1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

chủ đề tìm hiểu chức năng của vom meter

30 626 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 6,3 MB

Nội dung

Khi đo điện áp một chiều DC, ta nhớ chuyển thang đo về thang DC, khi đo ta đặt que đỏ vào cực dương + nguồn, que đen vào cực âm - nguồn, để thang đo cao hơn điện áp cần đo một nấc... • *

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ

Trang 2

BÁO CÁO MÔN HỌC

Kỹ thuật đo lườngChủ đề: Tìm hiểu chức năng của VOM meter

Trang 3

Đo lường các tín hiệu điện có ý nghĩa quan trọng trong khoa học kỹ thuật và đời sống Nhờ kêt quả và những thông tin về các giá trị của các đại lượng đo được mà con người đa tạo ra được rất nhiều thiết bị kĩ thuật phục vụ cho nghiên cứu và đời sống.đồng thời nhu cầu phát triển khoa học kĩ thuật và đời sống đã tác động trở lại đối với các thiết bị, dụng cụ đo lường làm cho nó ngày càng hoàn thiện càng đi sâu vào chuyên môn hóa Các phương tiện đo có các chức năng hỉ báo kết quả đo, tự động xử lý kêt quả đo, lưu giỹ trong khoảng thời gian cần thiết, thực hiện tự động điều khiển.

Các thiết bị đo lường tín hiệu ngày nay đã tha gia rất tích cực vào công việc tự động hóa các quá trình sản xuất và các hệ thống điều khiển từ đơn gian đến phức tạp Một trong những dụng cụ quen thuộc, hữu dụng và hiệu quả trong đo lường, đó chính là đồng hồ vạn năng hay còn gọi là VOM meter.

Với tầm quan trọng của VOM trong kĩ thuật, báo cáo này sẽ trình bày một cách khái quát về những chức năng cơ bản của nó để phục vụ trong các quá trình đo khác nhau.

Lời mở đầu

Trang 4

A - Khái quát về đồng hồ vạn năng

1) Lịch sử ra đời:

Đồng hồ vạn năng được phát minh ra vào khoảng năm 1920 bởi một kĩ sư

người Anh làm trong ngành bưu điện là Donald Macadie, sau đó đến năm

1923, ý tưởng của ông được công ty

Automatic Coil Winder and Electrical Equipment Company (AVO) sản xuất

– Đồng hồ đo điện tử DMM:Đồng hồ đo điện tử (DMM - Digital MultiMeter) là loại đồng hồ đo có các chức năng tương tự như đồng hồ đo VOM nhưng mạch đo dựa trên kĩ thuật số

Trang 5

VOM DMM

Trang 6

3) Cấu tạo VOM:

Đồng hồ vạn năng có cấu tạo gồm các bộ phận

chính như sau: Mặt đồng hồ (ghi các thang đo),

các núm chuyển mạch, núm chỉnh kim,que đo

Nguyên lí hoạt động (From to)

cảm ứng điện từ

Khi có dòng điện chạy qua khung dây thì khung dây sẽ tương tác với từ

trường của nam châm vĩnh cửu khiến cho khung dây quay làm cho kim

chỉ thị quay theo đến khi moment quay cân bằng với moment cản của lò

xo thì kim dừng lại chỉ giá trị đại lượng cần đo trên thang đo.

Khi cần đo các đại lượng khác như điện áp một chiều, điện áp xoay

chiều , thông qua mạch đo VOM sẽ chuyển đổi các đại lượng này thành

dòng điện một chiều trước khi đưa đến cơ cấu.

Trang 7

Nguồn DC

6V

-1 Đo điện áp một chiều:

Trang 8

Khi đo điện áp một chiều DC, ta nhớ chuyển thang đo về thang DC, khi đo ta đặt que đỏ vào cực dương (+) nguồn, que đen vào cực âm (-) nguồn, để thang đo cao hơn điện áp cần đo một nấc

Ví dụ nếu đo áp DC 110V ta để thang DC 250V, trường hợp để thang đo thấp hơn điện áp cần đo => kim báo kịch kim, trường hợp để thang quá cao

=> kim báo thiếu chính xác

Trang 9

* Trường hợp để nhầm thang đo

Tuyệt đối không để nhầm đồng hồ vào thang đo dòng điện hoặc thang đo điện trở khi ta đo điện áp một chiều (DC) , nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay !!

Nếu ta để sai thang đo, đo áp một chiều nhưng ta để đồng hồ thang xoay chiều thì đồng hồ sẽ báo sai, thông thường giá trị báo sai cao gấp 2 lần giá trị thực của điện áp DC, tuy nhiên đồng hồ cũng không bị hỏng

Đọc trị số :

Giá trị đo = (Thang đo/ 50) x Số vạch kim chỉ

• Ví d ụ : Để thang đo 10V (DC), giả sử điện áp cần đo là 6V (DC); đọc trên vạch DCV.A, thấy tổng

số vạch kim chỉ là 30 thì giá trị đo là :

• Giá trị đo = 30 x 10/50 = 6(V).

Trang 10

2 Đo dòng điện một chiều:

+

Trang 11

 Để đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng, ta đo đồng hồ nối tiếp với tải tiêu thụ và chú ý là chỉ đo được dòng điện nhỏ hơn giá trị của thang đo cho phép, ta thực hiện theo các bước sau

Bước 1 : Đặt đồng hồ vào thang đo dòng cao nhất

Bước 2: Đặt que đồng hồ nối tiếp với tải, que đỏ về chiều dương, que đen về chiều âm

Nếu kim lên thấp quá thì giảm thang đo

Nếu kim lên kịch kim thì tăng thang đo, nếu thang đo đã để thang cao nhất thì đồng hồ không đo được dòng điện này

Chỉ số kim báo sẽ cho ta biết giá trị dòng điện

Trang 12

 Các đọc trị số:

Tương tự như cách đọc với điện áp DC, nhưng lúc này đọc thang đo là mA.

Trang 13

3 Đo điện áp xoay chiều AC:

Trang 14

Khi đo điện áp xoay chiều ta chuyển thang đo về các thang AC, để thang AC cao hơn điện áp cần đo một nấc (Nếu không biết khoảng điện áp cần

đo thì phải đặt đồng hồ ở thang đo cao nhất rồi điều chỉnh về mức thấp dần).

Tuyết đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi đo vào điện áp xoay chiều => Nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay lập tức !

Ví dụ: nếu đo điện áp AC220V ta để thang AC 250V, nếu ta để thang thấp hơn điện áp cần đo thì đồng hồ báo kịch kim, nếu để thanh quá cao thì

kim báo thiếu chính xác

Đọc trị số :

Giá trị đo = (Thang đo /50) x Tổng số vạch kim chỉ.

Ví dụ : Để thang đo 250 V(AC); giả sử điện ápAC cần đo là 150V, tổng số vạch chỉ là 30, thì :

Giá trị đo= (250/50) x 30 = 150 (V)

Trang 15

45 10 450 × = Ω

4 Đo điện trở

Trang 16

Các bước thực hiện đo điện trở:

Bước 1 : Để thang đồng hồ về các thang đo trở, nếu điện trở nhỏ thì để thang x1 Ohm hoặc x10 Ohm, nếu điện trở lớn thì để thang x1KOhm hoặc 10KOhm

=> sau đó chập hai que đo và chỉnh triết áo để kim đồng hồ báo vị trí 0 ohm

Bước 2 : Chuẩn bị đo

Bước 3 : Đặt que đo vào hai đầu điện trở, đọc trị số trên thang đo , Giá trị đo được= chỉ số thang đo X thang đo

Ví dụ : nếu để thang x 100 ohm và chỉ số báo là 27 thì giá trị là = 100 x 27 = 2700 ohm = 2,7 K ohm

Bước 4 : Nếu ta để thang đo quá cao thì kim chỉ lên một chút , như vậy đọc trị số sẽ không chính xác.

Bước 5 : Nếu ta để thang đo quá thấp , kim lên quá nhiều, và đọc trị số cũng không chính xác.

Khi đo điện trở ta chọn thang đo sao cho kim báo gần vị trí giữa vạch chỉ số sẽ cho độ chính xác cao nhất

Trang 17

- Ở thang đo Rx1: Điện trở thang đo RTH=20 Ohm, Imax = 150 mA

- Ở thang đo Rx10: Điện trở thang đo RTH= 200 Ohm, Imax = 15 mA

- Ở thang đo Rx100 :Điện trở thang đo RTH=2K Ohm, Imax = 1,5 mA

- Ở thang đo Rx1K :Điện trở thang đo RTH=20K Ohm, Imax = 150 µA

 Khi đo Ohm Bạn có thể đọc kết quả trên 3 vạch chia có trên mặt máy đo:

- Vạch chia LV: Trên vạch chia này, Bạn biết được mức áp giảm trên vật đo đặt

trên 2 dây đo

- Vạch chia LI: Trên vạch chia này, Bạn biết được mức dòng chảy qua vật đo.

-Vạch chia Ohm: Trên vạch chia này, Bạn xác định được sức cản dòng của vật đo.

Trang 18

Đọc trị số:

Giá trị điện trở = Giá trị đọc được x Thang đo

Ví dụ: Nếu để thang x 10 ohm và trị số báo là 45 thì giá trị

R = 10 x 45 = 450 ohm

Chú ý :

- Mạch đo phải ở trạng thái không có điện.

- Điện trở cần đo phải cắt ra khởi mạch.

- Không được chạm tay vào que đo

Trang 19

a Đo Diode, Led:

Diode là một van điện Khi phân cực thuận sẽ cho dòng chảy qua Và khi phân cực nghịch, diode đóng, cắt dòng.

Khi đo diode, nên lấy thang đo Rx1 để có dòng chảy trên dây đo lớn Khi đo các linh kiện thuốc nhóm bán dẫn Bạn đọc kết quả trên:

- Vạch chia LV để biết diode ghim áp mấy volt (thường là 1V ở dòng lớn, ở

Khi đo Led nên lấy thang đo Rx1 để có dòng trên dây đo lớn Lúc này Bạn đọc kết quả trên vạch chia LV để biết Led giữ lại mấy Volt và đọc trên vạch chia LI để biết cường độ dòng điện đang chảy qua Led là bao nhiêu.

5 Một số chức năng khác của VOM From to:

Trang 20

Video minh họa:

Trang 22

b) Dùng Ohm kế để kiểm tra tính rĩ điện của các tụ điện.

Khi đo tụ điện hoá học, Bạn nhớ đặt cực dương của tụ hoá phải trên dây đen, khi đặt tụ lên hai dây đo, dòng điện tử của nguồn pin 3V sẽ cho nạp dòng vào tụ điện, ở thời điểm đầu, dòng nạp rất mạnh, kim bậc lên cao, kim sẽ giảm dần về vị trí vô cực khi tụ đã nạp đầy áp (3V)

Việc chọn thang đo: Nếu Bạn lấy thang đo lớn, điện trở thang đo lớn, dòng chảy trên dây đo nhỏ, thời gian tụ nạp đầy sẽ lâu hơn, kim trở về vị trí vô cực chậm Nếu Bạn lấy thang đo nhỏ, thời gian tụ nạp đầy sẽ nhanh, kim về vô cực rất nhanh Do vậy, khi kiểm tra các tụ điện có điện dung nhỏ,bạn phải lấy thang đo lớn để kịp thấy được dòng nạp vào tụ Nếu:

Kim lên không vê: Tụ chạm

Kim lên về không hết: Tụ rỉ

Kim không lên: Tụ đứt

Trang 23

Video minh họa:

Trang 26

Lấy thang đo Rx1, tìm đo trên hai chân của transistor, đo chiều này kim không lên, rồi cho đảo dây đo kim cũng không lên, Bạn kết luận hai chân đang đo là chân E (Emitter, chân phun dòng) và chân C (Collector, chân thu gom dòng), vậy chân còn lại chính là chân B (Base, chân nền) của transistor

(2) Hãy kiểm tra hai diode của mối nối B-E và B-C.

Transistor tương đương với 2 diot, nên việc kiểm tra một transistor là kiểm tra hai diode(B-E, B-C) Với transistor NPN, nếu dây đen đặt trên chân B, dây

đỏ đặt trên chân C Kim phải lên do mối nối phân cực thuận và dây đỏ đặt trên chân E, kim cũng lên Ngược lại, kim sẽ không lên vì diode phân cực nghịch

Trang 27

Chú ý: Với các transistor loại PNP kết quả đo sẽ ngược lại Nghĩa là dây đỏ đặt trên chan B, dây đen trên chân E, rồi chân C, kim sẽ lên cho phân cực thuận, ngược

lại thì kim không lên

Hình vẽ trên cho thấy, dây đen trên chân B (cho hút dòng ra ở chân B), dây đỏ trên chân E (cho bơm dòng vào trên chân E), kim lên vì lúc này diode B-E đang phân cực thuận

Nếu đặt dây đỏ trên chân B, lấy dây đen đặt lên chân E, diode phân cực nghịch, kim không lên và dây đen trên chân C, kim cũng phải không lên

(3) Hãy xác định chân E và chân C.

Chúng ta biết, mối nối bán dẫn B-C chịu volt nghịch cao (thường trên 60V), trong khi đó mối nối B-E chịu volt nghịch thấp (thường khoảng 9V)

Trang 28

Video minh họa:

Trang 29

Do đó, hãy lấy thang đo ohm Rx10K, lúc này trên dây đo sẽ có 12V (từ nguồn pin 9V + với nguồn pin 3V), dùng mức áp này đo nghịch trên mối nối B-C (kim

sẽ không lên) và đo nghịch trên mối nối B-E, kim sẽ lên, vì sao có khác biết này? vì mối nối B-E chịu áp 9V đã bị đánh thủng ở mức áp 12V của máy đo Qua dấu hiệu này ta dễ dàng xác định được chân C và chân E

(4) Hãy xác định độ lợi dòng điện của transistor.

Ta lấy thang đo ohm Rx10, chập hai dây đo, chỉnh kim về vạch 0 Ohm

Cắm transistor C1815 vào đúng chân C, B, E của 3 lỗ cắm NPN trên máy đo Kim lên, Bạn đọc kết quả trên vạch chia HEF Kim chỉ 200, có nghĩa là độ lợi

dòng điện của transistor 2SC1815 là 200 lần (nó có nghĩa dòng điện IC chảy ra trên chân C lớn hơn dòng điện IB chảy ra trên chân B là 200 lần) Tham số

HFE còn gọi là hệ số beta của transistor

Với transistor PNP cũng làm tương tự, cắm transistor vào 3 chân

C, B, E của bộ chân cắm PNP và đọc kết quả trên vạch chia HFE, Bạn sẽ biết được độ lợi dòng điện HFE của transistor

Trang 30

Ngoài các chức năng trên, VOM còn có các chức năng quan trọng như:Đo Microphone, đo độ rung động cơ, led hồng ngoại, đo quang transistor, MOSFET, các thiết bị của điện thoại (màn hình, ic, bàn phím, ) Nhưng do khuôn khổ của báo cáo và thời gian chuẩn bị có hạn, nên nhóm chỉ có thể trình bày một vài chức năng cơ bản của VOM trong thực tế hay dùng Nôi dung đầy đủ, chi tiết hơn xin tìm hiểu trong các tài liệu khác.

- -Kết thúc

Ngày đăng: 27/05/2014, 08:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w