1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ kế toán đề tài hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 717

103 342 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 774,93 KB

Nội dung

Trong các doanh nghiệp xây lắp chi phí sản xuất được chia thành bốn khoảnmục chi phí đối với trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình theophương thức thi công hỗn hợp vừa thủ

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Đất nước ta đang trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và với chínhsách đổi mới nền kinh tế, chúng ta đã đạt được không ít những thành tựu to lớn Đónggóp không nhỏ vào sự phát triển này không thể không nhắc đến ngành XDCB - ngànhsản xuất vật chất quan trọng tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân

Trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lýcủa Nhà nước, các doanh nghiệp luôn phải đứng trước sự cạnh tranh gay gắt không chỉvới những doanh nghiệp trong nước mà còn cả với những doanh nghiệp nước ngoài

Do đó muốn tồn tại và phát triển thì nhiệm vụ của các doanh nghiệp không chỉ làkhông ngừng tăng cường, đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao năng suất lao động

mà còn phải chú trọng công tác quản lý chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tănglợi nhuận nhưng vẫn sản xuất ra được những sản phẩm có chất lượng cao

Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp XDCB không chỉ có ý nghĩa to lớntrong phạm vi ngành mà còn có ý nghĩa kinh tế - xã hội rất to lớn đối với các ngànhkhác và toàn bộ nền kinh tế quốc dân Thực tế hiện nay việc quản lý và hạch toán kinh

tế ở các doanh nghiệp XDCB nói chung và các doanh nghiệp xây dựng công trình giaothông nói riêng còn chưa tốt dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí vật tư, lao động,tiền vốn Vì vậy việc quản lý chặt chẽ cũng như hạch toán một cách đầy đủ, kịp thờicác chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là rất cần thiết nhằm mục đích kiểm tra,giám sát đồng thời cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho việc ra quyết định của cácnhà quản trị doanh nghiệp

Xuất phát từ các lý do trên, tôi chọn đề tài " Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng Công Trình 717" làm đề tài nghiên cứu của mình.

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở hệ thống hoá và phân tích những vấn đề lý luận về chi phí sản xuất

và tính giá thành sản phẩm, đồng thời phân tích, đánh giá thực tiễn công tác kế toán, từ

đó đề ra những giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục hoàn thiện về kế toán chi phí sản xuất

và tính giá thành sản phẩm trong Công Ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng Công Trình717

Trang 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài chủ yếu đi sâu vào hệ thống hoá và phân tích những vấn đề lý luận vàcông tác thực tiễn về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệpxây dựng công trình giao thông

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phỏng vấn trực tiếp : Giám Đốc, Kế Toán trưởng, Trưởng các phòng, Chỉ huytrưởng công trình, nhân viên phòng kế toán để tìm hiểu việc áp dụng kế toán kế toánchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp

- Quan sát, tìm hiểu những tồn tại, hạn chế trong việc áp dụng kế toán chi phí sản xuất

và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty trong quá trình hạch toán, kiểm soát chiphí và tính giá thành

- Vận dụng lý thuyết về kế toán tài chính, kế toán quản trị để mô tả, giải thích và đềxuất các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trongCông Ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng Công Trình 717

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Đề tài hệ thống hoá và phân tích những vấn đề lý luận về công tác kế toán chiphí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp

- Khái quát và phân tích được thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông

- Kết quả của đề tài sẽ có những đóng góp nhất định vào việc hoàn thiện côngtác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xâydựng công trình giao thông

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luậnvăn gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

trong các doanh nghiệp xây lắp

Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây

lắp tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư & Xây Dựng Công Trình 717

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư & Xây Dựng Công Trình 717

Trang 3

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ

THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

1.1 Bản chất, phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp

1.1.1 Bản chất của chi phí sản xuất

Hoạt động của doanh nghiệp thực chất là quá trình tiêu dùng các yếu tố sản xuất(tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động) để tạo ra các sản phẩm, côngviệc, lao vụ nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội Sựtham gia của các yếu tố này vào quá trình sản xuất hình thành các khoản chi phí tươngứng Vì vậy bản chất của chi phí sản xuất là sự dịch chuyển giá trị các yếu tố của quátrình sản xuất trong kỳ vào giá trị sản phẩm Ngoài ra chi phí sản xuất còn bao gồmmột số khoản mà thực chất là một phần giá trị mới sáng tạo ra như: các khoản tríchtheo lương như BHXH, BHYT, BHTN KPCĐ; các loại thuế không được hoàn trả nhưthuế tài nguyên

Vì vậy có thể hiểu một cách đầy đủ nhất, chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí vềlao động sống cần thiết, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanhnghiệp phải chi ra trong quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằngtiền

Xét ở bình diện doanh nghiệp, chi phí sản xuất luôn có tính cá biệt, nó bao gồmtất cả các chi phí mà doanh nghiệp phải chi ra để tồn tại và tiến hành các hoạt động sảnxuất, bất kể đó là các chi phí cần thiết hay không cần thiết, khách quan hay chủ quan

Độ lớn của chi phí sản xuất là một đại lượng xác định và phụ thuộc vào hainhân tố chủ yếu: khối lượng các yếu tố sản xuất đã tiêu hao trong kỳ và giá cả của mộtđơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí

Nghiên cứu bản chất của chi phí giúp doanh nghiệp phân biệt được chi phí vớichi tiêu

Chi tiêu trong kỳ của doanh nghiệp gắn liền với khái niệm sử dụng tiền tệ, baogồm chi tiêu cho các quá trình mua hàng, quá trình SXKD Chi tiêu cho quá trình muahàng làm tăng tài sản của doanh nghiệp, còn chi tiêu cho quá trình sản xuất kinh doanhlàm cho các khoản tiêu dùng cho quá trình SXKD tăng lên

Trang 4

Chi phí trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ phần tài sản hao mòn haytiêu dùng hết cho quá trình SXKD trong kỳ, cụ thể bao gồm các khoản chi tiêu dùngcho quá trình SXKD trong kỳ, các khoản chi tiêu ở các kỳ trước nhưng được phân bổvào chi phí trong kỳ, các khoản chi phí phải trả (chi phí trích trước) không phải là chitiêu trong kỳ.

Như vậy giữa chi tiêu và chi phí của doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết vớinhau, đồng thời có sự khác nhau về lượng và thời điểm phát sinh

1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất do nhiều yếu tố cấu thành, mỗi yếu tố của quá trình sản xuấttác động vào quá trình sản xuất khác nhau Do vậy chi phí sản xuất bao gồm nhiều loạichi phí có đặc điểm, nội dung, công dụng khác nhau đòi hỏi yêu cầu và cách thức quản

lý thích hợp Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng nhưphục vụ cho việc ra các quyết định cần phải phân loại chi phí một cách khoa học theonhững tiêu thức nhất định

Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp các chi phí sản xuất khác nhau vàotừng loại, từng khoản theo những tiêu thức phân loại nhất định

1.1.2.1 Phân loại theo nội dung, tính chất kinh tế

Theo cách phân loại này người ta căn cứ vào tính chất kinh tế ban đầu của chiphí để xếp những chi phí có cùng nội dung, tính chất kinh tế vào cùng một yếu tố chiphí, không phân biệt mục đích, công dụng của chi phí đó

Trong doanh nghiệp xây lắp, chi phí sản xuất được chia thành năm yếu tố chiphí:

+ Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên liệu, vật liệu, nhiênliệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất xây lắp trong kỳ

+ Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ chi phí chi trả cho người lao động vềtiền lương, tiền công, phụ cấp, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) củacông nhân viên ở các tổ, đội xây dựng

+ Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ TSCĐ phục vụcho hoạt động sản xuất xây lắp

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: là các khoản chi phí về các loại dịch vụ muangoài, thuê ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất xây lắp

+ Chi phí khác bằng tiền: là các chi phí khác bằng tiền phát sinh phục vụ chohoạt động sản xuất xây lắp chưa được phản ánh vào các yếu tố chi phí trên như: tiếpkhách, hội họp

Trang 5

Phân loại chi phí sản xuất của doanh nghiệp theo nội dung, tính chất kinh tế củachi phí cho biết kết cấu, tỷ trọng từng loại (yếu tố) chi phí mà doanh nghiệp đã chi ratrong tổng chi phí và cũng là căn cứ để lập Thuyết minh báo cáo tài chính (phần Chiphí SXKD theo yếu tố), cung cấp thông tin cho quản trị doanh nghiệp, phục vụ choviệc lập dự toán chi phí sản xuất và phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí

1.1.2.2 Phân loại theo mục đích, công dụng của chi phí

Theo cách phân loại này người ta căn cứ vào mục đích, công dụng của chi phí

để xếp những chi phí có cùng mục đích, công dụng kinh tế vào cùng một khoản mụcchi phí

Trong các doanh nghiệp xây lắp chi phí sản xuất được chia thành bốn khoảnmục chi phí đối với trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình theophương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy:

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí về các loại nguyênliệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp vào việc sản xuất, chếtạo sản phẩm

- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm chi phí về các loại tiền lương, tiền công,phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất

- Chi phí sử dụng máy thi công: bao gồm toàn bộ các chi phí có liên quan đếnmáy thi công như chi phí vật liệu cho máy hoạt động, chi phí tiền lương và các khoảnphụ cấp lương, tiền công của công nhân trực tiếp điều khiển máy

- Chi phí sản xuất chung: bao gồm những chi phí phục vụ cho quá trình sản xuấttại đội, công trình xây dựng như lương nhân viên quản lý đội xây dựng, các khoảntrích theo lương của công nhân trực tiếp xây lắp và nhân viên quản lý đội, khấu haoTSCĐ của đội sản xuất Chi phí sản xuất chung gồm nhiều loại chi phí có nội dungkinh tế có nội dung kinh tế khác nhau như: chi lương nhân viên đội sản xuất, chi phívật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài,chi phí khác bằng tiền

Tuỳ theo yêu cầu quản lý của chính doanh nghiệp mà các khoản mục chi phínày còn có thể được phân chia chi tiết hơn

Đối với trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình hoàn toàn theophương thức bằng máy thì chia chi phí sản xuất, chế tạo sản phẩm thành ba khoản mụcchi phí là:

Trang 6

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

- Chi phí nhân công trực tiếp

- Chi phí sản xuất chung

Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí là cơ sở để xácđịnh số chi phí đã chi ra cho từng khâu, từng lĩnh vực, từng mục đích cụ thể, là căn cứ

để tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, xây dựng kế hoạch giá thành và phân tíchtình hình thực hiện giá thành kế hoạch

Phân loại chi phí sản xuất theo 2 cách trên liên quan trực tiếp đến việc tổ chức

kế toán tài chính tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp Và được thể hiệnkhái quát trên hệ thống tài khoản kế toán thống nhất hiện hành thông qua việc quyđịnh các tài khoản chi phí, trong đó các tài khoản cấp 1 được mở theo công dụng củachi phí, còn các tài khoản cấp 2 được mở theo yếu tố chi phí

Khác với kế toán tài chính, trong kế toán quản trị, chi phí được sử dụng theonhiều cách khác nhau tuỳ theo nhu cầu quản lý ở từng doanh nghiệp Do vậy việc phânloại chi phí cho các mục đích của kế toán quản trị có thể theo một số tiêu thức khácnhau mà chúng ta sẽ nghiên cứu ở các cách phân loại sau đây

1.1.2.3 Phân loại theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Theo cách phân loại này chi phí SXKD được chia thành chi phí sản phẩm và chiphí thời kỳ

- Chi phí sản phẩm: là những khoản chi phí gắn liền với quá trình SXKD Baogồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máythi công, chi phí sản xuất chung

Khi sản phẩm chưa được bán ra thì chi phí sản phẩm là giá vốn hàng tồn khođược ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán Khi sản phẩm đã được bán ra thì chi phí sảnphẩm là giá vốn hàng bán được ghi nhận trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Chi phí thời kỳ: là các chi phí cho hoạt động kinh doanh trong kỳ, không tạonên giá trị hàng tồn kho nên không được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán mà ảnhhưởng trực tiếp đến kết quả lợi nhuận của kỳ mà chúng phát sinh nên được ghi nhậntrên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bao gồm chi phí bán hàng, chi phí quản lýdoanh nghiệp

Sự vận động của chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ trong doanh nghiệp có thểminh hoạ theo sơ đồ 1.1

Trang 7

Chi phí sử dụng máy thi công

Chi phí nhân công

Lợi nhuận gộp

Chi phí bán hàng Chi phí quản lý DN Chi phí thời kỳ

Lợi nhuận thuần trước thuế

Trang 8

Theo cách phân loại này, chi phí SXKD được chia thành 2 loại:

- Chi phí trực tiếp: là những chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kếtoán tập hợp chi phí (như từng công trình, hạng mục công trình, đơn đặt hàng ) và cóthể quy nạp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí

- Chi phí gián tiếp: là các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí(liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình ) nên không thể quy nạp trựctiếp cho từng đối tượng chịu chi phí, mà phải tập hợp theo từng nơi phát sinh chi phí,sau đó dùng phương pháp phân bổ gián tiếp để quy nạp cho từng đối tượng theo tiêuthức phân bổ thích hợp

Cách phân loại này có ý nghĩa về mặt kỹ thuật quy nạp chi phí vào đối tượngtập hợp chi phí sản xuất, khó có thể đạt được mục tiêu kiểm soát chi phí vì việc phân

bổ chi phí mặc dù đã lựa chọn tiêu thức phân bổ thích hợp nhưng vẫn mang tính chủquan Do vậy qua đây ta thấy các nhân viên kế toán cần tư vấn cho các nhà quản trịdoanh nghiệp để đưa ra một cơ cấu tổ chức SXKD hợp lý để hạn chế được càng nhiềuchi phí gián tiếp càng tốt

1.1.2.5 Phân loại theo mối quan hệ của chi phí với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh

Theo cách phân loại này, chi phí SXKD gồm:

- Chi phí cơ bản: là các chi phí có liên quan trực tiếp đến quy trình công nghệsản xuất, chế tạo sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân côngtrực tiếp, chi phí công cụ dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp vàosản xuất sản phẩm xây lắp

- Chi phí chung: là các chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý sản xuất cótính chất chung như chi phí quản lý ở các tổ, đội sản xuất, chi phí quản lý doanhnghiệp

Cách phân loại này giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp xác định đượcphương hướng và biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm Đối với chi phí

cơ bản thì không thể cắt bỏ một loại chi phí nào mà phải phấn đấu hạ thấp chi phí bằngviệc giảm các định mức tiêu hao nguyên vật liệu, lao động hoặc cải tiến quy trình côngnghệ, hợp lý hoá sản xuất, tìm vật liệu thay thế Còn đối với chi phí chung cần phảitriệt để tiết kiệm, hạn chế, thậm chí loại trừ các khoản chi phí không cần thiết, tăngcường quản lý chi phí chung theo dự toán, theo chếđộ chi tiêu

1.1.2.6 Phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động

Trên quan điểm ngắn hạn, theo cách phân loại này chi phí SXKD bao gồm:

Trang 9

- Chi phí khả biến (chi phí biến đổi, biến phí): là những chi phí thay đổi về tổng

số tỷ lệ với sự thay đổi mức hoạt động của doanh nghiệp Mức hoạt động của doanhnghiệp có thể là số lượng sản phẩm sản xuất, số lượng sản phẩm tiêu thụ, số giờ máyhoạt động, doanh thu bán hàng thực hiện

Sự biến động của chi phí trong mối quan hệ với mức hoạt động có thể xảy ra 2trường hợp tương ứng với 2 loại biến phí:

+ Biến phí tỷ lệ: là loại biến phí mà tổng biến phí quan hệ tỷ lệ thuận trực tiếpvới mức độ hoạt động, còn biến phí của một đơn vị hoạt động thì không thay đổi

+ Biến phí thay đổi không tỷ lệ trực tiếp: đó là trường hợp xét về tổng biến phíthì có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của khối lượng hoạt động, vì vậy biến phí củamột đơn vị khối lượng hoạt động cũng tăng lên khi khối lượng hoạt động tăng; hoặcngược lại, trường hợp tổng biến phí có tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của khốilượng hoạt động, khi đó biến phí tính cho một đơn vị khối lượng hoạt động lại giảm đikhi khối lượng hoạt động tăng

- Chi phí bất biến (chi phí cố định, định phí): là những chi phí mà về tổng sốkhông thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động

Định phí tồn tại dưới nhiều hình thức:

+ Định phí tuyệt đối: là những chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thayđổi khối lượng hoạt động, còn định phí của một đơn vị khối lượng hoạt động thì thayđổi tỷ lệ nghịch trực tiếp với khối lượng hoạt động

+ Định phí tương đối (Định phí cấp bậc): là những chi phí chỉ có tính chất cốđịnh tương đối, nó chỉ cố định trong một giới hạn mức độ nhất định, sau đó nếu khóilượng hoạt động tăng lên thì khoản chi phí này sẽ lên một mức mới

+ Định phí bắt buộc: là định phí không thể thay đổi một cách nhanh chóng,chúng thường liên quan đến TSCĐ và cấu trúc tổ chức SXKD của doanh nghiệp.Những khoản chi phí này tồn tại lâu dài trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp, vìvậy khi quyết định đầu tư vào TSCĐ các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải cân nhắc

kỹ lưỡng vì quyết định đó sẽ gắn chặt cho với doanh nghiệp trong một thời gian lâudài; hoặc khi cắt giảm định phí bắt buộc cũng không thể tuỳ tiện dù chỉ cho một thờigian ngắn vì nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh lợi và mục đích lâu dài của doanhnghiệp

Định phí tuỳ ý (định phí không bắt buộc): là các định phí có thể được thay đổinhanh chóng bằng các quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp Định phí không

Trang 10

bắt buộc thường liên quan đến kế hoạch ngắn hạn (thường là 1 năm) và có thể cắt bỏkhi cần thiết.

Tuy nhiên việc phân chia định phí bắt buộc và không bắt buộc chỉ có tính chấttương đối, tuỳ thuộc vào nhận thức chủ quan của các nhà quản trị doanh nghiệp Mộtkhoản định phí nào đó được các nhà quản trị doanh nghiệp nhìn nhận là bắt buộc thì sẽrất ngần ngại khi đưa ra quyết định điều chỉnh, ngược lại nếu nhìn nhận là định khókhông bắt buộc thì có thể thường xuyên xem xét lại và điều chỉnh khi cần thiết

- Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố định phí vàbiến phí (như chi phí điện thoại )

Để phục vụ cho việc lập kế hoạch, kiểm soát và chủ động điều tiết chi phí, cácnhà quản trị doanh nghiệp cần phải phân tích chi phí hỗn hợp thành định phí và biếnphí Có nhiều phương pháp để phân tích chi phí như: phương pháp đồ thị, phươngpháp bình phương bé nhất, phương pháp cực đại - cực tiểu

Cách phân loại này được đặc biệt sử dụng trong việc lập kế hoạch, kiển tra và raquyết định Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết kế, xây dựng mô hình chi phítrong mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận, xác định điểm hoà vốn cũngnhư các quyết định quan trọng Mặt khác nó còn giúp các nhà quản trị doanh nghiệpxác định đúng đắn phương hướng để nâng cao hiệu quả của chi phí:

- Đối với biến phí: cần thực hiện quản lý theo định mức, tìm biện pháp hạ thấpmức tiêu hao chi phí, sử dụng vật liệu thay thế, tăng năng suất lao động, giảm sảnphâm hỏng

- Đối với định phí: cần có biện pháp tận dụng tối đa công suất hoạt động

Ngoài ra việc phân biệt định phí, biến phí còn là cơ sở để xây dựng dự toán chiphí hợp lý, ứng với mọi mức hoạt động theo dự kiến

1.1.2.7 Các cách phân loại khác liên quan đến việc ra quyết định

*Phân loại theo thẩm quyền ra quyết định

Theo cách phân loại này, nếu gắn quyền kiểm soát chi phí với một cấp quản lýnào đó thì phân biệt thành: Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được.Chi phí kiểm soát được ở một cấp quản lý nào đó là chi phí mà cấp đó có thẩm quyền

ra quyết định

Việc xác định chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được có ý nghĩa quantrọng đối với các nhà quản trị ở từng cấp quản lý, giúp họ hoạch định được dự toán chiphí đúng đắn hơn, hạn chế sự bị động về việc huy động nguồn lực để đảm bảo cho các

Trang 11

khoản chi phí Mặt khác còn giúp nhà quản trị cấp cao đưa ra phương hướng để tăngcường chi phí kiểm soát được cho từng cấp.

*Các loại chi phí được sử dụng trong lựa chọn các phương án

- Chi phí chênh lệch: là những khoản chi phí có ở phương án SXKD này nhưngkhông có hoặc chỉ có một phần ở phương án SXKD khác Chi phí chênh lệch là thôngtin thích hợp cho việc xem xét lựa chọn phương án đầu tư hoặc phương án SXKD tốiưu

- Chi phí cơ hội: là lợi ích bị mất đi do lựa chọn phương án SXKD này thay vìchọn phương án SXKD khác

- Chi phí chìm: là những chi phí đã phát sinh, nó có ở trong tất cả các phương

án SXKD được đưa ra xem xét lựa chọn Nó luôn luôn là thông tin không thích hợpcho việc xem xét lựa chọn phương án tối ưu

1.1.3 Bản chất của giá thành sản phẩm

Giá thành sản xuất sản phẩm (công việc, lao vụ) là chi phí sản xuất tính cho mộtkhối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm (công việc, lao vụ) do doanh nghiệp sản xuất đãhoàn thành

Như vậy về bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm đều làhao phí lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác của doanhnghiệp Song giữa chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm cũng có sự khácnhau

- Nói đến chi phí sản xuất là xét các hao phí trong một thời kỳ nhất định, khôngphân biệt chi phí đó có liên quan tới giá thành sản phẩm hoàn thành hay chưa hoànthành, còn nói đến giá thành sản xuất sản phẩm là xác định một lượng chi phí sản xuấtliên quan tới sản phẩm đã hoàn thành Đó là hai mặt của một quá trình hoạt động sảnxuất của doanh nghiệp

- Về mặt lượng, chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm có thể khácnhau khi có sản phẩm dở dang đầu kỳ hoặc cuối kỳ, thể hiện qua công thức tính giáthành sản xuất sản phẩm như sau:

Trang 12

Qua công thức này ta thấy chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm cómối quan hệ rất mật thiết, chi phí sản xuất là căn cứ để tính giá thành sản xuất sảnphẩm.

Trong hệ thống các chỉ tiêu quản lý của doanh nghiệp, giá thành sản phẩm làmột chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng các nguồn lực trong quá trìnhSXKD cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện để nhằmnâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và tăng lợinhuận cho doanh nghiệp

1.1.4 Các loại giá thành sản phẩm

Khác với giá thành sản phẩm trong các loại hình doanh nghiệp sản xuất khác, giáthành sản phẩm của doanh nghiệp xây lắp có đặc điểm riêng là mỗi công trình, hạngmục công trình hay khối lượng xây dựng hoàn thành đều có một giá thành riêng Khinhận thầu một công trình, giá bán (giá nhận thầu) đã có trước khi thi công công trình,tức là giá bán có trước giá thành thực tế Do đó giá thành thực tế của công trình chỉquyết định tới lãi, lỗ của doanh nghiệp do thi công công trình đó mà thôi

1.1.4.1 Phân loại theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành

Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm xây lắp được chia thành 3 loại: giá

thành dự toán xây lắp công trình, giá thành kế hoạch xây lắp công trình, giá thành thực

tế xây lắp công trình

- Giá thành dự toán xây lắp công trình được xác định như sau:

Giá thành dự toán = Giá trị dự toán - Thuế và lãi định mứcxây lắp công trình xây lắp công trình

Trong dó: - Giá trị dự toán của từng công trình, hạng mục công trình đượcxác định dựa trên cơ sở các định mức, đơn giá của cơ quan có thẩm quyền ban hành vàdựa trên mặt bằng giá cả thị trường

- Lãi định mức là số phần trăm trên giá thành từng sản phẩmXDCB do nhà nước quy định đối với từng loại hình XDCB, từng sản phẩm xây lắp cụthể

Giá thành dự toán của sản phẩm xây lắp là căn cứ để vạch ra các biện pháp tổchức kinh tế, kỹ thuật nhằm đảm bảo nhiệm vụ hạ giá thành được giao

- Giá thành kế hoạch xây lắp công trình: dựa vào giá thành dự toán xây lắp côngtrình và tình hình SXKD của mình mà doanh nghiệp lập giá thành kế hoạch xây lắpcông trình Giá thành kế hoạch xây lắp công trình thường thấp hơn giá thành dự toán

Trang 13

xây lắp công trình Phần chênh lệch giữa hai chỉ tiêu này gọi là mức hạ giá thành kếhoạch

Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán - Mức hạ giá thành

xây lắp công trình xây lắp công trình kế hoạch

Doanh nghiệp phải khai thác mọi tiềm năng của mình đề ra các biện pháp tổchức quản lý sản xuất phù hợp với điều kiện thi công công trình cụ thể để hoàn thànhtốt kế hoạch hạ giá thành

- Giá thành thực tế xây lắp công trình: Là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền được tổnghợp từ thực tế phát sinh trong quá trình tổ chức SXKD của đơn vị từ khi bắt đầu xâydựng đến khi hoàn thành bàn giao thanh toán công trình Doanh nghiệp phải nỗ lựctrong tổ chức thi công xây lắp công trình để đạt được mức giá thành thực tế thấp hơngiá thành kế hoạch Phần chênh lệch giữa hai chỉ tiêu này được gọi là mức hạ vượt kếhoạch giá thành xây lắp công trình Nếu lấy giá thành thực tế xây lắp công trình so vớigiá thành dự toán xây lắp công trình ta có mức hạ giá thành thực tế Có thể diễn đạtmối quan hệ giữa các loại giá thành qua sơ đồ 1.2

Giá trị dự toán xây lắp công trìnhGiá thành dự toán Thuế và lãi định mứcGiá thành kế hoạch thành kế hoạchMức hạ giá

Giá thành thực tế Mức hạ giá thành

vượt kế hoach

Mức hạ giá thành thực tế

Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa các loại giá thành

Qua đây có thể thấy, về mặt lượng, doanh nghiệp luôn phải và nên đảm bảo cho: Giá thành dự toán >= Giá thành kế hoạch >= Giá thành thực tế

Vì đặc điểm sản phẩm xây lắp có thời gian thi công kéo dài nên để tiện cho việctheo dõi và quản lý chi phí và giá thành, người ta phân chia giá thành thực tế xây lắpcông trình thành:

+ Giá thành thực tế công tác xây lắp: phản ánh giá thành của một khối lượngcông tác xây lắp đạt đến điểm dừng kỹ thuật nhất định và phải thoả mãn một số điềukiện nhất định như nằm trong thiết kế và phải đảm bảo chất lượng kỹ thuật, phải xácđịnh một cách cụ thể và được bên chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán Chỉ

Trang 14

tiêu này cho phép xác định, kiểm kê kịp thời chi phí phát sinh để kịp thời điều chỉnhcho phù hợp ở những giai đoạn sau và phát hiện ra những nguyên nhân làm tăng, giảmchi phí.

+ Giá thành thực tế công trình, hạng mục công trình hoàn thành: là toàn bộ chiphí bỏ ra để tiến hành thi công một công trình, hạng mục công trình từ khi khởi côngđến khi hoàn thành, bàn giao cho bên A, đảm bảo chất lượng và kỹ thuật, đúng thiết

kế, đúng hợp đồng bàn giao và được bên chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanhtoán

1.1.4.2 Phân loại theo phạm vi chi phí trong giá thành

Theo cách phân loại này chia thành: giá thành sản xuất toàn bộ và giá thànhtoàn bộ của sản phẩm tiêu thụ

Giá thành sản xuất toàn bộ bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phínhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung tính cho sảnphẩm hoàn thành Còn giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ bao gồm giá thành sảnxuất toàn bộ và chi phí ngoài sản xuất (chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp)tính cho sản phẩm tiêu thụ

Thông tin về giá thành toàn bộ thường đóng vai trò chủ yếu trong các quyếtđịnh mang tính chiến lược dài hạn như quyết định ngừng sản xuất hay tiếp tục sảnxuất Tuy nhiên việc tính giá thành toàn bộ cho từng loại sản phẩm là không cần thiếtnếu doanh nghiệp không phải đứng trước quyết định mang tính chiến lược Cho nênkhi phải đưa ra quyết định trong thời gian ngắn hạn, doanh nghiệp có thể sử dụng chỉtiêu giá thành toàn bộ theo biến phí

Giá thành toàn bộ theo biến phí bao gồm biến phí sản xuất (nguyên vật liệu,nhân công, máy thi công, sản xuất chung) và biến phí ngoài sản xuất (bán hàng, quản

lý doanh nghiệp) tính cho sản phẩm tiêu thụ

Nhờ có giá thành toàn bộ theo biến phí có thể thiết lập mô hình mối quan hệ chiphí - khối lượng - lợi nhuận, từ đó phục vụ cho việc đưa ra các quyết định ngắn hạn,mang tính sách lược

Tuy nhiên trong doanh nghiệp việc phân biệt định phí và biến phí chỉ là tươngđối, mặt khác thông tin về biến phí thường hướng các nhà quản trị doanh nghiệp vàomục đích ngắn hạn, sách lược mà bỏ qua chi phí cố định Vì vậy để chuẩn hoá chi phí

cố định thay vì bỏ qua chi phí này, doanh nghiệp có thể sử dụng chỉ tiêu giá thành toàn

bộ theo biến phí có phân bổ hợp lý định phí

Trang 15

Giá thành toàn bộ theo biến phí có phân bổ hợp lý định phí bao gồm toàn bộbiến phí và một phần định phí được phân bổ theo mức độ hoạt động chuẩn.

Nội dung của giá thành toàn bộ theo biến phí có phân bổ hợp lý định phí có thểbiểu diễn theo công thức:

n

Z = bp x SL + ĐP x N

Trong đó: Z: giá thành toàn bộ theo biến phí có phân bổ hợp lý định phí

bp: biến phí đơn vị SL: số lượng sản phẩm ĐP: tổng định phí N: mức hoạt động chuẩn n: mức hoạt động thực tếPhần định phí còn lại: ĐP x N-n gọi là chi phí hoạt động dưới công suất vàđược ứng xử như chi phí thời kỳ, tức là được tham gia xác định kết quả hoạt động kinhdoanh trong kỳ

1.1.4.3 Một số loại giá thành khác được sử dụng trong doanh nghiệp xây lắp

- Giá đấu thầu xây lắp (giá thành dự thầu công tác xây lắp): là một loại giáthành dự toán xây lắp do chủ thầu đưa ra để doanh nghiệp xây lắp dựa vào tính toángiá thành của mình

- Giá hợp đồng công tác xây lắp: là một loại giá dự toán xây lắp ghi trong hợpđồng được ký kết giữa chủ đầu tư và doanh nghiệp xây lắp sau khi thoả thuận giaonhận thầu Đây chính là giá thành của doanh nghiệp xây lắp thắng thầu và được chủđầu tư thoả thuận ký theo hợp đồng giao nhận thầu Về nguyên tắc, giá hợp đồng chỉđược nhỏ hơn hoặc bằng giá đấu thầu công tác xây lắp

Việc áp dụng giá đấu thầu công tác xây lắp và giá hợp đồng công tác xây lắp làyếu tố quan trọng của việc hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế trong xây dựng Nó sửdụng quan hệ tiền - hàng tạo ra sự mềm dẻo nhất định trong quan hệ giữa chủ đầu tư

và doanh nghiệp xây lắp trong việc chủ động tính giá thành sản phẩm của mình cũngnhư chủ động trong kinh doanh, thích hợp với cơ chế thị trường, cạnh tranh lành mạnh

1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp

Hoạt động xây lắp là một trong những hoạt động vật chất độc lập, tạo ra tài

Trang 16

sản cố định và là cơ sở vật chất - tiền đề cho sự phát triển kinh tế Tuy nhiên, khônggiống như các hoạt động sản xuất kinh doanh khác, hoạt động xây lắp mang nhữngđặc trưng kinh tế - kỹ thuật riêng thể hiện rõ ở sản phẩm cũng như quá trình thicông sản xuất sản phẩm Những đặc trưng này, vì vậy có tác động tới công tác kếtoán nói chung, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nóiriêng.

- Thứ nhất: Quá trình tạo ra sản phẩm xây lắp được tính từ khi khởi công đến khi công

trình hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng Quá trình này thường rất dài, chi phísản xuất lớn, tùy thuộc vào quy mô, tính chất phức tạp về kỹ thuật của từng côngtrình, hạng mục công trình Do đó thường được chia ra thành nhiều giai đoạn khácnhau và thực hiện bàn giao, thanh toán đối với từng phần khối lượng công tác xâylắp hoàn thành, tránh tình trạng ứ đọng vốn lâu dài tại công trình Việc lập dự toán

và tập hợp chi phí trong xây dựng cơ bản do vậy cũng đượclập cho từng công trình,hạng mục công trình theo từng khoản mục chi phí Doanh nghiệp xây lắp vì thếcũng quan trọng phân loại chi phí theo khoản mục

- Thứ hai: Hoạt động xây lắp thường diễn ra ngoài trời nên chịu ảnh hưởng nhiều của

yếu tố thời tiết, khí hậu,…Đặc điểm này làm cho các doanh nghiệp xây lắp khólường trước được những khó khăn như gián đoạn sản xuất do mưa, bão hoặc có rủi

ro bất ngờ cho sản xuất làm phát sinh nhiều chi phí ngoài dự toán

- Thứ ba: Xây dựng cơ bản có tính lưu động cao theo lãnh thổ nên việc tổ chức sản

xuất trong doanh nghiệp xây lắp phổ biến theo phương pháp khoán gọn công trình,hạng mục công trình hoặc khối lượng xây lắp cho các đơn vị trong nội bộ doanhnghiệp Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vì thếcũng được tổ chức theo hình thức khoán Các đơn vị nội bộ tùy theo mức độ khoán

có thể tập hợp chi phí rồi gửi kết quả về công ty hoặc chỉ làm nhiệm vụ thu thậpchứng từ gốc ban đầu, toàn bộ công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm sẽ được thực hiện tại phòng kế toán công ty

- Như vậy, đặc điểm hoạt động xây lắp ảnh hưởng rất lớn đến công tác tập hợp chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp Do vậy, cần phảinghiên cứu kỹ những đặc điểm này để tổ chức bộ máy kế toán phù hợp, đáp ứng yêucầu quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp

1.3 Yêu cầu, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp

Trang 17

Để tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đáp ứngyêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành ở doanh nghiệp, kế toán tập hợpchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp cần thựchiện tốt các nhiệm vụ sau :

- Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phùhợp với điều kiện thực hiện của doanh nghiệp

- Vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩmphù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho (kê khai thường xuyên hoặc kiểm

kê định kỳ) mà doanh nghiệp lựa chọn

- Phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ và kếtchuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phísản xuất đã xác định, theo yếu tố chi phí và khoản mục giá thành

- Kiểm tra thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành của doanh nghiệp theo từng công trình,từng loại sản phẩm xây lắp, chỉ ra khả năng và biện pháp hạ giá thành một cách hợp

lý, hiệu quả

- Đánh giá đúng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng công trình, hạng mụccông trình, kịp thời lập báo cáo kế toán về chi phí sản xuất và giá thành xây lắp,cung cấp chính xác, nhanh chóng thông tin về chi phí sản xuất, giá thành phục vụyêu cầu quản lý của doanh nghiệp

1.4 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp dưới góc độ kế toán tài chính

1.4.1 Nguyên tắc ghi nhận chi phí

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp bao gồm:

Hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp và các hoạt động sản xuất kinh doanh phụtrợ khác Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành công tác xây lắp, cáchoạt động sản xuất phụ trợ khác một cách chính xác và kịp thời giúp doanhnghiệp nắm bắt được tình hình tiết kiệm hay lãng phí vật tư, tiền vốn Từ đó có cácbiện pháp ngăn ngừa hay động viên khuyến khích nhằm đảm bảo cho công trìnhhoàn thành với chất lượng cao, đúng tiến độ thi công, nâng cao năng suất lao động

và hạ giá thành sản phẩm công tác xây lắp Mặt khác, việc tổ chức đúng đắn côngtác hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp có tác dụng củng

cố và phát triển hạch toán kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp

Để đảm bảo tính thống nhất, các doanh nghiệp xây lắp phải thực hiện theo

Trang 18

những quy định chung của chế độ tài chính kế toán hiện hành Theo chế độ về hạchtoán hiện nay, việc xác định giá thành sản phẩm công tác xây lắp chỉ hạch toánnhững khoản chi phí cơ bản trực tiếp (bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuấtchung).

Chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng (nếu có) không đƣợc hạchtoán để tính vào giá thành công tác xây lắp mà đƣợc hạch toán riêng trên các TK642- “Chi phí quản lý doanh nghiệp”; TK 641-“ Chi phí bán hàng” Cuối kỳ, kếtchuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh

Những khoản chi phí khác như: chi phí đầu tư, chi phí hoạt động tài chính, chiphí hoạt động bất thường và các khoản chi phí có nguồn bù đắp riêng có tính chấtphân phối lại không hạch toán vào chi phí, từ đó các khoản chi phí này không đượchạch toán vào giá thành

Đây là nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm Việc thựchiện đúng nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng trong việc tính đúng, tính đủ hợp lýcác chi phí vào giá thành cũng như đảm bảo tính nhất quán trong kế toán chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp xây lắp nói riêng và cácdoanh nghiệp khác nói chung

1.4.2 Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp

1.4.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp

1.4.2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp có thể phát sinh ở nhiều địa điểm khác nhau,liên quan đến việc sản xuất, chế tạo các loại sản phẩm khác nhau Mối quan tâm củacác nhà quản trị doanh nghiệp là các chi phí đó phát sinh ở đâu, dùng để sản xuất sảnphẩm nào Do đó chi phí sản xuất trong kỳ phải được tập hợp theo một phạm vi, giớihạn nhất định

Vì vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để chi phí sảnxuất được tập hợp theo đó Thực chất của việc xác định đối tượng chi phí là xác địnhnơi phát sinh chi phí (phân xưởng, đội sản xuất ) hoặc đối tượng chịu chi phí (sảnphẩm, đơn đặt hàng )

Trang 19

Khi xác định đối tượng tập hợp chi phí trước hết phải căn cứ vào đặc điểm tổchức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất sản phẩm, khả năng,trình độ và yêu cầu quản lý chi phí và yêu cầu tính giá thành của doanh nghiệp.

Đối với hoạt động xây lắp, nơi sản xuất thường ở nhiều địa điểm, tổ đội xây lắpkhác nhau nên chi phí sản xuất cũng phát sinh tại nhiều nơi khác nhau nhưng có thểcùng liên quan đến một sản phẩm hay nhiều sản phẩm, nhiều công việc Vì vậy, chiphí sản xuất phải được tập hợp theo từng khoản mục trong phạm vi giới hạn nhất định

để phục vụ cho công việc tính giá thành sản phẩm

Do đặc điểm tổ chức sản xuất, thi công của ngành XDCB thì đối tượng tập hợpchi phí sản xuất có thể là từng công trình, hạng mục công trình, từng đơn đặt hànghoặc từng đội xây dựng

1.4.2.1.2 Đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp

Đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp là các loại sản phẩm, công việc,lao vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành cần phải tính tổng giá thành và giáthành đơn vị Việc xác định đối tượng tính giá thành cũng phải căn cứ vào đặc điểm tổchức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất sản phẩm, khả năng,trình độ và yêu cầu quản lý chi phí và yêu cầu tính giá thành của doanh nghiệp

Do vậy đối tượng tính giá thành trong các doanh nghiệp xây lắp có thể là từngcông trình, hạng mục công trình hay phần khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao

1.4.2.1.3 Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành giống nhau ởbản chất, đều là những phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất Tuyvậy giữa chúng vẫn có sự khác nhau nhất định

- Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ để tổ chức kế toán chitiết chi phí sản xuất nhằm phục vụ cho việc kiểm soát chi phí và cung cấp cho việctính giá thành sản xuất theo đối tượng tính giá thành

- Xác định đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán mở phiếu tính giá thành(Bảng tính giá thành) sản phẩm, lao vụ, dịch vụ được sản xuất đã hoàn thành

Trong doanh nghiệp xây lắp, đối tượng tính giá và đối tượng tập hợp chi phí sảnxuất có thể trùng nhau là công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng xây lắphoàn thành bàn giao

Trang 20

Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành đúng và phùhợp với đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp có ý nghĩa rất to lớn trong việc tổ chức

kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm một cách trung thực, hợp lý

1.4.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp

1.4.2.2.1 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất được sử dụng để tập hợp và phân bổ chiphí cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định Tuỳ theo từngloại chi phí và điều kiện cụ thể, kế toán có thể vận dụng phương pháp tập hợp trựctiếp hay phương pháp phân bổ gián tiếp

- Phương pháp tập hợp trực tiếp áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phátsinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất riêngbiệt Theo phương pháp này ngay từ khâu hạch toán ban đầu, chi phí sản xuất phátsinh được phản ánh riêng cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trên chứng từban đầu, sau đó căn cứ vào chứng từ thực hiện hạch toán trực tiếp chi phí sản xuất chotừng đối tượng riêng biệt

- Phương pháp phân bổ gián tiếp áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phátsinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Theo phương pháp này kếtoán căn cứ vào chứng từ gốc tập hợp chi phí sản xuất phát sinh chung cho nhiều đốitượng theo từng nơi phát sinh chi phí Sau đó lựa chọn tiêu thức phân bổ thích hợp đểphân bổ các chi phí này cho từng đối tượng chịu chi phí như sau:

Ci = Ti x H

Cvới H =

TiTrong đó: Ci: Chi phí phân bổ cho đối tượng i

Ti: Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng i H: Hệ số phân bổ

C: Tổng chi phí sản xuất cần phân bổ n: Số lượng đối tượng được phân bổ chi phíVới phương pháp này mức độ chính xác của chi phí sản xuất tính cho từng đốitượng tập hợp chi phí sản xuất phụ thuộc vào tính hợp lý của tiêu chuẩn phân bổ đượclựa chọn Tuỳ thuộc vào từng loại chi phí sản xuất cần phân bổ và điều kiện của từngdoanh nghiệp để lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý nhất

1.4.2.2.2 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất

*Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Trang 21

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên liệu, vật liệuchính (xi măng, sắt, thép gạch, đá, cát ), nửa thành phẩm mua ngoài (vật liệu kết cấu,thiết bị gắn liền với công trình ), vật liệu phụ, nhiên liệu, các chi phí khác như chi phícốt pha, giàn giáo, dụng cụ sử dụng nhiều lần sử dụng trực tiếp cho việc sản xuấtchế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ Nó không bao gồm giá trị vật liệu,nhiên liệu sử dụng cho máy thi công

Vật liệu sử dụng cho công trình, hạng mục công trình nào thì tính trực tiếp chocông trình, hạng mục công trình đó Trường hợp không tách riêng được (như vật liệu

sử dụng luân chuyển ) thì phải tiến hành phân bổ cho từng công trình, hạng mục côngtrình theo định mức tiêu hao vật liệu hoặc theo khối lượng thực hiện

Chi phí NVL = Trị giá NVL - Trị giá phế liệu - Trị giá NVL

trực tiếp trong kỳ đưa vào sử dụng thu hồi (nếu có) còn lại chưa sử dụng

Chứng từ sử dụng bao gồm: Phiếu xuất kho, Hoá đơn

Để thực hiện ghi chép, tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng

TK 621- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Tài khoản này dùng để phản ánh cácchi phí nguyên vật liệu phát sinh thực tế để sản xuất sản phẩm xây lắp; được mở chitiết cho từng công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp, các giai đoạncông việc có dự toán riêng

- Trình tự kế toán được khái quát theo sơ đồ 1.3

hồi

Vật liệu dùng không hết nhập lại kho

TK 411, TK 336, TK 338

Vật liệu nhận cấp phát, vay xuất cho SX

Trang 22

Sơ đồ1.3: Trình tự kế toán tập hợp nguyên vật liệu trực tiếp

*Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp:

- Chi phí nhân công trực tiếp trong doanh nghiệp xây lắp bao gồm tiền lươngchính, các khoản phụ cấp lương, lương phụ có tính chất ổn định của công nhân trựctiếp sản xuất và tiền thuê lao động ngoài trực tiếp xây lắp để hoàn thành sản phẩm xâylắp theo đơn giá XDCB

Chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp riêng theo từng đối tượng (công trình,hạng mục công trình) Trường hợp không tách riêng được thì phải tiến hành phân bổcho từng công trình, hạng mục công trình theo chi phí tiền lương theo định mức hoặc

mở chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình, giai đoạn công việc

- Trình tự kế toán được khái quát theo sơ đồ 1.4.

Sơ đồ1.4: Trình tự kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.

CCDC chờ

phân bổ

Phân

bổ CCDC

Trang 23

*Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công:

- Máy móc thi công là các loại xe máy có động cơ được sử dụng trực tiếp để thicông xây lắp các công trình như: máy trộn bê tông, trộn hồ vữa, máy đào đất, máy xúcđất, máy đóng cọc, ô tô vận chuyển đất đá trong công trường Các loại phương tiệnmáy thi công này doanh nghiệp xây lắp có thể thuê ngoài hoặc tự trang bị để khai thác

sử dụng lâu dài

Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ các chi phí về vật liệu, nhân công vàcác chi phí khác phát sinh trong quá trình sử dụng máy thi công để thực hiện khốilượng công việc xây lắp bằng máy theo phương pháp thi công hỗn hợp vừa thủ côngvừa bằng máy Chi phí máy thi công gồm các khoản như: chi phí nhân công (lươngchính, lương phụ, phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công),chi phí vật liệu (nhiên liệu, vật liệu dùng cho máy thi công), chi phí khấu hao máy thicông, chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho máy thi công Người ta có thể chia chi phí

sử dụng máy thi công thành 2 loại là chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời:

+ Chi phí thường xuyên: Là những chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng xemáy thi công và được tính thẳng vào giá thành của ca máy như tiền lương của côngnhân trực tiếp điều khiển máy, chi phí nhiên liệu động lực, khấu hao cơ bản, chi phísửa chữa thường xuyên, tiền thuê xe máy thi công

+ Chi phí tạm thời: là những chi phí phải phân bổ dần theo thời gian sử dụngmáy thi công như: chi phí tháo, lắp, thử máy, vận chuyển máy đến công trường và dichuyển máy trong quá trình sử dụng ở công trường, chi phí về xây dựng và tháo dỡcông trình tạm loại nhỏ (lều, lán ) phục vụ cho việc sử dụng máy thi công

Chi phí sử dụng máy thi công được tập hợp riêng theo từng đối tượng (côngtrình, hạng mục công trình) Trường hợp không tách riêng được thì phải tiến hànhphân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo số ca máy hoạt động, sảnlượng thực hiện

Căn cứ để hạch toán là Hợp đồng thuê máy, Hoá đơn, Bảng chấm công

Để tập hợp chi phí sử dụng máy thi công, kế toán sử dụng TK 623 - Chi phí sửdụng máy thi công Tài khoản này dùng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng máy thicông phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình (doanh nghiệp xây lắp thựchiện theo phương thức thi công hỗn hợp)

- Trình tự kế toán được khái quát theo sơ đồ 1.5

Trang 24

(Trường hợp doanh nghiệp xây lắp không tổ chức đội máy thi công riêng hoặc

có tổ chức đội máy thi công riêng nhưng không hạch toán riêng cho đội máy thi công)

phục vụ máy thi công

Cuối kỳ kết chuyển, phân bổ

chi phí máy thi công cho từng công trình, hạng mục

công trình

TK 334

Lương công nhân điều

khiển máy thi công

TK154,631

TK 214

Trích khấu hao

máy thi công

Sửa chữa lớn máy thi công

TK 142, 242, 335

Trang 25

Sơ đồ1.5: Trình tự kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công.

*Kế toán chi phí sản xuất chung:

- Chi phí sản xuất chung của hoạt động xây lắp là những chi phí có liên quan đếnviệc tổ chức, phục vụ và quản lý thi công của các đội thi công xây lắp và ở các côngtrường xây dựng Chi phí sản xuất chung là khoản mục chi phí tổng hợp bao gồmnhiều nội dung chi phí khác nhau và đều có mối quan hệ gián tiếp với các đối tượngxây lắp như: tiền lương nhân viên quản lý đội xây dựng, BHXH, BHYT, KPCĐ tríchtheo tỷ lệ 19% trên tiền lương phải trả của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân sửdụng máy, nhân viên quản lý đội và các chi phí khác có liên quan trực tiếp tới hoạtđộng của đội

Các chứng từ liên quan đến hạch toán chi phí sản xuất chung là: Bảng chấmcông, Phiếu xuất kho, Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, Hoá đơn

Để tập hợp chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627- Chi phí sản xuấtchung Tài khoản này phản ánh những chi phí sản xuất chung phục vụ xây lắp tại cácđội, các bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp Tài khoản được mở chi tiết theo từng bộphận, đội

Việc tính toán xác định chi phí sản xuất chung tính vào chi phí chế biến sảnphẩm phải căn cứ vào mức công suất hoạt động thực tế của bộ phận sản xuất:

- Chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗiđơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất Trườnghợp mức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuấtchung cố định phân bổ theo chi phí thực tế phát sinh Trường hợp mức sản phẩm sảnxuất thấp hơn công suất bình thường, thì chỉ được phân bổ theo mức công suất bìnhthường, phần chi phí sản xuất chung không phân bổ, được ghi nhận là chi phí SXKDtrong kỳ

- Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết trong kỳ theo chi phí thựctế

Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí Nếu

nó liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau thì kế toán cần phân bổ theo những tiêuthức hợp lý (thường theo chi phí tiền công trực tiếp, chi phí vật liệu trực tiếp, định mứcchi phí sản xuất chung )

Trang 26

- Trình tự kế toán khái quát theo sơ đồ 1.6.

TK 627 TK 111, 112, 152

TK 334

Các khoản làm giảm chi phí sản xuất chung

Lương nhân viên quản lý đội

TK 338

Các khoản trích theo lương

TK 154,631TK142,152,153,611

Cuối kỳ kết chuyển, phân bổchi phí sản xuất chung chotừng công trình, hạng mục

công trình

Xuất NVL, công cụ dụng cụdùng cho đội xây lắp

Chi phí sản xuất chung cố định

do h/động dưới mức công suất

Chi phí dịch vụ mua ngoài,

chi phí khác bằng tiền Thuế GTGT TK 133

TK 142,242,335

Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Trang 27

Sơ đồ 1.6: Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung.

*Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất:

Kế toán sử dụng TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (đối vớiphương pháp kê khai thường xuyên) và TK 631 - Giá thành sản phẩm (đối với phươngpháp kiểm kê định kỳ) để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

- Trình tự kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo sơ đồ 1.7 và sơ đồ 1.8

Trang 28

Sơ đồ 1.7: Trình tự kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKTX

1.4.2.2.3 Phương pháp kế toán chi phí sản xuất trong điều kiện khoán

Bên cạnh phương thức quản lý XDCB truyền thống, có một phương thức quản

lý mới đó là phương thức giao khoán sản phẩm xây lắp cho các đơn vị cơ sở, các tổđội thi công Đây là phương thức thích hợp với điều kiện cơ chế thị trường hiện nay vì

nó gắn

liền lợi ích vật chất của người lao động, của từng đội thi công với khối lượng, chấtlượng và tiến độ thi công công trình; khuyến khích lợi ích vật chất trong lao động,người lao động quan tâm đến hiệu quả công trình hơn

Phương thức giao khoán có các hình thức như:

+ Hình thức khoán gọn công trình (khoán toàn bộ chi phí): Theo hình thức này,đơn vị giao khoán tiến hành khoán toàn bộ giá trị công trình cho bên nhận khoán,khoán trọn gói toàn bộ các khoản mục chi phí; khi quyết toán công trình, quyết toántrọn gói cho bên nhận khoán Đơn vị nhận khoán sẽ tổ chức cung ứng vật tư, thiết bị

kỹ thuật, nhân công , tiến hành thi công Khi công trình hoàn thành bàn giao, quyết

Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành chờ tiêu thụ hoặc chưa bàn giao

TK 3362

Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành bàn giao

TK 632

Chi phí sản xuất chung cố định do hoạt

động dưới mức công suất

Trang 29

toán, đơn vị sẽ được thanh toán toàn bộ giá trị công trình nhận khoán, chỉ nộp cho đơn

vị giao khoán số nộp cho ngân sách và nộp trích lập quỹ doanh nghiệp

+ Hình thức khoán theo từng khoản mục chi phí: Theo hình thức này, đơn vịgiao khoán sẽ khoán những khoản mục chi phí khi thoả thuận với bên nhận khoán như:nguyên vật liệu, nhân công Bên nhận khoán sẽ bỏ ra chi phí những khoản mục đócòn bên giao khoán sẽ chịu trách nhiệm về các khoản mục không giao khoán đồng thờiphải giám sát về kỹ thuật và chất lượng công trình

- Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong điều kiện khoán theo sơ đồ 1.9

(1) Trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức hạch toán kế toán riêng:

(1a) Khi ứng trước cho đơn vị nhận khoán

(1b) Nhận giá trị khối lượng xây lắp của đơn vị nhận khoán bàn giao.(1c) Bù trừ các khoản thanh toán nội bộ

(2) Trường hợp đơn vị nhận khoán không tổ chức hạch toán kế toán riêng:

(2a) Khi giao tạm ứng cho đơn vị nhận khoán

(2b) Khi quyết toán tạm ứng về khối lượng xây lắp đã hoàn thành bàn giao được duyệt

(2c) Kết chuyển, phân bổ các chi phí sản xuất

Trang 30

(3)Kết chuyển giá thành công trình xây lắp hoàn thành chưa tiêu thụ trong kỳ(4) Giá thành sản xuất công trình hoàn thành bàn giao.

1.4.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.

1.4.2.3.1 Đánh giá sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp

Sản phẩm dở dang là sản phẩm, công việc đang còn trong quá trình sản xuấttrên các giai đoạn của quy trình công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chếbiến nhưng vẫn còn phải tiếp tục chế biến mới trở thành sản phẩm

Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sảnphẩm dở dang cuối kỳ chịu

Muốn đánh giá sản phẩm làm dở trước tiên phải kiểm kê chính xác khối lượngcông tác xây lắp dở dang cuối kỳ, đồng thời phải xác định mức độ hoàn thành của khốilượng làm dở so với khối lượng xây lắp hoàn thành quy ước ở từng giai đoạn thi công

Việc đánh giá sản phẩm dở dang được thực hiện bằng nhiều phương pháp tuỳthuộc vào tính chất sản xuất, đặc điểm chi phí, đặc điểm sản phẩm và phương pháphạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp

Trong các doanh nghiệp xây lắp, phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở còngphụ thuộc vào phương thức thanh toán giữa bên A và bên B

- Nếu sản phẩm xây lắp bàn giao thanh toán sau khi đã hoàn thành toàn bộ thìcông trình hoặc hạng mục công trình chưa bàn giao thanh toán được coi là sản phẩm

dở dang, toàn bộ chi phí sản xuất đã chi ra là chi phí sản xuất dở dang

- Nếu những công trình hoặc hạng mục công trình được bàn giao thanh toántheo giai đoạn xây dựng lắp đặt thì những giai đoạn xây lắp dở dang chưa bàn giaothanh toán là sản phẩm dở dang, chi phí sản xuất sẽ được tính toán một phần cho sảnphẩm dở dang cuối kỳ theo tỷ lệ dự toán công trình (chi phí dự toán hoặc giá trị dựtoán)

Trang 31

hàng quý, hàng năm hoặc theo từng khối lượng công việc đạt đến điểm dừng kỹ thuậtnhất đinh được nghiệm thu và bàn giao.

Phương pháp tính giá thành

Giá thành sản phẩm xây lắp có thể tính theo nhiều phương pháp khác nhau tuỳthuộc vào quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm

đã xác định của doanh nghiệp xây lắp

1>Phương pháp tính giá thành giản đơn

Theo phương pháp này, giá thành các công trình, hạng mục công trình đã hoànthành được xác định dễ dàng trên cơ sở tổng cộng các chi phí phát sinh từ lúc khởicông đến khi hoàn thành công trình đó

Trường hợp có khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao từng phần thì:

Giá thành thực tế Chi phí thực tế Chi phí thực Chi phí thực tế khối lượng xây lắp = khối lượng xây lắp + tế phát sinh - khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao dở dang đầu kỳ trong kỳ dở dang cuối kỳ Trường hợp không thể theo dõi chi phí riêng cho từng HMCT theo từng khoảnmục thì phải phân bổ:

Giá thành thực tế của = Giá thành dự toán của  H

2>Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhận thầu xây lắptheo đơn đặt hàng, khi đó đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng Theo phươngpháp này, khi bắt đầu xây lắp theo đơn đặt hàng, kế toán phải mở bảng tính giá thànhcho mỗi đơn đặt hàng và chi phí sản xuất được tập hợp theo từng đơn đặt hàng Chiphí trực tiếp được tập hợp thẳng còn chi phí sản xuất chung được phân bổ theo tiêu

Trang 32

thức thích hợp Khi công trình hoàn thành thì chi phí sản xuất tập hợp được chính làgiá thành thực tế của đơn đặt hàng đó Kế toán tiến hành tính giá thành bằng cách cộngluỹ kế chi phí từ khi bắt đầu thi công đến khi hoàn thành ngay trên Bảng tính giá thànhcủa đơn đặt hàng đó.

Trường hợp một đơn đặt hàng gồm một số hạng mục công trình thì sau khi tínhgiá thành cho đơn đặt hàng hoàn thành, kế toán thực hiện tính giá thành cho từng hạngmục công trình bằng cách phân bổ giá thành thực tế của cả đơn đặt hàng cho từng hạngmục công trình theo giá thành dự toán của các hạng mục công trình đó theo công thức:

Zi = Z

đđh

X Zidt

Zdt

Trong đó: Zi: Giá thành sản xuất thực tế của hạng mục công trình i

Zđđh: Giá thành sản xuất thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành

Zdt: Giá thành dự toán của các hạng mục công trình thuộc đơn đặt hàng hoàn thành

Zidt: Giá thành dự toán của hạng mục công trình i

3>Phương pháp tổng cộng chi phí

Phương pháp này áp dụng đối với các công trình, hạng mục công trình có quy

mô lớn, kết cấu phức tạp, phải trải qua nhiều giai đoạn thi công, công việc có thể chiacho nhiều tổ, đội thi công

Theo phương pháp này, giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trìnhđược tính như sau:

Z = Dđk + C1 + C2 + + Cn - Dck

Trong đó: C1, C2, Cn là chi phí sản xuất ở từng giai đoạn xây lắp côngtrình

4>Phương pháp tính giá thành theo định mức

Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp có khả năngtính được giá thành định mức trên cơ sở các định mức chi phí và đơn giá tại thời điểmtính giá thành Phương pháp này có tác dụng kịp thời vạch ra những chi phí sản xuấtthoát ly định mức, nhằm tăng cờng việc kiểm tra và phân tích các số liệu kế toán chiphí sản xuất và giá thành sản phẩm

Trang 33

Trên cơ sở giá thành định mức, chênh lệch do thay đổi định mức, chênh lệch

do thoát ly định mức, kế toán có thể tính được giá thành thực tế của sản phẩm xây lắptheo công thức sau:

+

Chênh lệch

do thay đổiđịnh mức

+

Chênh lệch

do thoát lyđịnh mức

Ngoài bốn phương pháp tính giá thành chủ yếu trên, trong doanh nghiệp xâylắp có thể sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp tính giá thành theo hệ

1> Công dụng của chi phí định mức

Là cơ sở để doanh nghiệp lập dự toán hoạt động vì muốn lập dự toán chi phí nguyênvật liệu phải có định mức nguyên vật liệu, chi phí nhân công phải có định mức số giờcông

1 Giúp cho các nhà quản lý kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vìchi phí định mức là tiêu chuẩn, cơ sở để đánh giá

2 Góp phần thông tin kịp thời cho các nhà quản lý ra quyết định hàng ngày nhưđịnh giá bán sản phẩm, chấp nhận hay từ chối một đơn đặt hàng, phân tích khảnăng sinh lời

3 Gắn liền trách nhiệm của công nhân đối với việc sử dụng nguyên vật liệu saocho tiết kiệm

2> Nguyên tắc xây dựng định mức tiêu chuẩn:

Quá trình xây dựng định mức tiêu chuẩn là một công việc có tính nghệ thuật hơn làkhoa học Nó kết hợp giữa suy nghĩ với tài năng chuyên môn của tất cả những người

có trách nhiệm với giá và chất lượng sản phẩm Trước hết phải xem xét một cácnghiêm túc toàn bộ kết quả đã đạt được Trên cơ sở đó kết hợp với những thay đổi vềđiều kiện kinh tế, về đặc điểm giữa cung và cầu, về kỹ thuật để điều chỉnh và bổ sungcho phù hợp

3> Phương pháp xác định chi phí định mức :

* Phương pháp kỹ thuật: phương pháp này đòi hỏi sự kết hợp của các chuyên gia kỹ

thuật để nghiên cứu thời gian thao tác công việc nhằm mục đích xác định lượng

Trang 34

nguyên vật liệu và lao động hao phí cần thiết để sản xuất sản phẩm trong điều kiện vềcông nghệ, khả năng quản lý và nguồn nhân lực hiện có tại doanh nghiệp

* Phương pháp phân tích số liệu lịch sử: Xem lại giá thành đạt được ở những kỳ trước

như thế nào, tuy nhiên phải xem lại kỳ này có gì thay đổi và phải xem xét những chiphí phát sinh các kỳ trước đã phù hợp hay chưa, nếu không hợp lý, hợp lệ thì bỏ hayxây dựng lại

* Phương pháp điều chỉnh: Điều chỉnh chi phí định mức cho phù hợp với điều kiện

hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp

4> Xây dựng định mức cho các loại chi phí sản xuất

- Xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Về mặt lượng nguyên vật liệu : Lượng nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất một sản phẩm, có cho phép những hao hụt bình thường

Để sản xuất 1 sản phẩm thì định mức tiêu hao nguyên vật liệu là:

1 Nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm

2 Hao hụt cho phép

3 Lượng vật liệu tính cho sản phẩm hỏng

Về mặt giá nguyên vật liệu : Phản ánh giá cuối cùng của một đơn vị nguyên vật liệu trực tiếp sau khi đã trừ đi mọi khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán Định mức về giá nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm là:

- Giá mua ( trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán )

- Chi phí thu mua nguyên vật liệu

Như vậy ta có:

Định mức về chi phí NVL = Định mức về lượng * định mức về giá

- Xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp:

Định mức về giá một đơn vị thời gian lao động trực tiếp: bao gồm không chỉ mức lượng căn bản mà còn gồm cả các khoản phụ cấp lương, BHXH,BHYT,KPCĐ của lao động trực tiếp Định mức giá 1 giờ công lao động trực tiếp ở một phân xưởng như sau:

- Mức lương căn bản một giờ

Trang 35

2 Phương pháp bấm giờ

Về lượng thời gian để sản xuất 1 sản phẩm được xác định như sau:

+ Thời gian cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm

+ Thời gian nghĩ ngơi, lau chùi máy

+ Thời gian tính cho sản phẩm hỏng

Như vậy ta có:

Định mức chi phí NCTT = Định mức lượng x Định mức giá

- Định mức chi phí sản xuất chung

*Định mức biến phí sản xuất chung

Cũng được xây dựng theo định mức giá và lượng Định mức giá phản ánh biến phí củađơn giá chi phí sản xuất chung phân bổ Định mức lượng, ví dụ thời gian thì phản ánh

số giờ của hoạt động được chọn làm căn cứ phân bổ chi phí sản xuất chung cho 1 đơn

vị sản phẩm

Ví dụ: Phần biến phí trong đơn giá sản xuất chung phân bổ là 1200 đ và căn cứ được chọn để phân bổ là số giờ lao động trực tiếp (định mức về lượng thời gian trực tiếp sảnxuất 1 sản phẩm) là 3.5 giờ/sp thì định mức phần biến phí sản xuất chung của sản phẩm là:

Trang 36

Y = ao + a1X1 + a2X2 + a3X3

Y: Chi phí sản xuất sản phẩm

X1: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

X2: Chi phí nhân công trực tiếp

X3: Chi phí sản xuất chung

Ta đi xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên chi phí định mức về lượng và giá của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung như sau:

- Chi phí định mức nguyên vật liệu trực tiếp

Phương trình hồi quy chi phí định mức về lượng nguyên vật liệu:

G= ao +a1g1 + a2g2 + a3g3 +e

G là chi phí định mức về lượng nguyên vật liệu

g1 là lượng nguyên vật liệu cần cho sản xuất 1 sản phẩm

g2 là lượng nguyên vật liệu hao hụt cho phép

g3 là lượng nguyên vật liệu dùng cho sản phẩm hỏng

e là sai số, thể hiện sự tác động của các yếu tố khác

Phương trình hồi quy chi phí định mức về giá nguyên vật liệu:

Z = ao +a1z1 + a2z2 +e

Z là chi phí định mức về giá nguyên vật liệu

z1 là giá mua ( sau khi trừ đi các khoản giảm trừ)

z2 là chi phí thu mua

Trang 37

ao là số hạng cố định

a1 là mức tác động tới định mức giá nguyên vật liệu khi giá mua thay đổi 1 đơn vị

a2 là mức tác động tới định mức giá nguyên vật liệu khi chi phí thu mua thay đổi 1 đơn vị

e là sai số, thể hiện sự tác động của các yếu tố khác

- Chi phí định mức nhân công trực tiếp

Phương trình hồi quy chi phí định mức về lượng chi phí nhân công trực tiếp: N= ao +a1n1 + a2n2 + a3n3 +e

G là chi phí định mức về lượng nhân công trực tiếp

g1 là lượng thời gian cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm

g2 là lượng thời gian nghĩ ngơi, lau chùi máy

g3 là lượng thời gian tính cho sản phẩm hỏng

e là sai số, thể hiện sự tác động của các yếu tố khác

Phương trình hồi quy chi phí định mức về giá nhân công trực tiếp:

M= ao +a1m1 + a2m2 + a3m3 +e

M là chi phí định mức về giá nhân công trực tiếp

g1 là giá mức lương căn bản giờ công trực tiếp

g2 là mức BHXH, BHYT, KPCĐ tính cho 1 sản phẩm

g3 là phụ cấp tính cho 1 sản phẩm

ao là số hạng cố định

Trang 38

a1 là mức tác động tới định mức giá nhân công khi mức lương căn bản dùng thay đổi

1 đơn vị

a2 là mức tác động tới định mức giá nhân công khi mức BHXH, BHYT, KPCĐ thay đổi 1 đơn vị

a3 là mức tác động tới định mức giá nhân công khi mức phụ cấp thay đổi 1 đơn vị

e là sai số, thể hiện sự tác động của các yếu tố khác

- Chi phí định mức sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung được phân thành biến phí và định phí

Phương trình hồi quy định mức chi phí sản xuất chung như sau:

K = ao + a1k1 + a2k2

K là định mức chi phí sản xuất chung

k1 là biến phí sản xuất chung cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm

k2 là định phí sản xuất chung cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm

- Chi phí định mức maý thi công :

Công thức tổng quát xác định giá ca máy (CCM):

CCM = CKH+ CSC + CNL + CTL + CCPK (đ/ca)Trong đó:

- CKH: Chi phí khấu hao (đ/ca)

- CSC: Chi phí sửa chữa (đ/ca)

Trang 39

- CNL: Chi phí nhiên liệu, năng lượng (đ/ca)

- CTL: Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy (đ/ca)

- CCPK: Chi phí khác (đ/ca)

+ Chi phí khấu hao (CKH)

Chi phí khấu hao tính trong giá ca máy là khoản chi về hao mòn của máy và thiết bị thicông trong thời gian sử dụng, được xác định theo công thức:

CKH = ( Nguyêngiá

-Giá trịthuhồi ) x

Địnhmứckhấu haonăm

/ Số ca năm

Trong đó:

- Nguyên giá: là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có máy tính đếnthời điểm đưa máy đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như giá mua máy, thiết bị(không kể chi phí cho vật tư, phụ tùng thay thế mua kèm theo), thuế nhập khẩu (nếucó), chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, chi phí lưu kho, chi phí lắp đặt, chạy thử,các khoản chi phí hợp lệ khác có liên quan trực tiếp đến việc đầu tư máy

Nguyên giá để tính giá ca máy được xác định theo nguyên tắc phù hợp với loại máyđưa vào thi công xây dựng công trình và điều kiện cụ thể của công trình

- Giá trị thu hồi là giá trị phần còn lại của máy và thiết bị sau khi thanh lý được tínhtrước khi xây dựng giá ca máy và được xác định như sau:

Giá trị thu hồi đối với máy và thiết bị có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên thì được tính nhỏ hơn (hoặc bằng) 5% giá tính khấu hao Không tính giá

trị thu hồi với máy và thiết bị có nguyên giá nhỏ hơn 10.000.000 đồng (mười triệuđồng)

- Định mức khấu hao năm: là định mức về mức độ giảm giá trị bình quân của máy dohao mòn (vô hình và hữu hình) sau một năm sử dụng Định mức khấu hao năm tínhtheo tỷ lệ % so với giá trị phải khấu hao (nguyên giá trừ giá trị thu hồi)

Định mức khấu hao năm được xác định theo nguyên tắc phù hợp với tuổi thọ kinh tếcủa máy và thời gian sử dụng của từng loại máy tại công trình

- Số ca năm: là số ca máy làm việc bình quân trong một năm được tính từ số ca máylàm việc trong cả đời máy và số năm trong đời máy

Trong quá trình tính giá ca máy, số ca năm được xác định theo nguyên tắc phù hợp vớiđặc tính và quy trình vận hành của từng loại máy, khối lượng thi công của công trình,quy mô công trình, tiến độ thi công và các điều kiện cụ thể khác

Trang 40

+ Chi phí sửa chữa (CSC)

Chi phí sửa chữa tính trong giá ca máy là các khoản chi để sửa chữa, bảo dưỡng máynhằm duy trì và khôi phục năng lực hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn củamáy

Công thức tính CSC:

CSC = (Nguyên giá x Định mức sửa chữa năm) / Số ca năm

Trong đó:

- Nguyên giá, số ca năm: như nội dung trong mục 2.1 - khoản 2 - Phần II này

- Định mức sửa chữa năm: được xác định theo quy định về bảo dưỡng kỹ thuật, sửachữa định kỳ, quy trình vận hành của từng loại máy và các quy định có liên quantương ứng với số ca năm Trong Định mức sửa chữa năm chưa tính chi phí thay thếcác loại phụ tùng thuộc bộ phận công tác của máy và thiết bị có giá trị lớn mà sự haomòn của chúng phụ thuộc chủ yếu vào tính chất của đối tượng công tác như cần khoan,mũi khoan

+ Chi phí nhiên liệu, năng lượng (CNL)

Chi phí nhiên liệu, năng lượng tính trong giá ca máy là khoản chi về nhiên liệu, nănglượng tạo ra động lực cho máy hoạt động (xăng, dầu, điện hoặc khí nén) và các loạinhiên liệu phụ như dầu mỡ bôi trơn, nhiên liệu để điều chỉnh, nhiên liệu cho động cơlai, dầu truyền động

Công thức tính CNL:

Trong đó:

- CNLC: Chi phí nhiên liệu, năng lượng chính

CNLC = Định mức nhiên liệu năng

Giá nhiên liệu năng lượng

- Định mức nhiên liệu, năng lượng (lít/ca, kWh/ca, m3/ca): định mức tiêu hao các loạinhiên liệu, năng lượng như xăng, dầu, điện hoặc khí nén để tạo ra động lực cho máylàm việc trong một ca

- Giá nhiên liệu, năng lượng: giá (trước thuế) các loại xăng, dầu, điện hoặc khí nén(đ/lít, đ/kWh, đ/m3) tính theo mức giá tại thời điểm tính và khu vực xây dựng côngtrình

Ngày đăng: 15/06/2016, 07:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w