M: Lượng cung tiền ban đầu M*: Cung tiền sau khi bị thu hẹp
1.3.2. Tác động của tỷ giá hối đoái lên hoạt động nhập khẩu:
Phần cịn lại của ngoại thương chính là hoạt động nhập khẩu. Có người cho rằng để ngoại thương phát triển cần tăng cường xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, nhập khẩu làm tổn hại nền kinh tế, làm tiêu tốn ngoại tệ dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại. Quan niệm này dường như quá khe khắt bởi chính hoạt động nhập khẩu lại góp phần thúc đẩy xuất khẩu, nhập khẩu là tiền đề cho xuất khẩu và đến lượt xuất khẩu lại cung cấp vốn cho nhập khẩu. Những ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái lên ngoại thương do đó cần phải xem xét cả trên hoạt động nhập khẩu.
*Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên kim ngạch nhập khẩu:
Trên phương diện kim ngạch nhập khẩu, xu hướng chung thường thấy là khi giá đồng nội tệ tăng hay tỷ giá nội tệ tăng, nhập khẩu sẽ được khuyến khích do giá nhập khẩu trở nên rẻ tương đối, chi phí nhập khẩu giảm, lượng nhập khẩu tăng lên dẫn đến sự tăng lên trong kim ngạch nhập khẩu. Ví như tháng 1 năm 1999, việc đồng Peso (Argentina) tăng giá 10% so với đồng Real (Brazil) khiến lượng giầy da nhập khẩu vào Argentina tăng gần 30% so với cùng kì năm 1998(48) . Cụ thể hơn, giả sử giá một bộ hộp đựng bút tại Mỹ là 1USD, ở mức tỷ giá 1 USD= 15000 VND, nhà nhập khẩu B của Việt Nam phải bỏ ra 100 USD (khoảng 1,5 triệu VND) để mua 100 hộp bút. Nếu tỷ giá tăng 1 USD = 14000 VND, chi phí nhập khẩu 100 hộp bút sẽ giảm xuống còn 1,4 triệu VND (khoảng 7%). Điều này đồng nghĩa với việc giá nhập khẩu hộp bút rẻ đi 7%, theo quy luật cung cầu: giá giảm - cầu tăng, để tăng lợi nhuận, các nhà nhập khẩu có thể sẽ tăng lượng nhập khẩu kéo theo sự tăng lên tương ứng trong kim ngạch nhập khẩu hộp bút. Bên cạnh đó, khi tỷ giá giảm (đồng nội tệ giảm giá) sẽ gây bất lợi cho nhập khẩu, giá nhập khẩu trở nên đắt hơn, việc các nhà nhập khẩu phải bỏ nhiều tiền hơn để mua một lượng ngoại tệ như cũ sẽ dẫn đến việc giảm lợi nhuận các nhà nhập khẩu. Một khi lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí, cầu nhập khẩu giảm xuống, do đó kim ngạch nhập khẩu giảm.
*Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên cơ cấu nhập khẩu:
Trên phương diện cơ cấu nhập khẩu, một sự tăng tỷ giá hối đoái sẽ khiến các nhà quản lý cân nhắc xem sẽ phải nhập khẩu những mặt hàng gì, những mặt hàng như nơng sản có thể sẽ bị hạn chế, các mặt hàng như xăng, dầu, máy móc, thiết bị
tồn bộ có thể sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục nhập khẩu (điều này đặc biệt đúng với các nước đang phát triển hướng về xuất khẩu), còn một sự tăng trong tỷ giá hối đoái sẽ cho chiều hướng ngược lại.
*Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên tính cạnh tranh của hàng nhập khẩu:
Xét về tính cạnh tranh nhập khẩu, khơng một quốc gia nào muốn sản phẩm nhập khẩu lại có tính cạnh tranh cao hơn sản phẩm trong nước, khi tỷ giá tăng lên, sản phẩm nhập khẩu có lợi thế trong khi sản phẩm trong nước lại bất lợi về giá, khi tỷ giá giảm, cạnh tranh về giá của sản phẩm nhập khẩu khơng cịn, việc tỷ giá giảm tương đương với việc đánh thuế lên hàng nhập khẩu do đó hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn, nếu tình trạng này kéo dài, hàng hóa nhập khẩu từ thị trường này có thể được thay thế bằng hàng hóa thị trường khác hoặc sản phẩm trong nước.
Xuất khẩu và nhập khẩu là hai bộ phận vô cùng quan trọng trong hoạt động