1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

nghiên cứu kha năng sinh sản của gà H'Mông

52 765 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 467,5 KB

Nội dung

"Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà H'mông. Tài liệu đưa ra quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc gà H'mông và đánh giá khả năng sinh sản của giống gà H'Mông.

LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp cuối khóa, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của gia đình thầy cô PGS.TS Hoàng Toàn Thắng – Phó viện trưởng – Giảng viên khoa Chăn nuôi thú y; TS. Trần Trang Nhung – Giảng viên khoa Chăn nuôi thú y, cùng với sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Khoa Chăn nuôi thú y, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và các cán bộ Trung tâm thực hành thực nghiệm đã giúp đỡ tôi thu nhận nhiều kiến thức mới, đồng thời đây còn là thời gian tạo cho tôi làm quen, áp dụng những kỹ năng kiến thức đã học vào thực tế trong công tác phòng trị bệnh cho gia súc, làm cơ sở nền tảng cho tôi trong cuộc sống cũng như trong việc chuyên môn sau này. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc đến sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường, của các thầy cô giáo trong khoa chăn nuôi thú y, đặc biệt là gia đình thầy cô PGS.TS Hoàng Toàn Thắng và TS. Trần Trang Nhung và các cán bộ Trung tâm thực hành thực nghiệm đã giúp đỡ tôi không chỉ về chuyên môn mà cả về tinh thần, vật chất trong quá trình thực tập. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Nhân đây tôi cũng chân thành cảm ơn tập thể lớp CNTY40NO2 đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập vừa qua. Cuối cùng em xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể gia đình luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và công tác tốt. Chúc các bạn sinh viên sau khi ra trường có một công việc như ý và thực hiện được ước mơ của mình trong tương lai. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 11 tháng 06 năm 2012 Sinh viên Nguyễn Bá Tấn PHẦN 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1. Điều tra cơ bản 1.1.1. Về Viện Khoa Học Sự Sống Viện Khoa học sự sống – Đại học Thái Nguyên Xã Quyết Thắng – TP Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên ĐT: 02803 753 032 Fax: 02803 753 032 Viện Khoa học Sự sống (INSTITUTE OF LIFE SCIENES – THAI NGUYEN UNIVERSITY) là đơn vị nghiên cứu của Đại học Thái Nguyên được thành lập theo Quyết định số 852/QĐ- TCCB do Giám đốc Đại học Thái Nguyên ký ngày 30 tháng 9 năm 2008 trên cơ sở Phòng Thí nghiệm Trung Tâm của Trường Đại học Nông Lâm. Viện được Đại học Thái Nguyên phân cấp cho Trường Đại học Nông Lâm quản lý toàn diện. Về cơ cấu tổ chức: Viện có 2 phòng chức năng (Phòng Tổng hợp và Phòng Khoa học - Đào tạo) và 5 bộ môn (Bộ môn Hóa sinh, Công nghệ tế bào, Sinh học phân tử và công nghệ gene, Công nghệ vi sinhSinh thái môi trường). Trong đó có một phòng thử nghiệm được chỉ định của Bộ NN&PTNT thuộc hệ thống các phòng thử nghiệm kiểm tra đánh giá chất lượng nông sản thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Hiện tại, Viện đang xây dựng một phòng Phân tích Hóa học đạt tiêu chuẩn VILAS/IOS 17025:2005. Là một đơn vị được đầu tư, tập hợp các trang thiết bị nghiên cứu khoa học hiện đại. Viện Khoa học sự sống có một cơ sở vật chất trang thiết bị khá hiện đại và đồng bộ của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc. Về nhân lực: Viện có tổng số 30 cán bộ viên chức trong đó có 11 cán bộ trong biên chế, 12 viên chức hợp đồng làm kỹ thuật viên, chuyên viên và 7 cán bộ kiêm nhiệm. Ngoài ra, tại các phòng thí nghiệm và khu thực nghiệm của Viện thường xuyên có rất nhiều cán bộ, giáo viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên 3 các trường thành viên của Đại học Thái Nguyên và một số chuyên gia, nghiên cứu sinh của một số nước trên thế giới đến tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học và học tập. Chức năng: Viện Khoa học Sự sống thuộc Đại học Thái Nguyên có chức năng nghiên cứu khoa học (cơ bản và ứng dụng), đào tạo cán bộ Đại học và Sau đại học, chuyển giao khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực cụ thể, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của khu vực trung du, miền núi phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Viện KHSS thực hiện các nhiệm vụ cơ bản: (1). Nghiên cứu khoa học: Các hoạt động nghiên cứu tập trung vào: Nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện miền núi phía Bắc; Chẩn đoán sớm dịch bệnh ở người, cây trồng và vật nuôi; Bảo quản, chế biến nông sản phẩm; Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ sức khỏe con người; Nghiên cứu và ứng dụng các hoạt tính sinh học của các hợp chất tự nhiên trong bảo vệ sức khỏe con người, công nghệ thực phẩm và nâng cao năng suất chất lượng vật nuôi cây trồng; Nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn và phát triển nguồn gene bản địa; Nghiên cứu cải tạo và bảo vệ môi trường. (2 ) Chuyển giao công nghệ vào sản xuất: Bao gồm: Tư vấn, đầu tư và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học sự sống trọng tâm cho các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc; Xây dựng các mô hình phát triển sản xuất nông lâm nghiệp hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội địa phương; Xây dựng các mô hình bảo tồn đa dạng sinh học có sự tham gia của cộng đồng, các mô hình sản xuất kết hợp bảo vệ môi trường, các mô hình y tế cộng đồng (3) Phục vụ đào tạo: Hướng dẫn sinh viên học tập, thực hành các kỹ năng chuyên môn thuộc một số ngành mũi nhọn của Đại học Thái Nguyên. Hướng dẫn học viên cao học và Nghiên cứu sinh làm đề tài nghiên cứu tại Viện góp phần đào tạo các bộ KH 4 có trình độ cao. Đào tạo Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm cho các đơn vị trên địa bàn. (4). Dịch vụ khoa học công nghệ: Đảm nhiệm các hoạt động hỗ trợ cho sản xuất của các đơn vị và địa phương, bao gồm: Phân tích thành phần hóa học của nông sản thực phẩm, các hoạt động sản xuất và cung cấp cây con giống chất lượng cao, sản xuất, cung cấp nước uống tinh khiết và các sản phẩm khoa học công nghệ khác * Ban lãnh đạo của Viện 01 Viện trưởng: PGS. TS.Trần Văn Phùng Phụ trách chung, TCCB, Kế hoạch, Tài chính, Công tác Đảng, Đoàn thể 05 Viện phó: - PGS. TS. Hoàng Toàn Thắng: Phụ trách phòng KH&ĐT: NCKH (Các đề tài cấp cơ sở , địa phương), Chuyển giao khoa học, Các hoạt động sản xuất, liên doanh, liên kết - PGS. TS. Lương Thị Hồng Vân: Phụ trách phòng Tổng hợp: Công tác nội chính (Hành chính, cơ sở vật chất, quản trị phục vụ…), Nghiên cứu khoa học (Các đề tài của ngành) - PGS.TS. Ngô Xuân Bình: Phụ trách Quan hệ quốc tế và kiêm nhiệm Trưởng bộ môn Công nghệ tế bào hoạt động của bộ môn CNTB - GS.TS Nguyễn Quang Tuyên: - PGS. TS. Nguyễn Thị Tâm : Phụ trách đào tạo (Hỗ trợ đào tạo SĐH, tổ chức các chương trình tập huấn, kiến tập, TTTN của sinh viên…) (Theo nguồn từ Viện khoa học sự sống) 1.1.2. Về Xã Quyết Thắng 1.1.2.1. Điều kiện địa lý a. Vị trí địa lý Quyết Thắng là xã miền Tây trực thuộc thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố khoảng 6 km. - Phía Nam giáp với xã Phúc Trìu. 5 - Phía Tây giáp với xã Phúc Xuân. - Phía Bắc giáp với xã Phúc Hà. - Phía Đông giáp với phường Thịnh Đán – Thành phố Thái Nguyên. b. Điều kiện tự nhiên Xã Quyết Thắng nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trong năm dao động tương đối cao, thể hiện qua 2 mùa rõ rệt đó là mùa hè và mùa đông. Về mùa hè, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, mưa lớn từ tháng 4 đến tháng 8. Mùa đông, do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên nhiệt độ nhiều khi xuống dưới 10 0 C, mỗi đợt gió mùa về thường kèm theo mưa nhỏ. Do độ ẩm bình quân tương đối cao (cao nhất vào tháng 3, 4 trong năm), quỹ đất rộng cho nên xã có điều kiện phát triển trồng trọt, đặc biệt là cây ăn quả và cây lâm nghiệp. Điều kiện khí hậu, đất đai của xã rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với cơ cấu cây, con phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, điều kiện đó cũng gây ra nhiều khó khăn trong chăn nuôi. Về mùa đông, khí hậu thường lạnh, hay thay đổi đột ngột, còn mùa hè thì nhiệt độ nhiều lúc lên cao, thời tiết nắng nóng gây bất lợi tới khả năng sinh trưởng, sức chống chịu bệnh tật của gia súc, gia cầm. Ngoài ra, nó còn gây khó khăn cho việc chế biến, bảo quản nông sản, thức ăn chăn nuôi. • Điều kiện về đất đai Xã Quyết Thắng có tổng diện tích là 9,3 km 2 , trong đó diện tích đất trồng lúa, trồng hoa màu là 565 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 199 ha, đất chuyên dùng là 170 ha. Diện tích đất của xã tương đối lớn, chủ yếu là đất đồi bãi, độ dốc lớn lại thường xuyên bị xói mòn, rửa trôi nên độ màu mỡ kém, dẫn đến năng suất cây trồng còn thấp, việc canh tác còn gặp nhiều khó khăn. Cùng với sự gia tăng dân số, xây dựng cơ sở hạ tầng…nên diện tích đất nông nghiệp và đất hoang hóa có xu hướng ngày một giảm, đã ảnh hưởng đáng kể tới ngành chăn nuôi. Chính vì vậy, việc nuôi con gì, trồng cây gì cần phải 6 được cân nhắc, tính toán kỹ. c. Điều kiện kinh tế - xã hội • Tình hình kinh tế Quyết Thắng là một xã trực thuộc thành phố Thái Nguyên, cơ cấu kinh tế đa dạng với nhiều thành phần kinh tế cùng hoạt động: Công nghiệp – Nông nghiệp – Dịch vụ, luôn có mối quan hệ hữu cơ hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Về sản xuất nông nghiệp: Khoán tới tay người lao động, sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu (chiếm khoảng 80% số hộ trong xã) với sự kết hợp hài hòa giữa chăn nuôi và trồng trọt. Về lâm nghiệp: Việc trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc đã được tiến hành cách đây gần 10 năm. Hiện nay, trên địa bàn xã đã phủ xanh được phần lớn diện tích đất trống, đồi núi trọc và đã có một phần diện tích đến tuổi khai thác. Về dịch vụ: Đây là ngành mới đang có xu hướng phát triển mạnh, tạo thêm việc làm và góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Nhìn chung, nền kinh tế của xã đang trên đà phát triển. Tuy nhiên, quy mô sản xuất còn nhỏ, chưa có kế hoạch chi tiết, đây cũng là một hạn chế của xã. Đối với hộ sản xuất nông nghiệp, thu nhập bình quân lương thực là 300kg/người/năm, chăn nuôi chủ yếu ở quy mô nhỏ, hộ gia đình chiếm đa số. Tổng thu nhập bình quân trên 650.000đ/người/tháng. Trong những năm gần đây, mức sống của nhân dân trong xã đã được nâng lên rõ rệt. Hầu hết các hộ gia đình đã có các phương tiện nghe, nhìn như: Tivi, đài, sách, báo…Đa số các hộ đã mua được xe máy và nhiều đồ dùng đắt tiền. Hệ thống cơ sở hạ tầng của xã được đầu tư phát triển đặc biệt là giao thông, thủy lợi phục vụ cho sự phát triển mọi mặt của đời sống, kinh tế, văn hóa – xã hội của nhân dân. • Tình hình xã hội Xã Quyết Thắng với 10.500 khẩu, 2700 hộ, trong đó có 80% số hộ sản 7 xuất nông nghiệp, số còn lại thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế hiện nay đang có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Trong địa bàn xã có một số nhà máy như: Nhà máy Z115, nhà máy chế biến xuất nhập khẩu chè Hoàng Bình…đã tạo công ăn việc làm và thu nhập cho nhiều lao động của xã. Trên địa bàn xã còn có nhiều trường học như: Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, trường trung học phổ thông vùng cao Việt Bắc và các trường trung học cơ sở, trường tiểu học…đã góp phần nâng cao trình độ dân trí cho người dân, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. Nhìn chung, mức sống và trình độ dân trí của người dân ngày càng được nâng cao, hệ thống điện được nâng cấp, cung cấp tới tất cả các hộ dân, đường giao thông được bê tông hóa tới từng xóm, ngõ. Đặc biệt, trạm y tế của xã được khánh thành và bắt đầu hoạt động vào tháng 6 năm 2009, sạch đẹp với nhiều trang thiết bị hiện đại, thường xuyên khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt là người già, bà mẹ và trẻ em. Tuy nhiên, việc dân cư phân bố không đều đã gây ra không ít khó khăn cho phát triển kinh tế cũng như quản lý xã hội của xã. Khu vực nhà máy, trường học, trung tâm xã dân cư tập trung đông, dân từ nhiều nơi đến học, làm việc nên quản lý xã hội ở những khu vực này khá phức tạp. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là đòi hỏi hoạt động của các ban ngành phải thường xuyên, liên tục, tích cực và đồng bộ thống nhất từ trên xuống, đồng thời liên kết phối hợp với các địa phương trong và ngoài tỉnh, đưa nếp sống văn hóa mới phổ biến trong toàn xã, tiến tới xây dựng con người văn hóa, gia đình văn hóa, thôn xóm văn hóa và xã văn hóa. Từ đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân đồng thời đẩy mạnh lao động sản xuất, tạo công ăn việc làm cho những người lao động dư thừa, từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội. 1.1.2.2. Tình hình sản xuất a. Về ngành chăn nuôi 8 Ngành chăn nuôi cung cấp nhu cầu thực phẩm cho xã cũng như các vùng lân cận. Ngành chăn nuôi sử dụng lực lượng lao động dư thừa, tăng thu nhập cho nhân dân. Đồng thời, sử dụng các sản phẩm của ngành trồng trọt vào chăn nuôi làm tăng giá trị sản phẩm, biến các phế phụ phẩm của ngành trồng trọt có giá trị thấp thành các sản phẩm có kinh tế cho ngành chăn nuôi. • Chăn nuôi trâu, bò Tổng đàn trâu, bò của xã có trên 1823 con, trong đó chủ yếu là trâu. Đàn trâu, bò được chăm sóc khá tốt, song do mùa đông lượng thức ăn tự nhiên ít, việc sản xuất và dự trữ thức ăn còn hạn chế, một số nơi trâu còn bị đói rét. Công tác tiêm phòng đã được người dân chú trọng hơn trong vài năm trở lại đây nên dịch bệnh không còn xảy ra trên địa bàn xã. Nhờ sự tư vấn của cán bộ thú y xã, chuồng trại chăn nuôi đã được xây dựng tương đối khoa học. Đồng thời, công tác vệ sinh cũng được tăng cường, giúp đàn trâu, bò của xã ít mắc bệnh ngay cả trong vụ đông xuân. Tuy nhiên, việc chăn nuôi trâu, bò theo hướng công nghiệp của xã chưa được người dân chú ý. Xã có khả năng nuôi được bò hướng sữa, hướng thịt song do nhiều yếu tố khách quan mà vấn đề này chưa được quan tâm phát triển. Công tác chọn giống, lai tạo và mua các giống bò hướng sữa, hướng thịt chưa được chú ý, tầm vóc cũng như tính năng sản xuất của trâu, bò còn nhiều hạn chế. • Chăn nuôi lợn Tổng đàn lợn hiện có của xã là 10.640 con. Trong đó, công tác giống lợn đã được quan tâm, chất lượng con giống tốt, nhiều hộ gia đình nuôi lợn giống Móng Cái, Yorkshine, Landrace, nhằm chủ động các con giống và cung cấp lợn giống cho nhân dân trong xã và ngoài xã. Việc phát triển đàn lợn trong xã có thuận lợi là do có Trung tâm thực hành thực nghiệm của trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên nằm trong địa bàn xã. Đây là nơi cung cấp con giống khá tin cậy, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn xã vẫn còn một số hộ dân chăn nuôi lợn theo phương thức tận dụng các phế phụ phẩm của ngành trồng trọt, tận dụng 9 thức ăn thừa vì thế mà năng suất chăn nuôi không cao. Trong những năm tới, mục tiêu của xã là đẩy mạnh chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp, hiện đại. • Chăn nuôi gia cầm Tổng đàn gia cầm của xã là 90.750 con. Trong đó, chiếm chủ yếu, trên 90%. Chăn nuôi gia cầm của xã có một vị trí quan trọng, với đối tượng nuôi chính là gà, vịt. Đa số các gia đình chăn nuôi theo hướng quảng canh, do đó năng suất thấp, mặt khác lại không quản lý được dịch bệnh, tỷ lệ chết lớn dẫn đến hiệu quả còn thấp. Bên cạnh đó, một số hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư vốn xây dựng các trang trại có quy mô tương đối lớn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện tốt quy trình phòng trừ dịch bệnh nên năng suất chăn nuôi gia cầm tăng lên rõ rệt, tạo ra nhiều sản phẩm thịt, trứng và con giống. Đa số các hộ chăn nuôi gia cầm đã ý thức được tầm quan trọng của tiêm phòng và chữa bệnh, nhất là sử dụng các loại vắc-xin tiêm chủng cho như vắc-xin Newcastle, Gumboro, Đậu, cho ngan, vịt như vắc-xin Dịch tả vịt…Bên cạnh đó, vẫn có những hộ áp dụng phương thức chăn thả tự do, nhỏ lẻ, lại không có ý thức phòng bệnh nên dịch bệnh vẫn xảy ra gây thiệt hại về kinh tế và cũng là nơi phát tán mầm bệnh rất nguy hiểm. Ngoài việc chăn nuôi gà, lợn, trâu, bò nhiều hộ gia đình còn đào ao thả cá, trồng rừng kết hợp với nuôi ong lấy mật, nuôi hươu lấy nhung…để tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống. Bảng 1: Số lượng, cơ cấu đàn gia súc, gia cầm của xã Quyết Thắng giai đoạn 2007 – 2010 (ĐVT: Nghìn con) 1 Trâu, bò 1,957 1,826 1,844 1,823 2 Lợn 8,760 9,850 10,270 10,640 3 Gia cầm 70,150 76,560 83,920 90,750 4 Vật nuôi khác 5,380 6,350 7,840 8,460 10 [...]... riêng Đồng thời các kết quả 36 nghiên cứu cho thấy rằng khả năng sản xuất của Mèo rất lớn phù hợp với chăn nuôi nông hộ, và là nguồn cung cho thị trường thực phẩm sạch 2.3.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước Vấn đề ngiên cứu thả vuờn có chất lượng cao đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm Bên cạnh những giống công nghiệp năng suất cao thì việc bảo tồn những giống nhà đã được nhiều nuớc chú... biểu thị sinh trưởng của gia súc gia cầm nói chung Theo tài liệu của Chambers, 1990 [], đường cong sinh trưởng gồm 4 pha: + Pha sinh trưởng tích lũy tăng tốc sau khi nở 31 + Điểm uốn của đường cong tại thời điểm có sinh trưởng cao nhất + Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn + Pha sinh trưởng tiệm cận với giá trị khi trưởng thành Đồ thị sinh trưởng đơn giản nhất là đường cong sinh trưởng... Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang và Nghệ An Qua nghiên cứu chọn lọc nhân thuần 3 thế hệ H’Mông (nguồn gốc từ Sơn La) tại Viện Chăn Nuôi đến nay đã gây dựng được đàn H’Mông giống gốc cung cấp bố mẹ và thương phẩm nuôi thịt cho người chăn nuôi mang những đặc điểm đặc trưng như ở trên Năng suất sinh sản của H’Mông: Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên : 133 – 141 ngày Tuổi đẻ đạt 30% : 22 – 23 tuần Tuổi... Khái niệm sinh trưởng Sinh trưởng là một quá trình sinh lý, sinh hóa phức tạp duy trì từ khi phôi được hình thành đến khi con vật trưởng thành(J.R.Chambers, 1990[]) 30 Qua những nghiên cứu cho thấy cơ sở sinh trưởng gồm hai quá trình: Tế bào sinh sản và tế bào phát triển Tất cả các đặc tính của gia súc, gia cầm nhưng ngoại hình, thể chất, sức sản xuất được hoàn chỉnh dần trong suốt quá trình sinh trưởng... tỷ lệ sinh trưởng của các thành phần trong khoảng thời gian của các độ tuổi Khi nghiên cứu về sinh trưởng người ta thường sử dụng cách đơn giản và một số chỉ tiêu để đánh giá sư sinh trưởng của gia cầm: - Sinh trưởng tuyệt đối Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát ( TCVN 2 – 39 -77[]), và được tính bằng g/con/ngày... 3,21 Khi nghiên cứu khả năng sinh trưởng của Mèo nuôi tại nông hộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thì H ’mông có khả năng thích nghi cao với điều kiện nuôi bán chăn thả trong nông hộ tại tỉnh Thái Nguyên Sau 12 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống đạt 95,84 %; ham hoạt động và đặc tính sinh dục thứ cấp phát triển sớm; Khối lượng đạt 1206 g; Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng là 3,54 kg; chỉ số sản xuất... nhằm chọn lọc năng cao năng suất, việc sử dụng kết hợp thức ăn tận dụng và thức ăn công nghiệp đảm bảo nhu cầu về dinh dưỡng và vệ sinh thú y, sử dụng vac xin phòng bệnh đã được người dân quan tâm đã nâng cao đáng kể hiệu quả kinh tế hộ gia đình; có tới 70% là nuôi thả tự 34 nhiên, chủ yếu là các giống điạ phương có hương vị thơm ngon như: Ri, Tàu vàng Mía, Hồ, Đông Tảo, Ác… Người... giai đoạn hậu bị sinh sản nói chung và H'Mông nói riêng vào sản xuất chăn nuôi, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho bản thân về chăm sóc nuôi dưỡng cũng như về công tác thú y 14 Tranh thủ thời gian đọc và nghiên cứu tài liệu, trao đổi kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức liên quan về thực tiễn sản xuất và nghiên cứu khoa học Với đề tài nghiên cứu khoa học theo dõi một cách chính xác và... dưỡng Khả năng sinh trưởng của gia cầm bị ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố môi trường và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng Khẩu phần ăn đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng, chăm sóc quản lý chu đáo sẽ có tác dụng tốt tăng khả năng sinh trưởng nâng cao năng suất chăn nuôi - Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng rất rõ rệt, đặc biệt là giai đoạn con Để... trong nghiên cứu này là tính trạng số luợng mà ta cân, đo, đong, đếm, được Theo Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, 1998 [] phần lớn sự thay đổi tính trạng có giá trị kinh tế của vật nuôi đều là tính trạng số lượng và phần lớn trong quá trình tiến hóa của sinh vật cũng là sự thay đổi của các tính trạng số lượng II.2 Cơ sở khoa học II.2.1 Khả năng sinh trưởng các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng . của Viện thường xuyên có rất nhiều cán bộ, giáo viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên 3 các trường thành viên của Đại học Thái Nguyên và một số chuyên gia, nghiên cứu sinh của. hội của khu vực trung du, miền núi phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Viện KHSS thực hiện các nhiệm vụ cơ bản: (1). Nghiên cứu khoa học: Các hoạt động nghiên cứu tập trung vào: Nghiên cứu. hành các kỹ năng chuyên môn thuộc một số ngành mũi nhọn của Đại học Thái Nguyên. Hướng dẫn học viên cao học và Nghiên cứu sinh làm đề tài nghiên cứu tại Viện góp phần đào tạo các bộ KH 4 có

Ngày đăng: 28/05/2014, 09:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc (1998), Giống vật nuôi, NXBNN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giống vật nuôi
Tác giả: Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc
Nhà XB: NXBNN
Năm: 1998
4. Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai (1994), Chăn nuôi gia cầm, NXBNN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chăn nuôi gia cầm
Tác giả: Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai
Nhà XB: NXBNN
Năm: 1994
5. K.F.Kushner (1969), Những cơ sở di truyền học của việc sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi, Những cơ sở di truyền chọn giống động vật, Nguyễn Ân, Trần Cừ dịch, NXB Maxcova Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cơ sở di truyền học của việc sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi, Những cơ sở di truyền chọn giống động vật
Tác giả: K.F.Kushner
Nhà XB: NXB Maxcova
Năm: 1969
6. Trần Thanh Vân (2005), Khả năng sinh trưởng của gà H’Mông lông đen nuôi trong nông hộ tại Thái Nguyên, Tập 1 Số 24 Năm 2005, tạp chí khoa học chăn nuôi thú y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khả năng sinh trưởng của gà H’Mông lông đen nuôi trong nông hộ tại Thái Nguyên
Tác giả: Trần Thanh Vân
Năm: 2005
8. Nguyễn Duy Hoan, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Thanh Sơn và Đoàn Xuân Trúc (1999), Chăn nuôi gia cầm, giáo trình dành cho Cao học, NCS ngành chăn nuôi NXB Nông Nghiệp Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chăn nuôi gia cầm
Tác giả: Nguyễn Duy Hoan, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Thanh Sơn và Đoàn Xuân Trúc
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp Hà nội
Năm: 1999
10.Ngôn Thị Hoán, Nguyễn Trọng Lạng, Cao Văn (2004), Nghiên cứu sức sản xuất, thành phần hóa sinh thịt gà lai F 1 LP x Ri và Ai Cập x Ri, Báo cáo hội thảo khoa học Toàn quốc 2004 NXBKHKT, HN, 397 – 400 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sức sản xuất, thành phần hóa sinh thịt gà lai F"1" LP x Ri và Ai Cập x Ri
Tác giả: Ngôn Thị Hoán, Nguyễn Trọng Lạng, Cao Văn
Nhà XB: NXBKHKT
Năm: 2004
11.Hoàng Toàn Thắng (2011), Tài liệu tập huấn kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho giống gà của đồng bào Mông, Viện Khoa học sống – trường Đại học Nông Lâm Thái NguyênTiếng nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho giống gà của đồng bào Mông
Tác giả: Hoàng Toàn Thắng
Năm: 2011
2. Tiêu chuẩn Việt Nam T.C.V.N.2.39,1977 3. Tiêu chuẩn Việt Nam T.C.V.N.2.40,1977 Khác
7. Trần Thanh Vân, Nguyễn Thị Thuý Mỵ, Nguyễn Văn Sinh (2006), Tình hình chăn nuôi và đặc điểm gà H’mông tại các huyện vùng cao núi Khác
9. Võ Văn Sự, Phạm Công Thiếu Ban chủ nhiệm đề tài NCPT nguồn gen quý hiếm: Gà H’mông và vịt Bầu Quỳ Khác
12.J.R.Chamber (1990), Genetic of growthand production in chicken in poultry breeding and genetics, R.D.Cawforded Elsevier Amsterdam Khác
13.J.S.Gavora (1990), Disease in poultry breeding and genetic, R.D.Cawforded Elsevier Amsterdam Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Số lượng, cơ cấu đàn gia súc, gia cầm của xã Quyết Thắng giai  đoạn 2007 – 2010 - nghiên cứu kha năng sinh sản của gà H'Mông
Bảng 1 Số lượng, cơ cấu đàn gia súc, gia cầm của xã Quyết Thắng giai đoạn 2007 – 2010 (Trang 10)
Bảng 3: Chế độ dinh dưỡng cho gà H’Mông giai đoạn gà con (0 – 9 tuần tuổi) - nghiên cứu kha năng sinh sản của gà H'Mông
Bảng 3 Chế độ dinh dưỡng cho gà H’Mông giai đoạn gà con (0 – 9 tuần tuổi) (Trang 18)
Bảng 4: Kết quả  công tác phục vụ sản xuất. - nghiên cứu kha năng sinh sản của gà H'Mông
Bảng 4 Kết quả công tác phục vụ sản xuất (Trang 25)
Bảng 5: Sơ đồ bố trí đàn gà thí nghiệm - nghiên cứu kha năng sinh sản của gà H'Mông
Bảng 5 Sơ đồ bố trí đàn gà thí nghiệm (Trang 40)
Bảng 6: Tỷ lệ nuôi sống gà thí nghiệm từ 10 – 22 tuần tuổi - nghiên cứu kha năng sinh sản của gà H'Mông
Bảng 6 Tỷ lệ nuôi sống gà thí nghiệm từ 10 – 22 tuần tuổi (Trang 42)
Bảng 7: Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm - nghiên cứu kha năng sinh sản của gà H'Mông
Bảng 7 Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm (Trang 43)
Bảng 8: Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm - nghiên cứu kha năng sinh sản của gà H'Mông
Bảng 8 Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (Trang 44)
Bảng 10: Lượng thức tiêu thụ gà thí nghiệm - nghiên cứu kha năng sinh sản của gà H'Mông
Bảng 10 Lượng thức tiêu thụ gà thí nghiệm (Trang 47)
Bảng 11: Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng  (ĐVT: Kg TA/kg tăng khối lượng) - nghiên cứu kha năng sinh sản của gà H'Mông
Bảng 11 Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng (ĐVT: Kg TA/kg tăng khối lượng) (Trang 47)
Bảng 14: Tuổi đẻ và tỷ lệ đẻ của gà Mông Tuần tuổi Số lượng - nghiên cứu kha năng sinh sản của gà H'Mông
Bảng 14 Tuổi đẻ và tỷ lệ đẻ của gà Mông Tuần tuổi Số lượng (Trang 48)
Bảng 13: Chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm (EN) Lô - nghiên cứu kha năng sinh sản của gà H'Mông
Bảng 13 Chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm (EN) Lô (Trang 48)
Bảng 12: Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm (PI) Lô - nghiên cứu kha năng sinh sản của gà H'Mông
Bảng 12 Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm (PI) Lô (Trang 48)
Bảng 14: Tình hình nhiễm bệnh qua các tuần - nghiên cứu kha năng sinh sản của gà H'Mông
Bảng 14 Tình hình nhiễm bệnh qua các tuần (Trang 49)
Bảng 15: Kết quả điều trị một số bệnh thường gặp trên gà Mông - nghiên cứu kha năng sinh sản của gà H'Mông
Bảng 15 Kết quả điều trị một số bệnh thường gặp trên gà Mông (Trang 50)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w