1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Module 13 bdtx mn theo thông tư 12

11 4.5K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

MODULE 13: TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ EM THEO QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC LẤY TRẺ EM LÀM TRUNG TÂM 1. Đặc điểm phát triển vận động của trẻ em, mục tiêu và kết quả mong đợi theo Chương trình GDMN. 2. Quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm trong phát triển vận động cho trẻ em. 3. Hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục vận động theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm.

Trang 1

MODULE 13: TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ EM THEO QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC LẤY TRẺ EM LÀM TRUNG TÂM

1 Đặc điểm phát triển vận động của trẻ em, mục tiêu và kết quả mongđợi theo Chương trình GDMN.

2 Quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm trong phát triển vậnđộng cho trẻ em.

3 Hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục vận động theo quan điểm giáodục lấy trẻ em làm trung tâm.

Trong 6 năm đầu, trẻ em có đặc điểm phát triển mạnh mẽ tất cả các cơ quanvà hệ cơ quan của cơ thể Trẻ em sinh ra được thừa hưởng các đặc điểm sinh vật.Những đặc điểm này là cơ sở cho sự phát triển thể chất và tâm lý ở giai đoạn sau,và những yếu tố quyết định từ những tháng đầu tiên trong cuộc đời đứa trẻ đó làmôi trường xung quanh và sự giáo dục.

– Tuổi nhà trẻ ( trẻ từ 0 – 3 tuổi): Một trong những chỉ số quan trọng của sựphát triển thể chất là sự tăng cân bình thường Ngoài ra cần chú ý đến chỉ số chiềucao, kích thước vòng đầu, mọc răng…tình trạng của các hệ cơ, hệ xương, hệ thầnkinh, các cơ quan nội tạng cũng như sự phát triển tâm lý có ý nghĩa to lớn đối vớisự phát triển cân đối của trẻ.

– Tuổi mẫu giáo ( trẻ từ 3 – 6 tuổi): Là thời kỳ thuận lợi để trẻ tiếp thu vàcủng cố các kỹ năng cần thiết Trẻ ở lứa tuổi này lớn nhanh, cảm thấy như gầyhơn, mất vẻ tròn trĩnh, mập mạp đã có ở tuổi nhà trẻ.

Đối với hệ thần kinh: Từ lúc trẻ mới sinh, hệ thần kinh của trẻ chưa chuẩn

bị đầy đủ để thực hiện các chức năng của mình Hệ thần kinh thực vật được pháttriển hơn Tuy nhiên ở trẻ em quá trình hưng phấn và ức chế chưa cân bằng, sựhưng phấn mạnh hơn ức chế Do đó, phải đối xử thận trọng với trẻ, tránh để trẻphải thực hiện một khối lượng vận động quá sức hoặc kéo dài thời gian vận độngvì sẽ làm trẻ mệt mỏi.

Trang 2

Trẻ từ 4 – 6 tuổi, quá trình ức chế tích cực dần dần phát triển, trẻ đã có khảnăng phân tích, đánh giá, hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động và phân biệt đượccác hiện tượng xung quanh

Hệ thần kinh có tác dụng chi phối và điều tiết đối với vận động cơ thể, vìvậy hoạt động vận động của trẻ có hai tác dụng: thúc đẩy sự phát triển công năngcủa tổ chức cơ bắp và thúc đẩy sự phát triển của hệ thần kinh.

Đối với hệ vận động: Bất cứ hoạt động nào của cơ thể được hoàn thành đều

thông qua hệ vận động.

Hệ xương của trẻ chưa hoàn toàn cốt hoá, thành phần hoá học xương của trẻchứa nhiều nước và chất hữu cơ nhiều hơn chất vô cơ, nên xương nhiều sụn, xươngmềm, dễ bị cong, gãy Vận động cơ thể hợp lý có thể làm cho hình thái cấu trúcxương của trẻ có chuyển biến tốt như thành xương dày thêm, đường kính to ra,tăng được công năng chống đỡ áp lực, chống cong vẹo, chống gãy xương.

Hệ cơ của trẻ phát triển yếu, tổ chức cơ bắp còn ít, các sợi cơ nhỏ, mảnh,thành phần nước trong cơ tương đối nhiều, nên sức mạnh cơ còn yếu, cơ nhanhmệt mỏi Khi trẻ được thường xuyên tham gia vận động thể lực sẽ làm tăng sứcmạnh và sức bền của cơ bắp và trong sinh hoạt hàng ngày, cô giáo cần chú ý đếntư thế thân người của trẻ, không nên cho trẻ ngồi, đứng quá sớm sẽ ảnh hưởngkhông tốt đến độ cong sinh lý cột sống, dễ bị gù hoặc cong vẹo cột sống.

Khớp của trẻ có đặc điểm là ổ khớp còn nông, cơ bắp xung quanh khớp cònmềm yếu, dây chằng còn lỏng lẻo, tính vững chắc của khớp tương đối kém Hoạtđộng vận động phù hợp với lứa tuổi của trẻ sẽ giúp khớp được rèn luyện, từ đótăng dần tính vững chắc của khớp.

Đối với hệ tuần hoàn: Hệ tuần hoàn là một hệ thống đường ống khép kín

do tim và mạch cấu tạo thành, còn được gọi là hệ tim mạch Sức co bóp cơ tim củatrẻ còn yếu, mỗi lần co bóp chỉ chuyển đi được một lượng máu rất ít, nhưng tần sốmạch đập nhanh hơn so với người lớn Trẻ càng nhỏ tuổi thì tần số mạch đập càngnhanh Điều hoà thần kinh tim ở trẻ chưa hoàn thiện, nên nhịp co bóp dễ mất ổnđịnh, cơ tim để hưng phấn và chóng mệt mỏi khi tham gia vận động kéo dài.Nhưng khi thay đổi vận động, tim của trẻ nhanh hồi phục.

Để tăng cường công năng của tim, khi cho trẻ tập luyện cần đa dạng hoá cácdạng bài tập, nâng dần lượng vận động cũng như cường độ vận động, phối hợpđộng và tĩnh một cách nhịp nhàng.

Đối với hệ hô hấp: Hệ hô hấp được cấu thành bởi đường hô hấp gồm mũi,

miệng, họng, khí quản, nhánh phế quản và phổi.

Đường hô hấp của trẻ tương đối hẹp, niêm mạc đường hô hấp mềm mại,mao mạch phong phú, dễ phát sinh nhiễm cảm Khí quản của trẻ nhỏ, không khíđưa vào ít, trẻ thở nông nên khả năng trao đổi không khí của phổi kém Và khi vậnđộng, cơ thể đòi hỏi lượng trao đổi khí tăng lên rõ rệt, bộ máy hô hấp của trẻ còn

Trang 3

nhỏ, không chịu đựng được những vận động quá sức kéo dài liên tục, sẽ làm chocơ thể đang vận động bị thiếu ôxi Việc tăng lượng vận động trong quá trình luyệntập sẽ tạo điều kiện cho cơ thể trẻ thích ứng với việc tăng lượng ôxi cần thiết vàngăn ngừa được sự xuất hiện lượng ôxi quá lớn của cơ thể Ngoài ra, việc thở đúngvà sâu của trẻ khi tập luyên cũng rất quan trọng.

Đối với hệ trao đổi chất: Cơ thể trẻ đang phát triển đòi hỏi bổ xung liên tục

năng lượng tiêu hao và cung cấp các chất tạo hình để kiến tạo các cơ quan và mô.Quá trình hấp thụ các chất ở trẻ vượt cao hơn quá trình phân hủy và đốt cháy Tuổicàng nhỏ thì quá trình lớn lên và sự hình thành các tế bào và mô của trẻ diễn racàng mạnh Khác với người lớn, ở trẻ năng lượng tiêu hao cho sự lớn lên và dự trữchất nhiều hơn là cho hoạt động cơ bắp Vì vậy, khi trẻ vận động quá sức, ngay cảkhi dinh dưỡng đầy đủ, vẫn dẫn đến sự tiêu hao năng lượng dự trữ trong các cơbắp, điều này gây lên cảm giác mệt mỏi cho trẻ Cần thường xuyên thay đổi vậnđộng của các nhóm cơ, chọn hình thực vận động phù hợp với trẻ.

Tóm lại: Các hệ cơ quan của cơ thể mặc dù đảm nhiệm những nhiệm vụ

khác nhau và có các chức năng khác nhau, nhưng chúng có ảnh hưởng lẫn nhau,phối hợp chặt chẽ với nhau làm thành một thể thống nhất để tồn tại.

b Đặc điểm phát triển vận động ở trẻ mầm non.

Dưới góc độ sinh lý học, vận động là sự chuyển động của cơ thể con người,trong đó có sự tham gia của hệ cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh.

Đặc điểm đặc trưng của trẻ từ khi sinh ra đến 6 tuổi là sự hoạt động vậnđộng tích cực của chúng Nếu trẻ không vận động, vung vẩy tay chân thì cơ, gân,khớp sẽ kém phát triển và khó phối hợp động tác Hơn nữa, trẻ ít hoạt động thì quátrình trao đổi chất chậm, dạ dày và ruột làm việc yếu hơn, tim và phổi kém pháttriển Và vận động là một trong những nguồn cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xungquanh Trẻ càng nắm được nhiều động tác và hành vi phong phú thì tiếp xúc của nóvới thế giới càng rộng hơn.

* Phát triển vận động của trẻ trong năm đầu.

Trẻ sơ sinh chưa có vận động, chỉ có những phản xạ đơn giản thực hiện mộtsố vận động có liên quan đến sự nuôi dưỡng, thích ứng với môi trường xungquanh Các vận động riêng lẻ của tay và chân xuất hiện hỗn loạn và ngắt quãng.Trẻ hầu như ngủ suốt ngày, nên ở thời kỳ này ta không tập cho trẻ.

- Giai đoạn trẻ từ 1,5 đến 3 tháng: Ở giai đoạn này trẻ đã có thời gian thức

sau khi ăn, cho nên ta có thể áp dụng một số bài tập thụ động cho trẻ Điều kiện cơbản để phát triển đầy đủ thể lực và thần kinh tâm lý ở giai doạn này là tạo cho trẻcó trạng thái xúc cảm tốt Có thể áp dụng các bài tập xoa vuốt nhẹ ở các ngón tayvà ngón chân để giảm trương lực cơ gấp, tăng khả năng duỗi của cơ.

- Giai đoạn trẻ từ 3 đến 4 tháng: ở giai đoạn này đã có sự cân bằng trương

lực cơ co và cơ duỗi của tay, trẻ có thể co, duỗi tay dễ dàng Ta có thể áp dụng các

Trang 4

bài tập thụ động cho tay Và trong tháng 3, hệ cơ sau cổ của trẻ đã được củng cố,xuất hiện những phản xạ về tư thế.

Chân của trẻ vẫn chưa có sự cân bằng trương lực giữa cơ co và cơ duỗi Dođó cần tập các bài tập xoa vuốt nhẹ, bài tập phản xạ cho chân và bàn chân.

- Giai đoạn trẻ từ 4 đến 6 tháng: ở trẻ đã có sự cân bằng trương lực cơ co và

cơ duỗi của chân, bắt đầu đã xuất hiện động tác trườn Các nhóm cơ tay, cơ chânvà cơ bụng được củng cố Cơ tay của trẻ phát triển, vận động của tay phong phúhơn Trẻ có thể dang tay, với, lấy, cầm, nắm đồ chơi ở phía trước mặt Cần tiếp tụccho trẻ tập các bài thụ động của tay và chân.

Khoảng cuối tháng 4 đến tháng 5 ở trẻ đã hình thành đường dẫn truyền thínhgiác nên trẻ thích hóng chuyện Khi cho trẻ tập, cô nên phối hợp đếm để tăng mứcđộ nhịp nhàng của động tác để rèn luyện phản xạ vận động đối với âm thanh.

Đến cuối tháng 6 trẻ có thể lẫy từ ngửa sang nghiêng rồi sấp và ngược lạisang cả hai phía một cách thành thạo.Trẻ có thể đứng hoặc ngồi nếu được đỡ lưngvà bắt đầu tập bò.

- Giai đoạn trẻ từ 6 đến 9 tháng: Trẻ ở giai đoạn này phát triển nhanh các

vận động và các loại hoạt động tương đối nhịp nhàng.

Từ tháng 6, hoạt động của các cơ nhỏ ở bàn tay, ngón tay phối hợp tốt, trẻ cóthể cầm, giữ đồ chơi trong tay được lâu Trẻ tự lật thành thạo từ bụng sang lưng, từnằm sấp sang nằm ngửa.

Tháng thứ 7 trẻ biết nâng người bằng 2 tay, 2 chân và bò Bò là giai đoạnquan trọng trong quá trình phát triển Tháng thứ 8 trẻ biết tự ngồi và đứng vịn.Trong giai đoạn này, cần dạy trẻ các bài tập củng cố cơ toàn thân, nhằm phát triểnkhả năng ngồi, bò, đứng và đi men của trẻ.

- Giai đoạn trẻ từ 9 đến 12 tháng: ở giai đoạn này trẻ có thể thay đổi tư thế

trong không gian một cách dễ dàng, đang nằm chuyển thành ngồi và ngược lại,đang đứng vịn tay chuyển sang buông tay để đi rồi chuyển sang ngồi xổm…

Trong quá trình tập luyện, nên cho trẻ tập với các đồ chơi khác nhau, tập bắtchước các vận động của người hướng dẫn, kết hợp với việc sử dụng lời nói đểhướng sự chú ý của trẻ đến việc thực hiện bài tập.

* Phát triển vận động của trẻ 2 tuổi

Sự phát triển vận động của trẻ 2 tuổi được diễn ra trên cơ sở của những vậnđộng đi bộ.

Đặc điểm của những bước đi đầu tiên của trẻ là khi đi 2 chân dang rộng, tayđưa sang hai bên, phía trước hoặc lên cao, thân người luôn dao động về hai phía,đầu cúi về trước, bước chân ngắn không đều dễ ngã.

Cảm giác thăng bằng có tác dụng giữ cho cơ thể ở mọi vị trí trong khônggian.

Trang 5

Vận động bò: Cuối năm thứ nhất trẻ đã bò thành thạo, lúc này trẻ sử dụngvận động bò như là một phương tiện để di chuyển.

Vận động lăn và ném: Trẻ 2 tuổi bắt đầu tập ném và lăn bóng.

Như vậy, ở trẻ 2 tuổi đa số những vận động cơ bản được hình thành, trừ vậnđộng chạy và nhảy.Cuối năm thứ hai trẻ có thể chơi trò chơi vận động.

* Phát triển vận động của trẻ 3 tuổi:

Vai trò điều chỉnh của trẻ ở lứa tuổi này tốt hơn, các phản xạ có điều kiệnđược hình thành nhanh chóng hơn, các quá trình kìm hãm được phát triển Trẻ cócảm giác thường xuyên đòi hỏi thay đổi vận động, trẻ không giữ được mình trongtư thế yên tĩnh, cần phải luân phiên giữa vận động và nghỉ ngơi.

Vận động đi chạy và cảm giác thăng bằng: Trẻ 3 tuổi biết đi vững, bắt đầu

chạy Khi chạy trẻ thường đặt cả bàn chân xuống sàn, bước chạy xiên và chưa giữđược thăng bằng, nhịp điệu các bước chân chưa ổn định, hướng chạy chưa chínhxác.

Cảm giác thăng bằng của trẻ được củng cố, trẻ đã có khả năng tự định hướngtrong không gian và ước lượng khoảng cách Tuy nhiên khi đi trên ghế băng trẻcòn thiếu tự tin, thiếu bình tĩnh.

Vân động nhảy: Là vận động hoàn toàn mới đối với trẻ lên 3 ban đầu trẻ

nhảy chụm chân tại chỗ, nhưng bàn chân chưa rời khỏi mặt đất cùng một lúc, chưabiết phối hợp chân tay để đưa cơ thể lên cao hoặc bay về phía trước, khi hạ xuốngđất chưa biết giữ thăng bằng, dễ ngã.

Vận động bò: Trẻ tự tin vào khả năng của mình khi bò, biết phối hợp chân

tay một cách tự nhiên.

Vận động ném: Trẻ 3 tuổi chưa xác định được hướng ném và khoảng cách

cần ném, trẻ thường ném lệch bóng về bên trái khi cầm bóng ở tay phải Trẻ chưaphối hợp các cơ quan vận động với thị giác, trẻ chưa biết sử dụng sức mạnh củathân trên khi ném.

* Phát triển vận động của trẻ 4 tuổi

Tốc độ phát triển thể lực của trẻ 4 tuổi chậm lại so với lứa tuổi trước, nhưngquá trình cốt hoá của xương lại diễn ra nhanh.

Vận động đi chạy và cảm giác thăng bằng: So với vận động đi, trẻ chạy tốt

hơn, nhất là sự phối hợp chân tay, khi chạy trẻ giữ được thăng bằng, nhưng hướngchưa chính xác khi đi thăng bằng trên ghế trẻ tự tin và bình tĩnh hơn.

Vận động nhảy: Đây là vận động khó, nó đòi hỏi sức mạnh của cơ chân, sự

phối hợp chân tay với toàn thân.

Vận động ném, chuyền, bắt: Các bài tập này yêu cầu sự phối hợp vận động

giữa sức mạnh và sự khéo léo, đòi hỏi khả năng giữ thăng bằng, ước lượng bằngmắt khi ném trẻ biết lấy đà bằng cách vung tay ra sau, rồi ném, nhưng chưa biết sử

Trang 6

dụng lực đẩy của nửa thân trên Trẻ 4 tuổi đã biết chuyền và bắt bóng theo vòngtròn, hàng ngang, hàng dọc.

Vận động bò, trườn , trèo: Khi bò trẻ đã biết phối hợp chính xác giữa tay và

chân, trẻ có khả năng bò, trườn nhanh với các kiểu Ngoài ra trẻ còn biết trèo lênxuống thang, trèo lên xuống ghế.

* Phát triển vận động của trẻ 5 tuổi

Trẻ 5 tuổi trở nên cứng cáp hơn, biết tự lực, rất hiếu động và không biết mệtmỏi, các vận động của trẻ dần dần đi đến hoàn thiện Vì vậy, sự vận động của trẻphải được người lớn theo dõi và kiểm tra Các quá trình tâm lý của trẻ ở lứa tuổinày được hoàn thiện, khả năng chú ý tăng, trẻ hiểu được nhiệm vụ của mình, trẻ cóthể thực hiện những động tác, vận động quen thuộc bằng nhiều cách, trong mộtthời gian dài, với lượng vận động lớn hơn.

Vận động đi, chạy và cảm giác thăng bằng: Trẻ biết phối hợp tay chân nhịp

nhàng khi đi Trẻ đã có phản xạ nhanh đối với hiệu lệnh xuất phát của vận độngchạy, nhịp điệu bước chân ổn định, chạy đúng hướng, kết hợp chân tay tốt.

Vận động nhảy: Trẻ 5 tuổi đã biết phối hợp vận động khi nhảy, khi hạ

xuống đất nhẹ nhàng hơn, biết co gối để giảm xóc.

Vận động ném, chuyên, bắt: Trẻ đã xác điịnh được hướng ném chính xác,

biết dùng động tác “ngắm” để ném trúng đích Khi ném trẻ biết phối hợp lực đẩycủa thân và tay.

Vận động bò, trườn, trèo: Trẻ đã định được hướng vận động chính xác, phối

hợp chân tay, thân mình linh hoạt, tránh chướng ngại vật khéo léo Tốc độ trườntrèo nhanh.

* Phát triển vận động của trẻ 6 tuổi

Tốc độ trưởng thành của trẻ tăng rất nhanh, tỷ lệ cơ thể đã cân đối tạo ra tưthế vững chắc, cảm giác cân bằng được hoàn thiện Hệ thần kinh của trẻ phát triểntốt, trẻ có khả năng chú ý cao trong quá trình tập luyện, các vận động cơ bản đượcthực hiện tương đối chính xác, mềm dẻo, khéo léo trong vận động.

Tóm lại: Dựa vào đặc điểm phát triển thể chất và vận động của trẻ ở từng độ

tuổi mầm non, ta sẽ lựa chọn những nội dung và phương pháp hướng dẫn vận độngphù hợp với trẻ để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình luyện tập chochúng.

2 Mục tiêu phát triển vận động của trẻ em:

a Mục tiêu phát triển vận động của trẻ em cuối nhà trẻ:

+ Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi+ Thích nghi chế độ sinh hoạt

+Thực hiện được vận động cơ bản theo độ tuổi

+ Có 1 số vận động ban đầu như: Nhanh nhẹn, khéo léo, thăng bằng + Có khả năng làm 1 số việc tự phục vụ trong ăn ngủ, vệ sinh cá nhân

Trang 7

b Mục tiêu phát triển vận động của trẻ em cuối tuổi mẫu giáo:

+ Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi+Thực hiện được vận động cơ bản 1 cách vững vàng đúng tư thế

+Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động: Vận động nhịp nhàng,biết định hướng trong không gian

+Có hiểu biết về thwucj phẩm và lợi ích của việc ăn uống đối với sức khỏe+ Có một số thói quen, kỹ năng  tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe và đảmbảo an toàn của bản thân

3  Kết quả mong đợi

a Ở trẻ nhà trẻ về thể chất theo Chương trình GDMN+ Thực hiện động tác phát triển các nhóm cơ hô hấp

+ Thực hiện vận động cơ bả và phát triển tố chất thể lực ban đầu+ Thực hiện vận động cử động bàn tay, ngón tay

b Ở trẻ mẫu giáo về thể chất theo Chương trình GDMN

+ Thực hiện được các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp

+ Thực hiện được kỹ năng vận động cơ bả và các tố chất trong vận động+ Thực hiện và phối hợp được các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợptay và mắt

II Quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm trong phát triển vậnđộng cho trẻ em.

Trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phát triển thể chất là mộttrong những lĩnh vực giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ Giáo dục phát triển vậnđộng cho trẻ không chỉ đơn thuần dạy múa hay dạy vận động mà mục đích để pháttriển các cơ bắp, xương, khớp, sự khéo léo, dẻo dai…  thông qua các động tác là cơhội phát huy năng lực vận động tiềm ẩn của đứa trẻ Trẻ được vận động một cáchphù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ thần kinh, giúp cho quátrình cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy phát triển tốt Đồng thời cũng củng cố chotrẻ những kiến thức về sự vật hiện tượng xung quanh.

Thông qua hoạt động phát triển vận động còn giúp trẻ phát triển tình cảm, xãhội, vì vận động sẽ giúp trẻ nâng cao nhận biết của bản thân, phẩm chất đạo đứcnhư tinh thần tập thể, lòng mong muốn giúp đỡ lẫn nhau, tính thẳng thắn, tínhtrung thực, tính khiêm tốn, công bằng…

Trẻ em ở lứa tuổi mầm non là thời kỳ quan trọng nhất để thực hiện các hoạtđộng phát triển thể chất, giúp cơ, xuơng ngày một săn chắc, việc luyện tập cácđộng tác vận động, khả năng giữ thăng bằng, sự phối hợp các giác quan và vậnđộng giữa các cơ với nhau; đây chính là thời kỳ phát triển đa dạng các lĩnh vực, từphát triển thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ đến phát triển tình cảm và cácmối quan hệ xã hội cho trẻ.

Trang 8

Mỗi đứa trẻ là một con người riêng biệt Trẻ khác nhau về thể chất, tìnhcảm, xã hội, trí tuệ, tâm lí Trẻ cũng có hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tôn giáokhác nhau Trẻ sống ở môi trường khác nhau: thành phố hay nông thôn, đồng bằnghay miền núi Mỗi trẻ lại có hứng thú, cách học và tốc độ học tập riêng Trongmỗi lớp học có bao nhiêu trẻ thì có bấy nhiêu sự khác biệt Sự khác biệt đó vừa làthuận lợi vừa là thách thức với các nhà giáo dục trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.

Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là: nhà giáo dục xác định được và thỏa mãnnhững nhu cầu, hứng thú, khả năng, thế mạnh của mỗi trẻ; tôn trọng sự khác biệtcá nhân của trẻ; tin tưởng rằng mỗi đứa trẻ đều có khả năng thành công; tạo cơ hộicho tất cả các trẻ được học tập, vui chơi dựa trên mức độ phát triển của các cánhân, dựa trên những gì trẻ đã biết và có thể làm

III Hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục vận động theo quan điểm

giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm.

Đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm là yêu cầu cấpbách trong thời kỳ hiện nay vì “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm là đặt trẻ vàovị trí trung tâm của hoạt động dạy – học, xem cá nhân của từng trẻ – với nhữngphẩm chất và năng lực riêng – vừa là chủ thể vừa là mục đích của quá trình đó,phấn đấu tiến tới cá thể hóa quá trình học tập với sự trợ giúp của các phương tiệnthiết bị, để cho tiềm năng của mỗi trẻ được phát triển tối ưu, góp phần có hiệu quảvào việc hình thành cho trẻ tính mạnh giạn, tự tin, độc lập, tự chủ, tư duy nhạy bén,sáng tạo, góp phần giúp cho trẻ  xây dựng cuộc sống có chất lượng cho cá nhân,gia đình và xã hội sau này”.

Phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm là tăng cường đối thoại giữa côvà cháu, rèn trẻ cách làm việc nhóm; thực hành, trải nghiệm trên cơ sở đó giáo viênkết luận vấn đề thông qua các hoạt động của trẻ Tránh việc cô nói nhiều, làm thaytrẻ, trẻ tiếp thu kiến thức chủ động.

Để tổ chức tốt một hoạt động phát triển vận động giáo viên cần:

* Trước khi tổ chức giờ học:

- Lựa chọn nội dung vận động cho giờ học phù hợp với đặc điểm của trẻtheo độ tuổi và trong nhóm lớp; phù hợp với đặc điểm thực tiễn phát triển vậnđộng của trẻ ở từng địa phương, trường, lớp về môi trường sống, môi trường vậnđộng, cơ hội vận động, thói quen di chuyển;

- Số lượng vận động cần linh hoạt, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ và tính chấtcủa các vận động

- Cần đánh giá đúng thực tế trẻ của lớp về tình trạng sức khỏe, nhu cầu,hứng thú thể thao, khả năng vận động, sự dẻo dai và tốc độ thực hiện vận động, sựphối hợp vận động sức chịu đựng, cảm giác thăng bằng, sự mềm dẻo, linh hoạt, sựkhéo léo, khả năng định hướng không gian ;

Trang 9

- Cân nhắc, lập kế hoạch chung và kế hoạch cá nhân cho phù hợp (lượng bàitập, thời gian, số lần tập cũng như phương pháp hướng dẫn hợp lí cho cả lớp, chonhóm nhỏ và cho từng trẻ

 - Chuẩn bị các loại thiết bị, dụng cụ tập luyện khác nhau về cấu trúc, kíchthước, trọng lượng để có thể thay thế phù hợp cho một nhóm hoặc cá nhân trẻ.Nếu các loại thiết bị, dụng cụ này trong thiết kế có thể linh hoạt thay đổi được kíchthước thì càng tốt.

- Chuẩn bị sân chơi, bãi tập bẳng phẳng sạch sẽ và chú ý đảm bảo an toàncho trẻ trong quá trình thực hiện vận động.

* Trong quá trình tổ chức giờ học:

- Khi tổ chức cho trẻ luyện tập, giáo viên phải quan sát, đánh giá trẻ, tìm ranguyên nhân để có thể thay đổi, điều chỉnh yêu cầu vận động, thay đổi dụng cụluyện tập, điều chỉnh thời gian vận động hay ngừng vận động để chuyển sang hoạtđộng khác cho phù hợp;

- Không nên ép buộc khi trẻ chưa sẵn sàng tham gia vào các hoạt động, đặcbiệt đối với trẻ độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo bé Giáo viên cần động viên, khuyếnkhích, khen ngợi kịp thời đối với các trẻ nhút nhát, rụt rè, thiếu tự tin;

- Có thể không cần phải tách rời từng trẻ có nhu cầu đặc biệt mà nên lập kếhoạch tổ chức luyện kĩ năng cho một nhóm nhỏ bao gồm cả trẻ đó.

- Khi tổ chức thực hiện giáo viên cần cho trẻ có thời gian để trẻ luyện tập vàkiên trì theo đuổi một hoạt động nào đó mà trẻ muốn trải nghiệm thành công Khihướng dẫn cho trẻ, không nhất thiết một nội dung nào giáo viên cũng phải thựchiện đầy đủ các bước rập khuôn như tập mẫu, cho 1,2 trẻ lên tập thử, lần lượt từngcá nhân, từng nhóm, từng tổ lên thực hiện,  mà căn cứ vào khả năng của trẻ, giáoviên có thể lựa chọn các bước để tổ chức thực hiện cho phù hợp, tạo điều kiện chotrẻ được tham gia vận động tích cực, thoải mái, tăng số lần vận động với nhiềuhình thức khác nhau, tránh để trẻ phải đứng chờ đợi theo thứ tự mới đến lượt đượctham gia vận động.

- Những trò chơi trẻ đã hiểu luật chơi: Sau khi gọi tên trò chơi giáo viên chỉcần giải thích sơ lược và nhắc lại những điều cơ bản của trò chơi, có thể đưa thêmmột số yêu cầu cao hơn trước để trẻ thực hiện.

- Trong giờ học quan tâm đến mọi đối tượng trẻ, đối với trẻ nhút nhát, rụt règiáo viên cần chia nhỏ nhiệm vụ và thực hiện cùng với trẻ, giúp trẻ hứng thú, mạnhdạn, tự tin, đối với trẻ nhanh cô cần nâng cao yêu cầu Với những hoạt động khó,giáo viên có thể hạ thấp mức độ để trẻ được tận hưởng cảm giác thành công vàhứng thú đến với những hoạt động khác.

* Sau giờ học:

- Trong các giờ hoạt động ngoài trời, giáo viên cần tạo ra các tình huống, cácphương án để cho các trẻ yếu, trẻ kém năng động, chậm chạp, nhút nhát, trẻ vận

Trang 10

động chưa đạt yêu cầu với một số bài tập vận động có cơ hội được tập luyện thêm.Giáo viên cũng động viên để các trẻ này tự vận động có sự giúp đỡ của cô hoặc cácbạn trong lớp nhằm giúp trẻ có thể mạnh dạn, tự tin, thích vận động và theo kịp cácbạn trong độ tuổi Giáo viên cần chú ý chuẩn bị thêm các dụng cụ thể dục, đồ chơiđể kích thích trẻ vận động 1 mình hoặc theo nhóm nhỏ

- Đối với hoạt động thể dục sáng: Nhà trường đã chỉ đạo đổi mới các bài tậpthể dục sáng đơn điệu bằng các đoạn nhạc, các bài hát khác nhau như bài hát vũđiệu rửa tay; con cào cào…tương ứng với các bài tập phát triển nhóm hô hấp, cơ,tay vai, chân bụng và các động tác nhảy bật, tăng cường thời lượng tập thể dụcsáng để cho trẻ có cơ hội được vận động.

- Hoạt động ngoài trời: Phân chia các khu chơi ngoài sân cho các lớp hoạtđộng thông qua các bài tập được vẽ trước sân trường như nhảy bật qua các ô liêntục, bò trong đường hẹp, bò theo đường dích dắc, bật qua vòng, ném bóng rổ, điqua suối, đi trên cầu giây, đu xà đơn, trèo thang, chui ống và chơi với các đồ dùngđồ chơi ngoài trời… Tổ chức các trò chơi cho trẻ chơi như chạy cướp cờ, mèođuổi chuột, bịt mắt bắt dê, chi chi chành chành, nhảy bao bố, đi cà kheo…qua đóđể được rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin khi thực hiện các bài tập, giúp trẻ pháttriển thể chất, năng lực thực hiện các hoạt động.

Hoạt động khám phá, trẻ được nhảy bật qua các vòng để lên gắn quả chocây, hay phát triển các cơ ngón tay thông qua tự cuốc đất trồng rau các các chậu.

Hoạt động làm quen âm nhạc, trẻ được múa, vận động, nhảy các bài hát,đoạn nhạc.

Trong hoạt động góc: Ví dụ Ở góc toán Trẻ thực hiện gập, mở lần lượt từngngón tay để đếm, thêm, bớt, tạo ra các hình học…

Ở góc nghệ thuật: Trẻ được phát triển các vận động tinh như dùng bàn tay,ngón tay để vẽ tô màu, gắn hột hạt  tạo ra sản phẩm, các ngón tay kết hợp với nhaucầm phấn, bút vạch ra những đường nét theo sự tưởng tượng của trẻ Trẻ dùng đấtnặn nhào, bóp, lăn dọc, xoay tròn, ấn, dí cũng cần có sự khéo léo và sức mạnh củađôi bàn tay Với trò chơi đan tết, lắp ráp, cắt dán thường xuyên được giáo viên tổchức trong hoạt động góc.

Thông qua sinh hoạt chiều trẻ được chơi các trò chơi có luật, trò chơi dângian; trò chơi vận động qua đó sẽ rèn luyện thể chất, sức khỏe cho trẻ, tạo cho trẻsự nhanh nhẹn, năng động, tự tin.

Ngày đăng: 30/06/2023, 10:33

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w