Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 125 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
125
Dung lượng
706,5 KB
Nội dung
Chương 1: Lý luận chung về tỷgiáhốiđoái và tácđộngcủatỷgiá tới ngoạithươngTỷgiáhốiđoái là một trong những biến số kinh tế vĩ mô hết sức nhạy cảm. Tỷgiá biến động từng ngày, từng giờ và chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố. Bên cạnh các yếu tố mà ảnh hưởng của chúng đến tỷgiá dễ dàng nhận biết như cung cầu ngoại hối, lãi suất, lạm phát, cán cân thanh toán…tỷ giá còn chịu tácđộng bởi những yếu tố nếu thoáng qua sẽ tưởng như chẳng có mối ràng buộc nào cả. Ví như công việc củamột người bán hàng rong: xét một cách cụ thể công việc củamột người bán hàng rong ảnh hưởng đến thu nhập của anh ta, đến lượt thu nhập lại tácđộnglên chi tiêu thực tế, gây ảnh hưởng đến chỉ sốgiá tiêu dùng và cuối cùng là tỷgiáhốiđoái thực tế. Mặc dù biến độngcủatỷgiáhốiđoái là vô cùng phức tạp song tỷgiá luôn là đề tài hấp dẫn đối với giới nghiên cứu kinh tế cũng như các nhà quản lý vĩ mô trong bối cảnh tự do hóa thương mại hiện nay. Các quốc gia trên thế giới từ lớn đến nhỏ, từ mạnh đến yếu đều ý thức được rằng tỷgiáhốiđoái sẽ là một công cụ hữu hiệu, một liều thuốc cứu cánh cho thương mại các quốc gia nói chung cũng như ngoạithương nói riêng đang trong tình trạng hấp hối. Việc nghiên cứu những lý luận cơ bản về tỷgiáhốiđoái dưới đây do đó sẽ giúp ta hiểu hơn tại sao tỷgiáhốiđoái lại quan trọng đối với các quốc gia đến như vậy. 1.1.Khái niệm, cơ chế hình thành và phân loại tỷgiáhối đoái: 1.1.1. Khái niệm: Tất cả chúng ta đã quá quen thuộc với khái niệm thương mại trong nước, khi ta mua cam Sài Gòn hay bưởi Vĩnh Long, tất nhiên chúng ta sẽ trả bằng tiền đồngcủaViệtNam và tất cả những người bán cũng muốn chúng ta trả cho họ bằng đồng tiền như vậy. Điều đó cho thấy các giao dịch kinh tế trong phạm vi một nước rất đơn giản. Song nếu chúng ta muốn mua cam California (Mỹ) thì mọi việc sẽ hoàn toàn khác. Các nhà xuất khẩu Mỹ sẽ muốn chúng ta trả cho họ đô la Mỹ chứ không phải tiền đồngViệt Nam, do đó ta sẽ phải mua đô la Mỹ, từ đó dùng lượng đô la này để trả cho họ. Một câu hỏi đặt ra liệu chúng ta sẽ cần bao nhiêu đô la Mỹ ? Khi ấy, chúng ta sẽ phải quan tâm đến một khái niệm mới đó là: tỷgiáhối đoái. 1 Karl Mark (1818-1883) chính là người đầu tiên đưa ra khái niệm tỷgiáhối đoái. Trong bộ “Tư bản”(1858) ông viết: “Tỷ giáhốiđoái là một phạm trù kinh tế lịch sử, gắn với giai đoạn phát triển sản xuất của xã hội, tính chất,cường độ tácđộngcủa nó phụ thuộc vào trình độ phát triển thị trường và các giai đoạn cụ thể trong lưu thông tiền tệ thế giới”. Đây là một khái niệm khá phức tạp mang nặng tính lý luận hơn nghiên cứu thực tế song cũng đã thể hiện được phần nào tính lịch sử cũng như sự vận độngcủatỷ giá. Sau Mark, tỷgiáhốiđoái đã được hiểu đơn giản hơn và cho đến nay khái niệm thường được sử dụng nhất là: Tỷgiáhốiđoái là giá cả củađồng tiền nước này tính theo đồng tiền nước khác (2) . Điều đó có nghĩa tỷgiáhốiđoái cũng là giá cả song giá cả củamột loại hàng hóa đặc biệt: tiền tệ. Mỗi quốc gia hiện nay thường tạo dựng cho mình mộtđồng tiền riêng, đồng tiền nước này là ngoại tệ của nước khác, việc thanh toán giữa các quốc gia đòi hỏi phải sử dụng đồng tiền này đổi lấy đồng tiền kia, từ đó lại xuất hiện hai khái niệm cụ thể hơn về tỷgiáhốiđoái xét trên phạm vi một quốc gia: *Tỷ giá là giácủađồngngoại tệ tính theo đơn vị nội tệ. Khái niệm này biểu trưng cho cách yết giá trực tiếp (ngoại tệ/nội tệ). Ví dụ tỷgiá EUR/VND (EUR: euro, đồng tiền chung Châu Âu) trên thị trường ViệtNam ngày 5/11/2003 là 18.142VND và ở đây giá 1EUR đã được biểu hiện trực tiếp bằng VND. *Tỷ giá là giá cả củađồng nội tệ tính theo ngoại tệ. Đây là khái niệm chỉ cách yết giá gián tiếp (nội tệ/ngoại tệ), ví dụ như tỷgiá CNY/VND (CNY: Nhân dân tệ) tại Bắc Kinh là 1.842, giá VND chưa biểu hiện ra bên ngoài, do vậy để biết được giá VND, phải tiến hành chuyển đổi như sau: 1VND = 1/1.842CNY. Điều 4 mục 3.5 nghị định của Chính phủ về quản lý ngoạihối ban hành 17/8/1998 quy định: Tỷgiáhốiđoái là giámột đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ Việt Nam. Để tiện nghiên cứu, trong toàn bộ đề tài này nếu không có ghi chú gì đặc biệt thì tỷgiátăng sẽ được hiểu là tỷgiá nội tệ tăng tức đồng nội tệ tăng giá, còn tỷgiá giảm sẽ được hiểu là tỷgiá nội tệ giảm, đồng nội tệ giảm giá. Điều này cũng có nghĩa phá giá làm tỷgiáhốiđoái giảm còn nâng giá làm tỷgiáhốiđoái tăng. 2 Trong cách viết EUR/VND, EUR đứng trước gọi là tiền yết giá và là một đơn vị tiền tệ; VND đứng sau là tiền định giá, là mộtsố đơn vị tiền tệ thay đổi phụ thuộc vào thời giácủa tiền yết giá (35) . 1.1.2.Cơ chế hình thành tỷgiáhối đoái: Tỷgiáhốiđoái có một quá trình phát triển lâu dài, trải qua nhiều chế độ khác nhau, các chế độ tỷgiáhốiđoái luôn gắn liền với quá trình hình thành và phát triển củathương mại thế giới. Từ chế độ bản vị vàng (1875-1914) đến chế độ bản vị hốiđoái vàng (1944-1972) rồi chế độ tỷgiá thả nổi, thả nổi có quản lý (1975 - nay), tỷgiá đều được hình thành trên tương quan so sánh giá trị đồng tiền quốc gia này với quốc gia khác bất kể đó là vàng hay là tiền tệ củamột quốc gia đơn lẻ nào đó. Có thể nói trong lịch sử phát triển của mình, tỷgiá được hình thành trên hai ngang giá chính đó là ngang giá vàng và ngang giá sức mua. 1.1.2.1.Ngang giá vàng: Trước năm 1850, rất nhiều quốc gia trên thế giới theo đuổi một chế độ tiền tệ song bản vị: bạc và vàng là hai loại tiền tệ chính được lưu hành trong thanh toán thương mại giữa các quốc gia, tỷgiáhốiđoái do đó được hình thành trên cơ sởso sánh hàm lượng vàng và bạc. Năm 1850, khi khám phá ra hai mỏ vàng mới ở Mỹ và Úc, lượng vàng khai thác được đổ dồn về các quốc gia Châu Âu. Nếu trước đó chỉ có Anh tiến hành vàng hóa thanh toán (tức mọi giấy bạc của Anh đều đổi được ra vàng) thì năm 1851, Pháp và mộtsố quốc gia khác cũng đi theo bước chân của Anh. Đồng bạc bị loại khỏi thanh toán và chế độ bản vị vàng bắt đầu. Tỷgiáhốiđoái giữa hai đồng tiền của hai nước bất kì thời kỳ bản vị vàng được quyết định dựa trên việc so sánh hàm lượng vàng của hai nước với nhau. Giả sử hàm lượng vàng củađồng bảng Anh (GBP) là 1 ounce = 6 GBP trong khi hàm lượng vàng của franc Pháp (FRF) là 1 ounce = 12 FRF thì suy ra: 6GBP = 12FRF 1GBP = 2FRF Có thể tổng quát hóa bằng công thức sau: 3 Tỷgiáhốiđoái (đồng A/ đồng B)= BtiênviđontrongvàngluongHàm AtiênviđontrongvàngluongHàm 1 1 Dưới chế độ bản vị vàng, khi tiền giấy tự do đổi ra vàng và ngược lại, thì mọi biến độngcủatỷgiáhốiđoái sẽ tự động được điều chỉnh về mức cân bằng. Hãy lấy ví dụ trên làm minh chứng. Với hàm lượng vàng như trên giữa các đồng tiền GBP và FRF, giả sử GBP bị sụt giá trên thị trường ngoạihối tức 1GBP= 1,8FRF; một nhà nhập khẩu Anh cần 1000FRF để mua hàng hóa từ Pháp; nếu nhà nhập khẩu mua trực tiếp FRF bằng GBP, nhà nhập khẩu sẽ phải bỏ ra 555,56 GBP để có 1000FRF. Tuy nhiên, nhà nhập khẩu này đã dùng 1000FRF để mua vàng tại Anh sau đó đổi từ vàng sang GBP. Qui trình 1 khiến nhà nhập khẩu phải mua vàng để có 1000FRF với giá (1000/12)*6 = 500GBP; như vậy nhà nhập khẩu này đã lãi 55,56 GBP. Các nhà nhập khẩu khác cũng sẽ làm tương tự như vậy dẫn đến cầu đồng bảng tăng cho đến khi tỷgiá quay trở lại vị trí cân bằng ban đầu 1GBP = 2FRF. Chế độ bản vị vàng với cơ chế ngang giá vàng đã đem lại nguồn lợi cho rất nhiều quốc gia đặc biệt là Anh. Tuy nhiên đến cuối thế kỉ 19, các mỏ vàng đứng trước nguy cơ bị khai thác hết, lượng cung vàng khan hiếm dần, tình trạng giảm phát liên tiếp xảy ra, một cơ chế hình thành tỷgiáhốiđoái mới xuất hiện: Cơ chế ngang giá sức mua. 1.1.2.2. Ngang giá sức mua: Thời kì bản vị vàng qua đi, tiền giấy đảm nhận toàn bộ chức năng thanh toán, cùng với việc giấy bạc không được tự do đổi ra vàng theo hàm lượng vàng ấn định, ngang giá vàng không còn là cơ sở hình thành tỷgiáhối đoái; thay vào đó, việc so sánh hai đồng tiền với nhau được thực hiện bằng so sánh sức mua của hai loại tiền tệ. Tỷgiáhốiđoái hình thành trên cơ chế ngang giá sức mua ra đời. Và để nghiên cứu cơ chế này, chúng ta hay cùng nhau tìm hiểu thuyết ngang giá sức mua. Ý tưởng ngang giá sức mua xuất phát từ thế kỉ thứ 19 với sự góp mặt của nhà kinh tế học trường phái cổ điển David Ricardo, sau đó được mở rộng và hệ thống hóa bởi nhà kinh tế học Thụy Điển Gustav Cassel những năm 1920. Ngang giá sức mua nhanh chóng được đón nhận trong bối cảnh siêu lạm phát diễn ra ở Đức, Hungari và Liên bang Xô Viết khi sức mua tiền tệ các quốc gia này đột nhiên sụt 4 giảm bất ngờ. Thuyết ngang giá sức mua được xây dựng trên sự phát triển qui luật mộtgiá cho rằng: Tỷgiáhốiđoái giữa tiền tệ hai quốc gia sẽ bằng tỷ lệ giữa mức giácủa hai quốc gia đó. Từ đây, tỷgiáhốiđoái được hình thành như sau: nếu xem P D là mức giácủa giỏ hàng hóa trong nước (tính bằng nội tệ), P F là mức giácủa giỏ hàng hóa (tính bằng ngoại tệ) thì : Tỷgiáhốiđoái (số đơn vị nội tệ /1 đơn vị ngoại tệ) = P D / P F Ví dụ tại Mỹ, một áo sơ mi bán với giá 4 USD trong khi tại Anh, cũng áo đó nhưng giá bán là 3 GBP thì trên thị trường Mỹ, tỷgiá sẽ là 1GBP = 4/3 = 1,3 USD. Cách áp dụng tính tỷgiá như trên gọi là PPP tuyệt đối, chỉ đúng trong trường hợp chi phí vận chuyển thấp, không có rào cản nào giữa hoạtđộngthương mại hai nước còn khi chi phí vận chuyển cao đi cùng với cạnh tranh không hoàn hảo, có sự can thiệp của nhà nước bằng các hàng rào thuế và phi thuế thì tỷgiáhốiđoái chắc chắn sẽ không hoàn toàn được xác định như trên. PPP tương đối được đưa ra để khắc phục nhược điểm này. Đối với PPP tương đối thì tỷgiá được hình thành trên cơ sở xem xét chênh lệch lạm phát giữa hai nước. %∆S = %∆ P D - %∆P F Trong đó: %∆S: Tốc độ thay đổi củatỷgiá %∆P D : Tỷ lệ lạm phát trong nước %∆P F : Tỷ lệ lạm phát nước ngoài Điều này có thể hiểu là nếu tỉ lệ lạm phát ở ViệtNam là 10%, ở Mỹ là 5% thì giáđồng đô la sẽ được nâng lên 5% so với đồngViệt Nam. Tuy nhiên, PPP tương đối lại chỉ xem xét hàng hóa mậu dịch; đối với hàng hóa phi mậu dịch như dịch vụ cắt tóc thì PPP tương đối chưa giải thích được cơ chế hình thành tỷ giá, PPP tương đối không giải thích được tại sao cắt một kiểu đầu mới giá ở Mỹ là 20 USD trong khi ở Mêhicô chỉ có 7 USD. Song dù thế nào đi nữa thì PPP cũng đã đưa ra được một cơ chế hình thành tỷgiá mới dựa trên cơ sở ngang giá sức mua, mặc dù tỷgiá được xem là chịu tácđộngcủa nhiểu yếu tố như lạm phát, lãi suất…song cái cốt lõi của việc hình thành tỷgiá trong chế độ tiền giấy ngày nay vẫn chính là ngang giá sức mua. 1.1.3. Phân loại: 5 Tỷgiáhốiđoái trên cơ sở thực tiễn đã được phân làm nhiều loại, dựa trên những căn cứ khác nhau mà người ta phân loại ra những cặp tỷgiá khác nhau. Trong khuôn khổ của đề tài, người viết xin đưa ra những tỷgiá tiêu biểu nhất được xem là khuôn mẫu cho quá trình vận độngcủatỷ giá. *Căn cứ vào thời điểm thanh toán: _Tỷ giá giao ngay: là tỷgiá dùng cho các mua bán ngoạihối thanh toán ngay vào ngày hôm đó hoặc sau đó 2 ngày. _ Tỷgiá kỳ hạn : là tỷgiá được dùng cho các giao dịch kỳ hạn, thời gian giữa ngày kí hợp đồng và ngày giao tiền thường kéo dài từ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hay 1 năm. *Căn cứ vào tính chất củatỷ giá: _Tỷ giá danh nghĩa: Tỷgiá danh nghĩa được hiểu là tỷgiá đo lường giá trị danh nghĩa củađồng tiền mà không phản ánh sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước trong trao đổi thương mại quốc tế. Sự phá giátỷgiá danh nghĩa vì vậy cũng không phản ánh được sự thay đổi trong tính cạnh tranh quốc tế hàng hóa một nước như tỷgiá thực tế trình bày dưới đây. _Tỷ giá thực tế (i) : là tỷgiá danh nghĩa đã được điều chỉnh theo mức giá tương đối giữa các nước, có tính đến sức mua thực tế và quyết định tính cạnh tranh của hàng hóa quốc gia. *Căn cứ vào phương tiện thanh toán: _Tỷ giá điện hối: tỷgiá chuyển ngoạihối bằng điện, là cơ sở xác định các loại tỷgiá khác _ Tỷgiá thư hối: tỷgiá chuyển ngoạihối bằng thư. (i)Tỷ giá danh nghĩa được công bố hàng ngày trên thông tin đại chúng trong khi tỷgiá thực tế phải được tính toán dựa trên tỷgiá danh nghĩa như sau: Tỷgiá thực tế = (Tỷ giá danh nghĩa * Mức giá nước ngoài)/ Mức giá trong nước *Căn cứ vào cơ chế quản lý ngoại hối, ở những nước kém phát triển, ngoài thị trường ngoạihối chính thức còn xuất hiện thị trường chợ đen, tỷgiá được chia 6 thành tỷgiá chính thức do ngân hàng trung ương quy định và tỷgiá chợ đen do quan hệ cung cầu ngoạihối quyết định (35) . *Căn cứ vào hoạtđộng thanh toán ngoại thương: _Tỷ giá xuất khẩu: tỷgiá xuất khẩu được tính bằng tỷsốcủagiá bán hàng xuất khẩu theo điều kiện F.O.B bằng ngoại tệ với giá bán buôn xí nghiệp cộng thuế xuất khẩu bằng nội tệ. _Tỷ giá nhập khẩu: tỷgiá nhập khẩu được tính bằng tỷsố giữa giá bán buôn hàng nhập khẩu tại cảng bằng nội tệ với với giá nhập khẩu bằng ngoại tệ. Khái niệm tỷgiá xuất khẩu và tỷgiá nhập khẩu chính xác hơn chính là tỷ suất phí củahoạtđộng xuất khẩu và nhập khẩu. Để doanh nghiệp xuất nhập khẩu có lãi thì bất đẳng thức sau phải được thỏa mãn: tỷgiá xuất khẩu < tỷgiá chính thức < tỷgiá nhập khẩu (xem (5),(35)). *Căn cứ vào chế độ tỷgiáhối đoái: có 3 loại tỷgiá chính. _Tỷ giáhốiđoái cố định: là tỷgiá được nhà nước ấn định cố định trong tương quan giá cả giữa nội tệ và ngoại tệ. Tỷgiá cố định được áp đặt một cách cứng nhắc, mọi biến độngcủatỷgiá cố định sẽ phải xoay quanh mức tỷgiá với biên độ rất nhỏ do nhà nước cho phép. Nhà nước sẽ là tổ chức duy nhất được quyền quyết định thay đổi lại tỷgiá nếu có biến động quá lớn giữa ngang giá sức mua các đồng tiền. Mặc dù tỷgiá cố định có ưu điểm là tạo niềm tin về đồng tiền ổn định cho các nhà đầu tư, giúp các nhà xuất, nhập khẩu tránh được rủi ro hối đoái…song tỷgiá cố định thường là căn nguyên của các cuộc khủng hoảng kinh tế do chính sách tiền tệ thường xuyên bị phụ thuộc vào quốc gia có đồng tiền được neo tỷ giá, đi kèm với việc ngân hàng trung ương phải thường xuyên can thiệp vào thị trường ngoạihối giữ tỷgiá ổn định, dẫn đến cạn kiệt lượng ngoạihối dự trữ… _Tỷ giá thả nổi hoàn toàn: tỷgiá thả nổi được ưa chuộng sau khi hệ thống Bretton Wood sụp đổ, tỷgiá thả nổi hoàn toàn được xác lập hoàn toàn dựa trên cung cầu ngoại hối, sự vận động hàng ngày củatỷgiá thả nổi đều phản ánh chính xác sự luân chuyển các luồng tiền tệ giữa các quốc gia, ngân hàng trung ương sẽ không còn gặp nguy cơ cạn kiệt dự trữ ngoạihối như trong trường hợp tỷgiá cố định nữa, chính sách tiền tệ trở nên độc lập hơn Tuy vậy, trong sự vận động không hoàn hảo 7 của thị trường, tỷgiá hoàn toàn thả nổi cũng ẩn chứa nhiều rủi ro; đó là hễ tỷgiáhốiđoái thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi trong cán cân thanh toán, cụ thể hơn là cán cân thương mại để phù hợp với mức tỷgiá mới. Tỷgiá thả nổi sẽ luôn gây ra sự sụt giá trên thị trường nội địa do những thay đổi về lợi nhuận của các nhà đầu tư, các nhà xuất- nhập khẩu. Chưa hết, tỷgiá thả nổi còn là miếng mồi béo bở cho những kẻ đầu cơ tiền tệ, việc đầu cơ theo trào lưu rất dễ gây tổn thương khu vực tài chính, tiền tệ của nền kinh tế. _Tỷ giá thả nổi có quản lý: Đây là loại tỷgiá được ưa chuộng nhất, đứa con ruột của cuộc hôn phối giữa tỷgiá cố định và tỷgiá thả nổi, nó khắc phục được các nhược điểm của cả hai loại tỷgiá trên. Trong tỷgiá thả nổi có quản lý, tỷgiá vận hành theo sự biến động cung cầu thị trường, chính phủ sẽ can thiệp vào thị trường ngoạihối khi cần thiết, việc điều chỉnh tỷgiá sẽ dựa trên điều chỉnh tỷgiá chính thức. Tỷgiá thả nổi có quản lý một mặt phản ánh cung cầu ngoại hối, mặt khác đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế thông qua việc điều chỉnh tỷgiácủa nhà nước nên được các quốc gia rất ưa chuộng. Tính từ đầu năm 1970 đến nay, số quốc gia áp dụng chế độ tỷgiá thả nổi có quản lý đã tăng từ 23% (trong tổng số các quốc gia) lên tới 84% năm 2002 và ViệtNam chúng ta cũng nằm trong số các quốc gia này (47) . 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷgiáhốiđoái trong nền kinh tế mở: Dưới con mắt các nhà kinh tế học, tỷgiáhốiđoái luôn vận động theo những biến động vĩ mô của nền kinh tế. Mặc dù khoác cho mình tấm áo tỷgiá danh nghĩa có lúc được xem là ổn định song tỷgiá danh nghĩa đối với các nước áp dụng chế độ thả nổi tỷgiá hoặc thậm chí cố định cũng thường xuyên thay đổi. Tỷgiá giữa đô la Mỹ và đồng Yên Nhật ngày 31/9 năm 2003 đang dừng ở mức 118 JPY ăn 1 USD thì chỉ tám ngày sau đó đã lên đến 109 JPY một USD, một mức biến động khá lớn, ấy là chưa kể trong khoảng thời gian chưa đầy một tuần từ 3/9 đến 8/9 năm 2003 tỷgiá giữa đồng Baht (Thái Lan) đã tănggiá 2% so với USD (39) . Thế giới ngày nay thực sự đã đổi khác, các hoạtđộngthương mại, đầu tư trở nên gấp gáp hơn, những bữa ăn trưa của các doanh nhân cũng vội vàng hơn, thời gian dường như bị thu hẹp lại, tất cả bị cuốn đi trong vòng xoáy toàn cầu hóa, tự do hóa. Và tỷgiáhối đoái, 8 người bạn đồng hành của lưu thông hàng hóa tiền tệ cũng không tránh khỏi nhịp sống đó. Hãy nhìn lại trước kia khi đa số các quốc gia theo đường lối Xã Hội Chủ Nghĩa phủ nhận vai trò tỷgiá thì tỷgiá dường như chỉ là cái bóng mờ nhạt bên cạnh những người bạn đồng hành của nó ví như lạm phát, lãi suất…Cụ thể hơn, đối với một nền kinh tế đóng mà hiện nay Bắc Triều Tiên là một quốc gia điển hình thì sự tồn tại củatỷgiáhốiđoái chỉ đồng nghĩa với việc trao đổi thuần túy hàng hóa giữa các quốc gia, chức năng của nó chẳng qua là chỉ để thay thế cho phương trình trao đổi 1chiếc rìu bằng 3 quả tạ mà thôi. Nhà nước hoàn toàn ấn định tỷgiá theo sự cảm nhận chủ quan của mình, cũng có tính đến những nhân tố tácđộng đến tỷgiáhốiđoái song những tính toán đó có thể coi là không chính xác, không theo kịp mọi bước đi gấp gáp của vũ điệu thương mại thế giới. Nói một cách khác, trong nền kinh tế đóng, sự vận độngcủatỷgiáhốiđoái không phản ánh đúng tácđộng gây ra bởi các nhân tố như cán cân thanh toán, đầu cơ, lạm phát, lãi suất, buôn lậu…Trái lại, trong một nền kinh tế mở cửa, dù là mở cửa ở mức độ nào thì tỷgiáhốiđoái cũng được xem là vô cùng nhạy cảm, hấp thu mọi tácđộng từ các biến số kinh tế vĩ mô khác, các nhà hoạch định do đó cần phải rất thận trọng khi điều chỉnh tỷgiáhối đoái, phải cân nhắc tới mọi động thái, mọi nhân tố tácđộng để có thể đạt được mục tiêu hiệu quả trên tổng thể trên toàn bộ nền kinh tế. Xuất phát từ thực tiễn hơn 80% tổng số quốc gia trong đó có ViệtNam theo đuổi chiến lược mở cửa nền kinh tế, phần này sẽ chỉ tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷgiáhốiđoái trong nền kinh tế mở và hãy bắt đầu bằng một nhân tố quen thuộc: Độ mở nền kinh tế. 1.2.1. Độ mở nền kinh tế: Theo Tiến sĩ kinh tế học Johnathan Heward hiện đang là giảng viên trường Đại học Arizona (Mỹ) thì độ mở nền kinh tế chính là mức độ mà một quốc gia tham giathương mại quốc tế, quan hệ quốc tế, tiến hành việc giao lưu hàng hóa, tiền tệ, lao động, bí quyết công nghệ và vốn với phần còn lại của thế giới. Ông cũng đã tiến hành nghiên cứu và đặt trọng số về độ mở nền kinh tế, vấn đề này có thế được khái quát giản đơn bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Sơ đồ giới hạn mức độ mở cửa Mức độ mở cửa (%) 9 0 50 +100 (Đóng cửa) (Độ mở trung bình) (Hoàn toàn mở cửa) Nguồn: Báo cáo chiến lược kinh tế bang Arizona (Mỹ), 11/2001. Ở mức 0%, nền kinh tế trong trạng thái “ngủ”, nhân tố mở không còn, khái niệm độ mở không tồn tại và do đó cũng sẽ không có tácđộngcủa độ mở nền kinh tế lêntỷgiáhối đoái. Mức 0% đến 50% là các quốc gia có độ mở vừa phải, đa số là các quốc gia đang phát triển, nền kinh tế nhỏ mở cửa, thu nhập bình quân đầu người ở mức thấp đến trung bình (dưới 1000 USD) trong đó có thể kể đến Lào, Việt Nam, Tuynidi, Nevanda… Việc mở cửa nền kinh tế các quốc gia này được tiến hành một cách từ từ, có tính chất thăm dò và chủ yếu dựa trên các hiệp định thương mại song phương, mục đích kinh tế vẫn còn bị chính trị chi phối, mọi khía cạnh tự do hóa thị trường tài chính, tự do hóa đầu tư, lãi suất…vẫn còn nằm trong ý chí chủ quan của nhà nước. Mức trung bình đến 90% là mức độ mở cửacủa các quốc gia như Mỹ, Nhật, EU, Canada… các quốc gia này tìm kiếm tự do hóa thương mại dựa trên hiệp định cả song phương lẫn đa phương, việc mở cửa kinh tế không đơn thuần chỉ dựa vào các hoạtđộngthương mại mà còn liên kết với nhau trên các lĩnh vực như quân sự, hàng không, thám hiểm vũ trụ, đại dương. Tuy nhiên, cho dù mở cửa ở mức độ nào thì độ mở ấy cũng sẽ gây ra những tácđộng nhất định lêntỷgiáhối đoái. Trước tiên có thể kể đến việc mở cửa đối với các hoạtđộngthương mại, một khi thương mại được tiến hành tự do giữa các quốc gia thì khối lượng hàng hóa, kéo theo khối lượng tiền tệ luân chuyển là khá lớn. Nếu độ mở nền kinh tế càng lớn thì tácđộnglêntỷgiáhốiđoái càng diễn ra thường xuyên, việc kinh doanh, mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoạihối nhằm đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu sẽ tácđộng trực tiếp, liên tục đến tỷgiáhối đoái. Ví dụ giả sử tỷgiáhốiđoái trên thị trường ngoạihối London ở mức cân bằng, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ đã khiến nhà nhập khẩu Anh phải bán đồng bảng Anh để mua đô la Mỹ, trên thị trường ngoại hối, cung bảng Anh tănglên dẫn đến đồng bảng bị giảm giá, còn đồng đô la Mỹ lại tăng giá, tại Anh tỷgiá USD/GBP giảm (theo phương pháp yết giá trực tiếp). Do nhu cầu 10 [...]... này 1.3.1 Tácđộngcủa biến độngtỷgiálênhoạtđộng xuất khẩu: Xuất khẩu là một trong hai yếu tố cấu thành cơ bản nên hoạtđộngngoại thương, tácđộngcủatỷgiálênngoạithương sẽ được xem xét trước tiên thông qua tácđộngcủa biến độngtỷgiálênhoạtđộng xuất khẩu *Ảnh hưởng của biến độngtỷgiálên kim ngạch xuất khẩu: Khi tỷgiáđồng nội tệ tăng lên, lượng ngoại tệ thu về từ hoạtđộng xuất... trường ngoại hối; giảipháp can thiệp khi cần thiết thực tế cho đến nay vẫn luôn là biện pháp tốt nhất cho các nhà quản lý tỷgiá 1.3 Tác độngcủatỷgiáhốiđoáilên hoạt độngngoại thương: Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy rẫy những thử thách, biến động Các hoạtđộngthương mại quốc tế trong đó có hoạtđộngngoạithương vận động với một tốc độ chóng mặt Với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, ngoại. .. thể tácđộng vào lãi suất chiết khấu, điều chỉnh mức độ tăng giảm cung tiền, gián tiếp ảnh hưởng đến tỷgiáhốiđoái Cung tiền giảm đồng nghĩa với tỷgiáhốiđoái tăng, cung tiền tăng đi đôi với tỷgiáhốiđoái giảm… Xét riêng thị trường Việt Nam, vấn đề lãi suất nóng lên cũng gây tácđộng xấu tới tỷgiáhốiđoái Nếu xu hướng chung năm 2003 trên thế giới là duy trì lãi suất ở mức thấp thì Việt Nam. .. giá, ngược lại nếu xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu tức cán cân thương mại thặng dư thì đồng nội tệ sẽ đứng trước sức ép tăng giá, nếu trong cơ chế thả nổi tỷ giá, hiệu ứng này sẽ xảy ra, tức thì, đồng nội tệ tănggiá kéo theo nhập khẩu tăng Chúng ta có thể khái quát tác độngcủa cán cân thương mại lêntỷgiá là như sau 19 Sơ đồ 2: Tác độngcủa cán cân thương mại lêntỷgiá (Tỷ giá tăng) Sức ép tăng giá. .. cầu ngoại tệ.) Yếu tố còn lại quyết định tỷgiáhốiđoái chính là cung ngoạihối Đường cung ngoạihối có chiều hướng lên trên, từ trái sang phải, thể hiện quan hệ khi cung ngoạihốitănglên (Q đến Q’), giá cả ngoạihối giảm xuống, giá cả nội tệ tăng và tỷgiátănglên (E đến E’)(trường hợp ngược lại sẽ cho hiệu ứng ngược lại) (Hình 3) 23 Hình 3: Đường cung ngoại tệ E(Ngt/Nt) Một ví dụ tiêu biểu cho tác. .. dụ ViệtNam áp dụng chế độ bảo hộ lên sản phẩm xe hơi bằng cách đánh thuế 300% xe nhập khẩu từ Nhật, khi đó giá xe ô tô của Nhật sẽ tănglên , nhu cầu nhập xe ôtô từ Nhật giảm, cầu về Yên nhật giảm (từ D xuống D’: Hình 1), đồngViệtNamtănggiá (tỷ giá chuyển từ vị trí 1 xuống vị trí 2), tỷgiáhốiđoái giảm (theo phương pháp yết giá gián tiếp nội tệ /ngoại tệ) Hình 1: Tácđộngcủa hàng rào bảo hộ lên. .. ngoại tệ tăng lên, đồngngoại tệ tănggiá Nói tóm lại, năng suất lao động cũng gây ra mộtsốtácđộng nhất định đến tỷgiáhốiđoái Trong dài hạn, năng suất lao động sẽ tácđộng trước tiên đến mặt bằng giá cả nội địa, qua đó đến tỷ giáhốiđoái 1.2.7 Đầu cơ tiền tệ: Đầu cơ giờ đây là khái niệm không còn xa lạ đối với các quốc gia mở cửa, hướng nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường như Việt Nam. .. tố có tácđộng mạnh mẽ lên sự vận độngcủa tỷ giáhốiđoái và 25 thường xuyên được các nhà kinh tế học quan tâm Việc xem xét ảnh hưởng năng suất lao độnglêntỷgiá trong khuôn khổ bài viết sẽ tuân theo hướng vận độngtăng giảm của năng suất lao động Thứ nhất có thể kể đến biến độngtăng trong năng suất lao động, việc tăng năng suất lao động có thể dẫn đến những kết quả chủ yếu sau đối với tỷ giá: Năng... hốiđoái dựa chủ yếu vào các yếu tố cấu thành nên nó, tuy nhiên ngoài các tác nhân tácđộng trực tiếp lên cung cầu ngoạihối thì các nhân tố gián tiếp như thu nhập, chi tiêu chính phủ, sản lượng… cũng gây ảnh hưởng không nhỏ lêntỷgiáhốiđoái Thu nhập tănglênđồng nghĩa với chi tiêu tăng, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ bên ngoàităng lên, cầu ngoại tệ tănglên và cuối cùng kéo theo một sự lên giá. .. yết giá trực tiếp tăng (từ E1 đến E2) (Hình 2) Hình 2: Đường cầu ngoại tệ E(A/C) B’ E2 B E1 D 0 Q2 Q1 Q(A) E1 : Mức tỷgiá ban đầu E2: Mức tỷgiá A sau khi cầu A giảm Q1: Cầu ngoại tệ A gốc Q2: Lượng ngoại tệ A sau khi giảm cầu Q(A): Lượng ngoại tệ A E(A/C) : tỷgiángoại tệ trên nội tệ theo phương pháp yết giá trực tiếp D : Đường cầu ngoại tệ (Với phương pháp yết giá trực tiếp, sự tănglêncủatỷgiá . về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá tới ngoại thương Tỷ giá hối đoái là một trong những biến số kinh tế vĩ mô hết sức nhạy cảm. Tỷ giá biến động từng ngày, từng giờ và chịu ảnh hưởng của. biệt thì tỷ giá tăng sẽ được hiểu là tỷ giá nội tệ tăng tức đồng nội tệ tăng giá, còn tỷ giá giảm sẽ được hiểu là tỷ giá nội tệ giảm, đồng nội tệ giảm giá. Điều này cũng có nghĩa phá giá làm tỷ giá hối. độ tỷ giá hối đoái: có 3 loại tỷ giá chính. _Tỷ giá hối đoái cố định: là tỷ giá được nhà nước ấn định cố định trong tương quan giá cả giữa nội tệ và ngoại tệ. Tỷ giá cố định được áp đặt một