1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vấn đề quản lý thuế GTGT tại việt nam hiện nay

40 423 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 549,28 KB

Nội dung

các vấn đề về quản lý thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay

LỜI MỞ ĐẦU Trong cơ chế thị trường, thuế được nhìn nhận là một công cụ hữu hiệu của Nhà nước để điều tiết nền kinh tế. Thuế vừa đáp ứng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, vừa thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, khuyến khích đầu tư đồng thời đảm bảo công bằng xã hội. Trong đó, thuế doanh thu được áp dụng từ ngày 01 tháng 10 năm 1990 nhằm thay thế chế độ thu quốc doanh đối với kinh tế quốc doanh vàmootj số loại thuế trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Thuế doanh thu được áp dụng rộng rãi với mọi ngành nghề, mọi hình thức kinh doanh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, thuế doanh thu đã bộc lộ một số nhược điểm. Đặc biệt, việc tính thuế trên toàn bộ doanh thu qua từng khâu lưu chuyển hàng hóa, từ sản xuất, bán buôn, đến bán lẻ đã ảnh hưởng không tốt đến giá cả và sản xuất kinh doanh. Cùng một mặt hàng nếu được tổ chức sản xuất và lưu thông qua ít khâu thì tổng số thuế phải nộp sẽ ít hơn so với việc được tổ chức qua nhiều khâu. Điều này là không phù hợp với cơ chế thị trường và kinh tế chuyên môn hóa cao. Trước những đòi hỏi của thực tiễn, nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ đổi mới kinh tế xã hội, hệ thống thuế đã được cải tiến một cách đồng bộ nhằm đáp ứng những đòi hỏi của nền kinh tế. Một trong những sụ kiện quan trọng của công cuộc cải cách thuế là việc xay dựng và ban hành luật thuế GTGT thay cho luật thuế doanh thu. Việc áp dụng thuế GTGT đã góp phần tăng thu ngân sách nhà nước và đóng góp tích cực vào quá trình hiện đại hóa ngành thuế cũng như quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Để được như vậy, đòi hỏi phải triển khai công tác thu thuế trên thực tiễn. Cũng như nhiều sắc thuế khác, việc triển khai công tác thu thuế trên thực tiễn bên cạnh những thành tựu còn có nhiều hạn chế cần khắc phục. Do đó, nhóm 8 xin lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “Nội dung quản thu thuế GTGT. Liên hệ với thực tiễn quản thu thuế GTGTViệt Nam hiện nay”. Đây là một đề tài có ý nghĩa thiết thực và hữu ích, cần được nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc. NỘI DUNG Phần 1: Những vấn đề cơ bản về thuế GTGTquản thuế GTGTViệt Nam. 1.1 Những vấn đề cơ bản về thuế GTGTquản thuế GTGTViệt Nam. 1.1.1 Thuế a. Khái niệm Có nhiểu quan niệm khác nhau về thuế, tùy thuộc về các lĩnh vực, góc độ nghiên cứu khác nhau. Mác viết: “Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy Nhà nước, là thủ đoạn đơn giản để kho bạc thu được tiền của người dân để dùng vào việc chi tiêu của Nhà nước” Theo các tác giả giáo trình Luật thuế, Đại học Luật Hà Nội: “Thuế là khoản nộp mang tính chất bắt buộc mà các tổ chức và cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi có đủ các điều kiện nhất định”. Tuy nhiên, theo góc độ quản tài chính công, “thuế là một hình thức động viên bắt buộc của Nhà nước theo luật định, thuộc phạm trù phân phối, nhằm tập trung một bộ phận thu nhập của các thể nhân và pháp nhân vào ngân sách Nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và phục vụ lợi ích công cộng”. b. Đặc điểm của thuế: • Thuế là khoản động viên bắt buộc phi hình sự, gắn liền với quyền lực của Nhà nước. Tính bắt buộc xuất phát từ việc Nhà nước là người cung ứng phần lớn hàng hóa công cộng cho xã hội. Ít có người dân nào tự nguyện trả tiền cho việc hưởng thụ hàng hóa công cộng do nhà nước đầu tư cung cấp như quốc phòng, môi trường, pháp luật, vệ sinh… Vì vậy, để đảm bảo nhu cầu chi tiêu công cộng ấy, Nhà nước phải sử dụng quyền lực của mình để các tổ chức và cá nhân phải nộp thuế cho Nhà nước. Đối tượng nộp thuế không có quyền trốn thuế hoặc mong muốn tự mình ấn định hay thỏa thuận mức đóng góp của mình. Những đối tượng nộp thuế vi phạm luật sẽ bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử vi phạm hoặc cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật để buộc họ phải làm tròn nghĩa vụ nộp thuế. • Thuế mang tính chất không hoàn trả trực tiếp, không mang tính đối giá. Khác với phí và lệ phí, thuế không hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế (tuy nhiên, một phần thuế được hoàn trả gián tiếp cho người nộp thuế thông qua các khoản phúc lợi xã hội, phúc lợi công cộng) Thuế được thu nhằm đáp ứng mọi nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, nên thuế không có đối khoản cụ thể. Điều này thể hiện rõ ở chỗ nguồn thu từ mỗi loại thuế không được quy định gắn với mục đích chi tiêu cụ thể, mà đều được sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu chung của Nhà nước trong quá trinh thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội hay công cụ quản nền kinh tế vĩ mô. • Thuế là hình thức phân phối lại, gắn chặt với các hoạt động kinh tế của Nhà nước Thuế là sự huy động một bộ phận thu nhập quốc dân dưới hình thức tiền tệ vào NSNN. Phần lớn thuế đánh trên hàng hóa và thu nhập. Người có thu nhập cao và chi tiêu cho nhiều hàng hóa hơn là người nộp thuế nhiều hơn. Số tiền này sau đó lại được Nhà nước chi tiêu vào hàng hóa công cộng, trợ cấp hưu trí, y tế,…tạo ra tính công bằng tương đối cho xã hội. 1.1.2. Thuế giá trị gia tăng (VAT) a. Khái niệm Trước khi thuế giá trị gia tăng ra đời, nước ta đã áp dụng thuế doanh thu. Đây là một loại thuế bị thu trùng ở nhiều giai đoạn khác nhau, từ sản xuất đến tiêu dùng. Từ đó, để hạn chế việc tính trùng thuế ở các giai đoạn, thuế GTGT đã ra đời. Thuế GTGT là loại thuế gián thu đánh vào giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ nhằm động viên một phần thu nhập của người dân vào ngân sách nhà nước b. Đặc điểm • Thuế GTGT là loại thuế gián thu Thuế GTGT là loại thuế đánh trực tiếp vào đối tượng tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, là một yếu tố cấu thành giá cả hàng hóa và dịch vụ, được cộng thêm vào giá bán của người cung cấp. • Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lắp Thuế GTGT đánh vào GTGT của hàng hóa, dịch vụ phát sinh ở các giai đoạn từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ đó. Tổng số thuế GTGT thu được ở tất cả các giai đoạn sẽ bằng số thuế GTGT tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng • Thuế GTGT có tính trung lập cao Thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế, do người nộp thuế chỉ là người “thay mặt” người tiêu dùng nộp hộ khoản thuế này vào NSNN. Do đó, thuế GTGT không phải là yếu tố của chi phí sản xuất mà chỉ đơn thuần là một khoản thu được cộng thêm vào giá bán hàng hóa. Thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia quá trình sản xuất kinh doanh, bởi tổng số thuế ở tất cả các giai đoạn luôn bằng số thuế tính trên giá bán cuối cùng, bất kể số giai đoạn nhiều hay ít. • Thuế GTGT có tính chất lũy thoái so với thu nhập Thuế GTGT đánh vào hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Người chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng. Người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ không phân biệt thu nhập cao hay thấp đều phài trả số thuế như nhau • Thuế GTGT có tính lãnh thổ Thuế GTGT chỉ đánh vào hoạt động tiêu dùng diễn ra trong phạm vi lãnh thổ, không đánh vào phạm vi tiêu dùng ngoài lãnh thổ. Đặc điểm này tạo nên sự công bằng trong những giao dịch quốc tế thông qua việc không thu thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và đánh thuế đối với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu. 1.1.2.2 Các nội dung cơ bản của thế GTGT nước ta 1.1.2.2.1 Đối tượng chịu thuế: Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hóa dịch vụ (HHDV) dung cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam( bao gồm cả HHDV mua của các tổ chức cá nhân ở nước ngoài) trừ đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT (29 trường hợp) Đối với hàng hóa dịch vụ do cơ sở sản xuất- kinh doanh bán ra là giá bán chua có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB là giá bán đã có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng thuế nhập khẩu (nếu có) cộng thuế TTĐB( nếu có). Đối với dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân nước ngoài là giá thanh toán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài chưa có thuế giá trị gia tăng Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ ,biếu tặng (trừ trường hợp hàng hóa, dịch vụ luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản lượng, kinh doanh không phải tính, nộp thuế GTGT) là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các loại hoạt động này Đối với hàng hóa bán theo theo phương thức trả góp, giá tính thuế là giá bán chưa có thuế trả tiền một lần của hàng hóa đó, không tính theo số tiền trả góp từng kỳ. Đối với hoạt động cho thuê tài sản, không phân biệt loại tài sản và hình thức cho thuê, giá tính thuế là giá cho thuê chư có thuế. Trường hợp cho thuê theo theo hình thức trả tiền từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì giá tính thuế là tiền thuê chưa có thuế giá trị GTGT trả từng kỳ hoặc trả trước. Đối với các hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hóa, dịch vụ hưởng hoa hồng , giá chưa có thuế làm căn cứ tính thuế là tiền hoa hồng thu từ các hoạt này. Đối với gia công hàng hóa là giá gia công chưa có thuế(bao gồm tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác để gia công) Đối với loại hàng hóa, dịch vụ đặc thù được dùng loại chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGTthì giá chưa có thuế được xác định như sau: Gía tính thuế = Gía có thuế / (1+ % thuế suất của hàng hóa- dịch vụ đó) Thời điểm xác định giá tính thuế GTGT là thời điểm cơ sở kinh doanh đã chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa, dịch vụ( đối với trường hợp xây dựng , lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, khối lượng xây dựng lắp đặt hoàn thành) không phân biệt đã thu được tiềm hay chưa thu được tiền. 1.1.2.2.2 Thuế suất Điều 7 Nghị định số 158/2003/NĐ-CP quy định hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu gia công xuất khẩu được hưởng thuế xuất 0%, 21 loại hàng hóa, dịch vụ hưởng thuế suất 5%. Còn lại đa số các ngành nghê kinh doanh hàng hóa dịch vụ đều chịu thuế suất 10%. Việc quy định ít mức thuế suất như trên tạo điều kieennj thuận lợi cho việc tính thuế cũng như kiểm soát công tác thu nộp thuế, thể hiện rõ tính ưu việt của thuế GTGT so với thuế doanh thu. Phương pháp tính thuế Có 2 phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính thuế trực tiếp trên thuế GTGT 1, Phương pháp khấu trừ thuế a, Đối tượng áp dụng: Các đơn vị tổ chức KD, DN thành lập theo luật DN, Luật HTX, DN có vốn đầu tư nước ngoài và những đơn vị, tổ chức kinh doanh khác đã thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, HĐ, Ctừ. b, Điều kiện về hóa đơn chứng từ: Sử dụng hóa đơn GTGT Phải ghi đầy đủ, đúng nội dung quy định bao gồm cả khoản phụ thu, phí thu thêm (nếu có) c, Cách tính: Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Thuế GTGT đầu ra = Gía thanh toán ghi trên hóa đơn × thuế suất thuế GTGT ( Trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT mà hóa đơn GTGT không ghi khoản thuế GTGT) Thuế GTGT đầu vào được khấu trù bao gồm: • Tổng số thuế GTGTtrên hóa đơn GTGT hợp lệ khi mua hàng hóa, dịch vụ và tài sản cố định phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT • Tổng số thuế GTGT trên chứng từ nộp thuế GTGT khi nhập khẩu hàng hóa • Số thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTG Cơ sở không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các trường hợp: • Hóa đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: không ghi thuế ( trù trường hợp dùng chứng từ đặc thù); không ghi hoặc có ghi không đúng tên, địa chỉ, mã số thuế. • Hóa đơn chứng từ giả, bị tẩy xóa • Hóa đơn ghi giá trị cao hơn giá trị của hàng hóa dịch vụ • Các khoản thanh toán có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên mà không thanh toán qua ngân hàng 2, Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng a, Đối tượng áp dụng: Các tổ chức các nhân chưa thực hiện đầy đủ về điều kiện về kế tóan hóa đơn, chứng từ để tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Các cơ sở kinh doanh mua bán vàng bạc đá quý ngoại tệ b, Điều kiện về hóa đơn, chứng từ: Sử dụng hóa đơn bán hàng c, Cách tính : Thuế GTGT phải nộp = GTGTcủa hàng hóa thuộc diện chịu thuế GTGT (×) Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó. Trong đó GTGT của hàng hóa dịch vụ được xác định như sau: GTGT của hàng hóa dịch vụ= Gía thanh toán của hàng hóa bán ra trong kỳ (×) giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ mua vào tương ứng Lưu ý: Trường hợp hàng hóa, dịch vụ DN phải nộp thuế gián thu như thuế TTĐB, thuế XK thì khi xác định GTGT phải trừ đi thuế gián thu đã nộp của hàng hóa dịch vụ đó. 1.1.2.2.3 Kê khai và nộp thuế GTGT a, Đăng kí nộp thuế GTGT Tất cả các cơ sở KD thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo qui định của Luật thuế GTGT đều phải đăng ký với cơ quan thuế nơi cơ sở kinh doanh về các nội dung và các chỉ tiêu lien quan thao hướng dẫn của cơ quan thuế. b, Kê khai thuế GTGT Các cơ sở KD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT phải lập và gửi cho cơ quan thuế tờ khai tính thuế GTGT từng tháng kèm theo bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán theo mẫu qui định. Thời gian gửi tờ khai của tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo. c, Nộp thuế GTGT Đối tượng nộp thuế GTGT có trách nhiệm nọp thuế GTGT đầy đủ, đúng hạn vào ngân sách nhà nước. Trình tự thủ tục nộp thuế thực hiện như sau: Cơ sở KD nộp thuế theo phương pháp khẩu trừ thuế sau khi nộp tơ khai thuế GTGT cho cơ quan hải quan thuế phải nộp thuế GTGT vào NSNN. Thời hạn nộp thuế của tháng chậm nhất không quá 20 ngày của tháng tiếp theo. Đối với cơ sở kinh doanh có mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng làm thủ tục nộp thuế bằng giấy nộp tiền vào NSNN, thời hạn nộp thuế vào NSNN được tính từ ngày ngân hàng nhận và làm thủ tục trích chuyển tiền từ tài khoản của cơ sở vào NSNN. Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế bằng tiền mặt thời hạn nộp thuế vào NSNN là ngày cơ quanKB hoặc cơ quan thuế nhận tiền thuế. Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm nộp số thuế GTGT còn thiếu vào NSNN sau 10 ngày kể tư ngày nộp báo cáo quyết toán thuế, nếu nộp thừa được trừ vào thuế phải nộp của kỳ tiếp theo, hoặc được hoàn thuế nếu cơ sở thược đối tượng được hoàn thuế. Tổ chức, cá nhân( hộ) KD nộp thuế GTGT theo phương pp tính trực tiếp trên GTGT có kê khai và thực hiện nộp thuế theo thong báo thuế của cơ quan thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất không quá 20 ngày của tháng tiếp theo. Đối với cá nhân( hộ) KD nộp thuế theo mức khoán ổn định thì thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan quản trực tiếp cá nhân( hộ ) KD Cơ sở KD và người NK hàng hóa phải nộp thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu theo từng lần nhập khẩu. Thời hạn thông báo và thời hạn nộp thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo thời hạn thông báo nộp thuế NK Khi nộp thuế , Cơ sở kinh doanh được cơ quan thuế hoặc cơ quan KBNN cấp biên lai thu thuế hoặc chứng từ xác nhận việc đã thu thuế cho người nộp thuế bằng biên lai, chứng từ do bộ Tài chính thống nhất phát hành. Cơ quan Thuế có trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra các cơ sở KD thực hiện chế độ sổ sách, ghi chép kế toán hạch toán rõ ràng số thuế GTGTtrên hóa đơn chứng từ để làm căn cứ tính số thuế GTGT phải nộp và số thuế GTGT được khấu trừ. Trong một kỳ tính thuế, nếu cơ sở KD có số thuế nộp thừa kỳ trước được trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo, nếu kỳ trước nộp thiếu thuế thì phải nộp đủ số thuế thiếu kỳ trước, không chậm hơn nộp số thuế phải nộp kỳ này. Thuế GTGT nộp vào NSNN bằng đồng Việt Nam. c, Hoàn thuế GTGT CSKD nộp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo PPKT được xét hoàn thuế trong một số trường hợp: CSKD trong 3 tháng liên tục trở lên có số lũy kế đầu vào chưa được khấu trừ hết. CSKD trong tháng có hàng XK nếu có VAT đầu vào của hàng XK trong tháng chưa được khấu trừ từ 200 triệu trở lên CSKD đầu tư mới đã ĐKKD, đăng ký nộp thuế theo PPKT có dự án đầu tư của CS đang trong giai đoạn đầu tư, chưa hoạt động chưa đăng ký kinh doanh. CSKD quyết toán thuế khi sát nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản , chuyển đổi sở hữu… có số thuế GTGT nộp thừa, số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết CSKD được hoàn thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Hoàn thuế GTGT đã trả đối với các dự án sử dụng vốn ODA. Tổ chức ở Việt Nam sử dụng vốn tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của tổ chức nước ngoài để mua hàng hóa tại Việt Nam để viện trợ. Đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo pháp lệnh về ưu đãi miễn trừ ngoại giao. 1.1.2.3 Vai trò của thuế GTGT Thuế GTGT là một trong những thuế tạo nguồn thu quan trongjtrong NSNN của quốc gia Thuế GTGT góp phần khuyến khích chuyên môn hóa, hợp tác hóa sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng hạ giá thành sản phẩm Thuế GTGT có tác dụng khuyến khích xuất khẩu hàng hóa. Thuế GTGT góp phần thúc đẩy các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện tốt chế đọ kế toán. 1.2. Công tác quản thu thuế GTGTViệt Nam 1.2.1. Công tác quản thu thuế 1.2.1.1. Khái niệm Quản thu thuế là những biện pháp nghiệp vụ do cơ quan có chức năng thu ngân sách nhà nước thực hiện. Đặt ra thuế là đặc quyền thuộc Nhà Nước. Lập kế hoạch thu, tổ chức thu thuế, kiểm tra, thanh tra và xử phạt hành thuế đương nhiên là những nghiệp vụ nội hàm đặc quyền đó. Chúng được gọi chung một tên là quản thu thuế. Có thể hiểu đơn giản đấy là những hoạt động thường xuyên của cơ quan thu hướng về phía đối tượng nộp nhằm đảm bảo thu thuế đầy đủ, kịp thời và đúng luật định. Đặc biệt, khi hiểu biết chung của toàn xã hội về ý nghĩa và vai trò của thuế ngày càng tăng thì càng đòi hỏi bộ máy quản thu thuế hoàn thiện tính chuyên nghiệp và hợp tác thân thiện với đối tượng nộp thuế. Nộp thuế trở thành hành vị thể hiện quyền công dân. Quản thu thuế phải góp phần hỗ trợ công dân thực thu quyền và nghĩa vụ của mình. • Mục tiêu của quản thu thuế: Đảm bảo kế hoạch thu ngân sách NN một cách đầy đủ và kịp thời. Nâng cao mặt bằng nhận thức của dân chúng và cả bộ phận nhân viên thuế về vai trò của thuế đối với đời sống kinh tế- xã hội của đất nước. Thực hiện tốt nhất dự toán thuế đã được các cơ quan quyền lực NN quyết định . Bảo đảm các văn bản pháp luật về thuế được thực thi một cách nghiêm chỉnh trong thực tiễn đời sống xã hội. Phát huy được vai trò tích cực của thuế trong điều chỉnh vĩ mô các hoạt động KT-XH [...]... tác quản thuế GTGT 1.2.2.1 Khái niệm, nguyên tắc quản thu thuế GTGT a Khái niệm: Công tác quản thuế GTGT là hoạt động của cơ quan thuế nhằm mục đích chủ yếu là đảm bảo nguồn thu thuế GTGT cho Ngân sách Nhà nước, góp phần phát huy tốt hơn vai trò của luật thuế GTGT Do điều kiện kinh tế xã hội khác nhau nên thuế GTGT được áp dụng ở các quốc gia cũng có điểm khác nhau, vì vậy công tác quản thuế. .. hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay, do đó công tác quản thu thuế còn gặp nhiều vấn đề khó khăn, hạn chế Vì vậy cần phải tăng cường hiệu quả công tác quản thu thuế GTGT cũng như tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của người dân để công tác nộp thuế ngày càng được hoàn thiện hơn b Nội dung quản thu thuế GTGT: 1 Ðăng ký nộp thuế: Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng kể cả... tránh tình trạng thất thoát nguồn thu thuế đặc biệt từ thuế giá trị gia tăng, để làm sao chúng ta đạt được hiệu quả nhất trong công tác thu thuế 2.1.3.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản thu thuế ở nước ta hiện nay: 2.2 Thực trạng quản thu thuế GTGTViệt Nam giai đoạn 2010-2013 Với bản chất là loại thuế tiêu dùng, thuế GTGT vẫn tiếp tục phát huy vai trò là loại thuế có số thu đóng góp vào Ngân sách... yêu cầu quản thu thuế GTGT Trong quản thuế GTGT, ngoài 3 mục tiêu chung về quản thuế là: - Tập trung và huy động nguồn thu cho NSNN không ngừng phát triển và nuôi dưỡng nguồn thu Thuế chiếm trên 90% nguồn thu của NSNN, do vậy cần phải quán triệt công tác quản thuế để đảm bảo cho Nhà nước thự hiện - được chức năng của mình và hạn chế thâm hụt ngân sách Phát huy tốt nhất vai trò của thuế: Vai... dung quản thu thuế GTGT a Vai trò: Trong nền kinh tế hiện đại, thuế không chỉ là công cụ đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước mà còn là một công cụ quan trọng để Nhà nước có thể quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế Đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, ở Việt Nam theo thống kê của tổng cục thuế thì trên 90% NSNN là từ thuế, đặc biệt là thuế GTGT Thuế GTGT. .. đăng ký đối tượng nộp thuế và trên cơ sở đó tiến hành quản và thu thuế đối với đối tượng này Có 2 phương thức đăng ký đối tượng nộp thuế thường được áp dụng: đăng ký đối tượng nộp thuế theo phương thức thủ công và phương thức quản bằng mạng vi tính 2.2.2 Quản căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế là giá tính thuếthuế suất, song thực tiễn thực thi nghĩa vụ thuế GTGT, giá tính thuế được phản ánh... dịch vụ đặc biết là xuất khẩu Đơn giản hóa chính sách, tăng cường tính trung lập của thuế YÊU CẦU CHÍNH LÀ NGUYÊN TẮC Phần 2; Thực trang quản thu thuế GTGTviệt Nam hiện nay 2.1 Tình hình phát triển kinh tế ở việt nam giai đoạn 2010-2013 ảnh hưởng đến công tác quản thu thuế Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng bất ổn khá nghiêm trọng, đặc biệt là giai đoạn 2010- 2012 Nguyên... là một loại thuế tiến hộ, điều tiết rộng rãi hầu hết mọi đối tượng trong nhân dân, thuế GTGT có vai trò rất to lớn trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội Vì vậy, công tác quản thu thuế GTGT mặc nhiên trở thành mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia Sau 15năm thi hành luật thuế GTGT (luật thuế GTGTViệt Nam có hiệu lực từ ngày 1/1/1999), bên cạnh những thành tựu đạt được còn vấn đề bất cập:... phá sản có số thuế nộp thừa + Cơ sở kinh doanh có quyết định xử hoàn thuế cuả cơ quan có thẩm quyền theo quy định cuả pháp luật Ðể giải quyết hoàn thuế, cơ sở kinh doanh phải gửi đơn đề nghị kèm theo hồ sơ xin hoàn thuế tới cơ quan quản thu thuế cơ sở Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra xác định số thuế hoàn trả và thực hiện hoàn trả thuế hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hoàn trả thuế cho cơ... lận thuế GTGT ngày càng nhiều, hình thức càng ngày càng tinh vi hơn cho thấy vấn đề gian lần thuế GTGT đã trở nên vô cùng nguy hiểm - và đáng báo động bởi nó tạo ra sự bất công bằng cho các đối tượng nộp thuế Do nhiều người còn nhận thức chưa đầy đủ về nghĩa vụ nộp thuế, ý thức - chấp hành luật thuế GTGT còn chưa cao dẫn đến tình trạng thất thu thuế Luật thuế GTGT còn chưa phù hợp với điều kiện Việt Nam . Những vấn đề cơ bản về thuế GTGT và quản lý thuế GTGT ở Việt Nam. 1.1 Những vấn đề cơ bản về thuế GTGT và quản lý thuế GTGT ở Việt Nam. 1.1.1 Thuế a. Khái niệm Có nhiểu quan niệm khác nhau về thuế, . tác thu thuế. 2.1.3.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý thu thuế ở nước ta hiện nay: 2.2 Thực trạng quản lý thu thuế GTGT ở Việt Nam giai đoạn 2010-2013 Với bản chất là loại thuế tiêu dùng, thuế GTGT vẫn. hành luật thuế GTGT còn chưa cao dẫn đến tình trạng thất thu thuế. - Luật thuế GTGT còn chưa phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay, do đó công tác quản lý thu thuế còn gặp nhiều vấn đề khó khăn,

Ngày đăng: 28/05/2014, 01:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w