D: Đường cầu ngoại tệD
1.2.7. Đầu cơ tiền tệ:
Đầu cơ giờ đây là khái niệm khơng cịn xa lạ đối với các quốc gia mở cửa, hướng nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường như Việt Nam. Đầu cơ tiền tệ được hiểu là việc mua hoặc bán tiền tệ sau đó bán hoặc mua tiền tệ kiếm lời khi giá cả hoặc tỷ giá hối đoái thay đổi. Cụ thể là các nhà đầu cơ sẽ mua đồng tiền yếu, chờ lên giá rồi bán, hoặc bán đồng tiền mạnh, chờ xuống giá rồi mua lại để kiếm lãi và kết quả là họ làm cho các đồng tiền mạnh yếu đi, đồng tiền yếu mạnh lên.
Đối với các quốc gia có hệ thống tiền tệ yếu kém, tăng trưởng dựa trên luồng vốn ngắn hạn, vốn khống hay còn gọi là vốn ảo, đầu cơ thường đem lại hiệu quả xấu, gây biến động lớn đến tỷ giá hối đối. Do việc đầu cơ tiền tệ được tiến hành thơng qua mua bán một khối lượng lớn các loại tiền nên đầu cơ thường có xu hướng khiến tỷ giá hối đoái tăng hoặc giảm mạnh. Cuộc khủng hoảng đồng Peso hồi tháng 2 năm 2002 khiến Chính phủ Áchentina điêu đứng là một minh chứng thể hiện tác động tiêu cực của đầu cơ lên tỷ giá hối đối. Tổng thống Achentina ơng Eduardo Duhalde đã lớn tiếng chỉ trích những kẻ đầu cơ tiền tệ khiến đồng Peso rớt giá đến mức kỉ lục, giá đô la từ 1 peso ăn một đô la ngày 1/2/2002 đã lên đến 10 peso/đôla
ngày 11/2/2002 (1). Một số nhà đầu cơ nước ngồi vì mục đích lợi nhuận đã sẵn sàng tung toàn bộ số peso trong tài khoản ra bán, điều này kéo theo hiệu ứng đám đông trong dân chúng và kết quả là đồng peso sụt giá thảm hại; Chính phủ Achentina đã buộc phải từ bỏ chế độ ấn định tỉ giá cố định 1/1 đối với đồng đô la sau khi dự trữ ngoại hối cạn kiệt.
Các nhà đầu cơ khác với những nhà bảo hiểm rủi ro tỷ giá, họ luôn nắm giữ tài sản “nợ” với hi vọng trong tương lai việc bàn các tài sản này sẽ có lợi cho họ. Số vốn ban đầu mà các nhà đầu cơ bỏ ra để có quyền mua một hợp đồng tiền tệ trên thực tế thấp hơn rất nhiều so với tổng số tiền trên hợp đồng tiền tệ họ nhận được sau này. Cụ thể trước khủng hoảng 97 – 98, ở Thái Lan, chỉ cần 510 triệu bạt là có thể mua được 200 hợp đồng tiền tệ với tổng trị giá 2 tỷ USD (19), đây là những “quả bom ngun tử” có sức cơng phá lớn trên thị trường tiền tệ thường bị những kẻ đầu cơ lợi dụng để kiếm chác. Tháng 5/1997, tỷ phú George Soros (Mỹ) đã dùng các hợp đồng tiền tệ mua 2 tỷ bạt, đến thời điểm thực hiện hợp đồng, cùng với sự mua vào như đã định sẵn, tỷ phú Soros đã kí hợp đồng giao ngay bán ngay 2 tỷ bạt ra thị trường với mục đích ăn chênh lệch tỷ giá, các nhà đầu tư trước nguy cơ giảm giá đồng bạt cũng đã liên tiếp bán tống bán táng mọi chứng khoán, chuyển mọi khoản cho vay bằng đồng bạt sang USD rút về nước và kết quả là đồng bạt sụt giá thê thảm, từ 26 bạt/USD xuống 80 bạt/USD, Chính phủ Thái Lan buộc phải thả nổi tỷ giá.
Bên cạnh tác động làm sụt giá tiền tệ này, đầu cơ đồng thời lại làm tăng giá tiền tệ khác bởi xét mối quan hệ mua bán tiền tệ song phương, cầu tiền tệ này chính là cung tiền tệ kia và ngược lại. Các nhà đầu cơ do đó cho dù là đầu cơ giá lên hay đầu cơ giá xuống đều gây tác động dẫn đến lên giá đồng tiền này và hạ giá đồng tiền kia. Một nhà đầu cơ A khi có nhu cầu mua một lượng lớn đồng tiền X bằng đồng tiền Y thì ngay lập tưc đồng tiền X sẽ có xu hướng lên giá và đồng tiền Y có xu hướng hạ giá. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, hiện tượng đầu cơ cũng mang lại một số hiệu quả nhất định, đó là việc các nhà đầu cơ đã chấp nhận rủi ro, thông qua các nghiệp vụ kinh doanh, quyền chọn, bán non, các lệnh đình chỉ thua lỗ, các hợp
đồng kì hạn… đã phần nào đưa đồng tiền các quốc gia về đúng với giá trị thực của nó, làm ổn định thị trường ngoại hối.