1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

30 Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Thương Mại - Xây Dựng Vietracimex Hà Nội

65 374 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 806 KB

Nội dung

30 Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Thương Mại - Xây Dựng Vietracimex Hà Nội

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

**

*Trong bất kỳ giai đoạn nào của nền kinh tế việc bán hàng luôn được coi là yếu

tố tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp Nhất là trong điều kiệnhiện nay khi Việt Nam đã gia nhập WTO, hàng hóa của các nước ồ ạt tung vào nước

ta, sự cạnh tranh càng trở nên khốc liệt và câu hỏi đặt ra là liệu hàng hóa của chúng ta

có thể đứng vững trên thị trường của chính mình, điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu

tố như giá cả, mẫu mã, chất lượng sản phẩm nó cũng có nghĩa là liệu chúng ta có bánđược hàng hay không

Xuất phát từ sự tác động của quy luật cạnh tranh trong cơ chế thị trường hiệnnay, để đạt qua sự chọn lọc và đào thải khắt khe của nền kinh tế thị trường thì vấn đềchung đặt ra là đòi hỏi các Doanh nghiệp phải luôn tìm kiếm các giải pháp để nâng caohiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

Một trong những khâu quan trọng nhằm quyết định đến sự thành công hay thấtbại của doanh nghiệp đó là khâu tiêu thụ, bên cạnh đó nó còn cho thấy khả năng cạnhtranh, mức độ chấp nhận của thị trường đối với sản phẩm của doanh nghiệp Hoạtđộng tiêu thụ là tấm gương phản ánh tình hình chung của doanh nghiệp, nếu mở rộngviệc bán hàng tăng doanh thu tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ, mở rộng kinhdoanh, củng cố và khẳng định vị thế của doanh nghiệp

Bên cạnh đó bán hàng còn góp phần điều hòa giữa sản xuất và tiêu dùng, giữacung và cầu là điều kiện cho sự phát triển tương đối trong từng ngành, từng khu vựccũng như toàn bộ nền kinh tế

Do vậy côn tác kế toán nghiệp vụ bán hàng cần phải được coi trọng cả về mặt lýluậ và mặt thực tiễn nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin cần thiếtphục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh của Ban lãnh đạo

Bắt nhịp được xu thế phát triển thị trường Công ty cổ phần Thương Mại

-Xây Dựng Vietracimex Hà Nội hoàn toàn chủ động trong việc xây dựng công tác kế

toán tại công ty Trong quá trình học tập tại trường Đại học Kinh tế Quốc Dân với kiến

thức đã được trang bị cùng với thời gian thực tập tại công ty Công ty cổ phần

Thương Mại - Xây Dựng Vietracimex Hà Nội em nhận thấy kế toán nghiệp vụ tiêu

Trang 2

thụ thành phẩm có ý nghĩa vô cùng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Dovậy em chọn đề tài “Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu

thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Thương Mại - Xây Dựng Vietracimex Hà Nội”

cho báo cáo của mình Do đặc thù của công ty vừa hoạt động Xây dựng công trình vừakinh doanh Thương mại với rất nhiều thành phẩm đa dạng về chủng loại Và thành

phẩm được đưa vào đề tài của em đó là các loại sản phẩm Sơn, Bột bả phục vụ cho

xây dựng các công trình giao thông và hạng mục công trình, dân dụng

Chuyên đề của em gồm 3 phần:

Phần I: Tổng quan về Công ty cổ phần Thương Mại - Xây Dựng

Vietracimex Hà Nội.

Phần II: tiêu Thực trạng kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định

kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Thương Mại - Xây Dựng

Vietracimex Hà Nội.

Phần III: Hoàn thiện kế toán thành phẩm, thụ thành phẩm và xác định kết quả

tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Thương Mại - Xây Dựng Vietracimex Hà

Nội.

Để hoàn thành Chuyên đề thực tập của mình, em đã được sự hướng dẫn của

PGS.TS Nguyễn Thị Lời, các thầy cô trong khoa Kế Toán trường Đại Học Kinh Tế

Quốc Dân, các cô chú trong phòng Tài chính - Kế toán ở Công ty Cổ Phần Thương

Mại - Xây Dựng Vietracimex Hà Nội.Tuy nhiên thời gian thực tập chưa nhiều và

còn hạn chế của bản thân nên bài viết của em khó tránh khỏi sai sót Em kính mong sựchỉ bảo của thầy cô và các cô các chú trong công ty để em hoàn thiện bài viết này

Trang 3

PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI –

XÂY DỰNG VIETRACIMEX HÀ NỘI.

I Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Thương Mại -Xây Dựng Vietracimex Hà Nội.

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Thương Mại Xây Dựng Vietracimex Hà Nội.

Công ty Cổ Phần Thương Mại Xây Dựng Vietracimex Hà Nội tiền thân là Doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty Thương Mại và xây dựng - Bộ Giao

Thông Vận Tải được chuyển thành Công ty Cổ Phần Thương Mại và Xây Dựng Bạch Đằng theo Quyết định số 3084/QĐ-BGTVT ngày 29/08/2005 của Bộ trưởng Bộ

Giao Thông Vận Tải Ngày 25/03/2008 được đổi tên thành Công ty Cổ Phần Thương

Mại - Xây Dựng Vietracimex Hà Nội theo Quyết định số 59/HĐQT ngày 25/03/2008

của Hộ Đồng Quản Trị về việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

- Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0103010268 do sở kế hoạch và đầu

tư Hà Nội cấp ngày 20/12/2005 và đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 01/04/2008

- Vốn chủ sở hữu ban đầu: 5.336.800.000

- Tên doanh nghiệp : Công ty Cổ Phần Thương Mại - Xây Dựng

Vietracimex Hà Nội.

- Tên giao dịch tiếng anh : Vietracimex Ha Noi Trading – Construction Joint

Stock Company

- Tên viết tắt : Vietracimex Ha Noi

- Địa chỉ trụ sở chính : Số 926 Đường Bạch Đằng – Hai Bà Trưng – Hà Nội

- Điện thoại : 04.984.4398Fax: 04.984.4398

Trang 4

- Công ty Cổ Phần Thương Mại - Xây Dựng Vietracimex Hà Nội là doanh

nghiệp sản xuất kinh doanh được tín nhiệm của nhiều đối tác trong và ngoài nước

Với tiềm năng về đội ngũ các bộ kỹ thuật cao, được đào tạo chính quy và cónhiều kinh nghiệm trong quản lý, điều hành giám sát thi công các công trình và lựclượng lao động có trình độc chuyên môn, tay nghề giỏi năng lực thiết bị đủ chủng loạiđảm bảo để thi công công trình lớn, vừa và nhỏ cũng như đảm bảo chất lượng sản xuấtkinh doanh các mặt hàng gia công chế biến và thủ công mỹ nghệ… các ngành nghề

mà công ty đang hoạt động

1.1.2 Chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh :

- Xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, công nghiệp và dân dụng xây

dựng trạm bơm, công trình điện.

- Xuất nhập khẩu và kinh doanh phương tiện vận tải, vật tư, thiết bị máy móc thi công công trình ngành giao thông vận tải và dân dụng.

- Sửa chữa và tân trang phục hồi phương tiện thiết bị thi công.

- Gia công chế biến hàng xuất khẩu, tạm nhập tái sản xuất chuyển khâu quá cảnh đối với các nước.

- Kinh doanh bất động sản và phát triển nhà.

- Sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ bao gồm: gốm sứ, dồ chơi, quà lưu niệm, sơn mài.

- Sản xuất sơn và bột bả phục vụ cho xây dựng các công trình giao thông và hạng mục công trình, dân d ụng.

- Kinh doanh và cho thuê kho bãi.

- Xây lắp đường dây và trạm biến áp điện thế xây dựng kết cấu hạ tầng.

Đối với bất kỳ một công trình nào để hoàn thành và đưa và sử dụng cũng phảitrải qua ba giai đoạn : Khảo sát, thiết kế, thi công Quy trình công nghệ xây lắp của

công ty có thể mô tả bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1 trang 04

Trang 5

Đối với bất kỳ thành phẩm nào được hoàn thành và bán ra thị trường cũng trảiqua giai đoạn: cung ứng, sản xuất, đóng thùng in nhãn Quy trình công nghệ sản xuất

được mô tả qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2 trang 05

Sơ đồ 1.2:

Công ty Cổ Phần Thương Mại - Xây Dựng Vietracimex Hà Nội có chức

năng xây dựng các công trình giao thông, các công trình công nghiệp và dân dụng cáccông trình thủy lợi cấp thoát nước, trạm bơm, xây dựng đường dây và trạm biến thế 35KWAM, khai thác kinh doanh đá xây dựng sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, sảnxuất sơn phục vụ cho xây dựng công trình, hạng mục công trình: Dân dụng, Côngnghiệp, Giao thông, Thủy lợi

Với số vốn ít ỏi ban đầu khi thành lập cùng với quá trình phát triển và sự đi lên

vững chắc Công ty Cổ Phần Thương Mại - Xây Dựng Vietracimex Hà Nội đã

chứng tỏ mình là một trong những thành viên mạnh nhất của Tông công ty cổ phầnThương Mại xây dựng cũng như tạo dựng một vị thế vững chắc trên thương trường.Thể hiện trong việc công ty đã tham gia nhiều các công trình quốc gia hiện nay như:Quốc lộ 6 (Đoạn Hòa Bình – Sơn La), Quốc lộ 18 (Đoạn Gia Phù – Cò Lôi – Sơn La),Đường mòn Hồ Chí Minh (Gói thầu 18, Như Xuân Thanh Hóa), cải tạo nâng cấp Trụ

sở tòa án nhân dân thị xã Sông Công, Bắc Giang Hiện nay công ty đã và đang thi côngmột số công trình như Đường Xuyên Á ( Tây Ninh – Long An) Bên cạnh đó công typhát triển mạnh về khai thác và sản xuất sơn và vật liệu xây dựng phục vụ cho côngtrình do Công ty trúng thầu Sau đây là một số chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất

Thu mua vật tư Đưa vào sản xuất Đóng thùng in nhãn

Tiêu thụThu hồi vốn

Trang 6

kinh doanh và kết quả kinh doanh của Công ty qua hai năm 2007-2008 và kế hoạchcho năm 2009 để minh chứng cho những nhận xét trên.

Bảng 1.1: Bảng một số chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của công ty

thuần 121.275.395.169 163.966.705.818 180.500.000.000 42.691.310.649 35,2Lợi nhuận

sau thuế 982.765.501 1.248.898.864 1.450.000.000 266.133.363 27,08Nộp ngân

sách 22.947.401.000 25.730.480.000 2.783.079.000 12,13Thu nhập

Trang 7

Song song với việc tăng tài sản lưu động là sự tăng lên của Tài Sản Cố Địnhnăm 2008 so với năm 2007 đã tăng lên đáng kể với số tuyệt đối tăng 8.848.900.254đồng ứng với số tương đối tăng 0.65% chứng tỏ Tài sản cố định của công ty đã đượctrang bị mới và được nâng cấp phù hợp với nhu cầu và tính chất công việc của từngngành.

Điều đáng quan tâm ở đây là nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty tăng lên khácao năm 2008 so với năm 2007 là 8.848.900.254 đồng tương ứng với tốc độ tăngtương đối là 31.7% và kế hoạch cho năm 2009 là 50.000.000.000 đồng đây là dấu hiệutốt cho sự phát triển các ngành nghề của Công ty

Chỉ tiêu về nợ phải trả tăng lên nhưng điều nay không gây khó khăn cho doanhnghịêp vì đây là điều đương nhiên do sự tăng lên của vốn chủ sở hữu, cụ thể là số tuyệtđối tăng 6.920.867.635 đồng và số tương đối tăng 5.2%

Và kết quả phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện rõnét qua sự tăng vọt của Doanh thu thuần năm 2008 so với năm 2007 là số tuyệt đốităng 42.691.310.649 đồng ứng với số tương đối tăng 35.2%, điều này cho thấy công ty

đã hoàn thành việc xây lắp các hạng mục công trình và việc kinh doanh các mặt hàng

mà công ty sản xuất đã được nâng cao về mọi mặt từ việc giảm thiểu chi phí đến việckhảo sát thị trường để đưa ra các phương hướng tiêu thụ tốt nhất cho Công ty

Đồng hành với sự tăng nhanh của doanh thu kéo theo sự tăng lên của lợi nhuậnsau thuế là : 266.133.363 đồng ứng với số tương đối tăng 27.08%

Lợi nhuận sau thuế tăng lên tương ứng với các khoản phải nộp ngân sách Nhànước tăng 2.783.079.000 đồng ứng với 12.3% điều này cho thầy Công ty luôn thựchiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước

Các chỉ tiêu của Công ty tăng lên đồng loạt nên thu nhập bình quân của ngời laođộng được tăng lên 7.4% ứng với mức thu nhập bình quân tăng 100.000đồng /tháng,đây là kết quả đáng mừng nhằm nâng cao đời sống vật chất cho người lao động nhằmthúc đẩy tinh thần lao động cho công nhân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của côngty

II Đặc điểm bộ máy quản lý của Công ty Cổ Phần Thương Mại - Xây Dựng Vietracimex Hà Nội.

1.2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý:

Trang 8

Để có được thành tích như đã phân tích ở trên đòi hỏi Công ty phải co một bộmáy quản lý cao nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất cũng như tiêu thụ các hạng mục côngtrình cũng như sản phẩm hoàn thành của mình Thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 9

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

NỘI VỤ

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC XÂY DỰNG

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KINH DOANH

PHÒNG

HÀNH

CHÍNH

PHÒNG TÀI CHÍNH

KẾ TOÁN

ĐỘI THI CÔNG CÔNG TRÌNH

SỐ 01

ĐỘI THI CÔNG CÔNG TRÌNH

SỐ 02

NHÀ MÁY

PHÒNG VẬT TƯ

PHÒNG KỸ THUẬT

PHÒNG DỰ ÁN

Phßng kinh doanh

Trang 10

1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý

Công ty Cổ Phần Thương Mại - Xây Dựng Vietracimex Hà Nội hoạt động

theo Luật Doanh nghiệp và các quy định hiện hành khác của nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam

Bộ máy quản lý trong Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chứcnăng, phân công rõ trách nhiệm để quản lý

Trách nhiệm và quyền hạn trao đ ổi thông tin qua s ơ đ ồ:

*Ban Giám đốc:

Tổng giám đốc: Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc công ty là

người chịu trách nhiệm trước nhà nước, là người có quyền hạn tối cao với trách nhiệmđiều hành công việc hàng ngày của công ty, đồng thời chịu trách nhiệm chịu trách

nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình

Phó tổng giám đốc gồm : 3 phó tổng giám đốc : + Phó tổng giám đốc Nội vụ

+ Phó tổng giám đốc xây dựng

+ Phó tổng giám đốc sản xuất.+ Phó tổng giám đốc kinh doanhNhiệm vụ: phụ trách công việc hành chính của công ty, chỉ đạo các khâu kếhoạch, kỹ thuật xây dựng điêu hành các đơn vị sản xuất Tổ chức thực hiện kế hoạchkinh doanh và kế hoạch đầu tư cuả công ty Các Phó tổng giám đốc chịu trách nhiêm.trước Tổng giám đốc của công ty và pháp luật những nhiệm vụ được Tổng giám đốcphân công và ủy quyền thực hiện

Tổng Giám đốc có các quyền sau đây:

- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên; Quyết định tất cảcác vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty; Tổ chức thực hiện kếhoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty; Ban hành quy chế quản lý nội bộCông ty;

- Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức công ty, Tuyển dụng lao động;

- Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên Kiếnnghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý các khoản lỗ trong kinh doanh

- Các quyền khác được quy định tại Hợp đồng lao động mà Giám đốc ký vớiCông ty và theo quyết định của Hội đồng thành viên

Trang 11

Tổng Giám đốc có các nghĩa vụ sau đây:

- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, mẫn cán vìlợi ích hợp pháp của Công ty;

- Không được lạm dụng địa vị và quyền hạn, sử dụng tài sản của Công ty đểthu lợi riêng cho bản thân, cho người khác; không được tiết lộ bí mật của Công ty, trừtrường hợp được Hội đồng thành viên chấp thuận;

- Khi Công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khácđến hạn phải trả thì phải thông báo tình hình tài chính của Công ty cho tất cả thànhviên của Công ty và chủ nợ biết Thực hiện các nghĩa vụ khác do pháp luật quy định

* Phó Giám đốc Nội vụ:

Là người giúp việc cho Giám đốc Công ty trong việc quản lý, điều hành toàn bộhoạt động hành chính và nhân sự của Công ty theo sự chỉ đạo, phân công, ủy quyềncủa Giám đốc , chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về nhiệm vụ được giao

* Phó Giám đốc Kinh doanh:

Là người giúp việc cho Giám đốc Công ty trong việc quản lý, điều hành toàn bộhoạt động kinh doanh của Công ty theo sự chỉ đạo, phân công, ủy quyền của Giám đốcCông ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về nhiệm vụ được giao

* Phó Giám đốc Sản xuất:

Là người giúp việc cho Giám đốc Công ty trong việc quản lý, điều hành toàn bộhoạt động thiết kế, phát triển sản phẩm, hoạt động sản xuất và giám sát kỹ thuật củaCông ty theo sự chỉ đạo, phân công, ủy quyền của Giám đốc Công ty, chịu trách nhiệmtrước Giám đốc Công ty về nhiệm vụ được giao

Trang 12

Tổng hợp Báo cáo kết qủa sản xuất kinh doanh theo định kỳ, Báo cáo quyếttoán quý, 6 tháng, 9 tháng và năm cung cấp số liệu cho Ban lãnh đạo Công ty phântích hoạt động kinh tế, hiệu quả sử dụng vốn từng khâu: mua vật tư, sản xuất, dự trữ vàtiêu thụ hàng hóa, giảm chi phí lưu thông, tăng lợi tức sản xuất kinh doanh; Thực hiệnđúng, đủ các nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.

Hành chính - Nhân sự:

Trưởng bộ phận báo cáo trực tiếp với Giám đốc Công ty/ Phó Tổng giám đốcNội vụ; Chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động quản lý nguồn nhân lực, các hoạtđộng hành chính của Công ty Giúp việc cho Giám đốc tuyển dụng, đào tạo, tiếp nhận,quản lý và điều phối nguồn nhân lực của toàn Công ty;

Tham mưu cho Giám đốc thực hiện các chính sách liên quan của Đảng và Nhànước Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, nhânviên kỹ thuật, công nhân sản xuất theo định kỳ

Đội thi công công trình:

Trưởng bộ phận của các đội thi công công trình nhiệm vụ quản đốc công trìnhthi công theo kế hoạch của ban quản lý đề ra, định kỳ có nhiệm vụ báo cáo lên cấp trên

về lộ trình, tiến trình thi công mà đội đã làm được Đề xuất các phương hướng giảiquuyết khi gặp khó khăn do ngoại cảnh cũng như con người mang lại để ban quản lýsớm có kế hoạch khắc phục

Phòng Dự án đầu tư:

Trưởng bộ phận báo cáo trực tiếp với Giám đốc Công ty/ Phó Tổng giám đốcKinh doanh; Chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động xây dựng kế hoạch kinhdoanh, phát triển thị trường, xây dựng chính sách giá cả, khuyến mãi, phân phối, vậnchuyển cho các sản phẩm của Công ty, công tác bán hàng, thu tiền, kiểm soát công nợkhách hàng

Tham mưu giúp Tổng Giám đốc xác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợpvới cơ chế thị trường Chỉ đạo khai thác nguồn hàng, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, thựchiện được mục tiêu kinh doanh của ngành và đúng pháp luật Chủ động nắm bắt thôngtin về giá thị trường, nguồn hàng, phương thức tiêu thụ và kiến nghị với Ban lãnh đạoCông ty duyệt từng phương án cụ thể

Trang 13

Vật tư:

Trưởng bộ phận báo cáo trực tiếp với Giám đốc Công ty/ Phó Tổng giám đốcSản xuất; Chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động cung ứng vật tư phục vụ cho sảnxuất của Công ty; Đảm bảo chất lượng vật tư đầu vào; Xây dựng định mức vật tư,nguyên liệu cho sản xuất, Tổ chức giám sát công tác bảo quản lưu kho vật tư, nguyênliệu đảm bảo chất lượng trong thời gian lưu kho

Tổ chức lập kế hoạch mua, cấp phát vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất củaCông ty; Đảm bảo chất lượng vật tư, nguyên liệu đầu vào bằng công tác kiểm soát chấtlượng theo cam kết của Nhà cung cấp;

Ngoài ra công ty còn 8 xí nghiệp và các đơn vị trực thuộc chịu lãnh đạo trựctiếp của Tổng giám đốc công ty và để cho thuận tiện trong việc quản lý thì dưới cácđơn vị trực thuộc cũng được phân loại ra các bộ phận chức năng theo nhu cầu sản xuấtkinh doanh của các bộ phận như: kỹ thật, dự án, đầu tư, tiền lương, lao động…

Trang 14

III Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Thương Mại - Xây Dựng Vietracimex Hà Nội.

Hạch toán kế toán là công cụ quan trọng phục vụ điêu hành công tác quản lýkinh doanh trong nghiệp Do đó việc hạch toán công tác kế toán 1 cách khoa học hợp

lý có vai trò vô cùng quan trọng Xuất phát từ hoạt động chức năng quản lý của mìnhCông ty đã tổ chức theo hình thức tập trung

1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần Thương Mại - Xây Dựng Vietracimex Hà Nội.

Sơ đồ 1.3 Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty

1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của bộ phận kế toán như sau:

Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công

tác tài chính, kế toán ở doanh nghiệp, cung cấp thông tin kế toán và giúp lãnh đãophân tích hoạt tính hoạt động kinh tế để đề ra các quyết định kinh tế

Kế toán tài chính: chịu trách nhiệm xây dựng và quản lý kế toán tài chính của

doanh nghiệp ( tổ chức nguồn vốn, quản lý việc sử dụng các loại vốn, nguồn vốn); ghichép kế toán vốn bằng tiền, công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu

Kế toán TSCĐ và hàng tồn kho: Thực hiện ghi chép kế toán tổng hợp và kế

toán chi tiết TSCĐ,hàng tồn kho nhằm quản lý được chặt chẽ tài sản, hiện vật ở doanhnghiệp

Kế toán tiền lương: Thực hiện ghi chép kế toán tiền lương, trích và thanh toán

BHXH, BHYT, KTCĐ và các khoản thanh toán liên quan đến chi phí nhân công

Kế toán tiền lương

Kế toán tập hợp chi phí

và tính giá thành

Kế toán tiêu thụ và kết quá kinh doanh

Các nhân viên kế toán tại đơn

vị phụ thuộc

Trang 15

Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành sản xuất: Thực hiện ghi chép kế toán

tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp là tình giá thành sản xuất của sản phẩm Thực hiện kếtoán quản trị chi phí và giá thành

Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh: Thực hiện ghi chép kế toán doanh

thu và thu nhập(doanh thu thuần), các chi phí liên quan đến giá thành toàn bộ sản phẩmtiêu thụ ( Giá vốn hàng xuất bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp) và xácđịnh kết quả kinh doanh, thực hiện kế toán quản trị thu nhập, chi phí và kết quả

Kế toán tổng hợp: Thực hiện các phần công việc còn lại và công việc liên quan

đến lập báo cáo kế toán định kỳ, kiểm kê kế toán đối với tất cả các phần hành côngviệc kế toán ở bộ phận kế toán trong doanh nghiệp

Phòng kế toán ở các đơn vị phụ thuộc: Thực hiện cả kế toán tài chính, kế toán

quản trị đáp ứng yêu cầu kinh doanh ở doanh nghiệp

1.3.3 Hình thức sổ áp dụng tại Công ty cổ phần Thương Mại - Xây Dựng Vietracimex Hà Nội

Để phù hợp với điều kiện thực tế trong sản xuất kinh doanh hiện nay, Công ty

cổ phần Thương Mại - Xây Dựng Vietracimex Hà Nội áp dụng hình thức kế toán

chứng từ ghi sổ và tổ chức vận dụng hình thức chứng từ theo quyết định số 15/2006/

QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính

- Năm tài chính : Công ty bắt đầu từ ngày 1/1 hàng năm cho đến 31/12

- Đơn vị tiền tệ công ty áp dụng là đồng tiền Việt Nam: Việt Nam đồng

- Phương pháp kế toán áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên định kỳvào ngày 15 và ngày 30 hàng tháng công ty tiến hành kiểm tra, đối chiếu thông tin từcác chứng từ thu thập được nhằm kiểm tra việc hạch toán kế toán của từng phần hành

- Hàng tồn kho được tính giá theo phương pháp bình quân gia quyền

- Tài sản cố định khấu hao theo phương pháp đường thẳng

- Thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ Thuế cho mặt hàng củacông ty chủ yếu là 10%

- Thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của bộ tài chính

Chứng từ ghi sổ là hình thức sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp

kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian Sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ vừa làm vừa kiểm tra, đối chiếu

số liệu với bảng cân đối số phát sinh

Trang 16

Trình tự ghi sổ: (Theo Sơ đồ 1.4 trang 15 ) : Hàng ngày căn cứ vào các chứng

từ gốc hoặc các bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán lập các chứng từ ghi sổ c ăn cứvào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Cái Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng

từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ chi tiết

Cuối tháng, kế toán phải tiền hành khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp

vụ kinh tế phát sinh, tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh có và số d ư củatừng tài khoản trên sổ Cái Căn cứ vào Sổ Cái kế toán tiến hành lập Bảng cân đối sốphát sinh Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiếtđược dùng để lập các Báo cáo tài chính vào cuối năm tài chính

Sơ đồ 1.4 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ:

CHỨNG TỪ GHI SỔ

SỔ CÁI CÁC TÀI KHOẢN

BẢN CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN

SỔ KẾ TOÁN CHI TIẾT

BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Trang 17

PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI – XÂY DỰNG VIETRACIMEX HÀ NỘI.

I Khái quát chung về thành phẩm, thụ thành phẩm và xác định kết tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Thương Mại - Xây Dựng Vietracimex Hà Nội.

2.1.1 Khái niệm thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Thương Mại - Xây Dựng Vietracimex Hà Nội.

a, Khái niệm thành phẩm:

Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc quy trình chế biến do các bộ phậnsản xuất chính và sản xuất phụ của Doanh nghiệp hoặc thuê ngoài gia công chế biến,xong đã được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và nhập kho

Thành phẩm của công ty gồm : Các loại Sơn, Bột bả như:

+ Sơn Nội thất : Agat in 04 lít, Gran in 05 lít, Marb in 04 Lít

+ Sơn Ngoại thất : Agat ex 05lít, Gran ex 05 lít,

+ Sơn siêu hạng Ruby in 05 lít

+ Sơn bóng trong suốt Glats

+ Sơn lót chống kiềm : - Nội thất : CIN 04 lít, CIN 18 lít

- Ngoại thất : CEX 05 lít, CEX 18 lít+ Sơn Giả đá : loại 04kg và loại 20 kg

+ Sơn chống thấm Ston

+ Bột bả: Bột bả Aven, Bột bả Plat

b, Khái niệm tiêu thụ thành phẩm.

Quá trình tiêu thụ thành phẩm là khâu cuối cùng của của quá trình kinh doanh,

là quá trình tài sản chuyển từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ Đơn vị mấtquyền sở hữu về hàng hóa nhưng được quyền sở hữu về tiền tệ hoặc được quyền đòitiền người mua

2.1.2 Đặc điểm nghiệp vụ kế toán trong tiêu thụ thành phẩm

a, Đối tượng phục vụ: Là người tiêu dùng cá nhân, các đơn vị sản xuất kinh

doanh khác, các cơ quan tổ chức xã hội

Trang 18

b, Thị trường tiêu thụ :

Hiện nay công ty có mạng lưới tiêu thụ khá lớn, tập trung ở rất nhiều tỉnh thành như:

+ Khu vực phía bắc: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Quảng Ninh, Hải Phòng,

Việt Trì, Điện Biên, Lạng Sơn

+ Khu vực Miền Trung: Thanh Hóa, Vinh, Nghệ An, Đà Nẵng

+ Khu vực miền Nam : chỉ có một số Đại Lý thuộc Thành Phố Hồ Chí Minh.Công ty đang có chính sách mở rộng hơn mạng lưới hoạt động ở các Tỉnh, Thành Phốthuộc khu vực miền Nam vào năm 2009 này

c, Phương thức tiêu thụ:

Phương thức và hình thức tiêu thụ có ảnh hưởng trực tiếp đén việc sử dụng cáctài khoản kế toán để phản ánh tình hình xuất kho thành phẩm Đồng thời nó mang tínhchất quyết định đối với việc xác định thời điểm bán hàng và tiết kiệm chi phí bán hàng

để tăng lợi nhuận

Hiện nay có rất nhiều các phương thức bán hàng được các Doanh nghiệp ápdụng phổ biến như : Bán buôn, bán lẻ, ký gửi đại lý Do đặc thù của Công ty rất rộng

với nhiều hoạt động kinh doanh nên công ty chỉ áp dụng 2 hình thức tiêu thụ là : bán buôn qua kho và ký gửi đại lý.

bảo quản của công ty Công ty chủ yếu áp dụng hình thức tiêu thụ này

+ Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: theo hình thức này bênmua cử đại diện đến kho của công ty để nhận hàng, công ty xuất kho thành phẩm giaotrực tiếp cho bên mua Hình thức này chủ yếu được áp dụng đối với các Doanh nghiệp

có địa bàn xung quanh Hà Nội, vì nếu các đại lý và Doanh nghiệp ở xa mà công ty sửdụng hình thức này thi rất kho khăn cho khách hàng Do vậy công ty đã áp dụngphương thức bán buôn theo phương thức chuyển hàng

+ Bán buôn theo phương thức chuyển hàng: theo hình thức này, căn cứ vào hợpđồng đã ký kết hoặc đơn đặt hàng, theo đó công ty xuất kho thành phẩm dùng phươngtiện vận tải của mình hoặc đi thuê để chuyển hàng giao cho bên mua tại địa điểm màhai bên đã thỏa thuận Chi phí vận chuyển do công ty hay bên mua chịu là do sự thỏathuận từ trước giữa hai bên Nếu công ty chịu thì sẽ được ghi vào chi phí bán hàng,nếu bên mua chịu thì phải thu tiền bên mua

Trang 19

Hình thức gửi Đại lý bán: Theo hình thức này công ty giao hàng cho cơ sở

Đại lý Bên Đại lý sẽ trực tiếp bán hàng và thanh toán tiền hàng cho công ty và hưởnghoa hồng đại lý bán hàng Số thành phẩm gửi đại lý vẫn thuộc quyền sở hữu của công

ty , và số thành phẩm đó được xác định là tiêu thụ khi công ty nhận được tiền

d, Chính sách giá cả:

Mặc dù trên thị trường ngày nay cạnh tranh bằng giá cả đã nhường vị trí hàngđầu cho cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, nhưng nó vẫn đóng vai trò nhất định ảnhhưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm cũng như lợi nhuận Do vậy mỗi Doanh nghiệpphải xây dựng cho mình một chiến lược giá phù hợp

Quyết định chính sách giá đúng đắn là một công việc rất khó khăn có vai tròsống còn đối với bất kỳ một Doanh nghiệp nào Kinh doanh trong nền kinh tế thịtrường, mức giá cả của một loại hàng hóa có thể xác định với mức giá nhất định hoặcxác định giá linh hoạt tùy thuộc vào từng hoàn cảnh thị trường cụ thể Đồng thời giá trịhàng hóa cũng phụ thuộc vào mối quan hệ của khách hàng đối với công ty, đối vớikhách hàng thường xuyên, mua với số lượng lớn sẽ được ưu đãi với giá thấp hơn hoặccông ty đưa ra mức thưởng Doanh số tháng doanh số năm nhằm tăng khả năng muabán của mình

e, Phương thức thanh toán:

Công ty có 2 hình thức thanh toán chủ yếu sau:

* Hình thức bán hàng thu tiền ngay: Theo hình thức này thành phẩm tiêu thụ đến đâu thu tiền đến đó như: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.

+ Hình thức thu tiền trực tiếp (Tiền mặt): Theo hình thức này nhân viên phụ

trách khu vực nào trực tiếp thu tiền của khách hàng của khu vực đó, hết ngày nộp tiềncho thủ quỹ và làm giấy nộp tiền đồng thời vào công nợ giảm trừ công nợ cho kháchhàng

+ Hình thức thu tiền qua ngân hàng (Tiền gửi) : Đây là hình thức khá phổ

biến đối với công ty, khi nhận được giấy Báo Có của Ngân hàng, kế toán công nợ vào

sổ chi tiết thanh toán với người mua để giảm trừ công nợ cho khách hàng

* Hình thức bán hàng chưa thu được tiền: Theo hình thức này khách hàng

mua hàng nhưng chưa thanh toán được

Trang 20

II KẾ TOÁN CHI TIẾT THÀNH PHẨM:

2.2.1 Thủ tục nhập, xuất kho thành phẩm:

Việc quản lý hàng hóa trong doanh nghiệp ở tất cả các khâu như thu mua, bảoquản, dự trữ có ý nghĩa rất quan trong trọng trong việc hạ thấp giá thành nhập khocủa thành phẩm Để tổ chức tốt công tác quản lý thành phẩm đòi hỏi các doanh nghiệpđáp ứng các yêu cầu sau:

- Phân loại thành phẩm, sắp xếp trật tự gọn gàng có khoa học để thuận tiện choviệc Nhập – Xuất – Tồn kho được dễ dàng

- Hệ thống kho tàng đầy đủ, phải được trang bị các phương tiện bảo quản, cân

đo đong đếm cần thiết để hạn chế hao hụt mất mát hàng hóa trong toàn doanh nghiệp

- Phải quy định chế độ trách nhiệm vật chất cho việc quản lý hàng hóa toàndoanh nghiệp

- Kế toán nói chung và kế toán thành phẩm nói riêng là công cụ đắc lực để quản

lý tài chính và quản lý thành phẩm Kế toán thành phẩm cung cấp kịp thời chính xácthông tin về tình hình mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng thành phẩm

a, Thủ tục nhập kho thành phẩm:

- Ở kho: hàng ngày khi tổ trưởng các xưởng sản xuất giao thành phẩm hoàn

thành để nhập kho thì thủ kho làm phiếu nhập kho ( Bảng số 2.2.1 trang ), đồng thời vào thẻ kho ( Bảng số 2.2.4 trang ) làm căn cứ để kiểm tra số lượng thực nhập trong ngày, theo đó thủ kho vào Sổ chi tiết thành phẩm (Bảng số 2.2.6 trang ), Bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn kho (Bảng số 2.2.6 trang ), (thủ kho theo dõi cột số lượng).

- Phòng kế toán: Kế toán khi nhận được chứng từ nhập, xuất của thủ kho gửilên, kế toán kiểm tra lại chứng từ, hoàn chỉnh chứng từ nhập, xuất kho để ghi vào

Phiếu Nhập Kho (Bảng số 2.2.1 trang ) Thẻ kho ( Bảng số 2.2.4 trang ), căn cứ vào đó kế toán lên Sổ chi tiết thành phẩm (Bảng số 2.2.6 trang ) và cuối tháng lên Bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn kho, (Bảng số 2.2.6 trang )(kế toán theo dõi cột

số lượng và thành tiền)

Trang 21

Số lượng Đơn giá Thành tiền

01 G8/05 Sơn Gran ex 05 lít Lon 155 23 226.561 5.210.903

03 A3/18 Sơn Agat in 18 Lít Thùng 155 38 197.557 7.507.166

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

b, Thủ tục xuất kho thành phẩm :

- Khi khách hàng báo lấy hàng theo đơn đặt hàng hoặc theo hợp đồng đã ký kết,phòng kinh doanh viết phiếu báo hàng chuyển lên phòng kế toán để kế toán lập phiếu

Trang 22

xuất kho Lúc này kế toán kho lập phiếu xuất kho ( Bảng số 2.2.2 trang ) đồng thời

kế toán thuế lập hóa đơn ( Bảng số 2.2.3 trang )

- Phiếu xuất kho được lập thành 03 liên chuyển xuống kho, sau khi xuất khothủ kho ghi ngày, tháng, năm, xuất kho và ghi đầy đủ thông tin trên phiếu xuất và kývào 2 liên của phiếu (ghi rõ họ tên) sau đó giao cho người vận chuyển liên 01 để lấyxác nhận của khách hàng, và giao liên 2 cho khách hàng lưu Liên 3 thủ kho giữ đểlàm thẻ kho, sau đó chuyển lên phòng kinh doanh để theo dõi doanh thu hàng thánggiúp cho trưởng phòng lập chiến lược kinh doanh cho tháng tiếp theo Liên 1 sau khi

đã có xác nhận của khách hàng, kế toán lưu lại làm chứng từ đối chiếu sau này

Sau khi giao hàng, thủ kho viết số lượng thực xuất vào 3 liên sau đó chuyển liên

1 về phòng kế toán để viết HĐ GTGT

HĐ GTGT gồm 3 liên:

- Liên 1 màu tím, lưu tại gốc

- Liên 2 màu đỏ, giao cho khách hàng

- Liên 3 màu xanh, dùng để thanh toán, lưu nội bộ

Khi viết hóa đơn kế toán phải ghi đầy đủ các nội dung trong hóa đơn như:

- Ngày, tháng , năm

- Tên đơn vị bán hàng, địa chỉ, chủ tài khoản

- Tên đơn vị mua hàng, địa chỉ, hình thức thanh toán, mã số thuế của kháchhàng

Đơn giá ghi trong hóa đơn là, đơn giá chưa có thuế GTGT, ghi rõ tên hàng, thuếGTGT và tổng số tiền phải thanh toán, hoá đơn thuế GTGT phải được thủ trưởng đơn

vị ký duyệt

- Sau khi nhận đủ hàng, người vận chuyển nhận hóa đơn và phiếu xuất kho giaocho khách hàng Phiếu xuất kho sau khi đã có xác nhận của khách hàng trả lại cho kếtoán lưu lại để làm chứng từ đối chiếu khi cần

VD: Hóa đơn GTGT số 00012125 ngày 30 tháng 11 năm 2008 xuất bán cho Công ty cổ phần Sơn Thành, số tiền ghi trên hóa đơn là 60.833.300 (VNĐ) Công ty

thu ngay bằng tiền mặt

( Bảng số 2.2.2 )

Công ty CP Thương Mại – Xây Dựng Mẫu số 02-VT

Trang 23

Vietracimex HN

926 Bạch Đằng – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC

PHIẾU XUẤT KHO

Ngày 30 tháng 11 năm 2008 Nợ TK 632

Số : 0110 Có TK 155

Họ và tên người nhận hàng : Công ty cổ phần Sơn Thành

Địa chỉ : 178 Lý Thường Kiệt - Đồng Hới - Quảng Bình

Diễn giải: Xuất bán

Mã kho

Số lượng Đơn giá Thành tiền

02 G7/18 Sơn Gran in 18 lít Thùng 155 40 309.100 12.364.000

04 CEX/05 Sơn lót chống kiềm ex 05 Lít Lon 155 35 176.700 6.184.500

Xuất ngày 30 tháng 11 năm 2008

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

GIÁ TRỊ GIA TĂNG AA/2008T Liên 02 : Giao cho khách hàng 00012025

Ngày 30 tháng 11 năm 2008

Đơn vị bán hàng: Công ty cổ phần Thương Mại - Xây Dựng Vietracimex Hà Nội

Địa chỉ: 926 Bạch Đằng – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Số tài khoản: 003.361.486.300

Trang 24

Đơn vị mua hàng: Công ty cổ phần Sơn Thành

Địa chỉ: 178 Lý Thường Kiệt - Đồng Hới - Quảng Bình

04 Sơn lót chống kiềm ex 05 Lít Lon 35 207.800 7.273.000

Số tiền viết bằng chữ: Sáu mươi triệu, tám trăm ba mươi ba nghìn ba trăm đồng chẵn /

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

2.2.2 Phương pháp hạch toán chi tiết thành phẩm :

a, Tại kho

- Ở kho : thủ kho dùng “ Thẻ kho” ( Bảng số 2.2.4 trang ) để ghi chép hàng

ngày tình hình Nhập – Xuất – Tồn kho của từng thành phẩm theo chỉ tiêu số lượng

- Kho nhập, xuất thành phẩm thủ kho phải tiến hành ghi chép số thực nhận thựcxuất vào thẻ kho, cuối ngày tính ra số tồn kho để ghi vào cột tồn trên thẻ kho Định kỳthủ kho gửi các chứng từ nhập xuất đã phân loại theo từng loại thành phẩm cho phòng

kế toán

Trang 25

THẺ KHO

Từ ngày 01 đến ngày 30 tháng 11 năm 2008

Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư: Bột bả Plat 40 Kg

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

Trang 26

b, Tại phòng kế toán:

Công ty thực hiện hạch toán chi tiết theo phương pháp ghi thẻ song song Việcghi chép, phản ánh, kiểm tra đối chiếu số liệu giữa kho và bộ phận kế toán được tiếnhành như sau:

Sơ đồ 2.1 : Hạch toán chi tiết vật liệu dụng cụ, hàng hoá theo phương pháp

“thẻ song song”

Ghi chú:

- Phòng kế toán: Kế toán khi nhận được chứng từ nhập, xuất của thủ kho gửi

lên, kế toán kiểm tra lại chứng từ, hoàn chỉnh chứng từ nhập, xuất kho để ghi vào “Sổ

chi tiết thành phẩm” ( Bảng số 2.2.5 trang ) được mở cho từng loại thành phẩm

“Sổ chi tiết Thành phẩm” được mở căn cứ vào hóa đơn GTGT, phiếu nhập kho,mỗi phiếu nhập, xuất được ghi một dòng trên Sổ chi tiết thành phẩm và được theo dõi

cả 2 chỉ tiêu : chỉ tiêu số lượng và thành tiền

Cuối tháng từ các “Sổ chi tiết loại thành phẩm” căn cứ vào số lượng hàng tồn

và nhập trong tháng tiến hành tính giá bình quân của từng chủng loại hàng hoá từ đóxác định được giá vốn của thành phẩm Sau đó kế toán tiến hành cộng Sổ chi tiết thành

phẩm đối chiếu với Thẻ kho để ghi vào “Bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn” (Bảng

số 2.2.6 trang )của tất cả các thành phẩm.

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng

Đ ối chiếu

Bảng tổng hợp ,nhập xuất tồn

Kế toán tổng hợp

Trang 27

( Bảng số 2.2.5 )

SỔ CHI TIẾT VẬT THÀNH PHẨM

Tháng 11/2008

Tên thành phẩm : Bột bả Plat 40 Kg

Số lượng Giá trị

Số lượng Giá trị

Số lượng Giá trị

( Bảng số 2.2.6 )

Công ty CP Thương Mại – Xây Dựng Vietracimex HN

926 Bạch Đằng – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Trang 28

BÁO CÁO TỔNG HỢP TỒN KHO

Số lượng Giá trị

Số lượng Giá trị

Số lượng Giá trị

Số lượng Giá trị

06

Trang 29

III Kế toán chi tiết tiêu thụ thành phẩm :

2.3.1 Phương pháp xác định giá vốn:

Sản phẩm của công ty rất đa dạng và phong phú nên việc lựa chọn và áp đụngphương pháp tính giá thành thành phẩm nhập, xuất tồn có ý nghĩa rất quan trọng

Như đã nói ở trên hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp giá bình quân cả

kỳ dự trữ để xác định giá thực tế của hàng hoá xuất kho Đối với phương pháp này giávốn của hàng hoá chỉ được xác định vào cuối tháng

Cuối tháng khi xác định được tổng số lượng và giá trị thành phẩm tồn đầu kỳ vànhập trong kỳ kế toán xác định được giá vốn của từng thành phẩm đã tiêu thụ trong kỳtheo công thức sau:

Giá thực tế thành phẩm

Số lượng từng loạithành phẩm xuất kho x

Giá đơn vịbình quânGiá đơn vị

bình quân =

Giá trị thực tế từng loại tồn đầu kỳ + Giá trị thực tế từng loại nhập trong kỳ

Số lượng từng loại tồn đầu kỳ + Số lượng từng loại nhập trong kỳ

VD dựa vào “ Thẻ Kho ” - Bột bả Plat 40 Kg, trên cột số lượng và thành tiền,cuối tháng ta xác định được giá vốn hàng xuất bán của Bột bả Plat 40 Kg như sau:

Đồng thời với việc ghi nhận doanh thu kế toán phản ánh giá vốn của hàng xuất

bán Cuối tháng kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho và HĐ GTGT, sau khi tính đượctổng giá vốn hàng xuất kho trong tháng kế toán lên “Sổ chi tiết giá vốn hàng

bán”(Bảng số 2.3.1 trang ) “ Sổ chi tiết bán hàng” (Bảng số 2.3.2 trang )để theo dõitình hình xuất bán trong tháng

Bên cạnh đó kế toán lập Chứng từ ghi sổ cho TK632 ( Bảng số trang ) Căn

cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ cái TK 632 ( Bảng số trang ) nhằm phục vụ

cho công tác quản lý cũng như công tác kế toán trong khâu tổng hợp và kết chuyển giávốn

Trang 30

SỔ CHI TIẾT GIÁ VỐN HÀNG BÁN

Phát sinh có

XKTP11/189 31/11 Công ty cổ phần tập đoàn ATA 155 4.024.050

31/11 K/C xác định kết quả kinh doanh 911 - 16.690.322

Trang 31

209 99.600 20.816.400

- Doanh thu thuần

18.924.000

- Giá vốn hàng bán

IV Kế toán tổng hợp thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm:

2.4.1 Quy trình hạch toán và Tài Khoản sử dụng:

a, Quy trình hạch toán

Sơ đồ 4.1 : Quy trình hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ theo hình

thức chứng từ ghi sổ :

Trang 32

CHỨNG TỪ GHI SỔ

TK 511,632,641,642….

SỔ CÁI CÁC TÀI KHOẢN

BẢN CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN

SỔ CHI TIẾT TK

131, 155,

511, 632,641…

BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Ngày đăng: 21/03/2013, 17:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.2: - 30 Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Thương Mại - Xây Dựng Vietracimex Hà Nội
Sơ đồ 1.2 (Trang 5)
Bảng 1.1: Bảng một số chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của công ty Năm 2007 , 2008 - 30 Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Thương Mại - Xây Dựng Vietracimex Hà Nội
Bảng 1.1 Bảng một số chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của công ty Năm 2007 , 2008 (Trang 6)
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần Thương Mại - Xây   Dựng Vietracimex Hà Nội. - 30 Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Thương Mại - Xây Dựng Vietracimex Hà Nội
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần Thương Mại - Xây Dựng Vietracimex Hà Nội (Trang 15)
Sơ đồ 1.4         Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ: - 30 Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Thương Mại - Xây Dựng Vietracimex Hà Nội
Sơ đồ 1.4 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ: (Trang 17)
Sơ đồ 2.1 : Hạch toán chi tiết vật liệu dụng cụ, hàng hoá theo phương pháp “thẻ   song song” - 30 Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Thương Mại - Xây Dựng Vietracimex Hà Nội
Sơ đồ 2.1 Hạch toán chi tiết vật liệu dụng cụ, hàng hoá theo phương pháp “thẻ song song” (Trang 30)
Sơ đồ 4.1 :  Quy trình hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ theo hình - 30 Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Thương Mại - Xây Dựng Vietracimex Hà Nội
Sơ đồ 4.1 Quy trình hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ theo hình (Trang 36)
BẢNG TỔNG HỢP  CHỨNG TỪ CÙNG - 30 Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Thương Mại - Xây Dựng Vietracimex Hà Nội
BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ CÙNG (Trang 37)
Hình thức thanh toán: CK/TMMST - 30 Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Thương Mại - Xây Dựng Vietracimex Hà Nội
Hình th ức thanh toán: CK/TMMST (Trang 40)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w