1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tần số và việc sử dụng các loại từ, các loại câu trong sách giáo khoa tiếng việt bậc tiểu học

223 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tần Số Và Việc Sử Dụng Các Loại Từ, Các Loại Câu Trong Sách Giáo Khoa Tiếng Việt Bậc Tiểu Học
Tác giả Lê Thị Ngọc Điệp
Người hướng dẫn TS. Đỗ Thị Bích Lài
Trường học Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn
Chuyên ngành Ngôn Ngữ Học So Sánh
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2005
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 223
Dung lượng 7,01 MB

Nội dung

Với định hướng chuyên ngành của mình là Ngôn ngữ học so sánh, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu cho Luận văn của mình là: “Tần số và việc sử dụng các loại từ, các loại câu trong sách g

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

-[o0o\ -

LÊ THỊ NGỌC ĐIỆP

TẦN SỐ VÀ VIỆC SỬ DỤNG CÁC LOẠI TỪ, CÁC LOẠI CÂU TRONG SÁCH GIÁO KHOA

TIẾNG VIỆT BẬC TIỂU HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh

Mã số: 05.04.27

Người hướng dẫn khoa học: TS ĐỖ THỊ BÍCH LÀI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2005

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn TS Đỗ Thị Bích Lài đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình khảo sát, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này

Xin cảm ơn Thầy Cô khoa Ngữ văn – Báo chí đã hết lòng giảng dạy và cung cấp cho tôi nguồn kiến thức vững chắc trong ba năm học vừa qua Đặc biệt, xin cảm ơn Thầy Cô trong Hội đồng chấm luận văn đã đọc và bổ sung cho tôi nhiều ý kiến và nhận xét quý báu về nội dung của luận văn

Bên cạnh đó, tôi xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp, cảm ơn những người thân yêu trong gia đình đã tạo mọi điều kiện và động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài

Mặc dù tôi đã hết sức cố gắng, nhưng trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót Kính mong nhận được sự giúp đỡ và góp ý chân tình của quý Thầy Cô

Tp Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm

2005

LÊ THỊ NGỌC ĐIỆP

Trang 3

1 Trong luận văn có một số từ ngữ được lặp lại nhiều lần, chúng tôi xin được viết tắt theo quy ước sau:

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU Trang 1 Lý do chọn đề tài 1

2 Phạm vi nghiên cứu và giới hạn đề tài 3

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Lịch sử vấn đề 5

5 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 9

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 14

7 Bố cục 14

CHƯƠNG 1: TẦN SỐ VÀ VIỆC SỬ DỤNG CÁC LOẠI TỪ TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT LỚP 1, 2, 3……… ………16

1 Tần số và việc sử dụng các loại từ xét từ góc độ cấu tạo 17

2 Tần số và việc sử dụng các loại từ xét từ góc độ nguồn gốc 60

3 Tần số và việc sử dụng các loại từ xét từ góc độ phạm vi sử dụng 71

4 Một số ý kiến có tính chất trao đổi về việc biên soạn và chỉnh lý SGK Tiếng Việt trong vấn đề sử dụng từ 80

CHƯƠNG 2: TẦN SỐ VÀ VIỆC SỬ DỤNG CÁC LOẠI CÂU TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT LỚP 1, 2, 3……… ………83

1 Tần số và việc sử dụng các loại câu xét từ góc độ cấu trúc 85

2 Tần số và việc sử dụng các loại câu xét từ góc độ mục đích phát ngôn 120

3 Một số ý kiến có tính chất trao đổi về việc biên soạn và chỉnh lý SGK Tiếng Việt trong vấn đề sử dụng câu 139

KẾT LUẬN……… ……….141

PHỤ LỤC……… 148

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… ……….208

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Sau 10 năm nghiên cứu, chuẩn bị, soạn thảo, thử nghiệm trên nhiều vùng ở diện rộng, trưng cầu ý kiến nhiều lượt, nhiều điều chỉnh, hoàn thiện, rồi được thẩm định ở cấp quốc gia, chương trình Tiểu học mới đã trở thành chương trình giáo dục quốc gia của bậc Tiểu học, được triển khai vào đầu những năm 2000 của thế kỷ XXI (bắt đầu từ năm học 2002-2003) đóng góp vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho giai đoạn Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước

Ngày 09/11/2001, Bộ trưởng Bộ Giáo Dục – Đào Tạo đã ký quyết định số 43/2001/ QĐ-BGD-ĐT ban hành chương trình Tiểu học áp dụng thống nhất trong cả nước

Mục tiêu của giáo dục Tiểu học “nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.”

Chương trình Tiểu học là công trình khoa học giáo dục, sự kết tinh của trí tuệ, tâm huyết và bản lĩnh của tập thể các nhà giáo, các nhà khoa học, chuyên viên nghiên cứu và chỉ đạo giáo dục Tiểu học, giảng viên các trường Cao đẳng, Đại học, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên Tiểu học, đại biểu của cha mẹ học sinh, … trong cả nước

Trang 6

Trong số các môn học được quy định trong chương trình Tiểu học, môn Tiếng Việt chiếm thời lượng nhiều nhất (40,7% so với tổng thời lượng chương trình Tiểu học) Tùy theo yêu cầu của từng khối lớp, số tiết dạy của môn Tiếng Việt được phân bổ khác nhau, lớp Một: 11 tiết/ tuần, lớp Hai: 10 tiết/ tuần, lớp Ba: 9 tiết/tuần, lớp Bốn và lớp Năm: 8 tiết/ tuần

Chương trình Tiểu học đã xác định “Mục tiêu dạy Tiếng Việt ở trường Tiểu học nhằm:

(1) Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy

(2) Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài

(3) Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa [3; 9]

Căn cứ vào mục tiêu giáo dục của bậc học và mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt, sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học được biên soạn theo cấu trúc đồng tâm; lượng kiến thức được cung cấp từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến phức tạp và từ quen thuộc đến xa lạ Các em được làm quen với hệ thống từ ngữ và các loại câu với số lượng tăng dần ở mỗi giai đoạn

Giáo dục Tiểu học là bậc học bắt buộc đối với mọi trẻ em từ 6 đến 14 tuổi; được thực hiện trong 5 năm học, từ lớp 1 đến lớp 5 Tuổi của

Trang 7

học sinh vào học lớp một là 6 tuổi Như vậy, trẻ em trong độ tuổi này là đối tượng chính của bộ sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học

Là người làm công tác quản lý tại trường Tiểu học, chúng tôi phải nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa từng khối lớp để hướng dẫn giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với mục tiêu giáo dục Trong quá trình nghiên cứu việc giảng dạy của giáo viên Tiểu học, chúng tôi nhận thấy phần lớn giáo viên nắm vững nội dung chương trình, sách giáo khoa ở khối lớp do mình phụ trách nhưng chưa quan tâm nhiều về cấu trúc chung của chương trình cả cấp học và chưa nhận diện được hết sự liên kết các nội dung được đề cập trong sách giáo khoa Với định hướng chuyên ngành của mình là Ngôn ngữ học so sánh, chúng tôi đã chọn đề tài

nghiên cứu cho Luận văn của mình là: “Tần số và việc sử dụng các loại từ, các loại câu trong sách giáo khoa Tiếng Việt bậc Tiểu học”, nhằm góp

phần định hướng cho người dạy có cái nhìn tổng thể về phương diện dạy từ và câu trong bộ sách giáo khoa Tiếng Việt hiện hành

2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

Sách giáo khoa Tiếng Việt bậc Tiểu học được biên soạn theo quan điểm dạy giao tiếp, quan điểm tích hợp và quan điểm tích cực hoá hoạt động học tập cuả học sinh Theo quan điểm tích hợp, kiến thức Tiếng Việt được tích hợp với các mảng kiến thức về văn học, tự nhiên, con người và xã hội theo nguyên tắc đồng quy Các phân môn Tập đọc, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Kể chuyện trước đây ít gắn bó với nhau, nay được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc

Trang 8

Các bài Tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học có vị trí rất quan trọng Nó chứa đựng hầu hết các ngữ liệu, làm cơ sở để học sinh học các phân môn khác như: Chính tả, Tập viết, Tập làm văn, Kể chuyện, Luyện từ và câu Chính vì vậy, trong luận văn, chúng tôi chỉ thống kê việc sử dụng từ và các loại câu trong những bài Tập đọc, bỏ qua các bài học ở những phân môn còn lại

Năm học 2004-2005, các trường Tiểu học trong cả nước thực hiện thống nhất chương sách giáo khoa mới đến lớp 3 (lớp 1 được thực hiện chương trình mới từ năm học 2002-2003, lớp 2 thực hiện từ năm học 2003-2004) Do vậy, khi thực hiện đề tài này, chúng tôi giới hạn phạm vi khảo sát trong bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, lớp 2 và lớp 3 hiện hành

Về từ, chúng tôi nghiên cứu, khảo sát tần số và việc sử dụng các loại từ (xét từ góc độ cấu tạo, góc độ nguồn gốc, và góc độ phạm vi sử dụng) Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn xem xét và ghi nhận về những vấn đề liên quan đến ngữ nghĩa của từ

Về câu, chúng tôi nghiên cứu, khảo sát tần số và việc sử dụng các loại câu (xét từ góc độ cấu trúc và mục đích sử dụng)

3 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Qua việc khảo sát tần số sử dụng các loại từ và các loại câu trong sách giáo khoa Tiếng Việt, người viết sẽ đi đến phân tích, nhận xét về cách sử dụng từ, cách sử dụng câu trong bộ sách này để từ đó có sự ghi nhận về tính hợp lý hay chưa hợp lý trong việc biên soạn

Trang 9

Dựa trên kết quả nghiên cứu, chúng tôi có nhiệm vụ đưa ra một số kiến nghị mang tính chất trao đổi về việc biên soạn, chỉnh lý sách giáo khoa Tiếng Việt, đồng thời đề xuất một số giải pháp để chương trình giáo dục và nội dung sách giáo khoa môn Tiếng Việt bậc Tiểu học ngày càng được hoàn thiện, chuẩn xác, phù hợp với lứa tuổi học sinh, đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội và được mọi người sẵn sàng tiếp nhận

4 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Từ khi chương trình Tiểu học mới còn đang trong thời gian thử nghiệm thì đã có rất nhiều bài viết cũng như nhiều công trình nghiên cứu về nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt bậc Tiểu học được đăng tải trên tạp chí Ngôn ngữ, Ngôn ngữ và Đời sống, tạp chí Giáo dục Tiểu học,… Chẳng hạn:

1 Chu Thị Hà Thanh, Một số vấn đề Văn – Tiếng Việt chương trình

và sách giáo khoa Tiểu học, Tài liệu Hội thảo khoa học “Những vấn đề về

Sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học – 2000”

2 Diệp Quang Ban, Thử bàn về một số vấn đề liên quan đến môn Ngữ

pháp tiếng Việt trong nhà trường, Tạp chí Ngôn ngữ, số 11, 2000

3 Đào Thản, Bàn thêm về nội dung dạy từ ngữ ở nhà trường, Tạp chí

Ngôn ngữ, số 15, 2001

4 Hoàng Cao Cương, Vài suy nghĩ bước đầu về việc chuẩn bị hành

trang ngôn ngữ cho trẻ em vào lớp Một chương trình mới, Tạp chí Ngôn ngữ,

số 6, 2003

Trang 10

5 Hồng Dân, Từ Sách Giáo Khoa Tiếng Việt 1…, Tài liệu Hội thảo

khoa học “Những vấn đề về Sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học – 2000”

6 Ngô Thị Minh, Hướng thay đổi của môn Tiếng Việt trong chương

trình Tiểu học mới, Tài liệu Hội thảo khoa học “Những vấn đề về Sách

giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học – 2000”

7 Nguyễn Khắc Phi, Dạy học Tiếng Việt trong nhà trường phổ thông,

Tạp chí Ngôn ngữ, số 8, 2001

8 Nguyễn Thế Lịch, Xây dựng luận cứ khoa học cho việc biên soạn

sách Tiếng Việt lớp 1,Tạp chí Ngôn ngữ, số 14, 2002

9 Nguyễn Thị Hai, Một vài suy nghĩ về hiện tượng ngữ văn của sách

giáo khoa Tiếng Việt 1, Tập 1, Tài liệu Hội thảo khoa học “Những vấn đề

về Sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học – 2000”

10 Tạ Thị Thanh Tâm, Một số nhận xét về ngôn ngữ trong sách giáo

khoa Tiếng Việt 3, Tài liệu Hội thảo khoa học “Những vấn đề về Sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học – 2000”

11 Vũ Thị Thanh Hương, Ngôn ngữ phản hồi của giáo viên trên lớp

học ở bậc Tiểu học, Tạp chí Ngôn ngữ, số 7, 2003

Ngoài ra, còn một số bài viết của các tác giả như: Nguyễn Đức Tồn, Nguyễn Kiên Trường, Đào Tiến Thi, Nguyễn Minh Thuyết, Anh Đào, Nguyễn Thiện Giáp, Lê Phương Nga, Hồng Ngọc,… về những vấn đề xoay quanh việc dạy và học môn Tiếng Việt trong nhà trường nói chung và ở bậc Tiểu học nói riêng

Tại Hội thảo khoa học “Những vấn đề về Sách giáo khoa môn Tiếng Việt Tiểu học – 2000” do Hội Ngôn ngữ học Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 11

và Viện Nghiên cứu Giáo dục tổ chức vào ngày 20/05/2005, có nhiều báo cáo tập trung vào nhận xét và phân tích nội dung chương trình sách giáo khoa môn Tiếng Việt bậc Tiểu học, đặc biệt là sách Tiếng Việt lớp 1, 2 và lớp 3 Tuỳ góc độ nhìn nhận vấn đề và tuỳ quan điểm của mỗi người, tác giả của các báo cáo đã đưa ra nhiều ý kiến khác nhau với mong muốn bộ sách được hoàn thiện hơn

Trong bài viết của mình, tác giả Hồng Dân đã đưa ra những nhận xét xoay quanh mục tiêu dạy Tiếng Việt ở trường Tiểu học và chương trình Tiếng Việt Về sách lớp 1, tác giả chỉ đề cập đến cái tổng thể, không đi

sâu vào chi tiết: “Trở lại với sách giáo khoa Tiếng Việt 1 Quả tình nó có những khiếm khuyết, những điểm chưa tốt Tuy nhiên, phải thừa nhận một cách khách quan rằng phần chủ yếu, phần gốc của những khiếm khuyết, những điểm chưa tốt ấy đã có sẵn từ trong Chương trình Tiếng Việt tiểu học, khi mà mục tiêu và nội dung môn học còn quá nhiều điểm chưa thoả đáng, bất cập Cũng có một phần những khiếm khuyết, những điểm chưa tốt thuộc về người biên soạn sách giáo khoa, nhưng phần này chỉ là phần không căn bản, nếu được biên tập công phu thì rất dễ tránh khỏi.” [56; 10]

Với “Một vài suy nghĩ về phương diện ngữ văn của sách giáo khoa Tiếng Việt 1, Tập 1” của Nguyễn Thị Hai, khi đề cập đến sự phân bố các từ ngữ trong sách Tiếng Việt lớp 1 tập 1, tác giả đã nhận xét: “Về tính đại chúng, quảng bá, các soạn giả có chú ý Xem qua cách phân bố các từ ngữ trong cuốn sách, chúng ta hiểu các tác giả có quan tâm đến đối tượng phục vụ Đó không chỉ là học sinh thành thị, nông thôn, đồng bằng, mà cả học sinh miền núi, miền biển; cả học sinh là người miền Bắc, miền Nam Song,

Trang 12

sự phân bố các từ ngữ phục vụ cho mục đích ấy chưa thật sự hợp lý Từ ngữ chỉ các sự vật, các hoạt động thuộc vùng biển quá ít, chỉ có 5 từ ngữ; còn phục vụ cho các đối tượng là người miền Nam, được 10 từ ngữ Thêm vào đó, trong sách không hề có một từ ngữ nào chỉ sự vật tiêu biểu hay địa danh tiêu biểu của miền Trung” [103; 26]

Với những nhận định về “Hướng thay đổi của môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học mới”, Ngô Thị Minh đã so sánh chương trình

Tiếng Việt cũ (chương trình 165 tuần) và chương trình Tiếng Việt mới, để từ đó đưa ra những ưu điểm mà chương trình sách giáo khoa lớp 2, 3 mới

đã thể hiện được: “…Chương trình Tiểu học mới chủ trương dạy và học tiếng Việt không nặng về lý thuyết mà thiên về thực hành rèn luyện các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ Đây là một hướng đi đúng, phù hợp với thực tế…” [71; 57]

Bên cạnh những báo cáo thể hiện quan điểm của tác giả, chúng tôi ghi nhận được ý kiến nhận xét về chương trình Tiểu học – 2000 từ thực

tế giáo dục tại địa phương miền núi: “Qua những thông tin thu được, chúng tôi nhận thấy phần lớn các nhận xét, đánh giá đều gặp nhau ở một điểm: Chương trình tiểu học – 2000 có nhiều ưu điểm so với chương trình cũ, cụ thể là: định hướng rõ ràng, phát huy tính tích cực, chủ động của người học, phát triển trí lực của học sinh trên cơ sở đổi mới phương pháp dạy học Đó là một trong những ưu điểnm lớn của chương trình tiểu học – 2000 ” [27;79]

Xét về nội dung của các báo cáo cũng như các công trình nêu trên, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào tiến hành khảo sát một cách có hệ thống về việc sử dụng từ ngữ và các loại câu trong bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, 2, 3

Trang 13

Có thể nói, Luận văn của chúng tôi là công trình nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này Điều này cũng mang lại khó khăn cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài vì không có được sự kế thừa từ những nhà nghiên cứu đi trước

5 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1 Cơ sở lý thuyết

“Thực trạng của từ tiếng Việt cho ta nhiều cách tiếp cận về cấu tạo ngữ pháp của chúng Những cách tiếp cận này không bài xích lẫn nhau mà có tác dụng bổ sung cho nhau, giúp bao quát được toàn bộ vốn từ Tiếng Việt” [19; 39]

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã lựa chọn và nhất trí với các quan điểm sau đây về các khái niệm về từ và câu:

Từ: là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu [71; 142]

- Từ góc độ cấu tạo, chúng tôi chấp nhận quan niệm cho rằng từ trong Tiếng Việt có:

+ Từ đơn: là từ chỉ chứa đựng một hình vị và là “hình vị tự do” trong thành phần cấu tạo của nó [93; 353], ví dụ: nhà, sách, tốt, xấu, đã,…

+ Từ ghép: là những từ do hai hình vị trở lên cấu tạo thành [93; 360], ví dụ: nhà cửa, ruộng vườn, cha mẹ, xe đạp, công nghiệp hóa, xã hội chủ nghĩa …

Trang 14

+ Từ láy: là từ gồm hai hình vị láy âm với nhau, trong đó có một hình vị có thể tách ra để làm thành từ đơn Ví dụ: đèm đẹp, tôn tốt, bão bùng,… [93; 374]

+ Từ ngẫu hợp: Kiểu từ ghép trong đó các thành tố trực tiếp được kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên, không dựa trên cơ sở quan hệ ý nghĩa, cũng không dựa trên cơ sở quan hệ ngữ âm, có thể tạm gọi là từ ghép ngẫu hợp [95; 139] Ví dụ: cà phê, sơ mi, xi măng, xà phòng…

- Từ góc độ nguồn gốc, chúng tôi xem xét các loại từ dựa trên hai

phương diện:

+ Từ Hán Việt: Từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán, đã nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa của tiếng Việt; còn gọi là từ Việt gốc Hán.Ví dụ: Chính phủ, quốc gia, giang sơn, nhân dân, tổ quốc, xã tắc,… [93; 369]

+ Từ thuần Việt: Ngoài những từ có thể xác định chắc chắn là tiếng Việt tiếp nhận của tiếng Hán và các ngôn ngữ Ấn, Âu, tất cả các từ còn lại thường được gọi là các từ thuần Việt Những từ được gọi là thuần Việt thường trùng với bộ phận từ vựng gốc của tiếng Việt, chúng biểu thị những sự vật, hiện tượng cơ bản nhất, chắc chắn phải tồn tại từ rất lâu [93; 395] Ví dụ: lúa, gạo, ăn, nói, đất nước, nhà cửa, em bé, cụ già, nói cười,…

- Ở góc độ phạm vi sử dụng, chúng tôi dựa trên quan điểm của Mai

Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến để xem xét hai vấn đề:

+ Từ địa phương: những từ thuộc một phương ngữ (tiếng địa phương) nào đó của ngôn ngữ dân tộc và chỉ phổ biến trong phạm vi lãnh

Trang 15

thổ của địa phương đo, thì được gọi là từ địa phương [71; 221] Ví dụ: nỏ (không), mô (đâu), tê (kia), u – bầm – má (mẹ), chén (bát),…

+ Từ toàn dân: gồm những từ ngữ mà toàn dân, mọi người, mọi nơi, mọi lúc đều có thể sử dụng một cách rộng rãi [71; 226] Ví dụ: đi, đứng, chạy, nhảy, cười, nói, cơm, nước, bàn ghế, quần áo, trẻ em, người lớn, cây cối, đồng ruộng, biển cả,…

Câu: Câu là đơn vị của nghiên cứu ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩ tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói, hoặc có thể kèm theo thái độ, sự đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt

tư tưởng, tình cảm Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ [20; 107]

Theo Diệp Quang Ban, câu được phân loại căn cứ vào các mặt: cấu tạo ngữ pháp cơ bản, tác dụng giao tiếp cơ bản (mục đích nói của câu) và cấu tạo dạng phủ định của câu Trong luận văn, chúng tôi chỉ đề cập đến những vấn đề liên quan đến mặt cấu tạo ngữ pháp và mục đích nói của câu

- Ở bậc Tiểu học, học sinh chưa học về lý thuyết câu Qua khảo sát và thống kê, xét về mặt cấu trúc, chúng tôi chỉ dừng lại trong phạm vi nghiên cứu các dạng câu đơn và câu ghép, trong đó:

+ Câu đơn: Câu đơn bình thường là câu được làm thành từ một cụm chủ – vị ở vị trí tự lập và mang một ngữ điệu kết thúc [93; 35]

Ví dụ: Bé học bài

Trang 16

+ Câu đặc biệt: Câu một thành phần diễn đạt ý trọn vẹn mà không xác định được thành phần chính của câu là chủ ngữ hay vị ngữ về mặt cấu trúc kiểu như: Cháy ! Gió Mưa Não nùng.[93; 33]

+ Câu ghép: Câu có cấu tạo gồm hai hay nhiều vế cùng loại hình cấu trúc ngữ pháp với câu đơn, làm thành một chỉnh thể về nghĩa, về cấu tạo và ngữ điệu Về hình thức, câu ghép là sự kết hợp của các câu đơn, có quan hệ với nhau về ý và được ghép lại với nhau bằng các liên từ, các dấu câu,…[93, 37]

Ví dụ: -“Đồng phẳng lặng, lạch nước trong veo, quanh co uốn khúc sau một nấm gò.” (Con cò, SGK TV L 3 T 2, tr.111)

- Xét về mục đích phát ngôn, chúng tôi khảo sát các kiểu câu sau:

+ Câu tường thuật: là câu được dùng để kể, xác nhận (là có hay không có), mô tả một vật với các đặc trưng (hoạt động, trạng thái, tính chất, quan hệ) của nó, hoặc một sự kiện với các chi tiết nào đó [20; 225]

+ Câu nghi vấn: là loại câu thường được dùng để nêu lên điều chưa biết hoặc còn hoài nghi và chờ đợi sự trả lời, giải thích của người tiếp nhận câu đó [20; 226]

+ Câu mệnh lệnh (còn được gọi là câu cầu khiến): được dùng để bày tỏ ý muốn nhờ hay bắt buộc người nghe thực hiện điều được nêu lên trong câu, và có những dấu hiệu hình thức nhất định [20; 235]

+ Câu cảm thán: là loại câu được dùng khi cần thể hiện đến một mức độ nhất định những tình cảm khác nhau, thái độ đánh giá, những trạng thái tinh thần khác thường của người nói đối với sự vật hay sự kiện mà câu

Trang 17

nói đề cập hoặc ám chỉ Câu cảm thán cũng có những dấu hiệu hình thức của mình [20; 237]

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thống keâ

Trong Luận văn này chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê nhằm thống kê số lượng các loại từ và các loại câu trong từng tập sách giáo khoa của từng lớp Từ những con số thống kê có tính định lượng sẽ đưa ra những nhận xét định tính về vấn đề đặt ra Mặt khác, phương pháp này sẽ phát huy tác dụng trong việc so sánh có căn cứ các vấn đề đã nêu

- Phương pháp miêu tả, phân tích

Một trong những nhiệm vụ của Luận văn là khảo sát tần số sử dụng các loại từ và các loại câu, do đó, bên cạnh phương pháp thống kê, chúng tôi đã vận dụng phương pháp miêu tả, phân tích để nêu bật sự khác biệt của việc sử dụng các loại từ và các loại câu trong sách giáo khoa Tiếng Việt của từng lớp, từ lớp 1 đến lớp 3

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

Sau khi khảo sát việc sử dụng các loại từ và các loại câu trong sách giáo khoa bậc Tiểu học, chúng tôi vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy được những điểm giống và khác nhau, tính hợp lý hay chưa hợp lý của từng quyển sách về những vấn đề mà luận văn đã đặt ra, đồng thời nêu rõ quan điểm của mình trong việc phân tích, nhận định những ưu

Trang 18

điểm của nội dung chương trình sách giáo khoa môn Tiếng Việt, để từ đó đưa ra những đề xuất nhằm hoàn chỉnh bộ sách giáo khoa hiện hành

5.3 Nguồn ngữ liệu

Trong quá trình khảo sát, nghiên cứu để thực hiện luận văn, chúng tôi đã sử dụng nguồn dữ liệu từ các bộ sách giáo khoa hiện hành:

- Tiếng Việt lớp 1, tập 1-2 (NXB Giáo dục, Tp.HCM, 2002)

- Tiếng Việt lớp 2, tập 1-2 (NXB Giáo dục,Tp.HCM, 2003)

- Tiếng Việt lớp 3, tập 1-2 (NXB Giáo dục,Tp.HCM, 2004)

6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

6.1 Ý nghĩa khoa học

Việc khảo sát tần số sử dụng các loại từ và các các loại câu trong sách giáo khoa Tiếng Việt bậc Tiểu học góp phần hệ thống lại vốn từ tiếng Việt được cung cấp cho học sinh thông qua các loại từ cũng như các loại câu trong từng bài tập đọc

Các kết quả nghiên cứu của Luận văn phần nào khẳng định thêm lý thuyết xây dựng các văn bản được trình bày trong sách giáo khoa, đồng thời đưa ra nhận xét về tính hợp lý của nội dung chương trình đối với sự phát triển của trẻ em, đặc biệt là sự phát triển trí tuệ và khả năng sử dụng ngôn ngữ của học sinh

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn được hình thành trên cơ sở nghiên cứu các ngữ liệu trong sách giáo khoa Vì vậy, kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ là một trong những nội dung cần thiết để làm tư liệu tham khảo đối với giáo viên

Trang 19

dạy Tiểu học Từ những số liệu thống kê và những luận chứng cụ thể được trình bày trong Luận văn sẽ có thêm một cách nhìn mới về nội dung chương trình sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1, 2, 3, từ đó có cơ sở để góp ý cho những lần chỉnh lý và sửa chữa sách giáo khoa Tiếng Việt sau này

1.3 Tần số và việc sử dụng các loại từ xét từ góc độ phạm vi sử dụng

1.4 Một số ý kiến có tính chất trao đổi về việc biên soạn và chỉnh lý sách giáo khoa Tiếng Việt trong vấn đề sử dụng từ

Chương 2: Tần số và việc sử dụng các loại câu trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, 2, 3

2.1 Tần số và việc sử dụng các loại câu xét từ góc độ cấu trúc 2.2 Tần số và việc sử dụng các loại câu xét từ mục đích phát

ngôn

Trang 20

2.3 Một số ý kiến có tính chất trao đổi về việc biên soạn và chỉnh lý sách giáo khoa Tiếng Việt trong vấn đề sử dụng câu

Ngoài ra, Luận văn còn có Phụ lục (60 trang) và Thư mục tài liệu tham khảo (gồm 125 đầu tác phẩm)

Trang 21

CHƯƠNG 1

TẦN SỐ VÀ VIỆC SỬ DỤNG CÁC LOẠI TỪ

TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT LỚP 1, 2, 3

Chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học được xây dựng theo các định hướng lớn, đó là:

- Dạy tiếng Việt thông qua các hoạt động giao tiếp

- Tận dụng những kinh nghiệm sử dụng tiếng Việt của học sinh

- Vận dụng quan điểm tích hợp trong việc dạy tiếng Việt: tích hợp dạy tiếng Việt với dạy tri thức các môn học, dạy tiếng Việt thông qua dạy các môn học; tích hợp dạy tiếng Việt với dạy văn hoá và dạy văn học.[4;16]

Tên gọi môn Tiếng Việt (và sách Tiếng Việt) thể hiện mục tiêu

giáo dục xuyên suốt của môn học là “hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt”, “cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt”, “bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt” [3; 9] Theo các mục tiêu đã

được xác định trong chương trình, môn Tiếng Việt còn có nhiệm vụ trang

bị kiến thức văn học và nhiều kiến thức, kỹ năng khác, đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho học sinh Riêng về kiến thức văn học, thông qua hệ thống bài tập đọc và các văn bản khác, sách giáo khoa giới thiệu cho học sinh các tác phẩm hoặc trích đoạn tác phẩm văn học có nội dung và hình thức nghệ thuật phù hợp với trình độ nhận thức của các

Trang 22

em Từ những mẩu chuyện, bài văn, bài thơ hấp dẫn trong sách giáo khoa, giáo viên gieo vào lòng học sinh sự ham muốn đọc sách, khả năng cảm thụ văn học, cảm thụ vẻ đẹp của tiếng Việt, bồi dưỡng cho các em tình cảm yêu quý và trân trọng tiếng Việt

Với mục đích và nhiệm vụ được xác định trong luận văn, ở chương này, chúng tôi xin trình bày các nội dung xoay quanh các vấn đề về tần số và việc sử dụng từ trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, 2, 3

1.1 TẦN SỐ VÀ VIỆC SỬ DỤNG TỪ XÉT TỪ GÓC ĐỘ CẤU TẠO 1.1.1 Kết quả thống kê tần số sử dụng các loại từ xét từ góc độ cấu tạo

1.1.2 Phân tích, nhận xét

1.1.2.1 Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1

Chương trình Tiếng Việt lớp 1 yêu cầu dạy cả bốn kỹ năng sử dụng ngôn ngữ (nghe – nói – đọc – viết), dạy cả hai dạng ngôn ngữ (ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết) Tuy nhiên, chương trình vẫn ưu tiên cho việc dạy ngôn ngữ viết nhằm giúp học sinh cuối lớp Một có thể đọc, viết

Trang 23

được tiếng Việt Kỹ năng đọc, viết được dạy song song với kỹ năng nghe, nói

Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 có các loại bài học: bài học âm, bài học vần, bài ôn tập âm, vần (phần học vần), bài Tập đọc Ngữ liệu chương trình Tiếng Việt lớp 1 được biên soạn theo hai giai đoạn: giai đoạn học chữ và giai đoạn sau học chữ

- Giai đoạn học chữ: là những từ, ngữ, câu ngắn, đoạn ngắn,

các thành ngữ, tục ngữ, ca dao… phù hợp với yêu cầu học chữ và rèn kỹ năng Ngữ liệu phù hợp với lứa tuổi của học sinh, có tác dụng giáo dục và mở rộng sự hiểu biết

- Giai đoạn sau học chữ: là những câu, đoạn nói về thiên

nhiên, gia đình, trường học, thiếu nhi Ngữ liệu có cách diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, có tác dụng giáo dục giá trị nhân văn và cung cấp cho học sinh những hiểu biết về cuộc sống

Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, phần Học vần gồm 103 bài, chia làm 3 phần:

- Phần thứ nhất gồm 6 bài đầu, dành cho việc làm quen với chữ cái e, b, các dấu thanh và cấu trúc tiếng dạng đơn giản nhất

- Phần thứ hai gồm 22 bài tiếp theo dành cho việc học các chữ cái và âm, cấu trúc tiếng có vần là một nguyên âm

- Phần thứ ba gồm 75 bài còn lại dành cho việc học các vần thường gặp và cấu trúc tiếng có vần phức tạp dần

Phần Học vần của Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 được in

Trang 24

ở hai tập Tập 1 gồm 83 bài; tập 2 gồm 20 bài Phần Tập đọc gồm 43 bài

a Từ đơn

Theo kết quả thống kê việc sử dụng các loại từ xét về cấu tạo trong sách giáo khoa lớp 1, chúng tôi nhận thấy từ đơn được sử dụng nhiều hơn từ ghép và từ láy Tỷ lệ từ đơn chiếm 85.6% trên tổng số từ được sử dụng trong toàn bộ hai tập sách giáo khoa

Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp Một tập 1 bao gồm giai đoạn

học chữ Bài đầu tiên học sinh được học là âm “e” Đây là bài học đơn giản nhất Trong hai trang sách chỉ có duy nhất một con chữ “e”, còn lại là các hình vẽ thể hiện các nội dung có chứa chữ “e” Ví dụ: hình bé trai,

chùm me, con ve, gấu mẹ dạy gấu con học bài, …

Sang bài thứ hai, học sinh được học âm “b” Cùng với âm

“e” mà học sinh đã học ở bài trước, sách giáo khoa xuất hiện từ đầu tiên là

“be” Đến bài thứ ba, thanh sắc được giới thiệu như một nội dung chính Trong bài này, học sinh biết được một từ đơn là “bé” và một từ láy “be bé”

Tương tự, ở bài 4 và bài 5, khi học về các dấu thanh, học sinh được giới thiệu cách ghép tiếng và dấu thanh để tạo thành các từ mới dựa trên từ gốc

là “be” Ví dụ: be, bẻ, bẹ, bè, bẽ

Với nguyên tắc dựa trên cái đã biết, học sinh được hướng dẫn thực hành ghép âm đã học với âm mới học để tạo thành từ mới

Trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, từ bài 6 trở đi, số lượng từ đơn xuất hiện tăng dần Bài có số lượng từ nhiều nhất là 37 từ

(bài 82) Số lượng từ đơn có trong bài học vần ít nhất là 1 từ ( từ “be”, bài

Trang 25

2, tr.6) và nhiều nhất là 31 từ (bài 82, tr.166) Trung bình trong một bài có

16 từ đơn Có 23 / 83 bài có số lượng từ đơn từ 20 trở lên

Trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp Một tập 2, số lượng từ đơn cũng chiếm tỷ lệ nhiều hơn từ ghép và từ láy (80.3%) Trong tập này, từ bài 84 đến bài 103 vẫn còn trong giai đoạn học chữ nên số lượng từ ở mỗi bài chưa tăng nhiều so với các bài học vần ở tập 1

Từ đơn được lựa chọn để đưa vào sách lớp 1 thường rất dễ hiểu và rất gần gũi với học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 1 Khi học một âm hay một vần mới, học sinh được giới thiệu một số từ khoá và từ ứng dụng Những từ này thường là từ chỉ mọi người, mọi vật xung quanh mà trẻ

được tiếp xúc hàng ngày, chẳng hạn: ba, mẹ, bé, cô, bà, chị, dì, nhà, xe, bàn, ghế, bò, bê, cò, cá,… Các từ đơn cũng như từ ghép được đưa vào sử dụng theo hệ thống âm, vần đã học Ví dụ, khi học âm “m”, học sinh được học từ “me”, “mo”, “mô”, “mơ”, “bố mẹ”, “ba má”, “bó mạ”; học âm “th”, các em được làm quen với từ “thỏù”, “tho”, “thơ”, “tha”, “thợ mỏ”…

Nếu xét về nghĩa, chúng tôi nhận thấy có một số từ đơn xuất

hiện độc lập, mang nghĩa không cụ thể Ví dụ: “bẽ”, “bo”, “va”, “mô”,

“de”, “tho”, “ngừ”, “sàn”, “cân”, “vươn”,”tính”, “mộc”,… Mặc dù những từ

này sẽ được giới thiệu tiếp theo trong những ngữ cảnh cụ thể mà sách giáo

khoa có đề cập đến, chẳng hạn: “cái cân”, “vươn vai”, “máy vi tính”, “thợ mộc”,… nhưng như vậy cũng không ổn lắm về mặt logic và ngữ nghĩa, vì

theo nguyên tắc dạy học ở tiểu học, khi xuất hiện từ mới phải giúp học sinh nắm được nghĩa của từ trước khi dạy các em đọc Trình tự dạy một bài học vần trên thực tế đi ngược với trật tự trình bày một bài học vần trong

Trang 26

sách giáo khoa Trong sách giáo khoa, âm, vần được giới thiệu trước, tiếp đến là tiếng, từ Còn trong thực tế giảng dạy, trước tiên, giáo viên giới thiệu từ, sau đó mới rút ra tiếng rồi cuối cùng bật ra âm, vần cần dạy

So sánh giữa sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 tập 1 và tập 2, chúng ta dễ dàng nhận thấy số lượng từ đơn có trong tập 2 tăng gần gấp đôi số lượng từ đơn chứa trong tập 1 do ở tập 2 chỉ có 20 bài học vần, còn lại là 43 bài tập đọc (bao gồm văn vần và văn xuôi) Có những bài chứa

hầu hết là từ đơn Ví dụ bài thơ “Quà của bố” (SGK TV L1 T1, tr.106),

toàn bài có 54 từ đơn, chỉ có 1 từ ghép và 2 từ láy

Bố em là bộ đội

Ở tận vùng đảo xa Chưa lần nào về phép

Bố gửi nghìn cái nhớ Gửi cả nghìn cái thương Bố gửi nghìn lời chúc Gửi cả nghìn cái hôn

Bố cho quà nhiều thế

Vì biết em rất ngoan

Vì em luôn giúp bố

Tay súng thêm vững vàng

Trang 27

Cũng như sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 tập 1, các bài tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 tập 2 có nhiều từ đơn hơn từ ghép và từ láy Việc các từ đơn được sử dụng nhiều hơn từ ghép và từ láy là rất hợp lý, bởi vì nghĩa của từ đơn cụ thể, đơn giản và dễ hiểu hơn nghĩa

của từ ghép và từ láy Ví dụ: bé, chị, bố, mẹ, bà, bạn, tô, vẽ, viết, bò, cọ, cờ,

xe, nhà, khỉ, thỏ, rùa, hổ, báo, gấu, hươu, nai, voi, thứ, ngày, tháng, năm, trường, lớp,……

b Từ ghép

Từ ghép xuất hiện đều đặn từ bài 9 trở đi Song, số lượng từ ghép chỉ dừng lại ở mức trung bình 5 từ / bài nhiều nhất là 11 từ (bài 36, bài 47, bài 58)

Hầu hết các từ ghép được giới thiệu trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 mang nghĩa cụ thể, dễ hiểu đối với lứa tuổi học sinh Ví

dụ: “bố mẹ”, “ba má’, “bạn bè”, “bàn ghế”, “cây cối”, “bơi lội”, “đồ chơi”,

“biển cả”, “bầu trời’, “đôi mắt”, “cần trục”,… Đây là những từ thông dụng

trong cuộc sống hàng ngày, đa số học sinh đã có dịp tiếp xúc và sử dụng chúng Do đó, những từ ghép được đưa vào sách lớp 1 là hợp lý

Số lượng từ đơn và từ ghép trong mỗi bài không đồng đều Có bài chỉ có 5 từ đơn nhưng lại có đến 9 từ ghép (bài 23) Có bài chứa 31 từ đơn nhưng chỉ có 2 từ ghép (bài 67)

Căn cứ kết quả thống kê, chúng ta thấy việc lựa chọn từ ngữ trong các bài đọc ở sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 dựa trên cơ sở các âm, vần đã học Các từ ngữ xuất hiện trong sách giáo khoa nhằm giúp học sinh nhận diện được các âm, vần mới học, đồng thời thông qua các từ khoá, từ

Trang 28

ứng dụng, học sinh có điều kiện củng cố và phát triển vốn từ

Khi học vần, số lượng từ trong mỗi bài được tăng lên so với

lúc học âm Ví dụ, trong bài vần “ia”, sách giáo khoa có các từ ngữ như:

“lá tía tô”, “tờ bìa”, “lá mía”, “vỉa hè”, “chia quà”

Các bài tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 tập 2

được lựa chọn và sắp xếp theo ba chủ điểm: Nhà trường, Gia đình, Thiên nhiên - Đất nước Vì vậy nghĩa của từ cũng được chú trọng và chọn lọc

theo từng chủ điểm

Ví dụ:

- Chủ điểm Nhà trường, có bài “Tặng cháu”

- Ở chủ điểm Gia đình, bài thơ “Ngưỡng cửa” (SGK TV

L1 T2, tr.109) mang đậm tình yêu thương và đầy ắp kỷ niệm của Vũ Quần Phương được đưa vào rất phù hợp:

Nơi này ai cũng quen Ngay từ thời tấm bé Khi tay bà, tay mẹ Còn dắt vòng đi men

Trang 29

Nơi bố mẹ ngày đêm Lúc nào qua cũng vội, Nơi bạn bè chạy tới Thường lúc nào cũng vui

Nơi này đã đưa tôi Buổi đầu tiên đến lớp

Nay con đường xa tắp Vẫn đang chờ tôi đi

- Trong chủ điểm Thiên nhiên – Đất nước, bài văn xuôi

“Sau cơn mưa” (SGK TV L1 T2, tr.124) cũng chứa đựng nhiều từ gợi tả về

cảnh vật thiên nhiên:

“ Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi Những đoá râm bụt thêm đỏ chói Bầu trời xanh bóng như vừa được giội rửa Mấy đám mây bông trôi nhởn nhơ, sáng rực lên trong ánh mặt trời

Mẹ gà mừng rỡ “tục, tục” dắt bầy con quây quanh vũng nước đọng trong vườn”

Theo Vũ Tú Nam

Điểm qua các bài văn, bài thơ được lựa chọn để đưa vào sách giáo khoa ở giai đoạn tập đọc, chúng tôi nhận thấy số lượng từ ở mỗi bài có mức độ vừa phải, trung bình khoảng 56 từ / bài Bài có số lượng từ

nhiều nhất là 96 từ (“Không nên phá tổ chim”, SGK TV L1 T2, tr.151) Bài có số lượng từ ít nhất là 25 từ (“Tặng cháu”, SGK TV L1 T2, tr.109) Tuy

Trang 30

nhiên, vẫn có một số bài quá dài, số lượng từ quá nhiều so với mức độ đọc

của học sinh lớp 1 Ví dụ: “Chú công” (SGK TV L1, T2, tr.97), “Không nên phá tổ chim”(SGK TV L1, T2, tr.151), “Nói dối hại thân” (SGK TV L1 T2, tr.133),“Con chuột huênh hoang”, SGK TV L1 T2, tr.157),…

Số lượng từ ghép ở tập 1 chiếm tỷ lệ 22.4% và ở tập 2 chiếm tỷ lệ 12.5% trên tổng số các từ được sử dụng Như vậy, số lượng từ ghép ở tập 1 được xuất hiện nhiều hơn ở tập 2 Thoạt nhìn, chúng ta có cảm nhận không hợp lý lắm vì sang tập 2 là giai đoạn học sinh được giới thiệu các văn bản nghệ thuật và văn bản thông thường ở mức độ tăng dần và số lượng từ ở mỗi bài cũng nhiều hơn Tuy nhiên, nếu nhìn vào cấu trúc của từng tập sách, chúng ta sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt về hình thức trình bày các bài tập đọc cũng như việc sử dụng từ

Ở tập 1, các từ được giới thiệu một cách độc lập, đặc biệt ở

phần học âm và vần Ví dụ: hồ, hổ, da, đò, me, ca nô, bi ve, cá cờ, lá đa, su

su, chữ số, rổ rá, cá rô,…

Ở tập 2, khi sang giai đoạn tập đọc, các từ được giới thiệu thông qua các bài văn, bài thơ ngắn với nội dung rất đơn giản, dễ hiểu, từ

ngữ được sử dụng cũng rất gần gũi đối với học sinh

Ví dụ: Chuyện ở lớp ((SGK TV L1 T2, tr.100)

Trang 31

- Mẹ có biết ở lớp

hay “Bàn tay mẹ” (SGK TV L1 T2, tr.55)

“Bình yêu nhất là đôi bàn tay mẹ Hằng ngày, đôi bàn tay của mẹ phải làm biết bao nhiêu là việc

Đi làm về, mẹ lại đi chợ, nấu cơm Mẹ còn tắm cho em bé, giặt một chậu tã lót đầy

Bình yêu lắm đôi bàn tay rám nắng, các ngón tay gầy

Sự chênh lệch về tần số sử dụng các từ đơn và từ ghép trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 là tất nhiên Do yêu cầu về kiến thức cũng như kỹ năng của lứa tuổi lớp 1, các bài đọc đòi hỏi phải cung cấp lượng kiến thức đúng theo yêu cầu về âm, vần và đảm bảo nội dung đúng

Trang 32

các chủ điểm ở giai đoạn tập đọc

Từ bài 29 trở đi, học sinh bắt đầu chuyển từ học âm sang học vần Từ đơn, từ ghép và từ láy đều có mặt trong các bài đọc Số lượng từ đơn ở mỗi bài không chênh lệch nhiều Số lượng từ ghép cũng ổn định

c Từ láy

Ngoài từ đơn và từ ghép, từ láy cũng được chú ý đưa vào sách giáo khoa Tiếng Việt lớp Một ở cả hai tập Từ láy xuất hiện không nhiều, rải rác mỗi bài chỉ có 1, 2 từ Tổng số từ láy được sử dụng trong 2 tập sách là 158 từ (3.3%), không gây khó khăn trong việc phát âm hay sử dụng từ của học sinh

Từ láy xuất hiện từ bài 3 còn từ ghép xuất hiện từ bài 9 Điều này dễ dàng chấp nhận vì vốn kiến thức của học sinh đến bài 3 chỉ

có thể chứa đựng trong từ “be bé” mà thôi Việc lặp lại các âm và thanh điệu trong các từ láy “be be”, “be bé”, “bè bè” giúp học sinh dễ phát âm,

dễ nhớ và rất hứng thú với âm điệu của những từ này

Các từ láy được giới thiệu độc lập ở phần học âm và vần

như: be bé, xa xa, vui vẻ, líu lo, gần gũi, dặn dò, mơn mởn, cuồn cuộn, nâng niu, mềm mại, mũm mĩm, tủm tỉm, thật thà,… Các từ láy được giới thiệu thông qua các bài tập đọc như: nắn nót, ngay ngắn, sạch sẽ, duyên dáng, xinh xinh, ngan ngát, thơm tho, lảnh lót, xao xuyến, mộc mạc, lon ton, lấp ló,

rì rào, bần thần, róc rách, khúc khuỷu, ngoằn ngoèo,…

Các từ láy được xuất hiện độc lập thường có nghĩa đơn giản

hơn các từ láy xuất hiện trong câu, trong văn bản Đối với các từ như: be bé,

Trang 33

xa xa, vui vẻ, mềm mại, no nê,… học sinh có thể tự giải thích nghĩa của từ

theo suy nghĩ và bằng ngôn ngữ của mình Các em đọc được từ, hiểu nghĩa của từ và biết vận dụng từ đã học để sử dụng trong giao tiếp một cách sáng tạo

Những từ láy như: mộc mạc, bần thần, vun vút, ngan ngát, xao xuyến, khúc khuỷu, ngoằn ngoèo, huênh hoang, khẳng khiu, ngượng nghịu, luýnh quýnh, huỳnh huỵch,… là những từ khó về phát âm và khó cả

về ngữ nghĩa Khi dạy đến những từ này, giáo viên rất vất vả trong việc luyện đọc và giải nghĩa từ cho học sinh Bởi vì, nếu không khéo lựa chọn lời giải thích rõ ràng, chính xác và gần gũi với học sinh, giáo viên dễ đi đến sai lầm trong việc giảng nghĩa từ này lại phát sinh từ khác khó hiểu

hơn Ví dụ, nếu giải thích từ láy “khúc khuỷu” là “có nhiều đoạn uốn quanh, gấp khúc nối nhau liên tiếp” thì học sinh sẽ có thêm hai từ ghép khó hiểu cần giải thích là ‘uốn quanh” và ”gấp khúc” Do đó, vai trò của giáo viên

trong việc hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu nghĩa của từ là rất quan trọng, đòi hỏi sự chuẩn bị rất công phu, cẩn thận và tỉ mỉ từ phía người dạy

Trong các câu văn hoặc đoạn thơ ngắn ở phần ứng dụng, từ láy thường xuất hiện dưới dạng láy đôi:

Trường hợp láy tư được sử dụng duy nhất một lần trong cả

hai tập sách:”ủn à ủn ỉn” Tuy ở dạng láy tư nhưng“ủn à ủn ỉn” mang hình

Trang 34

ảnh gợi tả rất rõ nét và xuất hiện trong ngữ cảnh cũng rất quen thuộc đối với học sinh nên được các em dễ dàng tiếp nhận và nhớ rất lâu:

Ủn à ủn ỉn

(SGK TV L1 T1, tr.99) Số lượng từ láy xuất hiện ở tập 2 nhiều hơn tập 1, hầu như bài nào cũng có Từ láy thường được sử dụng nhiều trong các khổ thơ, chẳng hạn:

- Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô (SGK TV T2, tr 5)

- Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển luá đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả dập dờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

(SGK TV T1, tr.11)

Do được sử dụng trong những câu văn, đoạn thơ ngắn có nội dung súc tích, dễ hiểu nên học sinh đọc được các từ láy một cách dễ dàng, lưu loát Tuy số lượng không nhiều nhưng từ láy đã góp phần làm giàu

Trang 35

thêm vốn từ cho học sinh qua từng bài học

d Từ ngẫu hợp

Ngoài từ đơn, từ ghép và từ láy, từ ngẫu hợp cũng được chú

ý đưa vào sử dụng trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 Từ ngẫu hợp

được xuất hiện 11 lần trong toàn bộ 2 tập sách Ví dụ: ba lô, ca nô, ti vi, ô tô, đèn pin, sơ mi, giấy pơ-luya, phéc-mơ-tuya… (riêng từ ô tô được xuất

hiện 4 lần trong các bài 18, 21 (tập 1), bài 24, 98 (tập 2) Các từ này được lựa chọn để đưa vào sách giáo khoa nhằm phục vụ cho việc minh hoạ các âm, vần đã học và được giới thiệu trong phần ứng dụng, giúp học sinh có

cơ sở để theo đó tạo lập các từ mới

Ở lứa tuổi lớp 1, việc đưa từ ngẫu hợp vào sách giáo khoa được chấp nhận Với tỷ lệ 0.2%, từ ngẫu hợp không làm ảnh hưởng đến việc dạy học sinh phát âm ở giai đoạn học âm và vần Tuy học sinh hơi vất

vả trong việc phát âm các từ giấy pơ-luya, phéc-mơ-tuya nhưng vốn từ tiếng Việt có thể giới thiệu cho học sinh khi học đến vần “uya” chỉ vỏn vẹn duy nhất từ “khuya” (chỉ tính trong phạm vi vốn từ toàn dân) Do đó,

việc đưa thêm các từ ngẫu hợp vào những bài học như vậy là điều tất yếu

Xét về mặt ngữ nghĩa, những từ ngẫu hợp được đưa vào sách giáo khoa lớp 1 không mang nghĩa trừu tượng Học sinh dễ dàng cảm nhận những từ này qua những sự vật cụ thể, có thể nhìn thấy qua tranh ảnh hoặc

tiếp xúc trực tiếp với vật thật Chẳng hạn, ô tô là loại xe rất gần gũi với trẻ

em ngay từ lúc trẻ bắt đầu nhận thức được các sự vật quen thuộc xung

quanh mình Giấy pơ-luya là vật dễ tìm, khi dạy đến từ này, giáo viên có

thể cung cấp cho học sinh một số tờ giấy pơ-luya đủ màu và giới thiệu về

Trang 36

công dụng của loại giấy này với học sinh Đối với từ phéc-mơ-tuya, tuy khó

đọc nhưng học sinh lại rất dễ hiểu bởi đây là một loại đồ dùng thường được sử dụng để may quần áo cho mọi người, trong đó có cả quần áo học sinh

1.1.2.2 Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2

Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 được biên soạn theo hệ thống chủ điểm:

- Tập 1 (8 chủ điểm): tập trung vào các mảng Học sinh

– Nhà trường – Gia đình: Em là học sinh, Bạn bè, Trường học, Thầy cô, Ông bà, Cha mẹ, Anh em, Bạn trong nhà

- Tập 2 (7 chủ điểm): tập trung vào các mảng Thiên

nhiên – Đất nước: Bốn mùa, Chim chóc, Muông thú, Sông biển, Cây cối, Bác Hồ, Nhân dân

Các bài tập đọc được phân bố theo từng đơn vị học ( 1 đơn vị học bao gồm 2 tuần) Mỗi tuần có 3 bài tập đọc Các bài tập đọc thường là các câu truyện kể, văn bản thông thường, văn bản văn học, truyện vui Văn bản truyện kể có độ dài khoảng 100 đến 250 chữ Các văn bản khác có độ dài từ 100 đến 120 chữ

So với lớp 1, các bài tập đọc ở lớp 2 có số lượng từ nhiều hơn Từ đơn vẫn chiếm ưu thế Theo thống kê, ta thấy số lượng từ đơn chiếm 87.7%, từ ghép 9.9%, từ láy 2.3% và từ ngẫu hợp chỉ có 4/12201 từ (chưa đến 0.1%)

Vì được biên soạn theo từng chủ điểm nên các bài tập đọc được lựa chọn phải có nội dung phù hợp với các chủ điểm Ví dụ:

Trang 37

- Trong chủ điểm “Anh em”, các bài tập đọc được đưa vào như Câu chuyện bó đũa, Nhắn tin, Tiếng võng kêu, Hai anh em, Bé Hoa, Bán chó

- Chủ điểm “Bác Hồ” có các bài tập đọc: Ai ngoan sẽ được thưởng, Xem truyền hình, Cháu nhớ Bác Hồ, Chiếc rễ đa tròn, Cây và hoa bên lăng Bác, Bảo vệ như thế là rất tốt

Trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 tập 1, số lượng từ nhiều nhất trong một bài là 222 từ (bài 45), ít nhất là 25 từ (bài 19) Từ đơn chiếm số lượng nhiều nhất trong một bài là 200 từ (bài 45, trang 138), ít nhất là 7 từ (bài 19, trang 58)

Từ đơn nói chung và các từ khác như từ ghép, từ láy và từ ngẫu hợp cũng không được lựa chọn theo một tỷ lệ nhất định mà tuỳ thuộc vào nội dung từng chủ điểm mà bài tập đọc cần thể hiện

So với lớp 1, số lượng từ ở lớp 2 tăng gấp 3 lần Sự chênh lệch này cũng thấy rất rõ ở số lượng từ đơn của lớp 1 và lớp 2 Điều này cũng không phải là khác thường, bởi vì theo chuẩn kiến thức và kỹ năng của bậc Tiểu học, học sinh lớp 2 cần phải làm quen với số lượng từ nhiều hơn và tốc độ đọc cũng phải nhanh hơn so với lớp 1 Tuy nhiên, điểm qua các bài tập đọc, chúng tôi cảm thấy lo lắng với độ dài của bài tập đọc đầu

tiên trong chương trình: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”(SGK TV L2

T1, tr.4) Đây là bài tập đọc đầu tiên mà các em học sinh mới vừa bước lên lớp 2 phải làm quen Điều này rất khó khăn đối với người dạy lẫn người học Bởi vì sau ba tháng hè, ngày đầu tiên bước vào chương trình mới, các

em chưa có thời gian để ôn lại vốn từ ngữ đã học ở lớp 1, đặc biệt sẽ rất

Trang 38

khó khăn cho học sinh trung bình, yếu

Trong cả hai tập sách, chúng tôi nhận thấy một số bài có

quá nhiều từ Ví dụ: bài “Tìm ngọc” (SGK TV L2 T1, tr.138), “Chuyện bốn mùa” (SGK TV L2 T2, tr.4),“Tôm Càng và Cá Con” (SGK TV L2 T2, tr.68), “ Chuyện quả bầu” (SGK TV L2 T1, tr.116),“Ông Mạnh thắng thần gió” (SGK TV L2 T2, tr.13), “Kho báu” (SGK TV L2 T2, tr.83),… Đây là

những bài có trên 200 từ Tuy nội dung rất hấp dẫn bởi đó là những câu chuyện kể nhưng học sinh trung bình, tiếp thu chậm sẽ khó khăn khi phải đọc những bài này (mặc dù trên thực tế có nhiều em thuộc lòng cả câu

chuyện và kể lại không sót một từ nào Ví du:ï bài “Tìm ngọc”, “Chuyện bốn mùa”,…

a Từ đơn

Từ đơn được sử dụng trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2

có sự lặp lại phần lớn từ đơn ở sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 Ví dụ: đọc, học, vui, cười, nói, đi, kim, lịch, nhà, vườn, vàng, xanh, đỏ, bạn, lớp, trường, trời, cây, cỏ, hoa, Đó là những từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, thiên

nhiên… ở mức độ sơ giản, gần gũi với học sinh

Việc lặp lại các từ đã học không tạo sự nhàm chán cho học sinh, trái lại, nó góp phần tạo điều kiện để học sinh củng cố vốn từ đã học, đồng thời giúp các em tự tin hơn khi làm quen với những từ có âm, vần

tương tự Điều này phù hợp với quan điểm của Diệp Quang Ban: “Thông thường trong một hiện tượng ngôn ngữ có thể khai thác theo những mức độ nông sâu khác nhau Do vậy, một hiện tượng ngôn ngữ trong dạy – học có thể trải ra trong thời gian qua các cấp học theo kiểu từ giản đơn đến phức

Trang 39

tạp, và dừng lại ở một độ sâu nào đó thích hợp Đó là không kể trường hợp trong một hiện tượng ngôn ngữ có mặt đồng thời hơn một đối tượng dạy – học” (Tạp chí Ngôn ngữ số 11, 2000) [18; 56]

Từ đơn được sử dụng trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 không chỉ dừng lại ở mục đích luyện đọc cho học sinh mà cùng với từ ghép, từ láy, nó là công cụ đắc lực, giúp học sinh học tốt các phân môn khác như

Luyện từ và câu, Chính tả, Tập viết Chẳng hạn, khi học về chủ điểm “Em là học sinh”, hàng loạt từ đơn thuộc chủ đề này xuất hiện trong các bài tập đọc: sách, đọc, viết, học, bài, hiểu, trường, lớp, vở, bút, giỏi, điểm, bạn, vui, chơi, … Những từ này mang nghĩa cụ thể, đơn giản nên giáo viên không

cần giải thích mà chỉ tập trung hướng dẫn học sinh cách sử dụng từ sao cho đúng với yêu cầu bài tập thực hành và phù hợp trong từng ngữ cảnh

Ví dụ, trong bài tập Luyện từ và câu, đề bài yêu cầu:

Tìm các từ:

- Chỉ đồ dùng học tập M (mẫu): bút

- Chỉ hoạt động của học sinh M (mẫu): đọc

- Chỉ tính nết của học sinh M (mẫu): chăm chỉ

Vì sách giáo khoa cung cấp vốn từ ngữ theo chủ đề nên các bài tập như trên không khó khăn đối với học sinh Mặt khác, khi làm bài tập, học sinh có điều kiện thực hành và rèn được thói quen dùng từ đúng

Các từ đơn trong bài tập đọc là nguồn ngữ liệu quan trọng để học sinh thực hành các bài tập điền từ ở phân môn Chính tả Có thể

Trang 40

điểm qua một số dạng bài tập như sau:

(1) Em chọn từ nào trong ngoặc đơn để điền vào mỗi chỗ trống?

(che, tre, trăng, trắng)

(2) Tìm tiếng có vần uôn hay uông thích hợp với mỗi chỗ trống:

- Đồng……… quê em xanh tốt

- Nước từ trên nguồn đổ…….…., chảy……… cuộn

(3) Tìm 3 chữ bắt đầu bằng c, 3 chữ bắt đầu bằng k

M (mẫu): cò, kẹo

Để làm được những bài tập thuộc các dạng nêu trên, học sinh phải nhớ lại những từ đã học và phải nắm vững cấu tạo cũng như nghĩa của từ để thực hiện một cách chính xác Do đó, việc giảng dạy môn Tập đọc không chỉ dừng lại ở việc luyện đọc, luyện thuộc (đối với những bài học thuộc lòng) mà giáo viên còn phải quan tâm đến việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ và biết vận dụng vốn từ ngữ một cách linh hoạt trong luyện tập thực hành cũng như trong giao tiếp

b Từ ghép

Ngày đăng: 01/07/2023, 20:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. ANH ĐÀO, Dạy yếu tố Hán Việt cho học sinh, Tạp chí Ngôn ngữ, số 10, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy yếu tố Hán Việt cho học sinh
2. ANH ĐÀO - THU THU, Đọc sách “Tiếng Việt trong trường học” (tập III), Tạp chí Ngôn ngữ, số 7, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc sách “Tiếng Việt trong trường học” (tập III)
3. BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO, Chương trình tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình tiểu học
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
4. BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO, Tài liệu tập huấn Cán bộ quản lý giáo dục, triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới ở Tiểu học, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn Cán bộ quản lý giáo dục, triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới ở Tiểu học
5. BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa lớp 1 chương trình Tiểu học mới, NXB.GD, Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa lớp 1 chương trình Tiểu học mới
Nhà XB: NXB.GD
6. BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa lớp 2 chương trình Tiểu học mới, tập 1 và 2, NXB.GD, Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa lớp 2 chương trình Tiểu học mới, tập 1 và 2
Nhà XB: NXB.GD
7. BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa lớp 3 chương trình Tiểu học mới, tập 1 và 2, Nhà xuất bản Giáo dục, Tp.HCM, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa lớp 3 chương trình Tiểu học mới, tập 1 và 2
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
8. BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO, Tiếng Việt 10, Nhà xuất bản Giáo dục, Tp.HCM, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt 10
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
9. BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO, Tiếng Việt 11, Nhà xuất bản Giáo dục, Tp.HCM, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt 11
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
10. BÙI MINH TOÁN, Từ trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
11. BÙI KHÁNH THẾ, Nhập môn ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Giáo dục, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn ngôn ngữ học
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
12. BÙI TẤT TƯƠM, Giáo trình cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
13. BỬU KẾ, Từ điển Hán Việt từ nguyên, NXB Thuận Hoá, Tp.HCM, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Hán Việt từ nguyên
Nhà XB: NXB Thuận Hoá
14. CAO XUÂN HẠO, Về cương vị ngôn ngữ học của tiếng, Tạp chí Ngôn ngữ, soá 2, 1985 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về cương vị ngôn ngữ học của tiếng
15. CAO XUÂN HẠO (chủ biên), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, quyển 1, Câu trong tiếng Việt, Cấu trúc – Nghĩa – Công dụng, Nhà xuất bản Giáo duùc, Tp.HCM, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, quyển 1, Câu trong tiếng Việt, Cấu trúc – Nghĩa – Công dụng
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo duùc
16. CHU THỊ HÀ THANH, Một số vấn đề Văn – Tiếng Việt chương trình và sách giáo khoa Tiểu học, Tài liệu Hội thảo khoa học “Những vấn đề về Sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học – 2000” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề Văn – Tiếng Việt chương trình và sách giáo khoa Tiểu học," Tài liệu Hội thảo khoa học “Những vấn đề về Sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học – 2000
17. DIỆP QUANG BAN, Thử bàn về một cơ chế chuyển di từ loại trong tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4, 1985 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử bàn về một cơ chế chuyển di từ loại trong tiếng Việt
18. DIỆP QUANG BAN, Thử bàn về một số vấn đề liên quan đến môn Ngữ pháp tiếng Việt trong nhà trường, Tạp chí Ngôn ngữ, số 11, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử bàn về một số vấn đề liên quan đến môn Ngữ pháp tiếng Việt trong nhà trường
19. DIỆP QUANG BAN, HOÀNG VĂN THUNG, Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, Thanh Hoá, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
20. DIỆP QUANG BAN, Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2a  (xem bảng thống kê ở trang sau) - Tần số và việc sử dụng các loại từ, các loại câu trong sách giáo khoa tiếng việt bậc tiểu học
Bảng 2.2a (xem bảng thống kê ở trang sau) (Trang 126)
BẢNG 1b.2 Tần số sử dụng các loại từ xét từ góc độ cấu tạo - Tần số và việc sử dụng các loại từ, các loại câu trong sách giáo khoa tiếng việt bậc tiểu học
BẢNG 1b.2 Tần số sử dụng các loại từ xét từ góc độ cấu tạo (Trang 156)
BẢNG 1b.3 Tần số sử dụng các loại từ xét từ góc độ cấu tạo - Tần số và việc sử dụng các loại từ, các loại câu trong sách giáo khoa tiếng việt bậc tiểu học
BẢNG 1b.3 Tần số sử dụng các loại từ xét từ góc độ cấu tạo (Trang 158)
BẢNG 1b.5 Tần số sử dụng các loại từ xét từ góc độ cấu tạo - Tần số và việc sử dụng các loại từ, các loại câu trong sách giáo khoa tiếng việt bậc tiểu học
BẢNG 1b.5 Tần số sử dụng các loại từ xét từ góc độ cấu tạo (Trang 162)
Bảng 2b.1 Tần số sử dụng các loại từ xét từ góc độ nguồn gốc - Tần số và việc sử dụng các loại từ, các loại câu trong sách giáo khoa tiếng việt bậc tiểu học
Bảng 2b.1 Tần số sử dụng các loại từ xét từ góc độ nguồn gốc (Trang 166)
Bảng 2b.4 Tần số sử dụng các loại từ xét từ góc độ nguồn gốc - Tần số và việc sử dụng các loại từ, các loại câu trong sách giáo khoa tiếng việt bậc tiểu học
Bảng 2b.4 Tần số sử dụng các loại từ xét từ góc độ nguồn gốc (Trang 173)
Bảng 2b.5 Tần số sử dụng các loại từ xét từ góc độ nguồn gốc - Tần số và việc sử dụng các loại từ, các loại câu trong sách giáo khoa tiếng việt bậc tiểu học
Bảng 2b.5 Tần số sử dụng các loại từ xét từ góc độ nguồn gốc (Trang 175)
Bảng 3b.2 Tần số sử dụng các loại từ xét từ góc độ phạm vi sử dụng - Tần số và việc sử dụng các loại từ, các loại câu trong sách giáo khoa tiếng việt bậc tiểu học
Bảng 3b.2 Tần số sử dụng các loại từ xét từ góc độ phạm vi sử dụng (Trang 182)
Bảng 3b.4 Tần số sử dụng các loại từ xét từ góc độ phạm vi sử dụng - Tần số và việc sử dụng các loại từ, các loại câu trong sách giáo khoa tiếng việt bậc tiểu học
Bảng 3b.4 Tần số sử dụng các loại từ xét từ góc độ phạm vi sử dụng (Trang 186)
BẢNG 2.1c Tần số sử dụng các loại câu xét từ góc độ cấu trúc - Tần số và việc sử dụng các loại từ, các loại câu trong sách giáo khoa tiếng việt bậc tiểu học
BẢNG 2.1c Tần số sử dụng các loại câu xét từ góc độ cấu trúc (Trang 194)
BẢNG 2.1d Tần số sử dụng các loại câu xét từ góc độ cấu trúc - Tần số và việc sử dụng các loại từ, các loại câu trong sách giáo khoa tiếng việt bậc tiểu học
BẢNG 2.1d Tần số sử dụng các loại câu xét từ góc độ cấu trúc (Trang 195)
BẢNG 2.1e Tần số sử dụng các loại câu xét từ góc độ cấu trúc - Tần số và việc sử dụng các loại từ, các loại câu trong sách giáo khoa tiếng việt bậc tiểu học
BẢNG 2.1e Tần số sử dụng các loại câu xét từ góc độ cấu trúc (Trang 197)
BẢNG 2.1f Tần số sử dụng các loại câu xét từ góc độ cấu trúc - Tần số và việc sử dụng các loại từ, các loại câu trong sách giáo khoa tiếng việt bậc tiểu học
BẢNG 2.1f Tần số sử dụng các loại câu xét từ góc độ cấu trúc (Trang 199)
BẢNG  2.1g Tần số sử dụng các loại câu xét từ góc độ cấu trúc - Tần số và việc sử dụng các loại từ, các loại câu trong sách giáo khoa tiếng việt bậc tiểu học
2.1g Tần số sử dụng các loại câu xét từ góc độ cấu trúc (Trang 201)
Bảng 2.2b Tần sốâ sử dụng các loại câu xét từ góc độ - Tần số và việc sử dụng các loại từ, các loại câu trong sách giáo khoa tiếng việt bậc tiểu học
Bảng 2.2b Tần sốâ sử dụng các loại câu xét từ góc độ (Trang 203)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN