1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp và một số kiến nghị nâng cao hiệu quả sủ dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

43 300 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 292 KB

Nội dung

Đầu tư phát triển là một hìnhthức đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp tới tăng tiềm lực kinh tế nói chung vàtiềm lực sản xuất kinh doanh của từng cơ sở nói riêng, nó là điều kiện chủđạo để tạo

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Đầu tư là một hoạt động kinh tế, là bộ phận không thể thiếu trong họatđộng sản xuất kinh doanh ở mọi lĩnh vực Đầu tư phát triển là một hìnhthức đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp tới tăng tiềm lực kinh tế nói chung vàtiềm lực sản xuất kinh doanh của từng cơ sở nói riêng, nó là điều kiện chủđạo để tạo việc làm nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.Đối với các nước đang phát triển như nước ta, khi cơ sở vật chất hạtầng còn thiếu thốn, chưa đảm bảo, nhu cầu vốn sản xuất của các ngành rấtlớn thì đầu tư là điều kiện bắt buộc phải có trong chiến lược phát triển kinhtế- xã hội của đất nước, đặc biệt đầu tư càng cần thiết hơn trong xu hướngtoàn cầu hóa hiện nay Đầu tư bao gồm rất nhiều bộ phận: đầu tư trongnước, đầu tư nước ngoài Trong đầu tư nội địa bao gồm: đầu tư từ NSNN,đầu tư từ vốn tự có của các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân,

… Đầu tư nước ngoài như là ODA,FDI,…

Trong nhiều năm qua, tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam dựa nhiều vàođầu tư, và qua số liệu thống kê, Việt Nam đang dựa ngày càng nhiều vàođầu tư nước ngoài để chi trả cho đầu tư trong nước Mô hình tăng trưởngdựa trên đầu tư, nhất là dựa trên FDI tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt là khi FDIsụt giảm Vì thế cần nâng cao hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước, bêncạnh việc khuyến khích luồng vốn đầu tư tư nhân để đảm bảo tính bềnvững của tăng trưởng

Đầu tư nhà nước có vai trò quan trọng trong thực hiện chiến lược pháttriển kinh tế- xã hội, đặc biệt là các lĩnh vực cần cho quốc tế, dân sinh mà

cơ chế thị trường ít phát huy tác dụng hoặc tư nhân không đủ sức, ít quantâm vì rủi ro và lợi nhuận thấp Nhưng nếu nguồn tài lực không được quản

lý, sử dụng hiệu quả thì không đạt được mục đích mong muốn, còn có thể

là nguyên nhân làm đất nước lâm cảnh nợ nần Trước tầm quan trọng củađầu tư từ NSNN, em xin được nghiên cứu và phân tích những tác động củavốn đầu tư từ NSNN tới tăng trưởng

Trang 2

CHƯƠNG I- VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ TỪ NSNN

I- CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN:

1- Vốn sản xuất:

Vốn sản xuất là giá trị của những tài sản được sử dụng làm phươngtiện trực tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất và dịch vụ, bao gồm vốn cốđịnh và vốn lưu động

Ở giác độ vĩ mô, vốn sản xuất luôn được biểu hiện dưới dạng hiện vật,phản ánh năng lực sản xuất của một nền kinh tế Khi đánh giá tài sản đượctích lũy lại và chỉ tính đối với các loại tài sản có liên quan trực tiếp đến sảnxúât và dịch vụ

2- Vốn đầu tư:

Vốn đầu tư sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí nhằm duy trì hoặcgia tăng mức vốn sản xuất Vốn đầu tư sản xuất được chia thành vốn đầu tưvào tài sản cố định và vốn đầu tư vào tài sản lưu động Vốn đầu tư vào tàisản cố định lại chia thành vốn đầu tư cơ bản và vốn đầu tư sữa chữa lớn.Vốn đầu tư cơ bản làm tăng khối lượng thực thể của tài sản cố định, bảođảm bù đắp số tài sản cố định bị hao mòn và tăng thêm phần xây lắp dởdang Còn vốn sữa chữa lớn không làm tăng khối lượng thực thể của tàisản, do đó nó không có trong thành phần của vốn đầu tư cơ bản Nhưng vaitrò kinh tế của vốn sữa chữa lớn tài sản cố định cũng giống như vai trò kinh

tế của vốn đâù tư cơ bản là nhằm đảm bảo thay thế tài sản bị hư hỏng

II- NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN ĐẦU TƯ:

Vốn đầu tư được hình thành từ tiết kiệm của dân cư, chính phủ, và tiếtkiệm của các công ty Ngoài ra, vốn đầu tư cũng được huy động từ cáckhoản viện trợ, các khoản đầu tư trực tiếp từ nước ngoài Như vậy có thểchia nguồn hình thành vốn đầu tư thành nguồn vốn nội địa và nguồn vốnnước ngoài

Trang 3

1- Nguồn vốn đầu tư trong nước:

a- Tiết kiệm của chính phủ (Sg):

Tiết kiệm của chính phủ, theo tính chất sở hữu bao gồm tiết kiệm từNSNN (Sg.h) và tiết kiệm của các công ty Nhà nước (Sg.c) Theo tổ chứckinh tế thì tiết kiệm của các công ty Nhà nước và tiết kiệm của các công ty

tư nhân được kết hợp chung là tiết kiệm của các công ty Do vậy trongphạm vi xem xét ở đây, tiết kiệm cuả chính phủ được giới hạn trong phạm

vi tiết kiệm của Ngân sách Nhà nước Về nguyên tắc, tiết kiệm được tínhbằng cách lấy tổng số thu nhập trừ đi các khoản chi tiêu

Tức là: Sg = = ∑thu Ngân sách - ∑ chi Ngân sách

Nhưng đối với chính phủ, đặc biệt là chính phủ của các nước đangphát triển, chi cho đầu tư phát triển là một nhiệm vụ chi quan trọng, do vậytình trạng phổ biến là bội chi Ngân sách, nhưng đầu tư vẫn được coi là mộtnội dung chi tiêu quan trọng Các khoản chi của chính phủ qua NSNN baogồm:

- Chi mua hang hóa và dịch vụ

- Chi các khoản trợ cấp

- Chi trả lãi suất và các khoản vay

Thu Ngân sách chủ yếu là thuế và một phần các khoản lệ phí

b- Tiết kiệm của các công ty (Sc):

Tiết kiệm của các công ty được xác định trên cơ sở doanh thu củacông ty và các khoản chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh

- Doanh thu của công ty là các khoản thu nhập của công ty do tiêu thụhang hóa hoặc các dịch vụ sau khi đã trừ đi các chi phí trung gian trong quátrình sản xuất Tổng doanh thu được kí hiệu là TR

- Tổng chi phí (TC) thường bao gồm các khoản: trả tiền công, trả tiềnthuê đất đai, trả lãi suất tiền vay và thuế kinh doanh

Khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí được gọi là lợinhuận của công ty trước thuế:

Trang 4

TR – TC = Pr trước thuế

Lợi nhuận trước thuế sau khi đóng thuế lợi tức sẽ còn lại lợinhuận sau thuế :

Pr trước thuế - Td.e = Pr sau thuế

Đối với các công ty cổ phần thì Pr sau thuế còn phải chia chocác cổ đông:

Pr sau thuế - Pr cổ đông = Prđể lại công ty (Pr không chia)

Lợi nhuận để lại công ty (hay còn gọi là lợi nhuận không chia)chính là tiết kiệm của công ty, nhưng vốn đầu tư của công ty còn sửdụng cả quỹ khấu hao nên:

Ic = Dp + Prkhông chia

Trong đó: Ic là đầu tư của công ty

Dp là khấu hao

c- Tiết kiệm của dân cư (Sh):

Tiết kiệm của dân cư phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộgia đình bao gồm thu nhập có thể sử dụng (ID) và các khoản thu khác Thu nhập có thể sử dụng được tính bằng công thức:

DI = NI – Td + Su

Trong đó : NI là thu nhập quốc dân sản xuất

Td là thuế thu nhập (bao gồm cả thuế thu nhập củacông ty và thuế thu nhập của dân cư: Td = Td.e + Td.h)

Su là các khoản trợ cấp của chính phủ

Các khoản thu nhập khác có thể từ rất nhiều nguồn như đượcviện trợ, thừa kế, bán tài sản, trúng xổ số, thậm chí là các khoản đi vay… Các khoản chi tiêu của hộ gia đình gồm có:

- Các khoản chi mua hang hóa và dịch vụ

- Chi trả lãi suất các khoản tiền vay

Trang 5

2- Nguồn vốn đầu tư nước ngoài:

a- Viện trợ phát triển chính thức (ODA)

ODA ra đời sau chiến tranh thế giới thứ II cùng với kế hoạch Marshall

để giúp các nước Châu Âu phục hồi các ngành công nghiệp bị chiến tranhtàn phá ODA được gọi là nguồn tài chính do các cơ quan chính thức (chínhquyền Nhà nước hay địa phương) của một nước hoặc một tổ chức quốc tếviện trợ cho các nứơc đang phát triển nhằm thúc đâỷ sự phát triển kinh tế

và phúc lợi xã hội của các nước này

Ngày nay nguồn vốn ODA không chỉ từ các nước OECD mặc dù cácnước này vẫn chiếm đại bộ phận (85%), ngoài ra còn từ Nga và các nướcĐông Âu (10%) và các nước Ả rập có dầu mỏ (5%), ODA được thực hiệntrên cơ sở song phương hoặc đa phương Viện trợ đa phương thông qua các

tổ chức quốc tế Ví dụ như: Các tổ chức Liên hợp quốc (UNDP, UNICFF,UNESCO,…); IMF, WB, ADB, OPEC Viện trợ đa phương thường chiếm20% trong tổng nguồn vốn ODA, còn lại là viện trợ song phương Nộidung viện trợ ODA bao gồm:

- Viện trợ không hoàn lại thường chiếm 25% tổng vốn ODA

- Hợp tác kĩ thuật

- Cho vay ưu đãi

b- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):

FDI là nguồn vốn đầu tư của tư nhân nứơc ngoài đối với các nước đangphát triển, là nguồn vốn lớn có ý nghĩa quan trọng với phát triển kinh tế.FDI không chỉ cung cấp nguồn vốn mà nó còn thực hiện quá trình chuyểngiao công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật và tìm thị trường tiêu thụ ổn định.Mặt khác vốn FDI còn gắn với trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn Do

đó thu hút được nguồn vốn này sẽ giảm được gánh nợ nước ngoài đối vớicác nước đang phát triển

Trang 6

III- VAI TRÒ CỦA VỐN VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ:

Mô hình Harrod – Domar:

Mô hình được xuất phát từ tư tưởng của Keynes ở trên, nó được ápdụng khá phổ biến và rộng rãi ở các nước đang phát triển, hiện tại vẫn làmột mô hình được các nhà kinh tế đương đại dùng để xem xét mối quan hệgiữa nhu cầu về vốn và tăng trưởng

Nếu gọi đầu ra trong một đơn vị thời gian là GDPt, tỷ lệ tăngtrưởng của đầu ra là g thì:

Do tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư cho nên về lý thuyết đầu tư

luôn bằng tiết kiệm (St = It), nên : s =

t

t

GDP I

Đầu tư là cơ sở tạo ra vốn sản xuất do đó It = Kt+n

Nếu gọi k là tỷ số gia tăng giữa vốn và đầu ra ta có:

GDP

=

t t

t

GDP I

GDP I

.

.

=

GDP I GDP I

t t t

= k s

Vậy g =

k s

Hệ số k được gọi là hệ số ICOR Đó là hệ số gia tăng vốn/đầu ra, tức làvốn được tạo ra bằng đầu tư là yếu tố cơ bản của tăng trưởng, tiết kiệm củadân cư và các công ty là nguồn gốc của đầu tư Hệ số này còn phản ánh

Trang 7

trình độ kỹ thuật của sản xuất và là số đo năng lực sản xuất của đầu tư Môhình cho phép các nhà hoạch định đưa ra các kế hoạch tăng trưởng phù hợpvới mục tiêu phát triển kinh tế.

Tóm lại mô hình chỉ ra sự tăng trưởng là do kết quả tương tác giữa tiếtkiệm và đầu tư, đầu tư là động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế, là tiền

đề của sự phát sinh lợi nhuận và gia tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế

IV- VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ:

Đầu tư phát triển từ NSNN tác động tới tăng trưởng kinh tế, điều chỉnh

và chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư theo định hướng của chính phủ Đối vớinền kinh tế nói chung và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa như nước ta nói riêng thì đầu tư từ NSNN có tác dụng kích thích cácthành phần kinh tế phát triển có hiệu quả hơn và đồng đều hơn Trong điềukiện hiện nay thì đầu tư của tư nhân và nước ngoài chỉ chủ yếu tập trungvào các ngành nghề, khu vực có khả năng sinh lời cao, mức độ an toàn lớn,vốn nhỏ, dẫn đến mất cân đối trong các ngành kinh tế và vùng kinh tế Đểnền kinh tế phát triển một cách đồng bộ thì chính phủ sẽ dùng vốn đầu tưphát triển từ Ngân sách để đầu tư vào một số lĩnh vực mà có vốn đầu tưlớn, khả năng thu hồi vốn chậm như các công trình phúc lợi, mặt bằng cơ

sở hạ tầng, chi cho đầu tư phát triển giáo dục…

1- Vai trò của vốn đầu tư từ NSNN tới cơ sở hạ tầng:

Vốn đầu tư từ NSNN là nguồn vốn đầu tư cơ bản và quan trọng nhất

để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như: hệ thống giao thông, bưu điện,thông tin liên lạc, giao thông, bưu điện, thông tin liên lạc…Các công trìnhnày là những công trình công cộng đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn nhưngthời gian thu hồi vốn dài, lợi nhuận thấp Do đó, các nhà đầu tư thườngkhông muốn đầu tư vào lĩnh vực này Hiện nay việc tham gia đầu tư từ cácnguồn vốn ngoài NSNN là quá ít, để đảm bảo thực hiện được các mục tiêuphát triển đất nước, Nhà nước phải sử dụng vốn đầu tư từ NSNN đầu tư

Trang 8

cho phát triển các lĩnh vực kết cấu hạ tầng Từ khó khăn về huy động vốndẫn đến tiến độ thi công các công trình đầu tư phát triển các lĩnh vực kếtcấu hạ tầng cũng rất chậm chạp, trì trệ, một số công trình có tên trong danhmục đầu tư đã được phê duyệt cứ phải xếp hang mãi mới đến lượt, nhiềucông trình không thể thực hiện được vì không đảm bảo vốn đầu tư Ngoài

ra, vấn đề sử dụng vốn cho phát triển các lĩnh vực kết cấu hạ tầng cũngđang là vấn đề nhức nhối mà các ngành đang phải tìm cách giải quýêt Đó

là tình trạng thất thoát vốn do tệ tham ô, tham nhũng, do việc thực hiệnkhông đúng tiến độ kỹ thuật Mà thất thoát vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng thì rất lớn, gây lãng phí vốn,…

2- Vai trò của vốn đầu tư từ NSNN tới nông nghiệp nông thôn:

Để phát triển kinh tế với tốc độ cao và có hiệu qủa ở một số nướctrên thế giới chủ yếu nhằm vào đầu tư phát triển các ngành công nghiệp, họcoi đó là cách đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất Sở dĩ họ cólựa chọn như vậy vì đất nước họ có nền công nghiệp rất phát triển và cóthành tựu đạt được từ các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trước đó Thực tế Việt Nam, trong giai đoạn đầu của thời kì đổi mới, nềnkinh tế nước ta là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với cơ sở vật chấtthấp kém Khi đó chúng ta chỉ tập trung vào đầu tư các ngành công nghiệpnặng và các ngành công nghiệp nhẹ, cuối cùng chúng ta đã không thànhcông mà còn kéo theo sự trì trệ, chậm phát triển của các ngành kinh tếkhác Ở giai đoạn sau, khi chúng ta nhìn nhận lại kết quả đạt được thì thấyrằng sở dĩ chúng ta không thành công là do cơ cấu đầu tư cho các ngành làkhông hợp lí Không chú trọng đầu tư vào những ngành có lợi thế để tậndụng được những lợi thế này, ví dụ như ngành nông nghiệp có lợi thế rấtlớn về đất đai, điều kiện khí hậu, kĩ thuật canh tác lâu đời thì lại khôngđược quan tâm đầu tư đúng mức, cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầngthấp kém và chưa phát triển đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu côngnghiệp hóa, hiện đại hóa Khoảng cách về thu nhập giữa nông dân giàu và

Trang 9

nghèo, giữa nông thôn và thành thị ngày càng tăng Nguyên nhân của tìnhtrạng này một phần do thiếu những điều kiện và tiền đề cần thiết để pháttriển nông nghiệp, nông thôn, trong đó quan trọng nhất là lực lượng sảnxuất, một phần do việc đầu tư của Nhà nước chưa thỏa đáng Vốn tích lũycủa khu vực này rất thấp vì vậy việc tăng cường đầu tư vào phát triển nôngnghiệp nông thôn từ NSNN và các nguồn khác trong điều kiện hiện nay làhết sức cần thiết nhằm khắc phục những tồn tại nêu trên, điều đó sẽ thúcđẩy phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.

Trang 10

CHƯƠNG II- PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ TỪ

NSNN TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM.

I- THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM:

1- Tình hình kinh tế Việt Nam:

Nền kinh tế Việt Nam bước vào năm 2008 với nhiều yếu tố khôngthuận lợi Về bối cảnh kinh tế thế giới, kể từ cuối năm 2007, giá dầu thô vànhiều loại vật tư, lương thực trên thị trường thế giới tăng đột biến, kinh tếtăng trưởng châm lại trên phạm vi toàn cầu, tình hình lạm phát trên phạm vitoàn cầu có dấu hiệu tăng lên Những diễn biến trên đã tác động không nhỏđến kinh tế của hầu hết các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Vềbối cảnh trong nước, xu hướng gia tăng mạnh của giá cả, nhập siêu, thiêntai, dịch bệnh diễn biến phức tạp ảnh hưởng xấu đến sản xuât và đời sốngnhân dân Bên cạnh những hạn chế, bất cập và thách thức không nhỏ đó, thìđầu tư nước ngoài (FDI) lại là điểm sáng nhất Tính riêng tháng 5/2008 đầu

tư trực tiếp nước ngoài đã đạt 7,5 tỉ USD, đưa tổng số 5 tháng lên 14,7 tỉUSD, cao gấp trên 2,6 lần cùng kỳ năm trước Nếu kể cả 0,6 tỉ USD củacác dự án tăng vốn thì tổng lượng vốn đang ký mới và bổ sung đạt trên 15,3

tỉ USD, cao gấp 2,3 lần cùng kỳ năm trước, không những lớn nhất so vớicùng kỳ từ trước tới nay mà còn lớn hơn mức cả năm từ năm 2006 trở vềtrước, bằng trên hai phần ba lượng vốn của cả năm 2007 Điều đó chứng tỏbất chấp những khó khăn của nền kinh tế, Việt Nam vẫn là điểm thu hútFDI hấp dẫn

Mức nhập siêu 5 tháng đầu năm là 14,4 tỷ USD, chiếm 61,6% kimngạch xuất khẩu Nhập siêu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài không

kể dầu thô là 2,5 tỷ USD, chiếm 17,6% tổng kim ngạch nhập siêu; nhậpsiêu của khu vực kinh tế trong nước là 11,9 tỷ USD, chiếm 82,4% Bêncạnh yếu tố về tăng số lượng hàng nhập khẩu, thì sự tăng giá của một số

Trang 11

mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trong thời gian gần đây cũng góp phần khôngnhỏ gây nên tình trạng nhập siêu

Kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đạt 23,4 tỷ USD, tăng 27% so với cùng

kỳ, trong đó kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài tăng 24% so với cùng kỳ năm trước Tính từ đầu năm đã có 8 nhómhàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD gồm dầu thô, than đá, hàng dệtmay, giày dép, gỗ, thủy sản, gạo và cà phê

Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng của giá cả nguyên liệu trên thế giới tăng

đã khiến chi phí sản xuất cũng như giá thành các dịch vụ tăng lên, nhưnghoạt động thương mại cũng diễn ra khá sôi động trên hầu khắp các địa bàntrong cả nước Tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

xã hội 5 tháng đầu năm đạt 370.000 tỷ đồng, tăng tới 29,5% so với cùng kỳnăm trước

2- Cơ cấu vốn đầu tư ở Việt Nam và tình hình sử dụng:

a- Cơ cấu vốn:

* Về cơ cấu ngành, vốn đăng ký mới tập trung chủ yếu vào lĩnh vựccông nghiệp và xây dựng, với 512 dự án, thông qua tổng vốn đăng ký 32,5

tỷ USD, chiếm 53,7% về số dự án và 55,7% về vốn đăng ký Lĩnh vực dịch

vụ có 400 dự án với tổng vốn đăng ký 25,5 tỷ USD, chiếm 42% về số dự án

và 44% về vốn đăng ký Số còn lại thuộc lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp

* Xét về cơ cấu nhà đầu tư, Malaysia nổi lên dẫn đầu trong số 44quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam về vốn đăng ký trong 10tháng với 40 dự án được cấp phép, tổng vốn đăng ký 14,8 tỷ USD, chiếm25,5% về vốn tổng đầu tư đăng ký của cả nước Đài Loan đứng vị trí thứhai với 122 dự án, vốn đầu tư 8,6 tỷ USD, chiếm 14,8% về vốn đăng ký.Nhật Bản đứng thứ ba với 90 dự án, vốn đầu tư 7,2 tỷ USD, chiếm gần13% của tổng vốn đăng ký

Trang 12

" Tính đến tháng 9-2008, Hà Nội đã thu hút tổng cộng 1.400 dự án đầu

tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đăng ký đạt hơn 18 tỷ USD Cơ cấuvốn đầu tư vào Hà Nội có sự chuyển biến mạnh mẽ từ lĩnh vực công nghiệpsản xuất và kinh doanh sang lĩnh vực dịch vụ, tài chính ngân hàng và đặcbiệt là các dự án bất động sản lớn

Việc thất thoát ngân sách đã được Chính phủ thừa nhận, tiền ngânsách là gì khác ngoài tiền thuế của dân đóng góp Đầu tư trong nước là mộtnguồn lực tốt, thậm chí, trong năm 2006, đầu tư trong nước còn lớn hơnFDI Hầu hết đầu tư trong nước là các doanh nghiệp tư nhân, các cá nhân,

do đó, họ có lợi ích thực, thúc đảy hiệu quả càng cao càng tốt Tuy nhiên,hiệu quả sử dụng vốn trong nước vẫn bị hạn chế do tác động chung của cácnguồn lực khác: cơ chế chính sách, vấn đề cơ sở hạ tầng và cả những ưuđãi lớn dành cho doanh nghiệp nhà nước Đáng lẽ ra, tư nhân có thể sửdụng nguồn vốn hiệu quả hơn rất nhiều Tất nhiên, không phủ nhận sự yếukém của doanh nghiệp tư nhân trong nước, nhưng một yếu tố quan trọngchính là môi trường kinh doanh còn quá nhiều nhân tố bất ổn ,do chính nhànước tạo ra

Về vốn bên ngoài, chúng ta nhận được nhiều cam kết, nhưng tốc độgiải ngân còn quá thấp Cam kết FDI Cam kết FDI 10-16 tỷ USD nhưngthực tế tỉ lệ giải ngân thấp hơn đáng kể, chỉ 4,1 tỷ USD năm ngoái Các nhàđầu tư vào nhưng chưa đưa được tiền vào Nếu để tình trạng này lâu, nguy

Trang 13

cơ rõ ràng có thể xảy đến chính là việc các nhà đầu tư ngần ngại trong việcđưa ra các cam kết mới, và cả trong thực hiện các cam kết đã có Thậm chí

họ có quyền rút vốn như đã từng xảy ra Việt Nam đã mất tới 10 năm đểkhôi phục đà đầu tư từ những năm 1995, 1996 Vào thời điểm đó, mức camkết đầu tư vào Việt Nam đã lên tới 8 tỷ USD

Về cơ sở hạ tầng, nhiều nhà đầu tư nước ngoài mong đầu tư nhưng bảnthân Việt Nam lại chưa tạo điều kiện đầy đủ Hình thức BOT đã được luậthóa nhưng chưa có hướng dẫn thực sự để DN nước ngoài tham gia Cáchđây chưa lâu, Phần Lan đã mất 5-7 năm để đàm phán tham gia xây dựng hạtầng, đạt đến kí kết Họ lại phải mất thêm 2 năm đàm phán về giá cung cấpđiện nhưng không có kết quả Nước này đã rút dự án khỏi Việt Nam Bàihọc Phần Lan cần phải tránh

Chúng ta không thể chỉ dựa riêng vào ngân sách, vào ODA để làm hạtầng Phải tin mình và tin các nhà đầu tư để mạnh dạn mở cửa Không thểquay lưng lại với cơ hội, nhất là khi chúng ta đã có hệ thống pháp lí quốc tế

để soi chiếu, có kinh nghiệm hợp tác nhiều năm Tâm lí e ngại đáng rakhông được duy trì lâu như vậy Giá của sự chờ đợi ấy không đáng

Đối với vốn ODA, Việt Nam chưa thực hiện tốt tất cả các công việccần thiết để giải ngân tốt hơn Một phần do phức tạp thủ tục, một phần doquy định khác nhau giữa nhà tài trợ và chính phủ Việt Nam nên khó thốngnhất

Sau khi chọn được dự án ODA đã khó, việc chuẩn bị của Việt Namkhi có vốn ODA còn chậm, rõ nhất là chuẩn bị mặt bằng, và không có sẵnvốn đối ứng trong các dự án Điều kiện con người và kinh tế kỹ thuật đãlàm chậm quá trình giải ngân

Ngay cả một nơi được đánh giá là phát triển năng động như thành phố

Hồ Chí Minh cũng có tình trạng đó Một số nhà cung cấp ODA đã thựchiện biện pháp mang tính trừng phạt nhưng cũng không thúc đẩy được baonhiêu

Trang 14

Trong khi đó, mỗi nguồn ODA có thời gian ân hạn nhất định Nếukhông làm việc, chúng ta đã tự tước bỏ đi thời gian ưu đãi ấy Ví dụ, một

dự án ODA quy định trong 10 năm được hưởng lãi suất thấp, hoặc khôngphải trả lãi Nhưng vì quá trình giải ngân chậm, khi dự án bắt đầu đi vào sửdụng chỉ còn 2-3 năm Chúng ta đã tự đánh mất 7-8 năm quý giá Và cáigiá của ODA trở nên đắt đỏ hơn Chưa kể nó sẽ kìm hãm sự phát triển củakhu vực, lĩnh vực đưa ODA vào

Đây là lãng phí kép: tiền của, gánh nợ, thời gian cho phát triển Đặcbiệt, mất thời gian đồng nghĩa với mất đi các cơ hội

3- Vốn đầu tư từ NSNN ở Việt Nam:

Như đã nói ở trên, tiền ngân sách chính là tiền thuế của dân đónggóp Thế nhưng một thực trạng đáng lo ngại là đầu tư từ ngân sách lại chưahiệu quả, và nâng cao hiều quả từ vốn đầu tư ngân sách nhà nước là mộttrong những vấn đề cần giải quyết

Một số câu trả lời cho câu hỏi đó là:

- Đầu tư quá nhiều vào cơ sở hạ tầng

- Quá chú trọng tới chỉ tiêu tăng trưởng

- Chưa sẵn sàng cho hình thức đầu tư ngoài nhà nước

Đầu tư quá nhiều vào cơ sở hạ tầng, chiếm 50% ngân sách, như vậy sẽkhiến cho an sinh xã hội, giáo dục bị ảnh hưởng Đầu tư khu vực nhà nướctuy đã có xu hướng giảm nhưng vẫn còn cao Từ mức bình quân 51% thời

kỳ 1991 – 2005, đến nay tỷ lệ này còn là 43% Cơ cấu đầu tư đã có sự dịchchuyển theo hướng tập trung hơn cho những mục tiêu quan trọng về pháttriển kinh tế - xã hội, đồng thời quan tâm đầu tư hơn cho vùng nghèo, xãnghèo vùng đồng bào dân tộc

Tuy nhiên, công tác quản lý đầu tư còn yếu kém, chất lượng quyhoạch chưa cao, chưa thực sự là cơ sở vững chắc cho họach định các kếhoạch phát triển Việc quản lý vừa rườm rà, vừa lỏng lẻo trong đầu tư thểhiện ở tất cả các khâu từ xác định chủ trương lập, thẩm định dự án, ra quyết

Trang 15

định đầu tư, thiết bị kỹ thuất, lập tổng dự toán,… đến khâu triển khai thựchiện, theo dõi cấp phép và thanh toán gây ra tình trạng thất thoát không nhỏcho vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, hiện nay vẫn còn có tình trạng số lượng dự án duyệt chờngân sách cấp vốn ngày càng tăng, vượt quá khả năng cân đối của ngânsách

Tất cả những yếu kém trên đã khiến cho đầu tư kém hiệu quả Điềunày được thể hiện qua chỉ số ICOR ngày càng lớn Thời kỳ 1991-1995 chỉ

số này là 3, nhưng thời kỳ 1996-2000 lên tới 4,3; thời kỳ 2001-2005khoảng 4,7 đến là trên 5,0

Ngoài ra, nguyên nhân sâu xa là do đã đầu tư từ ngân sách nhà nướctập trung quá nhiều vào lĩnh vực hạ tầng cơ sở, chưa đầu tư thoả đáng chocác dự án có khả năng thu hồi vốn, trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hoá cógiá trị làm tăng GDP

Đầu tư công vào cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển đời sống, kinh tếnhân dân, nhưng đây cũng không phải là cách ứng xử duy nhất, vì chúng ta

có thể vận dụng những hình thức như BOT, BTO, PPP

Hiện đầu tư công của chúng ta đã vượt xa so với khả năng của ngânsách nhà nước Trong khi đó, đầu tư cho cơ sở hạ tầng đã chiếm tới 50%ngân sách Điều này sẽ khiến đầu tư cho an sinh xã hội, giáo dục bị ảnhhưởng

Quá chú trọng tới chỉ tiêu tăng trưởng Những năm gần đây,

chúng ta đã quá chú ý tới tốc độ tăng trưởng và quyết tâm đạt tốc độ tăngtrưởng cao nên đã dẫn tới tình trạng đầu tư năm sau cao hơn năm trước

Bên cạnh đó, cách làm phổ biến hiện nay vẫn là chọn việc dễ để thực hiện.Cộng thêm với tâm lý quá trông chờ vào vốn ngân sách nhà nước và khaithác tận thu nguồn tài nguyên sẵn có của đội ngũ lãnh đạo đã tạo nên lối

“ứng xử” địa phương cát cứ, đầu tư theo kiểu “chộp giật”

Trang 16

Hình thức phân bổ các dự án vẫn mang tính bình quân, theo kiểu ban phátlợi ích chứ chưa theo quy hoạch phát triển tổng thể

Tất cả đã khiến cho những dự án quy hoạch thường có tính địaphương, ít tạo được tính kết nối thị trường Vì vậy, cùng một khoản tiềnđầu tư nhưng hiệu quả mang lại chưa có tính lan tỏa mạnh

Ngoài ra, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước lẽ ra cần đầu tư cho bộmáy công chức thông qua tiền lương lại chưa được quan tâm thích đáng.Thiếu sự quan tâm đúng mức cũng đã làm giảm hiệu quả của đội ngũ nàygây ảnh hưởng trực tiếp tới việc thẩm định, giám sát việc thực hiện các dựán

Chưa sẵn sàng cho hình thức đầu tư ngoài nhà nước Hiện nay,

chúng ta vẫn còn quan niệm kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong sựphát triển Chưa sẵn sàng cho sự chuyển đổi mô hình từ đầu tư của nhànước sang hình thức đầu tư ngoài nhà nước

Thêm vào đó là sự lạm dụng đầu tư công cho xây dựng cơ bản, tậptrung phát triển theo chiều rộng không chú trọng tới chiều sâu Lối tư duynhiệm kỳ đã tạo ra tâm lý là lãnh đạo ai cũng muốn xây dựng hình ảnh đẹptrong thời gian đương nhiệm

Ngoài ra, tư tưởng cục bộ dựa trên lợi ích của nhóm nhỏ trong xã hộicũng đã làm nảy sinh tham nhũng Dự toán, quyết toán công trình lỏng lẻokhiến cho chất lượng của các công trình đầu tư cơ bản thường thấp Chi phí bảo trì, duy tu công trình thường không được tính tới trong dự áncàng khiến cho nhưng các công trình càng mau xuống cấp Để các côngtrình này hoạt động theo đúng yêu cầu chi phí vận hành là rất lớn

Vì vậy, để các dự án đầu tư cho cơ sở hạ tầng thực sự mang lại hiệu quả vềmặt nhận thức cần có sự chuyển trọng tâm đầu tư phát triển ra ngoài khuvực nhà nước Vận dụng hình thức chìa khoá trao tay cũng sẽ tránh được

Trang 17

việc phải điều chỉnh khi có sự biến động về giá cả Công trình sẽ được đảmbảo tiến độ hoàn thiện và vốn đầu tư cũng không bị đội lên

Cơ chế xin cho cũng cần phải được xóa bỏ thay vào đó là hình thứcđầu thầu công khai, minh bạch và có sự tham gia của các nhà thầu nướcngoài Nếu chưa tìm được đối tác thích hợp sẽ tổ chức đấu thầu lại

II - PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ TỪ NSNN TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM:

1- Phân tích tác động của vốn đầu tư tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam:

Trong nhiều năm qua, tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam dựa nhiều vàođầu tư, và nhiều chính sách vĩ mô được thiết kế cho mục tiêu này Vậy làmthế nào để tăng trưởng thật sự bền vững Theo Bộ Kế hoạch đầu tư, tổngvốn đầu tư toàn xã hội đã lên mức gần 44% GDP năm 2007, và 42% GDPtrong nửa đầu năm 2008 Tỷ trọng này, theo các nhà kinh tế là rất cao xéttrên phạm vi khu vực và toàn cầu

Đầu tư nhà nước ồ ạt Trong cơ cấu này, điều đáng chú ý, là đầu tư từngân sách nhà nước đang có xu hướng giảm mạnh từ mức 45,3% năm

2006, và dự báo 41,9% năm 2008 Tỷ lệ đầu tư từ ngân sách giảm dần làdấu hiệu đáng mừng, nhưng vẫn còn cao, chiếm phần nhiều trong tổng vốnđầu tư toàn xã hội

Tuy nhiên, hiệu quả của vốn đầu tư khu vực nhà nước đã được đặt ra

từ lâu, khi mà vẫn còn xảy ra tình trạng đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí,chậm tiến độ, nợ đọng vốn xây dựng cơ bản, đầu tư đa ngành của cácdoanh nghiệp nhà nước Rõ rang, để tạo ra cùng một năng lực sản xuất,Nhà nước phải bỏ ra nhiều kinh phí, và nhập khẩu nhiều đầu vào cho đầu tưhơn Đây là lãng phí không đáng có, nhưng đến nay, vẫn chưa khắc phụcđược

Giảm vốn tư nhân Trong tổng đầu tư toàn xã hội, nguồn vốn của khuvực này giảm từ 37.3% năm 2006, xuống 32,3% năm 2007, và ước tính

Trang 18

31% năm 2008, theo bộ Kế hoạch và đầu tư Xu hướng giảm xuống trong

ba năm nay của khu vực này đã đi ngược lại với xu hướng của năm nămtrước đó Điểm không thể chối cãi là, bất ổn trong tình hình kinh tế vĩ mô

từ cuối năm 2007 đến nay, dẫn đến giá cả đầu vào tăng cao, khó tiếp cận tíndụng, ngoại tệ…đã gây khó khăn lớn cho sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, nhất là loại vừa và nhỏ Câu hỏi được Quốc hội đặt ra, làm sao để

hỗ trợ khu vực kinh tế quan trọng này, dường như vẫn còn treo đó

Trong khi đó, vốn đầu tư FDI giải ngân đang tăng cao, từ 15,9% tổngvốn đầu tư toàn xã hội trong năm 2006 lên 24,8% năm 2007, và ước đạt24,7% năm 2008, theo bộ Kế hoạch và đầu tư Xu hướng gia tăng củanguồn vốn này đang đặt ra không ít quan ngại

Trước hết, luồng vốn này đang dịch chuyển từ khu vực chế biếnhướng xuất khẩu, sang bất động sản Chỉ trong nửa đầu năm 2008, có tới89% vốn đăng ký liên quan đến sử dụng nguồn tài nguyên khan hiếm nhưcăn hộ và văn phòng, dầu khí, khách sạn và du lịch, sắt thép

Xu hướng này là đáng lo ngại, xét trên cơ sở các doanh nghiệp FDIchiếm tới hơn 57% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm – vốn là nhân tốgiúp cân bằng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trong 10 năm qua.Hơn nữa, các dự án FDI đổ vào ngành bất động sản sẽ không tạo ra của cải,việc làm, thu ngoại tệ và chuyển giao công nghệ, trong khi các khoản lãikhổng lồ sẽ được chuyển ra nước ngoài

Điều đáng lo ngại nhất là, việc giải ngân luồng vốn FDI này được dựbáo sẽ giảm đi rất nhanh, do nền kinh tế không đủ khả năng hấp thụ.Những yếu tố nội tại như sự yếu kém về thể chế, kết cấu hạ tầng, nguồnnhân lực, và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, sẽ ảnh hưởng đến nguồnvốn này

Trong khi đó, tỷ lệ thâm hụt tiết kiệm nội địa/GDP của Việt Nam luônđược xếp hạng xấu nhất trong khu vực, ở mức 11,7% GDP năm 2006,

Trang 19

16,7% năm 2007, và ước 10% cho năm 2008, theo bộ Kế hoạch và đầu tư.Điều này là hậu quả của tiêu dùng đang có xu hướng tăng lên.

Những con số thống kê trên cho thấy, Việt Nam đang dựa ngày càngnhiều vào đầu tư nước ngoài để chi trả cho đầu tư trong nước Mô hình tăngtrưởng dựa trên đầu tư, nhất là dựa trên FDI tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt làkhi FDI sụt giảm Đây là điều có thể xảy ra trong bối cảnh khủng hoảng tàichính đang lan rộng trên quy mô toàn cầu

Rõ ràng, cần phải nâng cao hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước,bên cạnh việc khuyến khích luồng vốn đầu tư tư nhân để đảm bảo tính bềnvững của tăng trưởng Bài học này, tiếc thay, sẽ còn mất rất nhiều thờigian

2 - Vốn đầu tư từ NSNN với tăng trưởng kinh tế:

2.1 - Ảnh hưởng cuả vốn đầu tư từ NSNN tới tăng trưởng kinh tế:

Nước ta đang trên con đường CNH – HĐH đất nước, khởi điểm từ một

vị trí rất thấp, khi mà cơ sở hạ tầng chưa phát triển hoàn chỉnh, tiềm lực củakhu vực tư nhân chưa được tập trung và khơi dậy thì đầu tư từ NSNN cóvai trò hết sức quan trọng trong việc huy động các nguồn vốn khác Đầu tư

từ NSNN được coi như một “mồi lửa” để thổi bùng nền kinh tế bước vàothời kỳ hoạt động sôi động, điều chỉnh nền kinh tế đi vào ổn định tăngtrưởng

Đầu tư phát triển từ NSNN là một bộ phận của tổng đầu tư xã hội,mỗi sự thay đổi nhỏ của Đầu tư phát triển từ NSNN đều tác động trực tiếptới tổng đầu tư xã hội, tác động đó thường theo tính chất cùng chiều nên ta

kỳ vọng sự thay đổi đầu tư phát triển từ NSNN tác động tới sự thay đổi củatổng đầu tư toàn xã hội là tích cực

Đầu tư phát triển từ NSNN tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế.Tuy tác động trực tiếp tới nền kinh tế chưa nhiều song nó có tác dụng kíchthích tới các nhân tố khác, tạo hành lang cho các thành phần kinh tế kháchoạt động thuận lợi hơn và hiệu quả hơn Hơn nữa trong điều kiện hội nhập

Trang 20

quốc tế hện nay, yêu cầu đối với nguồn vốn NSNN rất lớn Vốn NSNN vừađảm bảo được nhiều hơn cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vừa đảm bảonâng cao chất lượng bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh đầu

tư nghiên cứu khoa học, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hỗ trợ cácdoanh nghiệp nhà nước và ngân hang thương mại quốc dân, góp phần cảithiện môi trường đầu tư nước ngoài, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tếtheo yêu cầu hội nhập quốc tế

2.2 - Ảnh hưởng của vốn đầu tư từ NSNN tới các lĩnh vực kinh tế:

a- Đối với lĩnh vực phát triển nông nghiệp và nông thôn:

Nông nghiệp là nền tảng quan trọng để góp phần ổn định kinh tế - xãhội Trong 5 năm (2001 - 2005) Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chínhsách phát triển nông nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo và tạo việc làmcũng như thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia khác, xây dựngcuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người nông dân Nông nghiệp tiếp tục duytrì đà phát triển khá cao với nhịp tăng trên 5,7%, góp phần giữ vững ổnđịnh lương thực, cung cấp nông sản cho công nghiệp chế biến và cho xuấtkhẩu, góp phần ổn định chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước

Để đáp ứng mục tiêu phát triển ngành, nhu cầu vốn đầu tư phát triển 5năm (2001-2005) dự kiến khoảng 133,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 15,9% tổngvốn đầu tư phát triển, tăng bình quân hàng năm trên 9%, trong đó: vốn đầu

tư công cộng khoảng 97,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 80% tổng vốn đầu tư pháttriển ngành, riêng vốn Ngân sách Nhà nước khoảng 56,6 nghìn tỷ đồng,chiếm 57% tổng vốn đầu tư công cộng của ngành Như vậy, trong bố trívốn cho phát triển nông nghiệp và nông thôn đã đầu tư thêm hang nghìn tỷvốn Ngân sách cho xóa đói giảm nghèo và các mục tiêu kinh tế - xã hộikhác và cả vốn bảo dưỡng, duy trì công trình

Trang 21

Vốn đầu tư phát triển ngành nông, lâm, ngư nghiệp 2001-2005

Đơn vị : 1000 tỷ đồng, giá năm 2000 2001-

Nguồn: quy hoạch, chiến lược phát triển ngành – NXB thống kê

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên nhiều vùng đã có sự chuyển dịchtheo hướng tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp, đặcbiệt nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản phát trỉên khá nhanh, chiếmkhoảng 15% giá trị sản xuất toàn ngành, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăngcao Kinh tế nông thôn phát triển đa dạng, nhiều vùng sản xuất nông sảnhang hóa với quy mô lớn, gắn liền với công nghiệp chế biến được hìnhthành, các làng nghề bước đầu được khôi phục, sản xuất trang trại pháttrỉên nhanh, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo thêm việc làm ở nôngthôn

b- Đối với lĩnh vực công nghịêp:

Do chủ trương xóa bỏ dần bao cấp trong đầu tư từ Ngân sách Nhànước, tăng cường tính tự chủ của các doanh nghiệp Nhà nước nên lĩnh vựcnày thu hút khá nhiều vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước, doanhnghiệp tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Ngày đăng: 27/05/2014, 12:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1- Giáo trình kinh tế phát triển Khác
2- Giáo trình kế hoạch hóa phát triển Khác
3- Kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội năm 2006 – 2010 4- Webside bộ kế hoạch đầu tư Khác
5- Webside tổng cục thống kê Khác
6- Qui hoạch chiến lược phát triển ngành Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w