1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp chính sách tiêu dùng nội địa kinh nghiệm và bài học quốc tế cho việt nam

83 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính sách tiêu dùng nội địa: Kinh nghiệm và bài học quốc tế cho Việt Nam
Tác giả Phạm Thị Thương
Người hướng dẫn TS. Lê Quang Cảnh
Trường học Đại học Kinh tế quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế phát triển
Thể loại chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 121,91 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG NỘI ĐỊA (7)
    • 1. Tiêu dùng nội địa (7)
      • 1.1. Khái niệm (7)
      • 1.2. Vị trí, vai trò của tiêu dùng nội địa trong nền kinh tế (7)
      • 1.3. Các yếu tố tác động tới tiêu dùng nội địa (8)
    • 2. Chính sách tiêu dùng nội địa (10)
      • 2.1 Khái niệm (10)
      • 2.2. Tại sao cần chính sách tiêu dùng nội địa (11)
      • 2.3. Nội dung của chính sách tiêu dùng nội địa (11)
  • CHƯƠNG II: CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG NỘI ĐỊA VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI (12)
    • 1. Hoạt động tiêu dùng và chính sách tiêu dùng của người dân trên thế giới (12)
    • 2. Những giải pháp và chính sách phát triển thị trường nội địa của một số quốc gia trên thế giới (14)
      • 2.1 Tổng quan về những giải pháp và chính sách phát triển thị trường nội địa của các nước trên thế giới (14)
      • 2.2 Nhóm giải pháp và chính sách định hướng và hỗ trợ phát triển của một số nước điển hình (17)
        • 2.2.1 Trung Quốc (17)
        • 2.2.2 Thái Lan (21)
        • 2.2.3 Nhật Bản (22)
        • 2.2.4 Hoa Kỳ (23)
        • 2.2.4 Kinh nghiệm chung của các nước đối phó với khủng hoảng và kích cầu trong nước (25)
    • 1. Tổng quan hoạt động tiêu dùng nội địa Việt Nam trong thời gian qua (31)
      • 1.1 Khái quát tình hình kinh tế xã hội (31)
      • 1.2 Thực trạng tiêu dùng nội địa của Việt Nam trong thời gian qua (33)
      • 1.3 Các chính sách của Việt Nam trong hoạt động tiêu dùng hàng nội địa trong thời gian qua (40)
        • 1.3.1. Các quy định pháp lý (40)
        • 1.3.2 Hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích của Nhà nước (42)
        • 1.3.3 Các văn bản, chính sách phát triển thị trường nội địa (44)
          • 1.3.3.1 Các văn bản về giải pháp phát triển thị trường nội địa (44)
          • 1.3.3.2 Các chính sách khuyến khích phát triển thị trường nội địa (46)
          • 1.3.3.3 Những chương trình hành động của Việt Nam khuyến khích tiêu dùng trong nước (47)
    • 2. Đánh giá chung về tiêu dùng nội địa và chính sách tiêu dùng nội địa (49)
      • 2.1 Đánh giá về tiêu dùng nội địa (49)
        • 2.1.1 Thành tựu (49)
        • 2.2.2 Hạn chế (52)
      • 2.2 Đánh giá về chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa (53)
    • 3. Đánh giá chung của cộng đồng quốc tế về chính sách phát triển thị trường tiêu dùng nội địa của Việt Nam (60)
  • CHƯƠNG IV: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỂ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG NỘI ĐỊA VIỆT NAM (63)
    • 1. Những bài học kinh nghiệm (63)
      • 1.1. Từ kinh nghiệm quốc tế (63)
      • 1.2. Từ kinh nghiệm xây dựng điều hành chính sách tiêu dùng nội địa Việt Nam (71)
    • 2. Những giải pháp hoàn thiện chính sách kích cầu thị trường trong nước (74)
  • KẾT LUẬN (77)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (78)

Nội dung

KHÁI QUÁT CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG NỘI ĐỊA

Tiêu dùng nội địa

Tiêu dùng là việc sử dụng những của cải vật chất (hàng hóa và dịch vụ) được sáng tạo, sản xuất ra trong quá trình sản xuất để thoả mãn các nhu cầu của xã hội Tiêu dùng là giai đoạn quan trọng của tái sản xuất Tiêu dùng là một động lực của quá trình sản xuất, nó kích thích cho sản xuất phát triển (Bách khoa toàn thư Wikipedia)

Tiêu dùng nội địa là việc sử dụng các hàng hóa, dịch vụ được sáng tạo, sản xuất ra trong nước nhằm thỏa mãn nhu cầu của xã hội. Để hiểu rõ được khái niệm này ta cũng cần tìm hiểu thế nào là “hàng nội địa và hàng nội địa hóa”

Hàng nội địa hóa: là hàng hóa được sản xuất từ nhà máy ở trong nước nhưng mang nhãn hiệu nước ngoài, chủ sở hữu nhãn hiệu đó là công dân nước ngoài hoặc đó là hàng sản xuất bởi nhà máy trong nước và sở hữu nhãn hiện là công dân trong nước nhưng tỷ lệ giá trị gia tăng không đạt mức quy định của hàng trong nước.

Hàng nội địa : để được gọi là hàng Việt Nam, cần phải đạt hai tiêu chí sau:

1 Phải được sản xuất trong nước, nghĩa là có nhà máy trong nước; 2 Có phần giá trị gia tăng tạo ra trong nước đạt tỷ lệ nhất định do cơ quan thẩm quyền của quốc gia đó quy định tùy theo từng chủng loại và điều kiện cụ thể

1.2 Vị trí, vai trò của tiêu dùng nội địa trong nền kinh tế

Tiêu dùng nội địa có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế đặc biệt khi kinh tế thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng đã và đang tác động trực tiếp tới các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) trong nước, nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu.

Trong thời điểm khó khăn hiện nay, việc đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ hàng trên thị trường trong nước, thay đổi cơ cấu sản phẩm và thói quen tiêu dùng, là vấn đề rất quan trọng đối với các DN và nền kinh tế mỗi nước Khi nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trên toàn thế giới suy giảm ảnh hưởng lớn tới xuất khẩu của nhiều ngành hàng, kích cầu tiêu dùng ngay tại thị trường nội được coi là giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, duy trì sản xuất và tăng trưởng

1.3 Các yếu tố tác động tới tiêu dùng nội địa

Sự lưu thông trưởng vật tư hàng hóa và các dịch vụ tiêu dùng trên thị trường nội địa là thước đo trình độ phát triển của mỗi quốc gia Ở Việt Nam, trong quá trình đổi mới đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, mặc dù chưa thật hoàn chỉnh nhưng súc hút của cơ chế thị trường đã làm cho thị trường nội địa từng bước được phát triển đều khắp Nhìn lại trong quá trình phát triển, những yếu tố tác động tới thị trường nội địa bao gồm: (1) Mặt bằng phát triển kinh tế - xã hội; (2) Chính sách chi tiêu có hiệu quả, nhất là chi tiêu ngân sách nhà nước; (3) Các chính sách kích cầu của chính phủ; (4) Hệ thống thị trường (mạng lưới phân phối,…); (5) Công tác marketing và truyền thông

-Mặt bằng phát triển kinh tế - xã hội và mức tiêu dùng bình quân đầu người có tác động trực tiếp đến tiêu dùng và phát triển thị trường nội địa:

Trên phương diện cầu: Cầu = f (giá, thu nhập, giá cả hàng hóa liên quan, thị hiếu, kỳ vọng) (1)Thu nhập của người tiêu dùng: Thu nhập là yếu tố quan trọng xác định cầu ,nó ảnh hưởng trực đến khả năng mua của ng tiêu dùng Khi thu nhập tăng lên thì cầu hàng hóa của người tiêu dùng cũng tăng và ngược lại,tuy nhiên còn tùy thuộc vào từng loại hàng hóa cụ thể mà mức độ thay đổi của cầu sẽ khác nhau.Những hàng hóa có cầu tăng khi thu nhập tăng được gọi là hàng hóa thông thường,hàng hóa có cầu giảm khi thu nhập khi thu nhập tăng được gọi là hàng thứ cấp; (2) Giá cả của hàng hóa có liên quan : Cầu đối với hàng hóa: không chỉ phụ thuộc vào giá của bản thân hàng hóa đó mà còn phụ thuộc vào giá của hàng hóa có liên quan.hàng hóa có liên quan đc chia thành 2 loại:

+ Hàng thay thế: là hàng hóa có thể sử dụng thay cho hàng hóa khác khi giá của 1 loại hàng hóa thay đổi thì cầu đối với hàng hóa kia cũng thay đổi theo+ Hàng bổ sung: là hàng hóa đc sd đồng thời với hàng hóa khác Đối với hàng hóa bổ sung,khi giá của 1 hàng hóa này tăng lên thì cầu đối với hàng hóa bổ sung kia giảm đi; (3) Thị hiếu: có ảnh hưởng lớn đến cầu người tiêu dùng,thị hiếu là sở thích hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với hàng hóa,dịch vụ.Thị hiếu tăng thì cầu tăng; (4)Các kì vọng

Mặt bằng phát triển của mỗi quốc gia được đo bằng mức độ hưởng thụ trong đời sống của các tầng lớp dân cư về vật chất và tinh thần; mức độ đáp ứng nhu cầu về ăn ở, mặc, đi lại, học hành, vui chơi, giải trí…Khi mặt bằng kinh tế phát triển, quỹ tiêu dùng bình quân đầu người sẽ cao lên, sức mua các tầng lớp dân cư tăng và đương nhiên sẽ thúc đẩy tác động trực tiếp vào thị trường nội địa làm cho thị trường hoạt động sôi nổi.

Nhìn về dài hạn, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập của người dân tăng, khả năng tiêu dùng dân cư tăng thì qui mô thị trường nội địa cũng sẽ tăng.

- Chính sách chi tiêu hiệu quả nhất là chi tiêu ngân sách Nhà nước có tác động trực tiếp đến hoạt động tiêu dùng và phát triển thị trường nội địa:

Hoạt động chi tiêu nội địa của mỗi quốc gia bao gồm chi tiêu của chính phủ, tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình,… trong đó, chi tiêu chính phủ chiếm phần quan trọng trong việc định hướng và phát triển các hoạt động chi tiêu nội địa. Để phát triển thị trường tiêu dùng nội địa, mỗi chính phủ ban hành các chính sách liên quan đến hoạt động chi tiêu cho đầu tư và chi tiêu cho tiêu dùng thường xuyên Hầu hết chính phủ các nước đều quy định cụ thể về mua sắm công, đấu thầu mua trang thiết bị, nguyên vật liệu, dụng cụ… phục vụ cho hoạt động thường xuyên và đầu tư phát triển của cơ quan hành chính và các cơ sở hạ tầng, dịch vụ công phục vụ cho dân cư. Đối với hoạt động tiêu dùng xã hội, chính phủ đưa ra các chính sách tài chính, tín dụng quy định việc cho vay tiêu dùng, hỗ trợ về thuế, lãi suất vay cho các doanh nghiệp sản xuất; khuyến khích chi tiêu hợp lý, có hiệu quả, thúc đẩy thị trường phát triển.

Chi tiêu công(chi tiêu chính phủ) mặc dù chiếm không lớn trong tổng quỹ tiêu dùng của nền kinh tế, nhưng nếu chi tiêu đúng mục tiêu, có hiệu quả sẽ thúc đẩy chi tiêu toàn xã hội và sẽ làm cho thị trường nội địa trở nên sôi động hơn Tăng chi tiêu Chính phủ và việc mở rộng tín dụng một mặt có thể góp phần tháo gỡ những khó khăn, ách tắc trong sản xuất kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, nhưng nếu chi tiêu không hiệu quả, không đúng mục tiêu và thiếu cơ chế giám sát đảm bảo hoạt động lành mạnh của ngân sách và hệ thống tài chính, tín dụng… thì rất dễ tạo ra những nguy cơ bất ổn lâu dài như lạm phát và rủi ro tài chính công Vì vậy, các nhà kinh tế cho rằng tỷ lệ chi tiêu ngân sách trong tổng sản phẩm quốc nội của một số quốc gia nhằm tăng trưởng kinh tế nên dao động trong khoản từ 15 đến 25% GDP hàng năm là hợp lý nhất.

Chính sách tiêu dùng nội địa

Chính sách nội địa là tập hợp các chủ trương và hành động về phương tiêu dùng nội địa của chính phủ nó bao gồm các mục tiêu về hoàn thiện và phát triển bền vững thị trường trong nước, vừa nâng cao mức sống và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp dân cư, vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

2.2 Tại sao cần chính sách tiêu dùng nội địa

Phát triển nội địa là một trong những giải pháp chiến lược hướng vào mục tiêu phát triển bền vững, vừa nâng cao mức sống và đáp ứng nhu cầu và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư, vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.Thế nhưng để phát triển thị trường trong nước không phải dễ dàng, Để khơi dậy thị trường nội địa rất cần có những chính sách cụ thể tạo dựng môi trường kinh doanh tốt cho các doanh nghiệp, các chính sách đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư Khi có những chính sách tiêu dùng nội địa phù hợp sẽ làm tăng tổng cầu, kích thích sản xuất, đặc biệt khi nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng thì càng cần phải có chính sách tiêu dùng nội địa giúp bình ổn và phục hồi nền kinh tế trong nước, giảm bớt ảnh hưởng xấu của khủng hoảng.

2.3 Nội dung của chính sách tiêu dùng nội địa

Mục tiêu của chính sách tiêu dùng nội địa là khuyến khích đầu tư trong nước, tuyên truyền vận động người tiêu dùng thay đổi nhận thức, hành vi trong tiêu dùng hàng hóa Đồng thời, đề cao vai trò của người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm nội địa nhằm kích thích sự phát triển bền vững của thị trường trong nước.

Nội dung của chính sách thường tập trung vào các biện pháp để phát triển thị trường trong nước, cải cách các quy định và phương thức quản lý, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển của lĩnh vực phân phối lưu thông, các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, người tiêu dùng.

CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG NỘI ĐỊA VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Hoạt động tiêu dùng và chính sách tiêu dùng của người dân trên thế giới

Cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế quốc tế đã làm cho thu nhập của người dân giảm sút, sức tiêu thụ hàng hóa ngay trên thị trường nội địa bị hạn chế rất lớn. Trong điều kiện đó, người tiêu dùng ở mỗi quốc gia bắt buộc phải lựa chọn hành vi chi tiêu thích hợp Xu hướng tiết kiệm chi tiêu cá nhân và chi tiêu trong hộ gia đình được thể hiện rất rõ trong thời kỳ khủng hoảng.

Công ty Nielsen tiến hành cuộc điều tra về xu hướng tiêu dùng của dân cư và hành vi tiết kiệm chi tiêu cá nhân và hộ gia đình trong thời gian khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu ở 50 quốc gia(trong đó có Việt Nam) đã cho thấy, người tiêu dùng rất nhạy cảm điều chỉnh các hành vi chi tiêu gia đình và cá nhân, tiết kiệm đến mức tối đa có thể trong khi thu nhập cá nhân và thu nhập gia đình giảm sút Từ bảng 1 cho thấy, để tiết kiệm cho chi tiêu hộ gia đình, có tới 70% người tiêu dùng tham gia cuộc điều tra đã thay đổi thói quen chi tiêu của mình để đạt được mục tiêu đề ra Những hành vi được hơn 50% người tiêu dùng thay đổi này phải kể đến là giảm chi tiêu cho quần áo mới, hoạt động giải trí ngoài trời, và giảm chi phí ga – điện…

Công ty Nielsen cũng đã tiến hành cuộc điều tra về xu hướng tiêu dùng của dân cư, những hành vi mà họ sẽ thực hiện chi tiêu cá nhân và gia đình trong cuộc sống khi mà nền kinh tế của nước họ đã vượt qua cuộc khủng hoảng và mức thu nhập bình quân của hộ đã khá hơn.

Bảng 1: Những hành vi tiết kiệm chi phí của hộ gia đình trong thời kỳ khủng hoảng

Chi tiêu cho quần áo mới ít hơn 56%

Giảm bớt chi phí hoạt động ngoài trời 53%

Cố gắng tiết kiệm ga và điện 51%

Giảm bớt mua đồ ăn nhanh hay mua đồ ăn sẵn mang về 45% Chuyển sang dùng các thương hiệu bánh kẹo rẻ hơn 41% Trì hoãn nâng cấp công nghệ mới ví dụ máy tính, điện thoại… 39%

Giảm bớt chi phí liên lạc điện thoại 21%

Giảm bớt kỳ nghỉ/nghỉ ngắn ngày 11%

Hoãn thay thế các vật dụng chính trong gia đình 10%

Sử dụng xe hơi ít hơn 29%

Cắt kỳ nghỉ hàng năm 23%

Cắt giảm buổi lễ giải trí trong nhà 22%

Tìm kiếm các giao dịch về vay mua nhà, bảo hiểm hay thẻ tin dụng tốt hơn

Giảm hoặc mua các nhãn hiệu rượu rẻ hơn 17%

Tôi đã dùng cách thức tiết kiệm khác, không đề cập trên đây 16%

Cắt giảm hút thuốc lá 12%

Nguồn: Báo cáo của Tổ chức Nielsen lần 1 năm 2009

Kết quả điều tra cho thấy, người tiêu dùng vẫn còn dè dặt trong việc nâng cấp mức tiêu dùng trong gia đình và cá nhân, cả khi kinh tế đã có cải thiện(bảng 4)

Bảng 2: Những hành vi tiết kiệm sẽ được thực hiện khi điều kiện kinh tế cải thiện

Chi tiêu cho quần áo mới ít hơn 22%

Giảm bớt chi phí hoạt động giải trí ngoài trời 20%

Cố gắng tiết kiệm ga và điện 40%

Giảm bớt mua đồ ăn nhanh hay mua đồ ăn sẵn mang về 24% Chuyển sang dùng các thương hiệu bánh kẹo rẻ hơn 21% Trì hoãn nâng cấp công nghệ mới ví dụ máy tính, điện thoại… 14%

Giảm bớt chi phí liên lạc điện thoại 21%

Giảm bớt kỳ nghỉ/nghỉ ngắn ngày 11%

Hoãn thay thế các vật dụng chính trong gia đình 10%

Sử dụng xe hơi ít hơn 17%

Cắt kỳ nghỉ hàng năm 7%

Cắt giảm buổi lễ giải trí trong nhà 8%

Tìm kiếm các giao dịch về vay mua nhà, bảo hiểm hay thẻ tin dụng tốt hơn 16%

Giảm hoặc mua các nhãn hiệu rượu rẻ hơn 8%

Tôi đã dùng cách thức tiết kiệm khác, không đề cập trên đây 16%

Cắt giảm hút thuốc lá 9%

Nguồn: Báo cáo của Tổ chức Nielsen lần 1 năm 2009 Điều đó có nghĩa là niềm tin của người tiêu dùng phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia, sự cải thiện các khoản thu nhập của các tầng lớp dân cư và sự ổn định của giá cả thị trường.

Mức tiêu dùng của người dân ở người dân một số nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và In-đô-nê-xi-a vẫn tăng bình quân mỗi năm 5% Doanh số bán lẻ của Trung Quốc trong năm 2008 đã tăng 15% so với năm trước, con số này vượt quá mức tăng thực tế vì nó bao gồm cả sự mua sắm của chính phủ, nhưng các cuộc khảo sát chính thức về chi tiêu thực vẫn tăng ở mức ấn tượng là 9%.

Từ tháng 5 năm 2008 đến tháng 5 năm 2009 , ở Trung Quốc doanh số hàng điện tử gia dụng tăng 12%, áo quần tăng 22% và xe hơi tăng tới 47% Ngược lại,hoạt động tiêu dùng ở Singapore trong năm 2008 đã giảm hơn, chỉ vào khoảng 40%GDP Trong quí I, năm 2009, chi tiêu thực của người tiêu dùng ở Hồng Kông,Singapore và Hàn Quốc giảm 4-5% so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm còn nhiều hơn ở Mỹ Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, đã có những dấu hiệu cho thấy tiêu dùng đang bắt đầu tăng trỏ lại Doanh số bán lẻ Đài Loan tháng 5/2009 đã tăng tháng thứ ba liên tiếp, doanh số các siêu thị Hàn Quốc cũng tăng 5% so với tháng 5 năm ngoái (Báo The Economist) Ở phần lớn các nền kinh tế châu Á, tiêu dùng của tư nhân chiếm khoảng 50-60% GDP, không chênh lệch nhiều so với các nước có mức thu nhập tương đương ở các khu vực khác trên thế giới.

Những giải pháp và chính sách phát triển thị trường nội địa của một số quốc gia trên thế giới

2.1 Tổng quan về những giải pháp và chính sách phát triển thị trường nội địa của các nước trên thế giới

Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sự sụt giảm nhu cầu tiêu thụ nội địa là một hệ lụy ở hầu khắp các nước Do thất nghiệp tăng cao,kinh tế tụt dốc, tốc độ tăng trưởng GDP của phần lớn các nền kinh tế phát triển giảm mạnh hoặc tăng trưởng âm; thu nhập của người dân xuống thấp Gía lương thực và năng lượng tăng đột ngột trong nửa đầu năm 2008 đã bóp chặt khoản thu nhập và sức mua của người dân trong suốt thời gian dài.Thêm vào đó, chính sách tiền tệ thắt chặt để chặn đứng lạm phát lại mang theo tác dụng ngược làm cho sức mua và nhu cầu nội địa tại các quốc gia này thêm phần khó khăn Trước tình hình đó, Chính phủ các quốc gia trên thế giới đồng loạt thực hiện các biện pháp nhằm ổn định tài chính và kích thích các hoạt động kinh tế.

Kể từ đầu năm 2009, để hạn chế các tác động tiêu cực do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra, Chính phủ các nước đã đưa ra những gói kích cầu quan trọng nhằn trực tiếp giải tỏa khó khăn của khu vực doanh nghiệp và kích thích người dân tiêu dùng nhằm phát triển và ổn định thương mại nội địa.

Một trong những biện pháp để kích thích chi tiêu nội địa của các chính phủ, đặc biệt ở các nước châu Á là hỗ trợ cho việc vay mượn tiêu dùng, đầu tư được dề dàng hơn Ở phần lớn các nền kinh tế châu Á, nợ tín dụng chi tiêu của hộ gia đình chỉ chiếm khoảng dưới 50% GDP so với mức 100% ở nhiều nền kinh tế phát triển, riêng tại Ấn Độ và Trung Quốc, tỷ lệ này còn ở dưới mức 15% Ở nhiều nhiều nền kinh tế châu Á rất ít các chương trình tài trợ mua sắm cho các hàng tiêu dùng lâu bền Chính vì vậy mà Chính phủ một số nước châu Á đưa ra giải pháp cho vay tiêu dùng và xem đó là một biện pháp hữu hiệu thúc đẩy thị trường trong nước phát triển Tại Trung Quốc, cơ quan quản lý lĩnh vực ngân hàng vừa công bố một dự thảo luật, theo đó từ tháng 5 năm 2009, các tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài được phép thành lập các công ty tài trợ tiêu dùng.

Những gói kích cầu về chi tiêu chính phủ và tiêu dùng nội địa của các quốc gia đã và đang đưa lại những hiệu quả nhất định Nền kinh tế của nhiều quốc gia đang, đã bước qua thời kỳ suy thoái, bắt đầu ấm lại và có xu hướng tăng dần lên, đặc biệt là vẫn duy trì được khả năng phát triển thị trường nội địa ở một số nước khu vực châu Á

Ngoài các giải pháp mang tính tình thế, để phát triển thị trường tiêu dùng nội địa một cách bền vững, các quốc gia thường tập trung vào các nhóm giải pháp chính sách định hướng và hỗ trợ cho phát triển thị trường tiêu dùng nội địa, hệ thống phân phối hàng tiêu dùng như sau:

- Cải cách quy định và phương thức quản lý liên quan, hệ thống pháp lý liên quan, hệ thống pháp lý liên quan đến hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa nội địa, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển của lĩnh vực phân phối và lưu thông vật tư, hàng hóa theo hướng điều chỉnh phương thức quản lý hành chính.

- Áp dụng các biện pháp tích cực thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa hiện đại.Tạo một môi trường kinh doanh của dịch vụ bán buôn, bán lẻ phát triển cân bằng để mọi thành phần kinh tế, mọi chủ thể trong hệ thống ngành dịch vụ nán buôn, bán lẻ đều được phát triển và có vị thế riêng của mình.

- Tăng cường bồi dưỡng và giáo dục về lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa, khuyến khích sử dụng trang thiết bị và kỹ thuật tiên tiến trong phân phối và lưu thông hàng hóa trên thị trường nội địa.

- Xây dựng quy hoạch phát triển phân phối và lưu thông hàng hóa, chỉ đạo và thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa; thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại theo hướng chuyên nghiệp hóa.

- Thực hiện chính sách hiện đại hóa ngành phân phối hàng hóa thông tin qua thu hút vốn đầu tư nước ngoài và những chính sách hỗ trợ cụ thể của nhà nước đối với các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ trong nước.

- Hỗ trợ việc thành lập Hiệp hội bán buôn và bán lẻ, Hiệp hội ngành nghề, Trung tâm xúc tiến thương mại…

- Các quy định, chế tài áp dụng cho hệ thống thương mại nội đại được tổ chức chặt chẽ, mang tính tập trung và chuyên môn hóa đối với cả bán buôn và bán lẻ, kết hợp cả các mô hình thương mại truyền thống và hiện đại và có luật ràng buộc quản lý rõ ràng.

- Thực hiện các chính sách khuyến khích người dân tiêu dùng trên thị trường nội địa thông qua quy định cho vay tiêu dùng, hệ thống thẻ thanh toán.

2.2 Nhóm giải pháp và chính sách định hướng và hỗ trợ phát triển của một số nước điển hình

Kể từ khi Trung Quốc bắt đầu các hoạt động cải cách kinh tế, chính phủ nước này đang có một sự chuyển đổi chính sách về cơ cấu ngành kinh tế, đó là hướng tới việc đẩy mạng kích cầu nội địa, tiếp tục hạn chế xuất khẩu và khai thác tốt hơn nguồn tiết kiệm trong dân để duy trì phát triển bền vững T rong vài năm gần đây chính quyền nước này đã bắt đầu thuyết phục dựa trên hình thức tuyên truyền và giáo dục cũng như kích thích người dân tăng cường chi tiêu và giảm tiết kiệm như một biện pháp để tăng tiêu dùng quốc nội hiện tại, tỷ lệ tiết kiệm của các hộ gia đình của Trung Quốc vẫn đang ở mức cao, chiếm khoảng 30% thu nhập, đây vừa là thực trạng vừa là tiềm năng mà chính phủ hướng tới để khai thác, tăng khả năng phát triển thị trường nội địa.

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã khiến nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại và đây là thời điểm chính phú nước này cũng như các doanh nghiệp trong nước chuyển hướng mạnh mẽ hơn nữa về cơ cấu sản xuất và tiêu thụ hàng hóa trong nước Với một thị trường nội địa rộng lớn, đa dạng, chính sách này được xem là khả thi Vào cuối năm 2008, Chính phủ Trung Quốc lên kế hoạch từ đầu năm 2009 sẽ thông qua một loạt chính sách, trong đó có biện pháp giảm thuế, tăng lương và bảo hiểm, để thúc đẩy tiêu dùng trong nước và đối phó với xu hướng kinh tế suy giảm hiện nay trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu. Ngay từ năm 2006, chính phủ Trung Quốc đã có một chương trình thử nghiệm nhằm giảm thặng dư thương mại, với mục tiêu chuyển dần sự phụ thuộc của nền kinh tế vào tiêu dùng trong nước Từ ngày 1/7/2007, Chính phủ Trung Quốc đã chính thức xóa bỏ và cắt giảm việc hoàn thuế đối với khoảng 37% các mặt hàng xuất khẩu (thời báo tài chính số 3- 2009). Đầu năm 2009, Chính phủ Trung Quốc đã thông qua một gói kích thích kinh tế trị giá 4000 tỷ nhân dân tệ (khoảng 586 tỷ USD) nhằm đưa nền kinh tếTrung Quốc vượt qua khó khăn, duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức 8% Gói kích thích 4000 tỷ nhân dân tệ được sử dụng vào mục tiêu phát triển các dự án nhà rẻ, cơ sở hạ tầng tại các vùng nông thôn, phát triển, đường sá, sân bay, hỗ trợ tiêu dùng các sản phẩm tiêu dùng tên thị trường nội địa. Đầu tư cơ sở hạ tầng ở các khu vực nông thôn là trọng tâm trong gói kích thích kinh tế, riêng trong tháng 2 đầu năm 2009, tốc độ giải ngân đầu tư cơ bản vào khu vực nông thôn tăng 26,5% Đầu tư xây dựng mạng lưới giao thông đường sắt tăng gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2008, đầu tư nông nghiệp tăng gấp đôi và mức giải ngân tăng 59,6% trong ngành công nghiệp khai mỏ Giải ngân vốn đầu tư của chính phủ chiếm 40% đạt 107 tỷ NDT trong 2 tháng đầu năm 2009 và tăng 30% so với cả năm 2008 Đồng thời, chính phủ Trung Quốc đã cắt giảm thuế cho các công ty mua tài sản cố định để kích thích đầu tư Ước tính việc cắt giảm thuế này sẽ giúp các công ty ở Trung Quốc giảm được khoản chi phí lên tới 120 tỷ NDT.

Gói kích cầu thứ hai mà ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc dự kiến đưa ra có tổng giá trị khoảng 19 tỷ USD cũng sẽ tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng, lĩnh vực được coi là trọng yếu để thúc đẩy nền kinh tế sau khi tăng trưởng năm 2008 chỉ đạt 9%, mức thấp nhất trong 7 năm qua (theo Nguyễn Kim, Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 5).

Các gói kích cầu của chính phủ đã kích thích mạnh tiêu dùng của dân cư và phát triển thị trường nội địa Cho đến nay, trong lĩnh vực thương mại nội địa, Trung Quốc là một trong những thị trường sôi động và phong phú vào loại nhất thế giới Quy mô thị trường bán lẻ hiện nay của Trung Quốc là khoang 550 tỷ USD Dự báo trong 20 năm tới thị trường bán lẻ của Trung Quốc sẽ là khoảng 2,4 ngàn tỷ USD.

Tổng quan hoạt động tiêu dùng nội địa Việt Nam trong thời gian qua

1.1 Khái quát tình hình kinh tế xã hội

Từ năm 2001 đến nay, mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tăng lên tương đối nhanh, liên tục( trừ năm 2008), GDP bình quân mỗi năm đạt 7,54%, đặc biệt, năm 2005 tốc độ tăng trưởng đạt 8,44%, năm 2007 đạt 8,48%, bình quân đầu người đạt trên 10 triệu đồng, tương đương 640 USD, cuối năm 2008 thu nhập bình quân đầu người nước ta dạt 1024 USD/người, đưa nước ta vượt khỏi ngưỡng nghèo.

Từ một nước thiếu ăn, mỗi năm phải nhập khẩu 50 vạn đến 1 triệu tấn lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, đến nay nước ta đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo, thứ hai về cà phê, thứ tư về cao su, thứ hai về hạt điều và thứ nhất về hạt tiêu.

Về cơ cấu ngành, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm dần, năm 2001 là 23,24%, năm 2005 là 20,94%, năm 2007 còn 20,3% Trong nội bộ ngành nông nghiệp, cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng tỷ trọng các sản phẩm năng suất và hiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm có giá trị xuất khẩu Giá trị tạo trên một đơn vị diện tích ngày càng tăng lên Trong giai đoạn 2001- 2007, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng trung bình 11,56%/năm, đặc biệt năm 2007 tăng 16,8%, mức tăng thêm là 33,4 nghìn tỷ đồng lên mức 232,2 nghìn tỷ đồng.

Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng tăng nhanh liên tục, mỗi năm đã khai thác được khoảng 20 triệu tấn quy ra dầu, ngành công nghiệp chế tác chiếm 80% giá trị sản lượng công nghiệp Sản phẩm công nghiệp xuất khẩu ngày càng tăng, có chỗ đứng trong những thị trường lớn: trong kế hoạch 5 năm 2001- 2005, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng 15,9%/năm, giá trị tăng thêm đạt 10,2%/năm Tỷ trọng dich vụ trong GDP là 38,12% năm 2007, các ngành dịch vụ đã phát triển đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất vá đời sống Ngành du lịch và bưu chính viễn thông phát triển với tốc độ tăng nhanh, các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý… có bước phát triển theo hướng tiến bộ, hiệu quả.

Kinh tế Nhà nước được sắp xếp đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả, tập trung vào những ngành then chốt và những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, Doanh nghiệp nhà nước đã đóng góp 441,646 tỷ đồng năm 2001 lên 1.144,015 tỷ đồng năm 2007 và khoảng 36,43% GDP Kinh tế dân doanh phát triển khá nhanh, hoạt động trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là tạo việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội Năm 2005 chiếm 45,61% GDP, năm 2007 chiếm 45,91% với mức đóng góp là 525,141 tỷ đồng; trong đó kinh tế hợp tác phát triển ngày càng đa dạng, hoạt động ngày càng có hiệu quả, năm 2005 kinh tế hợp tác đóng góp khoảng 6,81%, năm 2007 là 6,19% Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân; là cầu nối quan trọng với thế giới về chuyển giao công nghệ, giao thông quốc tế Năm 2001 khu vực này đóng góp 15,5% GDP, trên 7,5% tổng thu ngân sách, trên 17,1% tổng vốn đầu tư xã hội, trên 23% kim ngạch xuất khẩu (không kể dầu khí), đạt trên 35% giá trị sản xuất công nghiệp, thu hút hơn nửa triệu lao động triệu lao dộng trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp.

Các cân đối vĩ mô của nền kinh tế cơ bản được giữ ổn định, tạo môi trường và điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế Tiềm lực tài chính ngày càng được tăng cường, thu ngân sách tăng trên 18%/năm, chi cho đầu tư phát triển bành quân chiếm khoảng 30% chi ngân sách Xuất khẩu, nhập khẩu tăng rất nhanh cả về quy mô lẫn tốc độ Tổng kim ngạch hàng hóa năm 2001 là 31,25 tỷ USD, đến năm 2008 đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 28 tỷ USD đóng góp 50,3% và mức tăng chung, khu vực kinh tế ngoài nhà nước ngoài không kể dầu thô là 24,5 tỷ USD và dầu thô là 10,5 tỷ USD Đời sống của dân cư ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng đều qua các năm như đồ thị dưới

Tuy nhiên, năm 2008, do ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu, quy mô sản xuất trong nước bị thu hẹp dẫn đến tình trạng công nhân bị mất việc và thiếu việc làm ở nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Giá cả hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng tăng cao và sản xuất một số mặt hàng chậm lại, thiên tai năm 2008 gây ra nhiều thiệt hại ước tính 12 tỷ đồng… đã ảnh hưởng đến đại bộ phận dân cư, đặc biệt là những người có thu nhập thấp.

Hình 1: Thu nhập bình quân đầu người theo giá thực tế 1999 -2006

Nguồn: Niên giám thống kê

Sản xuất nông nghiệp năm nay bị ảnh hưởng của biến động giá dẫn đến thị trườn chi phí tăng cao nhưng do chỉ đạo kịp thời của các cấp, các ngành khắc phục hậu quả, cùng với các chính sách an sinh xã hội như: tăng mức lương tối thiểu lên từ

450 nghìn đồng/tháng lên 540 nghìn đồng/tháng, chi 42,3 tỷ đồng để bù giá dầu, chi bảo trợ xã hội, mua thẻ thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo đã nhanh chóng ổn định sản xuất.

1.2 Thực trạng tiêu dùng nội địa của Việt Nam trong thời gian qua

Tiêu dùng nội địa được xét trong tổng thể tiêu dùng cuối cùng Tiêu dùng cuối cùng thời gian qua đã đạt được một số kết quả tích cực Tiêu dùng cuối cùng đã tăng với tốc độ khá, khối lượng tiêu dùng cuối cùng trong tổng sản phẩm trong nước đang có xu hướng ngày càng tăng lên, năm 2000 đạt 321,9 nghìn tỷ đồng thì đến năm 2008 đạt tới con số 1084,9 nghìn tỷ đồng Tỷ lệ tiêu dùng so với GDP của

Biểu đồ thu nhập bình quân đầu người theo giá thực tế từ 1999 đến

Cả nước Thành thị Nông thôn

Việt Nam đạt 73,42% thuộc loại cao so với khu vực (Singapore là 50,1%, Thái Lan là 66,1%, Brunay là 40,86% ) Đây cũng là một Trong số các tiền đề quan trọng để gia tăng tiêu thụ trong nước Tiêu dùng cuối cùng của khu vực tư nhân chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng mạnh, đạt 994 nghìn tỷ đồng năm 2008 chiếm 91,6% trong tổn khối lượng tiêu dùng cuối cùng

Hình 2:Tỷ trọng tiêu dùng cuối cùng/ GDP

Nguồn: Niên giám thống kê 2008

Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng & cơ cấu của nó

Giai đoạn 2001- 2007, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện, nguồn cung ứng hàng hóa trên thị trường ngày càng phong phú, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cũng có bước tăng trưởng khá Trung bình tăng 17,16%/năm trong giai đoạn này, điển hình là năm 2006 với mức gia tăng là 24,13% so với năm 2005, năm 2007 đạt mức gần 731,810 tỷ đồng tăng 22,74% so với năm 2006 Nếu loại trừ yếu tố về giá thì tốc độ tăng bình quân tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của năm 2009 so với năm 2008 là 12%.

Biểu đồ tỷ trọng tiêu dùng cuối cùng/GDP

Tiêu dùng cuối cùng GDP

Hình 3: Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 2001- 2007

Nguồn: Niên giám thống kê 2008

Bảng 3:Các chỉ tiêu về tổng mức bán lẻ và kinh doanh dịch vụ tiêu dùng

1 Tốc độ quỹ tiêu dung bình quân đầu người(%)

2 Tốc độ tăng tổng mức hàng hóa bán lẻ (%)

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Việc tiếp tục thực hiện những giải pháp kích thích kinh tế với những cơ chế chính sách hỗ trợ các tầng lớp dân cư, nhất là dân cư có thu nhập thấp đã làm tăng sức tiêu thụ hàng hóa trên thị trường nội địa, giải quyết đầu ra sản phẩm trong nước, thú đẩy phát triển kinh tế đồng thời tác động tích cực tới mục tiêu nâng cao hơn mức sống dân cư.

Ngoài ra, các hoạt động dịch vụ tiêu dùng trên thị trường nội địa như du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông và trong những lĩnh vực dịch vụ khác…cũng có mức tăng đáng kể, ngay cả trong những năm khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu:

Biểu đồ tổng mức doanh thu bán lẻ háng hóa và doanh thu dịch vụ giai đoạn 2001 - 2007

Bảng 4: Một vài chỉ tiêu về các hoạt động dịch vụ

1 Tốc độ tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển (%)

2 Tốc độ tăng khối lượng hành khách vận chuyển (%)

3 Số thuê bao internet/ 100 dân

4 Số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt

5 Số lượt khách du lịch nội địa

Nguồn: Tổng cục thống kê

Chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã phát huy hiệu quả, góp phần khai thác mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, giải phóng sức sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh Trong các thành phần kinh tế tham gia thị trường thì vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong hệ thống thương mại nội địa ngày càng được khẳng định, tỷ trọng tham gia vào hoạt động bán lẻ của thành phần này tăng cao, từ 81,68% năm 2001 lên 85,95% năm 2007, tỷ trọng của khu vực nhà nước giảm từ 16,7% năm 2001 xuống 10,19% năm 2007.

Đánh giá chung về tiêu dùng nội địa và chính sách tiêu dùng nội địa

2.1 Đánh giá về tiêu dùng nội địa

Có thể thấy rõ ràng được sự phát triển không ngừng của thị trường trong thập kỷ vừa qua Ta có thể thấy rõ hơn qua một số thành tựu như sau :

Thị trường và thương mại nội địa tiếp tục phát triển một cách sôi động, khối lượng hàng hóa lưu thông tăng tiếp tục hàng năm với tốc độ tăng thương đối cao,mặt hàng ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng được nhu cầu cơ bản của sản xuất, tiêu dùng trong nước, đảm bảo dự trữ và còn dành một khối lượng lớn cho xuất khẩu, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng đất nước , đảm bảo dự trữ và còn dành một khối lượng lớn cho xuất khẩu, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế đất nước, từng bước nâng cao đời sống dân cư Vị trí và vai trò của thị trường trong nước ngày càng được khẳng định Sự phát triển của thị trường nội địa có tác động sâu sắc đến đời sống dân cư, nhất là dân cư nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc.

Giá cả trong nước được điều chỉnh hoàn toàn theo cơ chế thị trường, do các yếu tố cung-cầu quyết định Như thị trường gạo, ngay từ khâu đầu tiên của chuỗi giá trị gạo, quan hệ mua bán gạo giữa nông dân trồng lúa với thương lái đã được tạo dựng trên cơ sở thuận mua vừa bán Thêm vào đó, Nhà nước hỗ trợ thị trường bằng việc cung cấp thông tin, hiên nay dã có nhiều tổ chức đang cung ứng thông tin thị trường lúa gạo rất tốt cho người dân như; bản tin lúa gạo tuần của Trung tâm Thông tin Phát triển nông nghiệp nông thôn,, giá thị trường lúa gạo của Trung tâm Tin học và Thống kê, Trung tâm Thông tin Thương mại…

Thị trường được hình thành thống nhất, thông thoáng: với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế; tiềm năng về lao động, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm buôn bán…của mọi chủ thể kinh doanh được huy động vào lưu thông hàng hóa, kể cả các

DN sản xuất Tính đến năm 2007, cả nước có tất cả gần 156 nghìn DN, trong đó có khoảng 3493 DN nhà nước, hơn 147 nghìn DN ngoài quốc doanh, trên 4 nghìn DN 100% vốn nước ngoài và có gần 1000 DN liên doanh với nước ngoài chuyên hoạt động trong lĩnh vực thương mại Ngoài ra còn có rất nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tham gia hoạt động nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại.

Cơ sở vật chất kỹ thuật và các mô hình kinh doanh của thương mại nội địa ngày càng được tăng cường và đổi mới cùng phương thức kinh doanh mới tiến bộ, hiện đại được áp dụng Trên thị trường xuất hiện nhiều loại hình tổ chức phân phối hiện đại, nhất là ở các thành phố lớn, cụ thể như:

Hệ thống chợ truyền thống ngày càng phát triển, chủ yếu ở khu vực nông thôn, nhất là từ nghị định 02.2003/NĐ – CP của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, và quyết định 559/TTg ngày 31/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển chợ đến năm 2010 được ban hành Bên cạnh đó, sự xuất hiện của nhiều loại hình chợ mới: chợ đầu mối, chợ chuyên doanh, chợ hoa – sinh vật cảnh, chợ văn hóa – du lịch, chợ ẩm thực… Tính đến 2005, cả nước có 9.063 chợ, trong đó có khoảng 165 chợ đầu mối cấp vùng và cấp tỉnh Chợ được phân bố chủ yếu ở khu vực nông thôn với 6.788 chợ, chiếm 74,9% và loại hình tổ chức thương mại là chủ yếu ở địa bàn này, ở khu vực thành thị có 2.275 chợ chiếm 25,1% Số chợ hoạt động hiệu quả chiếm tỷ trọng cao trên 94%.

Hệ thống phân phối hiện đại, bao gồm nhiều loại hình như: trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi… đang có xu hướng phát triển nhanh ở khu vực thành thị Lúc đầu, các loại hình này tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh, nhưng vài năm trở lạ đây, mô hình này đã lan rộng ra khắp các tỉnh thành phố trên cả nước Số lượng, quy mô siêu thị ngày càng tăng. Liên kết phân phối theo “chuỗi” bắt đầu được hình thành với mô hình ban đầu đơn giản là hệ thống chuỗi trong cùng một công ty/ đơn vị và đang có xu hướng phát triển Hiện Saigon Co.op với nhiều siêu thị và hàng chục cửa hàng tiện lợi, Intimex siêu thị, tập đoàn Hapo…

Trong số các doanh nghiệp phân phối được tổ chức và hoạt động một cách chuyên nghiệp với mạng lưới phân phối được chia theo khu vực địa lý, đã xuất hiện các trung tâm hậu cần phân phối (trung tâm logistic) làm nhiệm vụ đặt hàng, phân loại, bao gói, chế biến và cung ứng hàng hóa cho mạng lưới bán lẻ, kèm theo các chương trình chăm sóc khách hàng, tiếp thị, phát triển thương hiệu… cho hệ thống nhiều doanh nghiệp (đặc trưng của loại hình này là Metro, Saigon Co.op…).

Kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại để mở rộng mạng lưới bán hàng, khai thác, kết hợp nguồn lực của nhiều DN nhỏ trở thành một hệ thống có quy mô lớn, có trình độ ngày càng phát triển như cà phê Trung Nguyên hiện có hơn 1.000 cửa hàng, công ty An Nam có hệ thống 12 cửa hàng Phở 24, công ty Kinh Đô với hệ thống làm bánh “Kinh Đô Bakery” tại các thành phố lớn, nhỏ khắp đất nước, công ty TNHH thương mại G7 với hệ thống phân phối G7 Mart…

Thương mại điện tuer xuất hiện và có xu hướng phát triển không ngừng.Ngoài việc xây dựng các website giới thiệu công ty, lĩnh vực kinh doanh, tìm kiếm bạn hàng, ký kết hợp đồng, các sàn giao dịch điện tử và chợ “ảo” mua bán trên mạng xuất hiện ngày càng nhiều, thu hút đông đảo khách hàng, nhất là khách hàng trẻ tuổi với số lượng giao dịch ngày càng tăng.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động của thị trường trong nước những năm qua cũng bộc lộ không ít tồn tại:

Hoạt động thương mại nội địa hoạt động thiếu bền vững, chưa tương xứng với vị trí và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân Tốc độ tăng về tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ không đồng đều giữa các năm, thị trường vẫn ẩn chứa nhiều bất ổn với những cơn sốt giá, nhất là những mặt hàng trọng yếu như lương thực, thực phẩm, phân bón…

Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) mới đây đã công bố kết quả của một cuộc điều tra thị trường Theo đó, có tới 62% người tiêu dùng đã từng mua phải hàng giả, hàng xấu Trong khi đó, về phía người bán hàng chỉ có 20% trả lại tiền cho người mua, 49% đổi hàng cho khách và có tới 31% không giải quyết những “bức xúc” của người tiêu dùng khi hàng không đảm bảo chất lượng Dẫn chứng như, trong đợt khuyến mại vừa qua, nhiều cửa hàng quảng cáo giảm giá đến 50% nhưng khi khách vào thì chỉ có một, hai mặt hàng ế thừa giảm giá, còn đến 99% vẫn bán giá bình thường Có cửa hàng tăng giá gấp đôi để giảm giá một nửa, hoặc bán hàng tồn đọng, kém chất lượng.

Hoạt động logistic hiện đại còn mới lạ chưa được nghiên cứu, tiếp cận, ứng dụng theo đúng nghĩa Cơ sở phục vụ cho hoạt động logistic vừa ít, vừa yếu, vừa thiếu đồng bô, do đó chưa bảo đảm hỗ trợ và phục vụ tốt cho quá trình phân phối hàng hóa Theo thống kê sơ bộ, cả nước cả nước có khoảng trên 500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistic nhưng đều là doanh nghiệp có quy mô nhỏ, kinh nghiệm ít, trình độ quản lý thấp nên chủ yếu chỉ mới đảm nhận những khâu đơn lẻ trong chuỗi hoạt động logistic duới dạng đại diện, làm thuê cho các doanh nghiệp nước ngoài.

Hệ thống phân phối còn mang nặng tính tự phát, thiếu ổn định, chưa có tính bền vững, do vậy thị trường dễ bị tổn thương mỗi khi có những biến động lớn, khách quan; văn minh thương mại vẫn còn ở trình độ thấp, nguồn gốc, chất lượng giá cả của hàng hóa lưu thông trên thị trường chưa minh bạch, chưa tạo được niềm tin cho người tiêu dùng Doanh nghiệp thương mại hoạt động thiếu tính chuyên nghiệp và sức cạnh tranh yếu Thương mại nội địa chưa làm tốt vai trò cầu nối để định hướng thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng phát triển.

Đánh giá chung của cộng đồng quốc tế về chính sách phát triển thị trường tiêu dùng nội địa của Việt Nam

Trong thời gian qua, nhiều tổ chức kinh tế thế giới đã có những khảo sát, đánh giá, nhận định khả quan về phát triển thị trường nội địa của Việt Nam.

Tập đoàn kinh tế Master Card thực hiện cuộc khả sát tiến hành trên 24 nền kinh tế toàn cầu và đã công bố: chỉ số niềm tin tiêu dùng (ICC) của Việt Nam đang có mức phục hồi cao nhất Niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam dẫn đầu ở mức 90%, bằng mức trước khi xảy ra khủng hoảng kinh tế Tiếp đến là Trung Quốc (85%), Singapore (79,4%), Qata dẫn đầu khu vực Trung Đông và Nigieria dẫn đầu khu vực Châu Phi.

Công ty Nielsen trong năm 2009 đã tổ chức hai cuộc điều tra trực tuyến đối với người tiêu dùng toàn cầu về cu hướng thói quen và niềm tin cũng như kỳ vọng về kinh tế của người dân ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Trong cuộc điều tra lần 1 năm 2009, nghiên cứu đã điều tra trực tuyến đối với 25140 người tiêu dùng ở 50 quốc gia trải dài từ Châu Âu, Châu Á Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và Trung Đông trong khoảng thời gian từ 19/3 đến 02/4 năm 2009 về mức độ niềm tin, sự tin tưởng trong tiêu dùng và sự nhìn nhận về viễn cảnh nền kinh tế Chỉ số Niềm tin người tiêu dùng của Nielsen được phát triển dựa trên niềm tin của người tiêu dùng đối với thị trườn lao động, thực trạng tài chính cá nhân và sự sẵn sàng chi tiêu cho cuộc sống.

Theo đánh giá của tổ chức Nielsen về Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng toàn cầu (GCCI) được tiến hành trong 6 tháng và đã công bố hồi tháng 4 năm 2009 cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam có độ tin rất lớn vào thị trường nội địa và tin rằng kinh tế trong nước với sự phát triển của thị trường nội địa sẽ sớm thoát ra khỏi thời kỳ trượt dốc.

Theo biểu đồ dưới đây, Việt Nam đứng đầu trong danh sách điều tra về mức độ tin tưởng, niềm tin của người dân về khả năng sớm thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu; thị trường nội địa sẽ bắt đầu phục hồi và khơi dậy tiềm năng

Hình 5: Danh sách 10 nước đẫn đầu nói “Có” với câu hỏi :“nước mình có khả năng sớm thoát khỏi khủng hoảng không?”

(Dựa trên những người tham gia điều tra nghĩ rằng nước mình đang trong thời kỳ khủng hoảng)

Nguồn: Báo cáo của Tổ chức Nieslsen lần 1, năm 2009

BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỂ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG NỘI ĐỊA VIỆT NAM

Những bài học kinh nghiệm

1.1 Từ kinh nghiệm quốc tế

Từ những ảnh hưởng nặng nề do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang từng bước cơ cấu lại nền kinh tế của mình theo hướng phát triển các ngành, các sản phẩm có lợi thế và tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường ngày càng được quan tâm.

Cuộc khủng hoảng cũng cho thấy chiến lược tăng trưởng kinh tế chỉ chú trọng xuất khẩu có thể dẫn tới những rủi ro nghiêm trọng khi thị trường nước ngoài trao đảo, đó là hậu quả của việc thay đổi mô hình tăng trưởng hướng ngoại không phù hợp do đó hiện nay hầu hết các nước trên thị trường thế giới đang có xu hướng cơ cấu lại thị trường theo hướng cân bằng hơn giữa thị trường trong nước và thị trường ngoài nước.

Việc nghiên cứu các xu hướng chi tiêu của người tiêu dùng trên toàn thế giới và ngay trong nước ta đã mang lại những kinh nghiệm quý báu cho việc phát triển thị trường nội địa của Việt Nam trong thời gian tới.

Hiện nay, ở Việt Nam, khả năng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ hàng hoá trên thị trường nội địa của các tầng lớp dân cư còn thấp và bị hạn chế trên 2 khía cạnh: (1) thu nhập thấp, quỹ tiêu dùng bình quân đầu người không cao, nhu cầu mua sắm hàng hóa có khả năng thanh toán hàng năm tăng không đáng kể; (2) tâm lý để dành còn nặng, quỹ tiết kiệm trong dân cư chưa được khai thác phục vụ cho tiêu dùng do công ăn việc làm chưa ổn định và những rủi ro trong cuộc sống khó lường trước… Chính và vậy đã hạn chế khả năng sản xuất hàng hóa, phát triển các dịch vụ tiêu dùng và các hoạt động dịch vụ tối thiểu khác Xét trên một phương diện nào đó, sự thiếu thốn các nhu yếu phẩm, các điều kiện sống, sinh hoạt của một bộ phận dân cư có thu nhập thấp trong khi khả năng sản xuất những loại hàng hóa đó còn đang dư thừa là nghịch lý Nghịch lý đó chính là thực trang yếu kém; cũng đồng thời là tiềm năng khai thác đẻ phát triển thị trường trong nước, đáp ứng đầy đủ nhu cầu hàng hóa thiết yếu cho người tiêu dùng.

Nhìn trong tầm dài hạn, phát triển thị trường nội địa là giải pháp chiến lược phát triển kinh tế- xã hội phát triển theo hướng bền vững; vừa đạt hiệu quả tăng trưởng cao, vừa đáp ứng được mục tiêu nâng cao mức sống của dân cư.

Hệ thống thị trường và các chính sách phát triển thị trường nội địa ở các nước phát triển và các nước mới nổi đã cho ta nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc xây dựng và phát triển thị trường nội địa của đất nước, nâng cao mức sống của các tầng lớp dân cư, thúc đẩy hoạt động sôi nổi của thị trường Từ những kinh nghiệm phát triển xây dựng hệ thống thị trường tiêu dùng nội địa của các nước, Việt Nam có thể rút ra các bài học bổ ích từ kinh nghiệm của thế giới như sau:

Một là, phát triển thị trường nội địa và tăng khả năng tiêu thụ các sản phẩm sản xuất trong nước được xem là mục tiêu chiến lược, bảo đảm tăng trưởng kinh tê cao, bền vững và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao mức sống của nhân dân trong quá trình chỉ đạo xây dựng định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước Kinh nghiệm từ các nước cho thấy, thị trường trong nước và sức mua của dân cư chính là yếu tố tác động mạnh đến khả năng tăng trưởng bền vững kinh tế - xã hội Coi trọng thị trường nội địa và nâng cao sức mua dân cư sẽ là chìa khóa tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất kinh doanh của mỗi quốc gia.

Tạo một môi trường kinh doanh của dịch vụ bán buôn, bán lẻ phát triển cân bằng để mọi thành phần kinh tế, mọi chủ thể trong hệ thống ngành dịch vụ bán buôn, bán lẻ đều được phát triển và có vị thế riêng của mình Ngoài ra, Chính phủ có thể hỗ trợ việc thành lập các hiệp hội bán buôn và bán le, Hiệp hội ngành nghề với các thành viên là những nhà bán buôn, bán lẻ quy mô nhỏ nhằm giảm chi phí cho các thành viên thông qua việc hỗ trợ cùng nhau đặt những lô hàng lớn…

Tiến trình đổi mới kinh tế của Việt Nam đã tạo lập được những yếu tố và khuôn khổ cơ bản của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước Có thể nói, cho đến nay thị trường tiếm năng với hơn 86 triệu dân vẫn chưa được phát huy khai thác tốt.

Bài học này đòi hỏi cần chú trọng thúc đẩy các yếu tố tăng trưởng kinh tế dựa vào tổng cầu nội địa, kế hoạch hóa định hướng đầu ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng; mà tính đặc trưng của nó là tìm những giải pháp mở rộng thị trường trong nước, tăng sức mua trong các tầng lớp dân cư thu nhập thấp; nâng cao mặt bằng tiêu dùng xã hội, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa trên thị trường Xây dựng mối mối quan hệ giữa nội tiêu – ngoại tiêu hợp lý; hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh trên thị trường hàng hóa bán buôn, bán lẻ trong nước. Đây cũng là yếu tố để kích thích sản xuất, nâng cao mặt bằng phát triển, rút ngắn khoảng cách với các khu vực có nhiều điều kiện hơn trong cả nước.

Hai là, nhanh chóng nâng cao quy mô và mặt bằng kinh tế, cải thiện và đổi mới mức sống và tăng tiêu dùng dân cư và hộ gia đình; giảm chi tiêu công và khai thác có hiệu quả quỹ tiêu dùng bình quân đầu người đã ngày được cải thiện theo mặt bằng phát triển kinh tế của đất nước.

Trong tiến trình đổi mới, mối quan hệ tích lũy tiết kiệm và tiêu dùng của người dân đã được cải thiện rõ rệt; nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng có khả năng thanh toán của các tầng lớp dân cư Để giúp cho người dân, nhất là người dân có thu nhập thấp đủ điều kiện tiêu dùng ở mức cần thiết cho nhu cầu tối thiểu của cuộc sống; điều cần thiết là phải là phải thiết lập một quan hệ ràng buộc và hỗ trợ thúc đẩy giữa ngân hàng , nhà sản xuất và người tiêu dùng trong các hoạt động phát triển thị trường, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong nước Ngân hàng nghiên cứu xây dựng, thiết lập các chính sách thích hợp, nới lỏng các quy định, hướng dẫn cụ thể mở rộng diện cho vay tiêu dùng đối với cá nhân, hộ gia đình và cho vay sản xuất đối với doanh nghiệp Doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, tăng khả năng đầu tư công nghệ và mở rộng sản xuất; tiếp cận thị trường, tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu từng đối tượng người tiêu dùng có thu nhập thấp; thu nhập trung bình hoặc thu nhập cao…, sản xuất các sản phẩm có chất lượng đáp ứng thị trường; liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh, lưu thông hàng hóa; thực hiện phương thức mở đại lý bán hàng trả góp có sự đảm bảo của ngân hàng; doanh nghiệp Người tiêu dùng tiếp cận nguồn vốn vay tiêu dùng, tiếp cận thị trường và các doanh nghiệp, bảo đảm sử dụng vốn vay có hiệu quả và thực hiện trách nhiệm hoàn trả nợ vay…

Ba là, củng cố và tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực phát triển nội địa, tạo môi trường thuận lợi và khuôn khổ pháp lý cho hoạt động trao đổi hàng hóa trên thị trường trong nước đồng thời bảo đảm lòng tin của người tiêu dùng đối với các hàng hóa tiêu thụ Tạo môi trường kinh doanh dịch vụ bán buôn, bán lẻ đều được phát triển và có vị thế riêng của mình Nhà nước tổ chức thành lập và khuyến khích sự hoạt động của các Hiệp hội, Hợp tác xã, làng nghề chuyên môn hóa theo từng loại mặt hàng, sản phẩm Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng hệ thống thương mại điện tử, mua bán hàng hóa qua internet, điện thoại… Cần thiết phải phát triển thương mại điện tử Xây dựng website giới thiệu hình ảnh công ty, lĩnh vực kinh doanh, tìm kiếm bạn hàng, ký kết hợp đồng, các sàn giao dịch điện tử và các chợ “ảo” mua bán trên mạng, thu hút đông khách hàng.

Nhìn ra thế giới, hệ thống án buôn, bán lẻ trên thị trường nội địa ở một số nước như ở Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc… được tổ chức theo mô hình chặt chẽ và rất thông thoáng, có hệ thống luật pháp cụ thể bảo đảm cho thị trường hoạt động lành mạnh cho thị trường hoạt động lành mạnh, cùng với việc quyền lợi người tiêu dùng được bảo vệ khá hiệu quả Ở Việt Nam, trong tiến trình đổi mới và hội nhập toàn diện kinh tế quốc tế, nhiều năm qua chúng ta đã xem nhẹ thị trường nội địa mà mới tập trung vào các hoạt động trao đổi ngoại thương, xuất khẩu hàng hóa, thị trường nội địa gần như thả nổi, nhất là ở vùng sâu Vùng xa Sự tự phát trong các hoạt động trên thị trường nội địa đã tăng thêm những khuyến tật của thị trường, quyền lợi người tiêu dùng không được bảo đảm, hàng lậu, hàng nhái, hàng kém chất lượng, mất vệ sinh, không an toàn vẫn tồn tại trên thị trường, làm cho niềm tin của người tiêu dùng giảm sút.

Bài học được đề cập đến trong lĩnh vực củng cố và nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực nội thương từ Trung ương đến địa phương Củng cố và mở rộng các chức năng quản lý của các cơ quan quản lý môi trường trong nước ở Bộ công thương, ở các Sở công thương và các cơ quan hữu trách ở cơ sở huyện, xã, phường Xây dựng chiến lược phát triển triển thị trường nội địa Xây dựng hệ thống lưu thông hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng gắn với thị trường tiêu thụ nội địa trong từng mặt hàng cụ thể và mở rộng kênh dịch vụ bán hàng trên khắp đất nước, nhất là tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa Liên kết kinh doanh, xây dựng các tập đoàn bán buôn, bán lẻ trên toàn quốc đối với các mặt hàng sản xuất trong nước.

Những giải pháp hoàn thiện chính sách kích cầu thị trường trong nước

Cần đánh giá và rút kinh nghiệm ngay việc thực hiện gói kích cầu 1 tỷ USD: bao nhiêu DN được vay vốn hỗ trợ lãi suất để đưa vào sản xuất kinh doanh? bao nhiêu lao động không bị mất việc nhờ các giải pháp kích cầu? bao nhiêu mặt hàng giảm giá bán lẻ nhờ giảm 50% thuế GTGT? bao nhiêu DN được giảm thuế TNDN và số tiền đó là bao nhiêu? bao nhiêu dự án được đầu tư mới? Và quan trọng hơn cả là những bài học gì cần rút ra cho việc thực hiện các giải pháp tiếp theo? Đảm bảo gói kích cầu thứ 2 được thiết kế một cách có chủ đích, có tính toán cẩn trọng, với đúng nghĩa "kích cầu" Từng nhóm giải pháp cần được luận cứ cụ thể, có cơ chế vận hành cụ thể, bảo đảm tính minh bạch cho mỗi đồng tiền chi ra và dự liệu cả các tác động tích cực lẫn những rủi ro có thể phát sinh Chỉ có như vậy, các giải pháp mới phát huy được tác dụng tối đa, cả về lợi ích kinh tế, quan trọng hơn, tạo dựng lòng tin vào cách thức quản trị và điều hành của các cơ quan chính phủ.

Vận hành quyết liệt hệ thống giám sát, theo dõi đánh giá việc thực hiện các giải pháp kích cầu Mỗi đồng tiền chính phủ chi tiêu đều là tiền ngân sách Các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thanh tra, giám sát và cả cộng đồng cần vào cuộc và có cơ chế rõ ràng để vào cuộc Dứt khoát ngăn chặn xu hướng "đục nước béo cò" hoặc tạo tâm lý dễ dãi sinh ra tùy tiện Không thể vin cớ "khó khăn", "cấp bách" mà loại trừ các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Phải đặt chính sách kích cầu vào trong tổng thể chung chính sách của Nhà nước và phải được phối hợp đồng bộ và hiệu quả với các chính sách vĩ mô khác Cụ thể là đối với chính sách tiền tệ, cần tiếp tục từng bước điều chỉnh chính sách tỷ giá trong mối quan hệ với chính sách lãi suất (tiền VND và USD) một cách hợp lý Bởi vì nếu vẫn để VND mạnh một cách tương đối so với USD, trong khi USD vẫn đang lên giá so với các đồng ngoại tệ khác, thì sẽ làm giảm sức cạnh tranh, đồng thời khuyến khích nhập khẩu - và đây rõ ràng là những điều chúng ta không muốn Đối với chính sách tài khóa, vì đầu tư công của Nhà nước đã rất cao nên ưu tiên hiện nay không phải là tiếp tục đẩy mạnh đầu tư công mà là điều chỉnh cơ cấu và tăng cường hiệu quả Nhà nước cần có chính sách cơ cấu lại và kiểm soát chặt chẽ các khoản đầu tư công để tránh lạng phí

Bên cạnh các chính sách tài khóa và tiền tệ, Nhà nước cần chú trọng đúng mức đến các chính sách xã hội, đặc biệt là hỗ trợ để giảm bớt khó khăn cho các đối tượng dễ bị tổn thương trong bối cảnh kinh tế suy giảm Cụ thể là cần nhanh chóng có những chính sách hạn chế tình trạng thất nghiệp, hỗ trợ người lao động mất việc, trợ cấp cho những hộ nghèo ở cả thành thị và nông thôn Đầu tư thỏa đáng cho việc nghiên cứu và xây dựng các phương án dài hạn hơn, khởi động các bước đi cần thiết để thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, thay đổi cơ bản cơ cấu và thể chế, chuẩn bị sẵn sàng cho sự phát triển của đất nước sau khủng hoảng

Những bất ổn vĩ mô có tính nội tại cùng với tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đã giúp chúng ta nhận diện rõ những yếu kém nội tại, có tính cơ cấu của nền kinh tế Đây chính là lúc chúng ta cần sáng suốt và đẩy mạnh quyết tâm khắc phục những yếu kém nội tại, thực hiện những cải cách có tính cơ cấu tuy rất khó khăn nhưng hứa hẹn sẽ đưa Việt Nam trở lại quỹ đạo tăng trưởng nhanh và bền vững.

Ngày đăng: 24/06/2023, 16:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Báo cáo “sử dụng chính sách tài chính, triền tệ, kích cầu đầu tư và tiêu dùng”của Uỷ ban Tài chính – Ngân sách quốc hội 7. Luật canh tranh 2004, luật thương mại 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: sử dụng chính sách tài chính, triền tệ, kích cầu đầu tư và tiêu dùng
8. Báo cáo tổng hợp Đề án “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn 2006 – 2010, định hướng đến 2020” của Bộ Công Thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển thương mại trong nước giai đoạn 2006 –2010, định hướng đến 2020
9. Báo cáo đề án “Kinh nghiệm phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ của một số nước và giải pháp cho Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020” của Bộ Công Thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ của một sốnước và giải pháp cho Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020
10. Báo cáo “Môi trường kinh doanh năm 2009; Phân tích bà dự báo” của Báo diễn đàn Doanh nghiệp và Viện Kinh Tế Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường kinh doanh năm 2009; Phân tích bà dự báo
12. Báo cáo tham luận hội thảo “Cơ hội của Việt Nam trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ hội của Việt Nam trong cuộc khủng hoảngtài chính toàn cầu
1. Báo cáo của tổ chức Nghiên cứu chỉ số niềm tin của người tiêu dùng toàn cầu Nieslsen (www.nielsen.com) Khác
2. Báo cáo tổng cục thống kê về tình hình kinh tế - xã hội năm 2009 Khác
3. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 5 (tháng 5/2009). Viện kinh tế Việt Nam – Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Thời báo Tài chính số 1 & 3 năm 2009, Bản tin kinh tế - vnanet.vn Khác
4. Kinh tế Việt Nam 2008. Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương CIEM. Nhà xuất bản Tài chính Khác
5. Bài viết trên website: Vneconomy Thời báo kinh tế, Vietnamnet, chudoanhnghiep.com, vntrades.com… Khác
13. TS.Vũ Đình Ánh, Lạm phát năm 2008, dự báo định hướng, giải pháp năm 2009. Viện Nghiên cuus Khoa học Thị trường Gía cả Khác
14. TS. Phạm Thế Anh, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Kích cầu và những tác động có thể có đến nền kinh tế vĩ mô. Tạp chí Tài chính số 1/2009 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Những hành vi tiết kiệm sẽ được thực hiện khi điều kiện kinh tế cải thiện - Luận văn tốt nghiệp chính sách tiêu dùng nội địa kinh nghiệm và bài học quốc tế cho việt nam
Bảng 2 Những hành vi tiết kiệm sẽ được thực hiện khi điều kiện kinh tế cải thiện (Trang 13)
Bảng 1:  Những hành vi tiết kiệm chi phí của hộ gia đình trong thời kỳ - Luận văn tốt nghiệp chính sách tiêu dùng nội địa kinh nghiệm và bài học quốc tế cho việt nam
Bảng 1 Những hành vi tiết kiệm chi phí của hộ gia đình trong thời kỳ (Trang 13)
Hình 1: Thu nhập bình quân đầu người theo giá thực tế 1999 -2006 - Luận văn tốt nghiệp chính sách tiêu dùng nội địa kinh nghiệm và bài học quốc tế cho việt nam
Hình 1 Thu nhập bình quân đầu người theo giá thực tế 1999 -2006 (Trang 33)
Hình 2:Tỷ trọng tiêu dùng cuối cùng/ GDP - Luận văn tốt nghiệp chính sách tiêu dùng nội địa kinh nghiệm và bài học quốc tế cho việt nam
Hình 2 Tỷ trọng tiêu dùng cuối cùng/ GDP (Trang 34)
Hình 3: Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 2001- 2007 - Luận văn tốt nghiệp chính sách tiêu dùng nội địa kinh nghiệm và bài học quốc tế cho việt nam
Hình 3 Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 2001- 2007 (Trang 35)
Bảng 4: Một vài chỉ tiêu về các hoạt động dịch vụ - Luận văn tốt nghiệp chính sách tiêu dùng nội địa kinh nghiệm và bài học quốc tế cho việt nam
Bảng 4 Một vài chỉ tiêu về các hoạt động dịch vụ (Trang 36)
Bảng 5: Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo các - Luận văn tốt nghiệp chính sách tiêu dùng nội địa kinh nghiệm và bài học quốc tế cho việt nam
Bảng 5 Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo các (Trang 37)
Bảng 6: Chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người/tháng - Luận văn tốt nghiệp chính sách tiêu dùng nội địa kinh nghiệm và bài học quốc tế cho việt nam
Bảng 6 Chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người/tháng (Trang 38)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w