1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xây lắp tại công ty cổ phần thương mại xây dựng vietracimex hà nội

115 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Xây Lắp Tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại-Xây Dựng Vietracimex Hà Nội
Trường học Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Thể loại luận văn
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 268,69 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH (4)
    • I. ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG, VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XÂY LẮP (4)
      • 1. Đặc điểm và nội dung của ngành xây lắp (4)
      • 2. Hiệu quả kinh doanh xây lắp và nâng cao hiệu quả kinh doanh xây lắp (6)
        • 2.1. Bản chất của hiệu quả kinh doanh (7)
        • 2.2. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường (8)
        • 2.3. Các nhân tố tác động đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các (12)
          • 2.3.1. Nhóm các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài (13)
            • 2.3.1.1. Các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh (13)
            • 2.3.1.2. Nhân tố môi trường tự nhiên (15)
            • 2.3.1.3. Môi trường chính trị - pháp luật (15)
            • 2.3.1.4. Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng (16)
          • 2.3.2. Các nhân tố bên trong (17)
            • 2.3.2.1. Nhân tố vốn (17)
            • 2.3.2.2. Nhân tố con người (17)
            • 2.3.2.3. Nhân tố trình độ kỹ thuật công nghệ (18)
            • 2.3.2.4. Nhân tố quản trị doanh nghiệp (18)
            • 2.3.2.5. Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin (19)
        • 2.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh (19)
          • 2.4.1. Các quan điểm cơ bản trong đánh giá hiệu quả kinh doanh (19)
            • 2.4.1.1. Về mặt thời gian (20)
            • 2.4.1.2. Về mặt không gian (20)
            • 2.4.1.3. Về mặt định lượng (21)
            • 2.4.1.4. Về mặt định tính (21)
        • 2.5. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá các hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp (23)
          • 2.5.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp (23)
          • 2.5.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định (24)
          • 2.5.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động (24)
          • 2.5.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp (25)
        • 2.6. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội (27)
          • 2.6.1. Tăng thu ngân sách (27)
          • 2.6.2. Tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động (27)
          • 2.6.3. Nâng cao đời sống người lao động (27)
          • 2.6.4. Tái phân bố lợi tức xã hội (27)
      • 3. Hiệu quả kinh doanh xây lắp ở hồng kông (28)
        • 3.1. Tình hình chung của ngành công nghiệp xây dựng ở HongKong (28)
        • 3.2. Tình hình xuất nhập khẩu trong xây dựng (33)
        • 3.3. Các phương pháp đánh giá hiệu quả của ngành xây dựng (35)
        • 3.4. Những hướng phát triển trong tương lai (40)
  • CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH (41)
    • I. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI - XÂY DỰNG VIETRACIMEX HÀ NỘ (41)
      • 1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty (41)
      • 1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của bộ máy quản lý (46)
        • 1.2.1. Cơ cấu tổ chức tại thời điểm trước khi cổ phần (46)
      • 1.3. Các lĩnh vực hoạt động chính (56)
        • 1.3.1. Về xây dựng và sản xuất (56)
          • 1.3.1.1. Xây dựng đường bộ (56)
          • 1.3.1.2. Xây dựng các công trình cầu và công trình giao thông khác (57)
          • 1.3.1.3. Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng (57)
          • 1.3.1.4. Xây dựng các công trình thủy lợi (57)
          • 1.3.1.5. Các lĩnh vực sản xuất (57)
        • 1.3.2. Về thương mại (57)
      • 1.4. Vốn và tài sản doanh nghiệp (58)
        • 1.4.1. Bảng tóm tắt tài sản (58)
      • 2. Đánh giá tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp của công (61)
      • 3. Phân tích thực trạng về chi phí sản xuất xây lắp của công ty cp thương mại – xây dựng vietracimex hà nội (65)
        • 3.1. Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí của Công ty CP Thương mại – Xây dựng Vietracimex Hà Nội (65)
        • 3.2. Phân tích tình hình chi phí xây lắp thực tế của Công ty (68)
          • 3.2.1. Tình hình chi phí xây lắp thực tế của Công ty qua 3 năm (2006-2008). .67 CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XẤY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN THƯƠNG MẠI – XÂY DỰNG VIETRACIMEX HÀ NỘI (69)
      • 1. Quan điểm, định hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thương mại – xây dựng VIETRACIMEX HÀ NỘI (73)
        • 2.1. Tăng doanh thu bán hàng (74)
          • 2.1.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm xây lắp (75)
          • 2.1.2. Hoàn thành tiến độ thi công xây lắp đúng kế hoạch (77)
        • 2.2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả quản trị chi phí (80)
          • 2.2.1. Đối với chi phí nguyên, vật liệu (80)
          • 2.2.2 Đối với chi phí nhân công (83)
          • 2.2.3. Đối với chi phí quản lý (85)
          • 2.2.4. Tổ chức quản lý tốt tài chính công ty (86)
        • 2.3. Tổ chức tốt quá trình thi công công trình (88)
        • 2.4. Sử dụng các trang thiết bị và công nghệ hiện đại (89)
        • 2.5. Giảm chi phí máy móc và thiết bị (99)
        • 2.6. Giảm chi phí thầu phụ, chi phí chung (99)
        • 2.7. Quản lý tốt các khoản phải thu (100)
        • 2.8. Áp dụng các công cụ quản lý hiện đại (100)
        • 2.9. Tăng cường chất lượng quản lý Iso 9001-2000 (101)
        • 2.10. Kiến nghị nhằm tạo điều kiện môi trường kinh doanh thuận lợi cho (104)
          • 2.10.1. Kiến nghị đối với Chính phủ (104)
          • 2.10.2. Kiến nghị cho một triển vọng phát triển bền vững của lĩnh vực sản xuất kinh doanh xây lắp (107)

Nội dung

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG, VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XÂY LẮP

1 Đặc điểm và nội dung của ngành xây lắp

- Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ

- Ngành xây lắp có tính lưu động cao, thiếu tính ổn định và thường xuyên phải di chuyển từ vùng này sang vùng khác do sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất (máy móc, thiết bị thi công, người lao động…) phải di chuyển đến địa điểm công trình xây lắp Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết và dễ mất mát, hư hỏng… Do đó, nảy sinh nhiều chi phí cho việc di chuyển máy móc, thiết bị xây dựng tới nơi thi công Chính vì vậy, các doanh nghiệp xây lắp phải trang bị những máy móc thiết bị có tính cơ động cao, nhưng cần chú ý phân bổ lực lượng sản xuất theo lãnh thổ hợp lý để có thể tiến hành điều động linh hoạt các thiết bị từ vùng lãnh thổ này sang vùng lãnh thổ khác đạt hiệu quả cao.

- Sản phẩm của ngành xây lắp là những công trình xây dựng (các tòa nhà cao tầng, cầu cống, đường xá…), các vật kiến trúc… có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài Thời gian này phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của từng công trình Thông thường, thời gian sản xuất có thể từ 3-5 năm hoặc nhiều hơn Quá trình sản xuất lại gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trường như nắng, mưa, lũ lụt…Thời gian xây lắp dài nhưng thời gian sử dụng các công trình xây lắp rất dài, từ vài chục đến vài trăm năm Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ sao cho bảo đảm chất lượng công trình đúng như thiết kế, dự toán là điều rất cần thiết Trong quá trình sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo, đồng thời phải mua bảo hiểm cho công trình xây lắp để đảm bảo cho việc thi công các công trình được diễn ra bình thường không bị gián đoạn.

- Ngành xây lắp có tính cá biệt cao được thể hiện ở các mặt: Các phương án về công nghệ thi công và tính chất xây dựng thường xuyên phải biến đổi sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng công trình như: Thời tiết, khí hậu, nhu cầu sử dụng của từng nhà đầu tư…do đó các sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc cao, rất khó áp dụng các mẫu thiết kế điển hình cho tất cả các phương án thi công Mà đòi hỏi phải bỏ chi phí để nghiên cứu, tìm hiểu trước

- Ngành xây lắp phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu tại khu vực tiến hành xây dựng, do đó lao động trong xây dựng là rất vất vả Khi lập kế hoạch sản xuất doanh nghiệp xây lắp cần phải chú ý đến đặc điểm điều kiện thời tiết khí hậu của khu vực xây dựng để có các biện pháp kỹ thuật can thiệp kịp thời nhằm đảm bảo chất lượng công trình và thời gian thi công.

- Một đặc điểm nữa của ngành xây lắp là trong một công trình có nhiều lực lượng lao động, nhiều công ty cùng tham gia, hợp tác và ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian và chất lượng sản phẩm xây lắp Vì vậy, hoạt động quản lý xây dựng hết sức khó khăn, đòi hỏi các bên phải luôn tôn trọng hợp đồng,không được gây chậm trễ cản trở lẫn nhau.

2 Hiệu quả kinh doanh xây lắp và nâng cao hiệu quả kinh doanh xây lắp

Hiệu quả kinh doanh xây lắp là một phạm trù kinh tế, một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, phản ánh những lợi ích đạt được từ các hoạt động kinh doanh xây lắp trên cơ sở so sánh lợi ích thu được với chi phí bỏ ra xây lắp công trình trong suốt quá trình kinh doanh xây lắp của doanh nghiệp Dưới góc độ này chúng ta có thể xác định hiệu quả kinh doanh cụ thể bằng các phương pháp định lượng thành các chỉ tiêu hiệu quả cụ thể và từ đó có thể so sánh tính toán được, lúc này phạm trù hiệu quả kinh doanh là một phạm trù cụ thể nó đồng nhất và là biểu hiện trực tiếp của lợi nhuận, doanh thu… Ngoài ra nó còn biểu hiện mức độ phát triển doanh nghiệp theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong sản xuất nhằm thực hiện được mục tiêu kinh doanh. Lúc này, phạm trù hiệu quả kinh doanh lại là một phạm trù trừu tượng và nó phải được định tính thành mức độ quan trọng hoặc vai trò của nó trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh Nói một cách khác, ta có thể hiểu hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh trình độ và khả năng quản lý của doanh nghiệp. Lúc này hiệu quả kinh doanh thống nhất với hiệu quả quản lý doanh nghiệp. Dưới góc độ này thì hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ và khả năng kết hợp các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất

Trong thực tế, hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp đạt được trong các trường hợp sau:

Kết quả tăng, chi phí giảm

Kết quả tăng, chi phí tăng nhưng tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của kết quả

Nói tóm lại ở tầm vĩ mô, hiệu quả kinh doanh phản ánh đồng thời các mặt của quá trình sản xuất kinh doanh: kết quả kinh doanh, trình độ sản xuất tổ chức, sản xuất và quản lý, trình độ sử dụng của yếu tố đầu vào… đồng thời nó yêu cầu sự phát triển của doanh nghiêp theo chiều sâu Nó là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong thời kỳ.

Sự phát triển tất yếu đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh, đây là mục tiêu cơ bản nhất của doanh nghiệp

Hiệu quả xã hội và hiệu quả chính trị: hiệu quả xã hội là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhằm đạt các mục tiêu xã hội nhất định Nếu đứng trên phạm vi toàn xã hội và nền kinh tế quốc dân thì hiệu quả xã hội và hiệu quả chính trị là chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh đối với việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội Bởi vậy hai loại hiệu quả này đều có vị trí quan trọng trong việc phát triền đất nước một cách toàn diện và bền vững Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phát triển của nền kinh tế xã hội ở các mặt: trình độ tổ chức sản xuất, trình độ quản lý, mức sống bình quân … thực tế ở các nước tư bản chủ nghĩa đã cho thấy các doanh nghiệp tư bản chỉ chạy theo hiệu quả kinh tế mà không đặt các vấn đề hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội đi kèm và dẫn đến tình trạng: thất nghiệp, khủng hoảng có tính chu kỳ, ô nhiễm môi trường, chênh lệch giàu nghèo quá lớn… Chính vì vậy, Đảng và nhà nước ta đã có những chính sách, đường lối cụ thể để đồng thời tăng hiệu quả kinh tế kèm với tăng hiệu quả chính trị xã hội Tuy nhiên, chúng ta không thể chú ý thái quá đến hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội, bài học lớn từ thời kỳ bao cấp để lại đã cho chúng ta thấy rõ điều đó

2.1 Bản chất của hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ảnh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên liệu, tiền vốn) trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bản chất của hoạt động kinh doanh là nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm lao động xã hội Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh doanh Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực Để đạt được mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các nguồn lực nội tại, phát huy năng lực, hiệu lực của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí.

Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt hiệu quả tối đa với chi phí tối thiểu, hay là phải đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời bao gồm cả chi phí cơ hội Chi phí cơ hội là chi phí của sự lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ qua, hay là chi phí của sự hy sinh công việc kinh doanh khác để thực hiện hoạt động kinh doanh này Chi phí cơ hội phải được vào chi phí kế toán và phải loại ra khỏi lợi nhuận kế toán để thấy rõ được lợi ích kinh tế thực Cách tính như vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọn phương án kinh doanh tốt nhất, các mặt hàng sản xuất có hiệu quả hơn

2.2 Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường

Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp phải gắn mình với nền kinh tế thị trường, nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay đặt các doanh nghiệp trong sự cạnh tranh gay gắt lẫn nhau Do đó để tồn tại trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả hơn

Các nguồn lực sản xuất xã hội là một phạm trù khan hiếm: càng ngày người ta càng sử dụng nhiều các nhu cầu khác nhau của con người Trong khi các nguồn lực sản xuất xã hội ngày càng giảm thì nhu cầu của con người ngày càng đa dạng Điều này phản ánh qui luật khan hiếm Qui luật khan hiếm bắt buộc doanh nghiệp phải trả lời chính xác ba câu hỏi: sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Vì thị trường chỉ chấp nhận các doanh nghiệp nào sản xuất đúng loại sản phẩm với số lượng và chất lượng phù hợp Để thấy được sự cần thiết của nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, trước hết chúng ta cần nghiên cứu cơ chế thị trường và sự hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Thị trường là nơi diễn ra quá trình trao đổi hàng hóa Nó tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào một ý kiến chủ quan nào Bởi vì thị trường ra đời và gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hóa

Ngoài ra thị trường còn đóng một vai trò quan trọng trong sự điều tiết và lưu thông hàng hóa Thông qua đó các doanh nghiệp có thể nhận thấy sự phân phối các nguồn lực qua hệ thống giá cả trên thị trường Trên thị trường tồn tại các quy luật vận động của hàng hóa, giá cả, tiền tệ… như các quy luật giá trị, quy luật thặng dư, quy luật giá cả, quy luật cạnh tranh… Các quy luật này tạo thành hệ thống thống nhất và hệ thống này chính là cơ chế thị trường Như vậy cơ chế thị trường được hình thành bởi sự tác động tổng hợp trong sản xuất và trong lưu thông hàng hóa trên thị trường Thông qua các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, nó tác động đến việc điều tiết sản xuất, tiêu dùng và đầu tư Từ đó làm thay đổi cơ cấu sản phẩm, cơ cấu ngành Nói cách khác cơ chế thị trường điều tiết quá trình phân phối lại các nguồn lực trong sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội một cách tối ưu nhất Tóm lại, với sự vận động đa dạng, phức tạp của cơ chế thị trường dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của các doanh nghiệp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Tuy nhiên để tạo ra được sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải xác định cho mình một phương thức hoạt động riêng, xây dựng các chiến lược, các phương án kinh doanh một cách phù hợp và có hiệu quả

Như vậy trong cơ chế thị trường việc nâng cao hiệu quả kinh doanh vô cùng quan trọng, nó được thể hiện thông qua:

Thứ nhất: nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở cơ bản để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghệp Sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bằng sự có mặt của doanh nghiệp trên thị trường, mà hiệu quả kinh doanh lại là yếu tố trực tiếp đảm bảo sự tồn tại này, đồng thời mục tiêu của doanh nghiệp là luôn tồn tại và phát triển một cách vững chắc Do đó việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là một tất yếu khách quan đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay Do yêu cầu của sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp đòi hỏi nguồn thu nhập của doanh nghiệp phải không ngừng tăng lên Nhưng trong điều kiện nguồn vốn và các yếu tố kỹ thuật cũng như các yếu tố khác của quá trình sản xuất chỉ thay đổi trong khuôn khổ nhất định thì để tăng lợi nhuận đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng hiệu quả kinh doanh Như vậy, hiệu quả kinh doanh là điều kiện hết sức quan trọng trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Một cách nhìn khác là sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi sự tạo ra hàng hóa, của cải vật chất và các dịch vụ phục vụ nhu cầu xã hội, đồng thời tạo ra sự tích lũy cho xã hội Để thực hiện được như vậy thì mỗi doanh nghiệp đều phải vươn lên để đảm bảo thu nhập đủ bù đắp chi phí bỏ ra và có lãi trong quá trình hoạt động kinh doanh Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu tái sản xuất trong nền kinh tế Và như vậy chúng ta buộc phải nâng cao hiệu quả kinh doanh một cách liên tục trong mọi khâu của quá trình hoạt động kinh doanh như là yêu cầu tất yếu Tuy nhiên, sự tồn tại mới chỉ là yêu cầu mang tính chất giản đơn còn sự phát triển và mở rộng của doanh nghiệp mới là yêu cầu quan trọng Bởi vì sự tồn tại của doanh nghiệp luôn phải đi kèm với sự phát triển mở rộng của doanh nghiệp, đòi hỏi phải có sự tích lũy đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng theo đúng quy luật phát triển Như vậy để phát triển và mở rộng doanh nghiệp, mục tiêu lúc này không còn là đủ bù đắp chi phí bỏ ra để phát triển quá trình tái sản xuất giản đơn mà phải đảm bảo có tích lũy đáp ứng nhu cầu tái sản xuất mở rộng, phù hợp với quy luật khách quan và một lần nữa nâng cao hiệu quả kinh doanh được nhấn mạnh

THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI - XÂY DỰNG VIETRACIMEX HÀ NỘ

CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI - XÂY DỰNG VIETRACIMEX HÀ NỘI 1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty Cổ phần thương mại – xây dựng Vietracimex Hà Nội tiền thân là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty Thương mại và Xây dựng – Bộ Giao thông vận tải được chuyển thành Công ty Cổ phần thương mại – xây dựng Bạch Đằng theo quyết định số 3084/QĐ-BGTVT ngày 29 tháng 8 năm 2005 của

Bộ trưởng bộ giao thông vận tải Ngày 25 tháng 3 năm 2008 được đổi tên thành Công ty Cổ phần thương mại – xây dựng Vietracimex Hà Nội (VIETRACIMEX

HA NOI TRADING – CONTRUCTION JOINT STOCK COMPANY) theo Quyết định số 59/HĐQT ngày 25/03/2008 của Hội đồng quản trị về việc thay đổi nôi dung đăng ký kinh doanh và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số

Công ty đã được Sở Công an TP Hà Nội cho đăng ký sử dụng con dấu tên mới theo tên “Công ty Cổ phần thương mại – Xây dựng Vietracimex Hà Nội” từ ngày 09/04/2008

Tên giao dịch quốc tế: VIETRACIMEX HA NOI TRADING –

Tên viết tắt: VIETRACIMEX HANOI.,JSC Địa chỉ trụ sở chính: 926 Bạch Đằng, Phường Thanh Lương, Quận Hai

Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Điện thoại: (04)9844398 Fax: (04)9844398

Email: vietracimex2-ied@fpt.vn

Website: www.vietracimex2.com.vn

Số tài khoản : 003.361.486.300 tại Ngân hàng Cổ phần Quân đội chi nhánh Điện Biên Phủ

Vốn chủ sở hữu: 5.336.800.000 đồng.

Mã số thuế của Công ty Cổ phần thương mại – xây dựng Vietracimex Hà Nội là 0100961455.

1 Xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, công nghiệp và dân dụng.

2 Xuất nhập khẩu và kinh doanh vật tư, thiết bị, phương tiện ngành GTVT, máy móc các loại.

Sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác đá xây dựng.

3 Sửa chữa, tân trang, phục hồi phương tiện, thiết bị thi công.

4.Gia công chế biến hàng xuất khẩu ; Tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu quá cảnh các nước…

Có thể nói, công ty Cổ phần thương mại – xây dựng Vietracimex Hà Nội là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được tín nhiệm của nhiều đối tác trong và ngoài nước với lực lượng cán bộ công nhân có nhiều kinh nghiệm.

Hiện nay, trụ sở, các xưởng sản xuất, các xí nghiệp, các trung tâm trực thuộc công ty nằm tại khu đất rộng 10.000 m 2 ở Cảng Hà Nội Đồng thời, Công ty cũng có một số nhà máy liên doanh với các đơn vị nước ngoài tại các khu công nghiệp Văn Lâm, Như Quỳnh, tỉnh Hưng Yên, khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, thành phố

Công ty Cổ phần thương mại – xây dựng Vietracimex Hà Nội là một trong số các công ty đã từng tham gia thi công xây dựng nhiều dự án quan trọng như : Quốc lộ 6 (đoạn Hòa Bình – Sơn La), quốc lộ 18, quốc lộ 37 (đoạn Gia Phù, Cò Nòi, Sơn

La), đường mòn Hồ Chí Minh (gói thầu Đ8, Như Xuân Thanh Hóa), cụm nhà kho Tam Trinh, cải tạo khách sạn Thủ Đô, cải tạo nội ngoại thất cục Đối Ngoại, bộ quốc phòng, … Hiện nay công ty đang thi công một số công trình khác như đường xuyên Á (Tây Ninh – Long An) Hạ tâng thoát nước một số quận tại thành phố Hồ Chí Minh, các gói thầu khác thuôc đường Hồ Chí Minh (Thanh Hóa), hạ tầng khu công nghiệp HAPRO (Hà Nội), xây lắp trạm cấp thoát nước nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, xây lắp hệ thống cấp nước sạch nông thôn thị trấn Phong Thổ - Lai Châu, xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh hồ Tây, xây dựng kho dự trữ quốc gia Mông Hóa Hòa Bình, xây dựng đập hồ chứa nước Cửa Đạt – Thanh Hóa… cùng nhiều công trình vừa và nhỏ khác

Công ty cũng đang có định hướng liên doanh với các doanh nghiệp khác của Hồng Kông, Trung Quốc về lĩnh vực thi công xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng chủ yếu để tham gia đấu thầu và thi công các công trình trong và ngoài nước

Công ty có chức năng và nhiệm vụ xây dựng các công trình giao thông, các công trình công nghiệp và dân dụng, các công trình thủy lợi, xây dựng công trình cấp thoát nước, trạm bơm, xây dựng dường dây và trạm điện đến 35 KVA, khai thác và kinh doanh đá xây dựng, sản xuất và kinh doanh các loại vật liệu xây dựng, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị máy móc, ngành xây dựng và giao thông vận tải Công ty có đủ khả năng về tiền vốn, vật tư, thiết bị và năng lực chuyên môn kỹ thuật cao.Tuy mới bước vào ngành xây dựng công trình từ năm 2001, những đội ngũ lãnh đạo quản lý cũng như cán bộ kỹ thuật chuyên môn, công nhân chuyên môn của công ty được tuyển từ các công ty có bề dày kinh nghiệm cao như Tổng công tySông Đà, Tổng công ty xây dựng Hà Nội, Tổng công ty lắp máy, Tổng công ty xây dựng Thăng Long, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 Nhiều cán bộ,công nhân viên của công ty đã trực tiếp chỉ đạo và thi công nhiều công trình có quy mô lớn như các công trình giao thông, cầu, đường, thủy điện, trụ sở, nhà máy…

Với thời gian công tác trong ngành xây dựng bình quân từ 8 đến 10 năm, đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành, công nhân kỹ thuật của công ty chúng tôi đủ khả năng và kinh nghiệm thi công các công trình tầm cỡ lớn cấp quốc gia Trong những năm qua, công ty đã thi công những công trình sau : cải tạo nâng cấp quốc lộ 18, cải tạo nâng cấp quốc lộ 297 – Lai Châu, thi công hạ tầng nhà máy dây và cáp điện Ngọc Khánh, san lấp hạ tầng khu công nghiệp Hưng Yên, cải tạo nâng cấp quốc lộ

37, gói thầu 5, đường Hồ Chí Minh, - gói thầu Đ8, quốc lộ 6 – gói thầu 6, xây lắp đường dây cao thế 35 KVA, Bắc Yên, Sơn La, xây lắp trạm biến áp 320 KVA và đường dây hạ thế thị xã Phủ Lý, công trình đập hồ chứa nước Cửa Đạt Thanh Hóa là một trong những công trình trọng điểm quôc gia, công trình kho dự trữ quốc gia Mông Hóa – Hòa Bình, công trình cải tạo và nâng cấp tỉnh lộ ĐT 237C đoạn Xuân Tình huyện Lộc Bình – Hữu Kiên (huyện Chi Lăng) tỉnh Lạng Sơn Xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây, công trình đường Bến Tượng Thái Nguyên… Lực lượng lao động của công ty có trình độ chuyên môn, tay nghề giỏi Năng lực thiết bị của công ty đủ chủng loại đảm bảo để thi công các công trình lớn và nhỏ Các đơn vị được Công ty phục vụ thi công đều đánh giá cao về chất lượng, tiến độ và giá thành hết sức hợp lý.

Với số vốn ít ỏi ban đầu khi thành lập công ty, cùng với quá trình phát triển và sự đi lên từ bước đi vững chắc, trước đây Công ty Cổ phần Thương mại – xây dựng Vietracimex Hà Nội đã chứng tỏ là một trong những công ty thành viên mạnh nhất của Tổng công ty Thương mại và xây dựng Đồng thời từ khi chuyển thành Công ty

Cổ phần, công ty đã ngày càng tham gia nhiều các công trình quan trọng của quốc gia Hiện nay, ngoài các lĩnh vực sản xuất sản phẩm xuất khẩu, xây dựng công trình, Công ty còn mở rộng phạm vi hoạt động ra nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, như chuẩn bị tham gia các công trình ở Malaysia, Lào, Campuchia và một số nước khác trong khu vực Đông Nam Á.

Không chỉ chú trọng về lĩnh vực thi công công trình, công ty còn phát triển mạnh về khai thác và kinh doanh vật liệu xây dựng để có thể chủ động trong việc cung cấp cho các công trình do công ty trúng thầu Hiện nay, các vật liệu được sử dụng trong các công trình do công ty thi công thì phần lớn vật liệu là do công ty tự sản xuất, ngoài ra công ty còn đủ khả năng cung cấp cho một số đơn vị bạn Các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng của công ty đều được quản lý chặt chẽ từ quá trình sản xuất đến quản lý điều hành, nhờ đó các sản phẩm đều đạt được chất lượng theo yêu cầu khắt khe của mọi khách hàng Sản phẩm chủ yếu trong ngành vât liệu xây dựng mà công ty sản xuất là : Đá xây dựng các loại (hiện nay công ty có một nhà máy khai thác và chế biến đá tại Hà Nam), gạch block lát hè, gạch Granit, các loại tấm trần thạch cao (các nhà máy sản xuất các vật liệu trên được công ty đặt tại khu công nghiệp Văn Lâm, Như Quỳnh, Hưng Yên do công ty làm chủ đầu tư), bê tông thương phẩm các loại Hiện tại công ty đang tiến tới lập dự án đầu tư đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt nhà máy cán thép, sản xuất thép hình tại Vĩnh Phúc. Tuy là một doanh nghiệp trẻ, nhưng công ty luôn lấy chữ tín làm đầu để nhằm phát triển thương hiệu Vietracimex Hà Nội một cách vững chắc nhất Với năng lực về kinh nghiệm, tài chính, máy móc thiết bị của công ty hiện nay, công ty có đủ khả năng tham gia mọi công trình có quy mô lớn Đồng thời, công ty luôn luôn học hỏi những kiến thức khoa học mới nhất, công nghệ tiên tiến trên thế giới để có thể áp dụng vào xây dựng Những gì còn mới đang ở phía trước và hoàn thiện chính mình hơn, công ty đã và đang tự phấn đấu để có thể đạt được chứng chỉ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, 9002.

(Nguồn : phòng tổ chức hành chính)

PHỤ TRÁCH THƯƠNG MẠI VĂN PHÒNG CÔNG TY

VP ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BQL CÁC CT TRỌNG ĐIỂM

XN QLÝ KHAI THÁC THIẾT BỊ

XN SỬA CHỮA – BẢO DƯỠNG TBỊ

CÁC ĐỘI TRỰC THUỘC CTY ĐỘI THI CÔNG CƠ GIỚI

XƯỞNG BÊ TÔNG ĐÚC SẴN

CÁC CỬA HÀNG T.BỊ V.TƯ

P KINH DOANH - XNK XN SX ĐỒ T.CÔNG MỸ NGHỆ TRẠM TRỘN BT T.PHẨM

NM SX KEO CÔNG NGHIỆP

XN XÂY LẮP CÔNG TRÌNH

XN XÂY DỰNG VÀ VẬT TƯ THIẾT BỊ HÀ NỘI 1

1.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh của bộ máy quản lý.

1.2.1 Cơ cấu tổ chức tại thời điểm trước khi cổ phần

Là cơ quan cao nhất do đại hội cổ đông bầu ra có nhiệm vụ chỉ đạo toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo những kế hoạch, nhiệm vụ mà đại hội cổ đông đề ra

Ngày đăng: 22/06/2023, 15:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 Các thành phần đầu tư vào ngành công nghiệp xây lắp - Luận văn tốt nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xây lắp tại công ty cổ phần thương mại xây dựng vietracimex hà nội
Bảng 1.1 Các thành phần đầu tư vào ngành công nghiệp xây lắp (Trang 29)
1.4.1. Bảng tóm tắt tài sản. - Luận văn tốt nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xây lắp tại công ty cổ phần thương mại xây dựng vietracimex hà nội
1.4.1. Bảng tóm tắt tài sản (Trang 58)
Bảng 2.5: Giá trị tài sản cố định - Luận văn tốt nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xây lắp tại công ty cổ phần thương mại xây dựng vietracimex hà nội
Bảng 2.5 Giá trị tài sản cố định (Trang 61)
Bảng 2.6: Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh xây lắp của Công ty 3 năm 2006→2008. - Luận văn tốt nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xây lắp tại công ty cổ phần thương mại xây dựng vietracimex hà nội
Bảng 2.6 Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh xây lắp của Công ty 3 năm 2006→2008 (Trang 63)
Bảng 2.7: Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh xây lắp từ năm 2006→2008. - Luận văn tốt nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xây lắp tại công ty cổ phần thương mại xây dựng vietracimex hà nội
Bảng 2.7 Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh xây lắp từ năm 2006→2008 (Trang 70)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w