1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Fear of missing out nỗi sợ bị bỏ lỡ hội chứng của một số học sinh thpt trên địa bàn thành phố vũng tàu

68 126 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 1,44 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I MỞ ĐẦU (8)
    • I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI (8)
    • I.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (11)
    • I.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN (11)
    • I.4. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI (11)
    • I.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (12)
    • I.6. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (13)
    • I.7. TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU (14)
  • PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (14)
    • A. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (14)
      • II.1. KHÁI NIỆM (14)
      • II.2. ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC...............................................................14 1. Cảm thấy buồn, thiếu vắng khi bỏ lỡ những cuộc hẹn, cuộc vui (19)
        • II.2.2. Mất tập trung trong học tập (20)
        • II.2.3. Mua sắm vô tội vạ (22)
        • II.2.4. Luôn bị nhờ vả (24)
        • II.2.5. Có quá nhiều mối quan hệ không quan trọng (25)
      • II.3. ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC (27)
        • II.3.1. Hội chứng FOMO thôi thúc chúng ta luôn học hỏi, tiếp cận cái 18 II.3.2. Hội chứng Fomo kích thích giúp các bạn học sinh có những mối (27)
      • II.4. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỆN THOẠI VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ĐẾN FOMO (29)
    • B. NỘI DUNG (31)
      • II.5.1. Nội dung phiếu khảo sát (31)
        • II.5.1.1. Nhóm 1 gồm 2 câu hỏi sau giúp đánh giá thời gian học sinh (31)
        • II.5.1.2. Nhóm 2 gồm 4 câu hỏi giúp thu thập mục đích của học sinh (32)
        • II.5.1.4. Nhóm 4 gồm 4 câu hỏi giúp thu thập hành động của các bạn học sinh khi bị tác động bởi hội chứng FOMO (36)
      • II.5.2. Kết quả thu thập và xử lý số liệu sau khi khảo sát (38)
        • II.5.2.1. Nhóm 1 gồm 2 câu hỏi đánh giá thời gian học sinh THPT sử dụng và mang theo điện thoại (38)
        • II.5.2.2. Nhóm 2 gồm 4 câu hỏi giúp thu thập mục đích của học sinh (39)
        • II.5.2.3. Nhóm 3 gồm 6 câu hỏi giúp thu thập được biểu hiện của học (43)
        • II.5.2.4. Nhóm 4 gồm 4 câu hỏi giúp thu thập hành động của các bạn học sinh khi bị tác động bởi hội chứng FOMO (49)
  • PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP (52)
    • A. KẾT LUẬN (52)
    • B. GIẢI PHÁP (54)
      • I. THỪA NHẬN HIỆU ỨNG FOMO (54)
      • II. ĐẶT RA THỨ TỰ ƯU TIÊN (54)
      • III. TẬP NÓI LỜI TỪ CHỐI (55)
      • IV. TẬN HƯỞNG NHỮNG GIÂY PHÚT HIỆN TẠI (55)
      • V. TẬP TÍNH BIẾT ƠN MỌI THỨ (56)
      • VI. HẠN CHẾ THAM GIA PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI (56)
      • VII. TRẢI NGHIỆM NHỮNG ĐIỀU Ý NGHĨA (57)
      • VIII. NUÔI DƯỠNG JOMO (Joy of Missing Out) (58)
      • IX. NHẮC NHỞ BẢN THÂN PHƯƠNG TIỆN XÃ HỘI LÀ AIRBRUSHED (61)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (62)
  • PHỤ LỤC (64)

Nội dung

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Những người mắc phải hội chứng FOMO thường có cảm xúc sợ hãi về việc bản thân sẽ bỏ lỡ một thứ gì đó hay thua thiệt những người xung quanh ở lĩnh vực mà người khác giỏi hơn mình Cảm giác này ám ảnh người mắc phải rằng những người xung quanh sẽ đạt được thứ gì đó mà mình không đạt được Từ đó, hội chứng này thôi thúc người mắc phải nó, phải hành động, hoặc làm gì đó tại thời điểm thiếu lý trí, dẫn đến quyết định sai lầm, gây ít nhiều hậu quả.

Năm 1996, hiệu ứng FOMO lần đầu tiên được xác định bởi Tiến sĩ Dan Herman (Israel), một chuyên gia marketing và là tác giả của tờ The Journal of Brand Management.

Theo báo WJCC (World Journal of Clinical Cases), hai tác giả Mayank Gupta và Aditya Sharma đến từ Trung tâm Tâm thần Clarion và Khoa Tâm thần Trẻ em và Vị thành niên, Đại học Y khoa Lake Erie, Clarion, Hoa Kỳ cho biết Sợ bỏ lỡ (FOMO) là một thuật ngữ mô tả một hiện tượng được quan sát thấy trên các trang mạng xã hội bao gồm hai quy trình: đầu tiên là nhận thức về việc bỏ lỡ, sau đó là hành vi duy trì các kết nối xã hội

Trang JWT Marketing Communications năm 2012 đã định nghĩa hội chứng sợ hãi bị bỏ lỡ (FOMO) là cảm giác không thoải mái và bạn đang bỏ lỡ - rằng bạn bè của bạn đang làm, đang biết hay sở hữu điều gì đó nhiều hơn hoặc tốt hơn bạn

Theo bài đăng của tác giả Miller trong tạp chí (JWTIntelligence Communications năm 2012, trang hai, ông cho rằng phương tiện truyền thông xã hội như nguồn cơ quan trọng dẫn đến hội chứng sợ bị bỏ lỡ (FOMO) Các phương tiện truyền thông xã hội và công nghệ cho phép mọi người tiếp cận thường xuyên với những gì họ đang bỏ lỡ so với người khác như việc tham gia một cuộc chơi, một bữa ăn tối, sự nghiệp mới hay cơ hội thăng tiến trong học hành hoặc công việc Việc liên tục kết nối với các phương tiện truyền thông xã hội và thường xuyên xem những điều họ đang bỏ lỡ chỉ khiến cho các cá nhân bắt đầu cảm thấy không hài lòng, lo lắng, bản thân không đáng tin cậy Cũng trong tạp chí này, tác giả cũng nhận định cá nhân con người có xu hướng trở nên lo lắng, cáu kỉnh, cảm thấy không hài lòng và hạ thấp lòng tự trọng của mình hơn sau khi xem các phương tiện truyền thông xã hội Với sự kết nối thường xuyên của các thế hệ trẻ với các phương tiện truyền thông xã hội của bạn bè, hầu như bất kỳ cá nhân nào cũng có thể biết những gì mọi người đang làm và đang tham gia để các cá nhân luôn cảm thấy mình đang bỏ lỡ một điều gì đó

Nghiên cứu “Hội chứng FOMO” của tác giả Wortham đăng trên tạp chíNghiên cứu Kinh doanh & Kinh tế Hoa kỳ (2011) cũng cho thấy rằng hội chứng sợ bị bỏ lỡ (FOMO) đã có mặt từ lâu trong lịch sử loài người, nó cho phép các cá nhân có được kiến thức về bạn bè, gia đình hoặc thậm chí cuộc sống của người lạ mà ta không hề quen biết Những kênh truyền thông mới đầu bao gồm báo, thư, hình ảnh, bản tin Việc cải thiện công nghệ cũng như khả năng tiếp cận công nghệ một cách đơn giản đã giúp cho việc tiếp nhận thông tin trở nên dễ dàng hơn và như vậy có thể khiến người dùng bị ảnh hưởng bởi hội chứng FOMO nhiều hơn bao giờ hết

Tác giả Bianchi và Phillips năm 2005 cũng có bài đăng trong tạp chí Quốc tế về Tâm lý học của Ấn Độ Nhóm tác giả cho rằng đối với nhiều người, điện thoại di động là một phần không thể tách rời của cuộc sống hàng ngày Họ sử dụng điện thoại di động cá nhân thường xuyên và có khuynh hướng cảm thấy bị bỏ lỡ một sự kiện nào đó Việc truy cập các phương tiện truyền thông xã hội là một cách nhanh chóng và dễ dàng như hiện nay càng làm cho người dùng thêm tò mò về mọi thứ xung quanh, về cuộc sống của người khác và những thứ mà có thể họ đã bỏ lỡ, điều này càng tăng thêm tỉ lệ gây ra sự phụ thuộc và sợ hãi bị người khác lãng quên hay bản thân đã bỏ lỡ một điều gì đó

Theo tạp chí Quốc tế về Tâm lý học của Ấn Độ, nhóm tác giả Ellison,Steinfield và Lampe (2007) cho rằng người ta sẽ sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để đáp ứng các nhu cầu cụ thể như xã hội hóa và thu thập thông tin Đối với cá nhân trải qua hội chứng sợ bị bỏ lỡ (FOMO), việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội có thể rất thú vị vì nó được coi là một cách kết nối không tốn kém và dễ dàng với người khác Tuy nhiên, cũng trong tạp chí này, tác giả Dossey ( năm 2014) cũng khẳng định, các cá nhân này sẽ ngày càng gia tăng sự ảnh hưởng bởi hội chứng FOMO.

Các nghiên cứu đã thực hiện cho thấy sự gia tăng về số lượng thanh thiếu niên sử dụng internet Điều tra Quốc gia về thanh thiếu niên mới đây (Bộ y tế, Tổ chức y tế thế giới và Quỹ Nhi đồng liên hiệp quốc, 2005) cho thấy 50% thanh thiếu niên ở thành thị và 13% thanh thiếu niên ở nông thôn đã sử dụng internet Một nghiên cứu khác ( năm 2004) đã xác định Internet là một không gian mới ở Việt Nam, nơi mà thanh thiếu niên có thể trao đổi khá thoải mái mọi vấn đề và ngay cả những vấn đề nhạy cảm nhất.

Trong một khảo sát của tổ chức JWTintelligent, gần 50% bạn trẻ thừa nhận rằng tâm lý sợ bị bỏ lỡ (FOMO) của mình là do mạng xã hội gây ra. Như vậy, hội chứng nỗi sợ bị bỏ lỡ (FOMO) không chỉ đang lan rộng với tốc độ không thể ngờ đến mà nó còn để lại những hậu quả ảnh hưởng lâu dài về đời sống vật chất, tinh thần của con người đặc biệt là thế hệ trẻ trong xã hội hiện đại Có thể nói, những đề tài nghiên cứu về hội chứng sợ bị bỏ lỡ (FOMO) trong giai đoạn hiện tại là cấp thiết và đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đề ra.

II.2 ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC

II.2.1 Cảm thấy buồn, thiếu vắng khi bỏ lỡ những cuộc hẹn, cuộc vui.

Một phần là do áp lực đồng độ tuổi

Sử dụng nền tảng thuyết tiến hóa, các nhà tâm lý học giải thích một hành vi đặc trưng khác của lứa tuổi vị thành niên: chịu áp lực của bạn bè cùng lứa tuổi Các bậc phụ huynh thường hay phàn nàn về việc con cái khi đến tuổi vị thành niên thường trở nên xa rời cha mẹ, chịu tác động chủ yếu của bạn bè, thậm chí thay đổi cá tính theo môi trường xung quanh.

Theo giới khoa học, nguy cơ bị tẩy chay trong não trạng vị thành niên tương đương nguy cơ mất khả năng sinh tồn: các kết quả đo sóng não ở người trong độ tuổi vị thành niên cho thấy phản ứng của não trong tình trạng bị tẩy chay trong cộng đồng cùng tuổi tương tự phản ứng trong tình trạng nguy hiểm vật chất (như tai nạn hay mất nguồn cung cấp lương thực).

Dưới góc nhìn của các nhà khoa học áp dụng nền tảng thuyết tiến hóa, lý do cơ bản hành vi chịu áp lực của bạn bè bắt nguồn từ thực tế dựa vào nhóm người cùng tuổi là một “vũ khí” sinh tồn từ nhiều ngàn năm nay Đầu tư thời gian vào bạn bè do đó là một cách đầu tư cho tương lai thay vì cho quá khứ Hiểu biết và phát triển quan hệ với nhóm đồng tuổi là điều kiện tiên quyết cho thành công xã hội trong tương lai của độ tuổi vị thành niên.

Chắc có lẽ ai cũng đã rơi vào tình huống này , bỗng dưng đang ở nhà thì hay tin đám bạn mình chơi chung đi chơi không rủ mình Bạn cảm thấy khá buồn và bị bỏ rơi mặc dù có khi bạn không hề thích hợp với những cuộc vui như thế Một trường hợp khác chính là mặc dù bạn không hề muốn đi cùng với những người đó, nhưng bạn sợ bị bỏ lỡ một thông tin gì đó, hoặc sợ sẽ bị mất quyền lợi trong một cuộc hội họp, thế là bạn quyết định sẽ tham gia với một tâm thế gượng ép, khó chịu với chính bản thân mình Tuy nhiên, bạn hãy thử một lần sống thật với chính cảm xúc của bản thân mình xem sao, bạn sẽ nhận ra những điều bạn sợ bỏ lỡ phần lớn không hề có ý nghĩa gì với bản thân mình và không có bạn mọi việc theo quy luật của cuộc sống đều có thể vận hành trôi chảy đấy thôi.

II.2.2 Mất tập trung trong học tập.

Hiện nay có thể dễ dàng thấy được các bạn học sinh ngay cả khi đang trong tiết học có thể liên tục kiểm tra điện thoại và không tập trung làm việc vì sợ mình sẽ bỏ lỡ một cuộc gọi, tin nhắn hoặc cầm điện thoại lên như một thói quen Việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu kiến thức và hoàn thành bài vở của các bạn học sinh Hãy nghĩ đến tình huống khi đang tập trung làm việc với một bài tập vô cùng quan trọng thì chiếc điện thoại trong túi đột ngột rung lên báo hiệu có một tin nhắn mới Trong khi đang rất bận rộn cho công việc, việc học chúng ta vẫn không khỏi tự hỏi ai đã nhắn tin cho mình, nội dung là gì và mình sẽ trả lời như thế nào.

Với thói quen này, một nghiên cứu mới đây của Đại học bang Florida,

NỘI DUNG

II.5.1 Nội dung phiếu khảo sát

- Link khảo sát trức tuyến google form: https://docs.google.com/forms/d/1mO5jl2s_bMBBNrkvNs1PH- RJwoBYB6dCNINeVjJTcpM/edit?usp=sharing

- File excel danh sách học sinh điền form khảo sát: https://docs.google.com/spreadsheets/d/1gc6Ht5JfXs_TuD2AUP y8mIbnnsyFMW2zTUtBUbxXvlw/edit?usp=sharing

- Phiếu khảo sát được xây dựng gồm 16 câu hỏi và chia thành bốn nhóm.

II.5.1.1 Nhóm 1 gồm 2 câu hỏi sau giúp đánh giá thời gian học sinh

THPT sử dụng điện thoại.

Câu 1: Sử dụng điện thoại liên tục đã trở thành thói quen không thể bỏ, một phần của cuộc sống thường ngày. o Dưới 2h/ ngày o 3 - 4h/ ngày. o Trên 6h/ ngày.

Câu 2: Bạn luôn bắt buộc phải mang theo điện thoại mọi lúc, mọi nơi? o Dưới 2h/ ngày. o 3 – 4h/ ngày. o Trên 6h/ ngày.

II.5.1.2 Nhóm 2 gồm 4 câu hỏi giúp thu thập mục đích của học sinh

THPT khi dành thời gian cho điện thoại.

Câu 3: Luôn săn sale, không bỏ lỡ những mã giảm giá. o Có. o Không. o Bình thường.

Câu 4: Dù bản thân không muốn nhưng do tính chất công việc/ học tập của bạn, bắt buộc phải thường xuyên truy cập mạng, tin tức nhiều? o Có. o Không o Bình thường.

Câu 5:Luôn muốn được tham gia vào mọi cuộc trò chuyện tán gẫu cùng bạn bè. o Có. o Không. o Bình thường.

Câu 6: Bạn có liên tục kiểm tra điện thoại trong lúc học tập/ làm việc vì sợ mình sẽ bỏ lỡ một cuộc gọi, tin nhắn hay những gì đang xảy ra trên mạng xã hội không? o Có. o Không. o Bình thường.

II.5.1.3 Nhóm 3 gồm 6 câu hỏi giúp thu thập được biểu hiện của học sinh THPT đối với hội chứng FOMO trong thời đại 4.0

Câu 7: Chính bản thân tự sinh ra cảm giác sợ mình bỏ lỡ 1 điều gì đó đang diễn ra trên các trang mạng xã hội ( các câu chuyện liên quan đến những người xung quanh mình / một nhân vật nổi tiếng). o Có. o Không. o Bình Thường.

Câu 8: Một ngày dù có 24 tiếng nhưng vẫn thấy không đủ để có thể hoàn thành công việc của ngày hôm đó. o Có. o Không. o Bình Thường.

Câu 9: Sợ bị người khác coi thường/ bỏ rơi vì mình "lỗi thời",

"tối cổ" hay thua kém họ ở mặt nào đó. o Có. o Không. o Bình Thường.

Câu 10: Luôn muốn tìm hiểu thêm kiến thức mới, trau dồi sự hiểu biết, không để bản thân bị thụt lùi lại so với mọi người, đặc biệt là so với bạn bè. o Có. o Không. o Bình Thường.

Câu 11: Khi thấy một người bạn có món đồ mà bản thân yêu thích, bạn cũng muốn lập tức mua cho mình một cái mặc dù lúc đó món đồ ấy không cần thiết? o Có. o Không.

Câu 12: Muốn làm quen thêm nhiều người bạn mới, mở rộng mối quan hệ. o Có. o Không. o Bình Thường.

II.5.1.4 Nhóm 4 gồm 4 câu hỏi giúp thu thập hành động của các bạn học sinh khi bị tác động bởi hội chứng FOMO.

Câu 13: Mua quần áo đang thịnh hành vì sợ rằng mình sẽ bỏ lỡ, không bắt kịp xu hướng mặc dù vẫn còn nhiều quần áo vẫn còn xài rất tốt? o Có. o Không. o Bình Thường

Câu 14: Bạn chấp nhận yêu cầu kết bạn của mọi người vì muốn có cơ hội biết thêm người mới và mở rộng mối quan hệ mặc dù mối quan hệ ấy không quan trọng? o Có. o Không. o Bình Thường

Câu 15: Mọi người thường xuyên nhờ vả bạn, khiến bạn cảm thấy khá phiền hà nhưng không thể từ chối được. o Có. o Không. o Bình Thường

Câu 16: Bạn có thể mua chiếc điện thoại đời mới nhất vì sợ rằng mình sẽ bỏ lỡ một sản phẩm có nhiều cải tiến hay đang hot dù điện thoại cũ vẫn dùng tốt. o Có. o Không. o Bình Thường.

II.5.2 Kết quả thu thập và xử lý số liệu sau khi khảo sát.

II.5.2.1 Nhóm 1 gồm 2 câu hỏi đánh giá thời gian học sinh THPT sử dụng và mang theo điện thoại

Sử dụng điện thoại liên tục đã trở thành thói quen không thể bỏ, một phần của cuộc sống thường ngày.

Bạn luôn bắt buộc phải mang theo điện thoại mọi lúc, mọi nơi?

Có rất ít các bạn học sinh nghĩ rằng sử dụng điện thoại là một thói quen có thể dễ dàng bỏ và sử dụng dưới hai giờ một ngày ( 14% ) và phần lớn đa số ( 47% ) lại nghĩ rằng sử dụng điện thoại là một phần trong cuộc sống của họ và nó rất khó để từ bỏ thói quen sử dụng điện thoại và thời gian cho việc sử dụng điện thoại chiếm ẳ ngày song song với việc sinh hoạt hay học tập trong một ngày Tỉ lệ phần tram các bạn học sinh sử dụng điện thoại ở mức trung bình khoảng ba đến bốn giờ chiếm 39% trên tổng số được khảo sát.

Từ việc sử dụng điện trên, thời gian các bạn mang theo điện thoại trên sáu giờ chiếm 46%, có thể thấy điện thoại trở thành vật “bất li thân” của nhóm học sinh này Chỉ 1/5 số học sinh được khảo sát không bắt buộc phải mang theo điện thoại bên cạnh mình không quá hai giờ một ngày.

Tiểu kết: qua hai biểu đồ dựa trên hai câu hỏi khảo sát trên có thể thấy gần một nửa (46 - 47 % ) số học sinh đươc khảo sát sử dụng và giữ điện thoại bên cạnh mình như một thói quen không thể bỏ bên cạnh các hoạt động khác như ngủ, học tập hay ăn uống và sinh hoạt Như vậy việc dành thời gian cho sử dụng điện thoại là quá nhiều khi một ngày chỉ hai mươi bốn tiếng.Như vậy có thể thấy việc các bạn học sinh THPT bị ảnh hưởng bởi hội chứng FOMO ngày một tăng là do sự tác động của điện thoại và các phương tiện truyền thông thông qua việc sử dụng ở tần suất cao.

II.5.2.2 Nhóm 2 gồm 4 câu hỏi giúp thu thập mục đích của học sinh

4 Dù b n thân không mu n ả ố nh ng do tính ch t công ư ấ vi c/ h c t p c a b n, b t ệ ọ ậ ủ ạ ắ bu c ph i th ng xuyên truy ộ ả ườ c p m ng, tin t c nhi u?ậ ạ ứ ề

3 Luôn muốn săn sale không bỏ lỡ các mã giảm giá.

Có Không Bình th ng ườ

5 Luôn muốn tham gia vào mọi cuộc trò chuyện tán gẫu cùng bạn bè.

Bình th ng ườ Không Có

6.Liên tục kiểm tra điện thoại trong lúc học tập/ làm việc vì sợ mình sẽ bỏ lỡ một cuộc gọi, tin nhắn hay những gì đang xảy ra trên mạng xã hội?

Bình th ng ườ Không Có

Câu 5: 15% học sinh được phỏng vấn không bị ảnh hưởng bởi hội chứng khi không muốn tham gia vào các cuộc tán gẫu Trái lại hơn 47% bị tác động mạnh bởi hội chứng FOMO khi luôn muốn tham gia vào các cuộc tán gẫu Và ⅓ tỉ lệ học sinh được khảo sát trên tổng số bị ảnh hưởng hội chứng ở mức trung bình khi các bạn có thể tham gia hoặc không các cuộc trò chuyện phiếm.

Câu 4: Một nguyên nhân nữa khiến cho các bạn bị ảnh hưởng hội chứng FOMO là vì tính chất công việc và học tập nên thói quen sử dụng điện thoại ngày một nhiều 44% và có rất ít bạn trên tổng số được khảo sát sử dụng điện thoại vì tính chất công việc 19% Và 37% các bạn chọn bình thường vì tính chất công việc có sự yêu cầu truy cập mạng, tin tức nhưng vẫn ở tần suất vừa phải.

Câu 6: Có đến 40% số học sinh được khảo sát liên tục kiểm tra điện thoại khi đang làm việc hay học tập vì sợ sẽ bỏ lỡ một cuộc gọi, tin nhắn hay những gì đang xảy ra trên các phương tiện truyền thông.

Ngày đăng: 02/07/2023, 00:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w