Do đó đề tài được đề ra nhằm mục tiêu:- Phân tích, đánh giá về thực trạng sản xuất xuất khẩu đối với các mặt hàng nông sảncủa cả nước nói chung và của tỉnh Quảng Nam nói riêng và những g
Trang 1MỤC LỤC
Trang 2DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VietGAP Quy trình thực hành nông nghiệp tốt tại Việt Nam
UBNN Ủy ban nhân dân
SPS Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vậtGAP Thực hành nông nghiệp tốt
WTO Tổ chức Thương mại Thế Giới
OIE Cơ quan quốc tế kiểm dịch động vật
IPPC Công ước bảo vệ thực vật quốc tế
GLOBALGAP Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu
SSG Biện pháp tự vệ đặc biệt
Trang 3DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng diện tích và tỷ lệ các loại đất tại tỉnh Quảng Nam
Bảng 2.2 : Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh (1000USD)
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn vấn đề nghiên cứu
Trong thập niên gần đây, nền kinh tế Việt Nam khởi sắc cùng với quá trình hội nhậpkinh tế toàn cầu, đặc biệt là sau khi gia nhập APEC cuối năm 1998 và hiệp định thươngmại song phương với Mỹ được ký kết năm 2000 Giá trị xuất khẩu của Việt Nam liên tụctăng trưởng kể từ các thời điểm quan trọng đó Sự tăng trưởng liên tục của thương mạiquốc tế đã đưa Việt Nam thành một quốc gia có độ mở lớn đối với nền kinh tế toàn cầu.Trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam, ngành hàng nông nghiệp chiếm một tỉ trọng lớn cả
về sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu Tầm quan trọng của nền nông nghiệp đãthể hiện rõ qua việc góp phần tăng GDP của cả nước Sản xuất nông nghiệp không nhữngcung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho cácngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thựcphẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại
tệ Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sựphát triển của xã hội loài người, không ngành nào có thể thay thế được Trên 40% số laođộng trên thế giới đang tham gia vào hoạt động nông nghiệp Đảm bảo an ninh lươngthực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, góp phần ổn định chính trị, phát triển nềnkinh tế
Trong cơ cấu xuất khẩu Việt nam, dầu thô luôn chiếm vị trí dẫn đầu về giá trị xuấtkhẩu Ngoài dầu thô, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là những ngành hàngthâm dụng lao động, đặc biệt là nông sản và thủy sản Nông sản xuất khẩu vai trò quantrọng trong nền kinh tế Việt nam vì liên quan đến hơn 70% dân số, là một thị trường lớncho các ngành hàng sản xuất khác Các nước đang phát triển đều có nhu cầu rất lớn vềngoại tệ để nhập khẩu máy móc, vật tư, thiết bị, nguyên liệu mà chưa tự sản xuất đượctrong nước Một phần nhu cầu ngoại tệ đó, có thể đáp ứng được thông qua xuất khẩunông sản Nông sản còn được coi là nguồn hàng hóa để phát triển ngành ngoại thương ởgiai đoạn đầu
Trang 5Trong lịch sử, quá trình phát triển của một số nước cho thấy vốn được tích lũy từnhững ngành nông nghiệp tạo ra hàng hóa xuất khẩu Đó là trường hợp của các nước Úc,Canada, Đan Mạch, Thụy Điển, Tân Tây Lan, Mỹ, và cả Việt Nam Khi xuất khẩu nôngsản được giữ ổn định và tăng trưởng, cả nền kinh tế có nhiều cơ hội hơn để phát triển.Vai trò của ngành nông nghiệp trong việc ổn định kinh tế của Việt Nam đã được chứngminh trong quá khứ Năm 1989, công nghiệp tăng trưởng âm, nhưng sản xuất nôngnghiệp phát triển mạnh nên cứu được khủng hoảng Đến năm 1999, một lần nữa, côngnghiệp – dịch vụ đều chựng lại, chỉ có nông nghiệp tăng trưởng tốt nên đã cứu được nềnkinh tế đang bên bờ vực khủng hoảng
Quảng Nam là tỉnh ven biển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, diệntích tự nhiên hơn 10.408 km2 Là tỉnh có cả miền núi, trung du, đồng bằng, đô thị, vùngcát ven biển và hải đảo Hệ thống sông ngòi Quảng Nam khá chằng chịt Đồng bằngQuảng Nam bị nhiều sông ngòi chia cắt và nhiều ngọn núi nổi lên ngay giữa đồng bằng.Đồng bằng so với các tỉnh Trung bộ tương đối rộng, có nơi khoảng cách từ bờ biển vàogiáp núi rộng hơn 40 km Đất sản xuất nông nghiệp 110.704 ha chiếm 10,61% diện tíchđất tự nhiên và chiếm 16,26% diện tích đất nông lâm nghiệp.Với những đặc điểm về tựnhiên, vị trí địa lý, nguồn tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào, nền nông nghiệp củatỉnh nhà phát triển nhanh chóng và đạt được những thành tựu nổi bật Từ đó, đã nâng caođược việc sử dụng sản phẩm nông sản trong địa bàn và tăng giá trị xuất khẩu nông sảncủa tỉnh Nhận thấy sức ảnh hưởng của xuất khẩu nông sản tỉnh Quảng Nam với xuấtkhẩu chung trên cả nước, chúng em đã chọn đề tài “Thực trạng các ngành hàng nông sảnxuất khẩu của tỉnh Quảng Nam” để hiểu thêm về tình hình hoạt động xuất khẩu nông sảncủa tỉnh, nâng cao sự hiểu biết của em về thực tiễn để phục vụ cho những lý thuyết đãhọc
2 Mục đích nghiên cứu
Dựa vào tình hình kinh tế hiện nay, việc xuất khẩu sang các nước đang gặp nhiềukhó khăn bất cập vì gặp phải nhiều đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan…
Trang 6nên việc xuất khẩu trong nước hay cả nước hiện nay đang phải cố gắng để khắc phụcnhững điều nan giải Do đó đề tài được đề ra nhằm mục tiêu:
- Phân tích, đánh giá về thực trạng sản xuất xuất khẩu đối với các mặt hàng nông sảncủa cả nước nói chung và của tỉnh Quảng Nam nói riêng và những giải pháp cho việcthúc đẩy kim ngạch xuất khẩu cho mặt hàng này
- Tìm hiểu rõ hơn về các tiêu chuẩn dành cho mặt hàng nông sản của Việt Nam cũngnhư là của thế giới, nhằm tăng tính hiệu quả hơn trong khâu sản xuất và tiêu thụ
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển nông sản xuất khẩu củatỉnh Quảng Nam trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển các ngành hàng nông sản xuất khẩu của tỉnhQuảng Nam nên chỉ tập trung vào các mặt hàng nông sản đang có trên địa bàn tỉnh
- Đề tài nghiên cứu để nắm bắt được tình hình xuất khẩu của tỉnh trong những năm gầnđây có chiều hướng phát triển như thế nào (tăng hay giảm), có những thuận lợi và khókhăn ra sao để từ đó tìm ra giải pháp, hoạch định kế hoạch cho tương lai
- Dựa vào số liệu các mặt hàng nông sản xuất khẩu của tỉnh do cục Thống kê tỉnhQuảng Nam cung cấp trong thời gian 3 năm gần nhất đó là 2008, 2009, 2010 để có thể sosánh, tổng hợp đưa ra các nhận định, đánh giá thực trạng phát triển
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu, khảo sát hiện trường tại siêu thị, chợ đầu mối và cácnơi sản xuất hàng nông sản của tỉnh Quảng Nam
- Phương pháp thống kê - tập hợp phân tích mô tả số liệu: Dùng công cụ thống kê tậphợp tài liệu, số liệu về hàng nông sản, sau đó tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu rút rakết luận về bản chất, nguyên nhân của sự thay đổi
- Phương pháp tìm kiếm thông tin trên các báo giấy, báo điện tử và sách có liên quan
Trang 7- Phương pháp như phỏng vấn, chuyên gia, chụp ảnh.
5 Bố cục của đề tài
Đề tài nghiên cứu gồm có 3 chương:
Chương 1: Những cơ sở lý luận và thực tiễn về ngành hàng nông sản xuất khẩu
Chương 2: Đánh giá thực trạng phát triển các ngành hàng nông sản xuất khẩu ở tỉnhQuảng Nam
Chương 3: Các giải pháp để nâng cao các ngành hàng nông sản xuất khẩu ở tỉnhQuảng Nam
Do hạn chế về thời gian, tài liệu cũng như kiến thức có hạn, hơn nữa việc tìm hiểucác biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của tỉnh Quảng Nam là một công tác phức tạpliên quan đến nhiều vấn đề kinh tế- xã hội, nên em viết đề tài này không tránh khỏi thiếusót Em mong nhận được sự chỉ dẫn tận tình và ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo Saucùng, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ths Đoàn Tranh người đã tận tình chỉ dẫn,các thành viên của nhóm nghiên cứu, các thầy cô giáo của khoa Quản trị kinh doanhtrường đại học Duy Tân, cùng các cô chú ở Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp & Phát triểnnông thôn tỉnh Quảng Nam và các bà con nông dân ở làng rau Trà Quế và xã Tam Phước
đã tạo điều kiện cho em thu thập số liệu, những thông tin cần thiết để em hoàn thành đềtài nghiên cứu nhằm đạt hiệu quả cao
Trang 8CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU
1.3 Sự vận hành của một ngành hàng
1.3.1 Đối tác trên chuỗi
Nền kinh tế thế giới đang vận hành theo mô hình chuỗi giá trị toàn cầu Nghĩa làmỗi một quốc gia trở thành một mắt xích trong việc chế tạo ra các bộ phận hợp thành mộtsản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh để có thể tận dụng hết các thế mạnh của nhau Điều đócũng không ngoại lệ đối với các ngành hàng nói chung và ngành nông sản nói riêng.Trong khi đó thị trường hàng nông sản thế giới luôn chứa đựng những xu hướngphát triển mới theo nhiều phương diện khác nhau cả về sản xuất, tiêu thụ, giá cả và nhữngthương lượng buôn bán giữa các quốc gia và các khu vực với nhau trong việc xuất khẩuhàng hóa Tất cả điều đó đang mở ra những thuận lợi và cả những khó khăn đối với mỗiquốc gia trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và phát triển nền kinh tế nôngnghiệp nói riêng
Trang 9Cho nên để tạo ra một chuỗi vận hành mang tính liên tục và đạt hiệu quả cao thìchúng ta sẽ không thể không nhắc đến các khâu đã và đang cộng tác với nhau để cho ranhững mặt hàng nông sản có chất lượng trên thị trường: Sản xuất – Thu mua – Chế biến –Xuất khẩu.
1.3.2 Quan hệ kinh tế - liên kết
Công nghệ và các cơ sở chế biến nông sản của Việt Nam trong thời gian dài ít đượcquan tâm đầy đủ, một phần do khó khăn về nguồn vốn đầu tư nên trình độ công nghệ thấp
và chậm được đổi mới, tổn thất sau thu hoạch còn rất lớn Cơ sở chế biến hàng nông sảnxuất khẩu còn ít như ngành cà phê mới chỉ có khoảng 20 cơ sở chế biến công nghiệphoàn chỉnh, chủ yếu là sơ chế đảm bảo chiếm khoảng 30% sản lượng cà phê/năm
Mặt hàng hạt điều tuy đã phát triển nhanh và chuyển từ xuất khẩu điều thô sang xuấtkhẩu nhân hạt điều nhưng mức độ cơ giới hóa trong quy hoạch quy trình công nghệ chếbiến điều còn thấp, chưa áp dụng được quy trình "chế biến không phế liệu" để thu hoạchcác sản phẩm chính và các sản phẩm phụ, nên đã đạt hiệu quả kinh tế thấp Vì vậy cácnhà máy chế biến chưa thể nâng cao được giá thu mua các mặt hàng nông sản thô từ nôngdân, một yếu tố để kích thích nông dân tích cực gieo trồng hàng nông sản Đa số côngnghệ của ta còn giản đơn, thô sơ, lạc hậu, mang nặng tính kinh nghiệm, thậm chí nhữngđiều kiện tối thiểu sân phơi, máy sấy, kho bảo quản cũng không đủ Sau đây là một sốmối quan hệ liên kết giữa các khâu:
- Doanh nghiệp tiêu thụ nông sản thông qua hợp tác xã (HTX) Mô hình này có thể ápdụng với phần lớn hàng nông sản, nhất là mặt hàng có nhiều hộ nông dân cùng sản xuấttrong cùng một vụ
- Loại hình doanh nghiệp tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp thông qua
hộ kinh doanh Hộ kinh doanh vừa là đại lý mua hàng nông thủy sản, vừa là đại lý bánvật tư nông nghiệp cho doanh nghiệp
Trang 10- Doanh nghiệp, HTX trực tiếp thu mua nông sản từ hộ nông dân Thực hiện phương ánsản xuất kinh doanh khép kín, các doanh nghiệp, HTX trực tiếp ký hợp đồng thu muanông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp trực tiếp tới từng hộ nông dân.
- Doanh nghiệp tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp thông qua một số tổchức đoàn thể Trước khi vào mùa vụ, doanh nghiệp ký hợp đồng với các đoàn thể nhưchi hội nông dân, chi hội phụ nữ có xác nhận của UBND xã Sau đó, các tổ chức đoànthể đó triển khai tổ chức sản xuất đến hộ nông dân Tổ chức đoàn thể có trách nhiệm tiêuthụ nông sản và cung ứng vật tư như HTX và hộ kinh doanh
1.3.3 Những tiêu chuẩn
Các quy định về kĩ thuật và kiểm soát xuất khẩu: Để xuất khẩu sản phẩm ra thịtrường thế giới, các nhà sản xuất và xuất khẩu phải tuân thủ các quy định kĩ thuật (tiêuchuẩn bắt buộc) do các tổ chức công xây dựng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo
vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng
- Chất lượng thương mại và các quy định nhãn mác
Trang 111.3.4 Những ngành hỗ trợ
Các ngành hàng hỗ trợ gồm một số ngành sau:
- Nhân tố công nghệ: ngày nay, khoa học công nghệ tác động đến tất cả các lĩnh vựckinh tế xã hội và mang lại nhiều lợi ích, trong xuất khẩu nó cũng mang lại hiệu quả cao.Nhờ sự phát triển của hệ thống bưu chính viễn thông, các doanh nghiệp ngoại thương cóthể đàm thoại trực tiếp với khách hàng qua telex, fax, điện tín giảm bớt những chi phí đilại, xúc tiến hoạt động xuất khẩu Giúp các nhà kinh doanh nắm bắt các thông tin về diễnbiến thị trường một cách chính xác, kịp thời Bên cạnh đó, nhờ có xuất khẩu mà cácdoanh nghiệp Việt Nam được tiếp xúc với các thành tựu công nghệ tiên tiến trên thế giới,thay thế, đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp sản xuất Khoa học công nghệ còn tácđộng tới các lĩnh vực như vận tải hàng hoá, các kỹ nghệ nghiệp vụ trong ngân hàng Đócũng chính là các yếu tố tác động tới hoạt động xuất khẩu
- Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng tốt là một yếu tố không thể thiếu nhằm góp phần thúcđẩy hoạt động xuất khẩu Cơ sở hạ tầng bao gồm: đường xá, bến bãi, hệ thống vận tải, hệthống thông tin, hệ thống ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu.Nếu các hoạt động này là hiện đại sẽ thúc đẩy hiệu quả xuất khẩu, ngược lại nó sẽ kìmhãm tiến trình xuất khẩu
- Các chính sách và quy định của Nhà nước: Các chính sách của Nhà nước như thuếnhập khẩu, quota, xây dựng các mặt hàng chủ lực, trực tiếp gia công xuất khẩu, đầu tưcho xuất nhập khẩu, lập các khu chế xuất, các chính sách tín dụng xuất khẩu cũng gópphần to lớn tác động tới tình hình xuất khẩu của một quốc gia Tuỳ theo mức độ canthiệp, tính chất và phương pháp sử dụng các chính sách trên mà hiệu quả và mức độ ảnhhưởng của nó tới lĩnh vực xuất khẩu sẽ như thế nào Bên cạnh các chính sách trên, nhómcác chính sách hỗ trợ mang tính thể chế - tổ chức, các khung pháp lý và hệ thống hànhchính cũng là một trong các nhân tố tác động trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu của cácdoanh nghiệp Những thay đổi cơ bản trong quản lý quá trình xuất khẩu của Nhà nướccũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu Đặc biệt là từ khi ra đời Nghị định
Trang 1257/1998NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành thìquyền tự do kinh doanh của thương nhân được mở rộng tạo ra một bước tiến mới, họđược quyền kinh doanh tất cả những gì mà pháp luật cho phép, tạo ra một môi trườngkinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp.
2 Những ngành hàng nông sản xuất khẩu ở Việt Nam
Trong số 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, khu vực nông, lâm, thủy sảnđóng góp đến 6 mặt hàng và được gọi là 6 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của ViệtNam (năm 2010):
- Lúa gạo: Kim ngạch xuất khẩu là 437 tr USD, khối lượng xuất khẩu là 780.700 tấn.Hiện Việt Nam dự trữ khoảng 20% sản lượng lúa gạo xuất ra Năm 2009, doanh số bángạo của Việt Nam ra thị trường chiếm 15% tổng mậu dịch gạo toàn cầu
- Cà phê: Với 146 công ty xuất khẩu cà phê Việt Nam, đứng đầu là Vinacafe, Intimex Mặt hàng cà phê có kim ngạch xuất khẩu là 343tr USD, khối lượng xuất khẩu là 240.900tấn trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 Thế Giới
- Cao su: Có 500 nhà xuất khẩu cao su trong nước Là nước xuất khẩu cao su lớn thứ 4Thế giới sau Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Mỹ, Nhật Kim ngạch xuất khẩu là 169,5
tr USD, khối lượng xuất khẩu là 67.800 tấn
- Hạt tiêu đen: kim ngạch xuất khẩu là 42 tr USD, khối lượng xuất khẩu là 13.500 tấn.Việt Nam là nước xuất khẩu và sản xuất hạt tiêu đen lớn nhất Thế Giới với doanh số bánnăm 2009 chiếm một nửa tổng mậu dịch tiêu toàn cầu Diện tích trồng tập trung chủ yếu
ở Tây Nguyên
- Hạt điều: Trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Nam với năng suất 1,06 tấn/ha Kim ngạchxuất khẩu là 108 tr USD, khối lượng xuất khẩu là 19.900 tấn Việt Nam là nước xuấtkhẩu hạt điều lớn nhất Thế Giới
Trang 13- Chè: Kim ngạch xuất khẩu là 24,8 tr USD, khối lượng xuất khẩu là 17.600 tấn ViệtNam là nước sản xuất và xuất khẩu chè lớn thứ 5 trên Thế Giới Thị trường xuất khẩu chủyếu ở Châu Á.
(Nguồn: AgroMonitor tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan)
Biểu đồ 1.1: Kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản và nhập khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2001-2009 (triệu USD)
3. Xu thế các ngành hàng nông sản
Bối cảnh phát triển mới, đặc biệt là suy giảm thị trường quốc tế và hàng rào phi thuếđang có xu hướng tăng, đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới trong phát triển hoạt độngthương mại nông sản xuất khẩu Những cách tiếp cận mới đó hay còn gọi là xu thế pháttriển của ngành hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu tập trung ở các vấn đề sau đây:
3.1 Đa dạng hóa sản phẩm
Có thể thấy rằng, trong thời gian qua, nhờ đường lối đổi mới, nên sản xuất và xuấtkhẩu nông sản ở nước ta tăng nhanh Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 1990 đạt20.666,5 tỉ đồng, nhưng sau 10 năm (năm 2000) đạt giá trị là 129.140,5 tỉ đồng, tăng 6,3lần và năm 2008 đạt giá trị là 248.314,8 tỉ đồng, tăng hơn 12 lần.Quy mô xuất khẩu nông
Trang 14sản của nước ta không ngừng tăng với một tốc độ cao và tương đối ổn định Năm 1990,kim ngạch xuất khẩu nông sản nước ta chỉ đạt 1.149 triệu USD, năm 1995 đạt 2.520 triệuUSD, năm 2000 là 4.308 triệu USD và đến năm 2008 đạt 12.365 triệu USD, tức là tăngkhoảng gần 11 lần so với năm 1990 Nhìn chung, tỷ trọng hàng nông sản xuất khẩu của tathường chiếm khoảng 30% - 35% khối lượng hàng nông sản được sản xuất trongnước.Kể từ năm 1991, nước ta đã bắt đầu hình thành một số mặt hàng nông sản xuất khẩuchủ yếu Hiện nay, những mặt hàng trên vẫn được duy trì, trong đó đáng chú ý là lúa gạo,cà-phê, chè, cao su và hạt điều Đây không chỉ là các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩucao đối với nước ta, mà còn chiếm được thị phần lớn trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu nông sản của nước ta đang phải cạnh tranh với rất nhiều đốithủ trên thế giới, đã đến thời kỳ xu thế phát triển các ngành hàng nông sản không còn tậptrung sản xuất chỉ một mặt hàng mà tiến tới sản xuất và kinh doanh đa ngành hàng đểgiảm thiểu rủi ro, tăng khả năng lợi nhuận.Có thể nói rằng, khi thương mại hội nhập vớikinh tế khu vực, kinh doanh đa ngành hàng mang lại lợi nhuận cao, giảm thiểu rủi ro nên
xu hướng theo hướng đang được phát triển Chủ yếu do từng loại sản phẩm thường bịcạnh tranh quyết liệt, nếu có nhiều sản phẩm khác cùng hỗ trợ thì ngành sẽ có tránh đượcsức ép cạnh tranh Từ phát triển theo đa dạng hóa như vậy, sẽ đáp ứng được nhu cầu về
số lượng, chủng loại, phẩm chất ngày càng cao của xã hội Khai thác đầy đủ và hợp lýcác nguồn lực trong nông nghiệp Thúc đẩy sản xuất phát triển, tận dụng các sản phẩmphụ của ngành trồng trọt và chăn nuôi Bảo vệ môi trường sinh thái
Xu thế đó được đi đôi với những yêu cầu sau:
- Đa dạng hóa sản phẩm phải gắn liền với chuyên môn hóa
- Đa dạng hóa sản phẩm dựa trên quan điểm hệ thống là phát triển toàn diện các ngànhtrên cơ sở tập trung hóa và chuyên môn hóa kết hợp với công nghệ hiện đại và công nghệtruyền thống
Trang 15Việc đa dạng hóa sản phẩm từ sẽ góp phần nâng cao giá trị nông sản, có thể tận dụngcác sản phẩm bị loại để dùng vào việc chế biến đa dạng sản phẩm và người sản xuất cóthể yên tâm hơn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm.
3.2 An toàn thực phẩm, sản phẩm hữu cơ
Như chúng ta cũng đã biết, việc đất nước ta gia nhập WTO vừa là cơ hội để chúng ta
có thể vươn lên hội nhập thương mại quốc tế, nhưng cũng là để chúng ta thấy rõ đượcchính khả năng mạnh hay yếu trong thị trường cạnh tranh này Vấn đề an toàn vệ sinhthực phẩm là yếu tố quyết định sống còn trong cuộc cạnh tranh thương mại về thực phẩm.Hàng hóa, thực phẩm của Trung Quốc trên thị trường Nhật Bản, chính phủ và người dânNhật Bản rất khắt khe, cảnh giác với hàng hóa xuất xứ từ Trung quốc mặc dù được bánvới giá rất rẻ Chính vì vậy, mặt hàng nhập khẩu không bảo đảm an toàn vệ sinh thựcphẩm thì không thể cạnh tranh trên thị trường các nước phát triển, nơi mà luật pháp vàtiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm rất rõ ràng để bảo vệ sức khỏe cho người dân sở tại.Đối với nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển, lương thực thực phẩm là một loạisản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính trị, xã hội rất quantrọng Vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế Đểcạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực phẩm không những cần được sản xuất, chế biến,bảo quản phòng tránh ô nhiễm các loại vi sinh vật mà còn không được chứa các chất hóahọc tổng hợp hay tự nhiên vượt quá mức quy định cho phép của tiêu chuẩn quốc tế hoặcquốc gia, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng Đối với nhà sản xuất, đó lànhững chi phí do phải thu hồi, lưu giữ sản phẩm, hủy hoặc loại bỏ sản phẩm, những thiệthại do mất lợi nhuận, do thông tin quảng cáo … và thiệt hại lớn nhất là mất lòng tin củangười tiêu dùng Ngoài ra còn có các thiệt hại khác như phải điều tra, khảo sát, phân tích,kiểm tra độc hại, giải quyết hậu quả … Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thựcphẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sựphát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển,cũng như nước ta Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người
Trang 16ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảmbảo lành và sạch.
Sản xuất thực phẩm sạch, hay còn gọi là sản phẩm hữu cơ, là cách để các ngành đápứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước Bên cạnh đó, việc sản xuấtnhững thực phẩm này sẽ nâng tính cạnh tranh của các sản phẩm lương thực – thực phẩmtrong nước trên thị trường xuất khẩu Thực phẩm an toàn là yếu tố quan trọng doanhnghiệp trong ngành thực phẩm phát triển Sản phẩm không an toàn có thể gây rủi ro trongkinh doanh bao gồm cả những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và cung ứng thựcphẩm Trong lĩnh vực thực phẩm có nhiều vấn đề đáng lo ngại, ngộ độc, biến đổi ditruyền Những vấn đề vi sinh, môi sinh, hoá chất tích luỹ và những nguy hiểm về ô nhiễmvật lý khác… tất cả đều mang tính cấp bách, đòi hỏi ngành phải thay đổi cung cách kinhdoanh Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành cần áp dụng cáccông cụ quản lý tiên tiến trong quá trình sản xuất
3.3 Thực phẩm xử lý sẵn và đóng gói
Do tác động e ngại về an toàn thực phẩm, thâm canh ảnh hưởng môi trường cùng vớinhận thức ngày càng hiểu biết về dinh dưỡng và chế độ ăn kiêng làm nổi nhu cầu về sảnphẩm hữu cơ Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hữu cơ đang bùng nổ ở một số nước châu Âunhất là ở Anh, Thụy điển và Hoà lan có tốc độ tăng trưởng 20% / năm Giá bán sản phẩmhữu cơ thường cao hơn sản phẩm thông thường từ 15 – 20% Mức chênh lệch này có xuhướng giảm dần do ngày càng có nhiều sản phẩm hữu cơ Thực phẩm chế biến là sảnphẩm đi liền với cuộc sống hàng ngày của mỗi gia đình Thực phẩm chế biến khôngnhững tiết kiệm rất nhiều thời gian cho việc làm bếp mà còn tiết kiệm về mặt tiền bạc,thực phẩm chế biến đã cung cấp cho con người những bữa ăn ngon Thế giới đang pháttriển nhanh chóng và vượt bậc Quá trình này làm cho chất lượng cuộc sống của conngười không ngừng được nâng cao; song cũng chính nó làm cho cho con người ngàycàng trở nên bận rộn hơn Để góp phần chăm lo cho cuộc sống bận rộn của mọi người,ngành thực phẩm chế biến ngày càng phát triển mạnh, và đó là một xu hướng tất yếu Thị
Trang 17trường thực phẩm chế biến, sơ chế của Việt Nam vài năm gần đây đang có tốc độ pháttriển từ 20 - 40% mỗi năm Một trong những báo cáo thống kê chính thức cho thấy, năm
2007, giá trị sản xuất của ngành chế biến thực phẩm khoảng 297.000 tỷ đồng Các nhàchuyên môn dự đoán con số này sẽ còn tăng mạnh trong những năm tới
Thực vậy, trong cuộc sống hiện đại, thực phẩm chế biến là sản phẩm đi liền với cuộcsống hàng ngày của mỗi gia đình Thực phẩm chế biến không những tiết kiệm rất nhiềuthời gian cho việc làm bếp mà còn tiết kiệm về mặt tiền bạc, thực phẩm chế biến đã cungcấp cho con người những bữa ăn ngon Vai trò của thực phẩm chế biến không chỉ thểhiện ở chỗ giải quyết vấn đề mở rộng quỹ thời gian cho nhiều người, nhiều gia đình, màbản thân nó còn là những món ăn rất bổ dưỡng, vệ sinh và được nhiều người ưa thích .Trong những năm tới, cùng với sự phát triển của đời sống và xu hướng tiêu dùng mớitrong xã hội, chắc chắn thị trường thực phẩm chế biến sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơnnữa
3.4 Kinh doanh qua hệ thống siêu thị, chợ đầu mối
Khi mua hàng, người mua đòi hỏi giá cả cạnh tranh, chất lượng hợp lý Rõ ràng chúng
ta phải chấp nhận đối mặt với cạnh tranh khi xu thế hội nhập kinh tế thế giới ngày càngđến gần, vấn đề đặt ra là làm thế nào nâng cao được năng lực cạnh tranh, cạnh tranh ngaytrên thị trường của chính mình và cạnh tranh trong xuất khẩu
Hiện nay, khuynh hướng tiêu dùng thuận tiện, nhanh chóng đang nở rộ và nếp tiêudùng ở chợ ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm như chất lượng thực phẩm, giá cả không
ổn định Mua hàng trong siêu thị hay chợ đầu mối, ngoài việc đảm bảo về chất lượnghàng hóa mà người tiêu dùng còn yên tâm về sự ổn định giá cả, đã giải quyết được vấn đềthời gian và nỗi lo về việc an toàn vệ sinh thực phẩm Việc kinh doanh qua chợ đầu mối
và hệ thống siêu thị, giúp rút ngắn thời gian tiêu dùng từ nhà sản xuất đến người mua, từ
đó sẽ giảm chi phí vận chuyển và hạ giá thành sản phẩm Các nhà sản xuất có mối tiêuthụ hàng ổn định, sản phẩm không chịu cảnh ế đọng Ngoài ra, việc cung ứng cho cácsiêu thị cũng phải đạt được yêu cầu về vệ sinh và quy trình sản xuất, từ đó giúp hoàn
Trang 18thiện hơn về quy trình, nâng cao vệ sinh an toàn thực phẩm Với tốc độ phát triển hiệnnay của thế giới, việc người tiêu dùng đến hệ thống siêu thị hay chợ đầu mối để muahàng ngày càng nhiều, nắm bắt xu hướng này, các doanh nghiệp sản xuất hàng nông sảnxuất khẩu sẽ nhanh chóng tạo ra phướng hướng phát triển của mình trong các năm đến.
4 Những quy định của Việt Nam và thế giới về tiêu chuẩn nông sản xuất khẩu
4.1 WTO
Hàng nông sản vốn là nhóm mặt hàng nhạy cảm trong thương mại quốc tế Vì vậy,nắm rõ những quy định về tiêu chuẩn xuất khẩu để có thể dễ dàng nhanh chóng hội nhậpvào thị trường đầy tiềm năng này
Sau nhiều vòng đàm phán khó khăn, các nước đã thống nhất một cơ chế thương mạiriêng cho hàng nông sản, thể hiện tại Hiệp định Nông nghiệp
Tuy nhiên, Hiệp định này cũng chỉ giới hạn vấn đề mở cửa thị trường liên quan đếnhai công cụ chủ yếu:
- Các biện pháp tại cửa khẩu để kiểm soát nhập khẩu nông sản;
- Trợ cấp nông nghiệp (trợ cấp xuất khẩu và các loại trợ cấp trong nước đối vớinông nghiệp nhằm ổn định thu nhập và đời sống của người làm nông nghiệp)
Từ góc độ của doanh nghiệp, mức độ mở cửa thị trường nông sản có tác động hai mặt.Đối với việc xuất khẩu nông sản, đàm phán mở cửa càng thành công thì doanh nghiệpcàng dễ tiếp cận thị trường nông sản nước ngoài (do mức thuế giảm, ít các biện pháp phithuế…) và sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu ở thị trường xuất khẩu cũng vìthế tăng lên Theo hướng ngược lại, đối với thị trường trong nước, mở cửa đồng nghĩavới việc nông sản nước ngoài sẽ vào dễ dàng hơn, cạnh tranh mạnh mẽ hơn và do đó cóthể làm ảnh hưởng đến thị phần hàng nông sản nội địa trên chính sân nhà
“Mở cửa thị trường” nông sản được hiểu là việc giảm bớt các “rào cản” về vật chất vàthủ tục để nông sản nước ngoài có thể tiếp cận thị trường nước nhập khẩu một cách thuận
Trang 19lợi Trong WTO, “mở cửa” đồng nghĩa với việc giảm thuế nhập khẩu (và không đượctăng trở lại), giảm và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan đối với hàng hoá nhập khẩu (nhưhạn ngạch, quy định giá nhập khẩu tối thiểu, các loại thuế-phí liên quan đến việc nhậpkhẩu, giấy phép nhập khẩu, các biện pháp mang tính hạn chế khác…) Trong WTO, cácnước thành viên được phép sử dụng các biện pháp tự vệ (tăng thuế, áp dụng lại chế độhạn ngạch, duy trì cơ chế giấy phép nhập khẩu…) để đối phó lại với tình trạng nhập khẩu
ồ ạt gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước Các điều kiện và cáchthức để tiến hành tự vệ được quy định trong Hiệp định về Tự vệ
Tuy nhiên, đối với một số loại nông sản sau khi đã thuế hoá các biện pháp phi thuế,hành động tự vệ sẽ chỉ phải tuân thủ một số điều kiện trong Hiệp định nông nghiệp (gọi
là biện pháp tự vệ đặc biệt – Special safeguard measures - SSG) mà về cơ bản là dễ dànghơn điều kiện tại Hiệp định về Tự vệ Những loại nông sản là đối tượng của các biệnpháp tự vệ đặc biệt này là những loại được đánh dấu bằng chữ “SSG” trong Biểu cam kếtcủa từng nước và là kết quả của sự đàm phán, thoả thuận của các thành viên WTO
Như vậy, biện pháp tự vệ áp dụng cho đa phần nông sản vẫn thực hiện theo Hiệp định
về Tự vệ nhưng có một số sản phẩm (nông sản có đánh dấu SSG) thực hiện theo quy định
về tự vệ đặc biệt tại Hiệp định Nông nghiệp (với các điều kiện và yêu cầu thấp hơn).Các doanh nghiệp khi xuất hàng nông sản cần chú ý quy định và thực tiễn về SSG củatừng thị trường Nếu hàng của doanh nghiệp thuộc nhóm có thể áp dụng SSG thì cần rấtthận trọng khi tăng lượng xuất khẩu bởi khả năng bị áp dụng biện pháp tự vệ, tức là bị ápthuế bổ sung ngoài thuế quan đã ấn định trước, sẽ cao hơn nhiều so với các hàng hoákhác (vì điều kiện để áp dụng biện pháp tự vệ đối với các trường hợp hàng hóa SSG dễdàng hơn nhiều)
4.2 VietGAP
VietGAP là chữ viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices (Thực hành sảnxuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi của Việt Nam) là những nguyên tắc, trình tự, thủtục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn, nâng cao
Trang 20chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêudùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
VietGAP cho rau, quả tươi an toàn dựa trên cơ sở ASEAN GAP,EUREPGAP/GLOBALGAP và FRESHCARE, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho rau, quảViệt Nam tham gia thị trường khu vực ASEAN và thế giới, hướng tới sản xuất nôngnghiệp bền vững
Hơn nữa, VietGAP còn là tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp tốt Việt Nam dựa trên 4tiêu chí: tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất; an toàn thực phẩm gồm các biện pháp bảo đảmkhông có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch, truy tìm nguồn gốcsản phẩm
Sau khi gia nhập WTO, ngành thương mại Việt Nam đã có nhiều thay đổi tích cực,trong đó đáng chú ý là lượng đầu tư trực tiếp và gián tiếp đều tăng mạnh so với nămtrước Tuy nhiên, lượng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra nước ngoài chưa được như
kỳ vọng Một phần nguyên nhân chính là hàng hóa của chúng ta vấp phải các quy định vềtiêu chuẩn hàng hóa rất khắt khe của các nước nhập khẩu
Theo nhận định của các chuyên gia, thị trường xuất-nhập khẩu nông sản trên thế giớiđang được kiểm soát bởi những đại siêu thị, những tập đoàn đa quốc gia với các tiêuchuẩn rất cao về chất lượng sản phẩm cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm Nắm bắtđược những khó khăn trên, từ năm 2006, ASEAN đã công bố bản quy trình GAP (GoodAgricultural Practices: Thực hành nông nghiệp tốt) chung cho các nước thành viên Vànăm 2008, Việt Nam cũng cho ra mắt tiêu chuẩn riêng của mình có tên viết tắt là VietGAP
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế tăng mạnh như hiện nay, nếu người nông dân ViệtNam không thay đổi thói quen sản xuất tự phát như trước, thì không những vấn đề xuấtkhẩu nông sản gặp khó khăn mà việc “thua ngay trên sân nhà” cũng là kết cục không thểtránh khỏi
Trang 21Tiêu chuẩn VietGAP là bước khởi đầu cho việc phát triển và thực thi chương trìnhthực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) cho sản phẩm rau, quả, chè, đồng thời cũngthúc đẩy sự kết nối giữa sản xuất với thị trường, từ đó mang lại lợi ích cao hơn cho ngườisản xuất, từng bước xây dựng thương hiệu cho rau, quả, chè an toàn, nâng cao thu nhậpcho người sản xuất, góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng Có thể thấy, VietGAPđược coi là “chìa khóa” để nông sản của chúng ta có hiệu quả và giá trị hơn Sản xuấtnông sản theo tiêu chuẩn VietGAP được xem như giấy thông hành để đưa hàng nông sảnvào thị trường thế giới Tuy nhiên, việc xây dựng những vùng chuyên canh rau, củ, quả
an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP lại gặp rất nhiều khó khăn Qua 5 năm thí điểm, đến nay cả nước mới chỉ có 5% rau, quả là sản phẩm có mácVietGAP Vì thế, từ năm 2010, Bộ NN&PTNT đã phát động phong trào thi đua áp dụngVietGAP trong sản xuất rau, quả an toàn trong toàn quốc, phục vụ người tiêu dùng trongnước và xuất khẩu
4.3 SPS
Hiệp định SPS (Sanitary and Phytosanitary Measures) là hiệp định về áp dụng cácbiện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật Có hiệu lực cùng với sự thành lập của Tổchức thương mại thế giới vào ngày 01 tháng 01 năm 1995 Hiệp định SPS đưa ra các quytắc cơ bản về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và sức khỏe động, thực vật và cho phép cácquốc gia tự thiết lập tiêu chuẩn riêng của mình Nhưng Hiệp định cũng yêu cầu rằng cácquy định phải có căn cứ vào khoa học Các quy định này nên chỉ được áp dụng ở mức độcần thiết để bảo vệ sức khỏe hoặc tính mạng của con người, động vật hoặc thực vật Cácquy định này cũng không được phân biệt đối xử một cách tùy tiện hoặc vô lý giữa cácquốc gia có điều kiện giống nhau hoặc tương tự nhau Các nước thành viên được khuyếnkhích sử dụng tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị quốc tế hiện có Tuy nhiên, cácthành viên có thể sử dụng các phương pháp dẫn đến tiêu chuẩn cao hơn nếu có sự biện hộkhoa học Họ có thể đưa ra các tiêu chuẩn cao hơn dựa vào việc đánh giá thích đáng rủi
ro miễn là phương pháp sử dụng nhất quán và không tùy tiện Hiệp định cũng cho phép
Trang 22các quốc gia sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau và phương pháp giám định sản phẩm khácnhau.
Tiến trình tự do hoá thương mại trên phạm vi toàn cầu đã tạo ra cơ hội cho các nướcđang phát triển có thể tiếp cận thị trường các nước phát triển một cách dễ dàng hơn, đặcbiệt là các sản phẩm nông sản và thực phẩm Việc xoá bỏ các hạn chế về số lượng và thuế
đã góp phần thúc đẩy thương mại, nhưng những tác động của các biện pháp khác nhưchất lượng thực phẩm và các yêu cầu về vệ sinh động, thực vật (SPS) có thể làm cản trởthương mại Các nước đang phát triển thiếu những nguồn lực để tham gia một cách cóhiệu quả vào thể chế của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và do đó có thể không cókhả năng khai thác những cơ hội được tạo ra bởi các hiệp định này
Các mục tiêu chủ yếu của Hiệp định SPS là nhằm:
Bảo vệ và cải thiện tình trạng sức khoẻ của con người, của động vật và các hiện trạng
vệ sinh thực vật ở tất cả các nước thành viên
Bảo vệ các nước thành viên không bị phân biệt đối xử bất hợp pháp và tuỳ tiện do cáctiêu chuẩn vệ sinh và vệ sinh thực vật khác nhau gây ra
Hiệp định SPS cho phép các quốc gia riêng lẻ áp dụng các biện pháp hợp pháp để bảo
vệ sức khoẻ và cuộc sống người tiêu dùng, của thực vật, động vật, ở mức độ nguy cơ, rủi
ro mà họ cho là hợp lý, miễn là có thể được chứng minh một cách khoa học và không gâytrở ngại không cần thiết đối với thương mại Chúng ta cùng xem xét những nội dung chủyếu của Hiệp định:
- Sự hài hoà: Trong nhiều trường hợp, việc hài hoà các tiêu chuẩn SPS có thể làm giảmđáng kể các rào cản thương mại Bởi vậy, các nước thành viên được khuyến khích thamgia các tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc tế, nhất là Uỷ ban Tiêu chuẩn thực phẩmCodex, Cơ quan quốc tế kiểm dịch động vật (OIE) và Công ước bảo vệ thực vật quốc tế(IPPC)
Trang 23- Sự tương đương: Các nước thành viên phải chấp nhận các biện pháp SPS của cácnước thành viên khác nếu các nước này có thể chứng minh các biện pháp đưa ra là tươngđương và mức bảo vệ là như nhau Điều này nhằm bảo vệ các nước xuất khẩu không bịcác hạn chế thương mại bất hợp pháp, ngay cả khi các sản phẩm ấy được sản xuất theonhững yêu cầu SPS khác nhau về chất lượng.
- Đánh giá nguy cơ (rủi ro) và xác định mức bảo vệ vệ sinh và vệ sinh thực vật thíchhợp: Các nước thành viên phải cung cấp các chứng cứ khoa học khi áp dụng các biệnpháp SPS khác với các tiêu chuẩn quốc tế Chứng cứ này phải dựa trên sự đánh giá nguy
cơ (rủi ro) có tham khảo các phương pháp đánh giá nguy cơ do các tổ chức tiêu chuẩnquốc tế xây dựng, nếu có khả năng và điều kiện thích hợp Mặt khác, các nước thành viên
có nghĩa vụ phản đối sự khác biệt tuỳ tiện và không công bằng đối với mức bảo vệ đượccoi là hợp lý, nếu các điểm khác biệt đó có thể gây cản trở thương mại
- Sự chấp nhận các điều kiện vùng, gồm các khu vực không có dịch và sâu bệnh và cáckhu vực ít dịch và sâu bệnh: Hiệp định thừa nhận các nguy cơ SPS không dừng lại tại cácbiên giới quốc gia mà có thể có những vùng trong một quốc gia riêng biệt nào đó có nguy
cơ thấp hơn các nước khác Bởi vậy, Hiệp định thừa nhận sự tồn tại những khu vựckhông có dịch và sâu bệnh, được xác định bởi các yếu tố địa lý, hệ thống sinh thái, sựgiám sát về dịch tễ học và việc kiểm soát SPS có hiệu quả
- Tính minh bạch: Hiệp định thiết lập các thủ tục nhằm nâng cao tính minh bạch trongviệc xây dựng các tiêu chuẩn SPS giữa các nước thành viên Các nước thành viên cónghĩa vụ công bố và thông báo cho Ban thư ký SPS về tất cả các biện pháp SPS dự kiếnban hành và áp dụng Thông tin này được tiếp cận thông qua “Cơ quan thông báo” đượcthành lập trong cơ quan chính phủ nước thành viên Mặt khác, các nước thành viên phảithiết lập “Điểm hỏi đáp” để trả lời cho các nước thành viên khác bất kỳ câu hỏi nào vềcác biện pháp SPS hoặc các tài liệu có liên quan
- Hiệp định SPS đưa ra các yêu cầu cần thiết nhằm bảo đảm tính minh bạch trong việc
áp dụng các biện pháp SPS trong các nước thành viên Các nước thành viên được yêu cầu
Trang 24thành lập những điểm hỏi đáp liên quan đến các biện pháp SPS: (1) Một điểm hỏi đápquốc gia chịu trách nhiệm trả lời các câu hỏi từ các nước thành viên khác và cung cấp cáctài liệu về việc áp dụng các biện pháp SPS; (2) Một cơ quan thông báo quốc gia chịutrách nhiêm thông báo mọi thủ tục liên quan đến các biện pháp SPS sửa đổi hoặc mới banhành Nếu các nước thành viên có kế hoạch áp dụng biện pháp SPS khi chưa có tiêuchuẩn quốc tế hoặc nội dung của các biện pháp dự kiến áp dụng khác với tiêu chuẩn quốc
tế, thì các nước thành viên này phải thông báo các biện pháp đó cho các nước thành viênkhác thông qua Ban thư ký Uỷ ban SPS
Trang 25CHƯƠNG 2:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU
- Vùng đồng bằng nhỏ, hẹp thuộc hạ lưu các sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ, được phù
sa bồi đắp hằng năm, nhân dân có truyền thống thâm canh lúa nước và cây công nghiệpngắn ngày, cây thực phẩm
- Vùng ven biển đa phần là cát, sản xuất chủ yếu là hoa màu, trồng rừng chống cátbay,nuôi trồng và đánh bắt hải sản,…
- Vùng trung du với độ cao trung bình 100m, địa hình đồi bát úp xen kẽ các dải đồngbằng Nhân dân trồng lua, màu, cây công nghiệp, chăn nuôi, trồng rừng, khai thác khoángsản nhỏ
- Vùng miền núi bao gồm 8 huyện phía Tây của tỉnh Nhân dân chủ yếu sống bằng sảnxuất nông lâm nghiệp với phương thức canh tác lạc hậu
Trang 261.1.1 Về đất đai
Tổng diện tích tự nhiên của Quảng Nam là 1.040.683ha được hình thành từ 9 loại đấtkhác nhau gồm cồn cát và đất cát ven biển, đất phù sa biển, đất xám bạc màu, đất đỏvàng, đất thung lũng… Nhóm đất phù sa ven sông là nhóm đất quan trọng nhất trong pháttriển cây lượng, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày Nhóm đất cát ven biển đượckhai thác cho mục đích nuôi thủy sản Nhóm đất đỏ vang vùng đồi núi thuận lợi chotrồng rừng, cây công nghiệp và cây ăn quả dài ngày Việc sử dụng đất chủ yếu vào nôngnghiệp Trong tổng diện tích 1.040.683ha, diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất(49,4%), kế tiếp là đất dành cho sản xuất nông nghiệp, đất thổ cư và đất chuyên dùng.Diện tích đất trống đồi trọc, đất cát ven biển chưa được sử dụng còn chiếm diện tích lớn
Bảng 2.1: Tổng diện tích và tỷ lệ các loại đất tại tỉnh Quảng Nam.
Loại đất Tổng diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Trang 271.1.2 Về khí hậu
Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô,chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc
1.1.3 Về sông ngòi
Do nằm trong vùng có lượng mưa lớn, hệ thống sông ngòi trong tỉnh khá phát triển
Hệ thống sông Thu Bồn là một trong những hệ thống sông lớn của Việt Nam với tổngdiện tích lưu vực khoảng 9.000 km2 Sông Tam Kỳ với diện tích lưu vực 800 km2 là sônglớn thứ hai Ngoài ra còn có các sông có diện tích nhỏ hơn như sông Cu Đê 400km2, TuýLoan 300 km2, LiLi 280 km2 Các sông có lưu lượng dòng chảy lớn, đầy nước quanhnăm Lưu lượng dòng chảy sông Vu Gia 400m3/s, Thu Bồn 200m3/s có giá trị thủy điện,giao thông và thủy nông lớn Hiện tại trên hệ thống sông Thu Bồn, nhiều nhà máy thủyđiện công suất lớn như Sông Tranh 1 và 2, Sông A Vương, Sông Bung đang được xâydựng góp phần cung cấp điện cho nhu cầu ngày càng tăng của cả nước.Với hệ thống sôngngòi như vậy đủ để cung cấp nước phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp của tỉnh
1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 10,5%/năm
Trang 281.2.1 Dân cư và nguồn lao động
Ảnh hưởng tới hoạt động nông nghiệp ở 2 mặt: Vừa là lực lượng sản xuất trực tiếpvừa là nguồn tiêu thụ nông sản Đa phần dân cư Quảng Nam đều là nông dân, bởi vậynguồn lao động phục vụ cho nông nghiệp cũng rất đông đúc Mặt khác người dân lại sốngchủ yếu ở đồng bằng và trung du nên rất thuận lợi cho việc phát triển ngành nông, đặcbiệt là nuôi trồng cây lương thực, thực phẩm và hoa màu Cây trồng cần nhiều công chămsóc đều phải phân bố ở những nơi đông dân, có nhiều lao động Truyền thống sản xuất,tập quán ăn uống của các dân tộc có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phân bố cây trồng
1.2.2 Xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng của người dân
- Xây dựng mô hình thay thế kênh đất và kênh bêtông bằng hệ thống kênh dẫn kín theonguyên tắc bình thông nhau Mô hình được thực hiện thí điểm tại xã Bình Nguyên và Thịtrấn Hà Lam với diện tích 10ha và kết quả hết sức thuyết phục: tiết kiệm được hoàn toànlượng nước tưới do không thấm sâu, bốc hơi hay chảy tràn lan trên bề mặt, không mất đấtlàm kênh (mỗi ha tiết kiệm được 100m2 đất để sản xuất), không phải nạo vét kênh mươnghàng năm, không còn hiện tượng tranh giành nước gây mất đoàn kết trong cộng đồng dân
cư, về hiệu quả kinh tế 1km kênh ống kín sẽ tiết kiệm được 10% so với việc xây dựngkênh bêtông và khả năng tuổi thọ lâu hơn
- Đi đôi với chủ trương thay đổi cơ cấu mùa vụ trong sản xuất lúa, ngành nông nghiệp
và các địa phương cũng mạnh dạn khuyến khích nông dân chuyển đổi những diện tíchsản xuất lúa bấp bênh sang trồng rau màu, cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngàycho hiệu quả kinh tế cao hơn Có nhiều mô hình canh tác mới ở Đại Lộc, tại Thăng Bình,tại Quế Sơn cho hiệu quả kinh tế cao Những chuyển dịch đúng hướng và tất yếu ấy đãgóp phần hình thành nên các vùng sản xuất chuyên canh trên phạm vi rộng
- Cùng với đó, hiện có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ cho ngành chăn nuôi đang pháthuy tác dụng, góp phần đưa vị thế và tỷ trọng ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển, điểnhình như Chương trình lai tạo đàn bò, nạc hóa đàn heo, phát triển chăn nuôi theo mô hìnhnuôi trang trại
Trang 29- Cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng tăng cây công nghiệp, nhiều mô hình sảnxuất mới đạt hiệu quả kinh tế cao; giá trị sản xuất từ 1.773 tỷ đồng năm 1997 lên 2.480 tỷđồng năm 2006, tăng gần 1,4 lần.
1.2.3 Thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ hiện nay của mặt hàng nông sản tại Quảng Nam là chủ yếu một sốtỉnh thành trong nước và các nước như là: Mỹ, Nhật, Trung Quốc… Đây hầu hết lànhững thị trường rất tiềm năng và có tính ổ định Những sản phẩm nông sản đều có thểđáp ứng đủ nhu cầu không chỉ là những thị trường tiềm năng này mà còn cho những thịtrường mới hơn khi có điều kiện hợp tác
-lo xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông thôn rất nặng nề Để khơi dậy và phát huy hiệuquả các tiềm năng to lớn trong nông nghiệp, “con đường ngắn” được đưa ra chính là ưutiên gắn phát triển kinh tế nông nghiệp với việc phát triển các loại hình kinh tế hợp tác.Tham luận tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, Liên minh HTX Quảng Nam khuyếnkhích, tạo môi trường cho kinh tế hợp tác, HTX liên kết, hợp tác bình đẳng, cùng có lợivới các doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế khác
Từ khi có Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng và đặcbiệt là Chương trình hành động số 21-Ctr/TU ngày 31/10/2008 của Tỉnh ủy QuảngNam, Chương trình hành động số 03 Ctr/HND của Ban Thường vụ Hội Nông dân
Trang 30tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng khóa X vềnông nghiệp, nông dân, nông thôn; các cấp, các ngành trong tỉnh đã lãnh đạo, chỉđạo việc tổ chức thực hiện “Tam nông” một cách đồng bộ, hiệu quả, đã đạt và vượtchỉ tiêu, kế hoạch so với năm 2008: Giá trị sản xuất ngành nông - lâm - ngư nghiệpđạt 2.665 tỷ đồng tăng hơn 1,2% so với năm 2008; tổng sản lượng lúa cả năm đạt394.400 tấn, tăng 13.800 tấn so với năm 2008; sản lượng khai thác thủy sản tăng9,5%; sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng 33%; diện tích trồng rừng từ các chươngtrình dự án trong năm đạt trên 5.100ha.
Các chính sách về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn miền núi đượcđặc biệt chú trọng như phê duyệt đề án và triển khai chương trình giảm nghèonhanh và bền vững đến năm 2020 với tổng kinh phí gần 14.500 tỷ cho các huyệnPhước Sơn, Tây Giang và Nam Trà My; nhiều chính sách đảm bảo an sinh xã hội,
hỗ trợ cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách, đốitượng xã hội và những người mất việc làm do suy giảm kinh tế đã được các cấp cácngành triển khai quyết liệt; nhờ đó đã góp phần giảm bớt khó khăn cho người dân
Trang 31Biểu đồ 2.1 : Giá trị kim ngạch nông sản xuất khẩu của tỉnh Quảng Nam trong thời
kỳ 2005-2010
Bảng 2.2 : Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh (1000USD)
Hải sảnđông
Hảisản khô
Nguyênliệu giấy
Sảnphẩm gỗ
Tinhbột sắn
Nhânhạt điều Quế
Trang 32- Nhân hạt điều - Thăng Bình: Tuy nhân hạt điều tỉnh Quảng Nam chưa được nổi tiếngnhư các tỉnh khác trên cả nước Nhưng tính đến năm 2010, thì sản phẩm nhân hạt điềuvẫn là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đem lại lợi nhuận cao cho tỉnh nhà.
- Hạt tiêu – Tiên Phước: Vào thập niên 80 của thế kỷ trước, nhắc đến Tiên Phước người
ta nghĩ ngay đến cây tiêu Bởi hạt tiêu nơi đây có một hương vị rất riêng Theo thống kê,mỗi năm huyện Tiên Phước sản xuất gần 40 tấn tiêu hạt Nguồn thu nhập mang lại từ tiêuhạt không phải là nhỏ
- Rau Trà Quế - Hội An: Làng hiện đang có 200 hộ làm nông nghiệp, trong đó có 130
hộ chuyên trồng rau luân canh, xen canh trên diện tích 20ha Từ xưa đến nay, làng rauTrà Quế nổi tiếng vì có hơn 20 chủng loại rau ăn lá và rau gia vị, đặc biệt là có nhiều loạirau không nơi nào thơm ngon bằng như húng, é, tía tô… Làng rau Trà Quế hiện cũng đãđăng ký thương hiệu sản phẩm
- Mây tre đan huyện Đại Lộc: Từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước, nghề mây - tređan đã phát triển khá mạnh ở Đại Lộc Tuy nhiên, càng về sau, do nhiều nguyên nhân cảkhách quan lẫn chủ quan, nghề này đã lụi tàn dần, cho đến bây giờ mới có cơ hội phụchồi và phát triển
- Tinh bột sắn - Quế Sơn: Từ khi Nhà máy Tinh bột sắn Quảng Nam hoạt động, hàngnghìn gia đình chuyển hướng sang cây sắn để chủ động cung ứng nguồn nguyên liệu theonhững hợp đồng ký kết với đơn vị này Do vậy, 7 năm gần đây, diện tích canh tác loạicây trồng trên liên tục tăng mạnh Nếu năm 2003, toàn huyện chỉ có 600ha sắn thì nay đãvụt lên 2.300ha Theo nhiều nông dân, 1 sào sắn mỗi năm cho năng suất khoảng 2,5 tấn.Với giá sàn thu mua tại chỗ 700 đồng/kg thì đạt tổng giá trị 1.750.000 đồng, trong khi đóvốn đầu tư chỉ chiếm chừng một nửa Nếu so với cây khoai lang hoặc đậu phụng thì sắnđem lại cho nông dân mức lãi ròng cao gấp 2-3 lần Đặc biệt hơn, đầu ra của mặt hàngnông sản này là không phải đáng lo, bởi sản phẩm đã được Nhà máy Tinh bột sắn QuảngNam bao tiêu toàn bộ
Trang 33- Hải sản – Núi Thành, Thăng Bình, Hội An: Tỉnh Quảng Nam đã và đang có kếhoạch xúc tiến phát triển hải sản trên địa bàn, chủ yếu là nuôi tôm thẻ chân trắng Năm
2009, người nuôi tôm Hội An đã tập trung phát triển mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng Từ4.000m2 ở phường Cửa Đại (năm 2006), đến nay toàn thành phố đã có 82,6 ha diện tíchnuôi tôm thẻ chân trắng Trong năm, với 2 vụ nuôi, sản lượng tôm thẻ chân trắng toànthành phố đạt 260 tấn; hơn 70% hộ nuôi có lãi, mức bình quân 30 - 50 triệu đồng/ha/vụ
- Dưa hấu – Phú Ninh, Duy Xuyên: Cả tỉnh 300ha dưa, trong đó tập trung chủ yếu tạihuyện Phú Ninh và Duy Xuyên Tại Phú Ninh, tính đến thời điểm này toàn huyện cókhoảng 600ha đất màu chuyên canh và luân canh cây công nghiệp chủ yếu là dưa hấu rấtđược thị trường Trung Quốc ưa chuộng, cho mức thu nhập bình quân 65 - 130 triệuđồng/ha/năm
- Nghề sấy cau xuất khẩu: Của các hộ gia đình ở Tam Kỳ, Tiên Phước với 16.000 giađình nông dân trồng cau Năm 2006 Quảng Nam cung cấp ra thị trường khoảng 11.000tấn cau trái, trong đó có 7.500 tấn cau non (tương ứng với 1.600 tấn sấy xuất khẩu) Chỉtính riêng cau non, năm 2006, nông dân Quảng Nam đã thu được ít nhất 67,5 tỉ đồng (tínhgiá cau bình quân 9.000 đ)
- Nghề nuôi cá tra xuất khẩu: Đây là chương trình đang được chuẩn bị thực hiện và có
ý nghĩa đột phá quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp xuất khẩu trong những năm đếncho tỉnh Quảng Nam
Trang 34mặn mà cho lắm trong việc sản xuất nên mặt hàng nổi tiếng này không có cơ hội vươn xa
và mang lại lợi nhuận tối đa cho nông dân
Đánh giá trong vòng 10 năm từ 1980 đến khoảng 1990, trong các vườn quế của đồngbào dân tộc ở Trà Giác, Trà Giáp hay Trà Ka, nghìn nghịt thương lái đến "bỏ tiền tươi"cho đồng bào chỉ để mong được sở hữu, dù chỉ một vài cây Lúc đó, một cây quế đến tuổithu hoạch bán ra tại vườn là bỏ túi cả cây vàng Năm cao điểm 1982, có lúc một cây quế(15 - 20 tuổi) bán tại vườn là 2 cây vàng
Năm 1985, tổng diện tích trồng quế ở Trà My là 1.873ha, xấp xỉ 4.500.000 cây quế,sản lượng ước tính 12.000 tấn Thời bao cấp có 2 công ty của huyện chuyên thu mua quế
để xuất khẩu sang Hồng Kông, Đài Loan và các nước XHCN Lượng quế khô xuất khẩuhàng năm cũng đạt con số kỷ lục trên 110 tấn Từ năm 1992, huyện Trà My ban hành một
số chính sách hỗ trợ nhằm nâng diện tích quế lên 3.240 ha (vào năm 2010) và mở ra triểnvọng cho ngành xuất khẩu quế Theo thống kê của huyện Bắc Trà My, liên tục từ năm
2001 đến 2004, mỗi năm cả huyện trồng mới trên 500.000 cây Năm trồng nhiều nhất lànăm 2001, 800.000 cây
Thực tế thì đã có không ít người dân giàu lên nhờ cây quế Sản phẩm quế Trà My vẫnnổi tiếng về chất lượng, như một thương hiệu hàng nông sản - dược liệu đặc biệt có ưuthế cạnh tranh cao của tỉnh Và, lãnh đạo tỉnh, huyện, ngành nông nghiệp cũng đã hỗ trợ,khuyến khích nông dân không chỉ ở Trà My mà các huyện vùng cao trồng quế Thếnhưng, cho đến nay, cây quế Trà My vẫn chưa hết thăng trầm
Sở dĩ thương hiệu quế Trà My "xuống cấp" là vì ta du nhập quá nhiều quế "ngoại"(giống ở miền Bắc) Chất lượng tinh dầu của cây quế ngoại thấp hơn nhiều so với quế nộinhưng trong khi quế Trà My ế ẩm, thì quế ở các tỉnh miền Bắc khách hàng vẫn mua đắt
đỏ Đơn giản chỉ vì số lượng hàng hóa lớn, phù hợp với chế biến theo lối công nghiệp.Sản phẩm của ta thì chất lượng cao, tinh dầu nhiều, song ít quá
Trang 35Với cây quế, ta không thiếu đất để tạo ra một lượng hàng hoá lớn (qua khảo nghiệm,quế Trà My có thể trồng ở nhiều huyện vùng cao của tỉnh), nhưng nhiều năm qua, diệntích trồng quế vẫn không đổi, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, vẫn chưa có những quyhoạch cụ thể các vùng sản xuất mang tính chất công nghiệp để cây quế được sản xuất mộtcách tốt nhất Bên cạnh đó những khâu về thị trường, mua bán, chế biến, tiêu thụ thì còn
bỏ lửng, đa phần những cá nhân có nhu cầu mới tìm đến để đặt mua chứ chưa chủ độngtìm kiếm thị trường, môi giới trong việc tiêu thụ Đồng thời nông dân cũng đua nhautrồng theo kiểu phong trào; lúc rớt giá thì chặt bỏ, lúc được giá thì thi nhau trồng, sự việcnày vẫn diễn ra thường xuyên khiến cho việc sản xuất bị gián đoạn, ảnh hưởng xấu đếnchất lượng đất đai cũng như làm mất uy tín trong việc cung cấp hàng cho các doanhnghiệp
- Tiêu – Tiên Phước:
Có thể so sánh với các vùng khác trên địa bàn tỉnh thì huyện Tiên Phước có điều kiệnđất đai, khí hậu thuận lợi nhất cho việc sinh trưởng và phát triển của các cây trồng dàingày có giá trị kinh tế cao và có lợi thế cạnh tranh hiện nay
Từ những điều kiện địa hình, khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi đó, trong nhiều nămqua người dân trên địa bàn huyện đã có nhiều kinh nghiệm trong việc lập vườn, cải tạođất và đã trồng được các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như: Tiêu, Chè, Lòn bon,Thanh trà, Dó bầu, Măng cụt Hạt Tiêu Tiên Phước là một đặc sản có giá trị, có hương
vị đặc biệt so với các hạt tiêu ở các vùng khác và có sức cạnh tranh rất cao trên thịtrường Vào thời điểm thập niên 80, hạt tiêu khô được xuất bán rộng khắp trong và ngoàinước Cây tiêu đã có “thương hiệu” từ thuở đó và góp phần làm nên sự nổi tiếng cho quêhương xứ Tiên Theo thống kê, mỗi năm huyện Tiên Phước sản xuất gần 40 tấn tiêu hạt.Nguồn thu nhập mang lại từ tiêu hạt không phải là nhỏ Giá tiêu hạt mấy năm lại đâytương đối cao và ổn định Ở thời điểm đầu năm, 1kg tiêu khô bán tại Tiên Phước giá từ
Trang 3685 - 100 nghìn đồng nhưng nay đã lên đến 170 nghìn đồng và đang có xu huớng tăng nữavào những tháng cuối năm
Nhưng mấy năm gần đây, diện tích cây tiêu ở huyện Tiên Phước dần hạn hẹp Tìnhtrạng chết cây, rụng lá (do nấm, vi khuẩn… gây hại) khiến cho năng suất và chất lượnggiảm hẳn, nhiều vườn tiêu tỷ lệ thiệt hại từ 30 - 50%, thậm chí có những vườn bị mấttrắng Không chỉ cây tiêu đi xuống mà giá tiêu hạt cũng bấp bênh khiến nhiều ngườikhông quan tâm đầu tư đúng mức, dẫn tới cây tiêu ngày càng đứng trước nguy cơ bị
“tiêu” Ông Trần Anh Hào - một nông dân ở xã Tiên Cảnh (Tiên Phước) chỉ những chóitiêu còn sót lại trong vườn nhà mình, nói: “Trước đây, vườn nhà tôi trồng vài trăm choáitiêu, mỗi năm thu cả trăm ký hạt khô, nhưng sau trận gió lốc năm 1984 nó bắt đầu đixuống, đến nay mỗi vụ thu hoạch chỉ hái được vài ba ký, không đủ để ăn”
Tiêu là loại cây dễ trồng nhưng khó giữ, một khi nó đã đi xuống khó khôi phục lạinhư ban đầu cho dù các nông dân đã cố gắng rất nhiều Điển hình Tiên Mỹ là một trongnhững địa phương dẫn đầu toàn huyện về truyền thống làm vườn, trong đó tiêu là loại câychiếm ưu thế Trước đây, hầu như nhà nào ở Tiên Mỹ cũng có trồng năm, bảy chói tiêutrở lên, hộ trồng nhiều thì khoảng trên dưới 100 chói Vào mùa thu hoạch tiêu, đi đâucũng nghe được hương vị cay cay, nồng nồng toả ra từ các nong tiêu vừa mới hái đangđược phơi trước sân nhà Còn bây giờ mọi chuyện đã khác Đến một số gia đình trồngnhiều tiêu trước đây của xã hầu như chẳng có vườn nào được xanh tốt như xưa Anh NgôMinh Hoà, cán bộ nông nghiệp xã Tiên Mỹ cho biết: “Những năm gần đây lực lượngthanh niên trai trẻ của xã đi làm ăn xa hết, vả lại giá tiêu cũng rớt liên tục nên cây tiêu rơivào tình cảnh khó khăn Người trồng tiêu vừa thiếu nhân lực vừa thiếu động lực nên chỉđầu tư cầm chừng kiểu được chăng hay chớ”
Không chỉ ở Tiên Mỹ, nhiều hộ gia đình trồng tiêu ở các địa phương khác tronghuyện cũng chung cảnh ngộ Có thể thấy khoảng 30 năm trở lại đây cây tiêu Tiên Phướcđang trên đà đi xuống Nếu như giai đoạn hưng thịnh nhất, vào khoảng giữa những năm
80 của thế kỷ trước sản lượng thu hoạch tiêu trong toàn huyện mỗi năm đạt trên 100 tấn
Trang 37thì đến đầu những năm 2000 con số này chỉ còn khoảng vài chục tấn và 5 năm sau vàothời điểm năm 2005 sản lượng lại tăng lên mức gần 60 tấn Và tại thời điểm hiện nay sảnlượng tiêu chỉ còn khoảng vài ba tấn Theo nhiều hộ trồng tiêu của huyện thì muốn gắn
bó lâu dài với cây Tiêu người nông dân phải tìm mọi cách giảm chi phí đầu tư, tăng thâmcanh để lấy năng suất bù giá cả trong trường hợp giá tiêu hạ Bởi, mặc dầu có lúc giá tiêuxuống thấp nhưng so với các loại tiêu ở các địa phương khác trong cả nước thì giá tiêuTiên Phước vẫn luôn cao hơn từ 1,5 đến 2 lần Và thời điểm hiện nay giá tiêu đã lên mứcxấp xỉ 200.000 đồng/kg
Trước thực tế đó những năm qua huyện cũng đã đề ra chủ trương khôi phục lại câytiêu Mới đây nhất trong nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010 -
2015 đã có đề cập đến vấn đề khôi phục cây tiêu Phòng Nông nghiệp và phát triển nôngthôn huyện cũng đã xây dựng phương án khôi phục cây tiêu tại các xã vùng thấp củahuyện, trước mắt triển khai tập trung tại hai địa phương Tiên Mỹ và thị trấn Tiên Kỳtrong năm 2011 với diện tích khoảng 0,5 ha tương ứng với 800 chói tiêu Huyện sẽ hỗ trợ
về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây tiêu và hỗ trợ một phần cây giống, thuốc bảo vệ thực vậtđối với các hộ đăng ký trồng mới từ 15 chói trở lên Bên cạnh đó trong năm 2010 vừa quađược sự hỗ trợ của Ban quản lý dự án phát triển vùng huyện, trạm bảo vệ thực vật cũng
đã xây dựng được một số mô hình trồng mới và khôi phục các vườn tiêu trên địa bàn các
xã Tiên Hà, Tiên Châu, Tiên An và Tiên Lập bước đầu phát huy hiệu quả, được ngườitrồng tiêu hưởng ứng tích cực Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư tỉnh cũng đã tổchức hội thảo triển khai mô hình thực nghiệm: sử dụng các chế phẩm sinh học để hạn chếsâu, bệnh hại trên cây tiêu tại thôn 4 xã Tiên Mỹ với 30 hộ dân tham gia Mô hình nhằmtìm ra hướng thâm canh cây tiêu phù hợp nhằm hạn chế sâu, bệnh hại, tăng năng suất,chất lượng tiêu Tiên Phước Với những tín hiệu đáng mừng này hy vọng rằng người trồngtiêu Tiên Phước sẽ lại gắn bó với loại cây trồng đặc sản của quê hương và màu xanh sẽtrở lại trên những vườn tiêu Tiên Phước
Trang 38Rau Trà Quế không chỉ được tiêu thụ mạnh ở các chợ trong tỉnh mà còn có “đơn đặthàng” cung cấp cho hệ thống siêu thị của Công ty Metro Cash & Carry Viet Nam trongkhuôn khổ dự án “Hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam” Ông LêVăn Giảng, Chủ tịch UBND thị xã Hội An cho biết: “Với 20ha rau chuyên canh, bìnhquân mỗi tuần nông dân Trà Quế cung ứng cho siêu thị Metro Đà Nẵng khoảng 1,2 tấnrau sạch các loại Mỗi năm, 1 sào rau sẽ cho tổng thu nhập 18 triệu đồng, trừ các chi phíđầu tư, lãi ròng khoảng 12 triệu đồng” Anh Trương Tiến, người trồng rau Trà Quế chobiết, mỗi năm làng rau xuất ra thị trường 1.800 - 2.000 tấn rau sạch các loại, thu về
Trang 39khoảng 250-300 triệu đồng Mỗi hộ trồng rau có thu nhập 100.000 đồng/ngày Đó làkhoản thu nhập không phải thấp trong lúc nông nhàn của người xứ “đất ba châu” Làngrau Trà Quế hiện đã đăng ký thương hiệu sản phẩm Như thế, giấc mơ “xuất ngoại” rauTrà Quế đã thành hiện thực Tuy hiện giờ loại mặt hàng này vẫn chưa có giá trị xuất khẩunhưng tin chác rằng với thương hiệu của mình, loại rau này sẽ có mặt tại các thị trườngtrên Thế Giới.
- Mây tre đan huyện Đại Lộc:
Từ những năm của thế kỷ trước, nghề mây - tre đan đã phát triển khá mạnh ở ĐạiLộc, nhưng vượt qua những khó khăn mặt hàng này đang được phát triển trở lại Cụ thể:Hội Mây- tre - lá Quảng Nam đã thành lập và đi vào hoạt động, là chỗ dựa vững chắcgiúp các cơ sở trong tỉnh mở rộng liên doanh liên kết, nâng cao năng lực sản xuất và nănglực cạnh tranh trên thị trường Cạnh đó, huyện Đại Lộc được chương trình Việt Đức (hỗtrợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ - GTZ), hỗ trợ kỹ thuật từ khâu trồng nguyên liệuđến xuất khẩu sản phẩm Về nguyên liệu, Đại Lộc có thế mạnh do gần nguồn nguyên liệuphong phú từ các huyện miền núi phía tây Quảng Nam (Nam Giang, Phước Sơn) nên cóthể chủ động bố trí sản xuất
Theo kế hoạch, hoạt động sản xuất - kinh doanh của ngành mây - tre đan ở Đại Lộctrong những năm đến bao gồm 2 lĩnh vực: sản xuất hàng mây tre xuất khẩu (bàn, ghế, giỏxách, ngăn kéo, lẵng hoa, tủ, hộp ) và sản xuất song mây xuất
Hiện nay, sản phẩm mây tre đan của Đại Lộc đã được tham gia ngày càng nhiều ở cáchội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh Đặc biệt, việc một nghệ nhân (Đoàn Phú) đượccông nhận danh hiệu "Bàn tay vàng" và một sản phẩm (ghế dựa bằng mây) được tặng giảisản phẩm đặc sắc, đã thật sự mang lại niềm tin và sự hứng khởi cho những người thợ thủcông và góp phần quảng bá thương hiệu mây - tre đan Đại Lộc đến bạn bè gần xa Vànăm 2007 này, một trong những nội dung chính của chương trình hoạt động khuyến công
ở Đại Lộc là hỗ trợ đề án phát triển các làng nghề mây tre xuất khẩu gắn với phát triển du