Nghiên cứu về gà H’Mông (Mèo)

Một phần của tài liệu nghiên cứu kha năng sinh sản của gà H'Mông (Trang 34 - 36)

II. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1 Tổng quan tài liệu

2.3.1.2. Nghiên cứu về gà H’Mông (Mèo)

Theo Võ Văn Sự, Phạm Cơng Thiếu, []: Gà H’Mơng có nguồn gốc ở các vùng núi cao có đồng bào người H’Mơng và các dân tộc thiểu số sinh sống.

Gà H’Mơng có nhiều loại hình màu lơng, tuy nhiên phổ biến là 3 màu: Hoa mơ, đen, trắng tuyền. Gà H'Mơng nhanh nhẹn, khỏe mạnh, thân hình cân đối. Đầu nhỏ, cổ lại cao, ức nở, lông dày và cặp mắt màu nâu rất linh hoạt ; chân to khỏe, cao hơn các lồi gà khác. Nó cịn mang nhiều bản tính hoang dã như: Mỏ cong, nhọn dài; thích cào bới , tìm mồi ngay cả khi chúng ăn thức ăn công nghiệp; bay khỏe và kêu rất to, một tuần tuổi đã bay là là mặt đất, đến thời gian ấp đẻ bay cao để tìm chỗ làm tổ. Đặc điểm nổi bật nhất của gà H’Mông là xương đen, thịt đen, phủ tạng đen và da ngăm đen (màu chì) chân đen 100%. Phân bố ở các tỉnh miền núi phía bắc là chính như: Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang và Nghệ An.

Qua nghiên cứu chọn lọc nhân thuần 3 thế hệ gà H’Mông (nguồn gốc từ Sơn La) tại Viện Chăn Nuôi đến nay đã gây dựng được đàn gà H’Mông giống gốc cung cấp gà bố mẹ và gà thương phẩm nuôi thịt cho người chăn nuôi mang những đặc điểm đặc trưng như ở trên.

Năng suất sinh sản của gà H’Mông:

Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên : 133 – 141 ngày Tuổi đẻ đạt 30% : 22 – 23 tuần Tuổi đẻ đạt 40% : 25 – 26 tuần Tuổi đẻ đạt đỉnh cao : 31 – 32 tuần

Khối lượng cơ thể 20 tuần tuổi : Gà trống 1423 – 1450g : Gà mái 1214 – 1250g Sản lượng trứng/mái/40 tuần đẻ : 73,81(q)

Tỷ lệ trứng giống(%) : 92 – 94%

Tỷ lệ phôi (%) : 96,42 – 96,47%

Tỷ lệ nở/tổng trứng ấp (%) : 77,83 – 79,36% Tỷ lệ nuôi sống (%) : 92,02 – 95,65 Thức ăn bình quân giai đoạn đẻ : 100 – 110g/con/ngày

Đối với gà H’Mông thương phẩm (nuôi 12 tuần tuổi)

Tỷ lệ nuôi sống (%) : 94,63 – 97,30% Khối lượng cơ thể (g) : 1090 – 1138 g/con Tiêu tốn thức ăn/kg tăng KL cơ thể (g): 2,90 – 3,21

Khi nghiên cứu khả năng sinh trưởng của gà Mèo nuôi tại nông hộ trên địa bàn tỉnh Thái Ngun thì Gà H’mơng có khả năng thích nghi cao với điều kiện ni bán chăn thả trong nông hộ tại tỉnh Thái Nguyên. Sau 12 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống đạt 95,84 %; Gà ham hoạt động và đặc tính sinh dục thứ cấp phát triển sớm; Khối lượng đạt 1206 g; Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng là 3,54 kg; chỉ số sản xuất đạt 37,89 (Trần Thanh Vân, (2005) [])

Và cũng theo Trần Thanh Vân và cộng sự (2006) [] khi điều tra tình hình chăn ni gà Mèo ở các huyện vùng núi của tỉnh Hà Giang cho thấy: Gà H’Mông chiếm tỷ lệ khá cao 13 – 24% trong cơ cấu đàn gà tại các huyện vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang. Huyện Đồng Văn có tỷ lệ cao nhất và thấp nhất tại huyện Quản Bạ, vùng núi cao nuôi nhiều hơn vùng núi thấp. Xã Lũng Táo thuộc huuyện Đồng Văn có số hộ chăn ni gà H’Mơng nhiều nhất chiếm 90% trong tổng số hộ điều tra. Số lượng gà H’Mông nuôi trong một hộ cao nhất là 50 con/ hộ, trung bình từ 4,04 – 10,27 con/ hộ. Gà H’Mơng tại Hà Giang có màu sắc lơng đa dạng, trong đó màu lơng xám chiếm tỷ lệ cao nhất 34,1% tiếp đến là màu đen 16,6%, ít nhất là màu vàng rơm 3,4%. Khối lượng cơ thể lúc 12 tuần tuổi đạt 942,96 g và lúc 24 tuần tuổi đạt 1820,92 g ở gà trống và 1400 g ở gà mái.

Đây là những kết quả đáng khích lệ góp phần thúc đẩy nghành chăn ni gà nói chung cũng như chăn ni gà Mèo nói riêng. Đồng thời các kết quả

nghiên cứu cho thấy rằng khả năng sản xuất của gà Mèo rất lớn phù hợp với chăn nuôi nông hộ, và là nguồn cung cho thị trường thực phẩm sạch.

Một phần của tài liệu nghiên cứu kha năng sinh sản của gà H'Mông (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w