1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

rào cản kỹ thuật đối với nhập khẩu thuỷ sản vào eu - giải pháp đối với thuỷ sản việt nam

42 1,8K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 209,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU1 Tính tất yếu của đề tài: Thị trường EU được coi là một thi trường tiềm năng với sức tiêu thụkhá lớn đối với các mặt hàng.Mặt hàng thuỷ sản cũng không nằm ngoạilệ.Việt Nam đan

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 6

1.1 Khái niệm về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế 6

1.2 Phân loại : 6

1.2.1 Hàng rào thuế quan: 6

1.2.2 Các hàng rào phi thuế quan 7

1.3 Vai trò của rào cản 10

1.3.1 Các biện pháp bảo vệ sự an toàn và sức khỏe của con người: 10

1.3.2 Các biện pháp bảo vệ sự sống, sức khỏe của động vật và thực vật: .10 1.3.3 Các biện pháp bảo vệ môi trường: 10

1.3.4 Các biện pháp khác: 11

1.4 Sự cần thiết của việc nghiên cứu rào cản thương mại 11

CHƯƠNG 2:Thực trạng áp dụng rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào EU 12

2.1 Tổng quan tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường EU 12

2.1 Tình hình việc áp dụng các rào cản kỹ thuật đối với mặt hang thuỷ sản nhập khẩu vào EU 16

2.1.1 Yêu cầu cao về vệ sinh an toàn 17

2.1.2 Bảo vệ môi trường, nguồn lợi tự nhiên 18

2.1.3 Tập quán ứng xử 19

2.1.4 Quản lý thực phẩm và thức ăn cho vật nuôi 22

2.1.5 Quy định dán nhãn 23

2.1.6 Ðộc tố và chất gây ô nhiễm trong các sản phẩm thuỷ sản 23

2.2 Đánh giá tình hình đối phó của các doanh nghiệp 24

2.2.1 Nâng cao chất lượng, tăng độ an toàn 26

2.2.2 An toàn từ nông trại đến bàn ăn 27

Trang 2

CHƯƠNG 3: Những định hướng và giải pháp vượt rào cản kỹ thuật của

Eu đối với thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam 29

3.1 Cơ hội dành cho ngành thuỷ sản Việt Nam 29

3.2 Định hướng từ phía doanh nghiệp 33

3.3 Những giải pháp cho xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 34

3.3.1 Giải pháp từ phía chính phủ 34

3.3.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp 35

3.4 Định hướng từ phía nhà nước 38

3.1.1 Về quan hệ đa phương 38

3.1.2 Quan hệ hợp tác - hỗ trợ trong lĩnh vực thuỷ sản 40

KẾT LUẬN 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính tất yếu của đề tài:

Thị trường EU được coi là một thi trường tiềm năng với sức tiêu thụkhá lớn đối với các mặt hàng.Mặt hàng thuỷ sản cũng không nằm ngoạilệ.Việt Nam đang cố gắng xuất khẩu thuỷ sản vào Châu Âu trong những nămgần đây.Tuy nhiên mặt hàng này hiện đang vấp phải những rào cản rất lớn về

kỹ thuật.Rào cản kỹ thuật hiện nay đang là một vấn đề toàn cầu,không chỉriêng các nước xuất khẩu mà cũng là vấn đề của các nước nhập khẩu.Mốiquan hệ giữa chính sách của nước nhập khẩu và quyền lợi của các nhà sảnxuất trong nước có thể chưa đựng những yếu tố phức tạp và mâu thuẫn

Tiền trình tự do hoá thương mại đang được tăng tốc bởi các hàng ràophi quan thuế như quota sẽ được bãi bỏ và những hàng rào thuế quan cũng sẽ

bị cắt giảm Tuy nhiên điều này không có nghĩa là các nhà xuất khẩu có thể

dễ dàng tiếp cận vào thị trường EU Việc tiếp cận thị trường EU trở nên khókhăn hơn nhiều do việc tăng những quy định và các yêu cầu thị trường trongcác khía cạnh về an toàn, sức khỏe, chất lượng, các vấn đề môi trường và xãhội Trước đây, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhìn chung nhằmbảo vệ các nhà sản xuất của Châu Âu Nhưng ngày nay, việc bảo vệ môitrường và bảo vệ cho người tiêu dùng ngày càng tăng đã dần thay thế cho việcbảo vệ nhà sản xuất và lao động

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Việc sử dụng các hàng rào kỹ thuật được điều chỉnh thông qua cáchàng rào kỹ thuật trong hiệp định thương mại của WTO Những quy định,luật lệ này không chỉ do các chính phủ áp dụng nhằm xác định các tiêu chuẩntrong an toàn, sức khỏe và môi trường, mà còn bởi chính người tiêu dùngđang ngày càng có những yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng sản phẩm Điềunày dẫn tới các quy định khó khăn hơn xuất phát từ phía thị trường

Chính vì vậy mà Châu Âu đã đưa ra những tiêu chuẩn kĩ thuật khó

Trang 4

khăn nhằm áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu vào EU đặc biệt là hàng thuỷsản.Thực tế,việc xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản sang Châu Âu đã và đang gặprất nhiều khó khăn,chủ yếu là vấp phải hàng rào phi thuế quan mà EU đã đặtra.Các nghiên cứu cho thấy,lợi nhuận thu được khi xuất khẩu thuỷ sản vào thịtrường EU chỉ là 1-2%,còn rủi ro thì lên đến 100%.Nguyên nhân chủ yếu làchúng ta đã vấp phải các rào cản kỹ thuật từ thị trường EU.

Bài toán đặt ra là làm sao chúng ta có thể nắm bắt và vượt qua các ràocản đó một cách khéo léo và phù hợp với quy định chung.Mặt khác phải phùhợp với năng lực sản xuất của chúng ta.Chính vì thế,nhiệm vụ phân tích vàtìm hiểu về những rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu vàothị trường EU là mục tiêu chính của đề tài này.Ngoài ra cũng đưa ra nhữnggiải pháp giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đối mặt vàvượt qua những rào cản đó để có thể dễ dàng thâm nhập vào thị trường EUđầy tiềm năng này.Hơn thế nữa,mục đích của đề tài cũng tìm ra các giải phápcho nhà hoạch định chính sách Việt Nam trong việc xây dựng và áp dụng cácrào cản kỹ thuật với các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam nhằm bảo vệ lợiích nhà sản xuất trong nước đồng thời bảo vệ lợi ích người tiêu dùng

Gần đây mặt hàng thuỷ sản nhập vào EU đang bị ách tắc do không đạtđược các yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm cùng các quy định chặt chẽ kháccủa EU về môi trường và các điều kiện khác.Do đó bài viết cũng đề ra nhữnggiải pháp thiết thực nhằm chống lại các rào cản thường trực và đối phó vớinhững vụ kiện thương mại quốc tế liên quan đến hàng xuất khẩu của ViệtNam vào thị trường EU.Việc đó cũng bao gồm hỗ trợ các doanh nghiệp ViệtNam có đủ tự tin để giao thương với các đối tác trên thế giới

Bài viết xoay quanh những rào cản kỹ thuật mà Châu Âu hiện nay đang

áp dụng đối với các mặt hàng nhập khẩu thuỷ sản đặc biệt là các mặt hàng củaViệt Nam từ năm 2004 đến 2008.Qua đó giúp các doanh nghiệp xuất khẩuthuỷ sản sang EU có thể vượt qua các rào cản đó để thâm nhập vào một thị

Trang 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trong đề tài sẽ tập trung nghiên cứu về tình hình áp dụng rào cản

kỹ thuật đối với thuỷ sản nhập vào EU và giải pháp của doanh nghiệpxuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian gần đây và xu hướng pháttriển của ngành trong thời gian sắp tới

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp tổng hợp và phântích thông tin thu được từ giáo trình,sách báo và tạp chí.Ngoài ra còntham khảo thông tin qua các website.Bên cạnh đó còn có sủ dụng nhữngtài liệu từ nhiều nguồn khác nhau từ cả trong và ngoài nước, các niêngiám và số liệu thống kê của các bộ ngành có liên quan

Chương 2: Thực trạng áp dụng rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng

thuỷ sản nhập khẩu vào EU

Chương 3: Những định hướng và giải pháp vượt rào cản kỹ thuật

của mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam

RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI NHẬP KHẨU THUỶ SẢN VÀO EU - GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI THUỶ SẢN VIỆT NAM

Trang 6

CHƯƠNG 1:

LÝ LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT

TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1.1 Khái niệm về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế

Trong thực tế, các nhà khoa học có rất nhiều định nghĩa khác nhau vềrào cản thương mại Song, tựu trung, rào cản kỹ thuật trong thương mại lànhững quy định ngoài thuế quan, hay một chính sách phân biệt nào đó mà mộtnước hay một vùng lãnh thổ áp dụng, với mục đích hạn chế hoặc ngăn cảnthương mại quốc tế Nó bao gồm tất cả các biện pháp được thực hiện ở biêngiới, nhằm hạn chế việc hàng hóa nước khác thâm nhập vào thị trường và cácthủ tục này tạo thuận lợi cho hàng hóa trong nước như một hình thức bảo hộ

1.2 Phân loại :

Rào cản thương mại bao gồm hai nhóm rào cản lớn đó là:rào cản thuếquan và rào cản phi thuế quan

1.2.1 Hàng rào thuế quan:

Thuế quan được áp dụng trước hết là nhằm mục đích tăng nguồn thungân sách cho chính phủ, sau đó là vì những mục đích khác như ngăn chặnhàng nhập khẩu và bảo vệ hàng trong nước, trả đũa một quốc gia khác, bảo vệmột ngành sản xuất quan trọng hay còn non trẻ của nước mình

Thông qua các vòng đàm phán, WTO luôn hướng mục tiêu cắt giảmthuế quan Các nước thành viên không được phép tăng thuế lên trên mức trần

đã cam kết trong biểu Qua tám vòng đàm phán trong khuôn khổ GATT trướcđây, đặc biệt là sau vòng Uruguay, thuế công nghiệp bình quân của các nướcphát triển được giảm xuống 3,8%, các nước này cũng đồng ý cắt giảm 36%mức thuế công nghiệp Riêng các nước đang phát triển đồng ý cắt giảm 24%thuế nông nghiệp

1.2.2 Các hàng rào phi thuế quan

Trang 7

định về xuất xứ, kiểm tra hàng hoá trước khi xuống tầu, các quy định về kỹthuật, vệ sinh, nhãn mác, trợ cấp, chống bán phá giá, sở hữu trí tuệ Trong

đó, các biện pháp đang được sử dụng rộng rãi là:

1.2.2.1.Hạn chế định lượng (quota)

Hạn chế định lượng đang được coi là có tác dụng bảo hộ mạnh hơn cácbiện pháp thuế quan và dễ bóp méo thương mại Cho nên, điều XI của Hiệpđịnh GATT không cho phép các nước thành viên áp dụng các biện pháp hạnchế số lượng nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hoá

Tuy nhiên, Hiệp định GATT cũng đưa ra một số ngoại lệ, cho phép cácnước thành viên được áp dụng các biện pháp hạn chế định lượng theo nhữngđiều kiện nghiêm ngặt Ví dụ như để đối phó với tình trạng thiếu lương thựctrầm trọng, bảo vệ cán cân thanh toán, bảo vệ sức khoẻ con người, động thựcvật, bảo vệ an ninh quốc gia

Cấp phép nhập khẩu phải tuân thủ Hiệp định về thủ tục cấp phép nhậpkhẩu của WTO, tức là đáp ứng các tiêu chí như đơn giản, minh bạch và dễ dựđoán Trình tự, thủ tục xin cấp phép cũng như lý do áp dụng giấy phép phảiđược thông báo rõ ràng, nhất là đối với các loại giấy phép không tự động

1.2.2.2.Định giá hải quan

Định giá hải quan để tính thuế cũng có thể trở thành một rào cản lớnvới hoạt động thương mại Ví dụ như quy định về áp giá tối thiểu để tính thuếnhập khẩu Chính vì vậy, Hiệp định về định giá hải quan của WTO đã quyđịnh các nguyên tắc cụ thể trong việc xác định giá trị tính thuế của hàng hoá,bắt buộc các thành viên phải thực thi đúng và minh bạch

1.2.2.3.Về trợ cấp

Đây là một công cụ chính sách được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở hầuhết các nước nhằm đạt các mục tiêu của Chính phủ về phát triển kinh tế - xãhội, ổn định chính trị Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về trợ cấp, nhưng,theo WTO, trợ cấp là một khoản đóng góp về tài chính do Chính phủ hoặcmột tổ chức Nhà nước cung cấp, hoặc là một khoản hỗ trợ thu nhập, hoặc hỗ

Trang 8

trợ giá và mang lại lợi ích cho đối tượng nhận trợ cấp

Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO được chia ralàm ba cấp độ rõ rệt là đèn đỏ, đèn vàng và đèn xanh như trong giao thông.Với “đèn đỏ” cấm hoàn toàn - bao gồm các khoản trợ cấp căn cứ vào thànhtích xuất khẩu hay khuyến khích sử dụng hàng trong nước; “đèn vàng” tức làcác loại trợ cấp được phép sử dụng, song cũng có thể bị kiện hoặc áp dụngbiện pháp đối kháng; cuối cùng là cấp “đèn xanh” là những trợ cấp chungđược thả nổi hoàn toàn, bởi ít bóp méo hoạt động thương mại như phổ biến và

hỗ trợ nghiên cứu phát triển, hỗ trợ vùng khó khăn, hỗ trợ cải tiến trang thiết

bị đang sử dụng để đáp ứng các quy định mới về môi trường

1.2.2.4.Rào cản về chống bán phá giá

Rào cản về chống bán phá giá là hành vi bán hàng hoá tại thị trườngnước nhập khẩu thấp hơn giá bán tại thị trường nội địa của nước xuất khẩunhằm chiếm lĩnh thị trường, hay cạnh tranh giành thị phần Việc làm này bịcoi là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh vì không dựa trên những tiêuchí thương mại chung, gây ảnh hưởng tới ngành công nghiệp nước nhập khẩu

Việc áp dụng thuế chống bán phá giá là để làm tăng giá hàng hoá nhậpkhẩu, khắc phục tác động xấu của hành vi bán phá giá Hiệp định về chốngbán phá giá của WTO đã quy định cụ thể về các tiêu chí để xác định hành viphá giá và biện pháp khắc phục

Trong thực tế, việc bán phá giá, không chỉ xảy ra ở các nước đang pháttriển mà diễn ra ngay cả ở nước công nghiệp phát triển ở EU, Canada, HoaKỳ Theo số liệu của Ban thư ký WTO, từ năm 1995 đến tháng 6 năm 2005,các nước thành viên WTO đã tiến hành điều tra 2.741 vụ kiện bán phá giá.Nhiều nhất là Ấn Độ 412 vụ, kế đến là Mỹ 358 vụ, EU 318 vụ Rốt cuộc, chỉ

có 63% số vụ bị áp thuế bán phá giá, cao nhất là Trung Quốc, tiếp đến HànQuốc, Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan

1.2.2.5.Các quy định về kỹ thuật, vệ sinh, nhãn mác

Trang 9

truyền thống trong WTO, ngày càng xuất hiện nhiều hình thức rào cản thươngmại mang tính kỹ thuật như các quy định về vệ sinh, kỹ thuật, môi trường,nhãn mác sản phẩm Đây là phạm vi chứa đựng nhiều quy định khá phức tạp

và hết sức chặt chẽ

Hiện nay, trong WTO, Hiệp định SPS điều chỉnh việc áp dụng các biệnpháp vệ sinh, kiểm dịch động, thực vật và Hiệp định TBT điều chỉnh việc ápdụng các quy định liên quan đến tiêu chuẩn sản phẩm, dán nhãn, chứng nhận

và công nhận hợp chuẩn Mục tiêu của hai hiệp định này là cho phép các nướcthành viên một mặt duy trì các biện pháp vệ sinh và kỹ thuật vì các lý dochính đáng, mặt khác hạn chế khả năng lạm dụng các biện pháp này để bópméo hoạt động thương mại toàn cầu

1.2.2.6.Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại

Ví dụ như các quy định yêu cầu các nhà đầu tư phải sử dụng nguyênliệu trong nước, quy định tỉ lệ xuất khẩu sản phẩm hay hạn chế nguồn ngoại tệdùng để thanh toán hàng nhập khẩu của công ty Các biện pháp này thườngđược các nước đang phát triển sử dụng rộng rãi để hạn chế nhập khẩu và pháttriển ngành công nghiệp trong nước

Để khắc phục tình trạng này, Hiệp định TRIMS đã đưa ra một danhmục các biện pháp đầu tư bị coi là không phù hợp với các quy định về tự dohoá thương mại của WTO và yêu cầu các nước thành viên không duy trìnhững biện pháp này

1.2.2.7.Rào cản về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Việc thực thi không đầy đủ quyền sở hữu trí tuệ cũng được coi là mộtrào cản lớn với hoạt động thương mại quốc tế, vì hàng nhái, hàng giả, hàng viphạm bản quyền với giá rẻ sẽ hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của sảnphẩm đích thực Vấn đề này thực sự trở nên nghiêm trọng với những quốc gia

mà việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ không nghiêm ngặt, ví dụ như TrungQuốc

Trang 10

1.3 Vai trò của rào cản

Các rào cản kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế nhậpkhẩu những hàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào, bên cạnh đó nó cũng bảo

vệ lợi ích người tiêu dùng và bảo vệ môi trường, xã hội Do đó, rào cản kỹthuật được chia làm nhiều loại:

1.3.1 Các biện pháp bảo vệ sự an toàn và sức khỏe của con người:

Những tiêu chuẩn được đặt ra để bảo vệ an toàn và sức khoẻ của cánhân như các tiêu chuẩn về thiết bị điện, hoặc các quy định về sử dụng các vậtliệu chậm cháy trong sản xuất đồ gỗ gia dụng (như ghế sô pha hoặc ghế tựa);Các quy định về chất lượng sản phẩm thực phẩm, đồ uống và thuốc lá (ví dụcác yêu cầu không sử dụng các nguyên liệu gây nguy hiểm để sản xuất sảnphẩm, ghi nhãn chính xác về hàm lượng, trọng lượng và con số đo lườngchính xác v.v ) Trong trường hợp sản phẩm thuốc lá, còn phải in bên cạnhbao “hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ”

1.3.2 Các biện pháp bảo vệ sự sống, sức khỏe của động vật và thực vật:

Mỗi quốc gia có thể nghiên cứu và đưa vào áp dụng ngay các biện pháp

để bảo vệ các loài sinh vật nguy hiểm, hoặc để bảo vệ các loài cây quý hiếm

Do đó, ở một số nước, các sản phẩm từ một số loài thủy sản nhất định đượcbảo vệ (ví dụ cá voi, một số loài cá) Đặc biệt, ở một số nước phát triển, việcbuôn bán các sản phẩm từ một số động vật cũng có những quy định cụ thể,như ngà voi hoặc dược phẩm lấy từ động vật cũng bị cấm

1.3.3 Các biện pháp bảo vệ môi trường:

Bao gồm các yêu cầu về khí thải từ xe ôtô, các biện pháp an toàn vềvận chuyển các nguyên liệu gây nguy hiểm và việc tạo ra các nguyên liệu gâyhại cho môi trường như chlorofluorocarbon (CFC’s) Các nước công nghiệptiên tiến cũng ngày càng quan tâm đến các vấn đề về môi trường, liên quanđến phế thải và yêu cầu cần tái chế, điều này dẫn đến việc tăng chi phí của cácnhà sản xuất

Trang 11

1.3.4 Các biện pháp khác:

Các qui định để bảo vệ công chúng, người tiêu dùng hoặc để cung cấp

dữ liệu phục vụ cho việc kiểm soát chất lượng, như các thông số ghi trên nhãnmác sản phẩm, các quy định về chất lượng của sản phẩm khi đưa ra thịtrường

1.4 Sự cần thiết của việc nghiên cứu rào cản thương mại

Những rào cản phi thuế quan này đã ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩucủa Việt Nam vào EU trong những năm trở lại đây.Chính vì rào cản này màsản lượng xuất vào EU rất hạn chế,các doanh nghiệp thì nản lòng trước hệthống rào cản phức tạp lằng nhằng,dẫn đến phải từ bỏ một thị trường tiềmnăng lớn này

Chúng ta cần phải nghiên cứu và nắm rõ những rào cản mà các nước

EU đang áp dụng,đặc biệt là mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam.Qua đó chúng

ta có thể cải thiện chất lượng hàng hoá,nâng cao uy tín doanh nghiệp,đồngthời có cơ sở để đối phó với những vụ kiện thương mại đối với sản phẩm xuấtkhẩu của Việt Nam.Mặt khác cải thiện mối quan hệ thương mại giữa ViệtNam và EU.Thời điểm này là thời gian then chốt,quan trọng trong quá trình

mở cửa và hội nhập,hơn lúc nào hết,chính lúc này chúng ta cần có nhận thứcsâu sắc,sự chuẩn bị kỹ lưỡng và bài bản để có thể đủ sức đương đầu vớinhững thách thức từ những rào cản của các thị trường lớn và tiềm năng trênthế giới

Mặt khác việc nghiên cứu về những rào cản đang được áp dụng tại EUnói riêng và trên thế giới nói chung cũng giúp chúng ta nhận thức sâu sắc vềnhững hành vi và thói quen tiêu dùng của những thị trường lớn trên thế giới

để có thể theo kịp và đáp ứng nhu cầu về chất lượng của hàng hoá cung cấpcho các thị trường đó

Trang 12

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG RÀO CẢN THƯƠNG MẠI CỦA EU

ĐỐI VỚI MẶT HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM

2.1 Tổng quan tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường EU

Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương

mại Thế giới (WTO) đã mở ra những cơ hội mới cho nền kinh tế của ViệtNam nói chung và nhiều triển vọng phát triển và mở rộng thị trường cho cácsản phẩm thuỷ sản Việt Nam nói riêng Sự ưu đãi về thuế quan, giảm hàng ràophi thuế quan, xuất xứ hàng hoá và những lợi ích về đối xử công bằng, bìnhđẳng hơn khi xảy ra tranh chấp thương mại sẽ tạo điều kiện cho các sản phẩmthuỷ sản của Việt Nam có sức cạnh tranh cao hơn để thâm nhập thị trường thếgiới, đặc biệt là thị trường EU, vốn được coi là một trong những thị trườngkhắt khe về các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng cũng là thị trường

có sức tiêu thụ thuỷ sản lớn với sự tăng trưởng cao về kinh tế

Bảng 2.1.1: Xuất khẩu thuỷ sản của VN sang EU, năm 2000-2006

Năm Sản lượng(Tấn) Kim ngạch xuất khẩu(1000 USD)

Trang 13

Về thị trường xuất khẩu: Thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất trongchủ yếu là các thị trường thuộc khu vực EU, thị trường Nhật Bản, Mỹ, HànQuốc, Nga, Ucraina… Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của ViệtNam trong các năm sau các thị trường đều tăng so với năm trước Cụ thể, xuấtkhẩu thuỷ sản sang khu vực thị trường EU đạt 119,5 triệu USD, tăng 13,17%

so với tháng 7/2008 và tăng 41,48% so với cùng kỳ năm 2007 Tổng kimngạch xuất khẩu trong 8 tháng sang thị trường này đạt 729,9 triệu USD, tăngmạnh 24,4% so với 8 tháng đầu năm ngoái Trong đó, kim ngạch xuất khẩuthuỷ sản tới hầu hết các thị trường đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái, cụ thể:xuất khẩu tới thị trường Đức tăng 31,91%, tới Italia tăng 41,4%, Tây Ban Nhatăng 25,34%, Hà Lan tăng 6,14%, Bỉ tăng 22,59%, Pháp tăng 47,6%, Anhtăng 42,16%, Bồ Đào Nha tăng 78,3%; Đan Mạch tăng 18,58%, Litva tăng41,58%, Thuỵ Điển tăng 20,68%, Hy Lạp tăng 19,79%… Duy chỉ có xuấtkhẩu tới một số ít thị trường giảm như: Ba Lan (giảm 28,58%); Áo (giảm17,91%), Slovenhia (giảm 51,28%), Extônia (giảm 24,89%), Ailen (giảm23,25%)

Hiện nay tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU đã đượccải thiện rất nhiều so với trước đây.Trước đây các doanh nghiệp của ViệtNam rất e ngại một thị trường khó tính và khắt khe như EU.Nguyên nhân của

sự e ngại đó xuất phát từ những rào cản mà thị trường và người tiêu dung ởkhu vực này đặt ra đối với các mặt hang thuỷ sản nói riêng và các mặt hangnhập khẩu vào EU nói chung.Thời kì trươc đây,các sản phẩm thuỷ sản củaViệt Nam xuất sang EU thường không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thựcphẩm cũng như những điều kiện khác được đặt ra.Do đó các doanh nghiệpxuất khẩu thuỷ sản thường tránh thị trường khó tính này và tìm kiếm thịtrường khác dễ nhằn hơn

Tuy nhiên những năm gần đây,các doanh nghiệp bắt đầu nhận ra sứchấp dẫn của thị trường đầy tiềm năng này và bắt đầu tập trung xuất khẩu thuỷsản vào EU

Trang 14

Bảng 2.1.2 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU theo mặt hàng 2000-2005.

(Đơn vị : triệu USD)

Xuất khẩu thủy sản vào EU là cơ hội của các nước đang phát triểntrong đó có Việt Nam Ông Gifs Berends- Điều phối viên thương mại phụtrách khu vực Địa Trung Hải, Nam á và Đông Nam á, cho biết: luật nhập khẩuđược hài hòa và thống nhất là cơ hội cho các nước xuất khẩu vì theo nguyêntắc chỉ cần đáp ứng tiêu chuẩn chung của EC hàng thủy sản có thể vào bất kỳthị trường thành viên nào trong EU, thay vì phải điều chỉnh theo từng thịtrường như trước đây Các nước xuất khẩu chỉ tiếp cận và thương lượng vớimột nhà xuất khẩu duy nhất chính là EC nhưng lại được tiêu thụ sản phẩm ở

EU đã được mở rộng

Thủy sản đang trở thành món ăn lựa chọn ưu tiên của người châu Âu.Khu vực Đông Nam Á là nhà cung cấp thủy sản lớn của EU với tốc độ tăng

Trang 15

trưởng xuất khẩu của ASEAN là 38%/năm Chính vì vậy, EC rất quan tâmđến khu vực xuất khẩu này và cả các nước đang phát triển khác có tiềm năngbán cá và thủy sản chế biến của EU Một loạt các biện pháp đang được ECxúc tiến để đưa con cá, con tôm của nước nghèo vào những nước giàu trong

EU Hỗ trợ kỹ thuật là một trong những biện pháp tiêu tốn khá nhiều tiền của

EC trong hơn 5 năm qua

EC cho biết có 624 dự án hỗ trợ kỹ thuật cho các nước xuất khẩu với trịgiá khoảng 4,3 tỷ Euro đã và đang triển khai ở ASEAN và các nước đang pháttriển khác chủ yếu nhắm vào mục tiêu đẩy mạnh thương mại như hỗ trợ vềtiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, đơn giản hóa thủ tục hải quan Các quỹ tàichính do EC đề xướng cũng góp phần vào công tác hỗ trợ kỹ thuật cho cácnước xuất khẩu Bên cạnh hỗ trợ kỹ thuật, EC cũng có chương trình đào tạolao động và cán bộ kỹ thuật cho các nước đang phát triển xuất khẩu thủy sảnvào EU.Trong các dự án đó thì Việt Nam cũng có một vị trí quan trọng

Bảng 2.1.3

0 50 100 150 200 250

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 (11

tháng đầu năm)

Năm

Tấn

0 100 200 300 400 500 600 700

Trang 16

Italy 17%

Bỉ 30%

Đan Mạch 1% Anh 10% Tây Ban Nha 4% Pháp 5%

Thuỵ Điển 1%

Đức 16%

Hà Lan 16%

Trang 17

2.1.1 Yêu cầu cao về vệ sinh an toàn

Qua số liệu thống kê, tuy kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Namvào EU tăng trưởng cao trong những năm vừa qua, nhưng hàng thủy sản của

ta chiếm thị phần rất nhỏ trên thị trường này, còn cách xa tiềm năng xuất khẩucủa Việt Nam Nhu cầu nhập khẩu thủy sản hàng năm của EU rất lớn, nhưngyêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh thực phẩm đối với mặt hàng nàylại rất cao Một vài lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào EU vẫn chưa an toàn (nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn, bị phát hiện có dư lượng hoá chất,kháng sinh, ) và chất lượng chưa được ổn định Đã xảy ra một số trường hợpdoanh nghiệp Việt Nam làm giả chất lượng hàng thủy sản Do vậy, EU chỉnhập khẩu những sản phẩm từ những doanh nghiệp chế biến thủy sản ở ViệtNam đã được cấp chứng chỉ đủ tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh Nhiều doanhnghiệp chế biến thủy sản khác của Việt Nam chưa tiếp cận được thị trườngnày

Đặc biệt tại châu Âu đã đã đưa vào vận hành hệ thống cảnh báo nhanh

Hệ thống này do EFA (Cơ quan quản lý thực phẩm châu Âu) chịu trách nhiệmquản lý Mục đích là cảnh báo nhanh bao quát toàn bộ dây chuyền cung cấpthức ăn, kể cả thức ăn cho động vật, đồng thời hỗ trợ tư vấn khoa học và kỹthuật cho Ủy ban châu Âu Bất kỳ thông tin về mối nguy nghiêm trọng nàotrực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe con người phát sinh từ thựcphẩm hoặc thức ăn cho động vật sẽ được thông báo đến cho các cơ quan quản

lý thực phẩm của các nước thành viên thông qua hệ thống này Biện pháptương tự sẽ được áp dụng để hạn chế đưa ra thị trường các sản phẩm sản xuấttại EU hay nhập khẩu nếu xét thấy có nguy cơ mất an toàn thực phẩm

2.1.2 Bảo vệ môi trường, nguồn lợi tự nhiên

Chính sách môi trường của EU dựa trên các Hiệp định quốc, đặc biệtdựa trên Chương trình nghị sự 21 của Hiệp định Rio de Janeiro (Hiệp địnhRio), Hội nghị Liên hiệp Quốc về môi trường và phát triển được tổ chức năm

1992 EU và các nước thành viên đã cam kết thực hiện các hành động trong

Trang 18

khuôn khổ Hiệp định Rio Chương trình môi trường của EU hiện nay nhấnmạnh việc xử lý nguyên nhân gốc rễ của vấn đề về môi trường chứ khôngphải đối phó với rắc rối khi chúng xảy ra Các quy định về môi trường của EUđối với sản phẩm thủy sản chính là các quy định về hàng hoá môi trường nằmtrong hệ thống “Luật sản phẩm môi trường của Liên minh châu Âu” EU banhành Hệ thống Luật sản phẩm môi trường nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻcộng đồng và môi trường sinh thái

Quy định về môi trường của EU rất nghiêm ngặt, bao gổm các quy địnhliên quan trực tiếp đến môi trường và các quy định liên quan gián tiếp đếnmôi trường và liên quan trực tiếp đến vệ sinh an toàn thực phẩm Khi xuấtkhẩu hàng thủy sản sang EU, ngoài việc xuất trình các chứng chỉ về vệ sinhdịch tễ, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật là yêu cầu bắt buộc,doanh nghiệp Việt Nam còn phải tuân thủ các quy định về môi trường của

EU

Có thể nói rằng, Hệ thống quy định và tiêu chuẩn môi trường của EUđối với hàng hoá là hoàn chỉnh hơn cả, rất chặt chẽ, và không dễ thoả mãn.Người tiêu dùng EU có nhu cầu ngày càng cao đối với các sản phẩm sạch,bảo vệ môi trường

2.1.3 Tập quán ứng xử

Thực tế, EU không phải là một thực thể văn hoá, không đồng nhất vềtập quán sinh hoạt, ẩm thực, thị hiếu tiêu dùng cách ứng xử Thị trường EUchỉ thống nhất về mặt kỹ thuật còn trên thực tế bao gồm nhiều thị trường quốcgia và khu vực có những đặc điểm rất khác nhau Mỗi nước có bản sắc vănhoá riêng nên yêu cầu của họ cũng khác nhau

EU là thành viên của WTO nên có chế độ quản lý nhập khẩu chủ yếudựa trên nguyên tắc của tổ chức này Các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạchkhông nhiều nhưng biện pháp thuế quan lại được sử dụng khá nhiều Mặc dùthuế quan của EU thấp hơn so với các cường quốc kinh tế lớn và có xu hướng

Trang 19

thuế quan (rào cản kỹ thuật) nghiêm ngặt Rào cản kỹ thuật chính là quy chếnhập khẩu chung và các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EUđược cụ thể hoá ở 5 tiêu chuẩn của sản phâm, đó là: tiêu chuẩn chất lượng,tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêuchuẩn về lao động.

Khách hàng EU rất khó tính về mẫu mã và thị hiếu Chỉ khi các yếu tốchất lượng, các trình bày sản phẩm và giá cả hấp dẫn thì sản phẩm mới có cơhội bán được ở châu Âu

Việc tự do hoá về thương mại và đầu tư trên thế giới cũng như cải cách

về chính sách và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu của EU ngày càng được nớilỏng nên cạnh tranh trên thị trường này sẽ ngày càng gay gắt do lượng hàngnhập khẩu rất nhiều Chu kỳ sống của một sản phẩm sẽ phải ngắn hơn vàphương thức dịch vụ tốt hơn

Kênh nhập khẩu và phân phối hàng trong khối EU khá phức tạp và cónhiều đầu mối có phương thức ứng xử khác nhau Các doanh nghiệp ViệtNam cần nắm rõ những đặc điểm của kênh phân phối đó và các đầu mối nhậpkhẩu để có những biện pháp xâm nhập cụ thể Với sản lượng xuất nhập khẩuhàng năm lớn, là một bản hàng ổn định, các doanh nghiệp thủy sản đang dầnchuyển mình để tạo được những dấu ấn trong hoạt động xuất nhập khẩu củaViệt Nam

Chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định thành công khi thâm nhập thịtrường châu Âu Thị trường châu Âu yêu cầu sản phẩm có chất lượng cao nênhầu hết các nước xuất khẩu, đặc biệt là châu á đều nhận định đây là thị trườngkhó tính và nghiêm ngặt Họ đưa ra hàng loạt các quy định pháp lý về chấtlượng sản phẩm, an toàn vệ sinh để bảo vệ cho sức khoẻ người tiêu dùng.Việc tuân theo các quy định về an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc đểtiếp cận thành công thị trường này

Xuất khẩu thuỷ sản vào EU bắt buộc phải có chứng nhận chính thứcdựa trên việc EU công nhận cơ quan thẩm quyền của các nước xuất khẩu Các

Trang 20

nước xuất khẩu phải có một cơ quan thẩm quyền chịu trách nhiệm về việcquản lý chính thức thông suốt cả hệ thống sản xuất Tháng 4/2004, EU đãthông qua các quy định về kiểm soát thực phẩm mới và toàn bộ các quy định

về vệ sinh

Những nguyên tắc vệ sinh mới hợp nhất và đơn giản hoá các yêu cầuphức tạp và chi tiết trước đây đã nêu trong 17 chỉ thị khác nhau Các yêu cầuchung về vệ sinh được đặt ra cho việc sản xuất các loại thực phẩm, trong đócũng đề ra các nguyên tắc cụ thể cho sản xuất thịt và các sản phẩm thịt, cácloại nhuyễn thể hai mảnh vỏ, thuỷ sản, sữa và các sản phẩm sữa, trứng và cácsản phẩm của trứng, đùi ếch và các loại ốc, mỡ động vật, giêlatin và chất tạo

keo.

Từ 1/1/2006, EU đưa ra luật quản lý thực phẩm và thức ăn cho vật nuôimới gọi là đóng gói vệ sinh, trong đó quy định về tiêu chí vi sinh đối với thựcphẩm, quy định về kiểm soát thực phẩm và thức ăn cho vật nuôi cũng như quyđịnh vệ sinh thức ăn cho vật nuôi tạo thành một bộ các quy định chặt chẽ vàhài hoà khung hiệp định an toàn thực phẩm của EU Quy định đóng gói vệsinh không chỉ đơn giản hoá các quy định vốn được coi là phức tạp trước đây,

mà còn đưa ra khái niệm có trách nhiệm thông qua chuỗi thức ăn từ trang trạiđến bàn ăn

Quy định đóng gói vệ sinh rõ ràng hơn và nghiêm ngặt hơn về vệ sinhthực phẩm, các quy định vệ sinh cụ thể đối với thực phẩm có nguồn gốc từđộng vật, các quy định cụ thể về kiểm soát các sản phẩm có nguồn gốc từđộng vật phục vụ cho tiêu dùng của con người Các quy định chung được đặt

ra cho tất cả các loại thực phẩm như các nguyên tắc cụ thể được quy định chocác sản phẩm thuỷ sản và nhuyễn thể hai mảnh vỏ Theo quy định mới này,các sản phẩm nhập khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung như hàng hoá của

EU (Tài liệu: How to export seafood to EU) Các sản phẩm nhập khẩu phải

tuân thủ các nguyên tắc về vệ sinh mới, có hiệu lực từ 1/1/2006 như sau:

Trang 21

2.1.3.1 Quy định mới về vệ sinh thực phẩm

Các quy định mới về vệ sinh thực phẩm tập trung vào yêu cầu bảo vệsức khoẻ cộng đồng một cách tốt nhất dựa trên việc đánh giá mối nguy Luậtmới quy định tất cả các cơ sở kinh doanh thực phẩm và thức ăn cho vật nuôi,

từ người nuôi, nhà chế biến đến người bán lẻ và dịch vụ nhà hàng đều phảichịu trách nhiệm trong việc đảm bảo thực phẩm bán trên thị trường EU đápứng mọi tiêu chuẩn bắt buộc về an toàn thực phẩm Mọi khâu trong chuỗithực phẩm kể cả khâu sản xuất nguyên liệu cũng phải tuân thủ phương pháptiếp cận từ trại nuôi đến bàn ăn của EU về an toàn thực phẩm

Quy định đóng gói vệ sinh được chia làm 5 quy định và các chỉ thị thaythế cho 17 chỉ thị trước đây Theo đó, tất cả các sản phẩm nhập khẩu phải đápứng các tiêu chuẩn chung như các sản phẩm của EU

1 Quy định 852/2004 của Quốc hội châu Âu và Hội đồng châu Âu về vệ

sinh thực phẩm Quy định này bao gồm cả những yêu cầu chung và yêu cầu

kỹ thuật đối với sản xuất

1 Quy định 853/2004 của Quốc hội châu Âu và Hội đồng châu Âu đề ra

các nguyên tắc vệ sinh cụ thể đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật

1 Quy định 854/2004 của Quốc hội châu Âu và Hội đồng châu Âu đề ra

các nguyên tắc cụ thể đối với việc tổ chức quản lý có thẩm quyền đối với sảnphẩm có xuất xứ từ động vật phục vụ cho tiêu dùng của con người

1 Chỉ thị 2002/99/EC đề ra các nguyên tắc vệ sinh chi phối việc sản xuất,

chế biến, phân phối và nhập khẩu các sản phẩm có xuất xứ động vật

1 Chỉ thị 2004/41/EC thay thế cho 17 chỉ thị trước đây.

2.1.3.2 Các biện pháp thực hiện theo các qui tắc vệ sinh mới

1 Quy định 2073/2005 của Uỷ ban châu Âu về các tiêu chí vi khuẩn, độc

tố và các chất chuyển hoá (thuộc vi trùng học) đối với nguyên liệu là thựcphẩm (1/1/2006)

1 Quy định 2074/2005 của Uỷ ban châu Âu về các biện pháp thực hiệnđối với một số sản phẩm nhất định theo Quy định 853/2004, 854/2004 và

Ngày đăng: 27/05/2014, 10:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w