Đo transistor nhị cực:
Transistor nhị cực có hai mối nối PN, quen gọi là transistor bipolar. Nó có 2 loại, transistor NPN và transistor PNP. Bạn có thể dùng một Ohm kế để kiểm tra các loại transistor bipolar. Trình tự thường làm là:
Lấy thang đo Rx1, tìm đo trên hai chân của transistor, đo chiều này kim không lên, rồi cho đảo dây đo kim cũng không lên, Bạn kết luận hai chân đang đo là chân E (Emitter, chân phun dòng) và chân C (Collector, chân thu gom dòng), vậy chân còn lại chính là chân B (Base, chân nền) của transistor.
(2) Hãy kiểm tra hai diode của mối nối B-E và B-C.
Transistor tương đương với 2 diot, nên việc kiểm tra một transistor là kiểm tra hai diode(B-E, B-C). Với transistor NPN, nếu dây đen đặt trên chân B, dây đỏ đặt trên chân C. Kim phải lên do mối nối phân cực thuận và dây đỏ đặt trên chân E, kim cũng lên. Ngược lại, kim sẽ không lên vì diode phân cực nghịch.
Chú ý: Với các transistor loại PNP kết quả đo sẽ ngược lại. Nghĩa là dây đỏ đặt trên chan B, dây đen trên chân E, rồi chân C, kim sẽ lên cho phân cực thuận, ngược lại thì kim không lên.
Hình vẽ trên cho thấy, dây đen trên chân B (cho hút dòng ra ở chân B), dây đỏ trên chân E (cho bơm dòng vào trên chân E), kim lên vì lúc này diode B-E đang phân cực thuận.
Nếu đặt dây đỏ trên chân B, lấy dây đen đặt lên chân E, diode phân cực nghịch, kim không lên và dây đen trên chân C, kim cũng phải không lên.
(3) Hãy xác định chân E và chân C.
Do đó, hãy lấy thang đo ohm Rx10K, lúc này trên dây đo sẽ có 12V (từ nguồn pin 9V + với nguồn pin 3V), dùng mức áp này đo nghịch trên mối nối B-C (kim sẽ không lên) và đo nghịch trên mối nối B-E, kim sẽ lên, vì sao có khác biết này? vì mối nối B-E chịu áp 9V đã bị đánh thủng ở mức áp 12V của máy đo. Qua dấu hiệu này ta dễ dàng xác định được chân C và chân E.
(4) Hãy xác định độ lợi dòng điện của transistor.
Ta lấy thang đo ohm Rx10, chập hai dây đo, chỉnh kim về vạch 0 Ohm.
Cắm transistor C1815 vào đúng chân C, B, E của 3 lỗ cắm NPN trên máy đo. Kim lên, Bạn đọc kết quả trên vạch chia HEF. Kim chỉ 200, có nghĩa là độ lợi dòng điện của transistor 2SC1815 là 200 lần (nó có nghĩa dòng điện IC chảy ra trên chân C lớn hơn dòng điện IB chảy ra trên chân B là 200 lần). Tham số HFE còn gọi là hệ số beta của transistor.
Với transistor PNP cũng làm tương tự, cắm transistor vào 3 chân C, B, E của bộ chân cắm PNP và đọc kết quả trên vạch chia HFE, Bạn sẽ biết được độ lợi dòng điện HFE của transistor.
Ngoài các chức năng trên, VOM còn có các chức năng quan trọng như:Đo Microphone, đo độ rung động cơ, led hồng ngoại, đo quang transistor, MOSFET, các thiết bị của điện thoại (màn hình, ic, bàn phím,...). Nhưng do khuôn khổ của báo cáo và thời gian chuẩn bị có hạn, nên nhóm chỉ có thể trình bày một vài chức năng cơ bản của VOM trong thực tế hay dùng. Nôi dung đầy đủ, chi tiết hơn xin tìm hiểu trong các tài liệu khác.
------