Giai đoạn 2000 đến nay:

Một phần của tài liệu một số giải pháp tăng cường tác động tích cực của tỷ giá hối đoái lên hoạt động ngoại thương việt nam (Trang 75 - 82)

M: Lượng cung tiền ban đầu M*: Cung tiền sau khi bị thu hẹp

2.2.2.4.Giai đoạn 2000 đến nay:

Thế kỷ mới bắt đầu với hàng loạt sự kiện đáng chú ý, trong đó có sự kiện đồng EUR. Việc đồng tiền chung Châu Âu được lưu hành thống nhất trên tất cả các quốc gia thành viên trong cộng đồng Châu Âu EU đã khiến EUR thực sự trở thành đối thủ nặng ký của USD. Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động đặc biệt là biến động tiền tệ, để giảm thiểu rủi ro tỷ giá, Việt Nam đã chọn quan điểm điều hành tỷ giá theo cơ chế bò trườn (crawling peg) (iii) nhằm tránh gây

các cú sốc đột biến, đồng thời gắn đồng Việt Nam với “rổ tiền tệ” trong đó cố gắng nâng dần tỷ trọng EUR so với USD.

(iii) Crawling peg – Chế độ neo tỷ giá hối đối điều chỉnh dần: Một hình thái của chế độ tỷ giá cố định, trong đó tỷ giá giữa các đồng tiền được cố định ở những giá trị nhất định, nhưng được thay đổi thường xuyên hàng tuần, hàng ngày hoặc hàng tháng với mức độ nhỏ, tạo ra những tỷ giá cố định mới để phản ánh những chuyển biến cơ bản trên thị trường ngoại hối (44).

Giai đoạn 2000-2003 cũng chính là giai đoạn các chính sách liên quan đến vấn đề tỷ giá được chú trọng, hàng loạt các quyết định ra đời trong đó phải kể đến quyết định nới rộng biên độ tỷ giá từ +/-0,1% lên +/-0,25% đối với nghiệp vụ giao ngay và từ +/-0,4% lên +/0,5% đối với nghiệp vụ kì hạn ngày 1/7/2002. Bên cạnh đó, cũng vào năm 2002, Chính phủ cũng đã cho phép ngân hàng xuất nhập khẩu Eximbank thực hiện bảo hiểm rủi ro tỷ giá, bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp xuất- nhập khẩu. Có thể nói ngân hàng nhà nước giai đoạn này đã tạo mọi điều kiện để tỷ giá phát huy vai trị của nó, thế nhưng do những biến động bất thường của thế giới cũng như sự lên xuống thất thường của các đồng tiền chủ chốt, NHTW lại buộc phải can thiệp liên tục trên thị trường ngoại hối nhằm tránh gây những cú sốc cầu ngoại tệ ảnh hưởng xấu đến kinh tế Việt Nam. Sự can thiệp này xem ra hơi quá tay bởi kết quả đạt được là đồng Việt Nam lại tăng giá so với đồng đô la.

Suốt 3 năm 2000-2003, giá đồng nội tệ so với đơ la có giảm song mức giảm tỷ giá nội tệ không đáng kể, trung bình là 2,4%, một mức giảm khá dè dặt thể hiện chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam cịn nặng về thay thế nhập khẩu (Hình 1). Thời kỳ tăng giá đồng Việt Nam quay trở lại trong bối cảnh kinh tế tồn cầu lâm vào tình trạng suy thối liên tiếp. Năm 2000, đồng bạt (Thái Lan ) mất giá 14,5%; Yên Nhật 21,25%, Rupiah (Philippines) 24,18%...so với đô la càng làm mức tăng giá của Việt Nam bị đội cao.

Nguồn: Tài liệu hội thảo- Vụ ngoại hối, NHNN-2003

Xuất khẩu Việt Nam gặp khó khăn trong việc giữ vững thị trường Châu Á bởi sự xâm lấn của hàng hóa Trung Quốc được trợ giá đến gần 40% (do tỷ giá USD/CNY được định thấp hơn tỷ giá thực khoảng 30-40%). Kim ngạch xuất khẩu tăng chậm, thấp nhất là trên 3 % năm 2001. Tuy nhiên nếu coi lý do nền kinh tế tồn cầu lâm vào tình trạng suy thối do đó kim ngạch xuất-nhập khẩu sụt giảm năm 2001 là có thể chấp nhận được thì bước sang năm 2002, khi kinh tế thế giới bắt đầu giai đoạn phục hồi, hoạt động ngoại thương vẫn chưa có được những bước tiến vượt bậc trong kim ngạch. Giai đoạn 2002-2003 tốc độ tăng xuất khẩu luôn nhỏ hơn tốc độ tăng nhập khẩu, dẫn đến tình trạng nhập siêu mức cao từ khoảng 1 tỷ năm 2001 lên trên 2 tỷ năm 2002 và tính đến tháng 10/2003, mức nhập siêu đã lên đến con số 4,55 tỷ đơ la. Một tình trạng báo động khiến nhiều nhà quản lý phải thực sự lo lắng (12).

Nguyên nhân chủ đạo của việc nhập siêu chính là do tỷ giá nội tệ bị ép cao hơn giá trị thực nhiều lần. Tại thời điểm cuối năm 2003 này, giá đồng Việt Nam so với USD bị định cao hơn giá trị thực từ 10-20%. Sự cao giá VND sẽ làm nâng giá toàn bộ các mặt hàng xuất khẩu tính theo USD. Nếu VND cao giá khoảng 10% thì giá cả tồn bộ mặt hàng xuất khẩu cũng sẽ bị đội lên 10%, tương đương với mức thuế 10% áp dụng cho tất cả các mặt hàng xuất khẩu, lợi thế cạnh tranh hàng xuất khẩu sẽ giảm đi tương đối. Điều đáng chú ý là từ trước tới nay việc tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam lại chủ yếu dựa vào việc tăng lượng nên mức giá không

hấp dẫn sẽ nhanh chóng triệt tiêu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Ngược lại, đối với việc tăng tỷ giá nội tệ, hàng nhập khẩu nghiễm nhiên được giảm thuế 10%, tình trạng này sẽ dẫn đến hiện tượng nhập khẩu hàng loạt đối với mọi chủng loại hàng hóa và nhanh chóng đẩy kim ngạch nhập khẩu tăng cao. Thực tế cho thấy từ đầu năm đến nay những mặt hàng nhập khẩu ngồi máy móc thiết bị tồn bộ, đa số đều là những mặt hàng trong nước có thể sản xuất thay thế được như chất hóa dẻo TOTM, đèn hình tivi màu, giấy DUPLEX 180 GSM...Tuy nhiên với mức giá nhập khẩu rẻ hơn thì việc sản xuất trong nước trở nên vơ nghĩa, việc phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu đặc biệt là nguyên vật liệu trước mắt sẽ tiếp tục diễn ra. Theo dự báo của Vụ Châu Á Thái Bình Dương, với việc định giá quá thấp tỷ giá hối đối đồng nhân dân tệ so với đơ la (thấp đến 40%) thì trong năm 2003 kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc sẽ tăng 0,34 tỷ trong khi xuất khẩu chỉ tăng 0,2 tỷ. Và tại thị trường này, Việt Nam sẽ tiếp tục nhập siêu, tăng nhập nhanh hơn tăng xuất.

Ngoài hiệu ứng về giá mà tỷ giá hối đoái đã gây ra cho kim ngạch xuất khẩu cũng như nhập khẩu, hiệu ứng nổi bật thứ hai chính là việc đồng Việt Nam lên giá cộng với những biến động bất thường về tỷ giá các đồng tiền mạnh như biến động USD, EUR...đã gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích của rất nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Do các đồng tiền mạnh khác ngoài USD như n Nhật, EUR, GBP...được khuyến khích trong thanh tốn nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào một loại tiền tệ duy nhất nên rủi ro tỷ giá khơng chỉ cịn nằm ở giá cả đồng đơ la mà cịn ở giá cả các đồng tiền khác cũng được sử dụng trong thanh toán. Và thế là việc tăng giảm đột ngột của các đồng tiền mạnh trên thế giới trong thời gian cực ngắn đã đẩy các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vào tình cảnh dở khóc dở cười. Tháng 9 năm 2002, việc đồng Euro mất giá mạnh chỉ còn 0,84 USD đã khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu ký kết hợp đồng thanh toán bằng đồng Euro tại thời điểm 1 EUR = 0,94 USD phải gánh chịu các khoản lỗ phát sinh là 0,1 EUR/USD. Đây cũng là thời điểm giá gia công của một số các cơng ty giày da lớn xuất sang EU bị dìm từ 1,5 USD/đơi xuống 0,91 USD/đơi. Chưa hết, chỉ trong vịng chưa đầy 2 tháng từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2003, trên thị trường thế giới, đồng EUR đột ngột tăng giá so với

USD do đó tỷ giá EUR/VND đã leo từ 16000đồng/EUR xuống đến 16800 đồng/EUR khiến chi phí đầu tư nhập khẩu phát sinh cao. Điển hình là cơng ty giày da thời trang T&T đã phải trả thêm 700 triệu đồng để mua 700000 EUR thanh toán cho việc nhập khẩu một lô thiết bị phục vụ sản xuất. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Mỹ, tình hình cũng khơng mấy khả quan hơn; giá đồng Việt Nam định cao hơn giá đô la 20% đã khiến doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu thiệt thòi gần 2000 đồng với mỗi đơ la xuất khẩu thu về, từ đó vốn đầu tư phục vụ việc mở rộng thị trường trong nước bị thu hẹp thậm chí một số doanh nghiệp đã phải đi vay VND với lãi suất cao để thực hiện được các dự án của mình, đây là trường hợp xảy ra với Mecanimex Saigon (Cơng ty xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí tại thành phố Hồ Chí Minh) (xem (52) ).

Suốt giai đoạn 2000 đến nay, Việt Nam đang trải qua tình trạng giảm phát với mức tăng lạm phát thấp, có thời kỳ dưới 1% trong khi Cục dự trữ liên bang Mỹ lại duy trì chính sách đồng đơ la yếu nhằm kích cầu tiêu dùng, nâng chỉ số giá tiêu dùng lên 6% (tháng 11/2003) điều này tất yếu dẫn đến việc tỷ giá thực đồng Việt Nam sẽ tiếp tục giảm mạnh. Do đó với cách duy trì tỷ giá danh nghĩa ở mức cao, độ giảm thấp, ngoại thương Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục bị tổn hại. Có thể nói trong suốt giai đoạn 2000 đến nay, mặc dù núp dưới vỏ bọc tỷ giá thả nổi, vận động theo qui luật thị trường có sự điều tiết của nhà nước song thực chất tỷ giá hối đoái của Việt Nam lại tiếp tục bị áp đặt một cách chủ quan duy ý chí, tư tưởng định giá cao đồng nội tệ đã quay trở lại sau chưa đầy một thập kỷ. Người ta dường như quá “đau xót” nếu đồng Việt Nam bị giảm giá, với lý do giảm giá đồng Việt Nam sẽ gây tâm lý mất lòng tin vào đồng nội tệ, gây tình trạng đơ la hóa, tăng nợ đọng, tăng chi phí nhập khẩu đầu vào... Tuy nhiên, theo WB thì cho đến năm 2007, Việt Nam mới thực sự bắt đầu phải trả những khoản nợ nhưng ở mức lãi suất rất thấp, tình trạng đơ la hóa cũng đã giảm và đến nay khơng phải là điều đáng ngại. Bên cạnh đó việc nâng cao tỷ giá hỗ trợ nhập khẩu thường gây ra tình trạng thiếu vốn tái đầu tư do kim ngạch xuất khẩu sụt giảm. Vậy phải chăng việc duy trì tỷ giá cao hơn giá trị thực là nhằm để bảo vệ cho sự yếu kém ở đâu đó trong hệ thống tài chính-tiền tệ? Trung Quốc cũng đã từng giảm giá đồng nhân dân tệ đến 40% năm 1994 song

Trung Quốc đâu có rơi vào tình trạng khủng hoảng đồng nội tệ, thay vào đó là việc tăng trưởng liên tiếp của hoạt động ngoại thương, xuất siêu gần 10 năm trời (49). Thiết nghĩ nếu chúng ta phối hợp được đồng bộ việc điều hành tỷ giá và cơ chế quản lý ngoại hối một cách chặt chẽ thì việc giảm giá nội tệ sẽ mang đến nhiều ích lợi hơn tác hại cho hoạt động ngoại thương nói riêng và tồn bộ nền kinh tế nói chung.

Xin được kết thúc phần viết này bằng câu trả lời của Phó thủ tướng Vũ Khoan trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình mới đây rằng: “ Khả năng cạnh tranh về giá của hàng Việt Nam hiện nay còn thấp, mức giá bị định cao khiến một số mặt hàng không xuất khẩu được như xi măng, sắt thép... Đến 2006, chúng ta phải thực hiện AFTA, lúc ấy giá hàng xuất khẩu nếu quá cao sẽ bị thua thiệt. Trong một môi trường kinh doanh ngày càng chật hẹp với đầy rẫy những rào cản mọc lên như hiện nay thì một sự trợ giá xuất khẩu ngầm thơng qua tỷ giá có thể coi là cần thiết...”

Chương 3: Một số giải pháp tăng cường tác động tích cực của tỷ giá hối đối lên hoạt động ngoại thương Việt Nam.

Suy thoái kinh tế dần qua, nhân loại đang cùng nhau bước vào thế giới đa sắc của thương mại toàn cầu, các quốc gia dù lớn hay nhỏ, dù mạnh hay yếu đều có thể thử sức mình trong cái thế giới thương mại phù hoa ấy. Thế nhưng, trong vịng xốy nghiệt ngã của sự cạnh tranh, của những chiếc hố do các quốc gia vốn lọc lõi trên thương trường âm thầm tạo ra thì thành cơng đối với các quốc gia nhỏ bé hơn, ít kinh nghiệm hơn sẽ rất mong manh. Tuy nhiên nếu các quốc gia nhỏ bé này biết cách hội nhập, biết cách học hỏi, tận dụng thời cơ và tạo được lợi thế cho mình trên thị trường thế giới thì mọi việc thực sự đổi khác. Vậy lợi thế của các quốc gia nhỏ bé này là gì ? Theo T.S John T.Barkoulas, giảng viên khoa kinh tế trường Đại học Tenesse (Mỹ) thì lợi thế trong hoạt động thương mại của các nước đang và kém phát triển chính là lợi thế về giá, một mức giá cạnh tranh sẽ giúp cho việc thâm nhập cũng như củng cố thị trường trở nên nhanh chóng hơn, vững chắc hơn. Điều này thậm chí đúng với cả các nước phát triển, do các nước phát triển có trình độ cơng nghệ như nhau, sản phẩm làm ra tương đồng nhau nên giá cả cạnh tranh hơn sẽ thôi thúc quyết định mua hàng hơn.

Thực sự phát triển hoạt động ngoại thương, tham gia thương mại quốc tế hai thập kỷ trở lại đây, Việt Nam cũng đã tạo cho mình được những thành tựu nổi bật. Song yếu tố mức giá cạnh tranh dường như không được đáp ứng theo đúng nghĩa của nó. Trong tương quan với chất lượng thực, hàng hóa của Việt Nam ln bị xem là đắt tương đối so với hàng hóa thế giới. Người ta dường như chỉ quan tâm đến vấn đề sản xuất thật nhiều hàng hóa, giảm thấp nhất chi phí thu mua hàng hóa từ đó tiến đến giảm giá thành sản phẩm, giảm giá bán ra mà đã bỏ qua một yếu tố quan trọng nhất quyết định trực tiếp khả năng cạnh tranh về giá trong hoạt động ngoại thương đó là tỷ giá. Tỷ giá có thể đẩy mạnh hoạt động ngoại thương, giúp giá cả hàng hóa đứng ở mức cạnh tranh mà không cần phải giảm giá bán sản phẩm. Đối với một nước đang phát triển ở mức thấp, đang từng bước phải đổi mới cơng nghệ như Việt Nam thì việc giảm giá bán sản phẩm không phải là chuyện một sớm, một chiều. Thế

nhưng tỷ giá của Việt Nam lại chưa được vận động trong một mơi trường thuận lợi để có thể làm cái sứ mệnh cao cả của mình. Chương 3 do đó sẽ tập trung đưa ra một

số giải pháp nhằm tạo được môi trường thuận lợi ấy, giúp tăng cường tác động tích cực của tỷ giá lên hoạt động ngoại thương. Để các giải pháp này có tính thực tế và

mang lại hiệu quả cao, trước hết ta hãy cùng xem xét căn cứ lựa chọn các giải pháp.

Một phần của tài liệu một số giải pháp tăng cường tác động tích cực của tỷ giá hối đoái lên hoạt động ngoại thương việt nam (Trang 75 - 82)