1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích luận điểm của chủ tịch hồ chí minh “ vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. vận dụng phân tích việt nam hiện nay

14 852 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 119 KB

Nội dung

Vận dụng phân tích Việt Nam hiện nay... Bác chưa bao giờ nhìn nhận con người với định nghĩa, khái niệm chung chung... Trong đó đạo... Công việc không dễ nhưng hứa hẹn

Trang 1

Đề bài:

Phân tích luận điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh: “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” Vận dụng phân tích Việt Nam hiện nay

Bài làm

I Đặt vấn đề

Một người vị lãnh tụ vĩ đại, một danh nhân văn hóa thế giới đồng thời là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam - không ai khác đó người mà triêu triệu con dân Việt Nam gọi một cách trìu mến: Bác Hồ Bác đã đi vào lòng dân bởi cốt cách giản dị rất mực đời thường và cả tầm hiểu biết và lí luận chặt chẽ Sự ngiệp giáo dục và đào tạo đội ngũ cán bộ giỏi cho Đảng cộng sản Việt Nam luôn được Bác hết lòng quan tâm Ngày 13/9/1958, tại lớp học chính trị của giáo viên cấp 2, cấp 3

toàn miền Bắc, Bác căn dặn: “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người Chúng ta phải đào tạo những công dân tốt và cán

bộ tốt cho nước nhà Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lại cho các cô chú Đó là trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang.” Bài nói

của Bác Hồ được đăng trên báo Nhân Dân số 1645, ra ngày 14/9/1958; sau đó được tổng hợp và sách “ Hồ Chí Minh - tuyển tập” , tập 2, NXB Sự Thật, Hà Nôi năm

1980, trang 93 Vấn đề đưa ra không phài là mới nhưng đã và đang nóng với xã hội Đặc biệt thực tiễn ngày nay càng khăng định tính đúng đắn trong quan điểm của Bác về vì trí không thể thay thế của con người trong tiến trình phát triển của Việt Nam

II Nội dung

Phân tích luân điểm:

Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người

- Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách Mạng.

Trang 2

Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ kế thừa toàn bộ tinh hoa trong tư tưởng của Mác mà còn phát triển nó để vận dụng một cách sáng tạo vào công cuộc giải phóng dân tộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Điều cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí

Minh là độc lập dân tộc gắn liền với giải quyết xã hội và giải phóng con người Trong đó, vấn đề con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung

tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Người Tin ở dân, dựa vào dân, tổ chức và phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, bồi dưỡng, đào tạo và phát huy mọi năng lực của dân (ở từng cá nhân riêng lẻ và của cả cộng đồng), đó là tư tưởng được Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc cũng như xây dựng đất nước

Con người đầu tiên được hiểu với tư các cá nhân nhưng nói cho cùng dù là ai cũng không thể tách khỏi các mối quan hệ: gia đình, anh em, bạn bè, xã hội Bác chưa bao giờ nhìn nhận con người với định nghĩa, khái niệm chung chung Chính vì thế mà khi bàn về các chính sách xã hội Bác luôn luôn quan tâm đến con người với

tư cách nhu cầu chính đáng Cá nhân là một phần của xã hội Từng cá nhân có hạnh phúc, xã hội mới tốt đẹp Từng cá nhân có phát triển, xã hội mới đi lên Vì vậy đem lại lợi ích cho con người chính là tạo ra động lực lớn lao cho sự nghiệp chung Bác Hồ luôn dàng trọn tấm lòng cho nhân dân và dành cho dân một niềm tin lớn Nếu như các nhà nho phong kiến xây dựng đại nghiêp đã có quan điểm “lấy dân làm gốc” thì với Bác “trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không có gì mạnh bằng sức mạnh đoàn kết toàn dân” Tin dân, đồng thời lại hết lòng thương dân, tình thương yêu nhân dân của Hồ Chí Minh có nguồn gốc sâu

xa từ trong truyền thống dân tộc, truyền thống nhân ái ngàn đời của người Việt Nam Cũng như bao nhà Nho yêu nước khác có cùng quan điểm nhưng điểm khác

cơ bản trong tư tưởng của Người là tình thương ấy không bao giờ dừng lại ở ý thức,

tư tưởng mà đã trở thành ý chí, quyết tâm thực hiện đến cùng sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại cần lao, xóa bỏ đau khổ, áp bức

bất công giành lại tự do, nhân phẩm và giá trị làm người cho con người Người

Trang 3

nhần thức rằng: “việc dễ mấy không dân cũng chịu, việc khó mấy có dân liệu cũng xong” Nhân dân Việt Nam bản tính cần cù lao động, yêu hòa bình, thông minh và chất phác Dân tộc Việt Nam xứng đáng được tự do trên mảnh đất của mình và có cuộc sống ấm no hạnh phúc Và trên hết sức mạnh toàn dân là sức mạnh ẩn chứa tiềm tàng có thể cho ta thực hiện điều đó.Càng hiểu và yêu nhân dân Việt Nam Người càng có động lực để tin rằng cùng với lòng yêu nước nồng nàn , ý chí kiên quyết của nhân dân và quân đội chẳng những chúng ta sẽ thắng lợi mà nhất định thắng lợi

- Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực cách mạng; phải coi trọng và phát huy nhân tố con người.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người được khái niệm vừa là mục tiêu của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, vừa là động lực của chính sự nghiệp đó Tư tưởng đó được thể hiện rất triệt để và cụ thể trong lý luận chỉ đạo

cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Trong lý luận về xây dựng chế độ mới, Hồ Chủ tịch đã khẳng định xây dựng chế độ dân chủ nhân dân gắn liền với việc thực hiện bước tiến lên chủ nghĩa xã hội Trong kháng chiến giải phóng dân tộc cần xây dựng chế độ dân chủ nhân dân để đẩy mạnh công cuộc kháng chiến, đồng thời tạo ra những tiền đề cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội; trong xây dựng chủ nghĩa xã hội cần phải thực hiện chế độ dân chủ nhân dân, vì như Người nói: "Đây là cuộc chiến đấu khổng lồ chống lại những cái gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi" Cuộc chiến đấu ấy sẽ không đi đến thắng lợi, nếu không "dựa vào lực lượng của toàn dân" Về chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh không bao giờ quan niệm hình thái xã hội đó như một

mô hình hoàn chỉnh, một công thức bất biến Bao giờ Người cũng coi trọng những điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa khách quan Người chỉ đề ra những mục tiêu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với những bước đi thiết thực và những nội dung cơ bản nhất Theo Người: "Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết là làm cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và được sống đời hạnh phúc"; "Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân" xây dựng

Trang 4

chủ nghĩa xã hội tức là làm cho nhân dân ta có một đời sống thật sung sướng, tốt đẹp Người dạy xây dựng chủ nghĩa xã hội phải thiết thực, phù hợp với điều kiện khách quan, phải nắm được quy luật và phải biết vận dụng quy luật một cách sáng tạo trên cơ sở nắm vững tính đặc thù, tránh giáo điều, rập khuôn máy móc Sự sáng tạo đó gần gũi, tương đồng, nhất quán với luận điểm của Ăngghen: "Đối với chúng

ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay" Vì vậy, không chỉ trong lý luận về đấu tranh giành độc lập dân tộc mà cả trong lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội khi định ra những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, trước hết, "cần có con người xã hội chủ nghĩa", Hồ Chí Minh đã thể hiện nhất quán quan điểm về con

người: con người là mục tiêu, đồng thời vừa là động lực của sự nghiệp giải phóng

xã hội và giải phóng chính bản thân con người.

Đảng là đại diện của dân, do dân và vì dân Đảng được sinh ra trong lòng nhân dân lao động, đại diện bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp nhân dân lao động Chính vì vậy trong mọi đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ đểu vì lợi ích của nhân dân Có thể là lợi ích lâu dài, lợi ích trước mắt và lợi ích của bộ phận, giai cấp, tầng lớp và cá nhân Người đề cập đến giai cấp vô sản cách mạng và sự thống nhất về lợi ích căn bản của giai cấp đó với các tầng lớp nhân dân lao động khác (đặc biệt là nông dân) Người nhận thức một cách sâu sắc rằng, chỉ có cuộc cách mạng duy nhất và tất yếu đạt tới được mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự nô dịch, áp bức Toàn bộ các tư tưởng, lý

luận (chiếm một khối lượng lớn trong các tác phẩm của Người) bàn về cách mạng

(chiến lược giải pháp; bàn về người cách mạng và đạo đức cách mạng, về hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội; về rèn luyện và giáo dục con người v.v )

về thực chất chỉ là sự cụ thể hóa bằng thực tiễn tư tưởng về con người của Hồ Chí

Minh Con người ấy là con người cách mạng Con người ấy sinh ra và lớn lên từ trong lòng giai cấp vô sản và bảo vệ quyền lợi cho giai cấp ấy Nói cho cùng, con

Trang 5

người cách mạng trước hết vẫn là một con người bình thường Họ có anh em, có cha mẹ, có quê hương, có đồng bào Nhưng trên hết họ có lí tưởng Lí tưởng ở đây là làm sao bảo vệ những người than yêu ấy, bảo vệ quê hương mình, đồng bào mình, làm sao cho họ được hưởng ấm no và hạnh phúc Từ đó tạo thành động lực để phấn đấu và sẵn sàng hi sinh

Hồ Chí Minh có niềm tin mãnh liệt và sức mạnh quần chúng Trong sự nghiệp xây dựng đất nước Hồ Chí Minh nhân rõ: “Muốn xây dựng xã hội chủ nghĩa, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”, “có dân là có tất cả”… Chính vì vậy đã là người cộng sản thì phải tin vào dân và nhân dân chính là thứ tạo nên sức mạnh cho người cộng sản Tạo nên tiền đề phát triển cách mạng nhưng mặt khác không thể tách rời khỏi sự định hướng lãnh đạo của Đảng

Chính vì vậy, làm sao để con người trở thành động lực,và phát huy được nhân tố có sẵn; khắc phục kịp thời các phản động lực trong con người và tổ chức, những thói quen xấu, hủ tục lạc hậu, không dam đổi mới sáng tạo…lại là vấn đề đặt ra

Quan điểm của Hồ Chí Minh vè chiến lược “trồng người”.

- “Trồng người” là yêu cầu khách quan, vừa lâu dài, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng

Như trên đã nói, con người vừa là mục tiêu, động lực cách mạng chính vì vậy Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc làm sao đào tạo, giáo dục, rèn luyện con người Và hơn ai hết người hiểu rõ yếu tố mang tính chất quyết định ấy Người nói đến: “lợi ích trăm năm” và mục tiêu xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa là quan điểm mang tầm vóc chiến lược, cơ bản, lâu dài, nhưng cũng rất cấp bách Mà điều đầu tiên trong nhiệm vụ của con người xã hội chủ nghĩa là “trồng người” Chỉ có con người nắm được lí tưởng cách mạng, có văn hóa, có trình độ, có lối sống tốt đẹp và đạo đức tốt… mới có thể tạo dựng nên một xã hội xã hội chủ nghĩa theo đúng bản chất của nó, mới có thể làm và khiến cho nhân dân noi theo cũng như hứa hẹn đem lại sự tiến bộ cho đất nước, không chỉ dừng lại ở việc dành độc lập tự chủ mà còn phát triển về mọi mặt “xứng danh với các cường quốc năm châu trên thế giới”

Trang 6

Quan điểm này thực chất là đã kế thừa truyền thống hiếu học của cha ông ta từ ngàn đời này và một lần nó khẳng định lại nó trong bối cảnh lịch sử đang có bước chuyển biến mới

- “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa”

Đây là quá trình lâu dài, không ngừng hoàn thiện, nâng cao về trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, gia đình và bản thân cá nhân mỗi người Con người xã hội chủ nghĩa chỉ được sinh ra trong lòng nó Nhưng nó không tự thân sinh ra mà phải qua một quá trình cải tạo, sự nỗ lực cố gắng cả từ 2 phía Đây là công việc không hề đơn giản, bản thân vấp phải nhiều gian nan nhưng nó lại là cái cần thiết và bắt buộc phải có Mỗi bước đi xây dưng con người là một nấc thang xây dựng chủ nghĩa xã hội Cách mạng có thành công phụ thuộc phần nhiều con người con người xã hội chủ nghĩa có trình độ, đạo đức, văn hóa… hoàn thiện đến đâu

Nói như vậy không có nghĩa tách rời con người xã hội chủ nghĩa ra khỏi cái vồn có của nó là tinh hoa văn hóa dân tộc Con người mới sẽ có những phẩm chất mới như có trí tuệ, bản lĩnh làm chủ; tư tưởng cách mạng; đạo đức cách mạng… nhưng vẫn luôn kế thừa nét đẹp từ văn hóa truyền thống Điều đầu tiên khi trở thành con người mới bạn chảy trong mình dòng máu của dân tộc Việt Nam và sống trong văn hóa Việt hàng ngàn năm văn hiến

- Chiến lược “trồng người” là một trọng tâm, một bộ phân hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội

Để thực hiện chiến lược trồng người cần tổng hợp của rát nhiều biện pháp, nhưng giáo dục đào tạo là biện pháp căn bản và quan trọng bậc nhất Giáo dục giúp con người ta hướng thiện, đem lai tương lai tươi sáng cho con em và từ đó hứa hẹn đem lại tương lai tươi sáng cho dân tộc

Từ đó có thể thấy vai trò của giáo dục là vô cùng to lớn Chính vì vậy mà phải có phương pháp giáo dục làm sao cho hoàn thiện cả đức, trí, thể, mĩ Trong đó đạo

Trang 7

đức lí tưởng phải được đặt lên hàng đầu “tiên học lễ, hâu học văn” vì vậy trước khi học để tài thì phải học “học cách để làm người”

Trồng cây sao cho cây lớn lên thẳng và đẹp đã khó, “trồng người” lại càng khó hơn Tư tưởng của một thế hệ có thể ảnh hưởng đến hàng chục thế hệ Đã khó nhưng đó lai là công việc không thể nóng vội trong một sớm một chiều Công việc

“trăm năm” công việc kế thừa của thế hệ này sang thế hệ khác Công việc không dễ nhưng hứa hẹn đem lại nhiều thành công cho sự nghiêp phát triển của nước nhà

Vận dụng phân tích Việt Nam hiện nay:

Trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã có bước đầu đạt được những thành công nhật định

Từ xưa đến nay hiếu học luôn là truyền thống của dân tộc ta Từ ngàn xưa giáo dục đã là vấn đề quan trọng thì ngày nay trong thời buổi hội nhập kinh tế thị trường, giáo dục càng trở thành vấn đề được Đảng và nhà nược coi trọng “giáo dục là quốc sách” Nghị quyết đại hội đâij biểu toàn quốc lần thứ VII của đảng đã khẳng định “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa” Thực tiễn đã chứng tỏ rằng không cí người lao động chất lượng cao chúng ta không thể phát triển kinh tế, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu Nhưng cũng chính vì nghèo nàn lạc hậu về kinh tế mà chất lượng của nguồn lao động nước ta chưa cao Chính vì vậy chúng ta cần có những chính sách thiết thực nhằm nâng cao chất lượng của người lao động

Nỗ lực trong giáo dục đã mang lại những kết quả đáng khích lệ Từ một nước có tới 95% dân số mù chữ (1945), đến nay, tỷ lệ biết chữ ở Việt Nam là 91% (2002) Kết quả đạt được trong việc xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đang được duy trì và phát huy Năm 2000 Việt Nam đã đạt chuẩn về xóa mù chữ ở bậc tiểu học Hiện nay, chủ trương phổ cập giáo dục trung học cơ sở đang được triển khai tích cực, đã có 20 tỉnh, thành phố được công nhận đạt chuẩn quốc gia Một số tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu thực hiện phổ cập

Trang 8

giáo dục bậc trung học phổ thông Công tác giáo dục ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa phát triển mạnh và đạt nhiều tiến bộ Mạng lưới trường, lớp về cơ bản đã bảo đảm cho học sinh các dân tộc được học ngay tại xã, thôn, bản của mình Theo thông kê của UNDP năm 2009, chỉ số giáo dục ở Việt Nam:

Tỉ lệ người lớn biết chữ: 91%

Tỉ lệ nhập học ở bậc tiểu học: 92%

Tỉ lệ nhập học ở bậc trung học cơ sỏ: 67%

Tỉ lệ nhập học bậc trung học phổ thông: 38%

Thêm vào đó, có gần 120000 trẻ em khuyết tật hòa nhập trong các trường phổ thông và mầm non Trong năm học 2003- 2004 chúng ta đã huy động được gân 90% trẻ trong độ tuổi lớp 1 đi học hòa nhập với chương trình sách giáo khoa mới Sớm nhận thức được vai trò của của giáo dục, ngay từ rất sớm nhà nước đã tạo điều kiện cho những người có khả năng được đi đào tạo ở nước ngoài Nhờ vậy mà hiện nay căn bản chúng ta có được một đội ngũ cán bộ được học hành bài bản tham gia vào công việc xây dựng đất nước VD như rất nhiều các giáo viên ở trường đại học ngày nay là những người được cử đi đào tạo ở Nga trong những năm đất nước chưa dành độc lập Không dừng lại ở đó, Hợp tác quốc tế: Nhà nước Việt Nam coi trọng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục để tiếp cận những tiến bộ của thế giới trong lĩnh vực giáo dục đào tạo Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã có quan hệ hợp tác với 69 nước, 19 tổ chức quốc tế và 70 tổ chức phi chính phủ Thông qua hợp tác quốc tế, Việt Nam đã xây dựng được các hướng đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dựng trong một số ngành của khoa học cơ bản, khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, nông lâm nghiệp, điện tử - viễn thông, tự động hóa, y - dược, môi trường Hàng năm, hàng ngàn lưu học sinh, thực tập sinh, nghiên cứu sinh đã được đi đào tạo ở nước ngoài bằng nguồn học bổng, viện trợ của nhiều nước như các nước Liên Xô - Đông Âu (cũ), các nước EU, Ô-xtrây-lia, Niu Dilân, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Hoa Kỳ, Ca-na-đa… Hình thức đào tạo du học tại chỗ cũng được phát triển mạnh mẽ trong những năm gần

Trang 9

đây Việc xã hội hóa giáo dục tạo điều kiện cho các trường quốc tế vào Việt Nam cũng đã và đang kiện cho sinh viên có thêm cớ hội tiếp xúc với nên giáo dục tiên tiến

Trong nước, giáo dục ở bậc đại học năng lực đào tạo tăng hơn 3 lần (376 trường đại học, cao đẳng với 61.150 giảng viên so với 101 trường đại học, cao đẳng và 20.212 giảng viên, 6.217 giảng viên là tiến sĩ so với 2.041, 2.286 GS, PGS so với 526 GS, PGS), quy mô đào tạo tăng gần 13 lần (1,7 triệu sinh viên so với 133.136 sinh viên) Hệ thống cơ sở đào tạo đại học đã phủ gần kín cả nước (62/63 tỉnh, thành phố đã có đại học hoặc cao đẳng) Đầu tư của nhà nước cho giáo dục đại học tăng nhanh, cơ chế tài chính cho giáo dục đại học đã bắt đầu được đổi mới Nguồn lực của xã hội đầu tư cho giáo dục đại học tăng nhanh (có 81 trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, chiếm 21,5% số trường) Đã bắt đầu hình thành hệ thống quản lý chất lượng giáo dục đại học trong cả nước và cơ chế nhà nước, nhà trường và người dân giám sát chất lượng giáo dục và đầu tư cho giáo dục Quan hệ quốc tế phát triển tương đối nhanh cả cấp quốc gia và cấp trường

Từ những đầu tư ấy cho giáo dục mà Việt Nam những năm qua đã đạt được không ít những kết quả đáng ghi nhận Như việc học sinh Việt liên tục đạt giải cao trong trong những cuộc thi quốc tế Hay gần đây là sự kiện giáo sư Ngô Bảo Châu dành giải thưởng Fields giúp Việt Nam trở thành nước thứ hai ở châu Á có người vinh dự nhận giải thưởng này… 8/9/2010 vừa qua cô bé Hiếu Hiền mang lại cho Việt Nam giải nhất cuộc thi viết thư quốc tế UPU đầu tiên sau 20 năm tham dự Thêm vào thành tích đó là hàng loạt các giải nhất nhì trong các cuộc thi Olympic quốc tế ở nhiều lĩnh vực.Như 2 huy chương vàng Olympic quốc tế môn toán và vật lí được thủ tướng tặng bằng khen ngày 15/11/2010…

Đó mới chỉ là một số ít những gì Đảng và nhà nước đã làm được Quả thật, những kết quả ấy đáng được coi là những tín hiệu đáng mừng đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, sự mở cửa và hội nhập đang đến rất gần Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã, đang và sẽ trở thành xu hướng phát triển chung của tất cả các quốc gia trên

Trang 10

thế giới Đó là con đường phát triển tất yêu của nước ta để đi đến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” Trong bối cảnh nước ta con nghèo, còn lạc hậu nhân tố con người càng trở nên quan trọng Vậy đào tạo con người làm sao cho thích ứng với thời đại mới lại là vấn đề được đặt ra cho giáo dục của Việt Nam Ai cũng biết rằng bất cứ ngành công nghệ nào, kinh tế, văn hóa, chính trị, khoa học đều chỉ phát triển được khi có đội ngũ lao động tạo ra nó Việt Nam đã và đang là nước đi sau thi vấn đề ấy càng trở nên bức thiết Làm sao theo kịp các nước phát triển khi họ đã đi trước ta cả trăm năm lịch sử? Làm sao tiếp thu được nên khoa học kĩ thuật tiên tiến và vận hành sử dụng sáng tạo nó trong thực tiễn của sản xuất? Sẽ còn rất nhiều câu hỏi được đặt ra và cần có lời giải đáp Nhìn lại lịch sử phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Việt Nam những năm vừa qua, không thể gạt đi vai trò của giáo dục với sự phát triển ấy Có thể giáo dục không đem lại cho chúng ta nhưng lợi ích trực tiếp nhưng nó đã góp phần tạo ra một đội ngũ lao động với tay nghề đang từng bước được nâng cao đáp ứng nhu cầu của đổi mới

“Vì đất nước mười năm thì phải trồng cây, vì đất nước trăm năm thì phải trồng người” Thật vậy trồng người không chỉ nâng cao được giá trị bản thân mỗi con người, nâng cao khả năng của nhân tố quyết định thắng lợi mà còn góp phần biến đổi chuyển biến của toàn bộ các lính vực trong đời sống xã hôi Đứng về quan điểm này, theo một cách nói nào đó Bác Hồ và chủ nghĩa Mác Lênin có nhiều nét giống nhau: con người là tác nhân chính biến đổi lịch sử Bác nói: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có trở nên vẻ vang với các cường quốc năm chua được hay không đó là một phần nhờ vào công học tập của các em” Thật vậy, nếu như Bác ngày trước không bôn ba học hỏi từ nước ngoài, không gặp tư tưởng của Mác có lẽ cho đến tận ngày hôm nay Việt Nam vẫn còn là một nước thuộc địa Hay hãy làm một phép so sánh xã hội Việt Nam trong vòng 50 năm qua Từ chỗ không có cơm ăn áo mặc , đến chỗ là nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới, nước xuất khẩu cà phê, hồ tiêu hàng đầu… không thể phủ nhận vai

Ngày đăng: 27/05/2014, 11:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w