PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY MAY 10 1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Tổng công ty May 10 1.1.1 Tên, địa chỉ và quy mô doanh nghiệp Tên đầy đủ: Tổng công ty May 10 Tên tiếng anh: Garment 10 Joint Stock Company Tên viết tắt: Garco 10 JSC Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Mã số thuế: 0100101308 Vốn điều lệ: 302.400.000.000 (Ba trăm linh hai tỷ, bốn trăm triệu đồng) Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 302.400.000.000 Trụ sở chính: 765A Nguyễn Văn Linh – Sài Đồng – Long Biên – Hà Nội Điện thoại: 02438276923 Fax: 02438276925 Email: banbientapgarco10.com.vn Website: http:garco10.com.vn Mã chứng khoán: M10 Quyết định thành lập: Quyết định số 2052004QĐBCN do Bộ Công Thương ban hành ngày 5 tháng 10 năm 2004. Giấy chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp đã được điều chỉnh nhiều lần và lần điều chỉnh gần đây nhất là lần thứ 14 vào ngày 1 tháng 4 năm 2019. Giấy chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp và các bản điều chỉnh do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp. Hình 1.1: Trụ sở công ty May 10 tại Hà Nội (Nguồn: https:hanoitoplist.comcongtydanhsachcaccuahangcongtymay10hanoi ) Hình 1.2: Logo công ty May 10 (Nguồn: GARCO 10 profile) Hiện nay, May 10 có 19 nhà máy trong nước đặt tại các tỉnh thành: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Hình 1.3: Các cơ sở May 10 ở Việt Nam (Nguồn: GARCO 10 profile) 1.1.2 Qúa trình hình thành và phát triển Tiền thân của Tổng công ty May 10CTCP là các xưởng may quân trang ở chiến khu Việt Bắc thành lập năm 1946. Đến năm 1952, Xưởng may 10 được thành lập trên cơ sở hợp nhất các xưởng may quân trang tại chiến khu Việt Bắc. Sau nhiều lần chuyển đổi, đến năm 2010, công ty trở thành Tổng công ty May 10CTCP (Garco 10). Năm 1956, sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Bộ Quốc phòng quyết định chuyển các Xưởng may quân trang từ chiến khu Việt Bắc, khu Ba, khu Bốn, liên khu Năm về tập hợp tại Gia Lâm, Hà Nội và sáp nhập lại thành Xưởng May 10. Năm 1961, Xưởng May 10 được chuyển đổi cơ quan chủ quản: từ Tổng cục Hậu cần sang Bộ công nghiệp nhẹ quản lý và được đổi tên thành “Xí nghiệp May 10”. Tháng 11 năm 1992, để phù hợp với cơ chế thị trường, tăng quyền chủ động cho doanh nghiệp, Xí nghiệp May 10 được chuyển đổi thành “Công ty May 10”. Tháng 01 năm 2005 Công ty May 10 được chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam với tên gọi “Công ty cổ phần May 10”. Ngày 2632010, Công ty cổ phần May 10 chuyển đổi tổ chức hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – con với tên gọi “Tổng Công ty May 10 – CTCP” Từ khi chuyển đổi thành công ty cổ phần đến nay, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Tổng công ty liên tục tăng, vị thế thương hiệu đã được khẳng định trên thị trường trong nước và quốc tế. May 10 là một trong số ít thương hiệu thời trang đầu tiên của Việt Nam được trưng bày và giới thiệu tại Mỹ, được giới chuyên môn cũng như khách hàng đón nhận và đánh giá cao. Đây là bước đột phá thành công và cũng là dấu ấn quan trọng của ngành dệt may Việt Nam. Những kết quả trên đã cho thấy những nỗ lực không ngừng của công ty. Mục tiêu đến năm 2020 tầm nhìn 2030, May 10 sẽ trở thành tập đoàn đa lĩnh vực, với chiến lược phát triển sản xuất gắn với dịch vụ thương mại, phát triển đầu tư mở rộng, đưa tổng tài sản tăng gấp hai lần so với hiện nay. 1.1.3 Quy mô hiện tại của doanh nghiệp Hiện nay, May 10 là một doanh nghiệp đa ngành, hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực như sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may thời trang, kinh doanh thời trang bán lẻ, dịch vụ khách sạn, nhà hàng; có 19 đơn vị thành viên tại 9 tỉnh thành trong cả nước, hơn 12.000 lao động với gần 300 đại lý trên toàn quốc. Bảng 1.1 Hệ thống đơn vị thành viên của Tổng công ty May 10 STT Hệ thống thành viên Tên đơn vị thành viên 1 Hệ thống siêu thị 1. Siêu thị M10Mart Long Biên 2. Siêu thị M10Mart Bỉm Sơn 3. Siêu thị M10Mart Hưng Hà 4. Siêu thị M10Mart 888 5. Siêu thị M10Mart Hà Quảng 2 Trường học 1. Trường Cao đẳng nghề Long Biên (LBC) 2. Trường mầm non May 10 3 Khách sạn, nhà hàng 1. Khách sạn Garco Dragon; 2. Nhà hàng Cầu Bây. 4 Xí nghiệp thành viên 1. Xí nghiệp Sơ mi HN 2. Xí nghiệp Veston HN 3. Xí nghiệp may Thái Hà 4. Xí nghiệp may Đông Hưng 5. Xí nghiệp may Hưng Hà 6. Xí nghiệp Suit Hưng Hà 7. Xí nghiệp may Vị Hoàng 8. Xí nghiệp may Bỉm Sơn 9. Xí nghiệp may Hà Quảng 5 Liên doanh, liên kết, hợp tác sản xuất 1. Công ty TNHH Phù Đồng 2. Công ty TNHH Thiên Đô 3. Công ty TNHH Thiên Nam 4. Công ty TNHH 888 5. Công ty TNHH SD 6. Công ty TNHH Trí Đức 7. Công ty TNHH G.M.I 8. Công ty TNHH H.N.P 1.2 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp 1.2.1 Các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp Tổng công ty May 10 hoạt động trên các lĩnh vực: Sản xuất kinh doanh các loại quần áo thời trang và nguyên phụ liệu ngành may: đây là lĩnh vực kinh doanh chính của GARCO, bao gồm các SP may mặc như veston, váy, sơ mi, quần, jacket, áo phông, suit. Đào tạo nghề; Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ thực phẩm và công nghiệp tiêu dùng khác; Xuất nhập khẩu trực tiếp; Kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng thuộc lĩnh vực siêu thị; Kinh doanh bất sản: GARCO 10 cũng hoạt động trong lĩnh vực phát triển và đầu tư bất động sản, bao gồm xây dựng, cho thuê và quản lý các toàn văn phòng, khu căn hộ. Kinh doanh nhà hàng, khách sạn. Biều đồ 1.1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp năm 2022 (Nguồn: GARCO 10 profile) Hiện tại, May 10 mỗi năm sản xuất gần 30 triệu SP chất lượng cao các loại, trong đó 80% SP được xuất khẩu sang các thị trường EU, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hồng Kông,… Nhiều tên tuổi lớn của ngành May mặc thời trang có uy tín trên thị trường thế giới đã hợp tác sản xuất với Tổng công ty May 10 như: Brandtex, Asmara, Jacques Britt, SeidenSticker, Tesco, CA, Camel, Arrow,…
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY MAY 10
Qúa trình hình thành và phát triển của Tổng công ty May 10
1.1.1 Tên, địa chỉ và quy mô doanh nghiệp
- Tên đầy đủ: Tổng công ty May 10
- Tên tiếng anh: Garment 10 Joint Stock Company
- Tên viết tắt: Garco 10 JSC
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp / Mã số thuế: 0100101308
- Vốn điều lệ: 302.400.000.000 (Ba trăm linh hai tỷ, bốn trăm triệu đồng)
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 302.400.000.000
- Trụ sở chính: 765A Nguyễn Văn Linh – Sài Đồng – Long Biên – Hà Nội
- Email: banbientap@garco10.com.vn
- Website: http://garco10.com.vn/
- Quyết định thành lập: Quyết định số 205/2004/QĐ-BCN do Bộ Công Thương ban hành ngày 5 tháng 10 năm 2004.
- Giấy chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp đã được điều chỉnh nhiều lần và lần điều chỉnh gần đây nhất là lần thứ 14 vào ngày 1 tháng 4 năm 2019 Giấy chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp và các bản điều chỉnh do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố
Hình 1.1: Trụ sở công ty May 10 tại Hà Nội
(Nguồn: https://hanoitoplist.com/cong-ty/danh-sach-cac-cua-hang-cong-ty-may10-ha-noi )
Hình 1.2: Logo công ty May 10
- Hiện nay, May 10 có 19 nhà máy trong nước đặt tại các tỉnh thành: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Hình 1.3: Các cơ sở May 10 ở Việt Nam
1.1.2 Qúa trình hình thành và phát triển
Tiền thân của Tổng công ty May 10-CTCP là các xưởng may quân trang ở chiến khu Việt Bắc thành lập năm 1946 Đến năm 1952, Xưởng may 10 được thành lập trên cơ sở hợp nhất các xưởng may quân trang tại chiến khu Việt Bắc Sau nhiều lần chuyển đổi, đến năm
2010, công ty trở thành Tổng công ty May 10-CTCP (Garco 10).
Năm 1956, sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Bộ Quốc phòng quyết định chuyển các Xưởng may quân trang từ chiến khu Việt Bắc, khu Ba, khu Bốn, liên khu Năm về tập hợp tại Gia Lâm, Hà Nội và sáp nhập lại thành Xưởng May 10.
Năm 1961, Xưởng May 10 được chuyển đổi cơ quan chủ quản: từ Tổng cục Hậu cần sang Bộ công nghiệp nhẹ quản lý và được đổi tên thành “Xí nghiệp May 10”.
Tháng 11 năm 1992, để phù hợp với cơ chế thị trường, tăng quyền chủ động cho doanh nghiệp, Xí nghiệp May 10 được chuyển đổi thành “Công ty May 10”.
Tháng 01 năm 2005 Công ty May 10 được chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, thuộc Tập đoàn Dệt - May Việt Nam với tên gọi “Công ty cổ phần May 10”.
Ngày 26/3/2010, Công ty cổ phần May 10 chuyển đổi tổ chức hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – con với tên gọi “Tổng Công ty May 10 – CTCP”
Từ khi chuyển đổi thành công ty cổ phần đến nay, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Tổng công ty liên tục tăng, vị thế thương hiệu đã được khẳng định trên thị trường trong nước và quốc tế May 10 là một trong số ít thương hiệu thời trang đầu tiên của Việt Nam được trưng bày và giới thiệu tại Mỹ, được giới chuyên môn cũng như khách hàng đón nhận và đánh giá cao Đây là bước đột phá thành công và cũng là dấu ấn quan trọng của ngành dệt may Việt Nam Những kết quả trên đã cho thấy những nỗ lực không ngừng của công ty. Mục tiêu đến năm 2020 tầm nhìn 2030, May 10 sẽ trở thành tập đoàn đa lĩnh vực, với chiến lược phát triển sản xuất gắn với dịch vụ thương mại, phát triển đầu tư mở rộng, đưa tổng tài sản tăng gấp hai lần so với hiện nay.
1.1.3 Quy mô hiện tại của doanh nghiệp
Hiện nay, May 10 là một doanh nghiệp đa ngành, hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực như sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may thời trang, kinh doanh thời trang bán lẻ, dịch vụ khách sạn, nhà hàng; có 19 đơn vị thành viên tại 9 tỉnh thành trong cả nước, hơn 12.000 lao động với gần 300 đại lý trên toàn quốc.
Bảng 1.1 Hệ thống đơn vị thành viên của Tổng công ty May 10
STT Hệ thống thành viên Tên đơn vị thành viên
1 Hệ thống siêu thị 1 Siêu thị M10Mart Long Biên
2 Siêu thị M10Mart Bỉm Sơn
3 Siêu thị M10Mart Hưng Hà
5 Siêu thị M10Mart Hà Quảng
2 Trường học 1 Trường Cao đẳng nghề Long
3 Khách sạn, nhà hàng 1 Khách sạn Garco Dragon;
4 Xí nghiệp thành viên 1 Xí nghiệp Sơ mi HN
3 Xí nghiệp may Thái Hà
4 Xí nghiệp may Đông Hưng
5 Xí nghiệp may Hưng Hà
6 Xí nghiệp Suit Hưng Hà
7 Xí nghiệp may Vị Hoàng
8 Xí nghiệp may Bỉm Sơn
9 Xí nghiệp may Hà Quảng
5 Liên doanh, liên kết, hợp tác sản xuất
1 Công ty TNHH Phù Đồng
2 Công ty TNHH Thiên Đô
3 Công ty TNHH Thiên Nam
6 Công ty TNHH Trí Đức
Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
1.2.1 Các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
Tổng công ty May 10 hoạt động trên các lĩnh vực:
- Sản xuất kinh doanh các loại quần áo thời trang và nguyên phụ liệu ngành may: đây là lĩnh vực kinh doanh chính của GARCO, bao gồm các SP may mặc như veston, váy, sơ mi, quần, jacket, áo phông, suit.
- Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ thực phẩm và công nghiệp tiêu dùng khác;
- Xuất nhập khẩu trực tiếp;
- Kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng thuộc lĩnh vực siêu thị;
- Kinh doanh bất sản: GARCO 10 cũng hoạt động trong lĩnh vực phát triển và đầu tư bất động sản, bao gồm xây dựng, cho thuê và quản lý các toàn văn phòng, khu căn hộ.
- Kinh doanh nhà hàng, khách sạn.
Biều đồ 1.1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp năm 2022
Hiện tại, May 10 mỗi năm sản xuất gần 30 triệu SP chất lượng cao các loại, trong đó 80% SP được xuất khẩu sang các thị trường EU, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hồng Kông,… Nhiều tên tuổi lớn của ngành May mặc thời trang có uy tín trên thị trường thế giới đã hợp
Sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc
Nhà bán lẻ thời trang
Khác (Trường dạy nghề, chuỗi siêu thị, khách sạn, nhà ở,….) tác sản xuất với Tổng công ty May 10 như: Brandtex, Asmara, Jacques Britt, SeidenSticker, Tesco, C&A, Camel, Arrow,…
Hình 1.4: Hình ảnh xuất khẩu ra các nước thế giới
Biều đồ 1.2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ xuất khẩu ra nước ngoài của May 10 năm 2022
1.2.2 Các sản phẩm chính của doanh nghiệp
Công ty sản xuất đa dạng các sản phẩm may mặc, chủ yếu là sơ mi các loại chiếm đến 65% tổng sản lượng sản xuất của Tổng công ty May 10 Trong đó, sơ mi nam chiếm gần60%, sơ mi nữ chiếm khoảng 30%, còn 10% là của trẻ em.
Bảng 1.2 : Hình ảnh các sản phẩm của May 10
Tên sản phẩm Hình ảnh
(Nguồn: GARCO 10 profile) Bảng 1.3: Bảng cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp ( đơn vị: triệu chiếc/bộ)
Công suất 2022 sau khi mở rộng (triệu chiếc/bộ) % Áo sơ mi các loại 29 49 Áo khoác & Jacket 10 17
5.05% Áo sơ mi các loại Áo khoác & Jacket Quần
Suits Đồ dệt kim Sản phẩm khác
Biểu đồ 1.2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu theo SP công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
1.3.1 Số cấp quản lý của doanh nghiệp
- Mô hình quản trị: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Tổng giám đốc.
- Cơ cấu bộ máy quản lý:
Hình 1.5: Sơ đồ bộ máy quản lý Tổng công ty May 10
1.3.2 Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý.
Hình 1.6: Sơ đồ bộ máy quản lý Tổng công ty May 10
- Khối trường: 2 (Trường mầm non, Trường Cao đẳng nghề Long Biên (LBC))
- Khối kinh doanh dịch vụ: 3 (Khách sạn (KS), Siêu thị (ST) và Trung tâm Kinh doanh Thương mại (TTKDTM))
- Khối sản xuất trực thuộc: 11
Xí nghiệp hạch toán phụ thuộc: 9
Xí nghiệp hạch toán báo số: 2 (Bỉm Sơn, Hà Quảng)
- Công ty liên doanh góp vốn: 1 (Phù Đổng)
- Công ty gia công cho May 10: 6 (888, Thiệu Đô, GMI, HNP, Trí Đức, S&D)
Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty được xây dựng theo cơ cấu trực tuyến. Mọi mệnh lệnh, quyết định trong công ty được thi hành nhanh chóng
1.3.3 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý.
- Các đơn vị sản xuất SP may mặc: Thực hiện sản xuất hoàn chỉnh SP may, gồm các khâu từ nhận nguyên phụ liệu đến khi kết thúc việ xuất hàng thành phẩm (bao gồm cả sản xuất và cung cấp dịch vụ thêu, in giặt, nếu có)
- Phòng kế hoạch: Xây dựng kế hoạch tổng thể của TCT Xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất SP may mặc Quản lý các hợp đồng hàng gia công Tổ chức triển khai công tác xuất nhập khẩu hàng hóa Xác định giá gia công cho tất cả các đơn hàng Quản lý các kho tàng (không bao gồm các kho thuộc TTKDTM) Sản xuất và cung cấp các dịch vụ: giặt, bìa lưng, khoanh cổ, nơ cổ.
- Trung tâm Kinh doanh Thương mại: Nghiên cứu và phát triển kinh doanh SP thời trang mang thương hiệu May 10 và các mặt hàng phục vụ cho ngành may mặc Nghiên cứu và phát triển các loại hình kinh doanh mới (ngoài may mặc) của TCT Khai thác, cung ứng vật tư phục vụ họat động sản xuất kinh doanh nội địa và xuất khẩu Chủ trì các buổi biễu diễn thời trang Quản lý thương hiệu và nhãn hiệu May 10
- Phòng Kỹ thuật: Thiết kế mặt bằng sản xuất Quản lý công tác kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực sản xuất SP may mặc Thiết kế SP, nghiên cứu kỹ thuật công nghệ, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho các chủng loại SP may Chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật cho các đơn hàng sản xuất ở nhiều đơn vị/vệ tinh Quản lý và thực hiện dịch vụ may đo Tham mưu về việc mua sắm thiết bị công nghệ may
- Phòng QA: Chủ trì xây dựng hệ thống tài liệu thuộc HTQL của TCT; triển khai, duy trì, kiểm soát và đảm bảo HTQL hoạt động có hiệu quả Tham mưu về mô hình quản lý chất lượng và quản lý chất lượng SP của TCT Quản lý các hoạt động đánh giá của khách hàng và cải tiến hệ thống quản lý
- Phòng Tài chính Kế toán: Quản lý tài chính Hạch toán kế toán Quản lý cổ đông, cổ phần, cổ phiếu của TCT
- Phòng Cơ điện: Quản lý toàn bộ máy móc thiết bị của TCT; Quản lý và cung cấp điện, nước, hơi, khí nén Khai thác ứng dụng các kỹ thuật thiết bị tiên tiến phục vụ sản xuất kinh doanh Quản lý công tác kỹ thuật cơ điện Tham mưu về thiết bị cho các dự án đầu tư.
Mua bán thiết bị, trực tiếp sửa chữa các thiết bị theo phân cấp, sản xuất các trang/thiết bị kim loại theo yêu cầu của TCT
- Phòng Tổ chức Hành chính: Tổ chức nhân sự; quản trị lao động và phân phối thu nhập; pháp chế doanh nghiệp; hành chính văn phòng tổng hợp; quản trị đời sống; quản lý công trình xây dựng có sẵn, môi trường cảnh quan, cây xanh;…
- Phòng Đầu tư Phát triển: Tham mưu về quy hoạch và chiến lược đầu tư phát triển của TCT Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra/giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư Duy tu bảo dưỡng, cải tạo các công trình - vật kiến trúc Cung cấp trang thiết bị đồ gỗ theo yêu cầu của TCT.
- Phòng Y-tế - Môi trường lao động: Quản lý môi trường lao động và nghiệp vụ y tế liên quan đến sức khỏe người lao động của TCT Tổ chức thực hiện các dịch vụ y tế theo khả năng và thẩm quyền - Phòng Nghiên cứu Cải tiến Tổ chức Sản xuất: Nghiên cứu và tìm kiếm các biện pháp cải tiến nhằm nâng cao năng suất lao động cho các đơn vị Quản lý công tác IE trong toàn TCT bao gồm: hướng dẫn, đào tạo và kiểm soát việc thực hiện của các đơn vị
- Phòng Thị trường 1, 2: Chủ trì thực hiện marketing xuất khẩu Nghiên cứu và phát triển thị trường, khách hàng (may mặc xuất khẩu) của TCT Nghiên cứu và phát triển hình thức kinh doanh thương mại xuất khẩu (hàng may mặc) Nghiên cứu, tìm kiếm và phát triển các loại hình kinh doanh mới (ngoài may mặc) phù hợp với chiến lược phát triển của TCT.
- Phòng Thiết kế thời trang: Nghiên cứu và phát triển các SP thời trang nội địa phục vụ cho việc kinh doanh của TCT Thiết kế các bộ sưu tập, phối hợp với TTKDTM trong các buổi biểu diễn thời trang Sản xuất các đơn hàng nhỏ lẻ và hàng mẫu giới thiệu SP
- Phòng Bảo vệ Quân sự: Chịu trách nhiệm trong công tác bảo vệ, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão, thiên tai và công tác quân sự địa phương.
- Trường Mầm non: Chịu trách nhiệm chăm sóc nuôi dạy các cháu độ tuổi mầm non là con CBCNV tại trụ sở TCT và các cháu cùng độ tuổi trong khu dân cư theo quy định của TCT và chương trình của ngành giáo dục và đào tạo.
- Trường Cao đẳng nghề Long Biên: Đào tạo nghề cho người lao động Chủ trì đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên của
Khái quát kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.4.1 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 1.4: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn 2020 – 2022 (đơn vị: đồng)
2022 2021 2020 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối
13 LN kế toán 150.245.539.690 91.567.521.991 81.372.475.679 10.195.046.312 13% 58.678.017.699 64% trước thuế
( Nguồn: Sinh viên tổng hợp)
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta thấy doanh thu của DN giai đoạn 2020-2022 tăng đáng kể từ 3.447.303.437.580 VNĐ lên 4.548.224.735.170 VNĐ Như vậy, tăng 1,100,921,297,590 VNĐ tương ứng với 32% Trong năm 2021, công ty đã đầu tư mở rộng sản xuất XN May Hà Quảng: tăng 15 chuyền nâng tổng công suất sau đầu tư từ 18 chuyền lên 33 chuyền, dự kiến lực sản xuất tăng gấp 2 lần so với trước khi đầu tư Ngoài ra, DN còn đầu tư mở rộng sản xuất XN May Hưng Hà: tăng 12 chuyền nâng tổng công suất sau đầu tư từ 18 chuyền lên 30 chuyền, dự kiến tăng gấp 2,2 lần so với trước khi đầu tư., đầu tư thiết bị công nghệ bổ sung thay thế Trong năm 2022,
DN đã đầu tư nâng cao năng lực sản xuất XN May Hà Quảng, XN May Hưng Hà, XN May Bỉm Sơn, và đầu tư các thiết bị công nghệ bổ sung, thay thế.
Gía vốn hàng bán năm 2020 – 2022 tăng từ 2.978.495.432.005 lên 4.052.773.643.820 VNĐ tương ứng với 1.074.278.211.815VNĐ tương ứng với 36% Đây là con số khá ấn tượng, lý do tăng là do DN mở rộng sản xuất, để tăng doanh thu thì giá vốn hàng bán cũng tăng lên Sau covid-19, cho thấy DN đã ổn định lại và đang phát triển mạnh.
Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế tăng từ 66.162.616.439 lên 123.839.937.386 tăng 57.677.320.947 VNĐ tương ứng 87% Đây là con số vô cùng ấn tượng, sở dĩ có con số này là do công ty đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, mở thêm phân xưởng, không ngừng cải tiến năng suất, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, giữ niềm tin của khách hàng và mang đến những SP đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Trong giai đoạn 2020 – 2022 các chi phí khác đều tăng lên nhằm phục vụ cho việc mở rộng quy mô sản xuất và mở rộng phát triển thêm nhiều ngành hàng khác.
1.4.2 Bảng cân đối kế toán.
Bảng 1.5: Bảng cân đối kế toán của Tổng công ty May 10 năm 2020 – 2022
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
1 Tiền và các khoản tương đương tiền
2 Đầu tư tài chính ngắn hạn
3 Các khoản phải thu ngắn hạn
5 Tài sản ngắn hạn khác
1 Các khoản phải thu dài hạn
3 Tài sản dở dang dài hạn
4 Tài sản dài hạn khác
Quỹ đầu tư phát triển
47 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Lợi ích cổ đông không kiểm soát
(Nguồn: Sinh viên tổng hợp)
Qua bảng số liệu trên, chúng ta thấy rằng nguồn vốn và tổng tài sản của công ty giai đoạn 2020 – 2022 đều có xu hướng tăng, cụ thể: tăng từ 1.585.157.421.822 đồng (năm
2020) lên 1.929.318.059.263 đồng (năm 2021) và lên 2.296.758.447.166 đồng (năm
2022) Như vậy tăng 711.601.025.344 đồng tương ứng với 45% Đây là mức tăng trưởng rất ấn tượng Lý do có mức tăng như vậy là do DN mở rộng quy mô sản xuất, mở thêm phân xưởng, XN ở các tỉnh khác.
Về cơ cấu tài sản:
Từ năm 2020 – 2022, tài sản ngắn hạn của công ty tăng từ1.195.019.648.377 VNĐ (năm 2020) lên 1.505.593.180.257 VNĐ (năm
2021) và lên 1.734.181.012.983 VNĐ (năm 2022) Như vậy tăng 539.161.364.606 VNĐ tương ứng với 45% Bởi vì số lượng đơn hàng tăng nên lượng hàng hóa, nguyên vật liệu cũng tăng theo.
Bên cạnh đó, tài sản dài hạn của công ty trong giai đoạn này tăng trưởng mạnh, cụ thể: tăng từ 390.137.772.45 VNĐ (năm 2020) lên 423.742.879.006 VNĐ (năm 2021) và lên 562.577.434.183 VNĐ (năm 2022) Như vậy tăng 172.439.660.738 VNĐ tương ứng với 44% Lý do tăng là do mở rộng quy mô sản xuất và mở rộng XN May Bỉm Sơn, Hưng Hà, Hà Quảng, và các dự án khác, mua sắm thêm trang máy móc thiết bị.
Hàng tồn kho: tăng từ 726.885.835.635 VNĐ (năm 2020) lên
848.702.949.151 VNĐ (năm 2021) và lên 822.906.087.850 VNĐ (năm
2022) Như vậy tăng 95,859,365,173 VNĐ tương ứng 13.18% DN nên áp dụng các công cụ quản lý ví dụ như phương pháp sản xuất tinh gọn Lean, Kaizen, Six Sigma, Kanban, 5S, giúp giảm tồn kho và tối ưu hóa quá trình sản xuất và quản lý kho.
Về cơ cấu nguồn vốn: Cơ cấu về nguồn vốn của công ty gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cho giai đoạn 2020 – 2022 đều tăng, cụ thể:
Nợ phải trả tăng từ 1.190.670.463.753 VNĐ (năm 2020) lên 1.806.561.827.507 VNĐ (năm 2022) Như vậy tăng 615.891.363.754 VNĐ tương ứng với 52%.
Vốn chủ sở hữu doanh nghiệp tăng từ 395.189.317.599 VNĐ (năm 2020) lên 490.196.619.659 VNĐ (năm 2022) Như vậy, tăng 95,007,302,060 VNĐ tương ứng 24% Điều này cho thấy DN đang có khả năng tốt về tài chính và tự chủ hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.4.3 Đánh giá và nhận xét kết quả kinh doanh của doanh nghiệp của doanh nghiệp.
Bảng 1.6: Các chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động của DN
1 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Hệ số thanh toán ngắn hạn 1,08 1,07 1,12
Hệ số thanh toán nhanh 0,57 0,47 0,95
2 Chỉ tiêu về cơ cấu vốn
Hệ số Nợ / Tổng tài sản 0,79 0,78 0,75
Hệ số Nợ / Vốn chủ sở hữu 3,69 3,46 3,04
3 Chỉ tiêu về năng lực hoạt động
Vòng quay hàng tồn kho 4,85 3,88 4,05
Vòng quay tổng tài sản 2,15 1,97 2,16
4 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Hệ số lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần (ROS) 2,72 2,19 2,23
Hệ số lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu (ROE) 27,34 18,74 16,74
Hệ số lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản (ROA) 4,32 4,32 4,16
Hệ số lợi nhuận từ HĐKD / Doanh thu thuần 2,49 2,49 2,23
(Nguồn: sinh viên tự tổng hợp)
Tỷ số về khả năng sinh lời:
Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROS): Chỉ tiêu ROS cho biết cứ 1 đồng doanh thu thuần thu về sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này cũng cho nhà quản lý thấy được hiệu quả quản lý chi phí và doanh thu trong kỳ. Năm 2022, ROS của công ty là 2,72%, điều này có nghĩa là DN đã kiếm đước 2,72% lợi nhuận sau thuế cho mỗi đồng doanh thu So với năm 2020 ROS của công ty tăng mạnh, điều này chứng tỏ DN đang hoạt động tốt, khả năng sinh lời cao.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): Chỉ số ROA thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được với lượng vốn mà doanh nghiệp đang đầu tư vào tài sản Năm 2022, ROA của công ty là 4,32%, điều này có nghĩa là
100 đồng đầu tư vào tài sản thì công ty thu được 4,32 đồng lợi nhuận ròng Năm2020-2021, ROA tăng 0,16 nhưng năm 2021-2022 không tăng Nhìn chung,
ROA của công ty tăng ở mức ổn định, điều này cho thấy công ty đang đầu tư tốt cho các tài sản của mình và các tài sản này đang sản sinh ra nhiều lợi nhuận, cần có những biện pháp tích cực để duy trì và tìm cách nào đó để làm tăng chỉ tiêu này cao hết mức có thể.
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE): Chỉ số ROE của công ty trong năm 2020 – 2022 có xu hướng tăng nhanh, điều này cho thấy rằng công ty đã có một mức lợi nhuận tương đối cao trên vốn chủ sở hữu Nhìn chung, DN đã quản lý tốt vốn chủ sở hữu của mình để tạo ra lợi nhuận.
Tỷ lệ về khả năng quản lý tài sản:
Tìm hiểu về hệ thống sản xuất trong doanh nghiệp
2.1.1 Kết cấu SP và các yêu cầu kỹ thuật quần âu nam mã hàng
SL020123.137KL (Khách hàng: nội địa)
Mô tả kiểu dáng, kết cấu:
- Quần âu nam cổ điển, thân trước 0 ly, 2 túi chéo, 2 túi hậu 2 cơi, ly sau may chiết
- Thêu chữ m ở đáp túi chéo bên phải khi mặc theo định vị trên mẫu
Định mức nguyên phụ liệu:
- Nguyên liệu: Màu sắc + TPNL theo bảng màu quy định.
- Về phụ liệu: Đồng bộ nhãn Pharaon (Bỏ Nhãn treo hướng dẫn giặt là)
Bảng 2.1: Bảng định mức nguyên phụ liệu (đơn vị: chiếc)
Yêu cầu tại công đoạn cắt:
- Các chi tiết trên SP cắt ngang canh thẳng sợi xuôi theo một chiều.
- Vải lót theo thống kê
- Dựng vải 3025 theo thống kê T5 0 , P;ar, ts
Nhãn cỡ đồng bộ 1ch
Khóa moi 1ch móc cạp 1 bộ
Cúc + cúc dự trữ 4ch
Nhãn TPNL (Nhãn lụa) 1ch
Băng cạp lót cắt sẵn có logo may 10 1.2m
Nhãn treo + Đạn nhựa 1ch+ 1ch
Tem chống hàng giả 1ch Đề can giá 1ch Đề can cỡ 1ch
Túi đựng cúc dự trữ 1ch túi PE 1ch
- Dựng xốp DD6702 cho các chi tiết theo thống kê T0 0 , P= 2bar, ts
- Đề nghị xí nghiệp cắt đúng tỷ lệ có thể tăng giảm bổ sung vào size 33+34 không quá 2ch/size, nếu thay đổi tỷ lệ và size cỡ trên báo lại TTKDTM
- Mật độ mũi chỉ: 4.5 mũi/cm
- Yêu cầu về thùa- đính:
Đính cúc dấu “ x” song song với sống cạp Có quấn chân cúc cao 0.3cm.
Thùa khuyết đầu tròn đuôi vuông, khuyết thùa tương ứng với cỡ cúc
Nếu cúc có chữ đính xuôi chiều quần (chữ May 10 hướng lên)
- Vắt sổ 3 chỉ sông to 0.5cm: Dọc, giàng, gấu, đũng trước, moi phải,
- Đường chắp dọc, giàng, đũng sau:
Chắp 1 kim chỉ tết ,là rẽ đường may.
Riêng đũng sau chắp 2 lần chỉ trùng khít
Dọc quần chắp thêm 1 đoạn bằng máy 1 kim từ chân cạp đến hết đáy lót túi.
Riêng đũng trước chắp 2 lần chỉ trùng khít, là rẽ đường may.
Yêu cầu về thêu: Thêu chữ m lên đáp túi bên phải khi mặc theo định vị trên mẫu
Yêu cầu về may các chi tiết:
Mặt trái quần Giằng lót túi : 1 cạnh ghim cùng với đường may cửa quần, cạnh còn lại kẹp vào đường may bọc viền lót túi trước
Cúc đính có quấn chân
Viền bọc 0.6cm Điểm đính
Nhãn sử dụng để xỏa (thứ 1)+Nhãn
ID để xỏa dài TP ,m: Nhãn may xong nằm trong túi hậu bên trái khi mặc, nằm cân đối vào giữa đáp túi Đính bọ 0.8cm
May mí cắn lót cạp.
Ngã tư đũng đính bọ 1cm trùng đường chắp đũng
Chú ý: Đuôi moi vắt sổ 3 chỉ sạch xơ
Cạnh gập liền sống tao súp TP súp
Viền kín mí trái TP= 0.6cm
Hình ảnh cách may giằng lót túi
Nhãn cỡ: may kẹp vào cạnh dưới nhãn chính
Thêu chữ m lên đáp túi bên phải khi mặctheo định vị.
Mặt phải quần: Cạp lần tra mí lọt khe, đường mí lọt khe cắn lót cạp trong
Cạnh trong móc thẳng hàng với răng khoá.
Dây Patxang: May bằng máy trần đè sông 0.63cm TP dây = 1x5 cm
0.3cmChiết 2 ly thân sau theo bấm, sống ly mặt trái lật về giữa
Yêu cầu về là gấp, đóng gói:
+ Quần 0 ly là ly thân trước ngang chân miệng túi chéo
+ Thân sau là đến ngang mông
+ Quần không đóng móc cạp, không cài cúc cạp, đóng cúc túi hậu, kéo khóa 1/3.
- Quy định về treo nhãn:
+ Treo nhãn theo hướng dẫn treo bộ nhãn Pharaon cho quần âu nam
+ Túi đựng cúc dự trữ treo bên dưới nhãn treo
- Quy định về đóng gói:
+ Gập quần dọc theo ly quần, dọc và giàng trùng khít Gập quần làm ba theo chiều dọc (đối với các cỡ to thì gập làm 4 sao cho vừa túi), thân quần bên phải khi mặc (mặt có nhãn treo + nhãn cạp) quay ra ngoài.
+ Cho 1 quần vào 1 túi poly, dán miệng túi về mặt sau
+ Đóng đồng màu, đồng cỡ, 18ch/ 1 thùng, trường hợp lẻ ghép màu ngoài thùng ghi rõ SL và dán tên màu vải và tên đơn vị đặt hàng
2.1.2 Quy trình gia công công nghệ và các chi tiết bộ phận SP
2.1.2.1 Quy trình gia công công nghệ
Hình 2.1: Quy trình gia công công nghệ SP
(Nguồn: tài liệu quản lý hệ thống GARCO 10)
- Quá trình cắt: Thực hiện theo PL01: “Lưu đồ kiểm soát quá trình cắt
- Quá trình may: Thực hiện theo PL02: “Lưu đồ kiểm soát quá trình may”
- Quá trình là gấp: Thực hiện theo PL03: “Lưu đồ kiểm soát quá trình là gấp”
- Quá trình đóng gói và giao hàng: Thực hiện theo PL04: “Lưu đồ kiểm soát quá trình đóng gói và giao
2.1.2.2 Sơ đồ các mặt bằng tổ chức trong doanh nghiệp
Hình 2.2: Sơ đồ mặt bằng Tổng công ty May 10
Hình 2.3: Sơ đồ kho nguyên vật liệu
(Nguồn: Kho nguyên vật liệu Tổng công ty May 10)
Hình 2.4: Sơ đồ kho phụ liệu
(Nguồn: Kho phụ liệu Tổng công ty May 10)
Hình 2.5: Sơ đồ Tổ cắt
(Nguồn: tổ cắt Tổng công ty May 10)
Hình 2.6: Sơ đồ phòng may mẫu
(Nguồn: phòng may mẫu Tổng công ty May 10)
Hình 2.7: Sơ đồ Tổ may và Tổ là gấp, đóng gói
(Nguồn: Tổ là gấp, đóng gói Tổng công ty May 10)
Phân tích tình hình chất lượng doanh nghiệp
2.2.1 Các phương pháp quản lý chất lượng tại các xưởng sản xuất được áp dụng trong doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn là tiêu chuẩn chứng nhận xã hội hàng đầu cho các nhà máy và tổ chức trên toàn cầu Nó được thành lập bởi Social Accountability International vào năm 1997 như một sáng kiến đa bên Trong những năm qua, Tiêu chuẩn đã phát triển thành một khuôn khổ tổng thể giúp các tổ chức được chứng nhận thể hiện sự cống hiến của họ đối với sự đối xử công bằng của người lao động trong các ngành công nghiệp và ở bất kỳ quốc gia nào SA 8000 là một tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế khuyến khích các tổ chức phát triển, duy trì và áp dụng các thực tiễn được xã hội chấp nhận tại nơi làm việc.
Chứng nhận SA 8000 giải quyết các vấn đề bao gồm lao động trẻ em và lao động trẻ em, sức khỏe và an toàn nghề nghiệp, tự do liên kết và thương lượng tập thể, phân biệt đối xử, thực hành kỷ luật, giờ làm việc, bồi thường và hệ thống quản lý. Cùng với việc thiết lập các tiêu chuẩn tại nơi làm việc trên toàn thế giới, SA 8000 cũng chấp nhận các thỏa thuận quốc tế hiện có, bao gồm các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em.
- Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn SA8000:2014:
Chứng minh trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội và người lao động
Cải thiện việc quản lý và hiệu suất chuỗi cung ứng của doanh nghiệp
Cho phép đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn toàn cầu và giảm vấn đề có liên quan đến pháp luật có thể xảy ra.
Nâng cao thương hiệu, hình ảnh và danh tiếng cho doanh nghiệp.
Tạo dựng được thị trường, mang lại lợi thế cạnh tranh so với các bên đối thủ.
Củng cố niềm tin và sự hài lòng để người lao động có thể yên tâm cống hiến
Đem lại niềm tin với khách hàng, từ đó dần thu hút lượng lớn khách hàng.
Thể hiện được sự minh bạch, chuyên nghiệp với các bên đối tác, thu hút được nhiều nguồn đầu tư
Cho phép doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội phù hợp khi đấu thầu các hợp đồng quốc tế hoặc mở rộng địa bàn để phù hợp với hoạt động kinh doanh mới.
+ Đối với người lao động:
Được làm việc trong một môi trường đảm bảo an toàn, tạo ra được động cơ làm việc tốt
Không bị cưỡng bức, quấy rối & lạm dụng lao động, phân biệt đối xử sẽ bị hạn chế & loại bỏ
Vấn đề thù lao lao động sẽ được thực hiện tốt, đảm bảo tái sản xuất sức lao động cho người lao động.
Thoả mãn những yêu cầu cơ bản mà họ đặt ra với doanh nghiệp.
Sản phẩm có chất lượng cao, có giá trị.
Bảo vệ môi trường, giảm tệ nạn xã hội Tăng cường các hoạt động từ thiện, góp phần giảm gánh nặng cho xã hội.\
ISO 9001:2015 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng (Quality Management System - QMS) ISO 9001:2015 được phát triển bởi Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa quốc tế (International Organization for Standardization - ISO) và là phiên bản mới nhất của chuẩn ISO 9001.
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 định nghĩa các yêu cầu cho việc thiết lập, triển khai và duy trì một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả trong một tổ chức Mục tiêu của tiêu chuẩn này là cung cấp một khung pháp lý và phương pháp chuẩn hóa để đảm bảo rằng các hoạt động của tổ chức đáp ứng được các yêu cầu chất lượng và sự hài lòng của khách hàng.
+ Cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
+ Tăng cường sự tin tưởng và lòng tin từ khách hàng.
+ Tối ưu hóa quy trình và hiệu suất làm việc.
+ Tăng cường quản lý rủi ro trong tổ chức.
+ Tăng cường sự tự tin nội bộ và tạo sự phát triển cho nhân viên.
+ Tạo ra lợi thế cạnh tranh và mở rộng cơ hội kinh doanh.
+ Tăng khả năng đáp ứng yêu cầu của các đối tác và các quy định liên quan. + Tăng sự liên kết và cải thiện quan hệ với nhà cung cấp.
+ Định hình một môi trường làm việc tốt hơn và khung pháp lý cho quản lý chất lượng.
+ Nâng cao uy tín và hình ảnh của tổ chức trên thị trường
ISO 14002:2015 là một tiêu chuẩn quốc tế được phát triển bởi Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa quốc tế (ISO) liên quan đến Hệ thống Quản lý Môi trường (EMS) Nó cung cấp hướng dẫn về việc thiết lập, triển khai, duy trì và cải thiện một hệ thống quản lý môi trường hiệu quả.
Tiêu chuẩn ISO 14002:2015 không phải là một tiêu chuẩn độc lập, mà nó được thiết kế để hoạt động kết hợp với tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 14001:2015 ISO 14001:2015 là tiêu chuẩn cơ bản cho hệ thống quản lý môi trường và cung cấp các yêu cầu chung để các tổ chức có thể xây dựng và duy trì một hệ thống quản lý môi trường hiệu quả.
ISO 14002:2015 giúp các tổ chức hiểu và áp dụng các nguyên tắc và phương pháp trong việc thực hiện ISO 14001:2015 Nó cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách triển khai các yêu cầu của ISO 14001:2015, bao gồm việc phân tích môi trường, xác định các vấn đề môi trường quan trọng, đặt mục tiêu, lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp để giảm thiểu tác động môi trường.
Mục tiêu chính của ISO 14002:2015 là giúp các tổ chức hiểu rõ hơn về việc triển khai và duy trì hệ thống quản lý môi trường, cũng như tăng cường khả năng của họ trong việc đạt được hiệu quả môi trường và duy trì sự tuân thủ các quy định và quyền lợi pháp lý liên quan đến môi trường.
+ Tuân thủ pháp luật: Giúp tổ chức đáp ứng các yêu cầu pháp lý về quản lý môi trường.
+ Tăng cường uy tín: Xây dựng và nâng cao uy tín của tổ chức trong việc quản lý môi trường.
+ Tiết kiệm tài nguyên: Tối ưu hóa sử dụng tài nguyên và giảm lãng phí.
+ Quản lý rủi ro: Nhận diện và kiểm soát rủi ro môi trường liên quan đến hoạt động của tổ chức.
+ Hợp tác nội bộ: Tạo ra sự nhất quán, đồng thuận và tăng cường hợp tác nội bộ trong việc quản lý môi trường.
Better Work là một chương trình phát triển và giám sát công nghiệp may mặc và da giày Được thành lập bởi Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Liên minh Công đoàn Quốc tế (ITUC), Better Work nhằm nâng cao điều kiện lao động và sản xuất bền vững trong ngành công nghiệp này.
Chương trình Better Work tập trung vào hai khía cạnh chính:
+ Giám sát tuân thủ: Better Work thực hiện kiểm tra và đánh giá các nhà máy may và da giày, đảm bảo rằng các tiêu chuẩn lao động cơ bản được tuân thủ Điều này bao gồm quyền công đoàn, giờ làm việc hợp pháp, lương công bằng, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, và không phân biệt đối xử.
+ Hỗ trợ cải tiến: Better Work cung cấp tư vấn và hỗ trợ cho các nhà máy và công nhân để cải thiện điều kiện lao động và hiệu suất sản xuất. Chương trình này tạo ra một diễn đàn cho các bên liên quan, bao gồm các công ty, công đoàn và chính phủ, để thảo luận và thực hiện các biện pháp cải tiến.
Mục tiêu của Better Work là tạo ra một ngành công nghiệp may mặc và da giày công bằng, an toàn và bền vững, mang lại lợi ích cho cả công nhân, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
+ Điều kiện làm việc tốt hơn: Better Work tạo ra sự cải thiện về môi trường làm việc và đảm bảo việc tuân thủ các quy định về an toàn lao động và giảm thiểu rủi ro sức khỏe cho công nhân.
Đánh giá, nhận xét chung tình hình của doanh nghiệp
Thứ nhất, về chất lượng sản phẩm, May 10 đã đạt được tiêu chuẩn chất lượng cao trong lĩnh vực may mặc Sản phẩm của họ thường được đánh giá là đáng tin cậy và đáp ứng yêu cầu của khách hàng Chất lượng sản phẩm là một yếu tố quan trọng trong sự thành công và danh tiếng của May 10
Thứ hai, về quy trình sản xuấ, May10 đã đầu tư vào công nghệ và quy trình sản xuất hiện đại Họ sử dụng các công nghệ tiên tiến để tăng cường năng suất và giảm thiểu lỗi sản phẩm Điều này giúp họ cung cấp hàng hóa đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Thứ ba,,về quản lý chất lượng, May 10 đã xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả để kiểm soát quy trình sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm Các tiêu chuẩn và quy chuẩn chất lượng được áp dụng và tuân thủ chặt chẽ Điều này đóng góp vào việc duy trì danh tiếng của Garco10 và đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Cuối cùng, về phản hồi từ khách hàng, May 10 đã nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ Khách hàng thường đánh giá cao sự chuyên nghiệp và tận tâm của May 10 đối với nhu cầu và yêu cầu của họ Điều này là một chỉ số quan trọng cho thấy May 10 đạt được sự hài lòng của khách hàng.
Tổng kết lại, May 10 là một doanh nghiệp trong ngành may mặc có tình hình chung tốt Họ đạt được chất lượng sản phẩm cao, có quy trình sản xuất và quản lý chất lượng hiệu quả, cùng với sự đáp ứng và hài lòng của khách hàng Tuy nhiên, để duy trì và nâng cao thành công của mình, May10 cần tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, công nghệ và quy trình sản xuất, cùng với việc tăng cường hệ thống quản lý chất lượng để đáp ứng một thị trường ngày càng cạnh tranh.
3.2 Hướng khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình thực tập, nghiên cứu cũng như làm việc tại Tổng công ty May
10, em nhận thấy công tác quản lý chuyền may vẫn còn mang tính thủ công, thiếu chuyên nghiệp, nhất là tình trạng mất cân đối trên chuyền vẫn chưa được giải quyết triệt để, còn mang tính đối phó làm ảnh hưởng khá nhiều đến năng suất chuyền may nói riêng và năng suất toàn xí nghiệp nói chung, gây lãng phí trong quá trình sản xuất, không khai thác được tối đa nguồn lực doanh nghiệp Các vấn đề lớn đặt ra mà ngành cần giải quyết đó là: thời gian sản xuất dài, tỷ lệ cân bằng chuyền thấp, thời gian chuyển đổi giữa các đơn hàng chậm, tỷ lệ phế phẩm cao Chính vì vậy, em xin đề xuất hướng đề tài tốt nghiệp của mình là:
“Cân bằng chuyền cho mã hàng quần âu nam SL020123.137KL tại chuyền may mẫu 2 của xí nghiệp sơ mi Hà Nội”
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Thị Bích Ngọc, Bài giảng môn Quản trị sản xuất, 2022
[2] TS Nguyễn Thị Thu Hiền, Bài giảng Quản trị chất lượng, 2021
[4] Hướng dẫn kiểm soát quá trình sản xuất tại xí nghiệp may (HD 09.02)
[5] Hướng dẫn Mở kiện và kiểm tra hàng hóa (HD 10.01)
[6] Hướng dẫn kiểm tra vải (HD 10.02)
[7] Hướng dẫn kiểm tra của kĩ thuật (HD 10.04)
[8] Hướng dẫn kiểm tra cắt (HD 10.05)
[9] Hướng dẫn kiểm tra may (HD 10.06)
[10] Hướng dẫn kiểm tra là gấp (HD 10.07)
[11] Hướng dẫn kiểm tra đóng gói hòm hộp (HD 10.08)
[12] Hướng dẫn kiểm tra cuối cùng (HD 10.14)
[13] Hướng dẫn kiểm tra an toàn sản phẩm (HD 09.06)
[14] Báo cáo chất lượng Tổng công ty May tháng 3,4 – Phòng QA
[15] Báo cáo kết quả kinh doanh của Tổng công ty May 10 2020,2021,2022
[15] Bảng cân đối kế toán của Tổng công ty May 10 2020,2021,2022
PHỤ LỤCPHỤ LỤC 01: LƯU ĐỒ KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH CẮT
PHỤ LỤC 02: LƯU ĐỒ KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH MAY
PHỤ LỤC 03: LƯU ĐỒ KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH LÀ GẤP
PHỤ LỤC 04: LƯU ĐỒ KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH ĐÓNG GÓI VÀ GIAO