1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần cân hải phòng

106 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 305,82 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÂN HẢI PHÒNG (13)
    • 1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÂN HẢI PHÒNG (13)
    • 1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (17)
      • 1.2.1. Ngành nghề kinh doanh (17)
      • 1.2.2. Đặc điểm về vốn (19)
      • 1.2.3 Đặc điểm về lao động (19)
      • 1.2.4. Đặc điểm về kết quả sản xuất kinh doanh (21)
      • 1.2.5. Đặc điểm về tình hình tài sản (22)
    • 1.3. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HỆ THỐNG SẢN XUẤT (24)
      • 1.3.1. Sản xuất cân (25)
      • 1.3.2. Sản xuất giấy (26)
    • 1.4. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÂN HẢI PHÒNG (27)
    • 1.5. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN (31)
      • 1.5.1. Đặc điểm bộ máy kế toán (31)
      • 1.5.2. Đặc điểm công tác kế toán (34)
        • 1.5.2.1. Chính sách kế toán (34)
        • 1.5.2.2. Đặc điểm vận dụng chứng từ kế toán (34)
        • 1.5.2.3. Đặc điểm vận dụng tài khoản kế toán (0)
        • 1.5.2.4. Hình thức kế toán và hệ thống sổ kế toán (36)
    • 2.1. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÂN HẢI PHÒNG (39)
      • 2.1.1. Đặc điểm công tác quản lý chi phí sản xuất tại công ty (39)
      • 2.1.2. Đặc điểm tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty (40)
      • 2.1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (40)
      • 2.1.4. Đối tượng tính giá thành sản phẩm (41)
    • 2.2. NỘI DUNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÂN HẢI PHÒNG (41)
      • 2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (41)
      • 2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (51)
      • 2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung (59)
        • 2.2.3.1. Chi phí nhân viên phân xưởng (60)
        • 2.2.3.2. Chi phí nguyên vật liệu (61)
        • 2.2.3.3. Chi phí công cụ dụng cụ (62)
        • 2.2.3.4. Chi phí khấu hao TSCĐ (64)
        • 2.2.3.5 Chi phí dịch vụ mua ngoài (66)
        • 2.2.3.6. Chi phí bằng tiền khác (66)
      • 2.2.4. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất (74)
    • 2.3. KIỂM KÊ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG (80)
    • 2.4. KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM (84)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG HOÁN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÂN HẢI PHÒNG (39)
    • 3.1.1. Ưu điểm (92)
    • 3.1.2. Những tồn tại cần khắc phục (96)
    • 3.2. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN (98)
      • 3.2.1. Cơ sở và sự cần thiết phải hoàn thiện (98)
        • 3.2.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện (98)
        • 3.2.1.2. Nguyên tắc hoàn thiện (99)
      • 3.2.2. Phương hướng hoàn thiện (99)
  • KẾT LUẬN (20)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (106)

Nội dung

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÂN HẢI PHÒNG

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÂN HẢI PHÒNG

CỔ PHẦN CÂN HẢI PHÒNG

Công ty cổ phần Cân Hải Phòng được thành lập vào tháng 10 năm

1959 theo quyết định số 02 của Uỷ ban hành chính thành phố Hải Phòng, tại số nhà 85 phố Hạ Lý, Hải Phòng Ban đầu công ty có tên là xí nghiệp cơ khí Long Thành (Tên hợp nhất của xí nghiệp cơ khí Hưng Long và cơ khí Hợp Thành) Sau đó vào năm 1975 chuyển thành nhà máy chế tạo Cân Hải Phòng, và đến tháng 10 năm 2002 chuyển thành công ty Cổ phần Cân Hải Phòng theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0203000302 ngày 31/ 10/2002.

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CÂN HẢI PHÒNG

HAI PHONG SCALE JOINT STOCK COMPANY HSC JSCO

Trụ sở chính: Km 93 + 7 Quốc lộ 5 - Huyện An Dương- TP.Hải

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0203000302 ngày 31/10/2002, giấy phép thay đổi lần 1 ngày 26/12/2005 và đăng ký thay đổi lần 2 ngày 5/7/2007

Vốn điều lệ: 4 tỷ VNĐ.

Từ khi thành lập đến nay, với bề dày lịch sử 50 năm, công ty đã trải qua

Thời kì mới thành lập (1959 – 1965)

Khi bắt đầu thành lập, “ Xí nghiệp cơ khí Long Thành” chỉ có vài chục lao động, với vài chục ngàn đồng tiền vốn, và một số thiết bị máy móc thô sơ,

Xí nghiệp đã sản xuất được cân bàn 500kg tỷ lệ, một số phụ tùng xe đạp và tanhCrêmôn phục vụ tiêu dùng trong thành phố.

Thực hiện chủ trương nhanh chóng khôi phục kinh tế sau hoà bình lập lại, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1961 – 1965; thành phố đã bổ sung thêm vốn, thiết bị máy móc cho xí nghiệp, giúp xí nghiệp phát triển nhanh Xí nghiệp đã sản xuất được một số sản phẩm mới như cân đĩa Robecvan, cân bưu kiện, cân thư và một vài loại cân bàn cỡ nhỏ Sản phẩm của xí nghiệp đã nhanh chóng chiếm được thị trường miền Bắc, với sản lượng hàng năm tăng nhanh và chất lượng tốt

Thời kỳ vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu ( 1966- 1975)

Tháng 8 năm 1964, đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, trong đó Hải Phòng là một trọng điểm phá hoại của giặc Mỹ Cán bộ công nhân viên xí nghiệp vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, sẵn sàng chi viện cho miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Năm 1967, xí nghiệp sơ tán về xã Kim Tân, huyện Kim Thành, Hải Dương Tại nơi sơ tán, xí nghiệp xây dựng nhà xưởng mới, tiếp tục sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần xây dựng hậu phương vững chắc, chi viện cho tiền tuyến lớn.

Năm 1971, để bớt khó khăn cho xí nghiệp, thành phố quyết định cho xí nghiệp chuyển về xã Nam Sơn, huyện An Hải, Hải Phòng tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, xí nghiệp được đổi tên là nhà máy cơ khí Long Thành (địa điểm đó chính là địa bàn hiện nay của công ty).

Cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn quyết liệt, nhà máy phải phân tán nhỏ, xây hầm, đắp luỹ, bảo vệ thiết bị máy móc và con người,vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu, bám máy, bám chốt, giữ vững sản xuất,nhận làm thêm các sản phẩm quốc phòng như: Cân khí động học phục vụ việc nghiên cứu bắn máy bay Mỹ, cầu phao công binh, các loại bàn chông, cuốc, xẻng công binh… Thời kỳ này tuy gặp nhiều khó khăn song sản xuất vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng hàng năm bình quân trên 30%.

Thời kỳ khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1975- 1984)

Năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, cả nước bước vào công cuộc phát triển kinh tế, xây dựng CNXH Nhà máy cơ khí Long Thành đổi tên là Nhà máy chế tạo Cân Hải Phòng Với nhiệm vụ tập trung sản xuất thật nhiều các loại cân cho xã hội theo kế hoạh Nhà nước giao, với lực lượng gần 800 người, và trang bị đầy đủ vật tư, nguyên liệu để sản xuất, nhà máy đã tăng nhanh các mặt hàng truyền thống, đồng thời cho ra đời nhiều sản phẩm mới như cân 500 kg quả đẩy, cân chìm 15 tấn, 25 tấn Sản lượng hàng năm bình quân đạt trên 60.000 sản phẩm các loại, so với bình quân 10 năm trước gấp 4 lần, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của Nhà máy, góp phần đắc lực vào sự nghiệp phát triển ngành chế tạo dụng cụ đo lường của Việt nam.

Thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới ( 1985 – 1994) Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng, nhà nước: xoá bỏ cơ chế bao cấp, từng bước chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường Thời gian này, nhà máy gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu thốn, thiết bị máy móc cũ kỹ nhiều năm chưa được đổi mới, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, công nhân thiếu việc làm, đời sống khó khăn, nhiều công nhân bi quan, chán nản Tình hình sản xuất của nhà máy giảm sút, kinh doanh không có hiệu quả, lao động dư thừa nhiều, nhà máy đã phải giải quyết nghỉ chế độ hàng loạt lao động Từ chỗ nhà máy có gần 800 lao động năm 1985, đến năm

1994 chỉ còn 250 người, sản lượng hàng hoá làm ra so với những năm 1980 –

1984 chỉ còn bằng 60% Đây là thời kỳ khó khăn nhất.

Thời kỳ ổn định và phát triển ( 1995 đến nay)

Sau một thời gian thực hiện tự chủ sản xuất kinh doanh, hoạt động theo cơ chế thị trường, Nhà máy tuy còn gặp nhiều khó khăn song đã rút ra được những kinh nghiệm quý báu đóng góp vào thắng lợi nhà máy Phương châm hoạt động của Nhà máy là phải phát huy nội lực, chủ động, sáng tạo, tìm các đối tác đầu tư, mở rộng sản xuất, tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, các bạn hàng Đồng thời nhanh chóng tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ mới, rút ngắn thời gian nghiên cứu, phấn đấu sản phẩm sớm theo kịp các nước phát triển, mở rộng thị trường, tăng thị phần sản phẩm của nhà máy trên toàn quốc.

Từ năm 1995 trở đi, Nhà máy đã từng bước đầu tư chiều sâu để sản xuất cân và đã đưa ra thị trường nhiều sản phẩm cân đạt chất lượng cao, điện tử hóa hàng loạt các loại cân thông dụng từ 30 kg đến 80 tấn, nghiên cứu các loại cân chuyên dùng chứa hàm lượng khoa học công nghệ cao phục vụ trong các dây chuyền công nghệ, góp phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Nhằm tạo bước phát triển mạnh mẽ, năm 2000 Nhà máy mạnh dạn đầu tư trên 2,5 tỷ đồng để sản xuất cân và trên 5 tỷ đồng để sản xuất giấy vàng mã xuất khẩu cho Đài Loan, thu hút gần 300 lao động vào nhà máy, giải quyết được hàng ngàn lao động nông nhàn có việc gia công tại gia đình.

Với lực lượng lao động của nhà máy lúc này chỉ bằng 2 lần so với năm

1994, song do biết sắp xếp hợp lý, tổ chức bộ máy gọn nhẹ, nên năng suất lao động nâng cao, tốc độ tăng trưởng nhanh: GTSXCN gấp 8 lần, doanh thu gấp

12 lần so với năm 1994, Nhà máy đã ổn định và từng bước phát triển vững chắc, CBCNV tin tưởng, phấn khởi và ngày càng gắn bó với nhà máy.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính Phủ về việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, Nhà máy chế tạo cân Hải Phòng tiến hành cổ phần hoá từ tháng 10 năm 2000 đến tháng 10 năm 2002 hoàn thành và đổi tên là “ Công ty cổ phần Cân Hải Phòng” Từ 1-11-2002 Công ty chính thức hoạt động theo luật doanh nghiệp Vốn của công ty được huy động thêm : từ 1,8 tỷ đồng vốn nhà nước, đã tăng lên 4 tỷ đồng vốn điều lệ.

Từ đó đến nay, công ty đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, và có chỗ đứng nhất định trên thị trường.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành tự động hoá và ngành đo lường, công ty đã liên tục cho ra đời nhiều sản phẩm công nghệ cao sử dụng trong các dây chuyền sản xuất thép, xi măng của các doanh nghiệp trên cả nước.

Công ty nhận lắp đặt, bảo trì, sửa chữa các loại cân cơ khí, cơ điện tử, trên cả nước với uy tin chất lượng cao.

ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cổ phần cân HảiPhòng luôn lấy chất lượng sản phẩm đặt lên hàng đầu, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000, các sản phẩm của công ty luôn có chất lượng tốt, ổn định, giá bán hợp lý. Đáp ứng nhu cầu thị trường về các sản phẩm cân, công ty có sự chủ động trong việc đổi mới công nghệ, mở rộng dây chuyền sản xuất, hiện đại hoá thiết bị, nâng cao tay nghề của công nhân viên để có thể làm chủ dây chuyền sản xuất mới nên sản phẩm của công ty với cơ cấu đa dạng, đã và đang chiếm lĩnh được thị trường rộng lớn.

Hoạt động kinh doanh của công ty có thể chia làm 4 nhóm chính sau:

Thứ nhất: Sản xuất kinh doanh các sản phẩm cơ khí, các loại cân, dụng cụ đo lường.

Sản phẩm cân là sản phẩm chủ lực của công ty,

Cân lại chia thành 2 nhóm cân chính: cân bàn và cân ôtô.

Cân bàn : là dụng cụ đo khối lượng, có từ 50 kg đến 30 tấn.Với dây chuyền công nghệ hiện đại, công ty không chỉ sản xuất cân cơ, mà cho ra đời nhiều cân điện tử, cân được trọng lượng lớn: cân điện tử từ 2 tấn đến 10 tấn, cân bàn điện tử từ 50 kg đến 200 kg, cân heo, cân bồn điện tử từ 5 tấn đến 30 tấn, cân bàn quả đẩy từ 200 kg đến 2 tấn… Có thể nói , các sản phẩm cân bàn này đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong thành phố và các tỉnh lân cận trong 40 năm trở lại đây và đặc biệt tạo nên thương hiệu của công ty Đã có nhiều khách hàng truyền thống đối với sản phẩm cân bàn này: công ty cổ phần An Phát- Lê Chân- Hải Phòng, công ty xi măng Chinfon Hải Phòng, công ty cổ phần vật tư Hải Dương, công ty TNHH giấy và bao bì Hà Nội, công ty dệt Hà Nam, công ty cổ phần thương mại và sửa chữa ôtô Công Hậu, Hải Phòng,…

Cân ôtô : đây là loại cân dùng để cân hàng hoá cồng kềnh, trọng lượng lớn, khó cân trực tiếp nên phải cân qua ôtô Với loại cân này, sẽ cân cả ôtô và hàng hoá trên ôtô, sau đó dùng phương pháp “trừ bì”, tức là trừ đi trọng tải ôtô( mỗi loại ôtô có một trọng tải riêng, đã được xác định trước) thì tính được trọng tải hàng hoá Sản phẩm “cân ôtô” này thường được sử dụng ở các Cảng, nhà máy sản xuất và đại lý Gas, các kho bãi… Vì vậy, sản phẩm cân ôtô cũng có những khách hàng truyền thống: Xí nghiệp Cảng Vicoship, công ty cổ phần bao bì miền Trung, Quy Nhơn,…

Thứ hai: Sản xuất, kinh doanh các loại giấy xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước.

Sản phẩm giấy, chủ yếu là giấy vàng mã, được sản xuất theo kiểu dáng, mẫu mã và dây chuyền của Đài Loan để xuất khẩu sang Đài Loan.

Thứ ba: Dịch vụ thương mại kinh doanh vật tư, nguyên vật liệu, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng

Thứ tư: Xây lắp cơ sở hạ tầng, công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi

Hiện nay, vốn điều lệ của công ty là 4 tỷ Việt Nam đồng

Mệnh giá 1 cổ phiếu: 100,000 đ, như vậy sẽ có 40,000 cổ phiếu.

Tổng số cổ đông của công ty là 26 cổ đông. Đại hội đồng cổ đông nắm giữ 40% số cổ phiếu.

1.2.3 Đặc điểm về lao động

Tính đến 30/6/2008, tổng số lao động của công ty cổ phần Cân Hải Phòng là 168 người Cơ cấu lao động của công ty được thể hiện trong bảng sau:

SỐ LIỆU THỐNG KÊ VỀ TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CÔNG TY

CỔ PHẦN CÂN HẢI PHÒNG

Chỉ tiêu Số lượng Tỷ trọng

+ Công nhân bậc cao(bậc 4 -> bậc 7) + Công nhân bậc thấp(bậc 2 ->bậc 3)

2 Phân theo tính chất công việc

Tiền lương bình quân 1 tháng của lao động trong công ty là 1,600,000 đồng

Trong đó: mức lương cao nhất: 8,000,000 đồng mức lương thấp nhất: 900,000 đồng

Có thể thấy, mức thu nhập trung bình của lao động trong công ty ở mức trung bình với các doanh nghiệp khác trong thành phố và trong toàn ngành.

Kết luận: với số vốn điều lệ 4 tỷ đồng và số lao động 168 người, công ty cổ phần Cân hải Phòng được xếp vào loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. ( theo quy định tại điều 3, định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nghị định số 90/2001/ NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 có nêu: “doanh nghiệp và và nhỏ là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”)

1.2.4 Đặc điểm về kết quả sản xuất kinh doanh

Hoạt động trong cơ chế thị trường, mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp là kết quả sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp lỗ hay lãi, doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả hay không, tình hình phát triển công ty đang ở giai đoạn nào Từ đó đưa ra những quyết định cho quá trình sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường Với sự cố gắng nỗ lực của cán bộ công nhân viên công ty và sự hướng dẫn chỉ đạo của lãnh đạo công ty, công ty cổ phần Cân Hải Phòng đã đạt được những thành tích đáng kể, doanh thu, lợi nhuận tăng nhanh qua các năm, đời sống vật chất và tinh thần người lao động được nâng cao, các khoản nộp ngân sách và nghĩa vụ với Nhà nước được thực hiện đầy đủ Những con số ở bảng dưới đây là không lớn, nhưng so với tình hình kinh doanh và mặt hàng kinh doanh thực tế, thì đó là con số khả quan, có ý nghĩa với sự tồn tại của Công ty trong cơ chế hiện nay.

MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH

DOANH NĂM 2007, 2008 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Tỷ lệ

Doanh thu thuần 31.126.206.837 38.982.161.650 7.855.954.813 25,24% Giá vốn hàng bán 25.862.932.282 33.421.214.604 7.558.192.322 29,22%

Lợi nhuận gộp 5.263.274.555 5.561.037.046 297.762.491 5,29% Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

( Trích: Báo cáo tài chính năm 2007, 2008 của Công ty cổ phần Cân Hải Phòng)

Qua bảng số liệu trên, ta thấy:

Doanh thu thuần năm 2008 tăng 7.855.954.813 đ so với năm 2007, tương ứng 25,24% Đây là dấu hiệu tốt, cho thấy sản phẩm của công ty đã được tiêu thụ nhiều hơn, doanh nghiệp cần phân tích các yếu tố tác động làm tăng doanh thu, để tiếp tục phát huy.

Sự tăng của doanh thu tăng cao hơn sự tăng của giá vốn ( giá vốn tăng 7.558.192.322 đ), nên lợi nhuận gộp năm 2008 tăng so với năm 2007 là 297.762.491đ Tuy nhiên, nếu xét theo tỷ lệ tăng của giá vốn, thì lại thấy giá vốn tăng nhiều hơn tỷ lệ tăng của doanh thu, giá vốn tăng 29,22%, trong khi doanh thu tăng 25,24% Như vậy, công ty chưa thực sự tiết kiệm được chi phí.

Do đó công ty cần phân tích, tìm hiểu nguyên nhân, để có các biện pháp làm giảm chí, tăng lợi nhuận.

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2008 tăng 67.946.199 đồng so với năm 2007, con số tăng chưa phải là nhiều, nhưng đây cũng là kết quả tốt, tạo động lực cho doanh nghiệp tiếp tục nỗ lực cố gắng trong các năm tiếp theo.

1.2.5 Đặc điểm về tình hình tài sản

Có thể nói, nếu như lợi nhuận cho thấy kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì tình hình tài sản, nguồn vốn cho thấy quy mô của doanh nghiệp đó, từ đó có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.

MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH TÌNH HÌNH TÀI SẢN

NĂM 2007, 2008 Đơn vị tính: VNĐ TÀI SẢN 31/12/2007 tỷ lệ % 31/12/2008 Tỷ lệ %

1.Tiền &các khoản tương đương tiền

2.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

3.Các khoản phải thu ngắn hạn

5.Tài sản ngắn hạn khác

1.Các khoản phải thu dài hạn

3.Bất động sản đầu tư

4.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

5 Tài sản dài hạn khác

( Trích báo cáo tài chính năm 2007 , 2008 của công ty cổ phần Cân Hải Phòng )

Qua bảng số liệu trên, ta thấy:

Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản : năm 2007 là 68,19%, năm 2008 là 74,48%, còn TSDH chiếm tỷ trọng nhỏ

Trong TSDH, chủ yếu là TSCĐ ( chiếm 99,15% năm 2007 và 92,66% năm 2008), trong đó TSCĐ không có sự thay đổi lớn, chứng tỏ năm 2008, công ty không đầu tư mua máy móc thiết bị, hoặc có nhưng ít.

Trong TSNH, các khoản phải thu ngắn hạn & hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn, và cả 2 chỉ tiêu này đều có sự gia tăng đáng kể so với năm 2007.

Các khoản phải thu ngắn hạn, năm 2008 trên 5,68 tỷ đồng, chiếm 38,78% trong tổng tài sản ngắn hạn Đây là con số tương đối cao, cho thấy công ty bị chiếm dụng vốn khá nhiều, vì vậy công ty cần xem xét, có các biện pháp nhằm thúc đẩy nhanh quá trình thu hồi vốn, tránh gây thất thoát, khó thu hồi.

HTK năm 2008 là 7.171.511.129 đồng, tăng 2.476.368.162 so với năm

2007 Như vậy, HTK cũng chiếm tỷ trọng khá lớn, và có sự gia tăng nhiều,vậy công ty cần có các biện pháp đẩy mạnh sự luân chuyển hàng tồn kho,tránh gây ứ đọng HTK.

ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HỆ THỐNG SẢN XUẤT

Công ty sản xuất 2 loại sản phẩm chính là cân & giấy Trong đó sản xuất cân được thực hiện bởi phân xưởng cơ khí, sản xuất giấy được thực hiện bởi phân xưởng giấy đế và phân xưởng giấy gia công.

Quy trình sản xuất cân được thể hiện trên sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.4 Quy trình sản xuất cân tại công ty cổ phần Cân Hải

NVL: sắt thép các loại cung cấp tổ đột dập cung cấp BTP dụng cụ rèn, gò hàn

Tổ dụng cụ, Tổ lắp ráp KCS kho

Cơ điện thành cung cấp Tổ đúc: khuôn dụng cụ các loại cung cấp BTP nấu rót đổ khuôn

Nguyên liệu: gang, Than đúc

Từ nguyên vật liệu ban đầu là sắt, thép các loại như: thép tròn, thép ống, thép góc, thép tấm…đưa vào tổ đột, dập Tổ đột, dập sẽ đột, dập NVL thành những chi tiết có kích thước đã được định sẵn Tiếp đó, chuyển sang tổ rèn, gò , hàn, nhằm tạo ra hình phôi ban đầu cho sản phẩm thô

Song song đó, từ gang, than đúc, đưa vào tổ đúc : khuôn các loại, nấu rót đổ khuôn.

Sau đó, chuyển sang tổ cơ khí nguội để khoan, cắt, gọt giũa, giúp cho các chi tiết bóng, nhẵn Từ các chi tiết rời, chuyển sang tổ lắp ráp , lắp ráp tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh, qua kiểm định chất lượng, mẫu mã, quy cách và nhập kho.

Quy trình sản xuất giấy được thực hiện qua 2 phân xưởng: phân xưởng giấy đế và phân xưởng giấy gia công.

Phân xưởng giấy đế có quy trình sản xuất như sau:

Với nguyên liệu ban đầu là tre, nứa, cho qua máy cắt để cắt thành miếng nhỏ,  cho vào ngâm  cho qua bể tuần hoàn để bơm hoá chất vào

nghiền  chuyển sang dây chuyền máy xeo, sấy khô  ra giấy cuộn, lô

Phân xưởng này bao gồm các tổ sản xuất sau:

Tổ cắt, vớt: từ tre, nứa, cắt thành miếng nhỏ, cho vào ngâm

Tổ tuần hoàn : cho miếng tre, nứa đã cắt qua bể tuần hoàn để bơm hoá chất vào.

Tổ xeo: chuyển sang dây chuyền máy xeo, sấy khô  tạo thành giấy đế( là bán thành phẩm chuyển sang phân xưởng giấy gia công sản xuất tiếp)

 Phân xưởng giấy gia công có quy trình sản xuất như sau :

Từ cuộn, lô giấy do phân xưởng giấy đế chuyển sang,  in mẫu mã  chuyển sang tổ mài để mài phẳng giấy đế cắt thành các miếng nhỏ( bằng máy)  buộc lại thành từng kiện đóng kiện

Phân xưởng này bao gồm 3 tổ sản xuất:

Tổ in: in mẫu mã lên giấy

Tổ mài: sau khi đã in mẫu mã, sẽ mài giấy để cho giấy thẳng

Tổ cắt : từ cuộn giấy đã được mài phẳng, cắt thành các miếng nhỏ.

Tổ buộc: buộc thành từng kiện ( thủ công)

Tổ đóng kiện: đóng các kiện lại( bằng máy)

Như vậy, sản phẩm của công ty trải qua nhiều giai đoạn chế biến, vừa chế biến kiểu song song, nghĩa là trên dây chuyền sản xuất làm nhiều chi tiết bán thành phẩm, nhưng lại liên tục được khép kín, lắp ráp hoàn chỉnh ở giai đoạn cuối, xét về khía cạnh này lại mang tính liên tục.

ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÂN HẢI PHÒNG

Bộ máy quản lý của công ty cổ phần Cân Hải Phòng được tổ chức theo mô hình trực tuyến Với mô hình này, Đại hội đồng cổ đông có quyền cao nhất trong công ty Mô hình này gọn nhẹ, phù hợp với cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần của Luật doanh nghiệp Nhà nước.

CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠICÔNG TY CỔ PHẦN CÂN HẢI PHÒNG Đại hội đồng cổ đông

Ban kiểm soát Hội đồng quản trị

Các phó giám đốc Kế toán trưởng

Phòng Phòng Phân Phòng Phòng Phòng kỹ thuật KCS xưởng hành kinh tài chính sản xuất sản xuất chính doanh kế toán

Các tổ sản xuất Đại hội đồng cổ đông:

Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, quyết định mọi vấn đề quan trọng của công ty theo Luật Doanh nghiệp và điều lệ công ty Đại hội đồng cổ đông là cơ quan thông qua chủ trương, chính sách đầu tư ngắn hạn, dài hạn trong việc phát triển công ty; quyết định cơ cấu vốn, bầu ra ban quản lý điều hành của công ty.

Là cơ quan thay mặt Đại hội đồng cổ đông,quản lý công ty giữa hai kỳ họp đại hội, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty( trừ những quyết định thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông quyết định); định hướng các chính sách tồn tại và phát triển thông qua việc hoạch định các chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.

Do Đại hội đồng cổ đông bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty nhằm bảo vệ các lợi ích hợp pháp cho các cổ đông

Là bộ máy tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động công ty, bao gồm Giám đốc và các phó Giám đốc Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về mọi hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Các Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc trong quản lý, chỉ đạo điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các hoạt động đối với các lĩnh vực được phân công, phân nhiệm.

Là người trực tiếp điều hành các hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước, cấp trên về kết quả kinh doanh của công ty.

Các Phó giám đốc: có 3 Phó giám đốc: Phó giám đốc kỹ thuật- sản xuất; Phó giám đốc Hành chính; Phó giám đốc kinh doanh 3 Phó giám này giúp việc cho Giám đốc, có chức năng tham mưu, giúp giám đốc quản lý điều hành công việc theo từng lĩnh vực được giao, thường xuyên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trình lên giám đốc và lên cấp trên.

Phòng kỹ thuật sản xuất :

Có nhiệm vụ giúp cho ban giám đốc theo dõi các quá trình quy định trong công nghệ sản xuất, nghiên cứu cải tiến mẫu mã sản phẩm, thiết kế chế tạo sản phẩm.

Có nhiệm vụ theo dõi kiểm tra chất lượng sản phẩm ở tổ sản xuất, đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng sản phẩm từ khâu nhập nguyên liệu đến khâu hoàn chỉnh sản phẩm.

Sản xuất, chế tạo các sản phẩm phục vụ cho thị trường, cho yêu cầu của khách hàng, thường xuyên theo dõi việc sử dụng máy móc thiết bị, an toàn lao động trong sản xuất, lập kế hoạch sửa chữa lớn, sửa chữa định kì máy móc thiết bị nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất được lưu thông.

Là đơn vị tham mưu cho ban Giám đốc về nhân sự, kế hoạch bố trí sắp xếp cán bộ, khen thưởng, kỷ luật, điều động; chịu trách nhiệm quản lý nhân lực trong cơ quan, có nhiệm vụ tuyển dụng lao động, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, nâng bậc công nhân, tính lương, thanh toán lương và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, duy trì kỷ luật, nội quy cơ quan, giải quyết các công việc hành chính khác như giải quyết chế độ cho người lao động, công tác thi đua, khen thưởng…

Tổ chức, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch giá thành, kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm…phối hợp với các phòng ban có liên quan thực hiện công tác hạch toán kinh doanh và phân tích hoạt động kinh tế, lập các kế hoạch thường xuyên, định kỳ theo quy định của Nhà nước và công ty.

Phòng tài chính kế toán :

Là đơn vị có nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện kế hoạch, cân đối hạch tóan kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm về tài chính cuả công ty trong việc đầu tư, bảo toàn vốn và các nghĩa vụ với Nhà nước; triển khai, thực hiện tốt các nội dung công tác kế toán, trong công ty; theo dõi tình hình biến động tăng, giảm tài sản, nguồn vốn, lên kế hoạch khia thác và sử dụng tài sản cũng như nguồn vốn một cách có hiệu quả; theo dõi toàn bộ các hoạt động có liên quan đến doanh thu, chi phí, phân phối thu nhập trong công ty Từ đó cung cấp thông tin về tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh cho Ban giám đốc, giúp Ban Giám đốc đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh.

ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN

Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý, điều kiện và trình độ quản lý, công ty cổ phần Cân Hải Phòng tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung Phòng kế toán được đặt dưới sự lãnh đạo của Giám đốc công ty, và toàn bộ nhân viên kết toán được đặt dưới sự lãnh đạo của kế toán trưởng Để đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, giúp cho sự truyền tải thông tin được nhanh chóng, chính xác, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức như sau: hiện nay phòng kế toán có 5 người: kế toán trưởng, kế toán nguyên vật liệu, kế toán thanh toán kiêm TSCĐ, kế toán giá thành kiêm tiêu thụ, thủ quỹ.

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN

Kế toán Kế toán kế toán giá thủ quỹ NVL thanh toán thành, tiêu thụ kiêm

Ghi chú: : mối quan hệ chỉ đạo

: mối quan hệ phối hợp công tác và hỗ trợ nghiệp vụ

Chức năng và nhiệm vụ của từng thành viên trong bộ máy kế toán

Kế toán trưởng : là người chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc, được giám đốc phân công tổ chức quản lý thực hiện công tác kế toán tài chính theo quy định của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc được giao Đồng thời, kế toán trưởng trực tiếp kiểm tra, giám sát công việc của các nhân viên kế toán và hướng dẫn nghiệp vụ cho họ.

Kế toán NVL : phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình cung cấp vật liệu trên các mặt số lượng, chất lượng, chủng loại, giá trị và thời gian cung cấp; tính toán và phân bổ chính xác;hàng tháng đối chiếu, kiểm tra hàng tồn kho; kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện định mức tiêu hao vật liệu, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những trường hợp sử dụng vật liệu sai mục đích, gây lãng phí.

Kế toán thanh toán kiêm TSCĐ : nhân viên này kiêm nhiệm 2 công việc chính: hạch toán TSCĐ và hạch toán quá trình thanh toán.

Với vai trò là kế toán thanh toán: kiểm tra, kiểm soát các chứng từ thanh toán, lập các chứng từ thanh toán trình kế toán trưởng, Giám đốc ký duyệt; theo dõi chi tiết tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Đồng thời, với vai trò là kế toán TSCĐ: ghi chép, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình tăng, giảm TCSĐ của công ty cũng như ở từng bộ phận khác nhau, đưa ra phương pháp tính khấu hao TSCĐ phù hợp, hàng tháng tính khấu hao TSCĐ nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản.

Kế toán giá thành, tiêu thụ : nhân viên này cũng kiêm nhiệm công việc

2 công việc chính: kế toán giá thành và kế toán tiêu thụ

Với vai trò là kế toán giá thành: tính toán và phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình phát sinh chi phí sản xuất ở các bộ phận sản xuất cũng như trong phạm vi toàn công ty và giá thành của sản phẩm sản xuất; lập các báo cáo về chi phi sản xuất và giá thành sản phẩm; tham gia phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, đề xuất biện pháp để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

Với vai trò là kế toán tiêu thụ: tổng hợp các chứng từ xuất kho bán hàng, lập định khoản kế toán và ghi vào sổ tổng hợp, theo dõi việc nhập , xuất, tồn kho thành phẩm, hàng tháng đối chiếu với thủ kho; kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên các khoản công nợ về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về bán hàng.

Thủ quỹ : chịu trách nhiệm bảo quản và lưu giữ tiền mặt, ghi sổ các phiếu thu, chi, thực hiện thu- chi tiền mặt theo chứng từ thu- chi khi đã đủ điều kiện, nộp và lĩnh tiền ngân hàng, hàng ngày kiểm kê tồn quỹ tiền mặt thực tế và tiến hành đối chiếu với số liệu của sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt.

Việc tổ chức kế toán ở công ty cổ phần Cân Hải Phòng luôn đảm bảo được tính thống nhất về phạm vi, phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế giữa kế toán và các bộ phận liên quan Tất cả các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều được ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng và theo trình tự thời gian Hiện nay, Công ty đã trang bị cho phòng kế toán, mỗi nhân viên được sử dụng riêng một máy đảm bảo cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác

1.5.2 Đặc điểm công tác kế toán

Hiện nay, công ty cổ phần Cân Hải Phòng đang áp dụng công tác kế toán theo những quy định của Luật kế toán, theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính , các chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ tài chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn kèm theo.

Niên độ kế toán: Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.

Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ:Giá trị hàng tồn kho cuồi kỳ được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền cuối quý

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên

Khấu hao tài sản cố định được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng ước tính của tài sản cố định Tỷ lệ khấu hao hàng năm được thực hiện phù hợp với các quy định tại Quyết định số 206/2003/QĐ- BTC ban hành ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định

1.5.2.2 Đặc điểm vận dụng chứng từ kế toán

Công ty áp dụng chứng từ theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Chứng từ kế toán của công ty được thực hiện theo nội dung, phương pháp lập, kỳ chứng từ theo quy định của Luật kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của

Chính phủ và các văn bản pháp lý khác có liên quan đến chứng từ Công ty sử dụng thống nhất các mẫu biểu chứng từ được quy định trong chế độ kế toán của Bộ Tài chính.

 Các chứng từ liên quan đến hàng tồn kho: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm kê…

 Các chứng từ liên quan đến TSCĐ: biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, biên bản kiểm kê TSCĐ,…

 Các chứng từ liên quan đến thanh toán: phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có,…

 Các chứng từ liên quan đến tiền lương: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, …

Tất cả các chứng từ do doanh nghiệp lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều được tập trung vào bộ phận kế toán của công ty Các kế toán viên sẽ kiểm tra những chứng từ kế toán đó và sử dụng những chứng từ hợp lệ để ghi sổ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

1.5.2.3 Đặc điểm vận dụng tài khoản kế toán

Công ty đã lựa chọn và xây dựng hệ thống tài khoản thích hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong danh mục tài khoản kế toán doanh nghiệp, được ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006.

ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÂN HẢI PHÒNG

Sản phẩm của công ty chia làm 2 nhóm sản phẩm chính: sản phẩm cân và sản phẩm giấy Trong đó sản phẩm cân là sản phẩm chủ đạo, doanh thu chiếm tỷ trọng lớn trong toàn công ty Do điều kiện thời gian hạn chế, nên em chỉ nghiên cứu và trình bày công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với sản phẩm cân của công ty cổ phần Cân Hải

2.1.1 Đặc điểm công tác quản lý chi phí sản xuất tại công ty:

Hiện nay, chi phí sản xuất trong công ty được chia thành 3 loại:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được quản lý theo định mức và được phản ánh trên TK 621 - CPNVLTT

Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương nhân viên trực tiếp sản xuất, các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ, các khoản khác như: tiền ăn ca, tiền làm thêm giờ, tiền trách nhiệm…

Cơ sở để xây dựng định mức về chi phí nhân công trực tiếp trong tháng là kế hoạch sản xuất trong tháng và năng suất lao động của công nhân tháng liền trước Chi phí nhân công trực tiếp được theo dõi trên TK 622 – CPNCTT

Chi phí sản xuất chung : bao gồm chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo hiểm chung, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác,…

Chi phí sản xuất chung được theo dõi trên TK 627

2.1.2 Đặc điểm tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty

Trong nền kinh tế thị trường, với mỗi doanh nghiệp, mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu kinh tế hàng đầu Bên cạnh mục tiêu vì lợi nhuận, công ty cổ phần Cân Hải Phòng còn luôn giữ uy tín với khách hàng Để đạt yêu cầu tối đa hoá lợi nhuận, vừa giữ chữ tín với khách hàng thì mục tiêu mà công ty đặt ra là đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng giá thành sản phẩm hợp lý, tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của công ty.

Hiện nay, cuối mỗi quý, công ty đều tính giá thành sản phẩm Với mỗi loại sản phẩm, bộ phận kỹ thuật đều tính ra định mức tiêu hao vật liệu chính, vật liệu phụ, tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất Đó là chi phí định mức cho một đơn vị sản phẩm Việc sử dụng định mức là rất phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp quản lý chặt chẽ hơn nữa các định mức chi phí để có thể giảm chi phí và hạ thấp giá thành sản phẩm nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.

2.1.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là vấn đề đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất của doanh nghiệp sản xuất Việc tập hợp chi phí theo đúng đối tượng đã được quy định hợp lý có tác dụng tốt cho việc tăng cường quản lý chi phí sản xuất và phục vụ cho công tác tính giá thành được đúng đắn và kịp thời.

Việc sản xuất các sản phẩm cân được thực hiện tập trung tại phân xưởng cơ khí Do công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm cân, nên việc tập hợp chi phí được hiện trên cơ sở chi phí phát sinh đối với từng loại sản phẩm nào thì tập hợp cho loại sản phẩm đó Các chi phí gián tiếp, chi phí sản xuất chung sẽ được phân bổ theo tiêu thức thích hợp Do đó, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty là từng loại sản phẩm Khi sản phẩm hoàn thành thì số chi phí tập hợp được đó chính là giá thành thực tế của sản phẩm.

Trong quý 4 năm 2008, chi phí sản xuất được tập hợp cho các sản phẩm cân sau:

 Cân bàn 10 tấn quả đẩy

 Cân bàn 1 tấn điện tử

 Cân bàn 1 tấn quả đẩy

 Cân bàn 2 tấn quả đẩy

 Cân bàn 500 kg quả đẩy

 Cân bàn 500 kg tỷ lệ

 Cân bàn 60 tấn điện tử

 Cân bàn 80 tấn điện tử

 Sửa chữa và sàn các loại cân

2.1.4 Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm

Kỳ tính giá thành được xác định phù hợp với kỳ kế toán và đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty Tại công ty, kỳ hạch toán là quý, vì vậy kỳ tính giá thành được xác định là quý, vào thời điểm cuối mỗi quý và tính cho khối lượng sản phẩm hoàn thành của từng loại sản phẩm.

NỘI DUNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÂN HẢI PHÒNG

CỔ PHẦN CÂN HẢI PHÒNG

2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là một yếu tố cấu thành không thể thiếu trong giá thành sản phẩm, chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành Vì vậy, việc hạch toán đầy đủ, chính xác khoản mục này có ý nghĩa quan trọng trong việc tính giá thành và là một trong những căn cứ góp phần làm giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả quản lý công ty.

Công ty có kho riêng để dự trữ nguyên vật liệu Việc quản lý khối lượng nguyên vật liệu tồn kho tại công ty dựa trên một định mức được xây dựng trước, Dựa vào mức độ tiêu thụ của kỳ liền trước cũng như dự báo nhu cầu của thị trường hiện tại, công ty sẽ lên kế hoạch về khối lượng sản phẩm cần sản xuất, và dựa vào khối lượng đó để xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ Do đó công ty luôn chủ động trong dự trữ nguyên vật liệu, và luôn có một khối lượng nguyên vật liệu dự trữ hợp lý, không để xảy ra tình trạng lãng phí nhưng cũng luôn đảm bảo sản xuất liên tục, hoàn thành kế hoạch sản xuất đã đề ra Công tác sử dụng nguyên vật liệu cũng tiến hành theo định mức nên khối lượng nguyên vật liệu xuất kho thường sát với thực tế, hạn chế tối đa chi phí sản xuất, tạo điều kiện cạnh tranh của công ty về giá thành sản phẩm.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu.

Nguyên vật liệu chính là những vật liệu trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, cấu thành nên sản phẩm Trên thực tế, việc sản xuất các mặt hàng của công ty cần những nguyên vật liệu chính sau: thép tròn, ( trép tròn 14, thép tròn 100, thép tròn 20, thép tròn 130…) thép tấm cán ( thép tấm INOX 1 ly, 2 – 12 ly), thép U( thép U100, U 140, U160, U270…) …), thép ống( thép ống tròn 12 – 30, thép ống 180, thép ống tròn 70 – 76), thép I, thép dụng, cụ thép góc…

Vật liệu phụ là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất kinh doanh, được sử dụng kết hợp với NVL chính để hoàn thiện và nâng cao tính năng, chất lượng của sản phẩm hoặc được sử dụng để đảm bảo cho công cụ lao động hoạt động bình thường Vật liệu phụ của công ty gồm: vòng bi, bi viên, giây đai các loại, chổi sơn, chổi than, tarô, …

Nhiên liệu: là những thứ dùng để tạo nhiệt năng, như: than cục, than bùn, than hoa, dầu mỡ các loại( dầu điezen, dầu bóng, dầu butin…)…

Việc nhập, xuất nguyên vật liệu ở công ty được thực hiện trên phần mềm kế toán Cads Accounting Net.

Do đặc điểm nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm của công ty mang tính phức tạp nên công ty đã sử dụng tài khoản cấp 2 để phản ánh từng loại NVL.

Các TK cấp 2 của TK 152 bao gồm:

Công ty cũng mở các tài khoản cấp 2 thể hiện phần CPNVLTT chi tiết cho các sản phẩm Các TK cấp 2 của TK 621 gồm có :

Tk 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

TK 621_ CB10TQD: chi phí NVLTT cho sản xuất cân bàn 10 tấn quả đẩy

TK 621_ CB120T1: chi phí NVLTT cho sản xuất cân bàn 120 tấn

Tk 621_CB1TDT: chi phí NVLTT cho sản xuất cân bàn 1 tấn điện tử

TK 621_ CB1TQD: chi phí NVLTT cho sản xuất cân bàn 1 tấn quả đẩy

TK 621_CB25T1: chi phí NVLTT cho sản xuất cân bàn 25 tấn

TK 621_CB2TQD: chi phí NVLTT cho sản xuất cân bàn 2 tấn quả đẩy

TK 621_ CB500QD: chi phí NVLTT cho sản xuất cân bàn 500 kg quả đẩy

TK 621_CB500TL: chi phí NVLTT cho sản xuất cân bàn 500kg tỷ lệ

TK 621_CB60TDT: chi phí NVLTT cho sản xuất cân bàn 60 tấn điện tử

TK 621_CB80TDT: chi phí NVLTT cho sản xuất cân bàn 80 tấn điện tử

TK 621_DT 50-200: chi phí NVLTT cho sản xuất cân điện tử 50-200 kg.

Việc nhập, xuất kho nguyên vật liệu sử dụng các chứng từ sau:

Phiếu nhập kho kèm theo biên bản kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng

Phiếu xuất kho kèm theo giấy yêu cầu lĩnh vật tư

Trình tự hạch toán: Để đảm bảo cung ứng vật tư kịp thời, đúng với các yêu cầu kỹ thuật trong quá trình sản xuất, tất cả các nguyên vật liệu mua về nhập kho đến khi xuất dùng cho từng phân xưởng, từng mục đích sử dụng đều được kiểm tra đối chiếu chặt chẽ từ kho đến phòng kế toán.

Nội dung trình tự ghi chép kế toán chi tiết vật liệu được công ty áp dụng theo hình thức ghi thẻ song song Khi mua vật liệu về nhập kho dùng cho sản xuất, công ty sử dụng hoá đơn của bên bán( liên 2) và phiếu nhập kho.

Hàng ngày theo nhu cầu cần sử dụng của phân xưởng mình (tất cả các nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu phải dựa trên định mức tiêu hao nguyên vật liệu và kế hoạch sản xuất ), tổ trưởng viết phiếu theo yêu cầu lĩnh vật tư, trên phải ghi rõ tên vật tư cần dùng, số lượng, chủng loại, có chữ ký của quản đốc phân xưởng và giám đốc công ty.

Căn cứ vào phiếu yêu cầu lĩnh vật tư do nhân viên tạp vụ của phân xưởng mang lên phòng kinh doanh Phòng kinh doanh viết phiếu xuất kho chỉ bao gồm chỉ tiêu số lượng Phiếu xuất kho gồm 3 liên, 1 liên lưu tại phòng kinh doanh, 1 liên lưu tại phân xưởng, 1 liên lưu tại phòng kế toán.

Kế toán mở sổ chi tiết cho từng danh điểm vật liệu tương ứng với thẻ kho mở ở kho Hàng ngày kế toán vật tư xuống kho vật tư lấy phiếu xuất kho, xuất vật tư, trước khi nhận, kế toán kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, sau đó mang về phòng kế toán làm cơ sở hạch toán chi phí. Đánh giá nguyên vật liệu xuất kho:

Giá xuất nguyên vật liệu được tính theo phương pháp bình quân gia quyền đã cài sẵn trong máy.

Trị giá NVL + trị giá NVL Đơn giá thực tế tồn đầu kỳ nhập trong kỳ bình quân gia quyền Số lượng NVL + số lượng NVL tồn đầu kỳ nhập trong kỳ

Giá thực tế xuất dùng = Đơn giá bình quân x Số lượng NVL từng thời điểm xuất kho

Sau đây là ví dụ cụ thể:

Trong quý 4 năm 2008, căn cứ vào tài liệu kiểm kê và các chứng từ kế toán, có số liệu về 1 loại nguyên vật liệu là giây thép tròn 2- 2,5 như sau:

Giá trị ( VNĐ) Số lượng ( kg)

Tổng 1,759,500 93 Đơn giá thực tế = 1,759,500 = 18,919 bình quân gia quyền 93

Giá trị giây thép tròn xuất dùng trong tháng: 18,919 x 85 =1,608,115

Do công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung nên tất cả các chứng từ kế toán ghi trên sổ Nhật ký chung Chương trình phần mềm kế toán cài đặt theo hình thức Nhật ký chung, tất cả các chứng từ thống nhất trên một cửa sổ

Nhập chứng từ theo trình tự thời gian của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Chương trình chỉ cho ghi các chứng từ theo nguyên tắc cân bằng Nợ - Có đối với các đối với các tài khoản trong bảng cân đối kế toán Khi nhập tải dữ liệu ta phải vào từ các tài khoản chi tiết.

VD: Căn cứ phiếu xuất kho số 1024 ngày 21 tháng 12 năm 2008:

Chứng từ 2.1 Phiếu xuất kho số 403

Số CT: 403 Nợ: 621_CB500QD

- Họ và tên người nhận hàng: Hoàn- tổ Lắp đọ cân bàn

- Lý do xuất kho: Xuất vật tư cho tổ LĐCB, sản xuất cân bàn 500kg quả đẩy

- Xuất tại kho: Kho vật tư

Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

1 DTL43 Loadcell CAL- 150 kg CAI 6 230,254 1,381,524

Tổng số tiền ( Viết bằng chữ): Một triệu ba trăm tám mươi mốt ngàn năm trăm hai mươi tư đồng.

Số chứng từ gốc kèm theo:………

Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc

Kế toán tiến hành nhập chứng từ như sau:

+ Kênh phân phối: Xuất cho tổ lắp đọ cân bàn

+ Kho hàng: kho vật tư

+ Diễn giải: Hoàn- tổ lắp đọ cân bàn: nhận loadcell phục vụ sản xuất cân bàn 500kg quả đẩy

+ Số hiệu tài khoản: Ghi Có TK 152, mã HH: DTL43

+ Số lượng: 6; đơn giá: 230,254, sau đó kế toán dùng phím “Tab” trên bàn phím, máy sẽ tự tính số tiền xuất.( do phần mềm cài đặt sẵn)

+ Ghi Nợ TK 621_CB500QD số tiền: 1,381,524

Sau khi vào cửa sổ Nhập chứng từ , và thao tác nhập các thông tin như trên, máy tính sẽ lên sổ chi tiết TK 621_CB500QD Đồng thời, các phiếu xuất vật tư cũng là căn cứ để lập Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dung cụ.

Bảng 2.1 : Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ

Ghi Nợ TK TK 152_ nguyên vật liệu

Ghi Có TK TK 1521 TK 1522 Cộng Có TK

HT TT HT TT HT TT HT TT

Cân bàn 10 tấn quả đẩy 356,264 80,288 436,552

Cân bàn 1 tấn điện tử 7,591,532 1,810,945 9,402,477

Cân bàn 1 tấn quả đẩy 21,756,842 3,189,764 24,946,606

Cân bàn 2 tấn quả đẩy 2,971,249 542,634 3,513,883

Cân bàn 500 kg quả đẩy 26,479,102 4,336,926 30,816,028

Cân bàn 500 kg tỷ lệ 3,008,483 1,983,412 4,991,895

Cân bàn 60 tấn điện tử 152,421,025 12,390,796 164,811,821

Cân bàn 80 tấn điện tử 326,179,128 29,833,866 356,012,994

Schữa&sàn các loại cân 43,874,246 41,777,924 85,652,170

Bảng 2.2 Sổ chi tiết TK 621_CB500QD

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN

TK 621_ CB500QD: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cân bàn 500kg quả đẩy

Dư nợ đầu kỳ: 0 Phát sinh nợ: 30,816,028 Phát sinh có : 30,816,028

Ngày Số CT Diễn giải TK ĐƯ PS Nợ PS Có

14/10 354 Xuất vật tư cho sản xuất cân bàn 500kg quả đẩy 1521

18/10 358 Xuất vòng bi cho sản xuất cân bàn 500kg quả đẩy

31/12 VL 04 Kết chuyển chi phí

NVLTT sản xuất cân bàn 500kg quả đẩy

Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng

KIỂM KÊ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG

Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, chế biến Đánh giá sản phẩm dở dang là xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu Việc đánh giá sản phẩm dở dang hợp lý là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tính trung thực, hợp lý của giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Để đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, công ty phải tiến hành kiểm kê xác định số lượng bán thành phẩm trong kho bán thành phẩm Công ty áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu; có nghĩa là trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị nguyên vật liệu, còn chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung tính hết cho sản phẩm hoàn thành.

Giá trị nguyên vật liệu trong sản phẩm dở dang được tính như sau: Giá trị NVL Số lượng chi tiết Đơn giá trong SPDD = bán thành phẩm x định mức Sau đây là bảng tổng hợp bán thành phẩm quý 4 năm 2008- cân bàn

Bảng 2.17: Bảng tổng hợp giá trị sản phẩm dở dang cân bàn 500 kg quả đẩy

BẢNG TỔNG HỢP BÁN THÀNH PHẨM-

- CÂN BÀN 500 KG QUẢ ĐẨY

Chi tiết bán thành phẩm

Số chi tiết Thành tiền

Trụ thước Tròn 18 50 335 16,750 Đòn bẩy phụ Dẹt 8 470 43 20,210

Khung khoá Tròn 4 200 0 0 Đế khung khoá Tròn 4 - 32 -

Thành bên khung khoá Tròn 4 - 167 -

Tay khoá Tròn 4 - 16 - Đuôi thước Tròn 8 460 30 13,800

Vít hãm quả tăng phụ Dẹt - 25 - Đế trụ kim thăng bằng Dẹt - - -

Trụ kim thăng bằng Dẹt - 100 -

Trục núm hãm quả tăng Gang 100 0 -

Núm hãm qủa tăng Gang 100 133 13,300

Ke dài đỡ u gối góc Dẹt 10 168 113 18,980

Mã dài đỡ u gối góc Dẹt 10 334 121 40,400

Mã ngắn đỡ u gối góc Dẹt 4 162 83 13,450

Khung bánh xe dài Tròn 16 920 193 177,560

Khung bánh xe ngắn Dẹt 16 920 20 18,400

Bịt đầu u Tròn 70 195 82 15,990 Ống cột Tròn 70 4,100 17 69,700

Tấm chống nhảy ruột Dẹt - - 0

Thanh dọc ruột dài Dẹt 10 2,028 39 79,090

Thanh dọc ruột ngắn Dẹt 10 2,028 346 701,690

Miếng nối ruột dài Dẹt 5 - 105 0 Đầu lắp dao góc Dẹt 5 - 239 0 Ốp tăng cường ruột huyền

Cộng - - 2,600,780 Đối với các sản phẩm khác cũng có bảng tính giá trị sản phẩm dở dang tương tự.

Bảng 2.18: Bảng tổng hợp giá trị sản phẩm dở dang

BẢNG TỔNG HỢP GIÁ TRỊ SẢN PHẨM DỞ DANG

STT Tên sp Giá trị SPDD

1 Cân bàn 10 tấn quả đẩy 684,369

3 Cân bàn 1 tấn điện tử 9,876,784

4 Cân bàn 1 tấn quả đẩy 2,571,869

6 Cân bàn 2 tấn quả đẩy 6,834,052

7 Cân bàn 500 kg quả đẩy 2,600,780

8 Cân bàn 500 kg tỷ lệ 405,197

9 Cân bàn 60 tấn điện tử 8,199,518

10 Cân bàn 80 tấn điện tử 29,196,072

11 Schữa&sàn các loại cân 3,130,928

PHƯƠNG HƯỚNG HOÁN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÂN HẢI PHÒNG

Ưu điểm

Thứ nhất, về tổ chức bộ máy quản lý

Bộ máy quản lý của công ty khá gọn nhẹ, phù hợp, có sự phân công phân nhiệm rõ ràng Các phòng ban thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao; cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin cần thiết cho lãnh đạo công ty, giúp ban lãnh đạo ra các quyết định đúng đắn Từ đó tạo điều kiện cho công ty chủ động trong sản xuất kinh doanh và ngày càng có uy tín, đứng vững trong thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay.

Thứ hai, về bộ máy kế toán

Nhìn chung, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức khoa học,gọn nhẹ, hợp lý Phòng kế toán của công ty, tuy có những kế toán viên phải kiêm nhiệm nhiều công việc, nhưng việc bố trí như vậy là phù hợp với khối lượng công việc và yêu cầu quản lý, tránh hiện tượng phòng quá đông người công việc nhàn rỗi Đội ngũ kế toán có trình độ nghiệp vụ vững vàng, 100% nhân viên trong phòng có trình độ đại học, cao đẳng, và sử dụng thành thạo máy tính Đồng thời, có ý thức trách nhiệm cao và nhiệt tình trong công việc, không ngừng học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau về chuyên môn nghiệp vụ. Để phù hợp với điều kiện tin học phát triển như vũ bão hiện nay, công ty đã nhanh chóng lựa chọn và đưa vào sử dụng phần mềm kế toán Cads Accounting Net, giúp cho công tác kế toán được thực hiện thuận tiện, nhanh chóng, chính xác, cung cấp thông tin kế toán một cách kịp thời cho người sử dụng

Có thể nói, bộ máy kế toán của công ty đóng vai trò quan trọng, giúp cho các nhà quản lý công ty đưa ra quyết định nhanh chóng, đúng đắn.

Thứ ba, về việc vận dụng chế độ chứng từ, sổ sách kế toán

Công ty sử dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung, hình thức này rất thuận tiện, đơn giản, phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Việc quản lý, ghi chép sổ sách được tiến hành khoa học, chặt chẽ, thuận lợi cho việc cung cấp thông tin cần thiết, lập báo cáo tài chính nhanh chóng, kịp thời, chính xác.

Hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách của Công ty đã tuân thủ theo đúng chuẩn mực, chế độ kế toán của Bộ Tài chính, tuân Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Hệ thống chứng từ kế toán được tổ chức, luân chuyển và ghi chép một cách hợp lý, khoa học, tạo điều kiện cho việc hạch toán thuận lợi, dễ dàng

Công ty đã bổ sung và thiết lập một hệ thống tài khoản kế toán chi tiết dựa trên hệ thống tài khoản của Bộ Tài chính, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và đáp ứng được nhu cầu theo dõi thường xuyên và chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Đồng thời, hệ thống tài khoản của công ty cũng liên tục được cập nhật theo các quy định mới của Bộ Tài chính, đảm bảo cho công tác hạch toán chi phí được thực hiện một cách khoa học và theo đúng chế độ kế toán Việt Nam.

Thứ tư, về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.

Công tác hạch tóan chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty được phòng kế toán thực hiện một cách nghiêm túc, vì xác định được đúng tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.

Công ty đã có những biện pháp đúng đắn trong việc quản lý các chi phí Đối với chi phí nguyên vật liệu: Nguồn nguyên vật liệu là gang, sắt, thép các loại Những nguyên vật liệu này công ty đều phải mua ngoài và mua với số lượng lớn, công ty đã chọn lựa các nhà cung cấp đảm bảo chất lượng tốt, giá cả phù hợp và trở thành khách hàng thường xuyên của họ, nên được hưởng những ưu đãi về giá cả Nguyên vật liệu được bảo quản cẩn thận, cuối mỗi quý đều có cán bộ phòng kế toán xuống kiểm kê để theo dõi chặt chẽ tình hình biến động tăng giảm nguyên vật liệu trong toàn công ty.

Công ty đã xây dựng định mức nhất định nguyên vật liệu cho mỗi loại sản phẩm Khi có nhu cầu sản xuất sản phẩm, thì nguyên vật liệu sẽ được xuất kho theo đúng định mức, đảm bảo vừa đủ, tránh lãng phí, thất thoát. Đối với chi phí nhân công: công ty đã áp dụng tiền lương chính trả cho công nhân trực tiếp sản xuất là tiền lương theo sản phẩm Cách xác định này tương đối hợp lý, chính xác, phù hợp với doanh nghiệp sản xuất như công ty. Đồng thời đảm bảo gắn liền thu nhập của ngời lao động với chất lợng làm việc, là điều kiện thúc đẩy công nhân có ý thức tiết kiệm trong sản xuất, tránh lãng phí thời gian lao động, khuyến khích tăng năng suất. Đối với chi phí sản xuất chung: công ty tiến hành phân bổ theo tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất Đây là cách phân bổ khá phù hợp, vì tiền lương công nhân trực tiếp được xác định khá chính xác, phù hợp và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí.

Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp nên việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khá chính xác

Kế toán công ty đã phân loại chi phí một cách có hệ thống và xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Với đặc điểm tổ chức sản xuất là sản xuất các sản phẩm cân tại phân xưởng cơ khí nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là theo sản phẩm, và đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm là hoàn toàn hợp lý.

Như vậy, có thể nói, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thnàh sản phẩm tại công ty cổ phần Cân Hải Phòng đã đáp ứng được những yêu cầu quản lý và hạch toán cũng như yêu cầu quản trị của các cổ đông và của các nhà quản trị doanh nghiệp Đó là:

Phản ánh có hệ thống các chi phí phát sinh, giám đốc các chi phí phát sinh trong kỳ theo định mức và tính giá thành sản phẩm trong kỳ một cách chính xác, kịp thời.

Theo dõi chặt chẽ về số lượng và chất lượng sản phẩm hoàn thành cả về vật chất và giá trị.

Cung cấp các thông tin kế toán và báo cáo quản trị cần thiết và kịp thời chio các bộ phận trong và ngoài doanh nghiệp.

Nhìn chung, công tác hạch toán ở đơn vị phù hợp với chính sách và chế độ kế toán ban hành Quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty được thực hiện tương đối khoa học, tuân thủ nghiêm túc theo chế độ quy định hiện hành cũng như đảm bảo sự thống nhất trong việc chỉ đạo công tác kế toán.

Những tồn tại cần khắc phục

Thứ nhất, về phương pháp tính giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho

Hiện nay, công ty đang áp dụng tính giá thực tế vật tư xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ, tức là giá bình quân của vật tư xuất kho được xác định cho cả kỳ kế toán Phương pháp này có ưu điểm là giản đơn, khối lượng tính toán giảm nhưng chỉ tính toán được giá thực tế của vật tư xuất kho vào thời điểm cuối kỳ nên không thể cung cấp thông tin một cách kịp thời Nếu trong thời gian giá cả vật tư trên thị trường có sự biến động lớn thì khi tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền này không phản ánh được sự biến động của giá nguyên vật liệu Từ đó có thể dẫn đến kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm bị thiếu chính xác và không cung cấp thông tin chính xác nhất kịp thời cho người sử dụng Bên cạnh đó, vì công ty đã áp dụng phần mềm kế toán nên những ưu điểm của phương pháp này không phát huy tác dụng đối với kế toán của công ty nhiều.

Thứ hai, về tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất

Công ty không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất Nếu như có các trường hợp xảy ra như: công nhân nghỉ phép dồn dập vào 1 ngày trong tháng hoặc ngừng sản xuất sẽ làm ảnh hưởng đến giá thành Do vậy, nếu phát sinh nghỉ phép lớn và không đều giữa các tháng hoặc ngừng sản xuất đột ngột thì tiền lương sẽ tăng lên dẫn đến giá thành cũng tăng lên, ảnh hưởng đến giá thành sản xuất kinh doanh trong kỳ

Thứ ba, về chi phí công cụ dụng cụ

Công cụ dụng cụ có loại tham gia vào 1 kỳ sản xuất kinh daonh, nhưng cũng có loại tham gia vào nhiều kỳ sản xuất kinh doanh Trong quá trình sử dụng, công cụ dụng cụ hao mòn dần và chuyển từng phần giá trị của chúng vào chi phí sản xuất kinh doanh Do đó, việc hạch toán đúng chi phí công cụ, dụng cụ sẽ góp phần phản ánh đúng giá thành của sản phẩm cũng như nâng cao hiệu quả quản lý Tại công ty có rất nhiều công cụ dụng cụ khác nhau với lớn Khi xuất dùng công cụ dụng cụ trong kỳ thì toàn bộ giá trị công cụ dụng cụ đó được hạch toán một lần vào chi phí sản xuất cuả kỳ đó mà không tiến hành phân bổ đối với các công cụ dụng cụ sử dụng cho nhiều kỳ khác nhau. Như vậy, giá thành sản phẩm của kỳ xuất dùng công cụ dụng cụ đó sẽ tăng lên, còn giá thành sản phẩm ở các kỳ khác mà các công cụ dụng cụ đó vẫn tham gia vào quá trình sản xuất sẽ bị phản ánh không đúng.

Thứ tư, về việc theo dõi BHXH, BHYT

Kế toán theo dõi BHXH, BHYT trên cùng một TK 3383 là chưa chính xác Về mặt số liệu để phản ánh chi phí, giá thành thì không ảnh hưởng khi tập hợp, nhưng về mặt bản chất thì không đúng và không tuân theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006.

Thứ năm, về xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ

Kế toán xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, có nghĩa là giá trị SPDD chỉ bao gồm giá trị nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung được kết chuyển hết sang sản phẩm hoàn thành Cách xác định này chưa hợp lý, vì chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất, cần được phân bổ vào giá trị SPDD theo tiêu thức thích hợp Vì vậy, công ty cần xem xét lại cách xác định giá trị sản phẩm dở dang cho phù hợp.

Thứ sáu, về việc vận dụng kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty

Kế toán quản trị, nhất là kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp vì nó cung cấp thông tin cần thiết để các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định nhanh chóng, chính xác Tuy vậy,trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tạiCông ty Cổ phần Cân Hải Phòng, kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chưa được chú trọng đúng mức, chưa phát huy hết hiệu quả to lớn của nó Điều đó đã làm hạn chế nhiều trong việc ra quyết định của nhà quản trị ở công ty.

Ngày đăng: 29/06/2023, 20:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS. Đặng Thị Loan (2006) Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp – Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kế toán tài chính doanhnghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân
2. Bộ tài chính (2006) Chế độ kế toán doanh nghiệp- ban hành theo Quyết định số 15/QĐ/BTC ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế độ kế toán doanh nghiệp- ban hành theoQuyết định số 15/QĐ/BTC ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính
Nhà XB: Nhà xuất bản tàichính
5. Công ty cổ phần cân Hải Phòng, cuốn “ Giới thiệu chung về công ty cổ phần cân hải Phòng” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu chung về công tycổ phần cân hải Phòng
3. PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc và các cộng sự. 2008. Giáo trình phân tích báo cáo tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân Khác
4. PGS.TS. Lê Văn Tâm, TS. Ngô Kim Thanh. 2004. Giáo trình quản trị doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản lao động – xã hội Khác
6. Công ty cổ phần cân Hải Phòng, Báo cáo tài chính năm 2006, 2007 đã được kiểm toán của công ty cổ phần cân hải Phòng Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w