cơ cấu về tuổi tác, giới tính, thiên hướng ngànhnghề, phân bố theo lãnh thổ, khu vực thành thị - nông thôn

Tương tự là khái niệm phát triển nguồn nhân lực Nhìn chung khái niệm pháttriển nguồn nhân lực thường được hiểu:

Phát triển nguồn nhân lực là quá trình gia tăng giá trị cho con người, cả giá trịvật chất và giá trị tinh thần; cả trí tuệ lẫn tâm hồn và kỹ năng nghề nghiệp, làm chocon người trở thành người lao động có những năng lực và phẩm chất mới cao hơn,đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

1.1.2.2 Vị trí, vai trò nguồn nhân lực, xây dựng nguồn nhân lực.

Đảng ta xác định định hướng phát triển giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH ởnước ta hiện nay là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất

kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp vớitrình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốcphòng, an ninh vững chắc, “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ vănminh” Về thực chất đó là sự phát triển vì con người, vì cuộc sống ấm no, hạnhphúc cho quần chúng nhân dân Mọi sự phát triển của xã hội trong các lĩnh vựcchính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa đều do con người quyết định và đều vì sự pháttriển của con người CNH, HĐH vì mục tiêu phát triển con người, Đảng ta cũng đãkhẳng định: Chỉ có thể thắng lợi với việc phát huy cao độ nguồn nhân lực Nguồnnhân lực đây chính là nguồn lực để phát sinh ra các nguồn lực khác Với ý nghĩa

đó, con người Việt Nam không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực của quá trìnhCNH, HĐH đất nước Con người là yếu tố của quá trình sản xuất, là trung tâm củanội lực, là nguồn lực chính quyết định quá trình phát triển kinh tế - xã hội Đây làvấn đề không chỉ mang tính cấp bách trước mắt, mà còn có ý nghĩa chiến lược lâudài - chiến lược xây dựng phát triển nguồn nhân lực

Trang 17

1.1.2.3 Xây dựng nguồn nhân lực ở Quảng Ninh trước năm 1996

Về quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực: Số lượng nhân lực là một điềukiện thuận lợi cho quá trình CNH, HĐH ở nước ta nói chung và Quảng Ninh nóiriêng Quảng Ninh là một trong những tỉnh có lực lượng lao động khá dồi dào, thuhút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước

Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực: Là một tỉnh đất rộng, ngườiđông nhưng chất lượng nguồn nhân lực không cao như: năng suất lao độngthấp, trình độ tay nghề lao động còn kém, lao động chưa qua đào tạo không cótrình độ chuyên môn kĩ thuật còn chiếm tỷ trọng cao nên không tạo điều kiệnthuận lợi phát triển kinh tế - xã hội

Do đó, xây dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo cho sựphát triển trong những năm đầu tái lập tỉnh trở thành vấn đề gay gắt, nổi cộmđược Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh quan tâm chỉ đạo

1.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về xây dựng, phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 1996 – 2001.

1.2.1 Yêu cầu của thời kỳ mới và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam

về xây dựng, phát triển nguồn nhân lực.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định

“Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam

là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa”

Chăm lo, phát triển nguồn lực con người là một định hướng lớn trong chiến lượcphát triển đất nước được đề cập đến trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ươngĐảng tại Đại hội VIII (6-1996), trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến các phươnghướng phát triển trí tuệ, thể chất của con người Việt Nam

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng cũng đã đề ra mụctiêu: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vậtchất, văn hoá, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơbản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Nguồn lực con người,năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng,

an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩađược hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng

Trang 18

1.2.2 Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh quán triệt, vận dụng chủ trương của Đảng

về xây dựng, phát triển nguồn nhân vào điều kiện địa phương trong những năm

1996 - 2001

Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh QuảngNinh lần thứ X (5-1996) Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu pháttriển kinh tế - xã hội đến năm 2000: "Phát huy những thành tích đạt được, tiếp tụckhai thác mọi tiềm năng thế mạnh của địa phương, đẩy mạnh công cuộc đổi mớitoàn diện theo định hướng xã hội chủ nghĩa Tranh thủ thời cơ, mở rộng quan hệhợp tác trong và ngoài nước, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và du lịch, phát triển và tăngcường nguồn lực kinh tế, đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội; đổimới và hoàn thiện quan hệ sản xuất, tăng cường nguồn lực kinh tế, đi đôi với giảiquyết những vấn đề bức xúc về xã hội; đổi mới và hoàn thiện quan hệ sản xuất, tăngcường công tác quản lý và hoàn thiện quan hệ sản xuất, tăng cường công tác quản lýcủa các cấp chính quyền về kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ vững

ổn định chính trị, từng bước nâng cao đời sống nhân dân và tạo điều kiện cho bướcphát triển sau những năm 2000", trong đó mục tiêu về phát triển nguồn nhân lực là:

“Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh

và bền vững, do đó phải giải quyết đồng bộ mối quan hệ giữa giáo dục - đào tạo và

sử dụng tạo việc làm Phấn đấu đến năm 2000 có 18% số lao động được đào tạo vàđào tạo lại”

1.3 Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo xây dựng nguồn nhân lực 1996 2001.

-Trong 5 năm, từ năm 1996 đến năm 2001 thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy,

cụ thể hóa những quyết định, đề án Tỉnh ủy đề ra, UBND Tỉnh cùng các ban,ngành, đoàn thể trong Tỉnh tiến hành nhiều hoạt động thiết thực như nhằm xâydựng và phát triển NNL của Tỉnh

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X đã đề ra mục tiêu là phải: “coitrọng chiến lược giáo dục và đào tạo, tích cực lựa chọn bồi dưỡng nhân tài Thanhtoán nạn mù chữ và chống tái mù chữ cho những người trong độ tuổi” Đại hội cũng

Trang 19

đề ra nhiệm vụ cho ngành giáo dục và đào tạo tỉnh trong nhiệm kỳ tới là phải nângcao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện.

Tính đến trước năm 2001 công tác giáo dục và đào tạo Quảng Ninh đã đạtđược một số kết quả quan trọng nổi bật là:

- Mạng lưới trường lớp và quy mô các bậc học, cấp học, nghành học bướcđầu được mở rộng, chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng lên

- Mặt bằng dân trí của tỉnh được nâng lên

- Tỉnh còn có chính sách phát triển hệ thống cơ sở đào tạo, dạy nghề, xâydựng cơ sở vật chất cho dạy nghề, số lao động qua đào tạo ngày càng được nânglên

- Mạng lưới y tế từ tỉnh xuống cơ sở được củng cố ngày càng đápứng nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của nhân dân

Tuy nhiên, đến trước năm 2001, giáo dục và đào tạo Quảng Ninh vẫn còn bộc

lộ một số hạn chế, bất cập cần tập trung khắc phục, đó là:

Mạng lưới trường lớp và quy mô giáo dục có sự phát triển, song giữa quy mô

và các điều kiện đội ngũ, cơ sở vật chất, thiết bị, giữa quy mô và chất lượng còn

chưa cân đối Hệ thống các trường nghề, các trung tâm ngoại ngữ, tin học, các trungtâm giáo dục nghề nghiệp của tỉnh còn rầt mỏng quy mô các Trung tâm giáo dụcthường xuyên còn quá nhỏ, chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục nghề nghiệp Việcphân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông còn hạn chế.Tỉnh chưa có Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề và chưa hìnhthành mạng lưới Trung tâm giáo dục cộng đồng nên rất khó khăn cho việc đáp ứngnhu cầu của xã hội học tập

Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa cao, chưa quan tâm đúng mức đến côngtác đào tạo nhân lực, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài Chất lượng giáo dục đại trà củahọc sinh ở các cấp học ngành học, bậc học chưa đồng đều, giáo dục mũi nhọn chưađược quan tâm đúng mức

Thực trạng đó đòi hỏi cấp ủy đảng, chính quyền phải có chủ trương, giải phápchiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu xây dựng nguồn nhân lựccho nhu cầu xây dựng, phát triển của tỉnh trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đấtnước

Ngày đăng: 28/05/2014, 10:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w