1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh nhà nước một thành viên điện cơ thống nhất 1

121 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Điện Cơ Thống Nhất
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Thu Liên
Trường học Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Điện Cơ Thống Nhất
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 228,21 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (3)
    • 1.1. ĐẶC ĐIỂM CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM (3)
      • 1.1.1 Chi phí sản xuất (3)
        • 1.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất (3)
        • 1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh (4)
      • 1.1.2 Giá thành sản phẩm (7)
        • 1.1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm (7)
        • 1.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm (7)
      • 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm (9)
    • 1.2. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM (9)
      • 1.2.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (9)
      • 1.2.2. Nội dung kế toán chi phí sản xuất (12)
        • 1.2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (12)
        • 1.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (15)
        • 1.2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung (17)
        • 1.2.2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm (21)
      • 1.2.3. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang (23)
        • 1.2.3.1. Khái niệm sản phẩm dở dang cuối kỳ (23)
        • 1.2.3.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ (23)
      • 1.2.4. Tính giá thành sản phẩm (26)
        • 1.2.4.1. Tính giá thành theo phương pháp giản đơn (26)
        • 1.2.4.2. Tính giá thành theo phương pháp tổng cộng chi phí (26)
        • 1.2.4.3. Tính giá thành theo phương pháp hệ số (26)
        • 1.2.4.4. Tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ (27)
        • 1.2.4.6. Tính giá thành theo đơn đặt hàng (28)
        • 1.2.4.7. Tính giá thành theo phương pháp liên hợp (29)
    • 1.3. TỔ CHỨC HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP (29)
  • PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN CƠ THỐNG NHẤT (33)
    • 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN CƠ THỐNG NHẤT (34)
      • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty (34)
      • 2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Điện Cơ Thống Nhất (35)
        • 2.1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty (35)
        • 2.1.2.2. Sản phẩm chính và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chính (36)
        • 2.1.2.3. Tổ chức hệ thống sản xuất (38)
        • 2.1.2.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (39)
      • 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Điện Cơ Thống Nhất (41)
      • 2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và tình hình vận dụng chế độ kế toán tại Công ty Điện Cơ Thống Nhất (44)
        • 2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán (44)
        • 2.1.4.2. Tình hình vận dụng chế độ kế toán chung tại Công ty Điện Cơ Thống Nhất (48)
    • 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN CƠ THỐNG NHẤT (52)
      • 2.2.1. Đặc điểm công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Điện Cơ Thống Nhất (52)
        • 2.2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất tại Công ty (52)
        • 2.2.1.3. Trình tự ghi sổ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty (54)
      • 2.2.2. Kế toán các khoản mục chi phí sản xuất tại Công ty Điện Cơ Thống Nhất (55)
        • 2.2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (55)
        • 2.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (67)
        • 2.2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung (78)
      • 2.2.4. Tính giá thành sản phẩm tại Công ty Điện cơ Thống Nhất (93)
  • PHẦN III: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN CƠ THỐNG NHẤT (98)
    • 3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY ĐIỆN CƠ THỐNG NHẤT (99)
      • 3.1.1. Ưu điểm (99)
      • 3.1.2. Nhược điểm (101)
    • 3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY ĐIỆN CƠ THỐNG NHẤT (103)
      • 3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Điện Cơ Thống Nhất (103)
      • 3.2.2. Nội dung hoàn thiện công toán kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Điện Cơ Thống Nhất (104)
  • KẾT LUẬN (111)

Nội dung

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

ĐẶC ĐIỂM CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

1.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất

Sự phát sinh và phát triển của loài người gắn liền với quá trình sản xuất Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao của các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất Để tiến hành sản xuất thì bất kỳ một giai đoạn nào cũng cần 3 yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động, sức lao động Quá trình sản xuất hàng hoá chính là sự kết hợp của ba yếu tố đó và cũng chính là quá trình tiêu hao chính bản thân các yếu tố trên Nói cách khác, để tiến hành sản xuất hàng hoá, người sản xuất phải bỏ chi phí về thù lao lao động, về tư liệu lao động và đối tượng lao động Điều này là tất yếu khách quan không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người.

Theo ý nghĩa như trên thì: Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định

* Phân biệt chi phí và chi tiêu

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Liên hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định Như vậy, chỉ được tính chi phí của một kỳ hạch toán những hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi ra trong kỳ hạch toán Còn chi tiêu lại là toàn bộ các hao phí của doanh nghiệp không chỉ liên quan đến việc sản xuất.

Chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau Chi tiêu là cơ sở phát sinh chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí Tổng số chi phí trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ giá trị tài sản hao phí hoặc tiêu dùng cho quá trình sản xuất kinh doanh tính vào kỳ này Chi phí và chi tiêu khác nhau về lượng và thời điểm phát sinh, có những chi tiêu kỳ này nhưng chưa được tính vào chi phí (chi phí mua nguyên vật liệu về nhập kho nhưng chưa sử dụng) và có những khoản tính vào chi phí kỳ này nhưng thực tế chưa chi tiêu (chi phí trích trước) Sở dĩ có sự khác biệt vậy là do đặc điểm, tính chất vận động và phương thức chuyển dịch giá trị của từng loại tài sản vào quá trình sản xuất và yêu cầu kỹ thuật hạch toán chúng.

1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh Để tiến hành sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần 3 loại yếu tố nói ở trên Mỗi loại yếu tố đó lại bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh cần phải được phân loại theo các tiêu thức phù hợp.

* Phân loại theo yếu tố chi phí Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh của chi phí, chi phí được phân theo yếu tố Tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý ở mỗi nước, mỗi thời kỳ mà mức độ chi tiết của các yếu tố có thể khác

Page 4 of 121 nhau Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia làm 7 yếu tố chi phí sau:

 Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ … sử dụng và sản xuất kinh doanh (loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).

 Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).

 Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương: phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho toàn bộ công nhân, viên chức.

 Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ: phản ánh phần BHXH, BHYT,

KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả công nhân viên.

 Yếu tố chi phí KH TSCĐ: phản ánh tổng số KH TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ.

 Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh.

 Yếu tố chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.

* Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm

Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, dựa vào đặc điểm, công dụng và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng, theo cách phân loại này chi phí được phân chia theo khoản mục Theo quy định hiện hành, chi phí được phân loại như sau:

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Liên

 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu … tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.

- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh.

- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng (trừ chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp).

- Chi phí bán hàng: bao gồm toàn bộ những chi phí phát sinh liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm những chi phí phát sinh liên quan đến quản trị kinh doanh và quản lý hành chính trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, giá thành toàn bộ thì bao gôm tất cả các yếu tố trên còn giá thành sản xuất không bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý.

* Phân loại theo cách thức kết chuyển chi phí

Theo cách thức kết chuyển, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.

- Chi phí sản phẩm: Là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua.

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

1.2.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

* Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Liên

Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh và nơi chịu chi phí Nơi phát sinh chi phí có thể là: phân xưởng, đội sản xuất, bộ phận sản xuất… Còn nơi chịu chi phí ví dụ như: Bộ phận, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, các đơn đặt hàng riêng biệt…

Căn cứ để xác định đối tượng chi phí sản xuất:

- Tính chất, đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất giản đơn hay phức tạp.

- Loại hình sản xuất: Sản xuất đơn chiếc hay hàng loạt…

- Cách tổ chức sản xuất: Chuyên môn hoá sản phẩm, hoặc chuyên môn hoá giai đoạn, hoặc theo đơn đặt hàng riêng lẻ.

- Yêu cầu và trình độ tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh: Trình độ cao hay trình độ thấp

* Đối tượng tính giá thành sản phẩm

Xác định đối tượng tính giá thành là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.

Cũng như khi xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất, việc xác định đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, khả năng, yêu cầu quản lý cũng như tính chất của từng loại sản phẩm cụ thể.

Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm được xác định là đối tượng tính giá thành Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành Đối với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đố tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn

Page 10 of 121 thành cuối cùng của quy trình công nghệ, còn những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất và chế biến phức tạp thì đối tượng tính giá thành có thể là nửa thành phẩm ở bộ phận, từng chi tiết sản phẩm và sản phẩm hoàn chỉnh.

* Phân biệt đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành giống nhau ở bản chất, đều là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất theo đó và cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích và kiểm tra chi phí, giá thành sản phẩm Tuy vậy, giữa hai khái niệm này có sự khác nhau nhất định:

- Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là xác định phạm vi, giới hạn tổ chức kế toán chi phí sản xuất trong kỳ.

- Xác định đối tượng tính giá thành là xác định phạm vi, giới hạn của chi phí liên quan đến kết quả sản xuất đã hoàn thành của quy trình sản xuất.

- Trong thực tế, có những trường hợp một đối tượng kế toán chi phí sản xuất lại bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành và ngược lại. Để có thể phân biệt đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành ngay cả khi chúng đồng nhất là một, cần dựa vào các cơ sở sau đây:

- Với sản xuất giản đơn: Đối tượng kế toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm, các đơn đặt hàng riêng biệt Đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng, sản phẩm theo từng đơn đặt hàng.

- Với sản xuất phức tạp: Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là bộ phận, chi tiết sản phẩm, nhóm chi tiết, nhóm sản phẩm, giai đoạn công nghệ, phân xưởng sản xuất Đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở bước chế biến cuối cùng.

Tỷ lệ phân bổ= Tổng chi phí nguyênvật liệu cần phân bổ

Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng

Chi phí vật liệu phân bổ cho từng đối tượng

Tổng tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng x

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Liên

1.2.2 Nội dung kế toán chi phí sản xuất

1.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đặc điểm

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực … được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại sản phẩm, lao vụ…) thì hạch toán trực tiếp vào đối tượng đó.Trường hợp nguyên vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo giờ hệ số, theo trọng lượng, số lượng sản phẩm…

Công thức phân bổ như sau:

Tuỳ theo đặc điểm và số lượng nghiệp vụ phát sinh mà doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai hình thức hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp: phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ

* Phương pháp kê khai thường xuyên.

Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho khi các nghiệp vụ liên quan đến hàng tồn kho nhiều, liên tục và do yêu cầu quản lý của doanh nghiệp chặt chẽ Theo phương pháp này,hàng ngày doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê tất cả các nguyên vật liệu tại kho và các phân xưởng để kiểm soát được tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong ngày, từ đó làm cơ sở để tính giá thành sản phẩm Áp dụng phương pháp này đòi hỏi kế toán phải làm công việc thường xuyên trong ngày và sẽ không bị dồn vào cuối tháng, có tác dụng tốt trong việc quản lý

Sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công dụng và kết cấu của tài khoản này như sau:

- Công dụng: Tài khoản này sử dụng để tập hợp và kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào giá thành sản phẩm.

+ Bên Nợ: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Phản ánh giá trị nguyên vật liệu không sử dụng hết nhập lại kho.

Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào giá thành. Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư.

Tuỳ theo đặc điểm quản lý của doanh nghiệp mà tài khoản 621 có thể được chi tiết theo phân xưởng, theo yếu tố.

 Trình tự hạch toán được khái quát theo sơ đồ sau:

Nguyên vật liệu xuất trực tiếp cho sản xuất

Vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho

Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Liên

Sơ đồ1.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (KKTX).

* Phương pháp kiểm kê định kỳ.

 Nội dung chi phí: Đối với các doanh nghiệp khi các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng tồn kho không nhiều, số lượng nghiệp vụ ít, mặt khác số lượng nhân viên kế toán không nhiều và do yêu cầu về quản lý thì doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ Theo phương pháp này, cuối kỳ doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê tất cả các loại nguyên, vật liệu và tại các phân xưởng cùng với bộ phận sản xuất dở dang để xác định chi phí của sản phẩm hoàn thành.

 Đặc điểm và tài khoản sử dụng:

TỔ CHỨC HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP

Hiện nay, Việt Nam sử dụng bốn hình thức sổ kế toán là: Hình thức kế toán Nhật ký chung, hình thức kế toán Nhật ký sổ cái, hình thức chứng từ ghi sổ, hình thức nhật ký chứng từ Tuỳ theo đặc điểm sản xuất và quy mô tổ chức của từng doanh nghiệp mà áp dụng từng loại hình sổ kế toán cho phù hợp.

 Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức “Nhật ký sổ cái” thì các nghiệp vụ kế toán trên được phản ánh trên một sổ duy nhất là sổ Nhật ký sổ cái.

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Liên

Sơ đồ 1.5: Trình tự hạch toán theo hình thức Nhật ký sổ cái

Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra

 Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung” thì các nghiệp vụ kế toán liên quan đến tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được phản ánh vào sổ Nhật ký chung, rồi từ Sổ Nhật ký chung để đưa số liệu vào sổ cái các TK 621, 622, 627, 154 hoặc 631;số liệu chi tiết về chi phí sản xuất có thể được phản ánh trên các sổ chi tiết.

Sơ đồ 1.6: Trình tự hạch toán theo hình thức Nhật ký chung

Phiếu nhập, xuất kho; bảng chấm công, hóa đơn tiền điện, nước, bảng tính và phân bổ khấu hao

Bảng tổng hợp chứng từ gốc

Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính

Phiếu nhập, xuất kho; bảng chấm công, hóa đơn tiền điện,nước, bảng tính và phân bổ khấu hao

Phiếu nhập, xuất kho; bảng chấm công, hóa đơn tiền điện, nước, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

Bảng tổng hợp chứng từ sổ

Sổ quỹ Thẻ kho, sổ chi tiết tài khoản 621, 154…,

 Nếu doanh nghiệp áp dụng theo hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ” thì mọi nghiệp vụ kế toán liên quan đến tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đều được phản ánh vào Chứng từ ghi sổ, từ đó để đưa số liệu và Sổ cái các TK 621, 622, 627, 154(631).

Sơ đồ 1.7: Trình tự hạch toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ

Bảng cân đối số phát sinh

Sổ chi tiết TK152,621, Bảng tổng hợp chi tiết

Bảng tổng hợp cân đối số phát sinh

Bảng tổng hợp chứng từ sổ

Thẻ kho, sổ chi tiết tài khoản 621, 154…,

Bảng tổng hợp chi tiết

Sổ đăng ký chứng từ

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Liên

 Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức “Nhật ký chứng từ” thì các nghiệp vụ kế toán liên quan đến tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được phản ánh trên các bảng phân bố như bảng phân bổ NVL- CCDC, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, bảng kê số 4, nhật ký chứng từ số 7, sổ cái các TK 621, 622, 627, 154, 631.

Sơ đồ 1.7: Trình tự hạch toán theo hình thức Nhật ký chứng từ

Phiếu nhập, xuất kho; bảng chấm công, hóa đơn tiền điện, nước, bảng tính khấu hao

Toàn bộ những vấn đề trình bày trên đây chỉ là lý luận chung theo quy dịnh Trong thực tế mỗi doanh nghiệp cần phải xem xét điều kiện cụ thể của mình mà lựa chọn các hình thức, phương pháp kế toán thích hợp để đảm bảo cho tài sản, nguồn vốn được phản ánh một cách trung thực nhất, và trên cơ sở đó để kế toán phát huy được vai trò của mình trong sản xuất kinh doanh.

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN CƠ THỐNG NHẤT

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN CƠ THỐNG NHẤT

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty.

Công ty Điện cơ Thống Nhất, tên viết tắt VINAWIN là một doanh nghiệp Nhà Nước, hiện nay trực thuộc UBND thành phố Hà Nội. Địa chỉ: Số 164 phố Nguyễn Đức Cảnh, Phường Tương Mai, Quận Hoàng Mai, Hà Nội Điện thoại: 04-6622400 Fax: 6622473

Email: diencothongnhat@hn.vnn.vn

Tên giao dịch Tiếng Anh: Thongnhat Electro mechanical Company.

Công ty Điện cơ Thống Nhất, tiền thân là Xí Nghiệp Điện khí Thống Nhất, là Xí nghiệp nhà nước, được thành lập ngày 17/03/1965 với nhiệm vụ: sản xuất các loại quạt điện phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.Xí nghiệp Điện khí Thống Nhất được tiếp quản 6000m 2 nhà xưởng, 114 máy móc thiết bị các loại với tổng số cán bộ công nhân viên là 464 người trong đó có 35 kỹ thuật viên, bậc thợ bình quân là 2,4

Năm 1970, theo Quyết định số 142/UB-CN ngày 17/3/1970 của UBND Thành phố Hà Nội, Xí nghiệp Điện khí Thống Nhất được sáp nhập với một bộ phận của Xí nghiệp Điện cơ Tam Quang và đổi tên thành Xí nghiệp Điện cơ Thống Nhất, trực thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội

Năm 1980 Xí nghiệp đạt một thành công lớn khi đã chế tạo thành công và đưa vào sản xuất quạt trần 1,4m kiểu khởi động bằng tụ điện, thay thế loại quạt trần khởi động bằng vòng chập

Từ năm 1989 đến nay khi nước ta chuyển từ cơ chế quản lý tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 1990 –

1998 đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm trên 18% Doanh thu từ 12,7 tỷ đồng năm 1990 tăng lên 51 tỷ đồng năm 1998.

Nhưng từ năm 1998 đến năm 2000, tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp đi xuống thậm chí thua lỗ bởi nhiều lý do khác nhau.Tháng 10/2000 Xí nghiệp đổi tên thành Công ty Điện cơ Thống Nhất, thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội. Thực hiện Nghị quyết lần thứ III BCH TW Đảng khóa IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của Doanh nghiệp Nhà Nước, ngày 28 tháng 6 năm 2005, UBND Thành phố đã có quyết định số 94/2005/QĐ-UB cho phép Công ty Điện cơ Thống Nhất chuyển đổi thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Điện cơ Thống Nhất

Trong ba năm trở lại đây, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty không ngừng tăng trưởng và ổn định Giá trị sản xuất, nộp ngân sách cũng như thu nhập của người lao động trong Công ty năm sau đều tăng hơn năm trước với tỷ lệ cao (khoảng 10%) ( Bảng 2.1)

Trong tương lai, Ban lãnh đạo Công ty định hướng ngoài quạt điện, sẽ mở rộng sản xuất và kinh doanh thêm các sản phẩm điện, điện tử, điện lạnh, dụng cụ gia đình, trang trí nội thất, phụ tùng ôtô Bằng sự đồng lòng và bằng những hướng đi đúng, tin tưởng rằng Công ty Điện cơ Thống Nhất sẽ sớm thực hiện được quyết tâm của mình.

2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Điện Cơ Thống Nhất.

2.1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Liên

* Chức năng: Là đơn vị Nhà nước trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội,

Công ty có các chức năng chủ yếu sau:

- Được chủ động kinh doanh và hạch toán kinh tế theo luật Doanh nghiệp.

- Được vay vốn từ các tổ chức, cá nhân, Nhà nước nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

- Được ký kết các hợp đồng kinh tế với mọi thành phần kinh tế khác nhau.

- Nghiên cứu, thiết kế, sản xuất và tiêu thụ các loại sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn hiện có, nguồn lao động.

- Thực hiện và chấp hành đầy đủ các chế độ, chính sách kinh tế - xã hội và pháp luật của Nhà Nước,nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí đối với Nhà Nước.

2.1.2.2 Sản phẩm chính và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chính

* Sản phẩm của Công ty

Hiện nay, sản phẩm chính của Công ty là các loại quạt điện gồm: quạt bàn, quạt đứng từ 225mm đến 400mm, quạt trần, quạt treo tường, quạt thông gió Ngoài ra còn có các loại động cơ điện từ 0,6 kW đến 1,5kW

* Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chính (quạt điện các loại)

Quạt điện là sản phẩm có cấu tạo tương đối phức tạp, đòi hỏi độ chính xác về mặt kỹ thuật, đẹp về mặt mỹ thuật và kiểu dáng; bao gồm hai phần chính:

- Phần cơ gồm: Rôtor, Stato, nắp trước, nắp sau và cánh quạt Các bộ phận này phải trải qua công đoạn: đột, dập, đúc, tiện, bào, phay, khoan

- Phần điện gồm: Tụ điện, phím bấm, dây điện, đồng hồ hẹn giờ và phải qua các công đoạn quấn tua bin, vào bin, tẩm sấy.

Sau khi được lắp ráp, sản phẩm tiếp tục được trang trí, đóng gói và được kiểm tra, chạy thử trước khi nhập kho.

Quy trình công nghệ sản xuất quạt được mô tả trong sơ đồ sau (Sơ đồ 1.1) :

Tụ điện Đột - dập - đúc Đúc áp lực

Nắp trên Nắp dưới cuộn bin

Thép sợi nhựa Ép nhựa

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản phẩm chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Liên

2.1.2.3 Tổ chức hệ thống sản xuất:

* Đặc điểm: Hệ thống sản xuất của Công ty gồm có:

- 4 phân xưởng sản xuất chính: đột dập, cơ khí, sơn-mạ-nhựa, lắp rắp;

- 1 phân xưởng sản xuất phụ trợ: phân xưởng thiết bị công nghệ;

- 2 bộ phận phục vụ sản xuất: bộ phận phục vụ sản xuất và bộ phận KCS

* Nhiệm vụ của các phân xưởng sản xuất chính:

- Phân xưởng đột dập: đột, dập rôto, stato, cắt lá tôn; ép tán stato; dập uốn các chi tiết và phụ kiện khác.

- Phân xưởng cơ khí: đúc rôto lồng sóc; đúc nhôm các chi tiết làm bằng nhôm; Gia công cơ khí nguội toàn bộ các chi tiết của quạt.

- Phân xưởng sơn-mạ-nhựa: sản xuất các chi tiết làm bằng nhựa; mạ kẽm, mạ bóng, nhuộm, sơn cánh quạt, lưới quạt.

- Phân xưởng lắp ráp: cuốn bin, vào bin stato; lắp ráp hoàn chỉnh các bộ phận của quạt.

Sơ đồ tổ chức hệ thống sản xuất của công ty Điện cơ Thống Nhất

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức hệ thống sản xuất Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất quạt là trải qua nhiều giai đoạn gia công do nhiều phân xưởng khác nhau thực hiện Tại mỗi phân xưởng chỉ sản xuất ra một chi tiết hoặc cùng gia công một bộ phận của sản phẩm, các chi tiết này được chuyển cho phân xưởng lắp ráp để lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh Chi phí sản xuất được luân chuyển từ phân xưởng này qua phân xưởng khác, do đó để có thể theo dõi được chi phí sản xuất của từng phân xưởng cho từng chi tiết hoàn thành là một công việc tương đối khó khăn Vì vậy, công ty đã chọn đối tượng tập hợp chi phí là toàn công ty và đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm hoàn thành Giá thành của sản phẩm hoàn thành được tính bằng phương pháp tỷ lệ, công ty phân bổ chi phí cho sản phẩm hoàn thành tỷ lệ với giá thành kế hoạch tương ứng với tổng chi phí phát sinh trong kỳ và số lượng sản phẩm hoàn thành.

2.1.2.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Đã có mặt trên thị trường được 45năm, các sản phẩm quạt điện mang nhãn hiệu VINAWIN luôn có được uy tín cao về chất lượng cũng như mẫu mã, đặc biệt trên thị trường miền Bắc và Bắc Trung Bộ Với các thị trường này Công ty đã phục vụ và thoả mãn gần như toàn bộ nhu cầu của khách hàng.Tuy nhiên, sản phẩm của Công ty còn chưa thâm nhập sâu vào miền Trung, miền Nam và nước ngoài hay có nhiều thị trường mà sản phẩm của Công ty còn mới lạ với người tiêu dùng Bởi vậy đây cũng chính là các thị trường mục tiêu của Công ty trong thời gian tới.

Bảng 2.1: Bảng tổng kết một số chỉ tiêu về tình hình kinh tế - tài chính của Công ty

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Liên Đơn vị tính: VNĐ

2 Tổng giá trị sản xuất công nghiệp 45.578.125.547 68.758.987.000 89.257.981.158

4 Thu nhập bq đầu người 1.750.000 2.015.000 2.750.000

Trong những năm trở lại đây, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty rất khả quan.Tổng giá trị sản xuất của doanh nghiệp tăng lên đáng kể Năm 2006 tăng 23.180.861.547 (tăng gần 50%), con số này đã tăng 11.667.483.017(đ) Về hoạt động kinh doanh, doanh thu hoạt động kinh doanh đạt những con số khá cao Năm 2005 là 67.581.578.000 và đến năm

2007 con số này đã là 107.124.357.274 Trên thị trường sản phẩm của Điện cơ thống nhất luôn chiếm một tỷ trọng đáng kể

Về tình hình vốn chủ sở hữu và công nợ phải trả: do vậy làm ăn có hiệu quả nên trong những năm gần đây, vốn chủ sở hữu của công ty không ngừng gia tăng Năm 2007 vốn chủ sở hữu đã là 9.215.015.000 Mức vốn này là khá cao so với mức vốn chủ sở hữu của các đơn vị trong ngành Lợi nhuận tăng nên đời sống của công nhân viên không ngừng được cải thiện Mức lương trung bình tăng đều giữa các năm Công ty luôn quan tâm đến cả đời sống vật chất và tinh thần.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN CƠ THỐNG NHẤT

2.2.1 Đặc điểm công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Điện Cơ Thống Nhất.

2.2.1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất tại Công ty

Công ty Điện cơ Thống Nhất sản xuất quạt điện theo từng công đoạn, mỗi phân xưởng chịu trách nhiệm sản xuất các bộ phận, chi tiết khác nhau, hoặc nhiều bộ phận cùng sản xuất 1 chi tiết, sau đó tất cả các chi tiết đó được chuyển cho phân xưởng lắp ráp để lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh

Sản phẩm quạt điện là một sản phẩm có kết cấu tương đối phức tạp và yêu cầu kỹ thuật cao nên công nghệ sản xuất quạt điện phải trải qua nhiều

Page 52 of 121 phân xưởng sản xuất để sản xuất các chi tiết, bao gồm 2 phần chính: phần cơ và phần điện Các chi tiết của sản phẩm như: Stato, Roto, nắp trước, nắp sau, cánh, lưới đều phải trải qua các công đoạn: lắp ráp, đúc tiện, phay, bào, khoan… phần điện phải trải qua các công đoạn: cuốn dây, sấy Cuối cùng là phần trang trí sản phẩm là sơn mạ để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh

Do đó, chi phí sản xuất sản phẩm của công ty rất đa dạng, để sản xuất sản phẩm công ty phải sử dụng rất nhiều nguyên vật liệu khác nhau, trong mỗi loại nguyên vật liệu có rất nhiều quy cách khác nhau để sản xuất sản phẩm. Ngoài ra, công ty còn phải sử dụng nhiều loại nhiên liệu, động lực khác nhau để vận hành máy móc.

Bên cạnh đó, để có được các chi tiết phù hợp cho các sản phẩm mà công ty sản xuất thì công ty phải thuê các đơn vị khác gia công chế biến trước khi đưa vào chế tạo sản phẩm Tuy nhiên, công ty thường đặt hàng các đơn vị nhận gia công mua nguyên vật liệu để gia công, công ty sẽ mua lại sau khi đã gia công hoàn chỉnh

Cụ thể chi phí sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm các khoản mục:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực… được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm.

- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp theo lương và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định

- Chi phí sản xuất chung: gồm chi phí quản lý phân xưởng, công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác.

2.2.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Điện Cơ Thống Nhất

Do đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty là tổ chức sản xuất thành các phân xưởng, mỗi phân xưởng đều có quy trình công nghệ khép kín từ khâu

Chứng từ gốc về chi phí và các bảng phân bổ 1,2,3

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Liên đưa nguyên liệu vào đến khi sản phẩm hoàn thành cho nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở đây là từng phân xưởng. Đối tượng tính giá thành của công ty là từng sản phẩm hoàn thành Công ty không hạch toán chi phí sản xuất cho từng sản phẩm, vì vậy để tính được giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ, công ty phải sử dụng giá kế hoạch để phân bổ chi phí sản xuất cho từng sản phẩm hoàn thành trong kỳ

Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho, do đó việc hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm cũng được tổ chức phù hợp với phương pháp này.

2.2.1.3 Trình tự ghi sổ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty

Hiện nay, công ty lựa chọn hình thức nhật ký chứng từ trong việc ghi sổ Quy trình ghi sổ được khái quát như sau:

Sơ đô 2.7 Trình tự ghi sổ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty

2.2.2 Kế toán các khoản mục chi phí sản xuất tại Công ty Điện Cơ Thống Nhất.

2.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nguyên vật liệu của công ty bao gồm rất nhiều loại và có vị trí khác nhau trong sản phẩm hoàn thành Tại công ty, do đặc điểm mỗi phân xưởng sản xuất những chi tiết sản phẩm khác nhau nên mỗi phân xưởng có kho riêng để dự trữ nguyên vật liệu Việc quản lý NVL tồn kho tại công ty được xây dựng dựa trên một định mức đuợc xây dựng trước, do đó công ty chủ động trong việc dự trữ NVL và luôn có một khối lượng dự trưc thích hợp, không gây lãng phí nhưng vẫn luôn đảm bảo sản xuất được liên tục, hoàn thành kế hoạch đặt ra.Để thuận tiện cho quá trình kiểm soát việc sử dụng các loại nguyên vật liệu, nguyên vật liệu của công ty được chia thành như sau:

- Nguyên vật liệu chính: Sắt, thép, tôn, dây đồng, nhựa…là cơ sở vật chất để hình thành nên sản phẩm mới.

- Nguyên vật liệu phụ: Sơn, đá cẳt, ốc vít, khoá, keo, bản lề…những vật liệu sử dụng để hoàn thiện sản phẩm sản xuất.

- Nhiên liệu, động lực: Xăng Mosga 95, dầu DIEZEL, dầu lửa…

Công ty sử dụng các chứng từ sau để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

- Yêu cầu xuất kho nguyên vật liệu

- Bảng kê nguyên vật liệu xuất kho

- Một số chứng từ khác có liên quan.

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Liên

Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho Do đó, công ty sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

TK này được chi tiết

- TK 621.1: Chi phí NVL phân xưởng cơ khí

- TK 621.2: Chi phí NVL phân xưởng đột dập

- TK 621.3: Chi phí NVL phân xưởng sơn mạ

- TK 621.4: Chi phí NVL phân xưởng thiết bị - công nghệ

- TK 621.5: Chi phí NVL phân xưởng lắp ráp

Do đặc điểm NVL để sản xuất sản phẩm của công ty mang tính phức tạp nên công ty đã sử dụng tài khoản cấp 2 để phản ánh từng loại nguyên vật liệu.

Các tài khoản cấp 2 của TK 152 bao gồm:

TK 1523 : Nhiên liệu, động lực

Công ty cũng mở các tài khoản cấp 2 thể hiện phần CPNVLTT chi tiết cho từng phân xưởng Các TK cấp hai của TK 621 gồm có:

TK 621.1: CPNVLTT tại PX cơ khí

TK 621.2: CPNVLTT tại PX đột dập… Đối với mỗi tài khoản cấp 2 này lại được theo dõi chi tiết cho từng sản phẩm như:

TK 621.1-QB 225: CPNVLTT tại PX1 cho SP Quạt bàn 225

TK 621.1-QB 225-CV: CPNVLTT tại PX1 cho SP Quạt bàn 225 CV…

* Trình tự hạch toán:- Giai đoạn nhập: Tất cả nguyên vật liệu của Công ty dùng để sản xuất ra sản phẩm chủ yếu do mua ngoài Do vậy Công ty kiểm nhận nguyên vật liệu mua ngoài rất kỹ lưỡng

Phiếu nhập kho do cán bộ phòng cung tiêu của Phòng kế hoạch vật tư chuyển sang Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên

+ 1 liên giao cho thủ kho chuyển cho phòng kế toán để hạch toán

+ 1 liên người mua vật tư giữ

+ 1 liên giao cho bên bán

Biểu số 2.1: Phiếu nhập kho nguyên vật liệu Đơn vị:Công ty Điện cơ Thống Nhất Mẫu số: 01-VT Địa chỉ: Kho vật tư Theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC

Họ tên người giao hàng: Nguyễn Văn Nam Địa chỉ (bộ phận): Cung ứng

Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm , hàng hoá)

Mã số Đơn vị tính

Số lượng Đơn giá Thành tiền

Cộng thành tiền (bằng chữ):………

Kế toán trưởng ( Ký, họ tên)

Phụ trách cung tiêu ( Ký, họ tên)

Người mua hàng ( Ký, họ tên)

Thủ kho ( Ký, họ tên)

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Liên

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN CƠ THỐNG NHẤT

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY ĐIỆN CƠ THỐNG NHẤT

XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY ĐIỆN CƠ THỐNG NHẤT

* Về tổ chức bộ máy kế toán

Là một doanh nghiệp hoạt động được trên 40 năm kinh nghiệm, đang bị sự cạnh tranh mạnh trên thị trường bởi các doanh nghiệp sản xuất quạt điện trong và ngoài nước, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Điện Cơ Thống Nhất vẫn khẳng định được vị thế của mình trong hoạt động sản xuất quạt điện Có được kết quả như vậy là nhờ nỗ lực không mệt mỏi của toàn thể cán bộ nhân viên trong Công ty, mà đi đầu là Ban Giám đốc Bộ máy quản lý của công ty được bố trí một cách gọn nhẹ, có sự tách biệt nhau về chuyên môn nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, có khả năng cung cấp thông tin cho nhau và kiểm tra chéo về mặt nghiệp vụ Điều đó giúp cho Ban Giám đốc có được thông tin tổng hợp, chính xác để có thể đưa ra quyết định một cách chính xác và kịp thời nhất.

Cũng như bộ máy quản lý chung, bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình tập trung, có phân chia thành các phần hành cụ thể Thực tế cho thấy, mô hình có nhiều ưu điểm, đáp ứng được cơ bản những yêu cầu hoạt động của hệ thống kế toán trong Công ty.

Thứ nhất: Việc tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung đã tạo ra sự quản lý thống nhất, chặt chẽ trong bộ máy kế toán từ kế toán trưởng đến các nhân viên kế toán và thủ quỹ.

Thứ hai: Công tác hạch toán được chia thành các phần hành cụ thể, mỗi nhân viên kế toán sẽ đảm nhận một hoặc một vài phần hành nhất định Việc phân chia này đảm bảo phòng kế toán bao quát được toàn bộ hoạt động kinh tế diễn ra hàng ngày Điều này còn giúp nâng cao tính chuyên môn hoá trong

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Liên công việc, từ đó nâng cao hiệu quả công việc kế toán, đồng thời đảm bảo sự phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa các nhân viên kế toán.

Thứ ba: Công ty đã xây dựng bộ máy kế toán tương đối hoàn chỉnh với đội ngũ nhân viên kế toán có năng lực, được phân công phân nhiệm rõ ràng theo từng phần hành kế toán, đảm bảo sự phối hợp hiệu quả giữa các phần hành Bộ máy kế toán của công ty vẫn đang hoạt động tốt, hoàn thành nhiệm vụ được giao, và đang ngày càng hoàn thiện hơn công tác tổ chức và chuyên môn Để có được điều này thì phải nói đến vai trò của Trưởng phòng tài vụ, đã điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động của phòng một cách kịp thời, hợp lý và chặt chẽ.

Thứ tư : Công ty Điện Cơ Thống Nhất đã tổ chức thực hiện kế toán đầy đủ cho tất cả các phần hành Hệ thống tài khoản, hệ thống chứng từ, sổ sách đúng với chế độ kế toán hiện hành mà Bộ Tài Chính quy định.

* Về công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm :

 Xác định đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm:

Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các phân xưởng sản xuất và đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành trong kỳ là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của hoạt động sản xuất của công ty.

Với kỳ tính giá thành theo từng tháng, những thông tin được cung cấp kịp thời tạo điều kiện cho công ty có khả năng thích ứng nhanh với những biến động trên thị trường và có những quyết định nhanh chóng, hợp lý, phát huy lợi thế trong quá trình sản xuất kinh doanh Công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được thực hiện tương đối đầy đủ, định kỳ hàng tháng Với thời hạn và quy định rõ ràng cho công tác tính giá thành, tạo điều kiện cho các phần hành kế toán được thực hiện kịp thời và đầy đủ.

 Về phương pháp trả lương nhân công trực tiếp sản xuất:

Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm đối với công nhân trực tiếp sản xuất đã khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động, chủ động

Page 100 of 121 sáng tạo trong lao động, gắn trách nhiệm của người lao động với sản phẩm họ làm ra Việc áp dụng hình thức trả lương phù hợp đã góp phần quan trọng trong việc huy động và sử dụng hiệu quả lao động, từ đó tiết kiệm hao phí lao động sống trong chi phí sản xuất kinh doanh, góp phần hạ giá thành, tăng lợi nhuận cho Công ty.

Thứ nhất: Phương pháp ghi sổ

Hiện nay, công việc kế toán trong công ty do kế toán thực hiện bằng hình thức thủ công Điều này tỏ ra không phù hợp trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin Việc làm này sẽ làm cho việc tổng hợp, xử lý số liệu có thể sai sót trong công tác kế toán và cung cấp thông tin cho công tác quản lý, điều hành không chính xác chậm trễ không đáp ứng được về mặt thời gian Mặt khác, điều này cũng gây ra việc hạch toán cần nhiểu cán bộ, do vậy bộ máy kế toán cồng kềnh, ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty.

Thứ hai: Đối với kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đối với công cụ, dụng cụ sử dụng nhiều lần công ty không tiến hành phân bổ mà ghi trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ Điều này làm cho chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ tăng lên và việc hạch toán chi phí sản xuất không chính xác.

Phế liệu thu hồi công ty không hạch toán giảm chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, mà khi thanh lý phế liệu này, công ty hạch toán là thu nhập khác và không xác định giá vốn của phế liệu này Điều này làm cho chi phí sản xuất kinh doanh của công ty trong kỳ tăng lên so với thực tế, đẩy giá thành sản phẩm cao hơn so với thực tế.

Thứ ba: Đối với kế toán TSCĐ

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Liên

 Đối với kế toán khấu hao TSCĐ: TSCĐ hiện nay được công ty theo dõi chung cho toàn đơn vị và được theo dõi cho từng chủng loại Điều này giúp cho công ty có cái nhìn tổng quát về tình hình TSCĐ của toàn công ty, nhưng không cho phép theo dõi tình hình sử dụng TSCĐ của từng phân xưởng, từng bộ phận Vì vậy, có thể dẫn đến việc sử dụng TSCĐ không phát huy được hết năng lực vốn có của TSCĐ do không theo dõi được khấu hao TSCĐ của từng phân xưởng.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY ĐIỆN CƠ THỐNG NHẤT

TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY ĐIỆN CƠ THỐNG NHẤT

3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Điện Cơ Thống Nhất.

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Liên

Nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh khốc liệt của nó luôn đặt ra cho các doanh nghiệp sự lựa chọn hoặc là tồn tại phát triển hoặc là suy vong phá sản Để có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, một vấn đề lớn mà tất cả các doanh nghiệp đều phải quan tâm đó là tìm phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sao cho linh hoạt, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình Đồng thời, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời phục vụ cho nhu cầu quản trị doanh nghiệp.

Hiện tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Điện Cơ Thống Nhất đã có chỗ đứng riêng cho mình trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh quạt điện song vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ Vậy nên, để tồn tại và phát triển, Công ty đã đặt ra mục tiêu: Nâng cao chất lượng và hạ thấp giá thành sản phẩm.

Việc hoàn thiện cần dựa trên các nguyên tắc sau:

- Hoàn thiện trên cơ sở tôn trọng cơ chế tài chính, chế độ kế toán: Kế toán không chỉ là công cụ quản lý kinh tế của các đơn vị mà còn là công cụ quản lý kinh tế của đất nước Do đó, việc tổ chức công tác hạch toán kế toán tại các đơn vị được áp dụng một cách linh hoạt cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị song vẫn không trái quy định của chế độ.

- Hoàn thiện phải trên cơ sở phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Hoàn thiện phải đảm bảo đáp ứng được thông tin kịp thời, chính xác theo yêu cầu quản lý

- Hoàn thiện trên cơ sở tiết kiệm chi phí nhưng vẫn phải đảm bảo được chất lượng sản phẩm

3.2.2 Nội dung hoàn thiện công toán kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Điện

Thứ nhất: Phương pháp ghi sổ

Trong điều kiện công nghệ thông tin hiện nay Công ty nên sử dụng phần mềm kế toán viết riêng cho Công ty được thiết kế phù hợp với đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Việc sử dụng phần mềm kế toán phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạch toán, nâng cao hiệu quả công việc của kế toán viên, giảm được tới mức tối đa khối lượng công việc, tiết kiệm được thời gian và nhân công.

Thứ hai: Khoản phế liệu thu hồi từ sản xuất:

Hiện nay, công ty không hạch toán giảm trừ khỏi chi phí sản xuất kinh doanh khoản phế liệu thu hồi từ sản xuất Khi thanh lý phế liệu, công ty mới hạch toán khoản thu nhập này là thu nhập khác, không xác định giá vốn của phế liệu thanh lý Việc này dẫn đến chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm tăng lên Công ty nên hạch toán khoản mục này như sau:

- Khi phế liệu thu hồi nhập kho:

Nợ TK 152 Giá trị phế liệu thu hồi

- Khi thanh lý phế liệu thu hồi:

+ Phản ánh thu nhập từ thanh lý:

Nợ TK 111, 112, 131… : Số tiền thu từ hoạt động thanh lý.

Có TK 711 : Thu nhập từ thanh lý phế liệu

Có TK 3331 : Thuế GTGT đầu ra phải nộp.

+ Phản ánh giá vốn phế liệu thanh lý:

Nợ TK 811 Giá trị phế liệu thanh lý

Thứ ba: Kế toán TSCĐ

 Đối với kế toán khấu hao TSCĐ: Công ty nên theo dõi khấu hao TSCĐ theo các phân xưởng để có cái nhìn tổng quát về các phân xưởng và có sự so sánh về tình hình sử dụng TSCĐ giữa các phân xưởng với nhau, từ đó có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp nhất.

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Liên

Hiện nay, công ty đang lập Bảng tính và phân bổ khấu hao không đúng theo Mẫu do Bộ Tài chính quy định Công ty nên lập Bảng tính và phân bổ khấu hao đúng theo QĐ 15/QĐ- BTC ban ngày 20/3/2006 quy định của Bộ Tài chính

Biểu số 2.26: Bảng tính và phân bổ khấu hao Đơn vị:

BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO

2 I Số KH đã trích tháng trước

3 II Số KH TSCĐ tăng trong tháng

4 III Số KH TSCĐ giảm trong tháng

5 IV Số KH phải trích tháng này Đất

Người lập bảng Kế toán trưởng

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Việc lập Bảng tính và phân bổ khấu hao theo mẫu quy định của Bộ Tài chính giúp cho nhà quản lý có thể so sánh được mức độ biến động về mức khấu hao của TSCĐ trong kỳ so với kỳ trước, đồng thời biết được mức độ khấu hao của từng nhóm TSCĐ trong kỳ.

 Nguyên tắc tính khấu hao chưa phù hợp: Công ty tính khấu hao theo nguyên tắc tròn tháng, tức là: TSCĐ đưa vào sử dụng trong tháng này thì tháng sau mới tính khấu hao, TSCĐ giảm trong tháng thì tháng sau mới thôi tính khấu hao Theo quy định mới của Bộ tài chính hiện nay, TSCĐ được tính

Số ngày sử dụng trong tháng

Mức khấu hao phải trích trong tháng

Mức khấu hao tháng khấu hao theo nguyên tắc cập nhật, tức là: TSCĐ tăng từ ngày nào thì bắt đầu tính khấu hao từ ngày đó, TSCĐ giảm từ ngày nào thì thôi tính khấu hao từ ngày đó Theo quy định mới này, mức khấu hao TSCĐ được xác định lại như sau:

- Đối với những TSCĐ mới đưa vào sử dụng (hoặc thôi sử dụng), mức khấu hao của tháng đưa vào sử dụng (hoặc thôi sử dụng) được tính như sau:

- Đối với những tháng có biến động về TSCĐ, mức khấu hao tính như sau:

Mức khấu hao TSCĐ tháng N

Mức khấu hao TSCĐ tháng N-1

Mức khấu hao TSCĐ tăng trong tháng N

Mức khấu hao TSCĐ giảm trong tháng N

 Đối vớiKhoản trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ:

Hiện nay, công ty không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Công ty nên căn cứ vào kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ để trích trước chi phí cho việc sửa chữa lớn này Hàng tháng, kế toán tiến hành tính và trích trước chi phí sửa chữa lớn trong kỳ bằng cách lấy tổng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch chia cho số kỳ hạch toán

Trình tự ghi sổ như sau:

Nợ TK 627, 641, 642 Số trích trước 1 kỳ.

Khi công việc sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, kế toán ghi:

Nợ TK 335 : Số trích trước.

Nợ TK 627, 641, 642: Số trích thiếu.

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Liên

Có TK 2413 : Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh Nếu số trích trước lớn hơn số thực tế phát sinh, kế toán ghi:

Nợ TK 335 Số trích thừa.

* Công tác kế toán tính giá thành sản phẩm.

Thứ nhất: Phương pháp tính giá NVL xuất kho:

Hiện tại, Công ty đang tính giá trị thực tế của NVL xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ Như ở phần 3.1.2 đã phân tích, phương pháp tính giá NVL xuất kho theo phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ còn tồn tại nhiều nhược điểm ảnh hưởng đến công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Chính vì thế, công ty nên thay đổi phương pháp tính giá trị thực tế của NVL xuất kho theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập.

Tính giá trị NVL xuất kho theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập sẽ cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, phản ánh sự biến động của giá cả trên thị trường.

Ngày đăng: 04/08/2023, 12:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w