1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp chương trình quản lý đào tạo cho tổng công ty hàng không

98 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Luận Văn Tốt Nghiệp Chương Trình Quản Lý Đào Tạo Cho Tổng Công Ty Hàng Không
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản Lý Đào Tạo
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 3,46 MB

Cấu trúc

  • I, Các hệ thống thông tin thường dùng (8)
    • I- Mô tả hiện trạng (10)
      • 1. Quản lý theo phân cấp tổ chức (10)
      • 2. Quản lý theo phân cấp chức danh cán bộ (12)
      • 3. Quản lý hồ sơ đào tạo cá nhân (12)
      • 4. Quản lý công tác bồi dưỡng, huấn luyện (12)
      • 5. Báo cáo phân tích tổng hợp (13)
      • 6. Chi tiết quy trình giao dịch và các quy tắc quản lý (13)
    • II- Các biểu mẫu đang được lưu hành tại Tổng công ty (13)
    • III- Những yêu cầu đặt ra cho hệ thống mới (14)
      • 1. Quản lý tổ chức (14)
      • 2. Quản lý theo cơ cấu cán bộ (14)
      • 3. Quản lý hồ sơ đào tạo (15)
      • 4. Báo cáo, thống kê, phân tích (15)
    • I. Phân tích hệ thống về xử lý (16)
    • II. Phân tích hệ thống về mặt dữ liệu (25)
    • I. Thiết kế tổng thể (46)
      • 1. Mục đích (46)
      • 2. Phân chia thành các hệ thống con, thiết kế chức năng (46)
    • II. Thiết kế cơ sở dữ liệu (49)
      • 1. Thành lập lược đồ logic (49)
        • 1.1 Thành lập lược đồ logic xuất phát (50)
        • 1.2 Điều chỉnh lược đồ (52)
      • 2. Thành lập lược đồ vật lý (54)
    • III. Thiết kế kiểm soát (54)
      • 1. Kiểm soát để bảo vệ tính chính xác (54)
      • 2. Kiểm soát để bảo vệ tính an toàn (55)
      • 3. Kiểm soát để bảo vệ tính nghiêm mật (55)
      • 4. Kiểm soát để bảo vệ tính riêng tư (56)
    • IV. Thiết kế module chương trình (56)
      • 1. Lược đồ cấu trúc (57)
      • 2. Lược đồ tổng quát (58)
      • 3. Lược đồ LCT chi tiết “Mở khoá đào tạo” (59)
      • 4. Lược đồ LCT chi tiết “Tổ chức đào tạo” (60)
      • 5. Lược đồ LCT chi tiết “Báo cáo” (60)
      • 6. Lược đồ LCT chi tiết “Cập nhật” (61)
      • 7. Lược đồ LCT chi tiết “Quản trị hệ thống” (61)
    • V. Thiết kế giao diện (màn hình) (62)
      • 1. Hệ thống đơn chọn (62)
      • 2. Hình thức của giao diện (64)
    • VI. Thiết kế các biểu mẫu nhập/xuất (65)
      • 1. Nội dung thiết kế (65)
        • 1.1 Biểu mẫu nhập (Form): Gồm các biểu mẫu thực hiện các nội dung sau (65)
        • 1.2 Biểu mẫu xuất (Report): Gồm các biểu mẫu thực hiện các nội dung sau (65)
      • 2. Yêu cầu thiết kế (65)
      • 3. Tiêu chuẩn các biểu mẫu (65)
      • 4. Cách trình bày biểu mẫu (65)
        • 4.1. Minh hoạ một biểu mẫu xuất (Report) (65)
        • 4.2. Minh hoạ một biểu mẫu nhập (66)
    • I. Chọn công cụ lập trình (68)
    • II. Giới thiệu phần mềm (68)
      • 2. Yêu cầu sử dụng chương trình QLHK (69)
    • III. Khởi động và hiện thực chương trình (69)
      • 1. Chức năng mở khoá đào tạo (70)
      • 2. Chức năng tổ chức đào tạo (73)
      • 3/ Chức năng Báo cáo (76)
      • 4/ Chức năng Cập nhật (78)
  • KẾT LUẬN (84)
    • I. Đánh giá kết quả (84)
    • I- 1. Ưu điểm (84)
    • I- 2. Nhược điểm (84)
    • II. Hướng phát triển đề tài (84)
  • PHỤ LỤC (94)

Nội dung

Các hệ thống thông tin thường dùng

Mô tả hiện trạng

Cơ sở cần khảo sát của đề tài là Ban đào tạo - Tổng công ty Hàng không Việt nam Là một bô phận đảm nhiệm công việc đào tạo nhân lực cho toàn Tổng công ty đa dạng cả về đối tượng học viên cùng cán bộ giảng dạy Do vậy cần tìm hiểu hiện trạng, quản lý cơ cấu tổ chức của toàn Tổng công ty.

1 Quản lý theo phân cấp tổ chức: a Các cơ quan thuộc Tổng công ty:

- Ban lãnh đạo Tổng công ty:

+ Hội đồng quản trị + Tổng giám đốc và các phó tổng

- Các cơ quan thường trực:

+ Đảng uỷ Tổng công ty + Thường vụ Đảng uỷ Tổng công ty + Công đoàn Tổng công ty

+ Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp + Ban kiểm soát

+ Hội đồng phát triển đội bay + Hội đồng điều hành tình trạng khẩn cấp + Hội đồng khoa học Tổng công ty

- Các cơ quan trực thuộc Tổng giám đốc:

+ Phòng tổng hợp+ Văn phòng đối ngoại+ Ban tài chính - kế toán+ Ban kế hoạch đầu tư+ Ban TCCB-LĐTL+ Ban đào tạo

+ Ban khoa học Công nghệ

+ Ban an toàn an ninh

+ Ban đảm bảo chất lượng.

+ Văn phòng đoàn thanh niên

+ Ban kỹ thuật máy bay

+ Ban Quản lý vật tư

+ Ban kế hoạch thị trường

+ Ban tiếp thị hành khách

+ Ban KH tiếp thị hàng hóa

+ Ban dịch vụ thị trường b Các đơn vị thuộc khối hạch toán tập trung

- TT thống kê và THHK

- Ban QLDA đầu tư xây dựng

- TT khảo sát khai thác Nội Bài

- TT khảo sát khai thác Tân Sơn Nhất

- Xí nghiệp SX Chế biến suất ăn Nội Bài

- Các văn phòng chi nhánh HKVN tại nước ngoài

- Văn phòng khu vực Miền Bắc

- Văn phòng khu vực Miền Trung

- Văn phòng khu vực Miền Nam c Đơn vị sự nghiệp

- Viện khoa học Hàng không d Các đơn vị hạch toán độc lập

- Công ty xăng dầu Hàng không

- Công ty xuất nhập khẩu Hàng không

- Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Nội Bài

- Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Đà Nẵng

- Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất

- Công ty nhựa Hàng không

- Công ty khảo sát thiết kế Hàng không

- Công ty vận tải ô tô Hàng không

- Công ty cung ứng xuất nhập khẩu lao động Hàng không

- Công ty cung ứng dịch vụ Hàng không e Các đơn vị có vốn góp của Tổng công ty

- Công ty chế biến xuất ăn Tân Sơn Nhất

- Công ty TNHH dịch vụ hàng hóa TSN

- Công ty cổ phần Hàng không Pacific Airlines

- Công ty phân phối toàn cầu Abacus

- Ngân hàng thương mại cổ phần Techcombank

2 Quản lý theo phân cấp chức danh cán bộ

Nội dung công tác quản lý các khóa đào tạo bao gồm các công tác có liên quan đến nhân sự như: bổ nhiệm, thuyên chuyển, cử người tham gia các đoàn công tác, các tổ ban tư vấn, quản lý công tác kỷ luật và cần được chú trọng ở khâu quản lý phát triển nguồn cán bộ.

Toàn bộ những nội dung liên quan đến các khoá đào tạo cá nhân được lưu giữ mang tính lịch sử của hồ sơ cá nhân và được thống kê, truy lục khi có yêu cầu. a Cơ cấu phân cấp chức danh cán bộ

- Cơ quan thuộc Tổng công ty

- Các đơn vị độc lập b Công tác quản lý theo chức danh cán bộ

- Phát triển, dự nguồn theo quy hoạch

- Điều động thuyên chuyển c Quản lý hợp đồng đào tạo

+ Biên chế nhà nước ( công chức ) + Tổng giám đốc

+ Trưởng ban đào tạo + Giám đốc các đơn vị

- Phân loại hợp đồng + Hợp đồng vụ việc, trả lương khoán + Hợp đồng ngắn hạn : 3 tháng, 6 tháng dưới 1 năm + Hợp đồng dài hạn xác đinh thời hạn: 1 năm, 3 năm + Hợp đồng dài hạn không xác đinh thời hạn

3 Quản lý hồ sơ đào tạo cá nhân

- Lãnh đạo: HĐQT, Ban giám đốc điều hành, các giám đốc các đơn vị

- Các cán bộ cấp phòng

- Cán bộ công nhân viên

- Cán bộ tham gia liên doanh cổ phần

4 Quản lý công tác bồi dưỡng, huấn luyện: a Phân loại quản lý:

- Quản lý hợp đồng b Đối tượng quản lý

- Khối khai thác c Quản lý cấp và gia hạn chứng chỉ:

5 Báo cáo phân tích tổng hợp a Báo cáo tổ chức:

- Báo cáo thống kê đơn vị: Phòng, ban, tổ đội

- Báo cáo chất lượng tổ chức b Báo cáo đào tạo:

6 Chi tiết quy trình giao dịch và các quy tắc quản lý a Phần việc của Ban đào tạo:

Mỗi tháng trưởng, phó phòng đào tạo cần lên danh sách các khoá học định kỳ, hoặc do nhu cầu cần tiến hành Ban đào tạo báo cáo với Ban giám đốc và xin phê duyệt Nếu được phê duyệt Ban đào tạo cần lên danh sách, lựa chọn đối tác giảng dạy, ký hợp đồng với đối tác theo hợp đồng thoả thuận.

Tiếp theo, Ban đào tạo cần lên danh sách các cán bộ thuộc diện đi học Các trường hợp cử đi học có thể là theo đề xuất, học để nâng cấp, hay bắt buộc theo quy định chức danh.

Ban đào tạo sẽ sắp xếp phân lớp học cho các học viên, phân lịch giảng dạy cho giảng viên Thông báo cho học viên và giảng viên biết thông tin của khoá học.

Ban đào tạo còn cần lập báo cáo thông báo tình trạng của học viên trong quá trình học cho các cơ quan có học viên đi học.

Cuối khoá học Ban đào tạo sẽ cấp bằng cho các học viên nếu đối tác thuộc tổng công ty Đưa ra nhận xét về đối tác và giáo viên giảng dạy cụ thể

Ban đào tạo hạch toán ngân sách, thanh toán với đối tác theo hợp đồng, lưu chi phí đào tạo của từng cán bộ vào hồ sơ cá nhân nhằm truy lục khi có yêu cầu về thuyên chuyển cán bộ hay ký hợp đồng công tác. b Phần việc của bên đối tác giảng dạy

Bên đối tác giảng dạy cần phối hợp với Ban đào tạo trong quá trình xếp lịch giảng dạy cho giảng viên theo hợp đồng thoả thuận.

Trong quá trình giảng dạy, giảng viên nhận xét, đánh giá tình trạng của từng học viên.Cuối khoá học, đối tác đánh giá và cấp chứng chỉ cho học viên nếu đối tác không thuộc tổng công ty.

Các biểu mẫu đang được lưu hành tại Tổng công ty

Những yêu cầu đặt ra cho hệ thống mới

- Cơ cấu quản lý Tổng công ty được phân cấp dưới dạng cây phân cấp

- Mỗi đơn vị tổ chức có sơ đồ các chức năng nhiệm vụ loại hình, đặc điểm hạch toán,văn bản liên quan, đơn vị thành viên, cơ cấu cán bộ quản lý, sơ đồ quản lý….một cách rõ ràng và cụ thể.

- Mọi biến đổi như thay đổi chức năng, nhiệm vụ, thuyên chuyển, sát nhập, xoá tên….đều được lưu trữ theo lịch sử và truy lục được khi có yêu cầu.

- Quản lý theo cơ cấu tổ chức các Ban, Ngành, Đơn vị:

+ Tại tổng công ty: Phân cấp theo các khối quản lý, tham mưu, thương mại, kỹ thuât, khai thác: quản lý từ các cấp tổ đội phòng ban, trung tâm….

+ Tại các đơn vị: Phân theo tính chất hạch toán độc lập, phụ thuộc, sự nghiệp, cổ phần liên doanh Quản lý từ cấp phòng, đội,….trực thuộc giám đốc.

- Một số thao tác tiện dụng của chương trình:

+ Thay đổi chức năng, nhiệm vụ.

+ Thuyên chuyển, sát nhập, giải thể, đổi tên tổ đội,….

+ Liệt kê danh sách đơn vị theo khối, chuyên ngành.

+ Hệ thống báo cáo công tác đào tạo.

+ Các sơ đồ tổ chức, chức năng nhiệm vụ được thay đổi điều chỉnh mang tính lịch sử (in khổ A4)

2 Quản lý theo cơ cấu cán bộ.

- Cơ cấu phân cấp cán bộ:

+ Người sử dụng phân cấp khai thác theo tên người.

+ Theo cơ quan thuộc Tổng công ty.

+ Theo đơn vị thành viên.

+ Theo đơn vị độc lập.

- Công tác quản lý cán bộ: Cập nhật các chứng chỉ, bằng cấp phục vụ cho công tác cán bộ.

+ Theo cán bộ + Phát triển, dự nguồn, theo quy hoạch.

Tiếp nhận mới từ ngoài ngành, trong ngành Thuyên chuyển trong nội bộ Tổng công ty.

- Quản lý hợp đồng đào tạo:

+ Phân loại đối tượng quản lý:

Biên chế Nhà nước quản: Thành viên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc điều hành, Kế toán trưởng Tổng công ty, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng các đơn vị thành viên.

Tổng giám đốc quản lý: Cán bộ cấp phòng, đội trực thuộc Tổng công ty và các đơn vị thành viên.

Trưởng ban TCCB quản lý: Cán bộ nhân viên thuộc tổng công ty.

Giám đốc các đơn vị quản lý: Cán bộ nhân viên thuộc đơn vị mình.

- Các thông tin cần khai thác:

+ Bảng tổng hợp số lương danh sách HĐ ĐT theo mẫu.

+ Bảng chi tiêt hồ sơ đào tạo cá nhân.

+ Tự động thông báo, liệt kê số người đến thời ký cập nhật chứng chỉ đào tạo trong tháng.

+ Tìm kiếm chọn lọc nhân sư.

3 Quản lý hồ sơ đào tạo

- Phần mềm phải đưa ra được một hệ thông tin và cách thức nhập dữ liệu có liên quan đến công tác đào tạo một cách đầy đủ, rõ ràng, khoa học.

- Hồ sơ đào tạo được lưu theo dạng sơ yếu lý lịch mẫu quy định và bổ sung theo những yêu cầu riêng biệt của Tổng công ty.

- Các biến động về quá trình đào tạo phải được tự động cập nhật vào hồ sơ cũng như tất cả các theo dõi khác về nhân sự như các khoá đào tạo đã qua, các chứng chỉ khoá học đã hoàn thành…

- Các kết quả, loại hình và văn bằng chứng chỉ phải được cập nhật vào hồ sơ đào tạo.

- Phải thống kê tổng hợp được các tiêu chí liên quan đến công tác đào tạo như các khoá, các văn bằng, các ngành nghề, kinh phí hợp đồng đào tạo….

Nội dung Quản lý đảm bảo thể hiện được:

Hồ sơ đào tạo được quản lý và phân loại theo phân cấp quản lý. Đào tạo được phân loại theo chức danh được quy định hiện hành.

Hồ sơ thể hiện ảnh cá nhân.

Lưu trữ cả hồ sơ đã thuyên chuyển, nghỉ hưu….không còn công tác.

Quyết định cử và kết quả đào tạo: phải được cập nhật vào hồ sơ đào tạo.

Loại hình đào tạo: theo khối.

Hợp đồng đào tạo: phải được cập nhật vào hồ sơ đào tạo.

Thông tin cần khai thác:

Trích ngang: Tóm tắt hồ sơ đào tạo.

Thống kê số lượng, phân loại hồ sơ quản lý.

Thống kê khoá đào tạo trong và ngoài nước.

Thống kê văn bằng chứng chỉ đào tạo theo ngành nghề.

Thống kê phân tích kết quả đào tạo.

Thống kê tình hình thực hiện KHĐT theo tháng, quý, năm.

4 Báo cáo, thống kê, phân tích.

- Việc tổ chức khai thác phải thông qua 2 loại báo cáo chính: các báo cáo định kỳ hoặc có quy định về biểu mẫu, các báo cáo truy xuất dưới dạng động mà người sử dụng có thể tự xây dựng điều kiện chọn lọc và tổ chức thông tin đầu ra.

- Với các báo cáo động phải đưa ra một cách dồi dào, đầy đủ thông tin nhất nhưng lại đơn giản, tường minh về cách xây dựng điều kiện chọn lọc thông tin truy suất, tổ chức thông tin đầu ra.

- Phải xây dựng được các báo cáo tổng hợp số liệu so sánh từng thời kỳ.

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG

Phân tích hệ thống theo nghĩa chung nhất là khảo sát nhận diện và phân định các thành phần của một phức hợp và chỉ ra các mối liên quan giữa chúng Theo nghĩa hẹp phân tích hệ thống là giai đoạn 2, đi sau giai đoạn phân tích hiện trạng, là giai đoạn bản lề giữa giai đoạn phân tích hiện trạng và đi sâu vào thành phần của hệ thống.

Phân tích hệ thống bao gồm việc phân tích về chức năng xử lý và phân tích về dữ liệu( dữ liệu là đối tượng của xử lý ).

Phân tích hệ thống về xử lý

Sự phân tích hệ thống về mặt xử lý nhằm mục đích lập một mô hình xử lý của hệ thống, để trả lời câu hỏi “Hệ thống làm gì ?” tức là đi sâu vào bản chất, đi sâu vào chi tiết của hệ thống về mặt xử lý thông tin, và chỉ diễn tả ở mức độ logic, tức là trả lời câu hỏi “Làm gì ?” mà gạt bỏ câu hỏi “Làm như thế nào ?”, chỉ diễn tả mục đích, bản chất của quá trình xử lý mà bỏ qua các yếu tố về thực hiện, về cài đặt.

Giai đoạn này là giai đoạn thiết kế logic, phải được thực hiện một cách hoàn chỉnh để chuẩn bị cho giai đoạn thiết kế vật lý. Đường lối thực hiện: Đề tài này em chọn hướng phân tích “Top-Down” là phân tích từ trên xuống, từ đại thể đến chi tiết Cách làm: xây dựng hai loai biểu đồ là biểu đồ phân cấp chức năng và biểu đồ luồng dữ liệu.

1 -Biểu đồ phân cấp chức năng (BPC)

Mục đích của BPC là:

- Xác định phạm vi mà hệ thống cần phân tích.

- Tiếp cận logic tới hệ thống mà trong đó các chức năng được làm sáng tỏ để sử dụng cho các mô hình sau này. Đặc điểm của BPC là:

- Có tính chất “tĩnh”, bởi chúng chỉ cho thấy các chức năng mà không cho thấy trình tự xử lý Các chức năng không bị lặp lại và không bị dư thừa.

- Thiếu vắng sự trao đổi thông tin giữa các chức năng, không có mô tả dữ liệu hoặc mô tả thuộc tính.

- Trong biểu đồ, các nút có nhãn là tên chức năng Mức 1 là nút gốc, là chức năng tổng quát của hệ thống Các mức tiếp theo được phân rã đến mức cuối cùng là chức năng nhỏ nhất không thể phân chia được nữa.

Sau đây là biểu đồ phân cấp chức năng của hệ thống đào tạo trong Tổng công ty Hàng không Việt nam

BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG

Hình 1- Biểu đồ phân cấp chức năng

2-Biểu đồ luồng dữ liệu (BLD)

Phân bổ ngân sách Đăng ký thủ tục

Lựa chọn, ký HĐ với ĐT

Cập nhật các danh mục khác

Cập nhật hồ sơ cán bộ

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO HÀNG KHÔNG

Lựa chọn, ký HĐ với học viên

Báo cáo về giảng viên, đối tác

Báo cáo chung Báo cáo về học viên

Biểu đồ luồng dữ liệu nhằm diễn tả (ở mức logic ) tập hợp các chức năng của hệ thống trong các mối quan hệ trước sau trong tiến hành xử lý, trong việc bàn giao thông tin cho nhau.

Biểu đồ luồng dữ liệu cho ta thấy được bản chất của hệ thống làm rõ những chức năng cần thiết cho quản lý, chức năng nào cần phải thực hiện để hoàn tất quá trình xử lý cần mô tả.

Chỉ rõ các thông tin được chuyển giao giữa các chức năng đó, và qua đó phần nào thấy được trình tự thực hiện của chúng

Cụ thể biểu đồ hỗ trợ ta các hoạt động sau:

+ Xác định yêu cầu của User + Lập kế hoạch và minh hoạ các phương án cho nhà phân tích và User xem xét. + Trao đổi giữa nhà phân tích và User do tính tường minh của BLD

+ Làm tài liệu đặc tả yêu cầu hình thức và đặc tả thiết kế hệ thống Tóm lại trong các biểu đồ cần xây dựng thì BLD là biểu đồ rất quan trọng, nó chứa đựng cả yếu tố xử lý và dữ liệu.

Các thành phần của BLD: gồm 5 thành phần.

Tên thành phần Ký hiệu biểu diễn Chức năng xử lý

Luồng dữ liệu (1 chiều, 2 chiều)

Kho dữ liệu Tác nhân ngoài Tác nhân trong

Kỹ thuật phân rã biểu đồ BLD: dùng kỹ thuật phân mức: có 3 mức cơ bản:

+ Mức 1: biểu đồ BLD mức khung cảnh.

+ Mức 2: biểu đồ BLD mức đỉnh

+ Mức 3: biểu đò BLD mức dưới đỉnh.

Biểu đồ dữ liệu mức khung cảnh: đây là mô hình hệ thống ở mức tổng quát nhất, xem cả hệ thống như một chức năng Tại mức này hệ thống chỉ có duy nhất một chức năng Các tác nhân ngoài và các luồng dữ liệu vào ra hệ thống được xác định Tác nhân ngoài xuất hiện đầy đủ ở mức khung cảnh.

BIỂU ĐỒ BLD MỨC KHUNG CẢNH

Yêu cầu báo cáo Báo cáo

HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO HÀNG KHÔNG

BAN LÃNH ĐẠO TCT ĐỐI TÁC GIẢNG DẠY

HỌC VIÊN Đề xuất, yêu cầu đào tạo Phê duyệt

Phân công giảng dạy Lựa chọn, ký hợp đồng

Lựa chọn, ký HĐ với học viên

Hình 2- Biểu đồ dữ liệu mức khung cảnh.

Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh: là một mô hình phân rã từ BLD mức khung cảnh với các chức năng phân rã tương ứng ở mức 2 của biểu đồ phân câp chức năng Các nguyên tắc phân rã như sau:

+ Các luồng dữ liệu được bảo toàn

+ Các tác nhân ngoài được bảo toàn

+ Có thể xuất hiện các kho dữ liệu

+ Bổ xung thêm các luồng dữ liêu nôi tại nếu thấy cần thiết

Hình 3- Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh:

HỌC VIÊN ĐỐI TÁC GIẢNG DẠY

SL_Lớp Học Đề xuất, yêu cầu đào tạo

Yêu cầu báo cáo Báo cáo Đánh giá giáo viên, đối tác

Yêu cầu thông tin về KHBáo cáo tình trạng học viên

Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh: đây là mô hình phân rã từ BLD mức đỉnh Các thành phần của biểu đồ được phát triển như sau:

+ Về chức năng: phân rã chức năng cấp trên thành cấp dưới thấp hơn

+ Về luồng dữ liệu: vào/ra ở mức trên thì lặp lại (bảo toàn) ở mức dưới, đồng thời bổ sung thêm các luồng dữ liêu nôi bộ do phân rã các chức năng và thêm kho dữ liệu

+ Kho dữ liệu: dần xuất hiện theo nhu cầu nôi bộ

+ Tác nhân ngoài: xuất hiện đầy đủ ở mức khung cảnh, ở mức dưới không thể thêm gì.

+ Quá trình phân rã các chức năng của BLD mức dưới đỉnh có thể tiếp tục cho đến khi đạt được mức sơ cấp không phân rã được nữa

BIỂU ĐỒ BLD MỨC DƯỚI ĐỈNH Chức năng 1 : MỞ KHOÁ ĐÀO TẠO

Lựa chọn, ký hợp đồng với đối tác

Ban lãnh đạo TCT Đề xuất, yêu cầu đào tạo

Hình 4- Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh (Chức năng 1)

BIỂU ĐỒ BLD MỨC DƯỚI ĐỈNH Chức năng 2 : TỔ CHỨC ĐÀO TẠO

Hạch toán ngân sách Đối tác giảng dạy

SL_Khoá học DM_ Môn học

DM_CD-CC SL_Lớp học

Chi phí đào tạo SL_Giáo viên

Hình 5- Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh (Chức năng 2)

BIỂU ĐỒ BLD MỨC DƯỚI ĐỈNH Chức năng 3 : BÁO CÁO

Báo cáo về đối tác giảng dạy

Báo cáo về học viên

Ban lãnh đạo TCT Đối tác giảng dạy

Học viên Đánh giá HV Đánh giá ĐT Thông tin học viên

Hình 6- Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh (Chức năng 3)

BIỂU ĐỒ BLD MỨC DƯỚI ĐỈNH Chức năng 4 : CẬP NHẬT

Cập nhật các danh mục

TCT Đối tác giảng dạy

Ngân sách Đánh giá HV

Chỉnh sửa nội dung Điều chỉnh nội dung

Hồ sơ đối tác Chỉnh sửa nội dung

Hình 7- - Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh (Chức năng 4)

Phân tích hệ thống về mặt dữ liệu

Phân tích hệ thống bao gồm việc phân tích về chức năng xử lý và phân tích về dữ liệu.

Dữ liệu là đối tượng của xử lý Mục đích của giai đoạn phân tích hệ thống về dữ liệu là lập lược đồ dữ liệu hay còn gọi là biểu đồ cấu trúc dữ liệu (BCD) gồm có:

- Thông tin gì bao gồm dữ liệu gì.

- Mối liên quan xác định giữa các dữ liệu.

Mô hình thực thể liên kết là mô hình dữ liệu do P.P.Chen đưa ra năm 1976 và sau đó được dùng khá phổ biến trên thế giới Ưu điểm của nó là khá đơn giản và gắn với tư duy trực quan Mô hình thực thể liên kết mô tả tập hợp các dữ liệu dùng trong hệ thống theo cách gom các thuộc tính quanh các vật thể.

Mục đích của mô hình xác định các yếu tố:

- Dữ liệu nào cần xử lý

- Mối liên quan giữa các dữ liệu

Mô hình thực thể liên kết xuất phát từ ba khái niệm cơ bản: thực thể, liên kết và thuộc tính.

 Thực thể: một thực thể (entity) là một vật cụ thể hay trừu tượng, tồn tại thực sự và khá ổn định trong thế giới thực, mà ta muốn phản ánh nó trong hệ thống thông tin

 Các liên kết: một liên kết (association) là một sự gom nhóm các thực thể trong đó mỗi thực thể có một vai trò nhất định Một kiểu liên kết (association type) là một tập hợp các liên kết có cùng ý nghĩa.

* Các dạng kiểu liên kết:

- Liên kết một - một (1-1): hai kiểu thực thể A và B liên kết một - một (1-1) khi ứng với một thực thể trong A có mộ thực thể trong B và ngược lại Liên kết này thuộc loại tầm thường và ít xảy ra trong thực tế.

- Liên kết một - nhiều (1-n) giữa hai kiểu thực thể A,B là: ứng với một thực thể trong A có nhiều thực thể trong B, nhưng ngược lại ứng với một thực thể trong B chỉ có một thực thể trong A Đây là một liên kết rất quan trọng cài đặt được trong mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ

- Liên kết nhiều - nhiều (1-n) giữa hai kiểu thực thể A,B là ứng với một thực thể trong

A có nhiều thực thể trong B, và ngược lại ứng với một thực thể trong B có nhiều thực thể trong A Liên kết này có nhược điểm là không giúp cho ta thấy rõ mối liên hệ giữa hai thực thể cũng như không thấy điều gì về nghiệp vụ Trong các bài toán quản lý, để cài đặt được trong mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ, nó phải được thể hiện bằng các liên kết một – nhiều Cho nên thường một liên kết nhiều – nhiều sẽ được đổi thành 2 mối liên kết một – nhiều bằng phương pháp thực thể hoá: bổ sung một kiểu thực thể trung gian để biến đổi liên kết nhiều - nhiều thành hai liên kết một – nhiều Khóa của thực thể trung gian là tổ hợp khóa của các bên tham gia

 Các thuộc tính: thuộc tính (property hay attribute) là một giá trị dùng để mô tả một khía cạnh nào đó của một thực thể hay một kiểu liên kết.

Có ba loại thuộc tính đó là :

+ Thuộc tính khóa: gồm một hay nhiều thuộc tính trong kiểu thực thể được dùng để gán cho một thực thể một cách tham khảo duy nhất Thuộc tính khóa có giá trị ở chỗ cho phép ta phân biệt các thực thể với nhau Có một chú ý là thuộc tính khóa sẽ không được cập nhật thay đổi.

+ Thuộc tính mô tả: đó là các thông tin gắn liền với thực thể dùng mô tả các tính chất của thực thể, và là thuộc tính không khóa Thường các thuộc tính trong kiểu thực thể (ngoài thuộc tính khóa) đều là mô tả, tập hợp chúng lại sẽ tạo nên một mô tả đầy đủ về một đối tượng là một thực thể.

+ Thuộc tính kết nối: là thuộc tính dùng để kết nối giữa các thực thể có liên kết, đối với kiểu thực thể này nó là thuộc tính mô tả nhưng đối với thực thể kia nó là thuộc tính khóa

Vận dụng: Xây dựng mô hình thực thể liên kết cho đề tài :

Bước 1: Xác định các thực thể

Căn cứ vào phần phân tích hiện trạng ta đã tìm hiểu ở phần trên ta có thể xác định được các thực thể thông qua trình tự công việc cần thực hiện để tổ chức 1 khoá học như sau: Để thực hiện tổ chức 1 khoá đào tạo ban đào tạo cần lên danh sách về nhu cầu đào tạo, nhu cầu đào tạo có thể là định kỳ hay đề xuất do vậy cần 2 thực thể sau:

1/ Thực thể NC_DTDinhKy: nhu cầu đào tạo định kỳ.

2/ Thực thể NC_DTDeXuat: nhu cầu đào tạo đề xuất.

3/ Sau đó ban đào tạo cần 1 hồ sơ để lựa chọn đối tác giảng dạy do vậy cần thực thể danh mục đối tác: DM_ĐoiTac Hồ sơ đối tác bao gồm các thông tin về đối tác như địa chỉ, điện thoại, mã cơ quan(nếu đối tác thuộc tổng công ty), mã quốc gia nếu đối tác không thuộc tổng công ty….Do vậy cần có thêm thêm 2 thực thể để giúp hệ thống kết xuất khi tạo hồ sơ đối tác:

5/ Thực thể DM_CoQuan: Là danh mục chứa các ban nghành, đơn vị thành viên thuộc tổng công ty.

6/ Sau đó cần ký hợp đồng với đối tác => cần thực thể SL_Hopdong để lưu trữ đối tác được lựa chọn ký hợp đồng Số liệu hợp đồng liên quan đến khoá học tổ chức do vậy tiếp theo cần tạo thực thể số liệu khoá học.

7/ Thực thể SL_KhoaHoc Nhằm giúp hệ thống kết xuất khi tạo các số liệu khoá học và hợp đồng cần có thêm 2 thực thể sau:

10/ Do quá trình đào tạo học viên là các cán bộ thuộc tổng công ty nên thực thể

SL_CanBo bao gồm chứa toàn bộ thông tin hồ sơ của toàn bộ cán bộ trong tổng công ty Để tiện cho quá trình tra cứu,tìm kiếm, lựa chọn học viên thực thể SL_CanBo bao gồm các thuôc tính như địa chỉ, điện thoại, ngày vào Đảng,… theo yêu cầu của hệ thống còn lại các thuộc tính liên quan đến quá trình đào tạo sẽ được lưu trong 2 thực thể:

11/ Thực thể SL_DaoTaoNCT: hồ sơ các khoá đào tạo của cán bộ không do Tổng công ty đào tạo.

12/ Thực thể SL_DaoTaoTCT: hồ sơ các khoá đào tạo của cán bộ do Tổng công ty đào tạo

13/ Thực thể DM_TruongDT: thông tin về các trường đào tạo nhằm giúp hệ thống kết xuất vào thực thể SL_DaoTaoNCT.

Thiết kế tổng thể

Mục đích của thiết kế tổng thể là nhằm đưa ra một kiến trúc tổng thể của hệ thống. Kiến trúc này thể hiện sự phân chia hệ thống thành nhiều hệ thống con và sự chia tách phần thực hiện bằng thủ công với phần thực hiện bằng máy tính (một máy hay nhiều máy) trong mỗi hệ thống con đó.

2 Phân chia thành các hệ thống con, thiết kế chức năng

Hệ thống con là một sự gom nhóm các chức năng trong một hệ thống xung quanh một nhiệm vụ hay một mục đích nào đó Sự phân chia hệ thống thành các hệ thống con lả nhằm giảm thiểu sự phức tạp, sự cồng kềnh, hoặc nhằm tạo ra những thuận lợi cho quá trình thiết kế cũng như khai thác, bảo dưỡng sau này Sự phân chia này được tiến hành ngay trên biểu đồ luồng dữ liệu (được lập từ giai đoạn phân tích hệ thống, trang ) : dùng một đường ranh giới để tách các chứung năng trong biểu đồ luồng dữ liệu thành nhóm, mỗi nhóm là một hệ thống con, và sự phân chia phải được xem xét trên 2 tiêu chuẩn :

 Tính cố kết cao: cố kết là sự gắn bó về logic hay về mục đích của các chức năng trong cùng một hệ thống con Sự cố kết này phải càng cao càng tốt.

 Tính tương liên yếu : tương liên là sự trao đổi thông tin và tác động lẫn nhau giữa các hệ thống con Một sự phân chia tốt đòi hỏi sự tương liên lẫn nhau giữa các hệ thống con phải càng lỏng lẻo, càng đơn giản càng tốt.

Sự phân chia hệ thống thành hệ thống con thực ra không phải dựa hoàn toàn vào căn cứ chức năng thuần tuý, mà còn có nhiều căn cứ khác nhau phải tham khảo đến, đặc biệt là các căn cứ từ thực tế như: gom theo thực thể, gom theo sự kiện giao dịch, gom theo trung tâm biến đổi

Như vậy, xét các biểu đồ luồng dữ liệu của đề tài (đã thành lập ở giai đoạn 2 trang ), ta thấy sự phân chia thành 4 chức năng “Mở khoá đào tạo, Tổ chức đào tạo, Báo cáo, Cập nhật” theo hoàn cảnh của đề tài là tương đối đã đạt hai tiêu chuẩn tính cố kết và tính tương liên, nên không cần thiết kế lại

Dưới đây là kiến trúc tổng thể của hệ thống (dựa theo biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh), căn cứ để phân chia là dựa vào các chức năng.

Hình 10- Kiến trúc tổng thể của hệ thống

HỌC VIÊN ĐỐI TÁC GIẢNG DẠY

SL_Lớp Học Đề xuất, yêu cầu đào tạo

Yêu cầu báo cáo Báo cáo Đánh giá giáo viên, đối tác

Yêu cầu thông tin về KHBáo cáo tình trạng học viên

Kết quả, hệ thống gồm có 4 hệ thống con :

- Hệ thống con số 1: Mở khóa đào tạo có phạm vi giống biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng 1 – Mở khoá đào tạo (trang ) nhưng không bao gồm tác nhân ngoài là Ban lãnh đạo tổng công ty.

- Hệ thống con số 2: Tổ chức đào tạo có phạm vi giống biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng 2 – Tổ chức đào tạo (trang ) nhưng không bao gồm tác nhân ngoài là học viên và đối tác giảng dạy.

- Hệ thống con số 3: Báo cáo có phạm vi giống biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng 3 – Báo cáo (trang ) nhưng không bao gồm tác nhân ngoài là Ban lãnh đạo tổng công ty, học viên và đối tác giảng dạy.

- Hệ thống con số 4: Cập nhật, có phạm vi giống biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng 4 – Cập nhật (trang ) nhưng không bao gồm tác nhân ngoài là Ban lãnh đạo tổng công ty, học viên và đối tác giảng dạy.

Thiết kế cơ sở dữ liệu

Mục đích của việc thiết kế dữ liệu:

Cơ sở dữ liệu là nơi lưu giữ lâu dài các dữ liệu của hệ thống ở bộ nhớ ngoài Các dữ liệu này phải được tổ chức tốt theo hai tiêu chí:

- Hợp lý, nghĩa là phải đủ dùng và không dư thừa.

- Truy cập thuận lợi, nghĩa là tìm kiếm, cập nhật, bổ sung và loại bỏ các thông tin sao cho nhanh chóng và tiện dụng. Ở giai đoạn phân tích hệ thống (giai đoạn 2 từ trang đến trang ) ta đã nghiên cứu dữ liệu theo tiêu chí hợp lý (đủ và không dư thừa), kết quả là đã thành lập được một lược đồ dữ liệu theo mô hình thực thể liên kết Lược đồ này còn được gọi là lược đồ khái niệm về dữ liệu, vì nó chỉ dừng lại ở yêu cầu đủ và không thừa, mà bỏ qua yêu cầu nhanh và tiện.

Sang giai đoạn thiết kế, ta phải biến đổi lược đồ khái niệm nói trên thành lược đồ vật lý, tức là một cấu trúc lưu trữ thực sự của dữ liệu trong bộ nhớ ngoài Có nhiều dạng cấu trúc, mỗi cấu trúc đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, buộc người thiết kế phải cân nhắc khi chọn lựa một cấu trúc thích hợp với hoàn cảnh của hệ thống mà mình đang xây dựng Sự chọn lựa này dựa vào hai hướng nghiên cứu sau :

- Nghiên cứu các yêu cầu truy nhập dữ liệu của mỗi chức năng trong hệ thống, làm sao cho các truy nhập đó phải nhanh và tiện.

- Nghiên cứu các đặc điểm và ràng buộc của cấu hình vật lý của hệ thống (các phần cứng và phần mềm sử dụng) sao cho phù hợp với cấu trúc đó.

Vì có hai việc phải nghiên cứu như vậy, mà ta tách việc thiết kế dữ liệu thành hai bước:

* Thông qua việc nghiên cứu các yêu cầu truy nhập mà biến đổi lược đồ khái niệm thành một dạng trung gian gọi là lược đồ logic về dữ liệu.

Lược đồ khái niệm > Lược đồ logic (dạng trung gian)

* Thông qua việc nghiên cứu cấu hình của hệ thống, đặc biệt là các ngôn ngữ lập trình, các hệ quản trị cơ sở dữ liệu đã được chọn dùng mà biến đổi lược đồ logic thành lược đồ vật lý thích hợp.

Lược đồ logic > Lược đồ vật lý

1 Thành lập lược đồ logic:

1.1 Thành lập lược đồ logic xuất phát:

Như trên đã trình bày bước thiết kế logic xuất phát từ lược đồ khái niệm về dữ liệu dưới dạng mô hình quan hệ đã chuẩn hóa (về 3NF) Dễ thấy rằng mô hình thực thể liên kết mà ta đã xây dựng được là một cấu trúc các kiểu bản ghi, căn cứ vào đó ta xác định được lược đồ xuất phát của toàn hệ thống trong đó mỗi kiểi thực thể trở thành một kiểu bản ghi, còn mỗi liên kết một – nhiều (1-n) trở thành một kết nối:

Hình 11- Lược đồ logic xuất phát

1.2 Điều chỉnh lược đồ: Đến đây, sang giai đoạn thiết kế, để đảm bảo tiêu chí truy cập thuân lợi, tìm kiếm nhanh chóng, ở một số thực thể trung gian mà ta tạo ra để chuyển các liên kết nhiều - nhiều (1- n) thành các liên kết một - nhiều ta không dùng hai khóa chính của hai thực thể làm khóa cho thực thể trung gian này mà ta tạo cho mỗi thực thể trung gian này một khóa

Việc biến đổi này ta có được lược đồ logic của toàn bộ hệ thống như sau (Hình 12):

Hình 12- Lược đồ logic của toàn bộ hệ thống như sau

2 Thành lập lược đồ vật lý:

Bước cuối cùng của thiết kế cơ sở dữ liệu là chuyển lược đồ logic thành lược đồ vật lý. Lược đồ vật lý là cấu trúc lưu trữ thực sự của dữ liệu trong bộ nhớ ngoài, phụ thuộc theo cấu hình của hệ thống (các ngôn ngữ lập trình, các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, )

Có hai phương án chọn lựa chính là các tệp và các cơ sở dữ liệu, ở đề tài này chọn hệ cơ sở dữ liệu quan hệ Khi đó chuyển sang lược đồ vật lý thì mỗi bảng trong lược đồ logic chuyển đổi trực tiếp thành một quan hệ, (mỗi trường thành một thuộc tính của quan hệ).Không có cài đặt gì đặc biệt đối với các kết nối giữa các bảng, ngoại trừ sự có mặt (vốn có) của khóa ngoài.

Thiết kế kiểm soát

Mục đích của thiết kế kiểm soát là đề xuất các biện pháp nhằm giúp hệ thống thực hiện đúng đắn, đảm bảo được:

Tính xác của hệ thống thể hiện trước hết ở chỗ hệ thống làm việc luôn luôn đúng đắn, không đua ra các kết quả tính toán sai lạc Nó còn thể hiện ở chỗ dữ liệu dùng trong hệ thống là xác thực và phi mâu thuẫn.

Tính an toàn của hệ thống thể hiện ở chỗ hệ thống không bị xâm hại (hay bị xâm hại không nhiều) khi có sự cố kỹ thuật.

Tính nghiêm mật của hệ thống thể hiện ở chỗ hệ thống có khả năng ngăn ngừa các xâm phạm vô tình hay cố ý từ phía con người.

Tính riêng tư của hệ thống thể hiện ở chỗ hệ thống bảo đảm được các quyền truy nhập riêng tư đối với các loại người dùng khách nhau.

1 Kiểm soát để bảo vệ tính chính xác:

* Mục đích : bảo đảm tính xác thực của thông tin thu nhập để đưa vào máy tính, cũng như các thông tin xuất từ máy tính.

* Nơi thực hiện sự kiểm tra: thường là các điểm hở như:

+ ở nơi thu thập thông tin đầu vào,

+ ở nơi phân phối các thông tin đầu ra.

Ví dụ : nơi nhập thông tin giáo viên cán bộ, các danh mục, nơi lập các báo cáo

* Kỹ thuật cần thiết kế: phát hiện lỗi và khắc phục sửa các lỗi đã phát hiện Các lỗi này chủ yếu nằm ở khâu nhập thông tin Ví dụ nhập thông tin về thời khóa biểu (sai tên môn học, lớp học, ).

+ Kiểm soát bằng tay (kiểm tra thủ công): khi nhập thông tin thời khoá biểu: kiểm tra kỹ các chi tiết cần thiết như môn học, địa điểm, giáo viên

+ Kiểm soát bằng máy (tự động): có 3 cách:

- Kiểm soát trực tiếp: là kiểm soát không cần dùng thông tin phụ Ở cách này ta có thể kiểm soát sự có mặt của thông tin, khuôn dạng của thông tin (ví dụ khi nhập số liệu về ngày tháng ta sẽ thiết kế để hỗ trợ và kiểm soát dữ liệu được nhật vào đúng khuôn dạng ngày/tháng/năm), kiểu thông tin (ví dụ khi nhập các dữ liệu là số thì ta chỉ phép các ký tự là chữ số được nhập vào).

- Kiểm soát gián tiếp: là kiểm soát căn cứ vào một thông tin khác đã có trước đó và đúng chuẩn, chương trình sẽ so thông tin cần kiểm tra với thông tin chuẩn theo một điều kiện nào đó, nếu thấy không thoả mãn điều kiện sẽ thông báo lỗi.

- Kiểm soát sự ràng buộc toàn vẹn: Ví dụ người sử dụng không thể xoá thông tin một lớp học nếu lớp đó đã có học viên.

Hai cách kiểm soát trực tiếp và gián tiếp phải lập trình, còn kiểm soát sự ràng buộc toàn vẹn là chức năng tự động của ngôn ngữ lập trình, căn cứ vào sự khai báo các mối quan hệ (relationship) giữa các bảng.

2 Kiểm soát để bảo vệ tính an toàn:

* Mục đích : đảm bảo sự an toàn của thông tin.

Khi một chương trình bị gián đoạn vì một lý do nào đó, thì tác hại dẫn tới là:

+ làm mất thời giờ, vì phải chạy lại chương trình từ đầu,

+ làm mất hoặc sai lệch thông tin, chẳng hạn thông tin trên cơ sở dữ liệu bị sai lạc vì đang cập nhật dở dang.

Việc mất thời gian nói chung là không nghiêm trọng lắm, nhưng thông tin sai lạc là điều nguy hiểm, cần được khắc phục Có nhiều biện pháp khắc phục: a) Tạo bản sao cho các file dữ liệu (Back up): Các file chứa cơ sở dữ liệu của hệ thống luôn được sao chép thành hai hay nhiều bản chứa cùng nội dung, gọi là bản chính và các bản sao lưu Các bản sao lưu này bao gồm các tệp nhật ký và tệp lưu Tệp nhật ký là một tệp tuần tự chứa các bản sao (hoặc hình ảnh) của các đơn vị cơ sở dữ liệu trước và sau khi chúng được cập nhật Các tệp lưu gồm các bản sao toàn bộ hoặc một phần của cơ sở dữ liệu được thực hiện theo chu kỳ Nếu chương trình gặp sự cố bất ngờ và dữ liệu bị mất hay bị thay đổi thì người sử dụng sẽ phục hồi thông tin bằng cách chép toàn bộ hay một phần cơ sở dữ liệu từ bản sao lưu vào bản chính Như vậy biện pháp phục hồi dữ liệu được người sử dụng thực hiện, và người lập trình sẽ hướng dẫn cách thức và thời điểm tiến hành việc sao lưu. b) Các thủ tục phục hồi: Thủ tục phục hồi là thủ tục nhằm đưa cơ sở dữ liệu trở về trạng thái đứng đắn mà nó có ngay trước khi bị hỏng vì một sự gián đoạn chương trình

3 Kiểm soát để bảo vệ tính nghiêm mật:

* Mục đích: ngăn ngừa các xâm phạm từ phía con người Những sự xâm phạm này có thể là vô tình, do nhầm lẫn hoặc tò mò không ác ý; và cũng có thể là do cố tình, tấn công vào hệ thống nhằm lấy cắp hay phá hoại thông tin, làm hệ thống tê liệt, gây tổn thất lớn Như vậy vấn đề cần bảo vệ là tính bảo mật (những cá nhân không có nhiệm vụ sử dụng hệ thống thì không thể vào hệ thống), tính toàn vẹn (sữ liệu không bị phá hoại hay bị thay đổi bất hợp pháp), tính khả dụng (người dùng hợp pháp sẽ truy cập hệ thống một cách thuận lợi).

* Biện pháp: xác định ví trí và quyền làm việc cho từng người, mã khóa chức năng cho từng người sử dụng, xác định chu kỳ thay đổi mật mã phù hợp Mỗi người dùng sẽ có một tài khoản đăng nhập riêng, có mật khẩu riêng cho mình Mật khẩu đó là mã xưng danh, do người dùng tự đặt và đăng ký với hệ thống, nhưng giữ kín với người khác, để có thể xuất trình và chứng minh sự đích thực khi hệ thống kiểm tra Với mật khẩu này, trong phần quản trị người dùng, hệ thống sẽ mã hóa nội dung mật khẩu nhằm tránh những tác hại khi có người xâm nhập hệ thống Mật khẩu là biện pháp phổ biến và đắc dụng Song giữ kín mật khẩu, vì lý do này hay lý do khác, thường khó kéo dài, làm cho sự kiểm soát chóng mất tác dụng.

4 Kiểm soát để bảo vệ tính riêng tư:

Việc kiểm soát để bảo vệ tính riêng tư là việc phân loại người dùng để:

+ Gán cho mỗi loại người dùng một số quyền truy nhập nhất định, người dùng không đúng chức năng sẽ có thể thấy dữ liệu nhưng không thể thao tác hiệu chỉnh Ví dụ đối với các thành viên trong Ban giám đốc là những người được quyền truy nhập toàn bộ hệ thống, quản trị người dùng, cập nhật dữ liệu, còn các kế toán viên thì chỉ được quyền thực hiện quản lý hạch toán chứ không được thay đổi, cập nhật các chức năng khác.

+ Cho phép một số người dùng được phép ủy quyền, tức là trao quyền truy nhập cho người khác.

Thiết kế module chương trình

Tới đây thì các kết quả thu được qua giai đoạn phân tích, thiết kế tổng thể, và thiết kế chi tiết (thiết kế kiểm soát và thiết kế cơ sở dữ liệu) dù là khá phong phú, nhưng vẫn còn chưa đủ để có thể chuyển sang lập trình được Các yếu tố còn thiếu là:

 Các chức năng xuất hiện trong các BLD chỉ là các chức năng logic (thuộc lĩnh vực bài toán) mà chưa có các chức năng phụ trợ cần thiết, như là:

+ các chức năng đối thoại với người dùng

+ tra cứu cơ sở dữ liệu

+ các chức năng điều hành (nhằm liên kết các chức năng khác)

 Các liên quan đến chức năng trong BLD chỉ là các chuyển giao dữ liệu mà không phải là các chuyển giao điều khiển (tức là chuyển giao sự thực hiện, khi thi hành) Mà một đặc trưng không thể thiếu trong một chương trình là đặc trưng điều khiển (sự tuần tự, chọn, lặp và đặc biệt là lời gọi giữa các chương trình con Đặc trưng này chưa hề có trong các BLD.

Vì các thiếu sót này mà các BLD thu được từ giai đoạn phân tích còn phải được biến đổi, bổ sung chi tiết, thì mới trở thành đầu vào thực sự cho việc lập trình được Vì vậy phải có thêm một giai đoạn thiết kế chi tiết, đó là thiết kế chương trình Chú ý rằng đây cũng chỉ là một giai đoạn của thiết kế, nhằm đưa ra các quyết định về cài đặt, chứ chưa phải là cài đặt,chưa phải là lập trình thực sự. Đầu vào cho việc thiết kế chưưong trình là BLD của từng hệ thống con (đã xác định trong thiết kế tổng thể) cùng với các quyết định về kiểm soát, giao diện và cơ sở dữ liệu đã được chọn trong các bước thiết kế chi tiết trước đây. Đầu ra của thiết kế chương trình là một miêu tả về nội dung các chương trình sẽ được cài đặt, bao gồm:

* Một lược đồ chương trình (LCT) cho mỗi hệ thống con Lược đồ chương trình được trình bày dưới dạng một đồ thị có hướng thường gọi là lược đồ cấu trúc, trong đó:

+ mỗi nút là một module chương trình,

+ mỗi cung là một lời gọi (lời gọi của môđun ở gốc đối với môđun ở ngọn của cung).

* Đặc tả nội dung của từng môđun trong LCT.

* Phân bổ các môđun trong LCT thành các chương trình (hay môđun tải).

Sau đây ta lần lượt xét các công việc để thực hiện mục đích nói trên.

Lược đồ cấu trúc (còn gọi là lược đồ chương trình) là một biểu diễn dưới dạng đồ thị của một tập hợp các môđun cùng với các giao diện giữa các môđun đó (bao gồm sự chuyển giao điều khiển và chuyển giao dữ liệu). a) Các môđun chương trình:

Trong định nghĩa của lược đồ cấu trúc nói trên, thì môđun có thể được hiểu là:

- Có khi chỉ là một cụm câu lệnh nằm trong chương trình.

Nói chung thì môđun có bốn thuộc tính cơ bản sau:

- Vào: là những thông tin nó nhận được từ chương trình gọi nó

- Ra: là những thông tin nó trả lại cho chương trình gọi nó

- Cơ chế: phương thức cụ thể để biến đổi cái vào thành cái ra

- Dữ liệu cục bộ: là các chỗ nhớ hay cấu trúc dữ liệu dùng riêng cho mođun

Hai thuộc tính đầu là đặc trưng ngoài, còn hai thuộc tính sau là đặc trưng bên trong của môđun

Ghi chú: - các môđun gọi nó chỉ cần biết đặc trưng ngoài.

- đặc trưng trong thể hiện sự cài đặt của môđun. b) Các yếu tố hợp thành LCT

(i) Các môđun: biểu diễn bởi một hộp chữ nhật với tên môđun ở bên trong Tên mô đun phản ánh tóm tắt chức năng của môđun Ví dụ:

Nếu là môđun đã định nghĩa sẵn (trong hệ thống, trong thư viện chương trình), thì các cạnh bên được vẽ kép Ví dụ:

Read(ii) Kết nối các môđun: kết nối bằng các lời gọi, diễn tả bởi một mũi tên một chiều(cung).Ví dụ:

- Môđun B thực hiện chức năng của mình rồi trả điều khiển cho A ở vị trí sau lời gọi.

Trường hợp đặc biệt: môđun A chọn lựa có thề gọi

(iii) Thông tin chuyển giao giữa các môđun: được biểu diễn bằng mũi tên nhỏ một chiều vẽ dọc theo cung, có kèm theo tên của thông tin Ví dụ:

- x là thông tin từ A gửi cho B

- y là thông tin B trả về cho A A B x y

Module chính 1/Mở khoá đào tạo

5/Quản trị 4/Cập nhật 3/Báo cáo

CSDL cán bộ, giáo viên, khoá học,

Danh sách học viên, lóp học, CSDL thời khoá biểu,

Hồ sơ duyệt Thông tin đối tác

CSDL về khoá học, Ngân sách,

CSDL khoá học, lớp học,

Dữ liệu được sao lưu

Yêu cầu kết thúc chương trình

Hình 13- Lược đồ tổng quát.

Tiếp theo là 4 lược đồ cấu trúc chi tiết: là sự chuyển đổi từ 4 biểu đồ dữ liệu mức dưới đỉnh của 4 hệ thống con.

3 Lược đồ LCT chi tiết “Mở khoá đào tạo”:

1.2- Lựa chọn, ký HĐ với đối tác

Hồ sơ mở khoá đào tạo, Các nhu cầu đào tạo

Hồ sơ duyệt, ngân sách dự trù

CSDL về ngân sách cấp

Hồ sơ đánh giá đối tác

CSDL về đối tác giảng dạy, hợp đồng,

Hình 14- Lược đồ LCT chi tiết “Mở khóa đào tạo”

4 Lược đồ LCT chi tiết “Tổ chức đào tạo”:

2.1- Lựa chọn, ký HĐ với học viên

Hồ sơ cán bộ, số liệu đào tạo cán bộ

Thông tin về chi phí đào tạo

CSDL về ngân sách thực chi

Hồ sơ giáo viên, số liệu Lớp học

CSDL về thời khoá biểu, Đánh giá giáo viên, học viên

Hình 15- Lược đồ LCT chi tiết “Tổ chức đào tạo”

5 Lược đồ LCT chi tiết “Báo cáo”:

3/ Báo cáo 3.1- Báo cáo về học viên

3.2- Báo cáo về đối tác

Số liệu lớp học, đánh giá học viên

Số liệu khoá học, hợp đồng,

Hồ sơ giáo viên, đối tac, số liệu Đánh giá đối tac

Hình 16- Lược đồ LCT chi tiết “Báo cáo”

6 Lược đồ LCT chi tiết “Cập nhật”:

4/ Cập nhật 4.1- Cập nhật hồ sơ

4.2- Cập nhật các danh mục

Thông tin cán bộ, học viên,

Thông tin cần cập nhật

Hình 17- Lược đồ LCT chi tiết “Cập nhật”

7 Lược đồ LCT chi tiết “Quản trị hệ thống”:

Người dùng được phân quyền

Dữ liệu được sao lưu

Hình 18- Lược đồ LCT chi tiết “Báo cáo”

Thiết kế giao diện (màn hình)

1 Hệ thống đơn chọn:

Quản lý đào tạo Hàng không

Lập khoá đào tạo Quản trị

Lên danh sách lớp học Đánh giá học viên Cấp chứng chỉ

Tình trạng học viên Ngân sách

Hình 19- Giao diện màn hình dự kiến của chương trình

2 Hình thức của giao diện:

Hình thức dự kiến một đơn chọn

Hình 20– Dự kiến giao diện chương trình

Thiết kế các biểu mẫu nhập/xuất

1.1 Biểu mẫu nhập (Form) : Gồm các biểu mẫu thực hiện các nội dung sau: a/ Cập nhật hồ sơ cán bộ e/ Cập nhật danh sách lớp học b/ Cập nhật hợp đồng f/ Cập nhật các danh mục khác c/ Cập nhật hồ sơ đối tác g/ Báo cáo tình trạng học viên d/ Cập nhật danh sách giáo viên h/ Phân quyền cho người dùng

1.2 Biểu mẫu xuất (Report) : Gồm các biểu mẫu thực hiện các nội dung sau: a/ Báo cáo thông tin cán bộ e/ Báo cáo về ngân sách b/ Báo cáo khoá học f/ Danh mục nhu cầu đào tạo c/ Báo cáo tình trạng học viên d/ Số liệu hợp đồng

- Phải bao gồm đầy đủ thông tin cần thiết, riêng các Report có thể trình bày theo nguyên dạng mẫu của hệ thống cũ (xem phần phụ lục)

- Các thông tin phải chính xác, dễ đọc, dễ hiểu, dễ sử dụng.

- Thao tác nhập liệu trên các Form đơn giản và thống nhất về cách sử dụng để tiện cho người dùng.

3 Tiêu chuẩn các biểu mẫu:

- Giấy in Report: giấy rời, kích thước A4 (21cm x 29.69cm)

- Màu trên Form: dùng màu nhẹ, tươi mát, làm nổi bật một số thông tin cần thiết, tuy nhiên đừng dùng quá nhiều màu, lòe loẹt hoặc đối chọi nhau dễ gây cảm giác khó chịu cho người sử dụng.

4 Cách trình bày biểu mẫu:

4.1.Minh hoạ một biểu mẫu xuất (Report):

Các biểu mẫu xuất được thiết kế hoàn toàn tuân theo các biểu mẫu chuẩn đang được lưu hành tại công ty Xem phần phụ lục trang

Hình 21- Hình thức dự kiến của một Report.

4.2.Minh hoạ một biểu mẫu nhập:

Hình 22- Hình thức dự kiến của một Form.

LẬP TRÌNH VÀ HIỆN THỰC HỆ THỐNG

Chọn công cụ lập trình

Việc chọn công cụ lập trình cho hệ thống đòi hỏi phải dựa trên các tài liệu và kết quả phân tích hệ thống (ở giai đoạn 2), dựa trên những đặc trưng của cơ sở dữ liệu mà hệ thống sẽ hiện thực, cụ thể là cấu trúc của cơ sở dữ liệu này.

Có các kiểu cấu trúc sau đây cho một hệ cơ sở dữ liệu:

+ Quan hệ (như Oracle, MS SQLServer, Access, )

+ Phân cấp (như IMS, Focus, )

* Đặc trưng cơ sở dữ liệu của đề tài: Đây là đề tài thuần túy về quản lý: không có phép toán phức tạp để xử lý thông tin, mà chủ yếu chỉ là các phép toán về truy tìm, trích lọc, sắp xếp thông tin, tính toán tương đối đơn giản do đó các dữ liệu của đề tài có thể được tổ chức một cách dễ dàng thành cơ sở dữ liệu bởi một hệ quản trị dữ liệu.

* Công cụ cài đặt được chọn: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server2000, và ngôn ngữ lập trình là Visual Basic Net.

* Giới thiệu tóm tắt về Microsoft SQL Server 2000 và VB.NET

+ VB.NET: Visual Basic NET là một phương pháp phát triển phần mềm mới hoàn toàn Nó cho phép lập trình viên phát triển vê phần cứng, kỹ thuật truyền thông , tối ưu hóa, và giao tiếp với Internet, là những vấn đề nóng bỏng của nền công nghiệp phần mềm Đây là một ngôn ngữ hướng đối tượng khá mạnh, giúp phát triển các chương trình chạy trên máy đơn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Giới thiệu phần mềm

Chương trình quản lý đào tạo Hàng không tại tổng công ty Hàng không Việt nam (gọi tắt làQLHK) nhằm hỗ trợ Ban đào tạo cải tiến công việc tổ chức, quản lý đào tạo nguồn nhân lực cho Tổng công ty Cụ thể đó là các công việc như quản lý học viên, chứng chỉ của cán bộ, xếp lớp và quản lý khoá học được thuận tiện và nhanh chóng hơn Hơn nữa chương trình còn phần nào đáp ứng được quá trình quản lý ngân sách, chi phí đào tạo của từng khoá học hay từng học viên tham gia các khoá học.

Chương trình có giao diện tiếng Việt, cho phép người dùng nhập dữ liệu trực tiếp trên giao diện màn hình Sau khi nhập liệu, các thông tin sẽ được lưu giữ trên đĩa dưới dạng tập tin mdf (công cụ quản lý cơ sở dữ liệu của SQL server) Trong suốt quá trình mở khóa đào tạo, tổ chức đào tạo các thông tin ấy có thể được truy cập, dò tìm, trích lọc, hiệu chỉnh, tính toán một cách dễ dàng, chính xác và cuối cùng có thể xử lý tổng hợp để in ra các báo cáo.

2 Yêu cầu sử dụng chương trình QLHK:

- Yêu cầu đối với người dùng: chỉ cần có kiến thức căn bản về sử dụng máy tính, biết sử dụng máy in, sử dụng bàn phím thành thạo.

- Yêu cầu đối với hệ thống:

Chip: tối thiểu Pentium 1GHz.

Microsoft Windows 2000 Advanced Server with Service Pack 2.0 hoặc

Hệ quản trị CSDL: SQL Server 2000.

.NET Framework version 1.1 (Đối với máy chủ chạy hệ Microsoft Windows 2000 Advanced Server)

Chip: tối thiểu Pentium III 500 MHz.

Microsoft Windows 2000 Advanced Server with Service Pack 2.0 hoặc MicrosoftWindows XP.

Khởi động và hiện thực chương trình

1/ Menu Mở khoá đào tạo: Thực hiện các chức năng quản lý nhu cầu đào tạo của hàng năm có thể là định kỳ hay đề xuất, sau đó là lập một khoá đào tạo, các chức năng liên quan đến quá trình lập khoá đào tạo là quản lý ngân sách và ký hợp đồng đào tạo với đối tác.

2/ Menu Tổ chức đào tạo: Thực hiện các chức năng lên danh sách lớp học, quá trình này yêu cầu lựa chọn học viên đi học theo các tiêu chí như đề xuất, định kỳ hay học theo chức danh chứng chỉ yêu cầu….Quá trình quản lý đào tạo bao gồm các công việc như lập thời khoá biểu, đánh giá học viên, lên danh sách điểm học viên và cuối cùng là cấp chứng chỉ cho học viên sau khi hoàn thành khoá học.

3/ Menu Báo cáo: Thực hiện chức năng thông báo đến các cán bộ có chứng chỉ sắp hết hạn hay đã hết hạn, yêu cầu đi học các khoá học Báo cáo tình trạng, chi phí đào tạo các học viên theo học cho đơn vị có cán bộ theo học khoá đào tao Báo cáo tình hình ngân sách của toàn khoá học lên Tổng công ty.

4/ Menu Cập nhật: Thực hiện các chức năng cập nhật điều chỉnh cơ sở dữ liệu về hồ sơ cán bộ, đối tác, các danh mục……

1 Chức năng mở khoá đào tạo:

Cán bộ trong ban đào tạo có thể quản lý, thống kê các thông tin về nhu cầu đào tạo định kỳ hay đề xuất:

Hình 23- Form nhu cầu đào tạo định kỳ

Hình 24- Form thống kê nhu cầu đào tạo

Sau đó lập khoá đào tạo theo nhu cầu của ban lãnh đạo hay theo định kỳ hàng năm:

Hình 25- Form số liệu khóa học

Phân bổ các ngân sách theo đơn vị hay theo khoá học:

Hình 26- Form ngân sách phân bổ theo khóa học

Quá trình ký hợp đông với đối tác cần thực hiện công việc lựa chọn đối tác tốt nhât

Hồ sơ đánh giá đối tác giúp cho người quản lý có thể tìm kiếm đối tác giảng dạy nhanh chóng,lựa chọn theo nhiều tiêu chí:

Hình 27- Form đánh giá đối tác

2 Chức năng tổ chức đào tạo:

Lên danh sách lớp học:

Hình 28- Form số liệu lớp học

Lên danh sách học viên: Khi click vào nút Chon LH sẽ xuất hiện cửa sổ bao gồm danh sách các lớp học đã được lâp để người quản lý nhập:

Hình 29- Form lên danh sách học viên lớp

Sau khi lựa chọn xong lớp học click vào nút Chọn HV hệ thống sẽ cung cấp một của sổ cho phép người quản lý có thể lựa chọn học viên đi học theo nhiều tiêu chí khác nhau được liệt kê trong một danh sách thả xuống:

Hình 30- Form lựa chọn học viên.

Các chức năng đánh giá học viên hay nhập điểm học viên cũng có giao diện và cách sử dụng tương tự như vậy Tiếp theo là quá trình cấp chứng chỉ cho học viên khi học viên đã hoàn thành khoá học Sau khi lựa chọn chức năng cấp chứng chỉ từ menu một cửa sổ xuất hiện bao gồm các thông tin về các học viên đang theo học Người quản lý có thể click vào nút Cấp

CC để có thể nhập các thông tin chứng chỉ cấp cho học viên.

Hình 31- Form cấp chứng chỉ đào tạo

Nếu muốn chỉnh lại các thông tin sai về chứng chỉ đã cấp có thể click vào nút Cấp lại để thay đổi các thông tin này:

Hình 32- Form thay đổi chứng chỉ đã cấp 3/ Chức năng Báo cáo:

Chức năng này kết xuất ra các báo cáo khi có yêu cầu Chọn chức năng Báo cáo từ Menu chính Tại menu cấp 2 chọn các Báo cáo để kết xuất ra.

Một số Báo cáo mà hệ thống đã xây dựng:

Hình 33- Báo cáo danh sách cán bộ có chứng chỉ hết hạn

Hình 34- Báo cáo danh sách cán bộ thiếu chứng chỉ

Bao gồm nhiều công việc cập nhật như cập nhật hồ sơ cán bộ, giáo viên, đối tác giảng dạy, các danh mục cơ quan, chức danh chứng chỉ, cán bộ chức danh,… Dưới đây là một số cửa sổ mà hệ thống cung cấp trong menu này:

Hình 35- Form ngân sách thực chi

Hình 36- Form cập nhật danh mục cơ quan.

Danh mục chức danh chứng chỉ:

Hình 37- Form cập nhật danh mục chức danh chứng chỉ

Hình 38- Form cập nhật hồ sơ cán bộ

Danh mục đối tác ngoài Tổng công ty:

Hình 39- Form cập nhật danh mục đối tác

Hồ sơ giáo viên: Do giáo viên giảng dạy có thể là trong công ty hay ngoài công ty nên khi nhập số liêu giáo viên trước tiên cần lựa chọn thông số này Nếu lựa chon giáo viên trong công ty hệ thống sẽ gọi đến hồ sơ cán bộ và người quản lý chỉ cần chọn cán bộ tương ứng Nếu giáo viên không thuộc tổng công ty, hệ thống yêu cầu cập nhật các thông tin cần thiết:

Hình 40- Form cập nhật hồ sơ giáo viên

Ngày đăng: 23/06/2023, 12:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w