SKKN: Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số huyện Sa Pa
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRẺ 5 TUỔI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
HUYỆN SA PA
Trang 23.2 Đối tượng nghiên cứu
4 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu
4.2 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
4.3 Giới hạn khách thể khảo sát
5 Giả thiết khoa học
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
7 Phương pháp nghiên cứu
8 Dự kiến đống góp mới của đề tài
PHẦN II: NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận về các biện pháp chỉ đạo của phòng
Giáo dục và Đào tạo đối với hoạt động dạy học, đảm bảo nâng cao
chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số
huyện Sa Pa
Chương 2: Thực trạng về các biện pháp chỉ đạo của phòng
Giáo dục và Đào tạo đối với hoạt động dạy học, đảm bảo nâng cao
chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số
huyện Sa Pa
Chương 3: Biện pháp chi đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ
5 tuổi vùng dân tộc thiểu số huyện Sa Pa
PHẦN III: KẾT LUẬN
Trang 3I PHẦN NỘI DUNG
I Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang thực hiện CNH, HĐH đất nước với mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Đại hội IX đã khẳng định nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH Nghị quyết Đại hội X của Đảng nhấn mạnh “ Giáo dục và Đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy CNH, HĐH đất nước” Để đáp ứng yêu cầu to lớn, cấp bách về việc phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là nâng cao chất lượng dạy học mà giáo dục Mầm non là bậc học nền tảng
Trong hệ thống Giáo dục Quốc dân, giáo dục mầm non là cấp học đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành phát triển toàn diện nhân cách con người, tạo nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông, chính vì vậy việc nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục ở cấp học này có ý nghĩa vô cùng quan trọng
Trường Mầm non là nơi có trách nhiệm tổ chức thực hiện mục tiêu kế hoạch đào tạo những thế hệ trẻ mầm non, trở thành những đứa trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển cân đối hài hòa, giàu lòng thương yêu, biết quan tâm nhường nhịn những người xung quanh, thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên, thông minh, ham hiểu biết, yêu thích cái đẹp, quý trọng cái đẹp, nhất là trẻ 5 tuổi, cần được giáo dục chăm sóc trẻ có một số kỹ năng sơ đẳng như: quan sát, ghi nhớ, so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận, phán đoán để trẻ vào trường phổ
thông, trẻ thích được đi học
Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 tuổi dân tộc thiểu số nói riêng là nhiệm vụ mục tiêu cơ bản nhất đã được nhấn mạnh trong Kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-2012 của phòng Giáo
Trang 4dục và Đào tạo Sa Pa Thực hiện được mục tiêu này là góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển Giáo dục mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Sa Pa lần thứ XXI đề ra
Giáo dục mầm non huyện Sa Pa hiện nay đã đạt được một số thành tựu về chất lượng giáo dục, chăm sóc Tuy vậy kết quả học tập của học sinh 5 tuổi các trường vùng dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều hạn chế vì đặc điểm tâm lý của trẻ thuộc các dân tộc khác nhau có nhiều điểm khác nhau, có những trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp với cô giáo và các bạn, ngược lại có những trẻ thường nhút nhát do khả năng giao tiếp bằng Tiếng việt chưa tốt dẫn đến kết quả học tập và kỹ năng sống còn hạn chế Chính vì vậy, để thực hiện quan điểm chỉ đạo của ngành Giáo dục và Đào tạo Lào Cai, giáo dục Mầm non huyện Sa Pa cần phải có hướng
đi mới, phù hợp với thực tế của huyện Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi
chọn đề tài "Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số huyện Sa Pa" để tìm ra các biện pháp chỉ đạo nâng cao chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ 5 tuổi đáp ứng yêu cầu phổ cập GDMN và thực hiện tốt yêu cầu của ngành đề ra
Trang 5Biện pháp quản lý của Phòng GD&ĐT huyện Sa Pa đối với hoạt động dạy học ở các trường Mầm non vùng dân tộc thiểu số
4 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng mẫu giáo 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số huyện Sa Pa tại các trường Mầm non, mẫu giáo vùng cao trong toàn huyện
4.2 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Đề tài được triển khai nghiên cứu trong phạm vi 17 trường Mầm non, mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số huyện Sa Pa
4.3 Giới hạn khách thể khảo sát
Tổng số: 274 người trong đó có 33 CBQL, 241 giáo viên,
5 Giả thiết khoa học
Hiện nay chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi đã có những chuyển biến rõ rệt, tuy nhiên bên cạnh đó còn một số hạn chế nhất định Trên cơ
sở đó đề xuất các biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi vùng dân tộc thiếu huyện Sa Pa
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về các biện pháp chỉ đạo của phòng Giáo dục
và Đào tạo đối với hoạt động dạy học, đảm bảo nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Sa Pa
6.2 Phân tích thực trạng về các biện pháp chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào
tạo đối với hoạt động dạy học, đảm bảo nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Sa Pa
6.3 Đề xuất các biện pháp chi đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi
vùng dân tộc thiểu số huyện Sa Pa
Trang 66.4 Khảo nghiệm và thực nghiệm biện pháp quản lý của phòng GD&ĐT đối
với hoạt động dạy học ở các trường Mầm non vùng dân tộc thiểu số huyện Sa Pa
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, khái quát hoá các tài liệu khoa học và các văn bản chỉ
đạo về giáo dục Mầm non, đặc biệt là giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi vùng dân tộc
thiểu số
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp nghiên cứu điều tra bằng các phiếu hỏi, bài tập khảo sát
chất lượng học sinh 5 tuổi
Phương pháp nghiên cứu điều tra bằng các phiếu hỏi và bài tập khảo sát nhằm
nghiên cứu thực trạng về các biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng mẫu giáo 5
tuổi vùng dân tộc thiểu số và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo của
Phòng GD&ĐT qua sự đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo, chuyên
viên phòng GD&ĐT và ở các trường Mầm non
7.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu giúp thu thập thông tin từ chính quyền địa
phương, cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh và cộng đồng
7.2.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Bằng tổng kết kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo các trường Mầm
non, mẫu giáo trong toàn huyện trong các năm vừa qua để rút ra thực trạng các
biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng và đề xuất các biện pháp chỉ đạo
mới trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục
trẻ mẫu giáo 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số nói riêng
7.3 Nhóm phương pháp sử lý số liệu
Sử dụng được các công thức toán thống kê để xử lý các số liệu đã thu thập
được cho đề tài và đo nghiệm kết quả học tập của trẻ
8 Dự kiến đóng góp mới của đề tài
Trang 7Đề xuất các biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng mẫu giáo 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số góp phần phát triển giáo dục Mầm non nói chung và giáo dục Mầm non vùng cao nói riêng
B PHẦN NỘI DUNG Chương I Cơ sở lý luận về quản lý, các biện pháp chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào tạo đối với hoạt động dạy học, đảm bảo nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Sa Pa
1.1 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quản lý giáo dục là một lĩnh vực thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý giáo dục Và trong đó, công tác quản lý hoạt động dạy học được chú trọng nghiên cứu nhiều hơn, mỗi công trình nghiên cứu lại được tiếp cận dưới một góc độ khác nhau Có công trình nghiên cứu các biện pháp quản lý theo hướng quan tâm đến địa bàn nghiên cứu, có công trình lại nghiên cứu các nội dung khác nhau của quản lý dạy học như: công tác quản lý hoạt động dạy của giáo viên; công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh; quản lý các hoạt động hỗ trợ dạy học; quản lý công tác kiểm tra, đánh giá học sinh;
Tìm hiểu các công trình nghiên cứu về công tác quản lý hoạt động dạy học trong các nhà trường nhìn theo góc độ chủ thể quản lý của hoạt động dạy học ta
có thể chia các công trình đó theo 2 hướng sau đây: Nghiên cứu quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng và nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học của Phòng Giáo dục - Đào tạo
Qua tìm hiểu về các công trình nghiên cứu, các tài liệu viết về các biện pháp quản lý của Phòng Giáo dục - Đào tạo, thấy rằng đây là một lĩnh vực bắt đầu thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Nội dung các công trình nghiên cứu khá đa dạng, đề cập tới nhiều lĩnh vực quản lý khác nhau như: quản lý nâng cao
Trang 8chất lượng đội ngũ giáo viên; phát triển đội ngũ giáo viên; công tác xã hội hóa giáo dục; công tác phổ cập giáo dục Các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học mà chủ thể là Phòng Giáo dục - Đào tạo chủ yếu là của các cấp học khác,
đề tài về giáo dục mầm non còn ít
Hiện nay trên địa bàn huyện Sa Pa vấn đề tìm biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số đang là vấn đề cấp thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi Chúng tôi chọn đề tài này nghiên cứu nhằm tìm ra các biện pháp thiết thực áp dụng vào công tác quản lý của Phòng Giáo dục - Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số huyện Sa Pa
1.2 Khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Quản lý
1.2.1.1 Khái niệm quản lý
Quản lý là hoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích
1.2.1.2 Chức năng quản lý
Chức năng cơ bản của quản lý gồm các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra Các chức năng này có tác động qua lại, gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý thông qua việc sử dụng những công cụ và phương pháp mang tính đặc thù nhằm đạt mục tiêu chung của hệ thống
1.2.2 Quản lý giáo dục
1.2.2.1 Khái niệm quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng giáo dục và hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội
1.2.2.2.Các nguyên tắc quản lý giáo dục
Trang 9Nguyên tắc quản lý giáo dục là những luận điểm cơ bản, những yêu cầu, những tiêu chuẩn chỉ đạo cho việc xây dựng và tổ chức hoạt động của các cơ quan quản lý giáo dục
Nguyên tắc quản lý giáo dục là những tiêu chuẩn, quy tắc cơ bản, nền tảng, những yêu cầu, những luận điểm cơ bản cần phải tuân theo trong tổ chức và hoạt động quản lý giáo dục nhằm đạt được mục tiêu phát triển giáo dục đã đề ra
Yêu cầu của các nguyên tắc quản lí:
Các nguyên tắc do con người đặt ra nhưng không phải do sự suy nghĩ chủ quan, mà phải tuân thủ các đòi hỏi khách quan như: Nguyên tắc phải thể hiện được yêu cầu của các quy luật khách quan, phải phù hợp với mục tiêu của quản
lý, phải phản ánh đúng đắn tính chất và các quan hệ quản lý, phải đảm bảo tính hệ thống, tính nhất quán và phải được đảm bảo bằng pháp luật Có thể gộp lại thành
ba nhóm có quan hệ với nhau:
Nhóm thứ nhất: những nguyên tắc chính trị-xã hội: Đây là nhóm nguyên tắc
chung biểu thị những đặc điểm chính trị, biểu thị tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong hoạt động quản lý giáo dục, đồng thời phản ánh các quy luật, các quan hệ và quá trình khách quan của giáo dục và quản lý giáo dục
Nhóm thứ hai: những nguyên tắc về tổ chức quản lý giáo dục
Những nguyên tắc này bao gồm: thống nhất trong hệ thống quản lý; kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ; kết hợp tập thể, cá nhân, chế độ thủ trưởng; tổ chức quản lý cán bộ
Các nguyên tắc này phản ánh việc tổ chức của chủ thể quản lý giáo dục, tức
là phản ánh sự tổ chức bên trong của chủ thể quản lý Đó là các nguyên tắc xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục ở tất cả các cấp quản lý
Nhóm thứ ba: những nguyên tắc về hoạt động quản lý giáo dục
Trang 10Những nguyên tắc này bao gồm: hiệu quả quản lý; kết hợp các lợi ích; chuyên môn hóa; phối hợp các phương pháp quản lý
Đây là những nguyên tắc phản ánh hoạt động quản lý của toàn bộ bộ máy quản lý cũng như của từng cán bộ quản lý giáo dục Các nguyên tắc này đều có quan hệ, tác động lẫn nhau Chúng đề cập đến việc tổ chức cụ thể hoạt động quản
lý hay là lao động quản lý của cơ quan hay cán bộ quản lý giáo dục
Kết hợp Nhà nước và nhân dân Tập trung dân chủ
Pháp chế XHCN
Thống nhất trong hệ thống quản lý
Kết hợp QL theo ngành và lãnh thổ
Kết hợp tập thể, cá nhân, chế độ thủ trưởng
Tổ chức quản lý cán bộ
Hiệu quả quản lý
Kết hợp các lợi ích
Chuyên môn hóa
Phối hợp các PPQL
Tính Đảng, tính giai cấp
1.2.3 Hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học ở trường Mầm non
1.2.3.1 Hoạt động dạy học
Dạy học là quá trình mà trong đó dưới sự tổ chức, điều khiển, lãnh đạo của người giáo viên làm cho người học tự giác, tích cực, chủ động tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức – học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy
1.2.3.2 Quản lý hoạt động dạy học trong các trường Mầm non
Trang 11Hoạt động giáo dục trẻ bao gồm hoạt động chơi, hoạt động học, hoạt động lao động,hoạt động ngày lễ , ngày hội
Quản lý hoạt động dạy học trong trường mầm non là quản lý việc thực hiện chương trình Chăm sóc - giáo dục trẻ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
1.3 Đặc điểm hoạt động dạy học trong các trường Mầm non vùng dân tộc thiểu số của Phòng Giáo dục và Đào tạo
1.3.1 Đặc điểm về tâm lý
Trẻ mầm non hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi, sự phát triển tâm lý của trẻ phụ thuộc vào môi trường sống và môi trường giáo dục Môi trường sống khác nhau, điều kiện sống khác nhau tạo ra những hứng thú, phẩm chất, nhân cách, trình độ phát triển không như nhau Đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 tuổi khi trẻ
đã được phát triển toàn diện về cả thể chất và tình thần, lúc này trẻ thích khám phá môi trường xung quanh, thích tự mình làm những công việc để giúp đỡ người lớn Biết phân biệt đâu là hoạt động vui chơi, đâu là hoạt động học tập
Trẻ 5 tuổi dường như lớn hẳn lên trên nhiều phương diện, trẻ 5 tuổi thích khám phá những điều mới lạ nhưng khác trẻ 4 tuổi là chúng có thể kiên trì luyện tập để thành thục hơn Ví dụ khi vẽ một cái cầu vồng, một ngôi nhà hay tự họa chân dung, chúng có thể cố gắng vẽ đến khi nhìn được bức tranh như chúng muốn
Một số trẻ trước khi chơi, trẻ thường chuẩn bị các đạo cụ để đảm bảo câu chuyện được diễn ra theo một trình tự hợp lý Trẻ 5 tuổi thích dùng và diễn giải các ký hiệu, biểu tượng Chúng có thể hình dung ra trong đầu những vấn đề đơn giản và có thể nắm bắt khái niệm cộng trừ, dù có thể chúng phải xòe tay ra đếm trước khi trả lời Trẻ ở độ tuổi này rất có thể tự lập kế hoạch vui chơi trước Chúng chọn bạn bè tham gia trò chơi dựa trên tiêu chí cùng chung sở thích Những đứa trẻ thích các trò chơi năng động sẽ chọn chơi các trò leo trèo, chạy và đuổi bắt, chơi bóng Những đứa trẻ thích các trò chơi tĩnh hơn thì sẽ chơi cát, tìm
Trang 12côn trùng các trò chơi dân gian, chơi đóng kịch hoặc tụm lại trò chuyện với một bạn khác
1.3.3 Đặc điểm về ngôn ngữ
Trẻ 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số khi đến trường đa số trẻ học ở các điểm trường lẻ tại các thôn bản vùng cao vốn tiếng Việt của trẻ khoảng 30 đến 50 từ nên ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp với cô và quá trình tiếp thu kiến thức của trẻ Trẻ biết sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày và giao tiếp với mọi người xung quanh, biết bày tỏ cảm xúc của mình về các sự vật hiện tượng xung quanh và biết trả lời các câu hỏi
1.3.4 Đặc điểm về địa bàn, địa hình
Sa Pa là huyện gồm 17/18 xã thuộc diện khó khăn và đặc biệt khó khăn Địa hình kéo dài và hiểm trở, đường giao thông đi lại còn nhiều khó khăn Trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng trong huyện, hay giữa các thôn bản trong một xã nên việc phát triển giáo dục gặp không ít khó khăn
Địa bàn rộng, các điểm trường lẻ ở xa trung tâm xã thời gian tập trung giáo viên ở điểm trường chính để họp Hội đồng, sinh hoạt chuyên môn gặp nhiều khó khăn
1.3.5 Môi trường giao tiếp của giáo viên và học sinh
Trẻ đến trường được giao tiếp với các bạn, với cô giáo Do đặc điểm là vùng dân tộc thiểu số nên môi trường để trẻ giao tiếp không rộng, chỉ dùng lại ở giáo
Trang 13tiếp với cô và các bạn Trẻ ít được tiếp xúc với môi trường tự nhiên và xã hội rộng lớn nhu những trẻ ở vùng thuận lợi
1.3.6 Đội ngũ giáo viên
Đội ngũ giáo viên chuẩn về trình độ đào tạo, yêu nghề, mến trẻ và có kiến thức cơ bản về giáo dục Mầm non Một số giáo viên là người địa phương nên thuận tiện trong quá trình giao tiếp giữa cô và trẻ
Đa số giáo viên nhiệt tình với công việc và tích cực tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn đó là điều kiện để phát triển giáo dục toàn diện cho trẻ Thường xuyên được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục
Bên cạnh đó còn một số giáo viên ban đầu chưa biết tiếng địa phương nên gặp khó khăn trong quá trình giáo tiếp, dạy trẻ khi ở trường
1.4.Quản lý hoạt động nâng cao chất lượng mẫu giáo 5 tuổi tại các trường mầm non vùng dân tộc thiểu số huyện Sa Pa
1.4.1 Vị trí, chức năng của phòng Giáo dục và Đào tạo
Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện,
có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: Mục tiêu, chương trình và nội dung và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; Tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp
văn bằng, chứng chỉ; đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo
Phòng Giáo dục và Đào tạo có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo
Trang 14Chỉ đạo trực tiếp hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ tại tất cả các trường Mầm non, mẫu giáo trong toàn huyện
1.4.2 Nội dung quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với hoạt động dạy học ở các trường Mầm non
a Mục tiêu:
Nâng cao chất lượng giáo dục, chỉ đạo các nhà trường đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động học tập giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một
Thực hiện chương trình Chăm sóc - giáo dục trẻ theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số, góp phần phát triển giáo dục vùng cao
b Nội dung - Chương trình: Hoạt động dạy học ở trường mầm non bao gồm
2 nội dung chính
Một là: Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ
+ Tổ chức ăn, ngủ, vệ sinh cho trẻ khi trẻ ở trường
+ Chăm sóc sức khoẻ , tổ chức khám sức khoẻ định kì cho trẻ theo quy định, theo dõi quá trình phát triển thể lực của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng đồng thời có
kế hoạch của thiện dinh dưỡng cho những trẻ suy dinh dưỡng, kết hợp với việc tuyên truyền cho phụ huynh về cách chăm sóc trẻ tại nhà
+ Phòng và xử lý một số tai nạn thường gặp ở trẻ khi trẻ ở trường
+ Bảo vệ an toàn cho trẻ bằng cách tạo môi trường học tập an toàn về thể lực, sức khoẻ, tâm lí và tính mạng
Hai là: Giáo dục phát triển
- Đảm bảo cho trẻ phát triển theo 5 lĩnh vực