1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhan dinh xu huong mua ban sap nhap cong ty chung 484861

89 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhận Định Xu Hướng Mua Bán, Sáp Nhập Công Ty Chứng Khoán Tại Việt Nam
Tác giả Phạm Viết Quân
Người hướng dẫn ThS. Trần Thị Hải Lý
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài Chính Doanh Nghiệp
Thể loại Khoá Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2009
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 2,67 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Tìm hiểu khái quát hoạt động mua bán, sáp nhập (11)
  • 1.2. Hoạt động mua bán, sáp nhập CTCK tại một số nước (12)
    • 1.2.1. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới tới TTCK các nước. 2 1.2.2. Các thương vụ M&A CTCK tại một số thị trường tài chính ở Châu Á. 5 1.2.3. Đặc điểm nổi bật. 14 1.3. Kinh nghiệm từ các thương vụ mua bán, sáp nhập CTCK tại các nước. 18 1.3.1. Các lợi ích của hoạt động mua bán, sáp nhập CTCK.18 1.3.2. Các mặt hạn chế của hoạt động mua bán, sáp nhập CTCK. 22 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 26 2.1. Tổng quan TTCK Việt Nam (12)
    • 2.1.1. Thời kỳ tăng trưởng thịnh vượng của TTCK Việt Nam. 26 2.1.2. Thời kỳ suy thoái của TTCK Việt Nam. 27 2.2. Tình hình hoạt động của các CTCK (36)
    • 2.2.1. Số lượng CTCK tăng một cách nhanh chóng.28 2.2.2. Số lượng CTCK so với vốn hoá TTCK 30 2.2.3. Quy mô hoạt động CTCK 31 2.2.4. Vị trí các CTCK tại các tỉnh 32 2.2.5. Trình độ công nghệ 32 2.2.6. Các nguồn thu chủ yếu của CTCK 35 2.3. Hoạt động M&A CTCK tại Việt Nam (38)

Nội dung

Tìm hiểu khái quát hoạt động mua bán, sáp nhập

 Hiện nay trên thế giới có rất nhiều tài liệu đưa ra khái niệm về hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại giữa các tổ chức kinh doanh Tuy nhiên, nội dung của các khái niệm đó khá thống nhất với nhau về một số yếu tố cơ bản Theo Từ điển Bách Khoa toàn thư Wikipedia thì:

Sáp nhập là sự kết hợp của hai hoặc nhiều công ty để tạo ra một công ty duy nhất có quy mô lớn hơn Kết quả của sự sáp nhập là một công ty sống sót (giữ được cái tên và đặc thù), công ty còn lại ngưng tồn tại như một tổ chức riêng biệt Trường hợp cả hai công ty sáp nhập ngưng hoạt động và một công ty mới ra đời từ thương vụ sáp nhập còn được gọi là hợp nhất (consolidation).

Mua lại là hành động trở thành chủ sở hữu của một tài sản nhất định Công ty mua lại gọi là công ty đi mua (acquirer), công ty được mua lại gọi là công ty mục tiêu (target) Trong trường hợp mua lại công ty, công ty mục tiêu trở thành một tài sản thuộc quyền sở hữu của công ty mua lại.

 Còn tại Việt Nam, trong Dự thảo lần 1 của Thông tư hướng dẫn về việc hợp nhất, sáp nhập các tổ chức kinh doanh chứng khoán, có nêu rõ:

Hợp nhất tổ chức kinh doanh chứng khoán là hình thức hai hoặc một số tổ chức kinh doanh chứng khoán cùng ngành nghề, cùng loại (gọi là tổ chức kinh doanh chứng khoán bị hợp nhất) hợp nhất thành một tổ chức kinh doanh chứng khoán mới (gọi là tổ chức kinh doanh chứng khoán hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức kinh doanh chứng khoán hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các tổ chức kinh doanh chứng khoán bị hợp nhất.

Sáp nhập tổ chức kinh doanh chứng khoán là hình thức một hoặc một số tổ chức kinh doanh chứng khoán cùng ngành nghề, cùng loại (gọi là tổ chức kinh doanh chứng khoán bị sáp nhập) sáp nhập vào một tổ chức kinh doanh chứng khoán khác (gọi là tổ chức kinh doanh chứng khoán nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức kinh doanh chứng khoán nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của tổ chức kinh doanh chứng khoán bị sáp nhập.

Hoạt động mua bán, sáp nhập CTCK tại một số nước

Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới tới TTCK các nước 2 1.2.2 Các thương vụ M&A CTCK tại một số thị trường tài chính ở Châu Á 5 1.2.3 Đặc điểm nổi bật 14 1.3 Kinh nghiệm từ các thương vụ mua bán, sáp nhập CTCK tại các nước 18 1.3.1 Các lợi ích của hoạt động mua bán, sáp nhập CTCK.18 1.3.2 Các mặt hạn chế của hoạt động mua bán, sáp nhập CTCK 22 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 26 2.1 Tổng quan TTCK Việt Nam

Bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng các khoản vay dưới chuẩn (subprime- mortage) tại Mỹ mà lúc đầu đa số giới tài chính nhận định rằng là quy mô quá nhỏ để có thể ảnh hưởng đến Wall Street, với ước tính chỉ cần 70 – 80 tỷ USD là có thể dập tắt được cuộc khủng hoảng các khoản vay dưới chuẩn này Tuy nhiên, toàn bộ thế giới tài chính đã sững sờ khi hệ thống liên ngân hàng đã đóng băng vào tháng 8 năm 2007 Dường như các rủi ro tiềm ẩn và các khoản nợ xấu được che đậy của các tổ chức tài chính đã bung ra hết sau cả một thời gian dài tích tụ trước đó Theo ước tính sơ bộ, đến cuối quý III năm 2008, hơn một nữa giá trị thị trường nhà đất Mỹ là tiền đi vay, trong đó một phần ba (1/3) các khoản vay này là nợ khó đói Tỷ lệ đầu tư vào tài sản tài chính với đòn bẩy tài chính quá lớn dẫn đến khả năng các tổ chức tài chính này phải đứng trước khả năng mất thanh khoản khi tài sản chuyển thành xấu Một loạt các tổ chức tài chính lớn của Mỹ đứng trước nguy cơ mất thanh khoản trên đã tạo nên một phản ứng dây chuyền nhanh chóng tác động đến các nước Châu Âu, cũng như lan rộng ra khắp các nước trên thế giới.

Những tên tuổi đại gia một thời như Bear Stearn, Northern Rock, Lehman Brothers, Freddie Mac, Fannie Mae, Merrill Lynch,… đã không còn giữ được hình ảnh của mình như xưa nữa khi đứng trước khả năng phá sản, thôn tính và bị quản lý bởi Chính Phủ Nhiều tổ chức tài chính lâm vào tính trạng khó khăn, thua lỗ đã phải tìm kiếm đến việc mua bán, sáp nhập với các tổ chức tài chính khác nhằm tồn tại và tìm cơ hội phát triển thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng Thậm chí, cuộc khủng hoảng tài chính này còn đưa một số quốc gia vào vị thế đứng trước bờ vực phá sản như các nước Iceland, Hungary và Ukraine Nhiều nền kinh tế lớn, dẫn đầu nền kinh tế thế giới đã phải chính thức xác nhận tình trạng suy thoái của đất nước mình như Mỹ, Nhật, Trung Quốc và các nước EU.

Chịu tác động bởi cuộc khủng hoảng, TTCK thế giới cũng đã có một năm hứng chịu không ít tổn thất Sản xuất bị co hẹp, chi tiêu giảm do tâm lý bất an trước tình hình lạm phát cao và kết quả làm ăn thua lỗ từ các tập đoàn lớn là nguyên nhân chính khiến cho mức điểm trên các sàn chứng khoán thế giới liên tục sụt giảm Tính đến thời điểm cuối năm 2008, các chỉ số TTCK quan trọng đều sụt giảm từ 30% -40% so với thời điểm cuối năm 2007.

Riêng Châu Á, thống kê cho thấy TTCK khu vực này đều giảm mạnh từ 32%

- 65%, trong đó hai đại diện của TTCK Trung Quốc và Việt Nam là Shanghai Composite và VN-Index giảm mạnh nhất với mức giảm trên 65% Sau đó là sự sụt giảm không kém của các thị trường tài chính lớn của Châu Á như thị trường Nhật với chỉ số Nikkei giảm 42.1%, thị trường Hong Kong với chỉ số Hang Seng giảm 48.3% và một số thị trường khác đều có mức giảm trên 30% đến 40% trong năm

TTCK các nước suy rơi vào cuộc suy thoái cùng với cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã tác động đến hoạt động của các CTCK tại các thị trường này không nhỏ Đa phần hoạt động kinh doanh của các CTCK đều rơi vào tình trạng khó khăn, thua lỗ Với tình hình hoạt động thua đã khiến cho nguồn vốn của các công ty này rơi vào tình trạng nguy kịch, có thể dẫn đến phá sản Đây là một động lực không nhỏ đã thúc đẩy hoạt động mua bán, sáp nhập các CTCK trong thời gian vừa qua nhằm tăng cường nguồn lực tài chính, củng cố hoạt động và phát triển trong tương lai.

1.2.2 Các thương vụ M&A CTCK tại một số thị trường tài chínhở Châu Á.

TTCK Việt Nam và TTCK các nước Châu Á đa phần đều là các thị trường mới nổi nên có những đặc điểm khá tương đồng, giống nhau Do vậy, khoá luận tập trung tìm hiểu về các thương vụ M&A đã diễn ra tại những thị trường ở các nước Châu Á.

Ngày 24/11/2008, Guilin Jiqi Phrmaceutical Co Ltd (GJP) đã mua 90.21% số cổ phần tại công ty Sealand Securities Co Ltd với trị giá của thương vụ là 1.87 tỷ CNY tương đương 276 triệu USD GJP nắm 501.72 triệu cổ phần của Sealand Securities với giá mỗi cổ phần là 3.72 CNY tương đương 0.5 USD mỗi cổ phần. Sau thương vụ mua bán này, GJP đã tiến hành bước vào một hoạt động kinh doanh mới là lĩnh vực tài chính, không phải là ngành dược mà công ty đang theo đuổi GJP nắm giữ toàn bộ tài sản, hoạt động kinh doanh và nhân viên của Sealand Securities. Ngoài ra, GJP còn mua 9.79% cổ phần còn lại của Sealand Securities từ hai công ty Guangxi Wuzhou Softto Comestics Healthy Product Co Ltd và Guangxi Wuzhou Technology Co Ltd với giá trị là 330.94 triệu CNY (tương đương 48.7 triệu USD).

Jilin Yatai (Group) Co Ltd, là một công ty sản xuất và phân phối xi măng và các sản phẩm từ xi măng, đã đồng ý mua 30.076% số cổ phần, tương đương 410 triệu cổ phần tại công ty Jianghai Securities Brokerage Co Ltd – một công ty môi giới chứng, khoán bằng khoản tiền mặt trị giá 656 triệu CNY (96.104 triệu USD) vào ngày 19/11/2008.

Beijing Financicial Construction Group (BFSCG) – một công ty thuộc về tập đoàn bất động sản đã chấp nhận mua 40% số cổ phần của Hengtai Securities Co Ltd – một công ty về môi giới chứng khoán, với giá trị giao dịch là 1.46 tỷ CNY (231.9 triệu USD) vào ngày 7/11/2008 Kết thúc thương vụ mua bán này, Hengtai Securities Co Ltd đã đổi tên thành Hengtai Securities Incorporation và BFSC trở thành cổ đông lớn nhất tại Hengtai Securities.

New Times Securities Co Ltd – một công ty môi giới chứng khoán tại Trung Quốc đã đồng ý mua Shanghai Fareast Securities Co Ltd – cung là một công ty môi giới chứng khoán vào ngày 25/9/2008 Giá trị giao dịch chưa được thông báo Vốn điều lệ của New Times Securities là 603.59 triệu CNY (86.23 triệu USD).

China State Development Bank – một ngân hàng đầu tư đã đồng ý mua 70% cổ phần của công ty Yintai Securities – một là mối giới chứng khoán với giá trị giao dịch là 2.8 tỷ CNY (400.68 triệu USD) vào ngày 2/5/2008 Yintai Securities có vốn điều lệ là 4 tỷ CNY sau khi thương vụ mua bán trên được hoàn tất.

Ngày 4/2/2008 Chongquing Changjiang River Water Transport đã mua 1.658.997.062 cổ phần tương đương 87.139%% số cổ phần tại Southwest Sercurities Company Ltd, trị giá mỗi cổ phần là 2.57 CNY, giá trị giao dịch đạt 4263.62 triệu CNY (576 triệu USD) Hai cổ đông lớn nhất của Southwest Securities trước đó là China Jianyin Investment Ltd và Chongqing Yufu Asset Management.

Bohai Industrial Investment Fund Management Company đã chấp thuận mua 14.29% cổ phần tại Sun Securities Co Ltd với giá trị giao dịch 1.2 tỷ CNY (161.52 triệu USD) bằng tiền mặt vào ngày 19/11/2007.

Ngày 22/01/2008 Chengdu Urban Construction Investment & Development

Co Ltd đã đồng ý mua 48.24% cổ phần của Sinolink Securities bằng cách mua lại nghịch chiều (reverse takeover) từ các cổ đông khác với giá trị giao dịch là 1.831 triệu CNY (234 triệu USD).

Shijiazhuang Refining & Chemical Co Ltd hoạt động trong lĩnh vực năng lượng và các sản phẩm như vật liệu xây dựng và các sản phẩm từ dầu mỏ đã tiến hành mua 10.3 tỷ CNY (1.328 tỷ USD) của Changjiang Securities vào ngày 27/12/2007.

Ngày 09/02/2007 China Jianyin Investment Linmited đã hoàn tất thương vụ mua lại công ty Beijing Securities Co Ltd với giá trị là 1490 triệu CNY (184.462 triệu USD).

Shanghai Urban Agro – Business Co Ltd đã đồng ý sáp nhập với Haitong Securities Co Ltd với giá trị giao dịch 17.58 tỷ CNY (2.25 tỷ USD) vào ngày 31/07/2007.

Thời kỳ tăng trưởng thịnh vượng của TTCK Việt Nam 26 2.1.2 Thời kỳ suy thoái của TTCK Việt Nam 27 2.2 Tình hình hoạt động của các CTCK

Bắt đầu từ cuối năm 2006, TTCK Việt Nam được sự quan tâm chú ý đặc biệt của giới đầu tư trong và ngoài nước Số lượng mã chứng khoán được niêm yết và giao dịch được bổ sung, cung cấp nhiều sự lựa chọn cho giới đầu tư Tỷ suất sinh lợi của các nhà đầu tư vào chứng khoán ở Việt Nam đạt mức sinh lợi cao đã càng gây thêm sự chú ý, tăng tính hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư khác. Đánh dấu thời kỳ huy hoàng nhất của TTCK Việt Nam bằng việc: ngày 12/03/2007 chỉ số VN-INDEX chính thức lập kỷ lục cao nhất từ trước cho đến nay tại mức1179,32 điểm TTCK Việt Nam đạt được thành tích như trên có sự góp mặt của các nguyên nhân cơ bản sau:

 Đất nước đang đứng trước một cơ hội lớn lúc bấy giờ, đó là việc Việt Nam đã đàm phán và thành công trong việc gia nhập vào tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Các nhà đầu tư khi tiếp nhận được thông tin tốt này đã kỳ vọng vào nền kinh tế Việt Nam sẽ có một bước tăng trưởng mạnh mẽ khi đất nước được mở cửa giao thương với các quốc gia giàu mạnh trên thế giới, là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, văn hoá kinh doanh hiện đại, thị trường được mở rộng, hứa hẹn một thời kỳ đầy tiềm năng của Việt Nam.

 Chính phủ đang có chính sách nhằm thúc đẩy TTCK Việt Nam ngày càng phát triển hơn Cụ thể là chính sách ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp cổ phần niêm yết tại sàn chứng khoán Hồ Chí Minh trong năm 2006 Với chính sách khuyến đã tích cực chuẩn bị hồ sơ và gửi tới Trung tâm chứng khoán để được chấp thuận niêm yết tại sàn Kết quả đã có nhiều doanh nghiệp được chấp nhận niêm yết tại sàn chứng khoán Hồ Chí Minh, bổ sung một lượng lớn mã chứng khoán cho sàn, góp phần đưa ra nhiều sự lựa chọn hơn cho nhà đầu tư.

 Thông tin về khả năng sinh lời cao từ việc đầu tư vào TTCK Việt Nam đã cuốn hút các nhà đầu tư bấy lâu này còn đứng ở ngoài thị trường quan sát, quyết định bước chân tham gia vào thị trường Với sự tham gia của các nhà đầu tư mới, một lượng vốn lớn đã được đổ vào thị trường, kéo theo đó là hàng trăm ngàn tài khoản mới đã được mở tại các CTCK hiện thời lúc bấy giờ.

2.1.2 Thời kỳ suy thoái của TTCK Việt Nam.

Sau khoảng thời gian tăng trưởng mạnh mẽ vào cuối năm 2006 đến cuối năm

2007, TTCK Việt Nam đã bắt đầu có dấu hiệu điều chỉnh giảm Hầu hết các nhà đầu tư lúc bấy giờ đều đồng ý rằng TTCK tăng trưởng quá nóng, và giá chứng khoán lúc đó là quá cao so với tiềm năng vốn có của nó.

Tuy nhiên, không nhà đầu tư nào có thể dự đoán được là thị trường lại điều chỉnh sâu đến như vây, có thể nói đây không còn là một sự điều chỉnh nữa, mà là một cuộc suy thoái

Sự suy thoái trên TTCK Việt Nam do các nguyên nhân cơ bản sau:

 Từ phía trong nước: Cuối năm 2007, đầu năm 2008, dấu hiệu lạm phát bắt đầu được nhiều chuyên gia kinh tế trong nước cảnh báo Và thật sự trong năm 2008, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam đã tăng khá cao Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã có chính sách nhằm kiềm hãm lạm phát nhưng lạm phát năm 2008 vẫn ở mức cao (hơn 20%) Để chống lại lạm phát, Chính phủ đã chuyển mục tiêu chính duy trì tốc độ tăng trưởng GDP thành kiềm chế lạm phát, điều chỉnh giảm tốc độ GDP mục tiêu của năm 2008 xuống còn 6%.

 Ảnh hưởng bởi thị trường quốc tế: Bên cạnh việc chịu tác động của thị trường trong nước, TTCK Việt Nam còn bị tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ nói riêng và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nói chung Cuộc khủng trên đã làm suy giảm các nền kinh tế lớn trên thế giới, ảnh hưởng một phần đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước Khiến viễn cảnh của các doanh nghiệp này không được tốt, là một trong số những nguyên nhân khiến các nhà đầu tư mất niềm tin, làm cho TTCK giảm mạnh.

TTCK đã giảm bớt nhiều tham vọng vào chứng khoán IPO, tuy nhiên vẫn có

30 cuộc giao dịch thành công trong năm 2008 Đáng chú ý là vào tháng 12 đã có 2 công ty được niêm yết IPOS, đầu tiên là công ty phát triển bất động sản Hoàng Anh Gia Lai được niêm yết tại Sàn Giao Dịch Chứng Khoán Hồ Chí Minh và vào ngày

25 cùng tháng Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Viettinbank) đã bán hết tất cả cổ phiếu, ước tính đạt khoảng 67 triệu USD, đánh dấu cuộc đấu giá lớn nhất và thành công nhất trong một năm ảm đạm vừa qua.

2.2 Tình hình hoạt động của các CTCK.

Trước khi nhận định xu hướng phát triển của hoạt động mua bán, sáp nhậpCTCK tại Việt Nam ta cần đi tìm hiểu về tình hình hoạt động của các CTCK Thực trạng hoạt động của các công ty này như thế nào? Những công ty đang trong tình trạng gặp khó khăn thì có nên sáp nhập, hợp nhất với nhau không? Còn về phía các công ty đang hoạt động tốt, đang dẫn đầu ngành thì có ý định bành trướng, thâu tóm các công ty khác hay không?

Số lượng CTCK tăng một cách nhanh chóng.28 2.2.2 Số lượng CTCK so với vốn hoá TTCK 30 2.2.3 Quy mô hoạt động CTCK 31 2.2.4 Vị trí các CTCK tại các tỉnh 32 2.2.5 Trình độ công nghệ 32 2.2.6 Các nguồn thu chủ yếu của CTCK 35 2.3 Hoạt động M&A CTCK tại Việt Nam

Các CTCK với vai trò là người môi giới trung gian để các nhà đầu tư chứng khoán thực hiện các lệnh mua, bán chứng khoán trên thị trường Khi TTCK ngày càng phát triển, các nhà đầu tư ngày càng quan tâm đến lĩnh vực đầu tư chứng khoán hơn thì việc hưởng hoa hồng từ dịch vụ môi giới chứng khoán và các khoản phí khác mà CTCK cung cấp cho khách hàng là một khoản lợi nhuận hấp dẫn đối với nhiều tổ chức tài chính, là những tổ chức có tiềm lực tài chỉnh đủ mạnh để đáp ứng các yêu cầu để thành lập CTCK.

Nguồn: Thống kê từ website: www.ssc.org.vn

Khi TTCK Việt Nam mới bắt đầu hoạt động vào năm 1999 thì lúc bấy giờ chỉ có hai CTCK trên thị trường Bởi lẻ, quy mô của TTCK lúc này là rất thấp, số lượng công ty niêm yết trên sàn là quá ít, mối quan tâm của các nhà đầu tư đến chứng khoán chưa nhiều Trong suốt vài năm sau đó, cùng với việc TTCK ngày càng phát triển, càng có nhiều tổ chức tài chính tham gia thành lập CTCK hơn Tính đến thời điểm đầu năm 2006, tổng số CTCK hoạt động tại thị trường là 14 công ty.

Giữa cuối năm 2006, khi TTCK có dấu hiệu tăng trưởng mạnh mẽ cả về quy mô thị trường, số lượng cổ phiếu niêm yết, giá trị giao dịch hàng phiên thì sức hấp dẫn đối với các tổ chức tài chính trong việc thành lập CTCK càng lớn Chỉ tính trong năm 2006, đã có thêm 41 tổ chức được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp phép thành lập CTCK, đưa tổng số CTCK trên thị trường Việt Nam lên con số 55. Trong đó, tính riêng trong tháng 12/2006 đã có 31 công ty được thành lập Khoảng thời gian tháng 12, cuối năm 2006 là khoảng thời gian mà TTCK Việt Nam luôn có những phiên tăng điểm mạnh mẽ, liên tiếp lập những kỷ lục mới cho chỉ số VN- Index cũng như khối lượng và giá trị giao dịch trong từng phiên.

Tiếp tục đà phát triển của TTCK, sức lôi cuốn của ngành môi giới chứng khoán đã khiến nhiều tổ chức tiếp tục gửi hồ sơ thành lập CTCK đến Uỷ ban chứng khoán Nhà nước Lần lượt trong năm 2007 và 2008, số CTCK được cấp phép thành lập là 23 Đưa số CTCK đang hoạt động trên TTCK Việt Nam là 78 công ty vào cuối năm 2007 và 101 công ty vào cuối năm 2008

Trước tình hình ngày càng có nhiều hồ sơ xin cấp phép thành lập CTCK, đồng thời số lượng CTCK hoạt động trên thị trường đã lên con số hàng trăm, bên cạnh đó có nhiều CTCK hoạt động kém hiệu quả, lâm vào tình trạng thua lỗ do TTCK Việt Nam suy thoái trong năm 2008 nên Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đã có biện pháp ngừng nhận hồ sơ xin phép thành lập mới CTCK và tiến hành trả lại các hồ sơ đã quá hạn nhằm hạn chế số lượng CTCK hoạt động Kết quả là trong tháng 1/2009 chỉ có 1 công ty được cấp phép thành lập CTCK Tính tới thời điểm hiện tại, TTCK Việt Nam có tổng số 102 CTCK đang hoạt động.

Như vậy, sự tăng nhanh về số lượng các CTCK đã làm tăng đáng kể áp lực cạnh tranh Vì vậy, rất nhiều CTCK, đặc biệt là những công ty mới và có vốn điều lệ nhỏ, cần nỗ lực tìm kiếm các giải pháp để tồn tại, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển Giải pháp tìm đối tác chiến lược nước ngoài được nhiều công ty lựa chọn, bởi nhiều ưu điểm như: giúp nâng cao tiềm lực tài chính cũng như năng lực quản trị của công ty, mang đến các cơ hội tiếp cận với các quy trình, công nghệ, khách hàng quốc tế.

2.2.2 Số lượng CTCK so với vốn hoá TTCK

Quy mô vốn hoá của TTCK Việt Nam ngày nay đã được cải thiện đáng kể so với thời kỳ sơ khai Trong thời kỳ phát triển của thị trường, giá trị giao dịch hàng ngày của sàn HOSE có thể lên đến hơn 1000 tỷ đồng Quy mô này là lớn so với trước kia nhưng so với các nước trong khu vực và thế giới thì vẫn còn rất nhỏ bé. Đó là thời kỳ tăng trưởng, còn trong thời kỳ suy thoái, giá trị giao dịch của mỗi phiên chỉ đạt trung bình từ 200 đến 500 tỷ đồng. Ở những thị trường có mức vốn hoálớn như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan , số lượng CTCK không nhiều Trong khi đó, nước ta hiện đã có hơn 100 CTCK và 20 công ty quản lý quỹ đầu tư đã được cấp phép hoạt động Số CTCK của Việt Nam sẽ gần gấp đôi so với các CTCK ở Hàn Quốc, gấp 3,5 lần so với Thái Lan và vượt trên 30 công ty so với tổng số lượng các CTCK của Trung Quốc

Tóm lại số lượng các CTCK ở Việt Nam là quá nhiều, vượt quá xa so với quy mô thị trường Với quy mô TTCK còn nhỏ bé và non trẻ của Việt Nam như hiện nay nhưng số lượng các CTCK và chi nhánh đã lên đến xấp xỉ con số 100 là quá nhiều, thực tế chỉ cần khoảng bằng 1/3 số đó là có thể đáp ứng đủ nhu cầu thực tế tại Việt Nam.

2.2.3 Quy mô hoạt động CTCK

Tổng vốn điều lệ (VĐL) của 102 CTCK đang hoạt động trên TTCK Việt Nam tính thời điểm này là hơn 21 ngàn tỷ đồng, gần 1.2 tỷ USD.

VĐL 1000 tỷ đồng trở lên 3,466,666,710,000 16.17% 3 2.94% VĐL từ 500 đến dưới 1000 tỷ 3,000,000,000,000 13.99% 5 4.90% VĐL từ 200 đến dưới 500 tỷ 9,658,282,090,000 45.04% 31 30.39% VĐL từ 50 đến dưới 200 tỷ 4,399,984,670,000 20.52% 37 36.27%

Nguồn: Thống kê từ website: www.ssc.org.vn

Dẫn đầu về quy mô vốn điều lệ là 3 CTCK (chiếm 2.94% số CTCK) có vốn điều lệ từ 1000 tỷ đồng trở lên, chiếm 16.17% tổng vốn điều lệ của các công ty 3 công ty này là Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (hơn 1.300 tỷ đồng), Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (1.100 tỷ đồng) và Công ty TNHH Chứng khoán ACB (1.000 tỷ đồng) Số lượng các công ty này tuy ít nhưng lại chiếm một tỷ trọng tổng vốn điều lệ là tương đối khá lớn Ở mức khiêm tốn hơn nhưng cũng là những CTCK có tiềm lực tài chính mạnh với số vốn điều lệ cũng không nhỏ từ 500 đến 1000 tỷ đồng Số lượng những công ty này cũng rất ít (5 trong số 102 CTCK) nhưng lại chiếm một tỷ trọng vốn điều lệ tương đối (13.99%).

Chiếm tỷ lệ lớn trong các CTCK là các công ty có mức vốn điều lệ từ 200 đến dưới 500 tỷ đồng (30.39%) và các công ty có mức vốn từ 50 đến dưới 200 tỷ đồng (36.27%) Đa số trong số các CTCK đang hoạt động tại thị trường là các công ty có mức vốn trung bình từ 50 đến dưới 500 tỷ đồng Các công ty này chiếm đến 65.56% tổng số vốn điều lệ của các CTCK.

Phần còn lại rất nhỏ là sự tham gia của các CTCK nhỏ, với mức vốn điều lệ chỉ dưới 50 tỷ đồng Tuy chỉ chiếm 4.28% tổng số vốn điều lệ nhưng số lượng các công ty loại này lại chiếm đến 25.49% số CTCK đang hoạt động tại thị trường

Như vậy, ta có thể thấy một phần lớn quy mô tổng vốn điều lệ lại nằm trong một số ít CTCK Những CTCK này là những công ty đứng đầu ngành, có uy tín và được nhiều nhà đầu tư tìm tới, chiếm tỷ lệ lớn doanh thu từ lĩnh vực chứng khoán.

Số còn lại các công ty có quy mô vừa và nhỏ phải chia nhau “chiếc bánh thị phần” còn lại Đặc biệt trong giai đoạn TTCK khủng hoảng, suy thoái, gặp nhiều khó khăn thì thị phần của chiếc bánh này lại càng nhỏ hơn, và tính cạnh tranh lại càng gay gắt và khốc liệt hơn trước.

2.2.4 Vị trí các CTCK tại các tỉnh

Hoạt động của các CTCK gắn liền với thị trường tài chính, đặc biệt mật thiết với diễn biến của TTCK Mà hiện nay tại Việt Nam có hai sàn giao dịch chứng khoán là sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh, đặt tại hai trung tâm thành phố lớn nhất nước này Do đó, đa phần trụ sở chính của các CTCK Việt Nam đều đặt tại hai nơi này Một số ít CTCK còn lại đặt tại một vài thành phố lớn khác như Đà Nẵng hay Hải Phòng, hai thành phố này có thể kể đến CTCK Đà Nẵng và CTCK Hải Phòng.

Như vậy, các CTCK Việt Nam đều tập trung chủ yếu tại hai thành phố lớn này Mà với số lượng hơn 100 CTCK đang hoạt động như hiện nay thì việc cạnh tranh sẽ rất gay gắt trong cùng một khu vực địa lý như vậy, bởi vì tuy trong cùng một thành phố nhưng nhiều khi các CTCK này chỉ tập trung tại một vài quận huyện trung tâm.

Ngày đăng: 30/06/2023, 11:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w