Số tiền thanh toán trên hóa đơn cao hơn so với giá trị giao dịch thực tế: có rất nhiều trường hợp để có được hóa đơn đầu vào cao hơn giá trị mua hàng thực, người mua phả

Một phần của tài liệu vấn đề quản lý thuế GTGT tại việt nam hiện nay (Trang 36 - 40)

trường hợp để có được hóa đơn đầu vào cao hơn giá trị mua hàng thực, người mua phải trả cho người bán khoản thuế GTGT chênh lệch cộng thêm “phí” cho việc viết chênh lệch. Điều này cũng làm lợi cho người mua khi tăng được khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập DN cao hơn thực tế.

-Mua, bán trái phép hóa đơn GTGT: điều kiện đầu tiên để thuế GTGT đầu vào được

khấu trừ là “có hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ”. Điều này thúc đẩy người mua muốn được khấu trừ thuế phải đòi hỏi người bán phát hành hóa đơn hợp pháp. Đối với những người tiêu dùng cuối cùng, do không có thuế GTGT đầu ra để bù đắp thuế GTGT đầu vào nên không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, vì vậy hóa đơn GTGT không phải là vấn đề thiết yếu khi mua hàng. Do vậy, rất nhiều cửa hàng bán lẻ hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng là các thể nhân không xuất hóa đơn cho các đối tượng này. Đây chính là một nguồn cung cấp dồi dào hóa đơn cho những cơ sở kinh doanh muốn gian lận tăng thuế GTGT đầu vào. Việc gian lận thường xảy ra đối với các loại dịch vụ (như các nhà hàng ăn uống, dịch vụ vận chuyển …).

-Gian lận liên quan thuế GTGT hàng xuất khẩu

Do thuế suất thuế GTGT đối với hàng xuất khẩu bằng 0% nên các DN khi có hàng hóa xuất khẩu sẽ được hoàn lại tiền thuế GTGT đầu vào. Tuy nhiên, quy định này cũng bị lợi dụng khi có những DN lập hồ sơ khống cho hàng xuất khẩu nhằm rút ruột ngân sách, và các gian lận này chủ yếu liên quan đến các DN xuất khẩu qua biên giới đất liền.

- Gian lận định mức khi kê khai khấu trừ thuế GTGT: Gian lận định mức được coi là

một trong những kiểu gian lận tinh vi nhất. Theo Khoản 1, Điều 14, Thông tư 06/2012/TT-BTC, “Trường hợp hàng hóa có hao hụt tự nhiên do tính chất lý hóa trong quá trình vận chuyển, bơm rót như xăng, dầu… thì được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào của số lượng hàng hóa thực tế hao hụt tự nhiên không vượt quá định mức hao hụt theo quy định. Số thuế GTGT đầu vào của số lượng hàng hóa hao hụt vượt định mức

không được khấu trừ, hoàn thuế”. Gian lận được thực hiện là kê khai định mức cao hơn cho phép, trong khi việc thẩm tra định mức bị hạn chế bởi việc phụ thuộc vào tính chuyên môn kỹ thuật, tính chất lý hóa của hàng hóa, đòi hỏi phải có chuyên gia lĩnh vực liên quan.

Phần 3: giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế GTGT 3.2.1 Về chính sách thuế GTGT

Thực hiện thường xuyên khắc phục nhược điểm trong việc cải cách hành chính thuế, cải cách nghệp vụ quản lý thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, công khai, từng bước hiện đại hóa, tôn trọng và đề cao trách nhiệm trước Pháp luật của đối tượng chịu thuế. Tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt các quy trình quản lý nghiệp vụ, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Chính Phủ, Bộ tài chính, Tổng cục thuế và UBND các cấp các ngành. Ban hành các chỉ thị, chính sách liên quan đến thuế GTGT nhằm khuyến khích đầu tư, ổn định phát triển sản xuất kinh doanh, có các chính sách tăng (giảm), khấu trừ thuế GTGT phù hợp với từng thời kỳ để kích thích nền kinh tế phát triển, tạo môi trường bình đẳng trong cạnh tranh; xây dựng sổ tay nghiệp vụ thuế đối với từng loại nghiệp vụ thuế, từng đối tượng thuế nhằm tạo điều kiện cho cán bộ thuế có cẩm nang để thực hiện nghiệp vụ tốt hơn. Cục thuế cần căn cứ vào thực tiễn và nghiên cứu luật thuế GTGT để phát huy tối đa các ưu điểm và tìm ra những nhược điểm, nội dung không phù hợp trong các văn bản pháp quy về thuế GTGT với thực tiễn đời sống, KT-XH của đất nước, những điểm không hợp lý về công tác tổ chức hệ thống bộ máy ngành thuế, về các quy trình nghiệp vụ trong công tác quản lý ngành thuế để báo cáo trình Quốc hội nhằm sửa đổi, bổ sung luật thuế GTGT sao cho phù hợp với thực tiễn để không ngừng hoàn thiện hệ thống thuế trên cả nước và góp phần làm cho công tác quản lý thuế hiệu quả hơn.

3.2.2 Phân cấp chức năng, nhiệm vụ của từng cấp cơ quan quản lý thuế GTGT

Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý trực tiếp người nộp thuế trên địa bản thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế và chịu trách nhiệm trước Tổng Cục Thuế, Bộ Tài chính về toàn bộ kết quả quản lý thuế đối với người nộp thuế trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý. Đồng thời hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc thực hiện các chức năng quản lý thuế trên địa bàn. Trong quá trình quản lý, căn cứ vào quy mô, vốn, tài sản, phạm vi hoạt động kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp, số lượng người nộp thuế, số thu ngân sách, trình độ dân trí, phạm vi địa bàn quản lý thuế của

từng Chi cục Thuế và toàn Cục Thuế, Cục Thuế có thể phân cấp một bộ phận người nộp thuế trên địa bàn cho các Chi cục Thuế quản lý thuế đối với cá nhân, doanh nghiệp có quy mô, phạm vi kinh doanh vừa và nhỏ, trên địa bàn một quận, huyện, thị xã, thành phố, không có hoạt động xuất nhập khẩu thuộc diện phải hoàn thuế GTGT. Chi cục Thuế chịu trách nhiệm trước Cục Thuế về toàn bộ kết quả quản lý thuế đối với người nộp thuế đã được phân cấp quản lý. Việc phân cấp chức năng, nhiệm vụ của từng cấp cơ quan quản lý thuế GTGT sẽ tạo nên sự chuyên môn hóa trong từng nghiệp vụ thuế, giúp hoạt động quản lý thuế đơn giản và hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó các cơ quan quản lý thuế phải tăng cường công tác chỉ đạo và quản lý thu thuế, phát huy tích cực ưu điểm và khắc phục những nhược điểm trong bộ máy quản lý thuế, căn cứ vào chỉ tiêu thu NSNN nói chung và thu thuế GTGT nói riêng được giao, trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh trên từng lĩnh vực, địa bàn để đề ra cac biện pháp thiết thực, có hiệu quả nhằm khai thác nguồn thu, chống thất thu cho NSNN.

3.2.3 Lục lượng cán bộ thuế

Việc đánh gía, phân loại lại đội ngũ cán bộ theo cơ cấu tổ chức phải được thảo luận thống nhất trong tập thể lãnh đạo Cục, cấp ủy và một số tổ chức quần chúng như công đoàn, đoàn thanh niên, cực chiến binh...bảo đảm công khai, dân chủ và thực hiện đúng quy định về trình tự, thủ tục điều động luân phiên, luân chuyển cán bộ, bổ nhiệm lại, bổ nhiệm mơi, cho nghỉ trước tuổi...và chuẩn bị phương án xử lý cán bộ theo quy định về tính giản biên chế của Chính phủ.

Phải nắm được yêu cầu của từng loại công việc như: tuyên truyền và cung cấp dịch vụ hỗ trợ, thanh tra, kiểm tra thuế, ứng dụng công nghệ tin học...để bố trí, sắp xếp công việc cho cán bộ đúng người, đúng việc, phát huy đến mức cao nhất năng lực, sở trường, trình độ của từng cán bộ công chức thuế.

Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ công chức để mọi người thông suốt về nhận thức việc thực hiện cải cách, hiện đại hóa ngành, đảm bảo đoàn kết, thống nhất trong nội bộ, ngăn ngừa những xu hướng cá nhân, cục bộ, đồng thời tránh tư tưởng trù dập, chủ quan của cán bộ lãnh đạo đối với cán bộ dưới quyền.

Kết hợp sắp xếp lại cơ cấu tổ chức với việc bố trí luân phiên, luân chuyển công việc một cách hợp lý để bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ, nhất là năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành của cán bộ lãnh đạo cơ quan thuế các cấp. Theo đó, chú ý các cán bộ

trong diện bồi dưỡng qui hoạch, cán bộ nữ, cán bộ dám nghĩ dám làm, có tư duy sáng tạo, có trách nhiệm và hiệu quả cao trong công việc...để thử thách, rèn luyện.

Ưu tiên bố trí đủ những cán bộ có năng lực, phẩm chất vào các khâu công việc trực tiếp tiếp xúc với người nộp thuế như: bộ thanh tra thuế, kiểm tra thuế, cung cấp dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế, quản ly thu nợ...và các công việc trọng tâm trong quản lý thuế. Chú ý các địa bàn trọng điểm có số thu lớn, quản lý thuế phức tạp. Những cán bộ có trình độ thấp, năng lực chuyên môn yếu hoặc hạn chế về phẩm chất đạo đức, đã có dấu hiệu, hiện tượng tiêu cực hoặc vi phạm kỷ luật thì không bố trí vào lĩnh vực các công việc tiếp xúc với người nộp thuế, hoặc những công việc dễ phát sinh tiêu cực.

3.2.4 Tổ chức thực hiện chức năng quản lý thuế:

Tuyên truyền những nội dung mới được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện ở các sắc thuế hiện hành như: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài nguyên, thuế thu từ đất, từ thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên; chú trọng tuyên truyền các loại thuế mới ban hành hoặc được triển khai thực hiện trong giai đoạn tời như: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế bảo vệ môi trường, luật phí lệ phí thay cho Pháp lệnh phí, lệ phí hiện hành.

Tuyên truyền về nội dung cải cách công tác quản lý thuế, trong đó nhấn mạnh chủ trương tiếp tục hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng thuế điện tử, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế nhằm đạt được mục tiêu đưa Việt Nam thuộc nhóm các nước hàng đầu Đông Nam Á trong xếp hạng mức độ thuận lợi về thuế.

Tiếp tục tuyên truyền biểu dương những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, đồng thời phê phán, đấu tranh mạnh mẽ các hành vi gian lận, chây ỳ, trốn lậu thuế, đặc biệt là trong các doanh nghiệp FDI và lĩnh vực bất động sản.

Kết luận:

Công tác quản lý thuế là một trong những vấn đề phức tạp và nhạy cảm. Nó có ảnh hưởng và chịu sự chi phối của hàng loạt các quan điểm, chính sách kinh tế – xã hội và sự

phát triển của nền kinh tế – xã hội. Việc hoàn thiện công tác quản lý thuế ở Việt Nam hiện nay nhằm khơi tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước và thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Nhóm em nghiên cứu vấn đề này nhằm khái quát những vấn đề cơ bản về thuế và quản lý thuế. Tìm hiểu thực trạng của công tác quản lý thuế từ đó đưa ra những hạn chế, nguyên nhân và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế ở Việt Nam trong thời gian tới. Để khắc phục những hạn chế thiếu sót đó, đòi hỏi phải triển khai nhiều biện pháp từ phía nhà nước nhằm tác động tới các đối tượng trong quá trình quản lý thu thuế.

Do thời gian có hạn, bài thảo luận khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng em hy vọng nhận được sự đóng góp ý kiến của Cô và Các bạn để bài thảo luận được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu vấn đề quản lý thuế GTGT tại việt nam hiện nay (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w